Luận án Chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Cho vay ngành lương thực, bao gồm các HSX trồng lúa, hộ chế biến gạo, mua lúa của nông dân: Doanh số cho vay hàng năm trong các năm 2009 - 2014 đạt bình quân 29.040 tỷ đồng, riêng năm 2014, đạt 32.098 tỷ đồng, dư nơ cuối năm đạt 18.114 tỷ đồng. Trước đó, năm 2013 đạt 31.966 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/12/2013 là 16.765 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 1.117 tỷ đồng (+7,1%). Nợ xấu của lĩnh vực này đến 31/12/2013 là 257 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,5%, giảm (-1,3%) so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2014 là 1,39%. - Cho vay ngành thủy sản: đối tượng bao gồm hộ gia đình chăn nuôi, thu mua, chế biến thủy sản của người dân: Doanh số cho vay bình quân giai đoạn 2009 - 2014 đạt 36.085 tỷ đồng, riêng năm 2014 đạt 41.272 tỷ đồng, dư nợ đến cuối năm đạt 28.096 tỷ đồng. Trước đó, đến hết năm 2013 đạt 40.297 tỷ đồng; Dư nợ đến 31/12/2013 là 27.596 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 3.665 tỷ đồng (+15,3 %); Nợ xấu đến 31/12/2013 là 1.110 tỷ đồng, chiếm 4,02%. Tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2014 là 2,88%. Tỷ lệ nợ xấu các năm trước năm 2012 đều dưới 2%, riêng năm 2013 chiếm 4,02%, tăng 2,0 % so với năm 2012

pdf237 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, khai thác thêm diện tích đất trồng, đồi, núi trọc, đất hoang hóa, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa cần được nhân rộng. Nhà nước cần có chính sách riêng hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, thông qua công cụ thuế, vốn tín dụng, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm cho họ. 170 - Nâng cao vai trò của hộ gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa. Với kinh tế thị trường, vai trò kinh tế hộ được chú trọng, phát huy và vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đặt nền tảng trên quy mô gia đình, cần phải lưu ý tính bền vững của gia đình. Rủi ro tín dụng không chỉ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất không có hiệu quả mà còn xuất hiện từ nền tảng gia đình thiếu vững chắc: con cái hư hỏng, vợ chồng bất hòa, ly hôn Bảo đảm cho chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực; áp dụng nhiều chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các gia đình nghèo có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp. - Kiến nghị khác. + Chính phủ nên dành một phần Ngân sách để trợ giá các sản phẩm nông nghiệp khi nông dân “được mùa rớt giá”, vì: Việc tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp là vấn đề mang tính vĩ mô mà bản thân người nông dân không tự giải quyết được, do vậy đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ Chính phủ và các Bộ, ngành từ dự báo đến tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. + Chính phủ cần có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn để các địa phương, Bộ ngành có liên quan sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là vườn cây lâu năm, ao hồ nuôi trồng thủy sản, đồng muối, cho các hộ gia đình và chủ trang trại, tạo cơ sở pháp lý cho đối tượng này vay vốn được thuận lợi. + Chính phủ có hướng xử lý, chỉnh sửa, bổ sung quy định hiện hành xác định rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan công chứng Nhà nước trong việc công chứng các loại giấy tờ có giá trị thế chấp hay các thủ tục pháp lý khác, trong thực tế hiện 171 nay, mặc dù các loại giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... đã được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận, nhưng khi có hiện tượng giả mạo xảy ra thì cơ quan công chứng lại không chịu trách nhiệm. đây là điều vô lý gây bất lợi cho hoạt động Ngân hàng. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Đối với cho vay nông nghiệp- nông thôn - Ngân hàng Nhà nước nên có một cơ chế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro riêng đối với dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn như rút ngắn thời gian thử thách, cơ cấu lại nợ khi bị thiên tai dịch bệnh nên đưa vào nhóm 1 để Ngân hàng có điều kiện tái đầu tư tiếp mà không ảnh hưởng đến thu nhập của TCTD có tỷ trọng lớn vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, giảm tỷ lệ trích lập DPRR. - Sửa đổi thông tư 09/2012/TT-NHNN vì hộ sản xuất, kinh doanh tại nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện, việc mua bán có hóa đơn thì giá cả hàng hóa thường cao hơn, thói quen sử dụng tiền mặt và thỏa thuận miệng trong giao dịch của người dân, theo đó thủ tục để giải ngân tại Ngân hàng trở nên rườm rà nhiều khi mang tính hình thức. - Sửa đổi Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường kiểm tra giám sát về việc thực hiện quy định mức lãi suất huy động tối đa, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. - Việc thu phí CIC cũng cần có cơ chế riêng đối với các đối tượng vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ. 3.3.2.2. Đối với cho vay đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ theo Quyết định 1787/TTr-CP của Thủ tướng Chính phủ Do đây là chính sách thí điểm, nên cơ chế cho vay phải là cơ chế đặc thù, vì vậy: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định rõ: “NHNo&PTNT Việt Nam chỉ sử dụng con tàu hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp cho khoản vay” thay vì quy định “NHNo&PTNT Việt Nam xem xét tự quyết định việc có bổ sung 172 hay không bổ sung các tài sản khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản vay”. Bởi theo quy định cơ chế cho vay thông thường, nếu xét thấy tài sản hình thành từ vốn vay không đủ đảm bảo rủi ro, Ngân hàng nơi cho vay có quyền yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản khác. Trên thực tế, khi ngư dân đã bỏ vốn tham gia vào việc đóng tàu, nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng, thì các tài sản khác hầu như không còn, hoặc nếu có thì giá trị cũng không đáng kể, để bổ sung làm tài sản thế chấp. 3.3.2.3. Kiến nghị khác NHNN Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét tiếp tục linh hoạt hơn nữa một số cơ chế khuyến khích các NHTM cạnh tranh mở rộng cho vay nông nghiệp – nông thôn nói chung, trong đó có vùng ĐBSCL, như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường II,.