Luận án Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam

1. Kết luận Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải góp phần khắc phục đƣợc các tác động tiêu cực do hoạt động vận tải ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên, hoạt động kinh tế xã hội. Đồng thời chính việc nghiên cứu PTBV giúp cho ngành vận tải, cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hiệu quả hơn, giúp cho xã hội phát triển Các hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải liên quan đến yếu tố con ngƣời, hành khách, phƣơng tiện, nhiên liệu. Đây cũng chính là các yếu tố tác động tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp vận tải Trên cơ sở các lý luận về phát triển bền vững, kết hợp với sự nghiên cứu tổng hợp, phân tích từ các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam luận án đi sâu vào nghiên cứu phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô. Những đóng góp mới bao gồm: - Xây dựng các nguyên tắc Phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, nhấn mạnh 02 yếu tố mà các đề tài trƣớc chƣa quan tâm và chú trọng nhiều trong nghiên cứu: Marketing cho ngành vận tải; Sử dụng nhiên liệu sạch. - Đề xuất các nguyên tắc tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho vận tải hành khách bằng ô tô. - Đƣa ra các giải pháp Marketing phục vụ mục tiêu Phát triển bền vững. - Đƣa ra các giải pháp phƣơng tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sạch trong phát triển bền vững. Những hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận án: - Nghiên cứu phát triển bền vững cho các doanh nghiệp khai thác các phƣơng thức vận tải khác. - Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo phát triển bền vững. - Nghiên cứu dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng tái tạo, nhiên liệu sạch cho hoạt động vận tải. - Nghiên cứu quy hoạch mạng lƣới cung cấp nhiên liệu sạch trong các khu vực đô thị Việt Nam

pdf176 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các giải pháp phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài và 1 lít LPG lỏng sẽ tạo ra khoảng 250 lít khí. Nặng hơn không khí. Trọng lƣợng bằng khoảng một nửa trọng lƣợng nƣớc Ƣu điểm của LPG Vì có tƣơng đối ít thành phần hơn nên dễ đạt đƣợc đúng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu, cho phép sản phẩm cháy hoàn toàn. Việc này đã làm cho LPG có các đặc tính của một nguồn nhiên liệu đốt sạch. Cả Propane và Butane đều dễ hóa lỏng và có thể chứa đƣợc trong các bình áp lực. Những đặc tính này làm cho loại nhiên liệu này dễ vận tải, và vì thế có thể 136 chuyên chở trong các bình hay bồn gas đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. LPG là loại nhiên liệu thay thế rất tốt cho xăng trong các động cơ đánh lửa. Trong một động cơ đƣợc điều chỉnh hợp lý, đặc tính cháy sạch giúp giảm lƣợng chất thải thoát ra, kéo dài tuổi thọ bugi. Nhƣ một chất thay thế cho chất nổ đẩy aerosol và chất làm đông, LPG đƣợc chọn để thay cho fluorocarbon vốn đƣợc biết đến nhƣ một nhân tố làm thủng tầng ozone. Với các đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và dễ vận tải, LPG cung cấp một nguồn năng lƣợng thay thế cho các nhiên liệu truyền thống nhƣ: củi, than, và các chất hữu cơ khác. Việc này cung cấp giải pháp hạn chế việc phá rừng và giảm đƣợc bụi trong không khí gây ra bởi việc đốt các nhiên liệu truyền thống. Nhiên liệu LPG đang phát triển rất nhanh trên thế giới, Autogas LPG đã có hơn 4 triệu chiếc ở 38 nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc đang phát triển. Khí hóa lỏng LPG là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máy tách khí. Thành phần chủ yếu của LPG là Butal và Propal hỗn hợp theo tỷ lệ nhất định và đƣợc chứa trong bình với áp suất dƣới 20 kg/cm2. LPG có tỷ trọng từ 0,5 – 0,25, không màu, không mùi và không có tính độc. LPG chính là một sản phẩm dầu mỏ đƣợc dùng rất phổ biến từ lâu trong các ngành kinh tế quốc dân nhƣ là một nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo hóa chất, chế tạo phân bón, tổng hợp các chất mỹ phẩm. [32][34] Lợi ích khi sử dụng nhiên liệu LPG/CNG (1) Tiết kiệm nhiên liệu Tại Việt Nam trong gần 6 năm thực tế sử dụng (2007-2013), so với xăng/dầu mức tiết kiệm chi phí nhiên liệu trên cùng một quãng đƣờng là từ 20-30% đối với LPG và 30-40% đối với CNG. (2) Sử dụng LPG/CNG an toàn hơn xăng hay diezen. Hệ thống sử dụng LPG/CNG làm việc theo chu trình kín, tất cả các thiết bị chuyên dụng đều đƣợc kiểm nghiệm nghiêm ngặt trƣớc khi xuất xƣởng, đƣợc kiểm định an toàn lần đầu bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trƣớc khi đƣa vào sử dụng và kiểm định định kỳ theo quy định. Ngoài ra, riêng bình chứa LPG/CNG luôn đƣợc kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần. Các bình chứa LPG/CNG đƣợc trang bị thiết bị dừng khẩn cấp khi xe gặp sự cố. 137 (3) Giảm chi phí bảo dƣỡng Xe ô tô sử dụng LPG/CNG cho thấy các động cơ của xe bền hơn và khí LPG/CNG cháy sạch, không thải ra các chất độc hại, dầu bôi trơn ít bị bẩn. Chi phí bảo dƣỡng buzi, pit-tông cũng giảm xuống. (4) Luôn sẵn có những ƣu đãi của chính phủ Chính phủ đƣa ra những ƣu đãi đối với các chủ xe ô tô, tàu biển, và những doanh nghiệp chuyển sang sử dụng LPG hay những nhiên liệu thân thiện với môi trƣờng khác. (5) Miễn giảm phí lƣu thông vùng trung tâm Các chủ xe sử xe chạy nhiên liệu nhƣ xăng hoặc Diesel thì cần phải bị thu phí cao ở khu vực trung tâm. Mặt khác chủ của các phƣơng tiện chạy bằng LPG có thể đủ tiêu chuẩn để miễn 100% phí lƣu thông vùng cao điểm ở trung tâm. Ô tô phải là loại xe đã đƣợc đăng kiểm đảm bảo chất lƣợng. Phƣơng tiện cũng phải đƣợc cung cấp hoặc đƣợc chuyển đổi bởi một nhà cung cấp đã đƣợc Hiệp hội khí dầu mỏ hoá lỏng thông qua. Cuối cùng, phƣơng tiện phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải do bộ Giao thông vận tải, Cục đăng kiểm đƣa ra. (6) Không có sự ảnh hƣởng về hoạt động của động cơ Nhiều chủ ô tô cho rằng chuyển sang sử dụng LPG/CNG sẽ làm giảm hoạt động của ô tô - đây là một quan niệm sai khá phổ biến. Sự thật là sử dụng LPG/CNG thì nó sẽ ảnh hƣởng không đáng kể và hầu hết không nhận thấy sự khác biệt. (7) Giảm ô nhiễm môi trƣờng Về căn bản, những ô tô sử dụng LPG ít thải ra chất độc hơn. Các cá nhân và tổ chức sử dụng những nhiên liệu và công nghệ ô tô thân thiện với môi trƣờng không chỉ tiết kiệm chi phí cho bản thân họ mà còn cho cả xã hội. