Luận án Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng bệnh viện chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

1. Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh KSNN phổ biến ở điều dưỡng BVCTCH TPHCM và cần được can thiệp. Ghi nhận 41,3% có tình trạng KSNN chung ở mức độ trung bình, không ghi nhận mức độ cao. Khối lượng công việc, tính cộng đồng, giá trị là các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với KSNN. Những người có khối lượng công việc cao có khả năng bị tăng KSNN cao hơn (OR=3,03). Môi trường làm việc có tính cộng đồng cao thì ít có nguy cơ bị KSNN (OR=0,55). Cảm nhận tính giá trị của công việc cao thì nguy cơ bị KSNN thấp hơn (OR=0,43). Các yếu tố ảnh hưởng đến KSNN gồm khối lượng công việc cao làm gia tăng áp lực, mang việc về nhà, làm việc quá giờ gây thiếu thời gian nghỉ ngơi và các xáo trộn sinh hoạt cá nhân. Các rào cản ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát công việc gồm thủ tục hành chính phức tạp, mất thời gian, yêu cầu cập nhật nhanh chóng gây các tác động tiêu cực. Mối quan hệ tốt trong công việc biểu hiệu qua tương tác và hỗ trợ tích cực tại bệnh viện, các góp ý tiêu cực cũng như đánh giá vai trò điều dưỡng thấp hơn bác sĩ đã tác động tâm lý tiêu cực đồng thời cản trở điều dưỡng trong hoạt động chuyên môn. Điều dưỡng hài lòng với sự ghi nhận của lãnh đạo, tuy nhiên vẫn chưa hài lòng về lương thưởng hạn chế. Phân bố cơ hội học tập và tài chính chưa cân đối đã dẫn đến chán nản, giảm động lực. Giá trị công việc đóng góp tích cực giúp giảm KSNN, tăng gắn bó nghề nghiệp. 2. Kết quả can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở Điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh bằng tập Yoga Yoga không hiệu quả ngay sau can thiệp nhưng có hiệu quả cải thiện khía cạnh thành tích cá nhân 3 tháng sau can thiệp. Ở nhóm tập yoga, tỉ lệ KSNN khía cạnh thành tích cá nhân trước can thiệp là 50% và giảm còn 40% sau can thiệp 3 tháng. Ở nhóm không tập yoga, tỉ lệ này lần lượt là 59% trước can thiệp và tăng đạt 69,2% sau can thiệp 3 tháng. Sau can thiệp 3 tháng, tỉ lệ này ở nhóm có tập yoga giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tập (p=0,020). Hiệu quả này được xác nhận trong mô hình hồi quy đa biến với OR=0,40 (KTC 95%: 0,20 – 0,78); p=0,008. Ngoài ra, các yếu tố nhóm tuổi và khoa làm việc cũng ghi nhận liên quan có ý nghĩa thống kê với KSNN khía cạnh thành tích cá nhân. Theo đó, tuổi dưới 30 và làm việc tại phòng mổ là những yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến KSNN khía cạnh thành tích cá nhân. Yoga làm giảm KSNN thông qua tác động tích cực lên sức khỏe thể chất, tinh thần, nhận thức của mỗi điều dưỡng về điều kiện làm việc và cải thiện môi trường làm việc tại bệnh viện. Nghiên cứu định tính đã cho thấy yoga đảm bảo đầy đủ các tính chất phù hợp, khả thi, chấp nhận. Yoga phù hợp nhờ nhu cầu sẵn có, bối cảnh căng thẳng do COVID-19, yoga đáp ứng đầy đủ nhu cầu rèn luyện thể chất, tinh thần và kết nối. Tính khả thi phản ánh qua sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện, sự phối hợp tích cực giữa các phòng ban, khả thi với điều kiện không gian, thời gian tại bệnh viện. Đa phần điều dưỡng chấp nhận chương trình. Một số rào cản gồm khó khăn trong bố trí thời gian, rào cản giới tính, tuổi cao, độ khó và chấn thương trong tập luyện.

pdf200 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Can thiệp giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp bằng yoga ở điều dưỡng bệnh viện chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng hôn nhân thực tế tại thời điểm lấy số liệu Định danh Số liệu sơ cấp ₊ Kết hôn (đang sống chung với nhau và đã đăng ký kết hôn với người khác giới) ₊ Độc thân (những người chưa đăng ký kết hôn) ₊ Ly thân/ly hôn/góa (Đã từng đăng ký kết hôn nhưng không cùng sống chung với nhau, hoặc chồng - vợ đã qua đời) 2. Nhóm biến số đặc điểm công việc 1 Thời gian làm việc tại bệnh viện Được tính từ lúc ký hợp đồng làm việc tại bệnh viện cho đến thời điểm khảo sát 1. Dưới 5 năm 2. Từ trên 5 năm đến 10 năm 3. Từ trên 10 năm đến 15 năm 4. Trên 15 năm Thứ bậc Số liệu sơ cấp 2 Thời gian làm việc tại khoa Được tính từ lúc bắt đầu làm việc tại khoa cho đến nay 1. Dưới 5 năm 2. Từ trên 5 năm đến 10 năm 3. Từ trên 10 năm đến 15 năm 4. Trên 15 năm Thứ bậc Số liệu sơ cấp 3 Số giờ làm việc trong tuần Được tính bằng cách cộng các giờ làm việc của mỗi ngày trong tuần lại với nhau kể cả trực đêm và làm ca ngày. Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp 4 Khoa Là khoa mà các điều dưỡng hiện đang thực hiện công việc theo chuyên ngành 1. Phòng mổ, gây mê hồi sức (GMHS), săn sóc đặc biệt (SSĐB) 2. Cấp cứu Định danh Số liệu sơ cấp 3. Các chuyên khoa (chi, khớp, bệnh học, nhi, vi phẫu) 4. Phòng khám chuyên khoa 5. Phòng chức năng 6. Khác 5 Số buổi trực đêm mỗi tháng Là đối tượng tham gia nghiên cứu có tham gia trực đêm tại khoa công tác ₊ Không trực ₊ ≤4 buổi/tháng ₊ 5-8 buổi/tháng ₊ >8 buổi/tháng Thứ bậc Số liệu sơ cấp 7 Chuyển khoa Là thời gian vào làm việc tại bệnh viện nhiều hơn thời gian làm việc tại khoa. ₊ Có ₊ Không Nhị phân Số liệu sơ cấp 8 Thu nhập Là người thu nhập chính trong gia đình ₊ Có ₊ Không Nhị phân Số liệu sơ cấp 9 Thu nhập hàng tháng Là thu nhập trung bình mỗi tháng (đơn vị tính triệu VNĐ). ₊ <5 triệu VNĐ ₊ 5 – 10 triệu VNĐ ₊ 10 – 15 triệu VNĐ ₊ ≥15 triệu VNĐ Thứ bậc Số liệu sơ cấp 3. Điều kiện làm việc Nhóm biến số về môi trường làm việc được đo lường dựa trên thang đo các khía cạnh của điều kiện làm việc (Areas of Worklife Scale-AWS) của Leiter và Maslach. Được đánh giá theo thang điểm theo 5 mức, từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý)118 Trong đó có 10 câu có ý nghĩa tiêu cực thì sẽ được đảo ngược số điểm, bao gồm các câu 1, 4, 6, 9, 12, 16,17, 18, 22, 29. Đối với mỗi khía cạnh nếu điểm số trung bình ≥ 3 điểm cho thấy mức thống nhất, mức phù hợp giữa nhân viên và công việc, nếu điểm số trung bình < 3 điểm cho thấy mức độ không thống nhất, không phù hợp. 1 Khối lượng công việc Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Thiếu thời gian hoàn thành công việc + Cường độ làm việc cao kéo dài + Quá mệt mỏi khi trở về nhà + Xa rời sở thích cá nhân do nhiều việc + Đủ thời gian để thực hiện những điều quan trọng trong công việc + Bỏ hết lại công việc sau khi trở về nhà vào cuối ngày làm việc Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp 2 Kiểm soát Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Có thể tác động đến quản lý để có thể có được trang thiết bị và không gian cần thiết. + Có quyền kiểm soát thực hiện công việc + Tự chủ chuyên môn trong công việc Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp 3 Thiếu ghi nhận Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Công việc được trân trọng + Nỗ lực không được chú ý + Không công nhận đủ những đóng góp + Nhận được sự công nhận từ những người khác cho công việc của mình Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp 4 Tính cộng đồng Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Nhóm làm việc hợp tác với nhau + Nhóm làm việc giao tiếp cởi mở + Cảm thấy không thân thiết với mọi người Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp + Mọi người tin tưởng lẫn nhau + Nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau 5 Công bằng Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Quản lý đối xử công bằng + Quyết định tại nơi làm việc được đưa ra 1 cách thiên vị + Có quy trình giải quyết khiếu nại + Nguồn lực được phân bổ công bằng + Mối quan hệ mới quyết định tương lai nghề nghiệp tại bệnh viện chứ không phải là năng lực + Cơ hội quyết định dựa trên thành tích Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp 6 Giá trị Điểm trung bình các nội dung đánh giá: + Giá trị cá nhân giống với tổ chức + Mục tiêu tổ chức tác động công việc + Mục tiêu cá nhân phù hợp với tổ chức + Tổ chức có cam kết chất lượng + Làm việc tại đây buộc tôi làm tổn hại những giá trị của bản thân Định lượng rời rạc Số liệu sơ cấp BIẾN SỐ PHỤ THUỘC Đánh giá KSNN bằng bộ công cụ MBI-HSS (Maslach Burnout Inventory for Medical Personnel). MBI là bộ công cụ được công nhận hàng đầu trong đánh giá mức độ KSNN, và được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu sâu rộng thực hiện trong 25 năm qua