Luận án Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải Miền Trung

Hoạt động tư pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến trình tự thủ tục tố tụng theo luật định như hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử, thi hành án và các hoạt động khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tiến hành một số hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Trong số các hoạt động tư pháp thì hoạt động xét xử của Tòa án được coi là trọng tâm. Với mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, Luận án đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; thực trạng áp dụng pháp luật tại các tỉnh duyên hải miền Trung, từ đó đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về nhóm tội phạm này, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua việc nghiên cứu các vấn đề nêu trên, tác giả rút ra các kết luận cơ bản sau đây: Thứ nhất, qua tham khảo một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể nhận thấy quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được các học giả trong và ngoài nước đề cập, phân tích ở các góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào ở cấp độ Tiến sĩ luật học nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ta hiện nay hoặc đã lâu (trên cơ sở quy định của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999) hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý và TNHS đối với một số tội phạm cụ thể thuộc nhóm tội phạm này nên còn thiếu các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về dấu hiệu pháp lý và TNHS của cả nhóm tội phạm. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở góc độ lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật từ địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung, dự báo và đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

pdf169 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n; không triệu tập bị can hoặc có triệu tập nhưng không tiến hành hỏi cung bị can và những người tham gia tố tụng khác; không quyết định áp giải bị can; không thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ; không tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; không tiến hành các hoạt động điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng CQĐT. Ba là, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS ra quyết định không khởi tố vụ án, không ra quyết định khởi tố bị can; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; quyết định không phục hồi điều tra; quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; không yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; không quyết định việc truy tố. Bốn là KSV không kiểm sát việc khởi tố, không kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT; không đề ra yêu cầu điều tra; không triệu tập và hỏi cung bị can; không triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; 140 không kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, không tham gia phiên toà; không đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án; không hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội. Các hành vi trên của người tiến hành tố tụng chỉ thỏa mãn tội danh này nếu các hành vi đó đều nhằm mục đích để lọt người phạm tội hoặc để lọt tội phạm. Về mặt hình thức, các hành vi phạm tội tồn tại ở cả hai dạng: văn bản (ra các quyết định để không truy cứu TNHS) và cả trường hợp chỉ là những hành vi tố tụng nhằm mục đích không truy cứu TNHS người phạm tội. Từ những phân tích trên, Điều 369 BLHS về Tội không truy cứu TNHS người có tội được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 369. Tội bỏ lọt tội phạm, người phạm tội trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố 1. Người nào có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc khởi tố vụ án, điều tra, truy tố mà không hoặc không thực hiện tiếp việc truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là phạm tội nhằm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Thứ tư, bổ sung các quy định điều chỉnh các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của những người tiến hành tố tụng. Như đã phân tích ở trên, có nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng bị một số đối tượng thực hiện các hành vi xâm phạm như: Đe dọa dùng vũ lực, gây thương tích, hủy hoại tài sản, vu khống nhằm làm cho họ phải hoang mang, lo sợ khi thực hiện các hoạt động tố tụng, cản trở hoạt động tư pháp. Những hành vi này nếu cũng chỉ bị truy tố, xét xử như phạm tội với các nạn nhân thông thường khác như Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS), Tội vu khống (Điều 156 BLHS) sẽ không thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì khách thể bị xâm phạm trong trường hợp này không chỉ là quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, quyền sở hữu tài sản mà còn cả hoạt động tư pháp. Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định bảo vệ người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và thân nhân họ rất chặt chẽ. Đơn cử, BLHS Liên bang Nga có quy định về Tội xâm phạm đến tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp hoặc điều tra ban đầu (Điều 295 BLHS Liên Bang Nga), Tội vu khống đối với thẩm phán, thành viên hội đồng thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, người 141 đang điều tra, thư ký tòa án, chấp hành viên (Điều 298 BLHS Liên Bang Nga) Việc bổ sung các quy định nảy không chỉ để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, đúng đắn mà còn qua đó làm tăng vị thế và sự tôn nghiêm của các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật hình sự của một số quốc gia phát triển như Liên Bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức tác giả đề