Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện CSPLTTHS đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định:
- Thứ nhất, quy định pháp luật về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội vẫn còn tản mạn và khiếm khuyết. Hiện vẫn chưa có một đạo luật về tư pháp đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội riêng biệt và đặc thù. Việc phòng ngừa, xử lý, giáo
dục, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện
thông qua một loạt các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư và các chương trình,
chính sách khác nhau. Trong thập kỷ vừa qua, các đạo luật cơ bản liên quan đến tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi đều lần lượt được sửa đổi, bổ sung, nhưng lại không
theo một định hướng chiến lược nên chưa hỗ trợ, bổ sung đầy đủ được cho nhau để tạo
thành một khung pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh cả quá trình phòng ngừa, xử lý, giáo
dục, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Thứ hai, nội dung một số quy định pháp luật TTHS đối với người dưới 18
tuổi phạm tội vẫn còn ở dạng khái quát, thiên về nguyên tắc, tính quy phạm chưa
được chú trọng nên để vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nhiều quy định pháp luật
TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, thiếu
chặt chẽ, chưa dự liệu hết những tình huống thực tế có thể xảy ra để điều chỉnh.
Nhiều thuật ngữ pháp lý được sử dụng chưa thống nhất.
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ phận chuyên trách ở CQĐT, VKSND để việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả một cách tối ưu.
Vì thủ tục đặc biệt dành cho người dưới 18 tuổi đều được thực hiện ở tất cả
các giai đoạn TTHS. Thực tiễn cho thấy rất nhiều vụ án do người dưới 18 tuổi thực
hiện đã bị CQĐT vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như không đề nghị Đoàn
luật sư yêu cầu Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc khi hỏi cung bị
can là người dưới 18 tuổi, CQĐT đã không mời người đại diện gia đình, thầy cô
giáo hoặc tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, cũng giống như tình trạng của thẩm phán
hiện nay, điều tra viên, kiểm sát viên đều không phải là những cán bộ chuyên trách
để điều tra, truy tố với riêng một loại đối tượng là người dưới 18 tuổi. Họ cũng chưa
137
qua một khóa đào tạo chuyên sâu nào về các đặc điểm tâm sinh lý, khoa học giáo
dục đối với người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết về vấn đề này nhưng rất hạn chế.
Cụ thể, ở Phòng cảnh sát điều tra cấp tỉnh sẽ thành lập một ban chuyên trách để giải
quyết những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Còn ở quận, huyện sẽ có ít nhất
từ 1 - 3 cán bộ chuyên trách. Về phía Viện kiểm sát cũng phải thành lập các bộ phận
chuyên trách để giải quyết những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Mỗi Viện
kiểm sát cấp tỉnh sẽ thành lập một ban chuyên trách để kiểm sát việc khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ tư
pháp cần làm tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, các cơ quan THTT cần có sự chuyên môn hóa về tổ chức cũng như
về nguồn nhân lực để giải quyết các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Trước
mắt cần rà soát, đánh giá, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, lựa chọn các cán bộ có phẩm
chất đạo đức, có trình độ năng lực và trách nhiệm thực hiện các hoạt động tố tụng đối với
vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện. Không bố trí những cán bộ không đủ điều
kiện, năng lực phẩm chất đạo đức thiếu tinh thần trách nhiệm thực hiện công tác này.
Việc bổ nhiệm các chức danh của cán bộ phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chuyên môn
nghiệp vụ, pháp luật và phẩm chất đạo đức, trước hết ưu tiên bổ nhiệm những người có
trình độ đại học trở lên, có phẩm chất đạo đức, năng lực đã qua các lớp về nghiệp vụ điều
tra, kiểm sát, xét xử; phải lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực công tác, có
trình độ lãnh đạo, có trách nhiệm, có uy tín để bổ nhiệm các chức danh đảm bảo khi
được bổ nhiệm sẽ có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, những người THTT phải được đào tạo hoặc có kinh nghiệm, có hiểu
biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi, do đó để
hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử có bản án nghiêm minh đúng pháp
luật thì những người tiến hành tố tụng phải thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức
về người dưới 18 tuổi bởi các chuyên gia tâm lý học về người dưới 18 tuổi đồng
thời cũng cập nhật văn bản pháp luật, những kiến thức về tố tụng, có tinh thần trách
nhiệm cao khi tiến hành tố tụng những vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi, kể cả
những cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Có như vậy mới bảo đảm không vi phạm tố tụng,
mạnh dạn đề xuất những gì có lợi mà đúng quy định pháp luật đối với dưới người
138
18 tuổi khi phạm tội. Cụ thể:
+ Đối với Điều tra viên thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề khởi tố,
điều tra vụ án và biện pháp ngăn chặn có người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
của Bộ luật TTHS năm 2015, cần phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh
đạo, chỉ huy cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp. Trong quá trình công
tác, luôn tuân thủ nguyên tắc “Trọng chứng cứ, tôn trọng sự thật khách quan”, phải
biết kiềm chế tính nóng nảy khi thực hiện nhiệm vụ, kiên quyết và thận trọng trong
xử lý công việc đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
+ Đối với Kiểm sát viên kỹ năng thực hành quyền công tố cần được quan
tâm bồi dưỡng thường xuyên, nhất là kỹ năng tranh luận và đối đáp tại phiên tòa,
nắm vững mục đích tranh luận và đối đáp nhưng phải thân thiện khi vụ án có người
dưới 18 tuổi phạm tội. Phải có tác phong làm việc khoa học với tinh thần trách
nhiệm cao, tự giác, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng mọi người. Rèn luyện để giữ vững
bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tuyệt đối không thành kiến, áp đặt ý chí
chủ quan. Thận trọng suy xét, cẩn thận trong hành động tránh sai sót, thể hiện ý
thức trách nhiệm cao trong công việc và dám chịu trách nhiệm về công việc đảm
nhiệm. Phải thường xuyên trao dồi phẩm chất đạo đức, không thiên lệch trước bất
kỳ áp lực nào.
