Chính sách tài khóa là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. CSTK được
xem là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong điều chỉnh và ổn định kinh
tế vĩ mô. Sử dụng CSTK để tác động đến cung, cầu hàng hóa thúc đẩy TTKT khi
nền kinh tế suy thoái hoặc lạm phát, giảm kinh tế tăng trưởng nóng khi nền kinh
tế lạm phát là biện pháp mà hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện trong đó
có Việt Nam.
Luận án với đề tài “Chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về CSTK nhằm thúc đẩy TTKT
ở Việt Nam.
Thứ hai, hệ thống hóa, luận giải để góp phần hoàn thiện, nâng cao nhận
thức lý luận về CSTK và TTKT. Phân tích các tác động của CSTK tới TTKT ở
Việt Nam. Tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoạch định
và sử dụng CSTK, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng của CSTK và tác động của CSTK
trong việc thúc đẩy TTKT ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017; chỉ ra những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về CSTK nhằm thúc
đẩy TTKT.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CSTK trong việc thúc
đẩy TTKT Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trong giai đoạn 1991 - 2017, CSTK của Việt Nam đã được Chính phủ
điều hành phù hợp với diễn biến của chu kỳ phát triển kinh tế và đã có những
đóng góp đáng kể vào điều chỉnh kinh tế của Việt Nam, giúp cho nền kinh tế
Việt Nam về cơ bản vẫn giữ được sự ổn định và nhịp độ tăng trưởng tương đối
tốt so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi
CSTK do nền kinh tế Việt Nam với quy mô nhỏ, vừa mới bước vào phát triển
theo mô hình kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng kinh tế còn yếu kém, kinh nghiệm170
quản lý kinh tế trong tất cả các cấp còn hạn chế, chịu nhiều tác động của các biến
động giá cả và những tiêu cực của kinh tế quốc tế. Đặc biệt là những hiểu biết về
CSTK, việc thực hiện CSTK vẫn còn những hạn chế vì vậy đã ảnh hưởng đến
vai trò tích cực của CSTK đối với vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy TTKT,
tạo công ăn việc làm.
Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, NCS hy vọng kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện cơ sở lý
luận về CSTK và TTKT, tác động của CSTK tới TTKT và các giải pháp ở chương
4 phù hợp với diễn biến quốc tế cũng như hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Các
giải pháp này đóng góp vào việc hoàn thiện CSTK và đảm bảo nâng cao vai trò
của CSTK nhằm thúc đẩy TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nghiên cứu sinh mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để luận án được
hoàn thiện hơn.
198 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc xác định
mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục
tiêu đó. Đồng thời, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung mục tiêu
chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt - mục tiêu
lạm phát linh hoạt nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung.
Trên cơ sở các mục tiêu chung, NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia
xác định khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và
linh hoạt trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu, xây dựng kế hoạch tài chính -
tiền tệ tổng thể cho từng năm, trong đó các vấn đề về bội chi ngân sách, đầu tư
công, hiệu quả đầu tư cần phải được tính toán và xem xét cụ thể trên các vấn đề
có liên quan tới CSTT như tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng...
để đảm bảo việc thực thi hai chính sách được đồng bộ và hiệu quả.
Thứ ba, phải có nhất quán giữa các mục tiêu chính sách ngắn hạn và dài
hạn trong phối hợp CSTK - CSTT. Về ngắn hạn, CSTK - CSTT cần phối hợp chặt
chẽ nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới
một con số và hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy
162
sản xuất kinh doanh của DN. Về dài hạn, CSTK phải hướng tới việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Thu chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với mục tiêu ổn
định tiền tệ. CSTT phải kiên trì với mục tiêu ổn định lạm phát, vấn đề kiểm soát
mức độ tăng giá cần phải được đặt lên hàng đầu không chỉ trong thời kỳ có lạm
phát cao mà ngay cả thời kỳ lạm phát thấp nhằm tạo lập niềm tin cho thị trường,
xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Thứ tư, thiết lập hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch đối với
các kỳ vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch
định và thực thi chính sách.
Đối với CSTT, việc hoạch định và thực thi chính sách phải phải đảm bảo
duy trì tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ điều tiết lãi suất thị trường
theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền, kiểm soát tỷ giá, huy
động vốn và cung cấp vốn cho thị trường; phát triển hệ thống ngân hàng tạo cơ sở
thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững qua đó tạo điều kiện tăng nguồn thu
và huy động vốn để bù đắp thâm hụt cho NSNN.
Đối với CSTK, cần nỗ lực tập trung các khoản thu, chi NSNN nhằm đạt
được mục tiêu ổn định nền kinh tế, phát triển nền kinh tế vĩ mô bền vững, xác lập
cơ sở kinh tế cho việc thực thi CSTT có hiệu quả, kiểm soát lạm phát, giữ sức mua
của đồng tiền ổn định và phát triển thị trường tiền tệ.
Thứ năm, tiến tới thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu và nâng
cao kỷ luật tài khóa. Với việc xác định mục tiêu phối hợp tài khóa - tiền tệ giai
đoạn tới tập trung vào việc xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thì việc
áp dụng chính sách khuôn khổ lạm phát mục tiêu và nâng cao kỷ luật tài khóa là
lựa chọn thích hợp đối với CSTK - CSTT của Việt Nam.
Đối với điều kiện hiện nay của Việt Nam, để có thể áp dụng CSTT lạm
phát mục tiêu trong tương lai cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
(i) Nhóm giải pháp đổi mới thể chế: Xây dựng Luật NHTW Việt Nam
thay thế Luật NHNN theo hướng đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại;
163
(ii) Nhóm giải pháp kỹ thuật: Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số
lạm phát (CPI);
(iii) Nhóm giải pháp hỗ trợ: Đẩy mạnh công tác truyền thông về lạm phát
mục tiêu; Nâng cao năng lực dự báo; Phát triển và hoàn thiện thị trường tài
chính; Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng; Nâng cao tính minh bạch của
CSTT; Phối hợp tốt giữa CSTK và CSTT; Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá
hối đoái theo hướng linh hoạt hơn. Đối với CSTK, cần tăng cường kỷ luật tài
khóa, cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng
hình thức và nội dung công khai; tăng cường trách nhiệm giải trình.
Thứ sáu, trong quá trình phối hợp CSTK và CSTT, cần xem xét và tính
đến sự phối hợp với các chính sách khác, đặc biệt là các biện pháp giám sát vĩ
mô thận trọng. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và được quan tâm nhiều trong
bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các khu vực thương mại, các
hiệp định thương mại tự do (Cộng đồng Kinh tế ASEAN, TPP, Việt Nam -
EU...), nhằm hạn chế sự biến động của các dòng vốn vào - ra, đồng thời tạo sự
ổn định tài chính trong nền kinh tế.
4.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động
thu và chi ngân sách nhà nước
+ Đối với chính sách thu NSNN
Thực hiện cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí phù hợp với quá trình
chuyển đổi của nền kinh tế và thông lệ quốc tế, đồng thời thu hút có hiệu quả, đa
dạng hóa các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển dịch vụ công. Trong đó cần chú trọng hoàn thiện chính sách thuế, chính
sách thu từ đất đai, tài nguyên và tài sản khác để vừa có thể nuôi dưỡng nguồn
thu, vừa đảm bảo nguồn cho các nhu cầu chi của NSNN, vừa đảm bảo khuyến
khích các doanh nghiệp, các chủ thể trong nền kinh tế tích lũy vốn cho đầu tư.