từ khi xuất bản lần đầu tiên. Bộ công cụ được sử dụng có chỉ số Cronbach alpha theo các mục là: 0,79 cho yếu tố kiệt sức về tinh thần, 0,61 cho yếu tố thái độ tiêu cực, và 0,73 cho yếu tố thành tích cá nhân suy giảm. Thang đo MBI-HSS gồm 22 câu hỏi. Mỗi câu được cho điểm trên thang điểm đánh giá từ 0 đến 6 điểm, điểm 0 “không bao giờ” cho đến điểm 6 “mỗi ngày”. Các cấu phần chính của thang đo tương ứng với các nội dung khảo sát: - Cấu phần kiệt sức về tinh thần (EE) phản ánh cảm nhận về tình trạng kiệt sức tinh thần như “Tôi cảm thấy suy kiệt cảm xúc từ công việc của mình”. Các câu cụ thể gồm 1, 2, 3, 6, 8, 13, 14, 16, 20. Cấu phần này có xu hướng đồng biến với tình trạng KSNN. - Cấu phần thái độ tiêu cực (DP) phản ánh cảm nhận về thái độ tiêu cực trong công việc như “Tôi cảm thấy đối xử với một số người như những đối tượng vật chất”. Các câu cụ thể gồm 5, 10, 11, 15, 22. Cấu phần này có xu hướng đồng biến với KSNN. - Cấu phần thành tích cá nhân (PA) phản ánh cảm nhận về các thành tích của đối tượng trong công việc như “Tôi cảm thấy tôi đang có đóng góp hiệu quả cho tổ chức”. Các câu cụ thể gồm 4, 7, 9, 12, 17, 18, 19, 21. Cấu phần này có xu hướng nghịch biến với tình trạng KSNN do đó được đảo ngược điểm trước khi phân tích. Mỗi khía cạnh của KSNN được đánh giá bằng cách tính trung bình cộng điểm của các tiểu mục. KSNN chung được đánh giá qua tổng điểm trung bình cộng của tất cả các nội dung đánh giá sau khi đã đảo ngược các nội dung đánh giá thành tích cá nhân do thành tích cá nhân nghịch biến với KSNN. Điểm KSNN chung càng lớn thì mức độ KSNN càng cao. Phân độ KSNN được áp dụng cho mỗi cấu phần và cho KSNN chung dựa theo Hướng dẫn sử dụng của sổ tay Maslach Burnout Inventory. Phân độ theo 3 mức thấp, trung bình, cao như sau: - Cao: khi điểm trung bình ở một phần ba trên (>4 điểm) - Trung bình: khi điểm trung bình ở một phần ba giữa (từ 3 đến 4 điểm) - Thấp: khi điểm trung bình ở một phần ba dưới (≤2 điểm) Có KSNN được xác định khi điều dưỡng có mức độ KSNN trung bình hoặc cao tương ứng với mỗi khía cạnh. PHỤ LỤC 7 Tóm tắt các nghiên cứu đánh giá giải pháp can thiệp làm giảm tình trạng kiệt sức nghề nghiệp Tác giả, năm [TLTK] Thiết kế, cỡ mẫu Can thiệp, đo kết cuộc Hiệu quả Can thiệp chánh niệm Alexander G, 2015 9 RCT trên 40 điều dưỡng gồm 20 ở nhóm can thiệp và 20 ở nhóm chứng Tập yoga 8 tuần dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Đánh giá kiệt sức nghề nghiệp bằng MBI (Maslach Burnout Inventory) trước và ngay sau can thiệp. Nhón chứng không có sự thay đổi đáng kể. Nhóm can thiệp ghi nhận cải thiện đáng kể gồm kiệt sức cảm xúc giảm từ 17,6 còn 12,9 điểm, thái độ tiêu cực giảm từ 4,05 còn 2,5 điểm. Montanari KM, 2019 77 Nghiên cứu thí điểm. Đánh giá hiệu quả can thiệp trước-sau không nhóm chứng trên 52 điều dưỡng. Can thiệp chánh niệm 5 tùy chọn gồm một đĩa CD chánh niệm, máy phát âm thanh với hướng dẫn thở, nhắc nhở chánh niệm, nhật ký và nước hoặc đồ ăn nhẹ trong 6 ngày cuối tuần liên tục. Kiệt sức nghề nghiệp được đo bằng MBI trước can thiệp và sau can thiệp. Các khía cạnh kiệt sức cảm xúc và thái độ tiêu cực có sự giảm điểm đánh giá đáng kể từ 23,38 ± 8,71 xuống còn 20,03 ± 9,1; thành tích cá nhân có sự cải thiện điểm đánh giá đáng kể từ 8,02 ± 6,36 xuống còn 7,28 ± 5,24. Pan C, 2019 76 Nghiên cứu thí điểm. Đánh giá hiệu quả trước sau can thiệp không Chánh niệm 2 giờ mỗi tuần kéo dài 6 tuần gồm ý thức về căng thẳng thông qua lắng nghe cơ thể, hơi thở, sống có tâm với thử thách, tương tác tâm trí và Kết quả đã ghi nhận các chỉ số kiệt sức nghề nghiệp có sự cải thiện sau can thiệp, tuy nhiên sự thay đổi không đạt ý nghĩa thống kê. Tác giả, năm [TLTK] Thiết kế, cỡ mẫu Can thiệp, đo kết cuộc Hiệu quả nhóm chứng với sự tham gia của 19 điều dưỡng. chuyển động tâm trí, thực hành chánh niệm có hướng dẫn. Kiệt sức nghề nghiệp đánh giá bằng MBI trước và sau can thiệp. Hilcove K, 2020 8 Can thiệp có nhóm chứng trên 41 điều dưỡng nhóm can thiệp và 39 điều dưỡng nhóm chứng Thực hành chánh niệm thông qua tập yoga được thiết kế mỗi tuần kéo dài 6 tuần. Kiệt sức nghề nghiệp được đánh giá bởi MBI tại thời điểm trước can