Củng cố, phát triển các ngành dịch vụ hiện có, tiếp tục mở rộng các
dịch vụ mới. Trước hết, tập trung phát triển mạnh các dịch vụ có nhiều lợi thế,
đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người làm nông nghiệp, giảm dần và thay thế
những cơ sở dịch vụ bên ngoài để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, góp phần tối
đa hóa thu nhập cho người làm dịch vụ và người làm nông nghiệp trong tỉnh.
+ Củng cố và phát triển hệ thống các trạm, trung tâm chuyển giao kỹ
thuật phục vụ nông nghiệp. Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia vào các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như chuyển giao tiến bộ
KH&CN, tư vấn các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao. Tìm kiếm đối tác để liên kết, xây dựng lộ trình hợp tác trước hết là với
với các viện, trường đại học, các cơ quan khoa học, các tổ chức, doanh
nghiệp, nhằm thu hút các nguồn lực về KH&CN, để khơi dậy tiềm năng phát
triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao của địa phương. Kinh nghiệm
của các tỉnh cho thấy các HTX dịch vụ nông nghiệp là một hình thức tổ chức
có hiệu quả. Việc phát triển và quản lý tốt các HTX này sẽ tạo chỗ dựa, “bà
đỡ” cho bà con nông dân, đồng thời phát triển mở rộng quy mô, ngành nghề
kinh tế, nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các hộ xã viên
177 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mạng lưới tiêu thụ nông sản
phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương
mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhận dịch vụ
đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của địa phương.
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện kịp thời các loại
bệnh dịch nguy hiểm, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn nhằm ứng
phó với biến đổi khí hậu, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường làm cơ sở
cho công tác điều hành và dự báo thị trường.
+ Rà soát để hoàn thiện vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm cung
cấp các loại dịch vụ công cơ bản cho ngành nông nghiệp. Hỗ trợ hoạt động
xúc tiến thương mại, nghiên cứu và mở rộng thị trường, các hoạt động nâng
cao giá trị hàng nông sản. Tăng cường vai trò của các cơ quan chuyên môn
trong việc quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Các
hoạt động SXKD giống cây trồng, giống vật nuôi, các loại phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật cần đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ của các
cơ quan chuyên môn. Chỉ như vậy mới kiểm soát được các hoạt động, bảo
đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại vật tư và các dịch có chất lượng cao
cho người làm nông nghiệp, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
4.2.5. Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế thích hợp; tăng
cường liên kết, phối hợp các lực lượng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
- Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế mà nòng cốt là doanh nghiệp
nông nghiệp
143
Cũng như cả nước, do trình độ phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An
không đồng đều, sự tồn tại nhiều quan hệ sở hữu, theo đó là nhiều hình thức
tổ chức kinh tế nông nghiệp là tất yếu. Nhưng hoạt động của các hình thức
hiện có còn nhiều yếu kém và chưa xuất hiện nhiều hình thức tổ chức kinh
doanh mới đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế về thị
trường nông sản của Việt Nam ngày càng gia tăng, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nông nghiệp ngày càng gay gắt, nên cần phải:
+ Nghiên cứu để phát triển mạnh hình thức kinh tế trang trại, nông trại
gia đình theo hướng chuyên môn hóa, tập trung vào phát triển sản xuất một số
loại cây, con, làm dịch vụ nông nghiệp và theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc
phục tình trạng manh mún, khép kín, tự cấp tự túc của kinh tế hộ.
+ Nghiên cứu để tiếp tục đổi mới nhận thức để phát triển các HTX
nông nghiệp và tổ hợp tác nông nghiệp. Tập trung củng cố và xử lý dứt điểm
HTX yếu kém, ngừng hoạt động và tồn tại hình thức. Triển khai, hướng dẫn
và thực hiện hỗ trợ vốn kinh doanh, đất đai để khuyến khích phát triển HTX
và tổ hợp tác nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
HTX nông nghiệp. Tuyên truyền, vận động xây dựng các HTX và tổ hợp tác
nông nghiệp mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại,
doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Coi trọng công tác cán bộ cho HTX nông
nghiệp trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành và nghiệp vụ
chuyên môn thông qua đào tạo, bồi dưỡng.
+ Hiện tại, tỉnh Nghệ An có 13 công ty nông, lâm nghiệp và 14 ban
quản lý các rừng phòng hộ hoạt động trên diện tích 504 nghìn ha đất nông,
lâm nghiệp. Tuy đã sắp xếp lại số cơ sở này, nhưng hoạt động sản xuất vẫn
kém hiệu quả. Bởi vậy, cần tiếp tục rà soát, phân loại trên cơ sở phương
hướng, nhiệm vụ để có biện pháp sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt
động để phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở này.
+ Phát triển mạnh các doanh nghiệp nông nghiệp. Ở nhiều nước, doanh
nghiệp là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm nổi trội so với các hình thức
144
kinh tế khác trong nông nghiệp. Nó là hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn
hóa sâu trong, có qui mô lớn, có điều kiện tiếp cận và áp dụng công nghệ sản
xuất và các giống cây, con mới. Doanh nghiệp nông nghiệp là động lực phát
triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp và phát triển KT-XH trên một địa
bàn, nhất là đối với khu vực nông thôn. Do tính chuyên môn hóa và quy mô
của nó, doanh nghiệp nông nghiệp chính là đối tác trong quan hệ bình đẳng với
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác. Hoạt
động của nó có thể tránh được những bất lợi như bị ép cấp, cô lập sản phẩm, bị
chèn ép giá... mà nông dân vẫn phải đối mặt từ nhiều năm qua. Tuy trong cả
nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng đã xuất hiện hình thức kinh doanh này,
nhưng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tích tụ
ruộng đất, đầu tư sản xuất.. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện các biện pháp lớn
nhằm hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào nông nghiệp theo
quyết định của Chính phủ, các cấp chính quyền trong tỉnh cần rà soát lại cơ
chế, chính sách, tăng cường công tác dự báo và quy hoạch, khuyến khích, hỗ
trợ, giúp tạo dựng thương hiệu và các điều kiện thuận lợi khác để các cá nhân,
các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển hình thức kinh tế này.
