Luận án Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non hệ cao đẳng, trường đại học Đồng Nai

1/ RLNVSP còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành còn ít, chưa có chương trình RLNVSP cụ thể, rõ ràng. 2/ Kết quả kiểm tra đánh giá thông qua các kỳ thi học phần là chủ yếu các câu hỏi về lý thuyết chưa có thực hành. 3/ Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp với nội dung bài học. 4/ Trình độ tin học, ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế. 5/ Hiểu biết về quá trình RLNVSP của một số sinh viên còn chưa đúng. 6/ Ý thức về tự rèn luyện của 1 số SV chưa cao, còn nhút nhát trong giao tiếp, tập giảng, tham gia các hoạt động . 7/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa cao, và đồng bộ.

pdf126 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non hệ cao đẳng, trường đại học Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tổ bộ môn và BCN khoa, nội dung này sẽ được các giảng viên và tổ trưởng chuyên môn, BCN khoa thảo luận, cân nhắc và đi đến kết luận cuối cùng. 3/ Phòng đào tạo và BGH ký duyệt Các kế hoạch, nội dung được BCN khoa chuyển lên phòng Đào tạo xem xét và trình BGH ký duyệt. Sau khi ký, duyệt các kế hoạch RLNVSP của giảng viên có hiệu lực. Thời gian xem xét phải phù hợp sao cho giảng viên còn soạn giảng. 4/ Nhà trường tạo điều kiện về CSVC và kinh phí, phân thời khóa biểu cho giảng viên thực hiện: 85  Sau khi giảng viên nhận lại kế hoạch RLNVSP thì lên dự trù về CSVC: Phòng rèn kỹ năng, trang thiết bị: âm ly, micro, catset Kinh phí mua thực phẩm, nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi  Giảng viên nộp dự trù cho BCN khoa duyệt. BCN khoa nộp phòng Đào tạo và hiệu phó phụ trách chuyên môn của ngành Giáo dục Mầm non duyệt và chỉ đạo cho các phòng ban có liên quan thực hiện và tạo điều kiện cho giảng viên giảng dạy. 5/ Rút kinh nghiệm Sau mỗi năm học, BCN khoa họp chuyên môn, đánh giá rút kinh nghiệm các kế hoạch giảng viên đã thực hiện trong năm. 3.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập RLNVSP thường xuyên 3.3.3.1. Mục tiêu biện pháp Xây dựng giáo trình bài tập RLNVSP thường xuyên giúp giảng viên và SV chủ động trong việc RLNVSP thường xuyên, tạo điều kiện cho SV suy nghĩ, chọn lọc những kiến thức đã tiếp thu được, tự giải quyết nhưng công việc, tình huống trong nghề nghiệp và cuộc sống. 3.3.3.2. Nội dung biện pháp  Hệ thống các bài tập RLNVSP chung trong hoạt động nghề nghiệp.  Hệ thống các bài tập RLNVSP chuyên ngành đào tạo giáo viên Mầm non. 3.3.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp  BCN khoa Tiểu học - Mầm non kết hợp với tổ TL - GD để hội ý thống nhất xây dựng bài tập RLNVSP.  BCN khoa định hướng cho giảng viên làm đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng bài tập rèn kỹ năng trong các buổi họp chuyên môn và ra thời hạn nộp để xét duyệt trong tổ bộ môn và toàn khoa.  Giảng viên đăng ký đề tài theo tên môn học đảm nhiệm.  BCN khoa đăng ký với phòng nghiên cứu khoa học về đề tài xây dựng bài tập RLNVSP của từng giảng viên bộ môn. 3.3.4. Tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ Để tạo điều kiện cho SV có nhiều cơ hội được nâng cao nghề nghiệp chuyên môn ngoài hội thi NVSP cấp trường được tổ chức 1 năm/lần, thì Khoa TH-MN cần tổ chức ở cấp khoa sau mỗi học kỳ. 86 3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp Hội thi NVSP cuối học kỳ giúp SV rèn luyện kỹ năng sư phạm từng bộ môn vừa được học và có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm rèn kỹ năng của các khóa trước. Giảm bớt áp lực, giảm đầu tư công sức, và chủ động tham gia Hội thi NVSP cấp trường cho các đối tượng tham gia Hội thi NVSP cấp trường. 3.3.4.2. Nội dung biện pháp  BCN khoa xây dựng kế hoạch, trình ký duyệt phòng Đào tạo và BGH.  BCN xây dựng thời khóa biểu và thông báo cho cố vấn học tập, giảng viên các bộ môn, SV.  Triển khai hội thi.  Nhận xét, rút kinh nghiệm. 3.3.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp 1/ BCN khoa xây dựng kế hoạch  BCN khoa và tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch chung RLNVSP học kỳ về thời gian, CSVC, kinh phí (khánh tiết, giải thưởng, bồi dưỡng ban tổ chức, BGK).  Họp chuyên môn đầu năm tổ trưởng chuyên môn dạy các môn chung và các môn chuyên ngành giao cho giảng viên giảng dạy các môn học trong học kỳ đó soạn thảo nội dung hội thi rèn luyện kỹ năng học kỳ, và dự trù CSVC, kinh phí. Sau đó xét duyệt cùng với nội dung RLNVSP môn học mà giảng viên đó tham gia giảng dạy. 2/ BCN trình ký duyệt của phòng Đào tạo và BGH Sau khi giảng viên lập xong kế hoạch, BCN khoa và tổ trưởng chuyên môn xét duyệt xét duyệt và trình phòng Đào tạo và BGH duyệt, ký cho phép khoa được tổ chức hội thi NVSP cuối học kỳ. 3/ Nhà trường chuẩn bị CSVC, kinh phí Dựa vào quyết định của BGH, phòng Đào tạo, các phòng chức năng liên quan: hành chính, thiết bị, tạo điều kiện tối đa cho Hội thi. 4/ Xây dựng thời khóa biểu và cơ cấu ban tổ chức, giám khảo, phục vụ  BCN khoa dựa vào kế hoạch của nhà trường trong mỗi học kỳ của năm học để sắp xếp thời gian tiến hành Hội thi, cơ cấu ban tổ chức, giám khảo, phục vụ, sao cho hợp lý và thông báo cho giảng viên và SV biết để chủ động tham gia hội thi. 87 5/ Triển khai hội thi.  SV tự RLNVSP có sự định hướng, dẫn dắt của giảng viên sao cho hoạt động RLNVSP có sự tham gia của tập thể, nhóm, cá nhân giữa các lớp trong một khóa.  Sau hội thi, có giải thưởng cho tập thể, nhóm, cá nhân SV, để khuyến khích động viên tinh thần cho hội thi lần sau. 6/ Nhận xét, rút kinh nghiệm Nhận xét, rút kinh nghiệm trong buổi chào cờ khoa, sau hội thi NVSP để hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm đã đạt được và chuẩn bị cho Hội thi NVSP tiếp theo. 3.3.5. Phối hợp với các phòng giáo dục và các trường Mầm non trong hoạt động RNVSP cho SV Việc xây dựng được mạng lưới các trường thực hành, TTSP ở các địa phương để tạo nên mối quan hệ tương tác, phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo và thực hành là điều hết sức quan trọng. Từ đó, nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP trong CBQL, giảng viên, SV ngành GDMN trường ĐH Đồng Nai. 3.3.5.1. Mục tiêu biện pháp Nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành”; kết hợp giáo dục trong nhà trường với ngoài xã hội; giúp cho SV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng như góp phần cho trường Đại học Đồng Nai đào tạo ra đội ngũ giáo viên vững vàng về nghề nghiệp chuyên môn. 3.3.5.2. Nội dung biện pháp  Thành lập Ban chỉ đạo thực tập trường Đại học Đồng Nai.  