Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nhằm tối ưu hóa tương quan lợi
nhuận/rủi ro luôn là mục tiêu mà Vietinbank và các NHTM hướng tới. Tuy
nhiên, đây là bài toán khó đối với các NHTM, đòi hỏi thực hiện nhiều giải
pháp đồng bộ. Luận án đã hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
- Một là, hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử
dụng vốn của NHTM; Tìm hiểu bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sử dụng
vốn tại một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học đối
với Vietinbank;
- Hai là, nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại
Vietinbank trong thời gian qua trên các tiêu chí qui mô và chất lượng. Trên cơ sở
đó, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó;
- Ba là, đề xuất hệ thống các giải pháp trực tiếp, các giải pháp hỗ trợ và
một số kiến nghị góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hướng hợp lý tại
Vietinbank trong thời gian tới.
Với những nội dung cơ bản Luận án đã thực hiện, NCS hi vọng kết quả
nghiên cứu của Luận án sẽ có đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện cơ sở lý
luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM và góp phần chuyển dịch cơ
cấu sử dụng vốn theo hướng hợp lý tại Vietinbank nói riêng và các NHTM Việt
Nam nói chung.
Để thực hiện luận án này, NCS đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
PGS,TS. Đinh Xuân Hạng và TS. Đàm Minh Đức, một số cán bộ quản lý của
NHNN, Vietinbank và sự hỗ trợ của các anh/chị/em đồng nghiệp Bộ môn Nghiệp
vụ Ngân hàng, Khoa Sau Đại học - Học viện Tài chính. Tuy nhiên, do hạn chế về
nhiều mặt nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. NCS
mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà Khoa học, các nhà quản lý để luận
án được hoàn thiện hơn.
208 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm soát và Ban
điều hành. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý của HĐQT, xác định rõ hơn chức năng,
quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT phù hợp với Luật các TCTD. Bên cạnh
đó, nâng cao năng lực tổ chức điều hành kinh doanh, phân định rõ chức năng
của Trụ sở chính và Chi nhánh. Củng cố chức năng, tăng cƣờng vai trò của bộ
máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Vietinbank cần tiếp tục nâng cao năng lực QTRR, phải bảo đảm xây dựng
công tác QTRR cả về yếu tố định lƣợng và định tính, trong đó cần phải có các
yếu tố sau:
Thứ nhất, xây dựng đầy đủ khung QTRR và chiến lƣợc QTRR hiệu quả.
Theo đó, cần thiết lập cơ cấu QTRR hiệu quả với sự quan tâm của HĐQT và Ban
điều hành, bảo đảm chức năng giám sát đầy đủ các mục tiêu quản trị. Trong đó,
nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình giám
sát và QTRR, kể cả vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán nội bộ trong quá trình
đánh giá độc lập hệ thống QTRR ngân hàng.
Xây dựng và truyền thông văn hóa rủi ro trên cả hệ thống. Việc truyền
thông văn hóa rủi ro phải bảo đảm đến đƣợc từng cán bộ nhân viên và ý thức của
nhân viên về rủi ro đối với nghiệp vụ kinh doanh đang thực hiện. Xây dựng khung
QTRR tổng thể và cụ thể đối với từng loại rủi ro. Ngân hàng cần phải đƣợc trang
bị phƣơng pháp luận về QLRR đối với từng loại rủi ro cụ thể để có thể tổ chức về
mặt dữ liệu, công nghệ, đáp ứng cho quá trình đánh giá, đo lƣờng rủi ro. Khi rủi
ro đã đƣợc đánh giá và đo lƣờng đầy đủ, ngân hàng có thể đƣa ra các chiến lƣợc
169
QTRR phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh và khẩu vị chấp nhận rủi ro của lãnh
đạo ngân hàng.
Thứ hai, xây dựng chính sách, quy trình và các công cụ/phƣơng pháp
QLRR. Chính sách QLRR đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc QLRR và phải
có đƣợc phƣơng pháp QLRR đối với từng loại rủi ro trọng yếu hoặc đƣợc ngân
hàng đánh giá là trọng yếu.
Thứ ba, thực hiện phân bổ vốn hợp lý. Cần thực hiện tính toán vốn cho từng
loại rủi ro, so sánh với yêu cầu vốn tối thiểu để bảo đảm hoạt động ngân hàng luôn
tuân thủ các quy định của NHNN và nằm trong mức an toàn hợp lý. Đồng thời,
xây dựng kế hoạch về vốn phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh và khẩu vị rủi ro của
ngân hàng trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Thứ tư, bảo đảm nguồn lực, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng của hệ
thống hiệu quả. Cụ thể, đáp ứng đầy đủ các dữ liệu thông tin phục vụ cho việc đo
lƣờng, tính toán. Hệ thống cần phải tích hợp đầy đủ và toàn diện để hỗ trợ và
cung cấp thông tin kịp thời đối với các cấp độ toàn ngân hàng và kinh doanh.