thiệp, sau 2 tuần và 6 tuần. Kết quả tại 6 tuần đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể điểm đánh giá kiệt sức nghề nghiệp ở nhóm can thiệp yoga dựa trên chánh niệm từ 2,43 giảm còn 1,68 điểm. Trong khi đó, nhóm chứng không cho thấy sự thay đổi đáng kể chỉ thay đổi từ 2,67 thành 2,51. Xie C, 2020 78 Thử nghiệm song song so sánh nhóm can thiệp bằng giáo dục so với chánh niệm. Mỗi nhóm gồm 53 điều dưỡng Giáo dục về kiệt sức nghề nghiệp gồm 2 bài kéo dài 1,5 giờ tại các thời điểm 1 tuần và 4 tuần. Can thiệp chánh niệm tham gia chương trình kéo dài 8 tuần. Kiệt sức nghề nghiệp đánh giá qua MBI trước can thiệp, 1 tuần, 1 và 3 tháng sau can thiệp. Can thiệp có tác động mạnh nhất vào tuần đầu tiên. Cải thiện của nhóm chánh niệm nhiều hơn nhóm giáo dục. Tại 3 tháng, kết quả kiệt sức nghề nghiệp của nhóm can thiệp chánh niệm so với giáo dục lần lượt là 31,4 so với 27,3 về kiệt sức cảm xúc; 13,4 so với 8,7 về thái độ tiêu cực; và 24,0 so với 29,1 về thành tích cá nhân. Tác giả, năm [TLTK] Thiết kế, cỡ mẫu Can thiệp, đo kết cuộc Hiệu quả Kavurmaci M, 2022 7 Nghiên cứu thí điểm. RCT trên 70 điều dưỡng gồm 35 điều dưỡng thuộc nhóm can thiệp và 35 thuộc chứng. Chương trình tập yoga 2 lần mỗi tuần trong vòng 8 tuần. Kiệt sức nghề nghiệp được đánh giá bằng MBI tại thời điểm trước và ngay sau kết thúc can thiệp. Kiệt sức cảm xúc nhóm can thiệp giảm điểm từ 15,33 còn 14; nhóm chứng tăng từ 14,82 lên 15,38. Thái độ tiêu cực ở nhóm can thiệp giảm từ 4,24 còn 3,75; nhóm chứng tăng từ 4,23 lên 5,17, khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê. Thành tích cá nhân nhóm can thiệp tăng từ 21,3 lên 23,9; nhóm chứng giảm từ 21,26 xuống còn 20,73, có ý nghĩa thống kê. Can thiệp giáo dục nhận thức về KSNN và kỹ năng quản lý, ứng phó với KSNN Sallon S, 2017 80 Can thiệp có nhóm chứng trên 97 điều dưỡng nhóm can thiệp và 67 ở nhóm chứng. Can thiệp đa phương thức giảm căng thẳng dựa vào nhận thức, thần kinh, năng động, cảm xúc và thực hành thiết kế trong 8 tháng. Kiệt sức nghề nghiệp được đo bằng MBI trước và sau can thiệp. Ghi nhận sự cải thiện đáng kể tình trạng kiệt sức nghề nghiệp khía cạnh thái độ tiêu cực. Điểm đánh giá thái độ tiêu cực ở nhóm can thiệp giảm đáng kể từ 20 ± 11,62 xuống còn 15,47 ± 9,08, ngược lại, nhóm chứng không có sự thay đổi đáng kể. Magtibay DL, 2017 79 Đánh giá hiệu quả can thiệp trước-sau không nhóm chứng trên 50 điều dưỡng Đào tạo quản lý căng thẳng kết hợp SMART gồm 12 bài phân bổ trong 20 tuần. Kiệt sức nghề nghiệp được đo bằng So sánh trước can thiệp với sai 24 tuần, chỉ số kiệt sức cá nhân tại mỗi thời điểm là 52,58 giảm còn 32,05, chỉ số kiệt sức liên quan đến công việc là Tác giả, năm [TLTK] Thiết kế, cỡ mẫu Can thiệp, đo kết cuộc Hiệu quả Copenhagen Burnout Inventory trước can thiệp, sau can thiệp 8, 12, 24 tuần. 53,71 giảm còn 34,18, chỉ số kiệt sức liên quan đến khách hàng là 33,92 giảm còn 19,29. Can thiệp giáo dục nhận thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp Sabancıogullari S, 2015 81 Can thiệp có nhóm chứng trên 33 điều dưỡng nhóm can thiệp và 30 ở nhóm chứng. Chương trình phát triển bản sắc nghề nghiệp gồm 10 phiên phân bổ mỗi tuần 1 phiên. Đánh giá kiệt sức nghề nghiệp bằng MBI trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau 6 tuần. Có cải thiện đáng kể tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở nhóm can thiệp và không cải thiện ở nhóm chứng. Thành tích cá nhân nhóm can thiệp cải thiện từ 21,6 ± 2,4 đạt 23 ± 2,4 ngay sau can thiệp. Sau 6 tháng ở cả hai nhóm, kiệt sức nghề nghiệp có xu hướng quay về trước can thiệp. Darban F, 2016 82 RCT trên 60 điều dưỡng gồm 30 ở nhóm can thiệp và 30 ở nhóm chứng. Đào tạo kỹ năng giao tiếp trong 2 ngày với tổng thời lượng 8 giờ. Đánh giá kiệt sức nghề nghiệp bằng MBI trước can thiệp, khi kết thúc và sau 1 tháng. Nhóm can thiệp cải thiện đáng kể chỉ số MBI từ 61,1 ± 8 trước can thiệp còn 58,8 ± 7,6 ngay sau can thiệp và còn 54,6 ± 7 sau can thiệp 1 tháng. Nhóm chứng không cho thấy sự cải thiện đáng kể nào. Adams A, 2019 83 Đánh giá trước sau can thiệp không nhóm chứng với sự Công cụ thay đổi văn hóa công nhận, chia