Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước là một vấn đề khó khăn phức
tạp, là công việc cần thiết của các quốc gia trên thế giới. Là nội dung then
chốt không thể thiếu trong cải cách hành chính. Nước nào giải quyết nhanh,
tiến hành đúng lúc, đúng mức và kịp thời sẽ góp phần tích cực trong quá trình
thiết kế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, phù hợp và có hiệu
quả; có khả năng điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước hợp lý, rõ ràng; làm cho việc phân công phân cấp quản lý hiệu quả
tránh được tình trạng chồng chéo, trùng lắp; tạo lập được mối quan hệ phối
kết hợp các ngành lĩnh vực chặt chẽ tác động tích cực đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu trên luận án tiến sĩ đã tập
trung nghiên cứu một số nội dung:
178 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cơ quan ngang bộ, vụ,
tỉnh, huyện và bản; nhằm tạo ra hệ thống quản lý hiện đại và cung cấp hệ
thống công nghệ hiện đại phù hợp đối với người dân. Mục đích của xây dựng
chính phủ điện tử là taọ điều kiện cho nhân dân có thể truy cập vào hệ thống
thông tin của nhà nước mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng điện tử; thông qua
hệ thống điện tử này nhân dân ở cấp cơ sở, đặc biệt nhân dân ở vùng khó
khăn có thể nhận được dịch vụ do nhà nước cung cấp rất thuận lợi, vừa tiết
kiệm thời gian vừa tiết kiệm được chi phí. Chính phủ điện tử ngoài việc cung
cấp dịch vụ đến với người dân thì vẫn còn tạo điều kiện thuận lợi trong mối
quan hệ giữa chính phủ với nhau, giữa chính phủ với doanh nghiệp...có nhiều
thuận lợi và hiệu quả. Cho nên, trong quá trình cải cách bộ máy hành chính
nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử cũng là nội dung rất quan trọng và
không thể thiếu. Nhưng để xây dựng chính phủ điện tử đáp ứng với đặc điểm
và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước Lào hiện nay cần phải tập
trung theo hướng sau:
- Trước hết chính phủ Lào cần ban hành các bộ luật để tạo điều kiện và
vận dụng chính phủ điện tử có hiệu quả như: luật giao dịch điện tử; luật công
nghệ thông tin; luật viễn thông...đây là nền tảng quan trọng để ứng dụng công
nghệ thông tin, truyền thông ở Lào nói chung và các dịch vụ công điện tử của
chính phủ nói riêng.
- Xây dựng hệ thống chính phủ điện tử thuận lợi, tạo được sự tin tưởng
cho các cơ quan nhà nước. Xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin-
140
truyền thông và xây dựng cổng thông tin điện tử. Xây dựng cơ sở hạ tầng
trang thiết bị, kho dự phòng và các hệ thống an ninh. Sắp xếp, bố trí nguồn
nhân lực vào các lĩnh vực thực hiện chương trình ứng dụng, cơ sở dữ liệu, ổ
cứng và mạng. Hỗ trợ mỗi vùng thông qua bàn trợ giúp và các dịch vụ hành
chính.
- Đào tạo kỹ năng tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức và công dân;
để phục vụ tốt các tổ chức và công dân, cần có đội ngũ cán bộ, công chức vận
hành hệ thống dịch vụ trực truyến một cách thành thạo. Đồng thời bản thân
các tổ chức và công dân tiếp nhận các dịch vụ này cũng cần có các hiểu biết
căn bản về công nghệ thông tin. Do đó, việc đào tạo kỹ năng, tin học cho đội
ngũ cán bộ, công chức và công dân là rất cần thiết. Chính phủ điện tử không
cần: “công chức điện tử” mà còn cần có “công dân điện tử”. Người dân chỉ có
thể tham gia các dịch vụ của chính phủ nếu những dịch vụ trực truyến này tốt,
thuận lợi, nhanh chóng. Công dân điện tử cũng là người đóng góp ý kiến hay
các ý tưởng để các dịch vụ công điện tử của chính phủ ngày càng nâng cao
chất lượng và hiệu quả.
- Bảo đảm an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các dịch vụ công
trực truyến. Cho nên các chuyên gia an ninh mạng và công ty xây dựng phần
mềm dịch vụ công trực truyến cần lựa chọn phương án để hài hòa hai yếu tố
an ninh và sự thuận tiện. Nhưng cũng cần có biện pháp phòng ngừa với những
nguy cơ như: bị đánh cắp dữ liệu, sai lệch kết quả, sửa đổi thông tin, giả mạo.
Để phòng ngừa tất cả nguy cơ này các biện pháp đảm bảo an ninh phải được
thực hiện ở tất cả các tầng truy nhập.
- Xây dựng các chương trình bằng tiếng Lào để tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân tham gia hiệu quả. Đồng thời phải đưa các chương trình này vào
trong hệ thống giáo dục các cấp; nhằm tạo cơ hội nghiên cứu và phát triển khả
năng về tin học của học sinh, sinh viên.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong tổ chức và hoạt động chính phủ
điện tử. Các hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ để có
thể phát hiện những thiếu sót của các quy trình điện tử trong hoạt động của
141
nội bộ chính phủ hoặc những sai phạm trong các giao dịch điện tử của chính
phủ. Kiểm tra định kỳ còn có thể dự đoán được các rủi ro sẽ xảy ra, từ đó tìm
các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa.
Tóm lai, xây dựng và phát triển chính phủ điện tử với công nghệ cao,
kỹ thuật hiện đại cho phép xử lý và chuyển thông tin nhanh chóng và chính
xác. Nhờ công nghệ thông tin và viễn thông chính phủ điện tử tiết kiệm được
thời gian và chi phí trong các công việc xử lý giấy tờ, do đó, tăng cường hiệu
quả trong hoạt động của chính phủ. Cho nên nếu thực hiện tốt và phát triển
chính phủ điện tử đi đúng hướng, phù hợp với đặc điểm ở Lào thì sẽ góp phần
phát triển nền hành chính nhà nước Lào hiện đại, minh bạch và hiệu quả.
4.2.6. Đề xuất một số mô hình bộ máy hành chính nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong tương lai
4.2.6.1. Phát huy hiệu quả chế độ kiêm nhiệm hai chức danh lãnh
đạo đảng và chính quyền
Trong điều kiện đất nước Lào ngày càng phát triển, nhà nước có rất
nhiều việc phải làm, nhưng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng về chất lượng, cho
nên chưa đến lúc phải tách hai chức danh (mặc dù số liệu điều tra có tới 58%
tán thành với ý kiến tách hai chức danh, chỉ có 36% tán thành với ý kiến tiếp
tục thực hiện chế độ kiêm nhiệm). Trên thực tế mô hình kiêm nhiệm vẫn còn
phù hợp với điều kiện đất nước Lào hiện nay. Tuy nhiên, nếu duy trì theo mô
hình này cần phải phát huy hiệu quả theo hướng:
Một là, cán bộ lãnh đạo và quản lý phải có quy chế làm việc hợp lý,
điều chỉnh được thời gian, tập trung vào công việc, làm đúng vai trò của mỗi
chức danh cụ thể, không lẫn lộn, nhất định hiệu quả và chất lượng sẽ cao hơn.
Hiện nay khối lượng công việc nhiều, khó thực hiện hài hoà công tác đảng -
công việc chính quyền. Công việc của chủ tịch thường trực tiếp, cụ thể, khẩn
trương, đa dạng và phức tạp dễ lôi cuốn bí thư đồng thời là chủ tịch tập trung
cho công tác chính quyền, cho nên khi duy trì mô hình kiêm nhiệm hai chức
danh, cán bộ lãnh đạo quản lý phải giải quyết được hai công việc song song.
Vừa tập trung công sức cho công tác đảng và công tác chính quyền, biết phân
142
chia thời gian nghiên cứu chủ trương, đường lối, biết giành thời gian giải
quyết công việc của chính quyền cụ thể, có thời gian cho việc suy nghĩ, đề
xuất những chủ trương, kế hoạch lớn, thường xuyên đi cơ sở, chống tình trạng
quan liêu, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đầy đủ.
Hai là, duy trì chế độ kiêm nhiệm hai chức danh lãnh đạo đảng và
chính quyền sẽ giải quyết được mâu thuẫn, giải quyết công việc được nhanh
hơn. Mô hình kiêm nhiệm phải xác định rõ và làm tốt vai trò của mình, nhất
là khi ở “vai bí thư” phải giải quyết theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, khi ở “vai chủ tịch” phải giải quyết theo nguyên tắc thủ trưởng
quyết định.