Thành lập Ban chỉ đạo thực tập ở cấp huyện, cấp trường Mầm non.  Phòng Giáo dục các huyện lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức tập huấn cách thức hướng dẫn SV và đánh giá kết quả TTSP cho giáo viên hướng dẫn.  Hiệu phó phụ trách chuyên môn, BCN khoa kết hợp với Phòng Mầm non, Sở Giáo dục - Đào tạo, để trao đổi và cập nhật chuyên môn cho giảng viên, giáo viên. 3.3.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp  Thành lập Ban chỉ đạo thực tập trường Đại học Đồng Nai, Ban chỉ đạo các huyện. Ban chỉ đạo cấp trường đều có cơ cấu cấp Trưởng hoặc Phó Phòng Giáo 88 dục và Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Mầm non nơi có SV TTSP. (Theo quyết định 36/2003/QĐ-BGĐT).  Phòng Giáo dục các huyện lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức tập huấn cách thức hướng dẫn SV TTSP và đánh giá kết quả TTSP cho giáo viên hướng dẫn của các trường Mầm non có SV TTSP vào thời điểm thích hợp.  Trường Đại học Đồng Nai lên kế hoạch đầu tư thêm CSVC trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ cho các trường Mầm non có SV đến TTSP trong mỗi năm học, để họ có điều kiện làm tốt hơn chức năng này. 3.3.6. Thành lập trường thực hành sư phạm cho SV ngành Giáo dục Mầm non Xây dựng trường thực hành thực tập sư phạm cho SV ngành Giáo dục Mầm non, trực thuộc trường Đại học Đồng Nai là điều hết sức cấp thiết, quan trọng trong việc tổ chức hoạt động, quản lý RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non nói riêng và việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục của trường Đại học Đồng Nai nói chung. 3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp  Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia RLNVSP, giảm kinh phí trong việc tổ chức, quản lý hoạt động cho RLNVSP cho SV ngành GDMN.  SV được tiếp cận thực tế nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt song song với từng môn học và quan sát các hoạt động nuôi dạy ở các độ tuổi kịp thời theo yêu cầu của từng bộ môn. 3.3.6.2. Nội dung biện pháp  Hiệu phó chuyên môn kết hợp với BCN khoa, các phòng ban có liên quan: Phòng đào tạo, hành chính,... lập kế hoạch, dự trù kinh phí,... trình BGH duyệt.  Thiết kế, triển khai xây dựng, mua sắm CSVC, trang thiết bị  Tổ chức, sắp xếp nhân sự về CBQL, giáo viên... và tuyển sinh trẻ trong độ tuổi mầm non. 3.3.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp  Hiệu phó phụ trách chuyên môn kết hợp với BCN khoa, các phòng ban có liên quan: phòng đào tạo, hành chính... lập kế hoạch, dự trù kinh phí.  Đảng ủy, BGH duyệt.  Thiết kế: Ngoài kỹ sư thiết kế nên có sự tham vấn của Phòng Giáo dục Mầm non trực thuộc sở GD - ĐT, BCN khoa Tiểu học - Mầm non để thiết kế sao 89 cho phù hợp với đặc thù và sự phát triển của trẻ mầm non tránh thừa, thiếu phòng, và không thuận tiện, hợp lý cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.  Triển khai xây dựng: Phòng hành chính sắp xếp lịch đấu thầu và tiến hành xây dựng trong thời điểm nhất định và có người giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình xây dựng tránh mất mát và thất thoát vật tư xây dựng.  Mua sắm CSVC, trang thiết bị: Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi mầm non của từng nhóm, lớp (Nhóm Bột, nhóm Cháo, lớp Mầm, Chồi, Lá)  Tổ chức, sắp xếp nhân sự và tuyển sinh trẻ mầm non: - Nhân sự: BGH, Phòng hành chính, y tế, bếp ăn, bảo vệ (Có trình độ chuyên môn và quản lý phù hợp với yêu cầu của trường). Giáo viên Mầm non (nên tuyển giáo viên Mầm non giỏi, có tiêu chí rõ ràng về ngoại hình, trình độ...). - Trẻ mầm non: Tuyển sinh đủ các lứa tuổi từ 06 tháng - 72 tháng tuổi. Số lượng trẻ mỗi lớp theo tiêu chuẩn đã quy định của trường thực hành. 3.3.7. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSP Cơ sở vật chất - trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động RLNVSP là điều kiện tất yếu, không thể thiếu để giảng viên thực hiện công việc giảng dạy, SV tiến hành các hoạt động rèn luyện các kỹ năng về nghề nghiệp mang tính đặc thù của ngành GDMN. 3.3.7.1. Mục tiêu biện pháp  Giảng viên và SV có phòng chuyên dụng và các trang thiết bị phù hợp, hợp lý, hiện đại, có kinh phí để mua nguyên vật liệu phục vụ việc rèn luyện kỹ năng theo đặc thù của ngành Giáo dục Mầm non. 3.3.7.2. Nội dung biện pháp  Đề xuất việc xây dựng, mua sắm hệ CSVC, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ tổ chức hoạt động RLNVSP hiệu quả, hợp lý.  Tổ chức quản lý CSVC, trang thiết bị theo hướng hiệu quả và chất lượng.  Hỗ trợ thêm kinh phí cho các hoạt động liên quan đến RLNVSP. 3.3.7.3. Tổ chức thực hiện biện pháp - Trong buổi họp chuyên môn đầu các năm học. BCN khoa kết hợp với tổ TL - GD phổ biến cho giảng viên kế hoạch về CSVC, trang thiết bị cần thiết, kinh phí phục vụ cho từng môn học trong năm và thời gian nộp kế hoạch. 90 - BCN khoa thống kê CSVC, trang thiết bị, kinh phí và trình phòng Đào tạo, phòng kế hoạch hành chính, BGH duyệt. - Phòng kế hoạch hành chính chịu trách nhiệm sắp xếp CSVC và mua sắm mới và bổ sung trang thiết bị sao cho hiện đại, phù hợp, chất lượng và bàn giao cho BCN khoa và hướng dẫn trực tiếp, và bằng văn bản cách sử dụng, bảo trì, bảo quản. - BCN khoa giao cho các giảng viên có liên quan để giữ và bảo quản.  Tổ chức quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị theo hướng hiệu quả và chất lượng: - Buổi chào cờ đầu năm học mới. BCN khoa mời nhân viên phòng thiết bị hướng dẫn giảng viên, SV về trách nhiệm giữ gìn tài sản chung và sử dụng CSVC, trang thiết bị, cách bảo quản, vệ sinh - Cơ sở vật chất, trang thiết bị hư hỏng phải được phòng thiết bị sửa chữa và thay thế kịp thời. - Mỗi phòng thực hành, phòng học nên có nội quy, hướng dẫn sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao ý thức, kiến thức cho người sử dụng. - Cuối năm học, BCN khoa rà soát, kiểm tra, thống kê trang thiết bị cần sửa chữa, thay thế, bổ sung, để năm học mới chủ động về CSVC, trang thiết bị cho SV RLNVSP.  