sẻ ra quyết định và tăng cường sự tham gia và hỗ trợ của lãnh đạo. Kiệt sức Ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa thống kê của điểm số đánh giá kiệt sức. Trước can thiệp chỉ số kiệt sức nghề nghiệp là 4,808 đã giảm xuống còn 4,463 sau can thiệp. Tác giả, năm [TLTK] Thiết kế, cỡ mẫu Can thiệp, đo kết cuộc Hiệu quả tham gia của 30 điều dưỡng nghề nghiệp đo bằng Oldenburg Burnout Inventory trước và ngay sau can thiệp. PHỤ LỤC 8: CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN TẬP YOGA TRONG 8 TUẦN (TRÌNH TỰ VÀ 23 TƯ THẾ YOGA) * Trình tự bắt đầu buổi tập: Khởi động: duỗi thẳng chân phải gác chân trái, xoay cổ chân và ngược lại, sau đó đổi chân. Cong hai chân thẳng lưng nhịp gối. * Thiền kết hợp tập thở: ngồi tư thế hoa sen thẳng lưng mắt nhắm hờ nhìn chóp mũi hít thở đều tập trung vào hơi thở. thở thoải mái; thở qua mũi luân phiên; kỹ thuật thở; thở sâu. Giữ nguyên tư thế hoa sen tay trái đặt lên gối phải tay phải vòng ra sau ôm eo hít vào xoay qua phải thở ra sau đó làm ngược lại. Tiếp theo, hai tay vòng ra sau nắm chắt lại ngả đầu ra sau hít vào từ từ cuối người về trước thở ra. Tiếp theo hai tay chống hông tập cổ cuối đầu về trước sau đó ngã đầu ra sau tập 2 lần, xoay đầu từ trái qua phải và ngược lại. Tiếp theo duỗi thẳng hai chân thả lỏng xoay cổ chân. * Bài Chào mặt trời: B1: Tư thế tập trung đứng thẳng, hai chân khép sát vào nhau B2: Tư thế cây lau từ từ vươn vai đưa hai tay thẳng lên cao, ngả người ra sau – hít vào, 10 đầu ngón chân bám chặt xuống sàn, gối giữ thẳng, tâm trí hướng vào thắt lưng, hai cánh tay thẳng tự nhiên. B3: tư thế con cò nâng người thẳng lên, từ từ cúi người về trước cho hai bàn tay đặt ngang hàng với bàn chân, cúi đầu chạm cẳng chân. B4: Tư thế chiến sĩ bước chân phải ra sau, mũi bàn chân, ds9a62u gối và hai bàn tay chạm sàn. Bàn chân trái ở giữ hai bàn tay, ngẩng đầu hít vào. B5: Tư thế tấm ván Bước tiếp chân trái ra sau bằng chân phải, trườn vai lên- hít vào thêm, toàn thân từ đầu đến gót chân giữ trên một đường thẳng. B6: Tư thế con cá sấu hạ gối ngực cằm chạm sàn, nâng mông hơi cao thở ra. B7: Tư thế rắn hổ mang duỗi bản chân trườn người lên, ưỡn cổ, uốn cong cột sống ra sau hít vào. B8: Tư thế con chó gấp chân, gập người lại, lòng bàn tay và gót chân chạm sàn, cúi đầu sát vào xương cằm và xương ức chạm vào nhau thở ra. B9: Tư thế chiến sĩ bước chân trái lên giữa hai bàn tay, mủi chân phải và gối chạm sàn ngẩng đầu lên hít vào. B10: Tư thế con cò bước chân phải lên ngang bằng chân trái, cúi đầu sát vào hai chân thở ra B11: Tư thế cây lau đầu và tay cùng nâng lên cùng một lúc thẳng lưng, thẳng tay, từ từ ngã người ra sau hít vào B12: Tư thế tập trung nâng người lên thẳng, 2 lòng bàn tay chắp lại trên cao rồi từ từ hạ xuống trước ngực thở ra. Hạ 2 tay xuôi dọc theo thân người thả lỏng toàn thân. Lần thứ 2 đổi bên chân, lặp lại. Các tư thế yoga khác: 1. Tư thế đứng ghế 1 chân: Đứng thẳng, gác chân phải lên gối bên trái, hai tay chắp lại trước ngực hít vào, hạ gối xuống tấp thở ra. Hạ gối càng thấp càng tốt trong khi đó vẫn giữ lưng thẳng, giữ yên tư thế trong một phút, sau đó đổi bên chân. 2. Tư thế đứng 2 chân: Tư thế đan tay nghiêng mình đứng thẳng hai chân mở rộng hơn vai, hai tay đan lại nâng lên thẳng, đầu ở giữa hai tay hít vào. Từ từ nghiêng mình sanh phải thở ra, đầu và tay cùng di chuyển, mắt nhìn thẳng song song với mặt sàn. 3. Tư thế xuống tấn cúi đầu chạm sàn: hai chân dang rộng hơn hai lần vai, bàn chân trái đặt thẳng vuông góc với sàn, bàn chân phải mở ra 45 độ hai tay đan lại sau lưng, phần eo xoay qua phải hạ tấn xuống gối. 4. Tư thế vặn mình: Ngồi khoanh chân, gối chạm lòng bàn chân, lưng và cổ thẳng. Vặn người sang bên phải, tay phải đưa ra sau lưng, đồng thời tay trái đặt lên đầu gối trái. Hít thở từ từ trong 20 giây rồi quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại với bên còn lại. 1. 