Ba là, mô hình kiêm nhiệm hai chức danh lãnh đạo đảng và chính
quyền cần phải có chế độ lựa chọn cán bộ hiệu quả, lựa chọn được những
người có khả năng thật sự để đảm nhiệm cả hai chức vụ bí thư đồng thời là
chủ tịch; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chất lượng; đồng thời phải
luôn luôn được nâng cao về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng và
quản lý nhà nước.
Bốn là, việc tuyển dụng cán bộ vào đảm nhiệm chức danh kiêm nhiệm
phải có đủ các tiêu chuẩn: về phẩm chất chính trị, phải có lập trường chính trị
vững vàng, kiên định và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới,
kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng. Về năng lực lãnh
đạo quản lý, phải thể hiện việc vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, chủ động sáng tạo, tham gia các quyết định của tập thể và
tổ chức có hiệu quả. Về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, có trình độ lý luận
chính trị, hiểu biết lĩnh vực quản lý nhà nước, có khả năng thành thạo giỏi
việc của mình, biết sâu sắc và kỹ lưỡng việc chung. Về đạo đức cá nhân phải
có đạo đức cách mạng cần kiệm, liên, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức
kỷ luật, giữ gìn đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan hành chính nhà nước, gắn
bó với quần chúng.
4.2.6.2. Mô hình bộ máy hành chính nhà nước tương lai
Trên cơ sở tham khảo mô hình bộ máy hành chính Việt Nam, Trung Quốc
143
Liên bang Nga và Hàn Quốc đã nêu trong chương 2. Cả 4 nước có hệ thống tổ
chức hành chính khác nhau: Đối với mô hình của Việt Nam và Trung Quốc là
nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh công nông
làm cơ sở, chuyên chính dân chủ nhân dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ
căn bản của hai nước. Mô hình của Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức theo
mô hình nhà nước đơn nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên Trung
Quốc khác Việt Nam trong việc thực hiện chế độ kiêm nhiệm chức danh tổng
bí thư và chủ tịch nước. Cả hai mô hình này là điều kiện cần thiết trong việc
thiết kế mô hình tổ chức bộ máy cho CHDCND Lào.
Đối với mô hình của Liên bang Nga và Hàn Quốc, đều có sự khác biệt
về chế độ chính trị. Tuy nhiên, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô,
thực hiện mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên, tiến hành cải cách rất thành công
trong kỷ lục. Đối với Hàn Quốc là một nước dân chủ toàn diện và theo chế độ
cộng hòa Tổng thống; Thủ tướng Hàn Quốc do tổng thống chỉ định và lãnh
đạo chính phủ. Việc phân cấp quản lý của Hàn Quốc là giao quyền tự quản
cho địa phương để tạo điều kiện cho địa phương phát huy vai trò. Cho nên
việc học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền hành chính khác nhau cũng là
điều kiện tốt trong việc vận dụng bài học quản lý công mới vào điều kiện đất
nước Lào hiện nay.
Những mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của các nước nêu
trên, là tạo điều kiện cho việc thiết kế mô hình bộ máy hành chính Lào trong
tương lai như sau:
Đối với Trung ương:
Mô hình chính phủ được xây dựng theo quan điểm:
- Quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch;
cơ quan nào quản lý tốt nhất giao cho cơ quan đó làm, cấp nào quản lý có
hiệu quả giao cho cấp đó thực hiện.
- Xây dựng hệ thống hành pháp và hành chính thống nhất, theo thứ bậc
hành chính chặt chẽ.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào.
144
Tổ chức bộ máy Chính phủ như sau:
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, chỉ huy tối cao hệ thống hành
pháp và hành chính; là người đứng đầu chính phủ và do Quốc hội bầu ra trong
số đại biểu Quốc hội; ban hành các sắc lệnh và quyết định;
- Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước chọn trong số đại biểu Quốc
hội và do Quốc hội bầu; là người đứng thứ hai thực hiện quyền hành pháp và
người đứng đầu nền hành chính nhà nước.
- Các thành viên chính phủ do Thủ tướng đề nghị và Quốc hội bầu; các
thành viên chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trước Chủ tịch nước và Quốc
hội và chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng, (xem hình 4.1)
Hình 4.1: Mô hình tổ chức bộ máy chính phủ Trung ương
Đối với địa phương:
Trong tương lai, việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước địa phương
phải tuân thủ các nguyên tắc:
Chủ tịch nước
Cử tri/công dân
có quyền bầu cử
Quốc hội
Thủ tướng
chính phủ
- Các phó thủ tướng
- Các thành viên CP
Bầu
Bầu
Bầu, miễn nhiệm
Đề cử
Đề cử
Theo đề nghị CTN
CCTN
Phê chuẩn theo
Đề nghị của TT
Bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo nghị
quyết Quốc hội
145
- Tư cách pháp nhân công pháp của các cấp chính quyền địa phương;
- Áp dụng thể chế tản quyền hay phân quyền địa phương đúng với thể
chế chính trị và điều kiện của đất nước.
- Thực hiện quyền tập trung và giám sát của Trung ương và quyền tự
quản của các địa phương (phân cấp, phân quyền của địa phương) theo luật
pháp quy định;
- Cấp chính quyền địa phương, cấp tỉnh có tỉnh và thành phố, cấp
huyện có huyện và thị xã, cấp bản có bản. Tuy nhiên cơ quan hành chính cấp
tỉnh và huyện đều phải có Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính các cấp.
còn đối với cơ quan hành chính cấp bản không tổ chức HĐND vì cấp này là
cấp cơ sở mang tính tự quản.
- Thực hiện chế độ bổ nhiệm các công chức lãnh đạo địa phương, trên
cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn các chức danh quy định;
Sự thay đổi của bộ máy hành chính nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi về
việc phân quyền giữa cơ quan hành chính trung ương và địa phương. Xu thế
phân quyền trong điều kiện mới trung ương không thể ôm đồm, với tay xuống
chính quyền địa phương như trước đây mà cần hướng tới xây dựng chính
quyền tự quản ở địa phương.
Một nguyên tắc quan trọng trong phân quyền là “việc gì cấp dưới có
khả năng làm tốt, tiện lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp thì phân cho
cấp dưới làm và chịu trách nhiệm trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất trong
quản lý nhà nước”. Nhiều nước đã áp dựng nguyên tắc tự quản địa phương.
Chính quyền tự quản sẽ có chủ quyền trên các lĩnh vực chủ yếu của địa
phương như: ban hành các quy định riêng, thiết lập bộ máy, sử dụng viên
chức giúp việc. Quyết định tài chính và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Như vậy, chính quyền địa phương được độc lập hoạt
động theo luật định. Các cấp chính quyền thực hiện chức năng kiểm tra,
hướng dẫn, giám sát về tính hợp pháp và hợp lý của chính quyền địa phương.
Về tổ chức bộ máy: tổ chức HĐND do dân bầu và lập ra cơ quan thực
thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước và kiểm soát hoạt động của cơ
146
quan này. Về thực chất cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cơ quan
thường trực của HĐND, do HĐND lập ra.
Như vậy, về nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương tự quản là
phân cấp theo lãnh thổ, tự phục vụ, tự quyết định và tự trang trai thu, chi ngân
sách tho hướng trọn gói. Ưu thế nổi trội của chính quyền địa phương tự quản
buộc phải quan tâm ngày càng nhiều lợi ích, nhu cầu chính đáng của nhân dân
địa phương và người dân sẽ tích cực tham gia các hoạt động của chính quyền
địa phương như thông qua các quyền bầu, miễn nhiệm đại biểu HĐND tỉnh,
HĐND huyện và trưởng bản khi mình không còn tín nhiệm; đồng thời có
nghĩa vụ đóng góp các hoạt động tự quản của địa phương (xem hình 4.2, hình
4.3 và hình 4.4).