+ Tòa án là “trung tâm của hoạt động tư pháp”, thể chế hóa yêu cầu đã được
đặt ra tại Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là quy định tiêu chuẩn cao hơn
đối với Thẩm phán, những người quyết định nền tư pháp. Công tác đào tạo và bồi
dưỡng nghiệp cho Thẩm phán phải luôn đổi mới và tăng cường, hình thức phong phú,
toàn diện. Kết hợp đào trong nước với đào tạo nước ngoài đồng thời bồi dưỡng kiến xã
hội về tâm lý người dưới 18 tuổi nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử luôn được chú
trọng. Trong công tác xét luôn phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác
động bởi những áp lực hay bất kỳ dư luận nào. Thẩm phán phải là người có hiểu biết
pháp luật và ý thức pháp luật cao hơn những người khác và luôn luôn cập nhật được
những thành tựu mới của hoạt động lập pháp, của khoa học và thực tiễn pháp lý. Thẩm
phán có nghiệp vụ cao tức là phải nắm vững quy định của pháp luật, có tư duy và khả
năng vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra.
139
Thứ ba, lãnh đạo các cơ quan tiến hành TTHS cần đặc biệt quan tâm đến
công tác quản lý và xử lý tin báo về tội phạm, tăng cường hơn nữa công tác hướng
dẫn chỉ đạo kiểm tra của lãnh đạo đối với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác hướng
dẫn kiểm tra nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới.
- Tổng kết mô hình Phòng điều tra thân thiện và rút kinh nghiệm, nhân rộng mô
hình này, theo Quyết định số 1863/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
23 tháng 12 năm 2019 về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng,
chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025, cụ thể đến năm 2025 phải đạt
40% các tỉnh, thành phố thành lập Phòng điều tra thân thiện với trẻ em.
- Xây dựng cơ chế tham gia của nhân viên công tác xã hội tham gia tiến trình
tố tụng
Trên thế giới, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống tư pháp NCTN. Có nhiều nguyên nhân khiến cho người dưới 18 tuổi phạm
tội, chẳng hạn như nghèo đói, bạo lực gia đình, tình trạng lạm dụng rượu hoặc ma
túy, các khó khăn trong học tập, ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè. Thông thường, điều
tra viên, kiểm sát viên, và thẩm phán thường không được trang bị những kiến thức
và kỹ năng cần thiết để xác định chính xác và đầy đủ những yếu tố nguy cơ sâu xa
góp phần gây ra hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, cũng như không có chức
năng giải quyết những vấn đề này. Ở nhiều nước trên thế giới, nhân viên công tác
xã hội có thể thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Hỗ trợ người dưới 18 tuổi trong lần tiếp xúc đầu tiên với công an: Nhân
viên công tác xã hội cần tham gia khi lấy lời khai, hỏi cung để hỗ trợ tâm lý cho
người đó, đặc biệt khi người đại diện của người dưới 18 tuổi không thể có mặt để
hỗ trợ tinh thần cho các em. Nhân viên công tác xã hội cũng có thể tư vấn cho cơ
quan THTT về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp tại cộng đồng thay
thế cho tạm giam.
+ Giám sát người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn không giam
giữ: Khi việc giao người dưới 18 tuổi phạm tội cho cha mẹ hoặc người đại diện
pháp luật giám sát trong khi chờ xét xử sẽ có thể gây ra những khó khăn cho cha mẹ
thì nhân viên công tác xã hội có thể được giao giám sát người dưới 18 tuổi.
140
+ Chuẩn bị báo cáo điều tra xã hội về hoàn cảnh và đặc điểm của người dưới
18 tuổi: Để có thể đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, thẩm
phán hay kiểm sát viên phải có đầy đủ thông tin về hoàn cảnh xã hội của người đó -
bao gồm nhân thân, các đặc điểm cá nhân và hành vi của người dưới 18 tuổi, hoàn
cảnh gia đình, tình hình học tập, bạn bè, môi trường sống. Nhân viên công tác xã
hội chuyên nghiệp là những người trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn
phù hợp để thực hiện những điều tra xã hội này. Báo cáo điều tra xã hội về người
dưới 18 tuổi do nhân viên công tác xã hội thực hiện sẽ đánh giá toàn diện hoàn cảnh
cá nhân và hoàn cảnh gia đình của họ, xác định những yếu tố xã hội góp phần dẫn
tới hành vi phạm tội, đề xuất các biện pháp hỗ trợ, can thiệp cần thiết để giải quyết
các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như các dịch vụ hiện có tại nơi người
dưới 18 tuổi sinh sống. Báo cáo điều tra xã hội sẽ được đưa vào hồ sơ để thẩm phán
xem xét trong quá trình ra quyết định.
+ Giám sát và quản lý người dưới 18 tuổi được giáo dục, phục hồi tại cộng
đồng: Nhân viên xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để
bảo đảm người dưới 18 tuổi và gia đình nhận được sự hỗ trợ xã hội và hướng dẫn
cần thiết để phòng ngừa tái phạm. Ở một số nước, nhân viên công tác xã hội cũng
phải nộp báo cáo định kỳ về sự tiến bộ của người dưới 18 tuổi cho chính quyền địa
phương hoặc thẩm phán.
