Nghiên cứu các quy định của PLHS Việt Nam về các TPMT trong lịch sử lập pháp
hình sự qua các thời kỳ cho thấy, ở bất cứ giai đoạn nào, CSPLHS về các TPMT cũng
cần được bổ sung, sửa đổi và phát triển theo hướng đầy đủ, chặt chẽ hơn và có sự kế
thừa những ưu việt các CSPLHS của những giai đoạn trước. CSPLHS của Việt Nam
hiện hành cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống
các tội phạm nói chung, các TPMT nói riêng. Điều này được thể hiện rõ trong các Văn
kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam về BVMT. Để cụ thể hóa các quan điểm, chủ
trương bảo vệ môi trường trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng cũng đã ban
hành một hệ thống các chỉ thị, nghị quyết đồng bộ, nhất quán tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức
thực hiện công tác BVMT trong toàn đảng và toàn xã hội như: Nghị quyết số 41-
NQ/TW; Chỉ thị số 29-CT/TW; Nghị quyết số 24-NQ/TW; Qua nghiên cứu lý luận,
thực tiễn về CSPLHS về các TPMT cho thấy:
1. Ở Việt Nam các TPMT được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu từ sau khi
BLHS năm 1985 ra đời và đặc biệt được nghiên cứu nhiều nhất từ sau khi BLHS năm
1999 và trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Nhiều công trình khoa học
nghiên cứu tương đối toàn diện về một số vấn đề liên quan đến TPMT ở các phạm vi
khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận đối với các TPMT. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa
học có đề cập đến vấn đề TPMT còn tản mạn, giải quyết ở từng vấn đề nhỏ, nghiên cứu
chủ yếu các quy định của PLHS về các TPMT, chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu về CSPLHS về các TPMT. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu khoa
học nêu trên đã cung cấp cho tác giả những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đấu
tranh phòng, chống TPMT để làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện
CSPLHS về các TPMT ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và các TPMT nói riêng. CSPLHS về các TPMT là vấn đề có
ý nghĩa chính trị xã hội, ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng thể hiện trên nhiều
bình diện khác nhau. CSPLHS về các TPMT là sự thể hiện quan điểm, tư tưởng và ý
chí của giai cấp cầm quyền với pháp luật của Nhà nước, giữa pháp luật với việc áp dụng
pháp luật đó trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm môi
trường nói riêng. Với ý nghĩa như vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích, kiến
giải và làm sáng tỏ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót cũng như những
khoảng trống về mặt khoa học thể hiện trong các công trình nghiên cứu liên quan đến
CSPLHS về các TPMT ở trong và ngoài nước.
2. CSPLHS về các TPMT được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định, xây dựng và triển khai CSPLHS về các
TPMT. Trong đó, mục tiêu của CSPLHS về các TPMT là các tư tưởng, các quan điểm
mang tính hướng đích và tính hợp lý nhằm hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật về các TPMT và nâng cao hiệu quả áp dụng, từ đó BVMT, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người cũng như
góp phần đảm bảo thu hút đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh
yếu tố mục tiêu, nội dung của CSPLHS về các TPMT cũng đóng vai trò rất quan trọng,
nhằm triển khai các hoạt động cụ thể, cơ bản để thể hiện và thực hiện CSPLHS đối với
nhóm tội này. Nội dung này bao gồm hệ thống những luận điểm chung và các nguyên
tắc của luật hình sự, khả năng sử dụng luật hình sự nhằm xác định quá trình TPH, PTP
hoặc HSH, PHSH phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Ngoài ra, xác định CSPLHS
về các TPMT cần phải nắm bắt đối tượng (khách thể) của nó, cũng như các yếu tố tác
động để từ đó xác định các yêu cầu hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm
này .Hoạt động nhận thức về CSPLHS về các TPMT của tác giả được hình thành và
phát triển trên nền tảng cơ sở lý luận về CSPL nói chung và CSPLHS nói riêng đã được
các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đưa ra trước đó. Tuy nhiên, quá trình này được tiếp
thu và vận dụng một cách biện chứng và khoa học khi gắn liền vào việc nghiên cứu
CSPLHS đối với một nhóm tội phạm cụ thể. Như đã đề cập, đây là một quá trình nhận
thức tư duy về chính trị và pháp lý phức tạp, do đó, những luận điểm, quan điểm, hay
những khái niệm và các cơ sở lý luận khác được đưa ra mang tính cơ bản và tương đối.
Quá trình nhận thức này sẽ tiếp tục được phát triển về sau, nhằm tạo ra cơ sở lý luận đầy
đủ để triển khai phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện
CSPLHS nói chung và CSPLHS về các TPMT nói riêng trong mỗi giai đoạn phát triển
của đất nước.
3. Đánh giá CSPLHS về các TPMT là một hoạt động quan trọng nhằm nắm bắt
được những mặt đạt được cũng như những thuận lợi trong quá trình xây dựng pháp luật
và thực hiện CSPLHS về nhóm tội phạm này. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh, phát huy những
mặt đạt được cũng như những điểm mạnh trong quá trình thực hiện CSPLHS về TPMT.
Đồng thời, xác định được những khó khăn, hạn chế và thách thức đối với CSPLHS về
nhóm tội phạm này để từ đó nghiên cứu nguyên nhân và đề xuất chiến lược, giải pháp hoàn
thiện. Thông qua việc đánh giá thực trạng CSPLHS về TPMT cho thấy quá trình này phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và hoàn cảnh của đất nước qua mỗi thời kỳ, do đó,
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Nhà nước đề ra những CSPLHS phù hợp và cụ
thể hóa trong các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh
phòng, chống các TPMT. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống PLHS Việt Nam
về các TPMT ngày càng được hoàn thiện với các quy định khá phù hợp, đầy đủ và toàn
diện, phản ánh sự thể hiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này ngày càng hoàn thiện.
Thông qua việc đánh giá thực tiễn thực hiện CSPLHS về các TPMT cho thấy, CSPLHS
về các TPMT đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên trước sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế - xã hội thì CSPLHS về các TPMT chưa đạt được hiệu quả một cách
toàn diện nhất. Chính vì vậy, việc đánh giá thực tiễn thực hiện CSPLHS về các TPMT
là cơ sở để định hướng các chiến lược hoàn thiện CSPLHS về nhóm tội phạm này trong
tương lai.