Đồng thời NHNN cần tiếp tục có biện pháp cụ thể hơn khuyến khích các TCTD cạnh tranh, mở rộng mạng lưới hoạt động ở nông thôn, đặc biệt là vùng ĐBSCL. NHNN trao đổi với Bộ tài chính, trình Chính phủ nên có cơ chế chủ động hơn về nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam để mở rộng hơn các chương tình tín dụng chính sách, mở rộng hơn cho vay các đối tượng cận nghèo ở vùng nông thôn nói chung, trong đó có vùng ĐBSCL. NHNN xem xét, nghiên cứu, tổng hợp những điểm không phù hợp của Nghị định 41 để phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trình Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung, như đã đề cập ở phần trên. NHNN nên xem xét trình Chính phủ, hay trong điều hành chính sách tiền tệ cần hình thành một gói tín dụng cho vay tái cấp vốn đối với NHNo&PTNT Việt Nam để NHTM này cho HSX, kinh tế trang trại vay nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia TPP. 3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tích cực với Ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. 173 Để hoạt động tín dụng đối với HSX ngày càng được mở rộng và đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã. Các HSX phần lớn là hộ gia đình, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của họ có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là cấp vừa ra quyết định, lại vừa thực hiện quyết định, vừa phải theo đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. Do đó chính quyền địa phương hiểu rất rõ tình hình của hộ sản xuất. Như vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với HSX thì các cấp chính quyền địa phương nhận thức rõ vai trò vị trí quan trọng của mình để có các biện pháp phối hợp tích cực với nhau và với Ngân hàng. Thứ hai, các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp và tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với các món vay không có khả năng hoàn trả. Thứ ba, các địa phương cần phát triển nông nghiệp chế biến bền vững theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, thâm canh dựa trên lợi thế của từng tiểu vùng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong quy hoạch cần chú ý những dự báo về biến đổi khí hậu, về hàng loạt đập thủy điện xuất hiện trên các dòng tác động đến sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp. 3.3.4. Đối với các Bộ ngành liên quan Các Bộ, ngành cần có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm, khả năng tiếp thị nông sản ra thị trường quốc tế, nâng cao uy tín một cách bền vững các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam ở tất cả thị trường trên thế giới, đảm bảo lợi ích từ các chính sách ưu đãi đến trực tiếp người sản xuất. - Bộ tài chính phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư cần bố trí tăng vốn đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn 174 theo hướng CNH, H H, khắc phục tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng yên tâm đưa vốn về nông thôn. - Nguồn vốn cần cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới là rất lớn, trong khi nguồn lực trong nước có hạn, vì vậy NHNN và Bộ tài chính phối hợp nghiên cứu, có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức. Có chính sách thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tác động của xây dựng thủy điện trên dòng sông Mê Kông đối với vùng ĐSCL cũng như các dự án khác có tác động đến số đông người dân trong vùng. - NHNN và Bộ Tài chính nghiên cứu nên có cơ chế khuyến khích về thuế đối với hoạt động tín dụng ngân hàng tại các khu vực như đã đề cập cần ưu tiên. - Các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách mua lúa gạo tạm trữ, làm sao lợi ích thực sự đến với người trồng lúa gạo, minh bạch trong thực hiện chính sách Nhà nước. - Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương trong vùng có biện pháp cụ thể thông qua các kênh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vốn ODA,xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt đối với lúa gạo qua đó điều tiết thị trường; khuyến khích việc hình thành các chợ bán buôn nông sản hàng hóa. - Cần sớm tổng kết, đánh giá mô hình liên kết 5 nhà hay 3 nhà, xem xét thực tế những khó khăn, vướng mắc từ đâu. Cần tham khảo kinh nghiệm của CP Group trong việc cung ứng giống lợn, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, vốn đầu tư chuồng trại,... cho các hộ nuôi lợn gia công cho tập đoàn này trên cơ sở có thể ứng dụng cho một số lĩnh vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Về nguyên tắc, Nhà 175 nước chỉ hỗ trợ chính sách, cơ chế chứ không bao cấp, không làm thay thị trường, làm thay doanh nghiệp, nhưng chỉ tạo điều kiện cho ổn định thị trường, ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho mở rộng vốn tín dụng an toàn, hiệu quả. 3.3.5. Đối với các Ngân hàng thương mại Các NHTM cần tiếp tục mạnh dạn mở chi nhánh, phòng giao dịch tại vùng ĐBSCL, chấp nhận thua lỗ với thời gian dài hơn các điểm mới mở ở đô thị. Đồng thời các NHTM cần tiếp tục có cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, cơ chế giao khoán chỉ tiêu kinh doanh phù hợp hơn với vùng ĐBSCL theo hướng giảm lãi suất hay phí điều hòa vốn, tăng tỷ lệ điều hòa vốn,Các NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý hơn để tránh rủi ro thanh