Với đềtài luận án: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ởThái Bình
trong giai đoạn hiện nay”, tác giảđã bư ớc đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một sốvấn
đềlý luận và thực tiễn vềchuyển dịch CCLĐ theo ngành, dưới đây là một sốkết quả
nghiên cứu của luận án:
1. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình thay đ ổi tỷtrọng và chất lượng
lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian
và theo một xu hướng nhất định. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân
bốlại lao động trong nền kinh tếtheo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sửdụng lao
động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn nền kinh tế, vừa diễn
ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộmỗi ngành.
2. Chuyển dịch CCLĐ theo ngànhđược đánh giá thông qua hainhóm chỉtiêu:
Thứnhất, Nhóm chỉtiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộngành xét
vềquy mô hay tỷtrọng trong các ngành, gồm 2 chỉtiêu:(1) Tốc độchuyển dịch CCLĐ
theo ngành; (2) Tỷlệchuyển dịch CCLĐ theo ngành; Thứhai, Nhóm chỉtiêu đánh giá
chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộngành xét vềchất lượng, gồm 5 chỉtiêu: (1)
Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộngành xét vềtrình độhọc vấn phổthông và
CMKT; (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành; (3) Hệsốco giãn cung lao động theo thu nhập; (4) Tương quan giữa
GDP bình quân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (5) Sựdi chuyển lao động
trong các ngành gắn với thay đổi NSLĐ ngành.
3. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ởđịa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân
tốchính: (i) Chính sách của nhà nước vềchuyển dịch CCLĐ theo ngành như: chiến
lược, kếhoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính
sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Tốc độCNH, HĐH và đô thịhóa
của địa phương;(iii) Các nguồn lực đầu vào; (iv) Nhân tốkhác như di chuyển lao
động trong nước và quốc tế, tốc độtăng trưởng và hội nhập kinh tếquốc tế.
180 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức khai thác vốn hiện đại ở Thái Bình
như: thuê mua tài chính, cấp tín dụng thanh toán bồi hoàn, mua bán trả chậm bằng tín
dụng xuất khẩu hoặc từ các chủ hàng; xây dựng và mở rộng hoạt động của các Quỹ
đầu tư rủ i ro, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành lập các
công ty kinh doanh và khai thác nợ. Huy động triệt để tài sản để dành của các hộ dân
cư trên địa bàn Tỉnh vào đầu tư phát triển SX, KD, đặc biệt là các nguồn vốn dưới
dạng tiềm năng như kim loại quý, đất đai...
- Đối với nguồn vốn nước ngoài.
+ Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thái Bình cần tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện cơ chế chính sách rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao theo
thông lệ quốc tế, theo đó quy trình thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng ở
tỉnh Thái Bình phải được công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Tỉnh; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư ở
nước ngoài, nhất là các nước đang có nhiều doan h nghiệp đầu tư SX, KD trong
Tỉnh như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... nhằm giới thiệu với các
nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư tại Thái Bình; Tạo điều
kiện thuận lợi trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục tiêu đầu tư của những dự
án ở Tỉnh không hiệu quả...
+ Đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức: Tỉnh cần thực hiện tốt các biện
pháp sau: Xác định những nguyên tắc, chính sách nhất quán và khả thi làm nền tảng
cho hoạt động vận động thu hút và sử dụng ODA phù hợp với các quy hoạch, kế
hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh; Chủ động tiếp xúc, trao đổi với các nhà tài trợ
để tìm hiểu chính sách và định hướng ưu tiên đầu tư vào Tỉnh. Tăng cường các hình
thức thông tin, quảng bá về nhu cầu sử dụng vốn của địa phương cũng như các mục
tiêu phát triển, định hướng ưu tiên sử dụng vốn để nhà tài trợ nghiên cứu, quyết
định tài trợ; Tăng cường phối hợp với các tỉnh trong vùng và các Bộ, ngành Trung
ương có liên quan trong quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Tỉnh, ...
143
Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất tích cực đối với người lao động trong việc
có thêm vốn để đầu tư học nghề mới, đầu tư để tiếp cận việc làm mới và đầu tư vào
tự tạo việc làm, từ đó chuyển được sang nghề mới, nhưng mức cho vay của các tổ
chức tín dụng hiện nay ở nông thôn nước ta thường từ 9 -12 triệu đồng/hộ, mức này
chỉ đáp ứng từ 30-50% nhu cầu đầu tư tạo việc làm mới của người lao động nông
thôn. Những hộ không có vốn tự có thì mức vay này không giúp họ tạo việc làm mới
hoặc chuyển nghề từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Vì vậy, để giúp người lao
động ở Thái Bình, nhất là LĐNN, nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
chuyển đổi nghề thì hình thức tín dụng cần được tăng cường theo hướng xác định
kênh "tín dụng chuyển đổi nghề" với các nội dung:
Tỉnh cần tăng cường giải ngân vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm và các dự án
khác mang tính hỗ trợ, tạo việc làm mới để người lao động vay vào mục tiêu học
nghề, tiếp cận việc làm mới (làm thuê tại các doanh nghiệp) hoặc tự GQVL. Đây là
kênh tín dụng cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm và chuyển dịch
CCLĐ ở địa bàn Tỉnh hiện nay. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lao
động là người nghèo, thiếu vốn chuyển đổi nghề.
