Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7% - 8% để phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước tiến hành CNH thành công, họ luôn đạt tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ từ 15-20% trong nhiều năm liên tục và khu vực nông nghiệp khoảng 5% [73] (trong khi khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong CCKT các nước này).

pdf209 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7% - 8% để phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước tiến hành CNH thành công, họ luôn đạt tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ từ 15-20% trong nhiều năm liên tục và khu vực nông nghiệp khoảng 5% [73] (trong khi khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong CCKT các nước này). (5). Năng suất lao động Một trong những mục tiêu quan trọng của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH là nâng cao năng suất lao động để đảm bảo nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD – 5.000 USD trở lên để tiến hành CNH thành công [69]. Phụ lục 6. Phương pháp đo lường và các mốc đánh giá đối với nhóm các chỉ tiêu bổ trợ đánh giá sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH (1). Tỷ lệ lạm phát: Cần ổn định ở mức 5% (đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH ổn định). (2). Tỷ lệ thất nghiệp Đo lường: RUE = NUE /L (Trong đó: RUE: Tỷ lệ thất nghiệp; NUE: Số người chưa tìm được việc làm; L: Tổng lực lượng lao động) Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ số người chưa tìm được việc làm trong tổng lực lượng lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế bền vững. Mức tiêu chuẩn đánh giá: Nghiên cứu kinh nghiệm các nước CNH thành công (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia) cho thấy: Các nước CNH thành công đều giảm được tỷ lệ thất nghiệp còn 5% và thậm chí thấp hơn nữa so với tổng lực lượng lao động xã hội. (3). Tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo là một tiêu chí đánh giá mức độ thành công và phúc lợi cho người dân của một nền kinh tế. 174 Đo lường: ROP = NP/TH×100 (Trong đó: ROP: Tỷ lệ hộ nghèo; NP: Tổng số hộ nghèo; TH: Tổng số hộ gia đình) Ý nghĩa: Tỷ lệ hộ nghèo nói lên phúc lợi và hướng tới phát triển bền vững của nền kinh tế. Mức tiêu chuẩn đánh giá: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế các nước đã thực hiện thành công CNH, trong giai đoạn còn đang phát triển như Việt Nam hiện nay (GDP khoảng 1.200 USD/người), tỷ lệ hộ nghèo cần giảm xuống dưới 5% để đảm bảo hiệu quả của quá trình CNH [73]. (4). Tỷ lệ tăng dân số: Tỷ lệ tăng dân số chỉ sự thay đổi dân số trong một đơn vị thời gian. Về mức tiêu chuẩn đánh giá: Khi đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng dân số cần giữ ở mức ổn định 1% (mức 1% là chỉ tiêu được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [9]). (5). Tuổi thọ bình quân: Tuổi thọ bình quân đầu người cần đạt mức 75 tuổi theo tiêu chí đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 [9]. (6) Chỉ tiêu về môi trường: Chỉ tiêu/tiêu chí này cần xác định thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Đối với chỉ tiêu này có thể dùng một số chỉ số phản ánh kết quả tổng hợp được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020: tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn [9]. Phụ lục 7: Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH (1). Cơ cấu đầu tư phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ Để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH vùng VBBB cần tập trung phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Vì vậy, việc đánh giá cơ cấu đầu tư cho theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hay khả năng tập trung đầu tư cho phát triển 2 khu vực này. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua tỷ trọng giữa tổng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ so với tổng vốn đầu tư vào sản xuất của vùng VBBB. Mức tiêu chuẩn đánh giá: Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi của tỷ trọng đầu tư cho phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ đó đánh giá được mức độ tập trung đầu tư cho 2 khu vực kinh tế này ở vùng VBBB. Đối với chỉ tiêu này, không nên căn cứ vào các mức chuẩn về đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ do cơ cấu ngành nghề luôn có sự biến đổi, mỗi ngành nghề trong mỗi giai đoạn có sự đòi hỏi mức đầu tư khác nhau. Việc đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nên căn cứ vào hiệu quả đầu tư được thể hiện qua một số kết quả cơ bản của quá trình đầu tư vào 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ: Việc đầu tư phải hướng tới kết quả 175 đầu đạt được các yêu cầu của quá trình CNH, HĐH như: tỷ trọng GDP các ngành phi nông nghiệp phải chiếm khoảng trên 80% tổng GDP của toàn vùng; Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ phải tăng từ 15-20% (Theo kinh nghiệm quốc tế để tiến hành quá trình CNH thành công [73]). (2). Đầu tư cho phát triển KH-CN và Giáo dục và Đào tạo Tỷ lệ đầu tư kinh phí cho KH-CN và Giáo dục và đào tạo thể hiện mức độ ưu tiên đầu tư phát triển cho KH-CN và Giáo dục và Đào tạo của vùng VBBB. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng kinh phí đầu tư cho phát triển KH-CN và Giáo dục và đào tạo so với tổng đầu tư xã hội. Mức tiêu chuẩn đánh giá: Đầu tư cho KH-CN và Giáo dục và đào tạo của vùng VBBB phải tạo cơ hội cho phát triển các lĩnh vực này để phục vụ quá trình CNH, HĐH và đảm bảo sức cạnh tranh đối với các nước trong khu vực. Vì vậy, đầu tư cho phát triển KH-CN, Giáo dục và đào tạo cần phải đạt mức 8% trở lên theo mức chuẩn của các nước đã tiến hành CNH thành công [69]. (3). Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tập trung phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tại vùng VBBB liên quan và chịu sự ảnh hưởng của cơ cấu lao động của vùng VBBB. Vì vậy, cần xem xét cơ cấu lao động theo 2 khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp và sự chuyển dịch lao động giữa 2 khối ngành này. Mức chuẩn đánh giá: Vùng VBBB là vùng kinh tế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, hội tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Để khẳng định vị thế, vai trò của vùng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, lực lượng lao động của vùng phải có chất lượng khá hơn mức chung của toàn quốc. Vì thế, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cần đạt mức ngang và cao hơn mức chung của toàn quốc. Tức là tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cần chiếm khoảng từ 65-70% trở lên so với tổng số lao động của vùng VBBB. (Mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KT- XH hội giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động phi nông nghiệp chiếm từ 65-70% tổng lực lượng lao động [9]). (4). Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất theo hướng hiện đại: Các mức tiêu chuẩn đánh giá của vùng VBBB nên tham khảo 2 mức: (1). Mức đạt ngưỡng có thể so với mục tiêu được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020; (2). Mức cao hơn là đạt được các mục tiêu ngang với các nước đã tiến hành CNH thành công. Vì thế một số chỉ tiêu và mức so sánh được như sau: - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng cần đạt tới mức chung của toàn quốc và có thể cao hơn. Vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào 176 tạo của vùng VBBB cần đạt từ 70% trở lên (theo chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 [9]). - Mức độ tiếp cận thông tin: Số thuê bao internet đạt 25/100 hộ dân theo tiêu chuẩn CNH [69]. (5). Một số yếu tố tác động: Đối với các yếu tố ảnh hưởng không thể định lượng thì cần phân tích định tính để thấy sự ảnh hưởng cao hay thấp và các xu thế ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT của vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH. Các yếu tố này bao gồm: mô hình kinh tế, thể chế kinh tế, sự phát triển KH-CN, sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, những ảnh hưởng mang tính quốc tế và khu vực. Phụ lục 8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH (1). CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại - Tốc độ tăng trưởng trung bình GTSX khu vực công nghiệp: Tốc độ tăng GTSX khu vực công nghiệp vùng VBBB là một chỉ số phản ánh mức độ thành công của phát triển khu vực công nghiệp của vùng này. - Tốc độ tăng NSLĐ trung bình khu vực công nghiệp: Là một chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất của khu vực công nghiệp vùng VBBB, NSLĐ cao thường gắn với CCKT ở trình độ cao (trình độ công nghệ và nhân lực chất lượng cao và trình độ tổ chức quản lý sản xuất cao). - Sự thay đổi tỷ trọng GDP (số điểm % thay đổi) của khu vực công nghiệp so với tổng GDP của vùng VBBB: Chỉ số này phản ánh mức độ hay xu thế CDCCKT của vùng VBBB theo hướng phát triển công nghiệp. - Tỷ lệ GTSX các ngành chế biến - chế tạo so với tổng GTSX khu vực công nghiệp: Sự thành công của quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH cần được đánh giá thông qua mức độ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ lệ % GTSX ngành công nghiệp chế biến - chế tạo so với tổng GTSX khu vực công nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản thể hiện mức độ thành công của phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. (2). CDCCKT theo hướng phát triển dịch vụ hiện đại - Tốc độ tăng trưởng trung bình GTSX khu vực dịch vụ: Đây là một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của phát triển khu vực dịch vụ. - Tốc độ tăng NSLĐ trung bình khu vực dịch vụ: Là một chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất, NSLĐ cao thường gắn với CCKT ở trình độ cao. 177 - Sự thay đổi tỷ trọng GDP (số điểm % thay đổi) của khu vực dịch vụ so với tổng GDP: Chỉ số này cho thấy mức CDCCKT của vùng theo hướng phát triển dịch vụ (đây là một trong những yêu cầu cơ bản của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH). - Tỷ lệ GTSX các ngành dịch vụ hiện đại so với tổng GTSX khu vực dịch vụ của vùng VBBB: Để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, vùng VBBB cần tập trung phát triển những ngành dịch vụ hiện đại và có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, quan sát sự thay đổi tổng GTSX của các ngành dịch vụ hiện đại và có hiệu quả kinh tế cao so với tổng GTSX khu vực dịch vụ có thể đánh giá xu thế phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại. Mức tiêu chuẩn đánh giá đối với CDCCKT theo hướng phát triển Công nghiệp và dịch vụ hiện đại ở vùng VBBB: Đối với đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại cần căn cứ theo các mức tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp về sự thành công của quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại để tiến đến các mục tiêu đề ra của CNH, HĐH. Vùng VBBB là vùng có tiềm năng phát triển so với vùng ĐBSH và với cả nước, vì vậy mức tiêu chuẩn đánh giá cần xác định ở mức cao hơn hoặc ngang với mức tiêu chuẩn đánh giá chung của cả nước và tiến đến các chỉ tiêu CNH, HĐH của những nước đã tiến hành CNH thành công trong khu vực. Vì vậy, các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp về kết quả CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại như sau: Thứ nhất, CDCCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ cần tiến đến mục tiêu của chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (bao gồm cả các ngành công nghiệp và dịch vụ). Nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng GDP phi nông nghiệp từ 80-85% trở lên và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 70% [69]. Thứ hai, qua nghiên cứu các nước đã tiến hành CNH thành công, các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm từ 75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trở lên, các nước CNH trung bình cần tiến tới mức từ 50% trở lên [73]. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ từ 15-20% và tỷ trọng GDP ngành dịch vụ cần đạt từ 45% trở lên [73]) (3). Sự thay đổi về quy mô GDP vùng VBBB so với GDP vùng ĐBSH và so với cả nước: Chỉ tiêu này phản ánh sự dịch chuyển về vị thế, vai trò của kinh tế vùng VBBB so với vùng ĐBSH và với cả nước. Sự thay đổi này được đo lường thông qua số điểm % thay đổi của GDP vùng VBBB so với vùng GDP vùng ĐBSH và so với GDP cả nước. 178 (4). Phát triển kinh tế biển: Vùng VBBB có lợi thế của vùng ven biển trong phát triển và CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Vì thế, phát triển kinh tế biển trong quá trình CDCCKT là một trong những vấn đề quan trọng và đặc thù khi đánh giá CDCCKT của vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH. Sự thành công trong phát triển kinh tế biển được thể hiện qua trình độ phát triển các ngành kinh tế gắn với biển như: khai thác, đánh bắt hải sản; chế biến hải sản; vận tải biển; du lịch biển; khai thác dầu khí và lọc hóa dầu; dịch vụ hậu cần cảng. Phụ lục 9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH (1). Chuyển dịch cơ cấu giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp: Đối với vùng VBBB, nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng GDP phi nông nghiệp từ 80-85% trở lên và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 70% [73]. (2). Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp: Kết quả quá trình chuyển dịch này cần đạt được tỷ trọng lao động phi nông nghiệp của vùng VBBB cần chiếm khoảng từ 65-70% trở lên trong tổng số lao động của vùng [9]. (3). GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động GDP bình quân đầu người: Để phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại thì thu nhập bình quân đầu người vùng VBBB cần đạt mức khoảng 3.000 USD trở lên (tương đương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [69]). Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Để khẳng định vị thế, vai trò của mình, vùng VBBB cần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng kinh tế được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 (7% - 8%) và phấn đấu mức tăng trưởng của những nước tiến hành CNH thành công. Khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước tiến hành CNH thành công, họ luôn đạt tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ từ 15-20% trong nhiều năm liên tục. NSLĐ: NSLĐ của vùng VBBB cần hướng tới mục tiêu quan trọng của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH là nâng cao năng suất lao động để đảm bảo nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD – 5.000 USD trở lên để tiến hành CNH thành công [69]. 179 Phụ lục 10. Nhóm chỉ tiêu bổ trợ đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH (1). Tỷ lệ thất nghiệp: Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo thêm việc làm là một trong những mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và cũng là mục tiêu của quá trình CNH, HĐH. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước CNH thành công (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia) cho thấy: Các nước CNH thành công đều giảm được tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% so với tổng lực lượng lao động xã hội [73]. Vì vậy, vùng VBBB cần phấn đấu đến mục tiêu ngang với các nước CNH thành công để khẳng định vị thế, vai trò và các tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng. (2). Tỷ lệ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo là một chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công và phúc lợi cho người dân của quá trình phát triển và CDCCKT của vùng VBBB. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế các nước đã thực hiện thành công CNH, trong giai đoạn còn đang phát triển như hiện nay (GDP khoảng 1.200 USD/người), tỷ lệ hộ nghèo cần giảm xuống dưới 5% để đảm bảo hiệu quả của quá trình CNH [73]. Vì thế, vùng VBBB nên duy trì tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%. (3). Tuổi thọ bình quân: Vùng VBBB cần phấn đấu tuổi thọ bình quân đầu người cần đạt mức 75 tuổi theo chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 [9]. (4). Tỷ lệ tăng dân số: Khi đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng dân số cần giữ ở mức ổn định 1% (mức 1% là chỉ tiêu được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020 để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [9]). (5). Tình trạng ô nhiễm môi trường: Chỉ tiêu này cần xác định thông qua khảo sát và một số chỉ số định lượng cơ bản về môi trường. CDCCKT theo hướng CNH, HĐH cần phải đảm bảo tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất có thể. Đối với chỉ tiêu này có thể dùng một số chỉ số phản ánh kết quả tổng hợp được đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%; 95% chất thải rắn thông thường; 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn [73]. 180 Phụ lục 11: CCKT theo ngành của thành phố Hải Phòng Đơn vị:% Ngành kinh tế 2000 2005 2010 2011 2012 100 100 100 100 100 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 18,8 13 10 9,7 10,3 Công nghiệp khai khoáng 0,7 0,7 0,8 0,5 0,4 Công nghiệp chế biến - chế tạo 26,8 27,3 28,4 27,9 27,5 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí 0,8 0,8 0,9 1,6 1,6 Các ngành công nghiệp khác 0,5 0,5 0,6 0,5 0,5 Xây dựng 6,9 7 6,5 6,5 6,4 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 9,4 10,4 12,4 12,2 12,6 Vận tải, kho bãi 13,7 15,4 12,1 12,3 12,8 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,2 2,5 4 4,2 4,4 Thông tin và truyền thông 1,1 1,2 1,1 1,1 1,1 Hoạt động tài chính, ngân hàng 1,1 1,2 1,6 2,3 2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 3,9 4,3 4 4,1 4,2 Hoạt động chuyên môn, KH-CN 0,4 0,5 0,4 0,4 0,4 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,6 0,7 0,7 1,1 0,7 Hoạt động của Đảng, quản lý nhà nước, an ninh - quốc phòng, đảm bảo xã hội 4,3 4,8 5,5 5,6 5,9 Giáo dục và đào tạo 4,0 4,4 4,5 3,8 3,4 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,3 1,4 1,5 1,3 1,5 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0,5 0,6 0,6 0,5 0,5 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Thuế nhập khẩu 1,9 2,1 3,5 3,5 2,8 Hoạt động dịch vụ khác 1,0 1,1 0,8 0,8 0,9 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng [82] 181 Phụ lục 12: GTSX công nghiệp chủ yếu của thành phố Hải Phòng (theo giá thực tế) Đơn vị: Tỷ đồng GTSX ngành công nghiệp 2000 2005 2010 2011 2012 Tổng GTSX công nghiệp 10.918 25.295 83.872 104.683 119.946 Công nghiệp khai khoáng 62 143 257 416 381 Công nghiệp chế biến - chế tạo 10.758 24.924 79.747 97.334 111.213 Sản xuất, chế biến thực phẩm 548 1.270 2.841 3.634 4.159 Sản xuất đồ uống 62 144 408 563 850 Sản xuất sản phẩm thuốc lá 130 301 259 454 506 Dệt 443 1.025 2.421 3.414 4.838 Sản xuất trang phục 164 380 1.194 2.067 2.092 Sản xuất da và các sản phẩm liên quan 434 1.006 2.805 3.485 3.537 Chế