Luận án Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam

Việc nghiên cứu thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân ở Indonexia, Thái lan và Việt Nam cho thấy cả ba nước được nghiên cứu đều có xu hướng điều chỉnh hợp lý trong 5 chính sách chính liên quan là chính sách đất đai, phát triển nguồn nhân lực, vốn và tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường và đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, do những khác nhau cả về các các điều kiện đầu vào, định hướng chính sách phát triển nông nghiệp, khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, nên thành công ở mỗi nước là khác nhau. Trong thời gian tới, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển sản xuất hàng nông sản lớn cho cả thị trường trong nước và nước ngòai, nhưng đồng thời đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trước tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu thị trường và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Vì thế, trong “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” phê chuẩn tháng 1/2022 đã chỉ rõ Việt Nam cần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, Chiến lược cũng nhấn mạnh cần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền, phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị. Để thực hiện những định hướng trong Chiến lược như trên, những điều chỉnh trong chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và liên quan đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân nói riêng là rất cần thiết. Kết hợp với những nhận xét về khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm liên quan từ Indonexia và Việt Nam, tác giả cho rằng việc điều chỉnh cần hướng tới không chỉ gia tăng sản xuất chế biến hàng nông sản, mà còn phải quan tâm phát triển các sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, các sản phẩm mang đặc trưng địa phương nhưng lại cần thích ứng với đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước và toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện điều chỉnh chích sách liên quan đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân theo các hướng sau đây: Liên quan đến chính sách đất đai:  Tập trung tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo dài hạn ở mức cần thiết của công tác quy hoạch, tránh việc suy giảm không hợp lý 154 diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và đời sống của người dân ở nông thôn;  Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc cải tạo chất lượng đất đai và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi vựa lúa chính của cả nước, nhưng cũng là nơi đang bị ảnh hưởng nhất của những biến đổi từ thiên nhiên;  Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn đất đai hiện có. Liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp:  Cần chú trọng nhiều hơn đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp cho phù hợp hơn với đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0;  Xây dựng tác phong công nghiệp cho lao động nông thôn, có nhận thức và từ đó tăng cường hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững;  Hỗ trợ nông dân các kỹ năng cần thiết để kết hợp phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, nhằm gia tăng thu nhập của họ. Liên quan đến chính sách vốn và tín dụng  Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, nên chú trọng đến xây dựng, vận hành và nâng cấp các công trình có tác động đánh kể đến sản xuất nông nghiệp, như hệ thống tưới, tiêu, điều hòa nguồn nước, chống xâm nhập mặn, cải tạo đất đai.  Đổi mới mạnh mẽ chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước vào nông nghiệp, đặc biệt là những dự án tác động lên khai thác bền vững các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ hệ sinh thái;  Tiếp tục cải cách chính sách tín dụng cho nông dân, giúp họ có được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và an toàn.

pdf184 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của một số quốc gia thành viên ASEAN trong tiến trình hội nhập và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông sản thế giới đang dịch chuyển theo hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có lợi và an toàn cho sức khỏe con người. Để đáp ứng được nhu cầu đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải thay đổi, theo đó chuỗi giá trị nông phẩm phải điều chỉnh theo hướng đáp ứng các xu hướng của thị trường về tính đa dạng, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo đảm các giá trị văn hóa và khẩu vị người tiêu dùng hiện đại... Đó chính là một thách thức đối với nền nông nghiệp Việt Nam khi đang chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, quy mô nông hộ sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. 145 * Công nghệ sinh học và khoa học phát triển Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện nay đã và đang làm thay đổi lực lượng, phương thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp. Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm chi phí giao dịch trong sản xuất và kinh doanh, kiểm soát tốt hơn các rủi ro từ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Công nghệ cao được sử dụng phổ biến rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp đã thu hẹp khoảng cách về công nghệ, đầu tư và năng suất lao động giữa nông nghiệp với công nghiệp. Tất cả có thể thay đổi một cách căn bản nền nông nghiệp truyền thống nhờ áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Vấn đề quan trọng nhất là cần nâng cao năng lực thực hiện của nông dân và các chủ thể có liên quan. 4.2.1.2. Bối cảnh trong nước * Nhu cầu lương thực thực phẩm đang thay đổi theo hướng lương thực tiêu dùng ít đi, thực phẩm chế biến tăng lên. Dân số Việt Nam hiện khoảng 100 triệu người cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình khá và cao tăng lên, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm nông sản chất lượng cao. Những hàng hóa nông sản có phân khúc thị trường cho khách hàng trung và cao cấp sẽ tăng lên theo hướng chất lượng và sự phong phú đa dạng về chủng loại. Những thay đổi này đang là cơ hội tốt cho ngành nông nghiệp chế biến nông sản giá trị cao. * Chiến lược tái cơ cấu kinh tế quốc gia hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn (2021-2030) nêu rõ việc đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thể nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hằng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; nâng 146 cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, tại nhiều nền kinh tế trên thế giới đã cho thấy khi nông nghiệp được hỗ trợ đạt hiệu quả, thì đến lượt mình, nông nghiệp trở thành bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững và tăng trưởng thân thiện với môi trường. * Tăng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ tư nhân và các nguồn FDI Trước những tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới, hiện nay đã có nhiều công ty, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bắt đầu đầu tư cho nông nghiệp. Nếu có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp hiệu quả thì ngành nông nghiệp sẽ trở thành lĩnh vực mới hấp dẫn hút vốn đầu trong và ngoài nước. Xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao hình thành và dường như đang trở thành hướng phát triển mới của nền kinh tế. Chuyển đổi số trong NN&PTNT là cơ hội, chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu người nông dân sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân mà còn là mảnh đất lành hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp. * Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Khi khí hậu biến đổi thì nông nghiệp là ngành sẽ phải chịu tác động trực tiếp nhất: như nguồn đất, nước bị xâm mặn, thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ, cùng với những diễn biến thời tiết bất thường và các biến đổi cực đoan khác. Tất cả những điều này tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp từ khâu sinh trưởng đến năng suất cây trồng, thời gian mùa vụ Để khắc phục những bất lợi này cần có những nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để thích nghi với những biến đổi cực đoan của môi trường. 147 4.2.2. Cơ hội và thách thức do bối cảnh mang lại * Cơ hội - Những thành công mà nông nghiệp đạt được cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, truyền thống làm nông nghiệp lâu đời, chính sách nhà nước tạo điều kiện thì chắc chắn sẽ là cơ hội tốt cho sản xuất nông nghiệp phát triển - Thị trường nông sản được mở rộng tạo ra không gian rộng lớn để hàng hóa nông sản đi khắp thế giới. - Người nông dân hiện nay có nhiều kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng nông sản xuất khẩu khi đã được trải nghiệm đến hơn 30 năm mở của và hội nhập. - Điều chỉnh về chính sách nhà nước đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách của nhà nước luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ, bảo vệ, tạo điều kiện đảm bảo lợi kinh tế cho nông dân khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. - Tiến bộ về khoa học công nghệ tạo cơ hội để nông dân khắc phục những rủi ro trong môi trường nông nghiệp và tạo cơ hội cho tăng năng suất trong lao động, nông dân vươn lên làm giàu. * Thách thức - Năng lực của ngành nông nghiệp và người nông dân còn thấp chủ yếu tăng trưởng dựa trên sử dụng các nguồn lực tự nhiên; cơ cấu ngành nông nghiệp còn chưa hợp lý; cách thức sản xuất chưa hiện đại. - Thị trường nông nghiệp càng hội nhập thì càng gia tăng mức độ cạnh tranh với hàng nông sản các nước. - Thị trường thế giới diễn biến phức tạp và bản thân người nông dân chưa thực sự là những chủ thể kinh tế độc lập. 148 4.3. Một số giải pháp cải thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng bài học kinh nghiệm từ Indonexia và Thái Lan 4.3.1. Khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm từ Indonexia và Thái Lan Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân vươn lên đứng vững trên thị trường và có thu nhập đảm bảo đời sống là việc làm tất yếu của các nhà nước trên thế giới. Ngay cả những quốc gia có điều kiện tự nhiên, xã hội, có trình độ phát triển kinh tế cao như Mỹ, EU thì người nông dân vẫn cần được hỗ trợ để giảm bớt những thiệt thòi do đặc trưng của ngành sản xuất tạo ta. Với những quốc gia khó khăn gấp nhiều lần như Viêt Nam, nông dân lại càng cần đến sự hỗ trợ của nhà nước để chống trọi với những thách thức và năm bắt các cơ hội trong quá trình sản xuất, hội nhập và đời sống hàng ngày. Đối chiếu với các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp để đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của Indonexia, Thái Lan, tác giả nhận thấy có nhiều khả năng vận dụng bài học kinh nghiệm của hai nước này vào phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam. Bài học vận dụng số 1: Về quy hoạch quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả để bảo vệ nông dân. Đất đai là nguồn lực hữu hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do sự gia tăng dân số, cũng như quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trong mọi nền kinh tế. Cả ba nước Indonexia, Thái Lan và Việt Nam đều phải đối mặt với vấn đề này trong quá trình phát triển nông nghiệp. Cả ba nước đều gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích đất đai cho nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu có được quy hoạch sử dụng đất đai tốt ở quy mô quốc gia, cân đối giữa các ngành, lĩnh vực và ổn định ở mức tối đa có thể, thì bài toán về mở rộng diện tích đất nông nghiệp đối với Việt Nam vẫn có thể thực hiện được. 149 Trong bối cảnh cơ hội mở rộng diện tích đất đai cho nông nghiệp khó khăn như vậy, hướng đi quan trọng để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững, mang lại thu nhập tốt hơn cho nông dân là cải thiện chất lượng đất đai, quản lý và sử dụng nó hiệu quả hơn. Cả hai nước Indonexia và Thái Lan đã rất tích cực thực hiện những cải cách như vậy và Việt Nam cũng cần phải tăng cường theo hướng này. Thông qua hoàn thiện chính sách đất đai trên cơ sở thị trường quyền sử dụng đất như quyền tài sản với cách thức vận hành thuận lợi, chi phí giao dịch hợp lý, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tích tụ ruộng đất làm trang trại. Các tài sản trên đất nông nghiệp cũng cần được định giá phù hợp. Quỹ đất cho phát triển hạ tầng nông nghiệp cần được tính đến trong quỹ đất nông nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện về chính sách đất đai liên quan đến sở hữu tập thể để có thể kết nối nông dân bằng lợi ích kinh tế thông qua các mô hình hợp tác xã. Bài học vận dụng số 2: Về nâng cao trình độ, kỹ năng lao động của nông dân đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nông dân là chủ thể của nông nghiệp, nông nghiệp muốn phát triển hiện đại thì cần có “những nông dân thông minh.” Tăng cường đào tạo nghề nông dân và giải quyết công ăn việc làm cho họ tại chính nơi sinh sống là cách làm đúng đắn. Bài học “Giáo dục cho phát triển nông nghiệp