Luận án Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt

5. Về mặt ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện), trong câu nhân quả tiếng Việt, tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu gồm 3 hằng tố (thành tố) chính: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả. 5.1. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả được xem xét được biểu hiện bằng hai phương tiện chủ yếu: quan hệ từ và động từ gây khiến. Mặc dù khác nhau về bản chất ngữ pháp nhưng hai phương tiện này có chức năng ngữ nghĩa giống nhau là đều biểu thị quan hệ nhân quả. 5.2. Hằng tố nguyên nhân là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu nhân quả. Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân (ri). Hằng tố si, với vai trò là hạt nhân ngữ nghĩa của hằng tố nguyên nhân, về mặt nghĩa từ vựng, bất chấp cách biểu hiện của mình, luôn chỉ hành động, trạng thái hay đặc điểm của sự vật là kẻ gây ra hệ quả nêu ở hằng tố kết quả. Phù hợp với đặc điểm ý nghĩa vừa chỉ ra, Si thường được biểu thị bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) hoặc các danh từ có nguồn gốc vị từ. Ri là hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân, giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình này. Trong câu, ri thường được biểu hiện bằng danh từ, ngữ danh từ với các chức năng chủ ngữ, định ngữ.

pdf171 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sự vật khác nhau Ví dụ: (116) Nước chảy xiết, rào rào đập vào mạn phà làm cho nó như đứng ì lại. (Nguyễn Đình Thi) (117) Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu. Trong câu (116), giữa nước (ri) và phà (rj) có mối quan hệ vật chứa (nước) và vật bị chứa (phà). Do đó, hoạt động của nước (đập vào) đã tác động đến phà tạo ra hệ quả là “phà đừng ì lại”. Trong câu (117), giữa thời tiết (ri) và mùa màng (rj) có mối quan hệ qua lại mang tính tự nhiên. Vì vậy, đặc điểm của thời tiết (tốt) tác động tích cực đến mùa màng (cây trồng) tạo nên kết quả là “mùa màng bội thu”. - Quan hệ giữa các sự vật hoàn toàn khác nhau Trong trường hợp này, giữa ri và rj hầu như không có quan hệ tự nhiên, quan hệ tình cảm hoặc quan hệ kinh tế nào, thậm chí, chúng là những thực thể đối nghịch nhau. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan hệ gián tiếp với nhau thông qua một hoạt động nào đó (của ri) và nhờ đó, mối quan hệ nhân quả giữa các sự tình trong câu nhân quả được xác lập. Ví dụ: (118) Một tiếng gà gáy le te dưới gầm lán làm họ giật mình. (Nguyễn Đình Thi) (119) Lương lập tức bắn xả đạn vào một thằng địch gần nhất, làm cho nó phụt lửa đỏ rực kéo đứng lên vòn vọt. (Nguyễn Đình Thi) Trong câu (118), mặc dù giữa ri (gà) và rj (họ) không có mối quan hệ cụ thể nào nhưng giữa chúng có mối quan hệ gián tiếp thông qua hoạt động gáy (si) của gà (ri). Hoạt động này tác động vào họ (rj) và là nguyên nhân dẫn đến kết quả là sự tình giật mình (sj) ở họ (si). 136 Trong câu (119), ri (Lương) và rj (nó, thằng địch) là những thực thể đối nghịch và mối quan hệ giữa các thực thể này được xác lập thông qua hoạt động bắn (si). Hoạt động này tác động vào rj (thằng địch = nó) và gây ra hệ quả (sj) ở nó (phụt lửa đỏ rực). 3.3.3. Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả Về bản chất, mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả là mối quan hệ có tính tác động. Nội dung cụ thể của mối quan hệ này có thể hình dung như sau: Sự tình nguyên nhân (thông qua hoạt động, trạng thái, tính chất được biểu thị bởi hằng tố si) tác động vào sự vật là chủ thể (rj) của sự tình kết quả và gây ra ở chủ thể đó một kết quả (hoạt động, trạng thái, tính chất nào đó) được biểu hiện bởi hằng tố sj. Sơ đồ của sự tác động này là: Chẳng hạn, thử xem xét những câu sau đây: (120) Một luồng gió thổi vào quả bóng trên sân khiến nó lăn khỏi vị trí ban đầu. (121) Một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình quay lại. (Nam Cao) (122) Thị cười vì nghĩ đến đàn con. (Nam Cao) (123) Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. (Nam Cao) Trong câu (120), hoạt động thổi (si) thuộc về luồng gió (ri) đã tác động vào quả bóng (rj) dẫn đến hệ quả lăn khỏi vị trí (sj) của nó (rj) Trong câu (121), hoạt động đập (si) thuộc về một bàn tay (ri) đã tác động vào sự vật hắn (rj), cụ thể là tác động vào “vai hắn”, dẫn đến hệ quả là (hắn) giật mình quay lại (sj). Những sự tác động của si ở hai câu trên đây đến rj đều là sự tác động có tính vật lí (tính cụ thể, trực tiếp) có thể quan sát được. Trong các câu (122), (123), cũng có sự tác động của các hoạt động nghĩ, thấy... (ri) đến sự vật là thị, tôi (các sự vật này vừa là ri vừa là rj). Ở câu tác động vào dẫn đến kết quả (ri) si rj sj 137 (122), sự tác động của hoạt động nghĩ đến đàn con (si) đến thị (rj) đã tạo ra tâm trạng phấn khởi ở thị và tâm trạng ấy được thể hiện ở phản ứng có tính tâm - sinh lí là cười (sj). Ở câu (123), sự tác động của hoạt động mang tính nhận thức “thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương” (si) đến nhân vật tôi (rj) tạo ra tâm lí “thất vọng” (sj) ở nhân vật này. Tuy nhiên, cần thấy rằng khác với sự tác động của si đối với rj ở các câu (120), (121) mang tính cụ thể, trực tiếp, sự tác động của si đến rj ở những câu (122), (123) là sự tác động có tính trừu tượng, gián tiếp (không được biểu hiện cụ thể bằng các biểu thức ngôn ngữ) và chỉ được nhận thức bằng sự suy luận. Sự tác động có tính gián tiếp kiểu như trên đây khá phổ biến và có thể thấy ở những câu kiểu như: (124) Mọi người đều cười khiến Hanh bẽn lẽn ngồi xuống. (Khái Hưng) (125) Yêu Mịch khiến cho Long thấy phấn khởi, thỏa chí như đã làm được nhiều việc thiện. (Vũ Trọng Phụng) Trong câu (124), hoạt động cười (si) của mọi người (ri) rõ ràng đã có sự tác động đến Hanh (rj) không chỉ về mặt vật lí (bằng âm thanh) mà còn về tâm lí dẫn đến kết quả là hoạt động “bẽn lẽn ngồi xuống”(sj) là một trạng thái tâm - sinh lí. Trong câu (125), hoạt động yêu Minh (si) tác động đến Long (rj) dẫn đến kết quả là trạng thái, tình cảm phấn khởi, thỏa chí (sj) ở nhân vật này. Ở cả hai