+ Chuẩn bị cho người dưới 18 tuổi phạm tội trước khi được trả tự do: Nhân
viên công tác xã hội phối hợp với các trường giáo dưỡng và trại giam để chuẩn bị cho
các em trước khi được trả tự do, giúp các em tiếp tục học văn hóa, học nghề, tìm việc
làm. Nhân viên công tác xã hội còn làm việc với các gia đình, hỗ trợ cha mẹ tạo ra
môi trường gia đình thuận lợi cho người dưới 18 tuổi khi được trả tự do.
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Luật công tác xã hội, Luật Bảo vệ người
dưới 18 tuổi, bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng một
mạng lưới nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội có trình độ ở
tất cả các cấp. Việc này sẽ mang lại một đội ngũ cán bộ chuyên môn và cán bộ
nghiệp dư về công tác xã hội được đào tạo trên cả nước với những kỹ năng tốt hơn
để giám sát, quản lý việc giáo dục và tái hòa nhập cho người dưới 18 tuổi. Đồng
thời, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang tăng cường hệ thống bảo vệ
141
trẻ em và cải thiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hỗ trợ trẻ em có nguy cơ và trẻ
em cần bảo vệ đặc biệt, trong đó có người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu tích hợp về tư pháp đối với người dưới
18 tuổi phạm tội để có thể thu thập, phân tích, quản lý dữ liệu một cách tập trung,
hệ thống, ổn định, được bổ trợ bằng các nghiên cứu định kỳ. Hệ thống này sẽ cho
phép nắm rõ tình hình người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật trong cả hệ thống hành
chính và hình sự, đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Cần thường
xuyên theo dõi, đánh giá việc áp dụng các biện pháp và chương trình để bảo đảm sử
dụng hiệu quả các nguồn lực và tiếp tục hoàn thiện các biện pháp can thiệp.
4.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn
thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được hoạch định cho từng giai
đoạn phát triển của đất nước, của xã hội, với phương châm vì mục tiêu nhân đạo và vì
lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi, đảm bảo yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa, nếu
chính sách ấy không được tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện trong thực tiễn
góp phần duy trì trật tự và sự phát triển ổn định của các quan hệ xã hội.
Từ thực tiễn nêu trên cho thấy sự cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên
tục hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật nói chung và
chính sách pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng cho các
đối tượng mà chính sách ấy tác động đến ở nước ta hiện nay nhằm từng bước hình
thành, làm sâu sắc và mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho công dân, hình thành
động cơ và hành vi tích cực pháp luật cũng như lòng tin pháp lý, từ đó nảy sinh tình
cảm tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo quy định pháp luật. Muốn vậy, khi
tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với đối tượng đòi
hỏi phải nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ đặc điểm về nhận thức pháp luật, ý
thức pháp luật, kỹ giảng giải quyết các tình huống thực tế theo pháp luật của nhóm
đối tượng này. Đồng thời chú ý một số giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cần xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; tiến hành kịp
thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức phổ biến, giáo
142
dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến,
giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đồng
thời, phải phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức,
gia đình và xã hội trong quá trình tổ chức các hoạt động này. Đặc biệt những hoạt
động này cần được lồng ghép thực hiện trong các chương trình, chiến lược, đề án
hiện hành như Chương trình phổ biến, báo dục pháp luật 2017-2021, Chương trình
bảo vệ trẻ em 2016-2020, Dự án đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và
NCTN vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người.
Thứ hai, nội dung giáo dục chính sách pháp luật TTHS đối với người dưới 18
tuổi phạm tội phải được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù
hợp với mục tiêu giáo dục, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản,
thiết thực và có hệ thống. Điều đó có nghĩa là giáo dục chính sách pháp luật TTHS
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo phù hợp tương ứng với chương
trình văn hóa, khả năng nhận thức và hiểu biết của từng đối tượng. Giúp các đối
tượng có khả năng định hướng hoạt động của mình trong tương lai. Kết hợp giữa
giáo dục định kỳ với giáo dục thường xuyên, giáo dục cá biệt với giáo dục chung.
Huy động sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến
những mô hình điểm, những cách làm tốt trong việc phòng ngừa, xử lý tại cộng
đồng, áp dụng thủ tục xử lý thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng
như hỗ trợ người dưới 18 tuổi phạm tội tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ ba, hình thức giáo dục CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
phải được thực hiện thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp
mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung
học cơ sở, trung học phổ thông trong chương trình giáo dục ngoại khóa và các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chương trình sinh hoạt của Đoàn thanh niên, các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Thường xuyên tổ chức những cuộc đối thoại chính sách,
các diễn đàn pháp luật, các hoạt động rà soát thi hành pháp luật ở nhiều cấp độ và quy
mô khác nhau, với sự tham gia của các cơ quan ban hành pháp luật, thi hành pháp
luật và các cơ quan tư pháp, các tổ chức, đoàn thể, các nhà cung cấp dịch vụ cũng
như gia đình, cộng đồng, và người dưới 18 tuổi là những đối tượng trực tiếp chịu tác
động của luật pháp, chính sách. Những diễn đàn như vậy sẽ là cơ hội để trao đổi và
thống nhất những biện pháp hữu hiệu nhằm thi hành hiệu quả và đồng bộ các quy
143
định của pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội đồng thời định hướng
hoàn thiện luật pháp, chính sách trong tương lai.
