Luận án Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp ở Việt Nam

Thông qua quá trình nghiên cứu, luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra và cơ bản đạt được các mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, đánh giá các cơ sở lý luận về hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiên kết trường đại học – doanh nghiệp và chỉ ra bản chất của hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Thông qua các nghiên cứu định tính và tổng hợp lý thuyết nghiên cứu cũng đã đề xuất được một mô hình nghiên cứu (khung phân tích) và các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ giữa rào cản liên kết – động cơ liên kết – hình thức liên kết. Thông qua phân tích dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm bằng khảo sát, luận án cũng đã khám phá được các cấu trúc khái niệm nghiên cứu trong các yếu tố về rào cản liên kết, động cơ liên kết, hình thức liên kết và định hướng sử dụng các giải pháp thúc đẩy liên kết trường đại học – doanh nghiệp; bên cạnh đó nghiên cứu đã kiểm chứng được bản chất các mối quan hệ giữa rào cản liên kết – động cơ liên kết – hình thức liên kết và định hướng sử dụng các giải pháp thúc đẩy liên kết từ các trường đại học thông qua phân tích tương quan, hồi quy để kiểm định các giả thuyết đặt ra từ khung phân tích đã xây dựng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bức tranh về hoạt động liên kết tốt hơn giữa giai đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015, theo đó mức độ liên kết ở tất cả các hình thức liên kết trong các trường đại học khảo sát đều có xu hướng được cải thiện tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra được sự khác biệt về giữa các trường đối với các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình liên kết đại học doanh nghiệp giữa ba trường đại học khảo sát là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng đưa ra được một số gợi ý giải pháp chính nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết bao gồm: (1) xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc trường đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp; (2) phá vỡ các rào cản liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp; (3) thúc đẩy động cơ liên kết đại học – doanh nghiệp gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp; (4) đổi mới hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp; (5) thúc đẩy các giải pháp chủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt động liên kết của nhà trường và (6) thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ. Cuối cùng nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai.

doc162 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các trường đại học bởi sản phẩm của nhà trường là người lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp. Liên kết đại học – doanh nghiệp là hoạt động hợp tác để phục vụ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động với mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Nhận thức về tính cần thiết của việc liên kết, hợp tác với doanh nghiệp của trường đại học phải được xây dựng như một thuộc tính văn hóa doanh nghiệp của nhà trường và được nhận thức rõ ràng ở tất cả các bộ phận. Thứ hai, xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp hợp tác với nhà trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc liên kết của các đơn vị với doanh nghiệp. Thứ ba, cởi trói điều kiện cho giảng viên tham gia nhiều hơn vào việc liên kết đại học – doanh nghiệp bằng các biện pháp như giảm định mức giảng dạy, tăng thêm thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu và thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp qua việc chuyển giao, đào tạo cho doanh nghiệp. Thứ tư, nhà trường cũng cần thúc đẩy việc đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để thúc đẩy giảng viên, các nhà nghiên cứu, sinh viên của nhà trường thực hiện các nghiên cứu giải quyết các bài toán thực tế từ thị trường, doanh nghiệp để có những sản phẩm nghiên cứu có khả năng ứng dụng để giới thiệu với doanh nghiệp. Ba là, nhà trường cần thực hiện các hoạt động để phá vỡ các rào cản về khoảng cách đáp ứng của trường đại học – doanh nghiệp thông qua các hợp tác sâu và thực chất. Khả năng đáp ứng của trường đại học là một nhân tố quyết định thành công của các hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp, bởi bản chất của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi ích trong quá trình hợp tác, liên kết đặc biệt là khả năng tạo ra các lợi ích tài chính và hình ảnh công ty. Bởi vậy, các hoạt động liên kết cần phải đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp về khả năng tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp hay xây dựng hình ảnh của họ. Để phá vỡ được những rào cản về khoảng cách đáp ứng, thu hẹp khoảng cách giữa khả năng đáp ứng và kỳ vọng của doanh nghiệp qua hợp tác, liên kết với trường đại học nhà trường cần quan tâm đến một số khía cạnh như: Thứ nhất, các trường đại học cần xem xét lại mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường không chỉ tập trung vào các hoạt động đào tạo mà còn là các hoạt động nghiên cứu phát triển tri thức, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp liên kết và chính bản thân trường đại học; ngoài ra nhà trường cũng phải là một trung tâm về tri thức và phản biện xã hội đối với các chính sách ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp. Thứ hai, các trường đại học phải tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu để thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp đối với hoạt động liên kết với khả năng đáp ứng của trường đại học. Xu thế hiện nay của các trường đại học công nghệ là hoạt động liên kết gắn chặt giữa nghiên cứu của nhà trường với ứng dụng trong các ngành công nghiệp, giải quyết các bài toán của các ngành công nghiệp đặt ra. Bởi vậy, để quá trình liên kết hiệu quả nhà trường phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và nhanh chóng từ các doanh nghiệp. Thứ ba, nhà trường cần xây dựng văn hóa trường đại học, xem xét thuộc tính về hoạt động hợp tác, liên kết như một nhiệm vụ tự thân của các thành viên trong trường; hình thành ý thức hợp tác, liên kết đáp ứng thị trường lao động và các ngành công nghiệp như một thuộc tính văn hóa của nhà trường. Bốn là, các trường đại học cần chuyển dịch theo hướng thực tiễn hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Xây dựng nhiều các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng. Nhà trường cũng có thể chủ động cho phép các viện, phòng thí nghiệm làm các dịch vụ cho các đơn vị bên ngoài, hợp tác với các đơn vị bên ngoài thực hiện các nghiên cứu tạo nguồn kinh phí tái đầu tư cơ sở hạ tầng; Tập trung vào việc nghiên cứu và chuyển giao theo đặt hàng của doanh nghiệp bên cạnh những nghiên cứu cơ bản; chuyển hóa các nghiên cứu cơ bản sang các nghiên cứu ứng dụng để rút ngắn khoảng cách, thời gian chuyển giao cho doanh nghiệp từ các nghiên cứu của nhà trường. 