4. Tư thế Con Bướm : Ngồi thẳng, 2 chân gập lại, gối thẳng sang hai bên, cố chạm sàn. Giữ cho cổ và lưng thẳng, có thể tựa tường để kiểm soát tư thế. Hai tay nắm lấy hai bàn chân. Giữ tư thế trong 1-3 phút. 5. Tư thế gác chân lên tường: Nằm ngửa sát tường, nâng chân lên tường và duỗi thẳng, hai tay dang ngang. Thư giãn, hít thở chậm và thả lỏng bả vai chạm sàn từ 3-5 phút. 6. Tư thế hai chân mở rộng: Ngồi với lưng thẳng và dang rộng hai chân hết mức. Khi hít vào thì nâng tay lên; khi thở ra thì cúi người về trước càng thấp càng tốt, đồng thời giữ lưng thẳng. Lặp lại 8-10 lần/phút. 7. Tư thế anh hùng úp mặt: Quỳ trên tấm thảm, mông trên gót, gối hướng hai bên. Gập người về trước cho ngực chạm đùi, hai tay duỗi thẳng về tước càng xa càng tốt, trán chạm thảm. Giữ tư thế trong một phút. 8. Tư thế vũ công: Đứng thẳng, nâng chậm chân phải ra sau, gập gối, tay phải nắm mắt cá chân. Cúi chậm người về trước, tay trái giơ cao. Giữ tư thế 30-40 giây rồi trở lại tư thế đầu, lặp lại với bên đối diện. 9. Tư thế lạc đà: Quỳ gối thẳng, hai gối mở rộng bằng vai, hai bàn chân cũng mở rộng theo, hai chân song song, lưng và đầu cổ thẳng, hai tay xuôi dọc theo thân mình hít vào. Từ từ ngã người ra sau, uốn cong lưng phần hông đẩy ra trước, mở rộng lồng ngực, xương ức được nâng lên ngửa đầu ra sau, trán thả lỏng thở ra. 10. Tư thế chim bồ câu: chân phải cong lại duỗi dài chân trái ra hai tay đặt lên đùi phải từ từ ngã đầu ra sau hít vào cong chân trái lên vòng tay trái vào giữa chân sau đó dùng tay phải móc tay trái lại mặt ngẩng lên giữ lại thở ra. 11. Tư thế con bò: Chống người bằng hai tay và đầu gối. Khi hít vào, nâng phần xương chậu về phía trần nhà và ưỡn ngực về phía trước, hóp bụng. Khi thở ra, trở về tư thế ban đầu Hoặc chuyển sang tư thế con mèo để tăng hiệu quả cho bài tập của bạn. 12. Tư thế con mèo: Chống người bằng hai tay và đầu gối, điều chỉnh sao cho cổ tay nằm bên dưới vai và đầu gối nằm bên dưới hông. Thở ra và nhẹ nhàng cong lưng hướng lên phía trần nhà. Di chuyển chậm và thả đầu về phía sàn khi cong lưng lên. Hít vào và đưa cột sống trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác ít nhất ba lần hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn. 13. Tư thế em bé balasana:  Bẻ bàn chân vuông góc với cẳng chân rồi từ từ đặt hai bàn chân xuống chạm sàn nhà.  Ngồi xổm xuống với hai tay chắp trước ngực giống như tư thế ban đầu. ngồi xuống sàn, gập chân lại và ngồi lên phần gót chân. Khi cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều rồi từ từ gập người về phía trước càng sâu càng tốt, thả lỏng vai và cảm nhận sức nặng khi thực hiện tư thế này. Đây là tư thế thư giãn. 14. Tư thế cây cầu: Nằm ngửa, gập gối, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng nắm vào cổ chân. Nâng hông và cong lưng, không nâng vai, đầu hoặc cổ lên khỏi sàn. Giữ tư thế trong một phút. 15. Tư thế cái ghế: - Bắt đầu với tư thế lưng ngồi thẳng, hai đầu gối gập lại, lòng bàn chân áp sát xuống sàn. Hai tay để duỗi tự nhiên, lòng bàn tay chống xuống sàn, các ngón tay hướng về phía trước. Hít thở thật sâu, ấn mạnh gót chân đồng thời dùng cổ tay làm chủ lực dùng sức nâng hông lên sao cho toàn thân vuông góc với sàn, đầu hơi ngửa ra phía sau. Giữ nguyên tư thế trong vòng 3-5 giây rồi thả lỏng hạ người trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần, chú ý giữ cho phầ 16. Tư thế cúi gập người: Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân mở rộng ngang bằng vai. Đưa 2 tay ra sau đan vào nhau, hai lòng bàn tay chạm vào nhau, cố gắng duỗi thẳng cánh tay để dễ chạm vào nhau giúp phần vai được mở rộng tối đa. Hít thở sâu, mặt hướng lên trời, từ từ ngả người ra phía sau. Thở ra nhẹ nhàng, gập nửa thân trên về phía trước, đầu hướng xuống sàn. Giữ thẳng tay và đưa ra phía trước, góp phần kéo dãn nhóm cơ vùng vai. Cố gắng đưa cánh tay ra phía trước càng nhiều càng tốt, giữ nguyên tư thế trong 5-10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. 