Hỗ trợ thêm kinh phí cho các hoạt động liên quan đến hoạt động RLNVSP.  BCN khoa có kế hoạch đưa dự trù kinh phí từng môn học trình phòng Đào tạo, phòng kế hoạch hành chính, BGH duyệt. 3.3.8. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP của SV 3.3.8.1. Mục tiêu  Phản ánh đúng thực chất trình độ hình thành những kỹ năng thực hiện các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của SV, định hướng, điều khiển và điều chỉnh các hoạt động dạy và học NVSP.  Đánh giá kết quả thực tập, cán bộ chỉ đạo, giảng viên và giáo viên phải phản ánh đúng thực chất năng lực của SV để SV biết năng lực trình độ của mình, từ đó xác định cho bản thân phương hướng rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 91 3.3.8.2. Nội dung biện pháp  BCN khoa kết hợp với tổ TL - GD xây dựng thành văn bản, triển khai, rút kinh nghiệm cách đánh giá kết quả RLNVSP.  Ban chỉ đạo TTSP phải có kế hoạch mở lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho giáo viên trường thực hành có SV về TTSP về cách hướng dẫn, và đánh giá kết quả TTSP cho SV trước thời điểm SV về TTSP.  Hướng dẫn và đánh giá kết quả RLNVSP và TTSP khách quan thì giảng viên và giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc: 1- Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, công bằng. 2- Nguyên tắc bình đẳng, dân chủ. 3- Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện. 4- Nguyên tắc thực tiễn. 5- Nguyên tắc phát triển. 6- Nguyên tắc phối hợp. 3.3.8.3. Tổ chức thực hiện biện pháp  BCN khoa kết hợp với tổ TL - GD xây dựng thành văn bản và tổ chức triển khai các nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá RLNVSP đồng bộ đến các giảng viên bộ môn chung và chuyên ngành.  Trong các buổi họp chuyên môn, BCN khoa, tổ trưởng tổ TL - GD hướng dẫn, nhắc nhở giảng viên thực hiện tốt các nguyên tắc đánh giá RLNVSP.  Ban chỉ đạo TTSP phải có kế hoạch mở lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho giáo viên trường thực hành có SV về TTSP về cách hướng dẫn, và đánh giá kết quả TTSP cho SV: - Ban chỉ đạo soạn thảo nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên trường thực hành. - Chọn giảng viên cho lớp tập huấn, chọn thời gian tập huấn thích hợp. Nội dung các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện NVSP của SV: 1- Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, công bằng: Căn cứ vào tinh thần, thái độ, hiệu quả công việc mà SV đạt được. Không đánh giá chung chung, trừu tượng mà phải dựa vào nhiệm vụ được giao và sản phẩm cụ thể, có sự thống nhất của tập thể. 92 - Thể hiện tính sư phạm nghiêm túc của giảng viên, giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp. Giảng viên, giáo viên không áp đặt chủ quan, đánh giá theo quan hệ tình cảm, hời hợt, dĩ hòa, vi quý. 2- Nguyên tắc bình đẳng, dân chủ: Giảng viên, giáo viên công khai kết quả đạt được, có nhận xét cụ thể về ưu, nhược điểm trước tập thể. SV được tham gia ý kiến đóng góp và bảo vệ ý kiến của mình. 3- Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện: SV thực hiện đúng đến đâu đánh giá đến đó chứ không xem xét mục tiêu cuối cùng bỏ qua các kết quả mục tiêu trung gian. 4- Nguyên tắc thực tiễn: SV phải tham gia tất cả những hành động, thao tác rèn kỹ năng của các môn học như viết, vẽ, sinh hoạt ngoại khóa, do vậy khi kiểm tra, đánh giá kết quả nên có vấn đáp - thực hành. 5- Nguyên tắc phát triển: Khi đánh giá phải xem xét quá trình phát triển của SV từ khi bắt đầu vào học cho đến khi kết thúc. Năm học sau đòi hỏi cao hơn năm học trước nếu như cơ cùng nội dung RLNVSP. SV tiến bộ thế nào trong quá trình RLNVSP từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và tiếp cận cái mới của trường mầm non từ khi TTSP đến khi kết thúc TTSP. 6- Nguyên tắc phối hợp: Giữa các giảng viên, phòng Đào tạo phải có sự phối hợp, thống nhất để có điểm RLNVSP cho SV trong bảng ghi thành tích học tập để SV thấy được quá trình RLNVSP nghề đạt kết quả ra sao. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 8 biện pháp được nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động RLNVSP sinh viên ngành Mầm non, đã được kiểm chứng từ thực tiễn ở các trường thực hành Mầm non và Khoa Tiểu học - Mầm non, trường ĐH Đồng Nai. Mỗi biện pháp thể hiện một mục tiêu cơ bản, chúng hợp thành hệ thống các biện pháp. Chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng cải thiện được môi trường đào tạo và hỗ trợ tốt cho SV trong hoạt động học tập, nhằm vào mục tiêu quản lý cuối cùng là tạo nên chất lượng quản lý hoạt động RLNVSP cho SV ngành Mầm non. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp chúng sao cho đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. 93 Trong 8 biện pháp đã trình bày, mỗi biện pháp đều có tính độc lập tương đối và có mối quan hệ chặt chẻ với nhau về: Nội dung, mục tiêu, cách tổ chức thực hiện. Các biện pháp đều có sự tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Các biện pháp được xây dựng theo một hệ thống lôgic. Biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, biện pháp này hỗ trợ biện pháp kia. Việc thực hiện tốt các biện pháp nhằm đi đến mục đích: Nâng cao chất lượng RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non, trường Đại học Đồng Nai. Do đó, khi thực hiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non cần phải thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất tất cả các biện pháp đã nêu trên. 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó điều tra thực trạng và đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng RLNVSP cho SV. Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp từ các nhà quản lý, giảng viên, giáo viên. 