Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, việc nâng cao CLTT trên BCTC của các doanh nghiệp nói chung và các DN CBTSXK Việt Nam nói riêng là hết sức cần thiết. Quá trình thực hiện luận án “Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam” tác giả đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra đó là:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLTT trên BCTC của DN.
Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam. Kết quả cho thấy CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam được đánh giá từ trung bình trở lên trong đó các thuộc tính bổ sung được đánh giá cao hơn các thuộc tính cơ bản.
Thứ ba, luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT trên BCTC của các DNCBTSXK Việt Nam bao gồm: Năng lực của nhân viên kế toán; Kiểm soát nội bộ; Ứng dụng công nghệ thông tin; Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; Sự hỗ trợ của nhà quản trị và công bố thông tin KTMT. Đồng thời luận án cũng kiểm định sự khác biệt về CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam có niêm yết chứng khoản và không có niêm yết chứng khoán, có quy mô lớn và quy mô vừa. Kết quả cho thấy các DN có niêm yết chứng khoán chất lượng cao hơn các DN không có niêm yết chứng khoán, các DN có quy mô lớn chất lượng tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã đề xuất các giải pháp, điều kiện thực hiện các giải pháp và các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các DNCBTSXK Việt Nam.
210 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công bố thông tin KTMT trên BCTC
Hiện nay một số DN CBTSXK Việt Nam đã thực hiện công bố thông tin môi trường trên báo cáo thường niên theo quy định. Tuy nhiên các DN chưa thực hiện công bố thông tin liên quan đến KTMT trên BCTC. Để làm được điều này trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhà quản trị DN và kế toán các DNCBTSXK về vai trò và ý nghĩa của vận dụng KTMT và công bố các thông tin liên quan đến các đối tượng sử dụng.
Đối với nhà quản trị DN: Là những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN do đó họ cần có cái nhìn tổng quát nhất về trách nhiệm của DN đối với môi trường, xã hội và định hướng DN phát triển theo hướng bền vững. Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực XKTS chịu ảnh hưởng bới nhiều quy định khắt khe của bên nhập khẩu là các thị trường khó tính, điều đó đòi hỏi DN cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, các tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra trong đó vấn đề môi trường cần được hết sức quan tâm. Xuất phát từ đòi hỏi đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần định hướng cho bộ phận kế toán trong việc vận dụng KTMT để từ đó góp phần giúp DN phát triển bền vững trong tương lai.
Đối với bộ phận kế toán: Là những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại DN do đó khi triển khai KTMT họ đóng vai trò rất quan trọng. Tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng KTMT tại DN do đó khi thực hiện cũng có những khó khăn nhất định. Do đó, khi thực hiện kế toán cần tìm hiểu những nội dung cơ bản của KTMT, xác định những vấn đề có liên quan đến hoạt động môi trường từ đó nhận diện đối tượng của KTMT, đo lường tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường và lợi ích môi trường đồng thời trình bày các thông tin đó trên BCTC để các đối tượng sử dụng thông tin nắm bắt được.
Hai là, nhận diện các đối tượng của KTMT
Để có thể công bố thông tin KTMT trong BCTC, trước tiên các DN CBTSXK Việt Nam cần phải nhận diện rõ các đối tượng của KTMT, cụ thể đó là: Tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường và lợi ích môi trường.
* Nhận diện tài sản môi trường
Theo UNCTAD (2002): “Tài sản môi trường là một nguồn lực được kiểm soát của doanh nghiệp, phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và dự kiến mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp, được sử dụng cho hoạt động môi trường”.
Theo Phạm Đức Hiếu, Trần Thị Hồng Mai và cộng sự (2012): “Tài sản môi trường phản ánh tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp như là kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định hoặc tự nguyện”.
Tại các DN CBTSXK Việt Nam khảo sát có thể nhận diện được tài sản môi trường như:
Bảng 3.4. Nhận diện tài sản môi trường tại các DN CBTSXK Việt Nam
Các loại tài sản môi trường
1. Tài sản ngắn hạn môi trường
- Vật liệu sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải
Ví dụ:
Tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú mua các chế phẩm sinh học để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Công cụ dụng cụ sử dụng cho việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ:
Tại công ty TNHH Highland Dragon công nhân sử dụng công cụ dụng cụ là quần áo bảo hộ, găng tay, ủngđể thu dọn các phế thải từ quá trình sản xuất.
2. Tài sản dài hạn môi trường
- Nhà máy xử lý nước thải
Ví dụ:
Tại công ty CP thủy sản Tôm Miền Nam: Xây dựng nhà máy nước thải để loại bỏ các chất thải gây hại cho môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải
Ví dụ:
+ Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại ao nuôi, vùng nuôi.
+ Công ty CP XNK thủy sảm Miền Trung có hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3 ngày đêm.
+ Công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày đêm.
Nguồn: Tác giả đề xuất
* Nhận diện nợ phải trả môi trường
Theo UNCTAD (2002): “Nợ phải trả môi trường là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động môi trường và đáp ứng các tiêu chí để ghi nhận là một trách nhiệm”.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý”. Trong phạm vi kế toán môi trường, các khoản nợ môi trường thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội cũng như đối với môi trường mà doanh nghiệp đang khai thác, sử dụng hoặc sở hữu.
Phạm Đức Hiếu, Trần Thị Hồng Mai và cộng sự (2012) đưa ra cách phân loại nợ phải trả môi trường bao gồm:
- Các nghĩa vụ bắt buộc theo luật định: Bao gồm các khoản nghĩa vụ của DN để tuân thủ pháp luật đối với các nhà sản xuất và kể cả người tiêu dùng.
