Luận án Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các thương lái, chủ vựa ớt trong và ngoài tỉnh mua bán ớt bằng phương tiện xe tải, trọng tải trung bình 5 tấn (cao nhất 20 tấn). Chi phí đầu tư xe trung bình là 400 triệu đồng/xe (cao nhất 1,7 tỷ đồng) và chi phí đầu tư vựa của chủ vựa trung bình là 900 triệu đồng (cao nhất 5 tỷ đồng). Trong khâu sơ chế của thương lái, chủ vựa đều thực hiện thủ công, sử dụng nhiều lao động. Đối với ớt tươi, thương lái, chủ vựa thuê lao động phân loại ớt, đóng ớt vào rỗ. Đối với ớt đông lạnh và cấp đông, ớt được lặt cuống rồi đóng rỗ để đông lạnh và cấp đông trong bọc nhựa có trọng lượng theo yêu cầu thị trường. Đối với ớt khô, thương lái, chủ vựa thuê lao động để lựa loại bỏ ớt hư, lặt cuống rồi thuê khoán lao động để phơi ớt. Một số công ty, vựa ớt lớn ở tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp có đầu tư kho đông lạnh và cấp đông để xuất khẩu ớt tươi (22% sản lượng) và ớt khô (78%). Kết quả khảo sát các công ty/cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt của Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang với các sản phẩm như: ớt bột, ớt khô đóng gói, muối ớt, tương ớt cho thấy có một số ít công ty đã đầu tư máy sấy nhiệt để sấy ớt, máy sấy trị giá 500 triệu đồng với công suất sấy 500 kg/mẻ trong 15 tiếng, cơ sở sản xuất muối ớt đã đầu tư máy xay ớt và cơ sở chế biến tương ớt có 2 máy xay ớt tươi

pdf166 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng lãng phí các yếu tố đầu. Các giải pháp chiến lược WO: (5) W5,6,7 + O5,6,7: Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt. (6) W3,5,7,8 + O4,5,6,7: Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. (7) W1,2,3,4,8 + O1,3,4,6,7: Phát triển các liên kết kinh doanh. Các giải pháp chiến lược WT: (8) W3,4,8 + T2: Xây dựng liên kết dọc giữa nhà cung cấp vật tư và nông dân. (9) W1, 2, 3, 4, 6, 8 + T1, 2, 3: Thành lập và củng cố Tổ hợp tác/Hợp tác xã. Nguồn: Phân tích của tác giả, 2016 128 Kết quả phân tích ma trận SWOT cho thấy có 9 nhóm giải pháp chiến lược để nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL. Nội dung 9 nhóm giải pháp này là cơ sở để lựa chọn chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL. Chín nhóm giải pháp bao gồm: (1) Trồng ớt theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP Chất lượng sản phẩm là một trong các yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển ổn định của ngành hàng ớt nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Sản xuất ớt theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP nhằm tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, các tỉnh trồng ớt có vùng sản xuất chuyên canh ớt, nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng ớt và ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất và tận dụng các cơ hội hỗ trợ từ nhà nước cho ngành hàng ớt, nhu cầu thị trường sản phẩm ớt gia tăng và các cơ hội xuất khẩu chính ngạch. Việc xây dựng quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGAP đồng thời hướng đến tiêu chuẩn cao hơn là GlobalGAP là rất cần thiết do hiện nay các thị trường nhập khẩu đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm,... Do đó, việc quy hoạch sản xuất theo cánh đồng lớn hoặc thực hiện liên kết ngang giữa nông dân với nông dân để sản xuất sản phẩm ớt theo hướng an toàn và đạt các tiêu chuẩn GAP cần được thực hiện. Khi có sản phẩm ớt đạt tiêu chuẩn an toàn thì mới có khả năng thâm nhập và các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU,... với sản lượng và giá bán cao hơn. Mặc dù ngành hàng ớt vùng ĐBSCL có nhiều điểm mạnh và nhiều cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, ngành ớt cũng đang tồn tại nhiều khó khăn cần được tháo gỡ và nhiều thách thức trong thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 từ năm 2019 đến nay, các sản phẩm xuất khẩu nói chung và ớt nói riêng đều được kiểm duyệt chất lượng kỹ hơn và các nước hạn chế nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu chính ngạch để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. (2) Mở rộng thị trường xuất khẩu Giải pháp này nhằm phát huy điểm mạnh hiện tại của ngành hàng ớt là có vùng chuyên canh ớt tập trung, được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể ớt Thanh Bình ở tỉnh Đồng Tháp, các tác nhân tham gia ngành hàng ớt có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời tận dụng cơ hội hỗ trợ của nhà nước thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu và ớt của ĐBSCL có lợi thế về mùa vụ so với Trung Quốc. Giải pháp này còn nhằm tận dụng kinh nghiệm của nông dân cùng với điểm mạnh của địa phương trong khâu thương mại tập trung tại huyện các huyện có diện tích trồng ớt lớn như 129 huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp), huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Ớt của vùng ĐBSCL chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc do thị trường này không đòi hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giá bán. Các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm ớt từ các nước khác nhưng đòi hỏi sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn riêng của mỗi nước nhập khẩu. Chính vì các vấn đề trên, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cần được quan tâm và thực hiện cùng với việc nâng cao chất lượng ớt (ớt tươi, ớt khô). Song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đòi hỏi phải nghiên cứu yêu cầu của từng thị trường về các tiêu chuẩn chất lượng, kích cỡ, màu sắc ớt, độ cay,... để bố trí sản xuất đáp ứng yêu cầu của từng nhóm thị trường. Theo đánh giá của các tác nhân trong chuỗi giá trị ớt, đánh giá của cán bộ quản lý ở địa phương thì ớt của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có tiềm năng để phát triển ở các thị trường xuất khẩu hiện tại và xâm nhập các thị trường mới. Những nổ lực trong việc đàm phán thương mại của nhà nước đã giúp Việt Nam ký kết được nhiều hiệp định thương mại có lợi trong xuất khẩu như AFTA, EVFTA, CPTPP. Kết quả nghiên cứu thị trường của Mordor Intelligene đã dự đoán, tăng trưởng nhập khẩu ớt giai đoạn 2021-2026 của thị trường Châu Âu 5-6%/năm và nhu cầu thị trường này là ớt khô với độ cay vừa phải. Trung Quốc là quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khẩu 78% sản lượng ớt vùng ĐBSCL cho thấy sự ổn định về xuất khẩu ớt tới thị trường chính hiện tại. (3) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại Để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nhà nước, chính quyền địa phương cần tăng cường thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm ớt. Hỗ trợ các tác nhân trong CGT ớt tiếp cận với những công ty xuất khẩu hoặc tiếp cận các nhà nhập khẩu để tìm hiểu yêu cầu của công ty/nhà nhập khẩu, giới thiệu sản phẩm, tìm cơ hội hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, hỗ trợ nông dân nắm bắt thông tin thị trường, yêu cầu của thị trường về chất lượng, độ cay, kích cỡ, để nâng cao nhận thức cho người trồng ớt phải sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Ngoài ra, hỗ trợ các chủ vựa, công ty chế biến tiếp cận với công nghệ sấy hiện đại nhằm giải quyết yêu cầu cấp thiết hiện nay là an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt đối với ớt khô, đáp ứng yêu cầu thị trường với số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh. (4) Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi (mưa nhiều, sương 130 muối, hạn) nên sâu bệnh trên ớt phát triển nhiều và khó điều trị cũng như trên thị trường chưa có loại thuốc BVTV đặc trị nào có khả năng trị một số bệnh trên ớt như bệnh thán thư. Ngoài ra, do giống ớt chưa đảm bảo chất lượng hoặc chưa kháng được sâu bệnh, các loại thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, thiếu phân hữu cơ cải tạo đất đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của ớt. Do đó, nhà nước, nhà khoa học cần tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho người trồng ớt để quản lý sâu bệnh và trồng, chăm sóc cây ớt có hiệu quả. Ngoài ra, cần chuyển giao kỹ thuật xuất ớt theo hướng an toàn VietGAP và hướng đến tiêu chuẩn GlobalGAP là rất cần thiết để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất như hệ thống tưới phun điều khiển bằng điện thoại, sử dụng các thiết bị tự động (máy bay không người lái, giàn phun tự động,) để phun xịt thuốc giúp giảm công lao động, giảm lượng thuốc, khả năng phun xịt đều hơn phun xịt thủ công, Để thực hiện được điều này, chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng trồng ớt theo hướng an toàn để có vùng nguyên liệu chất lượng nhằm thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu mới. (5) Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt Khâu tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt như ớt khô, bột ớt, tương ớt, muối ớt sấy khô, của vùng ĐBSCL hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên lượng tiêu thụ chưa cao vì khâu khai thác thị trường còn yếu, các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị để chế biến. Giải pháp này nhằm tận dụng sự hỗ trợ của các chương trình/dự án và hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như của các Viện/Trường đại học để đầu tư công nghệ cho các cơ sở chế biến, nâng cao chất lượng và khai thác thị trường xuất khẩu. (6) Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Nhằm giảm phụ thuộc thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc và mở rộng thị trường xuất khẩu, về lâu dài cần tăng cường đầu tư công nghệ cao để sản xuất và sấy ớt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các tiêu chuẩn chất lượng như GlobalGAP, EUROGAP để xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đồng thời có thể cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh cao của xu thế hội nhập AEC, EVFTA và CPTPP,... Ngoài ra, tăng thu nhập toàn chuỗi ớt dựa vào việc bán ra sản phẩm với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn từ việc sản xuất sản phẩm qui mô lớn hơn với giá thành cạnh tranh nhờ đầu tư công nghệ và giá ổn định. Giúp nông dân 131 trồng ớt chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ớt theo yêu cầu thị trường bằng cách hợp tác các liên kết ngang nhằm tăng năng lực đàm phán cũng như hợp đồng sản xuất, xuất khẩu. (7) Phát triển các liên kết kinh doanh Thực trạng liên kết ngang, liên kết dọc của các tác nhân tham gia CGT ớt ở Mục 4.3.2.2 và có nhiều nguyên nhân dẫn đến chưa hình thành các mối liên kết dọc, liên kết ngang giữa các tác nhân. Để giải quyết thực trạng này cần phát triển các liên kết kinh doanh, cụ thể là các thương lái, chủ vựa cũng như công ty cần đầu tư vùng nguyên liệu ớt để sản xuất theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng, kể cả liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào chất lượng cao với liên kết ngang của nông dân hoặc với các chủ đầu tư vùng nguyên liệu; cần tránh những liên kết ngang thiếu sự nối kết đầu ra thì hiệu quả sản xuất sẽ không ổn định. Qua khảo sát cho thấy nông dân sản xuất mang tính tự phát, riêng lẻ từ đó giá thành sản xuất cao, không tạo được liên kết với người mua, quyền lực trong mua bán của nông dân bị hạn chế luôn bị ép giá khi bán sản phẩm. Thực hiện được giải pháp này sẽ giúp cho người sản xuất nâng cao được chất lượng và hiệu quả sản xuất cũng như sản xuất theo yêu cầu thị trường và có đầu ra ổn định. Trong liên kết sản xuất - tiêu thụ cả đầu vào và đầu ra, DN sẽ đầu tư một phần hoặc toàn bộ các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược cho nông dân và thu mua sản phẩm cho nông dân. Liên kết kinh doanh - một dạng của mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ hoàn chỉnh, trong đó DN đóng vai trò chủ đạo, DN là người định hướng, dẫn dắt chuỗi giá trị. Vai trò dẫn dắt chuỗi giá trị của DN bao gồm việc DN xây dựng vùng nguyên liệu và chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm, nghiên cứu yêu cầu của thị trường (số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đầu ra,) và tổ chức và quản lý sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường (quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả). Bên cạnh đó, DN cũng là tác nhân đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; chịu trách nhiệm về chứng nhận, tái chứng nhận chất lượng sản phẩm. Những điều này là các vấn đề mà liên kết sản xuất – tiêu thụ hiện tại chưa làm được. Để đáp ứng điều này cũng như hình thành một liên kết kinh doanh đúng nghĩa, DN cần có năng lực về tài chính, công nghệ, biện pháp quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và sự tự nguyện đầu tư theo chuỗi của DN. Ngoài ra, một liên kết kinh doanh thành công không thể thiếu sự hỗ trợ có trách nhiệm và tích cực của chính quyền địa phương các cấp trong quá trình liên kết. Thực hiện được giải pháp phát triển liên kết kinh doanh này sẽ giúp 132 cho người