3.2.2.6. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân sự của Ngân hàng
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các ngân
hàng. Một đội ngũ cán bộ không có hoặc hạn chế về trình độ, yếu kém về đạo
đức thì sẽ khó có thể đƣa NHTM phát triển theo đúng mục tiêu, định hƣớng đã đề
ra, thậm chí sẽ đẩy ngân hàng xuống vực sâu của khủng hoảng. Do đó,
Vietinbank cần đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, điều đó cần đƣợc thực
hiện từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến khâu bổ nhiệm cán bộ, làm sao để xây dựng
đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ, có bản lĩnh nghề nghiệp.
Trong ngành ngân hàng, yếu tố tín nhiệm và đạo đức nghề nghiệp luôn
đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho mọi kết quả trong hoạt động kinh
doanh. Qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng thời gian qua, hình ảnh xấu về
các cán bộ nhân viên ngân hàng vi phạm quy định của pháp luật, của Ngành, vi
phạm các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh,... gây tổn thất lớn về tài sản cũng
nhƣ ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của Ngân hàng. Vietinbank cần nhanh chóng rà
soát, tổ chức đánh giá lại nguồn nhân lực trên cơ sở đó xây dựng định biên lao
động cho từng mảng hoạt động, từng đơn vị, bố trí lại lao động theo yêu cầu
nhiệm vụ kinh doanh của từng chi nhánh và toàn hệ thống.
170
Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ ngƣời lao động và quy chế chi trả
lƣơng theo nguyên tắc thị trƣờng, căn cứ vào năng suất hiệu quả chất lƣợng công
việc, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng bình quân trong phân phối tiền lƣơng.
Cơ chế thi đua, khen thƣởng cần thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh
theo cơ chế thị trƣờng, thực sự tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
3.2.2.7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và nâng cấp hệ thống công nghệ
thông tin hỗ trợ quản lý danh mục tài sản
Hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành nền tảng, hỗ trợ đắc lực hoạt
động kinh doanh và công tác quản lý của Ngân hàng. Xây dựng một nền tảng
công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý là hết sức cần thiết. Công nghệ
gắn liền với quá trình hoạt động đặc biệt là hoạt động cung cấp dịch vụ ngân
hàng hiện đại. Bên cạnh đó, việc áp dụng phần mềm, công nghệ hiện đại hỗ trợ
tích cực cho công tác quản trị điều hành, đo lƣờng rủi ro,...
Hiện nay tại Vietinbank các giao dịch của ngân hàng với các khách hàng
đã đƣợc vi tính hoá với các thiết bị thông tin hiện đại, rút ngắn đáng kể khoảng
cách về trình độ công nghệ so với các NHTM của các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của Vietinbank vẫn còn nhiều
hạn chế. Thời gian tới, Vietinbank vẫn cần thiết nâng cao trình độ công nghệ
thông tin của mình. Ngân hàng phải xây dựng một hệ thống thông tin với kỹ
thuật phân tích có khả năng đo lƣờng đƣợc các loại rủi ro, đồng thời phải kết hợp
đƣợc các dữ liệu từ những giao dịch đơn lẻ thành một hệ thống cấu trúc có thể
ƣớc tính đƣợc rủi ro tổng thể của đơn vị và thu thập dữ liệu về tổng rủi ro của
nhiều ngân hàng theo thời gian.
Việc xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ QTRR phải đáp ứng một
số yêu cầu cơ bản sau: (i) Hệ thống này phải hỗ trợ đƣợc việc tính toán giá trị rủi
ro VAR; (ii) Thông tin lƣu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình
tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ; (iii) Có khả năng đo lƣờng đƣợc giá trị hoạt
động hiện tại và tƣơng lai với các đối tƣợng khác nhau. Tăng cƣờng hệ thống an
toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng; triển khai các đề án cải tạo,
nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản
và hoạt động của Ngân hàng; xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và
171
an toàn mạng, nghiên cứu và xây dựng đƣờng truyền dữ liệu, liên kết với mạng
thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho Ngân hàng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan
3.3.1.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Thực tế những năm qua cho thấy,việc quá chú trọng vào tăng trƣởng kinh
tế trên cơ sở vốn đầu tƣ (theo chiều rộng) chứ không phải là dựa trên năng suất
hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tƣ vốn dàn trải, kém hiệu quả:
một số ngành phi sản xuất tăng trƣởng “quá nóng” thiếu sự kiểm soát, trong khi
những ngành sản xuất kinh doanh khác khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện các
thành phần kinh tế đều khó khăn về vốn thì nhu cầu vốn cho tăng trƣởng kinh tế
sẽ bị đẩy sang phía hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho
hệ thống ngân hàng mở rộng quá nhiều về số lƣợng (ngân hàng, chi nhánh) đồng
thời với tín dụng tăng trƣởng quá “nóng”, cơ cấu sử dụng vốn mất cân đối gây ra
nhiều hệ lụy cho những năm sau này. Thiết nghĩ, Chính phủ cần phải xác định
nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng
các chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự yên tâm tin
tƣởng cho các chủ thể trong nền kinh tế.