Với mức vốn cho vay để tạo việc làm cho một lao động trong chương trình
Quốc gia GQVL hiện nay tương đối cao (khoảng 20 triệu đồng) mà nhu cầu vay
trong dân cư lớn, trong khi khả năng nguồn vốn của ngân sách trung ương có hạn, vì
vậy, cần xem xét bổ sung vốn từ ngân sách của Tỉnh và huy động các nguồn vốn
khác. Bên cạnh đó, khi thẩm định, phê duyệt các dự án vay vốn, các huyện và thành
phố Thái Bình cần ưu tiên các dự án có tính khả thi cao, tạo nhiều việc làm cho lao
động, thời gian thu hồi ngắn để có thể quay vòng vốn nhanh. Trong đó, ưu tiên cho
vay đối với những người ở địa bàn khó khăn, không có điều kiện phát triển công
nghiệp, dịch vụ, nhất là lao động nữ và người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam…
4.2.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh
Quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH sẽ thúc đẩy quá trình
chuyển dịch CCLĐ theo ngành ngày càng hợp lý, vì vậy đòi hỏi việc ứng dụng tiến
bộ KH - CN ở Thái Bình theo hướng:
144
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các
dịch vụ nông nghiệp để đưa KH - CN, kỹ thuật mới, tiến bộ nhất là công nghệ sinh
học với những giống cây, con có năng suất cao vào SX, KD; tăng cường cơ khí hoá
các khâu canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá nông sản, giải phóng
LĐNN ở Tỉnh sang các ngành CN, TTCN và dịch vụ.
- Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả
ở Tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ khu vực tư nhân, các tổ chức sản xuất và các doanh
nghiệp trong và ngoài nước trong việc phát triển thị trường và đầu tư công nghệ sau
thu hoạch, đóng gói, chế biến để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch và tăng thêm giá
trị của các sản phẩm nông nghiệp.
- Kết hợp cải tiến công nghệ hiện có, công nghệ sử dụng nhiều lao động để
tận dụng nguồn lao động dồi dào của Thái Bình. Đồng thời, phát triển các ngành
công nghiệp có công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đổi mới phương thức tổ
chức, quản lý khoa học các ngành dịch vụ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch
vụ cơ bản như tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút nhiều lao
động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở Tỉnh.
Nâng cao NSLĐ trong nông nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng để
đẩy nhanh chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang các khu
vực khác. Để nâng cao năng suất nông nghiệp trong giai đoạn tới Tỉnh cần:
+ Tiếp tục đưa tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp: Tại các khu vực
trọng điểm về sản xuất nông nghiệp như huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Hưng Hà…
cần tăng cường đưa các giống cây trồng như giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng
cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Tăng cường đưa cơ khí hoá vào các khâu sản xuất ở những khu vực trọng
điểm về nông nghiệp của Tỉnh, nhằm nâng cao NSLĐ, giải phóng sức lao động
sang các ngành CN và TTCN, các ngành nghề phi nông nghiệp.
+ Chú trọng khâu bảo quản sau thu hoạch tại các cơ sở sản xuất của Tỉnh nhằm
giảm mức độ thất thoát, đồng thời đảm bảo chất lượng nông sản, tăng giá trị nông sản
hàng hoá.
145
Trong giai đoạn từ nay đến 2020, Tỉnh cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ
phát triển KH - CN, cụ thể là:
+ Tiếp tục tập trung cao độ vào việc ứng dụng các thành tựu KH - CN tiên
tiến, công nghệ mới (nhất là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ điện tử,
công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học...) vào sản xuất
và đời sống theo phương châm "đi tắt, đón đầu", nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới
công nghệ để chuyển dịch CCKT trong các ngành sản xuất và dịch vụ, từ đó đẩy
mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Tạo ra những lợi thế mới về năng suất, chất
lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong đó chú
trọng lĩnh vực công nghiệp, N, L, TS, y tế và phát triển môi trường bền vững.
+ Chuyển giao nhanh chóng các tiến bộ KH - CN phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn ở Tỉnh, đặc biệt là việc xây dựng, phát triển mô hình nông thôn
mới, thực hiện đề án "cánh đồng mẫu". Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao
và khu thực nghiệm chuyển giao công nghệ sinh học của Tỉnh. Áp dụng công nghệ
mới an toàn vệ sinh thực phẩm như VietGAP, AseanGAP... Phát triển các hướng
nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật thú y hiện đại, thuốc vắcxin, chế phẩm sinh học để
phòng chống và ứng phó kịp thời chống lại các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KH - CN tiên tiến để nâng cao chất lượng
của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn ngừa những bệnh xã hội,
bệnh xuất hiện trong quá trình CNH, HĐH ở Thái Bình. Nghiên cứu các giải pháp
KH - CN nhằm bảo vệ các vùng đất ngập mặn, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ sinh
thái và đa dạng sinh học tại các vùng biển, rừng ngập mặn. Đẩy mạnh việc ứng dụng
thành tựu KH - CN môi trường vào xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng
nghề, các KCN, CCN, xử lý rác thải nông thôn, phát triển môi trường bền vững.
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Để phát huy tác động tích cực của các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch CCLĐ diễn ra nhanh, hợp lý và bền vững, Tỉnh cần quan tâm hoàn
thiện và thực thi có hiệu quả một số chính sách sau:
146
4.2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư
Thực hiện chính sách đầu tư phát triển KT - XH có vai trò quan trọng trong
đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉ nh trong những năm tới.
Trong khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ PTKT thấp, tỉnh Thái Bình cần triển khai
thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể là:
- Cần tiếp tục bổ sung một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
ngành nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, các thành
tựu khoa học về giống, bảo quản, chế biến nông sản, hệ thống thủy lợi… vào sản
xuất, kinh doanh, nhất là ở một số huyện còn kém phát triển trong tỉnh như Kiến
Xương, Tiền Hải, Đông Hưng...
- Tăng cường đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN, làng nghề TTCN ở các
huyện và thành phố Thái Bình theo qui hoạch, nhằm sớm đưa vào sử dụng có hiệu
quả, hạn chế lãng phí tài nguyên và tạo việc làm cho chính những người dân bị thu
hồi đất, giúp họ chuyển đổi nghề, ổn định thu nhập.
- Khuyến khích, hỗ trợ vốn và lãi suất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ
SX, KD những ngành thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho lao động và thúc đẩy
quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh.
- Thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tốt nhất cho
chuyển dịch CCLĐ, cần hoàn thiện trên một số khía cạnh: Tăng cường huy động
vốn đầu tư toàn xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng của Tỉnh; Đổi mới cơ chế đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng của Tỉnh; Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ trách nhiệm
và lợi ích giữa các chủ thể sử dụng các công trình hạ tầng ở địa phương; Cần hợp
tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để triển khai các
khóa đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân viên ở Tỉnh vận hành công trình hạ tầng có tính
chuyên nghiệp tại các cộng đồng (do chính cộng đồng lựa chọn để quản lý và khai
thác công trình…).
- Tỉnh cần tập trung đầu tư vào các ngành trong thời gian tới như: (i) Sản xuất,
chế tạo thiết bị cơ khí chính xác và các cấu kiện, linh kiện điện tử; (ii) Sản xuất các
sản phẩm công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ; sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP quốc
tế; (iii) Chế biến nông sản thực phẩm (gạo, ngô, đậu tương, khoai tây, rau quả thực
147
phẩm, lợn, trâu, bò, gà, vịt); (iv) Đầu tư xâ y dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN; (v) Dự
án đầu tư phát triển công nghệ cao và dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo
Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
4.2.3.2. Chính sách phát triển các ngành
Thực hiện chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế không chỉ có ý
nghĩa chuyển dịch CCKT ngành theo mục tiêu CNH, HĐH mà còn tạo nhu cầu
cũng như khả năng và điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành ngày
càng hợp lý và phát huy hiệu quả vai trò NLLĐ đối với tăng trư ởng và phát triển
KT - XH trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để đạt
được mục tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành đã đặt ra, mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế
được định hướng phát triển với những chính sách cơ bản sau:
- Đối với ngành nông nghiệp: Để khai thác tiềm năng, chủ trương của Tỉnh là
phát triển N, L, TS theo hướng tập trung, quy mô lớn, thâm canh và sản xuất hàng
hóa. Thực hiện được chủ trương này sẽ tăng NSLĐ và hiệu quả trong SX, KD nông
nghiệp, đồng thời sẽ giảm một số lượng lớn nhân lực ở lĩnh vực này, tuy nhiên cần
gia tăng nhân lực có trình độ cao. Nhân lực sẽ được thu hút sang các lĩnh vực khác
của công nghiệp và dịch vụ. Đến 2020, mục tiêu nhân lực làm việc trong khu vực
N, L, TS ở Thái Bình còn 33%; ngoài việc hình thàn h các khu sản xuất tập trung và
quy mô lớn, Tỉnh cần phải đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
cho nhân lực ở lĩnh vực này. Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững
theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đối với ngành CN - XD: Một số chính sách về phát triển công nghiệp ở Thái
Bình đã được xây dựng và triển khai, tuy nhiên, hiệu quả chính sách chưa cao. Tỉnh
cần thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp, TTCN thu hút nhiều lao động, những ngành
đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng
năng suất cả ở thành thị và nông thôn như may mặc, giày da, chế biến, lắp ráp... Thực
hiện chính sách “ly nông bất ly hương” ở Thái Bình bằng việc đẩy mạnh phát triển các
làng nghề, cụm làng nghề công nghiệp, TTCN gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ và
148
bảo vệ môi trường sinh thái vốn đang bị ô nhiễm tại các làng nghề và các KCN, CCN
tại địa phương.
- Đối với ngành dịch vụ: Định hướng phát triển lĩnh vực này của Tỉnh trong
giai đoạn sắp tới là xây dựng mạng lưới thương mại toàn Tỉnh, chú trọng phát triển
thị trường nông thôn, các chợ đầu mối để thu mua nông sản, phấn đấu đến 2020 có
khoảng 40 siêu thị và 14 trung tâm th ương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH
và phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Do vậy, nhân lực Thái Bình trong giai đoạn từ
nay đến 2020 tăng lên đáng kể, cả về số lượng và trình độ đào tạo.
Tỉnh Thái Bình cần có một chiến lược PTKT biển gắn với điều k iện thực tiễn
tại địa phương như: chính sách về đào tạo nhân lực (cho ngành nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch...) gắn với kinh tế biển, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ
cho kinh tế biển, chính sách phát triển nông nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến
thủy sản gắn với kinh tế biển... Có như vậy mới phát huy được lợi thế kinh tế biển
mà trong thời gian qua Tỉnh còn chưa đầu tư thích đáng và chưa đem lại nguồn lợi
tương xứng với tiềm năng sẵn có cho người dân toàn tỉnh nói chung, ngư dân ven
biển các huyện Tiền Hải, Diêm Điền, Thái Thụy nói riêng.
4.2.3.3. Chính sách đất đai
Bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các Nghị định
hướng dẫn thi hành, và mới đây là Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013..., căn cứ tình
hình thực tế tại địa phương, tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản pháp luật áp
dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Căn cứ vào các quy định của Chính phủ,
Tỉnh đã ban hành một số quyết định về công tác bồi thường thu hồi đất như: Quyết
định số 271/2003/QĐ-UB ngày 03/6/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn
giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số
20/2005/QĐ-UBND ngày 24/2/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (thay thế Quyết định số
271/2003/QĐ-UB ngày 03/6/2003) quy định chính sách hỗ trợ ổn định đời sống,
chuyển đổi nghề; Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 08/8/2008 của UBND tỉnh
149
ban hành một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND
tỉnh ban hành về việc quy định một số chính sách khuyến khích, đầu tư; Quyết định
số 16/2009/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định
một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…
Để chính sách bồi thường đất đai, hỗ trợ chuyển đổi nghề, GQVL ngày càng
hoàn thiện, cần theo hướng:
Một là, bồi thường nhà ở cho người dân thành phố Thái Bình khác với việc
bồi thường cho người dân ở nông thôn các huyện, bởi có sự khác nhau về hình thức
sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố,
Tỉnh cần bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản
quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân
nông thôn, thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng
khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền
bồi thường về hoa màu; đền bù đất để tái định cư và sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ
đất bị thu hồi…
Hai là, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái đ ịnh cư phải bảo đảm đúng theo các
quy định của pháp luật, song các cơ quan quản lý có thẩm quyền cũng cần tính tới
những biến động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi, bởi vì đó chính là
những TLSX chính của người dân cũng như môi trường sinh sống duy nhất của hộ gia
đình, cá nhân, nếu mất đi và không được bồi thường để ổn định cuộc sống thì sẽ tạo ra
nhiều bất ổn về mặt chính trị, xã hội cũng như sự gia tăng đói nghèo là rất lớn.
Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các
ban, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm,
sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc
kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù.
Bốn là, có một kế hoạch dài hạ n với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều
năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh
về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn
thiện hơn nữa quy trình thu hồi đất.
150
Năm là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức
bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ
phía người dân.
4.2.3.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là khâu đột phá, là động
lực cho phát triển KT - XH của Tỉnh. Do vậy, trong những năm tới tỉnh Thái Bình
cần thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2011 - 2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ
cấu, chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2020, Tỉnh cần thực hiện đổi mới và
nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển KT -
XH, từ đó đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào
tạo, đào tạo nghề cho người lao động. Kinh phí cho phát triển nhân lực giai đoạn
2012- 2020 dự kiến là 1.722.650 triệu đồng (không kể kinh phí chi thường xuyên
cho đào tạo nhân lực hàng năm) [69, tr. 8].
Bổ sung hoàn thiện và phát huy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân
tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh theo hướng thiết thực, cụ thể về nhiệm vụ và
kết quả đầu ra của mỗi vị trí công việc/ chức danh công tác, ưu tiên thu hút các nhà
trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học… là người Thái Bình đang sinh sống và làm
việc ở các địa phương khác trong nước và ở nước ngoài, hạn chế hiện tượng chảy
máu chất xám. Ngoài cơ chế chính sách thu hút trực tiếp đối với nhân lực giỏi, có
trình độ cao, cần có các chính sách ưu tiên nhất định đối với người thân trong gia
đình di chuyển cùng để cán bộ yên tâm công tác. Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp
đại học có chuyên ngành phù hợp về công tác tại xã, phường, thị trấn để tạo nguồn
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị cơ sở...
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá nhân lực ở Tỉnh dựa trên năng lực
thực tế, đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ được thể hiện trong kết quả lao
động và có chính sách đãi ngộ tương xứng đối với các loại lao động có trình độ,
phẩm chất, kỹ năng khác nhau.
151
4.2.3.5. Chính sách giải quyết việc làm
Trong giai đoạn từ 2001 đến nay, tỉnh Thái Bình cơ bản quan tâm ban hành
và thực hiện tốt hệ thống các chính sách này góp phần đẩy nhanh hơn quá trình
chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Để tiếp tục phát huy vai trò tác động của các chính
sách đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành, Tỉnh cần tăng cường thực hiện chính sách
khuyến khích đầu tư PTKT phù hợp với định hướng chuyển dịch CCKT, CCLĐ
theo ngành. Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà
ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời có chính sách khuyến
khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo trong lao động SX,
KD, chính sách thu hút nhân tài…
GQVL cho lao động trong khu vực có đất bị thu hồi ở tỉnh Thái Bình hiện đang
là nhu cầu cấp thiết. Mặt bằng trình độ văn hoá của người lao động mất đất ở Thái Bình
tuy có cao hơn mức bình quân cả nước, song còn một lực lượng khá lớn trong tổng số
người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề. Do vậy, Chính quyền địa phương
cần chủ động liên doanh, liên kết một cách chặt chẽ với các doanh nghiệp, các chủ đầu
tư trong đào tạo và tiếp nhận lao động. Quy định nhà đầu tư phải ưu tiên đào tạo nghề
và tuyển chọn lao động của hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi giao cho doanh
nghiệp và lao động tại địa phương. Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình lao động và dựa
vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong các KCN, CCN để có cơ sở xây
dựng kế hoạch đào tạo nghề và tiếp nhận lao động cho phù hợp.
Trong chiến lược việc làm chung của tỉnh phải gắn với GQVL của lao động
mất đất. Giải pháp cho vấn đề này là tập trung khai thác mọi nguồn lực để đẩy
mạnh PTKT, tạo việc làm mới. Tỉnh cần tổ chức các cuộc điều tra về LĐ-VL và
kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện tốt các quy
định về quản lý lao động, thực hiện Luật lao động, các chế độ chính sách với người
lao động, nhất là chính sách với lao động bị thu hồi đất.
Tỉnh cần quản lý tốt các quỹ về GQVL như: quỹ cho vay xoá đói, giảm
nghèo, tạo việc làm mới; quỹ hỗ trợ, đào tạo, dạy nghề cho lao động; quỹ hỗ trợ tìm
kiếm việc làm và cung ứng lao động…
152
KẾT LUẬN
Với đề tài luận án: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành, dưới đây là một số kết quả
nghiên cứu của luận án:
1. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng
lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian
và theo một xu hướng nhất định. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân
bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao
động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn nền kinh tế, vừa diễn
ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành.
2. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu:
Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét
về quy mô hay tỷ trọng trong các ngành, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ
theo ngành; (2) Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giá
chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng, gồm 5 chỉ tiêu: (1)
Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về trình độ học vấn phổ thông và
CMKT; (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập; (4) Tương quan giữa
GDP bình quân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (5) Sự di chuyển lao động
trong các ngành gắn với thay đổi NSLĐ ngành.
3. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân
tố chính: (i) Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành như: chiến
lược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính
sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa
của địa phương; (iii) Các nguồn lực đầu vào; (iv) Nhân tố khác như di chuyển lao
động trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế...
4. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành
ở một số tỉnh vùng ĐBSH, có thể rút ra những bài học về chuyển dịch CCLĐ theo
ngành cho tỉnh Thái Bình là: (i) Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển
153
dịch CCKT ngành gắn với GQVL; (ii) Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo phải
đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH; (iii)
Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các
KCN; (iv) Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao
động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (v) Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên
tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
5. Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở
tỉnh Thái Bình cho thấy: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn
chậm, ở chỗ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm và tốc độ chuyển
dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm ; (2) Xu hướng chuyển dịch CCLĐ
theo ngành của Tỉnh chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT
theo hướng CNH, HĐH và hội nhập; (3) Chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
của Tỉnh thấp, thể hiện ở: chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ
cao; chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức
lao động; chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế sẵn có cũng như phát huy
thế mạnh của địa phương...