- Rà soát để hoàn thiện cơ chế liên kết, phối hợp các lực lượng trong
chuyển dịch CCKTNN
Cùng cả nước, hiện nay ở tỉnh Nghệ An đã có hình thức liên kết kinh tế
"4 nhà" (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông), với vai trò cầu nối
của HTX. Tuy nhiên, liên kết "4 nhà" trong tiêu thụ nông sản còn khá lỏng
lẻo. Phần lớn doanh nghiệp vẫn quen lối dựa vào thương lái để thu mua nông
sản mà không liên kết, làm ăn trực tiếp với nông dân; còn nông dân bị động,
thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá. Trong thực tế, do quy mô sản
xuất và trình độ của họ mà nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo
hợp đồng, chưa quen tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng
hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về
145
sản xuất, tiêu thụ ổn định. Do vậy, cần có giải pháp thiết thực hơn: một mặt,
phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp tạo tiềm lực trong các quan hệ đối
tác với bạn hàng; mặt khác, cần nghiên cứu để có một cơ chế chặt chẽ và
phương thức liên kết phù hợp. Một trong những cơ sở quan trọng bảo đảm
cho sự gắn bó chặt chẽ các chủ trong liên kết là phải tuân thủ nguyên tắc vốn
có khi hình thành một liên doanh, đó là: cùng chung vốn, cùng chấp nhận rủi
ro và cùng phân chia lợi nhuận. Luật pháp và chính sách của Nhà nước phải
bảo đảm cho sự tôn trọng nguyên tắc này.
4.2.6. Một số điều kiện cần thiết bảo đảm thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Ngoài các điều kiện tiền đề được bảo đảm ở tầm quốc gia, như ổn định
về chính trị, KT-XH, phát triển nhân lực và KH&CN, phát triển thị trường
vốn và thị trường tài chính, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,
bên cạnh các giải pháp về cơ chế chính sách, cấp tỉnh cần chủ động tạo lập
các điều kiện khác cho chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV.
- Nâng cao tiềm lực KH&CN phục vụ chuyển dịch CCKTNN
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong trồng trọt, chăn nuôi
gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Các tiến bộ KH&CN trong và sau thu
hoạch, bảo quản và chế biến nông sản hàng hóa. Coi trọng đầu tư phát triển
các công nghệ mới chất lượng cao trong sinh học, vật liệu mới, tin học trong
các lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; các tiến bộ KH&CN
trong tổ chức quản lý, điều hành nền kinh tế hàng hóa, kỹ thuật marketting.
Hình thành và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã
có dự kiến ở Nghĩa Đàn, các vùng SXNN công nghệ cao, các doanh nghiệp
nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân cho việc phát triển ứng dụng công
nghệ cao trong SXNN. Để làm tốt giải pháp này, có thể tham khảo kinh
nghiệm của Israel, Thái Lan và một số tỉnh, thành phố trong nước như Tp Hồ
Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Vĩnh Phúc...
146
Về nguồn vốn, bên cạnh việc tăng chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt
động nghiên cứu và triển khai, cần thúc đẩy các quan hệ giao dịch trên thị
trường KH&CN, phát triển các hình thức nhà nước kết hợp với các chủ thể thị
trường cùng nghiên cứu tìm kiếm các loại công nghệ mới cho sản xuất phù
hợp với điều kiện của tỉnh trên nguyên tắc cùng chấp nhận rủi ro, chia sẻ lợi
ích trong nghiên cứu, chuyển giao KH&CN mới vào ngành nông nghiệp.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng NN, NT
Nâng cấp và mở rộng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp theo
hướng không chỉ bảo đảm nâng cao mức tưới, mà còn nâng cao mức tiêu
thoát nước, chống úng ngập, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do
thiên tai gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tăng cường đầu tư hạ tầng thủy lợi nội đồng nhằm phục vụ canh tác tiên tiến
gắn với xây dựng nông thôn mới. Áp dụng các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
Tăng đầu tư cho thủy lợi gắn kết với hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là
các đối tượng chủ lực như tôm thẻ chân trắng...
Tập trung nguồn lực về vốn và công nghệ để hoàn thành và đưa vào sử
dụng một loạt các công trình thủy lợi đang thi công tại nhiều huyện thị, khắc
phục tình trạng chậm tiến độ, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và kém hiệu
quả do chậm đưa vào sử dụng như hiện nay.
Hoàn thiện, xây dựng mới hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ
sản, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các vùng sản xuất giống thủy sản
tập trung, đáp ứng yêu cầu phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi,
quản lý kết cấu hạ tầng nông thôn.
Phát triển hệ thống giao thông nội đồng và giao thông nông thôn theo
hướng tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt toàn mạng lưới, tăng khả năng lưu
thông giữa các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến và với
các thị trường. Tranh thủ các nguồn vốn, chương trình dự án để đầu tư giao
thông nội đồng và giao thông nông thôn. Ưu tiên phát triển giao thông nông
147
thôn miền núi, các tuyến đường liên xã, đường giao thông nội đồng nhằm
đảm bảo các phương tiện cơ giới hóa nông nghiệp và phương tiện vận chuyển
nông sản đi lại thuận tiện.
