Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa

Đất đai của các huyện ngoại thành có sự chuyển dịch nhanh nhất do quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất dành cho nông nghiệp còn khá lớn, có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp. Theo định hướng đến năm 2025, các huyện có 4 KCN dự kiến mở rộng với quy mô diện tích là 849,24 ha và 6 KCN dự kiến thành lập mới với tổng diện tích 1.455 ha; phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là KĐT Tây – Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) diện tích khoảng 6.000 ha và KĐT cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) diện tích 3.900 ha; xây dựng các cụm công nghiệp, khu dân cư mới, mở rộng và xây dựng mới hệ thống CSHT đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh chóng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp

pdf196 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n KT - XH thành phố. Trong đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ quản lý các ngành, lĩnh vực theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố. Đẩy mạnh hình thức đào tạo nghề, công nhân kĩ thuật để phù hợp cơ cấu lao động kĩ thuật theo trình độ đào tạo và kĩ năng lành nghề tương ứng với nhu cầu của thị trường sức lao động. Chú trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn tại khu vực ĐTH, không còn đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề, xây dựng trường đào tạo nghề mới ở các huyện chưa có trường dạy nghề, nâng cấp mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Đối với đào tạo cao đẳng, đại học: ưu tiên đầu tư cho các dự án xây dựng và phát triển các khu đô thị đại học mới để hình thành và phân bố hợp lí mạng lưới các trường đại học trên địa bàn thành phố. - Đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo Duy trì và nâng cao chất lượng của giáo dục phổ thông trong việc thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố; chất lượng giáo dục ở bậc học phổ thông có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo nghề nghiệp ở các trình độ (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề). Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các lĩnh vực khác. Xây dựng danh mục các ngành đào tạo, xây dựng khung chương trình khối ngành, chuẩn đào tạo, chuẩn đánh giá sinh viên; tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung cho các môn học, cho khối ngành Trong đó, chú trọng gắn nội 169 dung đào tạo trong nhà trường với yêu cầu của thị trường lao động về kiến thức, kỹ năng của vị trí công việc, gắn đào tạo với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tham khảo các chương trình, giáo trình tương tự của các trường tiên tiến ở nước ngoài. Cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho người lao động để họ chủ động hơn trong quá trình hội nhập. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy; tạo điều kiện để giáo viên tích cực thâm nhập thực tế, tìm hiểu thực tiễn sản xuất và nhu cầu các doanh nghiệp. Từ đó giúp cho giáo viên nâng cao năng lực tổ chức hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tế trong quá trình học tập ở nhà trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn lao động: Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo lao động chất lượng cao, đặc biệt là các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại nước ngoài, tập trung vào các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn theo định hướng phát triển của thành phố; trao đổi cán bộ, sinh viên với các trường đại học có uy tín; mở rộng các chương trình đào tạo liên kết với các trường có uy tín chất lượng trên thế giới, mời các giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy một số môn hoặc tổ chức các hội thảo quốc tế Tuyển chọn LĐ có trình độ chuyên môn tay nghề gửi ra nước ngoài để học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, quản lí, điều hành nhằm hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao, có thể thay thế cho các chuyên gia nước ngoài. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như quản lí hành chính, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính – ngân hàng - Tăng cường hợp tác, liên kết trong đào tạo Tăng cường hợp tác, liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhà sản xuất, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo lao động (giữa doanh nghiệp với các trường cao đẳng, đại học, THCN, dạy nghề), với các cơ quan ban ngành có liên quan để có sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong mỗi giai đoạn, hạn chế 170 đến mức thấp nhất sự lãng phí trong đào tạo phát triển nguồn lao động. Thành phố xây dựng cơ chế, chính sách gắn kết, phối hợp đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố trong các lĩnh vực xây dựng chương trình; tổ chức thực hành, thực tập, giải quyết việc làm cho sinh viên; kết hợp nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sát với nhu cầu thực tế; Xây dựng các khối liên kết giữa các trường có cùng khối ngành đào tạo nhằm mở rộng, tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết. Qua đó, chia sẻ các nguồn lực giữa các trường thực hiện thống nhất, liên thông chương trình đào tạo, công nhận tín chỉ của nhau, tổ chức nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của các trường đại học theo các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm bằng các mô hình, phương thức hợp tác như: chuyển giao công nghệ, công nhận chương trình, liên kết đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu khoa học, thực tập sinh viên, phát triển cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy. Chủ động phối hợp tìm kiếm đối tác có uy tín ở nước ngoài để giới thiệu với thành phố hỗ trợ cho chương trình hợp tác của đơn vị trong điều kiện và phạm vi của thành phố. Các doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp bằng cách: doanh nghiệp “đặt hàng” với cơ sở đào tạo với