Hình 4.2. Mô hình hiện nay: Tập trung thẩm quyền ban hành
chính sách công vào cơ quan hành chính trung ương
Trung ương
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp bản
Càng xuống
thấp càng ít
thẩm quyền ban
hành chính sách
147
Hình 4.3. Mô hình tương lai: Xu thế phân quyền cho địa phương
Hình 4.4. Mô hình cơ quan hành chính nhà nước trong tương lai
Lưu ý: cơ quan hành chính các cấp
có cơ quan chuyên môn giúp việc
Trung ương
(Chính phủ)
Chính quyền
địa phương
Việc nào trung ương đã phân quyền cho địa phương
thì giao cho địa phương tự quyết định
Quốc Hội
Chủ tịch nước
Bộ, CQ
ngang
bộ
Chính phủ
TANDTC
VKSNDTC
Sở
Phòng
Ban
CQHC cấp tỉnh
CQHC cấp huyện
CQHC cấp bản
HĐND Tỉnh
HĐND huyện
Nhân Dân
TANDPT
VKSND
tỉnh
TAND
tỉnh
VKSNDPT
TAND
Khu vực
VKSND
Khu vực
148
Qua các giải pháp và một số mô hình trên cho thấy, nếu bộ máy hành
chính nhà nước ở CHDCND Lào điều chỉnh được theo hướng như vậy sẽ đảm
đảm được hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước: Một là, góp phần phát huy dân chủ và công bằng trong các quan hệ
giữa cơ quan quản lý nhà nước với công dân và tổ chức; hai là, công khai
minh bạch về thông tin; ba là, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có hệ thống phối
hợp nhuần nhuyễn, thông suốt từ trung ương đến địa phương; bốn là, hiện đại
hóa nền hành chính; năm là, thái độ phục vụ và ứng xử đối với công dân sẽ
tốt hơn, có độ tin cậy và sẵn sàng trong phục vụ; sáu là, tạo sự hài lòng trong
công việc của công chức, sự hài lòng của công dân.
Tiểu kết chương 4:
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở CHDCND Lào là nội dung mà
Đảng và Nhà nước rất quan tâm suốt quá trình xây dựng và bảo về tổ quốc.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành
công, Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã đưa ra nhiều quan điểm, định hướng
để làm cơ sở vững chắc trong quá trình tổ chức và triển khai vào thực tế phù
hợp với điều kiện khách quan. Những quan điểm nêu trên đều thể hiện được
tính pháp lý, tính nguyên tắc, tính dân chủ...Làm tốt một số quan điểm trên có
thể góp phần vào quá trình cải cách bộ máy hành chính đi đúng hướng và có
hiệu quả. Chính vì vậy, để phát huy tinh thần của Đảng nhân dân Cách mạng
Lào trên, Nhà nước đã chủ động triển khai cải cách bộ máy hành chính vào
thưc tế có hiệu quả; nhưng vẫn còn mặc phải những hạn chế nhất định. Vì thế,
để góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tác giả đã đưa ra một số đề
xuất cải cách cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước; về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước; về sự phân cấp và phối hợp
quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành lĩnh vực và đề xuất
phát triển chính phủ điện tử và đề xuất một số mô hình tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước Lào trong tương lai nhằm xây dựng nền hành chính thực sự
phục vụ nhân dân được tốt hơn và hiệu quả hơn.
149
KẾT LUẬN
Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước là một vấn đề khó khăn phức
tạp, là công việc cần thiết của các quốc gia trên thế giới. Là nội dung then
chốt không thể thiếu trong cải cách hành chính. Nước nào giải quyết nhanh,
tiến hành đúng lúc, đúng mức và kịp thời sẽ góp phần tích cực trong quá trình
thiết kế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, phù hợp và có hiệu
quả; có khả năng điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước hợp lý, rõ ràng; làm cho việc phân công phân cấp quản lý hiệu quả
tránh được tình trạng chồng chéo, trùng lắp; tạo lập được mối quan hệ phối
kết hợp các ngành lĩnh vực chặt chẽ tác động tích cực đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.Để đáp ứng yêu cầu trên luận án tiến sĩ đã tập
trung nghiên cứu một số nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu các công trình của các tác giả về nội dung
liên quan đến cải cách bộ máy hành chính nhà nước; trong đó gồm có các
công trình nghiên cứu của Việt Nam, công trình nghiên cứu của một số tác giả
ở Lào và công trình nghiên cứu của một số nước. Từ đó đánh giá các kết quả
nghiên cứu của các tác giả và đưa ra một số nội dung mà tác giả trên chưa đề
cấp tới nhằm mục đích giải quyết những nội dung quan trọng và sát với thực
tế của CHDCND Lào.
Để làm rõ cơ sở lý luận, luận án tập trung đưa ra các quan điểm, định
nghĩa, giải đáp những từ khóa; đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan về cải
cách bộ máy hành chính nhà nước; đưa ra mục đích, yêu cầu, nội dung và
nguyên tắc trong cải cách bộ máy hành chính; đồng thời nghiên cứu kinh
nghiệm của một số nước và rút ra bài học cho quá trình cải cách nhà nước ở
CHDCND Lào.
Từ đó nghiên cứu thực trạng, xuất phát từ đặc điểm chung của nhà
nước Lào; nêu và phân tích thực trạng cải cách bộ máy hành chính nhà nước
trong thời gian qua, tập trung vào những nội dung quan trong: thực trạng về
kiêm nhiệm hai chức danh lãnh đạo đảng và chính quyền; về cải cách cơ cấu
150
bộ máy hành chính trong đó nêu rõ quá trình cải cách cơ cấu bộ máy hành
chính Trung ương và địa phương; phân tích về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của bộ máy hành chính nhà nước; phân tích việc phân cấp quản lý giữa
Trung ương và địa phương, việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan hành
chính nhà nước cũng như các ngành, lĩnh vực; từ đó nghiên cứu quá trình xây
dựng nền hành chính hiện đại trong thời gian qua. Từ kết quả trên luận án có
đề cập một số hạn chế trong quá trình cải cách; đây chính là chỗ dựa trong khi
đề xuất một số giải pháp.
Để bảo đảm cho việc đề xuất các giải pháp; luận án nghiên cứu các
quan điểm của Đảng nhân dân Cách mạng Lào về cải cách bộ máy hành chính
nhà nước, các quan điểm trên đều thể hiện tính cấp bách, sự cần thiết khách
quan trong cải cách bộ máy hành chính, đồng thời thể hiện được sự đúng đắn
trong đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để góp
phần vào cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành công; luận án đề xuất
một số giải pháp như: một là, cải cách cơ cấu bộ máy hành chính cả trung
ương và địa phương, theo hướng gọn nhẹ, phù hợp và hiệu quả; hai là, xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; ba là, phân cấp quản lý giữa bộ máy
hành chính Trung ương và địa phương; bốn là, tổ chức phối hợp giữa các
ngành, lĩnh vực; năm là, xây dụng và phát triển chính phủ điện tử để cung cấp
các dịch vụ công đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; sáu là đề
xuất mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Lào trong tương lai nhằm
xây dựng bộ máy hành chính hiện đại và phục vụ nhân dân được tốt hơn,
nhanh hơn, hiệu quả hơn. Những đề xuất trên là có cơ sở khoa hoc, có tính
khả thi và phù hợp với điều kiện cải cách bộ máy hành chính ở CHDCND
Lào hiện nay. Tuy nhiên, luận án chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, các lập
luận còn nhiều yếu tố chủ quan, cần có thời gian hoàn thiện, phát triển. Tác
giả mong được sự chỉ giáo của quý thầy cô, các nhà khoa học trong hội đồng,
và sự góp ý của độc giả và các bạn học viên, nghiên cứu sinh về những khiếm
khuyết của luận án. Xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Khăm Mon Chăn Thạ chít: “Cải cách hành chính nhà nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị -
Hành chính, Học viện chính trị và Hành chính Quốc gia Lào số tháng
5,6/2015.
2. Khăm Mon Chăn Thạ Chít: “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 235, tháng
8/2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán-Việt, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996.
2. Bộ nội vu, Học viện hành chính quốc gia (2014), tài liệu bồi dưỡng ngạch
chuyên viên chính, Nxb, Bách khoa.
3. Thiên Bình, Cải cách Trung quốc, Chính sách của Tập Cận Bình, 2015.
4. Nguyễn Chiến (2013), Cải cách hành chính: kinh nghiệm từ quốc tế.
5. Ngô Thành Can (2013), tổng quan về nghiên cứu khoa học hành chính
(sách chuyên khảo), Nxb, lao động, Hà Nội.
6. Chăn Pheng Phong Si Khăm (2007), luận văn: “Bộ máy hành chính nhà
nước CHDCND Lào, sơ lược và định hướng hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ
quản lý hành chính công, học viện hành chính thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lê Sĩ Dược(2000) cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong cộng
cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Nxb, chính trị quốc gia.
8. Nguyễn Hồng Diên (2009): “Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh
theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện hành chính quốc gia.
9. Phan Hữu Dật (chủ biên)(1984): Phương sách dùng người của ông cha ta
trong lịch sử, Nxb, Chính trị quốc gia.
10. Giáo trình quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước(2006), Nxb
giáo dục, Hà Nội.
11. Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật (2007), Nxb, Khoa học
và kỹ thuật.
12. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2009) dành cho sinh viên đại học - cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
chính trị quốc gia.
13. Giáo trình quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ(2009), Nxb
Khoa học và kỹ thuật.
14. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, năm 2013.