3.3.1.2. Cần có định hướng phát triển kinh tế xã hội cụ thể trong từng thời kỳ
Cơ cấu sử dụng vốn đặc biệt là cơ cấu cho vay/đầu tƣ của Vietinbank và
các NHTM đƣợc xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế đó là nhu cầu của nền
kinh tế. Chính vì vậy,việc đề ra định hƣớng và chiến lƣợc phát triển càng cụ thể
với các chính sách thực hiện đầy đủ là cơ sở để Vietinbank và các doanh nghiệp
xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc đầu tƣ vốn của mình. Định hƣớng
phát triển kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn thể hiện ở chính sách khuyến khích
hay hạn chế sự phát triển một ngành/lĩnh vực kinh tế nhất định. Điều đó, sẽ ảnh
hƣởng đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh vào ngành/lĩnh vực
đó. Bởi trên thực tế, Chính phủ sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách và biện
pháp khác nhau nhằm đạt mục tiêu của mình. Nếu định hƣớng phát triển kinh tế
xã hội đƣợc công bố một cách cụ thể, các chính sách minh bạch là cơ sở để các
172
chủ thể trong nền kinh tế có kế hoạch trong việc đƣa ra các quyết định đầu tƣ,
tiêu dùng của mình.
3.3.1.3. Thúc đẩy và triển khai đồng bộ Đề án tái cơ cấu nền kinh t ế
Các đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, tổ chức triển khai trong giai đoạn
2011-2020 bao gồm: Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015
(QĐ254/QĐ-TTg), Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai
đoạn 2013-2020 (QĐ339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013) và Đề án xử lý nợ xấu của hệ
thống các TCTD (QĐ843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013). Đề án cơ cấu lại hệ thống
các TCTD là một phần nội dung quan trọng của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
và việc thực hiện thành công Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD sẽ đóng góp
quan trọng vào hoàn thành các mục tiêu của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế. Do
vậy, cần thúc đẩy triển khai thực hiện một cách đồng bộ, góp phần lành mạnh hóa
tình hình tài chính tại các NHTM Việt Nam, tác động tích cực đến việc định hƣớng
phát triển, điều tiết của Nhà nƣớc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng
vốn tại Vietinbank nói riêng, tại NHTM Việt Nam nói chung.
Mặt khác, hoạt động của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển
của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ cần tích
cực thực hiện tái cơ cấu các DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nƣớc. Xây
dựng cơ chế, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ thống các doanh nghiệp
ngoài Nhà nƣớc. Điều đó góp phần đảm bảo nguồn vốn tín dụng, đầu tƣ của
Vietinbank và các NHTM vào các nền kinh tế an toàn và hiệu quả.