17. Tư thế cái bàn: nâng thằng hai cánh tay, lòng bàn tay hướng vào nhau. Chầm chậm gập đầu gối và đẩy hông ra sau tưởng tượng như bạn đang ngồi trên một chiếc ghế. Giữ nguyên khoảng từ 30 – 60 giây. 18. Tư thế chiến binh 1: Bắt đầu bằng tư thế ngọn núi, sau đó bước chân trái về sau khoảng 1 mét. Hai chân song song và hướng về phía trước. Nhẹ nhàng gập chân phải và đảm bảo đầu gối và bàn chân trước luôn thẳng hàng. Tiếp tục vươn thẳng hai tay và thả lỏng vai. Giữ tư thế trong khoảng 30 – 60 giây hoặc hơn vẫn cảm thấy thoải mái. Thực hiện tương tự ở phía đối diện. 19. Tư thế chiến binh 2: Tương tự như tư thế chiến binh 1, đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 1 mét. Xoay bàn chân sau 90 độ. Lúc này bàn chân trước hướng về trước, bàn chân sau hướng sang một bên mở nhẹ phần hông. Gập đầu gối trước và dang rộng cánh tay, đảm bảo đầu gối và chân trước vẫn thẳng hàng. Giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây và lặp lại ở phía đối diện. 20. Tư thế cái cây: Đặt bàn chân phải ngang với mắt cá chân trái. Xoay toàn bộ phần chân phải sang một bên. Giữ vững chân trái và từ từ nâng cao chân phải. Nếu khả năng giữ thăng bằng tốt, nâng phần chân phải lên cao hơn. Dồn trọng lượng cơ thể nhiều hơn về phía chân trái. Giữ tư thế ít nhất 30 giây rồi lặp lại ở phía đối diện. 21. Tư thế đứng gập người về phía trước: Bắt đầu từ tư thế ngọn núi, giữ lưng thẳng rồi từ từ gập người về phía trước. Đặt tay lên đùi, ống chân hoặc sàn. Chống nhẹ vào các bộ phận trên để kéo dài lưng hơn nữa. Hít thở thật sâu. Sau đó thả lỏng cánh tay và lưng, từ từ trở lại tư thế ban đầu. 22. Tư thế trăng lưỡi liềm thấp: Đứng thẳng, từ từ khuỵu gối và bước chân phải về phía trước. Đặt tay ở hai bên bàn chân phải. Di chuyển chân trái về sau cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 30 giây và lặp lại ở phía đối diện. 23. Tư thế con quạ: Bước 1: Đưa người vào tư thế bà đẻ  Ngồi xổm với hai chân mở rộng bằng vai.  Hai tay chắp trước ngược và hai khuỷu tay mở rộng, chạm sát vào đùi.  Vai nâng cao để mở rộng ngực tối đa.  Mắt nhìn thẳng về phía trước. Bước 2: Đưa chân chạm tay  Đặt hai bàn tay xuống sàn nhà sao cho khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai.  Các ngón tay mở rộng để giữ thăng bằng tốt nhất.  Hạ khuỷu tay để tay cong về phía sau.  Từ từ nâng mông lên cao và chỉ còn mũi chân chạm sàn.  Đầu gối cố định ở bắp tay phía sau, càng gần sát nách càng tốt.  Mắt giữ nhìn về phía xa chứ không nhìn thẳng xuống tay, chân vì có thể khiến bạn mất thăng bằng. Bước 3: Nâng chân khỏi mặt đất  Chuyển khối lượng cơ thể dồn lên hai cánh tay.  Từ từ duỗi thẳng bàn chân và nâng chân trái lên khỏi mặt đất.  Tiếp đến nâng chân phải khỏi mặt đất.  Đưa hai ngón chân cái của hai chân chạm và nhau. Bước 4: Đưa người vào tư thế con quạ  Nâng đồng thời cả hai chân lên cao sao cho càng sát phía mông càng tốt.  Giữ người không lắc lư và vững chắc tại tư thế này trong 30 giây. Nếu có thể hãy tăng thời gian dần lên thành 60 giây. Tập trung hít thở chậm rãi ở tư thế quạ, đừng cố nín thở để giữ người không lắc lư. * Cuối buổi học: Thư giãn: - Thở thoải mái; thở qua mũi luân phiên; kỹ thuật thở ; thở sâu - Nằm ngửa, hai chân gập, gối mở, lòng bàn chân úp vào nhau, tay duỗi. Thư giãn hoàn toàn trong 3 phút. Tác dụng: Thư giãn các cơ và tâm trí, tăng lưu thông máu trong khung chậu nhỏ. - Tư thế xác chết hai chân dang rộng bằng vai hai tay thả lỏng hít thở đều mắt nhắm lại tập trung hơi thở. PHỤ LỤC 9: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ Lớp học Yoga PHỤ LỤC 9: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ Thảo luận nhóm PHỤ LỤC 10: SO SÁNH NHÓM MẤT THEO DÕI VỚI MẪU PHÂN TÍCH GIAI ĐOẠN NGAY SAU CAN THIỆP Đặc điểm Mất theo dõi (n=64) Mẫu phân tích (n=212) p n (%) n (%) Giới tính Nam 22 (34,4) 52 (24,5) 0,147 Nữ 42 (65,6) 160 (75,5) Nhóm tuổi <30 13 (20,3) 46 (21,7) 30-40 27 (42,2) 102 (48,1) 0,552 > 40 24 (37,5) 64 (30,2) Học vấn Trung cấp 23 (35,9) 65 (30,7) Cao đẳng 25 (39,1) 88 (41,5) 0,557 Đại học/sau đại học 16 (25,9) 59 (27,8) Tôn giáo Thiên chúa giáo 12 (18,8) 27 (12,7) Phật giáo 22 (34,4) 77 (36,3) 0,592 Không 30 (46,9) 105 (49,5) Khác 0 (0) 3 (1,4) Hôn nhân Độc thân 47 (74,6) 135 (64,0) Kết hôn 13 (20,6) 65 (30,8) 0,274 Ly thân/ly hôn/góa 3 (4,8) 11 (5,2) Khoa Phòng mổ, GMHS, SSĐB 20 (31,3) 63 (29,7) Đặc điểm Mất theo dõi (n=64) Mẫu phân tích (n=212) p Cấp cứu 4 (6,2) 30 (14,2) Các chuyên khoa # 31 (48,4) 80 (37,7) 0,241 Phòng khám chuyên khoa 6 (9,4) 24 (11,3) Phòng chức năng 0 (0) 8 (3,8) Khác 3 (4,7) 7 (3,3) Thời gian làm việc tại bệnh