Thông tin trên BCTC của công ty, đặc biệt là của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam được rất nhiều đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế và phục vụ
các công việc khác của các đối tượng có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận án cho
thấy, chất lượng BCTC được đo lường thông qua chỉ tiêu chất lượng lợi nhuận dựa trên cả
2 cơ sở đó là dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ ở thị trường của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam còn thấp so với một số quốc gia khác trên thế giới.
182 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4497 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm bảo tính độc lập, không vì sợ
mất khách hàng do phí dịch vụ phi kiểm toán thu được cao, hay do cạnh tranh về giá phí
kiểm toán để có khách hàng hay tạo áp lực đối với KTV về khoản thu nhập thu được từ
mỗi khách hàng.
- Tại Việt Nam hiện nay, thị trường ngành nghề kiểm toán cũng là thị trường cạnh
tranh và một số công ty kiểm toán thực hiện việc giảm giá phí để cạnh tranh với các công
ty kiểm toán khác. Do đó, để hoạt động hiệu quả, họ tìm mọi cách giảm chi phí bằng cách
giảm nhân sự và thời gian trong quy trình kiểm toán tại khách hàng. Họ chỉ thực hiện đầy
đủ các thủ tục kiểm toán cơ bản còn đối với những trường hợp như giới hạn phạm vi kiểm
toán hoặc do một số lý do khác đáng lẽ họ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế
nhưng vì có thể những thủ tục này phức tạp hoặc tốn kém nhiều thời gian nên có thể họ sẽ
không thực hiện và đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Trong những trường hợp này công
ty kiểm toán và kiểm toán viên chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình. Vì vậy, theo tác
giả, các công ty kiểm toán không vì mọi cách để ký được hợp đồng với khách hàng mà
chấp nhập mức giá phí thấp không bù đắp được chi phí bỏ ra cho thực hiện hợp đồng kiểm
toán theo đúng quy định của chuẩn mực kiểm toán và phải đảm bảo một cuộc kiểm toán có
chất lượng.
- Cần tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên trong. Hoạt động
kiểm soát sẽ làm tăng độ tin cậy của các kết quả kiểm toán, do đó làm tăng độ tin cậy của
các BCTC đã được kiểm toán. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán phải tập trung vào
yếu tố con người, phát huy tính độc lập và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên vì họ
chính là người thực hiện công việc kiểm toán, đưa ra ý kiến kiểm toán. Công tác kiểm soát
bên trong được thực hiện bởi chính các công ty kiểm toán – đây là hoạt động tự kiểm soát.
Nội dung công tác kiểm soát bên trong tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm soát
chất lượng trong suốt quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán và hoạt động của công ty
kiểm toán. Để tăng khả năng tự kiểm soát, các công ty kiểm toán cần xây dựng một quy
148
trình tuyển dụng kiểm toán viên chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đầu vào của các kiểm toán
viên; chú trọng đến công tác đào tạo và chất lượng đào tạo kiểm toán viên, để nâng cao
kiến thức và kĩ năng cho kiểm toán viên. Công ty kiểm toán cần xây dựng quy trình kiểm
toán chặt chẽ, chi tiết và có hệ thống hơn cũng như việc lập hồ sơ kiểm toán cần rõ ràng,
khoa học hơn. Hơn nữa, các công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra tính tuân thủ
kiểm toán trong toàn công ty. Ngoài ra, để tăng sự thuận tiện trong công việc và sự chuyên
nghiệp của kiểm toán viên, công ty kiểm toán cũng cần tăng cường việc trang bị các thiết
bị phục vụ công việc kiểm toán.
5.2.3. Đối với các công ty niêm yết
- Tăng cường vai trò giám sát và thực hiện cải thiện báo cáo tình hình giám sát của
HĐQT và BKS đối với BGĐ, cụ thể:
+ Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty không có kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT
và TGĐ có mức QTLN thấp hơn (chất lượng BCTC cao hơn) công ty có kiêm nhiệm,
nghĩa là nếu chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm TGĐ thì việc giám sát của HĐQT đối với
ban TGĐ sẽ độc lập hơn, điều này cho thấy tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
vai trò giám sát của chủ tịch HĐQT đối với ban TGĐ đã được nâng cao. Vì vậy, các công
ty niêm yết cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của chủ tịch HĐQT với ban TGĐ và
các công ty đang có sự kiêm nhiệm này cần sớm tách biệt nhằm giảm việc QTLN của ban
TGĐ vì những động cơ lợi ích của họ, điều này dẫn đến tăng chất lượng BCTC.
+ Theo số liệu phân tích ở trên, tính độc lập của HĐQT được đo lường tỷ lệ thành
viên BGĐ không nằm trong HĐQT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam còn
thấp với mức tỷ lệ trung bình 59%, thấp nhất là 0% và cao nhất là 100%, kết quả phân tích
cũng cho thấy tỷ lệ này càng cao thì chất lượng BCTC càng cao, vì vậy, theo tác giả, nhằm
tăng cường chất lượng BCTC của các công ty niêm yết, các công ty cần quy định tỷ lệ
thành viên BGĐ trong HĐQT thấp hơn.
+ Cần xây dựng các tiểu ban chuyên trách trong HĐQT và phân định rõ chức năng
của từng tiểu ban.
+ Mỗi công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam cần thành lập một UBKT cũng
giống như một số quốc gia phát triển, mỗi công ty có lợi ích công chúng phải thành lập Ủy
ban kiểm toán trong đó các thành viên không phải là những người chịu trách nhiệm quản
149
lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán và phải có ít nhất 1 thành viên độc
lập và có chuyên môn về kế toán hoặc kiểm toán. UBKT phải yêu cầu KTV và công ty
kiểm toán phải báo cáo cho các nội dung quan trọng phát hiện trong quá trình kiểm toán,
đặc biệt là những yếu kém quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quá
trình lập BCTC, như vậy, chất lượng BCTC của công ty sẽ được nâng cao hơn.
- Cần phải mời công ty kiểm toán và KTV tham dự trong đại hội cổ đông nhằm tăng
cường vai trò của kiểm toán độc lập.
