Luận án Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thực tế cho thấy, bên cạnh việc gia tăng về mặt số lượng thì chất lượng tham gia giải quyết VAHS của NBCnói chung và luật sư nói riêng cũng đã được nâng lên một bước đáng kể. Đa số NBC tham gia vụ án với tinh thần trách nhiệm cao trước khách hàng và trước pháp luật (kể cả các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng). Các hoạt động nghề nghiệp của NBC như nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp bị can, bị cáo, thu thập thêm chứng cứ, chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ, dự kiến kế hoạch hỏi, tham gia tranh tụng tại phiên toà đều được NBC chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của NBC không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, với sự tham gia của NBC, phần lớn các vụ án đều chứng minh được các căn cứ giảm nhẹ TNHS cho người bị buộc tội, thậm chí một số trường hợp còn chứng minh được sự không phạm tội của bị cáo trong vụ án.

pdf175 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật sư, Luật trợ giúp pháp lý. Về cơ bản, các quy định trong Luật Luật sư bảo đảm cho Luật sư có điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS. Tuy nhiên, cần tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư nhằm đề cao và phát huy có hiệu quả vai trò tự quản của tổ chức này. Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư theo hướng nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, củng cố vị thế và phát huy vai trò của Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý luật sư và hành nghề luật sư, tạo nền tảng pháp lý để phát triển đội ngũ luật sư và hoạt động hành nghề luật sư chuyên nghiệp, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thương hiệu, uy tín trong khu vực và trên thế giới; phát triển thị trường dịch vụ pháp lý của luật sư, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý luật sư của cá nhân, cơ quan, tổ chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động hành nghề luật sư; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm pháp luật đối với luật sư. Thứ hai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư, nâng cao năng lực bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ tư pháp thực hiện công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức luật sư; tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức của Liên đoàn luật sư Việt Nam đủ nguồn lực về con người và cơ sở vật chất, đổi mới và nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành hoạt động các cơ quan của Liên đoàn để hoạt động của Liên đoàn có bước đột phá, thực chất và hiệu quả, xây dựng Liên đoàn thật sự là ngôi nhà chung của giới luật sư Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các Đoàn luật sư để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho luật sư; giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; 147 huy động, tập hợp trí tuệ của đông đảo luật sư tham gia vào các hoạt động xã hội nói chung và các sự kiện pháp lý nói riêng. Củng cố, kiện toàn cơ cấu, tổ chức các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến địa phương, nhằm phát huy vai trò tự quản của Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư; ban hành các Quy chế hoạt động nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quy chế phối hợp trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; quy chế phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, hoạt động luật sư; có hình thức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về luật sư và hành nghề luật sư. Đối với cơ cấu tổ chức của trợ giúp viên pháp lý: Cần nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL, trong đó sớm chuyển đổi chức danh Trợ giúp viên pháp lý thành luật sư công để phù hợp với thông lệ quốc tế, chuẩn hóa các chức danh trong hoạt động TGPL, phù hợp với thực tiễn hoạt động này, đáp ứng yêu cầu mở rộng tranh tụng tại tòa án, bảo đảm thực thi quyền bào chữa, quyền bình đẳng trước pháp luật, đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp luật của công dân. Đối với TAND: cần giữ nguyên hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm có Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và các Tòa án quân sự; và phát huy tính độc lập tư pháp của Thẩm phán, bảo đảm việc xét xử theo đúng tinh thần tranh tụng. Về cơ chế quản lý Tòa án về tổ chức, giao Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án về tổ chức nhưng cần làm rõ cơ chế quản lý như thế nào để bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử; cần làm rõ cơ chế Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Hội đồng nhân dân quản lý Tòa án về tổ chức như thế nào Đối với VKSND: Hệ thống tổ chức của VKSND cần phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Bên cạnh đó, cần tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, loại bỏ quy định kiểm sát viên thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp tại Tòa, nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của KSV trong hoạt động tố tụng... nhằm bảo đảm hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa. Trong tương lai gần, cần chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố như tinh thần Nghị quyết 49 đã nêu. Đối với CQĐT: cần tổ chức CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ công tác trinh sát và hoạt động điều tra TTHS nhằm hướng tới tính minh bạch, công khai trong các hoạt động tiền tố tụng, tạo tiền đề cho việc thực hiện đúng chức năng bào chữa ở giai đoạn tiền tố tụng. Đồng thời, quy định về việc ghi âm, 148 ghi hình có âm thanh trong một số hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai... trong BLTTHS 2015 dẫn đến trường hợp nhiều CQĐT ở các địa phương không có đủ phương tiện, thiết bị để đáp ứng quy định nêu trên. Do đó, cần hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ghi âm ghi hình, các loại máy móc khác để phục vụ cho việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, bảo đảm chức năng bào chữa được thực hiện trên thực tế. 4.2.2.2. Giải pháp về con người - Đối với người bào chữa: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận từ rất lâu, trải qua các thời kỳ khác nhau, trong đó bảo đảm được quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa cho mình khi tham gia TTHS thể hiện sự văn minh, dân chủ trong quá trình tố tụng. Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò của NBC nói chung và luật sư nói riêng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, đề ra nhiều biện pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của luật sư. Hoạt động bào chữa trong TTHS chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi hội đủ ba điều kiện cần thiết, đó là điều kiện về pháp lý, điều kiện về tổ chức và điều kiện về con người. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chức năng bào chữa phải là việc nâng cao năng lực trách nhiệm của những người làm công tác bào chữa. Để đạt được mục tiêu nói trên, theo chúng tôi, cần phải quán triệt các yêu cầu sau: Thứ nhất, xây dựng đội ngũ những người làm công tác bào chữa thực sự có năng lực, không chỉ thỏa mãn các điều kiện về tiêu chuẩn pháp luật mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn tố tụng. Năng lực cá nhân, uy tín, kinh nghiệm của NBC có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả bào chữa. Bởi lẽ đó, đội ngũ những người làm công tác bào chữa phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đáp ứng nhu cầu bảo vệ chân lý khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng các khoá đào tạo nguồn luật sư, đặc biệt chú trọng đào tạo về kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng tranh tụng tại phiên toà nói riêng và tạo điều kiện để NBC được thử thách trong thực tiễn; thu hút chuyên gia giỏi về pháp luật tham gia đội ngũ những NBC. Thứ hai, phải đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm công tác bào chữa. NBC phải luôn là những người tôn trọng pháp luật và sự thật, trung thực trong hoạt động của mình, có nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp. Trước những đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc sử dụng cán bộ tư pháp nói chung và các chức danh tư pháp nói riêng trong đó có NBC đặt 149 ra những yêu cầu mới. NBC phải được đào tạo và có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, trong đó, đặc biệt “chú trọng giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp”, bảo đảm cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những diễn biến phức tạp của tình hình, không bị cám dỗ bởi vật chất. Mặt khác, NBC cũng như các chức danh tư pháp khác phải được thường xuyên “cập nhập mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn”. Việc hiểu biết về tình hình thời sự trong nước, quốc tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội sẽ giúp cho NBC thực hiện chức năng bào chữa đúng quan điểm của Đảng, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Để làm được việc đó, trước hết chúng ta phải đảm bảo số lượng NBC nói chung, luật sư nói riêng đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời NBC cần được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề. Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hành nghề, chuyên môn nghiệp vụ, NBC còn phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn mà xã hội đòi hỏi như khả năng làm việc bằng ngôn ngữ nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể Dó đó, muốn có được đội ngũ NBC đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, chương trình đào tạo nguồn luật sư phải đảm bảo tính khoa học, có cơ cấu hợp lý, thể hiện quan điểm đào tạo hiện đại, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đồng thời tiếp thu một cách hợp lý các kinh nghiệm của nước ngoài. Thứ ba, cho phép người tập sự hành nghề luật sư được tham gia một số hoạt động tố tụng hình sự dưới sự kèm cặp, giám sát của luật sư hướng dẫn để tránh tình trạng thiếu vắng việc thực hành kỹ năng thực tế trong quá trình tập sự. Tuy nhiên, việc thực hiện một số hoạt động này không phải diễn ra trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự mà chỉ nên dừng lại ở một số hoạt động như thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia một số hoạt động điều tra như có mặt khi hỏi cung, lấy lời khai của đương sự, thực nghiệm điều tra, tham gia phiên toà. Chỉ có như vậy, người tập sự hành nghề luật sư mới nhận thức được kỹ năng hành nghề, ý thức tuân thủ pháp luật, tác phong, đạo đức nghề nghiệp cần thiết của luật sư khi thực hiện hoạt động bào chữa; có cơ hội tiếp xúc, làm quen với nghề nhưng không gây cản trở và tác động không tốt đến quá trình giả quyết vụ án hình sự. Nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề. 150 - Đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Hiện nay, trong xã hội vẫn có tư tưởng hạ thấp vai trò của NBC và cho rằng NBC sẽ gây khó khăn cho việc phòng chống tội phạm, giúp cho người phạm tội trốn tránh trách nhiệm mà chưa nhận thức được sự tham gia của NBC trong VAHS không những không cản trở mà còn giúp cơ quan có thẩm quyềnTHTT hạn chế vi phạm tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, khắc phục những sai lầm trong việc giải quyết vụ án.. Vì vậy, việc thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của NBC chính là cách tốt nhất để bị can, bị cáo tự bảo vệ quyền bào chữa của mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Chức năng bào chữa của người bị buộc tội sẽ không thể được đảm bảo nếu như chủ thể tiến hành tố tụng không nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Người THTT phải xác định được vai trò chủ động mình trong toàn bộ quá trình tố tụng, phải nhận thức được việc đổi mới trong hoạt động xét xử theo hướng từ tố tụng thiên về xét hỏi trước đây sang tố tụng thiên