Luận án Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai

Với phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho một Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến thuộc ngành y tế, luận văn hoàn toàn có thể áp dụng các bước trong phương pháp luận xây dựng chiến lược CNTT để xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho các đơn vị thuộc các bộ ban ngành thuộc lĩnh vực y tế hay lĩnh vực khác với mục tiêu phát triển CNTT làm nền tảng phát triển của tổ chức. Do thời gian hạn hẹp, luận văn chưa đề cập việc xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT cho tổ chức. Xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT giúp tổ chức có một cái nhìn toàn cảnh về tổ chức kết nối giữa nghiệp vụ và CNTT. Kiến trúc tổng thể giúp thực hiện đồng bộ chiến lược, nghiệp vụ và CNTT của tổ chức; giúp gia tăng hiệu quả thực thi CNTT; đóng góp giá trị vào phát triển kinh doanh.

pdf21 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN MINH PHÚC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM CHỈ ĐẠO TUYẾN BỆNH VIỆN BẠCH MAI Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 LỜI MỞ ĐẦU Cơ sở định hướng thực hiện và thực tiễn của đề tài 1.1 Cơ sở định hướng Văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y Tế và văn bản chỉ đạo của Bệnh viện Bạch Mai là căn cứ cơ sở để thực hiện đề tài theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 1.2 Thực tiễn của đề tài Hiện trạng triển khai CNTT tại Trung tâm Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai: - Nguồn lực và đào tạo: Đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm. Cán bộ chuyên trách còn ít có 3 kỹ sư chuyên trách về CNTT – 1 Thạc sỹ, 1 kỹ sư và 1 cử nhân .Công tác đào tạo CNTT chủ yếu được thực hiện theo phương pháp đào tạo nội bộ và tự học - Cơ sở hạ tầng: Bao gồm 2 máy chủ phục vụ triển khai hệ thông quản lý CDT qua mạng và hệ thống e – learning. Các hệ thống máy trạm tại CDT đều được kết nối mạng Internet - Ứng dụng nghiệp vụ:  Hệ thống quản lý CDT: được xây dựng từ 2011 nhằm mục đích bao trùm toàn bộ các nghiệp vụ của CDT. Tuy nhiên, phần mềm này còn nhiều bất cập và thiếu các module quản lý cần thiết.  Telemedicine: Hệ thống hội nghị truyền hình về y tế với thời lượng 1 buổi/tuần với các bệnh viện vệ tinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế.  Website và email được xây dựng vào năm 2012 với mục đích quảng bá hình ảnh của CDT, đưa các thông tin hữu ích đến gần học viên và các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và vận hành trang web còn khó khăn.  Hệ thống email phục vụ công việc còn không thống nhất, chưa đảm bảo an toàn bảo mật.  Thư viện điện tử được liên kết trực tiếp trên website của CDT nhằm cung cấp cho học viên số lượng lớn các tài liệu điện tử, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng tài liệu được số hóa là rất ít.  E-learning: Hệ thống e-Learning được xây dựng và tích hợp vào trang web của CDT từ năm 2011, nhằm cung cấp các bài giảng điện tử một cách dễ dàng, linh hoạt tới các học viên tại Trung tâm. Cho đến nay, hệ thống đã xây dựng được hơn 60 bài giảng thuộc 6 chuyên khoa trong bệnh viện.  Tiền lâm sàng: CDT được đầu tư mua sắm trang thiết bị, mô hình cho đào tạo tiền lâm sàng từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Các loại thiết bị, mô hình này đa dạng về chủng loại, đã đáp ứng nhiều đối tượng. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng đạt chuẩn và vẫn còn thiếu những thiết bị mô phỏng hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học. 2. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết 2.1. Nội dung của đề tài Căn cứ vào cơ sở pháp lý, các nghị định, thông tư của Chính phủ và Bộ thông tin truyền thông và Bộ Y Tế, và hiện trạng thực tế tại Trung tâm Chỉ đạo tuyến đưa ra chiến lược phát triển ứng dụng CNTT cho Trung tâm Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai. 2.2. Các vấn đề cần giải quyết  Căn cứ cơ sở pháp lý, nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ thông tin truyền thông, Bộ Y Tế về chính sách và chiến lược phát triển CNTT:  Văn bản chỉ đạo của Đảng  Văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông  Văn bản chỉ đạo của Bộ Y Tế, Bệnh viện Bạch Mai  Hiện trạng Công nghệ thông tin  Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin  Hạ tầng công nghệ thông tin  Ứng dụng công nghệ thông tin  Đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin  Dự báo phát triển Công nghệ thông tin  Xu hướng phát triển công nghệ thông tin  Phương pháp dự báo phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin  Dự báo ứng dụng Công nghệ thông tin  Dự báo phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin  Dự báo phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin  Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện bạch mai đến năm 2020, tầm nhìn 2030:  Quan điểm phát triển  Mục tiêu  Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin  Định hướng phát triển Công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn 2030  Danh mục dự án Công nghệ thông tin  Giải pháp và tổ chức thực hiện:  Giải pháp  Tổ chức thực hiện 2.3 Bố cục luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương như sau:  Chương I: Giới thiệu trung tâm chỉ đạo tuyến và bài toán chiến lược phát triển CNTT. Chương này tập trung vào giới thiệu Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, vai trò và mục tiêu phát triển của Trung tâm, sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển CNTT tại Trung tâm.  Chương II: Phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Chương này tập trung vào lý thuyết về chiến lược, xây dựng chiến lược trong tổ chức và phương pháp luận về xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho tổ chức.  Chương III: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin cho Trung tâm Chỉ đạo tuyến. Chương này dựa trên phương pháp luận từ chương II để xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến phù hợp với pháp luật, tiêu chí thực hiện và dựa trên cơ sở tiền đề hiện có. Đồng thời, đưa ra giải pháp thực hiện và danh sách các dự trọng điểm sẽ thực hiện theo từng giai đoạn dựa trên giải pháp đề xuất. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM CHỈ ĐẠO TUYẾN VÀ BÀI TOÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT 1.1 Giới thiệu về Trung tâm Chỉ đạo tuyến Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến luôn được coi là hai nhiệm vụ quan trọng gắn liền với lịch sử phát triển và trưởng thành của Bệnh viện Bạch Mai. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ngày 19/8/1998 Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai. Tại thời điểm thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến chỉ có 2 bác sĩ chuyên trách với cơ sở vật chất nghèo nàn. Với sự giúp đỡ của Tổ chức JICA (Nhật Bản) trong khuôn khổ dự án Tăng cường năng lực Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị Thông tin - Giáo dục - Truyền thông (IEC) đã được thành lập năm 2001 trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp và một toà nhà đào tạo 3 tầng với tổng diện tích 1910, 82 m2 được khánh thành năm 2005. Tháng 2/2005, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Bạch Mai và đơn vị IEC đã được sáp nhập vào Trung tâm Đào tạo. Sau một thời gian hoạt động, nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của một Trung tâm Đào tạo có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và một Phòng Chỉ đạo tuyến với 10 năm kinh nghiệm, ngày 04/8/2008 Bộ trưởng Bộ Y đã ký Quyết định số 2799/QĐ-BYT thành lập Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (viết tắt CDT) trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị trên. Tháng 9/2010, Bệnh viện cũng đã giao nhiệm vụ [3] quản lý tập trung công tác thư viện cho Trung tâm trên cơ sở sáp nhập tổ thư viện thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp với bộ phận thư viện điện tử thuộc Trung tâm. Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bạch Mai (CDT) được giao những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện, là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận chức năng tham mưu, giúp Giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung mọi hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên chức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ đi luân phiên; thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ (IEC), thư viện của bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ và IEC, thư viện của bệnh việc[16]. 1.2 Bài toán lập chiến lược phát triển CNTT Trong suốt chặng đường gần 10 năm phát triển của CDT, được giao chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện Bạch Mai, là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung mọi hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên chức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới Để đáp ứng yêu cầu về hoạt động đào tạo và chỉ đạo tuyến thì việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động này là rất quan trọng góp phần đem lại sự phát triển vượt bậc cho CDT. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển CNTT tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của Trung tâm CDT còn hạn chế, thiếu hiệu quả và chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của Trung tâm trong dài hạn. Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT tại Trung tâm CDT là cấp thiết và yếu tố góp phần xây dựng Trung tâm CDT phát triển vững mạnh, đúng mục tiêu và tầm nhìn, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển. 1.3 Phạm vi bài toán xây dựng chiến lược CNTT Phạm vi về không gian: Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai Phạm vi về thời gian:  Số liệu đánh giá hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2014.  Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Phạm vi về nội dung: Bao gồm các yếu tố, các điều kiện liên quan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại trung tâm CDT:  Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.  Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.  Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.1 Phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển CNTT của tổ chức Dựa trên các bước lập kế hoạch xây dựng chiến lược của tổ chức (Hình 2.3), xây dựng chiến lược CNTT phụ thuộc vào sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức, dựa trên các yếu tố tiền đề bên trong và bên ngoài của tổ chức để đưa ra chiến lược phát triển CNTT cho tổ chức. Tuy nhiên để đưa ra được các chiến lược phát triển CNTT thì cần thực hiện xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo các tiêu chí đánh giá chất lượng CNTT dựa theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) hay bộ tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN) hoặc dựa trên các tiêu chí đánh giá do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành. Cuối cùng trong xây dựng chiến lược phát triển CNTT là xây dựng giải pháp và tổ chức thực hiện để đảm bảo việc tổ chức hoạt động theo đúng định hướng và mục tiêu phát triển của tổ chức[1,2,11-14]. Thực hiện xây dựng chiến lược phát triển CNTT của tổ chức được thực hiện theo các bước (Hình 2.4) sau: Hình 2.4 Các bước xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho tổ chức Bước 1: Phân tích và đánh giá bối cảnh và hiện trạng CNTT của tổ chức Để xác định chiến lược phát triển CNTT cho tổ chức, bước khảo sát hiện trạng của hệ thống thông tin của tổ chức là bước quan trọng để đưa ra hiện trạng phát triển CNTT của tổ chức. Khảo sát hiện trạng CNTT của tổ chức cần thực hiện:  Khảo sát Cơ sở hạ tầng CNTT: Hệ thống đường truyền mạng nội bộ LAN, WAN và Internet, Hệ thống máy chủ và máy trạm và hệ thống trang thiết bị phần cứng  Khảo sát hệ thống phần mềm và phần mềm ứng dụng CNTT: Hệ thống phần mềm đã triển khai đang hoạt động như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng hay không, cần thiết nâng cấp hay xây dựng mới để đáp ứng đúng luồng nghiệp vụ của tổ chức.  