sản xuất nâng cao được chất lượng và hiệu quả sản xuất cũng như sản xuất theo yêu cầu thị trường và có đầu ra ổn định (Hình 4.15). Ngoài ra, tổ chức tốt liên kết kinh doanh thì DN có nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng để xuất khẩu. Để xây dựng được liên kết này không thể thiếu vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của nhà nước và chính quyền địa phương. Mô hình liên kết kinh doanh được mô tả ở Hình 4.15 cho thấy vai trò và yêu cầu của DN, nông dân (ND) trong liên kết cũng như vai trò và yêu cầu đối với người hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi để vận hành mô hình liên kết. Để thực hiện mô hình trên đòi hỏi vai trò chủ đạo của DN và tính cam kết thực hiện hợp đồng của nông dân cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương. Mô hình này có nhiều tiềm năng để thực hiện do một số tỉnh đã có vùng chuyên canh cây ớt, cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu là rất lớn và thời gian tới có nhiều chính sách của nhà nước thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Khi thực hiện mô hình này sẽ khắc phục được những hạn chế, thách thức của chuỗi giá trị ớt, mang lại sự ổn định và bền vững vì sản phẩm sản xuất đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh, sản phẩm có thương hiệu và mang lại hiệu quả kinh tế về lâu dài cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. 133 Hình 4.15: Đề xuất mô hình liên kết kinh doanh ớt vùng ĐBSCL Nguồn: Đề xuất của tác giả Doanh nghiệp Nông dân - Đầu tư vùng nguyên liệu và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng sản phẩm. - Hợp đồng với các công ty cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp) để cung cấp đầu vào cho nông dân. - Đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu. - Nghiên cứu yêu cầu của thị trường và tổ chức sản xuất (số lượng, chủng loại, mẫu mã, sản phẩm đầu ra,) đáp ứng yêu cầu của thị trường. - Chịu trách nhiệm về chứng nhận, tái chứng nhận chất lượng sản phẩm. - Sản xuất theo hợp đồng với công ty. - Sản xuất theo quy trình sản xuất, sử dụng giống và vật tư nông nghiệp theo chỉ dẫn của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động đầu tư. - Năng lực về quản lý chuỗi cung ứng, phát triển thị trường và thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu. - Nghiên cứu yêu cầu ớt của thị trường xuất khẩu để xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường. - Đầu tư máy móc thiết bị trong sơ chế, bảo quản, chế biến ớt. - Tham gia vào các liên kết ngang như HTX/THT. - Được trang bị kiến thức về:  Kỹ thuật sản xuất, quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.  Thị trường, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. - Thay đổi tư duy sản xuất để sản xuất theo yêu cầu của thị trường. - Có tính cam kết trong thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp. Vai trò của DN và ND Yêu cầu đối với DN và ND Vai trò/yêu cầu đối với tác nhân hỗ trợ/thúc đẩy Nhà nước: - Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. - Sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển thành công một số liên kết kinh doanh điển hình nhằm tạo tiền đề phát triển các liên kết kinh doanh khác. - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm cơ hội xuất khẩu ớt. Chính quyền địa phương các cấp: - Quy hoạch vùng trồng ớt và giám sát việc thực hiện quy hoạch của nông dân. - Thay đổi tư duy trong quản lý, cần phải liên kết kinh doanh để phát triển chuỗi giá trị ổn định, bền vững. - Chủ động gặp gỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và thực hiện chính sách thu hút (đặc biệt là chính sách đầu tư vùng nguyên liệu) đối với các doanh nghiệp có tiềm năng liên kết kinh doanh đối với chuỗi giá trị ớt. - Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các THT/HTX xã trồng ớt. - Hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tập huấn kỹ thuật sản xuất, quy trình sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp; tập huấn kiến thức kinh tế, thị trường cho THT/HTX. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm ớt. - Hỗ trợ về pháp lý cho doanh nghiệp, HTX/THT, nông dân thực hiện các hợp đồng liên kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng. 134 (8) Xây dựng liên kết dọc giữa nhà cung cấp vật tư và nông dân Hiện nay, phần lớn người trồng ớt và những đại lý/cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, giống ớt đã có quan hệ mua bán lâu năm. Giải pháp này nhằm tận dụng những điểm mạnh là mối quan hệ mua bán đã được thiết lập giữa các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp và người trồng ớt, giảm sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp để hạn chế rủi ro về giá cả vật tư nông nghiệp gia tăng, giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm được cung cấp cho người trồng ớt. Giải pháp này cần có hợp đồng cung cấp của các đại lý/cửa hàng/công ty cung cấp vật tư đầu vào, giống ớt cho các liên kết ngang của nông dân với chi phí thấp hơn và chất lượng bảo đảm. Đặc biệt trong tương lai giữa nông dân và thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu ớt sẽ có mối liên kết dọc nên việc sản xuất theo liên kết kinh doanh trong chuỗi đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết để phát triển ổn định ngành hàng ớt. (9) Thành lập hoặc củng cố THT/HTX Qua khảo cho thấy, nông dân sản xuất ớt với chi phí đầu tư cao và sản xuất theo kinh nghiệm, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khả năng phòng trừ dịch bệnh rất hạn chế, khả năng thương lượng giá cả với thương lái - chủ vựa và khả năng tiếp cận thông tin của nông dân còn thấp. Vì thế, thời gian tới thành lập hoặc củng cố các THT/HTX theo hướng liên kết kinh doanh để nối kết được với các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp cũng như các tác nhân thương mại giúp cho nông dân ổn định trong sản xuất và tiêu thụ, đồng thời nông dân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để gắn kết với liên kết dọc trong chuỗi ngành hàng ớt, đặc biệt là giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Ngoài ra, cần tăng cường hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Sau khi sản xuất ớt đạt chất lượng, bảo đảm VSATTP việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm là rất cần thiết. Đồng thời, tạo thế chủ động cho nông dân nắm bắt thông tin thị trường tìm hiểu về giá cả cũng như các chủ vựa, công ty tiếp cận với