- Các công ty cổ phần niêm yết, đặc biệt là các cổ đông (những người sở hữu vốn)
nhằm tăng cường độ tin cậy của thông tin trên BCTC, bảo về quyền lợi của mình, cần phải
thận trọng hơn trong việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC, cụ thể
các công ty không nên chọn những công ty kiểm toán có mức phí thấp, vì khi thực hiện với
mức phí thấp thường các công ty kiểm toán sẽ đầu tư ít thời gian hơn vì vậy có thể họ sẽ
cắt bớt một số thủ tục kiểm toán, điều này dẫn đến chất lượng BCTC được kiểm toán sẽ bị
giảm xuống.
- Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố tính trì hoãn việc công bố BCTC
(được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký BCKT) có ảnh hưởng
thuận chiều đến chất lượng BCTC, nghĩa là thời gian công bố càng lâu thì chất lượng
BCTC càng cao, kết quả này là tích cực vì nó đã xóa đi những nghi ngờ của các đối tượng
có liên quan đã cho rằng DN cần mất nhiều thời gian để thực hiện hành vi điều chỉnh số
liệu BCTC dẫn đến chất lượng BCTC giảm. Tuy nhiên, nếu các DN càng trì hoãn việc
công bố BCTC thì điều này cũng giảm đi tính kịp thời của BCTC nhằm đáp ứng yêu cầu
cho người sử dụng thông tin. Ngoài ra, theo số liệu phân tích cũng cho thấy thời gian từ
ngày kết thúc niên độ đến ngày ký BCKT của các công ty niêm yết tại Việt Nam tương đối
dài, trung bình là 77 ngày, nhanh nhất là 15 ngày và chậm nhất là 196 ngày. Vì vậy, theo
tác giả, các công ty cần phải tăng cường đầu tư nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất
nhằm rút ngắn nữa thời gian hoàn thành BCTC nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của BCTC.
5.2.4. Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC
Các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC cần tham
khảo kết quả nghiên cứu này để xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam để đưa ra các quyết định kinh tế
đúng đắn cho chính mình, cụ thể:
150
- Đối với các ngân hàng và các chủ nợ: Từ kết quả phân tích trên cho thấy các công
ty có khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì mức QTLN càng cao dẫn đến chất lượng
BCTC càng thấp mà tỷ số tài chính này là một trong số chỉ tiêu tài chính để các chủ nợ
cũng như ngân hàng đánh giá khả năng tài chính để quyết định có nên cho nợ hay cho vay
hay không, nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán cao. Như vậy, để phần
nào hạn chế rủi ro cho vay những doanh nghiệp “lời giả, lỗ thật”, trong quá trình thẩm định
tín dụng, ngân hàng không nên chỉ xem xét mức lợi nhuận công bố hay dựa quá nhiều vào
các thông tin tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định, mà nên chú trọng thêm những
thông tin khác như tính khả thi của các phương án kinh doanh (vì đây là nguồn trả nợ
chính của doanh nghiệp), hay xem xét đến uy tín tín dụng của doanh nghiệp để xem xét
khả năng trả nợ cũng như thiện chí trả nợ của doanh nghiệp. Việc ngân hàng không quá
dựa vào báo cáo tài chính để ra quyết định một mặt làm giảm rủi ro cho ngân hàng, mặt
khác còn góp phần làm giảm động cơ “điều chỉnh” tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua
đó, thông tin trên báo cáo tài chính được trình bày một cách trung thực hơn. Ngoài ra, các
ngân hàng khi đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để đưa ra quyết định có cho
vay hay không, ngoài việc dựa vào các thông tin trên BCTC, cần chú trọng tham khảo
thêm nhiều nguồn thông tin khác ngoài báo cáo tài chính trong quá trình thẩm định tín
dụng.
- Đối với các nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC: Kết
quả của nghiên cứu này cũng khá hữu ích cho nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng
thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể, theo kết quả
của nghiên cứu cho thấy trong 23 nhân tố được kiểm định tại các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, có đến 17 số nhân tố ảnh hưởng, trong
đó, có nhân tố thuận chiều và nhân tố ngược chiều với chất lượng BCTC. Vì vậy, các đối
tượng sử dụng thông tin có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để đánh giá độ tin cậy
của thông tin trên BCTC đặc biệt là thông tin lợi nhuận giúp mình thận trọng hơn trong
việc dựa vào những thông tin này để đưa ra các quyết định kinh tế, chẳng hạn, kết quả
nghiên cứu cho thấy, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài càng cao thì chất lượng BCTC
càng thấp, BCTC của các công ty được kiểm toán bởi Big 4 chất lượng cao hơn các công
ty không được kiểm toán bởi Big 4, các công ty niêm yết trên HNX có BCTC chất lượng
cao hơn công ty niêm yết trên HOSE...
151
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai
Trong nghiên cứu này, mặc dù so với các công trình nghiên cứu trên thế giới và các
nghiên cứu tại Việt Nam, số lượng nhân tố được đưa vào trong mô hình khá nhiều và bao
gồm 5 nhóm nhân tố như nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu sở hữu vốn, liên quan đến
QTCT, liên quan đến cơ cấu vốn, liên quan đến thị trường và liên quan đến hiệu quả công
ty, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều các nhân tố khác có thể cũng sẽ ảnh hưởng đối với chất
lượng BCTC tại Việt Nam như các nhân tố liên quan đến thị trường vốn, chính sách của
Nhà nước, văn hóa, chính trị... trong đó có nhiều nhóm quan trọng, tuy nhiên, một trong
những lý do tác giả chưa đưa các nhân tố này vào mô hình kiểm định đó là khác với
nghiên cứu sử dụng khảo sát quan điểm, việc sử dụng dữ liệu thứ cấp để kiểm định mô
hình thì theo tác giả các nhân tố được đưa vào mô hình cần phải đo lường (phải lượng hóa)
được. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đo lường chất lượng BCTC thông qua chất lượng
lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường, với mỗi cơ sở này, tác giả đã
lựa chọn một mô hình đo lường đại diện, tuy nhiên, với mỗi cơ sở đó còn có nhiều mô
hình đo lường khác. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nếu thực hiện được, có thể
phân tích thêm các nhân tố ngoài những nhân tố đã được kiểm định trong mô hình của
nghiên cứu này và nghiên cứu trong tương lai cũng nên sử dụng các mô hình còn lại để đo
lường chất lượng BCTC.