câu trên đây, hoạt động tác động của si đến rj cũng không được biểu hiện cụ thể (hiển ngôn) bằng các biểu thức ngôn ngữ mang ý nghĩa quan hệ: hoạt động - đối thể (các biểu thức kiểu như: “thổi vào quả bóng”, “đập vào vai”) như ở những câu (120), (121). Tính tác động như là đặc điểm của sự tình nguyên nhân (xét trong mối quan hệ với tính bị tác động và tính hệ quả như là đặc điểm của sự tình kết quả) luôn gắn liền với tính hiệu quả: Sự tác động của sự tình nguyên nhân chỉ dẫn đến kết quả biểu thị ở sự tình kết quả nếu nó có hiệu quả, tức là thắng được “sức ì” của các thuộc tính vốn có ở sự vật bị tác động (rj) để tạo ra sự thay đổi (hoạt động, trạng thái, đặc điểm) mới ở sự vật bị tác động. Trong 138 trường hợp sự tác động đó không có hiệu quả thì thay cho câu hay cấu trúc nguyên nhân đích thực, ta sẽ có câu hay cấu trúc “nghịch nhân quả”. So sánh: (120a) Một luồng gió thổi vào quả bóng trên sân khiến nó lăn khỏi vị trí. (120b) Mặc dù một luồng gió liên tục thổi vào quả bóng trên sân nhưng nó vẫn đứng yên. Trong câu (120b) trên đây, sự tác động của si (thổi) không có hiệu quả, tức là không thắng được sức ì của quả bóng hay lực ma sát giữ cho quả bóng đứng yên. Xét theo nội dung cụ thể, sự tác động của sự tình nguyên nhân đối với sự tình kết quả (sự tác động của si vào rj) có thể là: - Sự tác động trực tiếp có tính chất vật lí: Trong trường hợp này, sj thường được biểu hiện bằng các động từ chỉ hoạt động cụ thể có tính chất vật lí tác động vào sự vật là rj theo cách thức nào đó và gây ra hệ quả (sj) nhất định (cũng thường có tính chất vật lí ở rj). Ví dụ: (126) Xuồng của tôi lao hết tốc lực làm mặt nước xé ra trắng xóa. (Nhiều tác giả, Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ) - Sự tác động có tính chất sinh lí (tự nhiên) Trong trường hợp này, si thường được biểu hiện bằng các vị từ chỉ trạng thái sinh lí nhất định của chủ thể (ri) có sự tác động về mặt sinh lí đến sự vật là rj và gây ra một hệ quả (sj) nào đó (cũng thường có tính sinh lí) ở rj. Ví dụ: (127) Mấy đợt sốt rét làm cho Thảo xuống sức rất nhanh. (Nhiều tác giả (2009), Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ, Nxb Lao động) (128) Rau không ra được vì nó đói, không đủ sức rặn. (Nguyễn Minh Châu) (129) Một cơn bải hoải kéo đến làm cho đầu óc Xuân choáng váng, chân tay rã ra. (Nguyễn Đình Thi) - Sự tác động về mặt tinh thần (nhận thức, tâm lí) Trong trường hợp này, si thường được biểu hiện bằng các vị từ (danh từ gốc vị từ) chỉ hoạt động, trạng thái tinh thần (suy nghĩ, nhận thức, tình cảm) tác động vào chủ thể rj dẫn đến kết quả (thường cũng là phản ứng tâm lí) nào đó. 139 Ví dụ: (130) Tôi quay lại bật cười vì cái cơn tự ái của mình. (Nhiều tác giả, Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ) (131) Tôi mừng quýnh vì nhận ra tiếng mẹ Lân trả lời. (Nguyễn Minh Châu) (132) Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. (Nam Cao) (133) Du đắc chí vì tưởng câu chuyện của mình có duyên. (Nam Cao) - Sự tác động về mặt xã hội Ví dụ: (134) Do cuộc sống giặc giã khó khăn, ra khỏi thị xã, Hạnh phải bỏ học để giúp mẹ nuôi đàn em. (Nguyễn Minh Châu) Trong câu (134), sự tình nguyên nhân tác động gây ra hệ quả là điều kiện, hoàn cảnh xã hội (cuộc sống giặc giã khó khăn) và sự tác động này dẫn đến hệ quả là một hoạt động có tính xã hội (Hạnh phải bỏ học để giúp mẹ nuôi đàn em). 3.3.4. Tính phù hợp với logic, lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân với sự tình kết quả và vai trò của các tham thể mở rộng trong tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả Do yêu cầu đảm bảo tính logic (sự chặt chẽ, chính xác trong diễn đạt) mà ở câu nhân quả, trong nhiều trường hợp, tham gia vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các sự tình không chỉ có các yếu tố là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình (si, sj) và các tham thể ngữ nghĩa cơ sơ (tham thể bắt buộc) mà còn có các tham thể ngữ nghĩa mở rộng (tương ứng với các chu tố hay định tố thuộc bình diện cú pháp). Chẳng hạn, thử xem mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả trong những câu sau đây: (135) Mấy tuần qua, do mưa lớn kéo dài nên đã xảy ra lũ quét và lở đất ở nhiều tỉnh miền núi. (136) Hằng ốm vì làm việc quá sức. (137) Ở một số tỉnh miền núi, nhiều người đã bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Trong câu (135), nguyên nhân dẫn đến sự tình “xảy ra lũ quét và lở đất ở nhiều tỉnh miền núi” không phải chỉ là mưa hay mưa lớn mà là mưa lớn kéo dài. 140 Trong câu (136), nguyên nhân dẫn đến sự tình Hằng ốm không phải là làm việc mà là làm việc quá sức. Trong câu (137), nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc không phải là ăn nấm mà là ăn phải nấm độc. Như vậy, ở những câu trên đây, các yếu tố như lớn, kéo dài, quá sức, độc mặc dù được coi là các yếu tố giữ vai trò thứ yếu về ngữ pháp (tương ứng với các tham thể mở rộng hay các yếu tố mở rộng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu) nhưng lại có vai trò quan trọng về nghĩa mà việc lược bỏ chúng sẽ ảnh hưởng tính rõ ràng, phù hợp về logic - ngữ nghĩa của câu. Từ thực tế chỉ ra trên đây, cần thấy rằng khi xem xét mặt tổ chức ngữ nghĩa của câu nói chung, câu nhân quả nói riêng, cần tính đến vai trò ngữ nghĩa của tất cả các thành tố ngữ nghĩa đối với việc tham gia vào việc thể hiện tính đúng, tính phù hợp về logic-ngữ nghĩa của câu. 3.3.5. Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả Xét theo mối quan hệ thời gian, sự tình nguyên nhân, về nguyên tắc, luôn diễn ra trước sự tình kết quả. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất của mối quan hệ nhân quả: Sự tình nguyên nhân là sự tình “gây ra” đương nhiên phải xảy ra trước sự tình kết quả là sự tình “bị gây ra”. Trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả như chỉ ra trên đây, nói chung, không liên quan đến vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả. Ví dụ: (138) Nghĩ thế làm cho Minh thêm buồn rầu. (Nhất Linh, Khái Hưng) (139) Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt. (Thạch Lam) Trong những câu trên đây, các thành tố biểu thị sự tình nguyên nhân (nghĩ thế, gió thổi mạnh) dù đứng trước (ở những câu (138), (139)) hằng tố kết quả nhưng các sự tình nguyên nhân do chúng biểu thị đều xảy ra trước các sự tình kết quả tương ứng. Việc khẳng định điều có tính quy tắc chung trên đây đòi hỏi làm rõ thêm mối quan hệ thời gian giữa các sự tình trong những câu nhân quả kiểu sau đây: 141 (140) Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đều rất phấn khởi, náo nức vì ngày mai, họ sẽ được trở về tiếp quản Thủ đô yêu dấu. Trong câu trên đây, rõ ràng sự tình nêu ở vế chỉ nguyên nhân xảy ra sau sự tình nêu ở vế chỉ kết quả. Vậy, cần lí giải về hiện tượng cụ thể này như thế nào? Thực ra, về mặt logic, một sự tình chưa xảy ra không thể có tác động gây ra một hệ quả cụ thể nào. Do đó, câu trên đây cần được hiểu là ý nghĩ (sự nhận thức, sự suy nghĩ...) về sự việc ngày mai, họ sẽ được trở về tiếp quản Thủ đô yêu dấu (ý nghĩ, sự suy nghĩ, sự nhận thức này đã xảy ra, tức là có trước sự tình “phấn khởi, náo nức”), đã khiến các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô phấn khởi, náo nức. Như vậy, câu trên đây có thể hiểu là: Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đều rất phấn khởi, náo nức vì (họ biết rằng) ngày mai, họ sẽ được trở về tiếp quản Thủ đô yêu dấu. 3.3.6. Tính hiện thực (tính tất yếu) của sự tình nhân quả Tính hiện thực của một sự tình nhất định thường được hiểu là sự tình đó được người nói (người viết) và người nghe (người đọc) nhìn nhận là đã, đang xảy ra trong thực tế (hoặc sẽ xảy ra như một hệ quả tất yếu), tức là có sự hiện hữu. Tính hiện thực của sự tình nhân quả được thể hiện ở chỗ trong hầu hết những câu nhân quả được khảo sát, các sự tình do chúng biểu thị (sự tình nguyên nhân, sự tình kết quả và sự tình nhân quả như là kết quả của mối quan hệ hiện thực giữa hai sự tình nguyên nhân, kết quả) đều là các sự tình được nhìn nhận là đã, đang xảy ra. Với tính hiện thực, sự tình nhân quả thường được xem là sự tình thuộc phạm trù hiện thực chứ không phải thuộc phạm trù khả năng, dự báo. Có thể thấy rõ hơn điều này qua việc so sánh sự tình nhân quả với một số loại sự tình khác, chẳng hạn, sự tình trong câu cầu khiến hay một số kiểu sự tình trong câu điều kiện. Sự tình nêu ở bổ ngữ chỉ nội sung cầu khiến trong câu cầu khiến, nói chung, không có tính hiện thực mà chỉ là khả năng, tức là nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Chính điều này giải thích vì sao: - Có thể nói: (141a) Tôi đã mời nó đến. 142 (141b) Tôi đã mời nó đến nhưng nó không đến. (142a) Tôi đã yêu cầu mọi người im lặng. (142b) Tôi đã yêu cầu mọi người im lặng nhưng mọi người vẫn ồn ào. (143a) Những tiếng nổ ầm ầm làm Lương choàng tỉnh dậy. (Nguyễn Đình Thi) (144a) Tiếng máy bay xoẹt đến làm mọi những nhảy tóe xuống nước. (Nguyễn Đình Thi) - Chứ không thể nói: (143b) Những tiếng nổ ầm ầm làm Lương choàng tỉnh dậy nhưng Lương vẫn chưa tỉnh dậy. (144b) Tiếng máy bay xoẹt đến làm mọi người nhảy tóe xuống nước nhưng mọi người không nhảy. Sự tình trong câu điều kiện, trong nhiều trường hợp, cũng thường có tính phi thực hữu. Ví dụ: (145) Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu đã chẳng bị chết. (Dẫn theo [32, 80]) (146) Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao) (147) Nếu tôi nói sai thì tôi đi đầu xuống đất. (Dẫn theo [32, 124]). Những câu (145), (146) thường được coi là “câu điều kiện phản thực” [32, 79-80]. Các sự tình nêu ở vế điều kiện (đứng trước) chỉ là giả thiết và trên thực tế, đều không xảy ra (phản thực). Do đó, các sự tình nêu ở vế kết quả cũng không xảy ra, tức là đều là các sự tình phi thực hữu. Câu (147) thường được coi là “câu điều kiện ngoa dụ”. Theo Nguyễn Khánh Hà, ở những câu điều kiện kiểu này: “Những sự tình được biểu đạt trong mệnh đề chính chỉ là những giả định của người nói, chúng có tính ngoa dụ, hoang đường, chứng tỏ người nói không tin tưởng là chúng sẽ được hiện thực hóa, do đó làm cho người nghe hiểu rằng người nói bác bỏ sự hiện thực hóa của điều được nói đến trong mệnh đề điều kiện.” [33, 125]. Như vậy sự tình được biểu thị trong câu điều kiện ngoa dụ cũng là sự tình phi thực hữu. 3.3.7. Một số đặc điểm khác của sự tình nguyên nhân 143 Xem xét mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả trong tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả còn có thể xác định, phân biệt theo các mặt như: độ phức tạp, tính trực tiếp/ không trực tiếp, tính chủ quan/khách quan, tính tích cực/tiêu cực. Việc phân tích sự tình nguyên nhân theo những tiêu chí trên đây rất có ý nghĩa nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp mà ở đây, chỉ có thể nêu một cách khái quát. Theo các tiêu chí vừa chỉ ra, có thể phân biệt: 1) Nguyên nhân đơn giản và nguyên nhân phức tạp Nguyên nhân đơn giản chỉ gồm một lõi sự tình. Ví dụ: (148) Người ông run lên vì tức giận. (Nam Cao) (149) Mặt nó ngây ra vì tiếc. (nt) Nguyên nhân phức tạp gồm hơn một lõi sự tình. Ví dụ: (150) Trần Dụ Châu bị bắt vì tội hống hách tiêu pha tiệc tùng và bán giời không văn tự. (Nguyễn Thị Thu Huệ) (151) Có những người đàn bà đẹp yêu rất khéo bởi họ được ăn ngon, mặc đẹp, chăm sửa thịt da và chẳng phải làm gì cả. (Nam Cao) 2) Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp Chẳng hạn, thử xem xét các nguyên nhân trong câu sau: (152) Rau không ra được vì nó đói, không đủ sức mà rặn. (Nguyễn Minh Châu) Trong câu này, không đủ sức mà rặn là nguyên nhân trực tiếp còn nó đói là nguyên nhân gián tiếp. (Mối quan hệ nhân quả ở câu này có thể hình dung như sau: Vì nó đói nên không đủ sức rặn và Vì nó không đủ sức rặn nên rau không ra được). 3) Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan được coi là nguyên nhân bên trong thuộc về phía chủ thể, còn nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bên ngoài gắn với những yếu tố thuộc môi trường, hoàn cảnh. Việc phân biệt hai loại nguyên nhân này trong một số trường hợp cụ thể rất khó khăn. Ở đây, chỉ xin nêu ví dụ về trường hợp tương đối rõ ràng. 144 - Nguyên nhân chủ quan: (153) Nó hỏng thi vì lười học. (154) Chúng tôi thua do sự chủ quan và mắc sai lầm về chiến thuật. - Nguyên nhân khách quan: (155) Nó hỏng thi vì đề khó quá. (156) Chúng tôi thua hoàn toàn do sai lầm của trọng tài. 4) Nguyên nhân tích cực và nguyên nhân tiêu cực a) Nguyên nhân tích cực (có lợi) – kết quả thích cực (tốt) Hằng tố chỉ nguyên nhân tích cực thường được dẫn nối bởi quan hệ từ nhờ; còn hằng tố chỉ nguyên nhân tiêu cực thường được dẫn nối bởi quan hệ từ tại. Tuy nhiên, hằng tố chỉ nguyên nhân tích cực và tiêu cực cũng có thể được dẫn nối bởi các quan hệ từ vì, do, bởi. Trong trường hợp này, ý nghĩa tích cực, tiêu cực được biểu thị bởi các hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình. Nguyên nhân tích cực hoặc tiêu cực sẽ dẫn đến các kết quả tương ứng: kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ: (157a) Nhờ có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em, em cố nén được. (Khái Hưng, Nhất Linh) (158) Còn Long, nhờ tài năng, đã thành một người đàn ông thành đạt. (Nhiều tác giả, Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ) (159) Tất cả những điều này tôi biết được là nhờ hai cuốn nhật kí mà nàng để lại. (Nhiều tác giả, Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ) (160) Đêm hôm đó, nhờ anh can đảm, quân cướp bị giải lên huyện. (Nguyễn Công Hoan) Trong một số trường hợp, thành tố chỉ nguyên nhân có lợi (tích cực) cũng có thể được dẫn nối bởi các quan hệ từ vì, do, bởi. Ví dụ: (161) Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. (Nam Cao) (162) Còn tôi, trong lòng hoan hỉ vì đã làm được những việc thiện đầu tiên có ích trong đời. (Tô Hoài) 145 Thực tế cho thấy, trong nhiều câu nhân quả (chỉ nguyên nhân, kết quả tích cực), có thể thay thế nhờ bằng vì hoặc ngược lại. So sánh: (157a) Nhờ có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em, em cố nén được. (Khái Hưng, Nhất Linh) (157b) Vì có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em, em cố nén được. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng việc dùng nhờ hay vì để thay thế cho nhau không phải là điều hoàn toàn tùy tiện. Trong trường hợp sắc thái ý nghĩa có lợi ở thành tố nguyên nhân và kết quả thực sự rõ ràng, hơn nữa người nói muốn nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa đó (để biểu thị thái độ, tình cảm) thì việc dùng quan hệ từ cần được cân nhắc kĩ càng để đảm bảo sự phù hợp. Chẳng hạn ở câu (163) Nhờ các bác sĩ tận tình cứu chữa, tôi đã khỏi bệnh, nói chung không thể thay thế nhờ bằng vì. b) Nguyên nhân có hại (tiêu cực) - kết quả tiêu cực (xấu) Hằng tố nguyên nhân có hại (tiêu cực) thường được dẫn nối bởi quan hệ từ tại. Về nguyên tắc, nguyên nhân có hại luôn gắn với kết quả tiêu cực (kết quả xấu, không có lợi). Ví dụ: (164) Tại cha mẹ Bính cay nghiệt nên Bính phải xa nó. (Nguyên Hồng) (165) Tại hai chén rượu vừa uống mà anh cảm thấy rét hơn lúc bắt đầu uống. (Nguyễn Khải) Trong một số trường hợp, thành tố chỉ nguyên nhân có hại có thể được dẫn nối bởi các quan hệ từ vì hoặc do, bởi; khi đó, sắc thái nghĩa có hại được biểu hiện và nhận ra nhờ ý nghĩa cụ thể của các thành tố chỉ nguyên nhân, thành tố chỉ kết quả và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: (166) Vì bà mẹ Chi chằng nải chuối quá lâu nên Chi trật mất chuyến xe cuối cùng. (Nguyễn Minh Châu) (167) Vả lại, cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. (Nguyễn Minh Châu) 146 Trong những câu trên đây, có thể thay vì, do bằng tại. Những câu nhận được về cơ bản, không thay đổi về nghĩa; tuy nhiên, ở những câu dùng tại trước thành tố chỉ nguyên nhân, sắc thái ý nghĩa có hại có phần rõ ràng hơn và được nhấn mạnh hơn. 3.4. Tiểu kết 3.4.1. Tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả trong tiếng Việt gồm 3 hằng tố: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả mà luận án xem xét do hai phương tiện chủ yếu đảm nhận: quan hệ từ và động từ gây khiến. Hằng tố nguyên nhân (thành tố nguyên nhân) là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên câu nhân quả. Về bản chất ý nghĩa, hằng tố nguyên nhân luôn chỉ sự tình bất chấp cách biểu hiện hình thức của nó (là danh từ, cụm danh từ hay vị từ, cụm vị từ). Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân (ri). Hằng tố kết quả (thành tố kết quả) là hằng tố trực tiếp thứ hai của sự tình nhân quả và cũng gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình kết quả (sj) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả (rj). 3.4.2. Sự tình nguyên nhân và sự tình nhân quả trong câu có ý nghĩa nhân quả có những đặc điểm đáng chú ý sau: Mối quan hệ về mặt nào đó giữa các chủ thể ri và rj là một điều kiện cần thiết để xác lập mối quan hệ ngữ nghĩa phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả; Tính phù hợp với logic và lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính hiện thực của sự tình nhân quả. 147 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu câu tiếng Việt trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Luận án này là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt trên hai phương diện: kết học (cú pháp) và nghĩa học (nghĩa biểu hiện). Vận dụng lí luận của ngữ pháp chức năng về ba bình diện của câu, đặc biệt là về bình diện cú pháp và bình diện nghĩa biểu hiện và dựa vào tư liệu được khảo sát (1511 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và 1650 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến trong văn bản tiếng Việt hiện đại), luận án đã phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu theo các nội dung trên đây, luận án rút ra những kết luận chính sau: 1. Câu có ý nghĩa nhân quả được dùng rất phổ biến cả trong các loại văn bản lẫn lời nói hằng ngày. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Trên cơ sở cách hiểu về sự tình nhân quả, câu nhân quả là những câu được trực tiếp tạo nên từ cấu trúc nhân quả. Câu có ý nghĩa nhân quả tiếng Việt gồm nhiều kiểu cụ thể, trong đó đáng chú ý là: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến. 2. Về mặt cú pháp, câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ có những đặc điểm đáng chú ý là: a) Về phương tiện biểu thị mối quan hệ nhân quả là quan hệ từ: Các quan hệ từ dẫn nối thành tố nguyên nhân gồm 8 từ, trong đó có 5 quan hệ từ có cấu tạo đơn (vì, do, nhờ, bởi, tại) và 3 quan hệ từ có cấu tạo ghép (bởi vì, bởi chưng, tại vì). Các quan hệ từ dẫn nối thành tố kết quả gồm 4 từ, trong đó có 2 từ đơn (nên, mà) và 2 từ ghép (cho nên, sở dĩ). Về cách dùng, quan hệ từ nguyên nhân xuất hiện phổ biến hơn nhiều và cũng khó lược bỏ hơn nhiều so với quan hệ từ kết quả. b) Về cấu tạo và vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả: 148 Thành tố nguyên nhân thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ chỉ nguyên nhân và có dạng cấu tạo là danh từ, cụm danh từ hoặc vị từ, cụm vị từ, trong đó, dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ có thể coi là dạng cơ bản (điển hình, điển thể), dạng cấu tạo là danh từ (cụm danh từ) về thực chất, là biến thể không điển hình của thành tố nguyên nhân và về mặt ngữ nghĩa luôn gắn với việc biểu thị sự tình. Về vị trí, dạng phổ biến của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả (958/1151 trường hợp, chiếm 83,2%). Khác với thành tố nguyên nhân, thành tố kết quả luôn được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) và trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải được dẫn nối bởi quan hệ từ (khi thành tố chỉ kết quả đứng trước thành tố nguyên nhân thì sự vắng mặt của quan hệ từ là bắt buộc, trừ quan hệ từ sở dĩ, khi thành tố kết quả đứng sau, khả năng lược bỏ quan hệ từ dẫn nối nó cũng rất lớn). Điều này cho thấy vai trò, đặc điểm ngữ pháp rất khác nhau giữa TTNN và TTKQ trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ. c) Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa TTNN và TTKQ trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (khi TTNN được dẫn nối bởi QHT) là tính chất phụ thuộc. d) Về việc phân loại câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, chúng có thể thuộc câu đơn hoặc câu phức (câu ghép nhân quả). 3. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến, có những nét đáng chú ý sau: a) Các động từ gây khiến làm, khiến về bản chất, là những bán thực từ, tức là có đặc tính trung gian giữa thực từ và hư từ. Với đặc tính trung gian của mình, làm, khiến có những đặc điểm rất đáng chú ý về ý nghĩa và kết trị. Do sự chi phối của làm, khiến với vai trò vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ bên chúng cũng có những nét độc đáo, sự khác biệt quan trọng so với chủ ngữ, bổ ngữ bên động từ thuộc các nhóm khác: Chủ ngữ bên làm, khiến trong nhiều trường hợp, có thể là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị); còn bổ ngữ bên làm, khiến luôn là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị). b) Kết quả nghiên cứu về câu nhân quả với vị ngữ được biểu hiện bằng các động từ gây khiến làm, khiến không chỉ giúp soi sáng thêm đặc điểm của câu 149 nhân quả nói chung, phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt mà còn cho phép có cái nhìn tổng thể về loại câu có vị ngữ được biểu hiện bằng động từ gây khiến (động từ quan hệ), đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học. 4. Mặc dù là hai kiểu câu khác nhau về ngữ pháp nhưng giữa câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến có những điểm chung về nghĩa, cụ thể: Chúng đều biểu hiện sự tình nhân quả. Chúng có mối quan hệ cải biến với nhau, trong đó, có thể coi câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ là dạng gốc (dạng xuất phát), còn câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến là dạng cải biến (là đơn vị hậu kì) mà phương tiện cải biến (chỉ tố cải biến) ở đây là các động từ gây khiến làm, khiến. 5. Về mặt ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện), trong câu nhân quả tiếng Việt, tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu gồm 3 hằng tố (thành tố) chính: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả. 5.1. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả được xem xét được biểu hiện bằng hai phương tiện chủ yếu: quan hệ từ và động từ gây khiến. Mặc dù khác nhau về bản chất ngữ pháp nhưng hai phương tiện này có chức năng ngữ nghĩa giống nhau là đều biểu thị quan hệ nhân quả. 5.2. Hằng tố nguyên nhân là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu nhân quả. Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân (ri). Hằng tố si, với vai trò là hạt nhân ngữ nghĩa của hằng tố nguyên nhân, về mặt nghĩa từ vựng, bất chấp cách biểu hiện của mình, luôn chỉ hành động, trạng thái hay đặc điểm của sự vật là kẻ gây ra hệ quả nêu ở hằng tố kết quả. Phù hợp với đặc điểm ý nghĩa vừa chỉ ra, Si thường được biểu thị bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) hoặc các danh từ có nguồn gốc vị từ. Ri là hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân, giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình này. Trong câu, ri thường được biểu hiện bằng danh từ, ngữ danh từ với các chức năng chủ ngữ, định ngữ. 150 5.3. Hằng tố kết quả là hằng tố trực tiếp thứ hai của sự tình nhân quả và cũng gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình kết quả (sj) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả (rj). Sj vừa là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình của sự tình kết quả, vừa là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình nhân quả nói chung. Sj luôn biểu thị hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật là kẻ mang hệ quả và luôn được biểu hiện bằng vị từ với vai trò vừa là hạt nhân ngữ pháp vừa là hạt nhân ngữ nghĩa của cụm vị từ (cụm chủ vị). Rj là hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả, giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình kết quả, thường được biểu hiện bằng danh từ (đại từ), ngữ danh từ với chức năng chủ ngữ. 5.4. Sự tình nhân quả được biểu thị bởi câu có ý nghĩa nhân quả có những đặc điểm chung đáng chú ý sau: 5.4.1. Về bản chất, sự tình nhân quả là loại sự tình phức tạp mà ở dạng tối giản, nó bao gồm 2 sự tình đơn giản, ở dạng phức tạp, số lượng sự tình đơn giản có thể là ba, bốn thậm chí lớn hơn. Tính phức tạp của sự tình nhân quả còn thể hiện ở tính đa dạng phức tạp của mối quan hệ giữa các hằng tố. 5.4.2. Về nguyên tắc, hạt nhân ngữ nghĩa của sự tình (sj) không bao giờ vắng mặt, còn các hằng tố khác có thể vắng mặt do kết quả của hiện tượng tỉnh lược ngữ nghĩa hoặc hiện tượng tỉnh lược cả ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. 