4.3.3 Thúc đẩy các động cơ liên kết gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp Các nghiên cứu khác và kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy các động cơ liên kết có ảnh hưởng tới hiệu quả của các hình thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Bởi vậy, những giải pháp để thúc đẩy động cơ liên kết của nhà trường với doanh nghiệp cần được xem như những giải pháp quan trọng. Bởi vì, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thường hướng tới các mục tiêu lợi ích nên các động cơ liên kết từ phía nhà trường phải tính đến tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, luận án này tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ liên kết từ nhà trường gắn với chia sẻ lợi ích của nhà trường và doanh nghiệp. Thứ nhất, các trường cần xây dựng các quỹ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp. Nguồn kinh phí ban đầu cho quỹ hỗ trợ có thể lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường sau đó phát triển các nguồn quỹ dựa trên giá trị hợp đồng trích lại từ các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo với doanh nghiệp. Phối hợp hợp với doanh nghiệp phát triển các quỹ tài chính ở dạng các quỹ đầu tư mạo hiểm để thực hiện các hoạt động phát triển công nghệ của nhà trường, đầu tư cho các giải pháp, sáng tạo kỹ thuật công nghệ có tiềm năng của nhà trường. Các quỹ hoạt động trên cơ sở thu hút tài trợ và thu lại một phần lợi ích tài chính từ việc triển khai các ý tưởng, giải pháp có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Thứ hai, nhà trường cần xây dựng được các mạng lưới liên kết doanh nghiệp, liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Hệ thống liên kết này có thể được thiết kế theo cả hai hình thức “chính thức” và “phi chính thức”. Các hệ thống liên kết doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua các thỏa thuận hợp tác, những diễn đàn doanh nghiệp – nhà trường. Nhà trường cũng có thể xây dụng và tận dụng mạng lưới cựu học viên đang làm việc tại các doanh nghiệp để hình thành những mạng lưới cho từng ngành công nghiệp ở dạng phi chính thức hoặc bán chính thức. Hoạt động của mạng lưới liên kết doanh nghiệp – nhà trường cần xây dựng được một cơ chế tổ chức, cơ chế về chia sẻ thông tin từ phía cầu (doanh nghiệp) và từ phía cung (nhà trường) một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trường đại học và các doanh nghiệp cần thiết lập được một hệ thống thông tin liên quan đến các hoạt động liên kết, hợp tác, chuyển giao giữa các bên hiệu quả từ việc cung cấp thông tin, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, chia sẻ hay phân phối thông tin đến các thành viên của mạng lưới. 4.3.4 Đổi mới các hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp Xu thế thay đổi của thị trường, các ngành công nghiệp cũng đòi hỏi các trường đại học và các doanh nghiệp cần thay đổi những hình thức liên kết, đi vào các hoạt động liên kết thực chất hơn, đem lại nhiều lợi ích cho các bên hơn. Doanh nghiệp không chỉ xem đại học như một nơi cung cấp lao động mà còn là nơi có thể thực hiện các hoạt động hợp tác giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Một số gợi ý về đổi mới hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp cho các trường đại học hiện nay như sau: Thứ nhất, các trường đại học và các doanh nghiệp có thể phối hợp xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng, giải pháp kỹ thuật. Các sàn giao dịch này được thiết kế để các doanh nghiệp đưa yêu cầu, các trường đại học tiếp nhận yêu cầu dựa trên các thỏa thuận sau đó tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp kỹ thuật để giải quyết các bài toán của doanh nghiệp. Ở khía cạnh ngược lại, các sản phẩm nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật được phát triển bởi đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, học viên của nhà trường có thể thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm và khả năng ứng dụng của các nghiên cứu tới các doang nghiệp trong các ngành công nghiệp để tiến tới thương mại hóa, đầu tư cho phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Thứ hai, các trường đại học, đặc biệt là các đại học kỹ thuật cần xây dựng các mô hình về chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp. Các trung tâm chuyển giao công nghệ này có thể thực hiện dưới dạng mô hình doanh nghiệp trực thuộc nhà trường hoặc các đơn vị của trường. Điều kiện kiên quyết để các trung tâm như vậy hoạt động hiệu quả là cơ chế tự chủ thúc đẩy sự năng động của giảng viên, cán bộ nhà trường dưới áp lực của việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Thứ ba, các trường đại học nên thực hiện xây dựng các bộ phận chuyên trách và đẩy mạnh công tác giới thiệu, truyền thông về lợi ích của các chương trình liên kết, hợp tác với doanh nghiệp. Chủ động giới thiệu, mời gọi sự hợp tác của doanh nghiệp với nhà trường. Xây dựng được các bộ phận chuyên trách để thực hiện các hoạt động kết nối doanh nghiệp sẽ giúp giảm được các rào cản từ phía nhà trường và từ phía doanh nghiệp đối với các hoạt động liên kết, hợp tác. Các hoạt động truyền thông cũng cần được đẩy mạnh để làm giảm việc mất cân xứng thông tin giữa nhà trường và các doanh nghiệp, phát đi tín hiệu về khả năng hợp tác hiệu quả và những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác với các trường đại học. 4.3.5 Thúc đẩy các giải pháp chủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt động liên kết của nhà trường Hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp là hoạt động hợp tác hai chiều từ cả trường đại học và doanh nghiệp. Mục tiêu chung là tạo lợi ích cho cả trường đại học và doanh nghiệp trong dài hạn. Bởi vậy, bên cạnh những giải pháp từ phía trường đại học thì các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc tiếp cận hợp tác với nhà trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về vai trò của liên kết đại học – doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc coi trường đại học là nguồn tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp mà trường đại học còn là nguồn cung cấp tri thức mới, các kiến thức công nghệ, các giải pháp cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào nghiên cứu cơ bản sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính không dồi dào. “Mở cửa” vừa để tiếp nhận những thành quả nghiên cứu từ trường đại học, đồng thời cũng là để các chuyên gia từ trường đại học đồng hành phát hiện những cơ hội cải tiến hoạt động của doanh nghiệp. Xu hướng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là việc tham gia sớm vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho xã hội. Do vậy, hợp tác với các trường đại học cũng cần phải được xem là một hoạt động chiến lược có sự ưu tiên cao của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng quan hệ đối tác hợp tác dài hạn linh hoạt với trường đại học, tập trung vào đội ngũ nhân lực sáng tạo và tài năng của trường đại học - những nguồn lực đảm bảo hoạt động đổi mới, sáng tạo trong tương lai của doanh nghiệp, cho dù những lợi ích chỉ có thể đạt được sau 5 thậm chí 10 năm. Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc trao đổi và sẵn sàng chia sẻ năng lực nghiên cứ và các nguồn lực đầu tư cho hoạt động R&D với trường đại học để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là các giảng viên, nhà nghiên cứu của trường đại học. Lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia của trường đại học cần thảo luận nhằm xác định các vấn đề chính và những yêu cầu nghiên cứu có thứ tự ưu tiên cao của mỗi bên. Khuyến khích trao đổi thông tin và thảo luận ở cấp cao để xác định những vấn đề cùng quan tâm. Để làm được các điều này các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến một số khía cạnh quan trọng trong quá trình thúc đẩy liên kết với trường đại học bao gồm: (1) Tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ giảng viên và sinh viên tham quan doanh nghiệp nhằm bổ sung các kiến thức thực tiễn cho công tác đào tạo, tạo cơ hội xác định các vấn đề nghiên cứu gắn với doanh nghiệp; (2) Xây dựng cơ chế khuyến khích và cử các chuyên gia của doanh nghiệp tham gia thỉnh giảng hoặc nghiên cứu tại trường đại học; (3) Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi nhằm giúp cán bộ doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên của trường cập nhật và chia sẻ kiến thức và công nghệ mới; (4) Cử đại diện tham gia các ban của trường đại học và mời các chuyên gia của trường đại học tham gia ban điều hành/hội đồng quản trị của trường; (5) Tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, sinh viên trường đại học; (6) Đề xuất các yêu cầu về các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp để cán bộ của trường có thể nghiên cứu thông qua các hợp đồng nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu; (7) Sử dụng hiệu quả ngân sách dành cho nghiên cứu, đổi mới với định hướng vào các hoạt động hợp tác nghiên cứu với trường đại học; và (8) Tuỳ theo quy mô, yêu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp, thiết lập các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành của doanh nghiệp tại trường đại học. 4.3.6 Thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ. Mặc dù vai trò của chính phủ trong liên kết trường đại học – doanh nghiệp không được xem xét khảo sát trong phạm vi luận án này, nhưng các kết quả nghiên cứu trước đây và các phỏng vấn với các nhà quản lý hoạt động nghiên cứu trong trường đại học cho rằng vai trò của chính phù rất quan trọng. Do đó, bên cạnh những đề xuất về phía trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp, tác giả cũng đề xuất một số gợi ý với các cơ quan của chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Thứ nhất, xây dựng khung chính sách, hành lang pháp lý cho việc hoạt động hiệu quả các quỹ tài trợ khoa học. Các quỹ tài trợ khoa học được lấy từ ngân sách có cơ chế tạo nguồn, cơ chế tài trợ và kiểm soát dựa trên trách nhiệm giải trình và kiểm soát đầu ra của các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Để làm được điều này cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số biện pháp như sau: Hình thành các quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học giữa trường đại học và doanh nghiệp được luật hóa. Hình thành cơ chế về tài trợ khoa học một cách hiệu quả, minh bạch. Bỏ cơ chế “nghiệm thu” sản phẩm khoa học theo các hội đồng không theo thông lệ quốc tế, thay thế bằng cơ chế quy định về công bố khoa học và đăng ký bằng sáng chế từ các dự án nghiên cứu khoa học tiếp nhận tài trợ từ các quỹ khoa học. Bỏ cơ chế “đấu thầu” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước thay thế bằng cơ chế bình duyệt đề cương nghiên cứu thông qua các hội đồng chuyên môn một cách nghiêm túc. Cơ chế “đấu thầu” chọn đề tài là một cơ chế vi phạm các quy tắc về sở hữu trí tuệ, dễ dàng tạo ra việc xâm phạm và đánh cắp ý tưởng từ đó làm giảm tính sáng tạo và mức độ hăng hái của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thiết lập các chính sách khuyến khích và thưởng tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và liên kết đại học – doanh nghiệp. Mặc dù thông qua cơ chế thẩm định đề cương nghiên cứu của hội đồng chuyên môn nhưng cũng phải có chính sách khuyến khích và ưu tiên cho một số trường nhỏ, nhà nghiên cứu trẻ trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu được tài trợ. Các quỹ tài trợ có thể hình thành một định mức tài trợ nhất định cho khối các trường nhỏ và các nhà nghiên cứu trẻ để khuyến khích họ tham gia vào quá trình nghiên cứu, chuyển giao kết quả và đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chính sách thường khuyến khích nhưng phải dựa trên kết quả đầu ra và trách nhiệm giải trình của các đơn vị thực hiện các dự án nghiên cứu. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét hoàn thiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết với trường đại học. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chính sách về ưu đãi thuế với các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong các chương trình khoa học của chính phủ. Chính phủ có thể thông qua các quỹ khoa học chia sẻ các chi phí trong hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động liên kết doanh nghiệp với trường đại học. Từng bước luật hóa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Chẳng hạn, các quy định của luật có thể quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp theo ngành, quy mô phải tiếp nhận sinh viên thực tập và giảng viên tham quan mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Để từ đó có thể giúp trường đại học tiếp xúc nhiều hơn với doanh nghiệp, thông qua đó hình thành các liên kết giữa trường đại học – doanh nghiệp, thúc đẩy nhà trường cải tiến chương trình đào tạo để đáp ứng được thị trường lao động. Một số kiến nghị cụ thể với chính phủ của tác giả bao gồm: Một là, ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để việc luân chuyển cán bộ giữa trường đại học và doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và được công nhận. Hai là, cải cách và đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trường đại học, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài trợ hoạt động nghiên cứu của chính phủ. Ba là, chính phủ nên xây dựng các quỹ tài trợ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp, cũng như hoạt động nghiên cứu của trường đại học; bảo trợ hoạt động đổi mới sáng tạo qua khoản hỗ trợ vay tín dụng để sử dụng các dịch vụ của trường đại học và các trung tâm nghiên cứu nhằm giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn doanh nghiệp. Bốn là, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước có thể bảo trợ hoạt động đổi mới sáng tạo qua khoản hỗ trợ vay tín dụng để sử dụng các dịch vụ của trường đại học và các trung tâm nghiên cứu nhằm giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn doanh nghiệp. Năm là, ban hành chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có những hoạt động hợp tác với trường đại học trong các dự án, đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thay vì chỉ ưu đãi cho doanh nghiệp có hoạt động R&D. Sáu là, đổi mới các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và sử dụng những tiêu chí này để quyết định mức ngân sách dành cho nghiên cứu của trường đại học: số lượng sinh viên, số lượng nghiên cứu sinh, công bố khoa học, số lượng phát minh sáng chế, số lượng các hoạt động tư vấn, hoặc hợp đồng nghiên cứu với doanh nghiệp, thu nhập từ hoạt động cho thuê phát minh sáng chế, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp bởi giảng viên hoặc sinh viên tốt nghiệp các trường đại học. Bảy là, đẩy mạnh việc thành lập các công viên khoa học, các doanh nghiệp khởi nghiệp và vườn ươm doanh nghiệp. Xây dựng các công viên khoa học gần với các trường đại học về mặt địa lý, khích lệ các nhóm nghiên cứu của trường đại học khởi nghiệp dựa trên các kết quả nghiên cứu với các đầu mối liên kết với trường đại học thông qua các tổ chức vốn đầu tư mạo hiểm công và các khoản tài trợ cho doanh nhân. 4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra nhưng nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu mới được thực hiện tại ba trường đại học kỹ thuật lớn nhất của ba miền, những đại học lớn có đặc trưng khác với các đại học nhỏ, địa phương nên tính khái quát, đại diện của nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng. Thứ hai, nghiên cứu cũng phát triển nhiều thang đo nghiên cứu mới, mặc dù được xây dựng qua các phương pháp định tính và kiểm định lại bằng các phương pháp định lượng nhưng nó cũng có thể còn những khiếm khuyết cần được kiểm chứng nhiều hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các khía cạnh liên quan đến hoạt động liên kết từ bên trong, nghiên cứu chưa xem xét nhiều đến những điều kiện “bối cảnh” có thể ảnh hưởng tới hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Bởi vậy, tác giả đề xuất rằng các nghiên cứu tiếp theo các nhà nghiên cứu có thể mở rộng quy mô nghiên cứu, đối tượng khảo sát để có bước tranh toàn cảnh hơn về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Các thang đo nghiên cứu cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như có thể mở rộng khảo sát cho các nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương này tác giả đã tập trung vào thảo luận các kết quả nghiên cứu đưa ra những nhận định dựa trên các bằng chứng từ kết quả phân tích dữ liệu của chương 3. Một khung phân tích hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp cũng được đề xuất tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa động cơ, rào cản liên kết tới thực hiện các hình thức liên kết dưới các bối cảnh liên kết cụ thể. Nghiên cứu đã đề xuất sáu giải pháp khác nhau để thúc đẩy hoạt động liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp tại các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tương tự trong tương lai. KẾT LUẬN Thông qua quá trình nghiên cứu, luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra và cơ bản đạt được các mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, đánh giá các cơ sở lý luận về hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiên kết trường đại học – doanh nghiệp và chỉ ra bản chất của hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Thông qua các nghiên cứu định tính và tổng hợp lý thuyết nghiên cứu cũng đã đề xuất được một mô hình nghiên cứu (khung phân tích) và các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ giữa rào cản liên kết – động cơ liên kết – hình thức liên kết. Thông qua phân tích dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm bằng khảo sát, luận án cũng đã khám phá được các cấu trúc khái niệm nghiên cứu trong các yếu tố về rào cản liên kết, động cơ liên kết, hình thức liên kết và định hướng sử dụng các giải pháp thúc đẩy liên kết trường đại học – doanh nghiệp; bên cạnh đó nghiên cứu đã kiểm chứng được bản chất các mối quan hệ giữa rào cản liên kết – động cơ liên kết – hình thức liên kết và định hướng sử dụng các giải pháp thúc đẩy liên kết từ các trường đại học thông qua phân tích tương quan, hồi quy để kiểm định các giả thuyết đặt ra từ khung phân tích đã xây dựng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bức tranh về hoạt động liên kết tốt hơn giữa giai đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015, theo đó mức độ liên kết ở tất cả các hình thức liên kết trong các trường đại học khảo sát đều có xu hướng được cải thiện tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra được sự khác biệt về giữa các trường đối với các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình liên kết đại học doanh nghiệp giữa ba trường đại học khảo sát là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng đưa ra được một số gợi ý giải pháp chính nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết bao gồm: (1) xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc trường đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp; (2) phá vỡ các rào cản liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp; (3) thúc đẩy động cơ liên kết đại học – doanh nghiệp gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp; (4) đổi mới hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp; (5) thúc đẩy các giải pháp chủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt động liên kết của nhà trường và (6) thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ. Cuối cùng nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học”. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Kỷ yếu hội nghị và báo cáo “Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2011 – 2015 các trường khối kỹ thuật, công nghệ và khoa học tự nhiên”. Đề tài cấp Bộ 2014 – 68 – 01 (Chủ nhiệm: TS. Lê Hiếu Học, 2014 - 2017), Đánh giá mối liên kết giữa trường đại học kỹ thuật/công nghệ với doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Mark Saunders, Philip Lewis, Adrian Thornhill, MBA.Nguyễn Văn Dũng (Dịch giả) (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính. Nguyễn Đăng Dậu, GVC. Nguyễn Xuân Tài (2008), Giáo trình quản lý công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Mạnh Quân (2000), “Hệ thống đổi mới quốc gia: cách tiếp cận đổi mới quan niệm về tiềm lực khoa học và công nghệ”, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, 1, pp38. Nguyễn Minh Phong, Dương Quỳnh Chi (2008) – Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Hợp tác Đại học và Doanh nghiệp – góc nhìn của người trong cuộc, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, 1 – 8. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, 77 – 81. Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24, 30 – 34. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2004), Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới công tác QLKH, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong các trường đại học kỹ thuật”. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2007), Kỷ yếu hội thảo “Nhà Trường – Doanh nghiệp”. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2009), Kỷ yếu hội thảo về “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2009-2013”. Trường Đại học Thương mại (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Tương tác trường đại học – doanh nghiệp theo mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê. Trường Đại học Lạc Hồng (2012), Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp”. Tài liệu tiếng Anh Alcorta, L. and Peres, W. (1998) "Innovation Systems and Technological Specialization in Latin America and the Caribbean." Research Policy, 26(7-8), pp.857-881. Balzat, M. and Hanusch, H. (2004) "Recent Trends in the Research on National Innovation Systems." Journal of Evolutionary Economics, 14, pp.197-210. Blackman, C. and Segal, N. (1991) "Access to Skills and Knowledge: Managing the Relationships with Higher Education Institutions." Technology Analysis and Strategic Management, 3(3), pp.297-303. Blume, S.S. (1987) “The Theoretical Significance of Cooperative Research.” In: Blume, S., Bunders, J., Leydesdorff, L. and Whitley, R., eds. The Social Direction of the Public Sciences: Causes and Consequences of Co-Operation between Scientists and Non-Scientific Groups - Sociology of the Sciences a Yearbook. Dordrecht, Kluwer, pp.3-38. Boden, R., Cox, D., Nedeva, M. and Barker, K. (2004) Scrutinising Science : The Changing UK Government of Science. Houndmills, Basingstoke, Palgrave Macmillan. Bonaccorsi, A. and Piccaluga, A. (1994) "A Theoretical Framework for the Evaluation of University-Industry Relationships." R&D Management, 24(3), pp.229- 247. Branscomb, L., Kodama, F. and Florida, R. eds. (1999) Industrializing Knowledge: University-Industry Linkages in Japan and the United States. Cambridge, MA, MIT Press. Carlsson, B. and Stankiewicz, R. (1991) "On the Nature, Function and Composition of Technological Systems." Journal of Evolutionary Economics, 1(2), pp. 93-118. Chang, P. and Shih, H. (2004) "The Innovation Systems of Taiwan and China: A Comparative Analysis." Technovation, 24(7), pp.529-539. Charles, D. and Howells, J. (1992) Technology Transfer in Europe: Public and Private Networks. London, Belhaven Press. Chen, E.Y. (1994) "The Evolution of University-Industry Technology Transfer in Hong Kong." Technovation, 14(7), pp.449-459. Chung, S.C. (2001) "TheResearch, Development and Innovation System in Korea." In: Laredo, P. and Mustar, P., eds. Research and Innovation Policies in the New Global Economy: An International Comparative Analysis. Cheltenham, UK, Edward Elgar, pp.115-156. Cooke, P., Gomez, U. and Etxebarria, G. (1997) "Regional Innovation Systems: Institutional and Organisational Dimensions." Research Policy, 26(4/5), pp.475-491. Cooke, P. (2005) "Regionally Asymmetric Knowledge Capabilities and Open Innovation: Exploring 'Globalisation 2' - a New Model of Industry Organisation." Research Policy, 34, pp.1128-1149. Creswell, J.W. (2009), Research design: Qualitative, quantitative and mixed approaches,(3rded.). Los Angeles: Sage Davey T., Baaken T., Galán-Muros V., Meerman A. 2011. Study on the Cooperation between Higher Education Institutions and Public and Private Organisations in Europe, European Commission, DG Education and Culture, Brussels. David (2006), Labour-Intensive Industrialization in Hong Kong, 1950 – 70: A Note on Sources and Methods. Asia Pacific Business Review. Vol. 12 (3). Denzin, N.K. (1988) The Research Act: A Theoretical Introduction to Sociological Methods. Eaglewood Cliffs, NJ, Prentice-Hall. Dosi, G., Freeman, C., Nelson, R., Silverberg, G. and Soete, L. eds. (1988) Technological Change and Economic Theory. London, Pinter. Edquist, C. ed. (1997) Systems of Innovation: Technologies, Institutions and Organisations. London, Pinter. Edquist, C. (2004) "Reflections on the Systems of Innovation Approach." Science and Public Policy, 31(6), pp.485-489. Edquist, C. (2005) “Systems of Innovation: Perspectives and Challenges”. In: Fagerberg, J., Mowery, D. and Nelson, R., eds. The Oxford Handbook of Innovation. Oxford, Oxford University Press, pp.181-208. Edqvist, O. (2003) "Layered Science and Science Policies." Minerva, 41(3), pp.207- 221. Etzkowitz, H. (1997) "The Entrepreneurial University and the Emergence of Democratic Corporatism." In: Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L., eds. Universities and the Global Knowledge Economy: A Triple Helix of University-Industry- Government Relations. London, Pinter, pp. 141-152. Etzkowitz, H. (2002) The Triple Helix of University-Industry-Government: Implications for Policy and Evaluation. Working Paper 2002-11, Swedish Institute for Studies in Education and Research (SISTER), Stockholm, Sweden. Etzkowitz, H. (2003) "Innovation in Innovation: The Triple Helix of University- Industry-Government Relations." Social Science Information, 42(3), pp.293-337. Etzkowitz, H. and de Mello, J. (2004) "The Rise of a Triple Helix Culture Innovation in Brazilian Economic and Social Development." Journal of Technology Management and Sustainable Development, 2(3), pp.159-171. Etzkowitz, H., de Mello, J.M.C. and Almeida, M. (2005) "Towards "Meta- Innovation" in Brazil: The Evolution of the Incubator and the Emergence of a Triple Helix." Research Policy, 34(4), pp.411-424. Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L. (1995) "The Triple Helix - University-Industry- Government Relations: A Laboratory for Knowledge Based Economic Development." Theme paper for the Triple Helix Conference, Amsterdam, Netherlands. Available from: < Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L. (1997) "Introductions to Special Issue on Science Policy Dimensions of the Triple Helix of University-Industry- Government Relations." Science and Public Policy, 24(1), pp.2-5. Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L. eds. (1997) Universities and the Global Knowledge Economy: A Triple Helix of University-Industry-Government Relations. London, Pinter. Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L. (2000) "The Dynamics of Innovation: From National Systems and 'Mode 2' to a Triple Helix of University-Industry-Government Relations." Research Policy, 29(2), pp.109-123. Etzkowitz, H., Webster, A., Gebhardt, C. and Terra, B. (2000) "The Future of the University and the University of the Future: Evolution of Ivory Tower to Entrepreneurial Paradigm." Research Policy, 29(2), pp.313-330. Fagerberg, J., Mowery, D. and Nelson, R. eds. (2005) The Oxford Handbook of Innovation. Oxford, Oxford University Press. Faulkner, W. and Senker, J. (1994) "Making Sense of Diversity: Public-Private Sector Research Linkage in Three Technologies." Research Policy, 23(6), pp.673- 695. Felker, G. (1999) "Malaysia's Innovation System: Actors, Interests and Governance." In: Jomo, K.S. and Felker, G., eds. Technology, Competitiveness and the State: Malaysia's Industrial Technology Policies. London, Routledge, pp.98-147. Freeman, C. (1987) Technology Policy and Economic Performance: Lessons from Japan. London, Pinter. Freeman, C. (1988) "Japan: A New System of Innovation? " In: Dosi, G., Freeman, C.,Nelson, R., Silverberg, G., and Soete, L., ed. Technological Change and Economic Theory. London, Pinter, pp.330-348. Freeman, C. (1995) "The National System of Innovation in Historical Perspective." Cambridge Journal of Economics, 19, pp. 5-24. Furman, J.L., Porter, M.E. and Stern, S. (2002) "The Determinants of National Innovative Capacity." Research Policy, 31(6), pp.899-933. Geisler, E. and Rubenstein, A.H. (1989) "University-Industry Relations: A Review of Major Issues." In: Link, A.N. and Tassey, G., eds. Cooperative Research and Development: The Industry-University-Government Relationship. Norwell, Mass., Kluwer, pp.43-62. Geuna, A., Salter, A.J. and Steinmueller, W.E. eds. (2003) Science and Innovation: Rethinking the Rationales for Funding and Governance. Cheltenham, UK, Edward Elgar. Gujarati, D. N. (2011). Basic econometrics. Tata McGraw-Hill Education. Gibbons, M. (2000) "Mode 2 Society and the Emergence of Context-Sensitive Science." Science and Public Policy, 27(3), pp.159-163. Gibbons, M., C., L., Nowotny, H., Schwartzman, S., Scott, P. and Trow, M. eds. (1994) The New Production of Knowledge: The Dynamics of Science and Research in Contemporary Societies. London, Sage. Godin, B. (1998) "Writing Performative History: The New New Atlantis?" Social Studies of Science, 28(3), pp.465-483. Gunasekara, C. (2006) "Reframing the Role of Universities in the Development of Regional Innovation Systems." Journal of Technology Transfer, 31(1), pp.101-113. Hanna, K. (2000) "The Paradox of Participation and the Hidden Role of Information." Journal of the American Planning Association, 66(4), pp.398-410. Harloe, M. and Perry, B. (2004) "Universities, Localities and Regional Development: The Emergence of the ‘Mode 2’ University?" International Journal of Urban and Regional Research, 28(1), pp.212-223. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006) Multivariate Data Analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall Hair, J. F. (2010). Black, WC, Babin, BJ, & Anderson, RE (2010). Multivariate data analysis, 7. Howells, J. (1986) "Industry-Academic Links in Research and Innovation: A National and Regional Development Perspective." Regional Studies, 20, pp.472-476. Howells, J. (1999) “Regional Systems of Innovation.” In: Archibugi, D., Howells, J. and Michie, J, ed. Innovation Policy in a Global Economy. Cambridge, Cambridge University Press,pp.67-93. Howells, J., Nedeva, M. and Georghiou, L. (1998). Industry-Academic Links in the UK. HEFCE, Bristol, Final report to Higher Education Funding Council for England , the Higher Education Funding Council for Wales and the Scottish Higher Education Funding Council. Howells, J. and Roberts, J. (2000) "From Innovation Systems to Knowledge Systems." Prometheus, 18(1), pp.17-31. Intarakumnerd, P., Chairatana, P.A. and Tangchitpiboon, T. (2002) "National Innovation System in Less Successful Developing Countries: The Case of Thailand." Research Policy, 31(8-9), pp.1445-1457. Jansen, J.D. (2002) "Mode 2 Knowledge and Institutional Life: Taking Gibbons on a Walk through a South African University." Higher Education, 43. pp.507–521. Jensen, C. and Tragardh, B. (2004) "Narrating the Triple Helix Concept in 'Weak' Regions: Lessons from Sweden." International Journal of Technology Management, 27(5), pp.513-530. Konde, V. (2004) "Internet Development in Zambia: A Triple Helix of Government- University-Partners." International Journal of Technology Management, 27(5), pp.440-451. Lall, S. and Urata, S. (2003) Competitiveness, FDI and Technological Activity in East Asia. Cheltenham, Edward Elgar. Laredo, P. and Mustar, P. eds. (2001) Research and Innovation Policies in the New Global Economy: An International Comparative Analysis. Cheltenham, UK, Edward Elgar. Leydesdorff, L. (2003) "The Mutual Information of University-Industry-Government Relations: An Indicator of the Triple Helix Dynamics." Scientometrics, 58(2), pp.445-467. Leydesdorff, L. and Etzkowitz, H. (1996) "Emergence of a Triple Helix of University-Industry-Government Relations." Science and Public Policy, 23, pp.279- 286. Leydesdorff, L. and Etzkowitz, H. (1998) "The Triple Helix as a Model for Innovation Studies." Science and Public Policy, 25(3), pp.195-203. Leydesdorff, L. and Etzkowitz, H. (1998) "Triple Helix of Innovation: Introduction." Science and Public Policy, 25(6), pp.358-364. Leydesdorff, L. and Etzkowitz, H. (2003) "Conference Report: Can 'the Public' be Considered as a Fourth Helix in University-Industry-Government Relations? Report on the Fourth Triple Helix Conference, 2002." Science and Public Policy, 30(1), pp.55 -61. Leydesdorff, L. and Meyer, M. (2003) "The Triple Helix of University-Industry- Government Relations." Scientometrics, 58(2), pp.191-203. Liu, X. and White, S. (2001) "Comparing Innovation Systems: A Framework and Application to China's Transitional Context." Research Policy, 30(7), pp.1091-1114. Loebinger, K.R. (2003) University-Industry Collaboration in the Environmental Sector in the North West of England. PhD thesis, Manchester University. Lopez-Martinez, R.E., Medellin, E., Scanlon, A.P. and Solleiro, J.L. (1994) "Motivations and Obstacles