Luận án Biện pháp kỹ thuật giảm lượng axit hữu cơ và phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa trên đất phèn và đất phù sa tại tỉnh Hậu Giang

Tác giả cũng trích dẫn kết quả của Lindau and Bollich (1993) bón phân N cũng làm tăng phát thải khí CH4 trong thí nghiệm ở Louisiana (Hoa Kỳ). Pittelkow (2013) cũng đã cho thấy rằng, bón phân N không làm tăng phát thải khí CH4 trong vụ đầu (2011), nhưng tăng có ý nghĩa ở vụ 2 (2012), từ 113 kg CH4-C /ha*vụ ở lô không bón tăng lên 144 kg CH4-C/ha*vụ ở lô bón 80N, nhưng sau đó không tăng khi tăng lượng đạm lên đến 200N. Trong khi đó, Wassmann et al., (1993) và Lu et al. (2000) cho rằng bón phân N không làm gia tăng phát thải CH4. Zucong Cai và cộng sự cho rằng phát thải khí CH4 bị ảnh hưởng bởi phân N trong điều kiện ngập khô xen kẽ, bón Amonium sulphate với liều lượng 100 và 300kg/ha đã làm giảm phát thải khí từ 42% đến 60% và trong điều kiện có bón urea cũng làm giảm phát thải khí CH4 từ 7% đến 14% so với không bón. Năm 2012, Linquist và cộng sự cũng đã báo cáo rằng, sử dụng phân bón có chứa gốc SO42- cũng được xem như là biện pháp làm giảm phát thải khí CH4. Ông trích dẫn, Pennock et al. (2010) và Segers (1998), cũng thấy rằng trong hệ thống canh tác lúa tự nhiên, khí CH4 phát thải giảm khi nước tưới có lượng SO42- gia tăng. Các tổng kết trước đây cho thấy SO42- có thể làm giảm tổng phát thải bằng cách hạn chế hoạt động của tiến trình CH4 - hóa (methanogenesis) của vi khuẩn và gia tăng việc oxy hóa khí CH4 ở vùng tiếp giáp của đất và nước mặt. Có ba cơ chế cho thấy SO42- làm hạn chế hoạt động của vi khuẩn methanogens được đề nghị: (1) các đối tượng nhận điện tử (e-) (thí dụ như vi khuẩn khử SO42-) làm giảm cơ chất xuống mức quá thấp nên làm hạn chế hoạt động của vi khuẩn methanogen; (2) do sự hiện diện các chất nhận điện tử làm cho điện thế oxy hóa khử (Eh) tăng cao làm hạn chế tiến trình CH4 - hóa;

pdf164 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp kỹ thuật giảm lượng axit hữu cơ và phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa trên đất phèn và đất phù sa tại tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hử nghiệm: NKXK: ngập khô xen kẽ, NLT: ngập liên tục và TA: tưới ẩm. Kết quả Hình 4.9, trang 90, cho thấy việc quản lý nước để giảm phát thải khí CH4 cho kết quả khác nhau rõ rệt, nhưng việc quản lý nước phải đạt hiệu quả. Với cách tưới ngập 5cm sau 124 đó 10 ngày tưới lại (biện pháp này không áp dụng cho vùng đất cát và cát pha), làm nước rút xuống khá sâu và luân phiên (Hình 4.20), sự giảm phát thải chỉ có hiệu quả với biện pháp này. Không nên khuyến cáo dùng ống đo mực nước, rất phức tạp, nông dân không làm theo. Hình 4. 20: Mực nước đo được ở các chậu quản lý nước, tưới sau mỗi 10 ngày, 0: chỉ mặt đất. Số liệu – 10 chỉ nước rút sâu trong đất Việc giảm phát thải phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của quản lý nước, đặc biệt là thời gian khô của đất. Kết quả Hình 4.19 mực nước được theo trong chậu, việc làm khô đất theo chu kỳ khá tốt từ giai đoạn sau ngày 20. Trong giai đoạn từ sạ đến ngày thứ 20, việc giảm không sâu như trên sẽ làm phát thải rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn 3 tuần lễ đầu sau khi sạ, lượng phát thải xảy ra rất nhanh và nhiều (Hình 4.8, trang 90), và lượng phát thải giảm dần đến tuần thứ 13. Khi rút nước thì không phải toàn bộ đất trở nên khô nhanh chóng, mà còn phụ thuộc lượng sét trong đất nhiều hay ít, nên xảy hiện tượng khô/ướt cục bộ, làm cho khí thải giảm không triệt để. Điều này rất khó khi thực hiện ở đồng ruộng, vì trên một cánh đồng lớn, mặt ruộng không bằng phẳng, hơn nữa trong 2 tuần đầu, nông dân muốn giữ nước trong ruộng để ém cỏ trên ruộng lúa. Thực tế đồng ruộng thực hiện ở Long Mỹ Hậu Giang, trên cùng một ruộng đã áp dụng ngập khô xen kẽ, nhưng lượng phát thải vẫn cao (Hình 4.20) và không giống nhau. Kết quả này cho thấy cần quan tâm hơn khi áp dụng biện pháp quản lý nước ngoài thực tế sản xuất lúa. Hình 4. 36: Phát thải ở 2 vị trí trên cùng một ruộng (mg/CH4/m2*giờ), áp dụng ngập khô xen kẽ 125 Kết quả thí nghiệm cho thấy, hiệu quả tốt khi trồng lúa ở trong chậu, và cho thấy đất phèn nặng ở nghiệm thức ngập liên tục cho tổng phát thải khí là 6,4 tấn CO2eq/ha*vụ, NKXK là 4,5 tấn CO2eq/ha*vụ và TA là 2,6 tấn CO2eq/ha*vụ. Trên đất phèn nhẹ, NLT có tổng phát thải là 9,1 tấn CO2eq/ha*vụ, NKXK có tổng phát thải là 6,3 tấn CO2eq/ha*vụ và TA là 1,9 tấn CO2eq/ha*vụ. Trên đất phù sa không phèn, nghiệm thức NLT, NKXK và TA cho tổng phát thải theo thứ tự là 9,6, 6,9 và 2,9 tấn CO2eq/ha*vụ. Như vậy, trên đất phèn nhẹ NKXK đã giảm 30% lượng phát thải khí CH4 so với ngập liên tục và TA giảm 70%. Trên đất phèn nặng, có tỷ lệ giảm theo thứ tự 29% và 58% cho NKXK và TA theo thứ tự. Đất phù sa không phèn có tỷ lệ giảm theo thứ tự 26,9% và 69% cho NKXK và TA theo thứ tự. Một thí nghiệm được thực hiện ở Hà Nội Việt Nam việc ngập khô xen kẽ làm giảm phát thải 71,5%, từ ngập liên tục 2,7 tấn CO2eq/ha*vụ chỉ còn 0,77 tấn CO2eq/ha*vụ (Pandeya A et al., 2013). Kết quả thí nghiệm này, cho thấy khi thực hiện thí nghiệm đồng rộng, quản lý nước trong ruộng lúa ngập khô xen kẽ mang lại kết quả tốt đối với vùng có quản lý nước được nước, vụ ĐX không quản lý nước được, nên không thấy khác biệt, vụ HT cho khác biệt rất tốt (Hình 4.13b, trang 111), tương tự thấy ở Hình 4.14 và 4.15, trang 112 và 113 và Bảng 4.28, trang 115. Trong một ruộng khác, đã triển khai đặt ống để dân tự theo dõi mực nước, độ khô của đất rồi cho bơm nước, thí nghiệm này rất khó cho dân theo dõi và đã thất bại, nông dân luôn cho nước vào ruộng sớm hơn khuyến cáo, vì sợ lúa bị khô không phát triển. Trong đất, N2O tạo ra chủ yếu là do vi khuẩn nitrit hóa và phản nitrit hóa. N2O tạo ra là một sản phẩm phụ trong tiến trình nitrit và phản nitrit hóa không hoàn chỉnh, bao gồm giai đoạn háo khí N2O có thể sinh ra do nitrit hóa thông qua hydroxylamine, N2O sinh ra thông qua ranh gới háo khí yếm khí trong phẩu diện đất (Nitrit-phản Nitrit hóa) (Firestone và Davidson, 1989). Trong nghiên cứu này, đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải của N2O trên ruộng lúa, nhưng vì khi đưa ra các biện pháp giảm ngộ độc hữu cơ và giảm phát thải khí CH4 trong canh tác lúa như: bón vôi, bón chelate Ca, tưới nước ngập khô xen kẽ thì có thể làm gia tăng phát thải N2O. 126 Hình 4. 