Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan và Việt Nam

Cơ sở hình thành và mục tiêu của hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các khoản ngoại bảng của NHTM hạn chế sự gia tăng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu này đồng quan điểm với Adrian và Shin (2010); Giordana và Schumacher (2012). Các hoạt động ngoại bảng đã làm thay đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tỷ trọng doanh thu của các NHTM. Tuy nhiên, tỷ lệ các khoản ngoại bảng tại các NHTM tại Việt Nam không đồng đều và cũng chưa cho thấy sự ổn định, hoạt động ngoại bảng vẫn còn mới mẻ và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, chưa thực sự phát triển và đóng góp nhiều vào nguồn thu nhập của NHTM, thậm chí một số khoản ngoại bảng còn tồn tại hạn chế trong kiểm soát rủi ro nhất là các hoạt động tín dụng ngoại bảng. mục tiêu của hàm ý chính sách này chính là giảm sự phụ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu và tiền gửi truyền thống, tăng cường vai trò hoạt động ngoại bảng chứ không coi nó như một hoạt động hỗ trợ NHTM. Nội dung của hàm ý chính sách: Chính sách lãi suất thấp trong một thời gian dài dẫn đến việc tăng cường phụ thuộc vào các hoạt động ngoại bảng để tài trợ tài sản và hướng các NHTM giảm sự phụ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu và tiền gửi truyền thống, điều này làm giảm tỷ suất lợi nhuận của NHTM. Việc hoạch định chiến lược hoạt động ngoại bảng, đa dạng hoá tài sản khi phải đối mặt với lãi suất thấp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phù hợp hơn với đặc điểm, khả năng cạnh tranh và QTRR của từng NHTM, bám sát CSTT của NHNN. Đặc biệt, điều này càng trở nên quan trọng khi các yêu cầu về vốn quy định trở nên nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động cho vay so với hoạt động của ngoại bảng.

pdf189 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng các giải pháp giảm chi phí hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, trích lập dự phòng ứng phó và giảm thiểu rủi ro. Đảm bảo thanh khoản thông qua việc xây dựng một hạn mức dự trữ phù hợp, đầu tư vào giấy tờ có giá để khi cần thiết có thể xin tái chiết khấu hoặc tham gia thị trường mở. 149 Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn, chú ý gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Hạn chế các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ. Nguồn vay mượn trên thị trường tiền tệ được hầu hết các NHTM sử dụng khi họ cần đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, các NHTM sẽ bị phụ thuộc vào thị trường do sự biến động lãi suất và khả năng cho vay trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, khi NHTM vay mượn quá nhiều sẽ dẫn đến những đánh giá bất lợi về tình hình tài chính làm giảm sự tin cậy của khách hàng có thể dẫn đến hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt hoặc các NHTM khác sẽ từ chối tài trợ vay vốn khiến cho NHTM không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Tái cơ cấu và xử lý, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hệ thống, an toàn tiền gửi của khách hàng, phối hợp các bộ ngành tạo cơ chế phù hợp thu hút NĐT trong nước và nước ngoài tham gia tái cơ cấu đảm bảo hiệu quả. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của NHTM, tháo gỡ khó khăn cho SXKD. Xây dựng kịch bản ứng phó dịch Covid-19 của ngành ngân hàng, cắt giảm chi phí, chia sẻ lợi nhuận tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất nhưng không được hạ chuẩn cho vay tránh gây rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành và Ban kiểm soát đối với các hoạt động của NHTM. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong đó có tập trung kiểm tra, giám sát. Cần đánh giá lại một cách toàn diện lại tính hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về QTRR, trong đó có rủi ro hoạt động. Đây là cơ hội tốt để các TCTD đánh giá quy trình hoạt động và hệ thống nhân sự hiện tại nhằm tối ưu hoá hoạt động của các NHTM. 5.3. Các kiến nghị đề xuất 5.3.1. Đối với chính phủ 150 Thường trực chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các Bộ ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của TW Đảng, Quốc Hội về thực hiện kế hoạch, mục tiêu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định, thúc đẩy hoạt động thương mại, các doanh nghiệp được tạo điều kiện phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHTM. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, giảm bớt áp lực về cung ứng vốn qua kênh ngân hàng, tạo điều kiện và cũng là gia tăng áp lực buộc các NHTM phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch hoạt động theo hướng gia tăng các hoạt động dịch vụ. Chính phủ cần phải tạo điều kiện hơn nữa đối với kinh tế tư nhân như động lực cho sự phát triển bền vững, mạnh dạn và triệt để thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch để có được các sản phẩm an toàn, tăng cao kim ngạch xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng cường nội địa hoá, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng. Các Bộ Ngành, địa phương cần có bước đi cụ thể trong ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Bộ Công an, bộ Thông tin truyền thông, bộ Khoa học công nghệ, hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ và các trường học viện trong cả nước cần có sự tham gia và phối hợp đồng bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình số hóa; xây dựng, hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và có các giải pháp khai thác hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, tài chính và quản lý xã hội. Để có được hiệu quả thực thi của Tất cả các Bộ Ngành cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các dự án số hóa, từ giai đoạn nghiên cứu đến quá trình thử nghiệm, triển khai. Đồng thời, cần đổi mới hơn nữa tư duy về thiết kế chính sách, theo đó, VBPL cần phải nhất quán, cụ thể, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và bắt kịp thậm chí phải lường trước sự phát triển của thực tiễn. Để tạo điều kiện cho ngân hàng số phát triển, các vấn đề về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử cần được quy định thống nhất. 151 Nâng cao trách nhiệm của Bộ tài chính trong việc nghiên cứu khung chính sách về thuế và chỉnh sửa theo hướng hạn chế lưu thông tiền mặt và hồ sơ, tờ khai in giấy, khuyến khích giao dịch điện tử và chứng từ điện tử. Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong lộ trình giảm thiểu sử dụng tiền mặt, tiến tới xã hội không dùng tiền mặt với một số giải pháp như: “giảm số tiền tối thiểu bắt buộc phải TTKDTM của doanh nghiệp để tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, quy định giao dịch mua bán BĐS và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy,...) phải thực hiện thanh toán qua NHTM, giảm thuế đối với doanh thu nhận được qua các kênh số hóa, giảm thuế/phí đối với các giao dịch không dùng tiền mặt trong thời gian nhất định”.Chỉ đạo quyết liệt kiểm tra, quản lý các trường hợp né tránh TTKDTM để trốn thuế; kiểm soát chặt chẽ quy định TTKDTM của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Đồng thời, Bộ tài chính cần quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm an toàn, bền vững, từ đó tăng cường vai trò, vị trí của chúng đối với sự phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Bộ Kế hoạch đầu tư cần đẩy mạnh nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy hoạch, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư từ trung ương xuống địa phương; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi, xúc tiến đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đối với Bộ xây dựng, cần tăng cường rà soát các QĐPL nhằm xây dựng công cụ chính sách đối với việc đầu tư, kinh doanh BĐS phù hợp và hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn giữa các thị trường vốn với thị trường BĐS tạo động lực mới cho phát triển thị trường bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng QLNN; xử lý nghiêm minh theo QĐPL những hành vi sai phạm không có vùng cấm, trong đó chú trọng đến các hành vi trốn thuế trong kinh doanh BĐS, không để đổ vỡ, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân 152 và doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo sát sao nghiên cứu, quy hoạch phát triển hạ tầng chiến lược để tạo không gian phát triển mới, động lực phát triển mới, thúc đẩy hình thành các công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị mới. 5.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng thích ứng với cuộc CMCN 4.0 hỗ trợ chuyển đổi số thông qua việc tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo. Các chính sách tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số gồm các chính sách tạo dựng nền tảng thông tin, cơ sở dữ liệu công dân quốc gia, quy định về quy trình định danh khách hàng điện tử và hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ. NHNN cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động TTĐT, sử dụng hóa đơn điện tử, sử dụng mã QR. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cũng không khác nhiều việc đầu tư mạo hiểm với nhiều rủi ro về pháp lý, về đánh giá năng lực tương ứng, thay đổi quy trình vận hành và cả rủi ro về con người. Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về eKYC và dự thảo Nghị định tạo cơ chế hoạt động thử nghiệm cho các ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech). Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện đề án thanh TTKDTM; khung pháp lý cho hoạt động Fintech, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền di động, hợp tác ngân hàng - Fintech và Big Tech, chia sẻ dữ liệu... tạo điều kiện cho các NHTM triển khai ngân hàng số thành công. Tiếp tục rà soát, xây dựng các quy định áp dụng công nghệ nhằm giảm thiểu giao dịch trực tiếp trong cung ứng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Khẩn trương phối hợp các Bộ, ngành hoàn thiện các cơ chế chính sách, VBPL cho việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money), Chỉ thị về việc đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam. NHNN chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chức năng chủ động bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành CSTT, tín dụng phù hợp, bảo đảm thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt 153 bằng lãi suất. Xây dựng kịch bản đảm bảo công tác tham mưu, chỉ đạo và điều hành của các đơn vị, vụ cục NHNN thông suốt kịp thời; đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động nhất là công tác quản lý và hoạt động giao dịch trên thị trường nội, ngoại tệ, hệ thống thanh toán và CNTT của NHNN. Tập trung chỉ đạo các TCTD triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại nợ, cho vay mới, giảm lãi suất, phí...; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý nghiêm các sai phạm trong hệ thống TCTD của mình nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, góp phần phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm trong ngành Ngân hàng. Chú trọng triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, phòng, chống lộ, lọt dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin tại đơn vị và đảm bảo an toàn thanh toán; kịp thời xử lý theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi của các bên khi có rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán. NHNN cần nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Tiếp tục phát triển thị trường vốn có độ sâu tài chính hơn, có chính sách cởi mở cho phép các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, NĐT tiếp cận thị trường dễ dàng hơn; cải cách hệ thống thể chế, các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chí xếp hạng về thị trường chứng khoán để tăng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thời gian tới.” Tăng cường công tác truyền thông của NHNN, phối hợp chặt chẽ với các TCTD để thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ về các giải pháp chính sách, kết quả triển khai thực hiện của ngành Ngân hàng. 154 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 Trong chương này, luận án đã chỉ ra được thực tiễn và những vấn đề đối với cấu trúc vốn của các NHTM toàn cầu. Đề xuất các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam bao gồm: (1) tăng cường khả năng sinh lời của NHTM; (2) quản lý nợ xấu của các NHTM; (3) ứng phó hiệu quả đối với những biến động kinh tế vĩ mô; (4) quản trị tài sản ngân hàng; (5) quản trị đối với các khoản ngoại bảng và (6) đảm bảo sự ổn định của NHTM. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị đề xuất đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước. 155 KẾT LUẬN Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, vận dụng lý thuyết cấu trúc vốn trong nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM và nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM. Luận án đã đưa ra góc nhìn mới đối với đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan bằng việc lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng việc đánh giá vai trò của thu nhập ngoài bảng, sự ổn định của NHTM bên cạnh các nhân tố đặc điểm tài chính và vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM. Luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố các khoản ngoại bảng, sự ổn định NHTM, ROA, tỷ lệ nợ xấu, quy mô NHTM, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020. Từ đó nhận diện được sức mạnh tài chính, chuyển dịch cơ cấu vốn và vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đên đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Kết quả này là cơ sở quan trọng để phân tích hồi quy. Kết quả hồi quy SYS – GMM cho thấy tỷ lệ các khoản ngoại bảng (OFFB), tỷ lệ nợ xấu (NPL), ROA tác động ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Trong khi đó, tăng trưởng GDP và lạm phát (CPI) ảnh hưởng cùng chiều. Có thể thấy vai trò và chiều tác động của các nhân tố gần như là tương đồng. Nghiên cứu nhận định các NHTM tốt nhất là giảm tỷ lệ nợ và duy trì tỷ lệ vốn chủ sở trên tài sản tương đối nhằm duy trì sự ổn định. Đánh giá lại RRTD, tăng cường năng lực QTRR để có chiến lược mở rộng cho vay hợp lý đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng thời đảm bảo an toàn vốn, kiểm soát hiệu quả nợ xấu nội bảng, rủi ro nợ xấu ngoài bảng tiềm tàng. Rõ ràng, các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan. Cơ cấu các khoản ngoại bảng có sự biến động mạnh, gia tăng nhanh tỷ trọng các cam kết giao dịch, giảm hoạt động bão lãnh thanh toán theo hợp đồng. Hoạt động này chưa thực 156 sự phát triển và đóng góp nhiều vào nguồn thu nhập của NHTM, thậm chí một số khoản ngoại bảng và đi kèm theo đó là những rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM. Do đó, việc gia tăng các khoản ngoài bảng sẽ tạo ra áp lực đối với vốn, thanh khoản và QTRR NHTM và chỉ có những NHTM lớn có xu hướng mở rộng quy mô và quan tâm đầu tư phát triển, ngược lại các NHTM nhỏ thường có xu hướng duy trì. Luận án cũng đã đề xuất các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam bao gồm: (1) tăng cường khả năng sinh lời của NHTM; (2) quản lý nợ xấu của các NHTM; (3) ứng phó hiệu quả đối với những biến động kinh tế vĩ mô; (4) quản trị tài sản NHTM; (5) quản trị đối với các khoản ngoại bảng và (6) đảm bảo sự ổn định của NHTM. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị đề xuất đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước. Luận án đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn con tồn tại một số điểm hạn chế như sau: Nghiên cứu là chỉ thu thập dữ liệu của 28 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan chưa đại diện hết cho hệ thống NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Mặc dù dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian tương đối dài giai đoạn 2007-2020, tuy nhiên điều này cho thấy sự hạn chế đó là chưa phân loại được ảnh hưởng của các nhân tố đến tăng trưởng tín dụng trước và sau khủng hoảng tài chính 2007. Nghiên cứu cũng chưa phân loại được ảnh hưởng của các nhân tố tài chính, quản trị ở các cấp độ khác nhau đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM. Các nhân tố ảnh hưởng chưa thực sự là đại diện để phản ánh hết bản chất ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam. Từ những hạn chế nêu trên, nghiên cứu tiến hành mở rộng dữ liệu bằng việc tăng thêm số lượng NHTM trong nước. Sử dụng dữ liệu của các NHTM 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời so sánh với các NHTM trong khu vực và trên thế giới, gia tăng độ dài khoảng thời gian nghiên cứu so sánh sự khác biệt của tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính 2007. 157 Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục tìm ra thêm các nhân tố mới hoàn thiện mô hình nghiên cứu hiện tại bằng bổ sung thêm các nhân tố thuộc về quản trị doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu, các nhân tố vĩ mô khác. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Mai Thị Hồng và Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thu Thủy (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam: Kiểm định SYS – GMM. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 10 (533), tr.107-120. 2. Mai Thị Hồng (2022). Ảnh hưởng của thu nhập ngoại bảng đên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính, số tháng 10 (786), tr.84-87. 3. Nguyễn Thu Thủy, Mai Thị Hồng và các cộng sự (2021). Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam: ước lượng SYS-GMM. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số tháng 8 (519) tr.52-66. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh (2019). Hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 209, 20-35. 2. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 176, 17-27. 3. Ngô Hoàng Vũ (2020). Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng thương mại Việt Nam, Phát triển & Hội nhập Số 54 (64), 22-31. 4. Nguyễn Thị Liên Hoa và Huỳnh Hoàng Trúc (2019). Mối quan hệ giữa quy mô, tỷ lệ đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Phát triển & Hội nhập Số 46 (56), 30-38. 5. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thuỷ (2014). Giáo trình nguyên lý & nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB: Thống kê. Tiếng Anh 6. Abeysekara, N. L. M. (2021). Determinants of capital structure; a study of listed banks in Colombo stock exchange in Sri Lanka. Peradeniya Management Review, 2 (1), 71-97. 7. Adrian T., & Shin H. (2010). Liquidity and leverage. J Financial Intermed, 19 (3), 418. 8. Afolabi, A.A. (2014). Governance and bank’s capital structure: empirical evidence from a cross countries analysis, African J. Accounting, Auditing and Finance, Vol. 3 (2), 149-169. 9. Al-Harby A. (2019). Factors Affecting Capital Structure of Conventional and Islamic Banks: Evidence from MENA Region, Global Review of Islamic Economics and Business, Vol. 7 (2), 69-80. 