15. Tô Tử Hạ “Cải cách hành chính địa phương, lý luận và thực tiễn”, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
16. Nguyễn Ngọc Hiến(2001) (chủ biên), các giải pháp thúc đẩy cải cách
hành chính ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia.
17. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ
công, Nxb, văn hóa, thông tin.
18. Hành chính công dùng cho nghiên cứu và giảng dạy sau đại học (2006),
Nxb, khoa học và kỹ thuật.
19. Hành chính công, Nxb, khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.
20. Đinh Ngọc Hiện (chủ biên), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội, 2009.
21. Nguyễn Hữu Hải (2013), tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ, lý luận và
thực tiễn, Nxb, Chính trị quốc gia.
22. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2014)“cải cách hành chính nhà nước”, tài liệu bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nước CHDCND Lào.
23. Nguyễn Hữu Khiển (2007), Hỏi-đáp về quản lý hành chính nhà nước, tập
2, Nxb, lý luận chính trị.
24. Bùi Huy Khiên (2013), quản lý công (sách chuyên khảo), Học viện hành
chính quốc gia, Nxb, Chính trị-Hành chính.
25. V.I. Lênin (1978), toàn tập, tập 33, nhà xuất bản tiến bộ, Matxcơva.
26. V.I. Lênin (1978) “Thà ít mà tốt”, tập 45, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va.
27. Luật tổ chức chính phủ Việt Nam, 2001
28. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Việt Nam, ngày 26
tháng 11 năm 2003.
29. Luật tổ chức Chính phủ Việt Nam, năm 2015
30. Luật tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam, năm 2015.
31. Đào Thị Kim Loan (2007) luận án tiến sĩ: “Cải giải pháp hoàn thiện cơ
cấu bộ máy bên trong của các bộ trong giai đoạn cải cách hành chính nhà
nước hiện nay”.
32. Ngân hàng thế giới “phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát
huy tác dụng”, Nxb, văn hóa thông tin, năm 2005.
33. Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạnh 2011-2020, số 30/NQ-CP, ngày 08/11/2011.
34. Than Văn Phúc (2001), cải cách hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp, Nxb, chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đặng Xuân Phương (2011), “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ
quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam”, Sách
chuyên khảo, Nxb chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Phượng (2013), Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ Việt
Nam, Nxb, Chính trị quốc gia.
37. Nguyễn Thị Phượng “Minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính Nhà
nước từ lý luận tới thực tiễn”. Tạp chí quản lý nhà nước, Học viện hành
chính quốc gia số 222 (7/2014)
38. Sổ tay pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, 1998.
39. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước, lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia.
40. Diệp Văn Sơn (2006), Cải cách hành chính, những vấn đề cần biết, Nxb
lao động, Hà nội.
41. Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng, 1997.
42. Từ điển cải cách hành chính và cải cách kinh tế(2001), Nxb, Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
43. Từ điển hành chính, Dự án cải cách hành chính - VIE/92/2002, Hà Nội.
44. Lê Anh Tuấn (2003), cải cách hành chính theo lý thuyết quản lý công mới
ở Nhật Bản và một số nước ASEAN.
45. Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, năm 2006.
46. Nguyền Phương Thảo: Kinh nghiệm về tổ chức chính quyền địa phương
của một số nước trên thế giới, năm 2014.
47. Thuật ngữ hành chính(2009), viện nghiên cứu khoa học hành chính, học
viện hành chính quốc gia, Hà Nội.
48. Lê Sĩ Thiệp, Cải cách bộ máy hành chính cấp Trung ương trong công
cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
49. Tinh Tinh (2002), Cải cách chính phủ cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XXI,
Nxb, Công An nhân dân.
50. Nguyễn Văn Thâm (2003), tổ chức điều hành hoạt động của các công sở,
Nxb, chính trị quốc gia.
51. Tài liệu bồi dưỡng trưởng thôn, bản về quản lý nhà nước(2007), Nxb,
Khoa học và kỹ thuật.
52. Thái Vĩnh Thắng: Thể chế chính trị các nước Châu Âu, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008.
53. Nguyễn Ngọc Thanh (2013)“Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chính
quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ quản lý hành chính
công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.
54. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, tập bài giảng dùng cho đào tạo cử
nhân hành chính, Hà Nội, năm 2013.
55. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb, chính trị
quốc gia Hà Nội.
56. Đoàn Trọng Truyến (2000), đề tài: “cải cách hành chính và cải cách kinh
tế”, Hà Nội.
57. Đoàn Trọng Truyến (2006), cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb, tư pháp.
58. Bùi Thế Vĩnh (2006), mười hai vấn đề về thiết kế và phân tích tổ chức các
cơ quan hành chính nhà nước, Nxb, giao thông vận tải, Hà Nội.
59. Viện nghiên cứu khoa học hành chính “thuật ngữ hành chính”, năm 2009.
60. En So La Thi (2000), luận án tiến sĩ: “Xây dựng Nhà nước đảm bảo quyền
lực của nhân dân lao động ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong
giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện chính trị và
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
61. Gerald E Caiden (1961), Cải cách hành chính, Nxb, Allen Lane the
Penguin.
62. James D. Wolfensohn (1997), “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi”, do Ngân hàng thế giới ấn hành. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. RICH ARD C.SCHOEDER (1999) “An Outline of AMERICAN
Government”, (Khái quát về chính quyền Mỹ), sách tham khảo Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Salvatore SChiavo-Campo và Pachampet Sundaram (2003) “Phục vụ và
duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thể giới cạnh tranh”, Sách
tham khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. The World BanK (2005): “Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa
phương phát huy tác dụng. Nxb, văn hóa thông tin, Hà Nội.
66. http/www. chính phủ việt Nam, năm 2015.
67. http/www. Kết quả nghiên cứu về cải cách hành chính tại Trung quốc,
Hàn Quốc, Singapore, năm 2013.
68.
PHẦN TIẾNG LÀO
69. Ä¡¦º ²ö´¸ò¹¾ (1985) ò²öÀìõº¡-À³˜-, - ͘´ I
(Cay Xon Phôm Vi Han (1985) Tuyển tập, tập I)
70. Ä¡¦º ²ö´¸ò¹¾ (1987) ò²öÀìõº¡-À³˜-, - ͘´ II
(Cay Xon Phôm Vi Han (1987), tuyển tập, tập II)
71. Ä¡¦º ²ö´¸ò¹¾ (1997) ò²öÀìõº¡-À³˜-, - ͘´ III
(Cay Xon Phôm Vi Han (1997), tuyển tập, tập III)
72. Ä¡¦º ²ö´¸ò¹¾ (2005) ò²öÀìõº¡-À³˜-, - ͘´ IV.
(Cay Xon Phôm Vi Han (2005), tuyển tập, tập IV)
73. ¡ö©ì½®¼®¢º¤²ñ¡¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©ì¾¸, ¯ó 2011.
(Điều lệ của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, năm 2011)
74. ¡ö©Ï¾¨-¡¾-¯ö¡£º¤-êɺ¤-«, -Àì¡êó 03/¦²§, ¸ñ-êó
21/10/2003-.
(Luật Tổ Chức Chính quyền địa phương, số 03/QH, ngày 21/10/2003)
75. ¡ö©Ï¾¨-§ñ®-¦ö´®ñ©-꾤-¯ñ¨¾ -Àì¡êó 08/¦²§, ½£ºÍ¸¤-¸¼¤-
¥ñ, ¸ñ-êó 24/12/2007.
(Luật tài sản tri thức số 08/QH, Thủ đô Viêng Chăn, ngày 24/12/2007)
76. ¡½§¸¤-¡¾-ªÈ¾¤¯½-Àê© (2013), -º¡¾© -Áì½ ¦¤-êɾ-꾨-
¢º¤ ¯½-Àê© ¦¾ê¾ì½½-ìñ© ¯½§¾êò¯½-Ī¯½§¾§ö-쾸 Ã-¡¾-
À¢í¾-»È¸´-¦½´¾£ö´-º¾-§¼; ²ò´-¥¿ÎȾ¨-©¨¡ö´-º¾§¼, ½
£ºÍ¸¤-¸¼¤-¥ñ.
(Bộ ngoại giao (2013), cơ hội và thách thức của nước CHDCND Lào khi hội nhập
AEC, Nxb, vụ ASEAN, Thủ độ Viêng Chăn)
77. ¢Ó-ªö¡ìö¤ ¢º¤-¾¨ö¡ ¸È¾-©É¸¨ ¡¾¥ñ©-ª˜¤-£÷É´-£º¤-®É¾,
ìö¤-¸ñ-êó 7/8/1993.
