Luận án Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam hiện đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực DN cho đầu tư phát triển KHCN theo Chiến lược Phát triển KHCN giai đoạn 2011 - 2020. Đầu tư cho KHCN trong những năm qua đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khu vực DN. Nếu như trong khoảng 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động KHCN chủ yếu dựa vào NSNN (khoảng 70- 80% tổng đầu tư cho KHCN), thì đến nay đầu tư cho KHCN từ NSNN và từ DN đã tương đối cân bằng với tỉ lệ tương ứng là 52% và 48% (năm 2018) [4]. Các DN, các tập đoàn lớn quan tâm nhiều hơn đến đầu tư cho KHCN; DNVVN bước đầu đã có sự quan tâm và đầu tư cho KHCN; DN khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam đã có bước trưởng thành mạnh mẽ, tiếp cận, cạnh tranh được với các DN khởi nghiệp ĐMST quốc tế [7]. Tuy nhiên, ngoại trừ một số DN lớn, đặc biệt DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, còn tuyệt đại đa số DN không quan tâm nhiều đến đầu tư cho lĩnh vực này.

pdf188 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dụng CNTT trong KHCN đã được đặt ra một cách cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Chính phủ cần nghiên cứu để xây dựng hoặc khuyến khích các DN xây dựng những nền tảng hạ tầng thông tin cơ sở dữ liệu, làm căn cứ cho những nghiên cứu tiếp sau. Bên cạnh đó, vấn đề truyền thông và KHCN cần phải gắn liền nhau. Không chỉ có nhận thức về khởi nghiệp, ĐMST mà việc hiểu biết về KHCN cũng giúp cho việc cập nhật thông tin được kịp thời và có được những ý tưởng sáng tạo, phù hợp. Một số đề xuất: 145 Tăng cường vai trò của DN trong đầu tư vào R&D thông qua thay đổi nhận thức về hoạt động R&D. Tăng cường cung cấp thông tin thường xuyên và đầy đủ; tư vấn và hỗ trợ DN trong tìm hiểu các chính sách có liên quan. Cập nhật thông tin, thị trường trong nước và quốc tế để DN có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về kết quả đầu tư cho R&D điển hình của DN. (3) Gắn kết hoạt động của các bên trong hệ thống ĐMST quốc gia Đẩy mạnh gắn kết hoạt động của các Viện nghiên cứu, trường đại học và DN thông qua các nhiệm vụ liên kết, xây dựng mạng lưới liên kết nhà khoa học, chuyên gia và DN để giải quyết các vấn đề KHCN khó khăn. 146 KẾT LUẬN Luận án nghiên cứu về “Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam” được trình bày thành ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Ngoài những phần cơ bản theo quy chuẩn của một luận án, phần Nội dung được chia thành bốn chương: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN; Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN; Chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel; Chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm. Tổng quan các nghiên cứu của luận án về các chính sách có ảnh hưởng tới việc đầu tư vào KHCN của khu vực DN trong và ngoài nước được xác định là quan điểm tổng hợp về các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN chứ không chỉ tập trung vào một hay một vài chính sách cụ thể. Luận án nghiên cứu các chính sách theo mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm KHCN bắt đầu từ ý tưởng ĐMST, trải qua các giai đoạn khác nhau cho tới đầu ra cuối cùng là sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường. Trong cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay, có thể thấy vai trò của KHCN là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu, là động lực then chốt trong quá trình phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Sự can thiệp của Chính phủ cùng với các tác động tích cực đến hoạt động R&D là một phần quan trọng không trong chính sách của Chính phủ các nước trên toàn cầu. Các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN nói chung được chia thành bốn nhóm: Nhóm chính sách trọng cung; Nhóm chính sách trọng cầu; Nhóm chính sách về các yếu tố phụ trợ; Nhóm chính sách liên kết các bên trong hệ thống ĐMST quốc gia. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gia mà các chính sách được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng thụ hưởng và từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel cho thấy ba quốc gia này đều xây dựng một hệ tư 147 tưởng xuyên suốt lấy KHCN làm trung tâm, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển KT-XH. Để thực hiện mục tiêu này Chính phủ các nước đã xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ, bảo đảm quyền SHTT, đảm bảo quyền lợi và tính cạnh tranh cho DN; Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đầu tư phát triển và thương mại hóa công nghệ, cân bằng mối liên kết giữa các thành tố của hệ thống ĐMST. Các nỗ lực này có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động đầu tư cho R&D của khu vực DN, thúc đẩy sự sáng tạo và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững ở mỗi quốc gia. Thực trạng hoạt động đầu tư cho KHCN của các DN Việt Nam nói chung và các chính sách thúc đẩy hoạt động này nói riêng cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập: Các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa thực sự hướng về DN, chưa lấy DN làm trung tâm; Chính sách về tài trợ, ưu đãi về thuế, tín dụng, đào tạo chưa tạo động lực mạnh mẽ cho DN ĐMST, mức ưu đãi còn thấp, thủ tục còn rườm rà; Hoạt động ĐMCN chưa trở thành nhu cầu cấp bách của DN, trình độ, năng lực công nghệ của DN còn thấp; Thiếu các định hướng KHCN ưu tiên phù hợp, thiếu các chính sách mạnh mẽ để tạo bước đột phá trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế; Mối liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường, giữa nhà khoa học với DN còn lỏng lẻo. Việc chuyển đổi các tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn gặp nhiều khó khắn, dẫn tới hiệu quả, hiệu lực của chính sách chưa cao. Qua nghiên cứu những chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của