Tại các DN CBTSXK Việt Nam các nghĩa vụ bắt buộc theo luật định bao gồm: Thuế bảo vệ môi trường; Thuế tài nguyên phải trả ở tất cả các DN; Chi phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, chi phí tổ chức huấn luyện cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi trường.
- Các nghĩa vụ về khắc phục hậu quả: Bao gồm các khoản chi phí khắc phục hậu quả liên quan đến tác động của doanh nghiệp đến môi trường.
Tại các DNCBTSXK Việt Nam có phát sinh các nghĩa vụ về khắc phục hậu quả như Các khoản phải trả để làm sạch các ao nuôi thủy sản sau mỗi kỳ sản xuất (Phải trả người lao động nếu nhân viên thực hiện; Phải trả người bán nếu thuê dịch vụ bên ngoài).
- Các khoản phạt: Bao gồm các khoản chi phí cho các khoản phạt do không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các yêu cầu pháp luật về môi trường.
Trong giai đoạn nghiên cứu tại các DNCBTSXK Việt Nam đều thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường nên không phát sinh các khoản phạt phải nộp.
- Chi phí bồi thường: Bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả các khoản bồi thường cho tổn thất mà các cá nhân, tổ chức phải chịu như người dân khu vực xung quanh hoặc người lao động bị ảnh hưởng.
* Nhận diện chi phí môi trường
Theo UNDSD (2001): “Chi phí môi trường có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngắn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người”.
Căn cứ vào hoạt động bảo vệ môi trường có thể chia chi phí môi trường thành 4 loại:
- Chi phí ngăn chặn: Là chi phí của những hoạt động được tiến hành nhằm ngăn chặn việc sản xuất ra các chất độc, chất thải có thể gây hại cho môi trường.
- Chi phí phát hiện: Là chi phí của những hoạt động được tiến hành nhằm xác định liệu sản phẩm, phương pháp hay quá trình sản xuất và các hoạt động khác trong doanh nghiệp có tuân theo các tiêu chuẩn môi trường tương ứng hay không.
- Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải trong nội bộ: Là chi phí của những hoạt động phát sinh do quá trình sản xuất tạo ra các loại chất độc và chất thải nhưng không được thải ra môi trường. Do đó chi phí chất thải bên trong nhằm loại bỏ và quản lý các chất độc và chất thải sau mỗi lần sản xuất.
- Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải bên ngoài doanh nghiệp: Là chi phí của những hoạt động phát sinh sau khi đã thải chất độc và chất thải ra môi trường.
Với cách phân loại có thể nhận diện chi phí môi trường tại các DN CBTSXK Việt Nam như sau:
Bảng 3.5. Nhận diện chi phí môi trường tại các DN CBTSXK Việt Nam
Chi phí ngăn chặn
Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải trong nội bộ
- Chi phí cho hoạt động tư vấn kỹ thuật nuôi trồng
- Chi phí mua các chế phẩm sinh học để xử lý chất hữu cơ trong nước thải chế biến thủy sản;
- Chi phí trồng cây xanh bảo vệ môi trường
- Chi phí nghiên cứu phát triển vùng nuôi theo hướng bền vững
(Các loại chi phí này phát sinh ở hầu hết các DN CBTSXK Việt Nam)
- Chi phí sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường, có trọng lượng nhẹ, có thể tái chế hoặc tự hủy để bảo vệ môi trường (Ví dụ: Công ty CP XNK thủy sản Miền Trung)
- Chi phí áp dụng hệ thống quản lý ISO14000 cho quản lý môi trường (Ví dụ: công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước)
- Chi phí thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải;
- Chi phí khấu hao nhà máy xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước thải;
- Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thiết bị xử lý ô nhiễm
Chi phí phát hiện
Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải bên ngoài DN
- Chi phí cho hoạt động kiểm tra môi trường ao nuôi hoặc quy trình CBTSXK.
- Chi phí cho cán bộ quản lý giám sát quy trình sản xuất, chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Chi phí bồi thường giải quyết cho các cá nhân, tổ chức có liên quan đến môi trường
(Trong giai đoạn nghiên cứu, các DN CBTSXK Việt Nam khảo sát không phát sinh chi phí này).
Nguồn: Tác giả đề xuất
Lợi ích môi trường. Phạm Đức Hiếu, Trần Thị Hồng Mai và cộng sự (2012) cho rằng: “Lợi ích môi trường là kết quả hoặc thành quả của doanh nghiệp thu được từ quá trình thực hiện các hoạt động môi trường”.
Tại các DN CBTSXK Việt Nam, lợi ích môi trường có thể nhận diện được đó là:
+ Thu nhập phát sinh do bán phế liệu từ nguyên liệu và thành phẩm của quá trình CBTSXK;
+ Thu nhập phát sinh từ bùn thải của quá trình dọn sạch các ao nuôi;
+ Phần chi phí tiết kiệm được nhờ tránh được các khoản đền bù thiệt hại.
Ba là, công bố thông tin KTMT trên BCTC
Trong bối cảnh hiện nay, các đối tượng sử dụng thông tin rất quan tâm đến sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, điều đó đòi hỏi các DN phải từng bước công bố thông tin KTMT ra bên ngoài thông qua “Báo cáo môi trường”. Báo cáo này có thể được phát hành thông qua nhiều kênh thông tin. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề xuất việc công bố thông tin KTMT được thực hiện trên hệ thống BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam.