công nghệ sấy hiện đại nhằm giải quyết được vấn đề cấp thiết hiện tại là an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường. Hơn nữa, tăng thu nhập toàn chuỗi ớt dựa vào việc bán ra sản phẩm với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn từ việc sản xuất sản phẩm qui mô lớn hơn với giá thành cạnh tranh nhờ đầu tư công nghệ và giá ổn định. Tạo ra cho nông dân trồng ớt chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ớt theo yêu cầu thị trường bằng cách hợp tác các liên kết ngang nhằm tăng năng lực đàm phán cũng như hợp đồng sản xuất, xuất khẩu. 135 4.6.4 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long Hai chiến lược được chọn để nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL bao gồm chiến lược nâng cao chất lượng và chiến lược đầu tư công nghệ. Cơ sở lựa chọn hai chiến lược dựa vào nội dung 9 nhóm giải pháp chiến lược từ phân tích ma trận SWOT đã được đề cập ở phần trên và tận dụng những chính sách của nhà nước để nâng cấp chuỗi giá trị ớt - Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phần lớn các địa phương chưa tận dụng tốt những chính sách này để thúc đẩy ngành hàng ớt của tỉnh nói riêng và của vùng ĐBSCL nói chung. Chẳng hạn như: Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp (Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững); Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Chính sách đầu tư hạ tầng thủy lợi (Quyết định số 1397/2012/QĐ- TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Chính sách phát triển liên kết sản xuất DN - nông dân nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp (Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ); Chính sách phát triển kinh tế hợp tác (Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn); Chính sách hỗ trợ tín dụng trong kinh tế hợp tác (Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn). Cụ thể, hai chiến lược với 9 nhóm giải pháp chiến lược như sau: (1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm ớt: Mục tiêu của chiến lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng ớt tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá trị sản phẩm ớt và thâm nhập thị trường mới. Các giải pháp chiến lược bao gồm: - Trồng ớt theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP. - Mở rộng thị trường xuất khẩu. - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. - Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. - Phát triển các liên kết kinh doanh. - Xây dựng liên kết dọc giữa nhà cung cấp vật tư và nông dân. - Thành lập và củng cố Tổ hợp tác/Hợp tác xã. (2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản xuất theo qui mô: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng 136 hóa sản phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài. Chiến lược này bao gồm hai giải pháp chính: - Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt. - Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã đề xuất hai chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL bao gồm (1) Chiến lược nâng cao chất lượng với 7 nhóm giải pháp thực hiện và (2) Chiến lược đầu tư công nghệ với hai nhóm giải pháp. Cơ sở để có kết quả này từ phân tích thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất; thực trạng chế biến và tiêu thụ ớt, yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt, phân tích độ tập trung thị trường; phân tích chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL và phân tích SWOT. *** 137 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 KẾT LUẬN Những kết quả nghiên cứu chính theo mục tiêu cụ thể bao gồm: Thị trường sản phẩm ớt: Qua thông tin thứ cấp và phỏng vấn các tác nhân thương mại thì yêu cầu chất lượng ớt của từng thị trường, từng nhóm thị trường xuất khẩu là khác nhau. Phần lớn nhà nhập khẩu yêu cầu ớt phải đạt tiêu chuẩn VSATTP, ớt được sản xuất theo quy trình GAP. Về kích cỡ ớt có độ dài 5 cm hoặc 5-6 cm tùy thị trường. Ớt tươi yêu cầu trái màu đỏ đậm, bóng, không bị bong cuống. Ớt khô thì yêu cầu ớt có màu đỏ cam. Những quốc gia thuộc khu vực Châu Á yêu cầu độ cay của ớt cao (trừ Hàn Quốc), những quốc gia thuộc Châu Âu thì yêu cầu ớt có độ cay vừa phải. Như vậy, để mở rộng thị trường (giảm xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc) cần nghiên cứu yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu, phát triển các liên kết kinh doanh, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Ngoài ra, phân tích mức độ tập trung của thị trường bằng hệ số GINI và đồ thị Loenz cho thấy thị trường ớt của người trồng ớt không mang tính tập trung nhưng thị trường ở ở khâu thu gom và thương mại của thương lái và chủ vựa lại mang tính tập trung cao hơn, cho thấy vị thế cao của những thương lái, vựa lớn trong việc điều phối thị trường ớt. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt vùng ĐBSCL: Hiện nay một số tỉnh có vùng chuyên canh như Đồng Tháp (huyện Thanh Bình), An Giang (huyện Chợ mới) và Tiền Giang (huyện Chợ gạo) nhưng liên kết kinh doanh còn rất yếu và thiếu (cả liên kết ngang và liên kết dọc). Sản xuất ớt vẫn còn nhỏ lẻ; hoạt động sơ chế, chế biến ớt còn thô sơ nên sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn VSATTP. Riêng khâu tiêu thụ ớt phụ thuộc lớn vào thương lái (đặc biệt là thương lái Trung Quốc) và chủ vựa về giá và sản lượng nên chưa ổn định cả trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù chính quyền địa phương các cấp có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng ớt, xây dựng các mô hình liên kết ngang sản xuất theo chuẩn chất lượng ớt nhưng không đáng kể, cũng như thiếu liên kết kinh doanh để phát triển lâu dài cho các mô hình này. Người trồng ớt có hiệu quả sản xuất chưa cao. Cụ thể, hiệu quả kỹ thuật (TE = 0,58), hiệu quả chi phí (CE = 0,37) và hiệu quả phân phối nguồn lực (AE = 0,52) còn ở mức thấp. Đặc biệt có đến 90% nông HSX ớt chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu; tương tự 98% chưa đạt hiệu quả phân bố nguồn lực tối ưu và 138 95% nông hộ chưa đạt hiệu quả chi phí tối ưu. Điều này cho thấy người trồng ớt có thể cải thiện được hiệu quả sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý hơn như giảm lượng giống, phân bón, số lần phun xịt các loại thuốc, xăng dầu phục vụ tưới ớt, để giảm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả qui mô của các HSX ớt khá hợp lý (SE = 0,86) nhưng vẫn còn 95% nông hộ chưa đạt hiệu quả