xuất bổ sung một số tội danh sau: Điều. Tội xâm phạm đến tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ nhằm mục đích cản trở các hoạt động tố tụng hoặc trả thù do họ thực hiện những hoạt động đó Điều. Tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản đối với người đang tiến hành các hoạt động tư pháp Người nào có hành vi đe doạ giết người, gây tổn hại đến sức khoẻ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, huỷ hoại hoặc làm hư hại tài sản của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ nhằm mục đích cản trở các hoạt động tố tụng hoặc trả thù do họ thực hiện những hoạt động đó Điều. Tội vu khống đối với người đang tiến hành các hoạt động tư pháp Người nào thực hiện hành vi vu khống đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ nhằm mục đích cản trở các hoạt động tố tụng hoặc trả thù do họ thực hiện những hoạt động đó Thứ tư, bổ sung các quy định điều chỉnh các hành vi làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Theo đó, có một số thông tin tố tụng cần phải được giữ bí mật nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được tiến hành một cách đúng đắn và khách quan như: Những thông tin về điều tra vụ án hình sự, từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi có kết luận điều tra như: thông tin về nghi can, chứng cứ, người làm chứng; Những thông tin về tình hình và kết quả kiểm sát điều tra; hồ sơ, tài liệu các vụ án do ngành kiểm sát xác lập đang trong quá trình kiểm sát điều tra; lệnh bắt giữ, khám xét, quyết định trả tự do, trả vật chứng tạm giữ khi chưa thi hành Việc làm lộ các thông tin này sẽ gây cản trở, khó khăn cho việc giải quyết vụ án, xâm phạm đến sự đúng đắn của hoạt động tư pháp. Trên thực tế, hành vi làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thường bị áp dụng Tội cố ý làm lộ bí mật công tác (Điều 361 BLHS) nếu hành vi được thực hiện với lỗi cố ý hoặc Tội vô ý làm lộ bí mật công tác (Điều 362 142 BLHS) nếu hành vi được thực hiện với lỗi vô ý. Tuy nhiên, việc áp dụng các Điều luật trên để truy cứu TNHS người phạm tội cũng không thật sự hợp lý vì đây là các tội phạm trong Chương các tội phạm về Chức vụ nói chung. Trong khi đó, hành vi làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án trực tiếp xâm phạm đến khách thể riêng biệt, đó là hoạt động tư pháp. Vì vậy, cần phải xây dựng các điều luật riêng trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp để điều chỉnh các hành vi này, cụ thể như sau: Điều. Tội cố ý làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án Người nào cố ý làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 337 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ Điều. Tội vô ý làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án Người nào vô ý làm lộ bí mật các thông tin tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến việc điều tra, truy tố, xét xử, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ Thứ năm, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng tội danh Dùng nhục hình nhằm đảm bảo việc định tội danh được thực hiện thống nhất trên cả nước, tránh gây sự bức xúc, hoang mang trong dư luận. Theo đó, nội dung văn bản hướng dẫn phải bao hàm nội dung: - Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng nhục hình để cố ý tước bỏ tính mạng của nạn nhân như: Đánh vào những vị trí hiểm yếu của cơ thể chứa đựng khả năng thực tế gây ra chết người thì hành vi của người phạm tội cố ý xâm phạm đến hai khách thể tại hai Chương khác nhau: Xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tư pháp trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và xâm phạm tính mạng của người khác trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Do đó, cần phải truy cứu TNHS đối với người phạm tội về cả hai tội danh: Tội dùng nhục hình (Điều 373 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS). - Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng nhục hình gây hậu quả chết người, tức người phạm tội cố ý đối với hành vi dùng nhục hình để gây thương tích cho nạn nhân, hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn của người phạm tội thì hành vi của người phạm tội chỉ cấu thành Tội dùng nhục hình (Điều 373 BLHS) nhưng áp dụng tình tiết định khung tăng nặng TNHS tại khoản 4:“Phạm tội làm người bị nhục hình chết”. 143 - Đối với Tội dùng nhục hình: BLHS năm 2015, cần mở rộng tội phạm hoá hành vi dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác tại Điều 273 theo hướng mở rộng không chỉ trong hoạt động tố tụng, thi hành án mà còn trong hoạt động thi hành tạm giữ, tạm giam. Cụ thể, khoản 1 Điều 273 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: - Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án, hoạt động thi hành tạm giữ, tạm giam, mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thí bị phạt tù từ 06 tháng đến năm. 4.3.2. Các giải pháp khác Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cần thiết phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể như sau: 4.3.2.1. Tăng cường bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án các cấp phải thường xuyên tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp để từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý loại tội phạm này. Như đã phân tích ở trên, việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong một số vụ án là chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Đối với các vụ án về tội phạm Dùng nhục hình gây hậu quả chết người nhưng hình phạt áp dụng đối với các bị cáo lại tương đối nhẹ, thậm chí cho hưởng án treo sẽ làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Tại Nghị quyết 49- NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu “Cần phải quy định TNHS nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác”. Việc quyết định hình phạt như trên đối với những người có chức vụ, quyền hạn phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là không phù hợp với yêu cầu mà Bộ Chính trị đã đặt ra. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao cần phải có văn bản hướng dẫn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là người chức vụ, quyền hạn theo hướng nghiêm khắc hơn để tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, trong một số vụ án thì Hội đồng xét xử lại không áp dụng đầy đủ và chính xác các quy định của BLHS khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo, từ đó quyết định hình phạt quá nặng, vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt có thể áp dụng đối với bị cáo hoặc không cho bị cáo được hưởng án treo dù bị cáo đáp ứng 144 được các điều kiện mà pháp luật quy định. Do đó, việc tổng kết, đánh giá công tác xét xử thường xuyên cũng góp phần giúp cho ngành Toà án thấy được những ưu, khuyết điểm, những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được của ngành, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp tránh được những sai sót và tiêu cực, bởi thực tế cho thấy những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp luôn được sự quan tâm, theo dõi giám sát của xã hội. Việc đánh giá, tổng kết xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp cũng là cơ sở để đánh giá sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp; những quy phạm pháp luật nào phát huy tác dụng tốt; những quy phạm pháp luật nào còn mang tính chung chung, trừu tượng khó thực hiện; những quy phạm pháp luật nào quy định quá cụ thể, cứng nhắc không đáp ứng được yêu cầu của công tác cải cách tư pháp cũng như yêu cầu của xã hội để từ đó, có những đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, giải thích, hướng dẫn những quy phạm pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật về hoạt động tư pháp nói chung, quy định pháp luật hình sự về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. 4.3.2.2. Tăng cường quan hệ phối hợp, chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Tòa án các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp. Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Tòa án phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác, đặc biệt là cơ quan điều tra và cơ quan kiểm sát. Do đó, cần đảm bảo mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng là yêu cầu khách quan, là cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Với những vụ án phức tạp, có liên quan đến cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp, những vụ án mà dư luận quần chúng nhân dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài... thì trong quá trình giải quyết, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cần có các cuộc họp liên ngành để phối hợp giải quyết trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp khác như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần phải phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt là cơ quan tư pháp, cơ quan thanh tra, ủy ban kiểm tra... để kịp thời phát hiện và xử lý một cách khách quan toàn diện vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp ở địa phương. 145 4.3.2.3. Nâng cao năng lực, bản lĩnh của cơ quan điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đối với các vụ án mà người phạm tội là người tiến hành tố tụng tại các cơ quan tư pháp. Trên thực tế, các cơ quan tư pháp đều có quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau trong hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có hoạt động điều tra. Nếu không có sự đồng thuận với cơ quan tư pháp thì họ có thể tác động, gây trở ngại đến hoạt động điều tra, xử lý vụ án. Vì nếu có cán bộ trong cơ quan phạm tội, sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín, thành tích của cơ quan tư pháp chủ quản, đến trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan, bởi vậy, cơ quan tư pháp dễ nảy sinh tâm lý muốn xử lý nội bộ. Người phạm tội cũng muốn dựa vào cơ quan để lẩn tránh trách nhiệm, đối phó với Cơ quan điều tra. Do đó, cơ quan tư pháp chủ quản của đối tượng phạm tội thường không tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, thậm chí họ còn gây ra các trở ngại cho hoạt động điều tra như: Không cho cán bộ có liên quan làm việc với Điều tra viên; không cung cấp tài liệu cho Cơ quan điều tra; không phối hợp thực hiện một sổ hoạt động điều tra cần có sự tham gia của họ... Có trường hợp, cơ quan tư pháp chủ quản của đối tượng phạm tội còn phản ứng đến các cơ quan cấp trên làm phức tạp hoá vấn đề, tạo ra những thông tin, dư luận trái chiều trong công luận. Từ chỗ chỉ là quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra với đối tượng phạm tội, dễ trở thành vấn đề căng thẳng giữa hai cơ quan, đơn vị. Khi đó, việc điều tra, xử lý vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục, phòng ngừa chung. Bởi vậy, Cơ quan điều tra, Điều tra viên thụ lý vụ án phải cố gắng tạo ra sự đồng thuận với cơ quan tư pháp chủ quản của người phạm tội. Bên cạnh đó, do người phạm tội trong các cơ quan tư pháp lại là những người có thâm niên công tác lâu năm, nắm rõ các quy định của pháp luật, vận dụng những thao tác nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cũng như điều kiện làm việc của mình để che giấu tội phạm nên việc tìm kiếm những chứng cứ buộc tội đối với những đối tượng này là rất khó khăn. Vì vậy, các Điều tra viện cần phải nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ việc tư pháp đã phát sinh tội phạm để phát hiện các dấu hiệu không bình thường, các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc. Khách thể chính