bền vững Thái Lan” cho thấy, để thực hiện cách thức đào tạo nông dân hiệu quả cần: Tổ chức hoạt động đào tạo nông dân một cách có hệ thống từ giáo dục phổ thông đến dạy nghề và hỗ trợ nông dân các kỹ năng, cập nhật tri thức, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Thực hiện đào tạo nghề tại chỗ cho nông dân, cả về hình thức đào tao, phương thức hỗ trợ và ngành nghề đào tạo. Thường xuyên bổ túc tri thức và kỹ năng cho nông dân thông qua các cơ sở đào tạo, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các hợp tác xã nơi nông dân làm việc. Đặc biệt theo sát các yêu cầu thực tế có nội dung đào tạo phù hợp. Đào tạo các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ quản lý ngành nông nghiêp về các kỹ năng quản lý, đàm phán, phân tích thị trường... xây dựng chương trình 150 “nông dân chuyên nghiệp.” Có chiến lược và lộ trình bài bản để nâng cao năng lực nghề cho nông dân trong bối cảnh kinh tế số thời đại 4.0. Bài học vận dụng số 3: Hỗ trợ vốn có trọng điểm cho hạ tầng nông nghiệp nông thôn và tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất. Cả ba nước Indonexia, Thái Lan và Việt Nam đều có nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sản xuất nông nghiệp, từ đó tác động đến thu nhập của người nông dân. Cả ba nước đã và đang phải đối mặt với sự hạn chế của nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động đầu tư này và cho cả ngành nông nghiệp nói chung. Indonexia và Thái Lan chủ ý đầu tư có trọng điểm vào những hạ tầng sản xuất nông sản chính và nông phẩm chế biến xuất khẩu. Bài học của Indonexia cũng cho thấy, tập trung quá mức cho hạ tầng trọng điểm lại dẫn đến hạ tầng tổng thể không đồng bộ dù là chi ngân sách cho hạ tầng chiếm phần chủ yếu. Kinh nghiệm cũng cho thấy, việc phân bổ nguồn vốn nói chung cần có hệ thống kênh triển khai hiệu quả mới mang lại hiệu quả cho chính sách. Trong bối cảnh của quá trình hội nhập dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, chính phủ Indonexia và Thái Lan đã có những điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường thu hút FDI và vốn tư nhân trong nước vào nông nghiệp, tăng cường kết nối nông dân với thị trường toàn cầu để giúp họ sản xuất và tiêu thụ được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường ngoài nước tốt nhất có thể. Tương tự như vốn tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kênh triển khai có vai trò lớn trong việc đạt mục tiêu chính sách. Các tổ chức trung gian như Hiệp hội nghề nghiệp, Hợp tác xã, tổ chức cung cấp đầu vào cho sản xuất là những kênh phân phối trung gian hỗ trợ để nông dân tiếp cận vốn thuận lợi. Nhiệm vụ tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên giao cho các tổ chức này vì họ hiểu hơn hết việc cung cấp và thu hồi vốn cho nông dân thời điểm nào là hiệu quả và an toàn. 151 Bài học vận dụng số 4: Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ mang lại giá trị gia tăng cao. Về nhận thức, cả ba nước Indonexia, Thái Lan và Việt Nam đều xác định vai trò chủ đạo và quyết định của phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản. Và họ đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, họ đang và tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, do những hạn chế về năng lực công nghệ, nguồn vốn, cũng như năng lực triển khai. Trong bối cảnh đó, nỗ lực của mỗi nước trong việc đáp ứng nhu cầu về khoa học và công nghệ là chưa đủ, mà cả ba nước cần tính đến các phương thức hợp tác thích hợp, do cả ba nước vẫn giành trọng tâm cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm đảm bảo ổn định đời sống xã hội cho nông dân. Với vai trò quyết định của khoa học công nghệ đối với tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân, Việt Nam, rất cần thiết huy động phát triển mạnh mẽ các nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội phát triển khoa học ứng dụng khoa học công nghệ để thành thị trường công nghệ nông nghiệp. Tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với việc sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ nông nghiệp, làm cho các sản phẩm này ngày càng tiện lợi dễ sử dụng và phổ biến trên thị trường. Bài học về ứng dụng về khoa học công nghệ cho nông dân này của các nước Indonexia, Thái Lan có thể áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Có cơ chế chính sách phù hợp để kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học nông nghiệp với đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp bằng những đơn hàng cụ thể theo nhu cầu thực tế sản xuất nông nghiêp. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu quốc tế khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp bằng các ứng dụng chuyển giao, các chương trình hợp tác với các tổ chức nông nghiệp quốc tế, các nước trong khu vực. Nhà nước cũng đặc biệt xem trọng vai trò của hệ thống khuyến nông, đưa khoa học công nghệ đến tận tay người nông dân. 152 Bài học vận dụng số 5: Về chính sách mở cửa thị trường phát triển nông sản xuất khẩu với mục đích làm cho nông dân giàu có Trong quá trình mở cửa ra thị trường khu vực và quốc tế, sự hỗ trợ của chính phủ cho nông dân cần tuân thủ các cam kết của hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, chính phủ có thể chú trọng hơn đến việc nắm bắt nhu cầu thị trường, cung cấp thông tin thị trường, có những hỗ trợ phát triển cần thiết... nhằm giúp họ sản xuất được hàng hóa với giá phù hợp cho xuất khẩu và việc trao đổi được diễn ra thuận tiện và chất lượng sản phẩm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thị trường. Cả ba nước Indonexia, Thái Lan và Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện theo hướng đi này. Các chính phủ đã và đang tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu (logistics), áp dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến, đặt ra yêu cầu ngày càng cao về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm, chỉ dẫn địa lý cho nông sản. Làm được việc này mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho nông dân, do hàng hoá được bán giá trị cao, bán được ở nhiều thị trường và không bị ép giá, bảo vệ được tính khác biệt của hàng hóa có đặc trưng vùng miền. Bài học về tăng cường thực hiện các chính sách kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giảm thiểu các khâu trung gian, trợ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm mà Indonexia đang triển khai cũng là những kinh nghiệm tốt Việt Nam có thể vận dụng để gia tăng thu nhập cho nông dân. 4.3.2 Một số đề xuất hướng tới hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân của Việt Nam Việc nghiên cứu thực trạng chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân ở Indonexia, Thái lan và Việt Nam cho thấy cả ba nước được nghiên cứu đều có xu hướng điều chỉnh hợp lý trong 5 chính sách chính liên quan là chính sách đất đai, phát triển nguồn nhân lực, vốn và tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường và đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, do những khác nhau cả về các các điều kiện đầu vào, định hướng chính sách phát triển nông nghiệp, khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, nên thành công ở mỗi nước là khác nhau. Trong thời gian tới, 153 Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển sản xuất hàng nông sản lớn cho cả thị trường trong nước và nước ngòai, nhưng đồng thời đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trước tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu thị trường và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Vì thế, trong “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” phê chuẩn tháng 1/2022 đã chỉ rõ Việt Nam cần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, Chiến lược cũng nhấn mạnh cần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền, phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị. Để thực hiện những định hướng trong Chiến lược như trên, những điều chỉnh trong chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và liên quan đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân nói riêng là rất cần thiết. Kết hợp với những nhận xét về khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm liên quan từ Indonexia và Việt Nam, tác giả cho rằng việc điều chỉnh cần hướng tới không chỉ gia tăng sản xuất chế biến hàng nông sản, mà còn phải quan tâm phát triển các sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, các sản phẩm mang đặc trưng địa phương nhưng lại cần thích ứng với đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước và toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện điều chỉnh chích sách liên quan đến đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân theo các hướng sau đây: Liên quan đến chính sách đất đai:  Tập trung tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo dài hạn ở mức cần thiết của công tác quy hoạch, tránh việc suy giảm không hợp lý 154 diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và đời sống của người dân ở nông thôn;  Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc cải tạo chất lượng đất đai và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi vựa lúa chính của cả nước, nhưng cũng là nơi đang bị ảnh hưởng nhất của những biến đổi từ thiên nhiên;  Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn đất đai hiện có. Liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp:  Cần chú trọng nhiều hơn đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp cho phù hợp hơn với đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0;  Xây dựng tác phong công nghiệp cho lao động nông thôn, có nhận thức và từ đó tăng cường hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững;  Hỗ trợ nông dân các kỹ năng cần thiết để kết hợp phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, nhằm gia tăng thu nhập của họ. Liên quan đến chính sách vốn và tín dụng  Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, nên chú trọng đến xây dựng, vận hành và nâng cấp các công trình có tác động đánh kể đến sản xuất nông nghiệp, như hệ thống tưới, tiêu, điều hòa nguồn nước, chống xâm nhập mặn, cải tạo đất đai...  Đổi mới mạnh mẽ chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước vào nông nghiệp, đặc biệt là những dự án tác động lên khai thác bền vững các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ hệ sinh thái;  Tiếp tục cải cách chính sách tín dụng cho nông dân, giúp họ có được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và an toàn. 155 Liên quan đến chính sách nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ Đây là lĩnh vực chính sách cần đặc biệt ưu tiên tập trung đổi mới nhằm hỗ trợ nông dân có thể sản xuất được những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và từ đó, cải thiện thu nhập được tốt hơn. Trong thời gian tới, Việt nam nên tập trung thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp để ngành nông nghiệp phát triển hiện đại, “nông dân thông minh.” Nội dung này được Thái Lan làm rất tốt, Việt Nam cũng đã làm trong thời gian gần đây song còn chưa hiệu quả. Theo tác giả, cần đẩy mạnh các chương trình trọng điểm sau:  Xây dựng các chương trình dữ liệu phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như tạo lập dữ liệu về thời tiết, đất đai, cây trồng, vật nuôi đồng bộ thống nhất.  Phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp. Phát triển mạnh các chuỗi nông sản ứng dụng công nghệ từ quá trình sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ.  Có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp. Liên quan đến chính sách phát triển thị trường Đây là một lĩnh vực chính sách rất quan trọng nhằm giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm và tạo ra thu nhập. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, trước xu thế cân bằng tối đa có thể giữa thị trường trong nước và xuất khẩu, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách chính sách nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản tốt nhất, kịp thời và hiệu quả trên cả hai thị trường này.  Đối với thị trường trong nước, chính sách cần chú trọng đến hệ thống kênh phân phối, phát triển theo hướng kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Chính sách thị trường tạo ra sự liên kết chuỗi gắn vùng sản xuất với nơi tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.  Đối với thị trường xuất khẩu, chính sách chủ động phát huy cơ hội được mở ra từ các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết để giữ 156 ổn định thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, cụ thể: a) Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc cung cấp thông tin thị trường và các dự báo hiệu quả, để người sản xuất và doanh nghiệp chủ động thích nghi với sự thay đổi chính sách, cam kết thương mại, thị trường; b) Có sự phối hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Tạo ra cơ chế chính sách và những quy định trách nhiệm cụ thể đối với những cán bộ làm công tác thị trường, gắn quyền lợi của họ với các giải pháp thị trường. 