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas Theo nguyên lý của động cơ đốt trong, tất cả các xe ô tô dùng xăng và diesel đều có thể sử dụng khí hóa lỏng LPG làm nhiên liệu với những thay đổi kết cấu phù hợp. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas có những dạng sau: Chuyển đổi song song nhiên liệu: Phƣơng tiện trang bị động cơ xăng sau khi chuyển đổi có thể đồng thời chạy bằng cả xăng và khí. Chuyển đổi đơn nhiên liệu: Phƣơng tiện lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi chỉ có thể sử dụng nhiên liệu khí. 138 Chuyển đổi đồng nhiên liệu: Xe lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi sử dụng cả diesel và nhiên liệu khí, trong đó diesel đóng vai trò làm mồi.Tùy thuộc từng kiểu xe, bình chứa khí sẽ ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau đến thể tích khoang xe. Ví dụ nhƣ dòng xe sedan sẽ mất khoảng 10 - 15% thể tích khoang chứa đồ. Tuy nhiên, với một số loại xe, có thể lắp bình chứa bên ngoài hoặc lắp vào hộc đựng bánh dự phòng. Một trạm cung cấp Autogas tự động tại Anh Autogas hoạt động theo nguyên lý sau: LPG lỏng từ bình chứa cao áp, đặt khoang sau xe, đi qua van cách ly đầu bình tới van solenoid LPG bằng đƣờng ống dẫn. Van solenoid này sẽ đóng khi công tắc nhiên liệu bật sang vị trí xăng hoặc khi xe không hoạt động. LPG đƣợc hóa hơi và giảm áp xuống xấp xỉ áp suất khí trời nhờ bộ điều áp hóa hơi. Bộ điều áp này có nhiệm vụ tiết lƣu lƣợng LPG hóa hơi đi vào bộ trộn để phù hợp với mọi chế độ tải của động cơ. Sau khi đƣợc giảm áp, LPG ở dạng hơi đi tới bộ trộn (lắp phía trƣớc van tiết lƣu thông không khí) và đi vào buồng đốt. Trong quá trình giảm áp, nhiệt độ bộ giảm áp hoá hơi giảm rất nhiều. Để bù nhiệt, nƣớc từ hệ thống làm mát sẽ đƣợc dẫn qua thiết bị này. [34] Một số loại nhiên liệu và công nghệ khả thi và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam 139 Nguyên liệu hydro: Trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng đang ngày càng trầm trọng, do khí thải của các phƣơng tiện giao thông và sự cạn kiệt của xăng dầu, đã có nhiều giải pháp về nhiên liệu thay thế cho dầu mỏ, trong số đó, nguyên liệu hydro là một trong những giải pháp tối ƣu giải quyết đƣợc hai vấn đề trên. Hydro là chất khí, khi đốt cháy sinh ra nƣớc và carbon, không ô nhiễm môi trƣờng. Hydro tồn tại rất nhiều trong tự nhiên, có thể điều chế bằng nhiều phƣơng pháp. Phƣơng pháp khả quan nhất để thu đƣợc hydro là điện phân từ nƣớc, và nƣớc hầu nhƣ vô tận cho việc sản xuất nguyên liệu hydro. Việc sử dụng hydro là nguyên liệu mới cho động cơ đang là một lời giải mới cho bài toán năng lƣợng và môi trƣờng. 1 kg hydro có giá thành khoảng 2 USD và sinh ra một lƣợng năng lƣợng tƣơng đƣơng với 3,8 lít xăng. Ta có thể thấy nguyên liệu hydro quá rẻ. Tuy nhiên, để sử dụng loại nguyên liệu này thì chúng ta phải thay đổi hoàn toàn các loại động cơ mà thế giới đang sử dụng. Điển hình: hãng FCX Clarity cho ra đời loại xe Honda FCX Clarity, với động cơ sử dụng hydro kết hợp với hệ thống pin lithium-ion có thể chạy quãng đƣờng 620 km sau mỗi lần nạp nhiên liệu, và có tốc độ tối đa 160 km/h. Tại Vƣơng quốc Anh - chiếc xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro thân thiện với môi trƣờng đầu tiên của nƣớc này đã lăn bánh trên tuyến đƣờng xe buýt RV1, London vào ngày 10-12-2010. Hãng vận tải London đã cho vận hành thử nghiệm loại xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro từ năm 2003-2007. Hành khách đã tỏ ra thích thú những chiếc xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro êm ái này hơn so với xe buýt truyền thống, bởi nó chỉ thải ra bên ngoài là hơi nƣớc thay vì khói bụi chứa những chất độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngày 25/6/2014, Tập đoàn ô tô Toyota (TMC) đã ra mắt thiết kế ngoại thất và công bố giá bán tại Nhật Bản khoảng 70.000 USD của dòng xe sedan FCV chạy Xe chạy bằng nguyên liệu hydro 140 bằng pin nhiên liệu hydro. Dòng xe này sẽ chính thức đƣợc giới thiệu tại thị trƣờng Nhật Bản trƣớc thời điểm tháng 4 năm 2015, và tiếp đến là tại thị trƣờng Mỹ và Châu Âu vào mùa hè năm 2015. Các mẫu xe chạy bằng pin nhiên liệu này góp phần đa dạng hóa nhiên liệu sử dụng cho ô tô, không thải khí CO2 hay các chất độc hại ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong quá trình vận hành, đồng thời vẫn mang lại sự thoải mái và thuận tiện nhƣ những mẫu xe chạy bằng xăng tuy nhiên giá của các loại xe này đang ở mức khá cao Nguyên liệu lỏng từ than đá: Ban đầu than đá sẽ đƣợc chuyển thành dạng khí sau đó hóa lỏng thành nguyên liệu cho các động cơ. Loại nguyên liệu này có ƣu điểm rẻ tiền hơn dầu, thân thiện với môi trƣờng do đốt cháy sạch hơn so với các loại nguyên liệu thông thƣờng khác. Hiện than đá lỏng đang đƣợc dùng tại nhiều nƣớc nhƣ Nam Phi. Trong tƣơng lai, loại nguyên liệu này sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu cho ngành giao thông vận tải. Dầu làm từ mía: Đƣờng thô từ mía và các loại cây cùng họ của nó có phản ứng rất mạnh với các chất xúc tác để tách bỏ ôxy trong các phân tử đƣờng và tạo thành các mạch hydrocarbon. Việc tách các phân tử đƣờng thô khá đơn giản, từ đó ngƣời ta đã chiết đƣợc các loại nhiên liệu nhƣ xăng, dầu diesel và khí đốt nhƣ chúng ta đã biết. Mía và các loại cây chứa đƣờng cho năng lƣợng rất sạch mà quá trình chiết xuất không quá phức tạp. Tuy nhiên, việc sử dụng đƣờng thô từ mía làm nhiêu liệu có giá thành cao hơn so với các loại thực vật khác. Dầu Bio Basa: Là loại dầu đƣợc làm ra từ mỡ thải của cá basa trong ngành công nghiệp thực phẩm,1 kg mỡ thải từ cá basa có thể làm ra 1,13 lít dầu. Điều này vừa tận dụng tối đa đƣợc nguồn nguyên liệu vốn có từ nông sản vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Dầu Bio Basa có thể thay thế hoàn toàn cho dầu DO truyền thống hoặc pha trộn với dầu DO theo bất kỳ tỉ lệ nào. Tuy nhiên, lƣợng chất thải độc hại đƣợc thải ra từ dầu Bio Basa thấp hơn so với dầu DO từ 45 - 78,5%. Điều đặc biệt là dầu Bio Basa không chứa lƣu huỳnh và có mùi giống dầu ăn. Xăng pha cồn (Ethanol): Việc sử dụng cồn (cồn 99,5%) là một giải pháp đƣợc các nhà khoa học đặt ra đã lâu nhƣng chƣa đƣợc thực hiện do giá thành của cồn nhập khẩu quá cao. Nhƣng hiện nay giá xăng tăng lên và ngày một cạn dần của các mỏ dầu thì đây là một hƣớng đi lạc quan. Cồn có thể đƣợc làm từ các loại thực 141 vật lên men nhƣ sắn, ngô ngay trong nƣớc. Hiệu suất của động cơ cao hơn rõ rệt với xăng pha 5% cồn. Khi hoạt động với xăng pha 5% cồn thì lƣợng khí hidro carbon và carbon oxit giảm 10% so với xăng thông thƣờng. Xăng sinh học E5: Xăng sinh học có thể đƣợc sản xuất từ thực vật và mỡ động vật thông qua phản ứng ester. Xăng sinh học là sản phẩm xăng A92 pha với cồn tuyệt đối (ethanol 99,5%), tùy theo tỉ lệ phần trăm ethanol trong sản phẩm mà có các loại xăng E5, E10, E85 (tƣơng ứng tỉ lệ 5%, 10%, 85% ethanol trong hỗn hợp). Do đó, ngƣời sử dụng sản phẩm E5 tuyệt đối yên tâm chất lƣợng sản phẩm. Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Xăng E5 đƣợc kiểm soát rất chặt chẽ trong tất cả các khâu, đảm bảo chất lƣợng theo đúng QCVN và TCVN do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành. Nhiên liệu E5 do trong nƣớc sản xuất hoàn toàn có thể sử dụng an toàn trên các động cơ xăng đang lƣu hành ở Việt Nam mà không cần phải thay đổi kết cấu hay vật liệu chi tiết. Việc sử dụng xăng sinh học E5 sẽ giúp cải thiện công suất động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu, giảm hiện tƣợng kích nổ, làm cho động cơ vận hành êm hơn và tăng tuổi thọ cho động cơ, đồng thời giảm phát thải HC, CO. Ở Việt Nam sẵn có cây sắn với chi phí thấp và giá thành lại rẻ là một lợi thế rất lớn cho việc phát triển sản xuất xăng sinh học. Xăng E5với điều kiện độ ẩm cao của Việt Nam, nƣớc trong không khí rất dễ hấp thụ vào xăng E5, có thể gây ra hiện tƣợng phân lớp trong xăng, khiến xăng giảm chất lƣợng, gây hỏng hóc động cơ. Vì vậy ngƣời sử dụng cần lƣu ý không nên đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 3 tháng trở lên. Bên cạnh đó, giá thu mua nguyên liệu (sắn) cao, biến động theo thời vụ, nguồn vốn để đầu tƣ mua nguyên liệu lớn do một năm chỉ có một vụ sắn cộng thêm Nhà nƣớc chƣa có chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác phân phối và tiêu dùng xăng E5 nên loại nhiên liệu này còn gặp khá nhiều vƣớng mắc về giá. Theo lộ trình thì tại Việt Nam từ 01/01/2018 sẽ loại bỏ hoàn toàn xăng RON92 mà chỉ còn cung cấp ra thị trƣờng nhiên liệu E5 trộn RON92 và xăng RON95 Nhiên liệu CNG/LPG:Số lƣợng sử dụng CNG vẫn còn ít. Đây là một khó khăn trong việc phát triển sử dụng CNG. Hầu hết động cơ xe hiện đƣợc thiết kế sử dụng nhiên liệu xăng, dầu nên nếu muốn chuyển sang sử dụng CNG thì ta phải lắp một bộ chuyển đổi, tức là phải tốn tiền đầu tƣ cho bộ chuyển đổi này hoặc ngay từ đầu phải nhập xe đƣợc thiết kế cho sử dụng nhiên liệu CNG từ nƣớc ngoài về. 142 Hiện chƣa có chính sách ƣu đãi để nhập khẩu các loại xe sử dụng CNG cũng nhƣ bộ chuyển đổi. Chi phí đầu tƣ khá cao là một trong những rào cản cho việc chuyển sang sử dụng CNG. Cụ thể, chi phí chuyển đổi một ôtô 4-7 chỗ từ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang CNG thông thƣờng khoảng 3.000USD/xe. Phƣơng án kinh doanh VTHK bằng phƣơng tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sạch LPG cho các cơ quan và đơn vị của Tập đoàn Dầu Khí cũng nhƣ các đơn vị tại Hà Nội là một giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao thể hiện: Khai thác ngay một cách khoa học, hiệu quả nguồn lực hiện có về xe ô tô trong ngành Dầu khí, giảm bớt áp lực đầu tƣ xe trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Giải quyết vẫn đề đƣa ngay việc kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, taxi, vận tải công cộng đi vào hoạt động tài khu vực Hà Nội theo mô hình dịch vụ, xã hội hóa, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007của Thủ Tƣớng về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ, quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại trong cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nƣớc, Công văn số 5650/DKVN-VP ngày 21/9/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hƣớng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTG. Đƣa ra một hƣớng phát triển mới mang tính bền vững cơ bản khi tiến tới sử dụng LPG làm nhiên liệu vận tải. Việc chuyển đổi nhiên liệu từ xăng sang LPG đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn có ý nghĩa rất lớn nhƣ kéo dài tuổi thọ động cơ và bảo vệ môi trƣờng. Việc chuyển đổi đƣợc hiện đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện trong nƣớc. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại Thành phố Hà Nội thì cần phải xem xét đến khả năng thay đổi loại nhiên liệu sử dụng cho phƣơng tiện cơ giới phù hợp đảm bảo thải ít nhất các chất gây ô nhiễm môi trƣờng mà cụ thể là sử dụng Autogas là giải pháp thiết thực, khả thi và tối ƣu. Một thuận lợi để phát triển Autogas hiện nay là các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đƣờng bộ, các sở Giao thông công chính, Hiệp hội kĩ sƣ Ô tô Việt Nam.đều ủng hộ việc sử dụng LPG làm nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề Autogas, thể hiện ở nhiều hội thảo, hội nghị về vấn đề này diễn ra thƣờng xuyên hơn qua đó Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã nhận đƣợc các ý kiến, kiến nghị hữu ích để đƣa ra các chính sách phù hợp, khuyến khích và hỗ trợ phát triển thị trƣờng Autogas tại Việt Nam. 143 - Những lợi ích - Lợi ích kinh tế: + Tận dụng nguồn thu trong Ngành bằng tiền dịch vụ luân chuyển trong ngành Dầu khí, hạn chế thuê phƣơng tiện bên ngoài. + Tiết kiệm chi phí: Chúng ta thấy rằng khi sử dụng LPG thay cho xăng đối với xe sẽ tiết kiệm đƣợc khoảng 20% chi phí nhiên liệu. Trong tƣơng lai khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành hoàn chỉnh thì lƣợng LPG sản xuất trong nƣớc sẽ đáp ứng 100% nhu cầu trong nƣớc và có khả năng xuất khẩu sang các nƣớc trong vùng Đông Nam Á nên giá thành LPG sẽ ổn định và thấp hơn (do phải nhập khẩu khoảng 50%) nên mức tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho toàn xã hội đối với xe sử dụng Autogas sẽ cao hơn 20%. - Lợi ích do quản lý, vận hành, khai thác: Quản lý chuyên nghiệp, năng động trong điều hành khai thác, dịch vụ tập trung khép kín từ vận tải đến sử dụng nhiên liệu trong ngành Dầu khí. Một số lợi ích khi đầu tƣ hệ thống quản lý đoàn phƣơng tiện AVL nhƣ đã trình bày ở trên: -Hệ thống lập lịch trình tự động: Giúp giảm thời gian chuyến đi từ 7%-15% -Hệ thống định vị phƣơng tiện tự động + Giảm thời gian chuyến đi từ 10% - 20% + Giảm kích thƣớc đoàn phƣơng tiện từ 2%-5% và giảm chi phí hoạt động chung từ 2% – 10% + Tăng độ chính xác hoạt động theo lịch trình từ 10%-25% -Hệ thống an ninh trên phƣơng tiện + Giảm thời gian phản ứng trƣớc các tình huống khẩn cấp từ 40%-80% + Giảm tỷ lệ chết do tai nạn từ 0-10% - Lợi ích