3.3.1.4. Hoàn thiện khung pháp lý
Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý, nhất là trong các lĩnh vực về
bất động sản, quyền sử dụng đất..., để làm cơ sở thuận lợi cho việc bảo đảm tiền
vay. Đối với những khoản vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm, khách hàng
phải có trách nhiệm trả nợ đến cùng, nếu không trả đƣợc nợ, ngân hàng có quyền
phát mại tài sản, kể cả những tài sản thuộc sở hữu của khách hàng nhƣng không
thế chấp tại ngân hàng nhằm thu hồi đủ vốn vay. Cần tránh hình sự hoá các giao
dịch dân sự, nhất là đối với hoạt động ngân hàng khi cho vay có tổn thất nhƣng do
các nguyên nhân từ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn của bên vay vốn. Chính phủ
chỉ đạo các Cơ quan tƣ pháp, các Bộ ngành tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp
173
lý trong xử lý tài sản đảm bảo, phá sản doanh nghiệp, đảm bảo quyền chủ động
của TCTD trong việc xử lý các tài sản đảm bảo để giải phóng vốn tồn đọng,
3.3.1.5. Tăng cường phối hợp hỗ trợ ngân hàng trong xử lý và thu hồi nợ xấu
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao tập trung giải quyết
các vụ án tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng phù hợp với quy định về
thủ tục tố tụng và quy định liên quan khác sau khi thụ lý vụ án. Chỉ đạo Viện
kiểm soát nhân dân tối cáo tăng cƣờng giám sát việc tuân thủ pháp luật của Tòa
án và cơ quan thi hành án và có văn bản trả lời ngân hàng khi nhận đơn khiếu nại
việc vi phạm pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án; đồng thời có văn bản gửi
Tòa án, cơ quan thi hành án yêu cầu tuân thù pháp luật trong phạm vi chức năng
nhiệm vụ của mình
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tƣ pháp và Tổng cục thi hành án dân sự thƣờng
xuyên phối hợp với các TCTD rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định có hiệu
lực của Tòa án mà chƣa đƣợc thi hành hoặc đang thi hành dở dang để có kế
hoạch chỉ đạo cơ quan thi hành án địa phƣơng đẩy nhanh các vụ án còn tồn
đọng, góp phần thu hồi nợ cho các TCTD. Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ
ngành cần nâng cao năng lực điều hành vĩ mô, trong đó có năng lực giám sát,
năng lực dự báo kinh tế: giúp các chủ thể kinh doanh trong đó có Ngân hàng có
thể xây dựng đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, thuận lợi cho việc thực
hiện tốt công tác quản trị danh mục tài sản theo phƣơng pháp chủ động, duy trì
sự ổn định, có thể đứng vững trƣớc các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế. Bên
cạnh đó, cần hình thành và duy trì thói quen minh bạch thông tin ở góc độ vĩ
mô cũng nhƣ trong các ngành, các chủ thể kinh doanh, từng bƣớc tạo dựng môi
trƣờng kinh tế xã hội lành mạnh, tạo sự tin tƣởng cho giới kinh doanh, ngƣời
dân cũng nhƣ các đối tác, các quốc gia có mối quan hệ với Việt Nam, khẳng
định uy tín và thƣơng hiệu quốc gia trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế.
3.3.1.6. Phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu, tăng cường công tác
thanh tra giám sát, đảm bảo tính minh bạch thông tin trên thị trường
Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh ngân hàng là tài sản của ngân hàng
chủ yếu là các tài sản tài chính. Chính vì vậy, cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng
cơ bản sẽ phản ánh sự phát triển của TTTC mỗi quốc gia. Để thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nói chung, cơ cấu cho vay và đầu tƣ tại
174
Vietinbank, việc thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận thị trƣờng cấu thành
trong TTTC là rất cần thiết. Theo đó :
- Phát triển và hoàn thiện TTTT theo xu hƣớng năng động, tích cực phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. NHNN phát huy vai trò hƣớng dẫn thị
trƣờng, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hệ thống thanh toán LNH, thanh toán bù trừ
đồng thời cho phép các ngân hàng đƣợc áp dụng chứng từ điện tử trong giao
dịch nhằm luân chuyển vốn nhanh giữa các ngân hàng trên TTTT;
- Phát triển TTCK: đến nay, quy mô thị TTCK Việt Nam còn rất nhỏ bé,
các công cụ tài chính và phƣơng thức giao dịch trên thị trƣờng còn chƣa phát
triển. Do vậy, việc tạo ra cơ chế thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng một mặt
giúp NHTM đa dạng hóa các phƣơng thức đầu tƣ, các công cụ bảo hiểm rủi ro
trên thị trƣờng. Mặt khác, giúp Ngân hàng có thể chuyển hóa dễ dàng các tài sản
tài chính của mình ra thành tiền để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết. Một số giải
pháp cần quan tâm nhằm hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của
Vietinbank và các NHTM Việt Nam đó là: (i) Thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng
TPDN nhằm cân bằng cấu trúc thị trƣờng trái phiếu; (ii) Đƣa ra các cơ chế, biện
pháp tăng cung sản phẩm có chất lƣợng trên thị trƣờng song song với các biện
pháp khuyến khích cầu đầu tƣ; (iii) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế hoạt
động TTCK phái sinh.
- Phát triển thị trƣờng mua bán nợ đặc biệt là thị trƣờng mua bán nợ xấu:
+ Cần rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán
nợ xấu, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ xấu với các TCTD. Thậm chí, Nhà
nƣớc cũng nên sớm có các quy chế cho phép các công ty thu hồi nợ hoạt động;
+ Minh bạch thông tin về hàng hóa trên thị trƣờng mua bán nợ xấu và
phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu: bao gồm tổ
chức tƣ vấn, định giá, dịch vụ quản lý - thu nợ, tổ chức định mức tín nhiệm. Để
thị trƣờng mua bán nợ xấu phát triển cần nhanh chóng gia tăng số lƣợng của nhà
môi giới, nhà tƣ vấn đầu tƣ liên quan đến mua bán nợ xấu.