Những năm tới, Nghệ An có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành
thủy sản, có triển vọng lớn về thị trường khi hội nhập sâu hơn trong các FTA.
Trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày một hạn hẹp thì việc phát triển ngành
này cần được coi là khâu đột phá cho chuyển dịch CCKTNN của tỉnh. Muốn
vậy, phải tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung, như huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc,
Cửa Lò, Hưng Nguyên và Tp Vinh. Ngoài nguồn vốn từ “chương trình 224”
xây dựng hạ tầng phát triển vùng nuôi thủy sản của Chính phủ, tỉnh cần xác
lập các quy hoạch, dự án cụ thể và có cơ chế hấp dẫn để mở rộng thu hút vốn
đầu tư xã hội và đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành này. Trước mắt, cần
tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng dịch vụ nghề cá ở cảng cá Cửa
Hội, Lạch Quèn, Lạch Vạn, các trung tâm cứu hộ, cứu nạn trong khu vực Đảo
Ngư, xây dựng các cảng thu mua hải sản, các cơ sở chế biến thủy sản...
- Nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền các cấp bảo đảm
thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV
Quản lý hành chính của chính quyền các cấp từ tỉnh xuống xã có tầm
quan trọng đặc biệt, quyết định mức độ thành công của công cuộc chuyển
dịch CCKTNN trên địa bàn. Việc quản lý bao gồm công tác quy hoạch, kế
hoạch và đầu tư phát triển; ban hành và triển khai các văn bản pháp luật,
chính sách hướng dẫn và tạo môi trường SXKD nông nghiệp; kiểm tra, giám
sát, xử lý các sai phạm; triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật
bằng các nguồn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN.
Nâng cao năng lực quản lý hành chính theo hướng công khai, minh
bạch, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi
trường thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính để thúc đẩy chuyển
dịch CCKTNN trên toàn địa bàn của tỉnh.
148
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng giải quyết nhanh, hiệu quả
các thủ tục hành chính đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển KT-XH trong đó
có chuyển dịch CCKTNN. Nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của các
cấp chính quyền trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ
quan nhằm khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ
được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đối với
toàn bộ quá trình chuyển dịch CCKTNN.
Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, thanh tra chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm,
thuỷ sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, giá trị
sử dụng hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp
thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Cùng với việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, cần nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ quản lý cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo
đức. Khẩn trương khắc phục tình trạng non kém về chuyên môn nghiệp vụ
quản lý của không ít cán bộ công chức hiện nay thông qua sàng lọc, tuyển
chọn, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng để sớm có được đội ngũ công chức hành
chính, công chức sự nghiệp, chuyên gia giỏi về chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập quốc
tế. Đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo lại thông qua các lớp bổ túc
kiến thức, các chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước, bồi dưỡng lý luận
chính trị và đẩy nhanh việc đào tạo cán bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh.
149
KẾT LUẬN
Chuyển dịch CCKTNN là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc
độ và chất lượng các yếu tố cấu thành nền kinh tế nông nghiệp theo một chiều
hướng nhất định, ở một giai đoạn phát triển nhất định, nhằm đạt được mục
tiêu mà con người đã đặt ra. Trong xu thế phát triển hiện nay, chuyển dịch
CCKTNN của nhiều nước hướng vào PTBV cả về KT-XH và môi trường.
Mục tiêu và chính sách chuyển dịch CCKTNN của Việt Nam cũng nằm trong
xu hướng phát triển chung và rất cần thiết phải thúc đẩy phát triển.
Nội dung chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV bao gồm chuyển
dịch cơ cấu các chuyên ngành nông nghiệp, các vùng nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu các nguồn lực SXNN bao gồm lao động, đất đai, vốn, công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản
trong phát triển thương mại Có nhiều tiêu chí để đánh giá kết quả của
chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV mà chủ yếu là đánh giá chuyển
dịch CCKTNN theo hướng PTBV về kinh tế, bền vững về xã hội và tiêu chí
bền vững về môi trường. Trong đó, tiêu chí về kinh tế có tính cốt yếu với các
chỉ tiêu cụ thể như: chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi số lượng, chất lượng các
nguồn lực trong chuyển dịch CCKTNN, chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi “đầu
ra” của nông nghiệp, chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết giữa nông nghiệp với
công nghiệp và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch CCKTNN.
Quá trình chuyển dịch CCKTNN chịu tác động bởi nhiều nhân tố cả
khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các yếu tố thuộc về tự nhiên,
sinh học, và các yếu tố thuộc về con người như chiến lược phát triển, chính
sách kinh tế của nhà nước, nguồn lực về vốn, công nghệ của xã hội, hình thức
tổ chức SXKD, yếu tố thị trường và các yếu tố thuộc về địa phương từ cấp
tỉnh xuống cấp xã.
Phân tích thực tiễn ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 cho thấy, các
cấp tỉnh đã có nhiều quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN và đã
150
đạt được những thành quả đáng khích lệ. Bước đầu tạo lập được một số điều
kiện cần thiết cho chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV; cơ cấu các
chuyên ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực; đã hình
thành một số vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Nhờ đó, đã đạt được những
mục tiêu về KT-XH và môi trường.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch CCKTNN tỉnh Nghệ An còn có
những hạn chế, bất cập. Nổi lên là, tốc độ chuyển dịch diễn ra chậm, chưa
thực sự phản ánh lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng của cầu trong
tương lai; chuyển dịch vẫn chủ yếu nhằm vào khai thác tài nguyên và mức sử
dụng vật tư đầu vào cao, hàm lượng đổi mới công nghệ thấp, nông nghiệp
đang Nghệ An đối mặt với nhiều khó khăn ngày càng trầm trọng. Nguyên
nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là do năng lực quản lý của các cấp chính quyền
địa phương còn hạn chế, yếu kém; thiếu sức vươn lên của người làm nông
nghiệp; bất cập trong tổ chức và cơ chế phối hợp các lực lượng trong chuyển
dịch CCKTNN.