Trung Quốc, ta thấy bằng một cách từ từ và có hệ thống, quốc gia này đã thu hẹp khoảng cách khoa học với các nước phát triển. Thành công của Trung Quốc nằm ở việc xây dựng cở sở hạ tầng cùng với sự cân bằng mối liên kết giữa các thành tố của hệ thống ĐMST. Nhờ chú trọng vào các hoạt động R&D, Hàn Quốc đã thay đổi từ một quốc gia phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động 148 sang một trong những quốc gia hàng đầu về thâm dụng vốn và công nghệ các ngành công nghiệp. Các chính sách R&D luôn đi trước một bước. Hệ thống R&D của Hàn Quốc đã chuyển đổi thành công từ bắt chước sang đổi mới. Điều này, sẽ rất hữu ích cho việc tăng cường chính sách R&D của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chính phủ Israel thông qua việc xây dựng Tổ chức OCS với nhiều chương trình hỗ trợ R&D khác nhau, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của nền KHCN nước này. Việt Nam có thể học tập mô hình này để tạo ra các quỹ đầu tư công cho các hoạt động R&D trước khi nguồn kinh phí từ khu vực tư nhân đầu tư cho R&D đạt đến một ngưỡng nhất định, với điều kiện tiên quyết là có lực lượng các nhà khoa học và kỹ sư có trình độ cao. Bằng chính sách thu hút nhân tài từ những người nhập cư, thu hút nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào để có thể sử dụng được lượng chất xám khổng lồ này. Đây là bài học mà Việt Nam có thể tham khảo, đặc biệt trong thời kỳ hậu Covid-19. Bài học kinh nghiệm là một nội dung trọng yếu của luận án, thể hiện những tổng kết, đúc rút từ chính sách của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel. Có 13 bài học kinh nghiệm chia thành bốn nhóm chính sách được rút ra đối với Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN. Các bài học này không nên áp dụng một chính sách cứng nhắc cho mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng thụ hưởng và mọi giai đoạn phát triển mà phải thường xuyên đánh giá, phân tích quá trình thực thi chính sách, xác định rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc, bất cập để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách đáp ứng tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển. Các bài học rút ra luôn chỉ có giá trị tham khảo. Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để tăng tốc phát triển và cất cánh với động lực mới là đổi mới, sáng tạo và KHCN. Vấn đề là ở chỗ cần có một quyết tâm chính trị và một cam kết mạnh mẽ từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và 149 DN, dựa vào động lực KHCN và đổi mới, sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và khát vọng trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN vào năm 2045./. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đỗ Thành Long (2018), Chính sách đầu tư cho R&D: kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh Tế, số 5(480), pp 33-45. 2. Thanh Minh Nguyen, Tuyen Quang Tran, Long Thanh Do (2018), Government Support and Firm Profitability in Vietnam, Comparative Economic Research, Vol 21, Number 4, 2018, pp 85-100. 3. Đỗ Thành Long (2020), Một số chính sách đột phá của Israel trong phát triển hệ thống đổi mới và công nghệ, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông,Số 04(176),pp 23-32. 4. Đỗ Thành Long (2020), Phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Hàn Quốc, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4(721), pp 77-79. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Lê Xuân Bá và Vũ Xuân Nguyệt Hồng chủ biên. 2008. Chính sách huy động các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, NXB Thống kê. 2. Bộ Công Thương. 2014. Thông tư số 10/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thực hiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, ban hành ngày 12/3/2014, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2019. Sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2019, NXB Khoa học và Kĩ thuật. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2019. Sách Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2018, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2020. “Báo cáo kết quả triển khai Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia”, Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 23/3/2020. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2020. Sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2019, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. 2019. Bài phát biểu tại Lễ mít tinh ngày KHCN Việt Nam 2019 và Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu, <https://www.most.gov.vn/vn/Pages/chitiettin. aspx? IDNews=16079>. 8. Bộ Tài chính. 2013. Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tang, ban hành ngày 31/12/2013 Hà Nội. 9. Bộ Tài chính. 2013. Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy 152 định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 18/06/2014, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính. 2014. Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, ban hành ngày 10/10/2014, Hà Nội. 11. Bộ Tài chính. 2015. Thông tư số 95/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại các văn bản có liên quan, ban hành ngày 22/6/2015, Hà Nội. 12. Bộ Tài chính. 2016. Thông tư số 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư, ban hành ngày 17/6/2016, Hà Nội. 13. Trần Ngọc Ca. 2000. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu và phát triển trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài, Viện Chiến lược và chính sách KHCN. 14. CIEM. 2018. Chuyên đề Số 2/2018: “Chính sách khoa học và công nghệ trong bối cảnh 4.0”, Cổng thông tin kinh tế VN - VNEP (https://Vnep.org.vn). 15. CIEM. 2018. Chuyên đề Số 3/2018: “Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quốc”, Cổng thông tin kinh tế VN - VNEP (https://Vnep.org.vn). 16. Chính phủ. 2003. Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, ban hành ngày 22/10/2003, Hà Nội. 17. Chính phủ. 2013. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 26/12/2013, Hà Nội. 18. Chính phủ. 2014. Nghị định số số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, ban hành ngày 15/05/2014, Hà Nội. 153 19. Chính phủ. 2014. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ, ban hành ngày 17/10/2014, Hà Nội. 20. Chính phủ. 2015. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, ban hành ngày 12/11/2015, Hà Nội. 21. Chính phủ. 2019. Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ban hành ngày 01/02/2019, Hà Nội. 22. Phạm Xuân Đà. 2017. “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KHCN của một số nước”. < nghiem-phat-trien-nguon-nhan-luc-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-mot-so- nuoc-c7a574154.html>, (29/9/2017). 23. Trần Xuân Đích. 2017. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ KHCN. 24. Đỗ Phú Hải. 2014. “Chính sách phát triển nguồn nhân lực KHCN ở việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74)-2014. 25. Trần Đắc Hiến. 2016. “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KHCN - Đổi mới từ cách làm”. <https://www.khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn- trung-uong/11709-dao-tao-boi-duong-nhan-luc-khacn-doi-moi-tu-cach- lam.html>. 26. Nguyễn Việt Hòa. 2007. Tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KHCN, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ KH&CN. 27. Nguyễn Việt Hòa và các tác giả. 2011. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ngành công nghiệp, Báo cáo đề tài cấp Bộ KH&CN. 28. Lê Hoằng Bá Huyền. 2019. “Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ: Rào cản và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019, < 154 doi/huy-dong-von-dau-tu-cua-doanh-nghiep-cho-khoa-hoc-va-cong- nghe-rao-can-va-giai-phap-khac-phuc-312044.html>. 29. Tấn Kiệt. 2013. “Kinh nghiệm quản lý hoạt động KHCN của Hoa Kỳ do các quỹ tài trợ và một số đề xuất cho Việt Nam”, Vietnam Journal of Science and Technology Policies and Management, tập 2, số 2, 2013. 30. Nghiêm Vũ Khải. 2017. “Đầu tư cho khoa học và công nghệ vẫn quá ít”. <https://baodautu.vn/dau-tu-cho-khoa-hoc-cong-nghe-van-qua-it- d72838.html>, (21/11/2017). 31. Đào Tiến Khoa. 2016. “Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin KHCN hiện đại”, Tạp chí Tia Sáng, <https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Xay- dung-ha-tang-co-so-thong-tin-KHCN-hien-dai--9386>, (25/01/2016). 32. Hoàng Xuân Long. 2011. Nghiên cứu về chính sách của địa phương nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KHCN trên địa bàn, Báo cáo đề tài cơ sở của Viện Chiến lược và Chính sách KHCN. 33. Nguyễn Sỹ Lộc và các tác giả. 2006. Quản lý công nghệ cho doanh nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 34. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 2020. “Tổng quan về Việt Nam”. < https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview>, (08/10/2020). 35. Thanh Nhàn. 2014. “Những kinh nghiệm quản lý khoa học từ Nam Mỹ”. < khoa-hoc-tu-nam-my-8161>, (27/11/2014). 36. Quan Minh Nhựt. 2015. “Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 66 (2015). 37. Quan Minh Nhựt, Huỳnh Văn Tùng. 2014. “Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31d. 155 38. Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia. 2018. “Hội nghị tổng kết của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia giai đoạn 2008 - 2018”. <https://nafosted.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-cua-quy-phat- trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-quoc-gia-giai-doan-2008-2018/>, (18/01/2020). 39. Nguyễn Thị Phượng. 2018. “Thị trường khoa học và công nghệ Trung Quốc: Xây dựng những mô hình mới”. <https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/thi-truong-khoa-hoc-va-cong- nghe-trung-quoc-xay-dung-nhung-mo-hinh- moi/20180830092752510p1c785.htm>, (03/09/2018). 40. Quốc hội. 2008. Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12, ban hành ngày 13/11/2008. 41. Quốc hội. 2013. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, ban hành ngày 18/6/2013. 42. Quốc hội. 2017. Luật chuyển giao công nghệ số 17/2017/QH14, ban hành ngày 19/6/2017. 43. Tổng cục Thống kê. 2020. Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê. 44. Tạ Hải Tùng. 2017. “Đưa công nghệ thông tin vào quản lý khoa học”, Tạp chí Tia sáng, https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Dua-cong- nghe-thong-tin-vao-quan-ly-khoa-hoc-10392, (25/01/2017). 45. Hoàng Văn Tuyên. 2017. Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 46. Thủ tướng Chính phủ. 2010. Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, ban hành ngày 15/11/2010, Hà Nội. 47. Thủ tướng Chính phủ. 2012. Quyết định số 592/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ban hành ngày 22/5/2012, Hà Nội. 156 48. Thủ tướng Chính phủ. 2013. Quyết định số 2075/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến 2020, ban hành ngày 08/11/2013, Hà Nội. 49. Thủ tướng Chính phủ. 2015. Quyết định số 2395/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, ban hành ngày 25/12/2015, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 50. Aghion, P. and Howitt, P.. 1992. “A model of growth through creative destruction”, Econometrica, vol. 60, no. 2, pp. 323-351. 51. Aghion, P., Bloom, N., Blundell, R., Griffith, R. and Howitt, P. 2005. “Competition and innovation: An inverted U relationship”, Quarterly Journal of Economics, vol 120: pp 701-728. 52. Ahn, Hyeon-Ju, Mah, Jai S. 2007. “Development of technology- intensive industries in Korea”, Journal of Contemporary Asia, 37(3), 364-379. 53. Aiello, Francesco, and Paola Cardamone. 