Do đó, cần hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách thuế theo hướng:
giảm dần thuế suất, giảm chênh lệch giữa các mức thuế suất, giảm dần các ưu
đãi, giảm thuế có thời hạn định trước. Mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế,
164
đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, công bằng về thuế đối với các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chính sách pháp luật về thuế theo
hướng cơ cấu lại nguồn thu, đảm bảo bền vững trong thu NSNN; Tiếp tục rà
soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế tạo môi trường thuận lợi cho
DN phát triển. Trong điều hành thu NSNN cần tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các
cơ quan trong thực hiện quản lý thu NSNN; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra thuế, quản lý chặt chẽ hoàn thuế; Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chống
thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại; Tập trung xử lý thu
hồi nợ đọng thuế và đôn đốc thu hồi các khoản phải thu.
+ Đối với chính sách chi NSNN
Để đáp ứng những yêu cầu quản lý NSNN trong thời kỳ mới, Luật Đầu tư
công đã được ban hành tháng 6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
Tiếp đó, tại kỳ họp tháng 6/2015, Quốc hội thông qua Luật NSNN (sửa đổi), có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Nhiều nội dung mới được quy định tại hai
luật này, ví dụ: kế hoạch đầu tư công trung hạn; Kế hoạch tài chính-NSNN trung
hạn; phạm vi NSNN; Quy định về bội chi NSNN; Quốc hội quyết định mức giới
hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủĐể các quy định này đi vào
cuộc sống, sau khi ban hành Luật, cần tiếp tục triển khai các văn bản Thông tư,
Nghị định hướng dẫn thực thi để đảm bảo tính thống nhất.
Cần ban hành hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ NSNN. Đây là căn cứ
cho việc lập dự toán và phân bổ ngân sách ở các cấp ngân sách. Do vậy, để đảm
bảo cân đối ngân sách vững chắc, cần xây dựng hệ thống định mức, tiêu chí phù
hợp với khả năng thu NSNN. Cần thực hiện tốt mục tiêu công bằng giữa các
vùng miền, địa phương, các ngành và lĩnh vực; thu hẹp dần khoảng cách phát
triển giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời, cần rà soát lại các mục tiêu trọng
điểm của từng thời kỳ, xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn, dài hạn theo các
mục tiêu đó để đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế của đất nước.
165
4.4.2. Hiện đại hóa công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng dự báo
Việc xây dựng hệ thống thông tin công khai minh bạch và năng lực phân
tích, dự báo có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạch định và chỉ đạo
điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Muốn xây dựng được chính sách tốt,
cần có hệ thống thông tin đầy đủ, có chất lượng và nghiên cứu, phân tích có
chiều sâu, đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các phương diện để lựa chọn
phương án, công cụ chính sách phù hợp nhất. Đây cũng là một trong những
điểm yếu của các nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta, nhất là
thiếu cơ sở dữ liệu, phân tích chuyên sâu mang tính chuyên ngành, đặc thù để
có thể xây dựng được những chính sách mang tính ổn định dài hạn, tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tính toán
phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
4.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong điều hành kinh tế vĩ mô, con người là yếu tố quyết định cả trong
hoạch định và thực thi chính sách. Thực tiễn cho thấy nhiều Bộ, ngành, cơ quan
chức năng còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện nhiệm vụ hoạch định
và điều hành chính sách vĩ mô, dẫn đến một số cơ chế chính sách chất lượng chưa
cao, chưa đáp ứng yêu cầu, mới ban hành đã phải sửa đổi, hoàn thiện. Cần tập trung
xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về phân tích, dự báo, hoạch định
chính sách trong các cấp, các ngành, đặc biệt chú trọng trình độ trình độ chuyên
môn, năng lực thực tiễn và chuyên nghiệp. Đồng thời, cần phải có quyết tâm chính
trị cao, sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; sự quyết liệt và kỷ luật,
kỷ cương trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; đặc biệt là sự
đổi mới trong hoạt động của Chính phủ, xác định đúng hướng, đúng trọng tâm,
trọng điểm trong điều hành kinh tế vĩ mô, như chúng ta đã thực hiện thành công
trong điều hành các CSTT, CSTK, thương mại, đầu tư trong thời gian qua.
4.4.4. Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành và các cấp
chính quyền
Để thực hiện các giải pháp đổi mới CSTK, cần triển khai thống nhất và
đồng bộ ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, từ các bộ, ngành
166
quản lý đến các đơn vị dự toán ngân sách. Để thực hiện CSTK một cách hiệu
quả, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và phải triển khai một cách nghiêm túc
và quyết liệt.
Quá trình lập, phân bổ ngân sách cũng như việc theo dõi quá trình thực
hiện cần phải có sự tham gia sâu rộng của các cơ quan, ban ngành và các đơn vị
sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, cần có sự giám sát của nhân dân nhằm phát
hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng NSNN, xử lý kịp thời để
đảm bảo kỷ cương tài chính, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực chung của
đất nước.
4.4.5. Tinh thần “tiết kiệm chi ngân sách nhà nước” cần được quán
triệt sâu sắc, thực hiện quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và
địa phương
Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh hiện nay, tiết kiệm phải trở thành nhận
thức chung và cho từng đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước và hệ thống
chính trị trong tất cả các lĩnh vực, địa phương, cấp độ quản lý trên cả nước.
Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện đồng bộ và thực chất các biện pháp cần thiết
nhằm tăng cường quản lý biên chế hành chính và việc chấp hành kỷ cương, kỷ
luật tài chính chi NSNN, tăng cường trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu,
cương quyết chống lãng phí, tiêu cực, căn bệnh chạy đua các dự án “hoành
tráng”, sự lạm dụng kẽ hở luật pháp và hành xử theo sự chi phối của lối tư duy
nhiệm kỳ và lợi ích nhóm; kịp thời nhận diện và khắc phục triệt để các tồn tại,
yếu kém trong Luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật
Phòng, chống tham nhũng
Kiên quyết cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh
thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia và
công trình đặc biệt của địa phương; không bố trí đoàn ra nước ngoài trong chi
thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia; không đề xuất, phê duyệt các
dự án và các khoản chi phát sinh ngoài dự toán NSNN đã phê duyệt, các chương
trình, dự án có nội dung trùng lặp, kém hiệu quả, cũng như các đề tài nghiên cứu
167
khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi; nâng cao chất lượng công tác
quy hoạch, công khai, minh bạch trong chi tiêu, tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát và hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư, mua sắm công; tăng
cường xã hội hóa, phân cấp và tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp loại hình dịch vụ, khả năng và nhu
cầu thị trường, trình độ quản lý
Trong quá trình này, cần thực hiện nghiêm yêu cầu giảm 10% biên chế
trong các cơ quan nhà nước từ nay đến năm 2020; không tăng biên chế các đơn vị
hiện có và chỉ bổ sung 50% vị trí trống của những lao động trong biên chế đến
tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, cần có sự đánh giá lại các tiêu chí yêu cầu vị trí công việc
và năng lực cán bộ, lao động trong khu vực nhà nước, từ đó có giải pháp giảm
thiểu đội ngũ công chức và lao động dư thừa tương đối và tuyệt đối, gắn với tăng
cường công tác bảo đảm an sinh và đồng thuận xã hội cao.