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm Đánh giá khách quan từ CBQL, giảng viên, giáo viên là những người trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình hướng dẫn SV RLNVSP. Về tính cấp thiết và tính khả thi của 8 biện pháp chúng tôi đưa ra nhằm nâng cao chất lượng RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 3.5.2. Quy trình khảo nghiệm - Xây dựng phiếu khảo nghiệm, sau đó xin ý kiến chuyên gia. - Chọn khách thể khảo nghiệm CBQL, giảng viên, GV tổng cộng là 50 người - Xử lý phiếu điều tra tính theo tỷ lệ %. 3.5.3. Kết quả khảo nghiệm Từ kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 (tr. P2 - PL), cho thấy: a/ Về tính cấp thiết: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng tất cả các biện pháp chúng tôi đưa ra đều cấp thiết và rất cấp thiết, đặc biệt là đối với biện pháp: Nâng cao nhận thức về hoạt động RLNVSP cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và SV (100%); hay biện pháp: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSP thường xuyên (100%) về tính rất cấp thiết rất cao. Riêng 2 biện pháp: Xây dựng bài tập RLNVSP 94 thường xuyên (10%) và tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ (12%) cho là không cấp thiết. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi đây là 2 biện pháp mà trong tất cả các năm học trước chưa có, nên CBQL, giảng viên và giáo viên chưa bao giờ được thực hiện trong quá trình RLNVSP cho SV. Do vậy, đối với một số ít CBQL, giảng viên, giáo viên còn cảm thấy phân vân khi khảo nghiệm. b/ Tính khả thi: Tất cả các ý kiến của CBQL, giảng viên, giáo viên đều cho rằng những biện pháp đưa ra đều rất khả thi và khả thi (100%) trong quá trình thực hiện RLNVSP cho SV. Một số ý kiến khác cho rằng biện pháp: tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ không khả thi (10%), bởi một số ít CBQL, giảng viên, giáo viên cho là khó có sự hỗ trợ của nhà trường về kinh phí cũng như thời gian tổ chức. Nhưng họ không hiểu rằng: đây là biện pháp trong tầm tay của nhà trường có thể làm được và góp phần mang lại hiệu quả, chất lượng cao trong đào tạo nghề cho SV. 95 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non – hệ Cao đẳng, tại trường Đại học Đồng Nai: 1- Nâng cao nhận thức về hoạt động RLNVSP cho CBQL, giảng viên, giáo viên và SV. 2- Xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 3- Xây dựng bài tập RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 4- Tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ. 5- Phối hợp với các phòng giáo dục và các trường Mầm non trong hoạt động RLNVSP cho SV. 6- Thành lập trường thực hành cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 7- Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSP. 8- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện NVSP của SV. Qua quá trình tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình rất cao từ CBQL, giảng viên, giáo viên đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Điều đó cho thấy, các biện pháp đề ra là có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn đào tạo, giáo dục của Khoa Tiểu học - Mầm non. Các biện pháp này có thể áp dụng vào việc nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng của trường Đại học Đồng Nai trong thời điểm hiện nay. 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về mặt lý luận Luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm, nội dung quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng. Phần lý luận đã giúp chúng tôi đi đúng hướng trong việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng thực tiễn kịp thời. 1.2. Về mặt thực tiễn Quá trình khảo sát thực trạng về tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, trường Đại học Đồng Nai, chúng tôi đã tiến hành phân tích, đánh giá những kết quả cũng như mặt hạn chế của nhà trường trong những năm qua. Từ đó, đi tìm những nguyên nhân thành công, hạn chế cũng như việc đề xuất các biện pháp hợp lý, để giúp Khoa Tiểu học - Mầm non nói riêng và trường Đại học Đồng Nai nói chung, nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng. Các biện pháp bao gồm: 1/ Nâng cao nhận thức về hoạt động RLNVSP cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và SV. 2/ Xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 3/ Xây dựng bài tập RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 4/ Tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ. 5/ Phối hợp với các phòng giáo dục và các trường Mầm non trong hoạt động RLNVSP cho SV. 6/ Thành lập trường thực hành cho SV ngành Giáo dục Mầm non. 7/ Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSP. 8/ Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP của SV. Các giải pháp trên đã được khảo nghiệm qua các ý kiến của CBQL, giảng viên, giáo viên và được sự nhất trí cao cả về tính cấp thiết và tính khả thi do các giải 97 pháp đưa ra hệ thống, khoa học phù hợp với thực tế của trường. Như vậy, luận văn đã đi đúng hướng, mục đích ban đầu đề ra. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thay đổi các văn bản quy định về chi phí cho tổ chức hoạt động RLNVSP, vì đầu tư kinh phí cho RLNVSP quá ít, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó khó kích thích được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện tay nghề hay chất lượng cao cho SV cũng như sự nhiệt tình, say mê công việc cho những đối tượng tham gia công tác tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV. - Giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành trong chương trình giáo dục đào tạo. - Khi tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, về ngành Giáo dục Mầm non cần có sự tham gia của các giảng viên trường Đại học sư phạm và giáo viên các trường thực hành. Trên cơ sở đó, để trao đổi, nắm bắt, thống nhất về chuyên môn và hướng dẫn SV RLNVSP đồng bộ tránh trường hợp: trường thực hành đi trước, trường sư phạm theo sau. 2.2. Đối với trường Đại học Đồng Nai - Tuyển sinh đầu vào cho hệ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ngoài trình độ văn hóa, chú ý chặt chẽ tiêu chuẩn về năng khiếu, ngoại hình sao cho phù hợp với đặc thù ngành Giáo dục Mầm non. - Nhà trường cần nâng cao hơn nữa nhận thức cho các đối