372: Phát thải N2O ở nghiệm thức ngập liên tục, có và không có vùi rơm (Zucong Cai et al., 2001) Zucong Cai (2001), với thí nghiệm ủ đất ở 300C, có và không có vùi rơm + 300 kgN/ha, cho thấy rằng với nghiệm thức ngập liên tục, có vùi rơm phát thải N2O xuất hiện một đỉnh (0,15 mg N2O/m2*giờ)13 vào ngày thứ 4 sau khi ủ (NSKU) và giảm bằng 0 vào ngày thứ 7, trong khi đó nghiệm thức không vùi rơm đạt đỉnh (0,042 mg N2O/m2*giờ) vào ngày thứ 7 và bằng 0 vào ngày thứ 8, phát thải N2O chỉ một lần trong suốt 50 ngày ủ đất (Hình 4.22). trong khi đó ở thí nghiệm ngập khô xen kẽ phát thải N2O xuất hiện 4 đỉnh (0,56 mg N2O/m2*giờ), 0,32 mg N2O/m2*giờ, 0,35 mg N2O/m2*giờ và 0,15 mg N2O/m2*giờ) vào các ngày 2, 20, 32 và 42 NSKU theo thứ tự, riêng nghiệm thức vùi rơm chỉ xuất hiện 2 đỉnh (0,15 mg N2O/m2*giờ và 0,042 mg N2O/m2*giờ) vào 2 và 20 NSKU, riêng nghiệm thức giữ ẩm ở 70% thủy dung ngoài đồng, phát thải xảy ra cao tại thời điểm của ngày đầu tiên sau khi ủ (1416 mg N2O/m2*giờ) và giảm dần đến 25 NSKU, sau đó giữ ở mức 0,03 mg N2O/m2*giờ cho đến 50 NSKU. Zou et al., (2007) báo cáo rằng, ở nghiệm thức ngập liên tục, ngập khô xen kẽ và tưới ẩm, cho thấy khí N2O phát thải chiếm 0,02%, 0,42% và 0,73% tổng lượng N bón vào theo thứ tự. Giai đoạn và thời gian phát thải khí N2O trong một vụ lúa đã cho thấy rất thay đổi, phát thải khí N2O phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, phân bón và cách quản lý nước. Xing et al.,(2002) cho thấy tốc độ phát thải thay đổi theo từng vụ, trong vụ 1 (tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ thay đổi 24-30oC), sau khi bón lót 140kgN/ha, tốc độ phát thải tăng lên đỉnh thứ 1 là 0,08 mg N2O/m2*giờ vào tuần thứ 2 sau khi cấy (SKC) và giảm xuống thấp nhất vào tuần thứ 2 sau đó, đỉnh thứ 2 gia tăng vào tuần thứ 2 sau đỉnh 1 đạt 0.12 mg/m2*giờ và đỉnh 3 sau khi bón phân đợt kế tiếp 2 tuần và đạt đỉnh là 0,13 mg N2O/m2*giờ và sau đó không phát thải đến khi thu hoạch. Về ảnh hưởng của ngập liên tục và ngập khô xen kẽ, Suratno et al.,(1998) kết luận rằng ngập khô xen kẽ đã làm tăng N2O từ 0,01 lên 0,03 mg N2O/m2*giờ. Trong một 13 Do tác giả sử dụng đơn vị microgamN/kg*ngày, để dễ so sánh đã chuyển thành mg N2O/m2*giờ bằng cách nhân cho 0,2 tấn đất/m2, ở độ sâu 20 cm, dung trọng bằng 1. 127 thí nghiệm thực hiện ở Hà Nội, Arjun Pandey (2014) đã làm thí nghiệm quản lý nước và bón phân hữu cơ (tất cả đều bón 100N/ha). Kết quả cho thấy, N2O phát thải liên tục từ 7 ngày sau khi cấy và kéo dài đến 63 ngày sau khi cấy (SKC), trong khoản thời gian này, có 2 đỉnh được phát hiện sau khi bón phân lần 1 (25 NSKC) đạt cao nhất là 0,08 mg N2O/m2*giờ) và lần 2 (42 NSKC) đạt 0,077 mg N2O/m2*giờ). Thời gian phát thải sau bón phân lần 1 là 7 ngày và đạt đỉnh vào ngày thứ 3 sau khi bón phân, nhưng sau lần bón phân thứ 2 thì phát thải kéo dài đến 27 ngày và đạt đỉnh vào ngày thứ 7 sau khi bón phân, thời gian phát thải cao nhất là trong giai đoạn ngập khô xen kẽ. Một thí nghiệm khác được thự hiện ở trung tâm Trung tâm Nghiên Cứu Lúa và Khuyến Nông ở Arkansas-USA, trong hệ thống 2 vụ lúa, tất cả lượng đạm (144kg/ha) và chỉ bón một lần trước ngập nước lần đầu, cho thấy rằng khí N2O không phát thải trong thời gian ngập và chỉ phát thải trong giai đoạn khô (5 ngày), chỉ một lần khô đầu tiên, các lần khô kế tiếp không phát thải và đỉnh phát thải cao nhất đạt 0.08 mg N2O/m2*giờ. Trong nghiên cứu của luận án này, do kinh phí có hạn, thí nghiệm chỉ phân tích N2O cho hai vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) và thí nghiệm trồng lúa trong chậu ở đất phù sa không phèn. Kết quả cho thấy rằng, trong vụ Hè Thu, với 12 vị trí lấy mẫu của 4 nghiệm thức (đối chứng, ngập khô xen kẽ, bón vôi sữa CaO và bón phân hữu cơ chelate-Ca), về quản lý nước giống nhau cho tất cả các nghiệm thức và lượng N bón là 100 Kg N/ha. Phát thải N2O chỉ xuất hiện 4 trong 12 vị trí lấy mẫu (Hình 4.16, trang 114), trong đó nghiệm thức bón vôi phát thải ở lần bón phân thứ 1 và thứ 3, tốc độ phát thải được ghi nhận thấp nhất là 0,01mg N2O/m2*giờ và cao nhất là 0,27 mg N2O/m2*giờ, kết quả này cao hơn cho thấy ở Arkansas. Trong vụ Đông Xuân, có 5 trong 16 vị trí lấy mẫu cho ghi nhận phát thải N2O (Hình 4.17, trang 114). Tốc độ phát thải được ghi nhận thấp nhất là 0.04 mg N2O/m2*giờ và cao nhất là 0.46 mg N2O/m2*giờ, tốc độ này cao so với các tác giả được trích dẫn ở trên. Tuy phát thải cao, nhưng thời gian phát thải rất ngắn nên tổng phát thải trong vụ Hè Thu chỉ đạt 60kg CO2eq/ha*vụ và vụ Đông Xuân đạt 120kg CO2eq/ha*vụ. Lượng này không đáng kể so với lượng phát thải giảm được do ngập khô xen kẽ. Kết quả thí nghiệm này, không tìm được giải thích lý do tại sao phát thải N2O không liên tục trên các thí nghiệm đồng ruộng và trong chậu ở vùng nghiên cứu. Về phát thải không liên tục Zucong Ca (2001) cũng thấy tương tự, trong khi đó Suvendu Das (2014) cho thấy rằng N2O phát thải liên tục trên ruộng lúa cấy với lượng N bón là 90kgN/ha có vùi rơm, với tốc độ thấp nhất là 0.02 mgN2O/m2*giờ và cao nhất là 0.082mg N2O/m2*giờ, và có hai đỉnh xuất hiện vào 35 ngày sau khi cấy (SKC) và 63 ngày SKC. 4B.7 1P5G-giảm phát thải - giảm ngộ độc hữu cơ Theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông (Sổ tay hướng dẫn trồng lúa theo 1P5G, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang, 2014), và kết quả đề tài nghiên cứu khoa học 128 tại tỉnh Hậu Giang “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa “5 giảm 1 phải” do Ths Trần Thị Ngọc Huân - Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thì trong việc thực hiện 1P5G về quản lý nước: sau khi sạ 7-10 ngày thì cho nước vào ruộng từ 1-3cm để bón phân, sau đó cho nước vào 3-5 cm và giử trong 20 ngày, đến giai đoạn 25-40 ngày thì rút nước thấp hơn mặt đất 15cm và sau khi trổ đều thì thực hiện rút nước như ở gai đoạn 25-40 ngày và rút nước trước khi thu hoạch 10-15 ngày. Kết quả trong thí nghiệm trong nghiên cứu này cho thấy, việc quản lý nước theo 1P5G làm giảm lượng phát thải rất ít. Phương pháp này đã thực hiện trong chương trình VLCR (2011) ở Kiên Giang, và cho thấy khí thải không giảm so với đối chứng (Báo cáo tổng kết của chương trình VLCR, 2013 tại Kiên Giang). Với kết quả của nghiên cứu này, đề nghị để làm giảm khí thải GHG cần cải tiến cách quản lý nước trong 1P5G để không kéo dài thời gian ngập ở giai đoạn 20 ngày đầu, vì đây là thời điểm khí CH4 tăng rất nhanh (Hình 4.9, trang 90). Thay vì cho nước vào sau khi bón phân lần 1, cần để cho đất khô nứt chân chim, rồi cho nước vào ém cỏ 7-10 ngày , sau đó bơm nước ngập 5cm, để dến 10 ngày sau bơm lại, và tiếp tục cho đến 15 ngày trước khi thu hoạch. Việc giảm phân N cho