to University-Industry Cooperation (UIC) : A Mexican Case." R&D Management, 24(1), pp.17-31. Luik, A., (2005). Measurement and Evaluation of Transnational Technology Transfer between R&D Institutional SME-s. Tallinn: Department of Product Development. Lundvall, B. (1988) "Innovation as an Interactive Process: From User Producer Interaction to National Systems of Innovation." In: Dosi, G., Freeman, C.,Nelson, R., Silverberg, G., and Soete, L., eds. Technological Change and Economic Theory. London, Pinter, pp.349-369. Lundvall, B. ed. (1992) National Systems of Innovation: Towards a Theory of Innovation and Interactive Learning. London, Pinter. Malerba, F. (2002) "Sectoral Systems of Innovation and Production." Research Policy, 31(2), pp.247-264. MacKenzie, S. B., Podsakoff, P. M., & Podsakoff, N. P. (2011), ‘Construct measurement and validation procedures in MIS and behavioral research: Integrating new and existing techniques; MIS Quarterly, 35(2), 293-334 Martin, B.R. (2003) "The Changing Social Contract for Science and the Evolution of the University." In: Geuna, A., Salter, A.J. and Steinmueller, W.E., eds. Science and Innovation: Rethinking the Rationales for Funding and Governance. Cheltenham, UK, Edward Elgar, pp. 7-29. Martin, M. (2000) Managing University-Industry Relations: A Study of Institutional Practices from 12 Different Countries. Paris, IIEP, UNESCO. Martin, M., Vigdor, M., Satter, M.A., Pumwa, J., Kaynak, O., Plonsky, G.A., Tibarimbasa, A.M. and Lagujjo, E. eds. (2000) The Management of University- Industry Relations. Paris, IIEP, UNESCO. Martino, J. (1996) "The Role of University Research Institutes in Technology Transfer." Industry and Higher Education, 10, pp.316-320. Maxwell, J.A. (1992) "Understanding and Validity in Qualitative Research." Harvard Educational Review, 63(pp.279-300. Metcalfe, S. (1995) "Technology Systems and Technology in an Evolutionary Frameworks." Cambridge Journal of Economics, 19(1), pp.25-46. Meyer, M., Siniläinen, T. and Utecht, J.T. (2003) "Towards Hybrid Triple Helix Indicators: A Study of University-Related Patents and a Survey of Academic Inventors." Scientometrics, 58(2), pp.321-350. Miles, M.B. and Huberman, A.M. (1994) Qualitative Data Analysis: An Expanded Sourcebook. Thousand Oaks, Sage Publications. Mora-Valentin, E.M. (2000) "University-Industry Cooperation: A Framework of Benefit and Analysis." Industry and Higher Education, 14(3), pp.165-172. Mora-Valentin, E.M. (2002) "A Theoretical Review of Co-Operative Relationships between Firms and Universities." Science and Public Policy, 29(1), pp.37-46. Morse, J.M. (2000) "Determining Sample Size." Qualitative Health Research, 10, pp.3-5. Morsingh, F. and Rajikan, J. (1982) "The Industrial Research and Consultancy Service at Universiti Sains Malaysia: An Example of University-Industry Interaction." Paper presented to the National Workshop on Industrial Liaison, University of Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia, 21-22 June 1982. Mowery, D. and Sampat, B. (2005) "Universities in National Innovation Systems." In: Fagerberg, J., Mowery, D. and Nelson, R., eds. The Oxford Handbook of Innovation. Oxford, Oxford University Press, pp.209-239. Mititve (2009), Evaluation of an academic – industry research collaboration. Social science research network. Nedeva, M. (1997) Strategies for Change: A Comparative Analysis of the National Research System of Bulgaria and the National Research System of Britain. PhD thesis, Manchester University. Nelson, R. ed. (1993) National Systems of Innovation: A Comparative Study. Oxford, Oxford University Press. Nguyen Duc Trong and Le Hieu Hoc, 2014, 'A Framework for Evaluating the Collaboration Between University and Industry in Technology Transfer', Journal of Science and Technology, Vol.102. Nowotny, H., Scott, P. and Gibbons, M. (2001) Re-Thinking Science: Knowledge and the Public in an Age of Uncertainty. Cambridge, UK, Polity Press. OECD (1997) National Innovation Systems. Paris, OECD. OECD (1998) Technology, Productivity and Job Creation: Best Policy Practices. Paris, OECD. OECD (1999) Managing National Innovation Systems. Paris, OECD. OECD (2002) Benchmarking Industry-Science Relationships. Paris, Organisation for Economic Co-Operation and Development. OECD (2005) Main Science and Technology Indicators. Packer, K. (1994) "Academic-Industry Relations Selected Bibliography." Science and Public Policy, 21(2), pp.117-119. Padget, D.K. (1998) Qualitative Methods in Social Work Research: Challenges and Rewards. Thousand Oaks, California, Sage. Parayil, G. and Sreekumar, T.T. (2004) "Industrial Development and the Dynamics of Innovation in Hong Kong." International Journal of Technology Management, 27(4), pp.369-392. Park, H.W., Hong, H.D. and Leydesdorff, L. (2005) "A Comparison of the Knowledge-Based Innovation Systems in the Economies of South Korea and the Netherlands Using Triple Helix Indicators." Scientometrics, 65(1), pp.3-27. Patel, P. and Pavitt, K. (1994) "National Innovation Systems: Why They Are Important, and How They Might Be Measured and Compared." Economic Innovation and New Technologies, 3, pp.77-95. Peters, L. and Fusfeld, H. (1982) Current US University-Industry Research Connections. Washington, National Science Foundation. Polt, W., Rammer, C., Gassler, H., Schibany, A. and Schartinger, D. (2001a) Benchmarking Industry-Science Relations: The Role of Framework Conditions. Final Report to European Commission, Enterprise DG and Federal Ministry of Economy and Labour, Austria by Joanneum Research, Vienna. Polt, W., Rammer, C., Gassler, H., Schibany, A. and Schartinger, D. (2001b) "Benchmarking Industry-Science Relations: The Role of Framework Conditions." Science and Public Policy, 28(4), pp.247-258. Porter, M. (1998) "Clusters and the New Economics of Competition." Harvard Business Review, 76(6), pp.77-90. Radosevic, S. (1999) "Transformation of Science and Technology Systems into Systems of Innovation in Central and Eastern Europe: The Emerging Patterns and Determinants." Structural Change and Economic Dynamics, 10(3-4), pp.277-320. Rahm, D. (1994) "Academic Perceptions of University-Firm Technology Transfer." Policy Studies Journal, 22(2), pp.267-278. Rahm, D., Kirkland, J. and Bozeman, B. (2000) University-Industry R&D Collaboration in the United States, the United Kingdom and Japan. Dordrecht/Boston/London, Kluwer Academic Publishers. Rip, A. and van der Meulen, B. (1996) "The Post-Modern Research System." Science and Public Policy, 23(6), pp.343-352. Robson, C. (2002) Real World Research: A Resource for Social Scientists and Practitioners-Researchers. Oxford, Blackwell