(Quyết định của Thủ tướng về việc tổ chức quản lý cấp bản, ngày 7/8/1993)
78. ¢Ó-ªö¡ìö¤-¢º¤ ¦½²¾-ìñ©«½´öªó Àì¡êó 30/¦²ì, ¸ñ-êó 9/1/1984
¡È¼¸-¡ñ® ¡¾-Á®È¤-Îɾ- †, ¦ ©-¢º®-À¢© ¡È¼¸-¡ñ® ¡¾-£÷É´-
£º¤-À¦©«½¡ò© ì½¹¸È¾¤-¦ø-¡¾¤ -Áì½ êɺ¤-«.
(Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 30/QH, ngày 9/1/1984 về việc phân công
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế giữa Trung ương và địa phương)
79. ¢Óªö¡ìö¤ Àì¡êó 03/£¯ºì ìö¤¸ñêó 21 ´ñ¤¡º 2009
¸È¾©É¸¨¡¾»ñ®»º¤Àºö¾´¾©«¾ ¡¾¥ñ©¯½À²©À´õº¤ Áì½
¡ ¤¥ ¡¡¾¥ ©ª˜¤¢˜À´ º¤Ã ‰¸¯½À ©.
(Quyết định số 03/UBCN, ngày 21/1/2009, về việc quy định tiêu chuẩn phân loại
huyện và bộ máy tổ chức hành chính cấp huyện cả nước)
80. ¢Óªö¡ìö¤Àì¡êó 03/¡´¦², ìö¤¸ñêó 20 ²ô©¦½²¾ 2011
¸È¾©É¸¨¡¾¦É¾¤®É¾À¯ñ¹ö¸Îȸ¨ ²ñ©ê½¾,
¦É¾¤®É¾Ã¹¨ÈùÉÀ¯ñªö¸À´õº¤Éº¨Ã§ö½®ö©.
(Quyết định số 03/BCT, ngày 20/5/2011 về xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển,
xây dựng bản lớn thành khu đô thị ở nông thôn)
81. ¢Ó-ªö¡-ìö¤- ¢º¤-¡½§¸¤-²¾¨-à Àì¡êó 674/², ìö¤¸ñêó
27/9/2012 ¸È¾©É¸¨¡¾¥ ©ª˜¤ Á ½
¡¾À£ˆºÄ¹¸¢º¤º ¤¡¾¯ ¡£º¤®É¾.
(Quyết định của Bộ nội vụ số 674/NV, ngày 27/9/2012 về tổ chức và hoạt động của
cơ quan hành chính cấp bản)
82. ¢Óªö¡ìö¤ Àì¡êó 104/¨, ìö¤¸ñêó 4 ¡ñ¨¾ 2012 ¸È¾©É¸¨
¡¾£÷É´£º¤²½ñ¡¤¾Œìñ©«½ ¡º ª¾´¢½ÁΤ¡¾µøÈêɺ¤«.
(Quyết định số 104/CP ngày 4/9/2012 về việc quản lý cán bộ-công chức theo ngành
ở địa phương).
83. ¢Óªö¡ìö¤Àì¡êó 631/², ìö¤¸ñêó 4/9/2012 ¸È¾©É¸¨
¡¾ºº¡Àº¡½¦¾ê¾¤ìñ©«½¡¾ ¢º¤ºö¤¡¾¯ö¡£º¤®É¾.
(Quyết định số 631/NV, ngày 4/9/2012 về việc ban hành các thủ tục hành chính của
cơ quan hành chính cấp bản)
84. ¢Óªö¡ìö¤¢º¤¾¨ö¡Àì¡êó 99/¨, ìö¤¸ñêó 8/10/2013 ¸È¾©É¸¨
¡¾¯ñ®¯÷¤ì½®º®º÷©Îø
ùɲ½ ¡¤¾¢˜®É¾ †®Ò´ À¤ À© º.
(Quyết định của Thủ tướng số 99/CP, ngày 8/10/2013 về cải cách chế độ hỗ trợ đối
với cán bộ cấp bản không có lương)
85. £¤¡¾ ¡¾À´õº¤¢º¤²ñ¡ ¯½§¾§ö¯½ªò¸ñ©ì¾¸, 1972.
(Cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, năm 1972)
86. £¿-²ñ ¸ò²¾-¸ñ (2001) “®¾¤-Á¸-£¸¾´-£ò© ¡È¼¸-¡ñ® ¡¾-
®øì½½¡ö¤¥ñ¡-ìñ©«½®¾” ¸¾-ì½-¦¾- º¾-ì÷-ÃÏÈ, -À©õº 4 /
2001.
(Phăn Khăm Vi Pha Văn (2001) “một số suy nghĩ về cải cách bộ máy chính phủ”, tạp chí
ALUNMAY, tháng 4/2001)
87. £¿-´ø ¸ò-²ö¤-ħ (2005), ®ö©-¸ò꽨¾¦¾©: “¯½ªò-»ø®-º¿¾©-
¡¾-¯ö¡£º¤-êɺ¤-« À²ˆº² © ½¾-À¦©«½¡ò©Œ¦ñ¤£ö´”,
¦½«¾®ñ-¡¾-À´õº¤ -Áì½ ¡¾-¯ö¡£º¤-Á¹È¤-§¾©ì¾¸.
(Khăm Moon Vi Phông Xay (2005), đề tài khoa học: “cải cách chính quyền địa
phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội”, Học viện chính trị và hành chính quốc gia
Lào)
88. £½½Â£¦½¾ºö®»ö´¦ø¡¾¤²ñ¡(2011), Àº¡½¦¾À°ó¨Á°Èº½êò®¾¨
À ºÃ´½ª ¡º¤ ¯½§÷´ ù¨È£˜¤ê IX ¢º¤²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©ì¾¸.
(Ban tuyên huấn trung ương Đảng, tài liệu phổ biến nội dung nghị quyết đại hội IX
của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào)
89. £¿´ø ¸ò²ö¤Ä§ (2012), ¦½²¾®-¡¾¥ ©ª˜¤¡ ¤¥ ¡-ìñ© -Á-ì½
êò©-꾤, -¸òê󡾯ȼ-Á¯¤-ÃÏÈ¡¾¥ñ©-ª˜¤¡ ¤¥ ¡-ìñ© ª¾´-
£¸¾´-ªÉº¤¡¾¦É¾¤-ìñ©-Á¹È¤-¡ö©Ï¾¨ --Ã-À¤ˆº-
Ä¢²ñ©ê½¾-À¦©«½¡ò©-¦ò£É¾ ª¾´-¡ö-Ä¡-ª½Í¾© ª¾-´êò©-
¦ñ¤£ö´-ò¨ö´ µøÈ- ¦¯¯ 쾸.
(Khăm Moon Vi Phông Xay (2012), thực trạng tổ chức bộ máy nhà nước và phương
hướng, giải pháp đổi mới việc tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà
nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN ở CHDCND Lào)
90. £¿¦„¤Àì¡êó 16/¨ ìö¤¸ñêó 15 /6-/2012 ¸È¾©É¸¨
¡¾êö©ìº¤¦É¾¤Á¢¸¤À¯ñ¹ö¸Îȸ¨¨÷© 꽦¾©,
¦É¾¤À´ º¤À¯ ¹ ¸Îȸ¨À¢˜´Á¢¤»º®©É¾ Á ½
¦É¾¤®É¾À¯ñ¹ö¸Îȸ¨²ñ© ê½¾.
(Chỉ thị số 16/CP, ngày 15/6/2012 về thí điểm xây dựng tỉnh trở thành đơn vị chiến
lược, xây huyện trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản trở thành đơn vị
phát triển)
91. £¿Á½¿¡È¼¸¡ ®¡¾¥ ©ª˜¤¯½ª ® © £¿¦„¤¢º¤¾¨ ¡ ©«½´ ª
Àì¡êó 01/¨, ìö¤¸ñêó 13 ¡ð콡ö© 2012 ¸È¾©É¸¨
¡¾êö©ìº¤¦É¾¤Á¢¸¤À¯ñ¹ö¸Îȸ¨¨÷©ê½¦¾©, ¦É¾¤À´õº¤ À¯ñ
¹ ¸Îȸ¨À¢˜´Á¢¤»º®©É¾, ¦É¾¤®É¾À¯ ¹ ¸Îȸ¨² © ½¾.