157 Tiểu kết chương 4 So sánh với Indonexia và Thái lan, có thể thấy Việt Nam cũng đã và đang tiến hành cải cách các chính sách đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, vốn và tín dụng, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và chính sách thị trường trong phát triển nông nghiệp tương tự nhau. Nguyên nhân chủ yếu bởi đối với cả ba nước, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, với tỷ lệ người dân sống ở nông thôn và tham gia sản xuất nông nghiệp khá cao. Sự khác nhau giữa ba nước nằm ở chỗ thời điểm và điều kiện thực thi các chính sách là chính. Sự phát triển nông nghiệp của Thái Lan tiến xa hơn hai nước còn lại, bởi ngay từ khi bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm 1950-1960 của thế kỷ XX, nước này đã tập trung phát triển nhằm tạo động lực cho công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế, cộng với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Indonexia và Việt Nam bắt đầu tăng cường phát triển nông nghiệp muộn hơn – vào những năm 1980 của thế kỷ XX, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới và Indonexia chuyển từ nền kinh tế dựa vào dầu mỏ sang đa ngành. Tính đúng hướng trong cải cách chính sách là nền tảng để Việt Nam tiếp tục công việc này trong tương lai. Trong giai đoạn tới, bối cảnh quốc tế và trong nước sẽ đem lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho nông nghiệp Việt Nam, từ đó ảnh hưởng thiết thực đến lợi ích kinh tế của người nông dân. Vì thế cần vận dụng bài học bảo đảm lợi ích kinh tế cho người nông dân từ trường hợp của Indonesia và Thái Lan theo hướng: - Hoàn thiện chính sách đất đai cho nông nghiệp phải tạo điều kiện để mở rộng phải tích tụ ruộng đất phải phát huy lợi thế so sánh của cây trồng vật nuôi nâng cao giá trị gia tăng của nông sản. - Học tập kinh nghiệm của Thái Lan đã làm rất tốt trong lĩnh vực nâng cao trình độ kỹ năng cho nông dân đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại. Hỗ trợ vốn có trọng điểm cho nông nghiệp và tín dụng cho nông dân 158 phát triển hạ tầng sản xuất về điểm này theo tác giả Việt Nam đã làm tốt hơn Indonexia và cần tiếp tục phát huy hơn nữa. - Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ để mang lại giá trị gia tăng cao. Vấn đề này cần học tập nhiều hơn từ trường hợp của Thái Lan. - Hoàn thiện và có nhiều giải pháp hơn nữa trong chính sách thị trường để giúp nông dân tiêu thụ nhiều sản phẩm thu được lợi nhuận cao, từ đó không chỉ bảo đảm lợi ích kinh tế cho người nông dân mà còn làm cho họ trở nên giàu có nâng cao vị thế của họ trong xã hội. 159 KẾT LUẬN Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trong tiến trình hội nhập là một chính sách công được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới vì nông nghiệp và nông dân dễ bị tổn thương. Những nước có dân số đông, kinh tế chưa phát triển dựa nhiều vào nông nghiệp như các nước trong khối ASEAN càng cần quan tâm đến vấn đề này. Chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân là tổng thể những quan điểm chủ trương, đường lối, chiến lược về kinh tế của nhà nước sử dụng để tác động vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và bảo đảm thu nhâpk của người nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Indonexia, Thái Lan và Việt Nam nằm trong khối ASEAN, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội, quan điểm phát triển nông nghiệp, xuất phát điểm của nông dân và cùng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Nghiên cứu chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế nông dân của hai nước Indonexia và Thái Lan giúp cho Việt Nam có cơ sở để so sánh những điều chỉnh chính sách liên quan của mình đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và đối với việc cải thiện lợi ích kinh tế cho nông dân trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm cải cách chính sách liên quan hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Từ thực tế nghiên cứu chính sách đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Indonexia, Thái Lan trong tiến trình hội nhập có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng phù hợp trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. Bài học vận dụng số 1: Về qui hoạch, quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả để bảo vệ nông dân khỏi thương tổn bởi tác động của quá trình đô thị hóa công nghiệp và nân cao giá trị kinh tế hàng nông sản giúp nông dân thoát nghèo và trở nên khá giả. 160 Bài học vận dụng số 2: Nâng cao trình độ, kỹ năng lao động của nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Sản phẩm làm ra cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và thế giới, bảo đảm thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp Bài học vận dụng số 3: Hỗ trợ vốn có trọng điểm cho hạ tầng nông nghiệp nông thôn và tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, giảm thiểu rủi ro, thất thoát, bảo vệ cho nông dân khi gặp thiên tai ... Bài học vận dụng số 4: Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ giúp quá trình sản xuất nông nghiệp thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Bài học vận dụng số 5: Chính sách mở cửa thị trường phát triển nông sản xuất khẩu để nông dân giàu có. Theo sát từng diễn biến tiêu thụ sản phẩm, các cam kết quốc tế để nông sản được tiêu thụ thuận lợi, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân. Các nhóm chính sách này cần được phối hợp đồng bộ mới mang lại hiệu quả tích cực, nông dân đảm bảo được lợi ích kinh tế của mình trong tiến trình hội nhập. Hơn nữa, các chính sách cần có sự dịch chuyển từ kiểm soát các khâu, các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như đất đai, giống cây trồng, vật nuôi nguồn nhân lực sang kiểm soát các yếu tố vô hình như kết nối thông tin sản xuất với thị trường, xây dựng các thương hiệu nông sản, cấp các bằng sáng chế trong chuỗi nông sản hiện đại. Theo đánh giá của tác giả thì ở Việt Nam trong các nhóm chính sách trên hai nhóm chính sách liên quan đến khoa học công nghệ và thị trường còn nhiều dư địa để mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp và giá trị gia tăng cho nông dân. Giúp nông dân bảo vệ lợi ích kinh tế trong hội nhập và đảm bảo cho nông dân có đời sống khá giả, từ đó tăng vị thế chính trị của họ góp phần ổn định an ninh xã hội và của đất nước 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ [1]. Phạm Mai Ngọc, Thu hồi đất - kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 41, T5/2010, Hà Nội. [2]. Phạm Mai Ngọc, Đỗ Minh Hạnh, “Để nguồn vốn FDI đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế,” Tạp chí Cộng sản điện tử số 283, 15/10/2013, Hà Nội. [3]. Phạm Mai Ngọc, Chung quanh vấn đề về thu hồi đất nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản số 91, T7/2014, Hà Nội. [4]. Phạm Mai Ngọc, Kỷ yếu hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường”, Bộ biên tập Tạp chí cộng sản, Ban Kinh tế trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, T8/2014, Hà Nội. [5]. Phạm Mai Ngọc, “Nông dân Việt Nam trong hội nhập kinh tế. Thử thách và giải pháp,” Tạp chí Cộng sản 33 số 135, T3/2018, Hà Nội. [6]. Phạm Mai Ngọc, “Đi tìm lời giải bài toán tăng thu nhập cho nông dân”, Tạp chí Cộng sản số 436, T4/2018, Hà Nội. 