+ Nghiên cứu việc cho ra đời hoạt động của các công ty định giá có chức
năng định giá độc lập các khoản nợ xấu nhƣ mô hình các công ty định giá hiện
tại. Việc ra đời các công ty dạng này sẽ giúp cả bên mua nợ và bên bán nợ xấu
có cơ sở để xem xét, quyết định việc mua bán và đảm bảo việc mua bán nợ xấu
175
đƣợc thực hiện khách quan;
+ Áp dụng các giải pháp nhằm “kích cầu” thị trƣờng: theo đó cần phát
triển các nhà đầu tƣ có tổ chức cho thị trƣờng mua bán nợ xấu, cụ thể là các
công ty quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tƣ, quỹ hƣu trí Đây là một
trong các những thành viên tích cực của thị trƣờng góp phần tăng tính thanh
khoản của nợ xấu. Khác với các nhà tạo lập thị trƣờng, các quỹ đầu tƣ sẽ tập hợp
các nguồn vốn nhỏ lẻ từ nhiều nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp để đầu tƣ. Với
định hƣớng hoạt động và chính sách đầu tƣ của mình, các tổ chức này sẽ là
những nhà đầu tƣ tiềm năng và ổn định của thị trƣờng mua bán nợ xấu; Mở cửa
cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực mua bán nợ xấu.
Cần mở rộng phạm vi và nâng cao vai trò các AMC của các NHTM:
Hiện nay, các công ty mua bán nợ xấu do Nhà nƣớc thành lập sẽ góp phần giúp
tăng trƣởng tín dụng thông qua việc làm sạch bảng tổng kết tài sản của ngân
hàng và của doanh nghiệp, tạo điều kiện để hoạt động vay và cho vay dễ hơn.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có tác dụng là đòn bẩy, không thể giải quyết nợ
xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong ngắn hạn cần có biện pháp phát
triển và mở rộng phạm vi hoạt động của các AMC của các ngân hàng trong đó
có AMC của Vietinbank.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho yêu cầu chuyển dịch và quản trị cơ
cấu danh mục cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Mặc dù thời kỳ qua, NHNN đã có nhiều nỗ lực, đƣa ra một số văn bản
nhằm giới hạn hoạt động cho vay trong một số ngành/lĩnh vực kinh tế, cũng nhƣ
các văn bản qui định đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, nhƣ các Chỉ thị
số 03/2007/CT-NHNN, Quyết định số 03/2008/NHNN; Thông tƣ số
13/2010/NHNN; Thông tƣ 19/2010/NHNN, Thông tƣ số 36/2014/NHNN và
Thông tƣ sô 06/2016/NHNN, Tuy nhiên nội dung các qui định này chƣa đầy đủ,
thời điểm ban hành chậm trễ và thƣờng mang tính thời điểm, nên có hiệu lực ngắn.
Ngoại trừ qui định giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh tối đa cho một khách hàng/một
nhóm khách hàng có trên Luật TCTD, những giới hạn cụ thể hơn đối với dƣ nợ các
176
ngành, nhất là những ngành nhạy cảm hoàn toàn chƣa đƣợc đề cập trong Luật. Vì
vậy, thời gian tới, để hƣớng dẫn cho các NHTM thực hiện đa dạng hóa, tránh rủi ro
tập trung tiềm ẩn trên DMCV, đầu tƣ, NHNN cần xây dựng các qui định chi tiết
hơn, về mức đa dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép (tính trên dƣ nợ,
qui mô vốn tự có của từng ngân hàng).
3.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát rủi ro các tổ chức tín dụng
Bên cạnh việc thanh tra tuân thủ để đánh giá việc chấp hành các quy định
pháp luật của các TCTD, NHNN nên tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát trên
cơ sở rủi ro. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả
năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính chất phức tạp của hoạt
động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực
để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hoá hoạt động của
TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.
Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát phù hợp theo hƣớng có thể đo
lƣờng, cảnh báo sớm những rủi ro của các TCTD. An toàn hoạt động của ngân hàng
không chỉ mang tính độc lập mà có tính hệ thống, vì vậy hệ thống giám sát của
NHNN phải kết hợp cả giám sát vi mô và giám sát vĩ mô. NHNN cần hoàn thiện
báo cáo giám sát an toàn vĩ mô theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở phân tích một số chỉ
tiêu kinh tế vĩ mô và đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống các TCTD
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê theo ngành kinh tế
Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (VSIC) đƣợc phân ngành
từ năm 1993, đến năm 2007 thay đổi về cơ bản phù hợp với sự vận động, phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, sát với tiêu chuẩn quốc tế là chuẩn mực quan
trọng trong các công tác thống kê, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội.