khoản. Các NHTM khác mở rộng cạnh tranh cho vay vốn Hộ sản xuất ở nông thôn sẽ tạo động lực, tạo sức ép, tạo môi trường buộc các chi nhánh NHN0&PTNT phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao chất lượng cho vay vốn Hộ sản suất. 176 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Để thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất thì cùng lúc phải thực hiện nhiều giải pháp. Từ tái cấu trúc bộ máy, mở rộng mạng lưới, đổi mới công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi, kiện toàn chính sách quy trình thẩm định tín dụng theo hướng chuyên môn hóa, hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin khách hàng, chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành, đổi mới mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ, Trong số các giải pháp đó phải tiến hàng đồng thời, đồng bộ song trong chỉ đạo điều hành cần phải thống nhất nhận thức về vai trò kinh tế hộ, về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam. Muốn thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất, Luận án xin nhấn mạnh đến nhân tố con người. Nhân tố này cần được quan tâm nhiều nhất do giải pháp về con người là giải pháp của tất cả các giải pháp và cần xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng phù hợp trong từng giai đoạn. Việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không phải chỉ riêng ngành Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng thực hiện là thành công mà cần có sự trợ giúp đặc biệt của các ngành các cấp có liên quan. Vì vậy qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cùng với những kiến thức thu thập được, Nghiên cứu sinh xin đưa ra một số kiến nghị lên Chính phủ và NHNN với mong muốn các NHTM được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. 177 KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các Ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Nhưng làm cách nào để giải quyết vấn đề chất lượng tín dụng thực sự đạt hiệu quả cao mà vẫn gắn liền với việc mở rộng tín dụng, đó là việc làm khó khăn đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng khi cho vay vốn hộ sản xuất trải rộng trên các vùng miền khác nhau của cả nước, với những món vay nhỏ, số lượng khách hàng đông, không ngừng gia tăng, mục đích vay vốn rất đa dạng. Luận án:“Chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, khảo sát, đánh giá, tổng kết thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã giải quyết những nội dung cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm và vai trò của kinh tế HSX đối trong nền kinh tế thị trường, khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất. Làm rõ quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất, các tiêu chí đánh giá chất lượng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất; kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về chất lượng tín dụng nông nghiệp – nông thôn nói chung, hộ sản xuất nói riêng, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trên các khía cạnh khác nhau, với số liệu khảo sát tại một số địa phương có tính chất đại diện cho các vùng miền kinh tế nông nghiệp – nông thôn của cả nước; chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam về cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề cán bộ tín dụng, quy trình quản lý chất lượng tín dụng trong thời gian qua. 178 - Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, những đánh giá sát thực tiễn, cũng như định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của cả nước, mục tiêu, chiến lược phát triển NHNo&PTNT Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giảp pháp lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Những kiến nghị được đề xuất đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, Chính quyền địa phương. - Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất, phát huy vai trò vốn tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam, cụ thể là: + Những giải pháp về phát triển mạng lưới, về đổi mới phương thức cho vay, thắt chặt quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng. + Những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, chính quyền các địa phương, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Mặc dù đã hết sức cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các chuyên gia tại NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng tại một số chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh, song Luận án vẫn còn những hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng, phản biện độc lập (phản biện kín) và những người quan tâm để Luận án đạt chất lượng cao hơn. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Văn Thanh (2012): “ Để giảm lãi suất cho vay cần quản trị tốt rủi ro thanh khoản”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 7 (352), trang 22-25. 2. Nguyễn Văn Thanh (2012): “Bức tranh nợ công của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 116+117, 31-33. 3. Nguyễn Văn Thanh (2014) : “Quản trị rủi ro thanh khoản ở các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6, trang 31-33. 4. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Agribank nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2014, trang 6-8. 5. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Chính sách tín dụng đối với Hộ sản xuất – Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 6, trang 37-39. 6. Nguyễn Văn Thanh ( 2015): “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 23/2015 (440), trang 29-21. 7. Nguyễn Văn Thanh (2015) :”Phát huy vai trò của Agribank trong cung ứng vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, Kỷ yếu hội thảo khoa học với chủ đề :“Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”, do Tạp chí Ngân hàng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức ngày 18/12/2015, tại Hà Nội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Tuấn Anh (2011): “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2011. 