Luận án Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công ở Việt Nam

Ttrong chi cho GD&ĐT chưa bố trí cơ cấu một cách tương xứng và hợp lý các khoản đầu tư cho các cấp đào tạo, các bậc học: Theo số liệu thống kê, nhiều năm qua NSNN dành cho GDĐH còn rất khiêm tốn, chỉ trên dưới 10% tổng nguồn NSNN dành cho GD&ĐT. Nếu tính theo cấp học, cấp đào tạo thì tỷ trọng chi cho giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho GD&ĐT. Chỉ có khoảng 30% tổng chi NSNN cho GD&ĐT được dành cho dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, giáo dục thường xuyên. Cơ cấu đầu tư cho GD&ĐT chưa hợp lý còn thể hiện ở cơ cấu đào tạo không cân đối. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, sinh viên ngành kinh tế, luật chiếm tỷ trọng khá cao, trên 40%, trong khi đó khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mỗi ngành chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 15%; các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - lĩnh vực được coi là chủ lực của kinh tế Việt Nam chỉ chiếm 3,1% số sinh viên. Tình trạng mất cân đối về cơ cấu giáo dục đại học và chi tiêu cho giáo dục đại học dẫn đến thiếu lực lượng lao động chất lượng cao trong nhiều ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, các ngành KH&CN - điều kiện quan trọng quyết định phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.

pdf202 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SNCL cần thực hiện các giải pháp trên các vấn đề chủ yếu sau đây: a) Một là, về cơ chế chính sách - Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính theo hướng tăng cường phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập. - Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng Nhà nước quy định khung giá dịch vụ từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu đối với xã hội (học phí, viện phí). - Đổi mới cơ cấu và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước: + Chuyển đổi phương thức giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sang thực hiện phương thức đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ dựa trên số lượng và chất lượng dịch vụ công do đơn vị cung cấp, không phân biệt cơ sở công lập với ngoài công lập. + Chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách cho đơn vị cung ứng dịch vụ công sang cơ chế cấp cho đối tượng thụ hưởng; từ cấp theo số lượng biên chế sang cấp theo số lượng, chất lượng và giá dịch vụ công. + Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các dịch vụ cơ bản, thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, y tế dự phòng, khám chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; văn hoá truyền thống, bảo trợ xã hội...). Đồng thời thực hiện phương thức hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng để mua dịch vụ sự nghiệp công từ thị trường, thay cho chế độ miễn, giảm giá dịch vụ thông qua các đơn vị sự nghiệp công lập. b) Hai là, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công Việc xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công phải làm rõ phạm vi dịch vụ sự nghiệp công nhà nước có trách nhiệm đầu tư và những dịch vụ sự nghiệp công có khả 174 năng XHH thu hút nguồn tài chính ngoài NSNN thông qua tái cơ cấu danh mục dịch vụ sự nghiệp công. Việc tái cơ cấu danh mục dịch vụ sự nghiệp công phải đạt được yêu cầu chủ yếu sau đây: - Tái cơ cấu dịch vụ công phải phải gắn với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tái cơ cấu dịch vụ công gắn với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý hoạt động trong các đơn vị SNCL có nghĩa là trong quá trình tái cơ cấu dịch vụ sự nghiệp công phải lấy những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới cơ chế quản lý hoạt động trong các đơn vị SNCL là cơ sở để xem xét đến việc tái cơ cấu dịch vụ công. Yêu cầu đổi mới cơ chế trong đơn vị sự nghiệp công lập là: + Hoàn thiện thể chế về cơ cấu và phương thức đầu tư của NSNN. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị SNCL ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi, biên giới và hải đảo; thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn. + Hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị SNCL đồng bộ cả về tổ chức, thực hiện nhiệm vụ và tài chính. Trước mắt thực hiện thí điểm đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng XHH cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động như các trường đại học, dạy nghề, bệnh viện. Thực hiện minh bạch các hoạt động liên doanh, liên kết; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn. + Hoàn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Cùng với đó, đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp với thị trường và khả năng của NSNN. + Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khuyến khích XHH dịch vụ sự nghiệp công. + Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường. 175 - Việc tái cơ cấu danh mục dịch vụ công phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá cơ cấu dịch vụ công hiện tại trong các đơn vị sự nghiệp công một cách khách quan, trung thực, chỉ ra được được những những mặt tích cực của cơ cấu dịch vụ công hiện tại đảm bảo được khả năng cung ứng theo nhu cầu trước mắt và lâu dài của xã hội, chỉ ra những mặt tồn tại yếu kém cần có giải pháp xử lý. Đồng thời trên cơ sở kết quả của phân tích đánh giá xây dựng tiến hành phân các nhóm dịch vụ theo những tiêu thức khác nhau. Có thể đưa vào tiêu chí sử dụng nguồn NSNN để phân loại (nhóm dịch vụ bắt buộc phải sử dụng nguồn NSNN, nhóm dịch vụ hoàn toàn có thể sử dụng nguồn tài chính XHH, nhóm dịch vụ vừa phải sử dụng nguồn NSNN vừa phải sử dụng nguồn xã hội kết hợp. Có thể căn cứ vào vai trò vị trí từng loại dịch vụ đối với nhu cầu của xã hội để phân từng nhóm (nhóm dịch vụ trọng yếu, nhóm dịch vụ thiết yếu trước mắt và lâu dài, nhóm dịch vụ thiết trước mắt nhưng có thể không cần thiết đối với lâu dài Để có thể phân định rõ phạm vi dịch vụ công thuộc trách nhiệm nhà nước phải đầu tư và dịch vụ công có thể thực hiện