Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội
và đặc điểm của hoạt động KTĐL tại Việt Nam, có sự khác biệt về các nhân tố tác động
đến CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các
nước khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã khám phá và đo lường sự tác động
của các nhân tố đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp
về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong
thực tiễn, qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNKT
có thể hoạch định các chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT,
tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
189 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thức của KTV là nhân tố quan trọng nhất tác động đến CLKT.
Để nâng cao CLKT, DNKT cần tuyển dụng đội ngũ KTV có trình độ và trang bị
phương pháp kiểm toán tiên tiến để giúp cho các KTV đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp.
Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức thận trọng nghề nghiệp, tuân thủ Chuẩn mực Đạo đức
nghề nghiệp, ý thức không ngừng nâng cao chất lượng và hành động vì lợi ích công chúng
nhằm giúp KTV có thể nhận thức và thực hiện công việc kiểm toán một cách phù hợp,
góp phần nâng cao CLKT.
152
(5) Đối với Nhân tố Tính độc lập của KTV
Tính độc lập là một trong hai yêu cầu quan trọng trong KTĐL (năng lực và độc lập).
Độc lập còn là yêu cầu của Nguyên tắc đạo đức được quy định trong Chuẩn mực Đạo đức
nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán. Độc lập cũng là một nhân tố quan trọng trong
Khuôn khổ CLKT được ban hành bởi IAASB. Nâng cao tính độc lập cũng góp phần
nâng cao CLKT.
Hiện nay, quy định về Đạo đức nghề nghiệp mới dừng lại ở mức độ tổng quát
được ban hành năm 2006, chưa có hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong
Chuẩn mực cũng còn nhiều điểm trừu tượng. Vì vậy, hạn chế về khả năng triển khai
trong thực tế.
Để nâng cao tính độc lập, trong thời gian tới cần cụ thể hóa Chuẩn mực Đạo đức
nghề nghiệp kiểm toán. Trong đó, có sự chú trọng đến các quy định về đạo đức
nghề nghiệp đối với việc kiểm toán các công ty có lợi ích công chúng. Tăng cường
kiểm tra tính độc lập của KTV cũng như DNKT trong quá trình thực hiện kiểm toán,
tổ chức cập nhật thường xuyên những quy định mới về đạo đức nghề nghiệp. Để
nâng cao ý thức của KTV, cần đưa môn học về Đạo đức nghề nghiệp Kế toán -
Kiểm toán vào chương trình đào tạo chính thức các trường đại học giảng dạy cho
sinh viên để giúp cho đội ngũ KTV tương lai tiếp cận và có được ý thức tuân thủ
đạo đức về tính độc lập ngay từ khi tiếp cận với hoạt động kiểm toán.
(6) Đối với Nhân tố Giá phí kiểm toán và Chi phí kiểm toán
Giá phí kiểm toán là đề tài đang được bàn luận trong hoạt động KTĐL Việt Nam.
Theo nhận định của VACPA tại hội thảo: “Cạnh tranh lành mạnh về giá phí đảm bảo
uy tín và dịch vụ kiểm toán” tổ chức vào tháng 9/2015, một trong những biện pháp để
cạnh tranh được cho là vì lợi ích cục bộ tại Việt Nam là giảm giá phí kiểm toán dẫn đến
CLKT không đảm bảo, cạnh tranh giảm giá phí sẽ tác động đến sự phát triển bền vững
uy tín các DNKT, thị trường kiểm toán và chất lượng dịch vụ kiểm toán. Mặt khác,
giá phí dịch vụ kiểm toán cũng là một trong những vấn đề đạo đức có khả năng dẫn đến
nguy cơ tư lợi, ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và DNKT. Việc xác định giá phí
kiểm toán tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, Chuẩn mực
Đạo đức nghề nghiệp cũng đã đưa ra hướng dẫn, giá phí kiểm toán phải dựa trên cơ sở
những chi phí hợp lý và các DNKT cần cân nhắc các vấn đề:
Thời gian thực hiện hợp đồng phải thích hợp, tức là không được giảm thời gian
thực hiện kiểm toán một cách bất hợp lý.
153
Trình độ chuyên môn và năng lực KTV tham gia vào hợp đồng kiểm toán phải phù hợp.
Tuân thủ đầy đủ CMKiT và Quy trình KSCL trong kiểm toán.
Để góp phần nâng cao CLKT cần nghiên cứu xây dựng khung phí kiểm toán hợp lý
trên cơ sở tính toán các chi phí trung bình hợp lý phục vụ cho việc kiểm toán, qua đó
tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình kiểm toán cũng như đảm bảo tuân thủ đầy đủ
các nguyên tắc, chuẩn mực đã được thiết lập góp phần nâng cao CLKT. Qua đó, góp phần
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kiểm toán.
5.3.2. Định hướng giải pháp nâng cao NLCT của các DNKT Việt Nam
(1) Đối với Nhân tố Chất lượng dịch vụ
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, mở rộng
thị trường kiểm toán trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ, không ngừng nâng cao
trình độ của KTV, năng lực điều hành của đội ngũ quản lý DNKT Việt Nam. Qua đó,
tạo điều kiện và thúc đẩy, nâng cao CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam.
(2) Đối với Nhân tố Quy mô DNKT
Phát triển về quy mô và nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn của các DNKT
Việt Nam, bằng cách tăng năng lực tài chính hoặc thông qua việc sáp nhập giữa các
DNKT nhỏ và vừa, mở rộng quan hệ hợp tác dưới hình thức trở thành Thành viên của
các Hãng kiểm toán quốc tế, Hãng Hiệp hội kiểm toán quốc tế, Đại diện liên lạc của
Hãng kiểm toán quốc tế; Qua đó, mở rộng thị trường, thị phần, phát triển đội ngũ
KTV, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kiểm toán, tiếp cận công nghệ tiên tiến.
(3) Đối với Nhân tố Năng lực công nghệ thông tin
Áp dụng các phương pháp và công nghệ xử lý thông tin hiện đại, đạt được các
tiêu chuẩn chuyên môn và chuyên nghiệp hóa nhằm hướng dẫn và giám sát quá trình
thực hiện kiểm toán theo đúng quy trình, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm toán,
đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công
nghệ thông tin đã được sử dụng phổ biến trong các quy trình kiểm toán ở nhiều
doanh nghiệp với lợi thế về tốc độ xử lý, khả năng lưu giữ và tra cứu thông tin,...