189 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành hoặc ban hành chưa đầy đủ. Chính ý thức
chính trị có ở mỗi Thẩm phán và Hội thẩm là nhân tố thường trực nhắc nhở khi tiến hành
các hoạt động áp dụng pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm không rơi vào tình trạng pháp
luật đơn thuần, máy móc, tách rời các QPPL với các lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Ý thức chính trị ở trình độ cao của Thẩm phán và Hội thẩm không chỉ là nhân tố
để bảo đảm các QPPL được áp dụng đúng đắn và chính xác mà còn giúp cho họ có được
bản lĩnh để xử lý các tình huống thực tiễn một cách nhanh chóng và sáng tạo. Đạo đức
cách mạng là cơ sở quan trọng tạo nên nhân cách của Thẩm phán và Hội thẩm và xác
lập chỗ đứng của người họ trong xã hội. Đạo đức, phẩm chất của Thẩm phán và Hội
thẩm bao gồm những đức tính trung thực, thẳng thắn, lòng nhân ái, sự dũng cảm, tính
công bằng, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
152
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật khi xét xử. Việc không ngừng
học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
sẽ giúp cho Thẩm phán và Hội thẩm có cái tâm trong sáng, bản lĩnh vững vàng khi xét
xử, đánh giá các chứng cứ và các tình tiết khách quan của vụ án nhằm đưa ra những
phán quyết công tâm, thuyết phục lòng người.
Để đảm bảo việc xem xét, suy luận, đánh giá các tình tiết của vụ án và sự vận
dụng đúng đắn, khoa học các QPPLHS liên quan đến hoạt động xét xử các TPMT, một
số giải pháp cần xác định như sau:
Một là, rà soát, đánh giá, bố trí sắp xếp lại đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm, lựa
chọn các cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực và trách nhiệm thực hiện
các hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự về các TPMT. Không bố trí những cán bộ
không đủ điều kiện, năng lực phẩm chất đạo đức thiếu tinh thần trách nhiệm thực hiện
công tác này.
Hai là, việc bổ nhiệm các chức danh như Thẩm phán và Hội thẩm phải đảm bảo
đủ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và phẩm chất đạo đức, trước hết ưu
tiên bổ nhiệm những người có trình độ đại học trở lên, có phẩm chất đạo đức, năng lực
đã qua các lớp về nghiệp vụ điều tra, kiểm sát, xét xử; phải lựa chọn những Thẩm phán
và Hội thẩm có kinh nghiệm, năng lực công tác, có trình độ lãnh đạo, có trách nhiệm,
có uy tín để bổ nhiệm các chức danh Chánh án, Phó Chánh án Tòa án đảm bảo khi được
bổ nhiệm sẽ có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ba là, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm trong
việc thực hiện quy chế nghiệp vụ của ngành, quy chế xét xử các vụ án hình sự liên quan
đến các TPMT.
Bốn là, lãnh đạo ngành Tòa án cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và xử
lý tin báo về tội phạm. Làm tốt chức năng xét xử, đảm bảo việc xét xử phải cụ thể, toàn
diện, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Năm là, tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra của lãnh đạo
đối với đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm, đặc biệt là công tác hướng dẫn kiểm tra nghiệp
vụ của cấp trên đối với cấp dưới và hoạt động xét xử của Tòa án các cấp.
153
Sáu là, đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm phải luôn được đào tạo và trang bị những
kiến thức về nghiệp vụ cũng như kiến thức về xã hội và kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn
để có khả năng và trình độ thực sự mới có thể tiến hành tốt các bước của quá trình xét
xử vụ án hình sự.
4.2.8. Hợp tác và phối hợp quốc tế trong phát hiện và xử lý tội phạm về
môi trường
Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các TPMT là xu thế tất yếu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế; khi quan hệ ngoại giao, quan hệ đầu tư, quan hệ thương mại
được mở rộng ra phạm vi thế giới sẽ làm tình hình các TPMT trở lên phức tạp. Vì vậy,
hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các TPMT là nhu cầu tất yếu trong hoạt
động của Lực lượng Cảnh sát môi trường ở Việt Nam hiện nay. Thông qua hợp tác quốc
tế nhằm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các quốc gia trên thế giới, tổ chức quốc tế về
kinh nghiệm, phương thức tổ chức, tài chính, khoa học công nghệ, nguồn thông tin nâng
cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát môi trường.
Nội dung hợp tác quốc tế về môi trường được xác định trên cơ sở các quy định
pháp lý quốc tế về phòng, chống các TPMT mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành
viên, cụ thể:
- Phối hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu về các TPMT và vi phạm pháp luật về môi
trường, các hoạt động xuyên quốc gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến môi trường;
- Phối hợp trong xác minh nguồn tin, phát hiện, ngăn chặn và điều tra xử lý các
TPMT, đặc biệt đối với các tội phạm vận chuyển chất thải xuyên quốc gia hay tội gây ô
nhiễm môi trường;
- Hợp tác trong trao đổi thông tin về khoa học, công nghệ, nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ cho công tác phòng ngừa các TPMT và vi phạm
pháp luật về môi trường;
- Hợp tác trong tổ chức các hội thảo, hội nghị, trao đổi tọa đàm khoa hoặc nhằm
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các quốc gia trong xét xử các TPMT và vi phạm pháp
luật về môi trường;
- Hợp tác trong tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên gia phục vụ công tác phòng
ngừa các TPMT và vi phạm pháp luật về môi trường. Tạo điều kiện cho cán bộ các cơ
154
quan bảo vệ pháp luật tăng cường quan hệ đối ngoại, học hỏi khảo sát kinh nghiệm của
các nước để áp dụng vào thực tế của Việt Nam, nâng cao hiệu lực bảo vệ pháp luật;
- Phối hợp thực hiện các yêu cầu tương trợ, hỗ trợ tư pháp, dẫn độ các TPMT;
trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các TPMT.