XHH thông qua tái cơ cấu danh mục dịch vụ sự nghiệp công thì việc trước mắt cần làm là phân loại dịch vụ sự nghiệp công dựa trên đặc trưng của loại hình dịch vụ công đó. Cụ thể, tác giả đề xuất phân loại dịch vụ sự nghiệp công thành ba nhóm, tương ứng với mức độ ưu tiên đầu tư từ NSNN giảm dần như sau: Nhóm 1: gồm các loại hình dịch vụ công thiết yếu, có tầm ảnh hưởng quan trọng tới an sinh xã hội và sự phát triển trong tương lai của đất nước là: Giáo dục và đào tạo, dạy nghề; y tế và khoa học công nghệ. Nhóm 2: gồm các loại hình dịch vụ công có khả năng sử dụng nguồn lực kết hợp cả từ NSNN và xã hội như: môi trường, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí. Nhóm 3: gồm các loại hình dịch vụ công có khả năng XHH cao như lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Thực tế cũng đã chứng minh khi nhà nước chuyển giao quyền cung cấp nhóm loại hình dịch vụ công này sang cho tư nhân thì hiệu quả hoạt động lớn hơn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, NCS cũng đề xuất thay đổi cách phân loại đơn vị sự nghiệp công như sau: Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và một phần chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính 176 đủ chi phí); Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). Việc phân loại này sẽ là một trong những căn cứ để ngân sách nhà nước quyết định mức đầu tư. Theo đó, ngân sách sẽ chỉ hỗ trợ chủ yếu vào cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đất đai; các loại trang thiết bị, máy móc sẽ do đơn vị sự nghiệp công tự chủ động đầu tư. Từ đó, giá dịch vụ công chỉ tính phần đơn vị tự đầu tư, không tính phần nhà nước đầu tư, qua đó thực hiện được cả hai mục tiêu là vừa tăng chất lượng dịch vụ cung cấp nhưng cũng đồng thời có thể giảm giá dịch vụ công. Trong thời kỳ đầu áp dụng lộ trình tính giá dịch vụ công, để không gây cú sốc tâm lý lớn, thiết nghĩ, làm giảm giá dịch vụ công thông qua việc phân loại mức đầu tư này là hợp lý. c) Ba là, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư theo hình thức PPP; đảm bảo sự bình đẳng giữa các đơn vị cung ứng. Những năm gần đây, nhiều nước đã “nâng cấp” vai trò của khu vực tư nhân từ “tham gia” trở thành “đối tác”, và sự tham gia của khu vực tư nhân chuyển thành “quan hệ đối tác công- tư”. PPP là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân. Tại Việt Nam, ngày 14/2/2015 chính phủ đã ban hành nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP, đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất từ trước đến nay đối với hình thức PPP. Văn bản này và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hình thức đầu tư PPP ở Việt Nam. Trong nghị định 15/2015/NĐ-CP đã có những khác biệt lớn giữa nghị định lần này so với các quy định trước đó liên quan đến PPP như quyết định số 71/2010/QĐ - TTg ban hành quy chế thí điểm về đầu tư theo hình thức PPP và nghị định 108/2009/NĐ-CP (và các nghị định sửa đổi nghị định này) về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT. Như vậy, Nghị định 15/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra một cơ chế rõ ràng, thống nhất, hợp lý và minh bạch hơn về việc nhà nước chia sẻ rủi ro, và tạo thâm thuận lợi, ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân. Với những cơ chế mới hấp dẫn có thể kỳ vọng sẽ thu hút được sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án hạ tầng và dịch vụ công trong nhiều lĩnh vực, mà bình thường không hấp dẫn (yếu tố rủi ro cao và khả năng sinh lợi kém), cụ thể như các dự 177 án đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, thực hiện các dịch vụ công nghệ... sẽ được đẩy mạnh hơn với hiệu quả cao hơn và ở phạm vi rộng hơn. Bên cạnh đó, để có thể tăng cường hình thức hợp tác công tư, cần lưu ý một số nội dung sau: - Xác định cụ thể mục tiêu chiến lược của dự án và năng lực quản lý ở tất cả các cấp Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khởi xướng một dự án phải bảo đảm xem xét đầy đủ ý kiến đóng góp của các bên liên quan khác, kể cả người sử dụng cuối cùng của dự án. Cơ quan chịu trách nhiệm về các dự án do tư nhân vận hành phải đủ năng lực quản lý các quá trình thương mại có liên quan và hợp tác bình đẳng với các đối tác khu vực tư nhân. Mục đích tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cần được hiểu rõ, mục tiêu phải được chia sẻ ở tất cả các cấp chính quyền và trong tất cả các bộ phận liên quan của cơ quan hành chính công. Đối tác công cũng cần phải có khả năng kỹ thuật để theo dõi hợp đồng. Đối tác tư nhân nói chung thường có nguồn nhân lực có năng lực về tài chính, thương mại và kỹ thuật. Cơ quan nhà nước muốn giữ vai trò và quyền kiểm soát của mình, một cách thường xuyên hay chỉ là tư vấn, không phải lúc nào cũng có được một ê-kíp hiệu quả để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp, việc thương lượng giữa hai đối tác phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có đủ thời gian cần thiết để tìm được sự cân bằng đảm bảo cho quan hệ đối tác và xác định được những điều khoản của hợp đồng. Mọi việc không được giải quyết ở giai đoạn này có thể sẽ dẫn đến những tình huống xấu do sự vận hành không tốt của quan hệ đối tác. Mặt khác, với đặc tính của các dự án có thời gian thực hiện tương đối dài (như hạ tầng giao thông vận tải), điều kiện và hoàn cảnh có thể biến đổi thì việc điều chỉnh giữa hợp đồng cũng cần phải được chú ý. - Lựa chọn quan hệ PPP phù hợp với đặc điểm của từng dự án Quan hệ đối tác PPP không là “chìa khóa vạn năng” đem lại sự bền vững cho dự án. Dự án cần phải tính đến khả năng bù đắp chi phí của người sử dụng và được đặt vào trong bối cảnh chung về phát triển kinh tế - xã hội, giao thông, quy hoạch đô thị... Những rủi ro kinh doanh hay công việc phát sinh cần phải được xem xét kỹ càng và phải chuẩn bị các phương thức cung cấp thay thế trong trường hợp thiếu hụt nguồn vốn. Nếu dự án không thể tự cấp vốn, đối tác công phải có chuẩn bị sẵn khả năng cân đối tài chính cho dự án. Điều này càng cần thiết trong trường hợp dự án hợp tác về