152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương này, dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đã đưa ra những
nhận xét chung về thực trạng chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể thực trạng chất lượng BCTC
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam chưa cao và nội dung nhận xét về các nhân
tố ảnh hưởng cũng cho thấy có khá nhiều (17 trong 23) nhân tố được kiểm định có ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và có nhân tố
ảnh hưởng thuận chiều, có nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và có nhân tố kết quả cho thấy
không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC về mặt ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở những xét
chung này, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng BCTC của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, các đề xuất được tác giả đề nghị đối các nhóm đối
tượng như cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập, các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam và các nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin trên
BCTC. Ngoài ra, tác giả cũng đã lưu ý các nhóm đối tượng trên cần xem xét kết quả của
nghiên cứu này, đặc biệt là kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, để giúp
họ đánh giá thận trọng và thấu đáo hơn trước khi đưa ra các quyết định có liên quan.
153
KẾT LUẬN
Thông tin trên BCTC của công ty, đặc biệt là của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam được rất nhiều đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế và phục vụ
các công việc khác của các đối tượng có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận án cho
thấy, chất lượng BCTC được đo lường thông qua chỉ tiêu chất lượng lợi nhuận dựa trên cả
2 cơ sở đó là dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ ở thị trường của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam còn thấp so với một số quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài ra, một trong những nội dung khá quan trọng thực hiện mục tiêu chính của
luận án này là kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy,
có hơn một nửa số nhân tố trong 23 nhân tố được kiểm định có ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 17 nhân tố tác động và
6 nhân tố không tác động đến chất lượng BCTC và có nhân tố ảnh hưởng thuận chiều, có
nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và có nhân tố kết quả cho thấy không ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC. Vì vậy, theo tác giả, kết quả của nghiên cứu của luận này và một số ý kiến
mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các
đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, ủy ban chứng
khoán Nhà nước, cơ quan ban hành chính sách... tham khảo đề từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt
Nam, đồng thời cũng dựa trên kết quả nghiên cứu này, các đối tượng sử dụng thông tin
trên BCTC cũng sẽ đưa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả nhất.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện luật kiểm
toán độc lập đã được ban hành và áp dụng, 2012. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, thành viên tham gia.
2. Khoảng cách giữa mong đợi của xã hội và khả năng đáp ứng của nghề nghiệp về trách
nhiệm của KTV - Bằng chứng thực nghiệm và khoảng cách thu hẹp tại Việt Nam, 2014.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm
đề tài.
3. Nguyễn Thị Phương Hồng & Mai Thị Hoàng Minh, 2014. Quan điểm của người lập và
người sử dụng về các khía cạnh của báo cáo tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, 6/2014.
4. Nguyễn Thị Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh, 2014. Quan điểm về đặc điểm
chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kế toán &
Kiểm toán, 6/2014.
5. Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ, 6/2014.
6. Nguyễn Thị Phương Hồng & Hà Hoàng Nhân, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
độc lập của KTV - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển,
5/2015.
7. Nguyen Thi Phuong Hong and Nguyen Thi Thuong, 2015. Board Characteristics
Affecting Earnings Management: An Empirical Investigation in Vietnam. Internationnal
Conference on Accounting, ICOA 2015, 22 May 2015. YOKOHAMA National University,
Aston University, Economic University Danang.
8. Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016. Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hội thảo
Khoa học cấp Quốc gia về Kế toán, Kiểm toán Việt Nam - 20 năm cải cách và hội nhập,
4/2016. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam & Tạp chí Kế toán và Kiểm toán.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài Chính, 2002. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC Chuẩn mực kế toán việt
nam số 01 - Chuẩn mực chung.
2. Bộ Tài Chính, 2003. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC Chuẩn mực kế toán việt
nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính.
3. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Về việc ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
4. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC Chuẩn mực kế toán việt
nam số 01 - Chuẩn mực chung.
5. Bộ Tài Chính, 2007. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ
trưởng BTC về việc ban hành Quy chế quản trị cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.
6. Bộ Tài Chính, 2012. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 thay thế Quyết
định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành Quy chế
quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng
7. Quốc Hội, 2011. Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011.
8. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 39/2011/TT-BTC ngày 15/12/2011 Quy định về
kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 Hướng dẫn về
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
10. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 Về ban hành
hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
11. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 Về kiểm toán
độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.
12. Bộ Tài chính, 2014. Quyết định số 515/2012/QĐ-UBCK ngày 25/6/2012 Quy định
về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
13. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 Quy định về
156
kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
14. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 Hướng dẫn về
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
15. Chính Phủ, 2007. Quyết định số quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007
Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
16. Chính Phủ, 2012. Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 Phê duyệt Chiến
lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
17. Đặng Ngọc Hùng. (2015), Nghiên cứu xu hướng quản trị lợi nhuận do thay đổi thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 219, trang 46 - 54.
18. Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Loan, 2014. Phương pháp đánh giá chất
lượng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số
11/2014, trang 20-21.
19. Đường Nguyễn Hưng, 2013. Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận
công bố trên BCTC, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 112, 113, 1+2/2013, 114, 3/2014,
trang 49-51, 22-24.
20. Huỳnh Đạt Hùng, Nguyễn Khánh Bình & Phạm Xuân Giang, 2013. Kinh tế lượng.
TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
21. Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015. Minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
22. Ngô Thị Thu Giang và Đặng Anh Tuấn, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí
Phát triển Kinh tế, số 194, trang 24-30.
23. Ngô Thị Thu Giang, 2014. Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm
yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội.
24. Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết. Tạp chí Phát triển Kinh tế,
157
số 287, trang 15-34.
25. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính
công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh.