5.4.3. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tình nhân quả là tính logic, hiện thực của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả. Đặc điểm này thể hiện ở các mặt sau: Mối quan hệ giữa các chủ thể ri và rj là một điều kiện cần thiết để xác lập mối quan hệ phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả; Tính phù hợp với logic và lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính hiện thực của sự tình nhân quả. 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Cách biểu hiện mối quan hệ nhận quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ, T/c Khoa học &Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 2, tr 15-18. 2. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ trong câu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 8, tr 1-7. 3. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, tr 79 – 86. 4. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Câu nhân quả với vị ngữ được biểu hiện bằng động từ gây khiến trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 5, tr 11 – 21. 5. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, Đề tài KH&CN cấp Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (đã nghiệm thu). 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Một số đặc điểm của cấu trúc có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (khảo sát trong Truyện đọc tiểu học), T/c Ngôn ngữ & Đời sống, tr 24 – 28. 7. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Góp thêm một số ý kiến về việc xác định hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, T/c Ngôn ngữ, số 10, tr 14 - 26. 8. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Về đặc điểm ngữ nghĩa của thành tố nguyên nhân trong câu nhân quả tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 5, tr 23 - 37. 9. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong câu ghép nhân quả , T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 5, tr 1 - 6. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Lê Thị Lan Anh (2006), Sự tình quan hệ và câu quan hệ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. 3. Diệp Quang Ban (1989), Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn ngữ pháp và phân đoạn thực tại câu tiếng Việt, Ngôn ngữ. 4. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, sách Cao đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Diệp Quang Ban (2008), Lí thuyết khung cho một ngữ pháp Việt Nam, Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề lí luận, Nxb KHXH, Hà Nội. 9. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, phần câu, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 10. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Dương Hữu Biên (1998), Quan hệ nghĩa học – chức năng: một phạm trù cần yếu cho việc phân tích nghĩa của câu. Tạp chí Ngôn ngữ, số 5. 12. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Hồng Cổn (2005), Cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Hồng Cổn (2005), Tiêu điểm tương phản trong câu tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á, Hà Nội 153 15. Wallace L. Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục (bản dịch của Nguyễn Văn Lai) 16. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Đỗ Hữu Châu (2002), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 18. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Huế. 19. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic – Ngữ nghĩa – Cú pháp, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 21. Nguyễn Đức Dân (1990), Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả, Ngôn ngữ, số 1. 22. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Đức Dân (2004), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 25. S.C Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nguyễn Văn Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong) 26. Lâm Quang Đông (2008), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt), Nxb KHXH, Hà Nội. 27. Đinh Văn Đức (1978), Về cách hiểu ý nghĩa từ loại, Ngôn ngữ, số 2. 28. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Ch. Fillmore (1968), The Case for Case (Bản dịch của Hồ Hải Thụy) 30. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 31. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (2010), 154 tái bản lần thứ mười lăm), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Khánh Hà (2008), Câu điều kiện trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 33. Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. M.A.K Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG Hà Nội (Bản dịch của Hoàng Văn Vân), Hà Nội. 35. Cao Thị Hảo (1998), Phân loại động từ theo kết trị, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 36. Cao Xuân Hạo (1988), Đi bao giờ và Bao giờ đi in trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 37. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Cao Xuân Hạo (1998), Mấy vấn đề về ngữ pháp – ngữ âm – ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh 39. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1, Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2004), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh Việt – Việt Anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 41. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Vũ Bội Hằng (2005), Phát hiện quan hệ ngữ nghĩa nguyên nhân – kết quả từ các văn bản, Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ Hà Nội. 43. Lê Thị Minh Hằng (2005), Câu điều kiện trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh. 44. Lê Thị Minh Hằng (2009), Quan hệ nhân quả và câu điều kiện,Tạp chí Ngôn ngữ, số 8. 