Việc phát triển CNHT theo cụm nhóm để đạt tới sự đồng bộ tối đa nhằm tối
ưu hóa qui trình sản xuất, cung ứng cho sản phẩm cuối cùng, tạo điều kiện cho việc
phân công lao động và chuyên môn hóa trong ngành cao hơn. Việc sản xuất theo
cụm nhóm tạo điều kiện tổ chức thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất CNHT,
giữa các nhà lắp ráp và doanh nghiệp CNHT. Cụm CNHT đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi trong khâu kiểm tra chất lượng của các doanh nghiệp lắp ráp đối với các
sản phẩm linh kiện và vật liệu. Việc thiết lập cụm CNHT nhằm hội tụ các cơ sở lắp
ráp và chế tạo theo ngành. Có chế độ ưu đãi thích hợp cho phép các công ty đứng
đầu mạng lưới sản xuất toàn cầu thiết lập cụm CNHT tập trung các nhà cung ứng
của riêng họ.
Các doanh nghiệp trong cụm CNHT có thể tạo nên chuỗi giá trị của một sản
phẩm hoặc một cụm chi tiết từ khâu cung cấp nguyên liệu cho đến việc lắp ráp
thành cụm chi tiết giao cho Tập đoàn lắp ráp. Một cụm công nghiệp như vậy, ngoài
các nhà sản xuất có thể bao gồm các nhà cung cấp vật liệu, các nhà thầu phụ và các
nhà cung cấp, cho thuê tài chính máy móc thiết bị
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đa bằng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1
tháng trở lên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cộng (+) 3%/năm”.Theo
Thông tư 20/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 14/2012/TT-NHNN thì Khoản 1, Điều 1 được sửa thành “Lãi suất cho
vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân
dân cơ sở ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là
136
14%/năm”. Như vậy, ưu đãi cho vay ngắn hạn trong Thông tư 20 cũng đã quy định
cụ thể hơn. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp trong CNHT là những doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Theo Thông tư 14/2012/TT-NHNN và Thông tư
20/2012/TT-NHNN sửa đổi thì các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT sẽ
không được hưởng ưu đãi hơn so với các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực
khác. Do đó, trên cơ sở ưu đãi trong Thông tư 14/2012/TT-NHNN và Thông tư
20/2012/TT-NHNN sửa đổi, mức ưu đãi có thể được chia theo các trường hợp:
- Đối với DNNVV hoạt động trong CNHT: tăng mức ưu đãi cho các
DNNVV trong CNHT với mức lãi suất tối đa nhỏ hơn mức tối đa 13% (ví dụ tối
đa 10%/11%) đối với các NHTM và nhỏ hơn 14% (11%/12%) đối với các Quỹ
tín dụng nhân dân.
- Đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động trong CNHT: áp dụng mức ưu đãi
như trong Thông tư 14/2012/TT-NHNN và Thông tư 20/2012/TT-NHNN.
- Đối với các doanh nghiệp trong CNHT trong các khu kinh tế, áp dụng mức
ưu đãi theo quy định đối với khu kinh tế và các ưu đãi theo Thông tư
14/2012/TT-NHNN và Thông tư 20/2012/TT-NHNN, cần xây dựng thêm cơ chế
hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay tín dụng ngắn hạn một
cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, chính sách lãi suất này có sự bị động theo từng thời kỳ bởi sự thay
đổi của lãi suất. Do đó, về lâu dài cần có chính sách lãi suất mang tính ổn định đối
với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNHT.
Ngoài ưu đãi về lãi suất vay ngắn hạn, cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh
nghiệp trong CNHT tiếp cận được các khoản vay ưu đãi trung hạn và dài hạn. Vốn
vay trung và dài hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển CNHT do đây
là lĩnh vực thâm dụng vốn và công nghệ, đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
137
Những dự án vay vốn chứng minh được tính hiệu quả, có khả năng đánh giá được
khả năng sinh lợi của dự án và nguồn trả nợ cũng như các hình thức đảm bảo tín
dụng sẽ được hỗ trợ tiếp cận vay vốn trung và dài hạn tại những ngân hàng được
chỉ định thực hiện. Mức cho vay được hỗ trợ lãi suất do doanh nghiệp và ngân
hàng cho vay thỏa thuận.
Lãi suất cho vay: được áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung
lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng áp dụng cho các khoản vay vốn
phục vụ cho từng lĩnh vực cụ thể trong cùng thời kỳ.
Mức hỗ trợ lãi suất: khoản vay được hỗ trợ 50% hoặc 100% lãi suất vay
trong khoảng thời gian đầu (1hoặc 2 năm đầu), được áp dụng theo thời gian vay
thực tế của doanh nghiệp và chỉ áp dụng đối với các khoản vay trả nợ trước hạn
hoặc đúng hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất. Đối với những khoản vay quá hạn sẽ
không được hỗ trợ lãi suất và phải chuyển sang nợ quá hạn.
Các chính sách tín dụng ưu đãi nhà nước phát triển CNHT cần phải quy định
rõ các nội dung sau:
Điều kiện cho vay
Chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng
đầu tư;
Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả, bảo
đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương
án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay;
Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo
đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của
phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước;
138
Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định
này và quy định của pháp luật;
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc
đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;
Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo
quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán
bởi cơ quan kiểm toán độc lập.
Mức vốn cho vay:
Tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu
động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư
không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam.
Thời hạn cho vay: không quá 12 năm.
Lãi suất cho vay: không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với
phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
Dự án trong Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư, trừ các dự án
cho vay theo hiệp định của Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án được xác định thuộc đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư tại thời điểm
có Quyết định phê duyệt dự án lần đầu của cơ quan có thẩm quyền.
Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ
trợ sau đầu tư.
139
Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có quyết định phê duyệt
quyết toán đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và đã trả được nợ vay.
- Mức hỗ trợ đầu tư: Bộ Tài chính quyết định mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ
sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất
vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý
Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời điểm công bố mức hỗ trợ sau đầu tư cùng
với thời điểm công bố lãi suất tín dụng đầu tư. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
xem xét quyết định cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư.