26. Nguyễn Phúc Sinh, 2009. Nâng cao tính hữu ích trong báo cáo tài chính doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Thị Hồng Nga, 2014. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin kế toán. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 8/2014, trang 30-33.
28. Nguyễn Thị Phương Hồng & Mai Thị Hoàng Minh. (2014), Quan điểm của người
lập và người sử dụng về các khía cạnh của báo cáo tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế
& Phát triển, số 204(II), trang 106 - 114.
29. Nguyễn Thị Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh, 2014). Quan điểm về đặc
điểm chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kế
toán & Kiểm toán, số 6/2014, trang 21-23 & 46.
30. Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ, số 13(406), trang 32-34 & 44.
31. Nguyễn Thị Phương Hồng & Hà Hoàng Nhân, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến
tính độc lập của KTV - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, 5/2015.
32. Nguyễn Trọng Nguyên, 2014. Lựa chọn phương pháp đo lường chất lượng thông tin
báo cáo tài chính. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 9/2014, trang 5-7.
33. Phạm Thị Bích Vân, 2012. Mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển
kinh tế, 258/2012.
34. Phạm Thị Bích Vân, 2014. Các hình thức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 1+2/2014,
trang 57-60.
158
35. Phạm Thị Bích Vân. (2015), Nghiên cứu quản trị lợi nhuận thông qua biến kế toán
dồn tích và sự dàn xếp các giao dịch thực của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 218, trang 74 - 82.
36. Phạm Ngọc Toàn & Hoàng Thị Thu Hoài, 2015. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh
nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 4/2015, trang 87-103.
37. Ủy ban Chứng Khoán, 2012. Quyết định số 515/2012/QĐ-UBCK ngày 25/6/2012 về
việc ban hành quy trình công bố thông tin điện tử của UBCK Nhà nước cho đối tượng
tham gia thị trường chứng khoán.
38. Vũ Hữu Đức, (2010). Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lao Động.
39. Thông tin chương trình công bố thông tin và minh bạch,
tu/su-kien/-/asset_publisher/zAs0/content/thong-tin-chuong-trinh-cbtt-va-minh-bach-2015.
Truy cập lúc 9 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2015.
B. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Abed, S., Al-Attar, A., & Suwaidan, M., 2012. Corporate Governance and Earnings
Management: Jordanian Evidence. International Business Research, 5(1): 216-225.
2. Abdullah H., Valentine B., 2009. Fundamentals and Ethics Theories of Corporate
Governance. Middle Eastern Finance and Economics, 4: 88-96.
3. Aboody, D, Hughes, J & Liu, J., 2005. Earnings Quality, Insider Trading, and Cost
of Capital. Journal of Accounting Research, 43(5): 651-673.
4. Abubakar, S., 2011. Value relevance of accounting information of listed new
economy firms in Nigeria: An empirical investigation using Ohlson model. Paper
presented at the International Conference on Accounting and Finance in Africa organised
by the Department of Accounting and Finance, University of Ghana in collaboration with
the Department of Accounting and Finance, University of Brinmingham, UK.
5. Ahmed, A. A., 2012. Disclosure of Financial Reporting and Firm Structure as a
Determinant: A Study on the Listed Companies of DSE. ASA University Review, 6(1): 43-
60.
6. Alkdai, H. K. H., and Hanefah, M. M., 2012. Boar of directors’ characteristics and
159
value relevance of accounting information in Malaysia Shariah-Compliant companies: A
panel data analysis. Economics and Financial Review, 2(6): 31-44.
7. Alves Sandra, 2014. The effect of board independence on the earnings quality:
Evidence from Portuguese listed companies. AABFJ, 8(3): 23-43.
8. Alzoubi, E. S. S., 2012. Board characteristics and financial reporting quality among
Jordanian list companies: Proposing conceptual framework. Asian Journal of finance &
Accounting, 4(1): 245-258.
9. Amihud, Y., and H. Mendelson, 1986. Asset Pricing and the Bid-Ask Spread.
Journal of Financial Economics. 17(2): 223 - 249.
10. Anderson, R. C., Mansi, S. A., & Reeb, D. M., 2004. Board characteristics,
accounting report integrity, and the cost of debt. Journal of Accounting and Economics, 37:
315-342.
11. Arrow, K. J., 1972. Some models of racial discrimination in the labor market. In A.
H. Pascal ed. Racial discrimination in economic life. Lexington, MA: Heath, pp.187–204.
12. Arya, A., Glover, J., & Sunder, S., 2003. Are unmanaged earnings always better for
shareholders?. Accounting Horizons 17: 111-116.
13. Ashbaugh, Hollis, Daniel W. Collins, and Ryan LaFond, 2004. Corporate
governance and the cost of equity capital. Emory, University of Iowa.
14. Aygun, M., Ic, S., & Sayim, M., 2014. The Effects of Corporate Ownership
Structure and Board Size on Earnings Management: Evidence from Turkey. International
Journal of Business and Management, 9(12): 123-132.
15. Bahmani Dariush, 2014. The relation between disclosure quality and information
asymmetry: Empirical evidence from Iran. International Journal of Financial Research,
5(2): 110-114.
16. Ball, R., & Brown, P., 1968. An empirical evaluation of accounting income numbers.
Journal o f Accounting Research, 6(2): 159-178.
17. Ball, R., Robin, A., & Wu, J., 2003. Incentives versus standards: Properties of
accounting income in four East Asian countries. Journal of Accounting and Economics, 36
(1): 235-270.
160
18. Barth, M., Beaver, W. & Landsman, W., 2001. The relevance of the value relevance
literature for financial accounting standard setting. Another view, Journal of Accounting
and Economics, 31(1-3): 77-104.
19. Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H., 2008. International accounting
standards and accounting quality. Journal Accounting Research, 46 (3): 467-498.
20. Barth, M., Y. Konchitchki, and W. Landsman. (2013), Cost of Capital and Earnings
Transparency, Journal of Accounting and Economics, 55 (2), pp. 206-224.
21. Bartov, E., 1993. The Timing of Asset Sales and Earnings Manipulation. The
Accounting Review. 68: 840-55.