Bên cạnh đó, tinh thần tiết kiệm cũng được thể hiện qua yêu cầu nâng cao
chất lượng công tác quy hoạch, công khai, minh bạch trong chi tiêu, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát và hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu
tư, mua sắm công; tăng cường xã hội hóa, phân cấp và tự chủ về tổ chức thực
hiện nhiệm vụ, nhân lực tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp loại
hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.
168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chính sách tài khóa có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Các
nhà hoạch định chính sách thường sử dụng linh hoạt CSTK nhằm đạt mục tiêu
chung về TTKT. Trong giai đoạn 1991 - 2017, CSTK được sử dụng kết hợp với
các chính sách tài chính khác, điều chỉnh linh hoạt và kịp thời đã góp phần tích
cực đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong những năm tiếp
theo, cần phải xây dựng CSTK để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vững
chắc, đồng thời chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và
có hiệu quả, cần có những giải pháp hết sức đúng đắn và tích cực để CSTK có
thể phát huy tối đa các vai trò của nó.
Để các giải pháp đưa ra có cơ sở đầy đủ hơn, xác đáng hơn, nội dung
chương 4 đã tổng hợp các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, các chủ trương,
chính sách của Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, qua đó xác
định được những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của CSTK trong thời gian tới.
Với bối cảnh quốc tế và diễn biến trong nước, kế hoạch phát triển KTXH
và những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của CSTK nhằm điều chỉnh TTKT ở
Việt Nam theo đúng định hướng, kế hoạch mà Đảng và Nhà nước đã đề ra,
nghiên cứu sinh đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
CSTK đối với việc điều chỉnh TTKT Việt Nam trong thời gian tới.
Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của CSTK trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được
đưa ra trong chương 4 là: nhóm giải pháp về thu NSNN, nhóm giải pháp về chi
NSNN, nhóm giải pháp về cân đối NSNN và quản lý nợ công, phối hợp chặt chẽ
và đồng bộ CSTK và CSTT. Nội dung cuối cùng của chương 4 là các điều kiện
để thực hiện các nhóm giải pháp trên.
169
KẾT LUẬN
Chính sách tài khóa là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. CSTK được
xem là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong điều chỉnh và ổn định kinh
tế vĩ mô. Sử dụng CSTK để tác động đến cung, cầu hàng hóa thúc đẩy TTKT khi
nền kinh tế suy thoái hoặc lạm phát, giảm kinh tế tăng trưởng nóng khi nền kinh
tế lạm phát là biện pháp mà hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện trong đó
có Việt Nam.
Luận án với đề tài “Chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về CSTK nhằm thúc đẩy TTKT
ở Việt Nam.
Thứ hai, hệ thống hóa, luận giải để góp phần hoàn thiện, nâng cao nhận
thức lý luận về CSTK và TTKT. Phân tích các tác động của CSTK tới TTKT ở
Việt Nam. Tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoạch định
và sử dụng CSTK, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng của CSTK và tác động của CSTK
trong việc thúc đẩy TTKT ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017; chỉ ra những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về CSTK nhằm thúc
đẩy TTKT.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CSTK trong việc thúc
đẩy TTKT Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trong giai đoạn 1991 - 2017, CSTK của Việt Nam đã được Chính phủ
điều hành phù hợp với diễn biến của chu kỳ phát triển kinh tế và đã có những
đóng góp đáng kể vào điều chỉnh kinh tế của Việt Nam, giúp cho nền kinh tế
Việt Nam về cơ bản vẫn giữ được sự ổn định và nhịp độ tăng trưởng tương đối
tốt so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi
CSTK do nền kinh tế Việt Nam với quy mô nhỏ, vừa mới bước vào phát triển
theo mô hình kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng kinh tế còn yếu kém, kinh nghiệm
170
quản lý kinh tế trong tất cả các cấp còn hạn chế, chịu nhiều tác động của các biến
động giá cả và những tiêu cực của kinh tế quốc tế. Đặc biệt là những hiểu biết về
CSTK, việc thực hiện CSTK vẫn còn những hạn chế vì vậy đã ảnh hưởng đến
vai trò tích cực của CSTK đối với vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy TTKT,
tạo công ăn việc làm.
Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, NCS hy vọng kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện cơ sở lý
luận về CSTK và TTKT, tác động của CSTK tới TTKT và các giải pháp ở chương
4 phù hợp với diễn biến quốc tế cũng như hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Các
giải pháp này đóng góp vào việc hoàn thiện CSTK và đảm bảo nâng cao vai trò
của CSTK nhằm thúc đẩy TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nghiên cứu sinh mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để luận án được
hoàn thiện hơn.
171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thanh Giang (2011), Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, Nxb Tài Chính,
Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Giang (2015), “Phân cấp quản lý ngân sách và bài toán nợ của
chính quyền địa phương”, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa TCC, Tháng
11/2015.
3. Nguyễn Thanh Giang (2015), “Tài chính công với vai trò huy động nguồn lực
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa
TCC, Tháng 11/2015.
4. Nguyễn Thanh Giang (2016), “Đầu tư công và mô hình quản lý đầu tư công”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa TCC, Tháng 11/2016.
5. Nguyễn Thanh Giang (2016), “Đầu tư công và vai trò của đầu tư công với
phát triển kinh tế xã hội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa TCC, Tháng
11/2016.
6. Nguyễn Thanh Giang (2017), “Sự cần thiết hoàn thiện khung pháp lý phát
hành trái phiếu chính quyền địa phương”, Kỷ yếu hội thảo khoa học
khoa TCC, Tháng 11/2017.
7. Nguyễn Thanh Giang (2017), Những vấn đề cơ bản về Bội chi và nợ chính
quyền địa phương, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa TCC, Tháng
11/2017.
8. Nguyễn Thanh Giang (2017), “Tài chính Công với vai trò huy động nguồn lực
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”, Kỷ yếu diễn đàn Tài chính, Tháng
9/2017.
9. Nguyễn Thanh Giang (2017), “Nợ công của Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, Số 11/2017.
10. Nguyễn Thanh Giang (2017), “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh
hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế
toán, Số 4/2017.
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, Bài nghiên cứu, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2010), Điều chỉnh chính sách động viên thông qua thuế nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2010, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Tài chính, Hà Nội.
3. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Hà Nội.
4. Chính phủ (2012), Nghị Quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 03/01/2012,
Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước, Hà Nội.
5. Chính phủ (2013), Nghị Quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 07/01/2013
về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường, giải quyết nợ xấu, Hà Nội.
6. Chính phủ (2017), Nghị quyết 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về
Chương trình hành động triển khai khai hoạch cơ cấu lại NSNN và
quản lý nợ công, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thu Cúc (2013), “Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ: Thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí Tài chính, (3).