2. Nguyễn Kim Anh (2010): Giáo trình“ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”; Chương 5: Quản lý rủi ro và Marketing ngân hàng, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, năm 2010, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính: Thông tư số 49/2004/TT-BTC: Về hứơng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Hà Nội, ngày 03/06/2004, Hà Nội. 4. Chính phủ (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, "Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", Hà Nội. 5. Hồ Diệu (2002): Quản trị Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội, 2002. 6.Nguyễn Duyên (2012): “Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: Diện mạo nông thôn thay đổi”, Tạp chí Ngân hàng số 24/2012, Hà Nội. 7. Trần Văn Dự (2005): “ Hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng 4/2005, trang 54-58, Hà Nội, 2005. 8. Trần Văn Dự (2005): “ Kinh nghiệm của Ngân hàng một số nước về hỗ trợ vốn cho Hộ sản xuất và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 10, tháng 10/2005, trang 66-70, Hà Nội, 2005. 9. Trần Văn Dự (2010): “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực đồng bằng Bắc bộ” , Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, năm 2010. 10. David Cox (1997): Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng tòan Quốc lần thứ IX, Lần thứ X, lần thứ XI - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, 2006, 2011. 12. Đại học Quốc gia TP. HCM: (1999) Tài Chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1999. 13. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 14. Dương Ngọc Hào (2015), “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ của NCS Dương Ngọc Hào, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015. 15. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2009. 16. Nguyễn Đắc Hưng (2014)“ Một số suy nghĩ góp phần mở rộng tín dụng hộ sản xuất” Tạp chí Ngân hàng, số 9/2014, Hà Nội. 17. Nguyễn Mạnh Hùng (2009): “Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên” , Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng , Hà Nội, năm 2009. 18. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 19. Hà Minh Lục, 2014), Truy cập tại: chat-luong-tin-dung-37159.html [Ngày truy cập 10/12/2014] 20. Hồ Phúc Nguyên (1999): “Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” Luận án tiễn sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999, Hà Nội. 21. Lê Khương Ninh và Nguyên Thị Mai Anh (2012): “ Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu”, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2012, Hà Nội. 22. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội , 2003. 23. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, Báo cáo tổng kết một số hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội. 24. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội. 25. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo thường niên hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội. 26. NHNo&PTNT Việt Nam (2009): Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNO&PTNT Việt Nam, Hà Nội tháng 6 năm 2009. 27. NHNo&PTNT Việt Nam (2004): Sổ tay tín dụng, Hà Nội, tháng 9 năm 2004. 28. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 -2014, Hà Nội. 29. NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2003, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội. 30. NHNo&PTNT Việt Nam, (2010): Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội. 31. NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội. 32. NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014): Các văn bản quy định nội bộ do Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc ban hành, ban hành hàng quý, tài liệu lưu hành nội bộ trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, các năm 2009 2014, Hà Nội. 33. NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bạc Liêu (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Bạc Liêu. 34. NHNo&PTNT huyện Giồng Trông- Bến Tre (2010 – 2013): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm, các năm 2010- 2013, Bến Tre. 35. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bình Phước (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Đồng Xoài. 36. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Hà Nội. 37. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Đắc Lắc (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Buôn Mê Thuột. 38. NHNN Việt Nam (2009 – 2014): Báo cáo chuyên đề tín dụng, hàng năm, các năm 2009 - 2014, Hà Nội. 39. NHNN Việt Nam (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng hàng năm, các năm 2009 - 2014, Hà Nội. 40. NHNN Việt Nam: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (2001): Về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội, ngày 31/12/2001. Quyết định 127/2004/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 1627, Hà Nội. 41. NHNN Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (2005): “ Hộ sản xuất trong qua hệ tín dụng với Ngân hàng thương mại”, của Trần Văn Dự, số 7, tháng 5-2005, trang 54-58, Hà Nội 2005. 42. NHNN Việt Nam (2005, 2013): Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 22/01/2013, Hà Nội 43. NHNN Việt Nam: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, tháng 1/2014, Hà Nội. 44. NHNN Việt Nam (2000-2014): Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu lưu hành nội bộ, xuất bản hàng tháng, các năm 2000 - 2014, Hà Nội. 45. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015): Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank quý I/2015, Hà Nội. 46. Nguyễn Thị Tằm (2006): “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ , Học viện Ngân hàng, Hà Nội , năm 2006. 47. Lê Quốc Tuấn ( 2000): “Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm, Hà Nội, năm 2000. 48. Nguyễn Ngọc Tuấn, 2013). Truy cập tại: [Ngày truy cập 6/7/2015] 49. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 50. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 51.Nguyễn Hùng Tiến (2014): ”Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11(404), Hà Nội tháng 6/2014. 52. Phạm Minh Tú (2009): “ Chiến lược phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Luận án tiến sĩ , Đại học Kinh tế quốc dân, 2009. 53. Nguyễn Đức tú (2012) “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của NCS Nguyễn Đức Tú, bảo vệ tháng 11/2012 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Truy cập tại địa chỉ: luan-an-tien-si__222188.html, ngày truy cập 10/11/2015 54. Thủ tướng Chính phủ (1999): Nghị định số 178/1999/NĐ-CP: Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội, ngày 29/12/1999. 55. Tổng cục Thống kê (2000-2014), Một số số liệu Thống kê công bố hàng tháng, Số liệu điều tra, Niêm giám Thống kê hàng năm, các năm 2009 - 2014, NXB Thống kê, Hà Nội. 56. Trung tâm Từ điển Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa, tập I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 57. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, (1987) Tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Asurance) (trích 1987/ISO8402), Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật năm 2009, Hà Nội. 58.Từ điển.com (2015): Truy cập tại 1ua7276b5ha.com/household [Ngày truy cập 10/7/2015] 59. Từ điển Lạc Việt (2015): Truy cập tại: anh/tu-dien/lac-viet/all/household.html [Ngày truy cập 10/7/2015] 60. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “ Chất lượng dịch vụ so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật, chất lượng kỹ năng và servquanl”. Tạp chí Phát triển KH và CN, Tập 9, Số 10 – 2006, trang 58 61. Đặng Văn Quang (1999) “Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng , Hà Nội, năm 1999. 62. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng, ban hành năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội và truy cập tại : hang/Luat-Cac-to-chuc-tin-dung-so-47/2010/QH12-614.html (Ngày truy cập 22/8/2014)] 63. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (2009 – 2014): Báo cáo giám sát hoạt động của các Tổ chức tín dụng, hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội. Tiếng Anh: 65. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk] 66. Financial Institutions Management – A Modern Perpective (2000). 67.Peter S.Rose (1999), Commercial bank management, Irwim, 1999. 68. Joesph F.Sinket.JR (1998), Commercial Bank Financial Management, Pentice Hall, 1998. 69. Agro_Bank_Malaysia (2014): Truy cập tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Agro_Bank_Malaysia; ( Ngày truy cập 11/4/2014) 70. Bank for Agriculture and Agricultural Cooperatives (BAAC) of Thailand (2014): Truy cập tại: about.php?content_group_sub=0001 (Ngày truy cập 15/4/2014). 71. Bank Rakyat Indonesia (2014): Truy cập tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Bank_Rakyat_Indonesia ( Ngày truy cập 2/4/2014). 72. Landbank of Philippines (2004): Truy cập tại : https://www.landbank.com/Corporate-Profile [ Ngày truy cập 10/4/2014] 73. National Bank for Agriculture and Rural Development (NABARD) (2014) https://en.wikipedia.org/wiki/National_Bank_for_Agriculture_and_Rural_Developmen t ( Ngày truy cập 8/4/2014) 74. Kasikorn Bank (2015) LoanMulti.aspx (Ngày truy cập 22/12/2015) PHỤ LỤC Phụ lục số 01. Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân - Phần I Thông tin về nhân than PHẦN I. THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN (12 chỉ tiêu) 1 Tuổi 2 Trình độ học vấn 3 Tiền án, tiền sự 4 Tình trạng chỗ ở 5 Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế thường xuyên liên tục vào người vay (trong gia đình) 6 Cơ cấu gia đình 7 Bảo hiểm nhân thọ 8 Tính chất của công việc hiện tại 9 Thời gian làm công việc hiện tại 10 Rủi ro nghề nghiệp ( rủi ro thất nghiệp, rủi ro về nhân mạng...) 11 Đánh giá về nhân thân của người thân trong gia đình 12 Đánh giá của cán bộ tín dụng về mối quan hệ của người vay với các thành viên trong gia đình Nguồn: [NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội] Phụ lục số 02: Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia đình sản xuất và cá nhân - Phần II Khả năng trả nợ của người vay và Phần III Thông tin Tài sản đảm bảo PHẦN II. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI VAY (4 chỉ tiêu) 1 Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng 2 Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ (gốc+lãi) theo kế hoạch trả nợ 3 Tình hình trả nợ gốc và lãi với NHNo&PTNT Việt Nam 4 Các dịch vụ sử dụng ở NHNo&PTNT Việt Nam hiện tại PHẦN III. THÔNG TIN TSBĐ 1 Loại tài sản bảo đảm 2 Tính chất sở hữu TSBĐ 3 Giá trị tài sản bảo đảm/ Phần nợ vay đề nghị được đảm bảo bằng tài sản đó 4 Xu hướng giảm giá trị của TSBĐ trong 12 tháng qua theo đánh giá của CBTD Nguồn: [NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội] Lưu ý: Phần chỉ tiêu về thông tin tài sản bảo đảm không tạo nên cấu phần điểm hay hạng của khách hàng. Thông tin này chỉ được sử dụng cho mục đích hỗ trợ ra quyết định tín dụng. Phụ lục số 03: Điểm của khách hàng với hạng và nhóm nợ tương ứng Nguồn:[NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội] Điểm đạt được Xếp hạng Nhóm nợ 90-100 AAA 1 80-<90 AA 73-<80 A 70-<73 BBB 2 63-<70 BB 60-<63 B 3 56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C 4 < 44 D 5 Phụ lục số 