3.3.2.4. Bổ sung cơ sở pháp lý vào các bộ luật liên quan để thành lập quỹ hỗ trợ
phát triển
Với những quy định hiện hành về chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và ưu đãi
xuất nhập khẩu của Nhà nước thì các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT cũng
thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và xuất nhập
khẩu của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, trong chính sách tín dụng ưu đãi đầu
tư và xuất nhập khẩu của Nhà nước vẫn chưa có những quy định riêng mang tính
đặc thù đối với các danh nghiệp hoạt động trong CNHT. Điều này gây khó khăn
cho việc vận dụng chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu
đối với CNHT của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề phát triển
CNHT. Hơn nữa, trong chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và xuất nhập khẩu có
phần khắt khe khó vận dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT.
Trước mắt, trong thời gian tới, chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước
cần có những điều khoản quy định riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
CNHT và giảm những điều kiện quy định quá khắt khe về vay, về hỗ trợ sau đầu
đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, song về lâu dài nên
nghiên cứu sớm hình thành quỹ hỗ trợ phát triển CNHT.
140
Cơ sở cho việc đề xuất này là xuất phát từ vai trò quan trọng và tính đặc thù
của CNHT. Như chúng ta biết, đối với Việt Nam, nếu không đẩy mạnh phát triển
CNHT, không thể thực hiện được chiến lược CNH&HĐH đất nước, không thu hút
được nguồn vốn đầu tư FDI. Mặt khác, việc nhìn nhận hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp trong CNHT không đơn thuần nhìn nhận hiệu quả mang lại cho
chính bản thân của nó mà quan trọng hơn là hiệu quả này phải xem xét một cách
toàn diện đến các mặt hiệu quả xã hội khác. Chính cách đặt vấn đề như vậy, nên
luận án đề xuất trong chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và xuất nhập khẩu nên đề
cập riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT với việc giảm bớt
những điều kiện quy định khắt khe.
Riêng vấn đề đề xuất sớm nghiên cứu cho ra đời quỹ hỗ trợ phát triển CNHT
quốc gia, luận án cho rằng là hết sức cần thiết. Hiện nay, theo ý kiến của Bộ Công
Thương trình Chính phủ Quỹ hỗ trợ phát triển CNHT quốc gia trực thuộc Bộ Công
Thương, với vốn điều lệ là 2000 tỷ do NSNN cấp trong vòng 3 năm hai năm đầu
mỗi năm cấp 500 tỷ, năm thứ 3 cấp 1000 tỷ, đồng thời Quỹ được phép huy động
nguồn tài chính trong và ngoài nước được trích từ kết quả hoạt động của quỹ. Tuy
nhiên, với những khó khăn về nguồn tài chính như hiện nay để phát triển CNHT,
chúng tôi cho rằng quy mô vốn điều lệ như vậy là thấp, cần nghiên cứu tăng thêm
vốn điều lệ, đồng thời việc quy định mức cấp vốn điều lệ như vậy là chưa hợp lý.
Dù sao để có thế tạo ra niềm tin đối với việc huy động vốn bên ngoài NSNN thì
quy mô vốn điều lệ ban đầu của Quỹ cũng cần cân nhắc trong việc cấp vốn của
NSNN. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu cơ chế sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển một
cách rõ ràng minh bạch, công bằng, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư
vấn đến các cộng động doanh nghiệp nắm và hiểu rõ tôn chỉ, mục đích, cơ chế hoạt
động của Quỹ.
141
3.3.2.5. Hoàn thiện chính sách sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN phục vụ
phát triển CNHT
Tác động chủ yếu của Chính sách sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN đối
với phát triển CNHT chủ yếu là tạo môi trường kinh tế ổn định để các doanh
nghiệp hoạt động trong CNHT yên tâm bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh. Do đó, giải pháp hoàn thiện và đổi mới chính sách sử dụng các Quỹ TCNN
ngoài NSNN là:
- Nghiên cứu hình thành hệ thống các quỹ TCNN ngoài NSNN một cách hợp
lý, gắn với tình huống rủi ro trong nền kinh tế
- Đảm bảo sử dụng các quỹ một cách hiệu quả, công khai, minh bạch, tăng
cường công tác, thanh tra, quản lý nhà nước về hoạt động của quỹ, chống sử
dụng lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
- Xây dưng quy chế sử dụng các quỹ một cách thích hợp gắn với đặc thù của
từng loại quỹ
- Xác định rõ mục đích sử dụng các quỹ, bảo đảm sử dụng quỹ một cách tiết
kiệm theo đúng mục đích thành lập quỹ, tránh sử dụng sai mục đích, tham ô,
lãng phí.
- Xây dựng và kiện toàn chế độ tạo lập, sử dụng, phương thức quản lý quỹ
phù hợp cho từng thời kỳ. Thực hiện công khai hóa các thành viên góp vốn có
điều kiện giám sát hoạt động của Quỹ. Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ với
các hoạt động của Quỹ nhằm tránh tư tưởng hình thành “vương quốc độc lập”sử
dụng Quỹ một cách tùy tiện.
- Áp dụng phương pháp quản lý khác nhau tùy theo từng loại Quỹ. Nhìn
chung các quỹ TCNN ngoài NSNN đều do nhiều cơ quan tham gia, vì vậy việc
142
xác định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong việc quản lý quỹ phải
rõ ràng, cụ thể, vừa tránh chồng chéo, vừa tránh sơ hở gây thất thoát tiền quỹ.
- Phải tổ chức công tác kế toán, theo dõi cấp phát và quản lý quỹ phải tuân
theo các nguyên tắc hiện hành của Nhà nước và pháp luật kế toán, thống kê.
Hàng năm phải thực hiện báo cáo quyết toán quỹ để các cấp có thẩm quyền phê
duyệt
- Tóm lại, cùng với việc phát triển các quỹ TCNN ngoài NSNN cần bảo đảm
tính chủ động, sáng tạo, xã hội hóa các hoạt động của Nhà nước. Việc nghiên
cứu đổi mới, hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng các quỹ TCNN ngoài
NSNN theo những định hướng kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy
tác dụng tích cực của Quỹ nhàm ổn định tình kinh kinh tế tài chính của đất nước
góp phân quan trong cho việc thúc đẩy phát triển CNHT.