Có thể thấy rằng, hợp tác quốc tế là xu hướng phát triển, cần thiết đối với
CSPLHS Việt Nam về các TPMT, đặc biệt trước điều kiện toàn cầu hóa và cách mạng
công nghiệp 4.0. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tăng cường vai trò của án lệ và
thực tiễn xét xử, làm sâu sắc hơn mối liên hệ và tác động lẫn nhau của PLHS quốc tế
với PLHS khu vực và PLHS quốc gia trong lĩnh vực môi trường, để cùng nhau phát triển,
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi phạm tội.
155
Kết luận chương 4
Hoàn thiện CSPLHS về các TPMT là hoạt động tư duy chính trị - pháp lý phức
tạp, hoạt động này dựa trên hai nền tảng cơ bản: (1) nền tảng cơ sở lý luận về CSPL nói
chung và CSPLHS về các TPMT nói riêng, đó là hệ thống các tư tưởng, quan điểm,
nguyên tắc và nhiệm vụ chiến lược được thể hiện trong các học thuyết pháp luật, trong
kỹ thuật lập pháp và đặc biệt trong quy định của BLHS; và (2) nền tảng cơ sở thực tiễn
về thực trạng thực hiện CSPLHS về các TPMT, đó là thực tiễn áp dụng PLHS để xử lý
tội phạm, cũng như là công tác xây dựng pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật hình sự về nhóm tội phạm này. Để xây dựng các giải pháp hoàn thiện CSPLHS
về các TPMT, phải thực hiện một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp trên cơ sở nắm
bắt được các yêu cầu và định hướng hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này.
Việc nắm bắt các yêu cầu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện CSPLHS về các
TPMT rất quan trọng, giúp chúng ta xác định đúng đắn đòi hỏi từ đời sống xã hội đối
với việc hoàn thiện, xác định được những vấn đề cần phải hoàn thiện là gì, trên cơ sở đó
xác định đúng đắn các giải pháp cụ thể. Điều kiện kinh tế - xã hội luôn vận động thay đổi
theo thời gian, kéo theo sự thay đổi của mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Pháp luật, với vai
trò là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định nhằm ổn
định và phát triển xã hội. Các quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở
những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước, và tất nhiên những mục tiêu, nhiệm
vụ này phát xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trong đời sống xã hội hiện nay. Hoạt
động hoàn thiện CSPLHS về các TPMT cần xác định rõ các định hướng cụ thể. Định
hướng của việc hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này là con đường được vẽ
ra trước khi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, giúp hoạt động hoàn thiện CSPLHS
đi đúng hướng và mang tính hướng đích. Xác định định hướng khi xây dựng các giải
pháp là việc làm rất cần thiết, đó là việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi đưa ra các
giải pháp, cũng như phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
pháp luật của đất nước. CSPLHS về các TPMT là hệ tư tưởng chính trị pháp lý, được
thể hiện qua phương tiện truyền tải là các quy định của pháp luật hình sự. Hoạt động
xây dựng và hoàn thiện CSPL rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải được tiến hành một
156
cách khoa học. Xác định định hướng để đề xuất các giải pháp là một trong những biểu
hiện của tính khoa học, đảm bảo rằng, các giải pháp đưa ra sẽ đi đúng hướng, phù hợp
và tương thích với các điều kiện khác của xã hội, và sẽ thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Để hoàn thiện CSPLHS về các TPMT đòi hỏi phải có các giải pháp tối ưu, phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội đất nước trong tình hình mới, cũng như phù
hợp với xu thế phát triển và thông lệ quốc tế liên quan đến nhóm tội phạm này. Phải cụ
thể hóa các giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, cũng như các giải pháp khác để cùng hướng
đến mục tiêu đã đặt ra.
BLHS được xem là phương tiện truyền tải CSPLHS, do dó, trên cơ sở nghiên cứu
thực trạng pháp lý cũng như hiệu quả của thực tiễn áp dụng, cần phải đưa ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu, NCS đã đưa ra một số hướng
hoàn thiện như tiếp tục nghiên cứu để TPH, HSH một số hành vi có liên quan đến các
TPMT nhằm đồng bộ, thống nhất với các văn bản QPPL khác có liên quan góp phần
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm môi trường; sửa đổi, bổ
sung một số dấu hiệu trong cấu thành tội phạm để phù hợp với thực tiễn, kịp thời ban
hành các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng PLHS về các TPMT; sửa đổi chế tài đối
với một số tội phạm để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành các quy
định của BLHS năm 2015 về TPMT để khi đưa vào thực tiễn thi hành không gặp lúng
túng, vướng mắc
Bên cạnh giải pháp hoàn thiện PLHS, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện và áp dụng CSPLHS về các TPMT trong thực tiễn như: hoạch định CSPLHS
về các TPMT phù hợp với thực tiễn; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CSPLHS
về các TPMT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực
hiện CSPLHS về các TPMT; đôn đốc thực hiện CSPLHS về các TPMT và đánh giá,
tổng kết rút kinh nghiệm; thành lập Tòa chuyên trách về môi trường;Đó là những giải
pháp cơ bản và quan trọng góp phần vào hoàn thiện CSPLHS về các TPMT trong
thời gian tới.