8. Vũ Sĩ Cường (2014), “Nhìn lại năm tài khóa 2013 và những vấn đề đặt ra cho
năm 2014”, Tạp chí Tài chính, (1), tr.11-15.
9. Nguyễn Văn Dần (2008), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
173
12. Hà Đăng, Đổi mới - Những thành tựu lớn, trong Việt Nam 20 năm đổi mới,
Sđd, tr. 572.
13. Nguyễn Đức Độ (2012), “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và
tương lai”, Tạp chí Tài chính, (3), tr.7-10.
14. Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính (2015), “Điều hành
chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát
triển”, Tạp chí Thời báo Tài chính - Việt Nam online.
15. Mai Đình Lâm (2013), Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam, luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Đình Long, Nguyễn Hoài Nam (2012), “Tác động của chính sách tài
khóa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (25),
tr.15-19.
17. Vũ Thị Minh Luận (2013), Tác động của chính sách tài khóa tới tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, Học viện Chính sách và phát triển, Hà Nội.
18. Lê Quốc Lý (2008), “Bội chi ngân sách và lạm phát”, Tạp chí Ngân hàng, (10).
19. Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Nxb Tài chính, Hà Nội.
20. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012), Phối hợp chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Nguyệt (2012), Đánh giá vai trò của chính sách tài khóa đối
với ổn định chu kỳ kinh tế ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay thông qua
đo lường xung lực tài khóa, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ kế hoạch và
Đầu tư, Hà Nội.
22. Võ Hồng Phúc (2006), Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi
mới (1986 - 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
23. Trịnh Huy Quách (2006), Hiệu lực và hiệu quả của chính sách tài khóa, cơ
sở lý luận để xem xét các vấn đề thực tiễn Việt Nam, Dự án VIE/02/008,
Hà Nội.
174
24. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
25. Lê Xuân Sang (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách
tài khóa của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
26. Bùi Nhật Tân (2015), Tác động của chính sách tài khóa đến phát triển kinh tế
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
27. Lê Đình Thăng (2013), Tác động của Kiểm toán nhà nước đến chính sách tài
khóa, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
28. Vũ Nhữ Thăng (2015), “Thành tựu của chính sách tài khóa năm 2014 và
định hướng năm 2015”, Tạp chí Tài chính online.
29. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Long (dịch) (2002), Những nguyên lý
của kinh tế chính trị học và thuế khóa, tác giả David Ricardo, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài, Mai Đình Lâm (2014), “Chính sách tài
khóa gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững giai đoạn 2011-2020”, Tạp
chí phát triển kinh tế, (2).
31. Bùi Đức Thụ (1998), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều tiết nền kinh tế
thị trường thông qua chính sách tài khóa ở nước ta, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Hà Nội.
32. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 432/QĐ-TTg về chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Hà Nội.
33. Trần Đình Toàn (2005), Hoàn thiện hệ thống tài chính nhằm góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
34. Lê Huy Trọng (1999), Chính sách tài khóa của các nước đang phát triển -
trường hợp của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học
Kyoto, Nhật Bản.
175
35. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2009), Giáo trình bài giảng chính sách tài khóa,
chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Hà Nội.
36. Ủy ban tài chính, Ngân sách của Quốc hội (2011), “Định hướng hoàn thiện
chính sách tài khoá Việt Nam”, Hội thảo do Uỷ ban tài chính - Ngân
sách của Quốc hội phối hợp với chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc tổ chức ngày 15/9/2011 tại Hội An, Quảng Nam.
37. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 ngày
28/8/2015 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
38. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 266/NQ-UBTVQH13
ngày 4/10/2016 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017, Hà Nội.
39. Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài Chính (2000), Chiến lược phát triển tài
chính - ngân sách nhà nước 2001-2010, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo nước ngoài
40. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2005), Kinh tế học, Tập
(1+2), Nxb Thống kê, Hà Nội.
41. J. Buchanan, R. Wagner (1977), “Democracy in Deficit: The Legacy of Lord
Keynes”, Academic Press, New York.
42. John R. Hicks (1973), Ông Keynes và Phái cổ điển: thử lý giải sự khác biệt,
Tạp chí Econometrica, (5).
43. John Maynard Keynes (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và
tiền tệ.
44. N. Gregory Mankiw, Harvard University (2009), Macroeconomics, seconde
edition, Worth Publisher, New York.
45. Karl Marx, Bộ Tư bản 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản
năm 2012.
46. Paul A. Samuelson, William D.Nordhaus (1997), Kinh tế học, Tập (1+2),
Nxb Thống kê, Hà Nội.
176
47. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tham khảo trang web:
48.
295780.vgp
49. baoquocte.vn/những khoản nợ đáng lo của Châu Á.
50. chinhphu.vn
51.
%20nen%20tang%20cua%20tang%20truong.pdf
52.
53.
TT%20trong%20KTTT.pdf
54. -
20170606001409251.htm.
55.
_quyettoan_chitiet5?dDocName=BTC219662&dID=49906&_afrLoop
=43488322278444652#!%40%40%3FdID%3D49906%26_afrLoop%3
D43488322278444652%26dDocName%3DBTC219662%26_adf.ctrl-
state%3Dltnho9n6q_131.
56. Nguyễn Công Nghiệp (2010), Chiến lược tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và
định hướng,
chinh-den-nam-2020-tam-nhin-va-dinh-huong-7700.html.
57.
nam-3296086/
58. -
dong-cua-chinh-sach-tai-khoa-doi-voi-su-phat-trien.aspx.
59. -
tai-chinh-ngan-sach-qua-30-nam-doi-moi-59623.html.
60.
chi-ngan-sach-la-thuoc-do-suc-khoe-nen-kinh-te-49845.aspx.
177
61. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bộ_Kế_hoạch_và_Đầu_tư_(Việt_Nam)
62.
63.
ua_goi_kich_thich_kinh_te_tai_viet_nam.pdf
64.
ticleId/1627/Default.aspx
65. -
vong-2018-tang-truong-tren-nen-tang-vung-chac-421275.html
66.
e=MOFUCM109581&_afrLoop=34241938594006357#!%40%40%3F
_afrLoop%3D34241938594006357%26dDocName%3DMOFUCM109
581%26_adf.ctrl-state%3D1272xtzt65_42
67.
doi-pho-voi-nguy-co-khung-hoang-no-9162.html
68.
phoi-hop-dieu-hanh-chinh-sach-tai-khoa-tien-te-tai-mot-so-nuoc-
98900.html
178
PHỤ LỤC
Lựa chọn giải pháp về chính sách tài khóa phù hợp để thực hiện cho
giai đoạn 2018 - 2020.