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia (2014), “Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng nhiệm vụ.” 2. Báo cáo cáo phát triển Thế giới: Tăng cường Nông nghiệp cho Phát triển. Material type: materialTypeLabel BookPublisher: Hà Nội : VHTT, 2007. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo “Đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết WTO và khu vực đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (2019), “Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2019 và triển vọng 2020,” Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), “Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2020 và triển vọng 2021,” Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2022), “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn (2021 - 2030) và tầm nhìn 2050”, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển ), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Antonio Cordella, (2007), “Hội thảo Rà soát các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Hiệp định Nông nghiệp và đề xuất chính sách phù hợp với quy định của WTO,” Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, Hà Nội. 9. David Coiman và Trevor young (1994) , “Nguyên lý kinh tế nông nghiệp - thị trường và giá cả trong các nước đang phát triển”, Nxb. Nông nghiệp. 10. Nguyễn Cúc, Hoàng Văn Hoan (2010), “Chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện thực hiện cam kết gia nhập WTO”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 163 11. David Ricardo, “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nông nghiệp Việt Nam, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội. 13. Vũ Dũng (2012), Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân yếu thế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Hoàng Đình Tú (2009),“Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp,”Chương trình phát triển DNN&V, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 15. Frank Elliss (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Đức Hiệp (2013) “5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp “nhận” được quá “ít”, http//www/nongnghiep.vn 17. Huỳnh Thị Liên Hoa (2011), Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO, Hội thảo Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp chủ trì, Hà nội. 18. Vũ Văn Hùng (2013), Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, Luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận Chính trị, Hà Nội. 20. Phạm Thị Thanh Bình (2022), “Chính sách phát triển nông nghiệp Thái Lan và một số gợi ý tham chiếu cho Việt Nam”. Tap Chí Cộng sản, Hà Nội. 21. Vũ Văn Hùng (2013), “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. 164 22. Vương Đình Huệ (2012), Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiêp, nông dân và nông thôn, WWW.tapchitaichinh.vn. 23. Hafiz A.Pasha và T.Palanivel (2004), “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo: Kinh nghiệm châu Á”, Chương trình khu vực Châu á Thái bình dương về Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo. 24. Nguyễn Linh Khiếu (2002), “Lợi ích động lực phát triển xã hội”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đăng Kim Khôi, Trần Công Thắng (2019), “Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (1990 - 2018), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Hoàng Văn Luận, (2012), “Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững” LATS, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. 27. Nguyễn Ngọc Lan, (2012), “Chính sách phát triển nông nghiệp của Thái Lan giai đoạn (1997- 2007)”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 52, Hà Nội. 28. Cục Thông tin và Khoa học Công nghệ quốc gia (2019), “Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh mới”, Bộ Khoa học và Công Nghệ. 29. Đỗ Hoài Nam (2006), Đề án Chính phủ “Sự tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN trong định hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế”. 30. Vũ Hữu Ngoạn, Khổng Doãn Hợi (1983), Bàn về sự kết hợp các lợi ích kinh tế, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 31. Hương Lan (2021), “Chính phủ Indonexia thúc đẩy sử dụng thiết bị nông nghiệp để tăng sản lượng”, Far Eastern Agriculture. 32. Bùi Xuân Lưu (2004), “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Thùy Minh (2017), “Kinh nghiệm quốc tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp và bài học cho Việt Nam”, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Hà Nội. 165 34. Vũ Văn Phúc – Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 35. Đặng Kim Sơn, (2008), “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn nông dân trong quá trình công nghiệp hóa”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội. 36. Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Đặng Kim Sơn (2013), “Nông nghiệp Việt Nam hội nhập: Người nông dân đứng mũi chịu sào”, chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Cộng sản 22/4/2013, Hà Nội. 38. Đặng Kim Sơn và nhóm tác giả (2014), “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam: Bối cảnh, nhu cầu và triển vọng,”Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 39. Adam Smith (2004), “Của cải quốc gia”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay (2007), “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia 41. Đoàn Xuân Thủy (2011), “Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay,” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 42. Đàm Thị Thanh Thủy, Phí Thị Nguyệt (2018), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 21/2018. 43. Trần Công Thắng (2020), “Tác động của đại dịch Covid - 19 đối với nông dân sản xuất nhỏ và người dân nông thôn dễ bị tổn thương ở Việt Nam”, (FFTC – AP). 