Trên cơ sở nhận diện các đối tượng của KTMT, kế toán tiến hành công bố các thông tin KTMT trên BCTC, trong điều kiện hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện KTMT thì có thể trình bày nội dung này trên thuyết minh BCTC liên quan đến các thông tin công bố về KTMT. Tại mục “Các thông tin khác” trên thuyết minh BCTC, các DN CBTSXK Việt Nam nên mở chi tiết một mục “Công bố các thông tin về kế toán môi trường của doanh nghiệp” trong đó làm rõ các thông tin về tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường và lợi ích môi trường.
* Công bố thông tin về tài sản môi trường
Căn cứ vào cách phân loại tài sản môi trường, các DN CBTSXK Việt Nam có thể theo dõi sự biến động của từng loại tài sản môi trường để đánh giá kết quả đầu tư và sử dụng tài sản cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Bảng 3.6. Công bố thông tin về tài sản môi trường trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam
STT
Tài sản môi trường
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Tăng
Giảm
1
Tài sản ngắn hạn
Vật liệu sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải
Công cụ dụng cụ sử dụng cho việc bảo vệ môi trường
.
2
Tài sản dài hạn
Nhà máy xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải
Tổng tài sản môi trường
Nguồn: Tác giả đề xuất
* Công bố thông tin về nợ phải trả môi trường
Sau khi nhận diện các khoản nợ phải trả môi trường phát sinh, các DN CBTSXK Việt Nam có thể công bố các thông tin về nghĩa vụ của DN liên quan đến hoạt động môi trường tại thời điểm đầu kỳ, tình hình biến động tăng (giảm) trong kỳ và nghĩa vụ tại thời điểm cuối kỳ. Từ đó có thể đánh giá được tình hình thực hiện các nghĩa vụ cũng như trách nhiệm khắc phục những hậu quả (nếu có) của DN CBTSXK Việt Nam trong kỳ báo cáo.
Bảng 3.7. Công bố thông tin về nợ phải trả môi trường trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam
STT
Nợ phải trả môi trường
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Tăng
Giảm
1
Các nghĩa vụ bắt buộc theo luật định
2
Các nghĩa vụ về khắc phục hậu quả
3
Các khoản bị phạt
4
Chi phí bồi thường
Tổng nợ phải trả môi trường
Nguồn: Tác giả đề xuất
* Công bố thông tin về chi phí môi trường
Việc công bố thông tin về chi phí môi trường sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin so sánh được mức độ biến động các khoản chi phí gắn với hoạt động bảo vệ môi trường của DN, đây là một trong những cơ sở để đánh giá và dự báo về trách nhiệm xã hội cũng như khả năng phát triển bền vững của các DN CBTSXK Việt Nam.
Bảng 3.8. Công bố thông tin về chi phí môi trường trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam
STT
Chi phí môi trường
Năm nay
Năm trước
1
Chi phí ngắn chặn
2
Chi phí phát hiện
3
Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải trong nội bộ
4
Chi phí cho các hoạt động xử lý chất thải bên ngoài doanh nghiệp
Tổng chi phí môi trường
Nguồn: Tác giả đề xuất
* Công bố thông tin về lợi ích môi trường
Việc công bố lợi ích môi trường sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá được kết quả mà DN CBTSXK Việt Nam thu được từ quá trình thực hiện các hoạt động môi trường. Đây là cơ sở quan trọng để giúp DN có thể đánh giá được hiệu quả môi trường.
Bảng 3.9. Công bố thông tin về lợi ích môi trường trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam
STT
Lợi ích môi trường
Năm nay
Năm trước
1
Thu nhập phát sinh từ bán phê liệu
2
Thu nhập phát sinh từ bùn thải
3
Phần chi phí tiết kiệm được nhờ tránh được các khoản đền bù thiệt hại
4
Tổng lợi ích môi trường
Nguồn: Tác giả đề xuất
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
3.4.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành
Để tạo môi trường pháp lý cho việc thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế thì cần nhiều sự hỗ trợ và định hướng của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, cụ thể:
Chính phủ cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao và sự hỗ trợ của các Bộ ngành có liên quan đối với Bộ Tài chính trong việc thực hiện đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam. Tạo điều kiện về nguồn lực bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chấtđể Bộ Tài chính có đủ điều kiện để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ.
Chính phủ chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiếm toán trong việc thực hiện các nội dung và triển khai đề án theo lộ trình đã đề ra.
3.4.2. Đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán trong đó theo lộ trình là ban hành hệ thống chuẩn mực VFRS theo hướng tiếp thu tối đa IFRS nhằm tạo nền tảng cho các DN Việt Nam nói chung và các DN CBTSXK nói riêng lập và trình bày BCTC theo hướng công khai minh bạch từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư và tham gia hội nhập nền kinh tế thề giới. Đồng thời có những hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng VFRS, tăng tính chủ động linh hoạt của các DN trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhóm các DN thuộc đối tượng áp dụng IFRS. Phối hợp với các bên liên quan tăng cường trao đổi, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện và chuyển đổi áp dụng IFRS. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến về IFRS để các đối tượng sử dụng thông tin có thể hiểu và nắm bắt được những lợi ích của IFRS. Đồng thời đó, quan tâm đến việc sử dụng giá trị hợp lý trong ghi nhận và trình bày các thông tin trên BCTC phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo hướng giảm thiểu sự khác biệt giữa các văn bản nhằm tạo điều kiện pháp luật cho các DN thực hiện đồng thời nâng cao CLTT trên BCTC để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần ban hành những văn bản quy định xử phạt nghiêm minh đối với các nhà quản trị có hành vi quản trị lợi nhuận và kiểm soát chặt chẽ vấn đề này trước khi các DN công bố BCTC ra bên ngoài. Ngoài ra, việc thiết lập một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp thông tin trình bày trên BCTC có chất lượng chính vì vậy các cơ quan nhà nước cân nhắc xây dựng quy định về việc giải trình hoạt động của KSNB tại các DN từ đó tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin.