Thứ tư, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện
mục tiêu giáo dục pháp luật trong các trường phổ thông. Phải coi đây là biện pháp
quan trọng hàng đầu và phải được tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì, liên
tục với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Việc tiến hành đồng bộ, toàn diện khâu
tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các trường phổ
thông, địa bàn thôn, xóm, phường, xã với các hình thức, nội dung tuyên truyền giáo
dục phong phú sẽ thu hút sự quan tâm của giới học sinh. Báo viết, đài truyền hình,
đài phát thanh là những phương tiện thông tin đại chúng phục vụ đắc lực cho việc
giáo dục, tuyên truyền pháp luật, do đó Ban Giám hiệu các trường phổ thông cần
đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan truyền thông nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả
của biện pháp này. Duy trì và tăng cường phối hợp với Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh, các huyện, thị xã, đồng thời cải tiến về nội dung, hình thức để nâng cao
chất lượng các chuyên mục như: “Gương sáng phố phường”, “Người tốt, việc tốt”,
“An toàn giao thông”, bản tin An ninh trật tự. Đồng thời, các đài truyền hình, đài
phát thanh tỉnh, thành phố phải chọn “Giờ vàng” để tăng cường hoạt động tuyên
truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho mọi người dân trong đó có một bộ phận
thanh thiếu niên, học sinh sinh viên.
Thứ năm, tuyên truyền, phổ biến, kêu gọi toàn xã hội tham gia tích cực vào
công tác tái hòa nhập cộng đồng, giúp người dưới 18 tuổi phạm tội có điều kiện để
sớm cải tạo tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội và đặc biệt là nhanh chóng
xóa bỏ ở họ tâm lý tự ti, mặc cảm về lỗi lầm trong quá khứ.
Công tác tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện sau khi các em mãn hạn tù,
ra khỏi trường giáo dưỡng được thực hiện thông qua các chính sách xã hội, mang
tính chất khuyến khích, tự nguyện nhiều hơn là mang tính trách nhiệm. Mặt khác,
chính sách xã hội hoá trong công tác tái hòa nhập cộng đồng như chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hay các doanh nghiệp công
ích nhận dạy nghề hoặc nhận người mãn hạn tù, ra khỏi trường giáo dưỡng vào làm
144
việc... cần được triển khai, nhân rộng điển hình nhằm xác định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của những người làm công tác tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời có
chính sách xã hội hóa thích hợp trong công tác tái hoà nhập cộng đồng.
Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật tại cơ sở trong vấn đề này cần
đạt được các mục đích sau: xóa bỏ mặc cảm về tâm lý của các em với cộng đồng,
xóa bỏ những trở ngại về tâm lý của cộng đồng với đối tượng; làm cho nhân dân,
các đoàn thể cơ sở xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của họ trong công tác tái
hoà nhập cộng đồng, trách việc nhầm tưởng rằng đây là công việc của Công an cơ
sở; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tạo điều kiện, nhận đối tượng
vào làm việc; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách về người dưới 18 tuổi trong các cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan
trong việc xử lý và giáo dục người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hành chính và
hình sự. Việc đào tạo, tập huấn cần tiến hành thường xuyên theo các chuyên đề như:
pháp luật về tư pháp người dưới 18 tuổi, về kỹ năng làm việc với người dưới 18 tuổi
vi phạm pháp luật, tâm sinh lý người dưới 18 tuổi....; cần đưa vấn đề tư pháp người
dưới 18 tuổi thành một bộ môn giảng dạy trong các cơ sở đào tạo của ngành Tòa án,
Công an, Kiểm sát.
Để nâng cao hiệu quả của pháp luật, công tác giải thích pháp luật TTHS cần
được tiến hành thường xuyên và đầy đủ hơn để đảm bảo tính thống nhất trong nhận
thức và thực hiện pháp luật. Làm được như vậy thì việc thực hiện pháp luật và công
tác giám sát việc thực hiện pháp luật mới được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả.
145
Kết luận chương 4
Trong chương 4, luận án đã phân tích, làm rõ các nội dung như: Yêu cầu của
việc hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; trình bày cơ sở
khoa học, thực tiễn và nội dung của các giải pháp bảo đảm thực hiện CSPLTTHS
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu
những vấn đề trên, có thể rút ra những kết luận sau:
1. Hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một nhu
cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Trên cơ sở những hạn chế, thiếu sót đã được phân tích làm rõ ở chương 3,
chương 4 đã luận án cũng đã đề xuất 04 nhóm giải pháp để thực thi có hiệu quả
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi:
- Giải pháp về hoàn thiện quy định của pháp luật, luận án đã đề xuất hướng
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với 04 vấn đề: (1) Vấn đề bào chữa cần đơn giản
hóa thủ tục đăng ký bào chữa, quy định rõ hơn về số lần thay đổi người bào chữa,
quy định cụ thể về trường hợp từ chối bào chữa; (2) Về thời hạn và tiến hành một số
biện pháp ngăn chặn, hoạt động điều tra vụ án cần quy định rõ thời hạn điều tra
bằng 2/3 thời gian điều tra vụ án do người đã thành niên thực hiện, quy định rõ về
thủ tục trong các hoạt động điều tra như hỏi cung, lấy lời khai; (3) Về các biện pháp
giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự cần
làm rõ bản chất của các biện pháp này, quy định rõ thủ tục thực hiện biện pháp; (4)
Quy định rõ hơn về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức.