Gần đây nhất là TT31/2013/TT-NHNN đã tham chiếu phân ngành kinh tế bao
gồm 21 ngành. Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động ngân hàng, các TCTD
đang gặp một số vƣớng mắc dẫn đến những bất cập trong thực trạng phân bổ và
QLRR tín dụng của các TCTD. Về phân bổ vốn theo ngành kinh tế, DMCV theo
ngành trong các báo cáo hoạt động cho vay, báo cáo thƣờng niên, của các
TCTD hiện nay đang rất khác nhau.Điều này không những ảnh hƣởng đến công
tác thống kê của NHNN mà còn khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ rất khó
177
để so sánh hiệu quả hoạt động, danh mục đầu tƣ vốn,... của các NHTM. Điển hình
nhƣ khi lập báo cáo thƣờng niên, phần thuyết minh báo cáo là phần đƣợc quan
tâm nhất thì các TCTD hiện nay đang phân tích dƣ nợ cho vay theo các tiêu chí về
ngành nghề rất khác nhau. Nhƣ VietinBank và NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam
(Techcombank) thì thống kê dƣ nợ theo 21 ngành cấp 1, trong khi Vietcombank,
NHTMCP Á Châu (ACB) lại chỉ thống kê đối với một số ngành nghề chính.
Do đó, NHNN cần có những nghiên cứu khảo sát dữ liệu cụ thể tại nơi có
nguồn dữ liệu lớn, tập trung vốn của các TCTD từ đó làm căn cứ thống kê để đánh
giá và đƣa ra một qui định cụ thể hơn về phân ngành kinh tế cho các TCTD. Cần
có những nghiên cứu cụ thể xuất phát từ cơ sở dữ liệu hiện có tại CIC để đƣa ra
quy định cụ thể rõ ràng hơn, thuyết phục các TCTD sử dụng đồng bộ hệ thống
phân ngành kinh tế đối với hoạt động ngân hàng. Từ đây, các khái niệm, mã hoá
đồng nhất về phân ngành kinh tế sẽ là giải pháp cho các TCTD có quy định thống
nhất trong toàn hệ thống. Các TCTD cũng đồng thời cần có văn bản hƣớng dẫn chi
tiết hơn để các chi nhánh chuẩn hóa trong cách hiểu và thực hiện nghiệp vụ phân
tích và XHTDNB cũng nhƣ báo cáo thông tin tín dụng trong toàn bộ hệ thống.
3.3.2.4. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý cho các công cụ tài chính phái
sinh để Ngân hàng có thể sử dụng phổ biến trong điều chỉnh cơ cấu tài sản
- Chỉnh sửa quy chế mua bán nợ cho phù hợp thị trƣờng để mở rộng hình
thức này trong thời gian tới. Cụ thể cần có quy định cụ thể về mua bán nợ thông
thƣờng, không chỉ có nợ xấu, đồng thời không nên quy định giá tối thiểu giao
dịch mà nên để giá hình thành từ thƣơng lƣợng giữa ngƣời bán và ngƣời mua;
Mặt khác cần mở rộng đối tƣợng tham gia vào mua bán nợ, nhất là các công ty
bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ,
- Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trƣờng các công cụ tài chính
phái sinh
Để cho việc sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu cho vay, cơ cấu đầu
tƣ thuận lợi, thì việc thiết lập một hành lang pháp lý từ phía Nhà nƣớc là hết sức
cần thiết. Đối với các công cụ chƣa xuất hiện tại Việt Nam nhƣ phái sinh tín
dụng, NHNN cần nghiên cứu kỹ lƣỡng về việc áp dụng trong điều kiện Việt
Nam. Bởi vì mặc dù có những ƣu điểm phù hợp với một nền tài chính hiện đại
178
theo cơ chế mở, nhƣng rõ ràng là các công cụ phái sinh cũng có những nhƣợc
điểm của nó, rất cần có một cơ chế giám sát hữu hiệu và một hành lang pháp lý
chặt chẽ để phát triển. Theo đó:
(i) Cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh áp
dụng, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trƣờng chính thức,
tránh hiện tƣợng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau do giao dịch trên
thị trƣờng phi chính thức (OTC);
(ii) Mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi RRTD cho các NHTM
tham gia với tƣ cách ngƣời cung cấp sản phẩm. Điều này sẽ tránh đƣợc hiện
tƣợng độc quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là ngƣời
mua. Mặt khác, cần khuyến khích các chủ thể ngoài ngân hàng tham gia, nhất là
các công ty kinh doanh bảo hiểm với vai trò ngƣời bán bảo vệ;
(iii) Giới hạn mục đích tham gia của các NHTM là nhằm bảo hiểm rủi ro
tín dụng/ mục đích phòng hộ, không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy, yêu cầu
ngân hàng mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận
mua bán “khống” khoản vay không tồn tại trên danh mục. Điều này cũng có
nghĩa là giới hạn phạm vi hoạt động của giao dịch phái sinh, “khoanh vùng” cho
những hoạt động này để dễ đối phó khi thị trƣờng giao dịch có những dấu hiệu
không lành mạnh, tránh trƣờng hợp hình thành một mạng lƣới chằng chịt nhƣ thị
trƣờng Mỹ dẫn đến khó kiểm soát.