Đồng thời với việc thực hiện lộ trình hướng dẫn áp dụng IFRS và xây dựng VFRS thì việc xây dựng các quy định về vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán cũng cần sớm được nghiên cứu và triển khai để các DN áp dụng. Theo đó, Bộ Tài chính cần bổ sung, cập nhật, nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý. Trong quá trình rà soát và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán đã ban hành, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định bổ sung cần hướng đến việc tạo lập sự thống nhất, theo đó cần quy định trong chuẩn mực các yêu cầu trình bày thông tin về giá trị hợp lý. Trên cơ sở hoàn thiện các quy định, Bộ Tài chính cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến, đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của kế toán, nhà quản trị về việc áp dụng giá trị hợp lý trong ghi nhận các yếu tố trên BCTC.
3.4.3. Đối với cơ quan thuế
Thuế thu nhập DN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các DN. Là một sắc thuế trong hệ thống thuế của Việt Nam do đó thuế thu nhập DN giữa vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định của nguồn thu ngân sách Nhà nước, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện phân phối thu nhập. Chính vì vậy việc chấp hành tốt pháp luật về thuế không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi DN thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hạn chế các hành vi quản trị theo hướng giảm lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ quan thuế quản lý cần phối hợp chặt chẽ với các DN CBTSXK Việt Nam để nâng cao nhận thức về thuế và ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật về thuế của các DN. Để kiểm soát số thuế thu nhập DN, cơ quan thuế cần đồng hành cùng các DN, hỗ trợ giải đáp những thay đổi, vướng mắc của các DN từ đó giúp các DN nói chung và các DN CBTSXK Việt Nam nói riêng tháo gỡ được khó khăn trong quá trình kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
3.4.4. Đối với Hiệp hội nghề nghiệp
Trong lĩnh vực kế toán kiểm toán có các Hiệp hội nghề nghiệp như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Trong đó Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn; Giữ gìn phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của đất nước, hội nhập với tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán các nước trong khu vực và thế giới. Còn Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý các kiểm toán viên hành nghề, kiểm tra trực tiếp các công ty kiểm toán về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và nghiên cứu soạn thảo và cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt NamĐể phát huy vai trò của mình, các Hiệp hội nghề nghiệp cần nâng cao năng lực hoạt động, chủ động hơn để trở thành một tổ chức độc lập hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ như đảm bảo chất lượng của các thành viên trong Hội, kiểm tra, giám sát và xử lý việc tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đưa ra các hình thức kỉ luật nghiêm minh và có tính răn đe đối với các hành vi thao túng BCTC.
Trong quá trình triển khai áp dụng IFRS các Hiệp hội nghề nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong công tác nghiên cứu, đào tạo và tuyên truyền đến các DN trong đó có các DN CBTSXK Việt Nam đủ điều kiện.
3.4.5. Đối với các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các DN. Với sứ mệnh đó, các cơ sở đào tạo cần bám sát lộ trình vận dụng IFRS và xây dựng VFRS của Bộ Tài chính để xây dựng các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán phù hợp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán theo hướng tăng cường giờ thực hành, thảo luận để sinh viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm. Xây dựng các phòng thực hành, phòng kế toán mô phỏng để sinh viên được thực hiện công tác kế toán và lập BCTC từ đó có thể vận dụng ngay vào thực tế khi ra trường.
3.5. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
3.5.1. Hạn chế của luận án
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng luận án cũng không tránh khỏi các hạn chế như sau:
Một là, mẫu khảo sát sử dụng trong luận án là 89 DN CBTSXK Việt Nam còn hạn chế so với tổng số các DN CBTSXK Việt Nam hiện nay.
Hai là, đối tượng khảo sát phần lớn là các đối tượng bên trong DN, việc tiếp cận với các đối tượng bên ngoài DN còn khá hạn chế do đó ảnh hưởng một phần đến kết quả đánh giá về CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam mặc dù tác giả cho rằng nhiều thông tin liên quan đến quy trình lập và công bố BCTC thì những đối tượng bên trong DN là những người hiểu rõ nhất.
Ba là, mô hình hồi quy tuyến tính của nghiên cứu có hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0,831 cho thấy biến độc lập giải thích được đến 83,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại chưa giải thích được (16,9%) có thể do sai số trong quá trình khảo sát hoặc chưa đầy đủ các nhân tố được phát hiện để đưa vào mô hình nghiên cứu.
3.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ việc đánh giá những hạn chế trong luận án, tác giả dự kiến sẽ thực hiện các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Thứ nhất, mở rộng hơn mẫu nghiên cứu để đánh giá rõ hơn CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam.
Thứ hai, mở rộng đối tượng khảo sát bên ngoài DN CBTSXK Việt Nam để có thể đánh giá toàn diện CLTT trên BCTC và làm rõ hơn nữa mức độ đáp ứng thông tin trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam với nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài DN.
