Luận án Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010

Sau hơn một thập niên đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và ĐTH, đến năm 2010, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi căn bản, toàn diện. Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay đổi bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội của địa phương này, đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. Dòng di chuyển lao động từ các tầng/nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với đặc trưng xã hội nông nghiệp lên các tầng/nhóm xã hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội hiện đại ở Đà Nẵng vừa khẳng định xu hướng vận động tất yếu, vừa là thước đo trình độ phát triển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Có thể khẳng định rằng, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong những năm qua vừa là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa là tác nhân chính yếu tác động đến quá trình phát triển đó.

pdf177 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường pháp lý và cơ chế chính sách nhằm tạo lập cơ hội bình đẳng trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Đây là điều kiện quan trọng giúp hạn chế và điều chỉnh có hiệu quả sự khác biệt giữa các nhóm và các tầng xã hội; mới hạn chế tình trạng làm giàu phi pháp, phi lý và vô đạo đức, cũng như sự lười biếng, ỷ lại trong một bộ phận dân cư, bảo đảm mục tiêu cách mạng mà Đảng đã đề ra: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cơ hội phát triển kinh tế phải được hình thành thông qua việc tạo lập thị trường lao động một cách đầy đủ mà ở đó mọi người có thể tìm thấy việc làm phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình, có thu nhập tương xứng với khả năng đó. Thực tế đang cho thấy, cơ hội để gia nhập vào nhóm xã hội nghề nghiệp có vị thế cao, nhất là trong bộ máy công chức nhà nước là quá ít 139 đối với con em các nhóm xã hội nghề nghiệp nằm phía đáy tháp phân tầng. Con em nông dân, lao động giản đơn...dù có được đầu tư học hành, có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn không dễ “chạy” được việc làm khi nguyên tắc ngầm: “Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ...” còn chi phối nặng nề trong đời sống. Vì vậy, công bằng về cơ hội việc làm, phát triển kinh tế cần được hiện thực hóa thông qua cơ chế công khai, minh bạch và phản biện xã hội. Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho việc phát huy năng lực cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật giữa các ngành nghề, các đơn vị sản xuất, kinh doanh và giữa các cá nhân; phải có cơ chế chống độc quyền, mọi người dân, mọi tổ chức đều phải được tôn trọng và có cơ hội phát triển một cách dân chủ và bình đẳng. 5.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành nhằm ngăn ngừa việc làm giàu phi pháp Khi cán bộ, công chức nhận thức đúng việc làm giàu chính đáng, đúng pháp luật sẽ hạn chế phân tầng xã hội không hợp thức. Cụ thể sẽ hạn chế cách làm ăn chụp dật, gian dối, trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép. Chính trong một môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện, cơ hội điều chỉnh hợp lý sự phân tầng xã hội- phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, bịt các kẻ hở; công khai, minh bạch trong đấu thầu, xét duyệt các dự án để ngăn chặn các tiêu cực như hối lộ, gian lận trong tất cả các quá trình quản lý sự phát triển kinh tế, xã hội. 5.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách xã hội cơ bản có hiệu quả thiết thực - Trước hết, phải thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Khi chúng ta chưa làm tốt vấn đề này thì tình trạng phân hóa tất yếu sẽ ngày càng gay gắt 140 và sự thiệt thòi sẽ nghiêng nhiều về bộ phận người nghèo, người dễ bị tổn thương. Rủi ro về mặt xã hội sẽ càng cao, tích tụ những yếu tố tạo ra mâu thuẫn sẽ ngày càng dồn nén khiến xã hội dễ bùng nỗ những xung đột xã hội. Điều này cũng sẽ tạo mảnh đất thuận lợi cho các lực lượng thù địch, phản động lợi dụng kích động, gây thêm khó khăn trở ngại cho quá trình phát triển. - Thư hai, thực hiện công bằng xã hội trong kinh tế. Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công hợp lý, công bằng giữa các loại hình nghề nghiệp; tạo động lực cho người lao động trong các nhóm xã hội nghề nghiệp phấn đấu học tập nâng cao trình độ và năng suất lao động. Thực hiện có hiệu quả chính sách phân phối lại, điều tiết thu nhập giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp bằng các công cụ thuế (những nghề nghiệp nào có lợi thế mang lại cho người lao động nguồn thu cao thì họ phải có nghĩa vụ nộp thuế nhiều; nghề nào thấp thì xã hội phải trợ giúp), từ đó đầu tư cho các vùng nông thôn, miền núi, cho nhóm nghèo. Đồng thời phát triển các loại dịch vụ công, mở rộng các phúc lợi xã hội tạo điều kiện cho nhóm nghèo thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thông qua luật pháp, chính sách và bộ máy quản lý nhà nước vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn đinh, vừa hạn chế sự phân hóa xã hội, giải quyết hài hòa các mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ sự bất bình đẳng về vị thế kinh tế - xã hội giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. 