6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở tỉnh Thái Bình thời gian qua là do: (i)
Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ; (ii) Tốc độ
CNH, ĐTH và hội nhập của Tỉnh chậm; (iii) Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch
CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: nguồn nhân lực với chất lượng
đào tạo, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp; nguồn lực vốn
còn nhiều hạn hẹp, nguồn lực KH - CN được ứng dụng, đưa vào thực tiễn còn nhiều
hạn chế; và (iv) các nhân tố khác.
7. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình từ nay
đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ
thể như: (i) Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo
hướng CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; (ii) Nhóm giải pháp
tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH,
ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; và (iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực
thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃĐƯỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phí Thị Hằng (2013), Thái Bình: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5 (541).
2. Phí Thị Hằng (2013), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh
Thái Bình, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 (3-2013).
3. Nguyễn Thị Thơm - Phí Thị Hằng, Đồng chủ biên (2009), Giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phí Thị Hằng (Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở năm 2008), Chuyển dịch cơ cấu lao
động ở một số huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Viện Kinh
tế, Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa ở Từ
Liêm, Hà Nội và một số bài học rút ra, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 296.
6. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong
quá trình đô thị hóa ở Từ Liêm, Hà Nội, Tạp chí Lý luận chính trị, số
10/2006.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Phương Anh (2007), "Chuyển dịch LĐNN sang phi nông nghiệp ở ĐBSH: Thực
trạng và giải pháp", tạp chí Kinh tế và Dự báo, (3).
2. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên) (2008), Tăng trưởng năng suất lao
động Việt Nam 16 năm (1991- 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu ngành, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
3. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên) (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam 15 năm (1991- 2005) - Từ góc độ phân tích đóng góp các nhân tố sản
xuất, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2007), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Chương trình nghiên cứu thuộc Dự án
MISPA - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.
5. Lê Xuân Bá (2008), “Phát triển việc làm gắn với CCLĐ nông thôn - thành thị ở cấp
độ địa phương”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (326), tháng 1.
6. Lê Xuân Bá (2010), chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước KX.02.01/06-10 "Nghiên cứu
dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp
giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa", Viện
Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê Lao động - Việc
làm ở Việt Nam 2002, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động - Việc
làm ở Việt Nam 2005, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Ngô Đức Cát (2004), "Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới
LĐNN", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (82), tháng 4.
10.Cục Thống kê Thái Bình (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
11.Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2010,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
156
12.Cục Thống kê Thái Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
13.Cục Thống kê Thái Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Bùi Minh Chuyên (2008), "Chuyển dịch CCLĐ và việc làm của Đà Nẵng, Thực
trạng và giải pháp", tạp chí Kinh tế và Dự báo, (6).
15.Nguyễn Duy Dũng Chủ biên (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực- Kinh nghiệm
Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam, Nhà xuất Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
16.Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.
17.Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.
18.Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Thái
Bình lần thứ XVIII.
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb. CTQG, Hà Nội.
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. CTQG, Hà Nội.
21.Trần Thọ Đạt - Đỗ Tuyết Nhung (2008), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Tác
động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt
Nam, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
22. Nguyễn Đại Đồng (2005), "GQVL cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (265), tháng 6.
23.Nguyễn Thúy Hà (2012), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện CT - HC
quốc gia Hồ Chí Minh.
24.Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng (2009), "Các yếu tố tác động chuyển dịch
CCLĐ nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", tạp chí Quản lý kinh tế, (25).
157
25.Nguyễn Thị Lan Hương (2007), "Chuyển dịch CCLĐ nông thôn: hiện trạng thời
kỳ 1996-2005 và triển vọng đến năm 2015", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
(354), tháng 11.
26.Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Lan (2008), "Chuyển dịch CCLĐ nông
thôn: Thực trạng và triển vọng đến năm 2015", tạp chí Lao động và Xã hội,
(346), tháng 11.
27.Nguyễn Thị Lan Hương chủ biên (2010), Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
"Dự báo quan hệ giữa đầu tư tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động
và thu nhập của người lao động giai đoạn đến năm 2020", Nxb. Lao động -
Xã hội, Hà Nội.
28.Học viện CT - HC Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Kinh tế học phát
triển, Nxb. Lý luận Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
29.Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2012), Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND về
việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
đầu kỳ (2011-2015) tỉnh Thái Bình.
30.Nguyễn Thị Hương Hiền (2011), Chuyển dịch CCLĐ nông thôn khu vực ngoại
thành Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
31.Hoàng Mạnh Hùng, Trần Gia Long (2010), "Một số giải pháp chuyển dịch
CCLĐ nông thôn khi thu hồi đất nông nghiệp", Tạp chí Nông nghiệp và
PTNT, (10).
32.Lê Doãn Khải (2001), Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
33.Trần Gia Long, Bùi Hồng Đăng, Đinh Hải Chung, Đinh Văn Đãn (2010), "Một số
giải pháp chuyển dịch CCLĐ nông thôn khi thu hồi đất nông nghiệp", Tạp chí
Nông nghiệp và PTNT, (kỳ 2), tháng 8.
34.Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội.
158
35.Nguyễn Bá Ngọc (2007), "Vấn đề thừa lao động ở nông thôn Việt Nam hiện
nay", Tạp chí Lao động và Xã hội, (314 + 315), tháng 7.
36.Nguyễn Bá Ngọc (2012), "Thách thức và những bài học kinh nghiệm trong quá
trình chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Lao động - xã hội,
(422-423), Hà Nội.
37. Trần Minh Ngọc (2003), "Chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế quốc dân
- thực trạng, nguyên nhân và xu hướng", tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (300),
tháng 5.
38.Nguyễn Tín Nhiệm (1993), Phân tích xu hướng chuyển đổi CCLĐ Đồng bằng
sông Hồng 1989 - 1992, Hà Nội.