- Giải pháp về nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, luận án đã đề xuất 02 nhóm vấn đề: (1) Tăng cường áp dụng các biện
pháp không chính thức (xử lý chuyển hướng) và tư pháp phục hồi và các dịch vụ
giáo dục, phục hồi tại cộng đồng cho người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Giảm áp
dụng các chế tài giam giữ.
- Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp, cơ chế phối
hợp liên ngành và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi, luận án đề xuất 04 nhóm vấn đề: (1) Hoàn thiện
Tòa án gia đình và người chưa thành niên; (2) Thành lập các bộ phận chuyên trách
ở CQĐT, VKSND để việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi
146
đạt hiệu quả một cách tối ưu; (3) Xây dựng đội ngũ chuyên trách giải quyết những
vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội; (4) Xây dựng cơ chế tham
gia của nhân viên công tác xã hội tham gia tiến trình tố tụng.
- Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn
thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
147
KẾT LUẬN
CSPLTTHS có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong việc vận dụng các
quy định của pháp luật TTHS đó vào thực tiễn tiến hành các hoạt động TTHS như
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện,
nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật các
loại tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Đồng thời, CSPLTTHS đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội là nền tảng cho việc bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình tiến hành các biện
pháp TTHS.
Pháp luật TTHS đã quy định về nguyên tắc xử lý, tiến hành TTHS đối với
người dưới 18 tuổi. Những quy định đó tương đối đầy đủ và hợp lý, tuy nhiên có
những bất cập nhất định, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu của cải cách tư pháp.
Thực tiễn TTHS cho thấy, việc áp dụng các quy định pháp luật TTHS đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Việc xác định rõ
những hạn chế, vướng mắc nêu trên và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc
đó, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp khắc phục.
Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ và xuất phát từ phạm vi, mục tiêu nghiên
cứu, luận án đã giải quyết được những vấn đề cụ thể như sau:
1. Luận án đã phân tích làm rõ tình hình nghiên cứu có liên quan thông qua
đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó, chỉ ra những khoảng
trống về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi luận án cần phải giải quyết. Về mặt lý luận,
hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nghiên cứu về CSPLTTHS đối với người
dưới 18 tuổi. Về thực tiễn, hầu hết các công trình nghiên cứu đều được triển khai
trước khi Bộ luật TTHS năm 2015 chưa ban hành, chính vì vậy, một số kết luận
khoa học đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
2. Luận án đã khái quát những vấn đề cơ bản về CSPLTTHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội như xây dựng khái niệm, chỉ ra đặc điểm, xác định rõ mục
tiêu và khái quát những nguyên tắc của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Cụ thể:
148
- Luận án đã đưa ra khái niệm CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội như sau: CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động có căn cứ
khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật để
soạn thảo và thực hiện pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật
TTHS, tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội,
cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của Nhà nước bằng pháp luật TTHS
(nói riêng), đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện.
- CSPLTTHS đối với dưới 18 tuổi phạm tội có 03 đặc điểm, đó là: (1)
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện nhất quán quan điểm, ý
chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tính nhân đạo trong áp dụng pháp luật,
hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ và giàu mạnh; (2)
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội góp phần tạo thành hệ thống
chính sách xã hội nói chung, là động lực cho sự phát triển của xã hội Việt Nam; (3)
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội góp phần đảm bảo thực hiện tốt
nhất về đường lối TTHS của Nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả nền pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi, bao gồm: (1) xác
định một cách chính xác, khách quan và hợp lý các nhóm quan hệ xã hội cụ thể phát
sinh khi cơ quan tiến hành tố tụng xác lập khi có dấu hiệu tội phạm liên quan đến
người dưới 18 tuổi cần được điều chỉnh, cũng như các đòi hỏi, giới hạn và hướng
điều chỉnh chúng bằng các quy phạm pháp luật TTHS; (2) góp phần xây dựng cơ sở
chính trị, pháp lý vững chắc cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật
TTHS liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng như thực tiễn áp dụng các
quy định đó. Soạn thảo và triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này; (3) góp phần
bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt
là các quyền con người và của công dân, cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và
của Nhà nước khi họ tham gia quan hệ TTHS; (4) góp phần xây dựng mối quan hệ
tương hỗ, qua lại, hữu cơ và thống nhất, phối hợp và chế ước, khả thi và hợp lý của
149
hệ thống các cơ quan nhà nước tương ứng với ba nhánh quyền lực và ngay giữa
các cơ quan tư pháp hình sự trong một nhánh quyền lực với nhau trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện, trong việc cụ thể
hóa quan điểm, tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội; (5) thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mở rộng xu hướng nhân đạo trong
pháp luật TTHS và thực tiễn thi hành pháp luật TTHS.