22. Barton, E., and Cohen, D., 2009. The 'Numbers Game' in the Pre- and Post-
SarbanesOxley Eras. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 24: 505-534.
23. Bauwhede, H. V., 2001. What factors influence Financial Statement Quality? A
Framework and some empirical evidence, Euro conference on Financial Reporting and
Regulatory Practices in Europe, Italy.
24. Beaver, William H., 1968. The information content of annual earnings
announcements. Journal of accounting research, 67-92.
25. Beest, F. V., G. Braam and S. Boelens, 2009. Quality of Financial Reporting:
measuring qualitative characteristics. Nijmegen Center for Economics (NiCE). Institute for
Management Research, 09-108.
26. Beest, F. V., G. Braam, 2011. A Conceptually-Based Empirical Analysis on Quality
Differences Between UK Annual Reports and US 10-K Reports. Journal of Modern
Accounting and Auditing, 9(10): 1281-1301.
27. Beisland, L. A., 2009. A review of the value relevance literature. The Open Business
Journal, 2: 7-27.
28. Beneish, M.D., 1997. Detecting GAAP Violation: Implications for assessing
earnings management among firms with extreme financial performance. Journal of
Accounting and Public Policy, 16 (3): 271-309.
29. Bernard, V. L., 1995. The Feltham-Ohlson framework: implications for empiricists.
Contemporary Accounting Research. 11(2), 733–747
30. Bhattacharya, U., Daouk, H. and Welker, M., 2003. The World Price of Earnings
161
Opacity, The Accounting Review, 78 (3): 641 - 678.
31. Birt, J.L., Bilson, C.M., Smith, T. and Whaley, R. E., 2006. Ownership, competition,
and financial disclosure. Australian Journal of Management, 2: 235-63.
32. Brien, J. O., 1991. Introduction to information systems in business management.
Sixth Edition, Boston: Irwin.
33. Bruns, W., Merchant, K., 1990. The dangerous morality of managing earnings.
Management Accounting, 72: 22-25.
34. Camodeca, R., Almici, A., Brivio, A. R., 2014. The value relevance of accounting
information in the Italian and UK stock markets. Problems and Perspectives in
Management, 12(4): 512-519.
35. Carpenter, V. L. & Feroz, E. H., 2001. Institutional theory and accounting rule
choice: an analysis of four US state governments’ decisions to adopt generally accepted
accounting principles, Accounting, Organizations and Society, 26: 565-596.
36. Chalaki, P., Didar, H., Riahinezhad, M., 2012. Corporate governance attributes and
financial reporting quality: Empirical evidence from Iran. International Journal of
Business and Social Science, 3 (15): 223-229.
37. Chandrapala, P., 2013. The value relevance of earnings and book value: The
importance of ownership concentration and firm size. Journal of Competitiveness, 5(2):
98-107.
38. Chen C., Chen S. and Su X., 2001. Is accounting information value-relevant in the
emerging Chinese stock market?. Journal of International Accounting, Auditing and
Taxation, 10: 1-22.
39. Choi, T. H., Pae, J., 2011. Business Ethics and Financial Reporting Quanlity:
Evidence from Korea, 103: 403-427.
40. Choi, B., Collins, D.W. and Johnson, W.B., 1997. Valuation implications of
Reliability differences: the case of non-pension postretirement obligations, The Accounting
Review, 72(3): 351-383.
41. Cohen D., Dey A. and Lys T., 2008. Real and accrual-based earnings management
in the preand post-Sarbanes-Oxley periods, The Accounting Review, 83(3):757-787.
162
42. Cohen, D. A. and Zarowin, P., 2010. Accrual-Based and Real Earnings Management
Activities Around Seasoned Equity Offerings, Journal of Accounting and Economics, 50,
pp. 2-19.
43. Collins, D. and Kothari, S., (1989), An Analysis of Intertemporal and cross-
sectional determinants of earnings response coefficients, Journal of Accounting and
Economics, 11, pp. 143-181.
44. Collins D., Maydew E. and Weiss I., 1997. Changes in the value-relevance of
earnings and book values over the past forty years. Journal of Accounting and Economics,
24: 39-67.
45. Collins, D. W., and Hribar, P., 2002. Errors in estimating accruals: Implications for
empirical research. Journal of Accounting research, 105-134.
46. Dalton D. R., Daily C. M., Johnson L. & Ellstrand A., 1999. Number of Directors
and Financial Performance: A Meta-Analysis, Aca. Manage. J., 42: 674-686.
47. Daniel, N. D., Dennis, D. J. and Naven, L., 2008. Do Firms Manage Earnings to
Meet Dividend Thresholds?. Journal of Accounting & Economics, 45: 2-26.
48. Darabi, R., Rad, S. K., Heidaribali, H., 2012. The Impact of Intellectual capital on
Financial Reporting Quality: An Evidence from Tehran Stock Exchange. International
Journal of Business and Commerce, 1(11): 21-39.
49. DeAngelo, L., 1986. Accounting Numbers as Market Valuation Substitutes: A Study
of Management Buyouts of Public Shareholders. The Accounting Review, 61: 400-420.
50. Dechow, P. M., 1994. Accounting earnings and cash flows as measures of firm
performance: the role of accounting accruals. Journal of Accounting and Economics, 75(1):
3-42.
51. Dechow, P. M., Sloan, R. and Sweeney, A., 1995. Detecting Earnings Management,
The Accounting Review, 70: 193-225.
52. Dechow, D. M. and Skinner D. J., 2000. Discretionary Accruals: Reconciling the
View of Accounting Academics, Practitioners and Regulators. Accounting Horizon, 14 (2):
235-150.
53. Dechow, P. and Dichev, I., 2002. The quality of accruals and earnings: the role of
163
accrual estimation errors. The Accounting Review, 77: 35-59.
54. Dechow, P. M., Myersb, L. A. and Shakespeare, C., 2010. Fair value accounting and
gains from asset securitizations: A convenient earnings management tool with
compensation side-benefits. Journal of Accounting and Economics, 49 (1-2): 2-25.