157
KẾT LUẬN
Nghiên cứu các quy định của PLHS Việt Nam về các TPMT trong lịch sử lập pháp
hình sự qua các thời kỳ cho thấy, ở bất cứ giai đoạn nào, CSPLHS về các TPMT cũng
cần được bổ sung, sửa đổi và phát triển theo hướng đầy đủ, chặt chẽ hơn và có sự kế
thừa những ưu việt các CSPLHS của những giai đoạn trước. CSPLHS của Việt Nam
hiện hành cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống
các tội phạm nói chung, các TPMT nói riêng. Điều này được thể hiện rõ trong các Văn
kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam về BVMT. Để cụ thể hóa các quan điểm, chủ
trương bảo vệ môi trường trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng cũng đã ban
hành một hệ thống các chỉ thị, nghị quyết đồng bộ, nhất quán tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức
thực hiện công tác BVMT trong toàn đảng và toàn xã hội như: Nghị quyết số 41-
NQ/TW; Chỉ thị số 29-CT/TW; Nghị quyết số 24-NQ/TW; Qua nghiên cứu lý luận,
thực tiễn về CSPLHS về các TPMT cho thấy:
1. Ở Việt Nam các TPMT được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu từ sau khi
BLHS năm 1985 ra đời và đặc biệt được nghiên cứu nhiều nhất từ sau khi BLHS năm
1999 và trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Nhiều công trình khoa học
nghiên cứu tương đối toàn diện về một số vấn đề liên quan đến TPMT ở các phạm vi
khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận đối với các TPMT. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa
học có đề cập đến vấn đề TPMT còn tản mạn, giải quyết ở từng vấn đề nhỏ, nghiên cứu
chủ yếu các quy định của PLHS về các TPMT, chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu về CSPLHS về các TPMT. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu khoa
học nêu trên đã cung cấp cho tác giả những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đấu
tranh phòng, chống TPMT để làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện
CSPLHS về các TPMT ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và các TPMT nói riêng. CSPLHS về các TPMT là vấn đề có
ý nghĩa chính trị xã hội, ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng thể hiện trên nhiều
bình diện khác nhau. CSPLHS về các TPMT là sự thể hiện quan điểm, tư tưởng và ý
158
chí của giai cấp cầm quyền với pháp luật của Nhà nước, giữa pháp luật với việc áp dụng
pháp luật đó trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm môi
trường nói riêng. Với ý nghĩa như vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích, kiến
giải và làm sáng tỏ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót cũng như những
khoảng trống về mặt khoa học thể hiện trong các công trình nghiên cứu liên quan đến
CSPLHS về các TPMT ở trong và ngoài nước.
2. CSPLHS về các TPMT được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định, xây dựng và triển khai CSPLHS về các
TPMT. Trong đó, mục tiêu của CSPLHS về các TPMT là các tư tưởng, các quan điểm
mang tính hướng đích và tính hợp lý nhằm hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật về các TPMT và nâng cao hiệu quả áp dụng, từ đó BVMT, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người cũng như
góp phần đảm bảo thu hút đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh
yếu tố mục tiêu, nội dung của CSPLHS về các TPMT cũng đóng vai trò rất quan trọng,
nhằm triển khai các hoạt động cụ thể, cơ bản để thể hiện và thực hiện CSPLHS đối với
nhóm tội này. Nội dung này bao gồm hệ thống những luận điểm chung và các nguyên
tắc của luật hình sự, khả năng sử dụng luật hình sự nhằm xác định quá trình TPH, PTP
hoặc HSH, PHSH phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Ngoài ra, xác định CSPLHS
về các TPMT cần phải nắm bắt đối tượng (khách thể) của nó, cũng như các yếu tố tác
động để từ đó xác định các yêu cầu hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm
này.Hoạt động nhận thức về CSPLHS về các TPMT của tác giả được hình thành và
phát triển trên nền tảng cơ sở lý luận về CSPL nói chung và CSPLHS nói riêng đã được
các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đưa ra trước đó. Tuy nhiên, quá trình này được tiếp
thu và vận dụng một cách biện chứng và khoa học khi gắn liền vào việc nghiên cứu
CSPLHS đối với một nhóm tội phạm cụ thể. Như đã đề cập, đây là một quá trình nhận
thức tư duy về chính trị và pháp lý phức tạp, do đó, những luận điểm, quan điểm, hay
những khái niệm và các cơ sở lý luận khác được đưa ra mang tính cơ bản và tương đối.
Quá trình nhận thức này sẽ tiếp tục được phát triển về sau, nhằm tạo ra cơ sở lý luận đầy
đủ để triển khai phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện
159
CSPLHS nói chung và CSPLHS về các TPMT nói riêng trong mỗi giai đoạn phát triển
của đất nước.
3. Đánh giá CSPLHS về các TPMT là một hoạt động quan trọng nhằm nắm bắt
được những mặt đạt được cũng như những thuận lợi trong quá trình xây dựng pháp luật
và thực hiện CSPLHS về nhóm tội phạm này. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh, phát huy những
mặt đạt được cũng như những điểm mạnh trong quá trình thực hiện CSPLHS về TPMT.
Đồng thời, xác định được những khó khăn, hạn chế và thách thức đối với CSPLHS về
nhóm tội phạm này để từ đó nghiên cứu nguyên nhân và đề xuất chiến lược, giải pháp hoàn
thiện. Thông qua việc đánh giá thực trạng CSPLHS về TPMT cho thấy quá trình này phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và hoàn cảnh của đất nước qua mỗi thời kỳ, do đó,
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Nhà nước đề ra những CSPLHS phù hợp và cụ
thể hóa trong các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh
phòng, chống các TPMT. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống PLHS Việt Nam
về các TPMT ngày càng được hoàn thiện với các quy định khá phù hợp, đầy đủ và toàn
diện, phản ánh sự thể hiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này ngày càng hoàn thiện.
Thông qua việc đánh giá thực tiễn thực hiện CSPLHS về các TPMT cho thấy, CSPLHS
về các TPMT đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên trước sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế - xã hội thì CSPLHS về các TPMT chưa đạt được hiệu quả một cách
toàn diện nhất. Chính vì vậy, việc đánh giá thực tiễn thực hiện CSPLHS về các TPMT
là cơ sở để định hướng các chiến lược hoàn thiện CSPLHS về nhóm tội phạm này trong
tương lai.
4.. Để xây dựng các giải pháp hoàn thiện CSPLHS về các TPMT, phải thực hiện
một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp trên cơ sở nắm bắt được các yêu cầu và định
hướng hoàn thiện CSPLHS đối với nhóm tội phạm này. Việc nắm bắt các yêu cầu để
đưa ra các giải pháp hoàn thiện CSPLHS về các TPMT rất quan trọng, giúp chúng ta
xác định đúng đắn đòi hỏi từ đời sống xã hội đối với việc hoàn thiện, xác định được
những vấn đề cần phải hoàn thiện là gì, trên cơ sở đó xác định đúng đắn các giải pháp
cụ thể. Để hoàn thiện CSPLHS về các TPMT đòi hỏi phải có các giải pháp tối ưu, phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội đất nước trong tình hình mới, cũng như phù
hợp với xu thế phát triển và thông lệ quốc tế liên quan đến nhóm tội phạm này. Phải cụ
160
thể hóa các giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, cũng như các giải pháp khác để cùng hướng
đến mục tiêu đã đặt ra.
Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ mới dừng lại ở việc
làm sáng tỏ những vấn đề mấu chốt, cơ bản nhất, và cũng chính là những giá trị ban đầu,
rất nhiều nội dung khác liên quan đến vấn đề CSPLHS về các TPMT chưa được kiến
giải trọn vẹn trong đề tài này, thực tế đó là do phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối
rộng, nội dung nghiên cứu hay và khó, cùng với điều kiện và khả năng nghiên cứu của
bản thân có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để bản thân có thể
nghiên cứu vấn đề này sâu sắc hơn trong thời gian sắp tới.
161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Thùy Dung (2018),Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Bộ luật hình sự
hiện hành trong công tác xét xử của Tòa án đối với nhóm tội phạm về môi trường,
Tạp chí Tòa án, Số 14/2018.
2. Vũ Thị Thùy Dung (2018), Những quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với nhóm tội phạm về môi trường, Tạp chí Giáo
dục và Xã hội, Tháng 8/2018.
3. Vũ Thị Thùy Dung (2019), Chính sách pháp luật hình sự đối với tội phạm về môi
trường - Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Tháng 10/2019.
4. Vũ Thị Thùy Dung (2019), Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành về
nhóm tội phạm môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục và Xã hội,
Tháng 4/2019.
5. Vũ Thị Thùy Dung (2020), Thực tiễn áp dụng chính sách pháp luật hình sự về
tội phạm môi trường trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, Tạp chí Giáo dục và
Xã hội, Tháng 7/2020.
6. Vũ Thị Thùy Dung (2021), Criminal law policies on environmental criminations
in some countries in the world, IJARW | ISSN (O) - 2582-1008 November 2021
| Vol. 3 Issue. 5 www.ijarw.com
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thanh An (2011), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường,
Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.
2. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật Hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ
luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử các vụ việc vi phạm
môi trường từ năm 2008 đến năm 2017.
5. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực
môi trường năm 2014.
6. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2003), Chỉ thị số 36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
10. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
11. Bộ Chính trị (2019), Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường, Hà Nội.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Tội phạm môi trường - Kinh nghiệm quốc tế,
thực trạng pháp luật và đề xuất hoàn thiện trong Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hội thảo
khoa học, Hà Nội.
163
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Nxb. Lao Động, Hà Nội.
14. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo kết quả hội thảo hoàn thiện luật pháp, chính sách hình sự
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
15. Bộ Tư pháp (2017), Tư pháp hình sự Trung Quốc và Việt Nam về tội phạm môi trường
và kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
16. Bobetev (1984), Chính sách hình sự của Nhà nước Xô Viết, Viện Nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội.
17. Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (Đồng chủ biên) (2017, Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb.Thế Giới, Hà Nội.
18. Hoàng Đình Cần (2002), Báo cáo về Môi trường và sức khỏe ở Việt Nam 30 năm
sau chiến tranh, Hội thảo Việt – Mỹ về chất Diorxin, Hà Nội.
19. C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1978), Tập 1, NXB. Sự Thật, Hà Nội.
20. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (tái bản năm 2007).
21. Lê Cảm (Tập thể tác giả) (2002), Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
hình sự của một số nước trên thế giới, Bộ Tư pháp Viện nghiên cứu khoa học pháp
lý, Hà Nội.
22. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
Luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Lê Cảm (2005), Hình sự hóa và phi hình sự hóa: Những vấn đề lý luận cơ bản, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
24. Lê Cảm (2006), Các yếu tố đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Hà Nội.
25. Lê Cảm (2006), Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, Hà Nội.
26. Lê Cảm (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
164
27. Lê Cảm (2009), Toàn cầu hóa và việc hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình
sự Việt Nam hiện hành liên quan đến các tội phạm về môi trường, Kỳ I, Tạp chí Tòa
án nhân dân, Hà Nội.
28. Lê Cảm (2009), Toàn cầu hóa và việc hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình
sự Việt Nam hiện hành liên quan đến các tội phạm về môi trường, Kỳ II, Tạp chí
Tòa án nhân dân, Hà Nội.
29. Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lí Việt Nam trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
30. Lê Cảm (2018), Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay: Lịch sử và thực
tại, sách chuyên khảo, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
31. Lê Cảm (2018), Nhận thức khoa học về phần chung Pháp luật hình sự Việt Nam sau
pháp điển hóa lần thứ ba, Sách chuyên khảo, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
32. Công ước Liên Hợp quốc về phòng ngừa và phòng chống tội diệt chủng, Nxb Pháp
lý, 1997, Hà Nội.
33. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy năm 2001;
34. Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp năm 1973.
35. Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn năm 1985.
36. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và
việc tiêu hủy chúng năm 1989.
37. Chính phủ (2015), Tờ trình Quốc Hội dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 186/TTr-
CP ngày 27 tháng 04 năm 2015, Hà Nội.
38. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
39. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực môi trường, Hà Nội.
40. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Mary Clifford và Terry S. Edward (2012), Environmental crime, Nxb. Jones &
Barlett Learning, Anh, 2012.
165
42. Lorraine M. Elliott, William H. Schaedla (2016), Handbook of Transnational
Environmental Crime, Nxb. Edward Elgar Publishing, Incorporated, Anh, 2016.
43. Vũ Ngọc Dương (2009), Về vấn đề tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 – 2011), NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 201), Hà Nội.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Hà Nội.
49. Ngô Ngọc Diễm (2021), Các tội phạm về môi trường trong Luật hình sự Việt Nam,
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2021.
50. Doãn Trung Đoàn (2017), Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội
phạm về chức vụ, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
51. Trần Văn Độ (2011), Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 06/2011.
52. Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
53. Gallas, Andreas, Werner, Julia, Monterey (1998), Transboundary Environmental
Crimes: German Experiences and Approaches, California, 1998.
54. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
55. Bùi Ngọc Hà, Nguyễn Văn Khoa Điềm (2018), Những điểm mới về tội phạm môi
trường theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Tạp chí Khoa
học Kiểm sát, số 01/2018.
166
56. Phạm Hồng Hải (2002), Tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự phục vụ cho quá
trình đổi mới và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Hà Nội.