tượng tham gia công tác RLNVSP, đặc biệt là CBQL; sửa đổi quy chế về kinh phí chi cho việc tổ chức các hoạt động RLNVSP; tăng cường, hỗ trợ thêm CSVC, trang thiết bị, kinh phí chi cho RLNVSP; đặc biệt chú ý việc mua sắm, thay đổi trang thiết bị mới, hiện đại, chất lượng, đồng bộ phù hợp cho đặc thù chuyên môn ngành Giáo dục Mầm non và phải có đội ngũ chuyên trách, được đào tạo bài bản để hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, bảo trì, vệ sinh trang thiết bị. - Nhà trường thường xuyên, liên hệ với Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT để giảng viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. - Phòng Đào tạo, BGH phải quan tâm, chú ý hơn nữa về công tác thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình RLNVSP cho SV. 98 2.3. Đối với Khoa Tiểu học - Mầm non - Tuyển giảng viên mới phải đủ chuẩn, hoặc trên chuẩn về bằng cấp và chú trọng hơn nữa đó là chất lượng chuyên môn của bằng cấp. - CBQL, giảng viên hiện đang giảng dạy cũng phải tạo điều kiện để nâng cao trình độ cho đủ chuẩn, hoặc trên chuẩn. - Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất về nội dung, thời gian tổ chức, quản lý hoạt động RLNVSP của các đối tượng tham gia RLNVSP cho SV. - Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất về CSVC, trang thiết bị và kinh phí đã giao cho giảng viên, văn phòng khoa quản lý. - Sau khi giảng viên đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về, BCN khoa phải nên kế hoạch cho giảng viên này, truyền đạt lại các nội dung đã lĩnh hội được cho các giảng viên không được đi tập huấn. - Tất cả các kế hoạch liên quan đến hoạt động RLNVSP phải được xây dựng từ đầu năm học và thông báo cho giảng viên và SV được biết, để họ chủ động trong kế hoạch cá nhân. - Trong các buổi chào cờ đầu tuần, họp chuyên môn, luôn nhắc nhở giảng viên, SV thực hiện tốt công tác RLNVSP. - Cố vấn học tập trong các buổi sinh hoạt lớp nhắc nhở SV chú trọng việc RLNSVP. 2.4. Đối với các cơ sở TTSP - Lựa chọn các trường đáp ứng được các tiêu chí về CSVC, trình độ chuyên môn của giáo viên... - Lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, và kinh nghiệm RLNVSP cho SV để hướng dẫn SV trong quá trình TTSP. - Giáo viên trường thực hành phải được tập huấn về cách hướng dẫn, đánh giá RLNVSP cho SV trong quá trình thực tập. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1986), Chương trình RLNVSPTX cho SV ĐHSP, số 125 ngày 15/4/1986, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng, được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 01/8/2003, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Điều lệ trường đại học (Ban hành theo quyết định số: 153/2003/QĐ-TTg, ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22/1/2008, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020, được phê duyệt tại Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT, ngày 13/12/ 2011, Hà Nội. 6. Nguyễn Đăng Hải Chánh (2013), Biện pháp quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng Bình Định, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế. 7. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 8. Lê Thị Hiền (2011), Thực trạng công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp ngành Tâm lý –Giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế. 9. Trần Kiểm (2011), Khoa học quản lý Giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Khôi (2011), “Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh”, Tạp chí Giáo dục, 253 (1), tr. 2- 4, Hà Nội. 100 12. Nguyễn Văn Khởi (2011), Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế. 13. Hồ Văn Liên (2002), Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở miền Trung, mã số: B.2000- 09-49, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế. 14. Đỗ Thị Minh Liên (2010), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non - Trường ĐHSP Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 15. A.S. Makarenkô (Thành Văn - Thế Long dịch) (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm (1977), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Phạm Trung Thanh - Nguyễn Thị Lý (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 19. Phạm Thị Lệ Thủy (2012), Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn. 20. Trường Đại học Đồng Nai (2003), Chuẩn đầu ra đào tạo trình độ Cao đẳng sư phạm cho giáo viên ngành Giáo dục Mầm non, số 956/QĐ-ĐHĐN, ngày 28/12/2011, Đồng Nai. 21. Thái Duy Tuyên (2012), Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh - Những phạm trù cơ bản, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 22. Thái Duy Tuyên (2013), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 23. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC P1 PHỤ LỤC 1 CÁC BẢNG ĐIỀU TRA Bảng 2.19. Nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý RLNVSP STT Các nguyên nhân Mức độ Không đồng ý Phân vân Đồng ý SL % SL % SL % 1 SV chưa có ý thức rèn luyện và tự RLNVSP 17 37,0 10 21,7 19 41,3 2 SV chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc RLNVSP 11 23,9 12 29,1 23 50,0 3 SV còn hạn chế về khả năng hát múa, đọc, kể, làm đồ dùng, đồ chơi 5 10,9 11 23,9 30 65,2 4 Các giờ thực hành chưa được giảng viên đầu tư 20 43 8 17,4 18 39,1 5 Một số giáo viên Mầm non của cơ sở thực hành trình độ và kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế 25 55.6 9 20 11 24,4 6 Một số giáo viên Mầm non ở cơ sở thực hành chưa nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn SV TTSP 27 60 5 11,1 13 28,9 7 Kế hoạch, chương trình rèn luyện chưa chi tiết, cụ thể; chưa mang tính hệ thống từ năm 1 đến năm 3 23 50,0 8 17,4 15 32,6 8 Quá trình triển khai hoạt động RLNVSP chưa kịp thời cùng lúc với biên chế năm học 23 50,0 7 15,2 16 34,8 9 Nội dung rèn luyện chưa đáp ứng yêu cầu thực tế 20 43,5 11 23,9 15 32,6 10 Hình thức tổ chức hoạt động RLNVSP chưa đa dạng phong phú 13 28,3 9 19,6 24 52,2 11 CSVC phục vụ cho hoạt động RLNVSP còn chưa đầy đủ, và đảm bảo chất lượng 17 37,0 8 17,4 21 45,7 P2 12 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các lực lượng (Khoa, phòng