thấy không giảm lượng khí phát thải. Việc ngập khô xen kẽ như đề nghị sẽ làm giảm ngộ độc hữu cơ như trong nghiên cứu này cho thấy. 129 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1.1 Ngộ độc cho cây lúa và khí thải - Vùi 5 tấn/ha rơm rạ ảnh hưởng không rõ ràng đến năng suất lúa, vùi 10 tấn/ha rơm rạ giảm sinh trưởng và năng suất lúa ở tất cả các loại đất và tất cả các mùa vụ. Việc vùi 10 tấn/ha rơm rạ không phát hiện ngộ độc sắt trong tất cả các thí nghiệm, hàm lượng Fe trong dung dịch đất trồng lúa trong chậu thí nghiệm thấp, chưa tới ngưỡng gây độc như đề nghị của một vài tác giả. - Với sự hiện diện của Fe2+, với nồng độ như đã phát hiện trong dung dịch của nghiên cứu này (20ppm), với pH=6, nồng độ H2S trong dung dịch đất tính được là 10- 5.3M, với nồng độ thì quá thấp để phương pháp phân tích phát hiện được (0,01ppm= 0,19µM), do đó không thể dùng H2S như là một chỉ tiêu để chẩn đoán ngộ độc H2S. - Ngộ độc hữu cơ do axit acetic đã làm lúa chết rất nhanh ở nồng độ 189 mgC/L, kết quả phân tích trong thí nghiệm này cho thấy lượng axit acetic trong axit hữu cơ thấp hơn nhiều so với lượng gây chết lúa và thấp hơn số liệu của một số tác giả công bố. - Kết quả thí nghiệm cho thấy, ngộ độc hữu cơ có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu vụ và trước khi trổ, ngộ độc hữu cơ là một liên kết giữa axit hữu cơ, lượng oxy tiết ra từ rễ lúa, FeS là hợp chất gây nên hiện tượng 'nghẹt rễ', rễ không hô hấp được và dẫn đến chết. Bón chelate làm giảm rõ rệt lượng axit hữu cơ và do vậy mà năng suất lúa gia tăng rõ rệt. - Khi có vùi 10 tấn rơm/ha, có áp dụng một trong các biện pháp làm giảm ngộ độc hữu cơ, đều mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và hiệu quả cao nhất trên đất phèn nặng. Hiệu quả của các phương pháp này là giảm lượng axit hữu cơ. - Đỉnh điểm phát thải trên cả ba loại đất thì không khác nhau, nhưng tổng lượng phát thải khí CH4 thì khác nhau. - Tổng phát thải khí CH4 rất cao trên nghiệm thức vùi 10 tấn/ha rơm rạ tươi và ngập liên tục (45,3 tấn CO2eq/ha*vụ), vùi 5 tấn/ha rơm là 34,6 tấn CO2eq/ha*vụ và không vùi rơm (chỉ bón phân hóa học 100N) là 7,3 tấn CO2eq/ha*vụ. - N2O phát thải rất thấp và không phát thải liên tục trong suốt thời gian canh tác, mà chỉ tập trung vào các đợt bón phân. Lượng phát thải không đáng kể so với lượng CH4 giảm được trong canh tác lúa ở vùng nghiên cứu. 130 - Biện pháp quản lý nước ngập khô xen kẽ đã giảm 30% lượng phát thải khí CH4 so với ngập liên tục và tưới ẩm giảm 70% lượng phát thải khí CH4 so với ngập liên tục. - Biện pháp quản lý nước (tưới ngập 5cm, để 10 ngày sau tưới ngập lại 5cm) có hiệu quả làm giảm tổng lượng phát thải khí CH4 cho vùng đất phèn nặng, nhẹ và đất phù sa không phèn canh tác lúa vụ Hè Thu và ĐX (0,45-15,11 tấn CO2eq/ha*vụ) khi trồng lúa ngoài đồng. Không giảm phát thải được trên đất phù sa không phèn do không quản lý nước được. - Áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí CH4 (đối chứng, ngập khô xen kẽ, bón vôi sữa CaO và bón phân hữu cơ chelate-Ca), không làm tăng phát thải khí N2O khi có vùi rơm rạ tươi 10 tấn/ha phân huỷ ở điều kiện yếm khí. 5.1.2 Hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng các biện pháp giảm ngộ độc hữu cơ và lượng khí phát thải cắt giảm được -Trên đất phèn nhẹ, vụ lúa Hè Thu khi vùi hoàn toàn rơm rạ trả lại cho đất (10 tấn/ha) có áp dụng các biện pháp ngập khô xen kẽ, phân chelate – Ca và vôi sữa CaO thu được khoảng 10,2-11,8 triệu đồng/ha so với đối chứng thí nghiệm (vùi 10 tấn/ha rơm rạ và ngập liên tục) và cộng tổng lượng khí nhà kính (KNK) giảm từ 9,51-15,11 tấn CO2eq/ha*vụ. -Trên đất phù sa không phèn, vụ lúa Hè Thu khi vùi hoàn toàn rơm rạ trả lại cho đất (10 tấn/ha) có áp dụng các biện pháp ngập khô xen kẽ và phân chelate –Ca thu được khoảng 4,6-7,9 triệu đồng/ha so với đối chứng thí nghiệm (vùi 10 tấn/ha rơm rạ và ngập liên tục) và cộng tổng lượng KNK giảm từ 4,20- 6,62 tấn CO2eq/ha*vụ. - Trên đất phèn nặng, vụ lúa Hè Thu khi vùi hoàn toàn rơm rạ trả lại cho đất (10 tấn/ha) có áp dụng các biện pháp ngập khô xen kẽ, phân chelate – Ca và vôi sữa CaO thu được khoảng 19,4-19,9 triệu đồng/ha so với đối chứng thí nghiệm (vùi 10 tấn/ha rơm rạ và ngập liên tục) và cộng tổng lượng KNK giảm từ 8,47-12,08 tấn CO2eq/ha*vụ. - Áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí CH4 (đối chứng, ngập khô xen kẽ, bón vôi sữa CaO và bón phân hữu cơ chelate-Ca), không làm tăng phát thải khí N2O khi có vùi rơm rạ tươi 10 tấn/ha phân huỷ ở điều kiện yếm khí. 5.2 Đề nghị - Cần chú ý lượng khí CH4 phát thải vào đầu vụ, lượng khí CH4 phát thải rất cao, đỉnh điểm phát thải xảy ra từ tuần thứ 1 đến 3 sau khi sạ. 131 - Cần cày vùi rơm rạ, san bằng mặt ruộng trước khi sạ để tránh hữu cơ tập trung vào vùng trũng gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa. Trục nhận có rủi ro cao cho ngộ độc hữu cơ, do quá nhiều hữu cơ tích tụ trên mặt ruộng - Đồng bộ hệ thống đê bao thủy lợi kiên cố trong sản xuất lúa để nông dân áp dụng mô hình quản lý nước ngập khô xen kẽ (ngập 5 cm và sau 10 ngày bơm/1lần) trên đất phèn nhẹ, đất phù sa không phèn, đất phèn nặng của vùng canh tác lúa vụ 3 khi có cày vùi 10 tấn/ha rơm rạ để giảm ngộ độc hữu cơ và phát thải khí nhà kính. - Cần khảo sát trên diện rộng hơn, để có thể khuyến cáo bón Chelate và vôi ở vụ Hè Thu và Thu Đông để tránh ngộ độc hữu cơ. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Alexander M. 1977. Introduction to Soil Microbiolory. 2nd ed. New York Wiley. Akiyama, H., K. Yagi and X. Yan, 2005. Direct N2O emissions from rice paddy fields: summary of available data. Global BiogeochemicalCycles, 19: 1005-1029. Armstrong J. and William Armstrong, 2005. Rice: Sulfide-induced Barriers to Root Radial Oxygen Loss, Fe2+ and Water Uptake, and Lateral Root Emergence. Annals of Botany 96: 625–638, 2005. Aulakh M.S, R. Wassmann, C. Bueno, J. Kreuzwieser, and H. Rennenberg, 2001. Characterizatio of Root Exudates at Different Growth Stages of Ten Rice (Oryza sativa L.) Cultivars. Plant boil. 3 (2001) 139-148 ©Georg Thieme Veriag, New York, ISSN 1435-8603. Banker B.C. *, H.K. Kludze, D.P. Alford, R.D. DeLaune, C.W. Lindau. Methane sources and sinks in paddy rice soils: relationship to emissions. Agriculture.Ecosystems and Environment 53 (1995) 243.