giao thông vận tải: cơ quan quản lý giao thông quy hoạch một hạ tầng giao thông vận tải không thể tạo ra nguồn thu tối ưu nhưng lại phù hợp hơn về mặt phát triển đô thị. 178 Việc lựa chọn một mô hình cụ thể và phân bổ rủi ro đi kèm được cần được xác định dựa trên sự đánh giá, phân tích về lợi ích công cộng và lợi nhuận tài chính. Nguyên tắc minh bạch tài chính phải được bảo đảm. Trong đó, ảnh hưởng của tài chính công có thể phát sinh về việc chia sẻ trách nhiệm với khu vực tư nhân đối với kết cấu hạ tầng phải được dự báo. - Tạo ra các cơ chế thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm Quan hệ đối tác PPP giúp đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án có mục đích công cộng, dung hòa giữa động cơ cá nhân và lợi ích tập thể để thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của quan hệ đối tác dạng này là khu vực tư nhân thường có động cơ để đề cao lợi nhuận cá nhân và coi nhẹ trách nhiệm xã hội trong các dự án. Vì vậy, khi khu vực tư nhân tham gia đầu tư, cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã thống nhất và các chuẩn mực hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Khu vực tư nhân tham gia các dự án cần có những cơ chế để khuyến khích khi có thiện chí và cam kết để thực hiện hợp đồng và các điều khoản đã ký. Chính vì vậy, việc soạn thảo nội dung hợp đồng mời thầu để chọn nhà đầu tư tư nhân là khâu cơ bản và khó khăn. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hạn chế xảy ra tình trạng nội dung mời thầu đóng và không cho phép các đối tác tư nhân tiềm năng thể hiện hết năng lực và kinh nghiệm của mình nhưng cho phép đơn vị trúng thầu có các tiêu chí kỹ thuật và tài chính rõ ràng. Hoặc là nội dung hợp đồng mời thầu cho phép nhiều phương án kỹ thuật, thương mại dẫn đến việc lựa chọn nhà đầu tư khó khăn hơn và phải có quá trình thương thảo với đối tác được chọn. Khu vực tư nhân tham gia, nhà thầu phụ và các đại diện không được tiến hành các hành vi không minh bạch để có được hợp đồng, giành quyền kiểm soát đối với tài sản hoặc sự ủng hộ, cũng như không được tham gia thực hiện hành vi như vậy trong quá trình vận hành kết cấu hạ tầng của họ. Ngoài ra, khu vực tư nhân tham gia phải đóng góp vào chiến lược trao đổi và tư vấn với công chúng, bao gồm cả người tiêu dùng, cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan, nhằm đạt được sự chấp thuận và hiểu biết lẫn nhau về mục tiêu của các bên liên quan, có như vậy mới đạt được sự thống nhất cao độ để thực hiện dự án được thành công. d) Bốn là, xác định chi phí hình thành giá dịch vụ sự nghiệp công. Ở nước ta hiện nay, việc xác định chi phí và giá thành (mà đặc biệt là xác định giá thành) dịch vụ sự nghiệp công là vấn đề khá lạ lẫm, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý, xã hội hay thậm chí là của chính các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Lý do có thể xuất phát từ cơ chế quản lý vẫn theo nếp cũ, Nhà nước cấp phát kinh phí, các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp công không có động lực phải 179 xác định đúng chi phí và giá thành cung ứng dịch vụ, hay phải chịu sức ép giảm giá thành để tăng chênh lệch. Cơ chế tài chính quy định trong các văn bản pháp luật như Luật NSNN hay các văn bản pháp quy khác mới chỉ chỉ ra mức trần và sàn chi tiêu chứ chưa hề có quy định về việc phải xác định chi phí hình thành giá dịch vụ sự nghiệp công; trong khi chi phí này cũng là một trong những yếu tố có thể được sử dụng để so sánh chất lượng dịch vụ. Việc vắng bóng các quy định phải xác định chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp công trong các văn bản quy phạm pháp luật khiến ta dễ dàng nhận thấy “khoảng trống” rất lớn trong quy định về tính pháp lý của việc xác định chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp công. Điều này vừa thể hiện sự thiếu quan tâm tới vấn đề xác định chi phí, giá dịch vụ, vừa gây khó khăn rất lớn cho các bên liên quan như cơ quan quản lý và người mua dịch vụ sự nghiệp công. Bởi khi không có quy định về mặt pháp lý thì trách nhiệm xác định chi phí đúng, đủ này không biết đẩy cho ai, hoặc nếu có muốn làm cũng khó biết bắt đầu từ đâu. Như vậy, việc cần làm ngay trước mắt là nhanh chóng lấp đầy khoảng trống ấy bằng việc luật hóa các khái niệm, nội dung cơ bản có liên quan, phục vụ cho công tác xác định chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Cụ thể như phân biệt rõ các khái niệm chi, chi tiêu, chi phí, giá dịch vụ, cách thức xác định chi phí, phương pháp xác định giá, trong một văn bản pháp luật riêng. Hoặc có thể bổ sung những khái niệm liên quan này trong các văn bản pháp luật có sẵn như luật NSNN, luật kế toán, luật giá, luật phí và lệ phí, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán công. Bên cạnh đó, để có thêm căn cứ xác định chi phí, giá thành dịch vụ sự nghiệp công, việc có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ là cần phải đổi mới cách xác định quy chế chi tiêu nội bộ, chuyển đổi từ quy chế chi tiêu nội bộ sang thành quy chế tài chính, cho phép đơn vị xác định chi phí đầu vào và doanh thu đầu ra theo cơ chế thị trường, tự chủ động nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như xác định và xử lý chênh lệch. Trong việc xác định chi phí hình thành giá dịch vụ sự nghiệp công phải quán triệt thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” Với yêu cầu phải tập hợp một cách đầy đủ, đúng bản chất các chi phí hình thành nên giá dịch vụ sự nghiệp công. Việc bỏ sót một khoản mục chi phí nào đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới các bước tiếp theo trong quy trình xác định chi phí hình thành giá dịch vụ sự nghiệp công. - Nguyên tắc “có sự điều tiết của Nhà nước” Về nguyên nghĩa, dịch vụ sự nghiệp công là một trong những loại hàng hóa công cộng. Nếu để thị trường hóa hoàn toàn loại hàng hóa này, việc duy trì an sinh xã hội về 180 giáo dục, y tế và các loại hình dịch vụ sự nghiệp khác sẽ không còn được đảm bảo. Nếu để các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp công tự xác định chi phí hình thành giá dịch vụ công, sau đó tự xây dựng mức giá dịch vụ mà không có sự điều tiết, quản lý, giám sát của Nhà nước thì có thể sẽ gây mất công bằng xã hội và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Từ những nguyên tắc này, có thể chi tiết hóa theo một số khoản mục chi phí trọng yếu trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công như sau: Về nguyên tắc chi liên quan đến khoản chi lương: Như đã phân tích, chi lương là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hình thành giá dịch vụ. Hiện nay, lương cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ sở sự nghiệp công lập vẫn đang được chi trả theo thang bậc lương đối với khu vực hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, khi chuyển đổi cơ chế sang cơ chế giá dịch vụ, vì vậy liên quan đến khoản chi phí quan trọng này - đó là chế độ lương chi trả cho lao động làm việc trong các cơ sở đào tạo công lập sẽ thay đổi theo hướng nào - theo cơ chế thị trường hay vẫn theo ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. NCS đề xuất nên xây dựng nguyên tắc tính lương theo vị trí và trách nhiệm kết hợp với hiệu quả, hiệu suất lao động theo hai hệ thống lương cơ bản: lương thị trường (lương theo cơ chế thỏa thuận giữa người lao động và nhà trường) và lương nhà nước (bao gồm cả lương Hành chính nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước). Việc lựa chọn áp dụng hệ thống lương nào sẽ phụ thuộc vào loại hình dịch vụ thuộc nhóm nào trong 4 nhóm hoạt động ở các cơ sở sự nghiệp công lập. + Áp dụng hệ thống thang bảng lương áp dụng cho khu vực Hành chính nhà nước đối với nhóm 1: Đào tạo theo nhiệm vụ được giao; + Áp dụng hệ thống thang bảng lương áp dụng cho khu vực Doanh nghiệp nhà nước đối với nhóm 3: Dịch vụ đơn đặt hàng Nhà nước (Ví dụ: đơn đặt hàng để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học,); + Áp dụng hệ thống thang bảng lương theo cơ chế thị trường (hợp đồng lao động theo cơ chế thỏa thuận) đối với nhóm 2: Đào tạo nhu cầu xã hội; và nhóm 4: Dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ như dịch vụ về căng tin, ký túc,). Về nguyên tắc chi liên quan đến khấu hao tài sản cố định: + Việc khấu hao tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ với những tài sản và cơ sở hạ tầng trên đất, không tính khấu hao đối với quyền sử dụng đất. + Chỉ những tài sản liên quan trực tiếp đến quá trình cung ứng dịch vụ sự nghiệp công mới phải tính khấu hao. 181 + Đối với những tài sản liên quan trực tiếp vào quá trình cung ứng từ 2 nhóm loại hình dịch vụ trở lên thì đơn vị phải xây dựng phương án và tiêu thức phân bổ cụ thể, phù hợp để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí hình thành giá của từng nhóm loại hình dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp công. 4.2.4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính theo các lĩnh vực sự nghiệp công cơ bản a) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực GD&ĐT Quản lý tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính. Đây là vấn đề then chốt nhằm đảm bảo quá trình tự chủ và tự chịu trách nhiệm được thực hiện đầy đủ, khách quan, công bằng và minh bạch. Ngoài các giải pháp chung về đổi mới tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như đã đề cập ở trên, tự chủ tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực GD&ĐT cần phải quan tâm, đổi mới các vấn đề chủ yếu sau đây: - Phân cấp mạnh cho các đơn vị trong nhà trường: mở rộng nguồn thu và khoán chi. - Mở rộng sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo cho quy chế chi tiêu nội bộ trở thành công cụ tài chính động viên khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên, giảng viên trong đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là công cụ thực hiện sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức cá nhân trong đơn vị. - Xây dựng và tổ chức quy chế giải trình đối với nội bộ cũng như đối với cơ quan quản lý nhà nước, các đối tượng thụ hưởng dịch vụ GD&ĐT về các mặt hoạt động nói chung, hoạt động tài chính nói riêng. - Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của ban thanh tra nội bộ về hoạt động tài chính của đơn vị. - Củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường, đặc biệt tăng cường vai trò hoạch định chiến lược kế hoạch tài chính của nhà trường đối với Hội đồng trường. - Hoàn thiện về mặt tổ chức, nhân sự, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý tài chính của bộ phận kế toán, quản lý tài chính trong đơn vị. Tóm lại, để có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị SNCL thuộc sự nghiệp GD&ĐT, điều quan trọng 182 hiện nay là phải tập trung tìm kiếm các giải pháp đang có những bất cập chính trong nội bộ của các đơn vị SNCL thuộc sự nghiệp GD&ĐT. b) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực KH&CN - Nghiên cứu sửa đổi những quy định về việc trích lập quỹ thu nhập tăng thêm trong quy định của Nghị định theo hướng bảo đảm cho các đơn vị, các tổ chức KH&CN có đủ nguồn lực tài chính khi có sự thay đổi chế độ tiền lương của Nhà nước. - Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa những quy định về việc chuyển đổi các đơn vị SNCL trong lĩnh vực KH&CN thành doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần, trong đó đặc biệt chú trọng những quy định về việc đánh giá giá trị của các tài sản do Nhà nước đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức KH&CN công lập trong việc chuyển đổi thành doanh nghiệp, công ty cổ phần. - Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN. Cơ chế đó phải gắn chặt với những đặc điểm, đặc thù của hoạt động KH&CN. Tóm lại, việc mở rộng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực KH&CN là một vấn đề lớn phức tạp đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề. Những đề xuất trên đây chỉ là những đề xuất có tính ngắn hạn nhằm hoàn thiện những quy định trong Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Về lâu dài cùng với việc nghiên cứu xây dựng Luật sự nghiệp