Để thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN ở tỉnh Nghệ An theo hướng PTBV
trong thời gian tới, cần tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trước tình hình
trong nước và quốc tế, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và
Israel, trên cơ sở các định hướng phát triển, những giải pháp cần được nghiên
cứu triển khai là: Nâng cao chất lượng quy hoạch; hoàn thiện và ổn định
chính sách đất đai và đầu tư; phát huy tính năng động, sáng tạo của người làm
nông nghiệp; phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch
CCKTNN theo hướng PTBV; phát triển các hình thức tổ chức kinh tế thích
hợp; tăng cường liên kết, phối hợp các lực lượng trong chuyển dịch
CCKTNN; và phải tạo lập những điều kiện cần thiết về khoa học, công nghệ,
hạ tầng và quản lý bảo đảm thúc đẩy quá trình chuyển dịch./.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Bá Tâm (2006), "Cơ sở khách quan của chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện
nay”, Thông tin Những vấn đề Kinh tế chính trị học, (8).
2. Lê Bá Tâm (2010), Mặt trái của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, Đề tài Khoa học cấp cơ sở, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Lê Bá Tâm (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Nghệ An: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số
chuyên đề), tr.14-16.
4. Lê Bá Tâm (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tính quy
luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương, (452), tr.10-12.
5. Lê Bá Tâm (2015), “Phát triển đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (20), tr.62-64.
6. Lê Bá Tâm (2016), “Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của một số nước châu Á”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương, (465), tr.31-33.
7. Lê Bá Tâm (2016), “Tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền
vững”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (469),tr.42-44.
8. Lê Bá Tâm (2016), “Nghệ An thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh
tế và dự báo, (số tháng 5).
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Quang Bình, Nguyễn Thế Anh Tuấn (2012), "Mục tiêu, phương
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm 2020”, Tạp chí Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng,
(7), tr. 7-11.
2. Thái Bình (2015), "Suy ngẫm từ hạt gạo Thái Lan", tại trang
doanh-nghiep/Ky-1-Suy-ngam-tu-hat-gao-Thai-
Lan-377033, [truy cập ngày 22/12/2015].
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Giới thiệu khái quát chung về tỉnh Nghệ
An, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học và kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam (2003), Tổng kết lý thuyết, cơ sở lý luận về quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học và kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam (2006), Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, Hà Nội.
7. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 13, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
8. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về việc triển khai
thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo có nhiều khó khăn, Hà Nội.
10. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), “Nông nghiệp Việt Nam: Những
thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững", Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, (196), tr.28-36.
153
11. Cục Thống kê Nghệ An (2012), Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp,
nông thôn và thủy sản năm 2011 tỉnh Nghệ An, NXB Nghệ An.
12. Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An giai
đoạn năm 2008-2015, NXB Nghệ An.
13. Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê Nghệ An năm 2015,
NXB Nghệ An.
14. Cục Thống kê Nghệ An (2015), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015”,
tại trang [truy cập
ngày 24/12/2015].
15. Lương Minh Cừ và cộng sự (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh
tranh đến năm 2020, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII, NXB Nghệ An.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011),
NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
20. Phương Hà (2016), “Tiếp sức cho những cánh đồng mẫu lớn”, tại trang
www.baonghean.vn/.../tiep-suc-cho-nhung-canh-dong-mau-lon-
267125..., [Truy cập ngày 7/3/2016].
21. Ngô Thái Hà (2014), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế,
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. An Như Hải (2013), "Tái cơ cấu vốn đầu tư gắn với phát triển kinh tế tri
thức", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (12), tr.11-14.
154
23. Nguyễn Hải (2015), "Nghệ An có 147.000 hộ nông dân sản xuất giỏi", tại
trang
ho-nong-dan-san-xuat-gioi-2648922/, [truy cập ngày 11/12/2015].
24. Phạm Văn Hiền, Trần Văn Thìn (2009), Hệ thống nông nghiệp Việt Nam:
Lý luận và thực tiễn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Đặng Hiếu (2014) “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và vấn đề đặt ra”, tại
trang [truy cập
ngày 16/6/2015].
26. Nguyễn Thị Hoài (2013), Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An, Luận án
Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
27. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Nghị quyết số 23/2011/NQ-
HĐND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
28. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2015), Các Nghị quyết về dự toán
phân bổ ngân sách nhà nước các năm 2008-2015, Nghệ An.
29. Vương Đình Huệ (2014), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện
nay”, tại trang
thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/2014/25956/Tai-co-cau-ngan
h-nong-nghiep-nuoc-ta-hien-nay.aspx, [truy cập ngày 21/2/2015].
30. Bùi Đức Hùng (2013), Phát triển bền vững kinh tế vùng Trung Bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
31. Việt Hương (2016), "Nghệ An: Nông dân bỏ ruộng, doanh nghiệp bí đất",
tại trang
ruong -tran-lan-979871.tpo, [truy cập ngày 20/4/2016].
32. Phạm Thị Khanh và cộng sự (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
33. Lưu Đức Khải (2005), Ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
155
34. Phạm Khắc (2015), “Đảng bộ Nghệ An - dấu ấn nhiệm kỳ 2010-2015”, tại
trang [truy cập ngày 16/11/2015].