- Luận án cũng đã chỉ ra những nguyên tắc của CSPLTTHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm: (1) Xây dựng, hoàn thiện CSPLTTHS đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo hợp lý hướng đến bảo đảm thủ tục tố
tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận
thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18
tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; (2) CSPLTTHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội đảm bảo tính tổng thể trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật
hướng đến bảo đảm các nguyên tắc xử lý của pháp luật hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội; (3) CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm
tính xuyên suốt, nhất quán trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật đối với người dưới
18 tuổi; (4) CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội buộc phải có tính
hướng đích là tạo điều kiện để sửa chữa sai lầm; (5) CSPLTTHS đối với người dưới
18 tuổi phạm tội TTHS phải bảo đảm tính dự báo về xu hướng phạm tội ngày càng
trẻ hơn do sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý; (6) Bảo đảm tính khả thi đóng vai
trò rất quan trọng trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật TTHS đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
3. Luận án đánh giá, nhận xét về thực trạng CSPLTTHS Việt Nam hiện hành
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên các vấn đề sau: Làm rõ thực trạng quy định
của pháp luật TTHS hiện hành đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Làm rõ thực
trạng áp dụng các quy định pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi. Qua đó, luận
án đưa ra một số kết luận sau:
- Về cơ bản, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã được xây
dựng, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với quy chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
trong các Điều ước quốc tế, phù hợp với giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và
150
thực tiễn xã hội Việt Nam. Việc thực hiện chính sách pháp luật TTHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội của các cơ quan THTT cũng đã cơ bản bám sát tinh thần, nội
dung của các quy định pháp luật TTHS.
- Việc thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn còn
những hạn chế như: hạn chế trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
nguyên tắc tiến hành tố tụng, về các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội; những bất cập trong áp dụng pháp luật TTHS Những hạn chế nêu trên xuất
phát từ nguyên nhân: nhận thức của một bộ phận người có thẩm quyền THTT đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn chưa đầy đủ; việc xây dựng và hoàn thiện cơ
quan chuyên trách còn chưa được triển khai đầy đủ
4. Luận án đã đánh giá những yêu cầu của việc hoàn thiện CSPLTTHS đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội và đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên: (1) Bổ sung hoàn thiện các
quy định của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Xây dựng, hoàn
thiện hệ thống cơ quan tư pháp, cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp đối với người dưới 18 tuổi; (4)
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện
CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi là
vấn đề rộng cho nên nội dung trình bày trong luận án mới chỉ đạt được những kết
quả mang tính cơ bản, định hướng. Rất mong được sự đóng góp của Thầy Cô, đồng
nghiệp và cơ quan có thẩm quyền để luận án được hoàn thiện hơn./.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Nguyên tắc xử lý và tiến hành tố tụng -
nội dung của chính sách pháo luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội, Tạp chí Giáo dục và Xã hội số tháng 4
2. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Bàn về khái niệm ―Chính sách pháp luật
tố tụng hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi‖, Tạp chí Công
thương số 9
3. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, Tạp chí Công thương số 10
4. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Bàn về nội dung và phương hướng hoàn
thiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới
18 tuổi phạm tội‖, Tạp chí An ninh nhân dân số 96, tháng 5/2020
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư;
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thông tư số 01/2017/TT-
TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy
định về phòng xử án;
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC
ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế tổ
chức phiên tòa;
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2018), Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC
ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc
xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc
thẩm quyền của Tòa Gia đình và Người chưa thành niên;
5. Đại Hội đồng Liên hiệp quốc (1989), Công ước quốc tế của Liên hiệp
quốc về Quyền trẻ em, theo Nghị quyết 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại
Hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình
sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố
tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 15/06/2004, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội;
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội;
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố
tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
153
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Hình
sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
B. Tài liệu tham khảo
1. Tiếng Việt
12. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới;
13. Bộ Chính trị (2006), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
14. Nguyễn Ngọc Anh - Trần Quang Tiệp - Trần Vi Dân - Nguyễn Mai Bộ -
Nguyễn Đức Mai - Nguyễn Sỹ Đại (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Hưng Bình (2013), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
luật học; Hà Nội.
16. Trần Hưng Bình (2013), Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên
bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2013.
17. Mai Bộ (2006), Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối
với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 5/2006.
18. Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án VIE (2008), Báo cáo kết quả hội thảo
hoàn thiện luật pháp, chính sách hình sự trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế.
19. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với người chưa
thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm
học và so sánh luật học, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 20/2004.
20. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với người chưa thành
niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so
sánh luật học (tiếp theo kỳ trước), Tạp chí Toà án nhân dân, Số 21/2004.
21. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với người chưa thành
niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so
sánh luật học (tiếp theo kỳ trước), Tạp chí Toà án nhân dân, Số 22/2004.
154
22. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản về Chính sách hình sự trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
23. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần
chung, Sách chuyên khảo Sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Cảm (2019), Đổi mới tư duy pháp lý về tư pháp hình sự ở Việt Nam trong
giai đoạn đương đại, Kỷ yếu Hội thảo “Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục
vụ sự nghiệp phát triển đất nước”, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội.
25. Lê Huỳnh Tấn Duy (2014), Mô hình tư pháp người chưa thành niên theo
định hướng của Liên hợp quốc, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 5/2014.
26. Võ Thị Kim Dung, Lê Thị Thùy Dương (2015), Một số góp ý về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự
(sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2015.
27. Trần Văn Dũng (2008), Về một số chế định pháp lý liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự Cộng
hoà Pháp, Tạp chí Toà án nhân dân, Số 19/2008.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.
29. Vũ Cao Đảm (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội.
30. Hoàng Minh Đức (2015), Chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội của một số nước trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam, Tạp
chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân, số 67/2015.
31. Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.
32. Hoàng Minh Đức (2016), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay và
155
phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Sách chuyên
khảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Phạm Hồng Hải (2002), Tiếp tục hoàn thiện Chính sách hình sự phục vụ
cho quá trình đổi mới và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 6/2002.
35. Nguyễn Minh Hải (2010), Về sự thay đổi của Chính sách hình sự và vấn
đề xung đột quan điểm trong việc áp dụng pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 4/2010.