biến, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre 69 160 837 1.218 1.497 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 166 384 2.368 3.560 4.134 In, sao chép bản ghi các loại 56 130 147 251 291 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất 391 906 3.529 5.254 8.813 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 34 79 116 148 192 Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 786 1.822 6.764 9.500 10.577 Sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 1.018 2.359 6.883 8.476 9.708 Sản xuất kim loại 2.146 4.971 22.123 22.272 21.795 Sản phẩm sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 619 1.435 3.829 7.077 7.991 Sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính 52 122 1.655 2.470 2.681 Sản xuất thiết bị điện 1.082 2.507 5.269 5.369 7.388 Sản xuất thiết bị máy móc 192 445 1.088 1.492 2.694 Sản xuất xe có động cơ 282 654 6.815 7.324 8.197 Sản xuất phương tiện vận tải khác 1.999 4.632 5.223 4.219 4.091 Sản xuất giường tủ, bàn ghế 83 193 505 1.022 1.057 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 46 107 3.341 6.274 7.597 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 53 122 528 659 861 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng [82] 182 Phụ lục 13: CCKT theo ngành tỉnh Quảng Ninh Đơn vị: % Các ngành kinh tế 2000 2005 2010 2011 2012 100 100 100 100 100 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 9,8 6,5 5,7 5,4 5,5 Công nghiệp khai khoáng 30,3 34,3 30,5 29,6 23,9 Công nghiệp chế biến - chế tạo 8,9 10,1 13 13,1 13,4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 2,5 2,6 3,6 7 8,4 Các ngành công nghiệp khác 0,6 0,7 0,5 0,5 0,5 Xây dựng 3,0 3,4 5,4 5,1 5,1 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 12,2 11,5 11,5 9,8 11 Vận tải kho bãi 4,5 4,2 4 4,4 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,5 2,4 2,5 2,2 2,5 Thông tin và truyền thông 2,3 2,2 2,5 2,1 2,1 Hoạt động tài chính, ngân hàng 2,4 2,3 3,7 3,7 4 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Hoạt động chuyên môn, KH-CN 0,7 0,7 0,4 0,4 0,4 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Hoạt động của Đảng, quản lý nhà nước, an ninh - quốc phòng và bảo đảm xã hội 3,1 2,9 2,3 2 2,2 Giáo dục và đào tạo 3,6 3,4 2,8 2,4 2,9 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1,1 1 0,7 0,6 0,8 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,0 0,9 1 0,9 1 Thuế sản phẩm 10,8 10,2 9 9,9 10,4 Hoạt động dịch vụ khác 0,2 0,2 0,4 0,4 0,4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh [86] 183 Phụ lục 14: GTSX một số ngành công nghiệp chủ yếu tỉnh Quảng Ninh (theo giá thực tế) Đơn vị: Tỷ đồng GTSX các ngành công nghiệp 2000 2005 2009 2010 2012 Tổng GTSX công nghiệp 6.558 23.451 60.404 85.805 121.731 Phân theo ngành Công nghiệp khai thác 4.650 16.627 38.036 53.800 58.066 Trong đó: Khai thác than 3.268 16.481 37.535 52.818 56.931 Công nghiệp chế biến - chế tạo Trong đó một số ngành chủ yếu: 1.634 5.843 20.655 27.279 47.843 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 275 2.798 6.718 10.694 20.080 - Sản xuất trang phục 13 47 135 160 306 - Sản xuất sản phẩm da, giả da 0 100 163 200 172 - Sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản 24 86 382 628 1.536 - Xuất bản, in, sao bản ghi 14 27 56 77 103 - Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại 237 847 6.366 7.827 15.678 - Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 490 178 661 861 1.252 - Sản xuất sản phẩm phương tiện vận tải khác 284 1.015 3.089 1.516 1.099 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước 329 981 1.486 3.672 15.315 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh [86] 184 Phụ lục 15: CCKT theo ngành tỉnh Thái Bình Đơn vị: % Các ngành kinh tế 2000 2005 2009 2010 2012 Tổng số 100 100 100 100 100 Phân theo ngành kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản 54,1 36,8 29,2 29,1 31 Công nghiệp khai khoáng 0,1 0,3 0,3 0,3 0,2 Công nghiệp chế biến - chế tạo 11,5 30 35,1 34,1 35.3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 0,2 0,5 0,5 0,5 0,6 Các ngành công nghiệp khác 0,1 0,2 0,2 0,2 0,3 Xây dựng 3,2 8,3 9,4 9,9 9 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác 5,3 4,1 4,7 5,7 4,2 Vận tải, kho bãi 3,0 2,3 3,2 3,1 3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1,8 1,4 1,7 2,2 2,1 Thông tin truyền thông 1,0 0,8 0,6 0,6 0,7 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1,2 1 1 1,4 1,2 Kinh doanh bất động sản 4,3 3,3 3,7 3,2 2,1 Hoạt động chuyên môn, KH-CN 0,3 0,2 0,3 0,5 0,2 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,3 0,2 0,1 0,1 0,2 Hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng 3,2 2,5 2 1,9 2,1 Giáo dục và đào tạo 5,0 3,9 3,4 3,2 3,0 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,9 1,5 1,8 2,2 1,9 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0,8 0,6 0,4 0,6 0,4 Hoạt động dịch vụ khác 2,7 2,1 2,4 2,2 2,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình [87] 185 Phụ lục 16: GTSX các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Thái Bình (theo giá thực tế) Đơn vị: Tỷ đồng GTSX các ngành công nghiệp 2000 2005 2009 2010 2012 Tổng GTSX công nghiệp 2.054 7.109 16.432 22.792 32.749 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 10 35 28 28 29 Khai khoáng khác 8 27 104 120 86 Sản xuất, chế biến thực phẩm 187 646 1.523 1.801 2.690 Sản xuất đồ uống 219 758 1.184 1.829 2.167 Dệt 585 2.023 3.992 4.809 5.764 Sản xuất trang phục 158 547 1.387 1.886 3.914 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 5 18 33 64 173 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 218 756 1.344 1.422 1.564 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 21 74 275 363 633 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 39 136 480 597 1.037 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 3 11 34 61 61 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 10 36 71 126 182 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim 209 725 1.473 1.777 2.755 Sản xuất kim loại 11 38 1.330 4.471 5.477 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 116 402 1.130 1.218 2.088 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 12 43 26 64 119 Sản xuất thiết bị điện 6 22 92 290 319 