(Hướng dẫn về tổ chức thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 01/CP, ngày
13/7/2012 về thí điểm xây dựng tỉnh trở thành đơn vị chiến lược, xây huyện trở thành
đơn vị vững mạnh toàn diện, xây bản trở thành đơn vị phát triển)
-
92. £¿¦„¤Á½¿À²†´Àª ´ ¢º¤£½½À ¢¾ê ¡¾¦ ¡¾¤² ¡À ¡ê 21/£ ¦²,
¸ñêó 7 ¦ò¤¹¾ 2012
À«ò¤®ñ©¾¦½¹¾¨À좾£½½²ñ¡¡½§¸¤Œºö¤¡¾ºÉº´¢É¾¤¦ø¡¾¤,
À좾£½½ ²ñ¡½£ºÍ¸¤, ®ñ©¾Á¢¸¤, À좾£½½²ñ¡À´õº¤ 51
ªö¸À´õº¤À»ñ©êö©ìº¤Ãꉸ ¯½Àê©.
(Hướng dẫn của ban thư ký trung ương đảng số 21/TW, ngày 7/8/2012 gửi tới các
đồng chính bí thư ban chấp hành đảng của các bộ - cơ quan ngang bộ, bí thư tỉnh,
thành phố, bí thư huyện của 51 huyện đối tượng làm thí điểm trên cả nước)
93. £¿Á½¿Àì¡êó 2202/¡¤ ìö¤¸ñêó 15-/8/2012 ¸È¾©É¸¨
¡¾À»ñ©êö©ìº¤¦¾´¦É¾¤¢º¤¡½ §¸¤¡¾À¤ò.
(Hướng dẫn số 2202/BTC, ngày 15/8/2012 về việc thực hiện thí điểm chương trình 3
xây của Bộ tài chính)
94. £¿¦„¤Á½¿Àì¡êó 04/² ìö¤¸ñêó 14/9/2012
¡È¼¸¡ñ®¡¾¦‰¤²½ñ¡¤¾¢½ÁΤ²¾¨ Ãìö¤§È¸¨®É¾.
(Hướng dẫn số 04/NV, ngày 14/9/2012 về việc cử đội ngũ cán bộ của ngành nội vụ
xuống giúp việc ở cấp bản)
95. £¿Á½¿ ¢º¤£½½¯ ®¯÷¤¡ ¤¥ ¡¡¾¥ ©ª˜¤ ©«½®¾ À ¡ê
01/£¯¡ì, ¸ñêó 19 ª÷ì¾ 2012
¡È¼¸¡ ®¡¾¡¿ © ½® ®¡¾¥ ©ª˜¤¡ ¤¥ ¡
µ À´ º¤À¯ ¾Ï¾¨ †À» ©ê © º¤ 3 ¦É¾¤.
(Hướng dẫn của Ủy ban cải cách bộ máy chính phủ số 01/UBCN, ngày 19/10/2012
về việc quy định tổ chức bộ máy ở các huyện làm thí điểm chương trình 3 xây)
96. £¿-¦„¤-Á½¿-¢º¤-¾¨ö¡ìñ©«½´öªó ¡È¼¸-¡ñ® ¸ò-Ħ-êñ© -
À«ò¤-¯ó 2030, ¨÷©-ê½-¦¾©-²ñ©ê½¾ À¦©«½¡ò©Œ¦ñ¤£ö´ 10
¯ó (2016Œ2025) Áì½ -Á°-²ñ©ê½¾-À¦-©«½¡ò©Œ¦ñ¤£ö´ 5
¯ £˜¤-êó VIII (2016Œ2020), -Àì¡êó 24/¨, ¸ñ-êó 7-/5/2014.
(Hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ về tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm (2016-2025) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm lần thứ VIII (2016-2020), số 24/TT, ngày 7/5/2014)
97. ¦ñ¤-츴-Àœº-Ã-¦¿£ñ-¢º¤- ¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-¸¼¡-¤¾-¥ñ©-ª˜¤-
ꉸ-¯½-Àê©-£˜¤-êó 8, ²ò´-¥¿ÎȾ¨-©¨ ¸¾ì½¦¾ ¡Ò¦É¾¤-²ñ¡,
½£ºÍ¸¤-¸¼¤-¥ñ, 2009.
(Tổng hợp các nội dung quan trọng của đại hội công tác tổ chức lần thứ VIII, Nxb
tạp chí xây dựng Đảng, thủ đô Viêng Chăn, năm 2009)
98. ¦ó-²÷¡ ¸ö¤-²ñ¡©ó (2011), ¹ö¸-®ö©-¸ò꽨¾¦¾©: “¥ñ©-ª˜¤-¡ö¤¥ñ¡-
ìñ© ªº®-¦½Îº¤-¡ñ®£¸¾´-ªÉº¤ ¡¾-Ã-¡¾-¦É¾¤-ìñ©-Á¹È¤-
¡ö©Ï¾¨-Ã-À¤ˆº-Ä¢-²ñ©ê½¾-À¦©«½¡ò©-ª½Í¾©-ª¾´-êò©-
¦ñ¤£ö´ ò¨ö´-µøÈ ¦¾ê¾ì½½-ìñ©¯½§¾êò¯½-Ī ¯½§¾§ö-쾸”,
¦½-«¾-®ñ-¡¾-À´õº¤Œ¡¾-¯ö¡£º¤-Á¹È¤-§¾©-쾸.
(Si Phục Vông Phắc Đi (2011), đề tài khoa học: “tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng
với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở CHDCND Lào”, Học viện chính trị và hành chính
quốc gia Lào)
99. ¦É¾¤-ìñ©-Á¹È¤-¡ö©Ï¾¨-Ã-À¤ˆº-Ä¢-²ñ©ê½¾-À¦©«½¡ò©-
ª½Í¾©-ª¾´-êò©-¦ñ¤£ö´-ò¨ö´-µøȦ¾ê¾ ì½½-ìñ© ¯½§¾êò¯½-
Ī ¯½§¾§ö 쾸, ²ò´-¥¿ÎȾ¨-©¨ ¦½-«¾-®ñ-¡¾-À´õº¤ -Áì½
¡¾-¯ö¡£º¤-Á¹È¤-§¾©-쾸, ¯ó 2014.
(Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN ở CHDCND lào, Nxb, học viện chính trị và hành chính quốc gia
Lào, năm 2014)
100. ®ö©-쾨-¤¾-¡È¼¸-¡ñ®-¡¾-¯½ªò®ñ©-£¤¡¾-¦É¾¤-ì½®ö®-
¡¾-®ðìò¹¾-ª¾´-êò©-Àº-Àìñ¡-ªùò¡, ¯ó 2015.
(Báo cáo về việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng chính phủ điện tử
năm 2013)
101. ´ø-À§œº 55 ¯ó ¡È¼¸-¡ñ® ¸¼¡-¤¾-¥ñ©-ª˜¤ ¢º¤ ² ¡-¯½§¾§ö
¯½ªò¸ñ©-쾸, ¯ó 2010-.
(Truyền thống 55 năm về việc tổ chức của Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, 2010)
102. ´½ªò ¢º¤-¡ö´-¡¾-À´õº¤-¦ø-¡¾¤-²ñ¡, -Àì¡êó 08/¡´¦², ¸ñ-êó
16/9/2013 ¸È¾-©É¸¨ ¡¾-¯ñ®¯÷¤-ºö¤¡¾-¯ö¡£º¤-®É¾ Áì½
¡¾-¯½ªò®ñ©-ì½®º®-º÷©-Îø-ùÉ-²½ñ¡¤¾-¢˜-®É¾- †-
®Ò-´ó-À¤ò- À©õº-.
(Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 08/BCT, ngày 16/9/2013 về cải
cách cơ quan hành chính cấp bản và thực hiện chế độ hỗ trợ đối với cán bộ cấp bản
không có lương)
103-. ìñ©«½ê¿-´½ø 1991, ¯ñ®¯÷¤ 2003.
(Hiến pháp 1991, sửa đổi, bổ sung 2003)
104. ¸ò-ħ ®ñ©¾-÷¸ö¤ (2008): “®ðìò¹¾-Á®®-ÃÏÈ-Ã-¡ö¤¥ñ¡-
ìñ©”, -Àº¡½¦¾-£í£¸É¾, ¦½-«¾-®ñ ¡¾-À´õº¤Œ¡¾-¯ö¡£º¤-
Á¹È¤-§¾©-쾸.
(Vi Xay Băn Đa Nu Vông (2008): “Quản lý công mới”, tài liệu nghiên cứu của học
viện chính trị và hành chính quốc gia Lào)
105. Àº¡½¦¾¡º¤¯½§÷´Ã¹¨È£˜¤ê II ¢º¤²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©ì¾¸, ¯ó
1972.
(Văn kiện đại hội II của Đảng NDCM Lào, 1972)
106. Àº¡½¦¾¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤-êó V ¢º¤-²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©-쾸,
¯ó 1991
(Văn kiện đại hội V của Đảng NDCM Lào, 1991)
107. Àº¡½¦¾¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤-êó VI ¢º¤-²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©-
쾸, ¯ó 1996
(Văn kiện đại hội VI của Đảng NDCM Lào, 1996)
108. Àº¡½¦¾¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤-êó VII ¢º¤-²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©-
쾸, ¯ó 2001.