cần cụ thể hóa các quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nói riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động có tính chất đặc thù, đặc biệt của hoạt động KH&CN và các đơn vị, tổ chức KH&CN. c) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực Y tế - Hoàn thiện, đổi mới các chính sách tài chính liên quan đến vấn đề giao và thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với bệnh viện như: chính sách tài chính về đất đai, chính sách tài chính trong hoạt động liên doanh, liên kết; chính sách phí, giá dịch vụ trong khám, chữa bệnh phục hồi chức năng; chính sách chi NSNN; chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư; chính sách XHH trong lĩnh vực khám chữa bệnh phục hồi chức năng, chính sách bảo hiểm y tế - Tăng nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực cho các bệnh viện tuyến cơ sở nhằm một mặt giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện tuyến dưới mở rộng quyền tự chủ tài chính, thu hút nguồn tài chính ngoài NSNN. 183 - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tự chủ tài chính trong bệnh viện công lập, đặc biệt là vấn đề thu - chi tài chính trong bệnh viện; nâng cao vai trò của bộ phận quản lý tài chính trong bệnh viện, đặc biệt là công tác kế toán. 4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN Thứ nhất, cần hoàn thiện quy trình chính sách, nhất là công tác hoạch định chính sách, trong đó có chính sách tài chính. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, hoạch định sai sẽ cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi, và có thể mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác hoạch định chính sách, cần thực hiện các giải pháp sau: (1). Nâng cao năng lực nhận diện các vấn đề chính sách; (2). Cần xác định rõ mục tiêu chiến lược, cũng như mục tiêu cụ thể của chính sách; (3). Hình thành các phương án chính sách để lựa chọn. Thứ hai, phải có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ cấp trung ương đến địa phương, nhất là cấp địa phương. Việc hoạch định và thực thi chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công là một vấn đề quan trọng, song lại hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề và các loại lợi ích trong xã hội, đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Nếu không có sự vào cuộc quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị thì các giải pháp đưa ra cho dù có được nghiên cứu công phu với nhiều luận cứ khoa học thực và tiễn vững chắc vẫn không thực hiện được. Đo đó, sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhất là cấp địa phương là điều kiện tiên quyết hàng đầu để có thể hiện thực hóa các giải pháp mà luận án đã đề xuất. Thứ ba, hầu hết các giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công mà NCS đề xuất đều liên quan đến cơ sở pháp lý, nếu không có cơ sở pháp lý vững chắc thì khả năng hiện thực hóa các giải pháp sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể không thực hiện được. Do đó, hoàn thiện đổi mới các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực XHH dịch vụ sự nghiệp công nói chung, trong lĩnh vực tài chính nói riêng được coi là điều kiện cơ bản để triển khai thực hiện các giải pháp hoàn thiện và đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công, hướng đến cần thiết xây dựng một văn bản dưới dạng luật quy định tất cả những vấn đề tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công, bởi lẽ khu vực dịch vụ là một trong những khu vực trọng yếu của nền kinh tế và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thứ tư, tổ chức bộ máy, sự phối hợp trách nhiệm, chia sẻ thông tin trong việc hoạch định, thực thi chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công. Đây được coi là điều kiện không thể thiếu để có thể hiện thực hóa các giải pháp đề xuất, bởi 184 lẽ các giải pháp xuất đều liên quan đến vấn đề hoạch định và tổ chức thực thi chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công. Một bộ máy hoạch định và tổ chức thực thi chính sách tài chính hợp lý với việc phân công bố trí nhân lực có năng lực, trình độ trách nhiệm là điều kiện quan trong để nâng cao chất lượng chính sách và tổ chức thực thi chính sách tài chính có hiệu quả. Và do đó, tất yếu những đề xuất các giải pháp đưa ra của luận án sẽ được nghiên cứu vận dụng vào thực tế. Mặt khác, trong hoạch định và thực thi chính sách tài chính một yếu không thể thiếu là thông tin, thông tin có được từ nhiều nguồn, do đó vấn đề chia sẻ thông tin để tạo điều kiện hoạch định, thực thi chính sách phải được coi là điều kiện để thực hiện các giải pháp. Thứ năm, bảo đảm nguồn lực tài chính: những giải pháp luận án đề xuất nếu được nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn, tất yếu phải hao phí nguồn lực tài chính. Không bảo đảm được nguồn lực tài chính các giải pháp đề xuất khó hiện thực hóa vận dụng vào thực tế. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Nhiệm vụ đặt ra đối với chương 4 của luận án là nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp đã và đang có hiệu lực nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách thời gian qua. Để thực hiện nhiệm vụ đó, chương 4 tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu: (i) Nghiên cứu những yêu cầu mới đặt ra đối với XHH dịch vụ sự nghiệp công và những điều kiện cần có để bảo đảm cho các yêu cầu thực thi; (ii) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp trong thời gian tới. Đây là nội dung trọng tâm của chương. Ở vấn đề này luận án đã nghiên cứu đưa ra mục tiêu, phương hướng hoàn thiện, đổi mới cùng những giải pháp chung hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính trên 4 loại chính sách cụ thể: chính sách thuế, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng Nhà nước, cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị SNCL; trong đó luận án nghiên cứu vận dụng vào 3 lĩnh vực sự nghiệp: lĩnh vực GD&ĐT, lĩnh vực KH&CN, lĩnh vực Y tế. Những giải pháp đề xuất mà NCS đưa ra trong chương 4 của luận án là