đào tạo, Tổ bộ môn, Đoàn thanh niên) trong việc tổ chức các hoạt động RLNVSP 15 33,3 12 26,7 18 40 13 Công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý kết quả hoạt động RLNVSP còn chưa khách quan 24 52,2 10 21,7 12 26,1 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp STT Các biện pháp quản lý đề xuất nâng cao chất lƣợng RLNVSP Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức về hoạt động RLNVSP cho CBQL, giảng viên, giáo viên và SV 82 18 0 40 60 0 2 Xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức RLNVSP cho SV ngành Mầm non 46 54 0 16 84 0 3 Xây dựng bài tập RLNVSP 32 58 10 24 70 0 4 Tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ 24 64 12 12 78 10 5 Phối hợp với các phòng GD và các trường mầm non trong hoạt động RLNVSP cho SV 40 60 0 18 82 0 6 Xây dựng trường thực hành, cho SV ngành Giáo dục Mầm non 62 38 0 18 82 0 7 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSP 70 30 0 20 80 0 8 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP của SV 66 34 0 34 66 0 P3 PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho sinh viên ngành GDMN hệ CĐSP) Nhằm xác định các biện pháp tổ chức RLNVSP cho sinh viên (SV) xin bạn vui lòng cộng tác cùng chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Xin cảm ơn sự cộng tác của bạn. Câu 1: Theo bạn, trong quá trình đào tạo ngành GDMN ở trường sư phạm, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) cho sinh viên có tầm quan trọng như thế nào? (Xin đánh dấu X vào câu được chọn). Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 2: Bạn hiểu về nghiệp vụ sư phạm là: (Xin đánh dấu X vào câu được chọn): Nghề nghiệp chuyên môn Thực hành chuyên môn Hiểu cách khác Câu 3: Ý kiến của bạn về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung RLNVSP cho sinh viên ngành GDMN ở trường Đại học Đồng Nai? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Chƣa bao giờ Đôi khi Thƣờng xuyên 1 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 Thực hành giáo dục tại trường Mầm non 3 Rèn kỹ năng: Làm đồ dùng, đồ chơi, hát, múa, cho trẻ. P4 4 Rèn kỹ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi 5 Soạn giáo án, tổ chức các môn học 6 Rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính 7 Rèn kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm 8 Thực hành làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi cho trẻ 9 Tham gia Hội thi NVSP cấp lớp, cấp Khoa 10 Luyện tập các bài hát, múa trong chương trình 11 Rèn kỹ năng ghi chép, nhận xét, rút kinh nghiệm khi dự giờ 12 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp ) 13 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non P5 Câu 4: Bạn đánh giá như thế nào về các kỹ năng nghề nghiệp của SV ngành GDMN trường ĐH Đồng Nai hiện nay? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 2 Tư thế, tác phong của người giáo viên 3 Quản lý lớp học 4 Xử lý các tình huống 5 Giao tiếp, ứng xử 6 Làm đồ dùng đồ chơi 7 Hát, múa, vẽ 8 Nói, đọc kể diễn cảm 9 Phương pháp tổ chức đi dự giờ 10 Sử dụng các phương tiện hiện đại Câu 5: Bạn hãy tự đánh giá kết quả RLNVSP của bản thân ở trường Đại học Đồng Nai: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung RLNVSP Kém Yếu T.bình Khá Tốt 1 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 Thực hành giáo dục - chăm sóc trẻ tại trường Mầm non 3 Tập xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ 4 Rèn kỹ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi 5 Soạn giáo án, tổ chức các môn học 6 Rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính 7 Rèn kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm P6 8 Thực hành làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi cho trẻ 9 Tham gia Hội thi NVSP cấp lớp, cấp Khoa 10 Luyện tập các bài hát, múa trong chương trình 11 Rèn kỹ năng ghi chép, nhận xét, rút kinh nghiệm khi dự giờ minh họa và tập giảng 12 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp ) 13 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non Câu 6: Bạn đánh giá như thế nào về mức độ tham gia của các lực lượng vào công tác RLNVSP cho SV? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Các lực lƣợng tham gia RLNVSP Mức độ Kém Yếu Tr. bình Khá Tốt 1 Giảng viên dạy các bộ môn Khoa học cơ bản 2 Giảng viên dạy môn Tâm lý - Giáo dục, Dinh dưỡng, Vệ sinh phòng bệnh và đảm bảo an toàn 3 Giảng viên dạy các bộ môn phương pháp 4 Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 Giáo viên cơ sở thực hành 6 Phòng Đào tạo trường Đại học Đồng Nai 7 Đoàn TNCS.HCM P7 Câu 7: Xin bạn cho biết ý kiến về việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động RLNVSP: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Mức độ Kém Yếu Tr. bình Khá Tốt 1 Kế hoạch tham quan tại cơ sở thực hành 2 Tập giảng - Chăm sóc trẻ 3 Thi nghiệp vụ sư phạm 4 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non Câu 8: Trong quá trình RLNVSP, bạn đã gặp những thuận lợi và khó khăn nào? (Xin đánh dấu X vào các mục tương ứng) * Thuận lợi: 1/ Tuyển sinh đầu vào của nhà trường yêu cầu ngày càng cao, nên giúp cho việc hình thành nhân cách của người giáo viên cũng như cho việc RLNVSP ngày càng đạt chất lượng tốt. 2/ CBQL, giảng viên, giáo viên cơ sở thực hành nhiệt tình tham gia hướng dẫn RLNVSP. 