Thứ ba, sử dụng nghiên cứu định tính để phát hiện thêm các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường pháp lý và bối cảnh kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 này, tác giả đã trình bày những nội dung liên quan đến định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam và yêu cầu về nâng cao CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ở chương 2 và định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam cũng như yêu cầu về nâng cao CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam, trong chương 3 này tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam đồng thời là điều kiện thực hiện các giải pháp đó. Các giải pháp bao gồm: (i) Nâng cao tính thích hợp của thông tin trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam; (ii) Nâng cao tính trung thực của thông tin trên trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam; (iii) Tăng cường tính kịp thời trong việc cung cấp các thông tin trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam. Để thực hiện các giải pháp cần các điều kiện như: (i) Nâng cao năng lực nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam; (ii) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam; (iii) Tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản trị; (iv) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam; (v) Định hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam; (vi) Tăng cường công bố các thông tin kế toán môi trường trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiện nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, đối với Bộ Tài chính, cơ quan thuế, các Hiệp hội nghề nghiệp trong việc hỗ trợ để các DN CBTSXK Việt Nam có điều kiện tốt nhất để nâng cao CLTT trên BCTC trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, việc nâng cao CLTT trên BCTC của các doanh nghiệp nói chung và các DN CBTSXK Việt Nam nói riêng là hết sức cần thiết. Quá trình thực hiện luận án “Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam” tác giả đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra đó là:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CLTT trên BCTC của DN.
Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam. Kết quả cho thấy CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam được đánh giá từ trung bình trở lên trong đó các thuộc tính bổ sung được đánh giá cao hơn các thuộc tính cơ bản.
Thứ ba, luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT trên BCTC của các DNCBTSXK Việt Nam bao gồm: Năng lực của nhân viên kế toán; Kiểm soát nội bộ; Ứng dụng công nghệ thông tin; Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; Sự hỗ trợ của nhà quản trị và công bố thông tin KTMT. Đồng thời luận án cũng kiểm định sự khác biệt về CLTT trên BCTC của các DN CBTSXK Việt Nam có niêm yết chứng khoản và không có niêm yết chứng khoán, có quy mô lớn và quy mô vừa. Kết quả cho thấy các DN có niêm yết chứng khoán chất lượng cao hơn các DN không có niêm yết chứng khoán, các DN có quy mô lớn chất lượng tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã đề xuất các giải pháp, điều kiện thực hiện các giải pháp và các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các DNCBTSXK Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện do giới hạn về thời gian nghiên cứu và các nguồn lực nên luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà quản lý để luận án hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Lê Thị Loan, Uông Thị Nga (2019), “Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 15 tháng 5/2019 (697), trang 116-119.
Lê Thị Loan (2020), “Nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức, số 48 tháng 2/2020, trang 33-41
Lê Thị Loan (2021), “Công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 586 - Tháng 4/2021, trang 37-39.
Lê Thị Loan (2022), Factors affecting the quality of information on financial statements on seafood processing for export enterprises in Vietnam, 5th International Conference on Contemporary Issues in Economics, Management and Business (CIEMB 2022), National Economics University Publishing House, pp. 193-212.
Lê Thị Loan (2022), Completing internal control to improve the quality of information on financial statements of seafood processing for export enterprises in Vietnam, 5th International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2022), National Economics University Publishing House, pp. 988-1003.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
Lê Thị Trâm Anh (2022), Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
Mai Ngọc Anh, Lưu Đức Tuyên, Nguyễn Vũ Việt (2014), Một số chuyên đề về lý thuyết kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
Bộ tài chính (2006); 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT - BTC của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Hà Nội.
Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 202/2014/TT - BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT - BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133/2016/TT - BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2020), Thông tư số 96/2020/TT - BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2020), Quyết định 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/03/2020 ban hành lộ trình xây dựng và áp dụng VFRS tại Việt Nam từ năm 2025, Hà Nội.
Chính phủ (2021), Nghi định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
Công ty cổ phần Nam Việt (2022), BCTC năm 2021, An Giang.
Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau (2022), BCTC năm 2021, Cà Mau.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (2021), BCTC năm 2021, Đà Nẵng.
Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú (2022), BCTC hợp nhất năm 2021, Cà Mau.
Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước (2019), BCTC hợp nhất năm 2019, Đà Nẵng.
Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (2022), BCTC năm 2021, Sóc Trăng.
Công ty cổ phần thủy sản số 4 (2022), Tài liệu về tổ chức bộ máy quản lý của công ty, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (2022), Báo cáo thường niên năm 2021, Đồng Tháp.
Công ty TNHH chế biến hải sản Hòa Hải (2021), Tài liệu về tình hình nhân sự và bộ máy quản lý của công ty, Thanh Hóa.
Nguyễn Thị Kim Cúc (2014), Kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam- nhìn từ khung pháp lý về kế toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán tài chính, những thay đổi và phát triển trong tiến trình hội nhập, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM.
Doanh nghiệp tư nhân Phùng Hưng (2021), Báo cáo tình hình hoạt động của công ty năm 2021, Quảng Ngãi.
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Đào Thị Thúy Hằng (2022), “Các hình thức gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 6/2022.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, truy cập từ www. https://vasep.com.vn.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2020), Công văn số 115/CV-VASEP về việc bổ sung thông tin về quy trình và công nghệ chế biến các sản phẩm thủy hải sản để giải quyết vướng mắc về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thủy sản, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Đức Hiếu, Trần Thị Hồng Mai (2012), Kế toán môi trường trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Mai Thị Hoa (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hương (2020), “Lợi ích của việc áp dụng IFRS, bằng chứng từ các quốc gia đi trước và động lực cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 5/2020, 79-82.
Trương Thị Thu Hương (2018), “Các yếu tố cam kết quản trị và sự hỗ trợ quản lý đến chất lượng hệ thống thông tin tại một số doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học đại học Văn Hiến, 6(2), tr.69-78.