35. Đào Duy Khuê (2011), "Khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp hàng hóa - giảm nghèo nhanh cho nông dân", tại trang
tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/20
11/2604/Khoa-hoc-cong-nghe-thuc-day-san-xuat-nong-nghiep-
hang.aspx, [truy cập ngày 05/02/2015].
36. Châu Lan, Phú Hương (2015), "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển
bền vững", tại trang
&tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-de-phat-trien-ben-vung.html, [truy
cập ngày 07/9/2015]
37. Nguyễn Đình Long và các cộng sự (2005), Ứng dụng khoa học công
nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Nguyễn Xuân Long (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Khánh Hòa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
39. Ngô Thắng Lợi và các cộng sự (2014), Phát triển bền vững của Việt Nam
trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu: Thực
trạng và những vấn đề đặt ra cho tương lai, NXB Đại học Quốc
gia, thành phố Hồ Chí Minh.
40. Phương Ly (2015), "Kinh nghiệm của Israel về ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp", tại trang
kinhnghiemcuaisraelveng -nd-17163.html, [truy cập ngày 10/9/2015].
41. Chi Mai (2015), "Liên kết sản xuất - Xu thế tất yếu trong nông nghiệp hiện
đại", tại trang
[truy cập ngày 12/10/2015].
42. Hải Nam (2015), “Tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp: Quyết liệt tái cơ
cấu toàn diện” tại trang
portal/cqlgsbh/, [truy cập ngày 19/08/2015].
156
43. Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề
lý luận và kinh nghiệm thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Phạm Bích Ngọc (2011), “Cải cách ruộng đất ruộng đất ở Trung Quốc và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(400), tr.71-78.
45. Phan Công Nghĩa (2007), Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
46. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2003), Điều chỉnh cơ
cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan, NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
47. Cao Đức Phát (2005), “Kinh nghiệm và bài học chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp Việt Nam”, tại trang
nhap/thang%208/Full%20text/chuyendePT.pdf, [truy cập ngày
16/6/2005].
48. Đức Phường (2008), "Nông nghiệp Thái Lan-Lời giải từ công nghệ và đổi
mới chính sách", tại trang Default.aspx?
tabid=111& News=886&CategoryID=32, [truy cập ngày 01/6/2015].
49. Nguyễn Thị Minh Phượng (2012), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An, Luận
án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Tạ Xuân Quan (2014), "Giống lúa chịu mặn, năng suất cao", tại trang
vn/doi-song/khoa-hoc/giong-lua-chiu-man-nang-
suat-cao-6221.html, [truy cập ngày 06/01/2015].
51. Chu Tiến Quang (2011), "Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam
kết WTO", tại trang Home/Viet-nam-
tren-duong-doi-moi/, [truy cập ngày 25/10/2015].
52. Phạm Bình Quyền (2003), Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền
vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
157
53. Đặng Kim Sơn (2014), "Những thách thức và cơ hội mới của ngành nông
nghiệp Việt Nam", tại trang
Nhung%20thach%20thu%20va%20co%20hoi_Dang%20Kim%
20Son.pdf, [truy cập ngày 25/12/2014].
54. Nguyễn Tuấn Sơn (2010), "Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở tỉnh
Nghệ An", tại trang Home/Viet-nam-
tren-duong-doi-moi/2010/891/Nang-cao-hieu-qua-cong-tac-khuyen-
nong-o-Nghe-An.aspx, [truy cập ngày 10/9/2014].
55. Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội (2015), Chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam, Đề tài khoa học
cấp Bộ, Hà Nội.
56. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An (2013), Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2020, Nghệ An.
57. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (2009),
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thành phố giai đoạn 2006 -
2010, Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận
án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
59. Nguyễn Tập (2014), "Thái Lan đã đưa người nông dân trở lại ngôi
vương", tại trang the-gioi/thai-lan-dua-nong-
dan-tro-lai-ngoi-vuong -507537.html, [truy cập ngày 16/11/2014].
60. Nguyễn Thị Trang Thanh (2012), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh
Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
61. Vũ Thành (2013), "Nghệ An nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp",
tại trang: www.nhandan.com.vn, [truy cập ngày 28/11/2014].
62. Ngọc Thái, Cao Loan (2016), "Nhiều bước đột phá, đổi thay diện mạo nông
thôn mới", tại trang
158
nong-thon-moi/201602/nhieu-buoc-dot-pha-doi-thay-dien-mao-nong-
thon-moi-661523/, [truy cập ngày 10/01/2016].
63. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
64. Nguyễn Tiến Thuận (2000), Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
65. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban
hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.
66. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg về Phê duyệt
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,
Hà Nội.
67. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, Hà Nội.
68. Bùi Thủy (2015), "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Tăng cường liên kết
"4 nhà"", tại trang
nganh-nong-nghiep-tang-cuong-lien-ket-4-nha-312764.html, [truy
cập ngày 18/7/2015].
69. Hoàng Lưu Thu Thuỷ (2012), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội và môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý, Hà Nội.
70. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
71. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2010), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã
hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
72. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Đề án đào tạo cho nông nghiệp và
nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012- 2015 có tính đến 2020,
Nghệ An.
159
73. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Nghị quyết số 23/2011/NQ-
HĐND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
74. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 5495/QĐ-UBND về
phê duyệt Đề án Phát triển nuôi ngao bãi triều phục vụ xuất khẩu tỉnh
Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
75. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND
về phê duyệt “Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng
mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn
2013 - 2015, Nghệ An.
76. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 416/QĐ-UBND về
phê duyệt “Quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng
dụng công nghệ cao tại Nghệ An”, Nghệ An.
77. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 448/QĐ-UBND về
quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
lạc tại Nghệ An, Nghệ An.
78. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định ban hành Chương
trình hành động thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, Nghệ An.
79. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 1768/QĐ-UBND về
phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu huyện Quế
Phong, Nghệ An.
80. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 4157/QĐ-UBND về
phê duyệt Đề án phát triển kinh tế rừng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011
- 2015, Nghệ An.
81. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 4183/QĐ-UBND về
phê duyệt đề án: Phát triển cao su tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 -
2015, Nghệ An.
160
82. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 4294/QĐ-UBND về
phê duyệt Đề án: Phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa
tỉnh Nghệ An đến năm 2015, Nghệ An.
83. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định số 3396/QĐ-UBND về
quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ An.
84. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Công báo tỉnh Nghệ An các năm
2008-2016, Nghệ An.
85. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 6278/QĐ-UBND
về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng của nông, lâm,
thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn
2030, Nghệ An.
86. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 6282/QĐ-UBND
về việc phê duyệt Đề án ái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2016-2020, Nghệ An.
87. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 6343/QĐ-UBND
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ An.
88. Viện Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2013), Nghiên cứu
giống lúa ngắn ngày giống có năng suất cao, phù hợp với các hệ
sinh thái của Nam Trung Bộ của Việt Nam 2010-2012, Đề tài khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
89. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014), Cơ cấu và chuyển dịch
cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 10 năm vừa qua, Hà Nội.
90. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006), Các yếu tố tác
động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt
Nam, Đề tài trong khuôn khổ Dự án IAE-MISPA, Hà Nội.
91. Trần Văn Việt (2014), "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đâu là nút thắt
của các nút thắt?", tại trang
161
co-cau-nganh- Nong-nghiep -Dau-la-nut-that-cua-cac-nut-that/201
43/20613.vgp, [truy cập ngày 06/3/2014].
92. Đậu Quang Vinh (2011), Tiềm năng, lợi thế và xác định cơ cấu sản phẩm
chiến lược của Nghệ An giai đoạn 2011-2015 (có tính đến 2020),
NXB Nghệ An, Nghệ An.
93. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ- qua khảo sát các tỉnh Thanh
Nghệ Tĩnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
94. Barbara Chmielewska (2009), “The Problems of Agriculture and Rural
Areas in the Process of European Integration”, Journal of
International Studies, Vol. 2, No 1, 2009, pp. 127-132.
95. Bui Nghi (2000), Restructure of cropping patterns in the process of rural
economic structure transformation, Kyushu University in Partial
Fulfillment of the requirement, 129 p.
96. Chris O. Udoka (2015), “Bank Loan and Advances: Antidote for
Restructuring the Agricultural Sector in Nigeria, 1985-2012”,
International Journal of Research in Business Studies and
Management, Volume 2, Issue 3, March 2015, PP 9-18, ISSN 2394-
5923 (Print) & ISSN 2394-5931 (Online).
97. Chu Tien Quang (2010), “Structures in rural and agricultural sertors”,
CIEM,
98. Csaba Csaki and Zvi Lerman (2000), Farm Sector Restructuring in
Belarus: Progress and Constraints, Reports by World Bank.
99. Csaba Csaki and Zvi Lerman (2000), “Structural Change in the Farming
Sectors in Central and Eastern Europe - Lessons for EU Accession,
Reports by World Bank.
100. Derek Byerlee, Alain de Janvry, and Elisabeth Sadoulet (2012),
“Agriculture for Development: Toward a New Paradigm” at page
162
con7.pdf.
101. E. Wesley và F. Peterson (1986), “Agricultural structure and economic
adjustment”, in: Agriculture and Human Values, September
1986, Volume 3,
102. FAO (2006), "Lessons and implications for agriculture and food security
Republic of Korea, Thailand and Viet Nam",
103. FAO (2006), Rapid growth of selected Asian economies Lessons and
implications for agriculture and food security China and India,
Bangkok.
104. Gertrud Buchenrieder và các cộng sự (2010), “Structural change in
agriculture and rural livelihoods - SCARLED”,
https://ideas.repec.org/p/zbw/iamodp/113.html/.
105. Global Donor Platform for Rural Development (2011), “The strategic
role of the private sector in agriculture and ruraj development”,
file:///C:/Users/MyPC/...
106. Guoqiang Cheng (2007), “China’s Agriculture within the World Trading
System”, in: “China's Agricultural Trade: Issues and Prospects”,
107. Helen E. Parson (1999), “Regional Trends of Agricultural Restructuring
in Canada”, in: Canadian Journal of Region al Science/Revue
canadienne des sciences régionales, XXII:3, ISSN: 0705-4580
(Autumn/automne 1999), 343-356.
108. Hilary Ingham and Mike Ingham (2005), “Sustainable rural development
and agricultural restructuring”, https://www.researchgate.net/
109. Kali Sanyal (2014), “Foreign investment in Australian agriculture”,
ents/Parliamentary_Library/pubs/rp/rp1314/ForeignInvest.
110. Julian M.Alston (2014), Agriculture in the Global Economy, University
of California.
163
111. Linda Lundmark, Camilla Sandström (ed.) (2013), "Natural resources
and regional development theory", https://www.diva-portal.org/
112. Mark Redwood (2012), Agriculture in urban planning: Generating
livelihoods and food security, New York.
113. Max Spoor (2004), Agricultural Restructuring and Trends in Rural
Inequalities in Central Asia: A Socio-Statistical Survey, Geneva.
114. P.W. Heringaa, C.M. van der Heideb, W.J.M. Heijman (2013), “The
economic impact of multifunctional agriculture in Dutch regions: An
input-output model”, NJAS - Wageningen Journal of Life Sciences ,
Volumes 64-65, September, Pages 59-66.