của môi trường kinh doanh: + Để thực hiện xã hội hóa môi trƣờng trong sạch, việc sử dụng nhiên liệu sạch cho các phƣơng tiên vận tải đô thị, đảm bảo môi trƣờng sống đƣợc giữ sạch là điều bắt buộc đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã có những chính sách lâu dài ổn định khuyến khích sử dựng LPG, CNG thay thế xăng cho ô tô và Việt Nam cũng sẽ phải đi theo hƣớng này. Do vậy, loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch LPG, CNG tại các thành phố lớn sẽ chắc chắn nhận đƣợc sử ủng hộ mạnh 144 mẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và Chính quyền thành phố cụ thể là Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Đa dạng hóa sản phẩm và loại hình kinh doanh là một quy luật tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm truyền thống của ngành nhƣ xăng dầu, hóa chất, LPGthì việc phát triển thêm loại hình kinh doanh dịch vụ đoàn xe sử dụng nhiên liệu LPG là một đòi hỏi khách quan từ thực tế và phù hợp với sự phát triển cấp tiến của xã hội. + Để thực hiện đúng lộ trình giai đoạn 2015-2020, Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng khí thải xe hơi phù hợp Euro IV, Euro V trong hệ thống tiêu chuẩn châu Âu. Đây là một trong những hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến nhất, đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới, gồm cả Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á. Dù sớm hay muộn, áp dụng tiêu chuẩn Euro để kiểm soát lƣợng khí thải là nhiệm vụ cần thiết bởi những ảnh hƣởng về môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời là hết sức to lớn. 4.4.2.3.Giải pháp chiến lược nhận diện thương hiệu Taxi Dầu Khí. a. Đối tượng khách hàng phục vụ: - Khách du lịch trong và ngoài nƣớc. - Ngƣời nƣớc ngoài sống và làm việc tại Thành phố Hà Nội. - Một bộ phận dân cƣ có thu nhập cao và trung bình. Đây là những khách hàng có nhu cầu sử dụng Taxi thƣờng xuyên ngoài ra còn những khách hàng có nhu cầu sử dụng xe Taxi không thƣờng xuyên đó là: - Những ngƣời có thu nhập khá, trong một số công việc không muốn đi lại bằng xe máy và xe buýt công cộng. - Những hành khách đi kèm theo hàng hoá nhỏ, trong những lúc công việc đặc biệt mà chỗ ở hiện không có, không tiện xe buýt hoặc ở thời điểm không có xe buýt hoạt động. - Một số ngƣời dân có thu nhập bình thƣờng cũng có nhu cầu đi lại bằng xe Taxi trong một số chuyến đi đặc biệt không thƣờng xuyên (đi chơi, thăm viếng, đi khi thời tiết bất thƣờng không thuận lợi, đi khi không có các phƣơng tiện giao thông khác...) - Một số thƣơng gia, công chức từ ngoại tỉnh về Hà Nội công tác, sử dụng phƣơng tiện Taxi để đi lại khi không có phƣơng tiện cá nhân. Ngoài ra đối với Taxi của Công ty còn một lƣợng khách hàng tiềm năng đó là những khách hàng có thu nhập khá, khối khách hàng là công chức, cán bộ các cơ 145 quan Nhà nƣớc, các thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp đối tác của Tập đoàn, các công chức đang công tác tại Thành phố Hà Nội... đặc biệt số lƣợng khách hàng này có thể gia tăng khi Nhà nƣớc chủ trƣơng đƣa chi phí xe công vào lƣơng và quán triệt Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý, sử dụng xe công. Do đó Dự án Taxi chạy nhiên liệu sạch xác định sản phẩm dịch vụ nhằm vào đối tƣợng tiềm năng này. Nhƣ vậy có thể khẳng định: đối tƣợng sử dụng xe Taxi đã có và tƣơng lai ngày càng phát triển cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội và tốc độ tăng thu nhập bình quân của ngƣời dân. b. Các chiến lược cụ thể: -Tổng quan thị trường Các đại diện cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu nhƣ Mai Linh, Thủ Đô, Hà Nội, Vạn Xuân, VIC, CP... với trên dƣới 20 đầu số Taxi, từ 5-7 chỗ, xe cổ phần và trả thuê bao đầu số. Câu hỏi đặt ra: Làm sao ngƣời tiêu dùng biết đến Taxi Dầu khí? Lý do nào để ngƣời tiêu dùng tiếp tục sử dụng Taxi Dầu khí? - Xu hướng tiêu dùng Phần lớn các gia đình, các khách hàng công sở khi sử dụng Taxi đều quan tâm đến giá cƣớc mặc dù thực tế giá cƣớc giữa các hãng Taxi chênh lệch nhau không rõ rệt. Câu hỏi đặt ra: Taxi Dầu khí làm thế nào để thoả mãn đại bộ phận ngƣời tiêu dùng với sự nhạy cảm về giá cƣớc? - Chất lượng và dịch vụ Taxi Mai Linh, Taxi Hà Nội với lợi thế “Tiên phong” chất lƣợng phục vụ khách hàng với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, lịch sự, văn minh. Taxi Vạn Xuân, Taxi Morning khai thác “Tiết kiệm chi phí” với dòng xe Matis nhỏ gọn, phù hợp với tập khách hàng gia đình. Câu hỏi đặt ra: Ngƣời tiêu dùng có lợi gì khi sử dụng Taxi Dầu khí? - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Taxi Dầu khí + Điểm mạnh: - Xe mới, chất lƣợng xe đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Đi đầu với khái niệm “Thân thiện với môi trƣờng” 146 - Có chiến lƣợc kinh doanh từ đầu, rõ ràng và cụ thể. - Có sức mạnh của Tổng Công ty và Tập đoàn lớn. + Điểm yếu: - Khấu hao xe mới. - Chƣa nằm trong trí nhớ của ngƣời tiêu dùng. - Hệ thống mới thành lập, cần có thời gian để hoàn thiện. + Cơ hội: - Khẳng định chất lƣợng dịch vụ từ ngày đầu khai trƣơng. - Học tập đƣợc các kinh nghiệm từ đối thủ. - Đầu tƣ thành công trong việc sử dụng xe chạy nhiên liệu sạch LPG. + Thách thức: - Khi có chiến tranh về giá. - Chi phí ban đầu lớn để khẳng định thị phần Taxi tại Hà Nội. - Các đối thủ cạnh tranh nâng cao chất lƣợng phục vụ. - Các kế hoạch Marketing cụ thể: + Kế hoạch tổng thể: Thời gian triển khai 12 tháng kể từ ngày khai trƣơng. * Nhận dạng một thƣơng hiệu: Triển khai Ấn tƣợng - Đẩy mạnh việc ngƣời tiêu dùng “Thử nghiệm” qua các lợi ích ngắn hạn. * Định vị tính cách thƣơng hiệu: Xây dựng hình ảnh Taxi Dầu khí là Nhãn hiệu đi đầu trong bảo vệ môi trƣờng; Mang tinh thần trách nhiệm cộng đồng; Khẳng định phong cách tiêu dùng Chất lƣợng cao và An toàn. * Tính “Trung thành” thƣơng hiệu: Duy trì hình ảnh và chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên. - Chi tiết triển khai kế hoạch do NCS xây dựng trong giai đoạn hình thành Công ty 147 *Giai đoạn nhận dạng thương hiệu Nội dung Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 1-Phát động tuần lễ “Khắp nẻo đƣờng xanh” - Diễu hành Taxi Dầu khí bảo vệ môi trƣờng (Đầu/cuối tuần) - Nhân viên 7.28.28.28 làm sạch 03 tâm điểm thủ đô: Hồ Hoàn Kiếm, Đƣờng Thanh Niên, Tƣợng đài Lênin. - Treo khẩu hiệu “Taxi Dầu Khí - Giữ gìn môi trƣờng thủ đô” tại 10 tuyến phố chính. - Có phát biểu và ghi tin của các báo, đài.... 2- Đi Taxi Dầu khí để bảo vệ môi trƣờng - Trƣng bày