Khảo sát nguồn nhân lực phục vụ CNTT: Nguồn nhân lực xây dựng, duy trì Cơ sở hạ tầng CNNT và hệ thống ứng dụng CNTT là yếu tố cấp thiết giúp phát triển CNTT tại tổ chức. Đảm bảo đội ngũ chuyên gia CNTT có kỹ năng và trình độ để vận hành và phát triển hệ thống tin, đồng thời tổ chức các khoá học và đào tạo ngắn hạn hay dài hạn giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ CNTT của tổ chức. Bước 2: Phân tích xu hướng phát triển CNTT Để xây dựng chiến lược phát triển CNTT thì tìm hiểu và nghiên cứu các xu hướng phát triển CNTT là một bước rất quan trọng, đặc biệt xu hướng phát triển CNTT cho ngành chuyên môn của tổ chức, phân tích xu hướng công nghệ giúp phần không nhỏ trong việc xây dựng chiến phát triển CNTT phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của tổ chức [1,2,11-14]. Bước 3: Mục tiêu phát triển CNTT của tổ chức Sứ mệnh và mục tiêu phát triển CNTT của tổ chức là kim chỉ nam cho hoạt động phát triển CNTT của tổ chức. Do đó, việc xác định đúng mục tiêu phát triển CNTT giúp định hướng xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với tổ chức. Bước 4: Tiêu chí đánh giá Xây dựng chiến lược cho tổ chức cần phải phù hợp định hướng của Đàng và Nhà nước, cũng như mục tiêu phát triển của đơn vị chủ quản. Do đó, việc xây dựng tiêu chí đánh giá cần phải thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Đảng, Bộ ngành có liên quan cũng như các tiêu chuẩn về kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng của dự án và sản phẩm của tổ chức. Bước 5: Giải pháp thực hiện Bước cuối cùng trong phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển CNTT là giải pháp thực hiện. Sau khi tiến hành phân tích và đánh giá thì các giải pháp thực hiện cần được hiện thực và cụ thể hoá theo các dự án và tổ chức thực hiện đúng chiến lược đã được xây dựng. CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO TRUNG TÂM CHỈ ĐẠO TUYẾN 3.1 Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1.1 Giải pháp 3.1.1.1 Xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT Cơ sở hạ tầng CNTT là cơ sở để phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT, cũng như đáp ứng yêu cầu hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động chuyên môn. Hạ tầng CNTT vững mạnh là bộ khung đáp ứng yêu cầu về hệ thống của các dự án phần mềm ứng dụng. Do đó, định hướng xây dựng và phát triển Cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong việc thực hiện chiến lược. 3.1.1.2 Tăng cường năng lực đội ngũ đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT -TT Để đảm bảo thực hiện phát triển CNTT-TT của Trung tâm CDT theo đúng chiến lược và mục tiêu đề ra, cần phải đảm bảo nguồn nhân lực, trong đó có các cán bộ lãnh đạo phụ trách, các cán bộ chuyên môn chuyên trách về CNTT và sự hợp tác từ các bộ phận, cá nhân liên quan. 3.1.1.3 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT Cần tuyên truyền và ra các quy định, quy chế về việc sử dụng các ứng dụng CNTT-TT trong tác nghiệp, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT. Từ việc quy định sử dụng các dịch vụ CNTT trong công việc, dần dần các cán bộ sẽ quen và thấy thích sử dụng khi đã hiểu hết được những tiện ích, sự nhanh gọn và chính xác khi sử dụng CNTT. Việc lấy được sự đồng thuận, sự ủng hộ của số đông cán bộ trong đơn vị trước khi sử dụng một dịch vụ CNTT-TT mới là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của dịch vụ đó. Việc tuyên truyền, giới thiệu các tiện ích của các dịch vụ CNTT-TT là việc làm có ích, cần phải được quan tâm và thực hiện. 3.1.1.4 Tăng cường nguồn lực cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên trách về CNTT-TT Để thực hiện thành công các dự án ứng dụng CNTT-TT, trong đơn vị phải có sự quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, người trực tiếp chỉ đạo các ứng dụng về CNTT phải là lãnh đạo đơn vị. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT cần phải đáp ứng được yêu cầu công việc đối với một số lĩnh vực như: - Quản trị hệ thống: hệ thống máy chủ, các ứng dụng trong mạng LAN; - Quản lý các dịch vụ web; - Quản lý nội dung tin trên web site, portal. 3.1.1.5 Đầu tư phát triển các dự án ứng dụng CNTT-TT Để việc ứng dụng CNTT tại TĐC đảm bảo hiệu quả theo kỳ vọng của Trung tâm cần thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng CNTT- TT, cụ thể trên các lĩnh vực: - Đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho CNTT - Đầu tư mua sắm, phát triển các phần mềm ứng dụng, dịch vụ CNTT-TT - Hai dạng dự án trên có thể tách rời, độc lập thực hiện, cũng có thể đồng thời thực hiện trong khuôn khổ của một dự án ứng dụng CNTT, tuy nhiên cần phải có sự kế thừa, có tính kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển của Trung tâm, tránh tình trạng móc nối, manh mún, phân rã trong các dự án đầu tư dẫn đến tính trạng thiếu liên thông giữa các phần mềm, ứng dụng, dịch vụ và sự không đồng bộ trong các hệ thống hạ tầng thiết bị. 3.1.1.6 Tăng cường hợp tác và liên kết Việc sử dụng thế mạnh, uy tín của Bệnh viện Bạch Mai nói chung và CDT nói riêng sẽ thuận lợi trong việc kêu gọi các nguồn lực khác bổ sung cho nguồn lực của CDT trong việc phát triển các ứng dụng CNTT-TT, đây là một giải pháp cần thiết khi thực hiện chiến lược về CNTT-TT cho CDT, cụ thể CDT có thể sử dụng nguồn lực tăng cường hợp tác, liên kết trong việc phát triển CNTT-TT của mình ở một số lĩnh vực như: - Kêu gọi đầu tư, tài trợ cho các dự án ứng dụng CNTT-TT; - Thu hút các nguồn lực xã hội trong việc làm phong phú các hoạt động về CNTT-TT của trung tâm. 3.1.2 Giai đoạn thực hiện Để thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển CNTT tại CDT theo đúng mục tiêu đề ra, đề xuất giai đoạn thực hiện theo từng giai đoạn là rất quan trọng và phù hợp với ngân sách cũng như tạo tiền đề phát triển cho các dự án tiếp theo. Dựa trên tiền đề là cơ sở về hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống phần mềm ứng dụng hiện có, đề xuất chia giải pháp thành 2 giai đoạn thực hiện: - Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2017 - Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2020 Một số giải pháp như đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và tăng cường hợp tác, liên kết là công việc thiết yếu và thường xuyên nên sẽ được thực hiện ở cả 2 giai đoạn của chiến lược. 3.1.2.1 Giai đoạn 1 (2015-2017) Giai đoạn 1 sẽ được tiến hành thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017. Trong giai đoạn 1 sẽ được thực hiện việc xây dựng Cơ sở hạ tầng công nghệ các dự án cơ sở là tiền đề phát triển cho giai đoạn sau: - Thực hiện xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT - Thực hiện xây dựng dự án phần mềm ứng dụng mới và phần mềm cơ sở phục vụ công tác Đào tạo và Chỉ đạo tuyến. - Thực hiện đào tạo và nâng cao tri thức và kĩ năng cho cán bộ - Hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. 3.5.2.2 Giai đoạn 2 (2018-2020) Giai đoạn 2 sẽ được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Trong giai đoạn 2 sẽ được tập trung phát triển các ứng dụng mới phục vụ Công tác đào tạo và Chỉ đạo tuyến, đồng thời nâng cấp hoặc xây dựng mới do các phần mềm đang sử dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Giai đoạn 2 cũng sẽ nâng cao và thúc đẩy việc thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước: - Thực hiện dự án nâng cấp và xây dựng mới phần mềm không đáp ứng được yêu cầu công việc - Nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao kỹ năng và tri thức cho đội ngũ cán bộ. - Đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước 3.2 Danh mục các đề án, dự án ưu tiên Để thực hiện chiến lược phát triển CNTT theo mục tiêu phát triển tới năm 2020 và tầm nhìn 2030, CDT cần tiến hành thực hiện triển khai với nội dung, mục