Publishing. Saad, M. and Zawdie, G. (2005) "From Technology Transfer to the Emergence of a Triple Helix Culture: The Experience of Algeria in Innovation and Technological Capability Development." Technology Analysis & Strategic Management, 17(1), pp.89-103. Saad, M., Zawdie, G., Derbal, A. and Lee, R. (2005). "Issues and Challenges Arising from a Greater Role of the University in Promoting Innovation in Developing Countries: A Comparative Study of Experiences in Malaysia, Algeria and Ethiopia." Paper presented to the 5th Triple Helix Conference at Turin, Italy, 18-21 May 2005. Sabato, J. (1975) El Pensamiento Latinoamericano En La Problematica Ciencia– Technologýa–Desarrollo-Dependencia. Buenos Aires, Paidos. Sabato, J. and Mackenzi, M. (1982) La Produccion De Technologýa Autonoma O Transnacional. Mexico, Nueva Imagen. Salisbury, L. (1993) "Industry–University Co-Operation 1987–1993: A Selected and Annotated Bibliography." International Journal of Technology Management, 8, pp.812-836. Schartinger, D., Rammer, C., Fischer, M.M. and Frohlich, J. (2002) "Knowledge Interactions between Universities and Industry in Austria: Sectoral Patterns and Determinants." Research Policy, 31(3), pp.303-328. Schmoch, U. (1999) "Interaction of Universities and Industrial Enterprises in Germany and the United States: A Comparison." Industry and Innovation, 6(1), pp.51 - 68. Scott, N. (1998) "Strategy for Activating University Research." Technological Forecasting and Social Change, 57,pp.217-231. Shinn, T. (2002) "The Triple Helix and New Production of Knowledge: Prepackaged Thinking on Science and Technology." Social Studies of Science, 32(4), pp.599-614. Siegel, D.S., Waldman, D.A., Atwater, L.E. and Link, A.N. (2004) "Toward a Model of the Effective Transfer of Scientific Knowledge from Academicians to Practitioners: Qualitative Evidence from the Commercialization of University Technologies." Journal of Engineering and Technology Management, 21(1-2), pp.115-142. Spyros (2005), University – Industry Knowledge and Technology Transfer in Switzerland: The University View, Swiss federal Institute of Technology. Temsiripoj, W. (2003) Academic-Industry Links in Thailand and the UK: A Comparative Analysis. PhD thesis, Manchester University. Todaro, Michael, P., (2006). Local and Economic Development in the city of Captown. University of Stellenbocsh. Van der Steen, M. (1999) Evolutionary Systems of Innovations : A Veblian-Oriented Study into the Role of the Government Factor. Assen, The Netherlands, Van Gorcum. Knowledge; the “DNA” of the Triple Helix." Theme paper for the 5th Triple Helix Conference, Turin, Italy. Available from: < Viotti, E.B. (2002) "National Learning Systems: A New Approach on Technological Change in Late Industrializing Economies and Evidences from the Cases of Brazil and South Korea." Technological Forecasting and Social Change, 69(7), pp.653- 680. Webster, A. (1994) "International Evaluation of Academic-Industry Relations: Contexts and Analysis." Science and Public Policy, 21(2), pp.72-78. Wu, F.S. (2000) An Empirical Study of University-Industry Research Co-Operation: The Case of Taiwan. Paper presented to the OECD-NIS Focus Group Conference on Innovation Firm and Networks at Rome, Italy. Yin, R., K. (2003). Case Study Research: Design and Methods (3rd ed.), SAGE Publication, London. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN Nguyen Duc Trong, Le Hieu Hoc (2014). “A framework of evaluation the collaboration between university and industry in technology transfer”. Journal of Science and technology (technical universities). Pg 158 – 163. Đào Chung Hải, Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2015). "Bài học cho Việt Nam từ liên kết trường đại học – doanh nghiệp tại Nhật Bản". Tạp chí Tài chính. Trang 105 – 106. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Công viên khoa học – một giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp”. Tạp chí Công Thương. Trang 60 – 65. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Mô hình Triple Helix về liên kết trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ và đề xuất cho Việt Nam”. Tạp chí Quản lý kinh tế. Trang 48 – 47. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Thực trạng liên kết trường đại học - doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu từ góc nhìn doanh nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 236 (II), tháng 2/2017, trang 103 – 114. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Liên kết trường đại học – doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: tình huống nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Nghiên cứu kinh tế (Economics Studies), số 5 (468), tháng 5/2017, trang 42 – 56. Nguyễn Đức Trọng, Lê Hiếu Học (2017). “Giải pháp phát triển liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo, số 17, tháng 6/2017, trang 41 – 43. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Liên kết trường Đại học và doanh nghiệp: Kết quả khảo sát tại Đại học Bách Khoa Đà Nẵng”. Tạp chí Công Thương, số 7, tháng 6/2017, trang 251 – 257.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_cac_yeu_to_anh_huong_toi_lien_ket_giua_truong_dai_ho.doc
  • docx0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA DIA CD LUAN AN TIEN SI.docx
  • pdf0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA DIA CD LUAN AN TIEN SI.pdf
  • docx0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA LUAN AN TIEN SI.docx
  • pdf0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA LUAN AN TIEN SI.pdf
  • docx0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA TOM TAT LUAN AN TIEN SI.docx
  • pdf0 - NGUYEN DUC TRONG - BIA TOM TAT LUAN AN TIEN SI.pdf
  • pdf2 - NGUYEN DUC TRONG - LUAN AN TIEN SY NOP BVE CAP TRUONG.pdf
  • doc3 - NGUYEN DUC TRONG - TOM TAT LUAN AN BAO VE CAP TRUONG.doc
  • pdf3 - NGUYEN DUC TRONG - TOM TAT LUAN AN BAO VE CAP TRUONG.pdf
  • doc4 - NGUYEN DUC TRONG - TRICH YEU LUAN AN TIEN SI.doc
  • pdf4 - NGUYEN DUC TRONG - TRICH YEU LUAN AN TIEN SI.pdf
  • docx5 - NGUYEN DUC TRONG - THONG TIN TOM TAT KET LUAN MOI.docx
  • pdf5 - NGUYEN DUC TRONG - THONG TIN TOM TAT KET LUAN MOI.pdf
  • pdfNGUYEN DUC TRONG - PHU LUC LUAN AN.pdf
  • docPHU LUC 1.1 - CAU HOI PHONG VAN CHUYEN GIA TU DAI HOC.doc
  • docPHU LUC 1.2 - CAU HOI PHONG VAN CHUYEN GIA TU DOANH NGHIEP.doc
  • docPHU LUC 2.1 - DANH SACH CHUYEN GIA PHONG VAN TU TRUONG DAI H.doc
  • docPHU LUC 2.2 - DANH SACH CHUYEN GIA PHONG VAN TU DOANH NGHIEP.doc
  • docPHU LUC 3.1 - PHIEU KHAO SAT TAI TRUONG DAI HOC.doc
  • docPHU LUC 3.2 - PHIEU KHAO SAT TAI DOANH NGHIEP.doc
  • docPHU LUC 4 - KET QUA PHAN TICH DU LIEU TRUONG DAI HOC - DOANH.doc
Luận văn liên quan