39.Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Bộ Luật Lao động (tái bản
lần 2), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
40. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng của đô thị
hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Sách tham
khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41.Nhâm Gia Quân (2008), Toàn dụng nguồn lao động ở Thái Bình Thực trạng và
giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh.
42.Bùi Tiến Quý, Vũ Duy Nguyên (2004), "Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho các KCN vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (6).
43.Vương Văn Sang (2005), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với GQVL ở Hưng
Yên: kết quả và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Lao động và Xã hội, (275),
tháng 11.
44.Đỗ Tuấn Sơn (2007), Định hướng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ theo ngành
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân.
45. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở LĐ - TB & XH Thái Bình (2006), Thực trạng phát
triển nguồn nhân lực và việc làm tỉnh Thái Bình 2001 - 2005 và phương
hướng đến năm 2020, Thái Bình.
159
46.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình (2007), Báo cáo thực hiện
chương trình xóa đói, giảm nghèo và GQVL, dạy nghề.
47.Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
48. Thái Phúc Thành (2010), "Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ nông
nghiệp, nông thôn", Tạp chí Lao động - xã hội, (387).
49. Phạm Đức Thành, Vũ Quang Thọ (2006), "Các giải pháp kinh tế - xã hội đẩy
nhanh chuyển dịch CCLĐ tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
(104+105).
50. Phạm Đức Thành (2006), "Chuyển dịch CCLĐ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
(từ 1986 đến nay)", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (112), tháng 10.
51. Phạm Hồng Thắng (2010), Chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh Hà Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
52. Phạm Quý Thọ (2004),"Thực trạng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (5).
53. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập
quốc tế, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
54.Nguyễn Thị Thơm (2008), Giải quyết việc làm cho LĐNN trong quá trình đô thị
hóa, Nxb. CTQG, Hà Nội.
55. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 733/QĐ-TTg, ngày 17/5/2011, về việc
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
56.Nguyễn Tiệp (2005), Trường Đại học Lao động - Xã hội, Giáo trình Nguồn
nhân lực, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
57.Nguyễn Tiệp (2007), "Giải quyết về việc làm và ổn định đời sống dân cư vùng
chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (322),
tháng 11.
58.Nguyễn Tiệp (2010), "Chuyển dịch CCLĐ ở Việt Nam, Thực trạng và khuyến
nghị", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (1).
160
59. Võ Xuân Tiến - Đào Hữu Hòa (2003), “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu lao động, GQVL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế
và phát triển, (71).
60. Phạm Ngọc Toàn (2010), "Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu lao động", Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, (22).
61.Tổng cục dạy nghề, Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (2008), Thị trường lao
động- việc làm của lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật.
62. Tổng cục Thống kê (2012),Niên giám thống kê năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.
63.Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thuỷ sản 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.
64. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thuỷ sản 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.
65. Tổng cục Thống kê (2006), Điều tra Việc làm - Thất nghiệp của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội năm 2005, Hà Nội.
66. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam
năm 2011, Hà Nội.
67.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,
Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
68.Nguyễn Từ (2010), Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Chuyển dịch cơ cấu
lao động theo ngành ở một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng",
Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
69. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, Thái Bình.
70. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Phụ lục Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2011 - 2020, Thái Bình.
71. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Chương trình việc làm tỉnh Thái Bình giai đoạn
2011 - 2015 (Dự thảo), Thái Bình.
72. UBND tỉnh Thái Bình, Chương trình GQVL giai đoạn 2006-2010, Thái Bình.
161
73. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Chương trình đào tạo nghề, GQVL đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
74. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND về việc ban
hành một số chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh.
75. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND về việc ban
hành một số chính sách bổ sung hỗ trợ nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, thực hiện giai đoạn 2010-2015.
76. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND về việc ban
hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề.
77. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Quyết định số 2478/QĐ-UBND về việc Phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030.
78.UBND tỉnh Thái Bình (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND về việc Ban
hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình.
79. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo kết quả công tác năm 2011 (Ban quản lý
các KCN tỉnh Thái Bình), Thái Bình.
80. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Quyết định số 2783/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
81. UBND tỉnh Thái Bình (2013), Quyết định số 547/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
82.Website UBND tỉnh Thái Bình - Tổng quan về Thái Bình.
II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
83.Adam Smith (1993), Wealth of Nations, Abridged, Edited by Kathryn
Sutherland, Oxford.
84.Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) ( 2001), Preparing workers for
changes in the labour market: the ASEAN exprience (Lessons Learned from
the 1997-1998 Economics Crisis, Focusing on Issues Regarding Re-training
and Multi-skilling), Printed in Manila, Philippines.
85.Austen Siobhand (2003), Culture and the labour market. Edward Elgar
Publishing.
162
86. Barry Mc Cormick and Jackline Wahba1(2002), Return International Migration
and Geographical Inequality: The Case of Egypt, University of
Southampton, UK.
87. Belser, Patrick (2000), "Vietnam - on the road to labor-intensive growth?", Policy
Research Working Paper Series 2389, The World Bank.
88.Bruce E. Kaufman (2000), Georgia State University, The economics of labor
markets, The Dryden Press, Fifth Edition
89.Michael P. Torado (1998), Economics for a Third World (Kinh tế học cho thế
giới thứ ba - Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về phát
triển), Nxb. Giáo dục.
90.Nolwen Henaff, Jean Yves Martin (2001), Labour, employment and human resources
in Viet Nam,World Publishing, Vietnam.
91. Joseph E. Stinglitz (1995), Public Economics, Nxb. Khoa học - kỹ thuật và Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
92.Smith Stephen - George J. Borjas (2003), Harvard University, Labour Economics,
Published by Routledge, Thirth Edition.
93.Tony Royle, Brian Towers (2002), Labour Relations in the global fast-food
industry, Published by Routledge.
94. Phan Thuy, Ellen Hansen and David Price (2001), International Labour Office .
Geneva, The public employment service in a changing labour market, Printed
and bound in Great Britain, First published.