của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp nên khi thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội thường vi phạm về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc mà họ thụ lý để đạt được mục đích phạm tội, do vậy hoạt động này sẽ để lại dấu vết trên các tài liệu, biên bản giải quyết vụ việc. Hồ sơ vụ việc tư pháp là “hiện trường” xảy ra tội phạm, nên cần phải nghiên cứu cẩn thận, tỉ 146 mỉ để phát hiện các dấu hiệu, tình tiết bất bình thường trong quá trình giải quyết vụ việc để đấu tranh với đối tượng phạm tội, làm rõ mục đích của hành vi đó. Việc đầu tiên Điều tra viên cần tiến hành khi bắt đầu điều tra, xác minh là thu thập toàn bộ hồ sơ vụ việc đã phát sinh tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; phải lập biên bản, thống kê chi tiết các tài liệu có trong hồ sơ; yêu cầu người cung cấp xác định rõ đã cung cấp tất cả hồ sơ tài liệu có liên quan đến vụ việc, để tránh việc hợp thức hoá vi phạm. Phải nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi đấu tranh với đối tượng vi phạm. Sau khi hỏi cung, lấy lời khai phải đối chiếu lời giải trình của họ với hồ sơ vụ việc xem đã phù hợp chưa để kiểm tra tính khách quan của lời khai, vạch ra các biện pháp phát hiện, thu thập và củng cố chứng cứ chứng minh tội phạm. 4.3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tiến hành tố tụng đối với các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp Hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Sự giám sát của các cơ quan dân cử trong thời gian qua đã được tăng cường, thông qua hoạt động giám sát, tiếp xúc với cử tri đã phát hiện những vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động này đã phần nào tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và hoạt động điều tra xử lý các vụ án hình sự nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, sự giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Bởi vì chất lượng hoạt động giám sát của các cơ quan và đại biểu dân cử chủ yếu thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu của Hội đồng nhân dân đối với người đứng đầu các cơ quan tư pháp. Trong khi đó, trình độ hiểu biết pháp luật của nhiều đại biểu còn hạn chế; mặt khác lại thiếu những quy định cụ thể về cơ chế giám sát, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giám sát... Vì vậy, vẫn còn xảy ra thực trạng là một số hành vi do người có cán bộ tư pháp thực hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng quy định pháp luật hình sự để truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi và các cơ quan, đại biểu dân cử cũng không phát hiện được những vi phạm này. Do vậy cần đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp Quốc hội, hội đồng nhân dân. Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri để phát hiện các vi phạm những vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố 147 tụng trong quá trình xử lý các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Bên cạnh việc thực hiện tốt quyền giám sát tư pháp của các cơ quan dân cử, mỗi cơ quan tư pháp cần có sự kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động tư pháp của chính cơ quan và cán bộ của mình. Các cơ quan cấp trên cần thường xuyên có các hoạt động kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ hoặc tiến hành thanh tra khi có các khiếu nại của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Song song với các hoạt động của mỗi cơ quan là hoạt động phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo các hoạt động này tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì vậy, tăng cường chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát đối với các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đảm bảo cho hoạt động tư pháp được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Ngay từ khâu thụ lý tin báo, tố giác tội phạm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải cử Kiểm sát viên theo dõi việc thụ lý cũng như kết quả xác minh tin báo để có thể cùng với điều tra viên xem xét các căn cứ để có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Khi đã khởi tố vụ án, Kiểm sát viên được cử kiểm sát điều tra vụ án phải đề ra được yêu cầu điều tra cũng như xem xét các căn cứ mà Cơ quan điều tra áp dụng để ra lệnh, quyết định; giám sát các hoạt động thu thập chứng cứ mà Cơ quan điều tra tiến hành, đảm bảo các hoạt động này tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, các vụ án về tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ tư pháp thì thẩm quyền điều tra thuộc Cơ quan điều tra VKSND. Vì vậy, việc giám sát hoạt động điều tra, truy tố cần được thực hiện với hình thức đặc biệt; tăng cường giám sát nội bộ VKSND là điều cần thiết... Khi có những vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ cũng như việc ra quyết định thì cần phải có sự phối hợp giữa Lãnh đạo các cơ quan để tìm phương hướng giải quyết. Tăng cường công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Cơ quan kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như tình trạng oan, sai trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. 