5.2.4. Thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực nghề nghiệp Trong phần phân tích các yếu tố tác động đến biến đổi PTXH nghề nghiệp (mục 3.4), luận án đã cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới đang là nhân tố tác động khá mạnh. Nam giới có lợi thế di động lên những nhóm xã hội nghề nghiệp có địa vị cao trên tháp phân tầng, ngược lại, nữ giới chiếm tỷ lệ lớn trong những nhóm xã hội nghề nghiệp có địa vị thấp kém. Phân tích mối tương quan giới với mức thu nhập cho thấy rõ tình trạng bất bình đẳng còn khá cao. Năm 2002, thu nhập nhóm 1(thấp nhất), nam có tỷ lệ là 14,1% thì nữ là 28,6 (nữ cao hơn nam 2 lần); còn ở nhóm 5 (nhóm cao nhất), nam có tỷ lệ 23,4%, nữ chỉ có 14,3% (nam cao hơn nữ 1,6 lần). Đến năm 2010, ở nhóm 141 thu nhập thấp nhất (nhóm 1), mức độ chênh lệch giới có giảm xuống song tỷ lệ nữ vẫn còn cao hơn nam 1,4 lần; nhưng ở nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 5), mức độ chênh lệch thu nhập theo giới lại tăng lên 2,1 lần (nam 29,2% so với nữ 13,6%). Đánh giá vấn đề thành kiến giới trong lao động việc làm ở Đà Nẵng, ý kiến người đứng đầu tổ chức Liên đoàn lao động thành phố này cho rằng: Thực tế, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới khi tìm việc làm và khi có việc, họ phải nhận mức lương thấp hơn và ít phúc lợi hơn so với nam giới làm cùng một công việc. Có nhiều thông báo tuyển dụng lao động chỉ tuyển nam, nếu tuyển lao động nữ thì yêu cầu phải cam kết thời gian lấy chồng, sinh con cùng với các yêu cầu khác... [54]. Từ thực tế nói trên càng đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc trong thực hiện quyền bình đẳng giới. Chủ trương, chính sách, Luật Bình đẳng Giới đã được ban hành ở mọi cấp mọi ngành trong toàn xã hội, vấn đề đặt ra là phương thức thực hiện phải chặt chẽ, có trách nhiệm, có chế tài nghiêm khắc với những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm. 5.2.5. Điều chỉnh kế hoạch đô thị hóa phù hợp với điều kiện, trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng để quá trình biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp diễn ra đúng thực chất, hợp quy luật Xây dựng một cấu trúc phân tầng nghề nghiệp hài hòa, ổn định, mang đặc trưng của xã hội hiện đại là mong muốn thường xuyên, phổ biến của mọi cộng đồng xã hội. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, cần hội đủ những điều kiện cần thiết về vật chất, về trình độ học vấn, văn hóa vv...Ngoài ra, còn phải lựa chọn lộ trình và bước đi thích hợp. Với TP Đà Nẵng, đã có những thành tựu rực rỡ trong tiến trình ĐTH. Chính nhờ quá trình này mà trong một khoảng thời gian ngắn (từ sau 1997 đến 2010) Đà Nẵng không chỉ có sự phát triển nhanh chóng về không gian vật chất đô thị mà các mặt văn hóa, lối sống 142 đô thị hiện đại cũng được tạo lập; đặc biệt là đã và đang tạo ra được cơ sở làm nền tảng cho phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng văn minh hiện đại. Từ chỗ tái cấu trúc không gian vật chất môi trường sống đã kéo theo việc xác lập cấu trúc cơ cấu giai tầng nghề nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để cho quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp diễn ra thực chất theo sự vận động khách quan, tất yếu như là sản phẩm của xã hội hiện đại thì nhất thiết phải kiểm soát tiến độ ĐTH. Bởi vì kinh nghiệm thực tiễn những năm qua cho thấy, nếu ở thời điểm nào mà thực hiện tiến trình ĐTH quá nhanh so với trình độ và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố thì hệ lụy gây bất ổn, khó lường. Khi số đông nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân, lao động giản đơn đồng loạt mất đất đai canh tác, mất việc làm, để mưu sinh, bất đắc dĩ, họ phải chuyển sang làm dịch vụ hay buôn bán với quy mô nhỏ ngay tại nhà hoặc bất cứ ở đâu có thể để duy trì thu nhập cho gia đình mình. Nhìn trên bề mặt của sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp có vẻ diễn tiến tích cực, tiến bộ, song thực chất lại khác. Tình trạng buôn bán, làm dịch vụ tràn ngập các vỉa hè, lề đường. Ở một góc độ nào đó, trong những năm qua, tại Đà Nẵng đã có ít nhiều tình trạng tự phát, thậm chí ở một vài nơi đã có sự hỗn loạn, khó kiểm soát trong quản lý, điều chỉnh sự phát triển có tính chất tự phát của biến đổi cấu trúc xã hội - nghề nghiệp. Sự biến đổi cấu trúc xã hội - nghề nghiệp chưa thật sự xuất phát tự thân từ sự vận động phát triển của xã hội. 5.2.6. Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, cần đầu tư để tạo ra sự thay đổi căn bản về điều kiện sống, mức sống cho các nhóm xã hội nghề nghiệp ở nông thôn, thu hẹp chênh lệch với khu vực thành thị Những nhóm xã hội nghề nghiệp ở địa bàn nông thôn gặp nhiều bất lợi hơn hẳn thành thị về điều kiện sống, môi trường sống và mức sống. Tình trạng đó trước hết do lợi thế nghề nghiệp và khu vực làm việc tạo ra. Đa số người dân nông thôn gắn với 3 nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng nền 143 nông nghiệp truyền thống vốn không có lợi thế về thu nhập, chi tiêu mà xác suất rủi ro lại rất lớn; họ chủ yếu làm việc ở khu vực kinh tế cá thể (làm cho hộ nhà mình), khu vực thường có mức thu nhập thấp nhất. Nhiều ý kiến đánh giá của người dân cũng thấy rõ những bất lợi của nông dân: Người thành thị làm công ăn lương, nhất là những ai làm cán bộ nhà nước, bất kể nắng hay mưa, hạn hán hay lũ lụt, cứ hễ ngũ dậy mở mắt ra là ngày có mấy trăm nghìn tiền lương, trời sập xuống đó cũng chẳng phải lo. Nông dân bọn tôi đừng có mơ giữa ban ngày, tất cả đều nhờ trời. Làm nông mà (PVS, nam 44 tuổi, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang). Tình trạng bất lợi tiếp theo là lao động trẻ, có trình độ học vấn rời bỏ làng quê, rời bỏ các nghề nghiệp truyền thống (nông dân, tiểu thủ công, lao động giản đơn) vào thành thị kiếm sống ngày càng phổ biến, để lại nông thôn phần đông là phụ nữ luống tuổi và những người già cả, trình độ thấp kém. Thiết nghĩ, dù ở thời đại nào thì các thành quả sản xuất của các nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân, tiểu thủ công, lao động giản đơn vẫn còn cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy lời giải hiệu quả nhất cho những bất lợi nêu trên là phải có sự đầu tư thỏa đáng cho địa bàn nông thôn một cách toàn diện, trong đó chú trọng hiện đại hóa các ngành sản xuất truyền thống để năng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ về giáo dục - đào tạo (nên miễn 100% học phí), có cơ chế ưu tiên tuyển dụng việc làm cho người lao động nông thôn khi họ có được bằng cấp chuyên môn kỹ thuật. Mặt khác, khi cho phép các doanh nghiệp lấy đất nông nghiệp làm nhà máy, khu chế xuất, chính quyền phải cùng với các doanh nghiệp bàn bạc để có những giải pháp hợp lý cho những người nông dân mất đất