95.E. Wayne Nafziger (1998), The Economics of Developing Countries (Kinh tế học
của các nước đang phát triển), Nxb. Thống kê.
163
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
SỐ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG KT - XH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 -
2011
Bảng 1: Tình hình di cư của Thái Bình giai đoạn 2006 -2009
DS thành thị
chuyển đi tỉnh khác
(người)
DS nông thôn
chuyển đi tỉnh khác
(người)
Dân số tỉnh khác
chuyển đến
(% so với dân số)
Thái Bình 4.101 77.253 0,8
Nam Định -242 78.621 1,1
Hưng Yên -3774 20.233 2,7
Hà Nam -316 37.940 1,2
Ninh Bình -2.837 35.549 1,8
(Ghi chú: dấu (-) thể hiện xu thế ngược lại, dân số nơi khác chuyển đến nhiều hơn
chuyển đi. Nguồn: TCTK, chuyên khảo về di cư, đô thị hóa, 2009)
Bảng 2. Đặc điểm dân số - lao động - việc làm giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Dân số trung bình* Người 1.781.041 1.780.728 1.782.159 1.784.504 1.786.000
Trong đó: - Thành thị Người 135.245 136.309 174.393 178.450 178.600
- Nông thôn Người 1.645.796
1.644.41
9 1.607.766 1.606.054 1.607.400
Tỷ lệ nữ % 51,8 51,8 51,7 52,0 52,0
2. LLLĐ từ 15 tuổi
trở lên, trong đó: Người 1.389.200 1.385.400 1.381.200 1.384.800 1.393.100
(% so với dân số) % 78,0 77,8 77,5 77,6 78,0
- Thành thị Người 91.860 92.140 88.900 90.100 90.350
- Nông thôn Người 1.297.340
1.293.26
0 1.292.300 1.294.700 1.302.750
Tỷ lệ nữ % 56,3 56,5 56,5 56,5 56,6
3. Lao động trong độ tuổi Người 1.063.280 1.064.880 1.072.860 1.070.700 1.075.170
(% so với dân số) % 59,7 59,8 60,2 60 60,2
Trong đó - Nữ Người 576.270 572.830 582.480 578.180 592.410
Tỷ lệ so với LLLĐ 15
tuổi trở lên % 76,5 76,9 77,7 77,3 77,2
4. Số người tham gia
HĐKT Người 990.900 994.100 997.700 949.800 1.005.500
Trong đó - Nữ Người 553.203 558.670 559.700 530.990 550.860
Tỷ lệ so với dân số % 55,6 55,8 56,0 53,2 56,3
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Niên giám thống kê Tỉnh Thái Bình,
năm 2010, 2011
Bảng 3. Số lao động hoạt động kinh tế phân theo ba nhóm ngành kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn người
Ngành kinh tế Năm2000
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2011
Nông, lâm, ngư nghiệp 765,2 647,5 610,9 600,0
Công nghiệp, xây dựng 83,6 203,7 242,5 252,1
Dịch vụ, thương mại 89,5 136,7 152,1 158,0
Tổng số 938,3 987,9 1.005,5 1.010,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh các năm
PHỤ LỤC 2
SỐ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH THÁI BÌNH GIAIĐOẠN 2000 -2011
Bảng 4. Lực lượng cán bộ, nhân viên thuộc Sở NN&PTNT
Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
TỔNG SỐ 411 389 501
A. Khối Quản lý Nhà nước 156 37,96 154 39,59 209 41,72
I. Chưa được đào tạo 1 0,24 0 0
II. Đã tốt nghiệp theo các
trình độ đào tạo
155 37,72 154 39,59 209 41,72
1. TCCN 20 4,88 10 2,57 19 3,79
2. Cao đẳng 0 0 1 0,20
3. Đại học 134 32,60 137 35,22 178 35,53
4. Thạc sỹ 1 0,24 6 1,54 11 2,20
5. Tiến sỹ 0 1 0,26 0
B. Khối Sự nghiệp 255 62,04 235 60,41 292 58,28
I. Chưa được đào tạo 2 0,49 2 0,51 2 0,40
II. Đã tốt nghiệp theo các
trình độ đào tạo 253 61,55 233 59,90 290 57,90
1. TCCN 92 22,38 75 19,28 73 14,57
2. Cao đẳng 0 1 0,26 1 0,20
3. Đại học 160 38,93 152 39,07 209 41,72
4. Thạc sỹ 1 0,24 5 1,29 7 1,40
5. Tiến sỹ 0 0 0
Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình1
1 Số liệu do Sở NN&PTNT Thái Bình cung cấp phục vụ triển khai đánh giá thực trạng chất lượng số lượng
lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2001-2010 và nhu cầu giai đoạn tiếp theo
Bảng 5. Nhân lực ngành giáo dục mầm non và phổ thông, năm 2011
Đạt chuẩn trở
lên
Trên chuẩn Chưa đạt
chuẩnNgành học,
cấp học
Tổng số
(người) Sốlượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Mầm non 6.363 6.253 98,3 2.255 35,4 110 1,7
Tiểu học 8.311 8.282 99,6 7.076 85,1 29 0,4
THCS 7.551 7.533 99,8 3.536 46,8 18 0,2
THPT 3.120 3.120 100 110 0,035 0 0
GDTX 230 230 100 4 0,017 0 0
KTTHHN 91 91 100 2 2,2 0 0
Tổng số 25.666 25.509 99,4 12.983 50,6 157 0,6
Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo
Bảng 6. Nhân lực ngành văn hóa, thể thao và du lịch, năm 2010
Đơn vị: Người
Trình độ Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã
Thạc sỹ 4 2 0
Đại học 204 108 24
Cao đẳng 7 6 115
Trung cấp 101 47 196
Sơ cấp 79 5 213
Tổng 395 168 548
Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
Bảng 7. Thực trạng đội ngũ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Thái Bình