10. Allen D.E, Nilapornkul, N., & Powell R.J (2013). The Determinants of Capital Structure: Empirical evidence from Thai Banks. Information Management and Business Review, Vol. 5 (8), pp. 401-410. 160 11. Al-Mutairi, A., & Naser, K. (2015). Determinants of Capital Structure of Banking Sector in GCC: An Empirical Investigation. Asian Economic and Financial Review, 5(7), 959-972. 12. Alraheb, T.H., Nicolas, C., &Tarazi, A. (2019). Institutional environment and bank capital ratios. Journal of Financial Stability, 43,1-24 13. Amidu, M. (2007). Determinants of capital structure of banks in Ghana: An empirical approach. Baltic Journal of Management, 2(1): 67-79. 14. Anarfo, E. B. (2015). Determinants Of Capital Structure Of Banks: Evidence From Sub-Sahara Africa, Asian Economic and Financial Review, 5(4), 624–640. 15. Anginer, D., Demirgüç-Kunt, A., & Mare, D. S. (2018). Bank capital, institutional environment and systemic stability. Journal of Financial Stability 37:97–106 16. Antoniou, A., Guney, Y. & Paudyal, K. (2008). The Determinants of Capital Structure: Capital Market-Oriented versus Bank-Oriented Institutions. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 43 (1), 59-92 17. Arellano M, Bover O (1995). Look at instrumental variables estimation of error- component models. J Econom 68(1):29 18. Assfaw A.M (2020). The Determinants of Capital structure in Ethiopian Private Commercial Banks: A Panel Data Approach, Journal of Economics, Business, and Accountancy Ventura Vol. 23 (1), 108 – 124 19. Assfaw, A. M. (2019b). Firm-Specific and Macroeconomic Determinants of Banks Liquidity: Empirical Investigation from Ethiopian Private Commercial Banks, Journal of Accounting, Finance, and Auditing Studies, 5(2), 123–145. 20. Avci, E., Çatak, Ç. (2016). Determinants of Bank Capital Structure and Procyclicality of Leverage: An Empirical Analysis from Turkey, Marmara Business Review, 1(2), 41–57. 21. Aviral K. L. & Raveesh, K. (2015). Determinants Of Capital Structure: A Quantile Regression” Analysis Studies in Business and Economics, 10 (1), 16-34. 161 22. Ayanda A. M., Ekpo A. C., & Mustapha, A. M. (2013). Determinants of banks’ profitability in a developing economy: evidence from Nigerian banking industry. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 4 (9), 155-181. 23. Bank for international settlements (2014a). Basel III leverage ratio framework and disclosure requirements. Available: [2016, June 9]. 24. Bank for international settlements (2014b). Implementation of Basel standards: A report to G20 Leaders on implementation of the Basel III regulatory reforms. Available: https://www.bis.org/bcbs/publ/d299.pdf [2016, February 20]. 25. Bank for international settlements. 2011. Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems - revised version June 2011. Available: [2016, September 5]. 26. Bank for international settlements. 2013. Basel III: The liquidity coverage ratio and liquidity risk monitoring tools. Available: [2015, July 6]. 27. Baydukova, N., Belyantseva, O., Smorodina, E., Sandyuk, T., Melnikova, E., & Smirnova, O. (2019). Modern methods of forming an innovation strategy of the banking sector of the economy. E3S Web of Conferences, 110, 02137. 28. Berger, A. N., Klapper, L. F., and Turk-Ariss, R. (2008). Bank competition and financial stability. Policy Research Working Paper Series 4696, The World Bank. 53 29. Berger, A., & Udell, G. (1995). Relationship Lending and Lines of Credit in Small Firm Finance. Journal of Business, 68(3), 351–382. 30. Berger, P., Ofek, E. & Yermak, D. (1997). Managerial entrenchment and capital structure decisions. The Journal of Finance, 52(4),1411–1438. 31. Berlin, M. (2011). Can We Explain Banks' Capital Structures? Business Review, Q2, 1-11. 32. Blundell R & Bond S (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. J Econom 87(1):115 162 33. Brailsford, T.J., Oliver, B.R. & Pua, S.L.H. (2002). On the relation between ownership structure and capital structure. Accounting and Finance, 42 (1), 1–26. 34. Caglayan, E., Sak, N. (2010). The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Turkish Banks, Journal of Money, Investment and Banking, 15, 57-65. 35. Calomiris, C.W. and Jaremski, M. (2016). Deposit insurance: theories and facts. Annual Review of Financial Economics, 8, 97-120. 36. Chen, J. (2004). Determinants of capital structure of Chineselisted companies. Journal of Business Research, 57(12), 1341–1351. 37. Chiorazzo, V., Milani, C., Salvini, F. (2008). Income diversification and bank performance: evidence from Italian banks. J. Financial Serv. Res. 33, 181–203. 38. Claessens, S., & Djankov, S. (2002). Privatization benefits in Eastern Europe. Journal of Public Economics, 83(3), 307–324. 39. Covas, F. B., Rump, B. C., & Zakrajšek, E. (2014). Stress-testing US bank holding companies: a dynamic panel quantile regression approach. International Journal of Forecasting. 40. D’Hulster, K. (2009). The Leverage Ratio: A New Binding Limit on Banks. Crisis Response Note; No. 11. World Bank. Available: https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/10224 [2015, July 20]. 41. Danila, O. M. (2012). Impact and limitations deriving from Basel II within the context of the current financial crisis. Theoretical and applied economics. XIX (6), 121-134. 42. Davies, D.G. (1981). Property rights and economic behavior in private and government enterprises: the case of Australia’s banking system. Research in Law and Economics, 3(3), 112–142. 43. Demirgu¨c-Kunt, A., & Huizinga, H. (2010). Bank activity and funding strategies: the impact on risk and returns. Journal of Financial Economics, 98 (3), 626–650 44. Elsas, R., Hackethal, A., Holzhäuser, M. (2010). The anatomy of bank diversification. J. Bank. Finance 34, 1274–1287. 163 45. Fama, E. F. (1965). The Behaviour of Stock Market Prices. Journal of Business. 38: 34-105. 46. Fama, E. F. (1970). Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work. Journal of Finance. 25: 383-417. 47. Fama, E., French, K. (2002). Testing Trade-Off and Pecking Order Predictions About Dividends and Debt. Review of Financial Studies, 15(1), 1-33. 