mẫu xe 7.28.28.28 tại 2 Tháp làm việc Tập đoàn 18 Láng Hạ và Tháp Vincom. - Giới thiệu, phát quà khuyển mại có in hình số điện Taxi Dầu khí tại các rạp chiếu phim, siêu thị (Số lƣợng tiếp cận 5.000) - Dán tem số điện thoại Taxi Dầu khí tại các cơ quan thành viên Tập đoàn. - Có ghi tin của các báo và Tập san Tập đoàn. 3- Phóng sự “Tinh thần bảo vệ môi trƣờng của Taxi Dầu khí” tại Đài truyền hình Hà nội. - Ghi nhận của khách hàng trong Tập đoàn về Taxi Dầu khí của Công ty Đông Dƣơng. - Ghi nhận của Thủ đô dành cho Taxi Dầu khí. - Phóng sự về tinh thần phục vụ, chất lƣợng. - Phản ánh đầu tiên của ngƣời tiêu dùng cho Taxi Dầu khí. 148 * Giai đoạn tính cách thương hiệu Nội dung Tháng thứ 4& 5 Tháng thứ 6&7 Tháng thứ 8&9 4-Phát động cuộc thi “Taxi Dầu khí 5 sao” - Ban giám khảo là Khách hàng. - Sau mỗi cuộc gọi có xe, Khách hàng nhận 1 phong bì thƣ đánh giá chất lƣợng phục vụ theo thang điểm 5 sao. Sau đó gửi về Trung tâm Taxi (bì thƣ dán sẵn tem). - Giữ lại cuống để bốc thăm các phần thƣởng vào cuối kì cuộc thi. 5- “Một ngày lƣơng” dành cho Quỹ trẻ em khuyết tật nhân ngày khai giảng - Quyên góp 1 ngày lƣơng dành mua dụng cụ học tập dành cho trẻ em khuyết tật. 6- Gƣơng Taxi Dầu khí trung thực - Phản ánh của Ngƣời tiêu dùng về lái xe trả lại tiền cho khách hàng. 7- Taxi Dầu khí là một phong cách tiêu dùng - Giới thiệu các gói dịch vụ: Thẻ vàng, Thẻ bạch kim, Phiếu Taxi.... - Lợi ích của các chuyến đi xa, các lợi ích khác cộng dồn tích luỹ điểm. 8- Tham gia các hoạt động vào những ngày bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ thiên nhiên.. trong năm (Theo lịch) - Tham gia các hội thảo, triển lãm trong ngành Vận tải, Môi trƣờng và Dầu khí liên quan việc sử dụng phƣơng tiện vận tải chạy nhiên liệu sạch LPG, CNG. 149 * Giai đoạn trung thành thương hiệu Nội dung Tháng thứ 10 Tháng thứ 11 Tháng thứ 12 9- Xây dựng đoạn đƣờng mang tên “Khắp nẻo đƣờng xanh” - Chọn một đoạn đƣờng và kết hợp cùng công viên cây xanh trồng một loại cây cho bóng mát. Ghi danh Taxi Dầu khí 7.28.28.28 - Cộng đồng xã hội mỗi khi đi qua đoạn đƣờng này đều biết đến sự đóng góp của Taxi Dầu khí. (Sử dụng làm tƣ liệu quảng cáo cho những năm sau) 10- Chƣơng trình tổng kết và tặng quà cho khách hàng trung thành đã sử dụng Taxi Dầu khí (tập trung vào Noel, Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên đán) - Sử dụng tƣ liệu của Bộ phận thị trƣờng, Bộ phận chăm sóc khách hàng...... - Hội nghị Tổng kết nội bộ cuối năm - Tham gia hội nghị triển lãm trong và ngoài ngành vận tải về việc sử dụng nhiên liệu sạch LPG, CNG 11- Thực hiện phóng sự “Taxi Dầu khí – 1 năm giữ gìn môi trƣờng Thủ đô Hà nội” trên Đài truyền hình Hà Nội. - Tổng kết các hoạt động thân thiện môi trƣờng. - Tổng kết các hoạt động “Phục vụ môi trƣờng”. - Gƣơng ngƣời tốt việc tốt. - Truyền thông Taxi Dầu khí với câu khẩu hiệu “ Khắp nẻo đƣờng xanh” là thƣơng hiệu: Thân thiện với môi trƣờng, một thƣơng hiệu kinh doanh phục vụ cộng đồng, đẳng cấp chất lƣợng. - Kết thúc bằng hình ảnh “Trẻ em rất thân thuộc với Taxi Dầu khí” 150 Ngoài chiến lƣợc nhận diện thƣơng hiệu Taxi Dầu Khí áp dụng các chiến lƣợc Marketing cho ngành kinh doanh vận tải, Công ty CP Vận tải Dầu Khí Đông Dƣơng cũng áp dụng các chiến lƣợc Marketing cho ngành nghề kinh doanh văn phòng, kinh doanh xe bồn chở LPG, xe đầu kéo, xe buýt trong tƣơng lai khi các dự án đầu tƣ đƣợc triển khai mở rộng. Kết luận chƣơng 4 Trên cơ sở các nghiên cứu từ các chƣơng trƣớc, nội dung chƣơng 4 tổng hợp các định hƣớng phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải. Từ các nghiên cứu về lý thuyết trong chƣơng 2 về vận dụng chính sách marketing để phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nội dung chƣơng 4 đề xuất vận dụng chính sách marketing 7P để đề ra các giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải nói chung cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng. Các chính sách 7P đƣợc áp dụng trong chƣơng 4, đáp ứng đƣợc các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững đã xây dựng ở trong chƣơng 2. Đồng thời trong nội dung chƣơng 4 cũng đề xuất các giải pháp về phƣơng tiện, sử dụng các loại nhiên liệu sạch cho đảm bảo phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Đây là các căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô tham khảo để phát triển bền vững. 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải góp phần khắc phục đƣợc các tác động tiêu cực do hoạt động vận tải ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên, hoạt động kinh tế xã hội. Đồng thời chính việc nghiên cứu PTBV giúp cho ngành vận tải, cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hiệu quả hơn, giúp cho xã hội phát triển Các hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải liên quan đến yếu tố con ngƣời, hành khách, phƣơng tiện, nhiên liệu. Đây cũng chính là các yếu tố tác động tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp vận tải Trên cơ sở các lý luận về phát triển bền vững, kết hợp với sự nghiên cứu tổng hợp, phân tích từ các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam luận án đi sâu vào nghiên cứu phát triển bền vững cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô. Những đóng góp mới bao gồm: - Xây dựng các nguyên tắc Phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, nhấn mạnh 02 yếu tố mà các đề tài trƣớc chƣa quan tâm và chú trọng nhiều trong nghiên cứu: Marketing cho ngành vận tải; Sử dụng nhiên liệu sạch. - Đề xuất các nguyên tắc tiêu chí, chỉ tiêu phát triển bền vững cho vận tải hành khách bằng ô tô. - Đƣa ra các giải pháp Marketing phục vụ mục tiêu Phát triển bền vững. - Đƣa ra các giải pháp phƣơng tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sạch trong phát triển bền vững. Những hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận án: - Nghiên cứu phát triển bền vững cho các doanh nghiệp khai thác các phƣơng thức vận tải khác. - Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo phát triển bền vững. - Nghiên cứu dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng tái tạo, nhiên liệu sạch cho hoạt động vận tải. - Nghiên cứu quy hoạch mạng lƣới cung cấp nhiên liệu sạch trong các khu vực đô thị Việt Nam 152 2. Kiến nghị  Các doanh nghiệp vận tải ô tô phải phát triển theo định hƣớng lấy khách hàng làm trung tâm. Cơ sở để thực hiện định hƣớng này là ứng dụng Marketing trong toàn ngành vận tải.  