2005. “R&D Spillovers and Productivity Growth: Evidence from Italian Manufacturing Microdata”, Applied Economics Letters, 12 (10), pp 625-631. 54. Allen N. Berger & Gregory F. Udell. 1998. “The economics of small business finance: The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle”, Journal of Banking & Finance, Volume 22, Issues 6-8, August 1998, Pages 613-673, https://doi.org/10.1016/S0378- 4266(98)00038-7. 55. Baghana, R., Mohnen, P. 2009. “Effectiveness of R&D tax incentives in small andlarge enterprises in Québec”, Small Bus. Econ., 33, pp 91-107. 56. Becker, B. and Hall, S.G. 2013. “Do R&D strategies in high-tech sectors differ from those in low-tech sectors?, An alternative approach to testing the pooling assumption”, Economic Change and Restructuring, 46: pp 138-202. 157 57. BenignoValdes. 1999. Economic Growth: Theory, Empirics and policy, Edward Elgar, ISBN-13 : 978-1840640038. 58. Fabio Bertoni and Tereza Tykcova. 2015. “Does governmental venture captital spur invention and innovation? Evidence from young European biotech companies”. Research Policy, vol. 44, issues. 4, 925-935. 59. Bloch, C. 2005. “R&D investment and internal finance: The cash flow effect”, Economics of Innovation and New Technology, 14: 213-223. 60. Bloom, N., Griffith, R., Van Reenen, J.. 2002. “Do R&D tax credits work: evidencefrom a panel of countries 1979-1997”, Journal of Public Economics, Vol 85, pp1-31. 61. Lee Bransletter. 2006. “Is foreign direct investment a channel of knowledge spillovers? Evidence from Japan’s FDI in the United States”, Journal of International Economics, vol. 68, issue. 2, pp. 325-344. 62. Bronwyn Hall & John VanReenan. 2000. “How effective are fiscal incentives for R&D? A review of the evidence”, Research Policy, vol. 29, issue 4-5, 449-469. 63. Brown, J.R., Fazzari, S.M and Petersen, B.C. 2009. “Financing innovation and growth: Cash flow, external equity, and the 1990s R&D boom”, Journal of Finance, 64: pp 151-185. 64. Buiseret, T.J; Cameron, H.M.; Georghiou, L. 1995. “What difference does it make? Additionality in the public support of R&D in large firms”, International journal of technology management, ISSN : 0267- 5730. 65. Caballero, R. and Jaffe, A. 1993. How high are the giants’ shoulders: An empirical assessment of knowledge spillovers and creative destruction in a model of economic growth, In Blanchard, O. and Fischer, S. (Eds.) NBER Macroeconomics Annual 8. Cambridge, MA: MIT Press. 66. Carpenter, R., Petersen, B. 2002b. “Is the growth of small firms constrained by internal finance?”, The Review of Economics and Statistics, vol. 84, issue 2, 298-309. 158 67. Caves, R.E. 1996. Multinational Enterprises and Economic Analysis, Cambridge University Press, England. 68. Chamarik, Saneh, Goonatilake, Susantha. 1994. Technological independence - the Asian experience, United Nations University Press, Hong Kong. 69. Charles P. Himmelberg and Bruce Petersen. 1994. “R&D and Internal Finance: A panel study of small firms in high-tech industries”, The Review of Economics and Statistics, vol. 76, issue 1, 38-51. 70. Chirinko, R., Fazzari, S.M., Meyer, A.P. 1999. “How responsive is business capitalformation to its user cost? An exploration with micro data”, Journal of Public Economics, 74, pp 53-80. 71. Clemenz, G.. 1990. “International NC&PT competition and trade policy”, Journal of International Economics, 28: pp 93-113. 72. Connelly LM. 2008. “Pilot studies”, Medsurg Nurs, 17(6): 411-2. 73. Congressional Research Service. 2019. China's Economic Rise: History, Trends, Challenges, and Implications for the United States. 74. Crespi, G.. 2013. “Design and evaluation of fiscal incentives for business innovation in Latin America: lessons learned and future developments”. In book: Knowledge,Innovation and Internationalisation Essays in Honour of Cesare Imbriani (Piergiuseppe Morone), ISBN 0-415-69311- X, 171-193. 75. Cristina Chaminade and Bengt-Åke Lundvall. 2019. “Science, Technology, and Innovation Policy: Old Patterns and New Challenges”, Subject: Technology and Innovation Management, Online Publication, Date: May 2019, DOI: 10.1093/acrefore/9780190224851.013.179. 76. CSIS. 2017. “Is China a global leader in research and development?”. < https://chinapower.csis.org/china-innovation-global-leader/>. 77. Czarnitzki, D., Hanel, P., Rosa, J.M.. 2011. “Evaluating the impact of R&D tax creditson innovation: a microeconometric study on Canadian firms”, Res. Policy, 40,217-229. 159 78. Dal Hwan Lee, Zong-Tae Bae, Jinjoo Lee. 1991. “Performance and adaptive roles of the government-supported research institute in South Korea”, World Development, Vol. 19, Issue 10, Pages 1421-1440, ISSN 0305-750X, https://doi.org/10.1016/0305-750X(91)90084-U. 79. Dan Senor and Saul Singer. 2009. Start-up Nation: The story of Israel's economic miracal, Twelve - Hachette Book Group, November 2009, ISBN: 978-0-446-55831-0. 80. Daphne Getz and Itzhak Goldberg. 2016. “Best practices and lessons learned in ICT sector innovation: A case study of Israel”, World development report 2016 Digital Dividends: background paper. 81. David P, Hall B. 2000. “Heart of darkness: modeling public - private funding interactions inside the R&D black box”, Research Policy, vol. 29, issue. 9, 1165-1183. 82. Paul David, Bronwyn Hall and Andrew A. Toole. 2000. “Is public R&D a complement or substitute for private R&D? A review of the econometric evidence”, Research Policy, vol. 29, issue. 4-5, pp. 497-529. 83. David Yin. 2017. “What makes Israel’s innovation ecosystem so successful”, Forbes Asia < https://www.forbes.com/sites/davidyin/2017/01/09/what-makes-israels- innovation-ecosystem-so-successful/?sh=1b63c90270e4>, (09/01/2017). 84. Deog-Seong, Oh and Insup, Yeom. 2012. “Daedeok Innopolis in Korea: From Science Park to Innovation Cluster”, World Technopolis Review, vol. 2, no. 2, Apr 2012. 