3.3.3. Các giải pháp có tính bổ trợ
Việc hoàn thiện, đổi mới chính sách tài chính đối với việc thúc đẩy phát triển
CNHT chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi một số chính, biện pháp liên quan được
hoàn thiện và đổi mới. Liên quan trực tiếp đến chính sách tài chính thúc đẩy phát
triển CNHT đó là chính sách về đất đai, chính sách về nguồn nhân lực, chính sách
về khoa học công nghệ của Nhà nước
3.3.3.1. Chính sách về đất đai
Ở một góc độ nào đó tuy không phải là một bộ phận trực tiếp của hệ thống
chính sách tài chính, song chính sách đất đai, chính sách về tiền thuê đất, về tiền sử
dụng đất liên quan mật thiết đến chính sách tài chính. Do đó, việc nghiên cứu hoàn
thiện đổi mới chính sách đất đai, chính sách về tiền thuê đất, về tiền sử dụng cần
được nghiên cứu trong phạm trù tài chính.
143
Bên cạnh việc thu hút các dự án, doanh nghiệp vào các khu công nghiệp và
khu kinh tế đối với các dự án, doanh nghiệp mới, thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp
CNHT hiện đang hoạt động cũng rất cần thiết. Theo đó, ưu tiên bố trí quỹ đất đai,
sử dụng hạ tầng cho các dự án CNHT (xây dựng các khu công nghiệp cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa với diện tích phù hợp, Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp
xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng thông qua miễn tiền thuê đất có thời hạn; hoặc
khuyến khích các doanh nghiệp vào khu kinh tế để hưởng các ưu đãi của khu kinh
tế); Nghiên cứu cơ chế tạo quỹ đất giao cho các dự án làm CNHT theo nhu cầu và
chỉ thu tiền thuê đất khi doanh nghiệp có lãi.
3.3.3.2. Chính sách nguồn nhân lực
Trên góc độ lý thuyết như thực tiễn chính sách nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của mọi ngành trong xã hội. Đối với phát triển
CNHT cũng vậy. Nói đến chính sách nguồn nhân lực là nói đến chính sách đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách đãi ngộ về tinh thần và vật chất.
Thực tế, trong những năm qua,chính sách đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chính
sách đãi ngộ về tinh thần cho đội ngũ công nhân kỷ sư hoạt động trong CNHT
chưa có sự quan tâm thích đáng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế của quá trình phát triển CNHT của Việt Nam. Trong giai đoạn tới
cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về nguồn nhân lực cho CNHT theo
hướng: (i) tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ sản xuất, quản lý cho đội ngũ kỹ sư, công nhân hoạt động trong CNHT, (ii)
nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ về tinh thần, vật chất cho đội ngũ kỹ sư
công nhận hoạt động trong CNHT. Để thục hiện được những định hướng đó cần
phải thực hiện các giải pháp sau đây:
- Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg ngày 31/8/2012
của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc
144
làm và Dạy nghề giai đoạn 2011- 2015 nhằm nâng cao tay nghề, chất lượng lao
động cho các doanh nghiệp và địa phương.
- Khuyến khích các đối tác đầu tư nước ngoài phối hợp chặt chẽ trong công
tác đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT nhằm tận dụng lợi thế về chuyên môn và
trình độ năng lực.
Trên thực tế, nâng cao năng lực công nghệ có thành công hay không ngoài
việc phụ thuộc vào chiến lược nhận chuyển giao, thu hút công nghệ trong từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực tiếp thu công
nghệ, cụ thể là yếu tố con người. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một yêu cầu bức xúc hiện nay mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết bởi càng
ngày, nguồn nhân lực giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI
của Việt Nam. Việt Nam phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng
cơ sở hạ tầng hợp lý, mang tính dài hạn. Các doanh nghiệp FDI hiện đang diễn ra
tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là lao động quản lý và có kỹ năng, nhưng cho
đến nay vẫn chưa được khắc phục. Theo nhiều doanh nghiệp FDI, khi tuyển dụng
lao động, họ phải mất rất nhiều công sức để đào tạo lại nguồn lao động này. Bên
cạnh đó, họ cũng phải chấp nhận những rủi ro về tài chính nếu các nhân viên được
cử đi đào tạo không trở lại làm việc hoặc nghỉ việc không lâu sau khi được đào tạo.
Do đó, để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong nước, cần:
- Đưa vào chương trình đào tạo hàng năm nguồn nhân lực có chất lượng cao
cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT. Tăng cường kỹ năng thực hành
nhờ liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất mà một cách khá có hiệu quả là
cho học viên tham gia các khóa đào tạo thông qua học việc (OJT – On the Job
Training). Chính phủ cần khuyến khích sự liên kết đào tạo giữa các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động. Tăng
cường thời gian thực hành nghề tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
145
nghiệp FDI. Gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt, chú trọng
thu hút các chuyên gia nước ngoài của các nước công nghệ cao đến giảng dạy tại
các trường đào tạo của Việt Nam, nhất là đối với các ngành nghề yêu cầu kỹ
thuật cao, kỹ thuật mới như điện tử tin học, tự động hoá, cơ khí chính xác, các
công nghệ hỗ trợ, sản xuất vật liệu mới ...
- Xây dựng đề án tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực cho các cụm công nghiệp
chuyên ngành. Các địa phương cần liên kết với các KCN để giải tỏa sự khập
khiễng trong cung cầu lao động.
- Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư
nước ngoài đào tạo nghề cho người lao động ngay tại doanh nghiệp nước ngoài
của họ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, những ưu đãi cho doanh nghiệp
nước ngoài tổ chức các trường đào tạo dạy nghề trình độ cao tại Việt Nam, giảm
miễn thuế chi phí đào tạo lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra, tranh thủ đào tạo
người lao động theo các chương trình hỗ trợ kỹ thuật có thể bằng vốn nhà nước
hoặc được sự tài trợ của nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhất là việc
đào tạo đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những
chuyên viên kỹ thuật giỏi, đảm bảo mặt bằng quốc tế về năng lực trình độ.
3.3.3.3. Chính sách khoa học và công nghệ phát triển CNHT
Cùng với yếu tố chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố phát triển khoa học, công
nghệ trong CNHT là những yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của CNHT.