44. Hoàng Thanh Tùng, Đào Thế Anh (2020), “Cải cách chính sách để chuyển đổi lao động nông thôn một cách hiệu quả trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, (FFTC – AP). 45. Lê Thị Thùy Trang (2021), “Chiến lược phát triển nông nghiệp số của Thái Lan”, Tổng cục Thống kê, Hà Nội. 166 46. Trần Thanh Giang (2017), “ Lợi ích kinh tế nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 47. https://tongcuc.customs.gov.vn 48. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn 49. https://vov.vn/the-gioi/indonesia-that-bai-xuat-khau-gao-nam-2019- 929700.vov 50. https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua- chinh-thuc-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-va-thuy-san-nam- 2016/ 51. https://www.gso.gov.vn/nong-lam-nghiep-va-thuy-san/thong-cao-bao- chi/?paged=4 52. https://www.gso.gov.vn/nong-lam-nghiep-va-thuy-san/thong-cao-bao- chi/?paged=2 Tài liệu tiếng Anh 53. ADB & IFPRI (2019), Policies to Support Investment Requirements in Indonesia’s Food and Agriculture Development during 2020–2045, from 54. Agricultural and Trade liberalization: Extanding the uruguay roud agreement, OECD 2002. 55. Apichart Pongsrihaduchai (2021) “PGS: roadmap to promote organic agriculture smallholders in Thailand”, (FFTC-AP). 56. Bill Vorley, (2002), “Subtaining Agriculture: Policy, Governance, and the Future of Family based Farming”, Programme of the International Institute for Environment and Development (IIED) and Partners in Africa, Asia, Australia and Latin America. 57. Borworn Tanrattanaphong (2021), “Thailand processed food exports: pattern and structure”, (FFTC-AP). 167 58. Charuk Singhapreecha (2014), “Agricultural policy development in Thailand ”, ( 59. Charuk Singhapreecha (2014), “Agricultural Policy Development in Thailand”, ( 60. Charuk Singhapreecha (2014), “Economy and Agriculture in Thailand 61. Central Bureau of statistic (2013), Agriculture census 2013, WWW bps.go.id Jakarta. 62. Charuk Singhapreecha (2014), Economy and Agriculture in Thailand ( 63. Center for Aplied Economic Research (CAER) (2011), “Agricultural and Food Industry Research and Development Mechanism under ASEAN Economic Community (EAC) in 2015”, Faculty of Economic Kasetsart University. 64. Custodio, M. C., M. Demont, A. Laborte and J. Ynion. 2016. “Improving food security in Asia through consumer-focused rice breeding. Global Food Security”. 65. Center for Agricultural Socio Economics, Ministry of Agriculture. “Climate change adaptation to maintain rice production in Java Island”. Pagehttp//pse.litbang.pertanian.go.id/ind/pdffiles/Pros_2012_09A_MP_I rawan2.pdf. 66. Dardak, R.A (2015), “Cooperative Movement in the Supply Chain of Agricultural Products: Way Forwards”. Submitted as a resource paper for the FFTC-NACF International Seminar on Improving Food Marketing Efficiency - the Role of Agricultural Cooperatives, Sept. 14- 18, NACF, Seoul, Korea. 67. Duangmanee, K and Fransen (2013). Adaptation of Thai Insurance in Light of Natural Disasters: an Investigation of Developments in Major Rice Crop Insurance Applying the Area-Yield Approach. Vol. 4, no.17, 2013 168 68. Dr. Kampanat Pensupar and Khin Yadanar Changes in the Agricultural Labor Force of Thailand and the Impact of the Alien Workers on its Economy, (Department of Agricultural Economics and Resources, Faculty of Economics, Kasetsart University, Bangkok). 69. Ellis, W.; Panyakul, Panyakul .; Vildozo, D.; and Kasterine, A. (2006) “Strengthening the Export Capacity of Thái Lan’s Organic Agriculture” Final Report, August 2006. 70. Food Security Agency [FSA], (2015), “Directory of food consumption development”, Ministry of Agriculture, Jakarta. 71. Fiscal Policy Office (FPO) (2015), “Agroinsurance – Portal on Agricultural Insurance and Risk Management Thái Lan FPO pushes wider crop insurance cover” - fpo-pushes-wider-crop-insurance-cover/ 72. Food and Agriculture Organization of the United Nations Regional Office for Asia and the Pacific Bangkok, 2011. Retrieved on 18 August, 2016. 73. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAOa). (2011). Production. Retireved on 6 February, 2013 from 74. Fuglie, K.O 2010b, “Sources of growth in Indonexian Agriculture”, Journal of productivity Analysis 75. Effendi Andoko, labal Rafani (2021), “E-Commerce in Agriculture: The Implementation of Urban Farming Development in Indonesia,” FFTC-AP 76. Effendi Andoko, Iqbal Rafani, Wan-Yu Liu (2021), “ Study of production and market value for horticulture in Indonesia”, (FFTC-AP). 77. Itthipong Mahathana, Kampanat Pensuparb (2014), “Argiculture policies of Thailand: rice programe”, (FFTC-AP). 78. Hermanto, H.P. Saliem, E. Suryani, M.Ariani, R.N.Suhaeti. (2016). “Trends in food eaten away from home And the dynamic of Indonesia 169 rice consumption”, Research cooperation between Indonesia Center for Agricultural Socio Economics and Policy Studies (ICASEPS) and FAO. 79. Indonexia Agency for Agricultural Research and Development [IAARD],. 2007. “Prospect and Direction of Sugarcane Agribusiness Development”. 2nd Edition. IAARD, Ministry of Agriculture, Jakarta. (Indonesia). 80. Indonesia Undertakes the Food Policy Reform by Promoting Corporative Farmers Effendi Andoko, International Bachelor Program of Agribusiness, National Chung Hsing University, Taiwan, Wan-Yu Liu Associate Professor, Department of Forestry, National Chung Hsing University, Taiwan Indraningsih, K.S. (2015), “The Role of Farmers Owned Enterprises to Promote an Efficient Marketing of Agricultural products in Indonexia. FFTC Agricultural Policy”. Retrieved from 81. Itthipong Mahathanasetha, Kampanatpensuparb (2014), Thai Agricultural Policies: The rice pledging, 82. Iqbal Rafani (2015), “Strategic Plan of Indonexia Ministry of Agriculture: 2015 - 2019”, (FFTC-AP). 83. FAO (2022), World Food and Agriculture – Statistical Yearbook 2022. Rome, from https://doi.org/10.4060/cc2211en 84. Frank ellis (1995), “Agricultural policies in developing countries”, Cambridge unversity press. 85. Hnin Ei Win (2016), “Smart Farmer Development Project in Thailand”, Center for Applied Economics Research Kasetsart University Bangkok, Thái Lan 86. Kwankmon Thanadkah (2019), “Agriculture labour policies under Thailand 4.0”, (FFTC-AP). 87. Labal Rafani (2020), “Agricultural Market Initiative Based-Farmer's Shop in Indonesia” (FFTC-AP). 