85. Dezan Shira & Associates. 2017. “Revisiting Tax Incentives for R&D Activities in China”. <https://www.china-briefing.com/news/revisiting- tax-incentives-for-rd-activities-in-china/>, (02/3/2017). 86. Dorfman, N.S. 1983. “The development of a regional high technology economy”, Research Policy, 12: 299-316. 87. Driffield, N.. 2001. “The impact on domestic productivity of inward investment in the UK”, Manchester School, 69: 103-119. 160 88. Driffield, N., Love J.H. and Menghinello, S.. 2010. “The multinational enterprise as a source of international knowledge flows: Direct evidence from Italy”, Journal of International Business Studies, 41: 350-359. 89. Dunning, J.. 1979. “Explaining patterns of international production: In defence of the eclectic theory”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 41: 269-295. 90. Dunning, J.. 1988. “The eclectic paradigm of international production: A restatement and some possible extensions”, Journal of International Business Studies, 19: 1-31. 91. D-W. Sohn and M. Kenney. 2007. “Universities, Clusters, and Innovation Systems: The Case of Seoul, Korea”, World Development, (35) 6: 991-1004. 92. Erdar Gumus and Ferdi Celikay. 2015. “R&D expenditure and economic growth: New empirical evidence”, Margin The Journal of Applied Economic Research, 9(3): 205-217. 93. European Commission. 2003. Investing in Research: an Action Plan for Europe, Directorate General for Research - EUR 20804 EN - COM (2003) 226 final. 94. Feldman, M., Kelley, M.. 2006. “The ex ante assessment of knowledge spillovers: government R&D policy, economic incentives and private firm behavior”. Research Policy, 35, 1509 - 1521. 95. Ginarte, J.C. and Park, W.G.. 1997. “Determinants of Patent Rights: A Cross-National Study”. Research Policy, 26, 283-301. 96. Gonzalez X. and Pazo C.. 2008. “Do subsidies stimulate private R&D spending?”, Research Policy, Vol. 37, pp. 371-389. 97. Gonzalez X., Jaumandreu J. and Pazo C.. 2005. “Barriers to innovation and subsidy effectiveness”, RAND Journal of Economics, vol. 36, no. 4, pp. 930-950. 161 98. Raymond Gradus and Sjak Smulder. 1993. “The trade off between environmental care and long-term growth - pollution in three prototype growth models”, Journal of Economics, Vol. 58, No. 1, pp. 25-51. 99. Griffith, R., Redding, S. and Van Reenen, J.. 2000. “Mapping the two faces of R&D: productivity growth in a panel of OECD industries”, Centre for Economic Policy Research, Discussion Paper no. 2457. 100. Griffith, R., Harrison, R., and Van Reenen, J.. 2006. “How special is the special relationship ? Using the impact of U.S. R&D spillovers on U.K. firms as test of technology sourcing”, American Economic Review, vol. 96, no. 5, pp. 1859-1875. 101. Griliches, Zvi. 1992. “The Search for R&D Spillovers”, The Scandinavian Journal of Economics, no 94, 19-47. 102. Grossman và Helpman. 1991. Innovation and Growth in the Global Economy, Publisher: MIT Pr, ISBN: 9780262071369. 103. Grossman, Gene, and Elhanan Helpman. 1994. “Endogenous Innovation in the Theory of Growth”, The Journal of Economic Perspectives, 8 (1): 23-44. 104. Guellec, D. and Van Pottelsberghe de la Potterie, B.. 2003. “The impact of public R&D expenditure on business R&D”, Economics of Innovation and New Technology, 12: 225-243. 105. Hall, B.. 2002. “The financing of research and development”, Oxford Review of Economic Policy, 18, 35-51. 106. Hall, J.K., Daneke, G.A., & Lenox, M.J.. 2010. “Sustainable development and entrepreneurship: Past contributions and future directions”, Journal of Business Venturing, 25(5), 439-448. 107. Han Woo Park, Heung Deug Hong and Loet Leydesdorff. 2005. A comparison of the knowledge-based innovation systems in the economies of South Korea and the Netherlands using triple helix indicators, Scientometrics. 162 108. Hanel, Petr. 2000. “R&D, Interindustry and International Technology Spillovers and the Total Factor Productivity Growth of Manufacturing Industries in Canada, 1974-1989”, Economic Systems Research,12(3),345-361. 109. Harris, R., Trainor, M., Li, C.Q.. 2009. “Is a higher rate of R&D tax credit a panacea forlow levels of R&D in disadvantaged regions”. Research Policy, 38,192-205. 110. Hill, R.. 1998. “What sample size is “enough” in internet survey research?”, Interpersonal Computing and Technology: An Electronic Journal for the 21st Century, 6(3-4). 111. Hillier, D., Pindado, J., De Queiroz, V. and De La Torre, C.. 2011. “The impact of country- level corporate governance on research and development”, Journal of International Business Studies, 42: 76-98. 112. History. "China: Timeline". (18/8/2019). 113. Hoffman, K., Milady, P., Bessant, J., Perren, L.. 1998. “Small firms, R&D, technology and innovation in the UK: a literature review”, Technovation, 19, 39 - 55. 114. Holger Gorg and Eric Strobl. 2007. “The effect of R&D subsidies on private R&D”, Economica, 74(294):215-234. 115. Huang, C., Amorin, C., Spinoglio, M., Gouveia, B., Medina, A.. 2004. “Organization,programme and structure: an analysis of the chinese innovation policyframework”, R&D Manage, 34, 367-387. 116. Hulya Ulku. 2004. “R&D, Innovation, and Economic Growth: An Emporical Analysis”, IMF Working Papers, November 2004. 117. International Monetary Fund. 2016. “Fiscal monitor: Acting now, Acting together”, World Economic and Financial Surveys, 2016. 118. International Monetary Fund. "People's Republic of China". (08/01/2020). 163 119. Israel Innovation Authority. 2017. "Promoting Innovation as Leverage for Inclusive and Sustainable Ecnomic Growth". <https://innovationisrael.org.il/en/contentpage/promoting-innovation- leverage-inclusive-and-sustainable-economic-growth>. 120. Israel Innovation Authority. 