3.3.2.5. Củng cố và vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước
Việc nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng tại CIC của NHNN, nhằm
đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin chính xác về khách hàng có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản trị các hoạt động của Ngân hàng. Bản thân CIC phải
có một hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thống kê
và phân tích, dự báo của NHNN Việt Nam. Hiện tại trung tâm CIC trực thuộc
NHNN chủ yếu xếp hạng ngân hàng và bƣớc đầu đã cung cấp đƣợc các thông
tin về độ tín nhiệm của tổ chức, các nhân. Tuy vậy, hoạt động này còn nhiều hạn
chế, các thông tin về hạng tín nhiệm chủ yếu với các khách hàng đã từng phát
sinh quan hệ vay vốn tại TCTD, còn các quan hệ thanh toán khác trong nền kinh
tế CIC chƣa thể thu thập và đánh giá đƣợc, chƣa thỏa mãn nhu cầu xếp hạng và
179
cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các NHTM khi phát triển thị trƣờng
các công cụ chuyển đổi. NHNN cần tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan, đơn
vị, cung cấp thông tin chéo để thu thập đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM. Bên cạnh đó, cần phát
triển các tổ chức xếp hạng đang hoạt động, này góp phần quan trọng trong cung
cấp thông hạng tín nhiệm của các chủ thể trong nền kinh tế, phát huy tính độc
lập trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm các chủ thể giao dịch, các công cụ vay nợ
cũng nhƣ các quốc gia khi TTTC trong nƣớc hội nhập quốc tế. Đó là cơ sở để
các NHTM đƣa ra quyết định phân bổ, đầu tƣ vốn hợp lý.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 và cơ sở thực tiễn trong Chƣơng 2,
Chƣơng 3 của Luận án đã nêu ra một số giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu sử
dụng vốn tại Vietinbank. Những nội dung đã giải quyết trong Chƣơng 3 gồm có:
Thứ nhất, quan điểm về việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại
Vietinbank, Luận án đề ra các định hƣớng cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu sử
dụng vốn tại Vietinbank nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng
Thứ hai, đề xuất các giải pháp tiếp tục chuyển dịch và nâng cao hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nói chung, cơ cấu cho vay và đầu tƣ nói riêng.
Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị với NHNN, kiến nghị với Chính phủ
và Bộ, ngành liên quan nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank nói riêng và tại các NHTM Việt
Nam nói chung.
180
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nhằm tối ƣu hóa tƣơng quan lợi
nhuận/rủi ro luôn là mục tiêu mà Vietinbank và các NHTM hƣớng tới. Tuy
nhiên, đây là bài toán khó đối với các NHTM, đòi hỏi thực hiện nhiều giải
pháp đồng bộ. Luận án đã hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
- Một là, hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử
dụng vốn của NHTM; Tìm hiểu bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sử dụng
vốn tại một số ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc từ đó rút ra bài học đối
với Vietinbank;
- Hai là, nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại
Vietinbank trong thời gian qua trên các tiêu chí qui mô và chất lƣợng. Trên cơ sở
đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó;
- Ba là, đề xuất hệ thống các giải pháp trực tiếp, các giải pháp hỗ trợ và
một số kiến nghị góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hƣớng hợp lý tại
Vietinbank trong thời gian tới.
Với những nội dung cơ bản Luận án đã thực hiện, NCS hi vọng kết quả
nghiên cứu của Luận án sẽ có đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện cơ sở lý
luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại NHTM và góp phần chuyển dịch cơ
cấu sử dụng vốn theo hƣớng hợp lý tại Vietinbank nói riêng và các NHTM Việt
Nam nói chung.