tiêu, sở cứ lập dự án, khái toán kinh phí theo thứ tự ưu tiên thực hiện dự án: STT Danh mục dự án trọng điểm Giai đoạn thực hiện 1 Xây dựng Cơ sở hạ tầng CNTT Giai đoạn 1 2 Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 3 Dự án phát triển phần mềm quản lý đào tạo liên tục Giai đoạn 1 4 Dự án phát triển, nâng cấp phần mềm quản lý đào tạo chính quy Giai đoạn 2 5 Dự án xây dựng Trung tâm điện tử (tin học hóa quy trình nghiệp vụ của CDT) Giai đoạn 1 6 Đề án phát triển cổng thông tin thư viện CDT, số hóa và đa dạng hóa nguồn sách điện tử cho CDT Giai đoạn 1 7 Dự án quản lý việc chuyển tuyến bệnh nhân giữa bệnh viện các tuyến Giai đoạn 2 8 Dự án đưa thông tin Hội chẩn lên cổng thông tin CDT Giai đoạn 2 9 Dự án xây dựng cổng thông tin chuyên gia CDT, phát huy vai trò truyền thông của CDT từ công tác chỉ đạo tuyến Giai đoạn 2 KẾT LUẬN Xây dựng chiến lược phát triển CNTT tại Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Trung tâm theo đúng sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Trung tâm. Đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển CNNT rõ ràng và cụ thể không chỉ đem lại hiệu quả về đầu tư và phát triển CNTT trong ngắn hạn mà còn đem lại lợi ích cho Trung tâm trong dài hạn. Với chiến lược CNTT đã xây dựng tại Trung tâm Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai, và mục tiêu xây dựng Trung tâm Chỉ đạo tuyến thành một đơn vị CNTT chủ lực của Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Luận văn xây dựng chiến lược phát triển CNTT với phương pháp luận đúng đắn, trong đó xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động dựa trên các yếu tố căn cứ thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ y tế và Bệnh viện Bạch Mai; Căn cứ vào hiện trạng triển khai CNTT trong thực tế, xu hướng công nghệ trên thế giới về y tế để áp dụng, lấy các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chí đánh giá, văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông là kim chỉ nam để xây dựng chiến lược phát triển CNTT tại Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến theo đúng mục tiêu và phù hợp với định hướng phát triển của Trung tâm. Luận văn đã xây dựng chiến lược dựa trên phương pháp luận đúng đắn, đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện khá hoàn thiện, nên việc áp dụng chiến lược phát triển CNTT cho Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến là khả thi. Trong đó, việc chia giải pháp thực hiện thành từng giai đoạn thực hiện và liệt kê danh sách các dự án theo từng giai đoạn, cũng như thông tin về các dự án trọng điểm tương đối rõ ràng và cụ thể là một điểm mạnh của luận văn. Với phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho một Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến thuộc ngành y tế, luận văn hoàn toàn có thể áp dụng các bước trong phương pháp luận xây dựng chiến lược CNTT để xây dựng chiến lược phát triển CNTT cho các đơn vị thuộc các bộ ban ngành thuộc lĩnh vực y tế hay lĩnh vực khác với mục tiêu phát triển CNTT làm nền tảng phát triển của tổ chức. Do thời gian hạn hẹp, luận văn chưa đề cập việc xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT cho tổ chức. Xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT giúp tổ chức có một cái nhìn toàn cảnh về tổ chức kết nối giữa nghiệp vụ và CNTT. Kiến trúc tổng thể giúp thực hiện đồng bộ chiến lược, nghiệp vụ và CNTT của tổ chức; giúp gia tăng hiệu quả thực thi CNTT; đóng góp giá trị vào phát triển kinh doanh. Xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT cho tổ chức cũng là hướng nghiên cứu mà luận văn cần mở rộng và nghiên cứu sâu hơn. Rất mong Trung tâm Đào tào và Chỉ đạo tuyến cũng như các đơn vị quan tâm, mong muốn xây dựng kiến trúc tổng thể Công nghệ thông tin tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành mục tiêu trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchien_luoc_phat_trien_va_ung_dung_cong_5359.pdf
Luận văn liên quan