2019. "Israeli High-Tech in 2019: Prosperity and Challenges". <https://www.innovationisrael.org.il/en/reportchapter/israeli-high-tech- 2019>. 121. Ivy Cheng. 2017. Fact Sheet: Innovation and technology development in Israel, The Legislative Council Library, FS05/16-17. 122. Jaffe, A.B., & Jones, B.F.. 2015. The changing frontier: Rethinking science and innovation policy, University of Chicago Press, Chicago. 123. Jaffe, A.B.. 1989. “Real effects of academic research”, American Economic Review, 79: 957- 970. 124. Jewish Virtual Library. “Latest population statistics for Isreal”. <https://www.jewishvirtuallibrary.org/latest-population-statistics-for- israel>, (21/2/2020). 125. Ji Woong Yoon. 2014. “Evolution of science and technology policy in Korea”, The Korean Journal of Pilicy Studies, Vol. 29, No. 1, pp. 147- 172. 126. Jiwon Jung; Jai S. Mah. 2013. “R&D Policies of Korea and Their Implications for Developing Countries”, Science, Technology & Society 18:2 (2013): 165-188. 127. Joel R. Campbell. 2013. “Becoming a techno-industrial power:Chinese science and technology policy”, Issues in Technology Innovation, No.23, pp.1-15. 128. Josef Bichler and Christian Schmidkonz. 2012. “The Chinese indigenous innovation system and its impact on foreign enterprises”, Munich Business School Working Paper, 2012-01. 164 129. Josh Lerner. 2002. “When bureaucrats meet entrepreneurs: The design of effective "Public Venture Capital" programmes”, The Economic Journal, Vol. 112, Issue. 477, Pages. F73-F84. 130. Kamien, M.I., Mueller, E. and Zang, I.. 1992. “Research joint ventures and R&D cartels”, American Economic Review, 82: 1293-1306. 131. Kenneth Arrow. 1962. “Economic welfare and the allocation of resources for invention”, A chapter in The Rate and Direction of Inventive Activity: Economic and Social Factors, pp 609-626 from the National Bureau of Economic Research, Princeton University Press. 132. Keun Lee and Chaisung Lim. 2001. “Technological regimes, catching-up and leapfrogging: findings from the Korean industries”, Research Policy, vol. 30, pp. 459-483. 133. Kevin Sylwester. 2001. “R&D and economic growth”, Knowledge, Technology & Policy, 13: 71-84. 134. Kim, L.. 1997. Imitation to innovation: The dynamics of Korea’s technological learning, MA: Harvard Business School Press, Cambridge. 135. Klete. T.J.. Moen, J. and Griliches, Z.. 2000. “Do subsidies to commercial R&D reduce market failures? Microeconometric evaluation studies”, Research Policy, 29(4): 471-97. 136. Kokko, Ari & Gustavsson Tingvall, Patrik & Videnord, Josefin. 2015. “The Growth Effects of R&D Spending in the EU: A Meta- Analysis”, Ratio Working Papers 254, The Ratio Institute. 137. Krugman, P.. 1991. “Increasing returns and economic geography”, Journal of Political Economy, 99: 483-499. 138. KIPO. 2005. 2005 Annual Report. 139. Lee, C.-Y.. 2011. “The differential effects of public R&D support on firm R&D: theory and evidence from multi-country data”, Technovation, 31, 256-269. 165 140. Lim, Young-il. 1999. Technology and productivity: The Korean way of learning and catching up, Cambridge and London: The MIT Press. 141. List of country. "Countries of the world ordered by land area". , (18/8/2019). 142. Lokshin, B., Mohnen, P.. 2012. “How effective are level-based R&D tax credits? Evidence from the Netherlands”, Applied Economics, 44, 1-12. 143. Lundvall, B.-A., & Borrás, S.. 2005. “Science, technology and innovation policy”. In book: The Oxford handbook of innovation, U.K.: Oxford University Press, pp. 599- 631. 144. Macrotrends LLC. "South Korea GDP per Capita 1960-2020". <https://www.macrotrends.net/countries/KOR/south-korea/gdp-per- capita>, (20/02/2020). 145. Mah, Jai S.. 2007. “Industrial Policy and Economic Development: Korea’s Experience”, Journal of Economic, Issues 41 (1): 77-92. 146. Mairesse, J., Mulkay, B.. 2004. “Une evaluation du crédit d´ıimpôt recherche enFrance, 1980-1997”, Working Papers 2004-43, Center for research in Economics and Statistics. 147. Malerba, F.. 2005. “How innovation differ across sectors and industries”, In book: The Oxford Handbook of Innovation, Oxford University Press, Oxford. 148. Mamoru Nagano. 2006. "R&D investment and the government's R&D policies of electronics industries in Korea and Taiwan", Journal of Asian Economics, 17(4):653-666. 149. Manuel Trajtenberg. 2002. "Government Support for Commercial R&D: Lessons from the Israeli Experience", NBER Chapters, in: Innovation Policy and the Economy, Volume 2, pages 79-134, National Bureau of Economic Research, Inc. 166 150. Mark S. Freel. 2000. “Barriers to product innovation in small manufacturing firms”, International Small Business Journal, 18(2): 60- 80. 151. Mark S. Freel. 2000. “Do small innovating firms outperform non- innovators?”, Small Business Economics, 14, 195-210. 152. Min-Jeong Kim và Jai S. Mah. 2009. “China’s R&D policies and technology-intensive industries”, Journal of Contemporary Asia, Vol. 39, No. 2, pp. 262-278. 153. Ministry of Economy and Industry (State of Israel). 2018. R&D Centers: Investment Models in Israel. 154. Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China. "Administrative Division System". (18/8/2019). 155. Mu, Rongping. 2014. “Policy framework for intergrating all activities of innovation in China”, Conference: American Association for the Advancement of Science 2015 Annual Meeting. 156. Neaman Institute. 2013. Science, Technology and Innovation Indicators in Israel: An Internatioal Comparison (Fourth edition). 157. Nelson, R.R.. 1986. “Institutions supporting technical advance in industry”, American Economic Review, 76, Papers and Proceedings: 186- 189. 158. OECD .2004. “Financial and Human Resources Invested in Education”, in Education at a Glance 2004: OECD Indicators. OECD Publishing, Paris. 