48. Fauziah, F., Iskandar, R. (2015). Determinants of Capital Structure in the Indonesian Banking Sector, International Journal of Business and Management Invention, 4(12), 36–44. 49. Frank, M. Z., Goyal, V. K. (2009). Capital Structure Decisions: Which Factors Are Reliably Important?, MPRA, 22525. 50. FSB (Financial Stability Board) (2009). Report of the Financial Stability Forum on Addressing Procyclicality in the Financial System. Basel. Available: [2015, July 11]. 51. Furlong, F., & Keeley, M. (1989). Capital Regulation and Bank Risk-Taking: A Note. Journal of Banking & Finance, 13(6), 883-891. doi: 10.1016/0378- 4266(89)90008-3 52. Giordana, G., & Schumacher, I. (2012). What are the bank-specific and macroeconomic drivers of banks’ leverage? Evidence from Luxembourg. Empirical Economics, 45(2), 905–928 53. Gropp, R., & Heider, F. (2010). The Determinants of Bank Capital Structure. Review of Finance, 14(4), 587-622. doi: 10.1093/rof/rfp030 54. Gropp, R., Mosk, T., Ongena, S., & Wix, C. (2019). Banks Response to Higher Capital Requirements: Evidence from a Quasi-Natural Experiment. The review of financial studies 32 (1):266–99. 55. Gupta, R. (2014). An Analysis of Indian Public Sector Banks using CAMELS approach. ( ISOR Journal of Business and Management) ; 16 (1). 56. Harris, M. & Raviv, A. (1990). Capital structure and the informational role of debt. The Journal of Finance, 45 (2), pp.321–349. 164 57. Hausman, J.A. (1978). Specification tests in econometrics. Econometrical: Journal of the Econometric Society, 46 (6), 1251–1271. 58. Hirtle, B., Kovner, A., Vickery, J., & Bhanot, M., (2015). Assessing financial stability: The capital and loss assessment under stress scenarios (CLASS) model. Federal Reserve Bank of New York Staff Report No. 663. 59. Imbierowicz, B., & Rauch, C. (2014). The relationship between liquidity risk and credit risk in banks, Journal of Banking and Finance, 40 (1), 242-256. 60. Ingves, S. (2014). Banking on Leverage. Auckland, New Zealand: Basel Committee on Banking Supervision, Bank for International Settlements. 61. Jaafar, M. N., Muhamat, A. A., Hashim, H., Ahmad, I., & Alwi, S. F. S. (2017). An empirical investigation of pecking order theory on hybrid securities: Evidence from the Islamic capital market of Malaysia, International Journal of Advanced and Applied Sciences, 4(3), 87–93. 62. Jensen, M. C., W.H. Meckling. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure, Journal of Financial Economics, vol. 3, pp. 305–360. 63. Jimenez, G., Ongena, S., Peydro-Alcalde, J., & Saurina, J. (2014). Hazardous Times for Monetary Policy: What do Twenty-three Million Bank Loans Say About the Effects of Monetary Policy on Credit Risk-taking? Econometrica, 82 (2), 463-505. 64. Juks, R. (2010). Why Banks Prefer Leverage? Sveriges Riksbank Economic Review, 23-36. 65. Kapinos, P., & Mitnik, O. A. (2015). A top-down approach to stress-testing banks. Journal of Financial Services Research, 5, 1–36 66. Kjellman, A., Hansen, S. (1995). Determinants of Capital Structure: Theory vs Practice, Scand. J. Mgmt, 11(2), 91–102. 67. Köksal, B., & Orman, C. (2015). Determinants of capital structure: Evidence from a major developing economy. Small Business Economics, 44, 255–282. 165 68. Kusi, A., Yensu, J., Aggrey, K. E. (2016). Capital Structure Dynamics of Listed Banks in Ghana, International Journal of Finance and Banking Research, 2(5), 167–177. 69. Lei A. C. H., & Song Z. (2013). Liquidity creation and bank leverage in China. Global Finance Journal, 24 (6), 188-202. 70. Lin, X. & Zhang, Y. (2009). Bank ownership reform and bank performance in China. Journal of Banking and Finance, Vol. 33, No. 1, pp.20–29. 71. McConnell, J.J. & Servaes, H. (1995). Equity ownership and two faces of debt. Journal of Financial Economics, 39 (1), 131–157. 72. Meslier, C., Tacneng, R., & Tarazi, A. (2014). Is bank income diversification beneficial? Evidence from an emerging economy. J. Int. Financial Mark. Inst. Money 31, 97–126. 73. Miller, M.H. (1995). Do the M&M propositions apply to banks?, Journal of Banking & Finance, 19, 483-489. 74. Mishkin, F.S. (2007). The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Pearson, Boston. 75. Modigliani, F., & Miller, M. (1958). The cost of capital, corporation finance and the theory of investment, American Economic Review, 48, 261–297. 76. Modigliani, F., Miller, M. (1984). The Capital Structure Puzzle. The Journal of Finance, 39(3), 575–592. 77. Mokhova, N., Zinecker, M. (2014). Macroeconomic factors and corporate capital structure', Procedia - Social and Behavioral Sciences, 110, 530–540. 78. Muthama, C., Mbaluka, P., & Kalunda, E. (2013). An Empirical Analysis of Macro-Economic Influences on Corporate Capital Structure of Listed Companies in Kenya, Journal of Finance and Investment Analysis, 2(2), 41–62. 79. Myers, S. C., & Majluf, N. S. (1984), Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have, Journal of Financial Economics, 13, 187–221. 166 80. Octavia, M., & Brown, R. (2010). Determinants of Bank Capital Structure in Developing Countries: Regulatory Capital Requirement Versus the Standard Determinants of Capital Structure. Journal of Emerging Markets, 15(1), 50-62. 81. Ozili, P.K. (2015). Determinants of bank profitability and Basel capital regulation: empirical evidence from Nigeria. Research Journal of Finance and Accounting, 6 (2),124-131. 82. Papagianni, E. (2013). The Determinants of Bank Capital Structure (Master Thesis). International Hellenic University, Thermi. 83. Rajan, R. G., & Zingales, L. (1995). What do we know about capital structure? Some evidence from international data. The Journal of Finance, 50 (5), 1421- 1460. 84. Roberts, G. & Yuan, L. (2010). Does institutional ownership affect the cost of bank borrowing?. Journal of Economics and Business, 62 (6), 604–626. 85. Ross, S.A. (1977). The determination of financial structure: the incentive- signalling approach. The Bell Journal of Economics, 8 (1), 23–40. 86. Salawu, R. O., & Agboola, A. A. (2008). The determinants of the capital structure of large non-financial listed firms in Nigeria, The International Journal of Business and Finance Research, 2(2), 75– 84. 87. Sanya, S., Wolfe, S. (2011). Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification? J. Financial Serv. Res. 40, 79–101. 88. Sapienza, P. (2004). The effects of government ownership on bank lending. Journal of Financial Economics, 72 (2), 357–384. 89. Shah, M., Rashid, A., & Khaleequzzaman, M. (2017). Capital Structure Decisions in Islamic Banking: Empirical Evidence from Pakistan. Journal of Islamic Banking & Finance, 34(2), 89-103 90. Sheikh, N. A., & Qureshi, M. A. (2017). Determinants of capital structure of Islamic and conventional commercial banks Evidence from Pakistan, International Journal of Islamic and Middle Eastern Finance and Management, 10(1), 24–41. 167 91. Shibru, W.M., Kedir, H. & Mekonnen, Y. (2015). Factors affecting the financing policy of commercial banks in Ethiopia, International Journal of Research in Business and Social Science, 4 (2), 44-53. 92. Snyder, B. (2010). Why Bank Equity is Not Expensive. Insights: Accounting, Finance of Stanford Graduate School of Business 93. Sritharan, V. (2014). Determinants of capital structure - a study of listed banks finance & insurance companies in Colombo stock exchange in Sri Lanka. International Journal of Economics, Commerce and Management, 2 (10), 1-18. 94. Stiroh, K.J. (2004). Diversification in banking: is noninterest income the answer? J. Money Credit Bank., 853–882. 95. Stiroh, K.J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: the case of US financial holding companies. J. Bank. Finance 30, 2131–2161. 96. Tin, T. T., Diaz, J. F. T. (2017). Determinants of Banks’ Capital Structure: Evidence from Vietnamese Commercial Banks', Asian Journal of Finance Accounting, 9(1),161-284. 97. Titman, S., Wessel, R. (1988). The Determinants of Capital Structure Choice, The Journal of Finance, 43(1), 1–19. 98. Umar M., & Sun G. (2016). Determinants of different types of bank liquidity: evidence from BRICS countries. China Finance Review International, 6 (4), 380-403. 99. Valencia, F. (2014). Monetary policy, bank leverage, and financial stability. Journal of Economic Dynamics and Control, 47, 20–38. 168 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM STT TÊN NGÂN HÀNG NĂM THÀNH LẬP 1 NHTMCP Á Châu (ACB) 1993 2 NHTMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) 1957 3 NHTMCP Công thương Việt Nam (CTG) 1988 4 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 1989 5 NHTMCP Tiên Phong (TPB) 2008 6 NHTMCP Quân Đội (MBB) 1994 7 NHTMCP Quốc dân (NCB) 1995 8 NHTMCP Sài gòn - Hà nội (SHB) 1993 9 NHTMCP Phương Đông (OCB) 1996 10 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 1963 11 NHTMCP Việt nam thịnh vượng (VPB) 1993 12 NHTMCP An Bình (ABB) 1993 13 NHTMCP Việt Á (VAB) 2003 14 NHTMCP Bắc Á (BAB) 1994 15 NHTMCP Bảo Việt (BAVB) 2008 16 NHTMCP Quốc tế (VIB) 1996 17 NHTMCP Phát triển TPHCM (HDB) 1990 18 NHTMCP Kiên Long (KLB) 1995 19 NHTMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 2008 20 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 1991 21 NHTMCP Nam Á (NAB) 1992 22 NHTMCP Xăng dầu (PGB) 1993 23 NHTMCP Sài Gòn (SCB) 1992 24 NHTMCP Đông Nam Á (SAEB) 2002 25 NHTMCP Sài Gòn thương tín (STB) 1991 26 NHTMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 1993 27 NHTMCP Bản Việt (BVB) 1992 28 NHTM Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRB) 1988 169 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NHTM CỦA THÁI LAN STT TÊN NGÂN HÀNG NĂM THÀNH LẬP 1 Ngân hàng Bangkok hữu hạn (Bangkok bank limited) 1994 2 Ngân hàng TNHH Ayudhya (Bank of Ayudhya Public Company Limited) 1945 3 Ngân hàng CIMB Thái Lan (CIMB Thai Bank Public Company Limited) 1998 4 Ngân hàng Kasikorn (Kasikornbank Public Company Limited) 1945 5 Ngân hàng Kiatnakin (Kiatkin Bank) 1971 6 Ngân hàng Krungthai (Krungthai bank PCL) 1966 7 Tập đoàn tài chính LH (LH Financial Group) 2009 8 Ngân hàng Thương mại Siam (Siam Commercial Bank - SCB) 1907 9 Công ty TNHH Vốn Thanachart (Thanachart Capital Public Company Limited) 1959 10 Công ty Tài chính TISCO (TISCO FINCIAL) 1969 11 Công ty TNHH Ngân hàng Quân đội Thái Lan (TMB BANK PCL) 1957 170 1. Bangkok bank limited Ngân hàng TNHH Bangkok (Bangkok bank limited) là ngân hàng có quy mô lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và là ngân hàng lớn nhất ở Thái Lan. Được thành lập năm 1994, hiện nay Bangkok bank có khoảng khoảng 240 trung tâm giao dịch tại Thái Lan, có hơn 300 chi nhánh tại 14 quốc gia và nền kinh tế - Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Đài Loan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam. Ngân hàng TNHH Bangkok cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số, phát triển dịch vụ mobile banking, internet song ngữ dễ sử dụng cho phép khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, liên tục. 2. Ngân hàng TNHH Ayudhya (Bank of Ayudhya Public Company Limited) Ngân hàng TNHH Ayudhya được thành lập vào năm 1945. Đây là ngân hàng có cổ phiếu phổ thông được niêm yết khá sớm tại Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan vào năm 1997. Ayudhya hiện là ngân hàng lớn thứ năm ở Thái Lan về các khoản cho vay và tiền gửi, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. 3. Ngân hàng CIMB Thái Lan (CIMB Thai Bank Public Company Limited) Ngân hàng CIMB Thái Lan (CIMB Thai Bank Public Company Limited), tiền thân là Bank Thai Public Company Limited, được thành lập vào năm 1998 với cổ đông chính là Quỹ Phát triển Định chế Tài chính (FIDF). Vào ngày 5 tháng 11 năm 2008, CIMB Bank Berhad trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Thái và vào ngày 4 tháng 5 năm 2009, Ngân hàng đã hoàn tất việc đăng ký tên mới: "ธนาคาร ไอ อ ม ไทย า (มหาชน)" bằng tiếng Thái và “CIMB Thai Bank Public Company Limited” bằng tiếng Anh. Sự thay đổi tên này phản ánh sự chuyển đổi chính thức của Bank Thai từ một công ty đơn lẻ thành một thành viên của Tập đoàn CIMB. CIMB là ngân hàng thương mại lớn thứ 10 tại Thái Lan tính theo tài sản. CIMB có tham vọng trở thành ngân hàng kỹ thuật số dẫn đầu khu vực ASEAN. 171 4. Ngân hàng Kasikorn (Kasikornbank Public Company Limited) Ngân hàng Kasikorn được thành lập vào năm 1945, là ngân hàng lớn thứ tư của Thái Lan tính theo tài sản. Năm 2003, ngân hàng này đổi tên tiếng Anh cũ là Thai Agricultural Bank (Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan) thành tên hiện tại. Ngân hàng này có hơn 1.000 chi nhánh trên toàn quốc và một số chi nhánh ở nước ngoài, chủ yếu ở Trung Quốc. Trước sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, Ngân hàng đang có kế hoạch mở rộng sang các nước ASEAN láng giềng như Lào, Campuchia và Myanmar. 