45. Phạm Thị Hiền (1998), Động từ gây khiến trong tiếng Việt, Khóa luận 155 tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 46. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, số 2. 47. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Phan Văn Hòa (2008), Hệ thống từ nối biểu hiện quan hệ logic – ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 50. Hoàng Thị Thanh Huyền (2015), Câu ghép tiếng Việt: cấu trúc ngữ nghĩa - cấu trúc lập luận - cấu trúc thông tin, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 51. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Cấu trúc gây khiến – kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Lý luận Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. 52. Kasneson S.D (1988), Nhận xét về lý thuyết cách của Fillmore Ch, V.Ja, số 1. 53. Đào Thị Hồng Lan (2001), Khảo sát đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến – kết quả trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. 54. Đào Thanh Lan (1994), Phân tích câu đơn hai thành phần tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 55. Lưu Vân Lăng (1970), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân, Ngôn ngữ, số 3. 56. Lưu Vân Lăng (1994), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 57. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Cú pháp cơ sở, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 58. Lyons, J (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Đỗ Thị Kim Liên (2009), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc 156 gia Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Lộc (2003), Thử nêu một định nghĩa về chủ ngữ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3. 62. Nguyễn Văn Lộc (2004), Động từ gây khiến trong tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp Bộ. 63. Nguyễn Văn Lộc (2005), Cần chú ý hiện tượng đồng hình khi dạy cú pháp tiếng Việt, Tạp chí Giáo dục, số 3 64. Nguyễn Văn Lộc (2013), Bàn thêm về bình diện cú pháp và nghĩa cú pháp, Ngôn ngữ, số 6. 65. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Hệ thống thành phần câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ, Ngôn ngữ, số 9. 66. , Nguyễn Thị Lương (2006), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 67. Võ Huỳnh Mai (1975), Về trạng ngữ trong tiếng Việt, bản tóm tắt luận văn. 68. Lương Thị Hồng Nhung (1998), Vai trò của các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 69. Panfilov V.S (2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục (Bản dịch của Nguyễn Thủy Minh), Hà Nội. 70. Hoàng Phê (2004), (chủ biên) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. 71. Hoàng Trọng Phiến (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, Câu, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 72. Hoàng Trọng Phiến (2008), Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Nxb Tri thức. 73. Nguyễn Thị Hạnh Phương (1999), Các đơn vị ngữ pháp có đặc tính trung gian trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 74. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó (so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 157 75. Nguyễn Thị Kim Quyên (2007), Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí Minh. 76. Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Raspopov. I.R (1981), Một vài nhận xét về cái gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của câu, V.Ja, số 4. 78. Solsneva V.N. (1980), Một số vấn đề về lí thuyết nghĩa (hay ngữ nghĩa), Ngôn ngữ, số 2. 79. Solsneva V.N. (1992), Sự chi phối của tác thể với động từ, Ngôn ngữ, số 1. 80. Văn Tân (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 81. Nguyễn Mạnh Tiến (2013), Góp thêm một số ý kiến về việc phân biệt quan hệ cú pháp với quan hệ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, số 11. 82. Nguyễn Mạnh Tiến (2012), Xác định thành tố chính của cụm chủ - vị và thành phần chính của câu dựa vào thuộc tính kết trị của từ, Ngôn ngữ, số 2. 83. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và bộ phận còn lại của câu nhìn từ góc độ kết trị của vị từ, Ngôn ngữ, số 2. 84. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Đối lập giữa chủ ngữ và bổ ngữ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của vị từ, Ngôn ngữ, số 5. 85. Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Lộc (2013), Một số khó khăn, hạn chế của việc vận dụng cách định nghĩa chủ ngữ, vị ngữ theo quan niệm truyền thống vào việc dạy học ngữ pháp, Ngôn ngữ, số 8. 86. Nguyễn Mạnh Tiến (2015), Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong mối quan hệ kết trị với vị từ, Ngôn ngữ, số 7. 87. Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, Sài Gòn, 88. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, Tập 1, ĐHSP Hà Nội. 89. Lê Xuân Thại (1977), Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4 90. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ - vị tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 158 91. n Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 92. Nguyễn Kim Thản (1969), Một số vấn đề về biên soạn một cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1. 93. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 94. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 95. Nguyễn Văn Thành (2013), Phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh. 96. Lý Toàn Thắng (1981), Giới thiệu Lý thuyết phân đoạn thực tại câu, Ngôn ngữ, số 1. 97. Lý Toàn Thắng (2000), Về cáu trúc ngữ nghĩa của câu, Ngôn ngữ, số 5. 98. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và Ngôn ngữ học Đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 100. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 101. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 102. Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 103. Nguyễn Minh Thuyết (1982), Chủ ngữ trong tiếng Việt, Tóm tắt luận văn Phó Tiến sĩ, Leningrad. 104. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Lí thuyết thành phần câu và thành phần câu tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. 105. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (1999), Tiếng Việt tập 3, Giáo trình Cao đẳng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 159 107. Nguyễn Đức Tồn (2010 - tái bản có chỉnh lý và bổ sung), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 108. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb KHXH, Hà Nội. 109. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 111. Altenberg, B. (n.d.). Causal Linking In Spoken And Written English. Studia Linguistica, 20 - 69. 112. Goldberg, A., & Jackendoff, R. (n.d.). The English Resultative as a Family of Constructions. Language, 532 - 568. 113. Goddard, C. (1998), Semantic analysis: A practical introduction. Oxford: Oxford university press. 114. Lakoff, G. (1987). Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind. Chicago: University of Chicago Press. 115. Shibatani, M. (1976b), Syntax and semantic: The grammar of causative constructions, volume 6. New York: Academic press. 116. Talmy, L. (2000a). Toward a cognitive semantics: Volume I. Cambridge (Mass.: the MIT Press). C. TÀI LIỆU TIẾNG NGA 117. Быстров. И.C., Hґуен Тай Қан, H.B.Cтанкевиҹ (1975), Граммаmuка вьеmнамскогo языка, Изд. ленинградского унивеситета, Ленинград. 118. Heдялков B.П., Cильницкuй, Ґ.Ґ, (1969), Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй (B кнuге: Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй), Изд. “Hayка”, Ленинград. 119. Панфилов B.C. (1993), Граммаmuчекưй cmpoй вьеmнамскогo языка, 160 Санкт-Петербург. 120. Coлнцева H.B. (1971), Cmpoй Ґлaгoльного npeдложенuя в кumaйском языке (Языкu Кumaя u юго-восmoчной Aзuu - npoблемы cuнmaксuca, Изд. “Hayка”, Ленинград. 121. Тяпкина Н. И. (1971), Прuнцunax aналuза u классuфuкацuu npocmыx npeбложенuй в кumaйском языке (Языкu Қumaя u юго- восmoчной Aзии - проблемы синmaксиса, Изд. “Hayка”, Mocква. 122. Ч.Н.Ли, С.А.Томпсон (1982), Подлежащее u monuк: Новaя munoлогuя языков (Новое в зарyбежной лuнгвuсmuке. Выnyск XI, Изд. «Прогресс», Москва. 161 NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 1. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Bàn có năm chỗ ngồi, Nxb Trẻ, TP HCM. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2009), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, TP HCM. 3. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Phòng trọ ba người, Nxb Trẻ, TP HCM. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Nxb Trẻ, TP HCM. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Chú bé rắc rối, Nxb Trẻ, TP HCM. 6. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Nữ sinh, Nxb Trẻ, TP HCM. 7. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Thiên thần nhỏ của tôi, Nxb Trẻ, TP HCM. 8. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, TP HCM. 9. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Những chàng trai xấu tính, Nxb Trẻ, TP HCM. 10. Báo An ninh Thế giới (2005) 11. Báo Nhân dân 12. Nam Cao (2003), Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nam Cao (2001), Sống mòn - Tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ chồng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 15. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ vợ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 16. Hồ Biểu Chánh (2005), Cay đắng mùi đời, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 17. Hồ Biểu Chánh (2005), Khóc thầm, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 18. Hồ Biểu Chánh (2005), Nhân tình ấm lạnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 19. Hồ Biểu Chánh (2005), Thầy thông ngôn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Châu (2009), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 21. Nguyễn Dữ (1975), Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên, Nxb Văn hóa HN, Hà Nội. 162 22. Anh Đức (2006), Hòn đất, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Anh Đức (2007), Một chuyện chép ở bệnh viện – Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Tô Hoài (2006), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội. 25. Tô Hoài (2004), Tạp văn, Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 26. Tô Hoài (2003), Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Nguyễn Công Hoan (2004), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Nguyên Hồng (2005), Bỉ vỏ - Những ngày thơ ấu, Nxb Văn học, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Thu Huệ (2004), 37 truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 30. Khái Hưng, Nhất Linh (2001), Đời mưa gió, Nxb Văn nghệ TP HCM 31. Khái Hưng, Nhất Linh (2006), Gánh gàng hoa, Nxb Đồng Nai 32. Khái Hưng, Nhất Linh (2007), Nửa chừng xuân, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 33. Nguyễn Khải (2006), Truyện ngắn – Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 35. Thạch Lam (2004), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Ngô Tự Lập (2008), Mộng du và những chuyện khác, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn - 2004), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội. 38. Vũ Tú Nam (2010), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 39. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, Hà Nội. 40. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 41. Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ, Nxb Văn học 163 42. Vũ Trọng Phụng (2003), Giông tố, Nxb Văn học, Hà Nội. 43. Văn Tân (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Tập truyện ngắn Giao thừa, Nxb Trẻ, TP HCM. 46. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, TP HCM. 47. Nguyễn Đình Thi (2001), Truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 48. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 49. Nhiều tác giả (2009), Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ, Nxb Lao động, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_co_y_nghia_nhan_qua_trong_tieng_viet_6368.pdf
Luận văn liên quan