159. OECD. 2008. The Internationalisation of Business R&D: Evidence, Impacts and Implications, Organization for Economic Cooperation and Development, Paris. 160. OECD. 2008. OECD Reviews on Innovation Policy, China, OECD Publishing, Paris. 167 161. OECD. 2010. Technological independence - The Asian experience, Directorate for Science, Technology and Innovation. 162. OECD. 2010. Innovation in Firms: A Microeconomic Perspective, OECD Publishing. 163. OECD. 2011. Education at a glance 2011, OECD indicators. Paris. 164. OECD. 2012. OECD Factbook 2011 - 2012: Economic, Environmental and Social Statistics, OECD Publishing. 165. OECD. 2015. Frascati Manual 2015: Guidelines for Collecting and Reporting Data on Research and Experimental Development, The Measurement of Scientific, Technological and Innovation Activities, OECD Publishing, Paris. 166. OECD. 2019. R&D Tax Incentives: China, 2018, Directorate for Science, Technology and Innovation. <www.oecd.org/sti/rd-tax-stats- china.pdf>. 167. OECD. 2019. OECD Main Science and Technology Indicators, 2019 data release, OECD Directorate for Science, Technology and Innovation. 168. Parisi, M.L., Sembenelli, A.. 2003. “Is private R&D spending sensitive to its price? Evidence from Data for Italy”, Empirica, 30, 357-377. 169. Park, Sam Oak. 2000. “Innovation system, networks, and the knowledge-based economy in Korea”, in book: Regions, Globalization, and Knowledge-based Economy, pp. 328-48, Oxford University Press. 170. Paul M. Romer. 1990. “Endogenous Technological Change”, Journal of Political Economy, vol. 98, no. 5, part 2. 171. Paul Westhead and David Storey. 1997. “Financial constraints on the growth of high technology small firms in the United Kingdom”, Applied Financial Economics, vol. 7, issue 2, 197-201. 172. Pavitt, K.. 1984. “Sectoral patterns of technical change: towards a taxonomy and a theory”, Research Policy, 13, 343-373. 168 173. Pessoa, Argentino. 2010. “R&D and economic growth: How strong is the link?”, Economic Letters, vol. 107(2), pages 152-154. 174. Rana Deljavan Anvari & Davoud Norouzi. 2016. “The impact of e- commerce and R&D on economic development in some selected countries”, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 299: 354-362. 175. Richard Nelson. 1959. “The Simple Economics of Basic Scientific Research”, Journal of Political Economy, 67, 297. 176. Rita Freimane & Signe Balina. 2016. “Research and development expenditures and economic growth in the EU: A panel data analysis”, Economics and Business, 29, 5-11. 177. Robert Cressy. 1996. “Are business startup debt-rationed?”, Economic Journal, vol. 106, issue 438, 1252-70. 178. Sakakibara, Mariko & Cho, Dong Sung. 2002. “Cooperative R&D in Japan and Korea: A comparison of industrial policy”, Research Policy, vol. 31, pp. 673-692. 179. Schumpeter, J.A.. 1939. Business Cycles: A theoretical, Historical, and Statistical Analysis of the Capitalist Process , McGraw - Hill Book Company Inc., New York and London. 180. Schumpeter, J.A.. 1942. Capitalism, Socialism and Democracy, Routledge, London, pp. 82 - 83. 181. Spencer, B.J. and Brander, J.A.. 1983. “International NC&PT rivalry and industrial strategy”, Review of Economic Studies, 50: 707-722. 182. State Council of China. 2006. The national medium-and long-term program for science and technology development (2006-2020). 183. State Council of China. 2015. Made in China 2025. 184. Steinmueller, Edward. 2010. “Economics of Technology Policy” in Bronwyn Hall and Nathan Rosenberg (Eds.), Handbook of the Economics of Innovation, volume 2, pp.1181-1218. 169 185. Sungchul Chung. 2010. “Innovation, Competitiveness, and growth: Korean Experiences”, Annual World Bank Conference on Development Economics 2010. 186. Svetlana Sokolov-Mladenović, Slobodan Cvetanović & Igor Mladenović. 2016. “R&D expediture and economic growth: EU28 evidence for the period 2002-2012”, Economic research-Ekonomska istraživanja, 29 (1), 1005-1020. 187. The World Bank/OECD. 2010. Science, Technology and Industry Outlook 2010. 188. Thomson, R.. 2013. “Measures of R&D tax incentives for OECD countries”, Review of Economics and Institutions, 4, 1-35. 189. Tsai, Kuen-Hung, and Jiann-Chyuan Wang. 2004. “R&D Productivity and the Spillover Effects of High-tech Industry on the Traditional Manufacturing Sector: The Case of Taiwan”, World Economy, 27 (10): 1555-1570. 190. Tuomas Takalo & Tanja Tanayama. 2010. “Adverse selection and financing of innovation: is there a need for R&D subsidies?”, The Journal of Technology Transfer, vol. 35(1), pages 16-41. 191. Uzi de Haan. 2011. "The Israel case of science and technology based entrepreneurship: An exploration cluster". Science and Technology Based Regional Entrepreneurship: Global Experience in Policy and Program Development. 306-328. 192. V. K. Narayanan, George E. Pinches, Kathryn M. Kelm and Diane M. Lander. 2000. “The influence of voluntarily disclosed qualitative information”, Strategic Management Journal, 21: 707-722. 193. Veugelers, R. and Cassiman, B.. 2004. “Foreign subsidiaries as a channel of international technology diffusion: Some direct firm level evidence from Belgium”, European Economic Review, 48: 455-476. 194. William Nordhaus. 1969. “An economic theory of technological change”, American Economic Review, vol. 59, issue 2, p. 18-28. 170 195. Wilson, D.J.. 2009. “Beggar thy neighbour? The in-state, out-of-state, and aggregate effects of R&D tax credits”. Review of Economics and Statistics. 91, 431-436. 196. WIPO. 2012. The Economics of Intellectual Property in the Repuplic of Korea. WIPO Publication No. 1031(E). ISBN: 978-92-805-2155-9. 197. World Economics Forum. 2016. The Global Competitiveness Report 2016-2017. 198. World Economics Forum. 2019. The Global Competitiveness Report 2019. 