nông nghiệp, giúp họ đào tạo nghề, chuyển nghề, tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Những giải pháp này phải được ràng buộc bằng các văn bản mang tính pháp lý, có như vậy các doanh nghiệp mới có trách nhiệm đối với người nông dân 144 và tránh được những hậu quả mang tính xã hội sau này. Điều này yêu cầu phải có kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo về mọi mặt để người nông dân sau khi mất đất có thể gia nhập vào các nhóm xã hội nghề nghiệp khác, vào xã hội một cách chủ động, sáng tạo. 5.2.7. Tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CNH, HĐH đất nước, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới và thực hiện mực tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và mục tiêu lớn lao đó đương nhiên phải dựa trên một hệ thống các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người được trang bị tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng đầy đủ có ở mỗi địa phương và trên phạm vi quốc gia. Theo Peter F.Drucker thì “lợi nhuận từ các nguồn truyền thống: lao động, đất đai, và tư bản (tiền) ngày càng trở nên ít đi. Cái tạo ra của cải chủ yếu bây giờ là thông tin và tri thức” [11, tr.208]. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định con người đóng vai trò “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh” [18, tr.15]. Ngoài ra, một căn cứ rất quan trọng để chú trọng giải pháp phải ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo vì đây là biến số quyết định nhất đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp hướng đến xã hội hiện đại. Kết quả phương trình hồi quy đa biến đã cho thấy, từ sau năm 2010 yêu cầu giáo dục không chỉ dừng lại ở phổ cập kiến thức phổ thông hay ở các cấp đào tạo nghề đơn giản mà phải chú ý đào tạo nhân lực có bằng cấp cao phải từ trình độ cao đẳng trở lên. Bởi khi có được bằng cấp càng cao, người lao động có cơ hội nhiều hơn trong việc tham gia vào các nhóm xã hội nghề nghiệp của nền công nghiệp hiện đại. Như vậy, để có những chủ thể xã hội dựng xây nền văn minh công nghiệp, không có con đường nào khác ngoài việc coi “giáo dục - đào tạo là 145 quốc sách hàng đầu”, phải nhanh chóng tạo ra nguồn lao động chất lượng cao. Nhận thức được điều cốt tử này, Đà Nẵng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt 55% và đến năm 2020 đạt trên 70% từ trình độ sơ cấp trở lên. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định “phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong “năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội” của Đà Nẵng. Đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển cấu trúc nghề nghiệp của thành phố [89]. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn mà chính quyền thành phố Đà Nẵng đã đề ra. Trong “Quy hoạch phát triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011- 2020” đã được chính quyền thành phố phê duyệt, có quan điểm rất rõ ràng: Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực; phát triển nhanh đội ngũ lao động có tay nghề cao là giải pháp đột phá để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH thành phố. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với chương trình “Có việc làm” của thành phố. Phát triển đào tạo nghề phải bảo đảm mở rộng quy mô hợp lý; cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trường, lớp, cơ cấu trình độ theo yêu cầu phát triển của thành phố và cân đối ở các địa bàn. Phát triển đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện, đồng bộ về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo từng giai đoạn. Phát triển đào tạo nghề có trọng điểm: Một số trường trọng điểm và một số nghề trọng điểm; một số cơ sở đào tạo nghề và một số nghề tiếp cận với chuẩn khu vực và thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề và hội nhập quốc tế [104]. 146 Có thể nói rằng, Đà Nẵng là một trong số ít tỉnh/thành coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài có hiệu quả. Giải pháp quan trọng để tạo ra lợi thế phát triển cho Đà Nẵng trong những năm tới là tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động có trình độ. Đặc biệt phải chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các gia đình nghèo là biện pháp chủ yếu, có ý nghĩa lâu dài. 147 KẾT LUẬN Sau hơn một thập niên đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và ĐTH, đến năm 2010, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi căn bản, toàn diện. Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay đổi bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội của địa phương này, đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp. Dòng di chuyển lao động từ các tầng/nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với đặc trưng xã hội nông nghiệp lên các tầng/nhóm xã hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội hiện đại ở Đà Nẵng vừa khẳng định xu hướng vận động tất yếu, vừa là thước đo trình độ phát triển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Có thể khẳng định rằng, sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong những năm qua vừa là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa là tác nhân chính yếu tác động đến quá trình phát triển đó. Nghiên cứu về biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 là một vấn đề mới. Luận án đã vận dụng các lý thuyết của Karl Marx, Max Weber và của các nhà xã hội học hiện đại trên thế giới và Việt Nam để luận giải sự biển đổi PTXH nghề nghiệp trên ba yếu tố cơ bản: vị thế quyền lực, vị thế kinh tế và vị thế xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ một số nội dung quan trọng về lý luận như: Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về PTXH và biến đổi PTXH nghề nghiệp, nhất là việc xây dựng khái niệm và hệ thống tiêu chí đánh giá để nghiên cứu về biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng. Từ cơ sở lý luận đó, tác giả đã phân tích, xử lý thông tin để nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp, chỉ ra hai nhóm biến