5. Ngân hàng Kiatnakin Ngân hàng Kiatnakin đã được thành lập hơn 4 thập kỷ. Kể từ năm 1971, ngân hàng đã vượt qua một số cuộc khung hoảng tài chính, bao gồm cả Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 dẫn đến việc đóng cửa nhiều công ty tài chính. Tuy nhiên, với sự thận trọng và cam kết từ các cổ đông, khách hàng, ban lãnh đạo và nhân viên, ngân hàng đã vượt qua được khủng hoảng và tăng trưởng ổn định cho đến khi được chấp thuận trở thành ngân hàng thương mại vào năm 2005. Tháng 9 năm 2012, Ngân hàng Kiatnakin hoàn tất việc sáp nhập với Phatra Capital Public Company Limited để tạo thành “Tập đoàn Tài chính Kiatnakin Phatra”. 6. Ngân hàng Krungthai Năm 1966 "Ngân hàng Krungthai" bắt đầu hoạt động. Ban đầu, ngân hàng này được hình thành từ sự hợp nhất giữa Kaseat Bank Co, Ltd và Monthon Bank Co,.Ltd (có cổ đông chính là Chính phủ Thái Lan). Năm 1988, Krungthai là ngân hàng tiên phong trong việc lắp đặt ngân hàng trực tuyến và máy ATM trên phạm vi toàn quốc. Hiện ngân hàng Krungthai đã chuyển đổi từ “Ngân hàng Tiện lợi” sang “Cùng nhau phát triển vì sự bền vững”. Với mục tiêu cụ thể đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tạo ra giá trị dịch vụ chắc chắn hỗ trợ sự phát triển và ổn định của khách hàng, góp phần hình thành xã hội tốt đẹp hơn và mang lại lợi nhuận bền vững thỏa đáng cho các cổ đông. 7. Tập đoàn tài chính LH (LH Financial Group) 172 Tập đoàn tài chính LH (LH Financial Group) là một công ty cổ phần đầu tư kinh doanh dịch vụ tại Thái Lan. Công ty hoạt động trong 5 lĩnh vực: đầu tư, ngân hàng thương mại, quản lý quỹ, chứng khoán và tư vấn tài chính. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại tạo ra phần lớn doanh thu của công ty. Phân khúc này cung cấp dịch vụ tiền gửi cho các nhóm cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp; dịch vụ cho vay đối với các tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và bán lẻ; các dịch vụ ngân hàng điện, bao gồm Internet và ngân hàng di động, thẻ chip, và máy ATM. 8. Ngân hàng Thương mại Siam (Siam Commercial Bank - SCB) Ngân hàng Thương mại Siam được thành lập theo điều lệ hoàng gia vào ngày 30 tháng 1 năm 1907 với tư cách là ngân hàng đầu tiên của Thái Lan. Trong hơn 110 năm hoạt động, Ngân hàng đã đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cần thiết ở Thái Lan, phát triển kiến thức chuyên môn sâu. Ngày nay, SCB là một ngân hàng toàn cầu hàng đầu, cung cấp tiền gửi và cho vay cùng nhiều sản phẩm và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Với tầm nhìn trở thành “Ngân hàng được ngưỡng mộ nhất”, SCB đã thiết lập một kế hoạch chiến lược mang tên Chuyển đổi SCB, được thiết kế để nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng của Ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh dài hạn. Kế hoạch chuyển đổi này nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng trong ngành dịch vụ tài chính, đang được định hình lại bằng công nghệ kỹ thuật số, thay đổi quy định và hành vi người tiêu dùng mới. 9. Công ty TNHH Vốn Thanachart (Thanachart Capital Public Company Limited) Công ty TNHH Vốn Thanachart (Thanachart Capital Public Company Limited) là một công ty cổ phần đầu tư có trụ sở tại Thái Lan. Công ty có tiền thân là Cty TNHH Tài chính Quốc gia (National Finance Public Company Limited), đăng ký ban đầu là "Lee Kwang Min Trust Company Limited" vào ngày 17 tháng 11 năm 1959. Công ty TNHH Vốn Thanachart và các công ty con hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, kinh doanh quản lý tài sản, quản lý quỹ tương hỗ, quản lý quỹ tư nhân, quản lý quỹ dự phòng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, 173 hoạt động kinh doanh thuê mua và kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, dịch vụ phân tích chứng khoán , kinh doanh tự doanh, vay và cho vay chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư. 10. TISCO FINCIAL TISCO là ngân hàng đầu tư đầu tiên tại Thái Lan, được thành lập vào năm 1969. Tên "TISCO" bắt nguồn từ tên đầy đủ của công ty lúc đầu thành lập là Công ty TNHH Đầu tư và Chứng khoán Thái Lan ("Thai Investment and Securities Company Limited"). TISCO đã đi tiên phong trong một số dịch vụ tài chính nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đang phát triển của Thái Lan và tạo được danh tiếng về tính chuyên nghiệp. Năm 2005, TISCO là công ty tài chính đầu tiên nâng cấp vị thế của mình thành ngân hàng thương mại theo Kế hoạch Tổng thể Tài chính của Ngân hàng Thái Lan. TISCO đã được công nhận là công ty tiên phong và duy trì vai trò hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê tài chính, quản lý quỹ dự phòng, dịch vụ ngân hàng tư nhân, môi giới và ngân hàng đầu tư trong hơn bốn thập kỷ. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, ngày nay Ngân hàng TISCO tham gia vào các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới 52 chi nhánh tại các vị trí chiến lược trên toàn quốc. 11. Công ty TNHH Ngân hàng Quân đội Thái Lan (TMB BANK PCL) Công ty TNHH Ngân hàng Quân đội Thái Lan được thành lập vào ngày 8 tháng 11 năm 1957 tại Bangkok. Nhiệm vụ của nó là cung cấp các dịch vụ tài chính dành riêng cho quân nhân và gia đình của họ. Năm 1973, Ngân hàng đã điều chỉnh chính sách kinh doanh của mình bằng cách trở thành một ngân hàng thương mại hoàn chỉnh và mở rộng cơ sở khách hàng để bao gồm tất cả công chúng. Năm 2004, Ngân hàng hợp nhất hoạt động với Ngân hàng DBS Thai Danu và Tập đoàn Tài chính Công nghiệp Thái Lan ("IFCT"). Năm 2005, Ngân hàng đã thực hiện chương trình đổi thương hiệu và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMB (“TMB”). 