148 Kết luận Chương 4 Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm việc xâm phạm các hoạt động tư pháp tại các tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung diễn biến phức tạp với tính chất nguy hiểm của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đối với niềm tin của nhân dân vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp giai đoạn 2010 – 2019 trên địa bàn này còn tồn tại nhiều hạn chế như: Việc định tội danh không thống nhất, quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm Đồng thời quy định pháp luật hình sự hiện hành về nhóm tội phạm này vẫn còn tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo các giải pháp đưa ra được đúng đắn và khả thi khi áp dụng trên thực tế, bao gồm: Yêu cầu bám sát các mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Bảo đảm thực hiện đúng chính sách hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong thực tiễn xét xử; Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp; Bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp; Bảo đảm về cơ chế kiểm tra, giám sát xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp; Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp phải chú ý đến những đặc thù của loại án này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như: Sửa đổi nội dung Điều 369 BLHS về Tội không truy cứu TNHS người có tội, mở rộng phạm vi chủ thể đối với Tội từ chối khai báo và Tội khai báo sai sự thật, bổ sung một số hành vi mới xâm phạm hoạt động tư pháp, hướng dẫn áp dụng thống nhất Tội dùng nhục hình, tổng kết, đánh giá công tác xét xử các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của ngành Tòa án nhằm đảm bảo cho hoạt động tư pháp của nước ta thực sự trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý cũng như bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. 149 KẾT LUẬN Hoạt động tư pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến trình tự thủ tục tố tụng theo luật định như hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử, thi hành án và các hoạt động khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tiến hành một số hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Trong số các hoạt động tư pháp thì hoạt động xét xử của Tòa án được coi là trọng tâm. Với mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, Luận án đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; thực trạng áp dụng pháp luật tại các tỉnh duyên hải miền Trung, từ đó đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về nhóm tội phạm này, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua việc nghiên cứu các vấn đề nêu trên, tác giả rút ra các kết luận cơ bản sau đây: Thứ nhất, qua tham khảo một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể nhận thấy quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được các học giả trong và ngoài nước đề cập, phân tích ở các góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào ở cấp độ Tiến sĩ luật học nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ta hiện nay hoặc đã lâu (trên cơ sở quy định của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999) hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý và TNHS đối với một số tội phạm cụ thể thuộc nhóm tội phạm này nên còn thiếu các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về dấu hiệu pháp lý và TNHS của cả nhóm tội phạm. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở góc độ lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật từ địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung, dự báo và đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, so với quy định về khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong các BLHS trước đó thì điều luật trong BLHS năm 2015 quy định khái quát và chính xác hơn, không liệt kê các chủ thể cụ thể mà quy định rõ đối tượng là hoạt động tố tụng và thi hành án. Bên cạnh đó, khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp có phạm vi mở rộng hơn vì ngoài hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và hoạt động thi hành án hình sự, dân sự thì vẫn còn có một số cơ quan khác 150 cũng tham gia vào hoạt động tố tụng. Đồng thời, qua nghiên cứu pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của một số quốc gia trên thế giới như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có thể thấy một số hành vi vi phạm đã bị các quốc gia này coi là tội phạm nhưng pháp luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có quy định. Đây là những nội dung mà chúng ta có thể nghiên cứu và học hỏi nhằm bảo vệ tốt hơn nữa hoạt động tư pháp. Thứ ba, quy định của BLHS năm 2015 về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã có nhiều thay đổi đáng kể khi sửa đổi, bổ sung tất cả 23 điều trong chương XXII của BLHS năm 1999 và bổ sung mới 02 điều, tạo thành Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp gồm 25 điều. Những sự sửa đổi, bổ sung này nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp như Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng các điều luật hiện hành cũng như nội luật hóa các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Thứ tư, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp giai đoạn 2010 – 2019 trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung còn tồn tại nhiều hạn chế như: Việc định tội danh không thống nhất, quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do: Quy định pháp luật hình sự hiện hành về nhóm tội phạm này vẫn còn tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung; Công tác đảm bảo áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chưa được coi trọng nên còn nhiều hạn chế trong thực tiễn thực hiện; Hạn chế về năng lực và ý thức của các chủ thể tiến hành tố tụng Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như: Sửa đổi nội dung Điều 369 BLHS về Tội không truy cứu TNHS người có tội, mở rộng phạm vi chủ thể đối với Tội từ chối khai báo và Tội khai báo sai sự thật, bổ sung một số hành vi mới xâm phạm hoạt động tư pháp, hướng dẫn áp dụng thống nhất Tội dùng nhục hình, tổng kết, đánh giá công tác xét xử các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của ngành Tòa án nhằm đảm bảo cho hoạt động tư pháp của nước ta thực sự trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý cũng như bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. 