Hoàng Thị Mai Lan (2021), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính trong doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi Việt Nam”, Tạp chí khoa học thương mại, 151, 50-61.
Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh Tế TP.HCM.
Lâm Thị Trúc Linh (2019), Các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đặng Thị Loan (2009), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Trần Thị Phương Mai (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Đào Thị Nhung (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Trần Phước (2009), Giáo trình hệ thống thông tin kế toán, Trường Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Quốc hội (2019), Luật chứng khoán số 54/2019/QH14, Hà Nội.
Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13, Hà Nội.
Quốc hội (2019), Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH Luật kế toán, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Huyền Thanh (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính nghiên cứu tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1408/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thuận (2021), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Phạm Quốc Thuần (2016), Các yếu tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại doanh nghiệp Việt Nam; Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Đoàn Xuân Tiên, Lê Văn Liên, Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
Lê Hoàng Vân Trang, Võ Văn Hiền, Nguyễn Hoàng Thơ (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), tr.159-175.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1,2, NXB. Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
* Tài liệu tiếng Anh
Adams, J. (1996), “Principals and agents, colonialists and company men: The decay of colonial control in the Dutch East Indies”, American Sociological Review, 61(1), pp.12-28.
Adeh Ratna Komala (2012), “The influence of the accounting managers’knowledge and the top managements’ support on the accounting information system and its impact on the quality of accounting information: A case of Zakat institutions in Bandung”, Journal of Global management, 4(1), pp.53-73.
Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013), Factors that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality.
Akbari, M.A., (2013), Impact of firm size and capital structure on Earnings management: Evidence from Iran, World of Sciences Journal, 1(17), pp. 59 -71.
Aldegis, A.M. (2018), “Impact of Accounting Information Systems' Quality on the Relationship between Organizational Culture and Accounting Information in Jordanian Industrial Public Shareholding Companies”, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 8 (1), pp. 70-80.
Ali, U., Noor, M. A, Khurshid, M. K, and Mahmood, A., (2015), Impact of Firm size on Earnings management: A study of textile sector of Pakistan. European Journal of Bussiness and Management, 7(28), pp. 47 -56.
Alves (2012). Ownership structure and earnings management evidence from Portugal. Australian Accounting, Business and Finance Journal, 6(1), pp. 57 -74.
Arrow, K. (1971), Essays in the theory of risk bearing, Chicago, IL: Markham.
Atkinson, R., & Shiffrin, R. (1968), Human memory, A proposed system and its control processes, In K. Spence & J. Spence (Eds.), The psychology of learning and motivation, Princeton, NJ: Van Nostrand.
Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. (2008), “International accounting standards and accounting quality”, Journal of accounting research, 46(3), pp. 467-498.
Bayerlein, L., &Farooque,O. (2012), “Influence of a mandatory IFRS adoption on accounting practice”, Asian Review of Accounting, 20(2), pp. 93-118.
Beisland. L.A., &Knivsfla, K.H. (2015), “Have IFRS changed how stock prices are associate with earnings and book values?”, Review of Accounting and Finance, 14(1), pp. 41-63.
Bergen, M., Dutta, S., & Walker, O. C. Jr. (1992), “Agency relationships in marketing: A review of the implications and applications of agency and related theories”, Journal of Marketing, 56(3), pp.1−24.
Maria Margarete Baccin Brizolla, Roberto Carlos Klann (2019), “Influence of environmental expenditures and environmental disclosure in the quality of accounting information”, Environmental Quality Management, 28(4), pp.37-47.
Cohen, J., Krishnamorthy, G. & Wright, A. (2004), “The corporate governance mosaic and financial reporting quality”, Journal of Accounting Literature, 23, pp.87-152
Cohen, J., Krishnamorthy, G. & Wright, A. (2004), “The corporate governance mosaic and financial reporting quality”, Journal of Accounting Literature, 23, pp.87-152
Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2013), The 2013 Internal Control - Integrated Framework, New York, NY: AICPA.
Chen, H.,Tang, Q., Jiang, Y., Lin, Z. (2010), “The Role of International Financial Reporting Standards in Accounting Quality: Evidence from the European Union”, Journal of International Financial Management & Accounting, 21(3), pp.1-57.
Chenhall (2007), Theorising contingencies in management control systems research, Handbook of Management Accounting Research: Volume 1, Oxford, UK.
Chua, Y.L., Cheongs, C.S.,&Gould, G. (2012), “The Impact of Mandatory IFRS Adoption on Accouting Quality: Evidence from Australia”, Journal of International Accouting Research: Spring, 11(1), pp.119-146.
Daske, H. & Gebhardt, G. (2006), “Internation Financial Reporting Standards and Experts’ Perceptions of Disclosure Quality”, Abacus, 42(3-4), pp. 461-498.
Dechow, P.M., Sloan, R.G. and Sweeny, A.P. (1995), “Detecting earnings management”, The Accounting review, 70(2), pp. 193-225.
Deming, W. Edwards (1986), Out of the Crisis, Massachusetts Institute of Technology, Center for Advanced Engineering Study, Cambridge, Massachusetts, USA.
DiMaggio, P.J. and Powell, W.W (1983), “The iron cage revisited: institutional isomorphism and collective rationality in organizational fields”, American Sociological Review, Vol.48, pp.147-60.
Dorociak (2007), The alignment between business and information system strategies in small banks: An analysis of performance impact, Capella University ProQuest Dissertations Publishing.
Endang Mardiati, Devitha Widanti Putri and Erwin Saraswati (2022), “Environmental expenditure disclosure, corporate social responsibility and accounting information quality”, Asian Journal of Economics, Business and Accouting, 22(23), pp. 335-343.