174 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU NHTM VIỆT CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+--------------------------------------------------------- lev | 429 .9061907 .0423218 .547259 .973786 offb | 429 .0519279 .047735 .0006693 .380097 zrc | 429 27.36482 16.17868 .595898 127.504 roa | 429 .0088964 .0070808 -.055117 .056124 npl | 429 .026178 .0190507 .0001 .30432 -------------+--------------------------------------------------------- size | 429 19.15272 1.441234 15.9227 22.0622 gdp | 429 .0508655 .0254194 -.0609898 .075134 cpi | 429 .0468036 .045575 -.009004 .186755 | lev offb zrc roa npl size gdp cpi -------------+------------------------------------------------------------------------ lev | 1.0000 offb | -0.0539 1.0000 zrc | -0.3713 -0.0273 1.0000 roa | -0.4204 0.2821 0.1189 1.0000 npl | -0.3958 0.0194 0.0828 0.0182 1.0000 size | 0.2233 0.3810 0.0432 0.2759 0.0289 1.0000 gdp | 0.2743 -0.1173 -0.1425 -0.2186 -0.1792 -0.3839 1.0000 cpi | -0.0062 -0.2208 0.0319 -0.0794 -0.0302 -0.4365 0.3003 1.0000 --------------------------------------------------------------------------- (Pooled) (FE) (RE) (SYS-GMM) (GMM RB) lev lev lev lev lev --------------------------------------------------------------------------- offb -0.0744** -0.0543* -0.0861*** -0.0724*** -0.0637* [-2.49] [-1.87] [-2.87] [-3.01] [-1.76] zrc -0.000746*** -0.00221*** -0.00162*** -0.000872*** -0.000903** [-9.22] [-16.11] [-14.52] [-5.46] [-2.69] roa -2.652*** -1.749*** -2.150*** -2.838*** -2.789*** [-13.55] [-10.26] [-12.11] [-8.13] [-6.10] npl -0.736*** -0.504*** -0.614*** -1.046*** -1.269*** [-10.73] [-9.21] [-10.47] [-6.30] [-4.60] size 0.0158*** 0.0219*** 0.0191*** 0.0138*** 0.0136*** [14.25] [8.35] [11.24] [6.60] [3.85] gdp 0.405*** 0.230*** 0.277*** 0.205*** 0.233** [7.07] [5.41] [5.97] [3.71] [2.43] cpi 0.0931*** 0.134*** 0.105*** 0.0911*** 0.108*** [2.92] [5.14] [3.92] [5.67] [3.01] 175 _cons 0.646*** 0.561*** 0.606*** 0.709*** 0.716*** [28.91] [10.55] [17.71] [16.66] [10.19] --------------------------------------------------------------------------- N 429 429 429 429 429 R-sq 0.614 0.772 --------------------------------------------------------------------------- t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 NHTM CỦA VIỆT NAM Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+--------------------------------------------------------- lev | 308 .9130338 .0366327 .744611 .973786 offb | 308 .0458699 .0523237 .0006693 .380097 zrc | 308 25.67773 15.13143 .5958983 127.5036 roa | 308 .007485 .0067726 -.055117 .028622 npl | 308 .0229639 .0132585 .0001 .114 -------------+--------------------------------------------------------- size | 308 18.60859 1.163743 15.9227 21.1731 gdp | 308 .0600255 .0113109 .029135 .070758 cpi | 308 .0598232 .0469151 .008786 .186755 | lev offb zrc roa npl size gdp cpi -------------+------------------------------------------------------------------- ----- lev | 1.0000 offb | 0.0468 1.0000 zrc | -0.2893 -0.0911 1.0000 roa | -0.2720 0.1888 -0.0423 1.0000 npl | -0.1909 -0.0566 0.1418 -0.1402 1.0000 size | 0.6349 0.3059 -0.1907 0.1638 -0.1920 1.0000 gdp | 0.0486 0.0827 -0.0325 -0.0560 -0.0906 -0.0520 1.0000 cpi | -0.2426 -0.1514 0.1768 0.1021 0.1831 -0.2522 -0.0714 1.0000 (Pooled) (FE) (RE) (SYS-GMM) (GMM RB) lev lev lev lev lev --------------------------------------------------------------------------- offb -0.0818*** -0.0239 -0.0577** -0.0541*** -0.0598** [-2.99] [-0.95] [-2.11] [-6.46] [-2.25] zrc -0.000414*** -0.00217*** -0.00141*** -0.000592*** -0.000563 [-4.54] [-16.31] [-11.98] [-3.44] [-1.54] roa -2.051*** -0.951*** -1.472*** -1.995*** -2.123*** 176 [-9.90] [-5.66] [-8.19] [-9.81] [-3.55] npl -0.248** -0.0774 -0.131 -0.795*** -0.814*** [-2.35] [-0.99] [-1.47] [-13.78] [-4.03] size 0.0216*** 0.0158*** 0.0216*** 0.0196*** 0.0204*** [16.96] [5.99] [10.82] [12.15] [6.38] gdp 0.192 0.132* 0.185** 0.0853*** 0.0991* [1.60] [1.67] [2.05] [5.25] [1.76] cpi 0.00189 0.0495** 0.0480* 0.0610*** 0.0759 [0.06] [2.11] [1.94] [3.81] [1.70] _cons 0.535*** 0.673*** 0.550*** 0.590*** 0.574*** [20.30] [12.65] [13.66] [18.15] [9.29] --------------------------------------------------------------------------- N 308 308 308 308 308 R-sq 0.603 0.764 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 NHTM CỦA THÁI LAN Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+--------------------------------------------------------- lev | 121 .888772 .0502901 .547259 .959075 offb | 121 .0673482 .0280897 .009598 .168401 zrc | 121 31.65923 17.94201 3.70666 64.587 roa | 121 .0124889 .0065842 -.002125 .056124 npl | 121 .0343592 .0273993 .013173 .30432 -------------+--------------------------------------------------------- size | 121 20.5378 1.117765 17.9462 22.0622 gdp | 121 .0330235 .0230897 -.006906 .075134 cpi | 121 .013663 .0153219 -.009004 .038088 | lev offb zrc roa npl size gdp cpi -------------+------------------------------------------------------------------------ lev | 1.0000 offb | -0.1703 1.0000 zrc | -0.4339 0.0323 1.0000 roa | -0.5702 0.4927 0.3219 1.0000 npl | -0.5086 -0.0179 -0.0634 -0.0018 1.0000 size | 0.2350 0.5038 0.1911 -0.0339 -0.1797 1.0000 gdp | -0.0429 0.0028 0.0887 -0.0579 -0.0125 0.0263 1.0000 cpi | 0.2765 -0.1042 -0.1362 -0.0713 -0.0100 -0.1495 -0.0502 1.0000 --------------------------------------------------------------------------- 177 (Pooled) (FE) (RE) (SYS-GMM) (GMM RB) lev lev lev lev lev --------------------------------------------------------------------------- offb -0.184 -0.456*** -0.475*** -0.294* 0.0370 [-1.46] [-3.79] [-3.84] [-1.67] [0.13] zrc -0.00101*** -0.00265*** -0.00167*** -0.00107** -0.000653 [-6.77] [-8.05] [-7.12] [-2.54] [-1.31] roa -2.905*** -2.858*** -3.471*** -1.983*** -2.827** [-5.91] [-5.95] [-7.75] [-3.83] [-2.71] npl -0.881*** -0.645*** -0.792*** -1.016* -2.216** [-10.32] [-8.35] [-11.25] [-1.73] [-2.59] size 0.0131*** 0.0303*** 0.0225*** 0.0112 0.0000335 [4.62] [4.50] [5.26] [1.37] [0.00] gdp -0.0762 -0.0217 -0.0521 -0.0360 -0.0801 [-0.76] [-0.36] [-0.75] [-0.79] [-0.85] cpi 0.744*** 0.627*** 0.671*** 0.425*** 0.437** [4.89] [5.05] [5.83] [3.57] [2.30] _cons 0.723*** 0.431*** 0.574*** 0.768*** 1.011*** [12.99] [3.02] [6.47] [4.73] [4.88] --------------------------------------------------------------------------- N 121 121 121 121 121 R-sq 0.767 0.916 --------------------------------------------------------------------------- t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_ty_le_don_bay_tai_chinh_cu.pdf
  • pdfQD_MaiThiHong.pdf
  • docxTrichyeu_MaiThiHong.docx
  • pdfTT Eng MaiThiHong.pdf
  • pdfTT MaiThiHong.pdf
Luận văn liên quan