(Văn kiện đại hội VII của Đảng NDCM Lào, 2001)
109-. Àº¡½¦¾¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤-êó VIII ¢º¤-²ñ¡ ¯½§¾§ö
¯½ªò¸ñ©ì¾¸, ¯ó 2006.
(Văn kiện đại hội VIII của Đảng NDCM Lào, 2006)
10. Àº¡½¦¾´½ª ¡º¤¯½§÷´Ã¹¨È£˜¤ê IX ¢º¤²ñ¡¯½§¾§ö ¯½ªò¸ñ©ì¾¸, ¯ó
2011.
(Văn kiện đại hội IX của Đảng NDCM Lào, 2011)
1. Àº¡½¦¾ À§ˆº´§ ´´½ª ¡º¤¯½§÷´Ã¹¨È£˜¤ê IX ¡È¼¸¡ñ®¡¾¿Íñ¡ÁÍȤ
ù ¸¢Ó: “À²†´ ½¸ ® ©®¾©¢º¤² ¡, £¸¾´¦¾´¾©¡¿º¿¾©¢º¤² ¡”,
¯ó 2011.
(Tài liệu quán triệt nghị quyết đại hội IX cho cán bộ chủ chốt với chủ đề: “tăng
cường vai trò của Đảng, năng lực nắm quyền của Đảng, 2011”)
112. Àº¡½¦¾-£¦½¾-À°ó¨-Á°È-Àœº-Ã-´½ªò-¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-
£˜¤-êó IX ¢º¤-²ñ¡ ¯½§¾§ö ¯½ªò ¸ñ© 쾸, -²ò´-¥¿ÎȾ¨-©¨,
£½½--£¦½¾-ºö®»ö´-¦ø-¡¾¤, ¯ó 2011.
(Tài liệu tuyên truyền phổ biến nội dung đại hội IX của Đảng NDCM Lào, Nxb ban
tuyên huấn trung ương, 2011)
113. Àº¡½¦¾ ¡ö©Ï¾¨ìñ©«½®¾ Àì¡êó 01/1995.
(Luật tổ chức Chính phủ số 01/1995)
114. »¸È¾¤-§È¼¸µö¤ (2007), “¥ñ©-ª˜¤ -Áì½ -À£ˆº-Ÿ-¢º¤-
¡ö¤¥ñ¡-ìñ©- ¦¯ ¥ó”, --Àº¡½¦¾-»ñ®-çÉ- ¡¾-»¼-¡¾-¦º,
£½½-¸ò§¾ ìñ© -Áì½ ¡ö©Ï¾¨, -»¤»¼-²ñ¡-¦ø-¡¾¤.
(Hoàng Xiêu Yong (2007), “tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Trung
Quốc”, tài liệu phục vụ học, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt Lào, khoa nhà nước và
pháp luật, Trường Đảng Trung ương).
PHỤ LỤC 1
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH PHỦ 2006 ĐẾN 2015
I. Giai đoạn 2006-2011
Cơ cấu bộ máy của chính phủ gồm 14 Bộ, 2 cơ quan ngang Bộ và 10
cơ quan thuộc Chính phủ.
1. Văn phòng Chính phủ
2. Bộ ngoại giao
3. Bộ công an
4. Bộ quốc phòng
5. Bộ tư pháp
6. Bộ tài chính
7. Bộ nông – lâm nghiệp
8. Bộ công nghiệp và thương mại
9. Bộ giao thông và vận tải
10. Bộ giáo dục
11. Bộ năng lượng và khoáng sản
12. Bộ y tế
13. Bộ văn hóa thông tin
14. Bộ lao động và phúc lợi xã hội
15. Bộ kế hoạch và đầu tư
16. Ngân hàng Nhà nước
10 cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm:
- tổng cục hành chính và quản lý nhân sự
- Ban khoa học và công nghệ quốc gia
- Ban bưu chính và viễn thông quốc gia
- Ban kiểm toán nhà nước
- Ban quản lý đất quốc gia
- Ban tài nguyên nước và môi trường
- Ban thanh tra nhà nước
- Ủy ban thể thao quốc gia
- Viện khoa học xã hội quốc gia.
II. Giai đoạn 2011-2015
Cơ cấu bộ máy của chính phủ gồm 18 Bộ, 3 cơ quan ngang Bộ và 1
cơ quan thuộc Chính phủ.
1. Bộ ngoại giao;
2. Bộ nội vụ;
3. Bộ tư pháp;
4. Bộ lao động và phúc lợi xã hội;
5. Bộ tài nguyên và môi trường;
6. Bộ văn hoá-thông tin và du lịch;
7. Bộ y tế;
8.Bộ giáo dục và thể thao;
9. Bộ công thương;
10. Bộ tài chính;
11. Bộ giao thông vận tải;
12. Bộ nông-lâm nghiệp;
13. Bộ kế hoạch và đầu tư;
14. Bộ năng lượng và mỏ;
15. Bộ quốc phòng;
16. Bộ an ninh;
17. Bộ khoa học - công nghệ;
18. Bộ bưu chính viễn thông và truyền thông;
19. Văn phòng chính phủ;
20. Cơ quan kiểm tra chính phủ;
21. Ngân hàng nhà nước.
1 Cơ quan thuộc Chính phủ
Ủy ban phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo Trung ương
Nguồn thông tin: Bộ Nội Vụ, Nước CHDCND Lào (năm 2015)
PHỤ LỤC 2
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, HUYỆN Ở LÀO
Hiện nay, đơn vị hành chính địa phương bao gồm: 17 tỉnh, 1 Thủ độ
với 148 huyện.