về tranh tụng nhiều hơn, để từ đó có những chuẩn bị đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ, về hồ sơ chứng cứ và về cả bản lĩnh tranh tụng để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác, trong nhận thức của mỗi người THTT phải loại bỏ được tâm lý “e ngại” NBC; phải nhận thức được có luật sư hay người bào chữa khác tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố điều tra, thậm chí từ khi có người bị bắt, bị tạm giữ sẽ giúp cho vụ án được giải quyết khách quan, toàn diện và đúng qui định của pháp luật, tránh được những trường hợp cơ quan điều tra vi phạm tố tụng hoặc bỏ sót chứng cứ mà Viện kiểm sát không phát hiện kịp, dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, thậm chí bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Người THTT cần nhận thức được vai trò của NBC tham gia vụ án không chỉ nhằm đảm bảo quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo mà còn nhằm hạn chế những vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án của các chủ thể tiến hành tố tụng; phải nhận thức được sự có mặt của người bào chữa trong vụ án không gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, họ chỉ bác bỏ việc buộc tội nếu thiếu căn cứ chứ không phải là “đối thủ” của các cơ quan tiến hành tố tụng. NBC có thể đưa ra các căn cứ, tình tiết có giá trị giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để trên cơ sở xem xét đầy đủ các tình tiết buộc tội và gỡ tội, vì vậy, cơ quan và người tiến hành tố tụng cần phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng, quyền hạn của họ. Người THTT cần phải nhận thức rằng, hoạt động bào chữa của NBC cũng nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội nói riêng. Bên cạnh đổi mới về nhận thức, người THTT phải tự trau dồi cho mình 151 những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc các văn bản pháp luật, đặc biệt các văn bản pháp luật chuyên ngành để từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Mặt khác, cơ quan THTT cũng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế cho những người tiến hành tố tụng; xây dựng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thực sự “giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật”, biết vận dụng tốt các kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ vào hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu mới của Hiến pháp. Đồng thời, người THTT phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ và cơ quan tiến hành tố tụng phải đặt ra các yêu cầu cụ thể về việc thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp và chế tài áp dụng đối với những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, cơ quan và người THTT được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án phải bảo đảm quyền được bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đảm bảo sự tham gia của NBC theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để NBC nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong các giai đoạn tố tụng của vụ án; tôn trọng và xem xét đầy đủ, kịp thời ý kiến của NBC theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm việc điều tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm việc thực đúng và đầy đủ chức năng bào chữa trong TTHS. - Đối với người bị buộc tội: Như đã phân tích ở trên, người bị buộc tội tự bào chữa chiếm tỷ lệ lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là không tin tưởng NBC. Do đó, cần thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội nói chung và một bộ phận người bị buộc tội nói riêng, giúp họ nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng của NBC. NBC tham gia trong vụ án hình sự là để giúp đỡ họ, trấn an tinh thần họ, là người đồng hành cùng với họ trong suốt quá trình giải quyết vụ việc của họ 4.2.2.3. Giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội - Về kinh tế: Trên thực tế, chế độ đãi ngộ đối với NBC nói chung và luật sư nói riêng, nhất là luật sư chỉ định cần được quan tâm. Việc trả thù lao cho luật sư chỉ định quá thấp so với thù lao mà họ được hưởng khi được mời ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chức năng bào chữa. Nhà nước cần có chế độ thù lao thoả đáng với công sức mà luật sư đã bỏ ra để bào chữa cho người bị buộc tội để động viên, khuyến khích luật sư tham gia tích cực và có trách nhiệm cao trong mọi trường hợp Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử luật sư tham gia bào chữa. Theo quy định của Luật Luật sư và Nghị định 123/2013/NĐ – CP hướng dẫn 152 thi hành một số điều của Luật Luật sư thì“ Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định “ và“. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định”. Có ý kiến cho rằng không nên quy định mức trần thù lao. Bởi lẽ: Thứ nhất, lao động của luật sư là lao động đặc thù về trí óc. Vì thế, cho dù đánh giá như thế nào đi nữa thì cũng mang tính chủ quan và không thể chính xác một cách tuyệt đối. Có thể một việc mà luật sư làm được đối với người này thì không đáng kể, nhưng đối với người khác thì lại cực kỳ có giá trị. Hoặc đối với người này mức thù lao như thế là quá rẻ, nhưng đối với người khác thì lại cho rằng quá cao. Như vậy, mức thù lao là phải căn cứ vào sự ghi nhận của các bên trên cơ sở thỏa thuận, vì thế khi Nhà nước quy định mức trần là đã “đóng khung” và định mức cho thù lao luật sư một cách rất khiên cưỡng. Thứ hai, khách hàng có quyền tự quyết định về mức thù lao sẽ trả cho luật sư. Nhà nước quy định mức trần tức là không cho họ quyền định đoạt tài sản về mặt dân sự? Ý kiến khác lại cho rằng, việc quy định mức trần thù lao là không phù hợp và bộc lộ một số bất cập. Vì vậy, trong tương lai, đề nghị bỏ mức trần thù lao của luật sư và thay vào đó là mức sàn thù lao như một số nước khác trên thế giới. Theo tác giả, cần phải có một khung hành lang về mức thù lao. Nếu thấp quá thì đánh giá không đúng giá trị