số lượng, trình độ và ngành nghề cụ thể. Từ đó nhà trường đưa ra nội dung chương trình và có kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ngược lại, các cơ sở đào tạo liên hệ với các doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường để đưa sinh viên thực tập trong môi trường sản xuất, gắn lí thuyết với thực hành. Để sinh viên khi ra trường không còn bỡ ngỡ khi bắt đầu tham gia hoạt động sản xuất và doanh nghiệp cũng không mất thời gian để đào tạo lại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động thường xuyên học tập nâng cao kĩ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng cách công đoàn cơ sở phối hợp cùng xí nghiệp tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, các lớp học nâng cao trình độ cho lãnh đạo và người lao động tại cơ quan, xí nghiệp; mở rộng hệ 171 thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để người lao động dễ dàng đăng kí tham gia học tập; Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho lao động. - Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Thành phố cần quan tâm, tăng mức chi ngân sách dành cho ngành giáo dục đào tạo, KHCN và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao quy mô vốn đầu tư, thành phố cần tăng tỉ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục: đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa hoạt động giáo dục để huy động vốn trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ngoài công lập. Thành phố cần tăng cường quản lí các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo từ các thành phần kinh tế khác để đảm bảo chất lượng đào tạo. Tăng cường và khuyến khích mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế đầu tư cho giáo dục – đào tạo, chủ động thu hút các cơ sở đào tạo, các trường đại học có uy tín về các ngành kĩ thuật và quản lí tham gia tổ chức đào tạo tại thành phố thông qua việc liên kết với những trường đại học của TP. HCM. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố. Tóm lại, để TP. HCM trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo ngang tầm khu vực, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cho TP. HCM cũng như khu vực phía Nam, mà còn một bộ phận lao động nhất định đủ sức tham gia vào thị trường lao động quốc tế, thành phố cần:  Cải cách toàn diện, căn bản và sâu rộng hệ thống giáo dục đào tạo cả về chương trình, nội dung, phương pháp, đánh giá, quản lí phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, với xu thế phát triển của thế giới. 172  Mở cửa, liên thông với giáo dục đại học Quốc tế, thực hiện liên kết về đào tạo, giảng dạy, trao đổi sinh viên với các trường đại học có chất lượng, trước hết là các trường trong khu vực. Xây dựng môi trường học tập đảm bảo chất lượng về chương trình đào tạo, giảng viên đứng lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập nhằm thu hút sinh viên từ các nước đến nghiên cứu, học tập.  Xây dựng hệ thống các trường đại học Quốc tế, đầu tư nâng cấp một số trường trọng điểm quốc gia tiến tới đạt chuẩn quốc tế và khu vực với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Đưa những trường này trở thành trường trọng điểm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho TP. HCM trong thời gian tới như ĐH Quốc gia TP. HCM, ĐH Bách Khoa TP. HCM, ĐH Y Dược TP. HCM 3.2.6. Giải pháp về tăng cƣờng hợp tác giữa TP. HCM với các địa phƣơng trong và ngoài Vùng KTTĐPN Liên kết Vùng trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và quá trình đô thị hóa nói riêng là yêu cầu cấp bách của TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN hiện nay. Trong quá trình đô thị hóa, do đất đai có hạn, xu hướng phát triển không gian đô thị của TP. HCM đã vượt khỏi ranh giới hành chính, mở rộng ra đến các tỉnh thành lân cận. Như phân tích ở mục 2.2.2.2, lao động nhập cư của thành phố chủ yếu đến từ các tỉnh thành lân cận thuộc vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, chủ yếu là lực lượng lao động phổ thông đến từ các vùng nông thôn và hoạt động kinh tế là nông nghiệp nên trình độ chuyên môn và tay nghề thấp. Trong bối cảnh TP. HCM đang có sự điều chỉnh về mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều sâu thì việc tăng cường hợp tác liên kết Vùng sẽ giúp thực hiện việc phân công lao động xã hội hợp lí nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. TP. HCM: có thế mạnh về đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, hệ thống CSHT (giao thông, điện nước, TTLL) tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, các KCN – KCX đã và đang hoạt động nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và các tỉnh làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ cho toàn vùng KTTĐPN. 173 Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu: nơi tập trung hàng loạt các KCN với quy mô lớn về diện tích và lao động đang làm việc sẽ góp phần rất lớn trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp của Vùng, đặc biệt là các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (chế biến thực phẩm, dệt may, giày da). Do đó, các tỉnh này sẽ góp phần giảm số lượng rất lớn lao động nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước đổ về TP. HCM sống và làm việc. Tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang: có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp thích hợp cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, phát triển các KCN nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ. Đối với các tỉnh thành ngoài vùng KTTĐPN có lợi thế rất lớn về cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thành phố (Tây Nguyên với sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp; ĐBSCL sản phẩm từ nông nghiệp, thủy sản). Đây cũng là những vùng cung cấp lực lượng lao động nhập cư lớn cho TP. HCM phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều LĐ thời gian qua. Một số giải pháp được đặt ra là:  Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác lãnh thổ trong Vùng Trước tiên, cần phải ban hành một cơ chế liên kết Vùng có giá trị pháp lí rõ ràng, thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều phối và lập quy hoạch xây dựng định hướng cụ thể trong việc hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó cần xác định một số lĩnh vực ưu tiên như quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch hạ tầng đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng. Xây dựng mục tiêu và chương trình hành động cụ thể cho từng lĩnh vực hợp tác, đảm bảo sự thống nhất trên phạm vi lãnh thổ Vùng và phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi giữa các địa phương trong Vùng. Thường xuyên đánh giá kết quả trong quá trình phối hợp thực hiện quy hoạch, kịp thời có những điều chỉnh và giải pháp cụ thể trong việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình liên kết. Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là các địa phương phải thực hiện nghiêm túc, nhất quán các quy hoạch của Vùng và địa phương, tránh tình 174 trạng chồng chéo, lãng phí trong nội dung quy hoạch giữa quy hoạch địa phương với quy hoạch Vùng hay quy hoạch giữa các địa phương với nhau.  Thúc đẩy hợp tác lãnh thổ, lựa chọn lĩnh vực phát triển Nghiên cứu, đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh và tập trung vào phát triển những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm chủ lực, tránh tình trạng phát triển trùng lặp dẫn đến cạnh tranh nhau về thị trường, vốn đầu tư, lao động. Tập trung phát triển theo hướng: TP. HCM trở thành trung tâm dịch vụ, KHCN cao của khu vực, tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, thương mại, ngân hàng, GTVT, du lịch, ), các ngành công nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng lớn (điện tử, tin học, cơ khí, hóa chất); các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm công nghiệp với một số ngành công nghiệp kĩ thuật cao, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các tỉnh còn lại của Vùng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác và phát triển thế mạnh của mình (kinh tế cửa khẩu, vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả). Quy hoạch xây dựng hành lang công nghiệp của Vùng gắn với trung tâm dịch vụ TP. HCM. Trước mắt cũng như trong dài hạn, VKTTĐPN vẫn là một trung tâm công nghiệp chủ lực của cả nước, tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh lớn, phục vụ xuất khẩu. Do đó, cần điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn toàn Vùng theo hướng tạo một hành lang công nghiệp hướng từ Đông Nam đến Tây Bắc thành phố (qua một phần các tỉnh, thành phố gồm Long An – Tây Ninh – TP. HCM – Bình Phước – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT). Với vị trí vai trò của mình, TP. HCM sẽ thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp của Vùng (dịch vụ cảng - kho bãi, tài chính – tín dụng – ngân hàng, KHCN, các dịch vụ phục vụ xuất khẩu). Đẩy nhanh đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng kết nối, tạo điều kiện mở rộng không gian vùng đô thị, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong Vùng, trước mắt tập trung xây dựng hệ thống đường cao tốc liên vùng phía Nam. Hiện nay, TP. HCM đã xây dựng nhiều tuyến đường kết nối với các tỉnh thành lân 175 cận thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa kết nối các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp như đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương kết nối với các tỉnh miền Tây, xa lộ Xuyên Á kết nối với Tây Ninh và Campuchia Ngoài ra, TP. HCM cũng đã phối hợp với các tỉnh trong vùng hoàn chỉnh mạng lưới một số tuyến đường giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, 51, 13 để kết nối hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài vùng KTTĐPN. Đây là điều kiện giúp thành phố và các tỉnh hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh KT - XH tổng hợp của toàn Vùng. Đối với việc thu hút nguồn vốn và các dự án đầu tư vào các KCN – KCX, cần lựa chọn những chính sách và ưu đãi riêng đối với từng địa phương. Trong quá trình xúc tiến thu hút đầu tư và triển khai các dự án cần có sự hợp tác với các tỉnh thành lân cận trong vùng, dựa trên lợi thế của mỗi tỉnh mà đưa ra những lĩnh vực phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch giống nhau rồi từ đó tìm cách lôi kéo, tranh giành nhà đầu tư. TP. HCM không có lợi thế về giá đất và giá nhân công rẻ, vì vậy cần tập trung vào phát triển CSHT, nguồn lao động chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên đặc biệt đối với những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn.  Tăng cường hợp tác về vấn đề lao động và giải quyết việc làm Lao động của TP. HCM chủ yếu là lao động nhập cư, đặc biệt là lao động di cư từ các tỉnh thành lân cận. Vì vậy, để ổn định nguồn lao động của mình, thành phố cần phải có những giải pháp trong việc hợp tác với các địa phương khác trong phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Một số giải pháp chính là: Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phân công lao động giữa các địa phương trong vùng, tránh tình trạng thiếu hụt lao động do cạnh tranh với nhau. Hướng đi của thành phố là tập trung vào chiều sâu và chất lượng, vì vậy tập trung thu hút nhu cầu lao động có trình độ CMKT. Di chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động, ô nhiễm môi trường (dệt may, da giày, chế biến thực phẩm) về các địa phương lân cận. 176 Hạn chế tình trạng di cư của lao động phổ thông bằng nhiều giải pháp đồng bộ tại ngay địa bàn di cư như: Hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho người lao động tại các địa phương để nâng cao chất lượng lao động; hỗ trợ giống cây con, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, đầu tư về vốn cho các địa phương để có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tình trạng di cư của