Cuối Chương 3, kết quả chạy mô hình dự báo đã khẳng định là chính sách
động viên thuế và đầu tư chính phủ đã có tác động nhất định tới tăng trưởng và
phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là với mỗi một
chính sách (động viên thuế và chi cho đầu tư phát triển) lại luôn có những tác
động tới nền kinh tế ở những góc độ khác nhau. Cụ thể, đối với động viên thuế,
nếu tiếp tục giảm động viên thì TTKT sẽ tốt hơn, song thu NSNN thì lại bị ảnh
hưởng theo chiều hướng giảm và như vậy thì thâm hụt ngân sách sẽ tăng và đó là
điều Chính phủ không mong muốn. Còn đối với tăng chi cho đầu tư Chính phủ
thì sẽ tạo điều kiện kích thích kinh tế phát triển tốt hơn, song nguồn lực chi cho
ĐTPT lại bị hạn chế và điều đó cũng làm cho thâm hụt NSNN ngày càng nặng
nề hơn. Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra trong giai đoạn tới là rất cần thiết phải
tìm được và thực thi một chính sách động viên thuế và chính sách chi cho ĐTPT
thích hợp, vừa đảm bảo được nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu, vừa đạt được
mục tiêu tăng trưởng và phát triển KTXH. Nhiệm vụ này không phải là dễ dàng
đối với các nhà hoạch định chính sách, song không thể không thực hiện. Với
nhiều cách thức và các phương tiện khác nhau, song trong đó việc sử dụng khả
năng dự báo từ mô hình cũng sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin có ý nghĩa lớn
trong việc nghiên cứu và lựa chọn chính sách phù hợp. Áp dụng mô hình kinh tế
lượng đã được kiểm định ở chương 3, công việc dự báo sẽ dựa trên một số
những giả định, thời gian và phương thức là:
Giả định giá trị các biến ngoại sinh sử dụng để dự báo cho giai đoạn 2018
- 2020 ở phương án cơ sở là có mức tăng trưởng bằng với bình quân 4 năm
(2013 - 2016), ví dụ như EX tăng 12 %/năm và CG tăng 10%/năm.
Các phương án dự báo sẽ chạy cho riêng từng chính sách:
(i) Chính sách động viên thuế;
(ii) Chính sách về chi đầu tư từ ngân sách nhà nước;
(iii) Phương án gộp cả hai chính sách.
179
Thời gian dự báo được thực hiện trong 3 năm từ 2018-2020 vì số liệu đầu
vào của mô hình là từ 1991-2016, năm 2017 vừa qua nên các chính sách không
thể triển khai thực hiện. Từ 2018 - 2020, việc triển khai thực hiện các chính sách
là hoàn toàn có thể được.
1.1. Các phương án dự báo về Chính sách động viên thuế.
Để đánh giá những tác động của chính sách thuế (mức động viên thuế) tới nền
kinh tế, trong công trình này, sẽ nghiên cứu hai phương án: tăng động viên và giảm
động viên thuế cùng với mức 1% so với hiện hành là năm 2016. Từ các giá trị của
các biến trong kết quả dự báo ở mỗi phương án, so với giá trị các biến ở phương án
cơ sở để từ đó phân tích về mức độ tác động của thuế tới kinh tế.
Trong phương án cơ sở, giá trị dự báo các biến nội sinh có đuôi F1; Phương
án tăng mức động viên thuế thêm 1%, giá trị dự báo các biến có đuôi F2 và;
Phương án giảm mức động viên thuế 1%, giá trị dự báo các biến có đuôi F3. Cụ
thể như sau:
(i) Phương án 1 là tăng mức động viên thuế 1% so với năm 2016. Mức
động viên thuế năm 2016 là 20.28%, tăng mức động viên thuế thêm 1% có nghĩa
là chính sách thuế từ năm 2018 sẽ có mức động viên là 21.28%. Kết quả dự báo
từ mô hình như sau:
Bảng PL 1: Giá trị các biến ở dự báo cơ sở
và phương án tăng mức động viên
Đơn vị: tỷ đồng
F1 F2
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 6446728 7154702 7947218 6379617 7080227 7864459
TDCC 5124654 5686545 6314754 5010874 5560270 6174540
CP 4770327 5296987 5886540 4656611 5170785 5746330
TLUY 1572521 1692912 1827677 1561107 1680246 1813604
IM 5542892 6154744 6839610 5484854 6090334 6768085
I 1840753 1981679 2139417 1827378 1966838 2122942
IKH 1283249 1424174 1581928 1269890 1409350 1565455
THUNS 1676406 1857721 2060667 1722994 1909428 2118113
THUTAX 1307395 1450972 1611694 1357581 1506670 1673554
THUKH 369001 406738 448982 365424 402769 444571
Nguồn: Mô hình dự báo
180
Do số lượng biến trong mô hình tương đối nhiều và với thời gian 3 năm,
nên để thuận tiện cho nghiên cứu, đánh giá, việc tính toán phân tích sẽ chỉ giới
hạn ở các chỉ tiêu quan trọng là GDP, thu NSNN (THUNS) và thu từ thuế
(THUTAX).
Bảng PL 2: Biến động về GDP, thu NSNN và thu thuế khi tăng động viên từ
thuế thêm 1% (từ 20.28% lên 21.28%)
Đơn vị: Tỷ đồng
F2 - F1 (tỷ đồng)
2018 2019 2020
1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP -67111 -74476 -82759
2. Thu ngân sách THUNS 46588 51708 57447
3. Thu từ thuế THUTAX 50186 55698 61861
Trong đó:
. Tăng thu do tăng mức động viên
63796 70802 78645
. Giảm thu do GDP giảm
-13610 -15104 -16784
Nguồn: Dự báo từ mô hình
Với số liệu trên cho thấy, khi tăng thuế thì GDP đã giảm đi khá lớn (năm
2018 là 67.111 tỷ đồng và năm 2020 giảm: 82.759 tỷ đồng), trong khi đó, thu
NSNN thì tăng thêm tương ứng là 46.558 tỷ và 57.447 tỷ đồng. Thu Thuế các
năm 2018 và 2020 cũng tăng 50.186 tỷ và 61.861 tỷ đồng. Thu thuế tăng lên do
hai yếu tố là tăng mức động viên thêm 1% và giảm thu do giảm GDP từ tăng
thuế. Như vậy về lý thuyết, kết quả này hoàn toàn phù hợp và có thể chấp nhận
được.
(ii) Phương án 2 là giảm mức động viên thuế 1% so với năm 2016. Mức
động viên thuế năm 2016 là 20.28%, giảm mức động viên thêm 1% có nghĩa là
chính sách thuế từ năm 2018 sẽ có mức động viên là 19.28%. Kết quả dự báo từ
mô hình như sau:
Bảng PL 3: Giá trị các biến số ở dự báo cơ sở
và phương án giảm mức động viên
Đơn vị: tỷ đồng
F1 F3
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 6446728 7154702 7947218 6515303 7230801 8031711
TDCC 5124654 5686545 6314754 5240812 5815455 6457991
CP 4770327 5296987 5886540 4886490 5425903 6029707
181
TLUY 1572521 1692912 1827677 1584185 1705853 1842047
IM 5542892 6154744 6839610 5602148 6220504 6912673
I 1840753 1981679 2139417 1854400 1996825 2156250
IKH 1283249 1424174 1581928 1296899 1439322 1598747
THUNS 1676406 1857721 2060667 1628812 1804899 2002006
THUTAX 1307395 1450972 1611694 1256149 1394096 1548512
THUKH 369001 406738 448982 372657 410795 453486
Nguồn: Dự báo từ mô hình
Từ kết quả dự báo, tính toán mức độ tác động của giảm thuế tới GDP thể
hiện qua các chỉ tiêu GDP, THUNS, THUTAX như sau: (bảng PL4)
Bảng PL 4: Biến động về GDP, thu NSNN và thu thuế
khi giảm động viên từ thuế thêm 1% (từ 20.28% xuống 19.28%)
Đơn vị: Tỷ đồng
F3 - F1
2018 2019 2020
1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP 68575 76098 84492
2. Thu ngân sách THUNS -47594 -52822 -58660
3. Thu từ thuế THUTAX -51246 -56875 -63182
Trong đó:
. Giảm thu do giảm động viên -65153 -72308 -80317
. Tăng thu do GDP tăng 13907 15433 17135
Nguồn: Tính toán từ dự báo
Số liệu trên bảng cho thấy nếu giảm động viên thuế 1% thì GDP sẽ tăng
thêm năm 2018 là 68.575 tỷ đồng và năm 2020 tăng 84.492 tỷ đồng. Tương ứng,
thu NSNN giảm đi 47.594 tỷ và 58.660 tỷ; thu thuế giảm 51.246 tỷ và 63.182 tỷ
đồng. Riêng số thu về thuế là do hai yếu tố: tăng thu do tăng mức động viên và
giảm thu do GDP giảm sút.