viện (năm) ≤ 5 năm 14 (21,9) 50 (23,6) > 5-10 năm 18 (28,1) 47 (22,2) 0,056 > 10-15 năm 6 (9,4) 51 (24,1) > 15 năm 26 (40,6) 64 (30,2) Thời gian làm việc tại khoa (năm) ≤ 5 năm 22 (34,4) 76 (35,8) > 5-10 năm 15 (23,4) 52 (24,5) 0,194 > 10-15 năm 6 (9,4) 38 (17,9) > 15 năm 21 (32,8) 46 (21,7) Chuyển khoa Có 24 (37,5) 79 (37,3) 1,000 Không 40 (62,5) 133 (62,7) Người đóng góp thu nhập chính trong gia đình Đúng 56 (87,5) 188 (88,7) 0,824 Không đúng 8 (12,5) 24 (11,3) Thu nhập hàng tháng (triệu đồng) <5 1 (1,6) 12 (5,7) 5 đến <10 37 (57,8) 116 (55,0) 0,533 10 đến <15 19 (29,7) 66 (31,3) ≥15 7 (10,9) 17 (8,1) Đặc điểm Mất theo dõi (n=64) Mẫu phân tích (n=212) p Tổng thời gian làm việc ≤ 48 giờ/tuần 17 (26,6) 66 (31,1) 0,536 >48 giờ/tuần 47 (73,4) 146 (68,9) Số ca trực mỗi tháng@ Không trực 20 (31,3) 66 (31,9) ≤4 buổi/tháng 2 (3,1) 20 (9,7) 0,309 5 – 8 buổi/tháng 35 (54,7) 106 (51,2) > 8 buổi/tháng 7 (10,9) 15 (7,3) Điều kiện làm việc TV (TPV) TV (TPV) p Khối lượng công việc 3 (2,75 – 3,5) 3 (2,25 – 3,5) 0,159 Kiểm soát công việc 4 (3,5 – 4) 4 (3,5 – 4) 0,458 Thiếu ghi nhận 2,5 (2 – 3) 2,5 (2 – 3) 0,229 Tính cộng đồng 4 (4 – 4,13) 4 (3,75 – 4,25) 0,599 Công bằng 4 (3,5 – 4) 3,75 (3,5 – 4) 0,906 Giá trị 4 (3,5 – 4) 3,75 (3,25 – 4) 0,476 PHỤ LỤC 11: SO SÁNH NHÓM MẤT THEO DÕI VỚI MẪU PHÂN TÍCH GIAI ĐOẠN SAU CAN THIỆP 3 THÁNG Đặc điểm Mất theo dõi (n=157) Mẫu phân tích (n=119) p n (%) n (%) Giới tính Nam 43 (27,4) 31 (26,1) 0,891 Nữ 114 (72,6) 88 (73,9) Nhóm tuổi <30 31 (19,7) 28 (23,5) 30-40 73 (46,5) 56 (47,1) 0,649 > 40 53 (33,8) 35 (29,4) Học vấn Trung cấp 54 (34,4) 34 (28,6) Cao đẳng 64 (40,8) 49 (41,2) 0,671 Đại học/sau đại học 39 (24,8) 36 (30,2) Tôn giáo Thiên chúa giáo 26 (16,6) 13 (10,9) Phật giáo 59 (37,6) 40 (33,6) 0,124 Không 69 (44,0) 66 (55,5) Khác 3 (1,9) 0 (0) Hôn nhân Độc thân 110 (70,1) 72 (61,5) Kết hôn 36 (22,9) 42 (35,9) 0,028 Ly thân/ly hôn/góa 11 (7,0) 3 (2,6) Khoa Phòng mổ, GMHS, SSĐB 36 (22,9) 47 (39,5) Đặc điểm Mất theo dõi (n=157) Mẫu phân tích (n=119) p Cấp cứu 24 (15,3) 10 (8,4) Các chuyên khoa # 79 (50,3) 32 (26,9) <0,001 Phòng khám chuyên khoa 11 (7,0) 19 (16,0) Phòng chức năng 1 (0,6) 7 (5,9) Khác 6 (3,8) 4 (3,4) Thời gian làm việc tại bệnh viện (năm) ≤ 5 năm 40 (25,5) 24 (20,2) > 5-10 năm 34 (21,7) 31 (26,1) 0,588 > 10-15 năm 30 (19,1) 27 (22,7) > 15 năm 53 (33,8) 37 (31,1) Thời gian làm việc tại khoa (năm) ≤ 5 năm 56 (35,7) 42 (35,3) > 5-10 năm 38 (24,2) 29 (24,4) 0,721 > 10-15 năm 22 (14,0) 22 (18,5) > 15 năm 41 (26,1) 26 (21,8) Chuyển khoa Có 58 (36,9) 45 (37,8) 0,901 Không 99 (63,1) 74 (62,2) Người đóng góp thu nhập chính trong gia đình Đúng 135 (86,0) 109 (91,6) 0,185 Không đúng 22 (14,0) 10 (8,4) Thu nhập hàng tháng (triệu đồng) <5 9 (5,7) 4 (3,4) 5 đến <10 89 (56,7) 64 (54,2) 0,701 10 đến <15 47 (29,9) 38 (32,2) ≥15 12 (7,6) 12 (10,2) Đặc điểm Mất theo dõi (n=157) Mẫu phân tích (n=119) p Tổng thời gian làm việc ≤ 48 giờ/tuần 49 (31,2) 34 (28,6) 0,692 >48 giờ/tuần 108 (68,8) 85 (71,4) Số ca trực mỗi tháng@ Không trực 40 (26,1) 46 (39,0) ≤4 buổi/tháng 11 (7,2) 11 (9,3) 0,034 5 – 8 buổi/tháng 85 (55,6) 56 (47,5) > 8 buổi/tháng 17 (11,1) 5 (4,2) Điều kiện làm việc TV (TPV) TV (TPV) p Khối lượng công việc 2,8 (2,3 – 3,5) 3 (2,5 – 3,5) 0,056 Kiểm soát công việc 4 (3,5 – 4) 4 (3,5 – 4) 0,015 Thiếu ghi nhận 2,5 (2 – 3) 2,5 (2 – 3) 0,527 Tính cộng đồng 4 (3,8 – 4,3) 4 (3,8 – 4,3) 0,193 Công bằng 4 (3,3 – 4) 4 (3,5 – 4) 0,297 Giá trị 3,8 (3,3 – 4) 3,8 (3,3 – 4) 0,474 PHỤ LỤC 12: XÁC NHẬN BẢN QUYỀN SỬ DỤNG CÔNG CỤ MBI-HSS PHỤ LỤC 13: CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN 1. Thông báo thời gian tập Yoga 2. Đơn xin số liệu 3. Đơn xin triển khai 4. Hợp đồng thuê giảng viên yoga 5. Báo giá tập yoga 6. Thông báo đồng ý của Đảng ủy – Ban Giám Đốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_can_thiep_giam_tinh_trang_kiet_suc_nghe_nghiep_bang.pdf
  • pdf8.4_Trang thong tin ve LA Lê Thị Thanh Nguyện final _ 05.4.24.pdf
  • pdfQDHD cap co so Le Thi Thanh Nguyen.pdf
  • pdfThong tin NCS Lê Thị Thanh Nguyện Tiếng Anh ()05.4.24).pdf
  • pdfTóm tăt NCS Lê Thị Thanh Nguyện (05.42024) (final).pdf