qui mô tối ưu. Qua phân tích, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả sản xuất là diện tích trồng ớt, yếu tố này có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí ở mức ý nghĩa 1%. Diện tích sản xuất càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng cao, điều này càng khẳng định xây dựng các liên kết ngang trong sản xuất ớt rất có ý nghĩa. Chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL có 6 tác nhân tham gia: Nông dân trồng ớt, thương lái, chủ vựa, công ty, bán sỉ và bán lẻ. Trong CGT ớt, nông dân là người nhận được giá trị gia tăng thuần tính trên mỗi kg ớt là cao nhất nhưng do sản lượng sản xuất hàng năm của mỗi hộ ở mức thấp nên lợi nhuận cả năm của hộ nông dân thấp hơn nhiều so với các tác nhân khác trong chuỗi. Thị trường ớt chủ yếu là xuất khẩu (theo 5 kênh thị trường), chiếm đến 97,7% sản lượng ớt của chuỗi; tiêu thụ ở thị trường nội địa chỉ chiếm 2,3% sản lượng (3 kênh thị trường). Thị trường lớn và truyền thống trong xuất khẩu ớt của vùng ĐBSCL là Trung Quốc và do việc quá tập trung vào thị trường này dẫn đến nhiều rủi ro trong tiêu thụ, kết quả là giá ớt theo vòng lẩn quẩn được mùa rớt giá (đặc biệt giá phụ thuộc lớn vào thương lái tại các cửa khẩu). Để nâng cấp, phát triển CGT ở trong tương lai, nghiên cứu đề xuất hai chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL đó là chiến lược nâng cao chất lượng và chiến lược đầu tư công nghệ với 9 nhóm giải pháp từ phân tích ma trận SWOT. (1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm ớt: Mục tiêu của chiến lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng ớt tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá trị sản phẩm ớt và thâm nhập thị trường mới. Các giải pháp để thực thi chiến lược này bao gồm: 1) Trồng ớt theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP; 2) Mở rộng thị trường xuất khẩu; 3) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại; 4) Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; 5) Phát triển các liên kết kinh doanh; 6) Xây dựng liên kết dọc giữa nhà cung cấp vật tư và nông dân; 7) Thành lập và củng cố Tổ hợp tác/Hợp tác xã. (2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản xuất dựa vào lợi thế kinh tế qui mô: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng hóa sản phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài. Chiến lược này 139 bao gồm hai giải pháp chính: 1) Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, bảo đảm VSATTP và 2) Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt. 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ Để khắc phục các điểm nghẽn trong từng khâu của CGT ớt cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt, đồng thời tổ chức thực hiện các chiến lược và giải pháp chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL, các hàm ý quản trị sau đây được khuyến nghị đến các tác nhân tham gia chuỗi, nhà hỗ trợ chuỗi các cấp và các bên có liên quan để nâng cấp CGT ớt, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển ổn định CGT ớt vùng ĐBSCL. 5.2.1 Đối với nông dân Cần hỗ trợ thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất ớt – sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh bằng cách tăng cường chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, tham gia tập huấn (kỹ thuật, kinh tế, thị trường), sản xuất luân canh. Đồng thời, nên tổ chức sản xuất dưới hình thức liên kết ngang (THT/HTX) để tận dụng lợi thế sản xuất với qui mô lớn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, dễ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tận dụng được chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, ổn định sản xuất. Nông dân liên kết ngang sẽ tạo điều kiện xây dựng các liên kết kinh doanh với các DN tiêu thụ sản phẩm ớt để nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả theo qui mô, tăng chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh. Trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cây trồng khác nhưng rủi ro rất lớn về năng suất (do dịch bệnh), về giá bán do thị trường không ổn định. Vì vậy, nông dân cần thay đổi nhận thức không sản xuất và tiêu thụ riêng lẻ mà phải tham gia vào liên kết kinh doanh để hoạt động sản xuất, tiêu thụ được ổn định. Về lâu dài, khi Việt Nam đi vào lộ trình WTO (thuế nhập khẩu các hàng hoá nông nghiệp từ nước ngoài phần lớn giảm xuống từ mức 0-5%), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), lúc đó mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng là phải hướng đến việc tổ chức sản xuất áp dụng các qui trình sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, EuroGap và GlobalGAP. Tổ chức nông dân cũng như THT và HTX sản xuất và kinh doanh theo hợp đồng được pháp luật bảo vệ, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực ký 140 kết và thương lượng hợp đồng, tránh xảy ra trường hợp bội tín với người mua, để tạo thị trường tiêu thụ ổn định. 5.2.2 Đối với thương lái và chủ vựa Thương lái: Tổ chức lại thương lái làm vệ tinh cho chủ vựa và công ty chế biến ớt khô nhằm cung cấp sản phẩm ớt sạch, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu thị trường để đạt giá trị gia tăng cao. Trước mắt, tổ chức hạn chế không phơi ớt dọc đường đi vì không bảo đảm VSATTP bằng cách tự đầu tư lò sấy công suất nhỏ hoặc cần được hỗ trợ để mua lò sấy công suất cao hơn, chất lượng ớt sấy tốt hơn. Về lâu dài, ớt được sấy theo quy trình khép kín của công nghệ sấy thuộc những công ty chuyên sấy ớt. Chủ vựa: Cần đầu tư nâng cấp kho đông lạnh và cấp đông ớt tươi để trữ ớt cung cấp theo đặt hàng của chủ vựa ngoài tỉnh, công ty xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuất khẩu trực tiếp. Về lâu dài, chủ vựa cũng cần đầu tư vùng nguyên liệu để sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường, có chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu. Thương lái và chủ vựa cần nhận thức được những thách thức của ngành hàng ớt trong thời gian tới để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với những thay đổi của thị trường, góp phần phát triển ổn định ngành hàng. Những chủ vựa, thương lái lớn nên mạnh dạn phát triển thành doanh nghiệp hoặc có thể liên kết với nhau để đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng để sơ chế, dự trữ, bảo quản sản phẩm. 5.2.3 Đối với nhà xuất khẩu ớt Đối với chủ vựa và công ty xuất khẩu ớt tươi đông lạnh và cấp đông cần đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu theo yêu cầu thị trường, cùng với THT và HTX để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ qui mô lớn đảm bảo chất lượng (phát triển liên kết kinh doanh). Cung cấp giống và quy trình kỹ thuật cũng như phí tái chứng nhận chất lượng để sản phẩm ớt đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng. Về lâu dài, sản phẩm ớt chất lượng của vùng liên kết sẽ được các nhà xuất khẩu đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu. Đối với công ty chế biến cần tiếp cận yêu cầu thị trường, đăng ký nhãn hiệu và xuất khẩu ớt khô sang thị trường Châu Á và Châu Âu với công nghệ sấy hiện đại. Về lâu dài cũng cần đầu tư vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty xuất khẩu và yêu cầu thị trường. 