Việc áp dụng các phương pháp và công nghệ xử lý thông tin hiện đại, đặc biệt là sử
dụng các phần mềm kiểm toán, sẽ giúp cho các DNKT Việt Nam nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong công tác kiểm toán, đáp ứng yêu cầu và tăng độ tin cậy của khách hàng,
qua đó duy trì và tăng cường NLCT.
154
(4) Đối với Nhân tố Văn hóa DNKT
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng
của DNKT, có tác động tới nhận thức và hành vi của các thành viên trong DNKT, tạo
nên thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với DNKT, yếu tố con người là
tài sản vô giá; Xây dựng nền Văn hóa doanh nghiệp sẽ cho phép các DNKT sử dụng
và phát huy tiềm năng đa dạng và vô tận của Con người - Nguồn vốn quan trọng của
mỗi tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn là hình ảnh quảng bá
về giá trị của DNKT, tác động trực tiếp đến ứng xử của khách hàng trong quan hệ
cung cấp và sử dụng dịch vụ.
(5) Đối với Nhân tố Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
Mở rộng hợp tác quốc tế và quan hệ kinh doanh thông qua việc hợp tác với các
DNKT nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và trình độ công nghệ tiên tiến trong việc
thực hiện hợp đồng kiểm toán. Đặc biệt là Big Four và các DNKT nước ngoài có uy tín,
Big Four để khai thác tiềm năng và học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, tiếp cận với các phương pháp, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vừa góp phần
nâng cao CLKT vừa tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam.
5.3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
Để thực hiện được các giải pháp nâng cao CLKT và NLCT của các DNKT
Việt Nam, cần phải có sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi từ các Cơ quan quản lý
Nhà nước về Kế toán – Kiểm toán, các Hội nghề nghiệp về Kế toán – Kiểm toán, sự
quyết tâm của các DNKT cũng như sự nỗ lực của bản thân các KTV hành nghề và sự
hỗ trợ từ các nhân tố bên ngoài khác. Thành công của các giải pháp này tùy thuộc vào
các điều kiện thuận lợi từ các phía như sau:
(1) Về phía Nhà nước
Nhà nước cần ban hành đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về KTĐL, về
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và DNKT nói riêng, tạo môi trường
pháp lý thông thoáng, bình đẳng, có sự kiểm soát hiệu quả đối với hoạt động KTĐL
nói chung và DNKT Việt Nam nói riêng. Cụ thể về phía Bộ Tài chính:
Cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn Luật KTĐL; Cập nhật và
hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực Kế toán và hệ thống CMKiT.
155
Tổ chức việc triển khai Quy chế quản lý hành nghề kế toán ở các DNKT và các
đối tượng doanh nghiệp có liên quan.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các DNKT và KTV
đối với CLKT.
Thực hiện thường xuyên việc KSCL từ bên ngoài đối với các DNKT đủ điều kiện
kiểm toán các DNNY, qua đó áp dụng các biện pháp chế tài kịp thời và công khai
đối với các sai phạm trong hành nghề và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của DNKT và
KTV nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao uy tín của hoạt động KTĐL.
Bộ Tài chính cần tạo điều kiện, hỗ trợ hoạt động của VACPA nhằm phối hợp,
phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của VACPA trong việc quản lý, đào tạo,
kiểm tra chất lượng của DNKT và KTV hành nghề.
Cơ quan kiểm toán Nhà nước và cơ quan Thuế cần thực hiện việc sử dụng KTĐL
như là một đối tượng cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã
được đề cập tại Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014: “Cơ chế cơ quan thuế
đặt hàng và sử dụng kết quả của các DNKT độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm
thủ tục về thuế để thực hiện kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể,
chấm dứt hoạt động”. Qua đó, giúp cho Cơ quan kiểm toán Nhà nước có điều kiện
tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan này, thể hiện sự công nhận một cách đầy đủ về vai trò của
KTĐL trong nền kinh tế.
(2) Về phía VACPA
Nâng cao năng lực hoạt động và thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong
khuôn khổ Luật KTĐL và trách nhiệm xã hội của tổ chức nghề nghiệp. Đổi mới và
phát triển về cơ cấu tổ chức và hoạt động, để thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề
nghiệp cao. Góp phần hỗ trợ, tư vấn cho các DNKT Việt Nam nâng cao CLKT và NLCT.
Hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức KTV tham gia biên soạn
và hoàn thiện các CMKiT Việt Nam phù hợp với Hệ thống CMKiT Quốc tế, tham gia
việc KSCL từ bên ngoài đối với dịch vụ cung cấp của DNKT và KTV nhất là đối với
các DNKT được cung cấp dịch vụ kiểm toán là Hội tập thể và cá nhân của VACPA.
156
(3) Về phía các DNKT
Nhận thức tầm quan trọng CLKT, NLCT trong quá trình hoạt động và phát triển,
đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhận biết được những cơ hội, nguy cơ và
thách thức trong quá trình hội nhập, nhằm không ngừng hoàn thiện, có biện pháp
nâng cao CLKT và NLCT theo các nhân tố đã được xác định.
Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, nâng cao năng lực quản trị
doanh nghiệp, mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở, vật chất với công nghệ tiên tiến áp
dụng trong quy trình kiểm toán.
Xây dựng, thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm toán,
quy trình nghiệp vụ thực hiện đúng Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp.
Tổ chức và thực hiện thường xuyên việc KSCL từ bên trong đối với hoạt động kiểm
toán và quy trình kiểm toán, đảm bảo tuân thủ đầy đủ Quy chế KSCL và CMKiT về KSCL.
Tranh thủ học hỏi, tiếp cận và nắm bắt quy trình, công nghệ tiên tiến của các
DNKT lớn, có uy tín và kinh nghiệm quốc tế thông qua việc gia nhập trở thành
Thành viên của các Hãng kiểm toán, các Hiệp hội Kiểm toán Quốc tế.
Từng bước xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo uy tín
trên thị trường, tạo môi trường làm việc hợp tác thân thiện, cởi mở trong công việc
kiểm toán.
Phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào tạo về kỹ năng,
phương pháp, nhận thức của đội ngũ KTV và nhân viên trong doanh nghiệp.
(4) Về phía các cơ sở đào tạo
Chú trọng việc đào tạo Kế toán - Kiểm toán theo định hướng nghề nghiệp theo
yêu cầu, lộ trình và chương trình thi, cấp chứng chỉ KTV của Bộ Tài chính, xây dựng
và đào tạo theo chuyên ngành Kiểm toán để cung cấp nguồn nhân lực đủ năng lực,
trình độ về kiểm toán, chú trọng việc đào tạo thực hành trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin trong lĩnh vực Kiểm toán với mức độ cao.
Đưa nội dung giảng dạy về Đạo đức nghề nghiệp vào chương trình đào tạo.
Các chương trình đào tạo chuyên ngành kiểm toán cần có sự tham gia xây dựng và
phản biện của các Hội nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán, các DNKT Việt Nam và
nước ngoài nhằm hướng tới sự công nhận của các nước trong khu vực và Quốc tế.
157
5.4. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và hướng
nghiên cứu tiếp theo
5.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bên cạnh một số vấn đề còn hạn chế, kết quả nghiên cứu của Luận án đã mang lại
ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, Luận án đã tổng hợp được đầy đủ các nhân tố tác động đến
CLKT, NLCT để đưa ra mô hình tác động của các nhân tố này đến CLKT, NLCT của
các DNKT, đồng thời Luận án cũng đã xác định mô hình tác động của CLKT đến
NLCT của các DNKT trong điều kiện tại Việt Nam.
Do vậy, sẽ tạo điều kiện cho các nghiên cứu về sau trên khía cạnh về định hướng
mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu đã được đề xuất sẽ là tài liệu
tham khảo để phát triển và xây dựng các mô hình có liên quan đến CLKT, NLCT của DNKT.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án này không những mang lại những đóng góp về
mặt lý luận trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa
thực tiễn đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, các hội nghề nghiệp
kiểm toán, DNKT, các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán cũng như các trường
đại học, các Nhà nghiên cứu trong quá trình xây dựng chính sách, cơ chế quản lý,
điều hành doanh nghiệp, ra quyết định trong kinh doanh cũng như mở ra các hướng
tiếp theo nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng hoạt động, CLKT,
NLCT của các DNKT tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Một là, Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các Cơ quan quản lý Nhà nước
xây dựng và hoạch định các chiến lược phát triển và thực hiện KSCL trong hoạt động
kiểm toán, làm cơ sở nhằm nâng cao CLKT và NLCT của DNKT nói riêng và
hoạt động KTĐL tại Việt Nam nói chung.
Hai là, Kết quả nghiên cứu, mô hình đo lường các nhân tố tác động đến
CLKT và NLCT đã được đề xuất sẽ góp phần giúp cho các DNKT và KTV đề ra
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT, tăng cường NLCT của DNKT nói chung và
năng lực của KTV nói riêng.
Ba là, Kết quả nghiên cứu giúp cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo phát triển
những nghiên cứu triển khai tiếp theo, đồng thời bổ sung, cập nhật chương trình
đào tạo và nội dung giảng dạy trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.
158
5.4.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, những vấn
đề còn tồn tại trong Luận án sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới, bao gồm:
(1) Kiểm toán là loại hình có tính đặc thù cao so với hoạt động khác. Do đó, các
lý thuyết liên quan đến CLKT, NLCT cũng như các nhân tố tác động đến CLKT và
NLCT không nhiều, nhiều khái niệm chưa được thống nhất. Do đó, việc xác lập các
cơ sở lý thuyết cho mục tiêu nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Việc này đặt ra hướng
nghiên cứu tiếp theo về các cơ sở lý luận có liên quan đến các nhân tố tác động đến
CLKT, NLCT cũng như tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.
(2) Về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là các DNKT
Việt Nam. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thể khái quát được tổng thể ngành KTĐL
Việt Nam bao gồm các DNKT Việt Nam và các DNKT có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả
nghiên cứu cần được xem như là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu tiếp theo trong
lĩnh vực này và việc diễn giải kết quả phải cần lưu ý đến hạn chế trên. Những nghiên cứu
tiếp theo sẽ mở rộng các đối tượng để nâng cao tính khái quát của kết quả nghiên cứu.
(3) Bên cạnh các kết quả đã đạt được, về mức độ nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
chỉ dừng lại ở việc khám phá và đo lường tác động của các nhân tố CLKT, NLCT,
chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố nội tại của các nhân tố này. Trên cơ sở đạt được kết quả
nghiên cứu này, có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về ảnh hưởng của các yếu tố
nội tại trong từng nhân tố như Giá phí kiểm toán, Năng lực của KTV, Nhiệm kỳ kiểm toán,
Thương hiệu doanh nghiệp
(4) Mục tiêu của nghiên cứu chủ yếu chú trọng đến việc khám phá và đo lường
các tác động đến CLKT và NLCT trên cơ sở lý thuyết Nguồn năng lực động của
doanh nghiệp để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu sâu đến
quá trình hình thành nguồn năng lực động của doanh nghiệp như đã thực hiện ở các
nước. Mặt khác, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố NLCT đến CLKT vẫn chưa
được cụ thể. Còn rất nhiều nghiên cứu có thể tạo ra một mô hình tổng hợp về năng lực
động hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc nghiên cứu sâu về
ảnh hưởng của NLCT đến CLKT.
159
KẾT LUẬN
Mặc dù vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về CLKT và NLCT của các
DNKT nhưng không thể phủ nhận CLKT luôn là một lợi thế cạnh tranh. Mục đích của
nghiên cứu này là khám phá các nhân tố CLKT, NLCT và đo lường mức độ tác động
của các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT; Qua đó, đưa ra những giải pháp thích
hợp nhằm góp phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam là một yêu cầu
cấp thiết của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đó cũng chính là mục tiêu
của nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội
và đặc điểm của hoạt động KTĐL tại Việt Nam, có sự khác biệt về các nhân tố tác động
đến CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các
nước khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã khám phá và đo lường sự tác động
của các nhân tố đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp
về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong
thực tiễn, qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, hội nghề nghiệp, DNKT
có thể hoạch định các chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLKT,
tăng cường NLCT của các DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
Tóm lại, mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế nhất định nhưng những kết quả
đạt được trong Luận án đã góp phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT nói riêng
và hoạt động KTĐL nói chung. Đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu mới theo quan điểm
nâng cao CLKT hướng đến tăng cường NLCT của các doanh nghiệp. Tác giả mong rằng,
nội dung và kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần vào kho tàng
kiến thức về kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
xiv
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
(Đến 30/06/2015)
1. (2005) Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm tăng cường năng lực cạnh
tranh của các Doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành
Kế toán – Kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. 73 trang.
2. (2006) Thực hành kiểm toán. Sách tham khảo. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
266 trang.
3. (2007) Pháp luật kế toán. Sách tham khảo. Trường Đại học Bình Dương. 160 trang.
4. (2010) VACPA gia tăng giá trị hội viên. Bài viết đăng kỷ yếu 5 năm thành lập
VACPA. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Trang 51 - 52.
5. (2010) Luật hóa hoạt động hội nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán. Bài viết chuyên
mục Diễn đàn chuyên môn. Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA).
6. (2010) Luật hóa hoạt động Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam hướng đến
mục tiêu ngang tầm khu vực và quốc tế. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí nghiên cứu
khoa học kiểm toán số 33 (07/2010) (ISSN – 1859 – 1671). Trang 26 - 30.
7. (2010) Luật kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán. Bài viết đăng tạp chí.
Diễn đàn chuyên môn Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
8. (2010) Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán: Có
nên đưa về Bộ Tài chính? Bài viết Mục Cơ chế chính sách. Báo Diễn đàn doanh
nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam số 98 (1372) ngày
8/12/2010. Trang 13.
9. (2011) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học – Khoa
Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Đề tài nghiên cứu – tư
vấn cấp Bộ. Dự án Giáo dục đại học II (WB.4328-VN) - Bộ giáo dục đào tạo
Việt Nam. 136 trang.
10. (2012) Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều
kiện luật kiểm toán độc lập đã được ban hành và áp dụng. Thành viên Đề tài
nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp Trường – Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Mai
Thị Hoàng Minh. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 102 trang.
xv
11. (2012) PAOs Support efficiently development of small and medium Sized auditing
firm in Vietnam. Bài viết đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế. The vital role of
professional accountancy organisations, VACPA_CAPA conference Hanoi 16,
August 2012. Trang 70 - 72.
12. (2013) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán - nâng cao chất lượng hoạt động kế
toán – kiểm toán và hội nhập quốc tế. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí phát triển và
hội nhập số 12(22) tháng 9 - 10/2013, Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (ISSN
1859 – 428 X). Trang 70 - 77.
13. (2013) Auditing Firm’s operation quality competitive capacity and international
intergration in Vietnam. Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh. International
American University - Los Angeles, California, USA. 94 trang.
14. (2014) Auditing Firm’s operation quality competitive capacity and international
intergration in Vietnam. Bài viết đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế. Internation conference
on finance and economics – ICFE – HoChiMinh City 2014. ISBN: 978-80-7454-404-0
Trang 566-581.
15. (2014) Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các
công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết đăng tạp
chí. Tạp chí phát triển và hội nhập số 17 (27) Tháng 07 – 08/2014 Đại học Kinh tế
tài chính TP.HCM (ISSN 1859–428 X). Trang 61 - 72.
16. (2014) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán - nâng cao chất lượng hoạt động và
đào tạo Kế toán – Kiểm toán. Bài viết đăng tạp chí. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán
số 08/2014(131) ISSN 1859-1914. Trang 11 - 14.
xvi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài chính. (2011). Báo cáo Tổng kết 20 năm Kiểm toán độc lập. Hội nghị
Tổng kết và Lễ kỷ niệm 20 năm Kiểm toán độc lập 1991-2011 (trang 11-23). Hà
Nội: Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính; VACPA. (2015). Tài liệu họp thường niên Giám đốc các công ty
kiểm toán.
3. Bùi Thị Thủy. (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Đặng Đức Sơn và cộng sự. (2011). Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động KTĐL ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học quốc gia
Hà Nội.
5. Diễn đàn OECD. (2002). Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Sở ngoại vụ thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Đinh Phi Hổ. (2014). Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn Thạc
Sĩ. Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông.
7. Đoàn Xuân Tiên. (2006). Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty kiểm toán Việt
Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính Hà Nội.
8. Hà Thị Ngọc Hà. (2011). Luật Kiểm toán độc lập góp phần tăng cường quy mô
và chất lượng hoạt động kiểm toán.
9. Mai Thị Hoàng Minh và cộng sự. (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm toán độc lập trong điều kiện Luật kiềm toán độc lập đã được ban hành
và áp dụng. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.
10. Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Thiết kế nghiên cứu định tính. Hồ Chí
Minh: NXB Kinh tế TP.HCM.
11. Ngô Đức Long. (2002). Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập
tại Việt Nam. Đại học Thương Mại.
12. Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh. TP. HCM: NXB Tài chính.
13. Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang. (2008). Năng lực cạnh tranh động
của doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê, trang 153-162.
14. Nguyễn Hữu Thắng. (2008). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hà Nội: Chính
trị quốc gia.
xvii
15. Nguyễn Quang Toản. (1990). Một số vấn đề cơ bản của QCS - Đại học Kinh tế
TP. HCM. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Mỹ. (2013). Hoàn thiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII. (2011, 03 29).
Luật Kiểm toán độc lập. Được truy lục từ chinhphu.vn
18. Samuelson, P. (2000). Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Tạ Thị Kiều An, & Cộng sự. (2010). Giáo trình Quản trị chất lượng - Trường
ĐH Kinh tế TP. HCM. Hồ Chí Minh: Thống kê.
20. TCVN/TC 176 - Ban kỹ thuật tiêu chuẩn, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất
lượng. (2007). TCVN ISO 9000 : 2007. Hà Nội: Bộ khoa học và Công nghệ.
21. Trần Khánh Lâm. (2011). Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động
kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế
thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
22. Trần Thị Giang Tân, & cộng sự. (2011). Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết
lập các quy định về kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán Việt Nam. Hồ
Chí Minh: Trang 1-9; 117-147.
23. Từ điển Bách khoa Việt Nam. (2011). Từ điển thuật ngữ kinh tế học. Nhà xuất
bản Từ điển Bách Khoa.
24. Từ điển tiếng Việt. (2010). Viện ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
25. Vũ Hữu Đức. (2015). Năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực kế toán –
nghiên cứu so sánh Singapore và Việt Nam. Tham luận trình bày tại Hội thảo
khoa học “Hội nhập thị trường tài chính ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” .
Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
xviii
TIẾNG ANH
1. AAA (American Accounting Association). (1972). The Accounting Review, 18.
2. Ajmi, J. A. (2009). Audit firm, corporate governance, and audit quality: Evidence
from Bahrain. Advances in Accounting, 64–74.
3. Aldhizer, G. R., Miller, J., & Moraglio, J. (1995). Common Attributes of Quality
Audits.
4. Arel, B., Brody, R. G., & Pany, K. (2005). Audit Firm Rotation and Audit
Quality.
5. Arezoo Aghaei chadegani. (2011). Review of studies on audit quality.
International Conference on Humanities, Society and Culture (pp. 312-317).
Singapore: IPEDR.
6. Arruñada, B. (1999). The provision on non-audit services by auditors: Let the
market evolve and decide. International Review of Law and Economics, 513-531.
7. Baotham, S. (2009). Audit Independence, Quality and Credibility: Effect on
Reputation and Sustainable Success of CPAs in Thailand. International Journal
and Business Research.
8. Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive. Journal of
Management, 99-120.
9. Barney, J. B. (2001). Resource-based theories of competitive advantage: A ten-
year retrospective on the resource-based view. Journal of Management, 643–650.
10. Beattie, V., & Fearnley, S. (1995). The importance of audit firm characteristics
and the drivers of auditor change in UK listed companies. Accounting and
Business Research.
11. Beatty, R. P. (1989). Auditor reputation and the pricing of initial public offerings.
Accounting Review.
12. Behn, B. K., Carcello, J. V., Hermanson, D. R., & Hermanson, R. H. (1997). The
Determinants of Audit Client Satisfaction among Clients of Big 6 Firms.
Accounting Horizons, 7-24.
13. Behn, B. K., Carcello, J. V., Hermanson, D. R., & Hermanson, R. H. (1999).
Client Satisfaction and Big 6 Audit Fees. Contemporary Accounting Research,
587–608.
14. Berle, A., & Means, G. (1932). The Modern Corporation and Private Property.
Macmillan.
15. Berry, L., Bennett, D., & Brown, C. (1989). Service Quality: A Profit Strategy
for Financial Institutions. USA: Dow Jones Irwin.
xix
16. Bollen, K. (1989). Structural Equations with Latent Variables. New York:
Wiley.
17. Boon, K., McKinnon, J., & Ross, P. (2007). Factors associated with the choice of
a quality auditor when audit tendering is compulsory. Accounting Association of
Australia and New Zealand Conference (p. 67). Gold Coast.
18. Boon, K., McKinnon, J., & Ross, P. (2008). Audit service quality in compulsory
audit tendering: Preparer perceptions and satisfaction. Accounting Research
Journal, 93 - 122.
19. Carcello, J. V., Hermanson, D. R., Neal, T. L., & Riley, R. A. (2002). Board
Characteristics and Audit Fees. Contemporary Accounting Research., 365–384.
20. Carcello, J. V., Hermanson, R. H., & McGrath, N. T. (1992). Audit Quality
Attributes:The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement
Users. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 1-15.
21. Carey, P., & Simnett, R. (2006). Audit partner tenure and audit quality. The
Accounting Review, 563-676. .
22. Chen , C. J., Chen, S., & Su , X. (2001). Profitability regulation, earnings
management and modified audit opinions: Evidence from China. Auditing: A
Journal of Practice and Theory, 9-30.
23. Chen, L. G., Kilgore, A., & Radich, R. (2009). Audit committees : voluntary
formation by ASX non-top 500. Managerial auditing journal, 475-493.
24. Cochran, W. (1997). Sampling techniques. New York: John Wiley &Sons Inc.
25. Copley, P., & Doucet, M. (1993). Auditor Tenure, Fixed Fee Contracts, and the
Supply of Substandard Single Audits. Public Budgeting & Finance, 23–35.
26. Coram, P., Ng, J., & Woodliff, D. (2003). A survey of time budget pressure and
reduced audit quality among Australian auditors. Australian Accounting Review,
38–44.
27. Craswell, A. T., & Francis, J. R. (1999). Pricing Initial Audit Engagements: A
Test of Competing Theories. The Accounting Review, 201-216.
28. Craswell, A., Francis, J., & Taylor, S. (1995). Auditer brand name reputation and
industry specializations. Journal of Accounting and Economics, 297-322.
29. Creswell, J. W. (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative and Mixed
Methods Approaches (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage.
30. Creswell, J. W., & Clark, V. P. (2007). Designing and Conducting Mixed
Methods Research. Thousand Oaks, Calif: Sage.
31. Cronin, J., & Taylor, S. (1994). Modelling Patient Satisfaction and Service
Quality. Journal of Health Care Marketing, 14(1), 34–44.
xx
32. Crosby, P. (2004). Quality Without Tears. India: McGraw-Hill Education (India)
Pvt Limited.
33. Daniels, B. W., & Booker, Q. (2011). The effects of audit firm rotation on
perceived auditor independence and audit quality. Research in Accounting
Regulation, 78–82.
34. Davidson, R. A., & Neu, D. (1993). A Note on the Association between Audit
Firm Size and Audit Quality. Contemporary Accounting Research, 479–488.
35. DeAngelo, L. E. (1981). Auditor size and audit quality. Journal of Accounting
and Economics, 183-199.
36. Dechow, P., Sloan, R., & Sweeney, A. P. (1996). Causes and consequences of
earnings manipulation. Contemporary accounting research, 1-36.
37. Defond, M., & Jiambalvo, J. (1993). Factors related to auditor-client
disagreements over income-increasing accounting methods. Contemporary
Accounting Research, 415–431.
38. DeFond, M., & Zhang, J. (2014). A review of archival auditing research. Journal
of Accounting and Economics, 275–326.
39. Deis, D., & Giroux, G. (1992). Determinants of audit quality in the public sector.
The Accounting Review, 462-479.
40. Dopuch, N., & Simunic, D. (1980). The nature of competition in in the auditing
profession: a descriptive and normative view. Regulation and the Accounting
Profession (Lifetime Learning), 77-94.
41. Dopuch, N., & Simunic, D. (1982). The competition in auditing:an assessment.
Fourth Symposium on Auditing Research, 401-405.
42. Duff, A. (2004). Auditqual: Dimensions of audit quality. Institute of Chartered
Accountants of Scotland.
43. Dye, R. (1993). Auditing Standards, Legal Liability, and Auditor Wealth.
Journal of Political Economy, 887-914.
44. Eilifsen, A., & Messier, J. (2000). The incidence and detection of isstatements: A
review and integration of archival research. Journal of Accounting Literature, 1-
43.
45. Eisenhardt, K., & Martin, J. (2000). Dynamic capabilities: what are they?
Strategic Management Journal, 1105–1121.
46. Epstein, M. J., & Geiger, M. A. (1994). Investor Views of Audit Assurance:
Recent Evidence Of The Expectation Gap. Journal of Accountancy, 60-66.
xxi
47. Ettredge, M., Heintz, J., Li, C., & Scholz, S. (2008). Auditor Realignments
Accompanying Implementation of SOX 404 ICFR Reporting Requirements.
Accounting Horizons, 17-39.
48. Roger Flanagan, Carol Jewell, Stefan Ericsson & Patrik Henricsson. (2005).
Measuring construction competitiveness in selected countries. (173 pages). UK:
University of Reading.
49. Flint, D. (1988). Philosophy and principles of auditing. London: Palgrave
Macmillan.
50. Francis, J. R. (2004). What do we know about audit quality? The British
Accounting Review, 345–368.
51. Francis, J. R. (2011). A Framework for Understanding and Researching Audit
Quality. A Journal of Practice and Theory, 125 - 152.
52. Francis, J. R., & Simon, D. T. (1988). The Effects of Auditors Change on Audit
Fees: Tests of Price Cutting and Price Recovery. Accounting Review, 255-269.
53. Francis, J., & Wang, D. (2004). Investor protection and auditor conservatism:
are Big 4 auditors conservative only in the United States. Working Paper:
University of Missouri and University of Nebraska.
54. Francis, J., & Wilson, E. (1988). Auditor Changes: A Joint Test of Theories
Relating to Agency Costs and Auditor Differentiation. The Accounting Review,
663-682.
55. Francis,, J. R., & Simon, D. T. (1987). A test of audit pricing in the small-client
segment of the U.S. audit. Accounting Review, 145-157.
56. Frederick, D. M., & Libby, R. (1986). Expertise and Auditors' Judgments of
Conjunctive Events. Journal of Accounting Research, 270-290.
57. Geiger, M., & Raghunandan, K. (2002). Auditor tenure and audit reporting
failures. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 67–78.
58. Ghosh, A., & Mood, D. (2005). Auditor Tenure and Perceptions of Audit
Quality. The Accounting Review, 585-612.
59. Gramling, A., & Stone, D. (2001). Audit Firm Industry Expertise: A Review and
Synthesis of the Archieval Literature. Journal of Accounting Literature, 20, 1-27.
60. Grant, R., & Nippa, M. (2006). Strategisches Management. Analyse, Entwicklung
und Implementierung von Unternehmensstrategien. Pearson Deutschland.
61. Guba, E. G., & Lincoln, Y. S. (1994). Competing paradigms in qualitative
research. In N. K. Denzin, & Y. S. Lincoln, Handbook of Qualitative Research
(pp. 105-117). Thousand Oaks: Sage.
xxii
62. Gundry, L. C., & Liyanarachchi , G. A. (2007). Time budget pressure, auditors'
personality type, and the incidence of reduced audit quality practices. Pacific
Accounting Review, 125 - 152.
63. Hair, J. J., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2006). Multivariate
data analysis (6th ed.). Upper Saddle River, N.J: Pearson Prentice Hall.
64. Hamel, G., & Prahalad, C. K. (1994). Competing for the Future. Harvard
Business Press.
65. Healy, P., & Palepu , K. (2001). Information asymmetry, corporate disclosure,
and the capital markets: A review of the empirical disclosure literature. Journal
of Accounting and Economics, 405–440.
66. Henricsson, J., Ericsson, S., Flanagan, R., & Jewell, C. (2004). Rethinking
competitiveness for the construction industry. Proceedings 20th Annual ARCOM
Conference. Edinburgh.
67. Herrbach, O. (2001). Audit quality, auditor behaviour and the psychological
contract. European Accounting Review, 787-802.
68. Hogan, C., & Jeter, D. (1999). Industry specialization by auditors. Auditing: A
Journal of Practice and Theory, 1-17.
69. IAASB. (2011). International Audit Quality. New York: IFAC.
70. IAASB. (2014). A Framework for Audit Quality - Key Elements that create an
environment for Audit Quality. New York: IFAC.
71. IESBA. (2014). Handbook of the Code of Ethics for Professional Accountants.
New York: IFAC.
72. IFAC. (2007). 2007 IFAC Annual Report. Retrieved from www.ifac.org
73. Jensen, M., & Meckling, W. (1976). Theory of the firm: managerial behavior,
agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 305–360.
74. Jusoh, R., & Parnell, J. (2008). Competitive strategy and performance
measurement in the Malaysian context: An exploratory study. Management
Decision, 5-31.
75. Kaplan, S. E. (1995). An examination of auditors' reporting intentions upon
discovery of procedures prematurely signed-off. Auditing: A journal of practice
& theory, 90-104.
76. Kim, I. (2010). A theoretical examination of the role of auditing and the
relevance of audit reports. Vaasan Yliopisto.
77. King, N. (2004). Using Templates in the Thematic Analysis of Text. In C.
Cassell, & G. Symon, Essential Guide to Qualitative Methods in Organizational
Research (pp. 256-270). London: Sage.
xxiii
78. Knapp, M. C. (1991). Factors that audit committee members use as surrogates for
audit. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 615-637.
79. Knechel , W. R. (2009). Audit Lessons from the Economic Crisis: Rethinking
Audit Quality. Maastricht University.
80. Knechel, W. R., Krishnan, G. V., Pevzner, M., Bhaskar, L. S., & Velury, U.
(2012). Audit Quality: Insights from the Academic Literature. Auditing: A
Journal of Practice & Theory, 385-421.
81. Krishnan, J., & Schauer, P. (2001, July). Differences in Quality among Audit
Firms. Journal of Accountancy.
82. Krishnan, J., & Schauer, P. C. (2000). The Differenciation of Quality among
Auditors: Evidence from the Not-profit Sector. Auditing: A Journal of Practice
and Theory, 9-25.
83. Krishnan, J., Balsam, S., & Yang, J. S. (2003). Auditor industry specialization
and earnings. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 71-97.
84. Krohmer, C., & Lemaître, C. N. (2010). L’éthique est-elle (vraiment) une
compétence clef des auditeurs ? . Finance Contrôle Stratégie, 75-100.
85. Kwon, S. Y. (1996). The Impact of Competition within the Client's Industry on
the Auditor Selection Decision. Auditing - A Journal of Practice & Theory, 53-70.
86. Lawrence, A., Minutti-Meza, M., & Zhang, P. (2011). “Can Big 4 versus non-
Big 4 differences in auditor quality proxies be attributed to client characteristics?
The Accounting Review, 259-286.
87. Leffson, U. (1988). Wirtschaftspriifung. Wiesbaden: Verlag Gabler.
88. Lennox, C. (1999). Audit Quality and Auditor Size: An Evalution of Reputation
and Deep Pockets Hypotheses. Journal of Business Finance and Accouting, 779-805.
89. Leventis, S., & Caramanis, C. (2005). Determinants of audit time as a proxy of
audit quality. Managerial Auditing Journal, 460-478.
90. Lian Kee, P., Adeline, H. L., & Patel, C. (2011). Competitive Advantages of
Audit Firms in the Era of International Financial. 2010 International Conference
on E-business, Management and Economics (pp. 308-313). Hong Kong: IACSIT
Press.
91. Libby, R., Nelson, M., & Hunton, J. (2006). Retracted: Recognition v.
Disclosure, Auditor Tolerance for Misstatement, and the Reliability of Stock-
Compensation and Lease Information. Journal of Accounting Research, 533–560.
92. Lindberg, D., & Beck, F. (2002). CPAs’ Perceptions of Auditor Independence:
An Analysis. The CPA Journal.
93. Lynch, R. (2000). Corporate Strategy. London: Financial Times- Prentice Hall.
xxiv
94. Maijoor, S. J., & Vanstraelen, A. (2006). Earnings Management within Europe:
The Effects of Member State Audit Environment, Audit Firm Quality, and
International Capital Markets. Accounting and Business Research, 33-52.
95. Maijoor, S., & Witteloostuijn, A. (1996). An empirical test of the resource-based
theory: Strategic Regulation in the Dutch Audit Industry. Strategic Management
Journal, 549–569.
96. Maletta, M., & Wright, A. (1996). Audit evidence planning: An examination of
industry error characteristics. Auditing: A Journal of Practice & Theory (Spring),
71-86.
97. Malone, C. F., & Roberts, R. W. (1996). Factors associated with the incidence of
reduced audit quality behaviors. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 49-64.
98. Manita, R., & Elommal, N. (2010). The Quality of Audit Process: An Empirical
Study with Audit Committees. International Journal Of Business, 87-99.
99. Mautz, R. K., & Sharaf, H. A. (1961). The Philosophy of Auditing. Madison:
American Accounting Association.
100. McConnell, D., & Banks, G. (1998, 6 1). A common peer review problem.
Retrieved from Journal of Accountancy June:
101. Miles, B. M., & Huberman, M. A. (1994). Data management and analysis
methods. Thousand Oaks, CA, US: Sage Publications.
102. Mock, T., & Samet, M. (1982). A Multi-Attribute Model For Audit Evaluation.
Auditing Symposium VI: Proceedings of the 1982 Touche Ross (pp. 105-126).
Kansas: University of Kansas, School of Business.
103. Moizer, P. (1997). Auditor Reputation: The International Empirical Evidence.
International Journal of Auditing, 61-74.
104. Moizer, P. (1998). ‘Company directors’ views on the performance of the 1987
Big Eight and the 1996 Big Six. (Leeds University Business School Working
Papers).
105. Momaya, K., Shee, H., & Banwet, D. (2002). Competitiveness: Perceptions,
Reflections and Directions. IIMB Management Review, 105-116.
106. Momaya, K., Shee, H., & Tokuda, A. (2005). Technology and Innovation
Management for Competitiveness: Context of an Emerging Industry in India.
Shakai Sisutemu Kenkyu (Social Systems Research), 1-15.
107. Morgan, N., Slotegraaf, R., & Douglas, W. (2009). Linking marketing
capabilities with profit growth. Intern. J. of Research in Marketing, 284–293.
xxv
108. Moroney, R., & Simnett, R. (2009). Differences in Industry Specialist
Knowledge and Business Risk Identification and Evaluation. Behavioral
Research in Accounting, 73-89.
109. Newbert, S. (2008). Value, rareness, competitive advantage, and performance: A
conceptual-level empirical investigation of the resource-based view of the firm.
Strategic Management Journal, 745–768.
110. Niemann, W. (2004). Prüftingsqualität. In Pelka, Jürgen, & W. Niemann,
Beck’sches StB-Handbuch 2004/2005 (pp. 202-212).
111. Numan, W., & Willekens, M. (2012). Competitive pressure, audit quality and
industry specialization. Belgium: KU Leuven.
112. Nunnally, J., & Bernstein, I. (1994). Psychometric theory. New York: McGraw-
Hill.
113. O'Keefe, T. B., Simunic, D., & Stein, M. T. (1994). The production of audit
services: Evidence from a major public accounting firm. Journal of Accounting
Research, 241-61.
114. Palmrose, Z.-V. (1988). An Analysis of Auditor Litigation and Audit Service
Quality. The Accounting Review, 55-73.
115. Parasuraman, A., Berry, L. L., & Zeitham, V. A. (1991). Refinement and
Reassessment of the SERVQUAL Scale. Journal of Retailing, 420-450.
116. Parasuraman, A., Voss, G., & Grewal , D. (1998). TThe Roles of Price,
Performance, and Expectations in Determining Satisfaction in Service
Exchanges. Journal of Marketing, 46-61.
117. Parida, V. (2008). Small Firm Capabilities for Competitiveness: An empirical.
Luleå: Luleå University of Technology.
118. Peters, G. (1995). Agricultural economics: an educational and research agenda
for nations in transition. The Journal of the International Association of
Agricultural Economists, 193-240.
119. Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014). A Study of Audit Quality in
Vietnam. International Journal of Business, Accounting, and Finance, 73-110.
120. Porter, M. E. (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries
and Competitors. New York: Simon and Schuster.
121. Porter, M. E. (1990). The Competitive Advantage of Nations. Harvard Business
Review, 74-91.
122. Porter, M. E. (1996). What is Strategy? Harvard Business Review, 61-78.
123. Porter, M. E. (1998). The Competitive Advantage of Nations. London: New
Edition, Macmillan.
xxvi
124. Rayburn, J. M., & Rayburn, L. G. (1996). Relationship between
Machiavellianism and Type a Personality and Ethical-Orientation. Journal of
Business Ethics, 1209-1219.