Sở, ban, ngành, đoàn thể Huyện, thành phố Xã, phường, thị trấn
Cán bộ lãnh
đạo, quản lý
cấp tỉnh
Lãnh đạo cấp
sở
Trưởng phó
phòng
Cán bộ lãnh
đạo, quản lý
cấp huyện
Trưởng, phó
phòng, ban
Cán bộ lãnh
đạo, quản lý
cấp xã
Cán bộ chuyên
trách
Tổng
số
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số 6.936 14 216 1.473 120 1.477 1.525 2.111
Trong đó: Nữ 1112 1 7,1 23 10,6 267 18,1 7 5,8 236 16 51 3,3 527 25
Độ tuổi bình quân 52,7 50 48,4 51,7 48,6 48,8 48,7
2. Trình độ chuyên môn 6.936 14 100 216 100 1.473 100 120 100 1.477 100 1.525 100 2.111 100
Tiến sỹ 11 - 4 1,9 6 0,4 1 0,8 - - - - - -
Thạc sỹ và tương đương 245 3 21,4 26 12 156 10,6 4 3,3 56 3,8 - - - -
Đại học 3.290 11 78,6 182 84,3 1253 85,1 111 92,5 1321 89,4 238 15,6 174 8,2
Cao đẳng 296 - - 2 0,9 38 2,6 - - 23 1,6 115 7,5 118 5,6
Trung cấp 1.698 - - 2 0,9 20 1,3 4 3,4 77 5,2 687 45,1 908 43
Sơ cấp, chưa qua đào tạo 1.396 - - - - - - - - - - 485 31,8 911 43,2
3.Trìnhđộ lý luận chính trị 6.936 14 100 216 100 1.473 100 120 100 1.477 100 1.525 100 2.111 100
Cao cấp, cử nhân 887 14 100 182 84,3 192 13 106 88,3 370 25,1 15 1 8 0,4
Trung cấp 4.683 - - 29 13,4 1143 77,6 14 11,7 740 50,1 1144 75 1613 76,4
Sơ cấp, chưa qua đào tạo 1.366 - - 5 2,3 138 9,4 - - 367 24,8 366 24 490 23,2
4. Bồi dưỡng QLNN 2.084 10 71,4 96 44,4 734 49,8 39 32,5 219 14,8 602 39,5 384 18,2
5. Bồi dưỡng quản lý kinh tế 848 6 42,8 49 22,7 231 15,7 31 25,8 111 7,5 271 17,8 149 7,1
6. Bồi dưỡng ngoại ngữ 1.303 13 92,8 110 50,9 901 61,2 28 23,2 251 17 - - - -
7. Tin học 1.773 14 100 104 48,2 987 67 45 37,5 448 30,3 175 11,4 - -
PHỤ LỤC 3
DỰ BÁO TÌNH HÌNH DÂN SỐ, LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Trong đóTT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
KH
2011- 2015 2011 2012 2013 2014 2015
1 Dân số trung bình Người 1.864.060 1.844.700 1.864.000 1.855.800 1.881.300 1.892.500
Trong đó: - Thành thị " 177.020 176.500 176.900 177.000 177.400 177.300
- Nông thôn " 1.687.040 1.668.200 1.669.100 1.678.800 1.703.900 1.715.200
2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1.090.240 1.075.300 1.085.000 1.091.500 1.089.400 1.101.000
Trong đó: - Thành thị " 192.870 190.850 191.860 192.870 193.870 194.900
- Nông thôn " 4.483.850 884.450 893.140 898.630 904.530 903.100
3 Lao động tham gia HĐKT Người 1.222.080 1.131.900 1.185.000 1.234.700 1.268.600 1.290.200
Trong đó: - Thành thị " 97.260 94.300 95.600 97.400 98.700 100.300
- Nông thôn " 1.124.820 1.037.600 1.089.400 1.137.300 1.169.900 1.189.900
4 Lao động có việc làm thường xuyên Người 1.198.230 1.139.750 1.153.700 1.212.000 1.235.900 1.249.800
- Nông nghiệp, thủy sản " 620.760 702.400 675.200 618.700 575.500 532.000
- Công nghiệp, xây dựng " 345.190 254.650 287.000 350.600 395.900 437.800
- Dịch vụ, thương mại " 232.280 182.700 191.500 242.700 264.500 280.000
5 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 2,12 2,17 2,15 2,12 2,10 2,10
6 Số lao động được tạo việc làm hàng năm Người 32.400 31.600 32.200 32.600 32.700 32.900
6.1 Chia theo nơi làm việc
- Việc làm tại địa phương (tại chỗ) " 25.000 24.100 24.700 25.000 25.200 25.600
- Việc làm tỉnh ngoài " 24.500 5.200 5.000 5.000 4.800 4.500
- Xuất khẩu lao động " 12.900 2.300 2.500 2.600 2.700 2.800
6.2 Chia theo ngành
- Nông nghiệp, thủy sản " 86.860 18.810 18.300 17.500 16.550 15.700
- Công nghiệp, xây dựng " 45.130 7.580 8.300 9.100 9.750 10.400
- Dịch vụ, thương mại " 29.410 5.210 5.600 5.900 6.200 6.500
6.3 Phân theo các chương trình
- Chương trình phát triển KT-XH " 48.420 9.480 9.660 9.750 9.750 9.780
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn " 64.560 12.640 12.880 13.000 13.000 13.040
- Chương trình khác " 48.420 9.480 9.660 9.750 9.750 9.780
7 Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm tr. đồng 20.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000
Số người được GQVL mới từ vay vốn Người 15.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000
8 Số người được đào tạo nghề, trong đó: Người 167.500 33.000 33.200 33.500 33.800 34.000
- Cao đẳng nghề " 10.200 1.700 1.800 2.000 2.200 2.500
- Trung cấp nghề " 24.100 4.500 4.600 4.800 5.000 5.200
- Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên " 133.200 26.800 26.800 26.700 26.600 26.300
9 Tỷ lệ qua đào tạo chung % 2,6%/năm 45,6 47,9 50,3 52,6 55,0
Trong đó: qua đào tạo nghề % 2%/năm 31,5 34,0 36,5 39,0 41,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_3_14_165.pdf