lao động của luật sư, mà cao quá thì sẽ khó tiếp cận. Do vậy, Nhà nước bắt buộc quy định về giá trần thù lao cho luật sư trong các vụ án hình sự. Với mức giá trần này, Nhà nước hướng đến mục tiêu đảm bảo khách hàng của luật sư không bị các luật sư, vốn rất hiểu biết pháp luật, lợi dụng tình thế của họ để lấy thù lao quá mức so với công lao thực tế. Và khi đã tạo được một khung giá ở mức độ nằm trong khả năng kinh tế của mặt bằng chung xã hội, việc khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư sẽ nhiều hơn, cơ hội của các bị can, bị cáo được sự giúp đỡ, bào chữa của các luật sư sẽ tăng cao, quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân được đảm bảo, Nhà nước cũng đảm bảo về trật tự trong quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực. Điều này, đến lượt mình, sẽ kích thích và tạo điều kiện cho sự phát triển của đội ngũ luật sư theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 của Đảng đã đề ra. Tuy nhiên, mức trần thù lao này cũng phải thay đổi theo điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Theo chúng tôi, cần nâng mức trần thù lao sao cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng quy định về bảng giá thù lao chuẩn hoặc cũng có thể quy định mức trần nhưng cho phép các bên thỏa thuận vượt mức trên cơ sở tự nguyện. 153 - Về chính trị: Các giải pháp về chính trị tập trung ở hai vấn đề chính: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm dân chủ trong quá trình thực hiện pháp luật về chức năng bào chữa. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ: Đảng quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Đảng, Đảng viên, công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ trong việc thực hiện chức năng bào chữa, tạo điều kiện cho NBC trong quá trình tham gia giải quyết VAHS, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ cần phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là nền tảng tiếp tục phát triển đội ngũ luật sư, nâng cao hơn nữa chất lượng luật sư, xây dựng và phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có nhiều luật sư tham gia, điều hành, quản trị chuyên nghiệp, triển khai có hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Đối với các tỉnh, thành phố đã xây dựng Đề án phát triển nghề luật sư tại địa phương cần khẩn trương triển khai thực hiện. Đối với các tỉnh, thành phố chưa xây dựng Đề án phát triển nghề luật sư cần sớm xây dựng và ban hành Đề án. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề luật sư ở các địa phương cần chú trọng, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu và định hướng của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Các cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị tại địa phương, tiếp tục chủ động, quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ về cơ sở vật chất nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn. Về vấn đề bảo đảm dân chủ trong quá trình thực hiện pháp luật về chức năng bào chữa, cần phát triển nền dân chủ và tạo nên sự bình đẳng thực sự giữa chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội và chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, mở rộng quyền của NBC và người bị buộc tội... - Về xã hội: Về mặt xã hội, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về các quy định của BLTTHS, Luật luật sư có liên quan đến chức năng bào chữa. Trên thực tế, nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và người bị buộc tội nói riêng còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bị buộc tội và người thân của họ chưa ý thức được tầm quan trọng của NBC trong việc tham gia giải quyết vụ án hình sự. Điều này ảnh hưởng đến quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội. Do đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật. Qua đó giúp người dân có ý thức tuân thủ 154 pháp luật, nhận thức được và tự bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân. Cần thiết phải thay đổi nhận thức của người dân nói chung và người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng khi cho rằng, sự tham gia tố tụng của người bào chữa là không cần thiết và tốn kém, hay thậm chí e ngại sự có mặt của người bào chữa sẽ khiến cho các cơ quan tố tụng thiếu thiện cảm với mình. Nhận thức không đúng về vai trò và vị trí của người bào chữa chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của người bào chữa trở nên khó khăn, trong khi bản thân người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết của người dân về sự cần thiết tham gia tố tụng của người bào chữa chính là đảm bảo cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo Hiến định. Để làm được việc này, chúng ta cần xây dựng thói quen sống và làm việc theo pháp luật của công dân; nâng cao trình độ dân trí; phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức đơn giản, dễ tiếp cận, lôi cuốn được sự chú ý của nhiều người như xây dựng những bộ phim trong đó đề cao vai trò của NBC bảo vệ có hiệu quả cho người bị buộc tội không bị oan. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy định của BLTTHS về chức năng bào chữa nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về vị trí, vai trò của NBC, chủ động và kịp thời hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành BLTTHS và văn bản có liên quan. Các điều kiện về xã hội có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chức năng bào chữa. Hiện nay, ngoài việc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai rò của NBC, một số bộ phận người dân cũng chưa hiểu rõ về hoạt động của các cơ quan THTT. Để giúp cho người dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, giải pháp tuyên truyền pháp luật là điều không thể thiếu. Khi người dân hiểu biết về pháp luật hình sự, TTHS nhiều hơn thì chức năng bào chữa sẽ được thực hiện tốt hơn. Ví dụ, việc tổ chức các phiên tòa lưu động xét xử ở các địa phương hoặc phát