Fama, E. (1980), “Agency problems and the theory of the firm”, Journal of Political Economy, 88(2), pp.288-307.
Fama, E., & Jensen, M. (1983), “Separation of ownership and control”, Journal of Law and Economics, 26(2), pp. 301-325.
FASB (1980), Statement of Financial Acounting Concepts No. 2: Qualitative Characteristics of Acounting Information, Financial Acounting Standards Board.
FASB (1980), Statement of Financial Acounting Concepts No. 2: Qualitative Characteristics of Acounting Information, Financial Acounting Standards Board.
Fathi, J. (2013). “The determinants of the quality of financial information disclosed by French listed companies”, Mediterranean Journal of Social Sciences, 4(2), pp. 319-319.
Ferdy van Beest, Geert Braam, Suzanne Boelens (2009), “Quality of financial Reporting: measuring qualitative characteristics”, Nice working paper 09 - 108.
Gaeremynck, A. & Willekens, M. (2003), “The Endogenous Relationship between Audit-Report Type and Business Termination: Evidence on Private Firms in a Non- Litigious Environment”, Accounting and Business Research, 33(1), pp. 65-79.
Gajevszky, A., (2015), “Assessing financial reporting quality: evidence from Roumania”, Audit financiar, XIII, Nr. 1(121)/2015, pp. 69-80.
Galbraith, J.R. (1974), “Organization Design: An Information Processing View”, Interfaces, 4, 2pp. 8-36.
Garvin, David A. (1988), Managing Quality: The Strategic and Competitive Edge, The Free Press/Macmillan, Inc., New York, New York, USA.
Ge, Mouzhi (2009), Information quality assessment and effects on inventory decision-making, PhD thesis, Dublin City University.
Gelinas, U. J., JR & Dull, R. B (2008), Accounting Information Systems, Canada, Thomson South-Western.
Gevchuk, A.V. (2019), “Organizational bases of formation of accounting support of management of calculations of the enterprises of Agribusiness in the conditions of risk”, Problems of theory and methodology of accounting, control and analysis: an international collection of scientific papers, Zhytomyr, No 3 (43), pp.23-26.
Granlund (2007), On the Interface Between Management Accounting and Modern Information Technology - A Literature Review and Some Empirical Evidence.
Hammond, T., & Knott, J. (1996), “Who controls the bureaucracy? Presidential power, congressional dominance, legal constraints, and bureaucratic autonomy in a model of multi-institutional policy-making”, Journal of Law, Economics, and Organization, 12(1), 119-166.
Harvey, Lee and Green, Diana (1993), Defining Quality, Assessment & Evaluation in Higher Education, 18 (1), pp.9-34
Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999), “A Review of the Earnings Management Literature and Its Implications for Standard Setting”, Accounting Horizons, 13(4), pp. 365-383.
Huang, K.; Lee, Y. W.; and Wang, R. Y (1999), Quality Information and Knowledge, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
IASB (2001), Framework for the preparation and presentation of financial statements, IFRS.
IASB, (2010), Conteptual Framework for Financial Reporting 2010, IFRS Foundation.
IASB (2018), Conceptual Framework 2018, https://www.ifrs.org/projects/completed-projects/2018/conceptual-framework, [Accessed September 9, 2021].
IASB (2019), IFRS Foundation publishes 2019 Annual Report, https://www.ifrs.org/news-and-events/2020/06/ifrs-foundation-publishes-2019-annual-report, [Accessed September 10, 2021].
Iskandar, A.A.T.M., (2006). Earnings Management in Malaysia: A study on effects of Accounting choices, Malaysian Accounting review, 5 (1), pp. 185-187.
Ismail, N.A., (2009), “Factors influencing AIS effectiveness among Manufaturing SMEs: evidence from Malaysia”, The Electronic Journal on Information Systems in Developing Countries, 38, pp. 1-19.
Jensen, M., & Meckling, W. (1976), “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs, and ownership structure”, Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360.
Jensen, M. (1986), “Agency cost of free cash flow, corporate finance, and takeovers, American Economic Review, 76(2), pp.323-329.
Jermakowicz (2004), E.K. (2004), “Effects of adoption of international financial reporting standards in Belgium: the evidence from BEL-20 companies”, Accounting in Europe, 1(1), 51-70.
John L.Kmetz (2020), The Information Processing Theory of Organization, Routledge.
Jonas, G. & Blanchet, J. (2000), “Assessing Quality of Financial Reporting”, Accounting Horizons, 14(3), pp. 353-363
Kahn, B. K.; Strong, D. M. (1998), Product and Service Performance Model for Information Quality: An Update, 1998, in: Chengalur-Smith, I.; Pipino, L. L. (1998) Proceedings of the 1998 Conference on Information Quality, Cambridge, MA: Massachusetts Institute of Technology.
Kiser, E., & Tong, X. (1992), “Determinants of the amount and type of corruption in state fiscal bureaucracies: An analysis of late imperial China”, Comparative Political Studies, 25(3), pp. 300-331.
Leuz, C., Nanda, D. & Wysocki, P.D. (2003), “Earnings management and investor protection: An international comparison”, Journal of Financial Economics, 69, pp. 505- 527.
Logan, M. S. (2000), “Using agency theory to design successful outsourcing relationships”, International Journal of Logistics Management, 11(2), pp. 21−32.
Maziyar Ghasemi, Vahid Shafeiepour, Mohammad Aslani, Elham Barvayeh (2011), “The impact of Information Technology on modern accounting systems”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 28,pp. 112 - 116.