3/ Nhà trường phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn: 26/3, 20/11, 3/2, Thi nghiệp vụ cấp khoa, trường Tập huấn về công tác Đoàn, nhằm rèn luyện 1 số kỹ năng sư phạm: Giao tiếp, tổ chức, lập kế hoạch 4/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, tương đối đầy đủ và hiện đại giúp cho quá trình RLNVSP được tốt hơn. 5/ Bản thân SV nhận thức đúng đắn vế quá trình RLNVSP: Tập giảng, soạn giao án, tham gia các hoạt động của nhà trường, công tác Đoàn Ý kiến thêm của bạn: .. .. P8 * Khó khăn: 1/ RLNVSP còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành còn ít, chưa có chương trình RLNVSP cụ thể, rõ ràng. 2/ Kết quả kiểm tra đánh giá thông qua các kỳ thi học phần là chủ yếu các câu hỏi về lý thuyết chưa có thực hành. 3/ Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp với nội dung bài học. 4/ Trình độ tin học, ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế. 5/ Hiểu biết về quá trình RLNVSP của một số sinh viên còn chưa đúng. 6/ Ý thức về tự rèn luyện của 1 số SV chưa cao, còn nhút nhát trong giao tiếp, tập giảng, tham gia các hoạt động. 7/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa cao, và đồng bộ. 8/ Kinh phí chi cho việc tổ chức các hoạt động RLNVSP còn ít. 9/ Các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên còn hạn chế. 10/ Hội thi NVSP cấp khoa, trườngchưa sinh động và đa dạng nên chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia. 11/ Đội ngũ giáo viên hướng dẫn tại cơ sở thực hành chưa nhiệt tình, kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP chưa khách quan. Ý kiến thêm của bạn: .. .. Câu 9: Xin bạn hãy nêu một số đề nghị với cơ sở thực tập và trường Đại học Đồng Nai giúp cho Sinh viên RLNVSP tốt hơn: *Cơ sở thực tập: .. *Trƣờng Đại học Đồng Nai: P9 .. . * Đối với Khoa Tiểu học - Mầm non: .. Một số thông tin cá nhân: Bạn là sinh viên lớp:. Khoa. Năm thứ... P10 PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho CBQL, giảng viên, giáo viên) Nhằm xác định các biện pháp tổ chức RLNVSP cho sinh viên xin thầy/cô vui lòng cộng tác cùng chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Xin cảm ơn sự cộng tác của thầy/cô! Câu 1: Theo thầy/cô, trong quá trình đào tạo ngành GDMN ở trường sư phạm, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSP) cho sinh viên có tầm quan trọng như thế nào? (Xin đánh dấu X vào câu được chọn). Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 2: Ý kiến của thầy/cô, về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung RLNVSP cho sinh viên ngành GDMN ở trường ĐH Đồng Nai? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Chƣa bao giờ Đôi khi Thƣờng xuyên 1 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 Thực hành giáo dục tại trường mầm non 3 Rèn kỹ năng: Làm đồ dùng, đồ chơi, hát, múa, cho trẻ. 4 Rèn kỹ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi P11 5 Soạn giáo án, tổ chức các môn học 6 Rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính 7 Rèn kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm 8 Thực hành làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi cho trẻ 9 Tham gia Hội thi NVSP cấp lớp, cấp Khoa 10 Luyện tập các bài hát, múa trong chương trình 11 Rèn kỹ năng ghi chép, nhận xét, rút kinh nghiệm khi dự giờ 12 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp ) 13 Thực tập sư phạm tại trường mầm non Câu 3: Xin thầy/cô đánh giá như thế nào về các kỹ năng nghề nghiệp của SV ngành GDMN trường ĐH Đồng Nai hiện nay? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 2 Tư thế, tác phong của giáo viên 3 Quản lý lớp học 4 Xử lý các tình huống 5 Giao tiếp, ứng xử P12 6 Làm đồ dùng đồ chơi 7 Hát, múa, vẽ 8 Nói, đọc kể diễn cảm 9 Phương pháp tổ chức đi dự giờ 10 Sử dụng các phương tiện hiện đại Câu 4: Xin thầy/cô cho biết ý kiến về việc đánh giá kết quả RLNVSP của sinh viên hiện nay: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung RLNVSP Kém Yếu T.bình Khá Tốt 1 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 Thực hành giáo dục - Chăm sóc trẻ tại trường mầm non 3 Tập xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc và giáo dụctrẻ 4 Rèn kỹ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi 5 Soạn giáo án, tổ chức các môn học 6 Rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính 7 Rèn kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm 8 Thực hành làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi cho trẻ 9 Tham gia Hội thi NVSP cấp lớp, cấp Khoa 10 Luyện tập các bài hát, múa trong chương trình 11 Rèn kỹ năng ghi chép, nhận xét, rút kinh nghiệm khi dự giờ minh họa và tập giảng 12 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp) 13 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non P13 Câu 5: Ý kiến đánh giá của thầy/cô trong việc tổ chức, quản lý của CBQL, giảng viên, giáo viên cơ sở thực hành về nội dung hoạt động RLNVSP của sinh viên ngành GDMN trường Đại học Đồng Nai ? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Nội dung quản lý Chƣa tốt Bình thƣờng Tốt 1 Xây dựng kế hoạch, chương trình RLNVSP 2 Thời khóa biểu 3 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện 4 Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động RLNVSP 5 Phối hợp các lực lượng cùng tham gia hoạt động RLNVSP 6 Kiểm tra, đánh giá kết quả RLNVSP Câu 6: Thầy/cô có thể cho biết kế hoạch hoạt động RLNVSP của sinh viên ngành GDMN trường Đại học Đồng Nai được đánh giá ở mức độ thế nào: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Kém Yếu T.bình Khá Tốt 1 RLNVSP thường xuyên 2 Thực tập sư phạm đợt 1 (KTSP) 3 Thực tập sư phạm đợt 2 Ghi chú: 1. RLNVSPTX: thông qua các môn học: Tâm lý học, Giáo dục học, các PPDH bộ môn. 2. Thực tập sư phạm đợt 1 (KTSP) thực hiện vào năm thứ 2. Thời gian là 4 tuần. 3. Thực tập sư phạm đợt 2 thực hiện vào năm thứ 3. Thời gian là 6 tuần. P14 Câu 7: Theo thầy/cô, việc xây dựng kế hoạch RLNVSP đối với kiến thức kỹ năng chung, kỹ năng nào đạt mức độ: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kiến thức kỹ năng chung Kém Yếu Tr. bình Khá Tốt 1 Phong cách giao tiếp sư phạm 2 Phương pháp xử lý tình huống sư phạm 3 Thực hành các phương pháp nghiên cứu tâm lý lứa tuổi và tâm lý trẻ cá biệt 4 Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của giáo viên 5 Rèn luyện kỹ năng thiết kế nội dung, chương trình ở trường mầm non 6 Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học 7 Hướng dẫn trẻ học tập tại lớp và ở nhà 8 Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học P15 Câu 8: Theo thầy/cô, việc xây dựng kế hoạch RLNVSP đối với kiến thức kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng nào được đánh giá ở mức độ: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kiến thức kỹ năng chuyên ngành Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Rèn kỹ năng nói diễn cảm, sửa lỗi phát âm 2 Rèn kỹ năng viết chữ 3 Rèn kỹ năng đọc thơ và