Không phát triển được hoạt động khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm CNHT, không thể đưa CNHT phát triển xa hơn, rộng hơn, sâu
hơn đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của sản phẩm của các ngành công
146
nghiệp chế tác, chế biến, lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng. Phát triển KH&CN là
yêu cầu tự thân của các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT muốn tồn tại và phát
triển.Tuy nhiên, tạo ra môi trường để khuyến khích các doanh nghiệp ĐTPT
KH&CN cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.
Chính sách phát triển khoa học và công chính là yếu tố tạo ra môi trường đó. Nhằm
tạo ra môi trường kích thích phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp hoạt động
trong CNHT, việc hoàn thiện chính sách phát triển KH&CN của Nhà nước cần
nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nguồn tài chính từ các quỹ phát triển KH&CN
quốc gia, các quỹ KH&CN ở địa phương tài trợ cho các doanh nghiệp tổ chức
nghiên cứu KH&CN phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng, đổi mới
dây chuyền sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp FDI trong hoạt động khoa
học và công nghệ.
- Nghiên cứu phát triển thị trường KH&CN, thương mại hóa sản phẩm trí tuệ
- Hình thành thêm các vườn ươm KH&CN
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ cho việc định hướng phát triển.
Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản
phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và
khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam, hỗ trợ
chi phí mua bản quyền cho các DNNVV phát triển CNHT. Xây dựng và thực
hiện các chương trình dự án hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp thông qua
chuyên giao công nghệ từ các công ty FDI. Khuyến khích chuyển giao công nghệ
hiện đại hỗ trợ phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển.
147
Hỗ trợ ngân sách để đào tạo lực lượng quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng. Ưu đãi cao cho các
doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết phát triển
một số các doanh nghiệp nội địa phát triển CNHT Từng bước phát triển các cơ
sở công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng, phụ kiện chi tiết máy, vật tư kỹ thuật
mà các ngành công nghiệp có nhu cầu; có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo
quy định như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ,
chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế....để khai thác có hiệu quả
công nghệ đã đăng ký ở nước ngoài.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình
hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ các đối tác
nước ngoài. Trong các dự án ĐTPT và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần
đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những
yếu tố để quyết định dự án đầu tư.
- Đồng thời, Việt Nam cũng thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các
nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách về
thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Những biện pháp này phải được áp dụng đồng
bộ với các doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch.
Đó chính là những giải pháp kích thích sự phát triển KH&CN của bản thân
các doanh nghiệp hoạt động trong các CNHT hiện nay ở Việt Nam.
3.3.3.4. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục xét duyệt CNHT
Theo quy định của Quyết định 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1483/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh
mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phải tiến hành thủ tục hành chính và quy
trình quá phức tạp. Để có thể chứng nhận dự án sản xuất sản phẩm CNHT, các
148
doanh nghiệp phải chuyển dự án về Bộ Công thương để Hội đồng thẩm định thẩm
định dự án. Cách làm này vừa tốn kém chí phí và thời gian cho doanh nghiệp làm
giảm ý chí đầu tư của các doanh nghiệp. Nhằm khắc phục những hạn chế về quy
trình và thủ tục hành chính phê duyệt dự án phát triển CNHT, thời gian tới cần
thiết một mặt cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc xét duyệt
dự án nhằm giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp có dự án ĐTPT CNHT bằng
cách nghiên cứu phân cấp công tác xét duyệt hoặc nghiên cứu thành lập các chi
nhánh xét duyệt của một vùng có nhiều dự án ĐTPT CNHT, đồng thời nghiên
giảm chi phí và thời gian xét duyệt dự án.
3.3.3.5. Hỗ trợ xúc tiến thị trường và hỗ trợ kết cấu hạ tầng
a. Về hỗ trợ xúc tiến thị trường
Hiện nay, các doanh nghiệp CNHT được miễn phí quảng cáo trên các trang
web của các sở Công thương. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp sử
dụng kênh quảng cáo qua các Sở là không đáng kể do các đối tượng tiếp cận thông
tin từ Sở Công thương là không nhiều. Mặt khác, một số sở Công thương không có
trang web bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài nên không hỗ trợ được các doanh
nghiệp trong quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, là thị trường cần thiết cho phát
triển CNHT. Vì vậy, đối với vấn đề xúc tiến thị trường đem lại hiệu quả cao thì
trong thời gian tới cần (i) Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp FDI; (ii) Tăng
cường các trang thông tin (website) về tình hình, chính sách đầu tư và xúc tiến đầu
tư bằng các thứ tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng của những nước là các nhà đầu
tư chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc các nhà đầu tư có tiềm năng; (iii) Bên
cạnh đó, đẩy mạnh việc quan tâm đối với những doanh nghiệp, nhà đầu tư đang
hoạt động tốt tại Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu lớn (thông qua các buổi tiếp
xúc, trao đổi, hỗ trợ,) nhằm tạo hình ảnh tốt để thu hút các nhà đầu tư mới trong
linh vực CNHT nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.
149
b. Hỗ trợ về kết cấu hạ tầng
Hiện nay kết cấu hạ tầng trong các khu kinh tế chủ yếu có diện tích lớn,
không phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp trong CNHT. Đây là
một trong những khó khăn đối với các địa phương trong việc tạo mặt bằng sạch
trong khu công nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư (diện tích
nhà xưởng 300m2), đồng thời khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng
nhà xưởng. Vì vậy, trong thời gian tới để kịp thời đón dòng vốn đầu tư vào CNHT
của Nhật Bản, và Hàn Quốc, cần hỗ trợ cho các địa phương trong việc quy hoạch
phát triển CNHT cũng như hỗ trợ cho các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng để kịp thời quy
hoạch lại các khu kinh tế, khu công nghiệp với quy mô phù hợp theo yêu cầu của
các nhà đầu tư nước ngoài.