Miller, G.A. (1956), “The magical number seven, plus or minus two: Some limits on our capacity for processing information”, Psychological Review, 63, pp. 81-97.
Mohammad Hadi Khorashadi Zadeh, Amin Karkon, Hamid Golnari (2017), “The Effect of Information Technology on the Quality of Accounting Information”, Journal of System Management, 3(3), pp. 61-76.
Mulyani, Sri and Arum, Enggar Diah Puspa (2016), “The influence of manager competency and internal control effectiveness toward accounting information quality”, International Journal of Applied Business and Economic Research, 14 (1). pp. 181-190.
Narktabtee,K., Patpanichchot, S.,(2011), “Investor Protection, Deviation of Local Accounting Standards from IFRS, and the Effectiveness of the IFRS Adoption”, Journal of Moder Accouting and Auditing, 7(12), 1329-1343.
Needle David (2004), Business in Context: An Introdution to Business and Its Environment, Cengage Learning Business Press.
Nichols, D. & Wahlen, J. (2004), “How Do Earnings Numbers Relate to Stock Returns? A Review of Classic Accounting Research with Updated Evidence”, Accounting Horizons, 18(4), pp.263-286.
Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatika (2014), “Fators in fluencing the quality of financial reporting and its implications on good government govermance”, International Journal of Business, Economics and Law, Vol 5, Issue 1 (Dec.)
Nurliyani, Jufri Darma, Arfan Ikhsan (2020), “The Effect of Organizational Culture on the Quality of Accouting Information Systems”, Budapest International Research and Critics Institute-Journal (BIRCI-Journal), 3 (1), pp. 198-205
Patrick R.Rogers, Alex Miller, William Q.Judge (1999), “Using information-processing theory to understand planning/performance relationships in the context of strategy”, Strategic Management Journal, 20 (6), pp.567-577.
Pfeffer, J., & Salancik, G. R. (1978), The External Control of Organizations: A Resource Dependence Perspective, New York: Harper & Row.
Gyungmin Pyo và Ho-Young Lee (2013), “The Association Between Corporate Social Responsibility Activities And Earnings Quality: Evidence From Donations And Voluntary Issuance Of CSR Reports”, Journal of Applied Business Research (JABR), 29(3), pp. 945-962
Rapina (2014), “Factors Influencing The Quality Of Accounting Information System And Its Implications on The Quality Of Accounting Information”, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.2.
Ronen, J., & Balchandran, K. (1995), “Agency theory: An approach to incentive problems in management accounting”, Asian Review of Accounting, 3(1), pp.127-151.
Ross, S (1973), “The economic theory of agency: The principal’s problem”, American Economic Review, 63(2), 134-139.
Rumelhart, D., & McClelland, J. (1986), Parallel distributed processing. Explorations in the microstructure of cognition: Vol.1. Foundations, Cambridge, MA: MIT Press.
Sačer, I. M., & Oluić, A (2013), “Information Technology and Accounting Information Systems’ Quality in Croatian Middle and Large Companies”, Journal of Information and Organizational Sciences, 37(2), pp. 117- 126.
Schipper, K (1989), Commentary on earnings management. Accounting Horizons 3, 91- 102.
Senn (2018), “Comply or Explain’ If You Do Not Disclose Environmental Accounting Information: Does New French Regulation Work?”, Published online: 22 Mar 2018, pp. 113-133.
Setyahuni SW, Handayani RS (2020), “On the value relevance of information on environmental, social, and governance (ESG): An evidence from Indonesia”, Journal of Critical Reviews, 7(12), pp. 50-58.
Siriyama Kanthi Herath, Norah Albarqi (2017), “Financial Reporting Quality: A Literature Review”, International Journal of Business Management and Commerce, 2(2), pp.1-14.
Soliman, M. M, and Ragab, A. A., (2013). Board of Director’s Attributes and Earning Management: Evidencefrom Egypt. International Business and Social Sciences Research, Conference 3 - 4 January, 2013.
Spence, A., & Zeckhauser, R. (1971), “Insurance, information, and individual action”, American Economic Review, 61(2), pp.380-387.
Sylvanus A., E. (1999), “A Characterization of Information Quality Using Fuzzy Logic”, Fuzzy Information Processing Society, NAFIPS, 18th International Conference of the North American 10-12.
UNCTAD (2002), Guidance manual accounting and financial reporting for environmental costs and liabilities, [pdf]
[Accessed 4 February 2012].
UNDSD (2001), Environmental management accounting procedures and principles, prepared for the expert working group on “improving the role of government in the promotion of environmental management accounting”, New York.
Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1983), “Agency problems, auditing, and the theory of the firm: Some evidence”, Journal of Law and Economics, 26(3), pp. 613-634.
Weingast, B., & Moran, M. (1983), “Bureaucratic discretion or congressional control? Regulatory policy making by the federal trade commission”, Journal of Political Economy, 91(5), pp.765-800.
Wilson, R. (1968), “On the theory of syndicates”, Econometrica, 36(1), pp. 119-132
Xu, H. (2003), Critical Success Factors for Accounting Information Systems Data Quality, Ph.D Dissertation Department of Information System, University of Southern Queensland.
* Tài liệu tiếng Pháp
Le Moigne (1978), Le systeme D’information comme le systeme thermique, informat et gestion, No 97-98, pp. 25-28.
Vidal O. (2008), Gestion du résultat et seuils comptables:impact des choix méthodologiques et proposition d’un instrument de mesure des irrégularités, Doctorat en sciences de gestion, Paris: École des Hautes Études Commerciales de Paris.