sóng chương trình Tòa tuyên án đã thu hút được nhiều người dân tham gia, thông qua đó, vai trò của NBC cũng như các quyền của người bị buộc tội được người dân biết đến nhiều hơn Ngoài các giải pháp trên, cần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý... Cần đầu tư thỏa đáng về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư pháp ở Trung ương và địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý...; tăng cường áp dụng tin học trong công tác quản lý tổ chức và hoạt động luật sư, hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý và trợ giúp viên pháp lý. Đồng thời, 155 tăng cường kiểm tra, thanh tra để nắm bắt tình hình về tổ chức và hoạt động luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn và xử lý nghiêm những hành vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân có nhiều đóng góp trong quá tình hành nghề, gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật... Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện thường xuyên cơ chế thông tin, phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý ở Trung ương với địa phương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý, bào chữa viên nhân dân một cách tốt nhất. 156 Kết luận chƣơng 4 Quan điểm về hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS được ghi nhận trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật cần được thực hiện dựa trên quan điểm của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường tranh tụng, phân định rạch ròi giữa ba chức năng cơ bản của TTHS, đồng thời nâng cao vai trò của NBC và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Quán triệt các quan điểm trên, luận án đã đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 ghi nhận các quyền của người bị buộc tội trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự, với mục đích bảo vệ họ tránh khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc tham gia tố tụng của NBC là sự giám sát tốt nhất các hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; đấu tranh với những hành vi sai trái để bảo vệ mục đích cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự là giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế. Từ những bất cập và nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS, nghiên cứu sinh đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật và các giải pháp thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về chức năng bào chữa trong TTHS bao gồm: Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và hoàn thiện các quy định về chức năng bào chữa trong TTHS. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số đề nghị nhằm chỉnh sửa, bổ sung một số quy định có bất cập. Ví dụ: quy định về quyền của NBC và việc bảo đảm thực hiện, quy định về quyền của người bị buộc tội và việc bảo đảm thực hiện Đồng thời, phải có định hướng hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam,tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm vốn có của mô hình TTHS thẩm vấn, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của mô hình TTHS tranh tụng, nhất là tăng cường các yếu tố tranh tụng tại phiên tòa xét xử. Bởi mô hình TTHS quyết định chức năng TTHS nên muốn hoàn thiện chức năng TTHS nói chung, chức năng bào chữa nói riêng thì trước hết phải hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự.Để bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trên thực tế, ngoài giải pháp hoàn thiện pháp luật còn một số giải pháp khác như: Giải pháp về tổ chức, về con người, về kinh tế, chính trị, xã hội 157 KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài luận án “Chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam”, trong điều kiện nghiên cứu rộng và phức tạp, tác giả luận án đã đạt được một số kết quả khiêm tốn. Đây là một trong những đề tài mang tính lý luận và thực tiễn cao. Mặc dù vấn đề bào chữa đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc độ quyền bào chữa, nguyên tắc bào chữa nhưng dưới góc độ là chức năng bào chữa thì rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến. Tác giả luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của chức năng bào chữa; hình thức thực hiện chức năng bào chữa; các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Qua đó khẳng định, chức năng bào chữa là một trong ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, là những phương diện hoạt động trong tố tụng hình sự được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho bên bị buộc tội khả năng đưa ra chứng cứ và lý lẽ chống lại sự buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, pháp nhân thương mại phạm tội, góp phần vào việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự cũng được tác giả làm rõ thông qua việc phân tích các quy định về quyền của người bào chữa, quyền của người bị buộc tội cũng như nghĩa vụ của họ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Trong những năm qua, người bào chữa đã thực hiện khá tốt chức năng bào chữa của mình nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. Sự tham gia của người bào chữa không làm cản trở công tác của người tiến hành tố tụng, trái lại hoạt động của các bên có mối quan hệ thúc đẩy, bổ sung cho nhau. Đồng thời, sự theo sát của người bào chữa với người bị buộc tội giúp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, hạn chế những vi phạm pháp luật của cơ quan THTT và đam bảo cho các hoạt động tố tụng diễn ra khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa của người bào chữa và người bị buộc tội còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật và từ chính người bào chữa, người bị buộc tội, người tiến hành tố tụng. Từ thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam, tác giả đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, giải pháp về điều kiện tổ chức, về con người, về kinh tế, chính trị, xã hội. 