Như vậy, ở cả hai phương án: tăng mức động viên và giảm mức động viên
thuế, mô hình đã chỉ rõ mức độ tác động từ tăng, giảm thuế tới nền kinh tế. Kết
quả của mô hình hoàn toàn phù hợp về lý thuyết và điều đó cũng khẳng định một
lần nữa là chính sách thuế của Việt nam hiện nay luôn có tác động mạnh tới nền
kinh tế và Chính phủ có thể sử dụng thuế như một công cụ tin cậy để thực hiện
chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
182
1.2. Chính sách chi NSNN cho đầu tư phát triển
Tương tự như nghiên cứu tác động của chính sách thuế, chi cho ĐTPT của
nhà nước cũng có tác động nhất định tới TTKT. Tuy nhiên, khác với chính sách
thuế, chi cho ĐTPT lại luôn biến động cùng chiều với GDP, điều đó có nghĩa là
đầu tư tăng sẽ làm cho GDP tăng theo. Song vấn đề đặt ra là Nhà nước không có
nhiều nguồn lực tài chính để tăng vốn đầu tư liên tục và nếu đầu tư ở khu vực
nhà nước tăng cao thì có nguy cơ lấn át đầu tư tư nhân và hiệu quả của đầu tư xã
hội sẽ giảm sút. Do vậy, việc nghiên cứu tác động của chi cho ĐTPT tới nền
kinh tế 2018-2020 cũng được thực hiện thông qua các phương án: (i) tăng chi
cho ĐTPT hàng năm với mức 7.2% (bằng với mức tăng của năm 2016); (ii)
Tăng ở mức cao hơn, giả định 10,2% và (iii) tăng ở mức thấp hơn, giả định là
4.2%. Kết quả dự báo các phương án trên như sau:
(i) Phương án tăng chi cho đầu tư phát triển hàng năm với mức 7.2% (bằng
với mức tăng của năm 2016), các biến trong mô hình dự báo có đuôi F4.
Bảng PL 5: Kết quả dự báo khi vốn đầu tư nhà nước tăng 7.2%
Đơn vị: tỷ đồng
F1 F4
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 6446728 7154702 7947218 6510785 7254288 8084855
TDCC 5124654 5686545 6314754 5172307 5760626 6417216
CP 4770327 5296987 5886540 4817978 5371067 5988923
TLUY 1572521 1692912 1827677 1654465 1820303 2003785
IM 5542892 6154744 6839610 5608431 6256632 6980484
I 1840753 1981679 2139417 1936673 2130799 2345578
IKH 1283249 1424174 1581928 1296000 1443997 1609325
THUNS 1676406 1857721 2060667 1692811 1883225 2095937
THUTAX 1307395 1450972 1611694 1320385 1471167 1639606
THUKH 369001 406738 448982 372416 412047 456318
Nguồn: Kết quả từ mô hình dự báo
Kết quả dự báo trên cho thấy sự biến động của các biến GDP, THUNS và
THUTAX khi tăng vốn đầu tư nhà nước mỗi năm ở mức 7.2% so năm trước
như sau:
183
Bảng PL 6: Kết quả dự báo khi tăng vốn đầu tư nhà nước mỗi năm 7.2%
Đơn vị: Tỷ đồng
F4 - F1
2018 2019 2020
1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP 64058 99585 137637
2. Thu ngân sách THUNS 16406 25504 35270
3. Thu từ thuế THUTAX 12991 20196 27913
Nguồn: tính toán từ kết quả dự báo
Như vậy, nếu tăng chi đầu tư từ vốn ngân sách mỗi năm với 7,2% thì năm
2018 GDP sẽ tăng thêm 64.058 tỷ đồng và năm 2020 là 137.637 tỷ đồng. Tương tự
thu NSNN năm 2018 tăng 16.406 tỷ, năm 2020 tăng thêm 32.270 tỷ, trong đó thu từ
thuế năm 2018 tăng thêm 12.991 tỷ và 2020 tăng thêm 27.913 tỷ đồng.
(ii) Phương án vốn đầu tư nhà nước tăng 10.2%, tăng cao hơn năm
2016. Kết quả dự báo các biến có đuôi F5 như sau:
Bảng PL 7: Kết quả dự báo khi vốn đầu tư nhà nước tăng 10.2%
Đơn vị: tỷ đồng
F4 F5
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 6510785 7254288 8084855 6538790 7299953 8151046
TDCC 5172307 5760626 6417216 5193140 5794596 6466455
CP 4817978 5371067 5988923 4838811 5405036 6038162
TLUY 1654465 1820303 2003785 1690289 1878719 2088458
IM 5608431 6256632 6980484 5637083 6303353 7048205
I 1936673 2130799 2345578 1978607 2199178 2444693
IKH 1296000 1443997 1609325 1301574 1453087 1622501
THUNS 1692811 1883225 2095937 1699983 1894920 2112889
THUTAX 1320385 1471167 1639606 1326065 1480428 1653030
THUKH 372416 412047 456318 373909 414481 459846
Nguồn: Kết quả dự báo từ mô hình
Từ kết quả dự báo, tính toán mức độ tác động của tăng thêm vốn đầu tư
nhà nước (lên mức 10.2%) tới đầu tư xã hội, GDP, thu NSNN, thu thuế so với
mức vốn đầu tư 7.2% cho kết quả sau:
184
Bảng PL 8: Tác động khi tăng vốn đầu tư nhà nước 10.2%
so phương án tăng 7.2%
Đơn vị tính: tỷ đồng
F5 - F4
2018 2019 2020
1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP 28005 45665 66191
2. Thu ngân sách THUNS 7172 11695 16952
3. Thu thuế THUTAX 5679 9261 13423
Nguồn: tính toán từ kết quả dự báo
Số liệu trên biểu cho thấy, nếu vốn đầu tư nhà nước tăng ở mức 10.2% thì
khi so với phương án tăng 7.2%, GDP cũng tăng thêm là 28.005 tỷ năm 2018 và
66.191 tỷ đồng năm 2020. Bên cạnh đó thu ngân sách (THUNS) tăng thêm 7172
tỷ năm 2018 và 16.952 tỷ đồng năm 2020. Riêng thu từ thuế (THUTAX) tăng
thêm 5.679 tỷ và 13.423 tỷ đồng các năm 2018 và 2020.