171 PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 01. PHIẾU KHẢO SÁT Kính gửi Quý vị, Lời đầu tiên, xin được gửi tới Quý vị lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, thành công. Tôi là Đỗ Thành Long, công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn đề này tại doanh nghiệp của Quý vị để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Kính mong Quý vị dành chút thời gian để trả lời cho tôi một số câu hỏi dưới đây. Cũng xin lưu ý rằng những câu trả lời của Quý vị là cơ sở để tôi đánh giá vấn đề nghiên cứu nên rất mong nhận được câu trả lời chi tiết và trung thực của Quý vị. Mọi thông tin liên quan sẽ chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài và sẽ đƣợc bảo mật hoàn toàn. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Quý vị! ____________________________ 172 PHẦN 1: MỘT SỐ THÔNG TIN CUNG CẤP CHO KHẢO SÁT Chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư cho khoa học và công nghệ (KHCN) được chia thành 04 nhóm chính: 1. Các chính sách trọng cung: tập trung vào các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc cấp kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). - Tài trợ cho nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng). - Tài trợ cho phát triển (phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm mẫu). 2. Chính sách trọng cầu: các chính sách trọng cầu lại tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận thu được từ các sản phẩm và công nghệ mới. - Tài trợ cho sản phẩm ra thị trường (tìm hiểu thị trường, sản xuất thực nghiệm, ra mắt sản phẩm). - Tài trợ cho chuyển giao công nghệ. - Tài trợ cho thương mại hóa sản phẩm (phát triển, tiếp thị sản phẩm mới). 3. Chính sách về các yếu tố phụ trợ: - Phát triển nhân lực KHCN chất lượng cao. - Phát triển hạ tầng KHCN (thiết lập và phát triển thị trường KHCN; hạ tầng cơ sở thông tin; thiết lập cơ chế bảo vệ quyền SHTT). 4. Chính sách liên kết các bên trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: - Tăng cường nhận thức cho cá nhân, doanh nghiệp về KHCN và ĐMST, khởi nghiệp. - Chính sách liên kết các bên liên quan. 173 PHẦN 2: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Loại hình doanh nghiệp? Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1.2. Quy mô doanh nghiệp? Nhóm DN quy mô lớn đi đầu Nhóm DN nhỏ và vừa 1.3. Lĩnh vực hoạt động? Nhóm DN khoa học và công nghệ, DN công nghệ cao Nhóm DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khác 1.4. Tỷ lệ trích lập hàng năm cho Quỹ KHCN của doanh nghiệp? Tính theo % thu nhập tính thuế của doanh nghiệp. < 1% 1% ≤ Quỹ < 3% 3% ≤ Quỹ < 5% ≥ 5% 174 PHẦN 3: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 3.1. Anh/chị vui lòng đánh giá về các chính sách dưới đây theo 03 cấp độ: - Cấp độ 1: Biết hay không biết. - Cấp độ 2: Biết thì doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng hay không thuộc đối tượng áp dụng. - Cấp độ 3: Thuộc đối tượng áp dụng thì khả năng áp dụng dễ hay khó. - Cấp độ 4: Dễ áp dụng thì hiệu quả ở mức điểm mấy (từ 1 đến 5 tương ứng với Không hiệu quả cho tới Rất hiệu quả). Lưu ý: Nếu câu trả lời là “Không” ở cấp độ trước (1 hoặc 2) thì sẽ dừng đánh giá ở cấp độ tiếp theo (2 và 3). Thuộc Khả Hiệu quả Chính sách khuyến khích DN đầu Biết đối năng áp TT áp dụng tƣ cho KHCN tƣợng dụng C K C K Dễ Khó 1 2 3 4 5 I Nhóm chính sách trọng cung 1 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) / Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia 2 Các Chương trình KHCN quốc gia 3 Các ưu đãi về thuế 4 Ưu đãi tín dụng 5 Quỹ phát triển KHCN của DN 6 Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước Anh/chị vui lòng cho biết các điểm mà anh chị thấy chưa phù hợp ở các chính sách trọng cung: .................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ II Nhóm chính sách trọng cầu 7 Xúc tiến thương mại 8 Chính sách ưu tiên cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sản phẩm của doanh nghiệp KHCN Anh/chị vui lòng cho biết các điểm mà anh chị thấy chưa phù hợp ở các chính sách trọng cầu: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ III Nhóm chính sách hỗ trợ 9 Phát triển nhân lực KHCN chất lượng cao Anh/chị vui lòng cho biết các điểm mà anh chị thấy chưa phù hợp ở các chính sách hỗ 175 Thuộc Khả Hiệu quả Chính sách khuyến khích DN đầu Biết đối năng áp TT áp dụng tƣ cho KHCN tƣợng dụng C K C K Dễ Khó 1 2 3 4 5 trợ: ................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ IV Nhóm chính sách liên kết 10 Liên kết với viện, trường để tham gia các Chương trình KHCN quốc gia Anh/chị vui lòng cho biết các điểm mà anh chị thấy chưa phù hợp ở các chính sách liên kết: .......................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ V Khác Chính sách khác mà anh/chị biết (vui lòng ghi rõ) : Chính sách khác mà anh/chị biết (vui lòng ghi rõ) : Chính sách khác mà anh/chị biết (vui lòng ghi rõ) : 3.2. Anh/chị có đề xuất gì thêm về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KHCN? _______Trân trọng cảm ơn!________ 176 PHỤ LỤC SỐ 02. DANH SÁCH CHUYÊN GIA Mã số Giới tính Công việc F1 Nữ giới Công chức, đảm nhiệm vị trí quản lý nhà nước về KHCN M2 Nam giới Công chức, đảm nhiệm vị trí quản lý nhà nước về KHCN M3 Nam giới Lãnh đạo một Sở KHCN M4 Nam giới Lãnh đạo Viện nghiên cứu KHCN thuộc Bộ, ngành F5 Nữ giới Lãnh đạo Đơn vị Đại học công lập F6 Nữ giới Lãnh đạo một Khoa thuộc Đơn vị Đại học công lập M7 Nam giới Lãnh đạo Đơn vị Đại học ngoài công lập F8 Nữ giới Lãnh đạo một Khoa thuộc Đơn vị Đại học ngoài công lập F9 Nữ giới Lãnh đạo Doanh nghiệp KHCN M10 Nam giới Lãnh đạo Doanh nghiệp khởi nghiệp F11 Nữ giới Lãnh đạo Quỹ KHCN F12 Nam giới Nhà nghiên cứu khoa học thuộc Đơn vị Đại học công lập 177

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_thuc_day_doanh_nghiep_dau_tu_cho_khoa_hoc.pdf
  • pdfTrichyeu_DoThanhLong.pdf
Luận văn liên quan