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Cao Thị Ngọc Hà (2018), “Một số vấn đề lý luận về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, tạp chí nghề luật số 01/2018 2. Cao Thị Ngọc Hà (2018), “Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tạp chí nghề luật số 03/2018 3. Cao Thị Ngọc Hà (2019), “Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, tạp chí nghề luật số 02/2019 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Trần Văn Bảy (2003), “Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật TTHS 2003”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/2004 2. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng 3. Lê Cảm (2004), « Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống nguyên tắc cơ bản của luật TTHS », tạp chí Luật học, số 6, năm 2004; 4.Lê Tiến Châu (2008), «Chức năng xét xử trong TTHS Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học; 5. Lưu Bình Dương (2004), “Tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sỹ luật học 6. Phạm Hồng Hải (2004),“Những điểm mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật TTHS 2003”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/2004 7. Phạm Hồng Hải (1999),“Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội”, NXB công an nhân dân. 8. Phan Văn Hòa (2013), “người bào chữa trong TTHS”, luận văn thạc sỹ luật học. 9. Phan Trung Hoài (2006), “hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam”, NXB tư pháp, Hà Nội. 10. Phan Trung Hoài (2007), “Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự”, NXB tư pháp, Hà Nội 11. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), “Các chức năng trong tố tụng hình sự Việt nam”, luận án tiến sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội. 12. Nguyễn Duy Hưng (2004),“Về sự tham gia của người bào chữa vào quá trình TTHS theo BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2004. 13. Nguyễn Văn Hiển (2010), “Nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận án tiến sỹ luật học. 14. Học viện tư pháp (2014), “Nâng cao vị thế và vai trò của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. 15. Đỗ Thị Hường (2007), “Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”, luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Bảo đảm quyền của bị cáo trong phiên toà mở rộng tranh tụng”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên để về tranh tụng năm 2003 17. Trang web https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly- thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-cau-truc-chuc-nang). 18. Trang web hoi-hoc/ly-thuyet-cau-truc-chuc-nang-trong-xa-hoi-hoc.html 160 19. Trang web van-de-chung/1762-arradcliffe-brownban-ve-khai-niem-chuc-nang-trong-khoa-hoc-xa- hoi-.html (Trích Nguồn: A. R. Radcliffe-Brown. 1965. Structure and Function in Primitive Society. New York: The Free Press, pp. 178-187.) 20. Trang Web ( doi.aspx?ItemID=1828) 21. Nguyễn Ngọc Khanh (2008),“Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên toà hình sự”, tạp chí Luật học, số 7/2008; 22. Vũ Huy Khánh (2012),“Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư với tư cách là người bào chữa và hướng hoàn thiện” Tạp chí Tòa án nhân dân (kỳ II, tháng 4/2012, số 08). 23. Trần Hoài Lâm (2007),“chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự », luận văn thạc sỹ luật học. 24. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2011), “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”, Hà Nội 25. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2012), “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2003 và các luận chứng, Hà Nội. 26. Phan Thanh Mai (2013), “Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động bào chữa của luật sư”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội 27. Đinh Thị Mai (2015), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ cấp Bộ, Đề tài: Các chức năng của Tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. 28. Đào Thị Nga, Nguyễn Chí Trinh (2012), “Hoạt động của luật sư trong giai đoạn xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 19. 29. Đặng Trần Thanh Ngọc (2015),“thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ luật học. 30. Đặng Thị Hải Hằng (2014), “nội dung cơ bản và giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức”, Luận văn thạc sỹ luật học, ĐH QG Hà Nội 30. NXB Chính trị quốc gia (2001), Khái quát hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, Hà Nội. 31. NXB chính trí quốc gia, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật hà Nội; 32. Nguyễn Thái Phúc (2015), “Các chức năng của TTHS và vấn đề hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt Nam hiện nay”, Hội thảo khoa học “Các chức năng của TTHS trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội. 33. Nguyễn Văn Phương (2014), “vai trò của luật sư – người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ luật học. 34. Bộ tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết thi hành luật luật sư. 35. Báo cáo tổng kết ngành TAND năm 2014, 2015. 161 36. Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát nhân dân năm 2016, 2017. 37. Báo cáo tổng kết của Liên đoàn Luật sư Việt Nam năm 2015, 2016, 2017 38. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự năm 1999, 2015, Hà Nội. 39. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, 2003, 2015, Hà Nội. 39. Quốc hội (2012), Luật Luật sư, năm 2012, Hà Nội. 40. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), “Đảm bảo quyền có người bào chữa của người bị buộc tội – so sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ”, luận án tiến sỹ luật học; 41. Hoàng Thị Minh Sơn (2015), “Khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của các chức năng TTHS”, “ Hội thảo khoa học “Các chức năng của TTHS trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội. 42. Hồ Sỹ Sơn (2000),“Những đảm bảo hiệu quả của hoạt động bào chữa trong tố tụng hình sự”, tạp chí nhà nước và pháp luật. 43. Hoàng Thị Sơn (2003), “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong luật TTHS Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học. 44. Hoàng Thị Sơn (2002), “Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo”, Tạp chí Luật học, số 4/2002 45. Hoàng Thị Sơn (2000),“Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”, Tạp chí Luật học số 5/2000. 46. Lê Hồng Sơn (2002), “Vấn đề thực hiện quyền của người bào chữa trong TTHS”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 7/2002 47. Lê Trung Sơn (2015), “Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học 48. Nguyễn Văn Tuân (2011),“vai trò của luật sư trong TTHS”, NXB công an nhân dân. 49.Từ điển Tiếng Việt (1996), NXB Đà Nẵng. 50. Bùi Bảo Trâm (2012), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, luận văn thạc sỹ luật học. 51. Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), “bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự”, luận văn thạc sỹ luật học. 52. Nguyễn Huy Thiệp (2012), “Hoàn thiện các quy định của BLTTHS 2003 về bảo đảm quyền bào chữa của luật sư”, Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 53. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014),“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS”, luận án tiến sỹ luật học. 54. Lại Văn Trình (2011),“bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học. 162 55. Trường Đại học luật Hà Nội (2013), “Hoàn thiện pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), “Giáo trình luật tố tụng hình sự”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 57. Nguyễn Trương Tín (2010), “Bàn về sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong giai đoạn điều tra trong TTHS”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12. 58. Nguyễn Văn Tuân (2009), “Bảo đảm quyền có người bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 3, Hà Nội. 59. Nguyễn Văn Tuân (2008), “Địa vị pháp lý và mối quan hệ của người bào chữa với bị can, bị cáo trong TTHS”, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2008; 60. Nguyễn Văn Tuân (2010),“Thực trạng tranh tụng và vấn đề nâng cao vai trò của luật sư trong tranh tụng trước yêu cầu cải cách tư pháp”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 3. 61. Ngô Thị Ngọc Vân (2015),“ Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, luận án tiến sỹ luật học 62. Trịnh Tiến Việt – Trần THị Hồng Lê. “Luật sư bào chữa trong phiên tòa sơ thẩm hình sự: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và những kiến nghị”, Dân chủ và pháp luật (Số chuyên đề tổ chức và hoạt động của luật sư). 63. Đào Trí Úc (2011), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm CHLB Đức” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật CHLB Đức phối hợp tổ chức tại Hà Nội”. 64. Phạm Minh Tuyên (2008), Một số vướng mắc trong việc áp dụng BLTTHS 2003 và những kiến nghị sửa đổi, Tạp chí TAND số 21. 65. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành BLTTHS 2003 về đảm bảo quyền bào chữa, Hà Nội. 66. Phong Trần (2012), Người đại diện hợp pháp là người bào chữa hay chi mang tính chất trang trí, Báo pháp luật và xã hội, 01/11/2012. 67. Nguyễn Huy Hoàn (2004), Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can trong hoạt động TTHS, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 10. 68. Viện khoa học pháp lý (2016), Báo cáo kết quả dự án điều tra cơ bản về thực trạng đảm bảo thực hiện qyền bào chữa và quyền có người đại diện pháp lý của cá nhân ở Việt Nam. 69. Lê Hồng Sơn (2002), Vấn đề thực hiện quyền của người bào chữa trong TTHS, Tạp chí NHà nước và pháp luật số 7. 163 70. Nguyễn Ngọc Khanh (2008), Nâng cao vị thế của Luật sư tại phiên toà hình sự, Tạp chí Luật học. 74. Võ Khánh Vinh (2010),“Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học”, nhà xuất bản khoa học xã hội (2 tập); 75. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), “Quyền con người – Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Võ Khánh Vinh (2003), “Về quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 8). 78. Võ Khánh Vinh (2015), Xã hội học pháp luật, NXB khoa học xã hội. 79. Ban chấp hành trung ương Đảng, Chỉ thị số 33/CT_TW ngày 30/3/2009 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư. 80. Trang web của Liên đoàn luật sư Việt Nam, trích “Tạp chí luật sư Việt nam, số 7 tháng 9 năm 2014”. 81. Trang web hanh-to-tung-va-nguoi-tham-gia-to-tung-trong-luat-to-tung-1777304.html 82. Trang web của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trích “Số chuyên đề về mô hình TTHS một số nước trên thế giới (số 1+2) năm 2011 83. Trang web Bộ luật Gia Long 84. Trang web mô hình TTHS Trung Quốc. 85. Trang web 86. Luatsuhanoi.org.vn/traođổi/cảicách_tưpháp.asp#Top “Lê Phú Thịnh, Cải cách tư pháp - Gọc nhìn từ một phiên Toà hình sự sơ thẩm – Ý kiến của luật sư chưa được tôn trọng”. 87. Trang web nhung-van-de-dat-ra-trong-thuc-tien-48339.html 88. Trang web https://tuoitre.vn/ghi-am-ghi-hinh-hoat-dong-hoi-cung-thuc-hien- sao-cho-hieu-qua-20180318085327519.htm Tài liệu tiếng Anh: 89.Adam Paker(2008), “Basic principles on the role of lawyers” 90.Antonio Cassese, Paolo Gaeta, John Rwd Jones (2002), “The Rome statute ò the international criminal court: A Commentatry, NXB Oxford University Press. 164 91. (Al.Ritlin 1960, Buộc tội xã hội tại phiên tòa, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Xô viết số 9) 92Christoph Saffeling (2003), “Toward an international criminal procedure”. 93. Donald J.Newman, Ph.D (Lecturer in law University Wiseunsin, Modison), “Functions of the police, prosecutor, court workers, defense counsel, Judge in aiding Juvenile Justice” 94. K.W.Lidstone (2006),“ Humand rights in the Enghlish criminal trial”. 