Nếu so với phương án cơ sở thì mức tăng thêm vốn đầu tư nhà nước năm sau
so năm trước là khá lớn, song điều đó cũng có tác động làm cho vốn đầu tư xã hội,
GDP, thu NSNN và thu thuế cũng tăng tương ứng trong suốt các năm từ 2018 -
2020.
Bảng PL 9: Tác động của tăng vốn nhà nước 10.2%/năm
so phương án cơ sở
Đơn vị: tỷ đồng
F5 - F1
2018 2019 2020
Vốn đầu tư nhà nước IG 119529 188586 264686
Tổng sản phẩm trong nước GDP 92062 145250 203828
Tổng đầu tư xã hội I 137855 217499 305275
Thu NSNN THUNS 23578 37199 52222
Thu thuế THUTAX 18670 29457 41336
Nguồn: tính toán từ số liệu dự báo
(iii) Phương án vốn đầu tư nhà nước tăng 4.2%, thấp hơn mức tăng 7.2%
của năm 2016. Phương án dự báo có đuôi F6. Kết quả dự báo là:
185
Bảng PL 10: Kết quả dự báo khi vốn đầu tư nhà nước chỉ tăng 4.2%/năm
Đơn vị: tỷ đồng
F4 F6
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 6510785 7254288 8084855 6483554 7211109 8023994
TDCC 5172307 5760626 6417216 5152049 5728506 6371941
CP 4817978 5371067 5988923 4797721 5338947 5943649
TLUY 1654465 1820303 2003785 1619630 1765069 1925930
IM 5608431 6256632 6980484 5580570 6212455 6918215
I 1936673 2130799 2345578 1895896 2066143 2254443
IKH 1296000 1443997 1609325 1290579 1435402 1597211
THUNS 1692811 1883225 2095937 1685837 1872167 2080350
THUTAX 1320385 1471167 1639606 1314863 1462411 1627264
THUKH 372416 412047 456318 370964 409745 453074
Nguồn: Dự báo từ mô hình
So với phương án vốn đầu tư nhà nước tăng 7.2% (F4) thì ở phương án vốn
đầu tư nhà nước tăng 4.2% (F6) các chỉ tiêu dự báo đều có quy mô nhỏ hơn. Cụ
thể là:
Bảng PL 11: Tác động của giảm đầu tư nhà nước tới nền kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
F6 - F4
2018 2019 2020
Tổng sản phẩm trong nước GDP -64058 -99585 -137637
Thu NSNN THUNS -16406 -25504 -35270
Thu Thuế THUTAX -12991 -20196 -27913
Nguồn: Tính toán từ kết quả dự báo
Số liệu trong bảng cho thấy, vốn đầu tư nhà nước năm 2018 giảm 35.356 tỷ
đồng so phương án F4 đã có tác động làm cho đầu tư xã hội giảm 40.777 tỷ,
GDP giảm 64.058 tỷ, thu NSNN giảm 16.406 tỷ và thuế giảm 12.991 tỷ đồng.
Tương tự, năm 2020 mức giảm đầu tư nhà nước cũng làm cho các chỉ tiêu trên
giảm tương ứng, cụ thể GDP giảm 137.637 tỷ, thu NSNN giảm 35.270 tỷ và thu
thuế giảm 27.913 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu so với phương án F1 (vốn đầu tư nhà nước giữ nguyên như
mức năm 2016) thì tăng vốn đầu tư nhà nước 4.2% vẫn là có tăng vốn. Kết quả
tính toán và so sánh mức độ tác động của tăng vốn đầu tư 4.2% so phương án cơ
sở là:
186
Bảng PL 12: Tác động của tăng vốn đầu tư nhà nước với mức thấp (4.2%)
Đơn vị: tỷ đồng
F6 - F1
2018 2019 2020
Đầu tư nhà nước IG 24398 25423 26491
Tổng sản phẩm trong nước GDP 36826 56407 76775
Thu NSNN THUNS 9431 14446 19684
Thu Thuế THUTAX 7468 11439 15570
Nguồn: tính toán từ các phương án dự báo
Số liệu trong biểu cho thấy, so với phương án F1 (vốn đầu tư nhà nước chỉ
giữ bằng với năm 2016) thì việc tăng vốn đầu tư với mức 4.2% cũng làm cho
vốn đầu tư nhà nước tăng lên và điều đó tác động làm tăng GDP, thu NSNN và
thu thuế cũng tăng lên theo. Cụ thể năm 2018 GDP tăng thêm 36.826 tỷ và 2020
tăng thêm 26.491 tỷ; Thu NSNN tăng 9.431 tỷ và 19.684 tỷ đồng; Thu thuế tăng
7.468 tỷ và 15.570 tỷ đồng.
Từ phân tích hai phương án tăng mức động viên từ thuế và ba phương án
tăng vốn đầu tư nhà nước đều cho thấy:
(1) Thay đổi chính sách thuế (tăng giảm mức động viên thuế) đều có tác
động mạnh tới tăng giảm GDP, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng như thu NSNN
và thu từ thuế. Mức điều chỉnh chính sách thuế càng lớn thì tác động tới nền kinh
tế cũng càng nhiều.
(2) Tác động của thuế tới tăng trưởng kinh tế là ngược chiều. Thuế giảm
càng nhiều thì tăng trưởng lại càng lớn. Tuy nhiên, việc giảm thuế lại làm cho
thu NSNN và thu từ thuế giảm trong ngắn hạn, do vậy nếu giảm thuế với mức độ
lớn thì thu NSNN sẽ giảm nhiều và thâm hụt sẽ tăng cao.
(3) Thay đổi chính sách đầu tư nhà nước cũng tác động mạnh tới nền kinh
tế theo hướng cùng chiều. Đặc biệt, nếu đầu tư nhà nước tăng càng lớn thì không
những có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế mà việc tăng vốn đầu tư nhà
nước còn có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác, làm cho vốn đầu tư
xã hội tăng lên, GDP cả nước tăng và thu NSNN, thu thuế cũng tăng theo. Tuy
nhiên, nguồn lực tài chính ở Việt nam hiện nay có hạn, nợ công đang ở mức cao
cho nên không thể tiếp tục tăng nhiều vốn đầu tư nhà nước với mức cao được.
Với những phân tích từ số liệu dự báo, từ tình hình thực tiễn về tài chính,
ngân sách đang trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì khó có thể giảm mạnh thuế
cũng như tăng đột biến về số vốn đầu tư nhà nước được.
187
1.3. Phương án hỗn hợp giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư.
Đối với giảm thuế suất thì đây đang là xu hướng trong cải cách chính sách
thuế hiện nay ở Việt nam, đặc biệt xu hướng này đã được khẳng định trong chiến
lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020:
“Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động
viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên
về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn
cho sản xuất kinh doanh” (Chiến lược cải cách thuế 2011 - 2010).