Sản xuất máy móc thiết bị 5 19 39 37 56.7 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 1 4 2 30 998 Sản xuất phương tiện vận tải khác 13 45 769 541 512 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 178 616 710 864 1.227 Công nghiệp chế biến - chế tạo khác 4 13 83 101 266 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 32 111 219 235 378 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 6 21 58 77 99 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu 5 17 16 20 72 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình [87] 186 Phụ lục 17: CCKT theo ngành của tỉnh Nam Định Đơn vị: % Các ngành kinh tế 2000 2005 2010 2011 2012 Tổng số 100 100 100 100 100 Phân theo ngành kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản 41,4 31,9 29,8 29,3 25,7 Khai khoáng 0,3 0,5 0,2 0,2 0,2 Công nghiệp chế biến - chế tạo 14,2 20,8 24,5 24,8 27,5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,2 0,3 0,2 0,3 0,3 Các ngành công nghiệp khác 0,6 0,9 1,5 1,7 1,7 Xây dựng 5,9 8,6 9,3 9,8 9,7 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác 6,5 6,4 8 8,1 8,4 Vận tải, kho bãi 4 4,1 3 2,9 3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1,9 1,8 1,2 1,1 1,2 Thông tin và truyền thông 1,5 1,4 1,5 1,5 1,6 Hoạt động tài chính, ngân hàng 1,6 1,7 2,1 2,7 2,7 Kinh doanh bất động sản 7,7 7,6 5,5 4,9 5,1 Hoạt động chuyên môn, KH-CN 0,3 0,3 0,3 0,5 0,5 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 Hoạt động của Đảng cộng sản, an ninh - quốc phòng, đảm bảo xã hội 3,8 3,9 3,8 3,5 3,6 Giáo dục và đào tạo 5,0 4,9 4,6 4,3 4,3 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,8 1,8 1,6 1,5 1,6 Nghệ thuật vui chơi và giải trí 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình, sản xuất hộ gia đình 0,4 0,3 0,2 0,3 0,4 Thuế nhập khẩu 0,3 0,2 0,4 0,5 0,4 Hoạt động dịch vụ khác 2,0 2 1,6 1,4 1,4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định [83] 187 Phụ lục 18: GTSX các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Nam Định (theo giá thực tế) Đơn vị: Tỷ đồng GTSX các ngành công nghiệp 2000 2005 2009 2010 2012 Tổng GTSX công nghiệp 1.876 6.783 18.528 23.123 38.951 Khai khoáng 23 82 104 129 179 Công nghiệp chế biến - chế tạo 1.836 6.640 18.334 22.124 37.356 Sản xuất, chế biến thực phẩm 114 411 766 1.033 1.658 Sản xuất đồ uống 48 174 306 436 785 Dệt 4.273 15.450 2.748 3.345 5.690 Sản xuất trang phục 231 836 3.563 4.260 7.650 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 15 55 145 163 187 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre 130 471 1.335 1.650 2.843 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 32 116 230 331 635 In, sao chép bản ghi các loại 10 36 73 88 157 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 4 14 55 90 167 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 38 136 557 723 971 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 31 113 210 291 598 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại 82 295 826 997 1.719 Sản xuất kim loại 33 119 264 328 545 Sản xuất từ kim loại đúc sẵn 227 821 2.446 3.042 5.979 Sản xuất thiết bị điện 4 13 135 199 473 Sản xuất máy móc, thiết bị 40 144 429 534 822 Sản xuất xe có động cơ, rơ móc 20 71 105 144 336 Sản xuất phương tiện vận tải khác 238 860 2.525 2.432 2.616 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 112 405 1.581 1.981 3.289 Công nghiệp chế biến - chế tạo khác 17 61 86 114 177 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 130 469 63 73 125 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu 4 14 23 40 52 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định [83] 188 Phụ lục 19: CCKT theo ngành của tỉnh Ninh Bình Đơn vị: % Các ngành kinh tế 2000 2005 2010 2012 Tổng số 100,0 100 100 100 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 49,3 22,8 19,6 15,2 Công nghiệp khai khoáng 0,4 1 1,1 0,6 Công nghiệp chế biến - chế tạo 10,8 25,8 24,6 24,1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1,5 3,5 3,3 2,9 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,2 0,3 0,2 0,2 Các ngành công nghiệp khác 3,6 8,7 7 3,1 Xây dựng 6,2 14,9 21,4 15,3 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 4,7 3,5 4,1 10,2 Vận tải, kho bãi 2,4 1,7 2,1 6,1 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1,3 1,2 1 2 Thông tin và truyền thông 1,6 1,8 2,1 1,4 Hoạt động tài chính, ngân hàng 1,8 1,7 1,8 2,8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 6,0 4,0 3,7 2,3 Hoạt động chuyên môn, KH - CN 0,2 0,4 0,6 0,5 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,1 0,3 0,4 0,8 Hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm xã hội bắt buộc 3,4 3,4 2,4 5,5 Giáo dục và đào tạo 3,3 2,4 2,6 4,6 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,5 1,2 1 1,2 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0,4 0,3 0,3 0,5 Hoạt động dịch vụ khác 1,2 1 0,6 0,5 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, tự sản xuất và tiêu dùng 0,1 0,1 0,1 0,2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình [84] 189 Phụ lục 20: GTSX công nghiệp chủ yếu của tỉnh Ninh Bình (theo giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng GTSX các ngành công nghiệp 2000 2005 2010 2011 2012 Tổng GTSX công nghiệp 995 3.936 13.612 20.871 23.122 Khai khoáng 22 86 472 563 348 Công nghiệp chế biến - chế tạo 863 3.414 12.251 19.437 21.680 - Sản xuất, chế biến thực phẩm 75 297 799 1.081 1.145 - Sản xuất đồ uống 8 33 206 206 238 - Dệt 21 82 108 86 96 - Sản xuất trang phục 18 70 600 1.624 2.054 - Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 1 2 79 245 363 - Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 56 223 669 816 1.057 - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 2 6 36 50 63 - In, sao chép bản ghi các loại 1 4 27 46 51 - Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 52 206 605 885 1.623 - Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 0 0 99 65 132 - Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 211 834 5.262 8.613 9.539 - Sản xuất kim loại 324 1.282 1.846 2.361 1.421 - Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 39 154 575 697 970 - Sản xuất máy móc, thiết bị 2 6 585 799 631 - Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 2 7 46 1.135 