I. TP Viêng Chăn
01. H. Chăn Thạ Bu Ly
02. H. Si Khốt Ta Bong
03. H. Xay Sệt Tha
04. H. Si Sắt Tạ Nac
05. H. Na Xai Thong
06. H. Xay Tha Ny
07. H. Hat Xai Phong
08. H. Săng Thong
09. H. Pac Ngưm
II. T. Phông Sa Ly
01.H. Phông Sa Ly
VIII. T. Hoa Phăn
01. H. ẸT
02. H. Xiêng Khò
03. H. Sốp Bầu
04. H. Viêng Xay
05. H. Xăm Tày
06. H. Xăm Nữa
07. H. Hóa Mường
08. H. Quận
09. H. Hiểm
10. H. Xon
IX. T. Xay Nha Bu Ly
XIII. T. Sa Văn Na Khết
01. H. Cay Sỏn Phôm Vi Han
02. H. Xay Bu Ly
03. H. U Thum Phon
04. H. At Sa Phăng Thong
05. H. At Sa Phon
06. H. Pha Lan Xay
07. H. Phin
08. H. Xê Pôn
09. H. Vi Lă Bu Ly
10. H. Nong
11. H. Chăm Phon
02. H. May
03. H. Khóa
04. H. Săm Phăn
05. H. Nhọt Ù
01. H. Xay Nha Bu Ly
02. H. Hống Sá
03. H. Ngân
04. H. Phiêng
12. H. Xôn Nă Bu Ly
13. H. Xay Phu Thong
14. H. Song Khon
15. H. Tha Pang Thong
III. T. LuổngNămTha
01. H. Luổng Năm Tha
02. H. Sing
03. H. Long
04. H. Viêng Phu Kha
05. H. Na Le
IV. T. U Đôm Xay
01. H. Xay
02. H. Beng
05. H. Pac Lai
06. H. Khop
07. H. Thông My Xay
08. H. Bo Ten
09. H. Xiêng Hon
10. H. Ken Thạo
11. H. Xay Sá Than
X. T. Xiêng Khoảng
01. H. Pách
XIV. T. Sa La Văn
01. H. Lâu Ngam
02. H. Không Xê Đồn
03. H. Nặ Khon Phêng
04. H. Va Pi
05. H. Tụm Lan
06. H. Tặ Ôi
07. H. Să Muội
08. H. Sa La Văn
03. H. Hun
04. H. La
05. H. Na Mỏ
06. H. Ngà
07. H. Pac Beng
V. T. Bò Kẹo
02. H. Khăm
03. H. Khun
03. H. Pha Xay
04. H. Phu Kụt
05. H. Nong Hét
06. H. Móch
XV. T. Xê Kong
01. H. Đạc Chưng
02. H. Ka Lưm
03. H. Tha Teng
04. H. Lặ Mam
01. H. Huổi Xai
02. H. Tôn Phẩng
03. H. Pac Tha
04. H. Pha U Đôm
05. H. Mừng
VI. T. Luổng Pha Bang
01. H. Luổng Pha Bang
02. H. Nan
03. H. Pac U
04. H. Chom Phết
05. H. Xiêng Ngân
06. H. Phu Khun
07. H. Ngoi
XI. T. Viêng Chăn.
01. H. Ca Sĩ
02. H. Văng Viêng
03. H. Mẹt
04. H. Phương
05. H. Hin Hợp
06. H. Kẹo U Đôm
07. H. Phôn Hông
08. H. Xặ Nặ Kham
09. H. Viêng Khăm
10. H. Thu Lặ Khôm
11. H. Mừn
XII. T. Khăm Muôn
XVI. T. Chăm Pa Sắc
01. H. Pac Xê
02. H. Xặ Nặ Sôm Bun
03. H. Ba Chiêng Chă Lơn Súc
04. H. Pac Xong
05. H. Phôn Thong
06. H. Pặ Thum Phon
07. H. Chăm Pa Sắc
08. H. Su Khu Ma
09. H. Mun Lặ Pa Mộc
10. H. Khổng
XVII. T. Ắt Ta Pư
01. H. Xay Sệt Tha
08. H. Năm Bạc
09. H. Pac Xeng
10. H. Viêng Khăm
01. H. Tha Khách
02. H. Hin Bun
03. H. Nong Bốc
02. H. Sa Mặc Khy Xay
03. H. Sặ Nam Xay
04. H. Xan Xay
11. H. Phôn Xay
12. H. Phôn Thong
VII. T. Xay Sổm Bun
01. H. Ặ Nụ Vông
02. H. Hôm
03. H. Long Xan
04. H. Long Cheng
05. H. Tha Thôm
04. H. Xê Băng Phay
05. H. Mạ Ha Xay
06. H. Nhôm Ma Lat
07. H. Na Kai
08. H. Xay Bua Thong
10. H. Bua La Pha
11. Khun Khăm
05. H. Phu Vông
XVIII. T. Bo Lý Khăm Xay
01. H. Pac Xăn
02. H. Tha Pha Bạt
03. H. Pac Ka Đing
04. H. Bo Lý Khăn
05. H. Khăm Kợt
06. H. Viêng Thong
07. H. Xay Chăm Phon
Nguồn thông tin: Bộ Nội Vụ, Nước CHDCND Lào, Năm 2015
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Thu thập ý kiến về cải cách bộ máy hành chính nhà nước CHDCND
Lào)
Để giúp cho công tác nghiên cứu và đưa ra mô hình bộ máy hành chính
nhà nước CHDCND Lào hiện nay. Xin ông (bà) vui lòng dành thời gian điền
thông tin vào phiếu điều tra này bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp hoặc
viết thêm ý kiến cá nhân vào phần giấy để trắng.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)
Cơ quan công tác:..
Giới tính: Nam , Nữ
1. Theo bạn bộ máy hành chính nhà nước Lào, bao gồm bộ phận nào sau đây:
- Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
- Cơ quan hành chính địa phương các cấp
- Tất cả các cơ quan nêu trên
2. Bạn thấy thế nào về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Lào gồm
18 bộ, 3 cơ quan ngang bộ.
- Nhiều
- Ít
- Vừa
3. Theo bạn, bộ máy bên trong của các cơ quan hành chính trung ương có xu
hướng tăng hay giảm xuống.
- Tăng
- Giảm
- Ý kiến khác
4. Bạn thấy thế nào về việc đổi tên Văn phòng Thủ tướng sang Văn phòng
Chính phủ.
- Hợp lý
- Chưa hợp lý
- Ý kiến khác .
5. Bạn cho biết, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính
Trung ương
- Một Bộ làm một việc
- Một Bộ làm nhiều việc
- Ý kiến khác..
6. Bạn hãy cho biết, thực trạng chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính
nhà nước.
- Chồng chéo
- Rõ ràng
7. Theo bạn, nên phân cấp quản lý như thế nào phù hợp.
- Tập trung mọi quyền lực ở Trung ương
- Trao nhiều quyền quyết định cho địa phương
- Ý kiến khác:
8. Theo bạn, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương hiện nay
cần mấy cấp quản lý.
- Giữ lại 3 cấp quản lý
- Thành lập thêm cấp quản lý
- Giảm bớt cấp quản lý
- Ý kiến khac:
9. Theo ban, cụm bản có phải là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính
địa phương không ?
- Có
- Không
10. Bạn cho biết, cấp nào sau đây nên thành lập Hội đồng nhân dân ?
- Cấp tỉnh
- Cấp huyện
- Cấp bản
- Không cấp nào
11. Bạn nghĩ thế nào về việc dịch vụ chính phủ điện tử trong bộ máy hành
chính nhà nước ?
- Tốt
- Kém
- Hình như không được sử dụng
- Ý kiến khác:..
12. Bạn thấy thế nào về kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đảng và chính quyền
- Tiếp tục thực hiện kiêm nhiệm
- Tách hai chức danh
- Ý kiến khác..
13. Bạn có cần thay đổi mô hình nào trong các mô hình sau đây
- Mô hình tách hai chức vụ bí thư và chủ tịch
- Thành lập hội đồng nhân dân ở hai cấp tỉnh, huyện
- Tự quản địa phương
- Ý kiến khác:..
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA
Số phiếu: 500 phiếu: Trong đó 150 phiếu thu thập ý kiến cán bộ công
chức ở cơ quan hành chính Trung ương; 250 phiếu, thu thập ý kiến ở các cơ
quan hành chính địa phương và 100 phiếu, thu thập ý kiến từ các tổ chức
đảng.
Những người tham gia đóng góp ý kiến, về giới tính nam chiếm 69%
và nữ chiếm 31%.
Kết quả xử lý phiếu điều tra cụ thể sau:
1. Theo bạn bộ máy hành chính nhà nước Lào, bao gồm bộ phận nào sau đây:
- Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ: 15%
- Cơ quan hành chính địa phương các cấp: 18%
- Tất cả các cơ quan nêu trên: 67%.
2. Bạn thấy thế nào về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Lào gồm
18 bộ, 3 cơ quan ngang bộ.
- Nhiều : 85%
- Ít : 10%
- Vừa : 5%
3. Theo bạn, bộ máy bên trong của các cơ quan hành chính trung ương có xu
hướng tăng hay giảm xuống.
- Tăng : 90%
- Giảm : 2%
- Ý kiến khác : 8%
4. Bạn thấy thế nào về việc đổi tên Văn phòng Thủ tướng sang Văn phòng
Chính phủ.
- Hợp lý : 35%
- Chưa hợp lý : 57%
- Ý kiến khác : 7%
5. Bạn cho biết, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính
Trung ương
- Một Bộ làm một việc : 40%
- Một Bộ làm nhiều việc : 45%
- Ý kiến khác : 5%
6. Bạn hãy cho biết, thực trạng chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính
nhà nước.
- Chồng chéo : 72%
- Rõ rang : 28%
7. Theo bạn, nên phân cấp quản lý như thế nào phù hợp.
- Tập trung mọi quyền lực ở Trung ương : 35%
- Trao nhiều quyền quyết định cho địa phương : 54%
- Ý kiến khác : 11%
8. Theo bạn, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương hiện nay
cần mấy cấp quản lý.
- Giữ lại 3 cấp quản lý : 90%
- Thành lập thêm cấp quản lý : 5%
- Giảm bớt cấp quản lý : 2%
- Ý kiến khac : 3%
9. Theo ban, cụm bản có phải là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính
địa phương không ?
- Có : 38%
- Không : 62%
10. Bạn cho biết, cấp nào sau đây nên thành lập Hội đồng nhân dân ?
- Cấp tỉnh : 40%
- Cấp huyện : 35%
- Cấp bản : 0%
- Không cấp nào : 25%
11. Bạn nghĩ thế nào về việc dịch vụ chính phủ điện tử trong bộ máy hành
chính nhà nước ?
- Tốt : 2%
- Kém : 45%
- Hình như không được sử dụng : 40%
- Ý kiến khác : 13%
12. Bạn thấy thế nào về kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đảng và chính quyền
- Tiếp tục thực hiện kiêm nhiệm : 36%
- Tách hai chức danh : 58%
- Ý kiến khác : 6%
13. Bạn có cần thay đổi mô hình nào trong các mô hình sau đây
- Mô hình tách hai chức vụ bí thư và chủ tịch : 39%
- Thành lập hội đồng nhân dân ở hai cấp tỉnh, huyện : 42%
- Tự quản địa phương : 18%
- Ý kiến khác : 1%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c_ai_cach_bo_may_hanh_chinh_nha_nuoc_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_lao_2079.pdf