141 5.2.4 Đối với nhà quản lý của các tỉnh trồng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long Hỗ trợ từng bước tổ chức thành lập/cũng cố các liên kết ngang (THT, HTX) cho các HSX ớt để nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh cho các HSX đồng thời định hướng cho các THT, HTX này sản xuất ớt theo tiêu chuẩn GAP nhằm đạt được sản lượng lớn, chất lượng cao và đồng nhất, từ đó tạo cơ hội liên kết kinh doanh để sản phẩm ớt thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt các liên kết ngang này cần được nối kết với công ty đầu ra về lâu dài. Hỗ trợ phí chứng nhận lần đầu phát triển THT và HTX sản xuất ớt theo tiêu chuẩn GAP nhằm sản xuất qui mô lớn, chất lượng đồng nhất vì sản phẩm đạt chất lượng sẽ xuất bán với giá cao ở các thị trường khó tính. Về lâu dài, thoả thuận và thuyết phục các công ty đầu ra liên kết và hỗ trợ chi phí tái chứng nhận theo chuẩn chất lượng. Tạo điều kiện, hỗ trợ để những công ty chế biến đầu tư tiếp cận với các chính sách đầu tư nông nghiệp của chính phủ cũng như của địa phương để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm sản xuất ớt đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu Á, Châu Âu với giá trị gia tăng cao qua chế biến; góp phần tăng nguồn cung ớt và giá trị gia tăng toàn chuỗi. Cần hỗ trợ xây dựng và phát triển các liên kết kinh doanh cũng như trung gian nối kết giữa các chủ vựa ớt lớn ở An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp để chia sẻ kinh nghiệm và liên kết trong quy hoạch sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển liên kết vùng cho sản phẩm cùng loại, đặc biệt là nối kết liên quan hậu cần chuỗi - đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sấy ớt, lưu trữ và cấp đông ớt theo đơn đặt hàng. Xây dựng mô hình liên kết kinh doanh là bước đi lâu dài để phát triển ổn định ngành hàng ớt. Để thực hiện được mô hình này cần xây dựng thí điểm mô hình liên kết nông dân với các tác nhân khác tại đại phương. Trong và sau khi thí điểm mô hình liên kết, địa phương sẽ rút nghiệm đồng thời sẽ xây dựng cơ chế vận hành, hình thức tổ chức của mô hình nhằm ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia liên kết, cơ chế phân chia lợi ích cho các bên, làm cơ sở để nhân rộng và phát triển mô hình liên kết. Các đối tượng là cán bộ quản lý có liên quan đến nông nghiệp thuộc các cấp (cả tỉnh, huyện và xã) cùng tất cả các tác nhân tham gia chuỗi ớt cần được bố trí tập huấn lớp về kiến thức thị trường, sản xuất và tiêu thụ theo cách tiếp cận CGT. 142 Cần hỗ trợ đầu tư theo CGT, theo hướng đầu tư trọng điểm và hiệu quả thay cho đầu tư dàn trải, manh mún. Tóm lại, những hàm ý quản trị để nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL trong ba khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ tập trung vào việc sản xuất ớt chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn thông qua xây dựng và phát triển các liên kết kinh doanh, đầu tư công nghệ để sản xuất sản phẩm ớt đáp ứng yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh./. *** 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt Axis (2005). Chuỗi giá trị rau quả Cần Thơ. Metro Cash & Carrry Vietnam Ltd, GTZ and Ministry of Trade of Socialist Republic of Vietnam. Cao Lệ Quyên (2016). Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 trong ngành thủy sản và đề xuất cho giai đoạn 2016-2020, cuu/1036/Danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-ke-hoach-hanh-dong-ung-pho- bien-doi-khi-hau-giai-doan-2011-2015-trong-nganh-thuy-san-va-de-xuat- cho-giai-doan-2016-2020.html, truy cập ngày 29/04/2016. Dự án AMD (2015). Phân tích chuỗi giá trị ớt chỉ thiên tỉnh Trà Vinh (2015), GTZ Eschborn (2007). Cẩm nang Valuelinks: Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Nhà xuất bản Hà Nội. 277 trang. La Nguyễn Thùy Dung (2017). Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang. Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp năm 2017, khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Lê Thị Thanh Hiếu (2019). Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất trong nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Kinh tế, Trường đại học Tây Đô, số 6 (2019): 50-64. M4P (2008). Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo. Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Ngân hàng Phát triển Châu Á – Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam. Nguyễn Kim Búp (2014). Đánh giá hiệu quả và một số giải pháp phát triển cây ớt ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. Nguyễn Phú Son (2010). Nghiên cứu thị trường cá tra và basa ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 8, trang 28-37; ISSN. 1859- 2333. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Văn Dễ, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang (2018). Phân tích chuỗi giá trị ớt tỉnh An Giang. Báo cáo sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Lê Văn Thúc, Phan Thị Thanh Quế, Văn Minh Nhựt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang 144 (2018). Phân tích hệ thống thị trường để xây dựng kế hoạch cải thiện chuỗi giá trị đậu phọng tỉnh Trà Vinh. Ban quản lý dự án AMD tỉnh Trà Vinh. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Lê Văn Thúc, Phan Thị Thanh Quế, Văn Minh Nhựt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang (2016). Đề xuất chiến lược phát triển và các chính sách tác động tới CGT xà lách xoang tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long 2016. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Lê Văn Thúc, Phan Thị Thanh Quế, Văn Minh Nhựt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang (2019). Xây dựng các chiến lược phát triển cho sản phẩm cam sành tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long 2019. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Lê Văn Thúc, Phan Thị Thanh Quế, Văn Minh Nhựt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang (2020). Xây dựng các chiến lược phát triển cho sản phẩm lúa gạo tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long 2020. Nguyễn Quốc Nghi (2015). Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp năm 2015, khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Trâm Anh và Bạch Ngọc Văn (2012). Tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ để phát triển xuất khẩu gạo của tỉnh Kiên Giang hướng đến bền vững. Hội thảo khoa học về quản trị kinh doanh. Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013). Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo qui mô của HSX hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 28: 33-37. Quan Minh Nhựt và cộng sự (2014). Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa - mè đen - lúa tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ - sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 31: 24 -30. Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang (2012). Báo cáo tổng kết mô hình DN – hộ kinh doanh – nông dân về tiêu thụ ớt và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang (2013). Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2013 và kế hoạch năm 2014 của ngành công thương. 145 Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh và Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (2020). Đánh giá tổng thể kế hoạch hành động nâng cấp CGT dừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020 và đề xuất các hoạt động cho tỉnh giai đoạn 2020- 2025. Báo cáo của sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh 2020. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang (2013). Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh năm 2013. Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám thống kê 2019. Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục Thống kê (2020). Tư liệu kinh tế-xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhà xuất bản Thống kê. Tổng cục thống kê Việt Nam (2015). Niên giám thống kê 2014. Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt (2014). Phân tích thực trạng kênh phân phối nếp ở hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 33: 79-86. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang (2013). Kế hoạch phát triển thương hiệu ớt tập thể năm 2013. Uỷ ban nhân dân xã Sơn Thịnh, Ban quản lý dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh – SDRP (2014). Kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị ớt xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn. Việt Quality (2019). Mô hình SIPOC là gì?, Võ Thị Thanh Lộc (2010). Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2010. Võ Thị Thanh Lộc, Huỳnh Hữu Thọ (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội) – Tái bản lần thứ nhất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2015. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2016). Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp) – Tái bản lần thứ nhất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2016. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Huỳnh Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thu An, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lâm Huôn và Nguyễn Thị Kim Thoa (2016). Hệ thống chuỗi giá trị nông sản chủ lực vùng ĐBSCL. Trong: Nguyễn Văn Sánh và Đặng Kiều Nhân chủ biên. Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSCL. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ: 288-345. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Võ Thanh Dũng, Nguyễn Công Toàn, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Thị Thu An và Nguyễn Thị Kim Thoa (2011), Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành xơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 17b: 61-70. 146 Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Phú Son, Huỳnh Hữu Thọ, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lâm Huôn, Lê Trường Giang (2014). Phân tích chuỗi giá trị ớt tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 38: 107-119. B. Tài liệu tiếng Anh Action for Enterprise – AFE (2015). Market development for disaster risk reduction: Galachipa Value Chain Analysis. Swiss Agency for Development and Cooperation – SDC. Ali, M. (2006). Chili (Capsicum spp.) Food Chain Analysis: Setting Research Priorities in Asia. Shanhua, Taiwan: AVRDC – The World Vegetable Center. 2007-042.pdf. Truy cập ngày 12/6/2014. Angui Christian Dorgelès Kevin Aboua (2017). Overcoming the Challenges of Fish Farming in Africa [pdf] Available at: <https://collections.unu.edu/eserv/ UNU:6229/policybrief_aboua_unuinra2017.pdf> [Accessed 12 July 2018]. ANSAB (2011), “Value chain/ market analyis of the off-season vegetable sub- sector in Nepal”. The United States Agency for International Development. Ayooth Yooyen and et al (2014). The Marketing System Analysis Of Selected Fresh Vegetables Passing The Good Agricultural Practice (GAP) System Leading To Organic Farming In Chiang Mai, Thailand. The Clute Institute International Academic Conference, Munich, Germany. Community Sustainability Engagement - Evaluation Toolbox. Problem Tree / Solution Tree Analysis, icle&id=28&Itemid=134, truy cập ngày 28/04/2016 Dang Hoang Xuan Huy (2011). Evaluation of Input Efficiency for Catfish Farms in Mekong River Delta,Vietnam. [Accessed 10 Dec 2016] > [pdf] Dealtry, R. (1992). Dynamic SWOT Analysis, DSA Associates, Birmingham. 147 European Commission (2004). Project Cycle Management Guidelines truy cập ngày 29/04/2016. Farrell, M.J., 1957. The Measurement of Productive Efficiency. Journal of the Royal Statistical Society, Series A, CXX, Part 3: 253-290. Gereffi G. (1999). A commodity chains framework for analysing global industries. Workshop on spreading the gains from globalization, university of Sussex, Institute of Development Studies. Gereffi G. and M. Korzeniewicz (1994). Commodity chains and global capitalism. The organization of buyer-driven global commodity chains: How US retailers shape oversea production networks. London, Praeger. Gereffi G., J. Humphrey, et al. (2003). The governance of global value chains: an analytical framework. Goletti F. (2005). Agricultural commercialization, value chains, and poverty reduction. Discussion No.7, Hanoi, Vietnam, Making markets work better for the poor project, Asian Development Bank. GTZ Eschborn (2007). Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks. Haberberg, A. (2000), "Swatting SWOT", Strategy, (Strategic Planning Society), September, 2000. Henricks, M. (1999). Strength weakness opportunity threat analysis. Entrepreneur, 27: 72-72. Hill, T. & R. Westbrook (1997), “SWOT Analysis: It’s Time for a Product Recall,” Long Range Planning, 30, No. 1, 46-52. Houben, G.K., K. Lenie and K. Vanhoof (1999). A knowledge-based SWOT analysis as an instrument for strategic planning in small and medium sized enterprises. Decision Support Syst., 26:125-135. J.F. Hair, R.E. Anderson, R.L. Tatham and William C. Black (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall Intenational, Inc. J.W.H. van der Waal, J., Zongo, A., Bobo-Dioulasso, B., and Faso, N. B (2011). Developing a Fresh Mango Export Value Chain with West-African Smallholder Mango Farmers. Netherlands: AgroFair Europe B.V. F, Barendrecht. 148 Jules Dupuit (1848). History of Benefit–Cost Analysis. Proceedings of the 2006 Cost Benefit Conference. Archived from the original on 2006-06-16. Kaihatsu Management Consulting Inc (2015). Data Collection and Confirmation Study for Agricultural Value Chains in the Republic of India. Japan International Cooperation Agency – JICA. Kaliba, A.R., and Angle, C.R. (2004). Cost efficiency of catfish farms in Chicot county, Arkansas: the impact of extension services. Aquaculture/Fisheries Center, University of Arkansas at Pine Bluff. Kaplinsky (1999). Globalization and Unequalization: What can be learned from value chain analysis. Journal of Development Studies 37(2): 117-146. Kaplinsky, R., and M. Morris (2001). A Handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies. University of Sussex. Brighton, United Kingdom. Kotler, P. (1988). Marketing Management: Analysis, Planning, Implementation and Control, PrenticeHall, New Jersey. Lam A, Nguyen., and et al. (2017). Impact of Climate Change on the Technical Efficiency of Striped Catfish, Pangasianodon hypophthalmus, Farming in the Mekong Delta, Vietnam [pdf] Available at: <file://C:/ Users/ASUS/ Downloads/ Impact_of_Climate_ Change_on_the_Technical_ Efficien.pdf> [Accessed 12 Dec 2018]. Le Van Thap (2016). Analysis of technical efficiency of intensive white-leg shrimp farming in Ninh Thuan Vietnam: An application of the double- bootstrap data envelopment analysia [pdf] Available at: [Accessed 20 Oct 2017 Lliyasu, A., Mohamed, Z.A., and Terano, R. (2015). Comparative analysis of technical efficiency for different production culture systems and species of freshwater aquaculture in Peninsular Malaysia. Aquaculture Reports, 3: 51-57. Loc, V.T.T. (2016). Assessment of agri-product value chains in the Mekong Delta: Problems and solutions. Can Tho University Journal of Science. Vol 2: 49-70. Luu Thanh Duc Hai (2003). The Organization of the Liberalized Rice Market in Vietnam. Centre for Development Studies. 149 M4P (2008). Marking value chains work better for the poor: A toolbook for pratitioners of value chain analysis. A publication financed by the UK department for internationl development (DFID). Michael. K, William. W. and Mwinyihija, M. (2018). The Uganda’s perspective, status and implementation of the National leathervalue chain Strategies. Journal of African Leather and Leather Products Advances. Millennium Development Authority (2014). Investment opportunity Ghana - Chili Pepper. Mordor Intellegene (2020). Dry chillies market - growth, trends, Covid-19 impact, and forecasts (2021 - 2026), https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/dry-chillies-market. Ntale, C. (2011). Final Report Red Bird Eye chilli value chain. uganda.ning.comprofilesblogschilli-value-chain-analyis-report. Truy cập ngày 12/6/2014. Porter M. E. 1985. Competitive Advantage. New York, The Free Press Prasanna K. and Ariyarathne S. M. W. (2021). Review of Coordination and Governance of Agriculture Industry Activities in Sri Lanka and Potential Use of ICT in Value Chain Strategy. Faculty of Commerce and Management Studies, University of Kelaniya, Sri Lanka ariyarthanap@gmail.com. Quynh, N.T.C., and Yabe, M. (2014). Shrimp Poly-culture Development and Local Livelihoods in Tam Giang, Cau Hai Lagoon, Vietnam. Journal of Agricultural Science [pdf] Available at: [Accessed 3 May 2016]. Sharma, K.R., Leung, P., Chen, H., and Peterson, A. (1999). Economic efficiency and optimum stocking densities in fish polyculture: an application of data envelopment analysis (DEA) to Chinese fish farms. Aquaculture, 180: 207-221. SPC (2014). The Pacific guide to project proposal preparation using the logical framework approach. Spire – Research & Consulting (2013). Indonesia Market Assessment for Agricultural Value-Chain Payments via Mobile Technology. MercyCorps. 150 Steve, J., Paul Siegel and Colin Andrews (2008). Rapid agricultural supply chain risk management. Conceptual framwork and guidelines for application, Volum 1 Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics (3rd ed.), New York: HarperCollins College Publishers. The United Nations Framework Convention on Climate Change (Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu), 21 tháng 3 năm 1994. Thompson, A. A. and Strickland A. J. (2001). Strategic Management-Concepts and Cases, (12th Edition), USA: McGraw-Hill. White, M., et al. (2007). Vegetable value chains in Eastern Indonesia–a focus on chilli. Truy cập ngày 12/6/2014. Wilson R, Gilligan C. (1997). Strategic marketing management: planning, implementation and control. The Chartered Institute of Marketing/ButterworthHeinemann Marketing Series. Yeray Saavedra and et al (2014). Vegetables Business Opportunities in Ghana: 2014. Wageningen UR. Zuhui Huang Zhejiang (2009). “China Pear Value Chain: Implication for Smallholder”. International Association of Agricultural Economists Conference, Beijing, China, August 16-22, 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chien_luoc_nang_cap_chuoi_gia_tri_san_pham_ot_vung_d.pdf
  • docThongtin-LA-EN.doc
  • docThongtinLA-VI.doc
  • pdfTomtatLA-EN.pdf
  • pdfTomtatLA-VI.pdf
Luận văn liên quan