151 Với kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả hy vọng Luận án sẽ góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với nhóm tội phạm này. Tuy nhiên, do đây là một vấn đề phức tạp, trong phạm vi đề tài, Luận án chưa thể giải quyết hoàn toàn thỏa đáng những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra nên Luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Một số nội dung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp vẫn còn bỏ ngỏ và nó sẽ được giải quyết trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phùng Anh Dũng (2018), Một số vấn đề về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật Hình sự 2015, Tạp chí Tòa án số 20/2018 2. Phùng Anh Dũng (2020), Một số vấn đề về hành vi không thi hành án quy định trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án số 19/2020 3. Phùng Anh Dũng (2020), Tội phạm chống công lý (Tội phạm tư pháp), Tạp chí Nhà khoa học trẻ của Cộng hòa Liên bang Nga ngày 4 tháng 9 năm 2020 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Ngọc Anh (2021), Hoàn thiện quy định của Điều 373 BLHS năm 2015 về tội dùng nhục hình, , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 10/2021. 2. Phạm Thị Mai Anh (2015), "Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Bùi Đức Bằng (2013), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội ra bản án trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội 4. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1997), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật Hình sự Liên bang Đức 6. BLHS Liên Bang Nga 7. BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2007), Đinh Bích Hà dịch, NXB Tư pháp, Hà Nội. 8. BLHS nước Cộng hòa Pháp (2002), bản dịch, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp. 9. Bộ Tư pháp (1998), Số chuyên đề: Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo đánh giá tác động dự án BLHS sửa đổi, Hà Nội 11. Bộ Tư pháp, Vụ pháp luật hình sự - Hành chính (2014), Tài liệu phục vụ phiên họp lần thứ hai nhóm chuyên gia tư vấn pháp luật xây dựng Dự án BLHS (sửa đổi), Hà Nội. 12. Đặng Văn Cường (2021), Xử lý nghiêm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp để đảm bảo sự công bằng trong thực hiện quyền tư pháp, Tạp chí Luật sư, số 02/2021. 13. Lê Cảm (2000), “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 05. 14. Lê Cảm (2008), “Sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp Luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (6). 15. Lê Cảm (chủ biên)(2010), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong Luật hình sự, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 154 17. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.340. 18. Nguyễn Ngọc Chí (2007), Đề cương giảng dạy sau đại học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.36 19. C.Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập (1978-tập 19), NXB Sự thật, Hà Nội. 20. Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb CAND, Hà Nội. 21. Hoàng Minh Đức (2014), Những vấn đề bất cập trong quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của BLHS, tạp chí Nghề luật, số 02/2014; 22. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực nhà nước, NXB. Đà Nẵng, 2008, tr. 407-448. 23. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Điệp, Hồ Thị Nệ (2001), Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong BLHS 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 25. Trần Mạnh Đạt (chủ nhiệm đề tài) – Bộ Tư Pháp (2012), Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong điều kiện cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 26. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật So sánh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 28. Đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 29. Đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Liên bang Nga, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 30. Đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Thụy Điển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2, Nxb CAND, Hà Nội. 32. Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 155 33. Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 34. Đại học Luật TPHCM (2015), Giáo trình Luật Hành chính nhà nước, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 09/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 50, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.499. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước 40. Đảng Cộng sản Việt nam (2016), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XII, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội. 42. Đỗ Thị Thanh Giang (2014), Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 43. Hoàng Phước Hiệp (2010), “Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của chính phủ”, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 09, Hà Nội. 44. Lê Hồng Hạnh, Đặng Công Cường (2015) (Chủ biên), Độc lập tư pháp ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá, NXB. Hồng Đức. 45. Nguyễn Huy Hoàn, Luận án tiến sĩ Luật học, "Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay", năm 2005. 46. Nguyễn Ngọc Hoà (2006). Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 156 48. Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Luật hình sự quốc tế với việc đảm bảo quyền con người, Nxb Đại học quốc gia TPHCM. 49. Nguyễn Thị Phương Hoa, Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 50. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Tội không chấp hành án theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 51. Nguyễn Văn Hải (2012), Một số kinh nghiệm điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp, tạp chí Kiểm sát, số 11/2012; 52. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2003, trang 166. 53. Phạm Mạnh Hùng, Vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa- hoc/chi-tiet/79/738 54. Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền (2002), Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội; 55. Hồ Mạnh Hà (2016), TNHS đối với tội không tố giác tội phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 56. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (1986), Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS. 57. Jean-Jacques Rousseau (2013), Khế ước xã hội, NXB Thế giới, Hà Nội. 58. Bùi Đức Long (1998), Thực trạng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng kiểm sát, Hà Nội; 59. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2002), Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Viện Nghiên cứu KHPL, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 60. Nguyễn Quang Lộc (2015), Một số ý kiến về Chương XXIV Dự thảo BLHS (sửa đổi) - các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung BLHS 2015. 61. Đinh Văn Quế (2001), Bình luận BLHS năm 1999, Phần các tội phạm, Chương XXII “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh. 157 62. Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Phần các tội phạm, NXB Nhân dân TPHCM, tr.64. 63. Đinh Văn Quế (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Phần các tội phạm, NXB Thông tin và truyền thông, tr.39. 64. Đinh Văn Quế (2021), Bình luận BLHS năm 2015, Phần các tội phạm,“Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh. 65. Lại Viết Quang (2016), Một số điểm mới cơ bản đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong BLHS 2015, Tạp chí kiểm sát, Số 8/2016; 66. Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Tất Viễn (2013), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ lý luận đến thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 67. Quốc hội (1985), BLHS năm 1985 (sửa đổi bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997). 68. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 69. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992. 70. Quốc hội (1999), BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). 71. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 72. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. 73. Quốc hội (2015), BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). 74. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 75. Bùi Ngọc Sơn (2010), “Lập pháp trong bối cảnh văn hóa Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 3+4(164+165). 76. Nguyễn Văn Sơn (2020), “Điều tra vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc từ thực tiễn Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. 77. Hồ Hữu Thành (2016), Tội cản trở việc thi hành án theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Trong công 78. Lê Chí Trung (2018), Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội 79. Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 80. Nguyễn Thị Diệu Trang (2015), “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 158 81. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 82. Phan Anh Tuấn (2010), “Tội phạm hóa trong Luật hình sự - Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05. 83. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84. Trần Thị Hồng Thái (2015), Tội không thi hành án theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 85. Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM, Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSST ngày 21 tháng 5 năm 2019. 86. Tòa án nhân dân tỉnh NT, Bản án sơ thẩm số 14/2018/HSST ngày 13 tháng 9 năm 2018. 87. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội. 88. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội. 89. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, Hà Nội. 90. Trường Đại học Luật TPHCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Phần các tội phạm, NXB Hồng Đức, TPHCM, tr.360. 91. Nguyễn Tất Viễn (1996), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Luật học. 92. Nguyễn Tất Viễn (2016), Sách chuyên khảo Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 93. Nguyễn Đức Việt (2015), Những điểm mới về tội “Bức cung”, “Dùng nhục hình” quy định tại Điều 374, 373 BLHS năm 2015 94. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2021 của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố Đà Nẵng. 95. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Số liệu thống kê tội phạm năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, Hà Nội. 96. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh (tủ sách luật so sánh), Hà Nội. 159 97. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 98. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 99. Viện ngôn ngữ (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 100. Võ Khánh Vinh (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, NXB CAND, Hà Nội. 101. Võ Khánh Vinh (2019), Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở nước ta, Tạp chí Toà án nhân dân, số 16/2019. 102. Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb khoa học xã hội, tr.9. 103. Y Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài 104. Andrii R. Vorobchak, Viktor V. Nalutsyshyn, Olena V. Popovych (2020), “Crimes against Justice under the Legislation of the States of the European Union”, International Journal of Criminology and Sociology. 105. Andreopoulos, G., Barberet R., Levine J.P. (2011), International Criminal Justice, Critical Perspectives and New Challenges, Publisher: Springer Verlag. 