115. Robert C.Allen (2000), "Economic structure and agricultural productivity
in Europe",
116. Vu Xuan Nguyet Hong, Hoang Van Cuong (2010), Restructuring
Technologial innovation activities in Vietnam, Ministry of Planning
and Investment, Ha Noi.
117. Zhang Hongzhou (2012), China's Economic Restructuring: Role of
Agriculture Singapore: S. Rajaratnam School of International
Studies, Nanyang Technological University, 21 May 2012.
164
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Nguồn: [3].
165
Phụ lục 2
Một số văn bản về chính sách của chính quyền tỉnh Nghệ An về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2008-2015
TT Tên văn bản
Năm 2008
1 Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách
hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản giai đoạn 2008-2010
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2 Quyết định số 5757/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác hải
sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Năm 2009
3 Quyết định số 732/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
4 Quyết định số 2037/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
đàn lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
5 Quyết định số 2038/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
6 Quyết định số 5988/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Năm 2010
7 Quyết định số 153/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Chương trình phát triển
giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020".
8 Quyết định số 1256/QĐ-UBND-NN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ
khí hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020.
9 Quyết định số 3846/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Năm 2011
10 Quyết định số 166/QĐ-UBND-ĐC về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và cải thiện
môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015 có tính đến 2020.
11 Quyết định số 2338/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án: "Tiếp tục đổi mới và
phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2011-2015".
12 Quyết định số 63/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai
thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
166
13 Quyết định số 3864/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Năm 2012
14 Quyết định số: 724/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 3 năm 2012 về việc phê duyệt
Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc tỉnh nghệ an giai đoạn
2012 - 2020.
15 Quyết định số 4967/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2012 phê duyệt Quy hoạch
sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Năm 2013
16 Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 ban hành Quy định một số
chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, giai đoạn 2013 - 2015.
17 Quyết định số 416/QĐ-UBND, ngày 30/01/2013 phê duyệt Quy hoạch vùng mía
nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An;
18 Quyết định số 417/QĐ-UBND, ngày 30/01/2013 phê duyệt Quy hoạch vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An.
19 Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 phê duyệt Quy hoạch vùng nông
nghiệp-ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại Nghệ An.
20 Quyết định số 4157/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh
tế rừng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015.
21 Quyết định số 1997/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi nghề khai
thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
22 Quyết định số 2666/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp
chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
23 Quyết định số 2997/QĐ-UBND-NN phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng
thủy lợi trọng điểm tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
24 Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 về việc phê duyệt Đề
án phát triển chăn nuôi và kinh tế vườn hộ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020
Năm 2014
25 Nghị quyết số 125/2014/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát
triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
26 Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về mức kinh phí khai
hoang, phục hoá, cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lượng, đất trồng trọt
khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
167
27 Quyết định số 2910/QĐ phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên
địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
ngày 25/6/2014 của UBND tỉnh Nghệ An
28 Quyết định số 828/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng
yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thuộc lĩnh vực thủy lợi và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2015
29 Quyết định số 5880/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực
quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
30 Quyết định số 4654/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tổ chức sản xuất rau an toàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
31 Quyết định số 4656/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tổ chức sản xuất lúa chất
lượng cao tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
32 Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về chính sách khuyến
khích hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
33 Quyết định số 3396/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Năm 2016
34 Quyết định số 6278/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia
tăng của nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020,
tầm nhìn 2030.
35 Quyết định số 6282/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án ái cơ cấu ngành lâm
nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
36 Quyết định số 6343/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ
sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nguồn: [84].
168
Phụ lục 3