Nhà nƣớc bổ sung các cơ sở pháp lý cần thiết đối với hệ thống vận tải hành khách bằng ô tô theo hƣớng bền vững.  Nhà nƣớc cần lựa chọn 1 Cơ quan QLNN duy nhất xây dựng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, quản lý nhà nƣớc và định hƣớng khai thác phƣơng tiện vận tải hành khách bằng ô tô sạch - xanh tại Việt Nam đồng bộ 3 chủ thể Nhà Nƣớc – Doanh nghiệp – Hành khách theo hƣớng phát triển bền vững.  Nhà nƣớc cần bàn hành các quy định, tạo điều kiện, ƣu đãi các doanh nghiệp lựa chọn các loại phƣơng tiện vận tải hành khách và sử dụng các loại nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trƣờng (Ƣu đãi với doanh nghiệp tối thiểu 5 năm về các loại thuế liên quan đến phƣơng tiện và thuế thu nhập DN)  Xã hội hóa, tăng cƣờng nghiên cứu phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sử dụng nhiên liệu xanh- sạch phù hợp tại từng thành phố cho ô tô tại Việt Nam.  Thúc đẩy, đề xuất các giải pháp và khuyến khích ứng dụng tiên tiến về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và tổ chức quản lý đối với các mô hình doanh nghiệp vận tải ô tô sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trƣờng.  Hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực trong lĩnh vực phát triển bền vững vận tải hành khách bằng ô tô và tác động đến môi trƣờng.  Nhà nƣớc định hƣớng doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô tại Việt Nam phát triển và cạnh tranh công bằng trong địa phƣơng và cả nƣớc. Lấy mục tiêu phát triển quốc gia làm trọng tâm và làm thỏa mãn hơn mong đợi với nhu cầu của khách hàng.  Nhà nƣớc định hƣớng, tuyên truyền và có các chế tài mạnh hơn với các hành vi gây tổn hại đến môi trƣờng hiện tại và tƣơng lai đất nƣớc của ngƣời dân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt [1]. Nguyễn Hải Bắc (2010)"Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân. [2]. Bộ Công Thƣơng - Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu sinh học đạt hiệu quả áp dụng tai tỉnh, thành phố lớn trên cả nƣớc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, [3]. Bộ Giao thông vận tải và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010) "Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững Hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam, Báo cáo chuyên ngành số 4". [4]. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam [5]. Nguyễn Hữu Hà (2008),Marketing vận tải. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội [6]. Nguyễn Văn Hiếu (2014) "Phát triển bền vững ngành chế bến thủy sản Bến Tre" Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng ĐH kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Đào Xuân Học (2009). Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tạp chí Tài Nguyên Nước số 3/2009. [8]. Hội đồng chính sách Khoa học - Công nghệ quốc gia (2007) "Nhiên liệu sinh học cho vận tải: Tiềm năng - điều kiện phát triển" - Hội thảo Ngày 26/10/2007 tại Hà Nội. [9]. Chu Mạnh Hùng “Ứng dụng sản phẩm công nghiệp môi trường để phát triển phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường.” Vụ Môi trƣờng Bộ GTVT [10]. Trần Thị Lan Hƣơng, Nguyễn Thị Hồng Mai, Lâm Quốc Đạt (2008) Nhập môn tổ chức vận tải ô tô. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội [11]. Đắc Mạnh - Mô hình làn sóng xanh trong giao thông ở Đà Nẵng, (2012). giao-thong-o-da-nang-2208585/ [12]. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [13]. Sở Giao thông Vận tải Thành phố Đà Nẵng - Hội thảo phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải Việt Nam, (2010) v-bao-cao-cui-cung-ca-nghien-cu-toan-din-v-phat-trin-bn-vng-h-thng-giao- thong-vn-ti-vit-nam-vitranss-2.html. [14]. Nguyễn Hữu Sở (2009) "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" luận án tiến sĩ trƣờng ĐH kinh tế thuộc đại học quốc gia Hà Nội. [15]. Từ Sỹ Sùa (2015),Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng đô thị - sách chuyên khảo: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội [16]. Từ Sỹ Sùa (2002), Tổ chức vận tải hành khách, Bài giảng [17]. Đặng Trung Thành (2011), "Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long"Luận án tiến sĩ kinh tế - Trƣờng ĐHGTVT. [18]. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo (2009),Quy hoạch giao thông vận tải bền vững với xu thế nóng lên toàn cầu,Tạp chí Cầu Đường số 4/2009. [19]. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo (2009),Quy hoạch giao thông vận tải bền vững với hiện tƣợng mực nƣớc biển dâng, Tạp chí Cầu đường số 8/2009 [20]. Nguyễn Minh Thu (2014), "Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam" - Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng ĐH kinh tế quốc dân. [21]. Nguyễn Văn Thụ (2014), “Xây dựng luận cứ khoa học đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tuyến hành lang ven biển Vũng Tàu- Tân Thành từ nay đến năm 2020”- Đề tài cấp tỉnh [22]. Thủ tƣớng Chính phủ (2011)- Quyết định số 1259/QĐ-TTg Hội nghị quốc tế về “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”Ngày 26/7/2011 Hà Nội [23]. Thủ tƣớng chính phủ (2011), Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới với các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 1/1/2017 và tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 1/1/2022. [24]. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2012. [25]. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2013. [26]. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 về quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, [27]. Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình năm (2012) [28]. Tổng cục thống kê Việt Nam (2016), Niên Giám thống kê Việt Nam năm 2015, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. [29]. Lý Huy Tuấn (2013)- Chiến lược phát triển bền vững GTVT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2050, Viện chiến lƣợc và phát triển giao thông vận tải, Hà Nội. [30]. World Bank (2008). Báo cáo “Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các thành phố” - Ngân hàng thế giới (WB) và Liên Hợp Quốc (UN) thực hiện và công bố Hà Nội 8/2008. Tài liệu tiếng Anh [31]. Andreas Warberg,Jesper Larsen, Rene Munk Jørgensen, "Green Wave Traffic Optimization – A Survey,2008" objects/orbit:79255/ datastreams/file_3050157/ content [32]. Anna Witek-Crabb (2012), Sustainable strategic management and market effectiveness of enterprises. Elsevier, www.sciencedirect.com, 2012 [33]. Dominic Greenwood (2009), Branislav Burdiliak, Ivan Trencansky, Hartmut Armbruster and Christian Dannegger, "GreenWave Distributed Traffic Intersection Control,2009" [34]. Great Britain (1997). Transport planning and traffic engineering. IPCC. (2001). Climate change. [35]. Greene DL, and Wegener M (1997) Sustainable transport, Journal of Transport Geography, 5(3):177-190 [36]. Güney GORGUN (2013), Ibrahim Halil GUZELBEY, Simulation of traffic lights for green wave and dynamic change of signal,2013 [37]. John Blewitt, 2008, Understanding Sustainable Development [38]. John Hartman, Vice-Chair of Board of the Centre for Sustainable Transportation, Canada [39]. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd, 2007, An Introduction to Sustainable Development. [40]. Richard Gillbert and Hélène Tanguay, 2000, Brief review of some releavant worldwide activity and Development of an initial long list of indicators. [41]. Ryan Merkin (2004). The urban heat islands effect on the diurnal temperature range, Massachusetts Institute of Technology. [42]. Secretary General Report to the 19th Session UN Commission on Sustainable Development (2010), Policy Options and Actions for Expediting Progress in Implementation: ddsny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N10/699/52/PDF/N1069952.pdf?OpenEle ment [43]. Simon Dresner, 2008, The Principles of Sustainability [44]. Simon Bell, Stephen Morse, Sustainability Indicators, 2008: Measuring the Immeasurable. [45]. Such reductions have been shown by the International Energy Agency to be achievable, IEA (2009), Transport, Energy, and CO2, [46]. The HNPC- The JICA (2006): The Comprehenshive Urban Development Program in Hanoi Capital city (HAIDEP), Final Report, Hà Nội; HCMCPC- The JICA (2003): HOUTRANS. [47]. The MOT of Vietnam- The JICA (2010): The Comprehensive Study on the Sustainable Development of Transport System in Vietnam (VITRANSS 2), Final Report, Hanoi. [48]. The World Bank in Vietnam: Transport Strategy- Transition, Reform, and Sustainable Management, Workshop Edition, 2006. [49]. United Nations Commission on Regional Development (2010), Bangkok Declaration for 2020: Sustainable Transport Goals for 2010- 2020. forum/doc/bangkok_declaration.pdf [50]. Victor DANCIU (2013), The Contribution of sustainable marketing to sustainable development. Management&Marketing Challenges for the Knowledge Society. Bucharest Romania.2013. [51]. Vinod Kumar, Zillur Rahman, A.A. Kazmi and Praveen Goyal. Evolution of sustainability as marketing strategy: beginning of new era. Elsevier, www.sciencedirect.com, 2012. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Quốc Khánh, ThS Lê Công Hoàng (2009) “Xây dựng và phân tích chi phí định mức”, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, số 27, tháng 9/2009, Trang 58, 59, 60, 61, 62. 2. Nguyễn Quốc Khánh (2017) “ Phát triển bền vững môi trƣờng đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, số 488, tháng 02/2017, Trang 41, 42, 43. 3. Nguyễn Quốc Khánh (2017), “Đánh giá các tiêu chí phát triển bền vững trong chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, số tháng 04/2017, Trang 69, 70 và 73 4. Nguyễn Quốc Khánh, Ths Nguyễn Hữu Bình (2017), “Các nguyên tắc phát triển bền vững công tác vận chuyển hành khách”, Tạp chí Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, số tháng 06/2017. Trang 132, 133. PHỤ LỤC Bảng khảo sát chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TẠI VIỆT NAM Thân gửi Quý vị, Nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, Nhóm nghiên cứu dự án: “Phát triển bền vững chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách đƣờng bộ tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020” triển khai thực hiện trƣng cầu ý kiến khách hàng đối với loại hình dịch vụ này. Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 (từ 1- hoàn toàn không hài lòng đến 5 – hoàn toàn hài lòng) nhằm mục đích “đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng” đối với 20 yếu tố cấu thành dịch vụ vận tải hành khách. Qua đó, đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng ngành vận tải hành khách trong nƣớc. Nhóm nghiên cứu đảm bảo rằng các thông tin mà Qúy vị cung cấp trong Phiếu khảo sát này chỉ sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu. Do vậy, Nhóm nghiên cứu rất mong nhận đƣợc sự tham gia góp ý nhiệt tình nhất từ phía Qúy vị. Xin chân thành cảm ơn! A. THÔNG TIN CHUNG Vui lòng hoàn thành thông tin cá nhân của bạn bằng cách đánh dấu x vào ô trống: Giới tính: □ Nam □ Nữ Độ tuổi: □ Từ 18 đến 30 □ Từ 31 đến 40 □ Từ 41 đến 55 □ Trên 55 tuổi Nghề nghiệp: □ Cán bộ, viên chức □ Học sinh, sinh viên □ Công nhân □ Nông dân □ Lao động phổ thông □ Kinh doanh □ Nghỉ hƣu □ Khác Phƣơng tiện đi lại chủ yếu: (có thể tích nhiều hơn 1 mục) □ Xe buýt □ Xe ôm □ Taxi □ Xe khách □ Phƣơng tiện cá nhân Địa chỉ thƣờng trú: □ Quận Ba Đình □ Quận Hai Bà Trƣng □ Quận Hoàn Kiếm □ Quận Cầu giấy □ Quận Thanh Xuân □ Quận Tây Hồ □ Quận Đống Đa □ Quận Hoàng Mai B.NỘI DUNG KHẢO SÁT Hãy cho biết mức độ đồng ý của bạn với các nhận định sau bằng cách khoanh tròn vào ô điểm tƣơng ứng theo quy ƣớc: 1 Hoàn toàn đồng ý (hoàn toàn không hài lòng); 2 Không đồng ý (không hài lòng); 3 Bình thường; 4 Đồng ý (hoàn toàn hài lòng); 5 Hoàn toàn đồng ý (hoàn toàn hài lòng). TT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ A DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH (Vận tải hành khách theo tuyến cố định là có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình, hành trình quyđịnh, các điểm dừng để lấy khách, các điểm đỗ cho khách nghỉ ngơi cũng đã được xác định trong hành trình chạy xe. Tuyến vận tải khách cố định có thể là những tuyến trong một tỉnh, thành phố, tuyến liên tỉnh hoặc tuyến vận tải khách qua biên giới đến các nước trong khu vực.) Chất lƣợng phƣơng tiện vận tải. 1 Nội thất trong xe sạch sẽ, bố trí gọn gàng... 1 2 3 4 5 2 Hình thức xe: kiểu dáng đẹp, hình thức bắt mắt... 1 2 3 4 5 3 Dấu hiệu: logo, số điện thoại... dễ nhận biết. 1 2 3 4 5 4 Sử dụng xe mới, hiện đại. 1 2 3 4 5 5 Xe chạy an toàn, êm ái 1 2 3 4 5 6 Máy lạnh tôt, mùi thơm dễ chịu. 1 2 3 4 5 Chất lƣợng nhân viên phục vụ 7 Nhân viên nói chuyện nhẹ nhàng, tiếp cận thông tin nhanh và chính xác. 1 2 3 4 5 8 Nhân vên phục vụ đúng với điều đã cam kết khách hàng. 1 2 3 4 5 9 Trang phục của nhân viên gọn gàng, nghiêm túc, bắt mắt. 1 2 3 4 5 10 Thái độ nhân viên niềm nở, ân cần. 1 2 3 4 5 11 Nhân viên tận tình giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 1 2 3 4 5 Giá cƣớc vận tải 12 Gía cước vận tải phù hợp với thu nhập của bạn. 1 2 3 4 5 13 Theo bạn, gía cước vận tải tương xứng với chất lượng dịch vụ đem lại. 1 2 3 4 5 Mức độ an toàn 14 Tài xế luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông. 1 2 3 4 5 15 Tài xế luôn luôn tuân thủ chở đúng số người quy định trên xe. 1 2 3 4 5 16 Tài xế luôn luôn tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. 