sản phẩm tư duy của cá nhân NCS dựa trên những hạn chế, bất cập của chính sách trong giai đoạn qua, đồng thời là kết quả của cách tiếp cận những vấn đề mới, những yêu cầu mới trong thực hiện hiện XHH dịch vụ sự nghiệp công thời gian tới. 185 KẾT LUẬN Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của NCS, tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về dịch vụ sự nghiệp công, XHH dịch vụ sự nghiệp công, chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công. Trong phần lý luận, NCS đã dành khá nhiều công sức, trang viết nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công. Điểm mới trong phần này là NCS coi chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công là một bộ phận, một nhánh của chính sách công, từ đó NCS phân tích đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng cũng như việc hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp đều dựa trên tư duy coi chính sách tài chính là chính sách công. NCS đặc biệt nhấn mạnh đến việc tiếp cận chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp trong phạm vi luận án này được triển khai theo 4 chính sách bộ phận là: chính sách thu, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính đối việc XHH dịch vụ sự nghiệp công. Bên cạnh đó, luận án cũng đi vào phân tích tác động của các chính tài chính bộ phận nên trên đối với việc XHH dịch vụ sự nghiệp công, cũng như đi vào đánh giá những nhân tố tác động đến chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này. Cùng với việc nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận về chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công, luận án đã dành nhiều thời lượng phân tích thực trạng chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công. Luận án cũng khẳng định chính sách tài chính thúc đẩy XHH sự nghiệp công là một hệ thống chính sách cụ thể, có tính đa mục tiêu. Theo phạm vi nghiên cứu đã được xác định, NCS đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách thuế, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL trong ba lĩnh vực GD&ĐT, KH&CN và Y tế. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cho thấy hiện nay ở nước ta không có một hệ thống chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công một cách độc lập, riêng biệt mà được lồng ghép trong hệ thống các chính sách khác. Qua phân tích thực trạng thực hiện chính sách tài chính, luận án cho rằng việc thực hiện chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công thời gian qua cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, song vẫn còn những hạn chế, vướng mắc ngay trong những quy định của chính sách và tổ chức thực thi chính sách, cụ thể là đối với chính sách ưu thuế, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng nhà nước, cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trong các lĩnh vực sự nghiệp GD&ĐT, sự nghiệp KH&CN, sự nghiệp Y tế. Do đó, để phát huy giá trị tích cực của chính sách tài chính, việc tiếp tục hoàn thiện, đổi mới chính sách 186 tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công thời gian tới trong điều kiện xuất hiện những yêu cầu mới thực hiện xã hội dịch vụ sự nghiệp công là hết sức cần thiết. Nhận rõ sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công, luận án đã tập trung nghiên cứu những yêu cầu mới đặt ra đối với XHH dịch vụ sự nghiệp công và những điều kiện cần có để bảo đảm cho các yêu cầu thực thi. Từ đó, luận án đã tập trung nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện đổi mới chính sách thuế, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng nhà nước, cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Những giải pháp đó được đề cập dựa trên cơ sở những đánh giá về thực trạng thực thi chính sách trong thời gian qua cùng với kết quả nghiên cứu những yêu cầu mới về tổ chức thực hiện XHH dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới. Tóm lại, luận án là một công trình nghiên cứu khoa học của NCS, chắt lọc, thai nghén từ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách tài chính thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công đòi hỏi cần có những thay đổi. 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Văn Trường (2018), Cơ chế sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - tháng 2/2018 (674), tr.17-20. 2. Phạm Văn Trường (2019), Tài chính cho các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - tháng 11/2019 (716), tr.52-54. 3. Phạm Văn Trường (2019), Tài chính cho giáo dục đại học: Những vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 - tháng 12/2019 (719), tr.42-44. 188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Kinh Anh (2019), Bài viết “Tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, đào tạo”, Báo điện tử Luật sư Việt Nam ngày 14/7/2019, năm 2019. 2. Bộ Nội vụ (2004), Báo cáo của đoàn công tác Bộ Nội vụ khảo sát, nghiên cứu hành chính công, dịch vụ công ở Anh, thời gian từ 27/01/2004 đến 11/02/2004, năm 2004. 3. Bộ Tài chính (2015), Tài liệu hội thảo “Đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập”, Tài liệu lưu hành nội bộ, năm 2015. 4. Bộ Tài chính (2015), Đề tài NCKH cấp Bộ “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”, năm 2015. 5. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo “Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực y tế giai đoạn 2002- 2015”, Tài liệu lưu hành nội bộ, năm 2016. 6. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo “Tổng hợp số liệu đầu tư tài chính cho giáo dục giai đoạn 2011- 2016”, Tài liệu lưu hành nội bộ, năm 2017. 7. Bộ Y tế (2008), Đề tài NCKH cấp Bộ “Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập”, năm 2008. 8. Thạch Bình (2019), Bài viết “Giáo dục hấp dẫn hợp tác công” đăng trên Thời báo Ngân hàng điện tử ngày 15/4/2019. 9. Bùi Duy Cam, Nguyễn Văn Nội (2012) Kỷ yếu hội thảo đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học “Xác định chi phí đào tạo, các kiến nghị và điều kiện để thí điểm thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo đối với các ngành khoa học cơ bản tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội”, năm 2012. 10. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Thạc sĩ Trịnh Thị Minh Thanh (2016), Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Quảng Ninh, năm 2016. 11. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Bắc Giang, năm 2018. 12. David Osbem, T. Gaebler (1992), Đổi mới hoạt động của chính phủ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1992. 189 13. Lê Văn Dụng (2017), Luận án Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh “Quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành Y ở Việt Nam”, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2017. 14. Đảng Cộng sản Trung Quốc (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV của Đảng cộng sản Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, năm 1987. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, năm 1991. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, năm 1996. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, năm 2001. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, năm 2006. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, năm 2011. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, năm 2016. 22. Nguyễn Trường Giang (2003), Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, năm 2003. 23. Đỗ Thị Hải Hà (2008), Sách “Hoàn thiện quản lý nhà nước đổi với dịch vụ công”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 2008. 24. Nguyễn Ngọc Hà, Chu Thị Thanh Vui (2015), Bài báo “Xã hội hóa giáo dục và y tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96) - 2015. 25. Trần Thị Thu Hà (1997), Đề tài NCKH cấp Bộ “Đối mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu”, năm 1997. 26. Lương Thị Việt Hà (2014), Luận án tiến sĩ “Quản lý hoạt động tham gia XHH giáo dục của trường phổ thông khu vực đồng bằng sông Hồng”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm 2014. 190 27. PGS.TS. Đỗ Phú Hải (2019), Bài báo “Thu hút nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, năm 2019. 28. Cao Thu Hằng (2016), Sách “Chính sách xã hội hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2016. 29. Haroon Chowdry (2006), "Funding Higher Education: Issues and Implications- tài chính cho giáo dục đại học - vấn đề và thực hiện", năm 2006. 30. GS.TS. Trần Ngọc Hiên (2012), Bài viết “Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ một số nước”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 18/6/2012. 31. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2007. 32. Ngô Thanh Hoàng (2013), Đề tài cấp Học viện “Đổi mới hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và hoạt động sự nghiệp khác trong đơn vị HCSN”, Học viện Tài chính, năm 2013. 33. Ngô Thanh Hoàng (2015), Bài viết “Bàn về kế toán, kiểm toán trong pháp luật ngân sách nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 08 (218) - 2015, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2015. 34. Ngô Thanh Hoàng, Phạm Văn Trường (2015), Đề tài cấp Bộ “Xác định chi phí hình thành giá dịch vụ và công cụ quản lý chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, Bộ Tài chính, năm 2015. 35. Ngô Thanh Hoàng, Trương Thị Thủy (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình “International public sector accounting standards”, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, năm 2016. 36. Nguyễn Tấn Hùng (2019), Bài viết “Bàn về cải cách giáo dục đại học Việt Nam hiện nay từ bài học kinh nghiệm trong chính sách tự chủ đại học của Đài Loan”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 16, Số 1(2019), tr19-29, năm 2019. 37. Trần Quang Hùng (2016), Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị “Chính sách học phí đại học của Việt Nam”, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2016. 191 38. GS.TS. Vương Đình Huệ (2018), Bài viết “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 22/02/2018, năm 2018. 39. Nguyễn Đắc Hưng (2019), Bài viết “Hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp”, Chuyên trang Giáo dục Nghề nghiệp điện tử ngày 30/12/2019, năm 2019. 40. Nguyễn Thị Hương, Tạ Ngọc Cường (2016), Bài viết “Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội, Tập 32, Số 3 (2016) tr18-23, năm 2016. 41. Trần Thu Hương (2017), Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về XHH dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp Việt Nam”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017. 42. TS. Lê Hoàng Bá Huyền (2019), Bài viết “Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN- rào cản và giải pháp”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019, năm 2019. 43. Joseph E.Stiglitz (1995), Sách “Economics of the Public sector”, năm 1995. 44. Nguyễn Đại Lai (2011), Bài viết “Giải bài toán về đổi mới cơ chế đào tạo chuyên môn và cơ chế tài chính cho việc dạy và học ở bậc Đại học nước ta”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 9 (98), năm 2011. 45. Chu Hiểu Lệ, Đặng Tú Vân (2008), Bài viết “Cải cách và sự phát triển mới của dịch vụ công ở Mỹ”, Thông tin những vấn đề lý luận, số 4, năm 2008. 46. TS. Nguyễn Hồng Liên (2017), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với đề tài “Đổi mới công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính phục vụ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học”, Đại học Thái Nguyên, năm 2017. 47. Nguyễn Thùy Linh (2019), Bài viết “Tăng cường nguồn lực tài chính cho GD ĐH công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 26 tháng 9/2019 (708), tr25-28, năm 2019. 48. Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Văn Định (2019), Bài viết “Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam”, Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 10 năm 2019 (727), tr25-27, năm 2019. 192 49. Đinh Thị Liễu (2015), Bài viết “Chọn lựa hình thức xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh”, Tài liệu hội thảo đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015. 