3.3.3.6. Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống tài chính quốc gia nhất là thị
trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian tạo nhiều kênh cung cấp
nguồn tài chính cho CNHT
a. Đối với thị trường tài chính
Thị trường tài chính Việt Nam hiện có cấu trúc thị trường mất cân bằng, chưa
mang tính chất đầu tư dài hạn và chuyên nghiệp cao. Thông thường các nước có thị
trường tài chính tương đối phát triển thì tỷ trọng dự nợ trên GDP của trái phiếu
doanh nghiệp tương tương với tỷ trọng dư nợ trên GDP của trái phiếu chính
phủ.Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tỷ trọng dư nợ trên GDP của trái phiếu chính phủ
lớn hơn nhiều lần so với tỷ trọng trên GDP của trái phiếu doanh nghiệp. Chẳng hạn
năm 2012 tỷ trọng dư nợ trên GDP của TPCP là 14,78 %GDP còn TPDN chỉ là
1,9%, trong khi đó ở Singapore dư nợ trên GDP của TPCP là 50%GDP và TPDN
là 31,6%. Có nhiều nguyên nhân. Cụ thể: (i) do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn
chỉnh; (ii) Sản phẩm và nhà đầu tư trên thị trường chưa đa dạng; (iii) Chưa có tổ
150
chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp. Nói chung, dung lượng thị trường tài
chính Việt Nam còn bé.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, làm cho thị trường vốn thực sự là một
kênh huy động vốn đối với nhà ĐTPT CNHT, cần coi trọng hoàn thiện cấu trúc thị
trường vốn đảm bảo nâng cao tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường đầu tư
dài hạn vào thị trường chứng khoán và đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và nhà đầu
tư trên thị trường tài chính
b. Đối với các tổ chức tài chính trung gian (hệ thống NH, hệ thống phi NH)
Hoạt động của các tổ chúc tài chính trung gian là hoạt động kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, có nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội, tổ chức
cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có CNHT. Chính vì vậy, nâng cao chất
lượng hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian là một đòi hỏi khách quan đối
với quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển CNHT nói riêng.
Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian đổi
mới phương thức cung ứng vốn cho nền kinh tế, bảo đảm khả năng thanh khoản
cao, hạn chế rủi ro tín dụng. Trong toàn bộ các tổ chức tài chính trung gian, với đặc
thù của Việt Nam, việc cung cấp vốn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói
chung và cho CNHT nói riêng chủ yếu là hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay
hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn,
nhất là tình trạng nợ xấu, khả năng thanh khoản thấp. Điều này nếu không sớm giải
quyết thì sự đổ vỡ của hệ thống NH khó tránh khỏi. Chính vì vậy cấu trúc lại hệ
thống NH giải quyết vấn đề nợ xấu, nâng cao khả năng thanh khoản là một yều
khách quan của nền kinh tế.
Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn, giá lương
thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản biến động phức tạp tình hình kinh tế
vĩ mô của Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Sau những khó khăn về
151
kinh tế năm 2008, 2009, bước sang năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu ổn định hơn,
nhưng từ đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, một số vấn đề kinh tế vĩ mô lại
nổi lên: tỷ lệ lạm phát gia tăng rồi lại chuyển sang bắt đầu có dấu hiệu giảm so với
mục tiêu điều hành, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn
kho lớn, lãi suất ngân hàng dù giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao; số doanh
nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao (đặc biệt là khối doanh nghiệp liên
quan đến xây dựng, bất động sản), nhiều lao động mất việc làm, thị trường bất
động sản trầm lắng kéo dài, thị trường chứng khoán ảm đạm...Trong khi đó, tình
hình kinh tế, chính trị thế giới vẫn chứa đựng những bất ổn, ảnh hưởng đến nền
kinh tế nội địa.
3.3.3.7. Lựa chọn sản phẩm CNHT phù hợp với Việt Nam để thu hút FDI phát
triển CNHT
Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa quá trình sản xuất ngày
càng sâu sắc, hàng rào bảo hộ bị giảm thiểu, cạnh tranh rất gay gắt, không một
quốc gia nào có thể sản xuất tất cả các chi tiết, bộ phận cho một sản phẩm hoàn
chỉnh. Mỗi nước chỉ có thể sản xuất một số chi tiết bộ phận mà mình có lợi thế để
tập trung và chuyên môn hoá nhằm tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, việc phát triển CNHT của Việt Nam không thể thực
hiện theo cách dàn trải cho tất cả các ngành, mà cần phải phân chia thành các
nhóm ngành để xác định bước đi thích hợp với những trọng tâm trong từng giai
đoạn phát triển.
Để lựa chọn thu hút FDI cho CNHT, Việt Nam cần xác định rõ việc sản xuất
sản phẩm hỗ trợ nào, ở công đoạn nào cần ưu tiên tập trung thu hút vốn. Việc xác
định dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực về những điểm
yếu hiện nay của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt về mặt kỹ thuật và công
152
nghệ, về tầm quan trọng của sản phẩm hỗ trợ đó đối với ngành công nghiệp chính
ở trong nước.
3.3.3.8. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia ĐTPT CNHT
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển CNHT đây là
kinh nghiệm cho thấy từ các nước có nền CNHT phát triển trên thế giới. Các doanh
nghiệp tư nhân này cần được ưu đãi hơn về thuế với các khoản tái đầu tư để giúp
họ tái sản xuất mở rộng. Nhưng áp lực về vốn là khá nan giản đối với họ vì thế
chính phủ cần có những động thái để hỗ trợ khuyến khích phát triển. Nước ta có
khoảng gần 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa , doanh nghiệp tư nhân, các doanh
nghiệp này là nòng cốt trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia, là lực lượng
tiên phong trong việc đón nhận chuyển giao công nghệ, tài chính, kỹ thuật, nhân
lực, quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc phát triển liên kết.
Tạo dựng môi trường kinh doanh rõ ràng, bình đẳng thống nhất và ổn định,
tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng không phân biệt các thành phần kinh tế với
nhau, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách của
Nhà nước
Xây dựng và tiến tới bỏ kinh doanh độc quyền của các doanh nghiệp Nhà
nước, giảm tối đa cơ chế xin cho trong việc bố trí các dự án đầu tư, ưu đãi vay vốn
và ký kết hợp đồng cung ứng theo quan hệ quen biết hiện vẫn đang diễn ra ở một
số doanh nghiệp Nhà nước
3.3.3.9. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu để kích thích
sản xuất sản phẩm CNHT
Để CNHT phát triển mạnh, đúng hướng, cần quan tâm tới việc mở rộng dung
lượng thị trường. Nếu khu vực thị trường của CNHT có quy mô nhỏ, sản xuất
những sản phẩm không có chủng loại đa dạng với sản lượng không lớn thì lượng
153
sản xuất của các ngành hỗ trợ sẽ nhỏ lại. Giá thành chế tạo tăng cao vấp phải sự từ
chối của chính khu vực sản xuất công nghiệp trong nước và gặp khó khăn khi
muốn xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ ra nước ngoài.