Để thực hiện luận án này, NCS đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
PGS,TS. Đinh Xuân Hạng và TS. Đàm Minh Đức, một số cán bộ quản lý của
NHNN, Vietinbank và sự hỗ trợ của các anh/chị/em đồng nghiệp Bộ môn Nghiệp
vụ Ngân hàng, Khoa Sau Đại học - Học viện Tài chính. Tuy nhiên, do hạn chế về
nhiều mặt nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. NCS
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà Khoa học, các nhà quản lý để luận
án đƣợc hoàn thiện hơn.
ix
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Trần Thị Lan (2015), “Mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số tháng 01/2015.
2. Tham gia đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2015 “Hoàn thiện công cụ kế toán nhằm
kiểm soát rủi ro tại các Quỹ tín dụng nhân dân”, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Hợi
3. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2015 “Tăng cường tái cơ cấu tài
chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”
4. Thƣ ký đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2015 “Hoàn thiện CSTD phục vụ phát triển
NNoNT của NHNN Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2015, chủ nhiệm đề tài
PGS,TS. Đinh Xuân Hạng.
5. Trần Thị Lan (2015),“Hiệu quả của chính sách tín dụng đối với DNNVV” Kỷ
yếu Hội thảo khoa học giữa Học viện Tài chính & Viện Hàn Lâm Khoa học Việt
Nam, NXB Tài chính Tháng 12/2015
6. PGS,TS. Đinh Xuân Hạng & Trần Thị Lan (2015),“Chính sách tín dụng đối
với việc phát triển kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn - Từ lý thuyết đến thực tiễn
đổi mới và hoàn thiện ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học học phối hợp giữa
Tạp chí Ngân hàng & Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, NXB Lao động tháng
12/2015
7. Trần Thị Lan (2016) “Thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam - Thực trạng và
một số đề xuất”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đại học Công đoàn tháng 4/2016
8. Trần Thị Lan (2016), “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu - Giải pháp thúc
đẩy tái cơ cấu NHTM ở Việt Nam”, Tạp chí Thanh tra Tài chính số 169
(T7/2016)
9. Trần Thị Lan (2016), “Vận dụng phương pháp véc tơ và phương pháp phân
tích thành phần để đo lường qui mô chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của
Vietinbank”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 156 (T7/2016).
10. Trần Thị Lan (2017),“Một số vướng mắc về cơ chế và khuyến nghị nhằm
thúc đầy xử lý nợ xấu đã mua của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học giữa NHNN Việt Nam và VAMC, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân tháng 1/2017
x
11. Trần Thị Lan (2017), “Trao đổi một số nội dung về kế toán cho vay của
NHTM khi áp dụng quy chế mới về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách
hàng”, Tạp chí Thanh tra Tài chính Số 178 (4-2017)
12. Trần Thị Lan (2017), “Chuyển nợ xấu thành vốn góp - Biện pháp xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng và những vướng mắc về pháp lý”, Tạp chí Nghiên
cứu Tài chính Kế toán số 05 (166) 2017.
13. Trần Thị Lan & Trần Cảnh Toàn (2017), “Xử lý nợ xấu và những vướng mắc
khi triển khai mua bán nợ theo giá thị trường của VAMC”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Khoa Ngân hàng & Bảo hiểm, Học viện Tài chính tháng 9/2017.
14. Trần Thị Lan (2017), “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp cơ sở, Chủ nhiệm
15. Thƣ ký đề tài NHCH cấp cơ sở năm 2017, “Phối hợp chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài
PGS,TS. Đinh Xuân Hạng.
xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]. Bùi Diệu Anh (2012)“Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp Hồ
Chí Minh.
[2]. TS. Nguyễn Tuệ Anh và các cộng sự (2007), “Đánh giá đóng góp của các
ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động
ở Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.
[3]. TS. Võ Thị Thúy Anh và các cộng sự (2014), Giáo trình Đầu tư Tài chính,
Nxb Tài chính, năm 2014.
[4]. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2007), Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn Việt Nam, Chƣơng trình nghiên cứu thuộc Dự án
MISPA - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Hà Nội.
[5]. CIEM (2014), Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam
trong 10 năm vừa qua, Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế
TW, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.
[6]. Chính phủ(2012), về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai
đoạn 2011-2015, ban hành theo Quyết định 254/2012/QĐ-TTg
[7]. Đào Thị Chinh (2009), “Quản trị tài sản Có tại ngân hàng Công thương Việt
Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
[8]. Nguyễn Thùy Dƣơng (2012) “Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học
viện Ngân hàng
[9]. Nguyễn Thùy Dƣơng và các cộng sự (2012), “Đánh giá thực trạng tín dụng
ngân hàng thời gian qua. Định hướng và giải pháp điều hành cho giai đoạn từ
nay đến năm 2015”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, NHNN Việt Nam
[10]. PGS,TS. Lê Huy Đức (2003), Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế - xã hội,
NXB Thống kê, