Luận án Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Cần phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn, với phương thức kiên trì và thiết thực, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được quan tâm nhiều hơn, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong việc đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, các tội phạm có tính chất bạo lực trong gia đình, những tội phạm mang tính chất bất bình đẳng giới trong quan hệ HN&GĐ. Nội dung tuyên truyền và giáo dục là những kiến thức pháp luật về HN&GĐ, quy định của BLHS và pháp luật hành chính trong việc xử lý các vi phạm chế độ HN&GĐ, vấn đề giới tính và sức khỏe đối với tác hại của việc tổ chức tảo hôn, những mặt tiêu cực của việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

pdf180 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân về thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Đối với các Tòa án ở nhiều địa phương khác thì hầu hết chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn trong giải quyết các vụ án liên quan đến gia đình và người chưa thành niên trong đó có các vụ án về các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, do vậy nên việc áp dụng theo mô hình này chưa đồng bộ. Ngoài ra, liên quan đến các cơ quan tố tụng như Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Liên Đoàn luật sư, cũng chưa thành lập các đơn vị chuyên trách để phối hợp trong tố tụng giải quyết các vụ án liên quan đến lĩnh vực gia đình và người chưa thành niên, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp cũng chưa có văn bản liên tịch về vấn đề này, do đó cần thiết phải có quy định phối hợp thật tốt mới đạt được hiệu quả cao trong hoạt động. 4.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, điều tra viên Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh của kinh tế thị trường, tình hình tội phạm cũng diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng đặc biệt là đối với nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội này tại TP.HCM đã có những đóng góp quan trọng trong việc giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người của công dân, bảo vệ đạo đức, truyền thống, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, vì hạn chế của các quy phạm pháp luật như đã phân tích trên trong khi thực tế những vụ án xâm phạm CĐ HN&GĐ lại diễn ra với những hình thức hết sức đa dạng, khó lường. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra là cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối với các tội này. Cụ thể sau: Tăng cường hơn nữa trách nhiệm và sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với những người làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. 144 Nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, năng lực công tác và trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Hội thẩm nhân dân, Thư ký viên. Do đặc điểm của loại tội phạm này liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình, do đó không chỉ phải trang bị cho đội ngũ Cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, những kiến thức về pháp luật, mà rất cần thiết phải được trang bị những kiến thức về tâm lý, giáo dục, hôn nhân, gia đình, xã hội, để nâng cao năng lực trong giải quyết các vụ án thuộc nhóm tội phạm này. Đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính, tư pháp trong Tòa án các cấp tại TP.HCM theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả và thuận lợi cho công dân, cải tiến phương pháp và lề lối làm việc, đề cao chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Kiện toàn về tổ chức, tăng cường hơn nữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng thật sự trong sạch, vững mạnh, đảm bảo về số lượng, đảm bảo phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên. Tăng cường công tác xây dựng ngành, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh, từng bước đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng cán bộ. Quy định cụ thể, hợp lý hơn về tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán khi đánh giá, kiểm điểm, xem xét bổ nhiệm lại Thẩm phán, thực hiện tốt công tác quy hoạch và luân chuyển, biệt phái, điều động cán bộ, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Tòa án và Hội thẩm Tòa án nhân dân. Đảm bảo sự phối hợp trong hoạt động của hệ thống Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật như VKSND, Công an, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả của hoạt động xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. 4.3.4. Đổi mới công tác trao đổi nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ Công tác trao đổi nghiệp vụ, báo cáo giải quyết án ở các cấp của Tòa án nhân dân nói chung và của Tòa án nhân dân TP.HCM nói riêng vừa qua là cần thiết, vừa bảo đảm việc độc lập xét xử, vừa bảo đảm có thông tin nghiệp vụ, rút kinh nghiệm giữa các Thẩm phán xét xử với nhau, giữa Hội đồng xét xử với 145 Lãnh đạo Tòa án nhân dân. Công tác này thường xuyên thực hiện khi có khó khăn vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ, về đường lối giải quyết khi định tội danh, quyết định hình phạt, phải luôn bảo đảm phù hợp với tình hình an ninh, trật tự trị an tại địa phương, tuy nhiên nhiều Tòa án địa phương vẫn còn thực hiện theo kiểu lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc báo cáo xin ý kiến, nên đã làm giảm đi vai trò quyết định của Hội đồng xét xử khi giải quyết các vụ án. Do vậy cần cải tiến và đổi mới công tác trao đổi, thông tin giải quyết án để tránh sự áp đặt, mệnh lệnh, cũng như sự thụ động của Hội đồng xét xử, mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho Thẩm phán và các thành viên Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử cũng phải phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực tốt nhất trong độc lập xét xử các vụ án nói chung và độc lập xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng. Trong công tác tập huấn nghiệp vụ, Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án các cấp tại TP.HCM tùy theo yêu cầu công tác đã tổ chức những buổi tập huấn mang tính chất nội bộ, như tập huấn cho Thẩm phán, tập huấn cho Hội thẩm nhân dân, tập huấn cho Thư ký, Thẩm tra viên, việc tập huấn theo định kỳ là nhằm phổ biến những quy định mới của pháp luật. Tuy nhiên công tác tập huấn đôi khi vẫn còn mang nặng tính hình thức, định kỳ theo thời gian luân phiên với cách nghĩ “đến hẹn lại lên”, nội dung tập huấn đơn điệu, nghèo nàn, tài liệu giáo trình vẫn như cũ, báo cáo viên không qua chuyên môn sư phạm hoặc không quyết định hay giải thích nổi các thắc mắc của học viên, không đưa ra được kết luận để hướng dẫn thực hiện. Do vậy cần phải tập trung nâng cao chất lượng của các đợt tập huấn về cả nội dung và hình thức thì mới đáp ứng được yêu cầu của việc giải quyết đúng đắn các vụ án nói chung và của việc định tội danh, áp dụng hình phạt nói riêng. 4.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là nó có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các tội xâm phạm chế độ HNGĐ. Trong giai đoạn hiện nay, các quan hệ HN&GĐ đang chịu những tác động từ mặt trái của sự phát triển từ nền kinh tế - xã hội, nên việc tuyên truyền, 146 phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ góp phần nâng cao nhận thức trong việc gìn giữ truyền thống gia đình và những giá trị tốt đẹp của quan hệ hôn nhân và gia đình. Cần phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn, với phương thức kiên trì và thiết thực, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được quan tâm nhiều hơn, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong việc đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, các tội phạm có tính chất bạo lực trong gia đình, những tội phạm mang tính chất bất bình đẳng giới trong quan hệ HN&GĐ. Nội dung tuyên truyền và giáo dục là những kiến thức pháp luật về HN&GĐ, quy định của BLHS và pháp luật hành chính trong việc xử lý các vi phạm chế độ HN&GĐ, vấn đề giới tính và sức khỏe đối với tác hại của việc tổ chức tảo hôn, những mặt tiêu cực của việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Mục đích luôn hướng tới thúc đẩy ý thức trách nhiệm xã hội của công dân, kêu gọi tính hướng thiện của cá nhân, có thái độ quan tâm đến đời sống chung cộng đồng, giúp đỡ nạn nhân, đấu tranh với tội phạm, đối với cán bộ nhà nước có trách nhiệm trong việc quản lý trật tự xã hội về HN&GĐ và những người công tác trong các tổ chức xã hội cần gần gũi, thân thiện với người dân, hững người này là nhân tố quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng không nhiều, nhưng tính chất phức tạp, đa dạng, do có tầm quan trọng trong đời sống xã hội nên của đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa đối với loại tội phạm này và những hệ lụy do nó đem lại. Khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cần phải có các quy định phù hợp, khoa học, những phương pháp và cách thức bảo đảm đúng đắn, chính xác, không để oan sai người vô tội, không để lọt tội phạm, đáp ứng được yêu cầu nghiêm minh, có tính 147 vừa răn đe, vừa phòng ngừa và đặc biệt là phải đáp ứng yêu cầu nhân văn trong phán quyết đối với nhóm tội phạm này. Thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến tội danh về xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Tòa án nhân dân các cấp ở TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc nhất định, do vậy nó cũng tác động ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này nói chung. Chương này đã tiếp cận, khái quát, đưa ra những yêu cầu xuất phát từ các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật của nhà nước, có sự chú trọng trong việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, cũng như yêu cầu hội nhập với quốc tế. Qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với các các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó xác định công việc phòng, chống loại tội phạm này không phải là công việc riêng của Tòa án nhân dân dân hay là của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung mà đây là công việc của toàn xã hội, vì công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân. Khi các cấp, các ngành và toàn xã hội chung tay phối hợp đồng bộ thì các giải pháp nêu trên mới phát huy được hiệu quả tối đa. 148 KẾT LUẬN Quan hệ hôn nhân và gia đình có vai trò rất quan trọng đời sống của xã hội, nó là nền tảng để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, vì mỗi cá thể là thành viên trong gia đình cũng là thành viên của xã hội, hay nói cách khác mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình là một phần của tế bào, do vậy các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bằng cách đặt ra những quy định bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có thể là giáo dục, thuyết phục, xử lý hành chính, hình sự, nhưng trong đó quy định phổ biến và hiệu quả nhất đối với những hành vi gây nguy hiểm cho các quan hệ xã hội trên là bằng hình thức xử lý hình sự. Qua nghiên cứu vấn đề về hôn nhân và gia đình thì thấy, với tư cách là một phạm trù triết học, xuất phát điểm của nó có nguồn gốc từ tự nhiên và xã hội, quá trình phát triển xã hội, thông qua thực tiễn lao động, sáng tạo và tư duy, năng lực của con người ngày càng hoàn thiện, tính chất tự nhiên này đã tồn tại trong lịch sử phát triển của loài người với tư cách là động lực phát triển của xã hội. Khi xã hội phân chia giai cấp, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã dùng các chính sách và pháp luật để điều chỉnh, can thiệp vào quá trình phát triển của các quan hệ hôn nhân và gia đình theo hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật tự nhiên và bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị bằng các biện pháp cưỡng chế, chế độ hôn nhân và gia đình đã ra đời từ đó. Chế độ hôn nhân và gia đình có vai trò tạo ra đời sống thể chất và tinh thần của con người, nó là cơ sở nền tảng của mỗi quốc gia, là tế bào của xã hội giúp cho những công dân được hình thành, sinh trưởng và phát triển và cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công dân, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững cho xã hội. Mỗi quốc gia trên thế giới có khác nhau về điều kiện địa lý, vị trí, dân số, kinh tế, tập quán, truyền thống, nên việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng khác nhau, do dựa trên các cơ sở về chính trị, xã hội, kinh tế, đạo đức, tình cảm, văn hóa, truyền thống của quốc gia để ban hành các quy định pháp luật, do đó BLHS của mỗi quốc gia luôn có sự tương đồng và khác biệt nhau. Qua việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự ở một số quốc gia trên thế giới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đã mang lại một số kinh nghiệm lập pháp đáng tham khảo trong việc dùng Bộ luật 149 hình sự để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Ở Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm bảo vệ từ các giai đoạn lịch sử xa xưa, nếu giai đoạn phong kiến nhận thức về quy định và áp dụng pháp luật trong xử lý đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình mang tính chất đàn áp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp phong kiến, thể hiện mối quan hệ mang tính bất bình đẳng thì thời kỳ hiện đại ngày nay việc nhận thức, quy định và áp dụng pháp luật trong xử lý đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình mang ý nghĩa tiến bộ, nhân đạo, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục. Trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 do chịu ảnh hưởng nhiều bởi những quy tắc và lễ nghi mà Nho giáo, phong kiến, nên đã ra đời các đạo luật như: Bộ Hình Thư năm 1042; Quốc Triều Hình Luật năm 1428; Bộ Luật Hình Hoàng Việt ban hành năm 1802. Thời kỳ Pháp thuộc, nữa phong kiến thuộc địa có ba bộ luật hình sự áp dụng cho ba miền như: Bộ Hình Luật An Nam; Bộ Luật Hình Hoàng Việt; Bộ Hình Luật Canh Cải. Cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1946, Luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 1959 đã xác lập chế độ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn mới, các hành vi phạm tội được xử lý bằng Thông tư 332/NCPL-TANDTC ngày 04/4/1966 của TANDTC. Hiến pháp năm 1980 sửa đổi bổ sung và tiếp tục hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó gia đình được xem là tế bào của xã hội và được nhà nước bảo vệ. Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định 5 tội danh xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, sau đó qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định gồm 7 tội danh xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Sau đó Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung và quy định 7 tội danh của chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình gồm: Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Điều 181), Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182), Tội tổ chức tảo hôn (Điều 183), Tội loạn luân (Điều 184), Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185), Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186), Tội tổ chức mang thai 150 hộ vì mục đích thương mại (Điều 187). Trên cơ sở các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình thì các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam được luận án này định nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm nghiêm trọng đến toàn bộ những quy định của pháp luật về chế độ kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, mang thai hộ, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. TP.HCM là đô thị lớn tập trung nhiều mối quan hệ xã hội cũng như các hoạt động liên quan đến kinh tế, văn hóa v.v của cả nước. Các loại tội phạm thường chọn làm nơi hoạt động lý tưởng, TP.HCM cũng là nơi dễ phát sinh nhiều loại tội phạm đa dạng, phức tạp, trong đó các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng bị ảnh hưởng theo tỉ lệ chung. Do đó thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ thực tiễn TP.HCM cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại, vướng mắc nhất định, tác động, ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Do đó tầm quan trọng của nó đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa đối với loại tội phạm này cũng như những hệ lụy do nó đem lại. Cần phát huy tổng thể nhiều biện pháp để đấu tranh với loại tội phạm này, trong đó có biện pháp quan trọng là hoàn thiện pháp luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần có các quy định, hướng dẫn, những phương pháp và cách thức áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình một cách chính xác, không để oan sai, để lọt tội phạm và phải xử lý thật nghiêm minh, có tính vừa răn đe, vừa phòng ngừa và đặc biệt là phải đáp ứng yêu cầu nhân văn trong phán quyết đối với các tội phạm này. 151 Thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân các cấp TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, vướng mắc nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu sót trong các quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội này, nhiều quy định chưa thật sự rõ ràng dẫn đến những cách hiểu khác nhau ở chính các cơ quan tiến hành tố tụng, nên việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự thiếu tính thống nhất. Ngoài ra, cũng còn một số quy định của pháp luật chưa thật sự phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội. BLHS 2015 được ban hành đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của BLHS năm 1999, nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ và phù hợp, quá trình nghiên cứu đã thấy bộc lộ nhiều nhiều hạn chế, vướng mắc trong các quy định về nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, một số quy định, hướng dẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, cũng như nghiên cứu một số vụ án cụ thể về cá tội phạm này để đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, luận án đã đưa ra một số kiến nghị góp phần bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội này, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật hình sự, kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự, kiến nghị về tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và một số giải pháp khác về nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ áp dụng pháp luật cũng như nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hy vọng những vấn đề nghiên cứu trên sớm được ứng dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Hoàng Tấn (2016), Nâng cao chất lượng định tội danh đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu, Tạp chí Luật sư số 3, phát hành vào tháng 3/2016. 2. Lê Hoàng Tấn (2018), Chính sách hình sự về quan hệ hôn nhân và gia đình trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Công thương Việt Nam, số 13, phát hành tháng 10/2018. 3. Lê Hoàng Tấn (2018), Quan hệ hôn nhân và gia đình với vấn đề chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm, Tạp chí Công thương Việt Nam, số 13, phát hành tháng 10/2018. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. .Ia Vư-sin-Xky (1967), Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô viết, Phòng Tuyên truyền tập san Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 2. Đào Duy nh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 3. Lê Ngọc nh (2005), Quan niệm của Ph Ăng Ghen về tình yêu hôn nhân và gia đình trong tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Tạp chí Triết học, Hà Nội. 4. Vũ Hải nh (2017), Luận án tiến sỹ Các tội âm phạm danh dự, nhân phẩm con người theo BLHS Việt Nam, Học viện KHXH Việt Nam. 5. Quản Thị Ngọc nh (2005) Luận văn thạc sỹ Các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, một số khía cạnh pháp lý, Đai học Quốc gia Hà Nội. 6. Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi) (2015), Bản thuyết minh chi tiết của Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi), tháng 3/2015. Hà Nội. 7. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) (2015), Những định hướng cơ bản ây dựng Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), Dự thảo. 8. Bản án, QĐ 05/2010/QĐ-HS ngày 17/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Tp.HCM vụ án Hứa Ngọc Kha đối với hành vi Trốn tránh nghĩa vụ cấp dư ng. 9. Bản án HSST số 57/2012/HSST ngày 15/10/2012 của Tòa án nhân dân quận 12, Tp.HCM vụ án Huỳnh Ngọc Giao phạm tội Cản trở hôn nhân. 10. Bản án HSST số 51/2012/HSST ngày 06/11/2012 của Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè, Tp.HCM vụ án Phạm Văn Giàu phạm tội Ngược đãi con; Bản án HSST số 85/HSST ngày 19/5/2010 của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh vụ án Hoàng Xuân Cơ phạm tội Ngược đãi ông bà. 11. Bản án HSPT số 18/2014/HSPT ngày 20/6/2014 của Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Tp.HCM vụ án Đặng Ngọc Tâm phạm tội Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; Bản án hình sự sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 05/6/2009 của Tòa án nhân dân quận 8, TP.HCM vụ án Nguyễn Minh Mẫn phạm tội Vi phạm chế độ một vợ một chồng. 12. Bản án HSST số 35/2016/HSST ngày 10/11/2016 của Tòa án nhân dân Tp.HCM vụ án Châu Văn Côn phạm tội Hiếp dâm trẻ em, có tính chất 154 loạn luân. 13. Bộ luật tố tụng hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Bộ luật tố tụng hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Bộ luật hình sự tố tụng của Việt Nam Cộng hòa (1972), Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 18. Biện chứng của tự nhiên (1974), Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Bộ tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, Hà Nội. 20. Bộ tư pháp (1998), Sưu tập chuyên đề, những vấn đề lý luận về hình sự, TTHS và tội phạm học, Hà Nội. 21. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, Tài liệu Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. 22. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo số 35/BC-BTP ngày 12/2/2015 Về kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, Hà Nội. 23. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo số 77/BC-BTP ngày 26/3/2015 Về Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về dự án Bộ Luật Hình sự (sửa đổi), Hà Nội. 24. Bộ Tư pháp (2015), Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), bản trình Quốc Hội, tháng 10 năm 2015, Hà Nội. 25. Bộ Tư pháp (2015), Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), bản trình ý kiến tại kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIII, công bố trực tuyến tại Website online Dự thảo của Thư viện Quốc hội – Văn phòng quốc hội ngày 20/11/2015. 26. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA TANDTCVKSNDTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 về hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia 155 đình” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội. 27. Lê Quang Bình (2012), “Đánh giá dưới góc độ ã hội về tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 28. Phạm Văn Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 30. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định ử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác ã, Hà Nội. 31. Chính phủ (2010), Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính Phủ, Hà Nội. 32. Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ ( N Women) (2015), Quyền bình đẳng của phụ nữ: Triển vọng của CEDAW, Nxb Lao động, Hà Nội. 33. C.Mác, Ph. Ăng-ghen (2006), Tuyển tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 35. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 36. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn ây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 37. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn ây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 40. Trần Đức Châm (2012), Xã hội học tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 156 41. Phạm Minh Chiêu (2013), Hoạt động phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Bùi nh Dũng (2003), Tìm hiểu các tội âm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội. 44. Vũ Ngọc Dương (2009), "Vấn đề tội phạm hóa, phi tội phạm hóa", Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2009. 45. Hoàng Thanh Đạm (dịch giả) (1996), Tinh thần pháp luật: Trích dịch 166 chương cùng các tiểu dẫn và phụ lục, Nhà xuất bản Giáo dục, Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 46. Hoàng Minh Đức (2016) Luận án tiến sỹ Chính sách hình sự của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Học viên Khoa học xã hội Việt Nam. 47. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên (Biên soạn theo Bộ luật hình sự 1999 và những tài liệu mới nhất), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 48. Kim Định (1970) Việt lý tố nguyên, Nxb An Tiêm, Sài Gòn. 49. Nguyễn Minh Đoan (2009), Vai trò của pháp luật trong đời sống ã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 157 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược ây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01- 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược ây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 58. ileen Skinnider, Đào Lệ Thu (2015), Thực hiện nghĩa vụ quốc tế nhằm ử lý hiệu quả bạo hành phụ nữ trong rà soát Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng hình sự của Việt Nam: Các vấn đề và khuyến nghị cần em xét trong cải cách pháp luật, Báo cáo của N omen trong Dự án phối hợp với Bộ tư pháp nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình sửa đổi BLHS và BLTTHS. 59. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục (2008), Từ điển Hán-Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Hiểu (2014), “Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Đỗ Đức Hồng Hà (2010), "Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình", Tạp chí Nghề luật số 03/2010. 62. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội 63. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập II, Nxb Công an dân, Hà Nội. 64. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 158 65. Nguyễn Thị Hòa (Chủ biên) (2007), Giới, việc làm và đời sống gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Đỗ Đình Hòa (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. (Giáo trình của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân). 67. Chu Mạnh Hùng (2008), "Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam", Tạp chí Luật học (3), tr. 19-24. 68. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Trần Viết Nghĩa (2013), Tính hiện đại và sự chuyển biến của nền văn hóa Việt Nam thời cận đại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Thu Hương (2013) Luận văn Thạc sĩ Các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo BLHS năm 1999, Đại học Quốc gia Hà Nội. 70. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Đã được sửa đổi, bổ sung), Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 71. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb tư pháp, Hà Nội. 72. Đinh Bích Hà (dịch giả) (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 73. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 74. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 75. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 76. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình, do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức ngày 20, 21/12/2012. 77. Kỹ năng xét xử vụ án hình sự (2004), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 78. Nguyễn Thị Lan (2011), Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, hình sự hóa và phi hình sự hóa, Đề tài NCKH cấp cơ sở (Mã số KL.10.03), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 159 79. Nguyễn Thị Lan (2015), “Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng khía cạnh ã hội-pháp lý và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học – Chuyên sâu Luật học (1), trang 43-39. 80. Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 81. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 82. Nguyễn Thị Lan (2015), “Bàn về tội loạn luân và các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học – Chuyên san Luật học (4), tr. 50-55. 83. Nguyễn Thị Lan (2016), “Những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và vấn đề tiếp tục hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học - Chuyên san Luật học (2), tr. 26-33. 84. Nguyễn Thị Lan (2015), “Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng khía cạnh ã hội-pháp lý và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học - Chuyên san Luật học (1), tr. 43-49. 85. Nguyễn Thị Lan (2017), Luận án tiến sỹ Các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt nam, Đại học Quốc gia Hà Nội. 86. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (2014), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 88. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 89. Luật hôn nhân và gia đình (2014), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 90. Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 92. Vũ Văn Mẫu (1967), Dân luật lược giảng (Chương trình Cử nhân Luật khoa năm thứ nhất: Pháp luật nhập môn – Luật gia đình), Quyển nhất, Đại học Sài Gòn, Sài Gòn. 93. Vũ Văn Mẫu (1967), Dân luật lược giảng (Chương trình Cử nhân Luật khoa năm thứ nhất: Luật gia đình), Quyển hai, Đại học Sài Gòn, Sài Gòn. 94. Vũ Văn Mẫu (1968), Việt Nam Dân luật lược giảng: Luật gia đình Quyển thứ nhất, tập 1, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn. 160 95. Nguyễn Tuyết Mai (2007), "Luật hình sự Việt Nam nhìn từ góc độ tiếp cận về giới", Tạp chí Luật học số 03/2007, tr. 42-45. 96. Bùi Thị Mừng (2007), "Nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán trong Luật hôn nhân và gia đình nhìn từ góc độ giới", Tạp chí Luật học (3), tr. 46-53. 97. Bùi Thị Mừng (2015), Luận án tiến sỹ, Chế định hôn nhân trong luật HN và GĐ, những vấn đề lý luận, Đại học luật Hà Nội. 98. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Quốc triều hình luật, Hà Nội. 99. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1996), Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội. 100. Nhà xuất bản Thời Đại (2011), Đại Việt Sử ký toàn thư trọn bộ, Hà Nội. 101. Hồ Trọng Ngũ (2002), Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 102. Phạm Công Nhất (2014), “Sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (Báo điện tử), ngày 2/3/2014V.I. Lênin (1962), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 103. Ph. Ăng-ghen, Chống Đuy-rinh (1971), Nxb Sự thật, Hà Nội. 104. Vũ Thị Phương (2016) Luận văn thạc sỹ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội. 105. Quốc hội nước Việt Nam DCCH (1946), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 106. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 107. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự , Hà Nội. 108. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 109. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 110. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 111. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 112. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 113. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 114. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09-06 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 161 115. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 116. Lê Thị Quý, Cơ sở lý luận và thực tiễn ây dựng gia đình VN hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2020); Nguyễn Quang Quýnh (1972), Dân luật, Nxb Lửa Thiêng. 117. Nguyễn Quang Quýnh (1973), Hình luật tổng quát, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn. 118. Trương Hồng Quang (2013), “Các vấn đề ã hội và pháp lý về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (6), trang 43-53. 119. Đinh Văn Quế (2010), Tìm hiểu tội phạm và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Phương Đông, TP.HCM. 120. Hoàng Thị Kim Quế (2001), "Một số vấn đề về phụ nữ, hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam qua các thời đại", Tạp chí Dân chủ và pháp luật (3), tr. 14-18. 121. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm) Tập III – Các tội âm phạm quyền tự do, dân của của công dân; âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb TP.HCM. 122. Lưu Xuân Sang – Đoàn Thị Ngoan (2015), "So sánh những điểm mới đối với các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát 2015, Hà Nội. 123. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự", Tạp chí Luật học (6), tr. 41-46. 124. Lê Thị Sơn (2007), "Đổi mới chính sách hình sự - định hướng cho việc hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999", Tạp chí Luật học (8), tr. 54-59. 125. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 1, Hà Nội. 126. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 2, Hà Nội. 127. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001 ban hành ngày 03-01 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09-06-2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 162 128. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 129. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 130. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 131. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 132. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa (2012), Các chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam ưa & nay, Nxb Tổng hợp, TP.HCM. 133. Lê Thi (2001), "Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển", Tạp chí Khoa học về phụ nữ (2), tr. 23-25. 134. Lê Thi (2004), Hỏi đáp về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 135. Phương Thảo (2015), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Pháp luật, Hà Nội. 136. Nguyễn Vũ Tiến, Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2011), Hỏi đáp về các tội âm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 137. Trần Hữu Tiến (2007), “Dân giàu, nước mạnh, ã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Tạp chí Cộng sản, (báo điện tử) (ngày 6/7/2007). 138. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội. 139. Trần Văn Toàn (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hạt nhân của ã hội là gia đình”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Chế bản điện tử ngày 5/7/2015. 140. Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 141. Nguyễn Minh Tuấn, Mai Văn Thắng (2014), Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 142. Vũ Quốc Tuấn (2002), Từ điển pháp luật Việt-Anh, Nxb TP.HCM, TP.HCM. 163 143. Đào Trí Úc (1984), "Một số vấn đề về chính sách hình sự", Tạp chí Luật học (3), tr. 11-19, 31. 144. Đào Trí Úc (1984), "Một số ý kiến về chức năng phương pháp luận của khái niệm tội phạm trong luật hình sự", Tạp chí Luật học (4), tr. 11-19. 145. Đào Trí Úc (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 146. Đào Trí Úc (2001), "Mức độ phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự và ý nghĩa của nó", Tạp chí Nhà nước và pháp luật. 147. Ủy ban Dân tộc (2014), Tờ trình số 28/TTr-UBDT ngày 27/12/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số”, Hà Nội. 148. V.I. Lênin (1931), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 149. V.I. Lênin (1962), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 150. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 151. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 152. V.I. Lênin (1931), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 153. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154. Viện Sử học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009), Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 155. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156. Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên) (2004), Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 157. Võ Khánh Vinh chủ biên (2012), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền mới uất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 158. Võ Khánh Vinh 2014, Bình luận bộ luật hình sự Việt nam, Tạp chí khoa học xã hội, Hà Nội. 159. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2010), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 164 160. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 161. Võ Khánh Vinh (2011), Xã hội học pháp luật - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 162. Trịnh Tiến Việt (2002), "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưởng trong Bộ luật hình sự năm 1999", Tạp chí Kiểm sát (4), tr. 19-20. 163. Trịnh Tiến Việt (2003), "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999", Khoa học pháp lý Trường Đại học Luật TP.HCM (1), tr. 45-50. 164. Kim Xuyến (2006), Tổng quan đất nước Nga, Trung Quốc và Đức, Tạp chí Huấn Nghiệp, edu.com. Tài liệu tiếng Anh: 165. Cassia C. Spohn & Julie Horney (1996), "The impact of rape law reform on the processing of simple and aggravated rape cases", The Journal of Criminal. 166. Dr. JoAnne Sweeny (2013), "History of Adultery and Fornication Criminal Laws", Legal Studies Research Paper Series, No (09). 167. Jeannie Suk (2006), "Criminal Law Comes home", The Yale Law Journal Vol. 116 (1), pp. 2-70. 168. Graham Hugies (1964), The crime of incest, HeinOnline, Vol.55, pp. 322- 331. 169. Leslie Feiner (1997), "The whole truth: restoring reality to children's narrative in long-term icest cases", The Journal of Criminal Law and Criminology Vol. 87 (4), pp. 1385-1429. Tài liệu tiếng Nga: 170. Колмакова Оксана Сергеевна, Диссертация на соискание ученой степени кандидата юридических наук ПРЕСТУПЛЕНИЯ, ПОСЯГАЮЩИЕ НА. ПРАВА РЕБЕНКА В СФЕРЕ СЕМЕЙНЫХ ОТНОШЕНИЙ, Москва, 2014. Tài liệu tiếng Trung Hoa: 171. 