-251. Billings, S.A., D.D. Richter and J. Yarie, 2000. Sensitivity of soil methane fluxes to reduced precipitation in boreal forest soils. Soil Biology & Biochemistry 32: 1431- 1441. Borken, W., E.A. Davidson, K. Savage, E.T. Sundquist and P. Steudler, 2006. Effect of summer throughfall exclusion, summer drought, and winter snow cover on methane fluxes in a temperate forest soil. Soil Biology & Biochemistry 38: 1388- 1395. Bouwman, A.F., 1990. Exchange of greenhouse gas between terrestrial ecosystem and the atmosphere.In: Bouwman, A.F. (Ed). Soil and the greenhouse effect.Wiley, Chischester. pp: 61-127. Boyd, C.E. 1998. Water Quality For Pond Aquaculture. Research and development series No. 43, August 1998, pp.37. Brady, N. C and R. W. Ray, (1996), The nature and properties of soil. 10th ed. Macmillan publishing company. New York, pp.277-281. Breemen N. van & R. Brinkman. 1976. Chemical Equilibria and Soil Formation, In: G.H. Bolt and M.G.M. Bruggenwert, Editor(s), Developments in Soil Science, Elsevier, Volume 5, Part A, Pages 141-170, 8. Bronson K.F., Neue H.U., Singh U. 1997. Automated chamber measurement of CH4 and N2O flux in a flooded rice soil. I. Effect of organic amendments, nitrogen source, and water management, Soil Sci. Soc. Am. 61: 981–987. 133 Bronswijk, J.J.B, J.E. Groenenberg and K.Nugroho. 1992. Axit sulphate soil model. Butterbach - Bahl K.,Papen H. & Rennenberg H. (1997). Impact of gas transport through rice cultivars on methane emission from rice paddy fields. Plant, Celland Environtvent (1997)20,1175-1183. Butterbach - Bahl K.,Papen H. & Rennenberg H. (1998). Impact of gas transport through rice cultivars on methane emission from rice paddy fields. Plant, Celland Environtvent (1997)20,1175-1183. Cai Z.C., Xing G.X., Yan X.Y., Xu H., Tsuruta H., Yagi K., Minami K.,. 1997. Methane and nitrous oxide emissions from rice paddy fields as affected by nitrogen fertilizers and water management, Plant Soil 196: 7–14. Carter, .M.S., Per Ambus, Kristian R. Albert, Klaus S. Larsen, Michael Andersson, Anders Prieme, Leon van der Linden, Claus Beier, 2010. Effects of elevated atmospheric CO2, prolonged summer drought and temperature increase on N2O and CH4 fluxes in a temperate heathland. Soil Biology & Biochemistry 43 (2011) 1660-1670. Cassman, K.G., 1996. Definition and assessment of nutrient use efficiency in field crops. Lecture in the Strategic research in integrated nutrient management. IRRI. P. O. Box 933, Manila 1099, Philippines. Cassman, K.G., A. Dobermann, D.T. Walters and H. Yang, 2003. Meeting cereal demand while protecting natural resources and improving environmental quality. Annual Review of Environment and Resources, 28: 315-358. Castaldi, S. and A. Fierro, 2005. Soil-atmosphere methane exchange in undisturbed and burned Mediterranean shrubland of southern Italy. Ecosystems 8: 182-190. Cameron m. Pittelkow*, Maria A. Adviento – Borbe, James E. Hill, Johan Six, Chris van Kessel, Bruce A. Linquist. Agriculture, Ecosystems and Environment 177 (2013) 10- 20. Chandrasekaran S. and Tomio Yoshida, 1972. Effect of organic axit transformations in submerged soils on growth of the rice plant. Soil Sci. Plant Nutr., 19 (1), 39-45, 1973. Cheng-Fang L, Dan-Na Z, Zhi-Kui K, Zhi-Sheng Z, Jin-Ping W, et al. (2012) Effects of Tillage and Nitrogen Fertilizers on CH4 and CO2 Emissions and Soil Organic Carbon in Paddy Fields of Central China. PLoS ONE 7(5): e34642. doi:10.1371/journal. pone. 0034642. Corton T. M. , J. B. Bajita1, F. S. Grospe1R.R. Pamplona1, 2, C. A. Asis Jr. 1, 3, R. Wassmann 2,4, R.S. Lantin2 & L. V. Buendia 2. Methane emission from irrigated and intensively Central Luzon (Philippines). Nutrient Cycling in Agroecosystems 58:37–53, 2000. © 2000 Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands. Managed 134 De Datta S. K. (1980), Principle and practices of rice production, Jone Wiley & Sons, Inc., pp.89-145. De datta, S. K. Bures, R. J. Samson and Wang Kai-Rong, 1987. Nitrogen use efficiency and N15 balances in Broadcast seeded flooded and transplanted rice. Soil Sci. Soc. Am. J. 52: 849-855. Dent D.L. (1986), Axit sulphate soils: a baseline for research and development. ILRI publication 39, Wageningen, The Netherlands. Dobermann A. and T. Fairhurst, 2000. Rice nutrient disorders and nutrient management. IRRI-Philippines. Potash & Phosphate Institute (PPI) and Potash Institute of Canada (PPIC), pp, 32-37. Elkhatib E. A., (2007). Simultaneous Determination of Low Molecular Weight Organic Axits in Soil Solution by Ion Chromatography. Journal of Plant Nutrition and Soil Science (Impact Factor: 1.66). 01/2007; 153(3):201 - 205. Fageria N. K., V. C. Baligar. and R. J. Wright (1988), Alumium toxicity in crop plants. Fu, M.H., Xu, X.C., Tabatabai, M. A. 1978. Effect of pH on nitrogen mineralization in crop-residue-treated soil. Department of Agronomy, Iowa State University, Ames, IA 50011, USA. Gomes J., C. Bayer, F.S. Costa, M.C. Piccolo, J.A. Zanatta, F.C.B. Vieira and J. Six, 2009. Soil nitrous oxide emissions in long-term cover crops-based rotations under subtropical climate. Soil Tillage Res, 106:36-44. Gregorich, E.G., Rochette, P., VandenBygaart, A. J. & D. A. Angers, 2005. Greenhouse gas contributions of agricultural soils and potential mitigation practices in eastern Canada. Soil Till. Res. 83, 53–72. Griggs D.J., M. Noguer, P.J. van der Linden, X. Dai, K. Maskell, and C.A. Johnson, (eds.)], Cambridge University Press. 881 pp. Hayashi K, Kawaide H, Notomi M, Sakigi Y, Matsuo A, Nozaki H, 2006, Identification and functional analysis of bifunctional ent-kaurene synthase from the moss Physcomitrella patens. FEBS Lett 580: 6175–6181 Hou, A., Akiyama, H., Nakajima, Y., Sudo, S., H. Tsuruta, 2000. Effects of urea form and soil moistures on N2O and NO emissions from Japanese Andosols. Chemophere: Global Change Science 2, 321-327. IPCC, 2001a. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Houghton, J.T., Y. Ding]. IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change[Parry, M.L., O.F. Canziani, J.P Palutikof, P.J. van der Linden, 135 C.E. Hanson (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA. IPCC, 2001b. Climate Change 2001: The scientific basis. Cambridge Univ, Press, UK. Available at ( IPCC, 2012. Standard Methodology. EB68, Annex 24. Jacq, V.A. , K. Prade and J.C.G. Ottow, 1992. Iron Sulphide Accumulation in The Rhizospere of Wet Land Rice (Oryza sativa L.) As The Result of Microbial activities. Development in Geochemistry No.6. Elsevier Publication 1992. Jain N. et al. 2004. Emission of methane in rice field: a review. Journal of Scientific and Industrial Research. Vol. 63, February 2004, pp.101-115. Janzen, H.H., C.A. Campbell, R.C. Izaurralde, B.H. Ellert, N. Juma, W.B. McGill and R.P. Zentner, 1998. Management effects on soil C storage on the Canadian prairies. Soil Tillage Res. 47: 181–195. Jianwen Zoua, Yao Huanga, Xunhua Zheng, Yuesi Wang, 2007. Quantifying direct N2O emissions in paddy fields during rice growing season in mainland China: Dependence on water regime. Atmospheric Environment 41 (2007) 8030–8042 Johnson – Beebout, S. E., Angeles, O. R., Alberto, M.C.R. & Buresh, R.J. (2009). Simultaneous minimization of nitrous oxide and methan emission from rice paddy soils is improbable due to redox potential changes with depth in a greenhouse experiment without plants. Geoderma 149 (1): 45-53 Joshi, M.M, I.K.A Ibrahim và J.P. Hollis, 1975. Hydrogen Sulphide: Efect on the Physiology of Rice Plant and Relation to Straighthead Disease. Phytopathology 65:1165-1170. Kasimir-Klemedtsson, A., L. Klemedtsson, K. Berglund, P. Martikainen, J. Silvola, and O. Oenema, 1997. Greenhouse gas emissions from farmed organic soils: a review. Soil Use Manage. 13: 245–250. Khalil, M.A.K. and M.J. Shearer, 2006. Decreasing emissions of methane from rice agriculture. In Greenhouse Gases and Animal Agriculture: An Update. Soliva, C.R., J. Takahashi, and M. Kreuzer (eds.), International Congress Series No. 1293, Elsevier, The Netherlands, p: 33-41. Kimura M., Tun C. C. (1999), “Microscopic observation of the decomposition process of leaf sheath of rice srtaw and colonizing microorganisms during the cultivation period of paddy rice”, Soil Science and plant nutrition no. 45 (2), pp.427-438. Landon, 1991.Booker tropical soil manual, Longman Scientific and Technical, Hong Kong. P: 106-156. Lindsay W.L. 1979. Chemical equilibria in Soil. John Wiley & Sons, New York, USA, 449p. 136 Lindau, C.W., P.K. Bollich, R.D. DeLaune, W.H. Patrick and V.J. Law (1991). Effect of urea fertilizer and environmental factors on methane emissions from a Louisiana, USA rice field. Plant and Soil 136: 195-203. Linquist Bruce A., Maria Arlene Adviento-Borbea, Cameron M. Pittelkowa, Chris van Kessela, Kees Jan van Groenigen. Fertilizer management practices and greenhouse gas emissions from rice systems: A quantitative review and analysis. Field Crops Research 135 (2012) 10–21. 2012 Elsevier publisher. Linquist, Merle M. Anders, Maria Arlene A. Adviento-Borbe1, Rufus L. Chaney, L. Laniernalley, Elietef. F. Darosa and Chris Van Kessel1, 2014. Reducing greenhouse gas emissions, water use, and grain arsenic levels in rice systems © 2014 John Wiley & Sons Ltd., Global Change Biology, doi: 10.1111/gcb.12701. Lu, Y., R. Wassmann, H.U. Neue and C. Huang (1999) Impact of Phosphorus Supply on root Exudation, Aerenchyma Formation and Metheane Emission of Rice Plants: Biogeochemistry, 1999, V47, N2 (Nov),p203-218, ISSN: 0168-2563; Kluwer Academic Publ, Spuiboulevard 50, PO BOX 17, 3300 AA, Dordrecht, Netherlands. Luo L.1, Motohiko KONDO and Sumio ITOH. The impact of long - term consecutive different N source management practices on greenhouse gases emission from paddy field. Makoto Kimura, Tomomi Minoda và Jun Murase, 1993. Water-Soluble Organic Materials in Paddy Soil Ecosystem. Soil Sci. Plant Nutr. 39 (4), 713-724, 1993. Macario Bacilio-Jimenez, Sara Aguilar-Flores, Elsa Ventura-Zapata, Eduardo Perez- Campos, Stephane Bouquelet và Edgar Zenteno, 2003. Chemical Characterization of Root exudates from rice (Oryza sativa) and their effect on the chemotactic response of endophytic bacteria. Plant and Soil 249: 271-277, 2003. ©2003 Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands. Muhammad Aslam Ali, M. Anamul Hoque, Pil Joo Kim. Mitigating Global Warming Potentials of Methane and Nitrous Oxide Gases from Rice Paddies under different irrigation regimes. MBIO 2013, 42:357–368DOI 10.1007/s13280-012-0349-3. The royal Swedish academy of sciences. Mitsch W. and Gosselink J.G. (2000), Wetlands, John Wiley &Sons, Inc., pp. 155-189. Mosier, A.R., J.M. Duxbury, J.R. Freney, O. Heinemeyer, K. Minami and D.E. Johnson, 1998. Mitigating agricultural emissions of methane.Climatic Change, 40: 39-80. Mosier, A. and C. Kroeze, 2000. Potential impact on the global atmospheric N2O budget of the increased nitrogen input required to meet future global food demands. Chemosphere-Global Change Science, 2, pp: 465-473. Mosier, A., Schimel, D., Valentine, D., Bronson, K., W. Parton, 1991. Methane and nitrous oxide fluxes in native and cultivated grassland. Nature 350, 330–332. 137 Nguyen Thach Can and Nguyen Thi Lang (2004), “Indentification of rice genotypes adapted to adverse soil in Mekong delta”, Omorice Journal 12, Cuu Long Rice Research Institute (CLRRI), pp. 154-156. Nguyen Bao Ve (1996), Chacracterzation of two humic axit fractions and their contribution to soil nitrogen supplying capacity of tropical lowland rice soils, Doctoral thesis of philosophy in soil science, University of the Philippines, Los Banos, pp.88-91. Nguyen Thach Can and Nguyen Thi Lang (2004), “Indentification of rice genotypes adapted to adverse soil in Mekong delta”, Omorice Journal 12, Cuu Long Rice Research Institute (CLRRI), pp. 154-156. Nue U. and Roger P.A 1995. Rice Agriculture: Factors Controlling Emission. Atmospheric methane Sources, Sinks, and Role in Global Change. NATO ASI Series, Vol 113. Springer-Verlag Berlin Heidelberg 1993. Olk, D. C., K. G. Cassman. 2002. The role of organic matter quality in nitrogen cycling and yield trends in intensivety cropped paddy soils. In the 17th World Congress Soil Science, 14-21 August 2002. Thailand, pp. 1355. Organic axits in a flooded soil receiving added rice straw and their effect on the growth of rice. Soil Science and Plant Nutrition, V.17, 1971. Pandeya A., Van Trinh Maib, Duong Quynh Vua, Thi Phuong Loan Buib, Thi Lan Anh Mai, Lars Stoumann Jensena, Andreas de Neergaarda,*. Organic matter and water management strategies to reduce methaneand nitrous oxide emissions from rice paddies in Vietnam. Agriculture, Ecosystems and Environment 196 (2014) 137–146. @ 2014 Elsevier B.V. Patrick Jr. W. H. and Reddy, C. N., Chemical changes in rice soils. In Soils and Rice, International Rice Research Institute, Manila, Philippines, 1978, pp. 361–379. Pittelkow Cameron M., Maria A. Adviento-Borbe, James E. Hill, Johan Six,Chris van Kessel, Bruce A. Linquist. Yield-scaled global warming potential of annual nitrous oxide and methane emissions from continuously flooded rice in response to nitrogen input. Agriculture, Ecosystems and Environment 177 (2013) 10– 20. 