1 2 3 4 5 17 Bạn cảm thấy an toàn hơn khi lựa chọn dịch vụ vận tải này. 1 2 3 4 5 Tiêu chí khác 18 Bạn sẵn sàng phản hồi lại nhà cung cấp dịch vụ nếu cảm thấy chưa hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ (liên hệ trực tiếp với tổng đài, gửi email, phản hồi trực tiếp với tài xế...) 1 2 3 4 5 19 Bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải hành khách ở nước ngoài. 1 2 3 4 5 B DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI Chất lƣợng phƣơng tiện vận tải. 1 Nội thất trong xe sạch sẽ, bố trí gọn gàng... 1 2 3 4 5 2 Hình thức xe: kiểu dáng đẹp, hình thức bắt mắt... 1 2 3 4 5 3 Dấu hiệu: logo, số điện thoại... dễ nhận biết. 1 2 3 4 5 4 Sử dụng xe mới, hiện đại. 1 2 3 4 5 5 Xe chạy an toàn, êm ái. 1 2 3 4 5 6 Đồng hồ tính tiền chính xác. 1 2 3 4 5 7 Máy lạnh tôt, mùi thơm dễ chịu. 1 2 3 4 5 Chất lƣợng nhân viên phục vụ 8 Nhân viên nói chuyện nhẹ nhàng, tiếp cận thông tin nhanh và chính xác. 1 2 3 4 5 9 Nhân vên phục vụ đúng với điều đã cam kết khách hàng. 1 2 3 4 5 10 Trang phục của nhân viên gọn gàng, nghiêm túc, bắt mắt. 1 2 3 4 5 11 Thái độ nhân viên niềm nở, ân cần. 1 2 3 4 5 12 Nhân viên tận tình giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 1 2 3 4 5 Giá cƣớc vận tải 13 Gía cước vận tải phù hợp với thu nhập của bạn. 1 2 3 4 5 14 Theo bạn, gía cước vận tải tương xứng với chất lượng dịch vụ đem lại. 1 2 3 4 5 Mức độ an toàn 15 Tài xế luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông. 1 2 3 4 5 16 Tài xế luôn luôn tuân thủ chở đúng số người quy định trên xe. 1 2 3 4 5 17 Tài xế luôn luôn tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. 1 2 3 4 5 18 Bạn cảm thấy an toàn hơn khi lựa chọn dịch vụ vận 1 2 3 4 5 tải này. Tiêu chí khác 19 Bạn sẵn sàng phản hồi lại nhà cung cấp dịch vụ nếu cảm thấy chưa hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ (liên hệ trực tiếp với tổng đài, gửi email, phản hồi trực tiếp với tài xế...) 1 2 3 4 5 C DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT Chất lƣợng phƣơng tiện vận tải. 1 Nội thất trong xe sạch sẽ, bố trí gọn gàng... 1 2 3 4 5 2 Hình thức xe: kiểu dáng đẹp, hình thức bắt mắt... 1 2 3 4 5 3 Dấu hiệu: logo, số điện thoại... dễ nhận biết. 1 2 3 4 5 4 Sử dụng xe mới, hiện đại. 1 2 3 4 5 5 Xe chạy an toàn, êm ái. 1 2 3 4 5 7 Máy lạnh tôt, mùi thơm dễ chịu. 1 2 3 4 5 Chất lƣợng nhân viên phục vụ 8 Nhân viên nói chuyện nhẹ nhàng, tiếp cận thông tin nhanh và chính xác. 1 2 3 4 5 9 Nhân vên phục vụ đúng với điều đã cam kết khách hàng. 1 2 3 4 5 10 Trang phục của nhân viên gọn gàng, nghiêm túc, bắt mắt. 1 2 3 4 5 11 Thái độ nhân viên niềm nở, ân cần. 1 2 3 4 5 12 Nhân viên tận tình giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 1 2 3 4 5 Giá cƣớc vận tải 13 Gía cước vận tải phù hợp với thu nhập của bạn. 1 2 3 4 5 14 Theo bạn, gía cước vận tải tương xứng với chất lượng dịch vụ đem lại. 1 2 3 4 5 Mức độ an toàn 15 Tài xế luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông. 1 2 3 4 5 18 Bạn cảm thấy an toàn hơn khi lựa chọn dịch vụ vận tải này. 1 2 3 4 5 Tiêu chí khác 19 Bạn sẵn sàng phản hồi lại nhà cung cấp dịch vụ nếu cảm thấy chưa hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ (liên hệ trực tiếp với tổng đài, gửi email, phản hồi trực tiếp với tài xế...) 1 2 3 4 5 20 Bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải hành khách ở nước ngoài. 1 2 3 4 5 D DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO HỢP ĐỒNG Chất lƣợng phƣơng tiện vận tải. 1 Nội thất trong xe sạch sẽ, bố trí gọn gàng... 1 2 3 4 5 2 Hình thức xe: kiểu dáng đẹp, hình thức bắt mắt... 1 2 3 4 5 3 Sử dụng xe mới, hiện đại. 1 2 3 4 5 4 Xe chạy an toàn, êm ái. 1 2 3 4 5 5 Máy lạnh tôt, mùi thơm dễ chịu. 1 2 3 4 5 Chất lƣợng nhân viên phục vụ 6 Nhân viên nói chuyện nhẹ nhàng, tiếp cận thông tin nhanh và chính xác. 1 2 3 4 5 7 Nhân vên phục vụ đúng với điều đã cam kết khách hàng. 1 2 3 4 5 8 Trang phục của nhân viên gọn gàng, nghiêm túc, bắt mắt. 1 2 3 4 5 9 Thái độ nhân viên niềm nở, ân cần. 1 2 3 4 5 10 Nhân viên tận tình giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 1 2 3 4 5 Giá cƣớc vận tải 11 Gía cước vận tải phù hợp với thu nhập của bạn. 1 2 3 4 5 12 Theo bạn, gía cước vận tải tương xứng với chất lượng dịch vụ đem lại. 1 2 3 4 5 Mức độ an toàn 13 Tài xế luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông. 1 2 3 4 5 14 Tài xế luôn luôn tuân thủ chở đúng số người quy định trên xe. 1 2 3 4 5 15 Tài xế luôn luôn tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. 1 2 3 4 5 16 Bạn cảm thấy an toàn hơn khi lựa chọn dịch vụ vận tải này. 1 2 3 4 5 Tiêu chí khác 17 Bạn sẵn sàng phản hồi lại nhà cung cấp dịch vụ nếu cảm thấy chưa hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ (liên hệ trực tiếp với tổng đài, gửi email, phản hồi trực tiếp với tài xế...) 1 2 3 4 5 18 Bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải hành khách ở nước ngoài. 1 2 3 4 5 19 Tiêu chí của Qúy vị khi lựa chọn hãng/loại hình dịch vụ này?(giá cả, mức độ an toàn, chất lượng xe...) ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 20 Đóng góp ý kiến của quý vị để chất lượng dịch vụ vận tải hành khách ở Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao? ............................................................................................................................ ......................................................................................................................... 21 Nếu đã tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách nước ngoài, bạn vui lòng cho biết yếu tố mà ngành vận tải hành khách trong nước cần học hỏi? ............................................................................................................................ ..........................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_giai_phap_phat_trien_ben_vung_van_tai_hanh_khach.pdf
Luận văn liên quan