106. Becker, G.S. (1968), "Crime and Punishment: An Economic Approach", The Journal of Political Economy, 76(2), pp.169-217. 107. Byrne, J.M., J.Lurigio A., Petersilia J. (1992), Smart sentencing: the emergence of intermediate sanctions, Newbury Park, California: Sage, c. 108. Cohen, M.A. (2000), "Measuring the Costs and Benefits of Crime and Justice", Criminal justice. (4), pp.263-315. 109. Cohen, M.A. (2005), The Costs of Crime and Justice, Publisher: Routledge. 110. Document: Presidential Decree No. 968, Philipine Law Journal, 51(3), pp.327- 336. 111. Hamai, K., Harris R., Hough M., Ville R., Zvekic U. (1995), Probation Round the World, A comparative study, First published by Routledge 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE. 112. Lawyers of Neveda (2006), “Neveda Defense lawyer explains crimes against public justice”, Publisher: ABC-CLIO. 160 113. Jackson, M. (2002), Justice behind the walls : human rights in Canadian prisons, Vancouver, B.C.: Douglas & McIntyre, c. 114. Johnson, H.A., Jones M., Wolfe N.T. (2008), History of criminal justice, Newark, NJ LexisNexis/Anderson Pub c. 115. Klaus, J.F. (1998), Handbook on Probation Services, Guidelines for Probation Practitioners and Managers, Publication No. 60 Rome/London. 116. Kalunta-Crumpton, A. (2010), Race, Crime and Criminal justice International Perspectives, Publisher: Palgrave Macmillan. 117. Morgenstern, C. (2009), "European initiatives for harmonisation and minimum standards in the field of community sanctions and measures", European Journal of Probation, 1(2), pp.128-141. 118. Newman, G.R. (ed) (2010), Crime and Punishment around the World, Africa and the middle east, Volume 1, Publisher: ABC-CLIO. 119. Newman, G.R. (ed) (2010), Crime and Punishment around the World, the Americas, Volume 2, Publisher: ABC-CLIO. 120. Newman, G.R. (ed) (2010), Crime and Punishment around the World, Asia and Pacific, Volume 3, Publisher: ABC-CLIO. 121. Newman, G.R. (ed) (2010), Crime and Punishment around the World, Europe, Volume 4, Publisher: ABC-CLIO. 122. Tyler, T.R. (2006), “Restorative Justice and Procedural Justice: Dealing with Rule Breaking”, Journal of Social Issues, 62(2), pp.307-326. 123. Sinelnikov (2013), “Criminological aspects of crimes against public justice committed by prosecution authorities office holders”, Penal Reform International, Moscow. 124. Sullivan, D., Larry T. (2006). Handbook of Restorative Justice A Global Perspective, London & New York: Routledge. 125. Siegel, Larry J.(2012), International Criminal Justice, Critical Perspectives and New Challenges, Publisher: Springer Verlag. 126. Stephen A. Saltzbufg, John L.Diamond, Kit Kinports và Thomas H.Morawetz (1994) “Criminal Law”, The Michie Company, Law Publishers. 127. United Nations (2007), Handbook of basic principles and promising practices on Alternatives to Imprisonment, (Criminal justice handbook series), New York. 128. University of Glasgow (2019), The Scottish Criminal Justice System, Scotland. 161 129. Unafei (2003), Annual Report for 2002 and Resource Material, Series No. 61, Tokyo. 130. Utkin, A.V. (2013), Alernative sanctions in Russia: Status, Problems and Prospe cts, Penal Reform International, Moscow. 131. Worrall, A. (1997). Punishment in the community: The future of criminal justice, London: Longman. Tài liệu từ Internet 132. doi-bo-sung-trong-chuong-cac-toi-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-cua-Bo-luat- hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017-1439.html 133. 134. dong-tu-phap-121518 135. https://ninhthuan.toaan.gov.vn/webcenter/portal/ninhthuan/tintuc?mucHienThi= 1000180 136. https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/cac-toi-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-trong- bo-luat-hinh-su-nam-2015-(sua-doi-bo-sung-nam-2017).htm 137. https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/can-co-che-kiem-soat-xoa-bo-hoi- cung-khep-kin_t114c67n78616 138. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/366 139. https://tuoitre.vn/12-dang-vien-gay-oan-ong-huynh-van-nen-rut-kinh-nghiem- sau-sac-20180601133115525.htm 140. https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/vu-an-oan-ong-chan-dieu- tra-vien-kiem-sat-vien-linh-an-353416.html 141. https://www.nhandan.com.vn/phapluat/item/9110302-.html 142. doi-bo-sung-trong-chuong-cac-toi-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-cua-Bo-luat- hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017-1439.html (truy cập ngày 08/02/2020) 143. https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/cac-toi-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-trong- bo-luat-hinh-su-nam-2015-(sua-doi-bo-sung-nam-2017).htm (truy cập ngày 02/01/2022) 144. dong-tu-phap-121518 (truy cập ngày 18/01/2022) 162 145. https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/can-co-che-kiem-soat-xoa-bo-hoi- cung-khep-kin_t114c67n78616, truy cập ngày 05/02/2020 146. https://tuoitre.vn/12-dang-vien-gay-oan-ong-huynh-van-nen-rut-kinh-nghiem- sau-sac-20180601133115525.htm, truy cập ngày 03/02/2020 147. https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/vu-an-oan-ong-chan-dieu- tra-vien-kiem-sat-vien-linh-an-353416.html, truy cập ngày 05/02/2020 148. https://www.nhandan.com.vn/phapluat/item/9110302-.html, truy cập ngày 07/02/2020 149. https://ninhthuan.toaan.gov.vn/webcenter/portal/ninhthuan/tintuc?mucHienThi= 1000180, truy cập ngày 01/02/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_toi_xam_pham_hoat_dong_tu_phap_theo_phap_luat_hi.pdf
  • pdfQD_PhungAnhDung.pdf
  • docTrichyeu_PhungAnhDung.doc
  • pdfTT Eng PhungAnhDung.pdf
  • pdfTT PhungAnhDung.pdf
Luận văn liên quan