04: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân Loại Mức độ rủi ro Aaa Thấp Aa Thấp A Thấp Bbb Thấp Bb Trung bình B Trung bình Ccc Trung bình Cc Cao C Cao D Cao Nguồn: [NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội] Phụ lục số 05: Mức điểm quy định tương ứng với từng loại khách hàng Loại Số điểm đạt được Aaa >= 401 Aa 351 – 400 a 301 – 350 Bbb 251 – 300 Bb 201 – 250 b 151 – 200 Ccc 101 – 150 Cc 51 – 100 c 0 – 50 d < 0 Nguồn: [NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội] Phụ lục số 06: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT Tại Hội sở chính Agribank và một số Chi nhánh Agribank Kính chào các anh (chị), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về Quản lý Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng Hộ sản xuất về nguyên nhân của những hạn chế hiện nay về Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để từ đó xây dựng các giải pháp có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ quản lý tín dụng, CBTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của anh (chị) trong việc cung cấp các thông tin dưới đây: 1. Xin vui lòng cho biết anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào? □ Từ 18- 25 □ Từ 26-30 □ Từ 31-40 □ Từ 41-60 2. Anh (chị) đã làm công tác tín dụng hộ sản xuất được bao nhiêu năm? □ Từ 1-5 năm □ Từ 6-10 năm □Trên 10 năm 3. Anh (chị) phụ trách tín dụng hộ sản xuất địa bàn nào? □ Nông thôn □ Thành thị □ Đồng bằng □ Miền núi 4. Anh (chị) đang phụ trách nhóm khách hàng hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nào? □ Nông nghiệp □ Ngư nghiệp □ Sản xuất hàng thủ công □ Thương mại Dịch vụ 5. Công việc Anh (chị) đang phụ trách? □ Chỉ đạo ở Hội sở □ Quản lý ở CN, PGD □ Trực tiếp cho vay HSX 6. Anh (chị) đang quản lý bao nhiêu dư nợ (tỷ đồng)? □ Dưới 10 tỷ □ Từ 10-20 tỷ □ Trên 20 tỷ 7. Anh (chị) đang quản lý bao nhiêu HSX có dư nợ ( khách hàng)? □ Dưới 300 □ Từ 300-500 □ Trên 500 8. Anh chị có yêu thích công việc làm tín dụng hộ sản xuất không? □ Có □ Không 9. Anh (chị) nhận thấy công việc cho vay Hộ sản xuất có khó khăn, vất vả không? □ Có □ Không 10. Công việc hiện tại cho vay Hộ sản xuất có phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của anh (chị) không? □ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp 11. Theo anh (chị) cơ chế cho vay HSX của NHNo&PTNT có phù hợp với thực tế không? □ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp 12. Thủ tục, quy trình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT như thế nào? □ Đơn giản □ Phức tạp 13. Tính pháp lý về các mẫu biểu hồ sơ cho vay HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Đảm bảo □ Chưa đảm bảo 14. Những vướng mắc anh (chị) thường gặp khi giải quyết cho vay HSX? □ Yếu tố pháp lý □ Thủ tục hồ sơ □ Thông tin về khách hàng 15. Những yếu tố nào anh (chị) thường lo lắng khi quyết định cho vay HSX? □ Rủi ro □ Hồ sơ không đảm bảo □ Thông tin về HSX chưa chính xác □ Yếu tố khác 16. Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rõ ràng □ Chưa rõ ràng 17. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng HSX như thế nào? □ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt 18. Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CBTD cho vay HSX như thế nào? □ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt 19. Anh (chị) có thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng hộ sản xuất không? □ Thường xuyên □ ít □ Rất ít 20. Anh (chị) tự nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách nào? □ Tự nghiên cứu □ Thông qua các khóa tập huấn a 21. Số lượng CBTD tại chi nhánh anh (chị) công tác chiếm tỷ lệ bao nhiêu? □ >50% □ <50% 22. Môi trường tại nơi anh (chị) làm việc như thế nào? □ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt 23. Anh chị vui lòng cho biết quan điểm cụ thể của mình về những nội dung sau: ( đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng) Nguyên nhân của những hạn chế hiện nay về Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam STT Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác Nguyên nhân chủ quan về phía Agribank 1 Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu 2 Công tác kiểm tra kiểm soát và chỉ đạo điều hành chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn 3 Công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu 4 Hoạt động marketing thiếu hiệu quả 5 Quy trình tín dụng chậm đổi mới 6 Thủ tục, hồ sơ cho vay 6 Nguyên nhân khác Nguyên nhân khách quan về phía khách hàng Hộ sản xuất của Agribank 1 Trình độ văn hóa, nhận thức pháp tuật 2 Khả năng sản xuất, quản lý, nắm bắt thông tin thị trường 3 Người dân chưa có thói quen giao dịch với ngân hàng 4 Hộ nông dân thường không có tài sản lớn 4 Không đủ cơ sở pháp lý để nhận tài sản bảo đảm 5 Nguyên nhân khác Chân thành cảm ơn anh (chị) đã dành thời gian cộng tác, trả lời những câu hỏi chúng tôi. Chúng tôi cam kết các thông tin trên sẽ được bảo mật và mang tính tham khảo hữu ích. Kính chúc anh (chị) sức khỏe, an khang và thịnh vượng và đạt được những thành công trong công việc. Phụ lục số 07: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN HỘ SẢN XUẤT ĐANG GIAO DỊCH VỚI MỘT SỐ CHI NHÁNH AGRIBANK Kính chào các ông (bà), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về Chất lượng phục vụ cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi ông (bà) đang có quan hệ tín dụng . Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của Hộ sản xuất về thủ tục cho vay, chính sách cho vay và ý thức phục vụ của cán bộ quản lý tín dụng , cán bộ tín dụng. Trên cơ sở đó giúp cho tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của những hạn chế hiện nay để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cải tiến, tiếp tục đổi mới để từ đó phục vụ tốt hơn ông (bà). Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của ông (bà) trong việc cung cấp các thông tin dưới đây: I. THÔNG TIN CHUNG 1. Vui lòng chọn 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng cho vay HSX của NHNo: □ Uy tín của NHNo □ Sản phẩm/dịch vụ đa dạng □ Giá/phí/lãi suất □ Thủ tục đơn giản □ Thời gian giao dịch nhanh □ Mạng lưới giao dịch □ Thái độ của nhân viên □ Trình độ/nghiệp vụ của nhân viên □ Tiện nghi, cơ sở vật chất □ Chương trình khuyến mãi hấp dẫn 2. Về thời gian giao dịch: Tôi thường được phục vụ ngay mà không phải chờ đợi: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Các quy trình giao dịch, thủ tục đơn giản, thuận tiện: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý 3. Về độ chính xác của giao dịch: Nhân viên thực hiện giao dịch tuyệt đối chính xác, không có sai sót: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Nhân viên nắm rõ các sản phẩm và các chương trình cho vay, sẵn sàng giải thích khi tôi có thắc mắc. □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Khi có trục trặc, sự cố phát sinh, các nhân viên có khả năng xử lý triệt để: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý 4. Về sự thân thiện của nhân viên: Tôi luôn được bảo vệ chào đón nhiệt tình bằng việc dắt xe hoặc mở cửa khi đến giao dịch: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Các bạn nhân viên luôn niềm nở đón tiếp tôi bằng một nụ cười thân thiện: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Tôi luôn được cám ơn và chào tạm biệt khi kết thúc giao dịch. Hơn nữa, các nhân viên còn bày tỏ sự mong muốn phục vụ tôi lần sau. □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý 5. Về cam kết thực hiện lời hứa của nhân viên: Tôi cảm thấy an tâm và hoàn toàn tin tưởng khi giao dịch với nhân viên NHNo □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Nhân viên NHNo luôn thực hiện những gì đã hứa với khách hàng: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Khi không trả lời được thắc mắc, nhân viên NHNo thường đưa ra thời gian phản hồi vụ thể và luôn thực hiện đùng: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý 6. Về tính chuyên nghiệp của nhân viên Các nhân viên NHNo luôn mặc đồng phục đẹp và rất chuyên nghiệp : □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Tôi luôn được nhân viên chủ động giới thiệu các sản phẩm, chương trình ưu đãi khi đến giao dịch: □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Tôi tin tưởng khả năng tư vấn của nhân viên NHNo □ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý □ Hoàn toàn không đồng ý Theo quý khách, với thang điểm từ 1 đến 5 thì việc giải quyết cho vay HSX của NHNo được bao nhiêu điểm □ 1 điểm □ 2 điểm □ 3 điểm □ 4 điểm □ 5 điểm II. THÔNG TIN CHUNG CỤ THỂ 1. Xin vui lòng cho biết ông (bà) thuộc nhóm tuổi nào? □ Từ 18- 25 □ Từ 26-30 □ Từ 31-40 □ Từ 41-60 2. Ông (bà) đã quan hệ vay vốn với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được bao nhiêu năm? □ Từ 1-5 năm □ Từ 6-10 năm □Trên 10 năm 3. Ông (bà) đang sinh sống ở địa bàn nào? □ Nông thôn □ Thị trấn, Thị tứ □ Đồng bằng □ Miền núi 4. Ông (bà) đang vay vốn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sử dụng cho lĩnh vực nào? □ Nông nghiệp □ Ngư nghiệp □ Sản xuất hàng thủ công □ Thương mại Dịch vụ 5. Ông (bà) đang dư nợ bao nhiêu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (triệu đồng)? □ Dưới 10 triệu □ Từ 10-20 triệu □ Trên 20 triệu 6. Ông (bà) có yêu thích chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi mình đang giao dịch hay không? □ Có □ Không 7. Ông (bà) nhận thấy việc vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có khó khăn, vất vả không? □ Có □ Không 8. Lãi suất cho vay Hộ sản xuất có phù hợp không? □ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp 9. Theo ông (bà) cơ chế cho vay HSX của NHNo&PTNT có phù hợp với thực tế không? □ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp 10. Thủ tục, quy trình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT như thế nào? □ Đơn giản □ Phức tạp □ Rất phức tạp 11. Hồ sơ cho vay HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Đơn giản □ Phức tạp □ Rất phức tạp 12. Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rõ ràng □ Chưa rõ ràng 13. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng HSX như thế nào? □ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt 14. Khi vay vốn ông (bà) có phải chi bồi dưỡng CBTD cho vay HSX hay không? □ Có □ Không 15. Ông(bà) vui lòng cho biết quan điểm cụ thể của mình về những nội dung sau: ( đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng) STT Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1 Lãi suất cho vay phù hợp 2 Thủ tục cho vay phù hợp 3 Thời hạn được vay phù hợp 4 Mức cho vay phù hợp 5 Không có tiêu cực khi vay vốn Ngân hàng 6 Giao dịch thuận tiện Chân thành cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian cộng tác, trả lời những câu hỏi chúng tôi. Chúng tôi cam kết các thông tin trên sẽ được bảo mật và mang tính tham khảo hữu ích. Kính chúc ông (bà) sức khỏe, an khang và thịnh vượng và đạt được những thành công trong công việc. Phụ lục số 08: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT Tại Hội sở chính Agribank và một số Chi nhánh Agribank ( Bổ sung đợt 2) Kính chào các anh (chị), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về Quản lý Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng Hộ sản xuất về nguyên nhân của những hạn chế hiện nay về Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cũng như xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHTM; để từ đó xây dựng các giải pháp có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ quản lý tín dụng, CBTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của anh (chị) trong việc cung cấp các thông tin dưới đây: 1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng có phù hợp với thực tế? □ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp 2. Thông tin tín dụng có đảm bảo độ tin cậy và đầy đủ đủ không? □ Rất đảm bảo và đầy đủ □ Bình thường □ Không tin cậy và thiếu 3. Điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất ảnh hưởng □ Mức độ ảnh hưởng bình thường □ Ít ảnh hưởng 4. Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất đảm bảo □ Đảm bảo □ Chưa đảm bảo 5. Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô thời gian qua ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất thuận lợi □ Thuận lợi □ Không thuận lợi 6. Điều hanh chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất thuận lợi □ Thuận lợi □ Không thuận lợi 7. Chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất thuận lợi □ Thuận lợi □ Không thuận lợi 8. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà HSX lựa chọn vay đầu tư vốn có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất ảnh hưởng □ Bình thường □ Không ảnh hưởng 9. Năng lực tài chính của HSX hạn chế với trên 70% vốn đầu tư là sử dụng tiền vay ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất ảnh hưởng □ Bình thường □ Không ảnh hưởng 10. Truyền thống gia đình ở địa phương và uy tín không để phát sinh quá hạn của người vay ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT như thế nào? □ Rất ảnh hưởng □ Bình thường □ Không ảnh hưởng 11. Anh chị vui lòng cho biết quan điểm cụ thể của mình về những nội dung sau: ( đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng) Nguyên nhân của những hạn chế và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Đơn vị tính: % STT Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác I. Nguyên nhân chủ quan về phía Agribank (Bổ sung) 7. Chính sách tín dụng của Ngân hàng không phù hợp với thực tế 8 Thông tin tín dụng thiếu độ tin cậy và không đầy đủ II. Nguyên nhân khách quan từ môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội (Bổ sung) 1 Điều kiện tự nhiên - xã hội rất ảnh hưởng 2 Môi trường pháp lý không thuận lợi 3 Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi 4 Điều hành chính sách tiền tệ không phù hợp 5 Chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác có liên quan rất ảnh hưởng III. Nguyên nhân khách quan về phía khách hàng Hộ sản xuất của Agribank (Bổ sung) 6 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà HSX lựa chọn vay đầu tư vốn có ảnh hưởng lớn 7 Năng lực tài chính của HSX hạn chế với trên 70% vốn đầu tư là sử dụng tiền vay ngân hàng có ảnh hưởng lớn 8 Truyền thống gia đình ở địa phương và uy tín không để phát sinh quá hạn của người vay có ảnh hưởng lớn Chân thành cảm ơn anh (chị) đã dành thời gian cộng tác, trả lời những câu hỏi chúng tôi. Chúng tôi cam kết các thông tin trên sẽ được bảo mật và mang tính tham khảo hữu ích. Kính chúc anh (chị) sức khỏe, an khang và thịnh vượng và đạt được những thành công trong công việc. Phụ lục số 09: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN HỘ SẢN XUẤT ĐANG GIAO DỊCH VỚI MỘT SỐ CHI NHÁNH AGRIBANK (Bổ sung đợt 2) Kính chào các ông (bà), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về Chất lượng phục vụ cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi ông (bà) đang có quan hệ tín dụng . Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của Hộ sản xuất về thủ tục cho vay, chính sách cho vay, quan hệ giao dịch của ngân hàng và ý thức phục vụ của cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ tín dụng. Trên cơ sở đó giúp cho tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của những hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX hiện nay để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cải tiến, tiếp tục đổi mới để từ đó phục vụ tốt hơn ông (bà). Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của ông (bà) trong việc cung cấp các thông tin dưới đây: I. THÔNG TIN CHUNG 1. Ngân hàng sẵn sàng cơ cấu lại nợ: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho người vay khi gặp khó khăn bất khả kháng? □ Đồng ý □ Không đồng ý □ Gây khó khăn, phiền hà 2. Ngân hàng linh hoạt điều chỉnh lãi suất vay vốn cho khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn hay lãi suất thị trường giảm? □ Đồng ý □ Không đồng ý □ Gây khó khăn, phiền hà 3. Cán bộ ngân hàng có thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay? □ Thường xuyên □ Không thường xuyên □ Không kiểm tra bao giờ 4. Cán bộ ngân hàng có thường xuyên thông báo nhắc nhở khách hàng trả lãi và trả gốc khi chuẩn bị đến hạn hay không? □ Thường xuyên □ Không thường xuyên □ Không kiểm tra bao giờ 5. Ngân hàng có tư vấn hữu ích cho khách hàng vay vốn hay không.? □ Có □ Không rõ ràng □ Không 6. Ông(bà) vui lòng cho biết quan điểm cụ thể của mình về những nội dung sau: (đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng) STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 7 Ngân hàng sẵn sàng cơ cấu lại nợ: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho người vay khi gặp khó khăn bất khả kháng 8 Ngân hàng linh hoạt điều chỉnh lãi suất vay vốn cho khách hàng 9 Cán bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay 10 Cán bộ ngân hàng thường xuyên thông báo nhắc nhở khách hàng trả lãi và trả gốc khi chuẩn bị đến hạn 11 Ngân hàng tư vấn hữu ích cho khách hàng Chân thành cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian cộng tác, trả lời những câu hỏi chúng tôi. Chúng tôi cam kết các thông tin trên sẽ được bảo mật và mang tính tham khảo hữu ích. Kính chúc ông (bà) sức khỏe, an khang và thịnh vượng và đạt được những thành công trong công việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_ncs_nguyen_van_thanh_pdf_04102016105826sa_9549_2092620.pdf
Luận văn liên quan