2013 Elsevier B.V. Ponnamperuma, F. N. (1972), The chemistry of submerged Soils. Advances on Agronomy, Academic Press, pp.29-96. Ponnamperuma F.N. (1985), “Chemical kineties of wet rice soil relatives to soil fertility”. In Proceeding of Wetland soils: characterization classification and utilization. IRRI, Los Banos- Languna, Philippines, pp. 71-87. Ponnamperunma F. N., 1980. Nitrogen supply in tropical wetlvai rice soils. In Proceeding of the special workshop on nitrogen fixation and unilization in rice fields. Inter Rice Res. Inst 8-30, April, 1980, Los Banos, Philippines, 18p. 138 Ponnamperuma F.N. (1985), “Chemical kineties of wet rice soil relatives to soil fertility”. In Proceeding of Wetland soils: characterization classification and utilization. IRRI, Los Banos- Languna, Philippines, pp. 71-87. Ronaldir Knoblauch, Paulo Roberto Ernani, Francisco Carlos Deschamps, Luciano Colpo Gatiboni, Timothy Wayne Walker, Kesia Silva Lourenco, Agostinho Martins & Angelica Pegoraro, 2014. Rice Straw Incorporated Just Before Soil Flooding Increases Acetic Acis Formation and Decreases Available Nitrogen. R. Bras. Ci. Solo, 38:177-184, 2014. Robertson, G.P and P.R. Grace, 2004. Greenhouse gas fluxes in tropical and temperate agriculture: the need for a full-cost accounting of global warming potentials. Environ. Dev. Sustain. 6: 51–63 Rustad, L.E. and I.J. Fernandez, 1998. Experimental soil warming effects on CO2 and CH4 flux from a low elevation spruce-fir forest soil in Maine, USA. Global Change Biology 4: 597-605. Sass, R.l., F.M. Fisher, Y.B. Wang, F.T. Turner, and M.F. Jund. Methane emission from rice fields: The effect of floodwater management. Global Biogeochemical Cycles 6, 249-262, 1992. Sass, R.L. (1994) Short summary chapter for methane. In: CH4 and N2O: Global Emissions and Controls fromRice Fields and Other Agricultural and Industrial Sources. K. Minami, A. Mosier and R. L. Sass, eds.NAIES. Yokendo Publishers, Tokyo. p. 1-7. Schütz, H., W. Seiler, and R.Conrnad. Processes involved in formation and emission of methane in rice paddies. Biogeochemistry 7, 33-53, 1989. Seiler, W., A. Holzapfel-Pschorn, R. Conrad and D. Scharfe (1984). Methane emission from rice paddies. Journal of Atmospheric Chemistry 1: 241-268. Shahrear Ahmada, Chengfang Lia, Guangzhao Dai, Ming Zhan, Jinping Wang,Shenggang Pan, Cougui Cao 2009. Greenhouse gas emission from direct seeding paddy field under different ricetillage systems in central China. Soil & Tillage Research 106 (2009) 54–61.@2009 Elsevier B.V. Shuwei Liu, Ling Zhang, Jingyan Jiang, Nannan Chen, Xiaomei Yang, Zhengqin Xiong, Jianwen Zou. Methane and nitrous oxide emissions from rice seedling nurseries underfloodingand moist irrigation regimes in Southeast China. Science of the Total Environment 426 (2012) 166–171. © 2012 Elsevier B.V. Singh, S.N, V. Amitosh, T. Larisha and Y. Sumit, 2006. Temporal changes in N2O efflux from cropped and fallow agricultural fields. Agriculture, Ecosystems and Environment 116 (2006) 209–215. Smith, W.N., R.L. Desjardins, and E. Pattey. 2000. The net flux of carbon from agricultural soils in Canada 1970–2010. Glob. Change Biol. 6:557– 568. 139 Smith, K.A., T. Ball, F. Conen, K.E. Dobbie, J. Massheder and A. Rey, 2003. Exchange of greenhouse gases between soil and atmosphere: interactions of soil physical factors and biological processes. European Journal of Soil Science 54: 779–791. Smith, K.A. and F. Conen, 2004. Impacts of land management on fluxes of trace greenhouse gases. Soil Use and Management, 20: 255-263. Smith, P., D. Martino, Z. Cai, D. Gwary, H.H. Janzen, P. Kumar, B.A. McCarl, S.M. Ogle, F. O’Mara, C. Rice, R.J. Scholes, O. Sirotenko, M. Howden, T. McAllister, G. Pan, V. Romanenkov, U.A. Schneider, and S. Towprayoon, 2007b. Policy and technological constraints to implementation of greenhouse gas mitigation options in agriculture. Agriculture, Ecosystems and Environment, 118, pp. 6-28 Silva. C., Marco Luna Guido, Juan Manuel Ceballos, Rodolfo Marsch, Luc Dendooven, 2008. Production of carbon dioxide and nitrous oxide in alkaline saline soil of Texcoco at different water contents amended with urea: A laboratory study. Soil Biology & Biochemistry 40 (2008) 1813– 1822. Suratno, W. , D. Murdiyarrso, F.G. Suratmo, I. Anas, M.S. Saeni và A.Rambe, 1998. Nitrous oxide flux from irrigated rice field in West Java. Environment Pullution 102, S1 (1998) 159-166. ELSEVIER.. Suvendu Das , Tapan K. Adhya, 2014. Effect of combine application of organic manure and inorganic fertilizer on methane and nitrous oxide emissions from a tropical flooded soil planted to rice. Geoderma 213 (2014) 185–192. Tanaka A. (1978), “Role of organic matter”, In Soils and rice, IRRI, Philippines, pp. 605- 618. Tinh, T. K, 1999. Reduction Chemistry of Axit Sulfate Soils. Doctoral thesis. Swedish University of Agricultural Sciences. Uppsala 1999. Towprayoon S. , K. Smakgaha, S. Poonkaeb 2005. Mitigation of methane and nitrous oxide emissions from drained irrigated rice fields. Chemosphere 59 (2005) 1547– 1556. 2005 Elsevier Ltd. Tran Thi Ngoc Son, Luu Hong Man, Cao Ngoc Diep, Tran Thi Anh Thu and Nguyen Ngoc Nam, 2008. Bioconversion of paddy straw and biofertilizer for sustainable rice baced cropping systems. A Journal of the Cuu Long Delta Rice Research Institute. ISSN 1815-4662, Issue 16, Omonrice 16:57-70. Tran Quang Tuyen and Pham Sy Tan, 2001. Effect of straw management, tillage practices on soil fertility and grain yield of rice. Omonrice, 9: 74-78. Tun C.C. and Kimura M. (2000), “Microscopic observation of the decomposition process of leaf sheath of rice srtaw and colonizing microorganisms in a Japanese paddy field soil during the cultivation period of paddy rice”, Soil Science and plant nutrition no. 46(1), pp.127-137. 