125. Richard, F. (2006). Does Auditor Retention increase Managerial Fraud? The
Effects of Auditor Ability and Auditor Empathy. University of Bath, School of
Management Woring Paper Series.
126. Sanchez, R., & Heene, A. (1996). Strategic Learning and Knowledge
Management. West Sussex, England: John Wiley & Sons Ltd.
127. Sanchez, R., & Heene, A. (2014). A Focused Issue on Building New
Competences in Dynamic Environments. Bingham: Emerald Group Publishing
Limited.
128. Schroeder, M., Solomon, I., & Vickery, D. (1986). Audit quality: The
perceptions of audit-Committee chairpersons and audit partners. Auditing: A
Journal of Practice and Theory, 86-94.
129. Shockley, R. A. (1981). Perceptions of Auditors' Independence: An Empirical
Analysis. The Accounting Review, 785-800.
130. Shu, S. (2000). Auditor resignations: Clientele effects and legal liability. Journal
of Accounting and Economics, 173-205.
131. Simunic, D. (1984). Auditing, Consulting, and Auditor Independence. Journal of
Accounting Research, 679-702.
132. Simunic, D. A. (1980). The Pricing of Audit Services: Theory and Evidence.
Journal of Accounting Research, 18, 161-190.
133. Simunic, D. A. (2003). Audit Quality and Audit Firm Size: Revisited.
Presentation, American.
134. Simunic, D., & Stein, M. (1987). Product differentiation in auditing: a study of
auditor choice in the market for unseasoned new issues. Vancouver: Canadian
Certified General Accontants' Research Foundation.
135. Siregar, S. V., Fitriany, A., Arie, W., & Anggraita, V. (2012). Audit Tenure,
Auditor Rotation, and Audit Quality: The Case of Indonesia. Asian Journal of
Business and Accounting, 55-74.
136. Skinner, D. J., & Srinivasan, S. (2012). Audit quality and auditor reputation:
Evidence from Japan. Frthcoming, The Accounting Review, Chicago Booth
Research Paper No. 10-15; Harvard Business School Accounting & Management
Unit Working Paper No. 10-088.
137. Solomon, I., Shields, M., & Whittington, O. (1999). What do industry-specialist
auditors know? Journal of Accounting Research, 191-208.
xxvii
138. Srivastava, R. K., Fahey, L., & Christensen, H. K. (2001). The Resource-Based
View and Marketing: The Role of Market-Based Assets in Gaining Competitive
Advantage. Journal of Management December, 777-802 .
139. Strauss, A., & Corbin, J. (1997). Grounded theory in practice. Thousand Oaks,
CA: Sage.
140. Sun, J., & Liu, G. (2011). Client-specific litigation risk and audit quality
differentiation. Managerial auditing journal, 300-316.
141. Sutton, S. G. (1993). Toward an Understanding of the Factors Afecting the
Quality of the Audit Process. Decision sciences, 88-105.
142. Sutton, S., & Lampe, J. (1990). Formulating a Process Measurement System for
Audit Quality. Proceedings of the 1990 University of Southern California Audit.
USA: University of Southern California.
143. Sweeney, J. (1995). The Moral Expertise of Auditors: An Exploratory Analysis.
Research on Accounting Ethics, 34-213.
144. Taylor, S., & Baker, T. (1994). An Assessment of the Relationship between
Service Quality and Customer Satisfaction in the Formation of Consumers’
Purchase Intentions. Journal of Retailing, 163–178.
145. Teece, D. (2014). A dynamic capabilities-based entrepreneurial theory of the
multinational enterprise. Journal of International Business Studies, 8-37.
146. Teece, D., Pissano, G., & Shuen, A. (1997). Dynamic Capabilities and Strategic
Management. Strategic Management Journal, 509–533.
147. Thomas, W. B. (2013). Financial Reporting Quality of U.S. Private and Public
Firms. The Accounting Review, 1715-1742.
148. Thorne, F. (2004). Measuring the Competitiveness of Irish Agriculture (1996-
2000). Dublin: Rural Economy Research Centre.
149. Titman, S., & Trueman, B. (1986, 6). Informaion Quality and the Valtiation Of
New Issues. Journal of Accounting and Economics, 159-172.
150. Treadway, J. C. (1987). Report of the National Commission on Fraudulent
Financial Reporting.
151. Tritschler, J. (2013). Audit Quality - Association between published reporting
errors and audit firm characteristics. University of Innsbruck. Australia:
Springer Gabler.
152. Velte, P., & Stiglbauer, M. (2012). Audit market concentration in Europe and its
influence on audit quality. International Business Research, 146-161.
xxviii
153. Velury, U., Reisch, J., & O’Reilly, D. (2003). Insitutional Ownership and the
Selection of Industry Specialist Auditors. Review of Quantitative Finance and
Accounting, 35-48.
154. Venkataraman, S., Hirst, D. E., & Koonce, L. (2008). Management earnings
forecasts: A review and framework. Accounting Horizons, 315-338.
155. Wang, C., & Ahmed, P. (2007). Dynamic capabilities: a review and research
agenda. The International Journal of Management Reviews, 31-51.
156. Warming-Rasmussen, B., & Jensen, L. (2001). Revisor som offentlighedens
tillidsrepræsentant. Copenhagen: Forlaget FSR.
157. Watts, R., & Zimmerman, J. (1981). The markets for independence and
independent auditors, Unpublished manuscript. New York: University of
Rochester, Rochester.
158. WEF. (2004). The Global Competitiveness Report. Retrieved from World
Economic Forum: www.weforum.org
159. Wernerfelt. (1984). A Resource-based View of the Firm. Strategic Management
Journal, 171–180.
160. White, L. (1975). Quality, competition, and regulation: Evidence from the airline
industry. In “Regulating the Produce: Quality and Variety. (R. Caves, & M.
Roberts, Eds.) Ballinger, 17-35.
161. Wilden, R., Gudergan, S., & Lings, I. (2009). The Effects of Sensing and Seizing
of Market Opportunities and Reconfiguring Activities on the Organisational
Resource Base. Australian and New Zealand Marketing Academy Conference.
ANZMAC.
162. Wooten, T. C. (2003). Research About Audit Quality. The CPA Journal, 48-64.
163. Zhang, T. C., & Gunny, K. (2012). PCAOB Inspection Reports and Audit
Quality. Working paper. University of Colorado Boulder.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lats_phanvandung_9644.pdf