57. Trần Văn Hải (2021), Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Masoud Heidari và Noshin Dorri (2016), The Strategy of Implementing Criminal
Policy in Environmental Crimes, Tạp chí Journal of Earth, Environment and Health
Sciences, Islamic Azad University Isfahan, năm 2016.
59. Nguyễn Hữu Hòa (2019), Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội,
Hà Nội.
60. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
61. Nguyễn Ngọc Hòa, Vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự từ lý thuyết đến sự thể hiện
trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4, năm 2014, tr. 26.
62. Nguyễn Ngọc Hòa, Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam trong sách
“Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
tr.110.
63. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2004), Từ điển pháp luật hình sự, NXB. Tư pháp,
Hà Nội.
64. Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
65. Trần Lê Hồng (2008), Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số
vấn đề liên quan, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 04, Hà Nội.
66. Lê Văn Hợp (2022), Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, Tạp chí Luật sư, tháng 3/2022.
67. James G. Houston, Phillip B. Bridgmon, William W. Parsons (2008), Criminal
Justice and the Policy Process, Nxb. University Press of America, Anh, 2008.
68. Phùng Thế Hùng (2009), Tìm hiểu chính sách hình sự trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
167
69. Đinh Thể Hưng, Trần Văn Biên (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt
Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
70. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình
sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2012.
71. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (được sửa
đổi, bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ 01/01/2010), Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
72. Trần Văn Huyên (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội.
73. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (được
ký kết vào tháng 3/2018).
74. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (được ký kết vào ngày
30/6/2019)
75. Lê Trung Kiên (2017), Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật khác về môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường – Một số
kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, Hội thảo quốc tế Việt –
Trung về Tư pháp hình sự, tháng 10 năm 2017, Hà Nội.
76. A.P.Korobova (2006), Khái niệm và cơ cấu của chính sách pháp luật/Chính sách
pháp luật Nga: lý luận và thực tiễn, Matxcơva.
77. A.I. Kôrôbiôp (1985), Chính sách hình sự: Khái niệm, nội dung, cơ cấu (trong sách:
Những vấn đề của chính sách hình sự), NXB. Trường Đại học Tổng hợp Viễn Đông,
Vlađivôxtôk, Tr. 37 (Tiếng Nga).
78. Nghị định thư Cartagenna về an toàn sinh học năm 2000.
79. Joan Petersilia, Jodi Lane (1998), Criminal Justice Policy, Nxb. E. Elgar, Anh. 1998
80. Phạm Văn Lợi (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về môi trường, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Viện Khoa
học pháp lý – Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2003.
81. Phạm Văn Lợi (2004), Tội phạm về môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
168
82. Phạm Văn Lợi (2006), Một số vấn đề về chính sách hình sự trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học
pháp lý – Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2006.
83. Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội.
84. Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2018), Một số vấn đề về tội phạm môi trường, Nxb. Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
85. Phạm Văn Lợi (2008), Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội.
86. Phạm Văn Lợi (2010), Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự của một số nước
Asean, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
87. Phạm Văn Lợi (2010), Một số vấn đề về cơ chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
88. Phạm Văn Lợi (2018), Một số vấn đề về tội phạm môi trường, NXB. Lao động Xã hội,
Hà Nội.
89. Nguyễn Đình Luận (2018), Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội phạm môi
trường, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04/2018.
90. Nguyễn Đình Luận (2021), Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2021.
91. Luật quản lý môi trường sống năm 1997 của Indonesia.
92. Luật kiểm soát chất thải nguy hại năm 1990 của Indonesia.
93. Luật quản lý chất thải rắn năm 2000 của Indonesia.
94. V.I.Lênin (1977), Tập 33, Nxb. Tiến Bộ, Hà Nội.
95. Uông Chu Lưu (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
96. Nguyễn Đình Đặng Lục (2004), Chính sách hình sự: Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 09, Hà Nội.
97. Michael J Lynch và Paul B. Stretesky (2001), Environmental crime and justice,
Nxb. Oxford, 2001.
169
98. Nguyễn Đức Mai (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, sửa
đổi, bổ sung năm 2009 (phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
99. Tim Newburn (1995), Crime and criminal justice policy, Nxb. Longman, Anh,
1995.
100. Nguyễn Như Phát, Hồ Sỹ Sơn (2010), Đổi mới chính sách hình sự nâng cao hiệu quả
phòng chống tội phạm, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số 3, Hà Nội.
101. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
102. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Tá Long, Viện Môi trường và Tài
nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM, Kết quả xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng
do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Tạp chí
Môi trường, số 7, 2010.
103. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà
Nội.
104. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
105. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
106. Quốc hội (1993), Luật Bảo vệ môi trường nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
107. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà
Nội.
108. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
Hà Nội.
109. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
110. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
111. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
112. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
113. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2015 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
170
114. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
115. A. G.Rodionava (2006), Khái niệm và dấu hiệu của chính sách pháp luật, Toljati.
116. Santalov A.I. Leneingat (1982), Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự,
Trường Đại học Tổng hợp.
117. Hồ Sỹ Sơn (2008), Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nước ta
với pháp luật hình sự một số nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
118. Dương Minh Tiến (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong
Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr.66, Hà Nội.
119. Phạm Văn Tỉnh (2001), Hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn: những
cơ sở đánh giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12.
120. Phạm Thư (2005), Chính sách hình sự và việc thực hiện chính sách hình sự ở nước
ta, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
121. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm
2016.
122. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm
2017 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2017 – 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
123. Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr.456.
124. Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) , Hà Nội
1975, tr.12-19.
125. Lê Thị Sơn (2007), Đổi mới chính sách hình sự - Định hướng cho việc hoàn thiện
Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Luật học, số 08, Hà Nội.
126. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994),Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
127. Đào Trí Úc (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong
giai đoạn hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
171
128. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
129. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam (quyển 1) – Những vấn đề chung, NXB.
Khoa học xã hội, Hà Nội
130. Đào Trí Úc (2001), Mức độ phi hình sự hóa trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và ý
nghĩa của nó, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2001.
131. Đào Trí Úc (2012), Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2012.
132. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.
133. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1972), Pháp lệnh về bảo vệ rừng, Hà Nội.
134. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
135. Trịnh Tiến Việt (chủ biên) (2020), Chính sách, pháp luật hình sự Việt Nam trước
thách thức cách mạng công nghiệp 4.0, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
136. Võ Khánh Vinh (2004), Về những xu hướng và nội dung cơ bản của chiến lược
đấu tranh với tình hình tội phạm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10, Hà Nội.
137. Võ Khánh Vinh (2004), Khái quát những thành tựu và những phương hướng
nghiên cứu của Khoa học Luật hình sự nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Hà Nội.
138. Võ Khánh Vinh (2010), Lợi ích xã hội và hoạt động xây dựng pháp luật, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
139. Võ Khánh Vinh (2011), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
140. Võ Khánh Vinh (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB. Khoa
học xã hội.
141. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật – Những vấn đề cơ bản, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
142. Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
172
143. Võ Khánh Vinh (2015), Chính sách pháp luật: khái niệm và các dấu hiệu, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội, số 11.
144. Võ Khánh Vinh (2015), Về môn học - Chính sách pháp luật, Tạp chí Nguồn nhân
lực, số 09, Hà Nội.
145. Võ Khánh Vinh (2015), Đời sống pháp luật: khách thể của chính sách pháp luật,
Tạp chí Nguồn nhân lực, số 10, Hà Nội.
146. Võ Khánh Vinh (2015), Các mục tiêu, các ưu tiên và các nguyên tắc của chính
sách pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 12.
147. Võ Khánh Vinh (2016), Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tạp chí Nguồn
nhân lực, số 03, 04, Hà Nội.
148. Võ Khánh Vinh (2016), Chính sách xây dựng pháp luật – một loại chính sách
pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật , Tạp chí Nguồn nhân
lực, số 07, Hà Nội.
149. Võ Khánh Vinh (2020), Chính sách pháp luật, NXB. Khoa học xã hội.
150. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư Pháp (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường, Đề tài Cấp Bộ,
Hà Nội.
151. Viện khoa học pháp lý– Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách
khoa – Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
152. Rob White (2018), Transnational Environmental Crime, Nxb. Taylor & Francis,
Anh, năm 2018
153. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB.
Công an nhân dân, Hà Nội.
154. Nguyễn Xuân Yêm (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội
phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
155. Lưu Hải Yến (2017), Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với nhóm
tội phạm về môi trường, Tạp chí Luật học, số 01, Hà Nội.
156. B.V.Zdravomưsolov (1996), Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và nguyên tắc của
Luật hình sự, Maxcova, 1996.
173
157.
moi-truong-o-Singapore.aspx
158. https://bnews.vn/xa-lu-gay-anh-huong-den-vung-ha-du-phai-den-bu-thiet-hai-
cho-dan/96894.html
159.
thai-o-nhiem-ra-moi-truong-vedan-phai-nop-hon-127-ty-dong-phi-moi-truong-
96864.html
160. https://vnexpress.net/thoi-su/tung-kuang-tung-nhieu-lan-bi-xu-phat-vi-gay-o-
nhiem-2160445.html
161. Trung Tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ công an – Công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
162. khi sinh hoc
163. https://www.tapchitoaan.vn/thuc-trang-xet-xu-toi-pham-ve-moi-truong-va-su-
can-thiet-thanh-lap-toa-chuyen-trach-ve-moi-truong
164. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-gay-o-nhiem-moi-truong-
so-152022hsst-238144
165. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-gay-o-nhiem-moi-truong-
so-822022hsst-262490
166. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-gay-o-nhiem-moi-truong-
so-2032021hsst-250025
167. https://fdvn.vn/tong-hop-20-ban-an-va-quyet-dinh-giam-doc-tham-cac-toi-pham-
ve-moi-truong/.
168. https://tapchitaichinh.vn/quan-diem-dinh-huong-cua-dang-ve-bao-ve-moi-
truong.html
169.
170. https://thinksmartlaw.vn/tinh-hinh-toi-pham-ve-moi-truong-va-mot-so-du-bao-
ve-xu-huong-van-dong
174
171. https://tinhuyquangtri.vn/quan-diem-chu-truong-cua-dang-ve-bao-ve-moi-truong-
va-nhan-dien-am-muu-thu-doan-xuyen-tac-moi-quan-he-giua-phat-trien-kinh-te-
va-bao-ve-moi-truong-o-viet-nam-hien nay.
172.
thu-xii-cua-dang-368870.html
173.
175
PHỤ LỤC
Bảng 3.2.1. Thống kê số vụ vi phạm pháp luật về môi trường và hình thức xử
lý trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022
Năm Số vụ bị phát
hiện
Số vụ xử lý Số vụ xử lý
hành chính
Số vụ xử lý
hình sự
2010 5773 4859 4771 123
2011 7868 7204 7091 251
2012 9986 8031 7747 272
2013 13386 10624 9369 294
2014 14224 11433 11235 198
2015 15443 12225 11081 174
2016 17064 11965 11825 221
2017 20089 19355 19087 268
2018 20557 19357 19094 263
2019 22535 20955 19600 372
2020 23950 21675 20100 406
2021 24150 22027 21514 513
2022 28812 27775 27127 648
Tổng cộng 223837 197485 189641 4003
(Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
176
Biểu đồ 3.2.1. Bảng tỷ lệ xử lý các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trong
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Biểu đồ số vụ vi phạm pháp luật về môi trường và hình thức xử lý
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022
Số vụ bị phát hiện Số vụ xử lý Số vụ xử lý hành chính Số vụ xử lý hình sự
177
Bảng 3.2.2. Thống kê số vụ/số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm môi trường trong
tổng số vụ án/số bị cáo đưa ra xét xử giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022
Năm Tổng số vụ án/số bị cáo
đưa ra xét xử
Tổng số vụ án/số bị cáo
về TPMT đưa ra xét xử
Tỷ lệ
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo
2010 51864 86883 123 208 0,23% 0,23%
2011 57165 97678 251 424 0,43% 0,43%
2012 66740 117409 272 495 0,41% 0,42%
2013 88976 117979 294 582 0,33% 0,49%
2014 66511 118933 198 308 0,29% 0,25%
2015 59775 106162 174 250 0,29% 0,23%
2016 61776 103903 221 336 0,35% 0,32%
2017 57746 94453 268 423 0,46% 0,44%
2018 58570 98463 263 435 0,44% 0,44%
2019 68934 120225 372 411 0,53% 0,34%
2020 70052 127494 406 573 0,57% 0,44%