Do CNHT chưa phát triển nên quy mô thị trường linh phụ kiện của Việt Nam
còn rất nhỏ bé. Một trong những phương cách để vượt qua sự hạn hẹp của thị
trường trong nước là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Đối với các nhà cung cấp linh
kiện điều này có thể tiến hành trực tiếp thông qua việc xuất khẩu linh kiện hoặc
tiến hành gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện cho các nhà lắp ráp nội địa có
khả năng xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng.
Sơ đồ 3.1. Khả năng xuất khẩu
Nguồn: Tổng hợp và nghiên cứu của NCS
Việc chính phủ tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế, mở rộng quan hệ đối tác,
xây dựng và ký kết các hiệp định liên kết kinh tế với các quốc gia, khu vực để phối
hợp tận dụng năng lực sản xuất và phát triển CNHT của nhau... sẽ giúp phát triển
thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT; tăng cường tiếp xúc
với các công ty - tập đoàn đa quốc gia ở cấp cao, tạo điều kiện cho một số ngành
công nghiệp có thể trở thành những mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu,
154
làm điểm tựa để phát triển CNHT. Hội nhập kinh tế sẽ không chỉ tạo thuận lợi để
Việt Nam thu hút đầu tư của các công ty hàng đầu thế giới mà còn cả các công ty
bình thường. Những công ty bình thường có quan hệ với các công ty hàng đầu sẽ
đi theo các công ty đó vào Việt Nam và tham gia vào mạng lưới của các công ty đó
tại Việt Nam. Thêm vào đó, việc những công ty hàng đầu đầu tư vào Việt Nam
chính là một dấu hiệu bảo đảm cho những thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài.
Điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút được cả các công ty nào không tham gia mạng
lưới của các công ty hàng đầu.
Khi có nhiều công ty nước ngoài đầu tư hơn vào Việt Nam, đặc biệt là có
nhiều công ty hàng đầu thế giới, thì Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với FDI
mang theo công nghệ cao. Nếu Việt Nam được lựa chọn làm nơi tập trung sản xuất
một ngành nào đó trong quá trình tái cơ cấu các cơ sở sản xuất và bố trí lại các
tổng hành dinh khu vực, thì Việt Nam còn có nhiều cơ hội thu hút FDI mang theo
công nghệ cao hơn nữa trong đó có thể có những công nghệ nguồn.
Để có thể xuất khẩu trực tiếp các linh kiện thì các sản phẩm của Việt Nam cần
đạt được tính cạnh tranh về chi phí bằng cách khai thác triệt để các lợi thế cạnh
tranh như nhân công rẻ và cần cù. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà nước trong việc
giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào các linh phụ kiện nhập khẩu để giảm giá
thành sản phẩm lắp ráp, giúp các sản phẩm này có thể cạnh tranh với sản phẩm của
các nước khác và xuất khẩu. Nên có chính sách hỗ trợ đối với các linh kiện sản
xuất trong nước để tạo mặt bằng cạnh tranh lành mạnh.
155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong mô hình kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp giữa bàn tay vô hình và bàn tay
hữu hình, bất cứ một hoạt động kinh tế, đều phải có sự can thiệp của Nhà nước
dưới các hình thức, mức độ khác nhau. Đối với CNHT của Việt Nam đang trong
thời kỳ phát triển sơ khai với những bước đi ban đầu không thể phát triển một cách
tự phát hoàn toàn theo sự điều chỉnh của các quy luật của kinh tế thị trường mà cần
thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước đối
với phát triển CNHT trong nền kinh tế hỗn hợp là sự can thiệp bằng các biện pháp
kinh tế, bằng kế hoạch định hướng, bằng hệ thống chính sách. Một trong những hệ
thống chính sách đó là hệ thống chính sách tài chính công. Vào những năm 90 của
thế kỷ XX, ở Việt Nam Nhà nước đã sử dụng hệ thống chính sách tài chính công
can thiệp vào quá trình phát triển CNHT theo hướng khuyến khích thúc đẩy với
những ưu tiên trong sách thuế, chính sách chi tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, song theo nhiều nhận định của các chuyên gia kinh
tế, các nhà quản lý cũng như doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNH, việc thực
thi hệ thống các chính sách tài chính đối với phát triển CNHT chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn tới cần có những nghiên
cứu đề xuất hoàn thiện, đổi mới các giải pháp về thống chính sách tài chính công
thúc đẩy phát triển CNHT đạt được hiệu quả tốt hơn. Việc triển khai thực hiện
chương 3 của luận án là hướng tới mục tiêu đó. Để đạt được hiệu quả sử dụng hệ
thống chính sách tài chính công đối với phát triển CNHT theo quy hoạch phát triển
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chương 3 đã nghiên cứu đưa ra các giải
pháp hoàn thiện và đổi mới chính sách tài khóa, chính sách tín dụng đầu tư của nhà
nước, chính sách sử dụng hệ thống các quỹ TCNN ngoài NSNN, cùng với đó
chương 3 cũng đã nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm bổ trợ cho việc thực
hiện một cách tốt nhất của hệ thống chính sách tài chính công.
156
KẾT LUẬN
CNHT có vai trò quan trọng, là nền tảng cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các nhà
quản lý, CNHT của Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai. Số lượng các doanh
nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNHT còn hạn chế, các sản phẩm của
CNHT chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành công
nghiệp chế tác, chế biến lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng phục vụ sản xuất và
tiêu dùng. Đa phần các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
của CNHT đều phải nhập ngoại, giá gia tăng của CNHT nội địa thấp, chưa có khả
năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực trạng này nếu không được giải
quyết một cách bài bản sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương CNH, HĐH
của Đảng và Nhà nước để đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công
nghiệp, có nền công nghiệp tương đối hiện đại. Hơn nữa, nếu không thúc đẩy mạnh
mẽ CNHT của nước nhà cũng không thể thực hiện được chính sách hút nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài khi mà lợi thế giá rẻ về nhân công không còn, yêu cầu cung
cấp sản phẩm CNHT với chất lượng cao ngày càng gia tăng.