95. Michael bohlander, Roman boed, and Richael J.wilson (2009), “defense international criminal proceeding”. 96. Lan Brownlie, GuyS.Goodwin (2010), “Brownlie’s document on the man right” 97. Melvin Urofski, “Rights of the people: Individual freedom and bills of right” 98.Rene David, John E.C.Brierly, The Free Press (1978), “Major legal systems in world today” 99. Rolando V.del carmen Trường Đại học bang Sam Houston, “Criminal proceduce – law and practice”(in tại Printed in the United states of American). 100. Roberta K.flowers (2009), “The role of the defense attorney: not just an adwcate. 101. Paul Bergman and Sara J.Berman (2003),“the Criminal law handbook”. 102. Peter A renella, đại học luật Boston, “Rethinking the functions of criminal Proceduce”. 103 Samuel Dash, 47 N.C.L.Rev 598 (1969) tại trang web http:// scholar ship.law.urc.ed/nclr, “The emerging Role and Function of the Criminal defense lawyer”. 104. Stephanos stavros (1993), “the guarantees for accused peorsons under Article 6 of the European convention on Human Righs”, nhà xuất bản sweet and maxwell, Anh quốc. 105. Uni. Melbourne, Australia (2011); “Criminal process and human rights”. 106. Xiong Qiuhong, phó giáo sư-tiến sỹ Viện luật, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, “Lawyer Defence in the Pre-Trial Proceedings” . 107. www.americanbar.org / american Justice section archive, “Defense function”, Đoàn luật sư Hoa Kỳ. 108. hrichina@hrichina.org/ “Human rights in china”, “Human rights protections and China’s criminal proceduce law in practice” 165 PHỤ LỤC MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN DÀNH CHO LUẬT SƢ Tỉnh/thành:... Huyện/quận:. Người được phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn:......../....../2018. Kính thưa: Ông (Bà)... Để nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực hiện một số quy định mới có liên quan đến chức năng bào chữa trên cơ sở các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự năm 2015, đề nghị Ông (Bà) vui lòng trả lời phiếu hỏi sau đây bằng cách gạch chéo vào ô thích hợp. Chúng tôi cam kết các thông tin Ông (Bà) cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và không sử dụng vào các mục đích khác. Câu hỏi 1. Trong quá trình làm thủ tục đăng ký bào chữa, Ông/Bà gặp những khó khăn nào sau đây? Thời gian ban hành văn bản thông báo NBC kéo dài hơn quy định của pháp luật Đòi hỏi nhiều giấy tờ không cần thiết Văn bản thông báo NBC không có giá trị trong các giai đoạn tố tụng Khác:.................................................................................................... Câu hỏi 2. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về nhận thức của ngƣời đƣợc Ông/bà bào chữa về các quyền tố tụng sau đây? Nội dung Biết Không biết 1. Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa   2. Các quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ,   bị can, bị cáo 3. Quyền được cơ quan có thẩm quyền bảo đảm các   quyền tố tụng nêu ở mục (1) và (2) Câu hỏi 3. Trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, Ông/Bà thực hiện việc bào chữa với tƣ cách nào dƣới đây?  Luật sư do người bị buộc tội hoặc gia đình của họ mời  Luật sư do Đoàn luật sư cử theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng 166 Câu hỏi 4. Trong quá trình tố tụng, việc Ông/Bà gặp gỡ ngƣời đƣợc Ông/Bà bào chữa thƣờng diễn ra nhƣ thế nào? Trƣờng hợp Thƣờng Thỉnh thoảng Không bao xuyên giờ Gặp riêng    Gặp và có sự giám sát    Câu hỏi 5. Các cơ quan tiến hành tố tụng có tạo điều kiện cho Ông/Bà đủ thời gian gặp gỡ tiếp xúc với ngƣời đƣợc bào chữa không?  Có  Không Câu hỏi 6. Trong quá trình tham gia vào hoạt động hỏi cung bị can, Ông/Bà nhận thấy quá trình hỏi cung có ghi âm, ghi hình có âm thanh hay không?  Có  Không Nếu không, lý do vì sao? ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Câu hỏi 7. Ông/Bà có đƣợc CQTHTT thông báo về địa điểm, thời gian hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra khác không?  Có  Không Câu hỏi 8. Theo Ông/Bà, quyền thu thập chứng cứ của luật sƣ theo BLTTHS 2015 có gặp khó khăn gì không? CQTHTT đánh giá các chứng cứ do LS cung cấp nhƣ thế nào? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................... Câu hỏi 9. Trên thực tế Cơ quan THTT có tạo điều kiện cho ngƣời bị buộc tội thực hiện các quyền mới của mình theo BLTTHS 2015 không? Ví dụ: quyền không buộc phải đƣa ra chứng cứ chống lại mình, quyền đƣợc hỏi ngƣời tham gia tố tụng tại phiên tòa nếu chủ tọa đồng ý?  Có 167  Không Câu hỏi 10. Trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu hồ sơ, Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về mức độ đáp ứng của Cơ quan tiến hành tố tụng đối với các yêu cầu của luật sƣ về đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án? (chỉ lựa chọn 01 đáp án)  Đáp ứng toàn bộ  Đáp ứng một phần  Không đáp ứng Câu hỏi 11. Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về quy định thù lao bào chữa của NBC? 1. Mức thù lao bào chữa thấp hợp lý cao 2. Thủ tục thanh toán thù lao đơn giản hợp lý phức tạp 3. Mức trần thù lao hợp lý không hợp lý Khác:........................................................................................ Câu hỏi 12. Tại phiên tòa, HĐXX có điều hành phiên tòa theo đúng tinh thần tranh tụng của BLTTHS 2015 không?  Có  Không Đề nghị Ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: - Tuổi:................................................................................................................... - Giới tính:  Nam  Nữ - Thời gian hành nghề:.............................năm - Số lượng vụ án đã tham gia bào chữa:...............................vụ Xin trân trọng cảm ơn Ông/ Bà đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ ! 168

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuc_nang_bao_chua_trong_to_tung_hinh_su_viet_nam.pdf
  • pdfTrinhyeu_CaoThiNgocHa.pdf
Luận văn liên quan