lao động phổ thông từ nông thôn vào thành phố; hỗ trợ về chuyên gia và công nghệ kĩ thuật cao để các tỉnh lân cận đánh giá đúng và tập trung phát triển những lĩnh vực phù hợp với lợi thế của mình; có chính sách đền bù và tạo việc làm mới cho người dân bị mất đất trong quá trình CNH – ĐTH; có chính sách quản lí chặt chẽ để hạn chế lao động nhập cư trình độ thấp, di chuyển theo mùa, di cư con lắc vào TP. HCM Đối với lao động trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành từ các tỉnh trong Vùng di cư đến cần phải có chính sách đãi ngộ thích hợp như nhập hộ khẩu, chính sách mua nhà, về lương và phụ cấp, về phương tiện đi lại Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là TP. HCM phải tự đào tạo nguồn lao động chất lượng cao bằng cách gửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài, nâng cao chất lượng giảng dạy, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, hạn chế việc thu hút từ các địa phương khác để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” tại các tỉnh. Đồng thời, TP. HCM không chỉ đào tạo cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho thành phố mà còn cung cấp cho các địa phương trong Vùng và cả nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu CNH – HĐH của Vùng. Cần làm tốt việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo cần quan tâm đào tạo chuyên gia khoa học đầu đàn cho cả Vùng. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng quá tải ở TP. HCM. Khuyến khích các cơ sở đào tạo có uy tín của thành phố mở thêm chi nhánh tại các tỉnh trong Vùng để phục vụ người dân tại chỗ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đã được thực hiện với hàng ngàn cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật của các tỉnh trong Vùng được đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường Đại học hoặc các 177 doanh nghiệp của TP. HCM. Đội ngũ lao động này sẽ là lực lượng nòng cốt phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Vùng KTTĐPN, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT và CCLĐ của TP. HCM nói riêng và toàn Vùng nói chung. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng KTTĐPN đến năm 2025, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH TP. HCM và quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 cùng Nghị quyết của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân TP. HCM đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển không gian đô thị TP. HCM, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, KHCN hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á. Về định hướng CDCCLĐ của thành phố đến năm 2025, TP. HCM tiếp tục chuyển dịch gắn với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố. Trong đó, tập trung ưu tiên vào việc nâng cao tỉ lệ lao động có trình độ CMKT để đáp ứng cho việc phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của TP. HCM. Để đảm bảo quá trình CDCCLĐ diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao, TP. HCM cần tiến hành đồng thời các giải pháp sau: Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ; Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả; Giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng chất lượng; Giải pháp về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động; Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN. 178 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài luận án “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM trong quá trình đô thị hóa” tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM. Qua đó tác giả rút ra một số kết quả nghiên cứu của luận án như sau: 1. Chuyển dịch CCLĐ là quá trình thay đổi tỉ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian và thời gian nào đó. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân công lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Chuyển dịch CCLĐ được nghiên cứu theo các nội dung: chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành và ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ, theo trình độ CMKT và theo tuổi, giới tính. Được đánh giá thông qua các tiêu chí: quy mô và cơ cấu lao động, tỉ trọng và tốc độ CDCCLĐ, sự thay đổi CCLĐ gắn với CCKT và NSLĐ, sự thay đổi xét về trình độ CMKT, sự thay đổi dựa theo thương số vị trí. 3. Chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố chính sau: (i) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; (2) Nhân tố kinh tế - xã hội gồm: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, CCKT và chuyển dịch CCKT, dân số, phân bố dân cư và nguồn lao động, CNH – ĐTH, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, trình độ học vấn, KHCN, đầu tư nước ngoài, thị trường lao động và liên kết Vùng trong sử dụng lao động; (iii) Nhân tố tự nhiên gồm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước. 4. Nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM trong quá trình ĐTH cho thấy thành phố đã đạt được một số kết quả sau: (i) CCLĐ theo ngành và thành phần kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch CCKT và đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quá trình CNH – ĐTH. (ii) Gia tăng tỉ lệ đóng góp lao động vào các ngành có NSLĐ cao, trình độ và công nghệ cao, giảm tỉ lệ lao động ở các ngành thâm dụng lao động, NSLĐ thấp. (iii) Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, tỉ lệ lao động có CMKT tăng ở các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và ở các vùng ĐTH. (iv) Lao động có sự chuyển 179 dịch về mặt lãnh thổ theo hướng từ khu vực nội đô ra khu vực vùng ven và ngoại thành, CCLĐ có sự khác biệt giữa ba khu vực. 5. Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM cho thấy (i) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ còn chậm, sự chuyển dịch từ các ngành thâm dụng lao động với NSLĐ thấp sang các ngành công nghệ cao, thâm dụng vốn và NSLĐ cao còn chậm; (ii) Lao động đã qua đào tạo mặc dù có tăng nhưng chậm, tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT còn cao và phân bố không hợp lí giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và theo vùng lãnh thổ; (iii) Chuyển dịch CCLĐ chưa mang lại hiệu quả cao về NSLĐ, tốc độ chuyển dịch diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch CCKT, chưa khai thác hết được tiềm năng và thế mạnh của thành phố. 6. Để thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ ở TP. HCM trong quá trình ĐTH đến năm 2025, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể như (i) Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ; (ii) Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả; (iii) Giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng chất lượng; (iv) Giải pháp về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động; (v) Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; (vi) Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN. 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM trong quá trình ĐTH giai đoạn 1999 – 2013, chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:  Đối với Chính quyền TP. HCM - Nhanh chóng ban hành, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và quy định pháp lí về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, chính sách về thu hút đầu tư, chính sách về lao động, việc làm - Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các nhóm ngành chủ lực của Thành phố để tạo hiệu quả kinh tế cao, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang chiều sâu, chuyển dịch lao động sang các ngành có NSLĐ cao. 180 - Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác liên Vùng, các địa phương trong VKTTĐPN cần phối hợp với nhau trong việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành kinh tế nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh trong từng địa phương trong Vùng.  Đối với các Sở, Ban ngành của TP. HCM - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động có trình độ CMKT cao để đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH đất nước. - Triển khai việc quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị. 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Xuân Thọ, Phạm Thị Bạch Tuyết (2011), Biến động dân số TP.HCM giai đoạn 1999 - 2009: hiện trạng, nguyên nhân và các giải pháp, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm TP HCM, Số 12/2011. 2. Phạm Xuân Hậu, Phạm Thị Bạch Tuyết (2013), Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội TP HCM, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm TP HCM, Số 11/2013. 3. Phạm Thị Bạch Tuyết (2013), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động tại TP. HCM giai đoạn 1990 – 2012, MS: CS2013-18. 4. Trịnh Duy Oánh, Phạm Thị Bạch Tuyết (2014), Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM theo hướng CNH - HĐH, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần 8, NXB ĐH Sư phạm TPHCM. 5. Phạm Thị Xuân Thọ, Phạm Thị Bạch Tuyết (2014), Tìm hiểu thực trạng quy mô và cơ cấu lao động của TP. HCM, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần 8, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM. 6. Phạm Thị Bạch Tuyết (2014), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm TP HCM, Số 07/2014. 7. Phạm Thị Bạch Tuyết (2015), Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, số 1 (26), tháng 1/2015. 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (chủ nhiệm đề tài) (2006), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 3. Ban quản lí các KCX và KCN TP. HCM (2011), Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCX – KCN TP. HCM, TP. HCM. 4. Bạch Văn Bảy (chủ nhiệm đề tài) (1996), Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam 1996 - 2000, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Cành (2001), Điều tra nguồn nhân lực trên địa bàn TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 7. Nguyễn Thị Cành (2001), Thị trường lao động TP. HCM trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh nghiệp về nhu cầu lao động, NXB Thống kê, TP. HCM. 8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (chủ biên) (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Chính phủ, Quyết định số 02/NQ – CP về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm đầu kì (2011 – 2015) của TP. HCM. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2010), Lao động và tiếp cận việc làm: Báo cáo thị trường lao động, việc làm và đô thị hoá ở Việt Nam đến năm 2020, học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, Hà Nội. 13. Cục thống kê TP. HCM, Niên giám thống kê TP. HCM các năm từ 1999 - 2014, NXB Thống kê, TP. HCM. 183 14. Cục thống kê TP. HCM, Tổng điều tra dân số và nhà ở TP. HCM năm 1999 và 2009, NXB Thống kê, TP. HCM. 15. Cục thống kê TP. HCM, Doanh nghiệp TP. HCM qua kết quả điều tra 2001 - 2011, NXB Thống kê, TP. HCM. 16. Cục thống kê TP. HCM, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản TP. HCM năm 2011, NXB Thống kê, TP. HCM. 17. Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Phạm Đức Hải (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP HCM và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, NXB Tổng hợp TP HCM. 18. Võ Kim Cương, Không gian đô thị TP HCM và áp lực phát triển tự phát, Hội thảo "Phát triển không gian đô thị Sài Gòn - TP. HCM”, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM. 19. Hoàng Công Dũng (2013), Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của TP. HCM, luận án Tiến sĩ Địa lí, trường ĐH Sư phạm TP. HCM. 20. Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở TP. HCM, luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 21. Nguyễn Trần Dương (2006), Hiện trạng cung – cầu nguồn lao động kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010, Viện Kinh tế TP. HCM. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kì đổi mới ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 24. Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam, Huỳnh Phú Sang (1998), “Sài Gòn - TP. HCM 300 năm địa chính”, Sở Địa chính TP. HCM. 25. Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang (2012), Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 26. Tống Văn Đường, Nguyễn Nam Phương (2007), Giáo trình dân số và phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 184 27. Phí Thị Hằng (2014), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 28. Hà Thị Hằng (2013), Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia TP. HCM, Hà Nội. 29. Đỗ Hậu (chủ biên) (2012), Xã hội học đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 30. Đỗ Thị Thanh Hoa (1999), Di cư tự do trong quá trình đô thị hóa và tác động của nó tới môi trường xã hội TP. Hà Nội, luận án Tiến sĩ Địa lí, ĐH Sư phạm Hà Nội. 31. Vương Phương Hoa (2014), CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 32. Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị Châu Á và TP. HCM, NXB Tổng hợp TP. HCM. 33. Dương Anh Hoàng (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH – HĐH Đà Nẵng, luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, TP. HCM. 34. Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ phát triển với kinh tế - xã hội ở TP. HCM, luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 35. Hội đồng Nhân dân TP. HCM, Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 13/05/2013 khóa XIII, kì họp thứ 9 về việc thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” . 36. Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội. 37. Đinh Sơn Hùng, Trương Thị Hiền (2009), Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, NXB Tổng hợp TP. HCM, TP. HCM. 38. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 185 40. Lê Văn Nam (chủ biên) (2005), Nông dân ngoại thành TP. HCM trong tiến trình đô thị hóa, NXB Tổng hợp TP. HCM. 41. Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, Báo cáo hỗ trợ kĩ thuật, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội. 42. Cao Minh Nghĩa (2007) (chủ nhiệm đề tài), Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP. HCM, Viện Kinh tế TP. HCM. 43. Cao Minh Nghĩa (2008) (chủ nhiệm đề tài), Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế giữa TP. HCM và các tỉnh trong vùng KTTĐPN, Viện Kinh tế TP. HCM, TP. HCM. 44. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, NXB Giáo dục, Hà Nội 45. Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (chủ biên) (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 46. Trần Hữu Quang (chủ nhiệm đề tài) (2010), Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở TP. HCM: thực trạng và dự báo, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM, TP. HCM. 47. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) (2000), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở TP HCM trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 48. Trần Hồi Sinh (chủ nhiệm đề tài) (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP HCM trong quá trình đô thị hoá – thực trạng và giải pháp, Viện Kinh tế TP. HCM, TP. HCM. 49. Trần Cao Sơn (1995), Dân số và tiến trình đô thị hóa - động thái phát triển và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 50. Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM (2015), Tổng hợp số liệu về dân số, lao động và việc làm TP. HCM, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM. 51. Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. HCM (2015), Thực trạng thị trường lao động năm 2010 – 2014 và dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2020 186 đến năm 2025 tại TP. HCM, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM. 52. Trương Quang Thao (2001), Đô thị học – Những khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng, Hà Nội. 53. Nguyễn Tiến Thành (2006), Giải pháp quy hoạch tổ chức không gian đô thị cực lớn theo hướng phát triển bền vững lấy TP. HCM làm ví dụ, luận án Tiến sĩ, trường ĐH Kiến trúc TP HCM. 54. Vũ Ngọc Thành, Ranh giới hành chính đô thị Sài Gòn - TP HCM thể hiện qua các bản đồ (giai đoạn 1859 - 2005), Hội thảo "Phát triển không gian đô thị Sài Gòn - TP. HCM”, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM. 55. Nguyễn Hữu Thảo (chủ biên) (2001), Lịch sử các học thuyết kinh tế, trường ĐH Kinh tế TP. HCM, NXB Thống kê, TP. HCM. 56. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH - HĐH: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 57. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2002), Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 58. Phạm Thị Xuân Thọ (2001), Di dân ở TP. HCM và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 59. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý đô thị, NXB Giáo dục, TP. HCM. 60. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Hội. 61. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 24/QĐ-TTg Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025. 63. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP Hà Nội về việc phân loại đô thị. 64. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 123/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2010. 187 65. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 24/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025. 66. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 67. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. 68. Đỗ Phú Trần Tình (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – lí thuyết và thực tiễn ở TP. HCM, NXB Lao động, TP. HCM. 69. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1989, 1999 và 2009: các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. 70. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam các năm, NXB Thống kê, Hà Nội. 71. Tổng cục Thống kê (2010), Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thống kê. 72. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2012 – các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. 73. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra lao động – việc làm ở Việt Nam 2012, NXB Thống kê, Hà Nội. 74. Tổng cục Thống kê (2013), Điều tra lao động – việc làm ở Việt Nam 2013, NXB Thống kê, Hà Nội. 75. Tô Thị Thùy Trang (chủ nhiệm đề tài) (2013), Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn TP. HCM đến năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, TP. HCM. 76. Phạm Đỗ Văn Trung (2014), Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ, luận án Tiến sĩ Địa lí, trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 77. Trung tâm Nghiên cứu đô thị và Phát triển, trường Đại học KHXN và NV (2014), Kỉ yếu hội thảo khoa học “20 năm đô thị hóa Nam Bộ - lí luận và thực tiễn”, Bình Dương. 188 78. Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, NXB TP. HCM. 79. Trường ĐH KHXN và NV, Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng (2005), Những vấn đề của phát triển không gian đô thị, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, TP. HCM. 80. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2007), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 81. Trương Văn Tuấn (2012), Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ, luận án Tiến sĩ Địa lí, trường ĐH Sư phạm TP. HCM. 82. Nguyễn Thị Hải Vân (2013), Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 83. Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84. Viện Kinh tế TP. HCM (2006), Nghiên cứu cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao mức sống dân cư ở khu vực nông thôn ngoại thành TP. HCM, TP. HCM. 85. Viện Kinh tế TP. HCM (2006), Hội thảo dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP HCM, TP. HCM. 86. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2013, Hà Nội. 87. Viện Năng suất Việt Nam (2014), Báo cáo năng suất Việt Nam 2014, Hà Nội. 88. Viện Nghiên cứu Phát triển (2010), TP. HCM 35 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2010), NXB Tổng hợp TP. HCM, TP. HCM. 89. Đức Vượng (2008), Thực trạng và giải pháp về phát triển nhân lực Việt Nam, Báo cáo khoa học tại Hội nghị "Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3", Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, Hà Nội. 90. Ủy ban Nhân dân TP. HCM, Quyết định số 1335/QĐ – UBND về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực TP. HCM giai đoạn 2011 – 2020. 189 91. Ủy ban Nhân dân TP. HCM, Quyết định số 2425/2007/QĐ-UBND ngày 1/6/2007 về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp – phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2006 – 2010. 92. Ủy ban Nhân dân TP. HCM, Quyết định số 24/2011/QĐ – UBND về ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 – 2015. 93. Ủy ban Nhân dân TP. HCM, Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân TP. HCM về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. 94. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật quy hoạch đô thị (luật số 30/2009/QH12). 95. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật số 10/2012/QH13 - Bộ luật Lao động. Tiếng Anh 96. Coulhart, A.N.Quang, and H. Sharp (2006), Urban Development Strategy: Meeting the Challenges of Rapid Urbanization and the Transition to market oriented Economy, Hanoi, World Bank office in Vietnam. 97. Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley đồng chủ biên (2010), Đô thị hóa và tăng trưởng, NXB Dân trí, Hà Nội. 98. Ian Coxhead, Diệp Phan cùng các cộng sự (2009), Báo cáo thị trường lao động, việc làm và đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, 99. UN, Department of Economicand Social Affairs (2012), World Urbanization Prospects – The 2011 Revision: Highlights. 100. Urban Solutions (2011), “Urban Evolution”, Vietnam Urbanization Review background papers, World Bank. 190 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thƣơng số vị trí theo ngành kinh tế, chia theo loại đô thị của Việt Nam năm 2009 Nguồn: [41, tr.30] Phụ lục 2: Cơ cấu dân số chia theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 (%) Nguồn: [13] 1,14 0,76 1,18 0,73 0,78 0,89 1,06 0,95 1,71 0,92 0,95 0,92 1,01 1,05 2,53 1,01 0,98 0,93 0,77 1,16 0,54 1,13 1,26 1,36 0,32 1,75 0,27 2,01 1,28 1,83 nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp, xây dựng khai thác mỏ sản xuất công nghiệp xây dựng thương mại, dịch vụ các ĐT đặc biệt các ĐT loại 1 các ĐT loại 2 các ĐT loại 3 các ĐT loại 4 83.4 83.8 85.2 83.2 83.2 82.4 16.6 16.2 14.8 16.8 16.8 17.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nông thôn Thành thị 1999 2000 2005 2009 2010 2013 191 Phụ lục 3: Sự thay đổi tỉ trọng dân cƣ theo 4 hƣớng phát triển của TP. HCM giai đoạn 2005 – 2013 Hƣớng phát triển Dân số năm 2005 (ngƣời) Tỉ trọng % Dân số năm 2013 (ngƣời) Tỉ trọng % Thay đổi tỉ trọng % Tốc độ tăng dân số %/năm Nội thành hiện hữu (Q.1,3,4,5,6,8,10,11, TB, TP, PN, GV, B.Thạnh) 3.693.850 59,2 4.075.961 51,3 -7,9 1,24 Hướng Bắc – Tây Bắc (Q.12, Hóc Môn, Củ Chi) 847.150 13,6 1.282.175 16,1 +2,6 5,32 Hướng Đông – Đông Bắc (Q.2, 9, Thủ Đức) 680.109 10,9 932.559 11,7 +0,8 4,02 Hướng Tây – Tây Nam (Bình Tân, Bình Chánh) 715.345 11,5 1.169.486 14,7 +3,3 6,34 Hướng Nam – Đông Nam (Q7, Nhà Bè, Cần Giờ) 303.484 4,9 479.581 6,0 +1,2 5,89 Tổng cộng 6.239.938 100 7.937.762 100 0,0 3,06 Nguồn: tính toán từ [13] Phụ lục 4: Hiện trạng sử dụng đất tại TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (ha) Năm 1999 2005 2010 2013 Diện tích đất tự nhiên 209.502 209.554 209.554 209.555 - Đất nông nghiệp 130.720 123.517 118.052 116.917,4 Đất sản xuất nông nghiệp 91.139,2 77.955 72.143 71.171,9 Đất lâm nghiệp 33.472 33.858 34.116 33.987,2 Đất nuôi trồng thủy sản 4.149 9.765 9.441 9.368,3 - Đất phi nông nghiệp 74.294 83.774 90.868 92.178,9 Đất ở 16.686 20.521 23.666 24.311,3 Đất chuyên dùng 24.025 28.535 18.953 33.550,1 - Đất chưa sử dụng 4.488 2.264 635 458,7 Nguồn: [13] 192 Phụ lục 5: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất phân theo quận, huyện TP. HCM năm 2014 Quận Tổng số (Ha) Cơ cấu sử dụng đất (%) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng Toàn thành 209.555 55,8 44,0 0,2 Quận 1 772,62 0 100 0 Quận 3 492,88 0 100 0 Quận 4 417,08 0 100 0 Quận 5 426,84 0 100 0 Quận 6 714,46 0 100 0 Quận 8 1917,48 13,9 86,1 0 Quận 10 571,8 0 100 0 Quận 11 513,94 0,1 99,9 0 Quận PHÚ NHUẬN 486,34 0 100 0 Quận GÒ VẤP 1975,85 7,4 92,6 0 Quận TÂN BÌNH 2239,02 0 100 0 Quận TÂN PHÚ 1600,97 2,6 97,4 0 Quận BÌNH THẠNH 2070,66 10,5 89,5 0 Quận 2 5018,06 15,0 85,0 0 Quận 7 3546,77 7,5 92,5 0 Quận 9 11389,6 36,0 63,6 0,4 Quận 12 5274,9 31,8 68,2 0 Quận BÌNH TÂN 5188,4 36,2 63,8 0 Quận THỦ ĐỨC 4764.88 21,8 78,2 0 HUYỆN NHÀ BÈ 10055,58 46,5 53,1 0,4 HUYỆN BÌNH CHÁNH 25255,29 67,3 32,7 0 HUYỆN HÓC MÔN 10943,37 60,8 38,8 0,4 HUYỆN CỦ CHI 43496,59 74,4 24,9 0,7 HUYỆN CẦN GiỜ 70421,58 65,1 34,9 0 193 Phụ lục 6: Lao động và mật độ lao động của từng quận, huyện so với tổng lực lƣợng lao động toàn TP. HCM năm 1999 và 2009 Quận 1999 2009 Lao động Lao động/km2 Lao động Lao động/km2 Toàn thành 2.145.964 1.025 3.676.206 1.755 Quận 1 92.965 12.232 78.922 10.210 Quận 3 91.460 19.054 87.409 17.766 Quận 4 84.238 21.060 86.881 20.785 Quận 5 83.982 20.483 77.639 18.182 Quận 6 108.238 15.463 120.116 16.706 Quận 8 141.011 7.501 197.483 10.296 Quận 10 97.566 17.117 102.308 17.886 Quận 11 100.371 20.074 106.621 20.743 Quận PHÚ NHUẬN 77.608 15.217 79.661 16.324 Quận GÒ VẤP 136.564 7.113 254.803 12.908 Quận TÂN BÌNH 251.798 6.540 207.397 9.267 Quận TÂN PHÚ 216.039 13.452 Quận BÌNH THẠNH 167.718 8.181 207.256 9.983 Quận 2 41.426 825 71.036 1.428 Quận 7 45.316 1.262 134.969 3.782 Quận 9 65.113 576 128.673 1.129 Quận 12 77.717 1.480 220.024 4.169 Quận BÌNH TÂN 351.181 6.768 Quận THỦ ĐỨC 94.012 1.959 255.759 5.355 HUYỆN NHÀ BÈ 23.300 237 46.336 461 HUYỆN BÌNH CHÁNH 146.223 482 250.914 993 HUYỆN HÓC MÔN 91.276 834 178.086 1.631 HUYỆN CỦ CHI 104.718 244 186.244 429 HUYỆN CẦN GiỜ 23.344 33 30.382 43 194 Phụ lục 7: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của từng quận, huyện TP. HCM năm 1999 và 2009 Nguồn: [14] Quận Năm 1999 Năm 2009 N-L-NN CN- XD DV N-L- NN CN-XD DV Toàn thành 6.6 41.5 51.9 2.8 43.5 53.7 Quận 1 0.4 24.6 75 0.2 17.7 82.2 Quận 3 0.5 31 68.5 0.2 20.2 79.6 Quận 4 0.4 37.3 62.3 0.1 30.1 69.8 Quận 5 0.6 33.1 66.3 0.2 22.5 77.3 Quận 6 0.5 43.1 56.4 0.1 36.0 63.9 Quận 8 1.9 41.4 56.7 0.4 35.6 64.0 Quận 10 0.6 34.4 65 0.1 23.4 76.5 Quận 11 0.4 44.7 54.9 0.2 33.9 66.0 Quận PHÚ NHUẬN 0.5 39.8 59.7 0.2 24.5 75.3 Quận GÒ VẤP 3.1 48.4 48.5 0.3 40.6 59.1 Quận TÂN BÌNH 0.8 37.6 61.6 0.3 34.1 65.6 Quận TÂN PHÚ 0.1 45.8 54.1 Quận BÌNH THẠNH 0.5 35.8 63.7 0.4 28.4 71.3 Quận 2 8.3 39 52.7 1.1 34.8 64.1 Quận 7 1.6 45 53.4 0.2 43.2 56.5 Quận 9 11 51.9 37.1 2.8 52.0 45.3 Quận 12 13.6 51 35.4 3.8 56.5 39.8 Quận BÌNH TÂN 1.4 63.2 35.4 Quận THỦ ĐỨC 5 48.5 46.5 1.3 60.7 38.1 HUYỆN NHÀ BÈ 24.6 34.2 41.2 3.8 49.4 46.8 HUYỆN BÌNH CHÁNH 18.7 42.9 38.4 5.7 57.3 37.0 HUYỆN HÓC MÔN 16.9 42.5 40.6 7.0 47.8 45.3 HUYỆN CỦ CHI 44.3 29.5 26.2 20.4 47.9 31.7 HUYỆN CẦN GiỜ 57.3 14.2 28.5 32.3 25.4 42.3 195 Phụ lục 10: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của từng quận, huyện TP. HCM năm 1999 và 2009 Nguồn: [14] Quận Năm 1999 Năm 2009 KTNN KTNNN KVĐTNN KTNN KTNNN KVĐTNN Toàn thành 25.0 72.2 2.8 15.9 76.0 8.1 Quận 1 33.1 64.9 2 23.0 70.7 6.3 Quận 3 35.7 62.1 2.2 24.9 69.7 5.4 Quận 4 26.7 71.1 2.2 18.3 75.9 5.8 Quận 5 27.7 71.1 1.2 17.4 77.8 4.8 Quận 6 13.6 85.3 1.1 11.6 84.9 3.5 Quận 8 18 80.6 1.4 11.8 84.8 3.3 Quận 10 27.6 70.6 1.8 20.5 75.5 4.0 Quận 11 13 85 2 12.6 83.2 4.2 Quận PHÚ NHUẬN 33 64.5 2.5 24.6 68.4 7.0 Quận GÒ VẤP 22.2 74.8 3 18.7 75.7 5.6 Quận TÂN BÌNH 23.1 75.1 1.8 19.0 76.4 4.5 Quận TÂN PHÚ 12.7 84.0 3.3 Quận BÌNH THẠNH 31.8 66.3 1.9 22.2 72.3 5.4 Quận 2 26.3 72 1.7 20.8 71.9 7.3 Quận 7 28.7 63 8.3 16.2 60.4 23.5 Quận 9 27 67.7 5.3 18.1 69.3 12.5 Quận 12 16.7 80.9 2.4 10.7 79.9 9.4 Quận BÌNH TÂN 5.8 70.1 24.1 Quận THỦ ĐỨC 27.3 66.7 6 12.2 56.5 31.3 HUYỆN NHÀ BÈ 24.5 66.2 9.3 13.6 73.1 13.3 HUYỆN BÌNH CHÁNH 14.2 82.5 3.3 6.3 84.3 9.4 HUYỆN HÓC MÔN 17.3 80.9 1.8 11.0 82.7 6.2 HUYỆN CỦ CHI 12 79 9 9.3 68.0 22.7 HUYỆN CẦN GiỜ 13.4 85.6 1 14.7 83.1 2.2 196 Phụ lục 11: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT của từng quận, huyện TP. HCM năm 1999 và 2009 Nguồn: [14] Quận Năm 1999 Năm 2009 Không có CMKT Có CMKT Không có CMKT Có CMKT Toàn thành 83.04 16.96 74.35 25.65 Quận 1 71.99 28.01 55.48 44.52 Quận 3 69.59 30.41 57.57 42.43 Quận 4 86.49 13.51 78.00 22.00 Quận 5 79.75 20.25 72.46 27.54 Quận 6 88.53 11.47 80.23 19.77 Quận 8 89.00 11.00 81.66 18.34 Quận 10 75.22 24.78 63.00 37.00 Quận 11 86.91 13.09 75.66 24.33 Quận PHÚ NHUẬN 72.06 27.94 55.01 44.99 Quận GÒ VẤP 81.86 18.14 63.55 33.45 Quận TÂN BÌNH 81.26 18.74 60.84 39.16 Quận TÂN PHÚ 74.17 25.83 Quận BÌNH THẠNH 74.24 25.76 63.00 37.00 Quận 2 85.40 14.60 65.44 34.56 Quận 7 84.03 15.97 58.55 41.45 Quận 9 84.03 15.97 74.81 25.19 Quận 12 89.69 10.31 80.31 19.69 Quận BÌNH TÂN 87.71 12.29 Quận THỦ ĐỨC 85.52 14.48 76.50 23.50 HUYỆN NHÀ BÈ 90.50 9.50 85.22 14.78 HUYỆN BÌNH CHÁNH 91.41 8.59 86.83 13.17 HUYỆN HÓC MÔN 90.03 9.97 83.00 17.00 HUYỆN CỦ CHI 91.41 8.59 84.20 15.80 HUYỆN CẦN GiỜ 94.11 5.89 87.60 12.40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_dich_co_cau_lao_dong_o_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf
  • doc7.TRAG TT NHUG DOG GOP MOI.doc
  • doc7.TRAG TT NHUG DOG GOP MOI-tieng anh.doc
  • docxDANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.docx
  • docxMUC LUC.docx
  • docxTOM TAT- TIENG VIET.docx
  • docxTOM TAT-TIENG ANH.docx
  • docTRANG BIA TT.doc
  • docTRANG BIA TT-tieng anh.doc
  • docTRANG BIA.doc
  • docTRANG PHU BIA TT- tieng anh.doc
  • docTRANG PHU BIA TT.doc