1.368 - Sản xuất phương tiện vận tải khác 13 53 175 52 58 - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 38 150 480 573 714 - Công nghiệp chế biến - chế tạo khác 0 0 5 8 28 - Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 0 0 9 20 27 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 104 411 823 785 995 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 6 25 66 86 100 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình [84] 190 Phụ lục 21: Tính nhu cần vốn cho vùng VBBB giai đoạn 2011-2020 để phát triển theo hướng CNH, HĐH hiệu quả và bền vững Đơn vị: Tỷ đồng Các tỉnh/thành phố Tổng GDP của 3 khu vực kinh tế Khu vực nông nghiệp Khu vực công nghiệp Khu vực dịch vụ Hải Phòng 24.004 7.002 12.249 3.934 Thái Bình 11.420 3.949 3.903 3.568 Quảng Ninh 36.154 2.320 19.689 9.573 Nam Định 10.459 2.602 41.445 3.712 Ninh Bình 7.001 1.163 3.894 1.942 Tổng GDP toàn vùng VBBB năm 2010 89.038 17.036 81.180 22.729 Tính nhu cầu vốn với mức đầu tư hiệu quả, bền vững (hệ số ICOR là 3) GDP toàn vùng VBBB năm 2015 mức tăng trưởng 15% 179.087 Nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 270.147 GDP toàn vùng VBBB năm 2020 mức tăng trưởng 15% 360.208 Nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 543.364 GDP toàn vùng VBBB năm 2015 mức tăng trưởng 20% 221.555 Nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 397.551 GDP toàn vùng VBBB năm 2020 mức tăng trưởng 20% 551.299 Nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 989.234 Nguồn: Theo số liệu thống kê và tính toán của luận án Phụ lục 22: Một số định hướng quan trọng phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Hồng [88] Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo 3 đối tượng: Giới lãnh đạo chính quyền, quản trị doanh nghiệp lớn (được gọi là giới tinh hoa hay những người ra quyết định). Đội ngũ cán bộ tham mưu và lực lượng nghiên cứu KH-CN trình độ cao (những 191 người hoạch định chính sách). Lực lượng lao động lành nghề cho các lĩnh vực mũi nhọn. Dự kiến số lượng về nguồn nhân lực phân theo các cấp này như sau: Giới tinh hoa (đào tạo mới và đào tạo lại) khoảng 300 người (lãnh đạo Ủy ban nhân dân và lãnh đạo Đảng cấp địa phương và các cán bộ nằm trong quy hoạch thuộc diện trên). Đào tạo khoảng 2.000 doanh nhân trình độ cao (lãnh đạo các doanh nghiệp lớn). Đào tạo mới và đào tạo lại cho khoảng 150.000 giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đào tạo mới khoảng 7.000 người cho phát triển hệ thống đánh giá chất lượng và khoảng 10.000 cán bộ khoa học (trong đó khoảng 25-30% có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ) cho hệ thống sáng tạo. Đào tạo mới và đào tạo lại trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, điện, sản xuất vật liệu, ngân hàng, du lịch, viễn thông, các ngành công nghiệp phụ trợ,... khoảng 200.000 người. Phấn đấu đưa tỷ lệ số sinh viên đại học, cao đẳng/100 dân đạt khoảng 5,0 người và nâng tỷ trọng lao động qua đào tạo có bằng đạt trên 40% vào năm 2020. Phát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia làm lực lượng nòng cốt nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ở các địa phương. Tăng cường đầu tư chiều sâu và HĐH các cơ sở nghiên cứu KH-CN đầu ngành, các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học và chuyên gia phát huy năng lực. Tăng cường đầu tư cho Giáo dục và tạo và dạy nghề để nâng cao nhanh trình độ chuyên môn, tay nghề cho lực lượng lao động, đảm bảo có thể tham gia vào các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và hệ thống phân phối toàn cầu. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động, quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và đào tạo lao động ở nông thôn, tạo điều kiện để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề để phục vụ phát triển kinh tế và văn hóa- xã hội. Tập trung đầu tư phát triển các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trong đó ưu tiên đầu tư hình thành từ 8-10 trường cao đẳng nghề chất lượng cao, mỗi trường có từ 3-5 nghề đạt chuẩn tương đương với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Huy động năng lực dạy nghề trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp, làng nghề, hình thành mạng lưới dạy nghề với nhiều hệ thống, nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô dạy 192 nghề, đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của vùng. Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường, dạy nghề theo địa chỉ. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Phụ lục 23: Thu hút đầu tư vào các tỉnh/thành phố thuộc vùng VBBB và một số thành quả đạt được 1. Nam Định và Thái Bình (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định và Thái Bình) Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh nông nghiệp phía Nam đồng bằng sông Hồng, trung tâm của Vùng duyên hải Bắc Bộ, khu vực được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia. Với tổng diện tích: 3.211 km2 và tổng dân số khoảng 4 triệu người, vị trí địa lý tương đối thuận tiện, 2 địa phương được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư cũng khẳng định những thuận lợi của môi trường đầu tư ở 2 địa phương này, đồng thời có những cam kết mạnh mẽ thúc đẩy các lĩnh vực mà địa phương đang kêu gọi. Tổng cộng đã có 12 dự án đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với lãnh đạo 2 tỉnh, giá trị vốn đăng ký tại Nam Định đạt 1,46 tỷ USD, tại Thái Bình đạt 2,388 tỷ USD, chủ yếu trong các lĩnh vực khí, nhiệt điện, xây dựng bất động sản, công nghiệp phụ trợ. Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2015 là 13%/năm, tích cực CDCCKT phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, Nam Định xác định thu hút đầu tư là động lực phát triển. Tỉnh đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, cùng một loạt chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ngoài chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung giải quyết tất cả các thủ tục hành chính theo một đầu mối, đảm bảo nhanh, gọn, đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thái Bình cũng là tỉnh có tiềm năng và cơ hội đầu tư lớn. Hiện Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường, trường, trạm, bưu chính, viễn thông cũng được đầu tư đầy đủ và phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận. Thái Bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu về mặt bằng sản xuất được thuê đất theo các điều kiện cụ thể của địa phương. Hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng, kinh phí đào tạo lao động và chi phí cung ứng lao động. Về mức giá thuê đất, tỉnh Thái Bình sẽ vận dụng khung giá thấp nhất do Nhà nước ban hành và phù 193 hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương. Tỉnh cũng sẽ vận dụng các chính sách thuế hiện hành của nhà nước theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp. 2. Hải phòng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng): Với lợi thế là một cảng công nghiệp ở miền Bắc của Việt Nam và là 1 trong 5 thành phố lớn của cả nước, Hải Phòng đang đứng trước những cơ hội lớn cho thu hút và triển khai nhiều dự án đầu tư lớn. Hàng loạt cảng mới, hiện đại đang được đầu tư, xây dựng, đưa vào khai thác, góp phần thực hiện mục tiêu “Hải Phòng phải nhanh chóng trở thành thành phố cảng, cửa ngõ trọng yếu vùng đồng bằng sông Hồng, VKTTĐ, động lực phía Bắc”. Cảng chuyên dùng Đình Vũ hiện đã đón tàu container trọng tải đến 20.000 DWT; Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp; Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện có tổng mức đầu tư 28.000 tỷ VND trong giai đoạn 2020, với quy mô 1.200 ha. Theo tính toán, nhu cầu hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng ước đạt 120 triệu tấn/năm vào năm 2020. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) giai đoạn đến năm 2015 và định hướng năm 2025 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch, tổng diện tích toàn cảng hàng không Cát Bi mới là 491,13 ha. Đến năm 2015, sẽ kéo dài, nâng cấp đường cất, hạ cánh hiện có, đảm bảo tiếp nhận máy bay A321, B767 và tương đương. Nhà ga mới đáp ứng được công suất 800 hành khách/giờ cao điểm và 17.000 tấn hàng. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã có mặt bằng sạch để triển khai tại Hải Phòng. Con đường với tổng chiều dài 105,5 km, bắt đầu từ cầu Thanh Trì đến đập Đình Vũ, đoạn qua khu vực Hải Phòng dài 33 km có chiều rộng nền đường 35 m, gồm 6 làn xe, dải phân cách giữa rộng 1,5 – 3 m khởi công từ tháng 5/2008. Triển khai Dự án cầu Đình Vũ – Cát Hải có cầu dây văng dài 6 km, cao thông thuyền 27 m, mặt cắt ngang 24,5 m, bao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề đi bộ, cho phép tàu trọng tải 3.000 DWT được thông qua, cũng như tuyến đường 10 ven biển đã được khởi động. Dự án Cầu Rào 2, sau 9 năm lập dự án và tìm vốn, hiện cũng đã được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 661 tỷ VND từ nguồn vốn ODA của Phần Lan và vốn đối ứng trong nước. Phía Bắc thành phố Hải Phòng đang trở thành trung tâm đóng mới, sửa chữa tàu lớn nhất nước. Những cái tên Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn hàng. KKT Đình Vũ – Cát Hải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô 21.640 ha, trong đó, diện tích đất liền 12.918 ha, vùng ngập nước 8.722 ha. Riêng khu vực đảo Cát Hải và vùng lấn biển phía Nam có diện tích hơn 9.000 ha dành để 194 phát triển hệ thống cảng quốc tế, dịch vụ và là trung tâm kinh tế biển của vùng biển Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quốc tế. Cảng dịch vụ Nam Đình Vũ được khởi công, với tổng vốn đầu tư lên đến 2.900 tỷ VND. Xây dựng Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Xây dựng đảo Cát Bà, Đồ Sơn thành trung tâm du lịch quốc tế; xây dựng Trường Đại học Hải Phòng. Xây dựng Bệnh viện Việt – Tiệp thành bệnh viện trung tâm vùng. Bộ mặt đô thị ngày càng đẹp hơn với các dự án lớn đang thi công và đã đi vào sử dụng: Dự án Khu đô thị mới Ngã Năm – Sân bay Cát Bi, Đại siêu thị BigC thuộc Trung tâm Thương mại EIE, Metro, Trung tâm thương mại Thùy Dương Plaza, Parkson, đã tạo cho cư dân thành phố Hải Phòng một phong cách sống văn minh và hiện đại. Để tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư, Hải Phòng thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, như việc cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn chỉ còn từ hai đến ba ngày. Cấp chứng chỉ hành nghề cho lao động trong ngày nếu hồ sơ hợp lệ. Cấp một số mẫu giấy chứng nhận ưu đãi qua internet, tích cực phối hợp cùng các nhà đầu tư giải quyết những vấn đề như: ổn định nguồn nhân lực, điện, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Việc xây dựng cảng Đình Vũ giai đoạn 2 cùng các dự án khác đang được triển khai như hệ thống đường bộ, hệ thống cấp điện 110 kV, 220 kV, hệ thống cấp nước sạch của thành phố sẽ làm tăng sức hấp dẫn, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào KCN Đình Vũ nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung, tạo việc làm cho một số doanh nghiệp và bộ phận cư dân địa phương. 3. Quảng Ninh (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh) Quảng Ninh là tỉnh địa đầu Đông Bắc Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan Vịnh Hạ Long nổi tiếng đã 2 lần được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới với hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên và hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Ngoài ra, nơi đây còn nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như khu di tích Yên Tử, khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều, cụm di tích Chiến thắng Bạch Đằng. Ngoài tài nguyên du lịch nổi tiếng với những hòn đảo, nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ninh còn có nhiều tài nguyên khoáng sản như than đá, tài nguyên rừng, biển Đầu năm 2010, Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất với 2,147 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. 195 Quảng Ninh cũng có những điều kiện tốt để phát triển một ngành kinh tế đa dạng, tổng hợp. Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt trữ lượng than tại Quảng Ninh lớn nhất cả nước (3,6 tỷ tấn), rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nặng, sản xuất vật liệu xây dựng. Toàn tỉnh có 410 km đường quốc lộ và hơn 2.000 km đường liên huyện, liên xã. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đã hình thành Khu kinh tế Vân Đồn, KCN Cảng biển Hải Hà, 5 KCN tập trung là KCN Việt Hưng, KCN Cái Lân, KCN cảng biển Hải Hà, KCN Đông Mai, KCN Hải Yên, các khu kinh tế cửa khẩu cùng các CCN bố trí đều khắp ở huyện, thị xã, thành phố, với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Về du lịch, chỉ riêng việc Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới” đã hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) hơn 3,32 tỷ USD, chiếm 72% tổng số vốn đầu tư đã cấp. Cũng trong giai đoạn này, tổng số dự án cấp mới là 54 dự án, trong đó có 37 dự án nằm ngoài các KCN, khu kinh tế, 14 dự án nằm trong khu công nghiệp và 1 dự án nằm trong khu kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 103 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,7 tỷ USD. Trong đó, có 44 dự án đầu tư theo hình thức liên doanh với tổng số vốn đầu tư là 3,4 tỷ USD (chiếm hơn 91% tổng số vốn đầu tư), 46 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 261 triệu USD (chiếm gần 7%), còn lại 13 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 49 triệu USD. Ngoài ra có 07 Văn phòng đại diện và 03 Chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kèm dự án đầu tư. Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . Hiện nay, các đối tác nước ngoài đầu tư tại Quảng Ninh đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Mỹ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký là 2,39 tỷ USD (chiếm gần 64% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Các dự án tập trung vào địa bàn: thành phố Hạ Long với 48 dự án, thành phố Móng Cái với 24 dự án và các huyện, thị xã Cẩm Phả, Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều. 4. Ninh Bình (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Binh Bình) Nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH, do vậy Ninh Bình đang là điểm lựa chọn đầu tư của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. 196 Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc - Nam, có mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận tiện trong đó có gần 15 km bờ biển, có các cảng xếp dỡ hàng hóa như cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, các cảng, bến xếp dỡ trên các tuyến sông. Bên cạnh đó, tỉnh có hệ thống núi đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít chất lượng tốt, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng và các hóa chất. Nguồn đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất vật liệu xây dựng như gạch ngói. Ninh Bình có suối nước khoáng nóng Kênh Gà (Gia Viễn) trữ lượng lớn, nước khoáng Cúc Phương (Nho Quan) có thành phần magiêcacbonnat cao, có thể khai thác đưa vào tắm ngâm, chữa bệnh kết hợp với du lịch và sản xuất nước giải khát Ngoài ra, Ninh Bình còn có một lực lượng lao động dồi dào và trên 10 trường đào tạo nhân lực như Đại học Hoa Lư, các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đối với du lịch, Ninh Bình có nhiều khu, điểm nổi tiếng, hấp dẫn, là điểm đến an toàn, thân thiện, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Về nông nghiệp, với diện tích đất sản xuất trên 96.797 ha, được chia thành 3 vùng, vùng biển có đất phù sa bồi đắp màu mỡ thuận cho trồng lúa, cói, nuôi trồng thủy sản. Vùng bán sơn địa để phát triển cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng gieo trồng lúa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, góp phần phát triển KT-XH, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng kêu gọi các nhà đầu tư như việc quy định một số chính sách khuyến khích xuất khẩu; quỹ khuyến công. Quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn. Theo đó, các nhà đầu tư được ưu đãi về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước, về vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề, thủ tục hành chính. Ninh Bình khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm nhằm khai thác tiềm năng, sử dụng cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều khu đi vào hoạt động góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch như KCN Gián Khẩu, Khánh Phú, khu du lịch sinh thái Tràng An Một số KCN hình thành theo hướng sản xuất công nghệ sạch, bền vững như khu công nghệ cao Phong Sơn (thành phố Ninh Bình). KCN này được quy hoạch 400 ha, tập trung thu hút đầu tư công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công 197 nghệ bán dẫn, lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí sản xuất các máy công cụ, thiết bị công nghệ cao. Các ngành nghề cũng từ đó phát triển đa dạng ở các lĩnh vực như công nghiệp vật liệu cơ khí, chế biến hoa quả xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, chế tác đá mỹ nghệ, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất dụng cụ thể thao, bao bì, chế biến gỗ công nghiệp. Ngoài cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tỉnh còn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư như hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ du lịch, Các ngân hàng, tổ chức tín dụng luôn đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại ở tất cả các huyện, thị, thành phố, các xã, thị trấn. Các công trình cấp nước đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Mạng lưới điện được xây dựng đồng đều trên toàn địa bàn, đến được tất cả các xã, thị trấn, với tổng chiều dài các loại đường dây trên 770km, có các trạm biến áp trung gian 500 kV, 220kV, 375 nghìn KVA, 11kV. Về dịch vụ, Ninh Bình có hàng nghìn các khách sạn, nhà hàng được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Với những ưu thế đó, Ninh Bình luôn mở cửa, thân thiện đón các nhà đầu tư có tiềm lực vào địa bàn. Tính đến năm 2011, có 67 dự án đầu tư vào KCN đã được cấp phép với số vốn đăng ký là 37.741 tỷ đồng, trong đó 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh có 36 dự án đi vào sản xuất có hiệu quả. Các KCN trong tỉnh đã tạo ra khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp ở địa phương và giải quyết việc làm cho 13.450 lao động, chủ yếu là lao động tại chỗ. Các KCN đã lựa chọn các dự án công nghệ cao, công nghiệp sạch, các dự án có khả năng giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, đóng góp cho nguồn thu ngân sách của tỉnh. Đồng thời, các ngành chức năng cần tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, mặt bằng, vốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_1789.pdf
Luận văn liên quan