Nhận thức được hiện trạng và hệ lụy của hiện trạng CNHT của nước nhà,
ngay từ những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề
ra và thực thi nhiều chính sách nói chung và chính sách tài chính công nói riêng
nhằm thúc đẩy phát triển CNHT, song nhìn chung hệ thống chính sách đó chưa đến
ngưỡng có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ CNHT của nước nhà, trong đó có hệ thống
chính sách tài chính công. Có thể nói việc thi hành hệ thống chính sách tài chính
công trong những năm qua phản ánh sự quan tâm nhất định của Nhà nước đối với
phát triển CNHT. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá thực trạng thực thi hệ thống
chính sách tài chính công phát triển CNHT ở nước ta thời gian qua cũng còn nhiều
157
vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Nghiên cứu hệ thống chính sách tài
chính công thúc đẩy phát triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020, luận án đã
tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:
Phân tích các vấn đề lý thuyết và thực tiển về CNHT và phát triển CNHT.
Phân tích lý thuyết và thực tiễn áp dụng hệ thống chính sách tài chính công
thúc đẩy phát triển CNHT.
Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện và đổi mới hệ thống tài
chính công thúc đẩy phát triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020.
Nhìn chung với cách tiếp cận có tính khoa học và thực tiễn, luận án đã đề cập
các vấn đề trên tương đối cụ thể và gắn chặt với diễn biến của đối tượng nghiên
cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng hệ thống chính sách tài chính công thúc đẩy
phát triển CNHT là vấn đề rộng, phức tạp và đang có nhiều thay đổi. Do đó, các
vấn đề mà luận án tập nghiên cứu giải quyết khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Tác giải của bản luận án mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của hội đồng
chấm luận án, cũng như những ai quan tâm đến bản luận án này.
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Bùi Thị Lan Anh (2006), CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp
Việt Nam, Đề án Môn Kinh tế và quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Hoàng Ánh (2008), Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng
tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
3. Trương Chí Bình (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển CNHT
Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết kinh doanh giữa doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Công nghiệp.
4. Trương Chí Bình (2007), Kết nối công nghiệp thương mại trong bối cảnh
toàn cầu hoá, Tạp chí Công nghiệp số 9.
5. Trương Chí Bình (2007), Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình Cụm liên kết
công nghiệp (industrial cluster) để phát triển CNHT Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu cấp Bộ, Bộ Công Thương.
6. Trương Thị Chí Bình (2011), Chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở
Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Chính sách tài chính phát triển CNHT, Viện
chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính;
7. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009;
8. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch năm 2009 và kế hoạch năm 2010;
159
9. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tóm tắt chiến lược Công nghiệp Việt Nam
đến 2020.
10. Bộ Công thương (2013), Quyết định số 5540/QĐ-BCT về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Công Thương giai đoạn
2011 - 2020.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2014),xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh
vực CNHT
12. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước
ASEAN trong giai đoạn 2008-2013.
13. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 214/2010/TT-BTC về hướng dẫn chính
sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản
phẩm cơ khí trọng điểm và để đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.
14. Bộ Tài chính (2011), Quyết đinh số 0391/QĐ-BCT về việc Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có
xét đến năm 2025.
15. PGS. TS. Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2014), Giáo trình quản
lý tài chính công, NXB Tài chính;
16. Chính phủ (2014), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công
nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
17. Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg Về chính sách phát triển
một số CNHT của Thủ tướng Chính phủ;
160
18. Chính phủ (2011), Quyết định số 1483/QĐ-TTg về ban hành danh mục sản
phẩm CNHT ưu tiên phát triển.
19. Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển
một số CNHT;
20. Chính phủ (2011), Quyết định 1483/QĐ- TTg ngày 26/8/2011 của thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển;
21. Chính phủ (2012), Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020.
22. Chính phủ (2012), Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số CNHT.
23. Hoàng Văn Châu (2008), Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam” Đề tài
cấp nhà nước 2008.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia.
25. Dương Đình Giám (2007), Liên kết kinh tế một nhu cầu cấp bách đối với
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Tạp chí Công nghiệp số 1/2007;
26. Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam (2007), Chiến lược phát triển
ngành điện tử - tin học ứng dụng công nghệ cao của Việt Nam.
27. Kenichi K. (2005), Mô hình hỗ trợ liên kết cho doanh nghiệp của Nhật Bản,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
28. Kyoshiro Ichikawa (2005), Xây dựng và tăng cường CNHT tại Việt Nam,
Báo cáo điều tra, Cục xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội.
161
29. Trần Quang Lâm, Đinh Trung Thành (2007), Phát triển CNHT Vịêt Nam làn
sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, Tạp chí kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương số 21-22;
30. Ngân hàng Nhà nước (2014), Báo cáo tình hình cho vay của các tổ chức tín
dụng từ năm 2010;
31. Nông Thùy Linh (2006), Giải pháp phát triển CNHT cho ngành xe máy của
Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
32. Mitarai H. (2005), Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện điện tử của các
nước Asean và bài học rút ra cho Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
33. Mori J. (2005), Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội
địa hoá trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực, NXB Lý luận chính
trị, Hà Nội
34. Mori J. (2005), Hiểu cụm từ “CNHT” phải xuất phát từ lý thuyết kinh tế vĩ
mô và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, Hà Nội
35. Mori J. (2007), Thiết kế cơ sở dữ liệu cho CNHT, NXB Lý luận chính trị, Hà
nội
36. FTU (2010), Công nghiệp hỗ trợ: kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho
Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
37. Ketels C., Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, Do Hong Hanh
(2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, Hà Nội
38. Mori J. và Nguyễn Thị Xuân Thuý (2008), Phát triển nguồn nhân lực công
nghiệp phục vụ công nghiệp hoá định hướng FDI ở Việt Nam”, NXB Lý
luận chính trị, Hà Nội
162
39. Ngân hàng phát triển châu Á - ADB (2007), Triển vọng phát triển Châu Á:
Việt Nam, kỷ yếu hội thảo Khoa học.