55. Dechow và các cộng sự, 2010. Understanding earning quality: A review of the
proxies, their determinants and their consequences. Journal of Accounting and Economics,
50: 344-401.
56. Dechow, Patricia, Weili Ge, and Catherine Schrand, 2010. Understanding earnings
quality: A review of the proxies, their determinants and their consequences. Journal of
Accounting and Economics, 50(2): 344-401.
57. Deegan, C. and Rankin, M., 1996. Do Australian companies report environmental
news objectively? An analysis of environmental disclosures by firms prosecuted
successfully by the Environmental Protection Authority. Accounting, Auditing &
Accountability Journal, 3: 50-67.
58. DeFond, M. L. & Jiambalvo, J., 1994. Debt covenant violation and manipulation of
accruals. Journal of accounting and economics, 17(1): 145-176.
59. Demski, J., 1998. Performance measure manipulation. Contemporary Accounting
Research, 15: 261-285.
60. DeZoort, F.T., and Salterio, S., 2001. The Effects of Corporate Governance
Experience and Financial Reporting and Audit Knowledge of Audit Committee Members'
Judgments. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 20(2): 31 -48.
61. Diamond, D., and R. Verrecchia, 1991. Disclosure, Liquidity, and the Cost of
Capital. Journal of Finance, 46 (4): 1325 - 1360.
62. Dumontier P. and Labelle R., 1998. Accounting earnings and firm valuation: the
French case. European Accounting Review, 7: 163-183.
63. Easton, P. D., & Harris, T. S., 1991. Earnings as an explanatory variable for
returns. Journal of accounting research, 19-36.
64. Ecker, Frank, et al, 2006. A returns-based representation of earnings quality. The
Accounting Review, 81(4): 749-780.
164
65. Edwards, E. & P. Bell, 1961. The theory of measurement of business income,
Berkeley: University of California Press.
66. EL Shamy, Mostafa A & Kayed, Metwally A., 2005. The value relevance of
earnings and book values in equity valuation: An international perspective - The case of
Kuwait. IJCM, 14(1): 68-79.
67. Ewert, Ralf, and Alfred Wagenhofer, 2011. Earnings quality metrics and what they
measure. Available at SSRN 1697042.
68. FASB, 1980. Qualitative Characteristics of Accounting Information, Statement of
Financial Accounting Concepts No. 2 - CON2.
69. Francis, J., LaFond, R., Olsson, P., & Schipper, K., 2004. Costs of equity and
earnings attributes, Accounting Review, 79: 967-1010.
70. Francis, J., LaFond, R., Olsson, P., & Schipper, K., 2005. The market pricing of
accrual quality. Journal of Accounting and Economics, 39(2): 295-327.
71. Francis, J., Schipper, K. 1999. Have Financial Statements Lost Their Relevance?
Journal of Accounting Research, 37(2): 319-352.
72. Gajevszky, A., 2015. Assessing financial reporting quality: Evidence from Romania,
Audit Financiar, anul XIII, 1 (121): 68-80.
73. Gaver, J., Gaver, K., & Austin, J. R., 1995. Additional Evidence on Bonus Plan and
Earnings Management. Journal of Accounting & Economics, 19: 3-28.
74. Gerayli, Mahdi Safari, Abolfazl Momeni Yanesari, and Ali Reza Ma’atoofi., 2011.
Impact of audit quality on earnings management: evidence from Iran. International
Research Journal of Finance and Economics, 66 (1): 77-84.
75. Glosten, L., and P. Milgrom, 1985. Bid, Ask and Transaction Prices in a Specialist
Market With Heterogeneously Informed Traders. Journal of Financial Economics, 14 (1):
71 - 100.
76. Gonza´lez, J. S., and Meca, E. G., 2014. Does corporate governance influence
earnings management in Latin American markets?. J Bus Ethics, 121: 419 - 440.
77. Graham, J., Harvey, C. and Rajgopal, S., 2005. The Economic Implications of
165
Corporate Financial Reporting. Journal of Accounting and Economics, 40(1-3): 3-73.
78. Guay, W, Kothari, S & Watts, R., 1996. A market-based evaluation of discretionary
accrual models. Journal of Accounting Research, 34: 83-105.
79. Gunny, K., 2010. The relation between earnings management using real activities
manipulation and future performance: Evidence from meeting earnings benchmarks.
Contemporary Accounting Research, 27 (3): 855-888.
80. Habbash Murya, 2010. The effecttiveness of corporate governance and external
audit on constraining earnings management practice in the UK, Ph.D Thesis, Durham
University.
81. Habib, A., 2004. Accounting-Based Equity valuation techniques and the value
relevance of dividend information: Empirical evidence from Japan. Pacific Accounting
Review, 16(2): 23-44.
82. Habib, A., Istiaq Azim. "Corporate governance and the value-relevance of
accounting information: Evidence from Australia." Accounting Research Journal 21.2
(2008): 167-194.
83. Hashim, H. A., 2012. The influence of culture on financial repoting quality in
Malaysia. Asian Social Science, 8(13): 192-200.
84. Hassan, S. U., 2013. Financial reporting quality, Does monitoring charateristics
matter? An empirical analysis of Nigerian manufacturing sector. The Business &
Management Review, 3(2): 147-161.
85. Hassan S. U., 2012. Determinants of financial reporting quality: An in-depth study
of firm structute. Journal of Modern Accounting and Auditing, 8(11): 1656-1672.
86. Healy, P. M., 1985. The Effect of Bonus Schemes on Accounting Decisions. Journal
of Accounting and Economics, 7: 85-107.
87. Healy, P., & Palepu, K., 1993. The challenges of investor communication. Journal
of Financial Economics, 38: 111-140.
88. Hellström, Katerina, 2006. The value relevance of financial accounting information
in a transition economy: The case of the Czech Republic. European accounting
review, 15(3): 325-349.
89. Hillman A., Canella A., Paetzold R., 2000. The Resource Dependence Role of
166
Corporate Directors: Strategic Adaptation of Board Composition in Response to
Environmental Change, J. Manage. Stud., 37 (2): 235- 255.