số tác động mạnh đến quá trình biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng những năm từ 2002 - 2010, đó là nhóm biến số thuộc về đặc trưng cá nhân 148 người lao động, gồm yếu tố trình độ học vấn, địa bàn sinh sống, giới tính, độ tuổi; và nhóm biến số thuộc về hệ thống chính sách, gồm chính sách đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH, ĐTH; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực; thu hút nhân tài; và chiến lược xây dựng cơ cấu nền kinh tế hiện đại của cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát và phân tích số liệu đã nhận diện được mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng đang có sự biến đổi hướng đến cấu trúc xã hội hiện đại. Những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với nền nông nghiệp truyền thống (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công) không chỉ ngày càng giảm sút số lượng và tỷ trọng trong cấu trúc lao động xã hội mà vị thế kinh tế - xã hội của họ cũng ở các tầng thấp nhất trong thang giá trị nghề nghiệp hiện nay. Những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với nền công nghiệp hiện đại (lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao) thì có tỷ trọng ngày càng tăng lên và luôn có vị thế kinh tế - xã hội ở các tầng cao nhất. Các tầng trung gian của tháp phân tầng (gồm các nhóm nghề nhân viên, công nhân, buôn bán - dịch vụ) có sự gia tăng nhanh vể mặt số lượng do quá trình đô thị hóa nhanh, song vị thế kinh tế - xã hội được xác lập chưa thật sự vững chắc vì có những trường hợp người lao động gia nhập các nhóm xã hội nghề nghiệp này một cách bất đắc dĩ do áp lực của việc thực hiện quá trình đô thị hóa quá nhanh, nông dân mất hết tư liệu sản xuất nên buộc phải chuyển đổi nghề để sinh tồn. Trong tiến trình CNH, HĐH và ĐTH để đi đến xã hội hiện đại, nông dân vẫn là nhóm xã hội bị xáo trộn nghề nghiệp và điều kiện sống nhiều nhất và cũng gặp khó khăn nhất trong quá trình thích ứng với môi trường sống mới. Sự biến đổi nghề nghiệp của nhóm xã hội này là xu hướng tất yếu và cần thiết, song từ thực tế ở Đà Nẵng cũng gợi mở bài học trong quản lý xã hội và trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đối với những nông dân nghèo, thất học, lớn tuổi, không đủ khả năng và nghị lực để thực hiện sự thay đổi lớn lao 149 về nghề nghiệp và đời sống. Người dân phải tự phấn đấu nổ lực tới đâu và chính quyền có trách nhiệm như thế nào trong quá trình hậu tái định cư trong các dự án phát triển kinh tế hay đô thị hóa là bài toán cần được tiên liệu và có lời giải chính xác. Biến đổi PTXH nghề nghiệp là xu hướng vận động tất yếu mang tính quy luật của sự phát triển từ xã hội truyền thống đến hiện đại. Nó vừa có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là khiến người lao động trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng đến hiện đại; là nhân tố thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Mặt khác, nó vừa có những tác động tiêu cực, đó là làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội hiện đại với các nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với xã hội nông nghiệp sẽ doãng ra; là nguồn gốc dẫn tới những hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã hội, phát sinh những tệ nạn, hiện tượng tiêu cực, phá vỡ những truyền thống tốt đẹp, phá vỡ sự cố kết vốn có của cộng đồng truyền thống. Như vậy, kết quả tổng hợp của toàn bộ nghiên cứu về sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng đã kiểm định đúng giả thuyết được nêu ra. Thành phố Đà Nẵng có lợi thế về cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được tạo lập khá tốt, tất yếu sẽ tạo đà cho quá trình di động nghề nghiệp hướng đến xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp phát triển hướng đến giá trị tích cực, nhân văn thì cần chú ý thực hiện các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ và hệ thống với sự tham gia tích cực, chủ động của cả cộng đồng. Tất nhiên cũng rất cần có thêm những nghiên cứu khoa học chuyên sâu để tiếp tục có những kiến giải, những đề xuất xác đảng hơn nữa để phục vụ tốt cho công tác hoạch định sách phát triển kinh tế - xã hội. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Văn Thạch (2005), “Một số kết quả khảo sát về biến đổi thu nhập của nhóm dân cư sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4), tr.73-77. 2. Trần Văn Thạch (Chủ nhiệm), đề tài khoa học cấp cơ sở (2006), Biến đổi việc làm và thu nhập nhóm dân sau tái định cư ở Đà Nẵng. 3. Trần Văn Thạch (2006), “Biến đổi chi tiêu của người dân sau tái định cư ở Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3), tr.61-64. 4. Trần Văn Thạch (2006), “Trình độ học vấn có ý nghĩa gì sau tái định cư ở Đà Nẵng”, Tạp chí Lao động & xã hội, (207) , tr.32-35. 5. Trần Văn Thạch (2010), “Quá trình nhận thức và thực hiện chính sách xã hội ở Việt nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6), tr.60-62. 6. Trần Văn Thạch (Chủ nhiệm), đề tài khoa học cấp cơ sở (2011), Biến đổi phân tầng xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường hiện nay. 7. Trần Văn Thạch (2011), “Biến đổi phân tầng xã hội về mức sống ở miền Trung trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường từ năm 2002 đến nay”, Tap chí Sinh hoạt lý luận, (4), tr.80-84. 8. Trần Văn Thạch (2011), “Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.60-65. 9. Trần Văn Thạch (2012), “Chính sách xã hội của Đảng và nhà nước nhằm điều chỉnh phân tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường XHCN”, Tạp chí Khoa học chính trị, (5), tr.35-38. 10. Trần Văn Thạch (2012), “Giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ thu nhập thấp ở một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam” Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.93-99. 151 11. Trần Văn Thạch (2013), Xây dựng chính sách nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, PGS, TS Lể Văn Đính - TS Hồ Kỳ Minh (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Trần Văn Thạch (2013), “Quan điểm của Karl Marx và Max Weber về phân tầng xã hội và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4), tr.3- 6. 