2021 71452 133866 513 610 0,71% 0,45%
2022 72959 141682 648 730 0,88% 0,51%
Tổng
cộng
852520 1465130 4003 5785 0,46% 0,39%
(Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
178
Biểu đồ 3.2.2. Bảng tỷ lệ số vụ/số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm môi trường
trong tổng số vụ án/số bị cáo đưa ra xét xử giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022
99,54%
0,46%
Tỷ lệ tổng số vụ án đưa ra xét xử so với tổng số vụ án về TPMT
đưa ra xét xử
Số vụ án đưa ra xét xử
Số vụ án về TPMT đưa ra
xét xử
99,61%
0,39%
Tỷ lệ tổng số bị cáo đưa ra xét xử so với tổng số bị cáo về TPMT
đưa ra xét xử
Số bị cáo đưa ra xét xử
Số bị cáo về TPMT đưa ra
xét xử
179
Bảng 3.2.3. Thống kê số vụ án/số bị cáo đưa ra xét xử theo từng tội danh so với tổng số vụ
án/số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm môi trường từ năm 2010 đến năm 2022
Năm
Tổng số vụ
án/số bị cáo
về TPMT
đưa ra xét
xử
Điều 186
(240 mới)
Điều 188
(242 mới)
Điều 189
(243 mới)
Điều 190
(244 mới)
Điều 191
(245 mới)
Điều 246
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
2010 123 208 0 0 0 0 20 23 8 12 0 0 0 0
2011 251 424 1 1 0 0 214 367 48 75 0 0 0 0
2012 272 495 0 0 0 0 288 579 83 137 1 1 0 0
2013 294 582 0 0 0 0 288 591 81 147 0 0 0 0
2014 198 308 0 0 0 0 197 331 37 53 1 1 0 0
2015 174 250 0 0 0 0 57 71 7 9 0 0 0 0
2016 221 336 0 0 1 1 204 384 97 145 0 0 0 0
2017 268 423 0 0 2 2 227 424 108 153 0 0 0 0
2018 263 435 1 1 1 1 209 435 97 124 2 4 0 0
2019 372 411 1 1 1 1 255 532 98 114 2 4 0 0
2020 406 573 0 0 1 1 297 481 107 137 1 4 102 131
2021 513 610 0 0 1 1 304 412 112 124 2 4 67 78
2022 648 730 0 0 1 1 385 476 96 115 1 1 18 34
Tổng
cộng
4003 5785 3 3 8 8 2945 5106 979 1345 10 19 187 243
Tỷ lệ
(%)
100 100 0,07 0,05 0,19 0,13 73,5 88,2 24,4 23,2 0,24 0,32 4,67 4,2
(Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
180
Biểu đồ 3.2.3. Bảng tỷ lệ số vụ án/số bị cáo đưa ra xét xử theo từng tội danh so với tổng số
vụ án/số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm môi trường từ năm 2010 đến năm 2022
0,07%
99,93%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử với tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 186 (240 mới)
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 186 (240 mới)
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét
xử
0,05%
99,95%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị cáo
vi phạm về tội quy định tại Điều 186 (240 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm tội quy
định tại Điều 186 (240 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm TPMT đưa
ra xét xử
0,19%
99,81%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử với tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 188 (242 mới)
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 188 (242 mới)
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra
xét xử
181
0,13%
99,87%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị
cáo vi phạm về tội quy định tại Điều 188 (242 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về tội quy
định tại Điều 188 (242 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về TPMT
đưa ra xét xử
73,50%
26,50%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử với tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 189 (243 mới)
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 189 (243 mới)
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra
xét xử
24,40%
75,60%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử với tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 190 (244 mới)
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 190 (244 mới)
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét
xử
182
88,20%
11,80%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị
cáo vi phạm về tội quy định tại Điều 189 (243 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về tội quy
định tại Điều 189 (243 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về TPMT
đưa ra xét xử
0,24%
99,76%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử với tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 191 (245 mới)
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 191 (245 mới)
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra
xét xử
0,32%
99,68%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị
cáo vi phạm về tội quy định tại Điều 191 (245 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về tội quy
định tại Điều 191 (245 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về TPMT
đưa ra xét xử
183
23,20%
76,80%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị
cáo vi phạm về tội quy định tại Điều 190 (244 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về tội quy
định tại Điều 190 (244 mới)
Tổng số bị cáo vi phạm về TPMT
đưa ra xét xử
4,67%
95,33%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số vụ án về TPMT đưa ra xét xử và tổng số vụ án về tội
quy định tại Điều 246
Tổng số vụ án về tội quy định tại
Điều 246
Tổng số vụ án về TPMT đưa ra
xét xử
4,2%
95,8%
Biểu đồ tỉ lệ tổng số bị cáo vi phạm về TPMT đưa ra xét xử với tổng số bị
cáo vi phạm về tội quy định tại Điều 246
Tổng số bị cáo vi phạm về tội
quy định tại Điều 246
Tổng số bị cáo vi phạm về
TPMT đưa ra xét xử
184
Bảng 3.2.4. Thống kê tình hình xét xử về các tội phạm môi trường theo hình phạt
từ năm 2010 đến năm 2022
(Nguồn: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Hình phạt/năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Cảnh cáo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Án treo 141 188 244 276 84 15 174 178 184 189 234 227 218
Cải tạo không
giam giữ
8 12 22 14 4 3 12 9 13 13 15 13 12
Phạt tù từ 03
năm trở xuống
4 88 143 139 108 3 116 176 165 148 196 207 207
Phạt tù từ trên 03
năm đến 07 năm
32 43 93 116 73 1 44 41 49 53 77 85 73
Phạt tù từ trên 07
năm đến 15 năm
0 8 8 5 5 0 7 4 17 15 21 18 22
Phạt tù từ trên 15
năm đến 20 năm
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tù chung thân 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Hình phạt bố sung 2 9 22 23 6 5 8 9 10 15 0 0 0
Tổng 187 348 532 573 280 27 361 417 437 433 543 550 532