90. Holthausen, R. W., Larcker, D. & Sloan, R., 1995. Annual bonus schemes and the
manipulation of earnings. Journal of Accounting and Economics, 19 (1): 29-74.
91. Houqe, M. N., Zijil, T. V., Dunstan, K. & Karim, A. W., 2010. Does Corporate
Governance affect Earnings Quality: Evidence from an Emerging Market. Academy of
Taiwan, Business Management Review, 7 (3): 48-57.
92. Hsu, GCM & Koh, PS., 2005. Does the Presence of Institutional Investors Influence
Accruals Management? Evidence from Australia. Corporate Governance, 13(6): 809-823.
93. Huang, K. T., Lee, Y. W., Wang, R. Y., 1999. Quality information and Knowledge,
New Jersey: Prentice Hall.
94. Inaam, Zgarni, Hlioui Khmoussi, and Zehri Fatma, 2012. Audit quality and earnings
management in the Tunisian context. International Journal of Accounting and Financial
Reporting, 2(2): 17-33.
95. Inchausti, 1997. The influence of company characteristics and accounting
regulation on information disclosed by Spanish firms. The European Accounting Review,
6(1): 45-68.
96. Jamaluddin, Mastuki and Ahmad, 2009 Corporate Governance Reform and the
Value Relevance of Equity Book Value and Earnings in Malaysia. Journal of Financial
Reporting & Accounting. 7(2): 41-59.
97. IASB, 2010, The Conceptual Framework for Financial Reporting, Chapter 3-
Qualitative characteristics of useful financial information.
98. Jaggi, B & Leung, S., 2007. Impact of family dominance on monitoring of earnings
management by audit committees: Evidence from Hong Kong. Journal of International
Accounting Auditing & Taxation, 16(1): 27-50.
99. Jara, E. G., A. C. Ebrero and R. E. Zapata, 2011. Effect Of Internatational Financial
Reporting Standards On Financial Information Quality. Journal of Financial Reporting
And Accounting, 9(2): 176-196.
100. Jensen, M. C. and Meckling, W. H., 1976. Theory of the firm: managerial behaviour,
167
agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3: 305-361.
101. Jiang, Wei, Picheng Lee, and Asokan Anandarajan, 2008. The association between
corporate governance and earnings quality: Further evidence using the GOV-Score.
Advances in Accounting, 24.2: 191-201
102. Jiraporn, Pornsit, et al, 2008. Is earnings management opportunistic or beneficial?
An agency theory perspective, International Review of Financial Analysis, 17(3): 622-634.
103. Jones, J., 1991. Earnings Management During Import Relief Investigations. Journal
of Accounting Research, 29(2): 193-228.
104. Johnson, Jonathan L., Catherine M. Daily, and Alan E. Ellstrand, 1996. Boards of
directors: A review and research agenda. Journal of Management, 22.3: 409-438.
105. Johl, S. K., 2013. Internal audit fucntion, board quality and financial reporting
quality: evidence from Malaysia. Managerial Auditing Journal, 28(9): 780-814.
106. Jonas, G. J. and J. Blanchet, 2000. Assessing Quality of Financial Reporting.
Accounting Horizons, 14(3): 353-363.
107. Kahn, Beverly K., and Diane M. Strong, 1998. Product and Service Performance
Model for Information Quality: An Update. IQ, 102-115.
108. Kao, L., and Chen, A., 2004. The Effects of Board Characteristics on Earnings
Management. Corporate Ownership & Control, 1(3): 96–107.
109. Keung, E. & Shih, M. S. H., 2014. Measuring discretionary accrual: are ROA-
matched models better than the original Jones-type models?. Rev Account Stud, 19: 736-
768.
110. King R. and Langli J., 1998. Accounting Diversity and Firm Valuation.
International Journal of Accounting, 33: 529-567.
111. Klai Nesrine & Omri Abdelwahe, 2011. Corporate Governance and Financial
Reporting Quality: The case of Tunisian firms. International Business Research, 4 (1):
158-166.
112. Kothari, S., Leone, A. and Wasley, C., 2005. Performance matched discretionary
accruals Measures. Journal of Accounting and Economics, 39 (1): 163-197.
113. Lai, L., 2011. Monitoring of earnings management by independent directors and the
168
impact of regulation: Evidence from the People's Republic of China, Int. J. Accounting,
Auditing and Performance Evaluation, 7 (1/2): 6-31.
114. Lesca, H., Lesca, E., 1995. Gestion de 1’information, qualite’de 1’infomation et
performances de 1’entreprise, Paris:Litec.
115. Levitt, A. L., 1998. The Numbers Game: Remarks by Chairman Arthur Levitt to the
NYU Centre for Law and Business. New York.
116. Liu, 2012. Board mornitoring, management contracting and earnings management:
An evidence from ASX listed companies. International Journal of Economics and Finance,
4(12): 121-136.
117. Lo, K., 2008. Earnings management and earnings quality. Journal of Accounting
and Economics, 45(2-3): 350-357.
118. McNichols, M. F., 2000. Research design issues in earnings management studies.
Journal of Accounting & Public Policy, 19 (4/5): 313-345.
119. McNichols M. F., 2002. Discussion of the Quality of Accruals and Earnings: The
Role of Accrual Estimation Errors. The Accounting Review: Supplement 2002, 77(1): 61-
69.
120. Modell, S., 2001. Performance measurement and institutional processes: a study of
managerial responses to public sector reform. Management Accounting Research, 12: 437-
464.
121. Myers, J., Myers, L. & Omer, T., 2003. Exploring the term of the auditor-client
relationship and the quality of earnings: a case for mandatory auditor rotation?. The
Accounting Review, 78(3): 779-799.
122. Nguyen Tri Tri, 2015. Determinants of accrual earnings management – Empirical
evidence from Vietnam. International Conference on Accounting, ICOA 2015, 22 May
2015, Danang, Vietnam, YOKOHAMA National University, Aston University, Economics
University.
123. Nichols, D. C., & Wahlen, J. M., 2004. How do earnings numbers relate to stock
returns? A review of classic accounting research with updated evidence. Accounting
Horizons, 18(4): 263-286.