13. Trần Văn Thạch (2014), “Phân tầng xã hội nghề nghiệp về thu nhập, chi tiêu và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội (qua khảo sát ở Đà Nẵng)”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.41-46. 14. Trần Văn Thạch (2014), “Chênh lệch về mức sống giữa các vùng miền, các dân tộc ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6). 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên), (1997), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng (2010), Thông tin nội bộ, (7). 3. Tony Bilton, Kenvin Bonmett, Phillip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Mai Huy Bích (2006), “Lý thuyết phân tầng xã hội và những phát triển gần đây ở phương Tây”, Tạp chí Xã hội học, (3), tr.106-115. 5. Jean Caznneuve (1999), Mười khái niệm lớn của Xã hội học, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 6. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổng cục Thống kê (GSO) (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ ở Việt Nam, nhóm biên tập: Dominique Haughton, Jonathan Haughton, Nguyễn Phong, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng (2013), Giới thiệu các Khu công nghiệp tại Đà Nẵng, Đà Nẵng. 8. Cuzơmin (1986), Nguyên lí tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Cục Thống kê Đà Nẵng (2005), Thành phố Đà Năng 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), Đà Nẵng. 10. Cục Thống kê Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Peter F.Drucker (1995), Xã hội hậu tư bản, Hà Nội. 12. Nguyễn Tấn Dũng (2010), “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (14). 153 13. Nguyễn Mậu Dựng (2012), “Để nhận diện đúng Về phân tầng xã hội và sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6), tr.53-54. 14. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XVIII tại Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XIX, Đà Nẵng. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần tư Ban Chấp hành Trung ương khóa khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 23. Đề tài KX-04-02, (1995), “Cảm nhận và bình luận từ những số liệu khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (3/51), tr.40-67. 24. G.Endruwet và G. Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội (người dịch Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Hoại Bảo). 154 25. Guter Endruweit, Hansjurger Daheim, Bernhard Giesen và Karlheinz Messelken (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội. 26. Dominique Haughton, Jonathan Haughton, Sarah Bales, Trương Thị Kim Chuyên, Nguyễn Nguyệt Nga và Hoàng Văn Kình (1999), Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Vũ Quang Hà (2002), Các lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Tập 1 + 2, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng (2005), Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 29. Phạm Xuân Hảo (2000), “Thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (9), tr.44-46. 30. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan (2011), Biến đổi xã hội ở Việt Nam và Ba Lan, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội. 31. Tô Duy Hợp (1993), “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (4), tr.44. 32. Tô Duy Hợp (1993), “Sự phân tầng xã hội ở nông thôn miền Bắc”, Tạp chí Cộng sản, (11). 33. Tô Duy Hợp (1996), “Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học”, Tạp chí Xã hội học, (4). 34. Tô Duy Hợp (2007), Khinh - Trọng một quan điểm trong nghiên cứu triết học và xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 35. Phùng Thị Huệ (Chủ biên), (2008), Biến đổi cơ cấu giai tầng ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Vũ Tuấn Huy (2006), “Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Xã hội học, (2/94). 155 37. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 39. Lê Ngọc Hùng (2010), Xã hôi học về lãnh đạo, quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 40. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 41. Lê Ngọc Hùng (2010), “Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 8/10/2010. 42. Đỗ Thiên Kính (1995), "Sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp và phân tầng mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Xã hội học, (3/51). 43. Đỗ Thiên Kính (1999), “Tác động của một số nhân tố đến phân tầng mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: cảm nhận so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Tạp chí Xã hội học, (1/65). 44. Đỗ Thiện Kính (2002), “Tìm hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử và áp dụng vào nghiên cứu phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (1/77). 45. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho ngời dân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Đỗ Thiên Kính (2010), Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp bộ 2009- 2010, Hà Nội. 47. Đỗ Thiên Kính (2013), “Khái niệm phân tầng xã hội và cách tiếp cận trong việc đo lường các tầng lớp xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (1/121), tr.91 - 103. 48. Hermann Korte (1997), Nhập môn lịch sử xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội (người dịch: Nguyễn Liên Hương). 156 49. Thanh Lan (2013), "Thu nhập ngoài lương: “phong bì đi họp là con số nhỏ”", ngày 12/4/2013. 50. Tương Lai (1994), “Tính năng động xã hội, sự phân tầng xã hội trong sự nghiệp đổi mới của nước ta”, Tạp chí Khoa học xã hội, (19), tr.117-127. 51. Tương Lai (1995), “Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội- cơ sở lý luận và phương pháp luận”, Tạp chí Xã hội học, (3). 52. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 53. Tương Lai (1997), “Tiếp cận xã hội học về công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (2). 54. Đặng Thị Kim Liên (2013), "Vẫn còn thành kiến về Giới trong lao động việc làm", ngày 30/3/2013. 