40. Nguyễn Duy Nghĩa (2005), Đôi điều về CNHT,
41. Hồ Lê Nghĩa (2007), Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam – Một số vấn đề đặt ra, Tham luận Hội thảo Đánh giá tác động hội
nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội;
42. Hồ Lê Nghĩa (2007), Liên kết sản xuất quốc tế trong phát triển ngành điện
tử Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương, HN;
43. OECD (2008), Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
chuỗi giá trị toàn cầu, Hội thảo toàn cầu của OECD về chuỗi giá trị.
44. Ohno K. (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thailand, Malaysia
và Nhật bản, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội
45. Ohno K. và Nguyễn Văn Thường chủ biên (2005), Hoàn thiện chiến lược
phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
46. Tuấn Quang (2006), CNHT đứa con suy dinh dưỡng,
47. Schelling T. (2007), Chiến lược xung đột, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
48. Sở Công Thương Đồng Nai (2007), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp
năm 2007, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ năm 2008.
49. Stiglitz J. E. (2008), Toàn cầu hoá và những mặt trái, NXB Trẻ, TP HCM.
50. Vũ Nhữ Thăng (2013) - Giải pháp tài chính phát triển CNHT, đề tài NCKH
cấp Bộ - Bộ Tài chính
51. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp
hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
163
52. Trần Văn Thọ (2006), Công nghiệp hoá Việt Nam trong trào lưu khu vực ở
Đông Á, Thời báo kinh tế Sài gòn số 34.
53. Trần Văn Thọ (2006), CNHT mũi đột phá chiến lược,
54. Nguyễn Thị Xuân Thuý (2007), CNHT, tổng quan về các khái niệm, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội;
55. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2007), Kinh tế Việt
Nam năm 2007 - Năm đầu tiên trở thành thành viên tổ chức Thương mại Thế
giới, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội;
56. Duy Tiến (2012), Để ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam khởi sắc, Báo
VOV;
57. Ketels C., Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, Do Hong Hanh
(2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, Hà Nội
58. Tổng Công ty Điện tử tin học Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005.
Hà Nội;
59. Tổng cục Hải quan, Báo cáo thường niên các năm từ 2010 – 2014;
60. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tổng điều tra doanh nghiệp các năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014;
61. Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012, 2013,2014), Niên giám thống kê,
NXB Thống kê, Hà Nội;
62. Tổng cục Thống kê (2006), Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát
triển, Hà Nội;
63. Nguyễn Kế Tuấn (2008), Kinh tế Việt Nam năm 2008 - Một số vấn đề về
điều hành kinh tế vĩ mô. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
164
64. Phan Đăng Tuất, (2009), Chiến lược điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp
Việt Nam, Báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng.
65. Phan Đăng Tuất (2005), Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật
Bản - Con đường nào cho các DN Việt Nam. Bài trình bày tại Hội thảo về
CNHT do JETRO tổ chức 25/11/2005, Hà Nội;
66. Phan Đăng Tuất (2007), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2010, tầm nhìn 2020, Bộ Công nghiệp, Hà Nội;
67. Phan Đăng Tuất (2008), Kế hoạch hành động về phát triển CNHT. Bài trình
bày tại diễn đàn Liên kết Hội nhập cùng phát triển, VCCI, 18/11/2008, HN;
68. Phan Đăng Tuất (2009), CNHT-Vấn đề trọng đại, Báo Công Thương số
6/2014.
69. Phan Đăng Tuất, (2009), Phát triển Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Đề tài cấp thành phố, Ủy ban Nhân dân thành
phố Hà Nội, Hà Nội;
70. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo Thống Kê kinh tế-xã
hội Hà Nội và cả nước năm 2013 và 11 tháng 2014;
71. VDF (2007), CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất, Thành
phố Hồ Chí Minh;
72. Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (2007), Tài liệu hội
thảo Chính sách Công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội.
B. Tiếng Anh
73. Abonyi G. (2007), Linking greater Mekong subregion Enterprises to
international Market - The role of global value chains, International
production networks, New York.
165
74. Acemoglu, D., Antras, P., and Helpman, E. (2007), Contracts and
Technology Adoption, American Economic Review, 97(3), 916-943.
75. Aghion, P., Burgess, R., Redding, S. J., and Zilibotti, F. (2008), The
Unequal Effects of Liberalization: Evidence from Dismantling the License
Raj in India, American Economic Review, 98(4), 1397–1412.
76. Truong Chi Binh (2008), Factors of Agglomeration in Vietnam and
Recommendations, in Analyses of Industrial Agglomeration, Production
networks and FDI Promotion, edited by Ariff M., ERIA Research project
report 2007, Vol. 3, 155-190.
77. Bureau of Supporting Industries Development (2009), Future Prospects of
supporting industries in Thailand, Ministry of Industry, Thailand
78. Costinot, A. (2009), On the Origin of Comparative Advantage, Journal of
International Economics, Vol. 77, 255-264.
79. Fujita, M., Krugman, P., and Venables, A. (1999), The Spatial Economy,
MIT Press Asia: Eighteen Facts, Mechanics, and Policy Implications”,
Asian Economic Policy Review, Vol. 1, 326-344.
80. Kimura F. (2009), The Spatial Structure of Production/Distribution
Networks and Its Implication for Technology Transfers and Spillovers, ERIA
Discussion Paper, No. 2009-02.
81. Kimura F. (2008), The Mechanics of Production Networks in Southeast
Asia: The Fragmentations Theory Approach,in Ikuo Kuroiwa and Toh Mun
Heng (eds.) Production Networks and Industrial Clusters: Integrating
Economies in Southeast Asia, IDE-JETRO and ISEAS, 33-53.
166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trương Minh Tuệ (2013), Đổi mới chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích
các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính kế toán
2. Trương Minh Tuệ (2014), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – Cần
được ưu đãi tài chính hơn nữa, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán
3. Trương Minh Tuệ (2012), Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển giá
trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam,
tham gia đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài Chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_tai_chinh_nham_phat_trien_cong_nghiep_ho.pdf