周道弯,张军(主编)(2012),法罪名精释,第四版(上), 人民法院出版社. 165 172. 屈学武 (1996), "婚姻家庭领域犯罪", 立法建言, 1996 年 27 第10期. 135. 张亚林 (2005), 173. “论家庭暴力”,中国行为医学科学 2005 年5月第 14 卷第5期. 174. 周道弯,张军(主编)(2012),刑法罪名精释,第四版(下) ,人民法院出版社 175. 张海峰(2003),妨害婚姻家庭犯罪论纲,中国政法大学, 硕士论文. 176. 林钰雄( 2011), 新刑法总则, 元照出版有限公司. 177. 魏平雄,赵宝成,王顺安(主编)(1998),犯罪学教程,中国政法 大学出版社. 178. Rachel Slater (Úc) 2012, G ND VI L NC VI L NC G INST M N TH T TM NT C D M I G IN TH SP CI L C T SI L N tạm dịch Bạo lực giới hay bạo lực xâm hại phụ nữ? Việc xử lý hành vi cư ng bức hôn nhân tại tòa án đặc biệt Sierra Leone, Tạp chí Luật quốc tế Melbourne. 179. Tatjana Hornle và Mordechai Kremnitzer (Đức) 2011, Phẩm giá của con người, lợi ích được bảo vệ trong luật hình sự, Tạp chí Srael Law Review, số 44. 180. 181. Gass.pdf 182. 183. 184. 166 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thống kê số liệu xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TAND cấp quận, huyện và TAND TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2005 4 5 0 0 1 1 2 2006 3 6 0 0 0 0 3 2007 4 5 0 0 0 0 4 2008 2 3 0 0 0 0 5 2009 4 5 0 0 2 2 6 2010 2 2 2 2 0 0 7 2011 1 2 0 0 1 1 8 2012 5 6 0 0 3 3 9 2013 2 3 0 0 1 1 10 2014 2 2 0 0 1 1 11 2015 0 0 2 2 0 0 11 2016 2 2 0 0 1 1 13 2017 1 1 0 0 1 1 14 2018 0 0 0 0 0 0 15 2019 2 2 0 0 0 0 Cộng: 34 44 4 4 11 11 167 0 1 2 3 4 5 6 7 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Bảng 1. Thống kê số liệu xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TAND cấp quận, huyện và TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 168 Bảng 2. Thống kê số liệu xét xử “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ” theo Điều 146 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 181 Bộ Luật hình sự năm 2015 tại TAND cấp quận, huyện và TAND TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2006 2 5 0 0 0 0 2 2012 1 1 0 0 1 1 3 2013 0 0 0 0 1 1 Cộng: 3 6 0 0 2 2 169 Bảng 3. Thống kê số liệu xét xử “Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng” theo Điều 147 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 182 Bộ Luật hình sự năm 2015 tại TAND cấp quận, huyện và TAND TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2005 4 5 0 0 1 1 2 2006 1 1 0 0 0 0 3 2007 2 3 0 0 0 0 4 2009 2 3 0 0 0 0 5 2010 0 0 2 2 0 0 6 2011 1 2 0 0 0 0 7 2012 3 3 0 0 1 1 8 2013 2 3 0 0 0 0 9 2014 2 3 0 0 0 0 10 2015 0 0 2 2 0 0 11 2016 2 2 0 0 1 1 12 2017 1 1 0 0 1 1 13 2019 2 2 0 0 0 Cộng: 22 28 4 4 4 4 170 171 Bảng 4. Thống kê số liệu xét xử “ Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật” theo Điều 149 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 336 Chương XXII quy định “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” BLHS năm 2015. (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2007 1 1 0 0 0 0 2 2008 1 1 0 0 0 0 Cộng: 2 2 0 0 0 0 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2007 2008 Bảng 4. Thống kê số liệu xét xử “ Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật” theo Điều 149 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 336 Chương XXII quy định “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” BLHS năm 2015. Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 172 Bảng 5. Thống kê số liệu xét xử “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu” theo Điều 151 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 185 Bộ Luật hình sự năm 2015 (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2007 1 1 0 0 0 0 2 2009 2 2 0 0 1 1 3 2010 1 1 0 0 0 0 4 2012 1 2 0 0 1 1 Cộng: 5 6 0 0 2 2 173 Bảng 6. Thống kê số liệu xét xử “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” theo Điều 152 Bộ Luật hình sự năm 1999 và theo Điều 186 Bộ Luật hình sự năm 2015 (Nguồn: Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân TP.HCM) SỐ TT Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cấp quận, huyện Số vụ án xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm TAND Tp.HCM Số vụ án xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM Số bị cáo bị xét xử phúc thẩm tại TAND Tp.HCM 1 2008 1 2 0 0 0 0 2 2009 0 0 0 0 1 1 3 2010 1 1 0 0 0 0 4 2011 0 0 0 0 1 1 Cộng: 2 3 0 0 2 2 174 Bảng 7. Thống kê số liệu áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TAND cấp quận, huyện và TAND TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 Áp dụng hình phạt tại cấp sơ thẩm: Số bị cáo Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn < 3 năm Tù có thời hạn > 3 năm Cho hưởng án treo Hình phạt bổ sung 48 0 0 0 31 0 17 0 Áp dụng hình phạt tại cấp phúc thẩm Số bị cáo Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn < 3 năm Tù có thời hạn > 3 năm Cho hưởng án treo Hình phạt bổ sung 11 0 0 0 8 0 3 0 0 10 20 30 40 50 60 Áp dụng hình phạt tại cấp sơ thẩm: Áp dụng hình phạt tại cấp phúc thẩm Bảng 7. Thống kê số liệu áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TAND cấp quận, huyện và TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019 Số bị cáo Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn 3 năm Cho hưởng án treo Hình phạt bổ sung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_toi_xam_pham_che_do_hon_nhan_va_gia_dinh_theo_ph.pdf
  • pdfTrichyeu_leHoangTan.pdf
Luận văn liên quan