kể chuyện diễn cảm 4 Rèn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi 5 Tập một số bài hát múa trong chương trình giáo dục mầm non mới 6 Tập giảng các môn phương pháp 7 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non Câu 9: Với từng nội dung của kế hoạch RLNVSP, thầy/cô có thể cho biết mức độ thực hiện tiến trình: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt I. Tham quan tại cơ sở thực hành 1 Phổ biến kế hoạch tham quan 2 Chuẩn bị kinh phí, phương tiện 3 Lựa chọn địa điểm, nhóm, lớp 4 Tổ chức thực hiện nội dung tham quan. 5 Công tác kiểm tra, đánh giá. 6 Công tác rút kinh nghiệm. P16 II. Tập giảng - Chăm sóc trẻ 7 Phổ biến kế hoạch, nội dung tập giảng - Chăm sóc trẻ 8 Phân công giảng viên hướng dẫn 9 Tổ chức thực hiện hoạt động tập giảng- Chăm sóc trẻ III. Thi nghiệp vụ sƣ phạm 10 Phổ biến kế hoạch, nội dung thi nghiệp vụ sư phạm giỏi 11 Quy mô các đội thi nghiệp vụ sư phạm 12 Chuẩn bị kinh phí, phương tiện 13 Tổ chức thực hiện hoạt động 14 Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm IV. Thực tập sƣ phạm 15 Phổ biến kế hoạch, nội dung thực tập sư phạm 16 Chọn cơ sở thực tập sư phạm 17 Chuẩn bị kinh phí 18 Tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực tập sư phạm 19 Kiểm tra đánh giá thực tập sư phạm 20 Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm thực tập P17 Câu 10: Theo thầy/cô, lực lượng tham gia công tác RLNVSP đã hướng dẫn, hỗ trợ đạt mức độ: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Các lực lƣợng tham gia RLNVSP Mức độ Trung bình Khá Tốt 1 Giảng viên dạy các bộ môn Khoa học cơ bản 2 Giảng viên dạy môn Tâm lý - Giáo dục, Dinh dưỡng, Đảm bảo an toàn và Vệ sinh phòng bệnh 3 Giảng viên dạy các bộ môn phương pháp 4 Giảng viên cố vấn học tập 5 Giáo viên cơ sở thực hành 6 Phòng Đào tạo trường Đại học Đồng Nai 7 Đoàn TNCS.HCM Câu 11: Xin thầy/ cô cho biết ý kiến về việc quản lý cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động RLNVSP: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Tham quan tại cơ sở thực hành 2 Tập giảng - Chăm sóc trẻ 3 Thi nghiệp vụ sư phạm 4 Thực tập sư phạm tại trường Mầm non P18 Câu 12: Việc nhận xét, rút kinh nghiệm về kế hoạch hoạt động RLNVSP theo thầy/cô đạt mức độ: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Nhận xét rút kinh nghiệm tham quan tại cơ sở thực hành 2 Nhận xét rút kinh nghiệm tập giảng - chăm sóc trẻ 3 Nhận xét rút kinh nghiệm thi nghiệp vụ sư phạm 4 Nhận xét rút kinh nghiệm thực tập sư phạm tại trường Mầm non Câu 13: Việc nhận xét rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá về kế hoạch hoạt động RLNVSP. Theo thầy/cô, đạt ở mức độ: (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Kế hoạch RLNVSP Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Nhận xét rút kinh nghiệm tham quan tại cơ sở thực hành 2 Nhận xét rút kinh nghiệm tập giảng - chăm sóc trẻ 3 Nhận xét rút kinh nghiệm thi nghiệp vụ sư phạm 4 Nhận xét rút kinh nghiệm thực tập sư phạm tại trường Mầm non P19 Câu 14: Ý kiến của thầy/cô, về các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến công tác RLNVSP của sinh viên? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Các nguyên nhân Mức độ Không đồng ý Phân vân Đồng ý 1 Sinh viên chưa có ý thức rèn luyện và tự RLNVSP 2 Sinh viên chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc RLNVSP 3 Sinh viên còn hạn chế về khả năng hát múa, đọc, kể, làm đồ dùng, đồ chơi 4 Các giờ thực hành chưa được giảng viên đầu tư 5 Một số giáo viên mầm non của cơ sở thực hành trình độ và kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế 6 Một số giáo viên mầm non của cơ sở thực hành chưa nắm được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn sinh viên tham quan, thực tập P20 Câu 15: Ý kiến của thầy/cô về các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến công tác RLNVSP cho sinh viên? (Xin đánh dấu X vào các cột tương ứng). STT Các nguyên nhân Mức độ Không đồng ý Phân vân Đồng ý 1 Kế hoạch, chương trình rèn luyện chưa chi tiết, cụ thể; chưa mang tính hệ thống từ năm 1 đến năm 3 2 Quá trình triển khai hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên chưa kịp thời cùng lúc với biên chế năm học 3 Nội dung rèn luyện chưa đáp ứng yêu cầu thực tế 4 Hình thức tổ chức hoạt động RLNVSP chưa đa dạng phong phú 5 Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động RLNVSP còn chưa đầy đủ, và đảm bảo chất lượng. 6 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các lực lượng (Khoa, phòng đào tạo, Tổ bộ môn, Đoàn thanh niên) trong việc tổ chức các hoạt RLNVSP. 7 Công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý kết quả hoạt động RLNVSP còn chưa khách quan. P21 Câu 16: Thầy/cô có những đề xuất gì để nâng cao hiệu quả RLNVSP cho SV? * Cơ sở thực tập: .. * Trƣờng Đại học Đồng Nai: .. *Khoa Tiểu học - Mầm non: .. Một số thông tin về thầy/cô: Khoa/Trường .. Công việc mà thầy/cô đang đảm nhiệm .. .. P22 PHỤ LỤC 4 Phiếu khảo nghiệm về các biện pháp (Dành CBQL, giảng viên, giáo viên) Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Đồng Nai. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi về các biện pháp quản lý sau. (Xin đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của mình). STT Các biện pháp quản lý đề xuất nâng cao chất lƣợng RLNVSP Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức về hoạt động RLNVSP cho cán bộ quản lý, giảng viên, GV và SV 2 Xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức RLNVSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non 3 Xây dựng bài tập RLNVSP thường xuyên 4 Tổ chức hội thi NVSP cấp khoa sau mỗi học kỳ 5 Xây dựng mạng lưới các trường thực hành, TTSP 6 Xây dựng trường thực hành, TTSP cho SV ngành Giáo dục Mầm non 7 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động RLNVSPTX 8 Đổi mới công tác kiểm tra , đánh giá kết quả RLNVSP của SV Xin thầy cô cho biết thông tin cá nhân: - Đơn vị công tác:. - Công việc Thầy / Cô đang đảm nhiệm:..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_quan_ly_hoat_dong_ren_luyen_nghiep_vu_su_2015_6737.pdf
Luận văn liên quan