Còn chính sách đầu tư của nhà nước, đặc biệt là các năm 2016 - 2020 khi
nợ công đang tăng nhanh và áp lực phải giảm bội chi NSNN thì vốn đầu tư từ
NSNN cũng không thể tăng cao được. Như vậy, về xu hướng của CSTK những
năm tới thì thuế suất sẽ giảm dần và chi cho đầu tư sẽ khó tăng cao.
Với nhận định chung như vậy, phương án hỗn hợp về CSTK (chính sách thuế
và chính sách chi cho ĐTPT từ NSNN) có thể được triển khai theo hai mức:
(i) Giảm động viên thuế 1% và tăng chi đầu tư phát triển từ NSNN ở mức
thấp (4,2%). Nếu chọn phương án này (phương án F8), kết quả dự báo từ mô
hình về các chỉ tiêu quan trọng sẽ là:
Bảng PL 13: Kết quả dự báo khi áp dụng mức thuế 19.28%
và vốn đầu tư nhà nước tăng 4.2%/năm
Đơn vị: tỷ đồng
2018 2019 2020
Tổng sản phẩm trong nước GDP 6552514 7287807 8109338
Tiêu dùng cuối cùng TDCC 5268867 5858432 6516514
Tiêu dùng cá nhân CP 4914545 5468880 6088229
Tích lũy TLUY 1631357 1778111 1940443
Trị giá hàng nhập khẩu IM 5640161 6278734 6991965
Tổng đầu tư xã hội I 1909621 2081408 2271429
Vốn đầu tư ngoài nhà nước IKH 1304306 1450670 1614199
Tổng thu NSNN THUNS 1637970 1818929 2021111
Thu thuế THUTAX 1263323 1405087 1563478
Thu khác THUKH 374640 413833 457623
Nguồn: dự báo từ mô hình
Nếu chọn phương án này, so với phương án cơ sở (phương án giữ nguyên
các điều kiện như năm 2016) thì Tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng khá lớn, song thu
NSNN và thu thuế lại giảm. Cụ thể như sau:
188
Bảng PL 14: Biến động của GDP, Thu NSNN và thuế khi giảm động viên
thu và tăng đầu tư nhà nước ở mức thấp
Đơn vị: tỷ đồng
F8-F1
2018 2019 2020
Tổng sản phẩm trong nước GDP 105786 133105 162119
Tổng thu NSNN THUNS -38435 -38792 -39556
Thu thuế THUTAX -44072 -45884 -48215
Nguồn: tính toán từ các phương án dự báo
Với số liệu trong bảng cho thấy, nếu giảm mức động viên thu 1% so năm
2016 và tăng vốn đầu tư của nhà nước ở mức thấp (4.2%) thì trong 3 năm từ 2018
- 2020, GDP có chiều hướng tăng nhanh, song mức độ giảm thu NSNN thì lại khá
chậm và hầu như không có thay đổi nhiều giữa năm 2020 so với năm 2018.
Phương án này khá thích hợp cho việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm hiện
nay ở Việt nam, song trong ngắn hạn thì việc giảm thâm hụt NSNN sẽ khó thực
hiện vì giảm thuế sẽ làm cho số thu giảm khá lớn.
(ii) Giảm động viên thuế 1% so năm 2016 và tăng chi đầu tư phát triển từ
NSNN ở mức trung bình (7,2%). Nếu chọn phương án này, kết quả dự báo từ mô
hình về các chỉ tiêu quan trọng sẽ là:
Bảng PL 15: Kết quả dự báo khi áp dụng mức thuế 19.28%
và vốn đầu tư nhà nước tăng 7.2%/năm
Đơn vị: tỷ đồng
2018 2019 2020
GDP 6580035 7331445 8170847
TDCC 5289615 5891331 6562885
CP 4935293 5501778 6134600
TLUY 1666241 1833424 2018408
IM 5668272 6323307 7054793
I 1950455 2146155 2362693
IKH 1309784 1459356 1626442
THUNS 1644743 1829668 2036248
THUTAX 1268629 1413501 1575337
THUKH 376107 416159 460902
Nguồn: dự báo từ mô hình
Nếu chọn phương án này, so với phương án cơ sở (phương án giữ nguyên
các điều kiện như năm 2016) thì Tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng khá lớn, song thu
NSNN và thu thuế vẫn có chiều hướng giảm. Cụ thể như sau:
189
Bảng PL 16: Biến động của GDP, Thu NSNN và thuế khi giảm động viên
thu và tăng đầu tư nhà nước ở mức trung bình
Đơn vị: tỷ đồng
F7 - F1 F7 - F8
2018 2019 2020 2018 2019 2020
GDP 133307 176743 223628 27521 43638 61509
THUNS -31662 -28053 -24419 6773 10739 15138
THUTAX -38766 -37471 -36357 5306 8413 11859
Nguồn: tính toán từ các phương án dự báo
Số liệu trên bảng cho thấy, nếu so với phương án cơ sở F1(chưa thay đổi
chính sách động viên thu thuế và chính sách chi ĐTPT của nhà nước) và phương
án F8 (đầu tư nhà nước chỉ tăng 4,2%) thì GDP tăng với quy mô lớn hơn khá
nhiều so với phương án F1 và cả phương án F8. Cụ thể so với phương án F1,
GDP năm 2018 tăng thêm 133.307 tỷ, năm 2020 tăng thêm 223.628 tỷ đồng;
Thu NSNN năm 2018 giảm 31.662 tỷ và năm 2020 giảm 24.419 tỷ đồng.
So với phương án F8 (đầu tư nhà nước tăng 4,2%, động viên thuế giảm
1%), thì GDP năm 2018 tăng thêm 27.521 tỷ, năm 2020 tăng 261.509 tỷ đồng;
Thu NSNN năm 2018 tăng 6.773 tỷ và 2020 tăng 15.138 tỷ đồng.
Phương án F7 có ưu điểm hơn phương án F8 là: quy mô GDP thì tăng lớn
hơn, còn quy mô Thu NSNN và thu thuế lại giảm ít hơn, và đặc biệt là theo thời
gian từ 2018 tới 2020, số thu NSNN và thu thuế biến động theo chiều hướng
giảm khá lớn (so phương án 1, thu NSNN năm 2018 giảm 31.662 tỷ, nhưng năm
2020 chỉ giảm là 24.419 tỷ đồng).
Như vậy, với hai phương án, nếu không muốn có những biến động giảm
lớn về số thu NSNN và đảm bảo mức TTKT tốt hơn thì nên chọn phương án
giảm động viên thu 1% (từ 20,28% xuống 19,28%) để kích thích TTKT và chi
cho ĐTPT nên giữ ở mức tăng 7,2% so năm trước.
Kết luận và khuyến nghị này thực chất là mới là đánh giá và nhìn nhận trên
góc độ của CSTK (chính sách thuế và chính sách chi cho đầu tư phát triển). Trong
khi đó, để đạt được mức độ PTKT tối ưu thì rất cần thiết phải có sự phối hợp với
các chính sách khác, đặc biệt là chính sách về lĩnh vực tiền tệ. Mặc dù vậy, kết quả
nghiên cứu từ một số các phương án dự báo trên đây cũng đã chỉ rõ hơn vai trò
quan trọng của CSTK đối với TTKT ở Việt Nam trong những năm tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_tai_khoa_nham_thuc_day_tang_truong_kinh_t.pdf