Phân bổ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008-2015
2008 2012 2015
Năm
Nội dung
Diện tích
(1000 ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(1000 ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
1000 (ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích 1649,1 100 1649,1 100 1649,0 100
A. Đất nông nghiệp 1174,1 71,20 1245,3 75,51 1249,2 75,75
1. Đất sản xuất NN 250,1 15,17 265,9 16,13 276,0 16,74
- Đất trồng cây hàng năm 192,3 11,66 194,4 11,79 194,9 11,82
+ Đất trồng lúa 104,0 6,31 106,2 6,44 107,2 6,5
+ Đất trồng cỏ 1,0 0,06 3,6 0,22 3,4 0,21
+ Đất trồng cây hàng năm khác 87,3 5,29 84,6 5,13 84,2 5,11
- Đất trồng cây lâu năm 57,8 3,51 71,6 4,34 81,1 4,92
2. Đất lâm nghiệp 915,9 55,54 970,6 58,86 963,7 58,44
- Rừng sản xuất 449,0 27,23 499,6 30,29 492,9 29,89
- Rừng phòng hộ 306,2 18,57 301,8 18,30 301,3 18,27
- Rừng đặc dụng 160,8 9,75 169,2 10,26 169,5 10,28
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,0 0,42 7,6 0,46 8,0 0,48
4. Đất làm muối 0,9 0,05 0,8 0,05 0,8 0,05
5. Đất NN khác 0,21 0,01 0,3 0,02 0,6 0,04
B. Đất phi nông nghiệp 118,17 7,17 126,5 7,67 129,2 7,83
C. Đất chưa sử dụng 356,75 21,63 277,4 16,82 270,6 16,42
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
169
Phụ lục 4
Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư khoa học và công nghệ cho nông, lâm
nghiệp và thủy sản ở tỉnh Nghệ An các năm 2008-2015
Nội dung ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng chi ngân sách tỷ đồng 5007 6226 7581 10514 12375 14882 16117 17653
Chi cho KH&CN tỷ đồng 71,6 86,5 104,6 149,3 162,1 187,5 187,0 236,6
So với tổng chi NS % 1,43 1,39 1,38 1,42 1,31 1,26 1,16 1,34
Chi cho KH&CN nông,
lâm nghiệp, thủy sản
tỷ đồng 10,4 12,2 13,8 16,5 16,9 19,4 17,0 23,9
So với chi cho KH&CN % 14,53 14,11 13,21 11,06 10,42 10,33 9,08 10,12
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
Phụ lục 5
Giá trị và cơ cấu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 (giá thực tế)
Nông sản Lâm sản Thủy sản
Năm
Tổng giá trị
SP NN
(1000 USD)
Giá trị
(1000 USD)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000 USD)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000 USD)
Cơ cấu
(%)
2008 72,488 44,960 62,02 26,800 36,97 728 1,00
2009 61827 34406 55,65 26991 43,66 430 0,70
2010 76879 48573 63,18 28133 36,59 173 0,23
2011 87084 54346 62,41 31400 36,06 1338 1,54
2012 143246 55814 38,96 74854 52,26 12578 8,78
2013 160773 63993 39,80 75503 46,96 21277 13,23
2014 179599 74984 41,75 94087 52,39 10528 5,86
2015 203390 69576 34,21 115915 56,99 17899 8,80
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
170
Phụ lục 6
Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản
tỉnh Nghệ An 2008-2015
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị xuất khẩu
(1000 USD)
44960 34406 48573 54346 55814 63993 74984 69576
Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu (%)
6,3 -23,5 14,1 11,5 2,7 14,7 17,2 -7,2
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
Phụ lục 7
Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lâm sản
tỉnh Nghệ An 2008-2015
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị xuất khẩu
(1000 USD)
26800 26991 28133 31400 74854 75503 94087 115915
Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu (%)
1,2 0,7 4,2 11,6 38,4 0,9 24,6 23,2
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
Phụ lục 8
Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản
tỉnh Nghệ An 2008-2015
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị xuất khẩu
(1000 USD)
728 430 173 1338 12578 21277 10528 17899
Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu (%)
-42,6 -41,0 -59,8 673,4 840,1 69,2 -50,5 70,0
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
171
Phụ lục 9
Tỷ lệ hộ nghèo, Thu nhập bình quân đầu người một tháng
ở Nghệ An 2008-2015
Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 29,73 27,21 24,8 22,5 19,35 17,38 14,88 12,74
Thành thị (%) 11,9 9,44 7,04 6,18 5,49 3,94 3,15 2,52
Nông thôn (%) 32,09 29,48 27,00 23,32 21,09 19,78 14,95 11,29
2. Thu nhập (nghìn đồng) 693 807 920 1359 1561 1572 1732 1908
Thành thị 1036 1285 1416 2086 2388 2667 2947 3292
Nông thôn 487 628 710 1049 1127 1388 1515 1654
Tốc độ tăng ở nông thôn (%) - 28,95 13,06 47,75 7,44 23,16 9,15 9,17
N.thôn so với thành thị (%) 47,01 48,87 50,13 50,29 47,19 52,04 51,40 50,24
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
Phụ lục 10
Năng suất lao động xã hội ở tỉnh Nghệ An 2008-2015
ĐVT:triệu đồng/người
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Chung 18,45 20,85 23,11 29,78 31,42 33,07 36,57 39,53
1. Công nghiệp - XD 42,95 48,36 42,49 61,06 71,03 68,27 69,30 74,11
2. Dịch vụ 33,91 40,11 50,92 63,65 58,33 62,08 62,50 62,35
3. Nông, lâm, thủy sản 8,64 9,54 10,70 14,27 14,78 15,21 17,97 19,96
a. Nông nghiệp thuần 7,71 8,42 9,49 12,88 13,21 13,63 16,21 18,11
b. Lâm nghiệp 21,83 20,50 20,05 21,76 22,37 21,50 22,67 23,72
c. Thủy sản 21,95 29,42 35,63 42,61 42,23 40,31 44,21 46,77
Nguồn: [12] và tính toán của tác giả.
172
Phụ lục 11
Thực trạng trình độ đào tạo cán bộ, công chức cấp xã
ở tỉnh Nghệ An
Cán bộ chuyên trách Công chức
Nội dung Trình độ
Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%)
Tổng số 4.990 100,00 5.304 100,00
Tiểu học 38 0,80 24 0,46
Trung học cơ sở 675 13,50 195 3,68
Trình độ
văn hóa
Trung học phổ thông 4.277 85,70 5.085 95,88
Chưa qua đào tao 1.503 30,12 307 5,79
Sơ cấp 500 10,00 105 1,98
Trung cấp, Cao đẳng 1.779 35,70 3.755 70,8
Trình độ
chuyên môn
Đại học 1.208 24,20 1.209 22,8
Sơ cấp 1.102 22,10 1.627 30,68
Trung cấp 3.199 64,10 1.182 22,29
Lý luận
chính trị
Cử nhân, Cao cấp 95 1,90 6 0,12
Chưa qua đào tao 2.779 55,70 3,120 58,83
Đã qua đào tạo 1.829 36,70 1,069 20,16
Sơ cấp 271 5,40 92 1,74
Trung cấp 95 1,90 39 0,74
Quản lý
nhà nước
Cử nhân 16 0,30 3 0,06
Chưa qua đào tạo 4.502 90,20 4.12 77,68
Ngoại ngữ
Chứng chỉ A trở lên 488 9,80 1.184 22,33
Chưa qua đào tạo 927 18,60 3.777 71,21
Tin học
Chứng chỉ A trở lên 4.063 71,40 1.527 28,79
Nguồn: [84].