124. Obaidat and N. Ahmed, 2007. Accounting Information Qualitative Characteristics
Gap: Evidence From Jordan. International Management Review, 3(2): 26-37.
125. Ohlson, James A., 1995. The theory of value and earnings, and an introduction to
169
the Ball‐Brown analysis. Contemporary Accounting Research, 8(1): 1-19.
126. Oliver, C., 1991. Strategic responses to institutional pressures. Academy of
Management Review, 15(2): 203-223.
127. Perotti, P. & Wagenhofer, A., 2014. Earnings quality measures and excess returns.
Journal of Business Finance & Accounting, 41: 545-571.
128. Pfeffer, J., and G. Salancik. 1978. The External Control of Organizations: A
Resource Dependency Perspective. Upper Saddle River, Bergen County, New Jersey, USA:
Pearson Education, Inc.
129. Pratt, J., 2000. Financial Accounting in an Economic Context. 4 ed, Cincinnati,
Ohio, USA: South-Western College Publishing.
130. Qinghua, W, Pingxin, W & Junming, Y., 2007. Audit committee, board
characteristics and quality of financial reporting: An empirical research on Chinese
securities market. Frontiers of Business Research in China, 1(3): 385-400.
131. Radzi, S. N. J. M., Islam, M. A. & Ibrahim, S., 2011. Earnings quality in public
listed companies: A study on Malaysia exchange for securities dealing and automated
quatation. International Journal of Economics and Finance, 3(2): 233-244.
132. Rafiee, S. Z., Rafiee, S. Z. & Heidarpoor, F., 2014. The effective factors of financial
information quality in listed companies on Tehran stock exchange. International Journal of
Accounting and Financial Reporting, 4(2): 201-214.
133. Raman, K. and Shahrur, H., 2008. Relationship-specific investments and earnings
management: Evidence on corporate suppliers and customers. The Accounting Review, 83
(7): 1041-1081.
134. Roodposthi, F. R & Chashmi, S. A. N., 2011. The impact of corporate governance
mechanisms on earnings management. African Journal of Business Management, 5(11):
4143-4151.
135. Ross, S., 1973. The economic theory of agency: The princi- pal's problem.
American Economic Review, 63: 134-139.
136. Roychowdhury, S., 2006. Earnings Management through Real Activities
Manipulation. Journal of Accounting and Economics, 42: 335-370.
137. Salehi, M. and V. Rostami., 2011. Different perceptions in financial reporting:
Empirical evidence of Iran. African Journal of Business Management, 5(8): 3330-3336.
170
138. Salehi, M. and F. Nassirzadeh, 2012. Perceptions on Qualitative Characteristics in
Financial Reporting: Iranian Evidence. Interdisciplinary Journal of contemporary
Research in Business, 3 (12): 92-107.
139. Schiller, U and Vegt, M., 2010. Interim reporting and accounting quality, Working
Paper, Available at:
140. Schipper, K., 1989. Commentary on earnings management. Accounting Horizons,
3(4)., 91-102.
141. Schipper, K., 1981. Discussion of voluntary corporate disclosure: The case of
interim reporting. Journal of Accounting Research, 19: 85–88.
142. Schipper, K. & Vincent, L., 2003. Earnings quality. Accounting Horizons, 17: 97-
110.
143. Shuli Ingrid, 2011. Earnings management and the quality of the financial reporting,
Perspectives of Innovations. Economics and Business, 8(2): 45-48.
144. Soliman, M. M., Ragab, A. A., 2013. Board of director’s attributes and earning
management: Evidence from Egypt, Proceedings of 6th International Business and Social
Sciences Research Conference, 3-4 January, Dubai, UAE.
145. Subramanyam, K. R., 1996. The pricing of discretionary accruals. Journal of
Accounting & Economics, 22 (1-3): 249-81.
146. Tahir, S.H., Sabir, H. M. and Ali, S. Z., 2011. Impact of Earnings Management on
Capital Structure of Non-Financial Companies Listed On (KSE) Pakistan. Global Business
and Management Research: An International Journal, 3(1): 96-105.
147. Teoh, S. H., Welch, I., & Wong T. J., 1998. Earnings management the long-run
maket performance of initial public offerings. Journal of Finance, 53(6): 1935-1974.
148. Terzungwe, 2013. Financial Reporting Quality of Nigeria Firms: Users’ Perception,
International Journal of Business and Social Science, 4 (13): 273 - 279.
149. Tasios, S. and M. Bekiaris, 2012. Auditor’s perceptions of financial reporting
quality: the case of Greece. International Journal of Accounting and Financial Reporting,
2(1): 57-74.
150. Waweru, N. M. and Riro, G. K., 2013. Corporate governance, firm characteristics
and Earnings management in an emerging economy. Jamar, 11(1): 43-64.
171
151. Watts, R. L. & Zimmerman, J. L., 1986. Positive Accounting Theory. Englewood-
Cliffs, N. J.: Prentice Hall, Inc.
152. Watts, R. L. & Zimmerman, J. L., 1990. Positive Accounting Theory: Aten year
perspective. The Accounting Review, 65(1): 131-156.
153. Watts, R. L., 2003. Conservatism in accounting, part I: Explanations and
implications. Accounting Horizons, 17(3): 207-221.
154. Wiedman, C., 2002. The power of auditors. CA Magazine, 135(10): 39-42.
155. Van Tendeloo, Brenda, and Ann Vanstraelen, 2008. Earnings management and audit
quality in Europe: Evidence from the private client segment market. European accounting
review, 17(3): 447-469.
156. Verdi, R. S., 2006. Financial reporting quality and investment efficiency.
157. Verrecchia, R., 1983. Discretionary disclosure, Journal of Accounting & Economics,
5:179–194.
158. Xie, B., Davidson III, W. N., & DaDalt, P. J., 2003. Earnings management and
corporate governance: the role of the board and the audit committee. Journal of Corporate
Finance, 9(3): 295-316.
159. Zang, A. (2007). Evidence on the tradeoff between real manipulation and accrual
manipulation. Available at SSRN 961293.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_nguyenthiphuonghong_5926.pdf