170 88. Ministry of Agriculture (2017), Peta Jalan (Roadmap) Pengembangan Komoditas Pertanian Strategis menuju Indonesia Sebagai Lumbung Pangan Dunia 2045/Ringkasan Eksekutif “Roadmap of strategic agricultural commodities development to Indonexia as a world food barrow 2045/Executive Summary”. Ministry of Agriculture. Jakarta. 89. Ministry of Cooperatives. 2015. Annual Report 2015. Jakarta. Parwez S. (2014), Supply chain dynamics of Indian agriculture: reference to information technology and knowledge management. Stewart Postharvest Review 2014,1:3. Available at www.stewartharvest.com 90. Mingcha, C., and Yossuck, P. (2008), “Thai organic farming: Policy context and content”, the 46 Kasetsart University Annual Conference. Kasetsart University. 91. NESDB (2010), “Study project of Thai Rural Development during Development Plant 10th”, ( 92. Niwat Sanoamuang (2019), “The challenges and experiences off dragion fruits farming and difficulty off marketing chanel for grower”, (FFTC – AP). 93. Orachos Napasintuwong (2017) “The roles of agricultural cooperatives in certification and production of geographitical indication(GI) rice in Thailand”, Department of Agricultural and Resource Economics Faculty of Economics, Kasetsart UniversityBangkok, Thailand. 94. OECD (2015), “Agricultural Policies monitoring and evaluation 2015”, Part II Developments in Agricultural support by country, OECD, Paris. 95. OECD, (2015), Managing Food Insecurity Risk: Analytical Framework and aplication to Indonexia, OECD Publishing, Paris. 96. OECD (2015), “Agricultural Policies monitoring and evaluation 2015, Part II Developments in Agricultural support by country” OECD, Paris. 97. OECD, (2015), Managing Food Insecurity Risk: Analytical Framework and aplication to Indonexia, OECD Publishing, Paris. 98. Organization for economic Co-operation and development (2002), “Agricultural policies in OECD countries–Monitoring and evaluation 2002”. 171 99. Orachos Napasintuwong (2018), “The roles of agricultural cooperratives in certification and production of geographical indiction (GI) rice in Thailand”, Department of Agricultural and Resource Economics, Faculty of Economics, Kasetsart University Bangkok, Thailand. 100. Porsiri suebpongsang (2021), “Contract farming regurlation situations in Thailand”, (FFTC-AP). 101. Pakkapong Poungsuk (2021), “Agriculture system in Thailand: policies and direction towards sustainable development goals”, (FFTC-AP). 102. Somporn Isavirano (2013), Thai Rice and its dominating power in world market, 103. Tahlim Sudaryanto (2014), Reccent Policy Development and Agricultural support estimate in Indonesia, (FFTC-AP). 104. Tahlim Sudaryanto (2014), Price Stabilization Policy on Staple Food in Indonexia, Center for Agriculture Socio Economic and Policy Studies, Ministry of Agriculture. 105. Tahlim Sudaryanto (2015), The Framework Agricultural Policy Recent mayjor Agricultural policies in Indonesia, 106. Tahlim Sudaryanto (2015), Recent Policy Development and Agricultural support estimate in Indonesia, (FFTC-AP). 107. Tahlim Sudaryanto (2015), “Recent Policy Development and Agricultural support estimate in Indonesia”, ( 108. Tahlim Sudaryanto (2016), “Policy to achieve self-sufficiency on rice production in Indonesia, (FFTC – AP). 109. Tahlim Sudaryanto, (2017) “New Policy on the Ceiling of Retail Rice Price in Indonesia”, Center for Agriculture Socio Economic and Policy Studies Agricultural Economist Ministry of Agriculture. 110. Talim Sudaryvanto (2018), “An overview of Indonexia agriculture pollicies in 2018”, (FFTC-AP). 172 111. Raphani, Talim Shudaryanto (2020), “Indonexian agricultural labor policy: issues and challenges,” (FFTC-AP). 112. Thai Organic Trade Association (2011), “Overview of Organic Agriculture in Thailand” from 113. Thailand Board of Investment (2016), “Thailand’s Machinery Industry. Retrieved” from www.boi.go.th/upload/content/BOI-brochure_2016- machinery-20151222_81490.pdf 114. Richard Barichello và Arianto Patunru (2009), “Agriculture in Indonesia: lagging ferformance and difficult choices”, Magazines food, farm and Resource issues. 115. Uchook Doangbootsee (2018), “Thailand’s large scale farming mode: problems and concerns” (FFTC - AP). 116. Word Bank: Enhancing Agriculture Productivity in Vietnam Through the Use of Smart Agriculture 2020. 117. Iqba Raphani, Talim Shudaryanto (2020), “Indonesian agricultural labor policy: issues and challenges,” ( FFTC - AP). 118. Iqba Raphani, Talim Shudaryanto (2020), “Overview 0f Indonexia agriculturual sector Omnibus bill on job creation: challenges and perspectives” ( FFTC - AP). 119. Iqbal Rafani, Tahlim Sudaryanto, Efendi Andoko (2021), “ Development of Indonexia’spice commodities historical values and future perspective,” ( FFTC - AP). 120. Martin Ravalion (2008), “Global poverty and inequanlity: a review of evidences”, World Bank. 121. Martin Ravalion (2008), “Land in trasaction:reform and poverty in Viet Nam”, World Bank. 122. https://www.aseanstats.org/wpcontent/uploads/2021/12/ASYB_2021_Al l_Final.pdf 173 123. https://www.adb.org/documents/adb-annual-report-2019 124. https://www.abacademies.org/articles/a-case-study-of-inclusive- business-model-using-business-model-canvas-for-contract-farming- 10898.html 125. https://www.bps.go.id/publication/2013/05/01/c15e0fccfd3d035e6746a3 b4/statistik-indonesia-2013.html 126. https://www.bps.go.id/publication/2019/07/04/daac1ba18cae1e90706ee5 8a/statistik-indonesia-2019.html 127. https://econpapers.repec.org/article/asiajosrd/v_3a8_3ay_3a2018_3ai_3a 2_3ap_3a104-118_3aid_3a1762.htm 128. https://www.neliti.com/publications/56428/agricultural-development-in- indonesia-current-problems-issues-and-policies 129. https://www.iied.org/9007iied 130. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0304375418811763 131. https://www.thejakartapost.com/news/2018/03/16/agricultural- images.html 132. https://www.researchgate.net/publication/46457446_Intra Regional_Trade_in_East_Asia_The_Decoupling_Fallacy_Crisis_and_Po licy_Challenges 133. https://www.policycenter.ma/sites/default/files/2022-09/PB_51- 22%20%28%20Tsakok%20%29.pdf 134. https://www.researchgate.net/publication/270285330_Food_Inc_Corpora te_Concentration_from_Farm_to_Consumer/citation/download 135. https://www.ryt9.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_dam_bao_loi_ich_kinh_te_cho_nong_dan_cua.pdf
  • pdfQD_PhamThiMaiNgoc.pdf
  • doctrang thong tin tieng viet.doc
  • pdfTrichyeu_PhamThiMaiNgoc.pdf
  • pdfTT Eng PhamThiMaiNgoc.pdf
  • pdfTT PhamThiMaiNgoc.pdf
Luận văn liên quan