140 USDA-ARS GRACE net Chamber-based Trace Gas Flux Measurement Protocol. April 24, 2003. Trace Gas Protocol Development Committee1. Wickham T.H. and C.N. Sen, 1978. Water management for lowland rice: Water requirements and yield response. In Soils and Rice. International Rice Research Institute, Laguna, Philippines. Pp 649-670. Wassmann, R. H. U. Neue, R. S. Lantin, L. V. Buendia and H. Rennenberg (2000a) Characterization of methane emissions from rice fields in Asia. I. Comparison among field sites in five countries. Nutrient Cycling in Agroecosystems 58: 1-12, demic Publishers, The Netherlands. Wang Mingxing, Dai Aiguo, Huang Jun, Ren Lixin Shen Renxing, H. Schutz, W. Seiler, R.A. Rasmussen and M.A.K Khalil. Estimate on Methane Emission from China. Chinese Journal of Atmosphereic Sciences. Volume 17, No.1, pp49-62 Watanabe I. (1984), “ Anaerobic decomposition of organic matter in flooded rice soils”, In Organic matter and rice, IRRI, Philippines, pp. 237-258. Wickham T.H. and C.N. Sen, 1978. Water management for lowland rice: Water requirements and yield response. In Soils and Rice. International Rice Research Institute, Laguna, Philippines. Pp 649-670. Xing G.X., S.L. Shi, G.Y. Shen, L.J. Du & Z.Q. Xiong, 2002. Nitrous oxide emissions from paddy soil in three rice-based cropping systems in China. Nutrient Cycling in Agroecosystems 64: 135–143, 2002. © 2002 Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands.135 Xing Guangxi, Xu Zhao, Zhengqin Xiong, Xiaoyuan Yan, Hua Xu, Yingxin Xie, Shulian Shi. 2009. Nitrous oxide emission from paddy fields in China. Acta Ecologica Sinica 29: 45–50. Xu, H.*Z. C. Cai, and H. Tsuruta. Soil Moisture between Rice-Growing Seasons Affects Methane Emission, Production, and Oxidation. Soil Sci. Soc. Am. J. 67:1147–1157 (2003). XuA. H., Z. C. CaiA, X. P. LiA, and H. TsurutaB 2000. Effect of antecedent soil water regime and rice straw applicationtime on CH4 emission from rice cultivation. Aust. J. Soil Res., 2000, 38, 1-12. Yagi K. & Katsuyuki Minami 1990. Effect of organic matter application on methaneemission from some Japanese paddy fields. Soil Sci. Plant Nutr., 36 (4), 599-610, 1990. Yanmei Qin & Shuwei Liu &Yanqin Guo & Qiaohui Liu & Jianwen Zou. Methane and nitrous oxide emissions from organic and conventional rice cropping systems in Southeast China. Biol Fertil Soils (2010) 46:825–834 DOI 10.1007/s00374-010- 0493-5. 141 Yamane. (1978), Electrochemical changes in rice soils. In International Rice Research Institute. Soil and rice. Philippines, pp. 381-389. Yoshida S., 1981. Cơ sở khoa học về cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế. (Người dịch: Trần Minh Thành, Trường Đại học Cần Thơ). Trang 105-256. Yu, K. (2011). Redox potential control on cumulative global warming potentials from irrgated rice fields. In Understanding Greenhouse Gas Emissions from Agricultural Management, 121-134 (Eds L. Guo, A. Gunasekara and L. McConnell) American Chemical Society. Yuichiro Furukawa & Kazuyuki Inubushi 2004. Effect of application of iron materials on methane and nitrous oxide emissions from two types of paddy soils. Soil Sci. Plant Nutr., 50(6), 917-924, 2004. Taylor & Francis Publisher. Yuchun Ma & Jinyang Wang & Wei Zho u& Xiaoyuan Yan & Zhengqin Xiong 2011. Greenhouse gas emissions during the seedling stage of rice. Biol Fertil Soils DOI 10.1007/s00374-011-0656-z. Zucong Cai, Guangxi Xing, Xiaoyuan Yan, Hua Xu, Haruo Tsuruta, Kazuyuki Yagi 3 and Katsuyuki Minami. Methane and nitrous oxide emissions from rice paddy fields as affected by nitrogen fertilisers and water management. Plant and Soil 196:7–14, 1997.@ 1997 Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands. Zucong Cai, Ronald J. Laughlin, R. James Stevens, 2001. Nitrous oxide and dinitrogen emissions from soil under different water regimes and straw amendment. Chemosphere 42 (2001) 113-121 Zubin Xie &Yanping Xu&Gang Liu&Qi Liu&Jianguo Zhu&Cong Tu&James E. Amonette&Georg Cadisch & Jean W. H. Yong & Shuijin Hu Impact of biochar application on nitrogen DOI 10.1007/s11104-013-1636-x. Springer Sciencenutrition of rice,greenhouse-gas emissions and soil organic carbon dynamicsin two paddy soils of China. Plant Soil (2013) 370:527–540. Zschornack T.(2), Cimélio Bayer (3), Josiléia Acordi Zanatta (4), Frederico Costa Beber Vieira (5)& Ibanor Anghinoni 2010. Mitigation of methane and nitrousoxide emissions from flood-irrigatedrice by no incorporation of wintercrop residues into the soil (1). R. Bras. Ci. Solo, 35: 623-634, 2011. https://www.ars.usda.gov/anrds/gracenet/gracenet-protocols/ TIẾNG VIỆT Bùi Đình Dinh, Hồ Quang Đức, Bùi Huy Hiền Và Trần Thúc Sơn (2003), “Đất Lúa Việt Nam”, Cây Lúa Việt Nam Thế Kỷ 20, Tập III, Nguyễn Văn Luật: Chủ Biên, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.37-43. Cao Văn Phụng, 2014. Climate Change affecting land use in the Mekong Delta. 142 Dương Minh Viễn, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Phạm Văn Kim, Dương Minh, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Minh Đông và Trần Bá Linh, 2007. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía. Đề tài ươm tạo công nghệ, bộ môn Khoa Học Đất & Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Đỗ Thị Thanh Ren, Ngô Ngọc Hưng, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa (2004), Phì nhiêu đất. Bộ Môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai. Khoa Nông Nghiệp.Trường Đại Học Cần Thơ. Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011 đã phê Đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Quyết định 158/2008/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/12/2008 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất liếp vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tai huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và biện pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ Khoa Học Đất. Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai. Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng.Trường Đại Học Cần Thơ. Hồ Văn Thiệt, 2015. Sử dụng phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất, phẩm chất trái măng cụt (Garcinia mangostana L.) và chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) tai huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luận án tiến sĩ Khoa Học Đất. Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai. Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng.Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Huy Bá (1982), Những vấn đề đất phèn Nam bộ. NXB. TP. Hồ Chí Minh. Lê Huy Bá (1996), Sinh thái môi trường đất. NXB Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, tr 55- 94. Lê Văn Khoa, 2000. Giáo trình môn học hoá – lý đất.Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Văn Khoa, 2004 Sự nén dẽ đất trồng lúa thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, Tạp chí khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ. Mai Văn Quyền (2002), 160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, Nxb. Nông nghiệp -Thành phố Hồ Chí Minh, tr 40-55. Mai Văn Trịnh (2014). Phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa và các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Hội thảo “Công nghệ sinh học – hướng phát triển cho tương lai”. Đại học Cần Thơ ngày 18/08/2014. Nguyễn Hữu Chiếm, Trần Chấn Bắc, Trần Quang Tuyến và Lê Văn Dũ (1999), Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của thâm canh lúa ba vụ đến môi trường sinh thái nông nghiệp tai một số điểm ở ĐBSCL. Báo cáo kết quả thực tập đề tài cấp bộ 1997 – 1999, Trường Đại học Cần Thơ, tr. 38. 143 Nguyễn Việt Anh, 2010. Một số kết quả nghiên cứu về quản lý nước mặt ruộng nhằm giảm phát thải khí mêtan, tiết kiệm nước và không giảm năng suất lúa trên đất phù sa trung tính Đồng bằng sông Hồng. Hội thảo Chế độ tưới và quản lý thủy nông có sự tham gia đối phó với hạn hán. Nguyễn Mỹ Hoa (2010). Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng và quản lý đất phèn vùng ĐBSCL, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. năng suất lúa trên đất phèn và phù sa ở Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Kiều, (2014). “Nghiên cứu các giải pháp giảm ngộ độc hữu cơ cho lúa trên vùng canh tác lúa 3 vụ ở Hậu Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 18/2014, tr.18-26. Nguyễn Thị Kiều, Phan Văn Trạng và Trần Kim Tính (2015). Phương pháp xác định axit hữu cơ trong dung dịch đất ở ruộng lúa có vùi rơm rạ tươi phân huỷ ở điều kiện yếm khí, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 23/2015. tr.60-67. Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Sỹ Tân và Trần Quang Giàu, 2009. Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng và năng suất lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 11: 168-175. Nguyễn Thành Hối và Nguyễn Bảo Vệ. 2010. Ảnh hưởng của biện pháp rút nước trên đất phèn ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi đến năng suất lúa trong chậu. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 15b. Trang: 206-212. Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 1/7/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999.Giáo trình đất.NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Ngô Ngọc Hưng, 2004. Ảnh hưởng của thời kỳ bón phân urea trên hoạt động phiêu sinh thực vật và sự mất đạm ruộng lúa.Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Số 02/2004. Trang 202-203. Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị Gương, 2007. Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân xanh trong cải thiện một số tính chất hóa học và sinh học đất. Tạp chí Khoa học Đất Việt Nam, ISSN 0868-3743. Số 27: 68-72. Nguyễn Thành Hối (2008), Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng của lúa (Oryza sativa L.) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ Nguyễn Đức Thuận, 2009. Nghiên cứu các giải pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trên vùng đất phèn trồng 3 vụ lúa tại tỉnh Đồng Tháp. Đề tài cấp tỉnh Đồng Tháp. Ngô Ngọc Hưng (2009). Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 2009: 471 trang. 144 Nguyễn Mỹ Hoa, Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh (2012). Giáo trình Hóa lý đất, NXB Đại học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng, 2014. Ảnh hưởng của biện pháp tưới tiết kiệm và vùi rơm đến sự phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa Đông Xuân trên đất phù sa ở Vĩnh Long. Tạp chí nông nghiệp & phát triển nông thôn. ISSN 1859-4581: 31- 37. Phan Thị Công, 2005. Phân hữu cơ và đất lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, 2006. Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trần Kim Tính (2000), Giáo trình Thổ Nhưỡng. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, Lưu hành nội bộ, tr. 102-115. Trần Kim Tính (2005), Những vấn đề chuẩn bị đất và giống cho vụ Hè Thu 2005. Báo điện tử Cần Thơ, ngày 28/3/2005. Trần Kim Tính (2013), Tài liệu tập huấn, Dự án Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam (VLCRP). Trần Thành Lập, 1998. Bài giảng Nông Hoá. phần 2 – Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại Học Cần Thơ. Trần Thị Ngọc Huân và ctv., 2010. Ảnh hưởng của mật độ sạ, phương pháp bón N và chế độ tưới đến năng suất, hiệu quả sử dụng nước và lợi nhuận trong sản xuất lúa cao sản. Tạo chí Omon Rice. Trần Bá Linh và Võ Thị Gương, 2013. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng giữ nước và độ bền cấu trúc đất trồng cây ăn trái, tiêu và rau màu ở Đồng bằng sông Cữu long. Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT, ISSN 1859-2333. Số 25: 208-213. Trần Văn Chính, 2006. Giáo trình thổ nhưỡng học. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I. Trần Thị Ngọc Sơn, Trần Thị Anh Thư, Cao Ngọc Điệp, Lưu Hồng Mẫn và Nguyễn Ngọc Nam, 2011. Hiệu quả của phân hữu cơ và phân vi sinh trong sản xuất lúa và cây trồng cạn ở ĐBSCL. Hội thảo – Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trương Thị Nga, 2013. “Nghiên cứu sự phát thải của các khí nhà kính trong quá trình đốt rơm rạ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học - Trường Đại học Cần Thơ: 61-71. Võ Thị Gương, 2002. Giáo trình chất hữu cơ và độ phì nhiêu đất. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. Võ Thị Gương (2005), “ Các bất lợi về đất và biện pháp cải thiện trong canh tác lúa ba vụ”, Hội thảo khoa học về Giảm những trở ngại đất phục vụ sản xuất lúa bền vững ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, Chương trình hợp tác Đại học Cần Thơ với Đại học Gent và Đại học Leuven của Bỉ (VLIR-R3).Võ Thị Gương (2005), “ Các bất 145 lợi về đất và biện pháp cải thiện trong canh tác lúa ba vụ”, Hội thảo khoa học về Giảm những trở ngại đất phục vụ sản xuất lúa bền vững ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, Chương trình hợp tác Đại học Cần Thơ với Đại học Gent và Đại học Leuven của Bỉ (VLIR-R3). Võ Thị Gương, 2010. Giáo trình chất hữu cơ trong đất. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh-2010. Nguyễn Hữu Chiếm, Trần Chấn Bắc, Trần Quang Tuyến và Lê văn Dũ (1999), Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của thâm canh lúa ba vụ đến môi trường sinh thái nông nghiệp tai một số điểm ở ĐBSCL. Báo cáo kết quả thực tập đề tài cấp bộ 1997 – 1999, Trường Đại học Cần Thơ, tr. 38.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_phap_ky_thuat_giam_luong_axit_huu_co_va_phat_th.pdf
  • docxThongtinluanan_En.docx
  • docxThongtinluanan_Vi.docx
  • pdfTomtatluanan_En.pdf
  • pdfTomtatluanan_Vi.pdf
Luận văn liên quan