36. Nguyễn Trung Hoan (2010), Cần sớm sửa đổi, bổ sung chương XXXII Bộ
luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, Tạp
chí Kiểm sát, Số 19/2010.
37. Phan Trung Hoài (2007), Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người
chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, Số 6/2007.
38. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Anh (2016), Một số điểm mới của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18
tuổi (kỳ 1), Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 20/2016.
39. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Anh (2016), Một số điểm mới của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18
tuổi (kỳ 2), Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 21/ 2016.
40. Phạm Văn Hùng (2008), Hệ thống điều tra thân thiện với người chưa
thành niên, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20/2008
41. Vũ Văn Hùng, Huỳnh Thị Kim Ánh (2013), Hoàn thiện các quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2013
42. Hoàng Minh Khôi (2015), Hoàn thiện Chính sách hình sự nhằm bảo vệ
quyền con người, quyền công dân của người chưa thành niên phạm tội
theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14/2015.
43. V.I. Lênin toàn tập (1970), Tập 15, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.
156
44. V.I. Lênin toàn tập (1970), Tập 32, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.
45. V.I. Lênin toàn tập (1977), Tập 33, Nhà xuất bản tiến bộ, Hà Nội.
46. Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt
Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
47. Nguyễn Đức Mai (2007), Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí
Kiểm sát, Số 6/2007.
48. Nguyễn Đức Mai (2014), Các yêu cầu đặt ra đối với việc thành lập tòa án
người chưa thành niên, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 16/2014.
49. Dương Tuyết Miên (2011), Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế,
Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồng Phong Minh (2014), Thành lập ―Tòa gia đình và người chưa thành
niên‖- Một phương thức thực hiện nguyên tắc hiến định và đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 9/2014.
51. Trần Hoài Nam, Tường An (2010), Toà án gia đình và người chưa thành
niên: các mô hình trên thế giới và việc nghiên cứu thành lập ở Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 7/2010.
52. Lê Thị Nga (2014), Cần xây dựng môi trường tố tụng thân thiện đối với người
chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 4/2014.
53. Đức Nguyên (1999), Công tác kiểm sát hình sự cần quan tâm các biện pháp
tố tụng hình sự với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, Số
6/1999.
54. Hồ Trọng Ngũ (2002), Một số vấn đề cơ bản về Chính sách hình sự dưới ánh
sáng Nghị quyết Đại học IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Hải Ninh (2009), Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên, Tạp chí Luật học, Số
11/2009.
157
56. Đỗ Thị Phượng (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.
57. Ngô Sỹ Quý (2011), Hoàn thiện một số quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Số 11/2011.
58. Lê Thị Sơn (2007), Đổi mới Chính sách hình sự - định hướng cho việc
hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Luật học, số 08/2007.
59. Hoàng Thị Minh Sơn, Phan Thị Thanh Mai (2011), Chương II - Nhiệm vụ
và các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự, trong sách, Giáo trình
Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
60. Hoàng Thị Minh Sơn (2011), Chương XIII – Thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
61. Tạp chí Xây dựng Đảng (2011) số 02-2011 ngày 24/03/2011, Cương lĩnh
xây dựng đất trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát
triển năm 2011).
62. Lê Minh Thắng (2012), Đảm bảo quyền của người chưa thành niên trong
tố tụng hình sự ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.
63. Vũ Hồng Thêm (2004), Những vấn đề cần phải được chứng minh trong
vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Tạp chí Toà án nhân
dân, Số 17/2004.
64. Nguyễn Thị Kim Thoa (2019), Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng
ngừa, xử lý phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành
niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp
luật, Báo cáo nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa
Chính phủ Việt Nam và Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) thuộc
Dự án “Tăng cường tiếp cận tư pháp và bảo vệ người chưa thành niên có
liên quan đến pháp luật” do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản, Hà Nội.
158
65. Trần Quang Thông, Hoàng Minh Đức (2017), Tư pháp hình sự người
chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay, Sách chuyên khảo, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
66. Phạm Thư (2005), Chính sách hình sự và thực hiện Chính sách hình sự ở
nước ta, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
67. Trần Thị Minh Thư (2014), Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành
niên phạm tội theo pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Kiểm sát, Số 9/2014.
68. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Đề án thành lập Tòa Gia đình và người
chưa thành niên, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.
69. Phạm Minh Tuyên (2019), Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội
thông qua hoạt động xét xử của Tòa án - Hạn chế và kiến nghị, Tạp chí
Tòa án nhân dân điện tử.
70. Từ điển bách khoa Việt Nam (2007), Tập 1, tái bản lần thứ nhất, Nxb Từ
điển bách khoa, Hà Nội.
71. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2013), Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can,
bị cáo là người chưa thành niên, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 3/2013.
72. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật
học, thành phố Hồ Chí Minh.
73. Phạm Thành Trung (2020), Nhiệm vụ chính của Thư ký Tòa án trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
Chuyên mục Nghiên cứu – Xây dựng pháp luật, đăng tải ngày 24/11/2020
(địa chỉ:
ky-toa-an-trong-xet-xu-so-tham-vu-an-hinh-su.html.
74. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
75. Đào Trí Úc (2017), Chính sách hình sự thể hiện trong Bộ luật hình sự
năm 2015, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(104)/2017.
159
76. Võ Khánh Vinh (2005), Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Giáo trình,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
77. Võ Khánh Vinh (2009), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành
khoa học xã hội, Hà Nội.
78. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm
quyền dân sự và chính trị, Hà Nội.
79. Võ Khánh Vinh, Cao Thị Oanh (2013), Giáo trình Luật thi hành án hình sự
Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Võ Khánh Vinh, Lê Mai Thanh (2014), Cơ chế quốc tế và khu vực về
quyền con người, Hà Nội.
81. Võ Khánh Vinh (2014), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
82. Võ Khánh Vinh (2015), Về môn học: Chính sách pháp luật, Tạp chí
Nguồn nhân lực, số 9/2015.
83. Võ Khánh Vinh, Đời sống pháp luật - khách thể của chính sách pháp
luật‖, Tạp chí Nguồn nhân lực, số 10/2015.
84. Võ Khánh Vinh (2015), Chính sách pháp luật: khái niệm và các dấu hiệu,
Tạp chí Nguồn nhân lực, số 11/2015.
85. Võ Khánh Vinh (2015), Các mục tiêu, các ưu tiêu và các nguyên tắc của
chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nguồn nhân lực, số
12/2015.
86. Võ Khánh Vinh (2016), Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tạp
chí Nguồn nhân lực, số 4/2016.
87. Võ Khánh Vinh (2016), Học thuyết pháp luật - Hình thức thực hiện chính
sách pháp luật, Tạp chí Nguồn nhân lực, số 6/2016.
88. Võ Khánh Vinh (2016), Chính sách xây dựng pháp luật - một loại chính
sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí
Nguồn nhân lực, số 7/2016.
160
89. Võ Khánh Vinh (2017), Quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp
luật ở Việt Nam, Tạp chí Nguồn nhân lực, số 9 và số 10/2017.
90. Võ Khánh Vinh (2019), Chính sách pháp luật thi hành án hình sự: Những
vấn đề lý luận, Tạp chí Nguồn nhân lực, số chuyên đề 01 (5/2019).
91. Võ Khánh Vinh (2020), Chính sách pháp luật, Giáo trình sau đại học,
Học viện Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
92. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
2. Tiếng nước ngoài
a. Tiếng Anh
93. Barry C. Feld (2004), Abolish the Juvenile Court: Youthfulness, Criminal
Responsibility, and Sentencing Policy.
94. Gorazd Meško, Helmut Kury (2009), Crime policy, crime control and
crime prevention - Slovenian perspectives”, Ljubljana, Sloveina.
95. Donald J. Schmid (2002), Restorative justice: a new paradigm for
criminal justice policy”, Victoria University of Wellington Law Review,
số 34(2002).
96. Zhao, Ruohui & Zhang, Hongwei & Liu, Jianhong (2003), Juvenile justice:
international perspectives, models, and trends”.
97. Hiệp hội luật gia Hoa Kỳ (2005), Youth in the Criminal System, USA.
b. Tiếng Nga
98. V.P.Revin, Y.S.Zarikov, V.V.Revin (2018), Уголовная политика :
учебник для бакалавриата и магистратуры 2-е изд., испр. и доп. - М.
: Издательство Юрайт, 2018.
99. V.S. Komissarov, N.E.Krylova, I.M. Tyaskova (2012), Уголовное право
Российской Федерации. Общая часть: Учебник для вузов/Под ред. В.С.
Комиссарова, Н.Е. Крыловой, И.М. Тяжковой. - М.: Статут, 2012.
161
100. Alexandrov A.I. (2003), Уголовная политика и уголовный процесс в
российской государственности: история, современность,
перспективы, проблемы.
101. Chelokhsaev O.D (2009), Современная уголовно-процессуальная
политика.
102. Sadrin V.S (2008), Уголовно-процессуальная политика: понятие,
содержание, современное значение.
103. Markovichev E.B. (2013), Основные направления современной
уголовно-процессуальной политики в отношении несовершеннолетних
правонарушителей, Ученые записки ОГУ. Серия: Гуманитарные и
социальные науки.
104. Markovichev E.B.(2014), Эволюция производства по уголовным
делам в отношении несовершеннолетних: от Устава уголовного
судопроизводства до уголовно-процессуального кодекса РФ,
Актуальные проблемы российского права.
105. Markovichev E.B. (2017), Уголовно-процессуальная политика в
отношении несовершеннолетних.
106. Лещева, Р.В (2006), Англосаксонские и континентальные модели
действующего ювенального судопроизводства// Актуальные
проблемы международного ювенального права: материалы
всерос.науч.— практ.конф. (г. Волгоград,15 марта 2006 г.); редкол.:
М.И. Фетюхин (отв.ред.), Волгоград: ВолГУ.
107. Хулхачиева, И.В (2006), Сравнительно-правовой анализ
англосаксонской и континентальной моделей действующего
ювенального права// Актуальные проблемы международного
ювенального права: материалы всерос.науч.— практ.конф. (г.
Волгогорад, 15 марта, 2006 г.) / редкол.: М.И. Фетюхин (отв.ред.),
Волгоград: ВолГУ.
108. Е.Л. Вороновой (2002), Робинсон, Э. Введение во французскую
ювенальную юстицию// Программа и материалы Международного
162
научно-практического семинара ―Правосудие в отношении
несовершеннолетних: зарубежный и российский опыт‖, Р/н/Д.:
Экспертное бюро.
c. Tiếng Pháp
109. Patrice Saceda (2001), Introduction à la justice des mineurs, CNFE-
PJJ, Vaucresson.
163
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_phap_luat_to_tung_hinh_su_viet_nam_doi_vo.pdf
- Trichyeu_HuynhThiKimAnh.pdf