50. Nguyễn Thị Yến Nam (2016), Bài viết “Chuyển đổi cơ chế quản lí tài chính ở đại học công lập theo hướng tự chủ: những nội dung cơ bản và kết quả thực hiện”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 1(79), năm 2016. 51. Naoki Ikegami (2013), Sách “Atonomy and vesponsibility in Japanese hospitals”, năm 2013. 52. Neal Mc Cluskey và Chris Edward (2010), "Higher Education Subsidies- trợ cấp cho giáo dục đại học", Viện Cato (Cato Institute), năm 2010. 53. Đỗ Văn Nhân (2011), Bài viết “Quản lý tài chính trong các trường đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 10 (99), năm 2011. 54. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo thường niên năm 1997, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998. 55. Tạ Thị Bích Ngọc (2017), Bài viết “Chính sách Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học theo xu hướng hội nhập quốc tế”, Tạp chí VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities- Vol.3, No.1b, năm 2017. 56. Tạ Thị Bích Ngọc (2018), Bài viết “Thực trạng giáo dục đại học ngoài công lập trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities- Vol.4, No2b, năm 2018. 57. Phan Thị Bích Nguyệt (2012), Bài viết “Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008- 2012”, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, TP Hồ Chí Minh, năm 2012. 58. Trương Thị Thanh Quý (2017), Bài viết “Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong xã hội hóa giáo dục”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8-2017, năm 2017. 59. Nguyễn Quang Sáng (2014), Bài viết “Vai trò của nhà nước trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 12/2014, năm 2014. 60. Bùi Thiên Sơn (2010), Bài viết “Chi Ngân sách nhà nước và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học công và công nghệ ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 8 (85), năm 2010. 193 61. Lê Thị Thanh (2011), Bài viết “Điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ tài chính khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 7 (96), năm 2011. 62. TS. Chu Văn Thành (2004), Đề tài NCKH cấp Bộ “Dịch vụ công và XHH dịch vụ công trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay”, năm 2004. 63. Trịnh Ngọc Thạnh (2017), Bài viết “Chính sách phát triển giáo dục đại học: Những thành công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, số 1 (2017) tr81-90, năm 2017. 64. Nguyễn Văn Thắng (2015), Bài viết “Một số vấn đề quản trị trong huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục và y tế”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 218 (2015), tr11-19, năm 2015. 65. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Bài viết “Những vấn đề nóng bỏng của các cấp lãnh đạo Trung Quốc sau Đại hội XVI”, Hà Nội, Phần 2, năm 2003. 66. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 117/2017/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025, năm 2017. 67. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1656/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, năm 2019. 68. PGS.TS. Trần Quốc Toản (2018), Bài viết “Đổi mới thể chế phát triển và đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công”, Trang Thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, ngày 14/8/2018, năm 2018. 69. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư (2015), Bài viết “Đổi mới cơ chế tự chủ ở các trường đại học công lập tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo Đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, năm 2015. 70. Nguyễn Thị Huyền Trang & Trần Thị Hoài (2018), Bài viết “Huy động nguồn lực xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội, Tập 34, Số 1 (2018) tr29-37, năm 2018. 71. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2020), Bài viết “Một số giải pháp phát triển dịch vụ khám chữa bệnh ở TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 17, số 1(2020), tr147-155, năm 2020. 72. Trung tâm nghiên cứu chính sách GDĐH (2013), "Progress in Higher Eduction Reform Across Europe. Funding Reform - Quá trình cải cách giáo dục đại học ở Châu Âu- Cải cách tài chính - tập 1", năm 2013. 194 73. Trung tâm nghiên cứu chính sách GDĐH (2015), "Independent Analysis of Higher Education Funding Approach- phân tích độc lập cách tài trợ cho giáo dục đại học", năm 2015. 74. Trung tâm nghiên cứu chính sách GDĐH (2014), "Student financing in the Netherlands: from generosity to cost-sharing- facts, perceptions and effects- tài chính sinh viên ở Hà Lan: từ bao cấp đến chia sẻ chi phí - sự kiện, nhận thức và tác động", năm 2014. 75. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết 19-NQ/TW Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, năm 2017. 76. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, năm 2018. 77. Bùi Tư (2018), Bài viết “Lĩnh vực y tế 'hút' vốn đầu tư xã hội hóa”, Báo điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 22/8/2018, năm 2018. 78. PGS.TS. Lê Xuân Trường và PGS.TS. Lý Phương Duyên (2016), Bài báo “Chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 3/2016, năm 2016. 79. PGS.TS. Lê Xuân Trường và PGS.TS. Lý Phương Duyên (2019), Bài báo “Về ưu đãi thuế khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần”, Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 11/2019, năm 2019. 80. Đặng Thị Lệ Xuân (2011), Luận án tiến sỹ kinh tế “Xã hội hóa y tế tại Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn và giải pháp”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2011. 81. Yingyao Chen (2013), Sách “Public Hospital Automnomy in China: Review and Outlook”, năm 2013. 82. Word Bank (2014), Sách “Đặt giáo dục đại học vào công việc của ngân hàng thế giới thuộc khu vực Đông Nam Á”- Putting Higher Education to Work- Skills and Research for Growth in East Asia, năm 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_tai_chinh_thuc_day_xa_hoi_hoa_dich_vu_su.pdf
  • pdfTrang thong tin tom tat.pdf
  • pdfTT Pham Van Truong _ cap HV.pdf
Luận văn liên quan