55. Vũ Mạnh Lợi (2013), “Vấn đề nghề phụ và cơ cấu nghề nghiệp xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (1). 56. Trịnh Duy Luân (1992), Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo tổng kết đề tài khảo sát thực trạng KT-XH tại 4 quận nội thành Hà Nội. 57. Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường (2001), “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2/74). 58. Trịnh Duy Luân (2003), “Nghiên cứu những vấn đề biến đổi xã hội ở nư- ớc ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2/82). 59. Trịnh Duy Luân (2004), “Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học”, Tạp chí Xã hội học (3). 60. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. C.Mác - Ph.Ănggen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 62. Hồ Chí Minh (1995), Về chính sách xã hội,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Lưu Hồng Minh (2001), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn Đồng bằng Sông Hồng - dự báo và những kiến nghị, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 64. Ngân hàng Thế giới (2002), Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói: xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 65. Ngân hàng Thế giới (2005), Báo cáo Phát triển Thế giới 2006: Công bằng và Phát triển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 66. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam 2001. Việt Nam 2010. Tiến vào thế kỷ 21. Các trụ cột của phát triển, Hà Nội. 67. Ngân hàng thế giới (2010), Đánh giá giới tại Việt Nam, Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, Hà Nội. 68. Lục Học Nghệ (Chủ biên), (2002), Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại, Nxb Văn Hiến Khoa học xã hội, Bắc Kinh, (bản dịch của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội). 69. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng (2010), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 70. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Báo cáo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010 ,Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, Hà Nội tháng 8 năm 2010, Hà Nội. 71. Trần Văn Phòng (2006), "Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với sự phân tầng xã hội ở nước ta", Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.40. 72. Đoàn Thị Lan Phương (2009), Nghiên cứu về phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài khoa học, Mã số: B2009-DDN04- 39, Đại học Đà Nẵng. 158 73. Đỗ Nguyên Phương (Chủ biên), (1994), Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Đề tài KX-07-05, Hà Nội. 74. Đỗ Nguyên Phương (1995), Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước KX-07- 05, Hà Nội. 75. Đỗ Nguyên Phương (2004), Cơ cấu xã hội và một số vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới, Đề tài nhánh độc lập cấp Nhà nước KX-05, Hà Nội. 76. Đỗ Nguyên Phương, Trần Xuân Kiên (2010), Cơ cấu xã hội Việt Nam và những vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên), (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 79. Phạm Ngọc Quang, Đinh Quang Ty (2006), “Góp phần nhận diện cơ cấu xã hội ở nước ta qua 20 năm đổi mới”, Tạp chí Triết học, (3), tr 3-9. 80. Rodney Stark (2001), Xã hội học đại cương, Bản dịch của Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 81. Nguyễn Đình Tấn (1993), “Góp phần tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (43). 82. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 83. Nguyễn Đình Tấn (2005), “Phân tầng xã hội từ góc độ tiếp cận lý luận của C. Mác và những phát triển mới”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (1). 84. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 159 85. Nguyễn Đình Tấn (2006), “Tiếp tục nghiên cứu các quan niệm về phân tầng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7). 86. Nguyền Đình Tấn (2009), “Các nhân tố tác động đến phân tầng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, (1). 87. Nguyễn Đình Tấn (2010), Sự hình thành tầng lớp xã hôi ưu trội và vai trò của nó ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 88. Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên), (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 89. Trần Văn Thạch (2006), Biến đổi việc làm và thu nhập của nhóm dân cư sau tái định cư ở Đà Nẵng, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng. 90. Trần Văn Thạch (2011), “Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1). 91. Trần Văn Thạch (2011), Biến đổi phân tầng xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng. 92. Nguyễn Duy Thắng (2004), “Tác động của đô thị hoá đến nghèo khổ và phân tầng xã hội nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội”, Tạp chí Xã hội học, (3/87). 93. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Hà Nội. 94. Lê Văn Toàn (2011), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Luận án 160 Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 95. Tổng cục Thống kê (2000), Số liệu về sự biến đổi xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 96. Tổng cục Thống kê (2000), Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội. 97. Tổng cục Thống kê (2002), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, Hà Nội. 98. Tổng cục Thống kê (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. 99. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 100. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội. 101. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, Hà Nội. 102. Nguyễn Thanh Tuấn (2007), “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (2+3), tr.122-123. 103. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 104. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011 - 2020, Đà Nẵng. 105. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 106. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 107. Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển VN 2004: Nghèo, Hà Nội. 108. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (2010), Một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2010, Hà Nội. 161 109. Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 110.Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội (bản dịch do nhóm dịch giả Bùi Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang dịch). 111. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 112. Andrew G.Walder (1992), Property Rights and Stratification in Socialist Redistributive Economic, American Siciological Review 1992. Vol. 57 (August: 524-539). 113. Giddiens Anthony, Tumer Jonathan (1987), Social Theory Today, Califonia: Stanford University Press. 114. Giddiens Anthony (1997) , Sociology, Polity Press, London. 115. Raymond Edward, (1993), Social Stratification - Response to sociologiacal approaches, New York: Academic Press. 162 PHỤ LỤC Bảng 1: Giới tính của 5 nhóm thu nhập Năm Giớitính Phân tầng theo 5 nhóm thu nhập nghề chính Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2002 Nam 12,9 20,2 19,4 22,1 25,1 Nữ 27,9 20,9 21,4 16,4 13,4 2010 Nam 18,5 20,0 20,0 18,5 23,1 Nữ 20,0 21,3 20,0 21,3 17,5 Nguồn: [97], [101]. Bảng 2: Bằng cấp cao nhất của người lao động trong các nhóm nghề năm 2002 Trình độ học vấn năm 2002 Mù chữ Tiểu học THCS THPT CNKT- THCN CĐ-ĐH Trên ĐH -Lãnh đạo, quản lý 3.3 96.7 -Doanh nhân 12.5 25.0 56.3 6.3 -Chuyên môn cao 1.7 39.7 58.6 -Nhân viên 4.9 29.3 13.4 52.4 -Công nhân 24.2 39.4 30.3 6.1 -Buôn bán-dịch vụ 26.7 40.0 15.6 8.9 8.9 -Tiểu thủ công 5.6 22.2 22.2 44.4 5.6 -Lao động giản đơn 24.6 35.1 31.6 7.0 1.8 -Nông dân 2.2 28.3 32.6 32.6 4.3 . Tổng .5% 11.2 17.9 22.6 9.9 28.8 9.1 Nguồn: Kết quả từ điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện. 163 Bảng 3: Bằng cấp cao nhất của người lao động trong các nhóm nghề năm 2010 Đơn vị tính: % Trình độ học vấn năm 2010 Mù chữ Tiểu học THCS THPT CNKT- THCN CĐ-ĐH Trên ĐH -Lãnh đạo, quản lý 1.7 78.3 20.0 -Doanh nhân 10.8 10.8 59.5 18.9 -Chuyên môn cao 33.8 66.2 -Nhân viên 3.9 19.5 18.2 58.4 -Công nhân 12.8 25.6 56.4 5.1 -Buôn bán-dịch vụ 20.3 38.0 12.7 16.5 12.7 -Tiểu thủ công 4.5 18.2 18.2 50.0 9.1 -Lao động giản đơn 43.3 36.7 13.3 3.3 3.3 -Nông dân 3.4 27.6 34.5 27.6 6.9 Tổng .5 9.4 14.4 14.4 13.2 34.0 14.2 Nguồn: Kết quả điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện. Bảng 4: Tương quan giữa bằng cấp cao nhất với PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng năm 2002 Đơn vị tính: % Bằng cấp cao nhất Điểm số PTXH nghề nghiệp năm 2002 1,00 2,00 3,33 3,67 5,33 5,67 7,33 8,33 Không bằng cấp 45,7 10,0 5,7 38,6 Tiểu học 21,9 22,5 16,9 33,1 3,4 1,7 THCS 9,2 20,0 22,2 33,5 10,8 4,3 THPT 12,2 22,9 38,2 12,2 10,7 2,3 1,5 CNKT- THCN 3,8 1,9 34,0 17,0 15,1 24,5 3,8 Cao đảng 18,2 36,4 36,4 9,1 ĐH trở lên 1,1 4,3 7,4 2,1 33,0 45,7 6,4 Tổng 12,5 14,1 17,6 29,9 7,2 10,1 7,1 1,5 Nguồn: [97], [101]. 164 Bảng 5: Tương quan giữa bằng cấp cao nhất với PTXH nghề nghiệp ở Đà Nẵng năm 2010 Đơn vị tính: % Bằng cấp cao nhất Điểm số PTXH nghề nghiệp năm 2010 1,30 2,70 3,00 4,70 5,70 6,00 6,30 7,00 8,30 Không bằng cấp 26,3 10,5 6,3 36,8 Tiểu học 10,0 21,7 18,3 6,7 43,3 THCS 14,5 9,1 21,8 20,0 3,6 29,1 1,8 THPT 2,3 6,8 27,3 11,4 13,6 34,1 2,3 2,3 CNKT- THCN 4,0 4,0 4,0 44,0 36,0 8,0 Cao đảng 15,4 46,2 38,5 ĐH trở lên . 1,9 11,5 5,8 67,3 13,5 Tổng 7,8 9,0 16,4 11,6 10,8 25,7 0,4 15,3 3,0 Nguồn: [97], [101]. Bảng 6: Bằng cấp cao nhất của 5 nhóm thu nhập Đơn vị tính: % Bằng cấp cao nhất 5 nhóm thu nhập năm 2002 5 nhóm thu nhập năm 2010 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Không bằng cấp 60.5 16.3 16.3 4.7 2.3 30.8 46.2 7.7 7.7 7.7 Tiểu học 33.9 31.2 17.4 13.8 3.7 17.6 26.5 23.5 20.6 11.8 THCS 16.3 25.0 27.9 19.2 11.5 34.5 27.6 17.2 13.8 6.9 THPT 5.6 20.8 19.4 27.8 26.4 15.8 15.8 26.3 21.1 21.1 CNKT- THCN 9.8 12.2 31.7 22.0 24.4 17.6 11.8 17.6 11.8 41.2 Cao đẳng .0 11.1 33.3 44.4 11.1 14.3 14.3 14.3 42.9 14.3 ĐH trở lên 2.3 7.0 10.5 26.7 53.5 3.8 3.8 23.1 30.8 38.5 Tổng 19.4 20.3 20.3 20.0 20.0 19.3 20.7 20.0 20.0 20.0 Nguồn: [97], [101]. 165 NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU 1. Họ tên người được phỏng vấn: Giới: Tuổi: Trình độ học vấn cao nhất: Tôn giáo: Ngành nghề chính hiện nay: Nơi cư trú: Quận/Huyện Xã/Phường ************************* 2. Họ và tên người thực hiện phỏng vấn: Ngày phỏng vấn:........ tháng..... năm.......... Địa điểm phỏng vấn: Những nội dung phỏng vấn: 1. Ông/bà cho biết, quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động như thế nào đến đời sống của gia đình ông/bà (tác động tích cực và tác động tiêu cực). 2. Trong những năm qua tại địa phương nơi ông/bà sinh sống có những cơ chế, chính sách nào đã tác động làm cho kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt? 3. Thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, địa vị xã hội giữa các hộ gia đình tại địa phương diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo giữa các hộ gia đình? 4. Trong 10 năm vừa qua, ở nơi ông/bà sinh sống có sự biến đổi của cơ cấu xã hội- nghề nghiệp không? 166 5. Trong 9 nhóm xã hội nghề nghiệp sau đây, theo ông/bà thì nhóm xã hội nghề nghiệp nào có địa vị cao nhất và nhóm xã hội nghề nghiệp nào có địa vị thấp (chấm điểm từ 1 đến 9-tức là từ vị thế thấp nhất đến cao nhất) 1/ Lãnh đạo, quản lý 2/ Doanh nhân 3/ Chuyên môn cao 4/ Nhân viên 5/ Công nhân 6/ Buôn bán - dịch vụ 7/ Tiểu thủ công 8/ Lao động giản đơn 9/ Nông dân 6. Ông/bà có kiến nghị hay đề xuất vấn đề gì đối với các cấp, các ngành, Đảng và Nhà nước nhằm điều chỉnh cơ cấu phân tầng xã hội nghề nghiệp tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. 167 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa ông/bà! Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường. Chúng tôi xin cam kết rằng, những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tôi rất mong ông/bà cho biết ý kiến của mình về một số câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cùng với các phương án trả lời. Ông/bà đồng ý với phương án nào thì đánh dấu vào ô cùng dòng, nếu không đồng ý xin để trống. ----------------------------------------------- 1. Nơi ở hiện nay của ông/bà: 1. Thành thị □ 2. Nông thôn □ Nơi ở cách đây 10 năm: 1. Thành thị □ 2. Nông thôn □ 2. Giới tính: 1. Nam □ 2. Nữ □ 3. Sinh năm: 19; 4. Nghề nghiệp chính: - Hiện nay ông/bà đang làm nghề gì:............................................................... - Cách đây 10 năm ông/bà làm nghề gì:..................... 5. Trình độ học vấn hiện nay (bằng cấp cao nhất):............................................. Trình độ học vấn cách đây 10 năm (bằng cấp cao nhất):.................................. 6. Chức vụ (nếu có): - Chức vụ hiện nay của ông/bà:............................................................................. - Chức vụ cách đây 10 năm:.................................................................................. 168 7. Ông/bà hài lòng với mức độ như thế nào đối với các nội dung sau: Nội dung Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Khó đánh giá 1. Việc làm 2. Thu nhập 3. Chi tiêu cho đời sống 4. Điều kiện nhà ở 5. Học tập của các thành viên 6. Vui chơi giải trí, văn hoá nghệ thuật 7. Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh 8. Dịch vụ thông tin, liên lạc 9. Điện sinh hoạt 10. Nước sinh hoạt 11. Vệ sinh môi trường 12. Vệ sinh an toàn thực phẩm 8. So với các gia đình ở địa phương hiện nay, mức sống của hộ gia đình ông/bà thuộc loại nào? 1. Giàu có □ 4. Cận nghèo □ 2. Khá giả □ 5. Nghèo □ 3. Trung bình □ 6.Không biết/ không trả lời □ 9. Ông/bà cho biết mức sống của gia đình hiện nay so với 10 năm trước đây như thế nào? 1. Như cũ □ 2. Kém đi □ 3. Tốt lên một phần □ 4. Tốt hơn nhiều □ 10. Tiền lương/tiền công bình quân 1 ngày từ nghề chính của ông/bà vào thời điểm hiện nay là bao nhiêu tiền:.....................nghìn đ; Mỗi tháng thường có bao nhiêu ngày làm việc từ nghề chính đó:.................................................................. - Tương tự, vào thời điểm năm 2002 là mấy:......................nghìn đ; Mỗi tháng thường có bao nhiêu ngày làm việc từ nghề chính đó:.................. (Lưu ý: ĐTV phải gợi nhớ mức lương tối thiểu năm 2002 là 210.000đ và tiền công thợ hồ lúc đó là 20.000đ). 169 11. Mỗi nhóm nghề nghiệp thường có lợi thế mang lại thu nhập cao thấp khác nhau, ông/bà hãy sắp xếp 9 nhóm nghề nghiệp sau đây theo thứ hạng lợi thế về thu nhập từ cao xuông thấp? (điều tra viên cung cấp 9 tấm cạc có ghi tên các nhóm XH nghề nghiệp để đối tượng tự xếp đặt thứ hạng, sau đó ghi lại kết quả theo quy ước 9 là điểm số thứ hạng cao nhất, 1 là thấp nhất) Nhóm nghề nghiệp Cách đây10 năm Hiện nay 1/ Nhân viên (những người phục vụ trong các lĩnh vực Y tế, khoa học, giáo dục, văn phòng, nhà hàng,....) 2/ Doanh nhân (chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh) 3/ Buôn bán và làm dịch vụ (những người bán hàng, làm dịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...) 4/ Lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị Đảng, nhà nước, đoàn thể từ TW đến địa phương) 5/ Công nhân (bao gồm những người thợ có chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, là những thợ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc...) 6/ Chuyên môn cao (người có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật,.....) 7/ Tiểu thủ công (thợ thủ công mỹ nghệ,...các loại thợ kỹ thuật có liên quan và có tinh chất tiểu công nghiệp) 8/ Nông dân (lao động trong nông, lâm ngư nghiệp) 9/ Lao động giản đơn (lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác) 170 12. Ông/bà hãy sắp xếp 9 nhóm nghề nghiệp sau đây theo thứ hạng uy tín/ hay mức độ ngưỡng mộ từ cao xuống thấp (điều tra viên cung cấp 9 tấm cạc có ghi tên các nhóm XH nghề nghiệp để đối tượng tự xếp đặt thứ hạng, sau đó ghi lại kết quả theo quy ước 9 là điểm số thứ hạng cao nhất, 1 là thấp nhất) Nhóm nghề nghiệp Cách đây khoảng 10 năm Hiện nay 1/ Nhân viên (những người phục vụ trong các lĩnh vực Y tế, khoa học, giáo dục, văn phòng, nhà hàng,....) 2/ Doanh nhân (chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh) 3/ Buôn bán và làm dịch vụ (những người bán hàng, làm dịch vụ, người mẫu, bảo vệ, tiếp thị hàng hóa...) 4/ Lãnh đạo, quản lý (người lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị Đảng, nhà nước, đoàn thể từ TW đến địa phương) 5/ Công nhân (bao gồm những người thợ có chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, là những thợ vận hành, lắp ráp máy móc, lái xe, điều khiển các máy móc...) 6/ Chuyên môn cao (người có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật,.....) 7/ Tiểu thủ công (thợ thủ công mỹ nghệ,...các loại thợ kỹ thuật có liên quan và có tinh chất tiểu công nghiệp) 8/ Nông dân (lao động trong nông, lâm ngư nghiệp) 9/ Lao động giản đơn (lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, và các lĩnh vực khác) 171 13. Ông/ bà cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ tác động của các chính sách sau đây đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân trong khoảng 10 năm qua ở Đà Nẵng (ghi chú: 1: rất yếu, 2: yếu, 3: trung bình, 4: mạnh, 5: rất mạnh). TT Các chính sách Đánh giá mức độ tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp 1 2 3 4 5 1 Chính sách giải tỏa, tái định cư để chỉnh trang đô thị 2 Chính sách thu hút đâu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp 3 Chính sách đào tạo nghề miễn phí 4 Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục phổ thông (đầu tư cơ sở vật chất dạy và học) 5 Chính sách ưu tiên ngân sách cho đào tạo đại học và sau đại học ở trong và ngoài nước 6 Chính sách thu hút nhân tài 7 Chính sách trọng dụng nhân tài 8 Chiến lược phát triển nền kinh tế từ cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ,du lịch - nông, lâm, ngư nghiệp; đến cơ cấu: Dịch vụ, du lịch - công nghiệp - Nông, lâm, ngư nghiệp Trân trọng cảm ơn ông/bà !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanandongquyen_1141.pdf
Luận văn liên quan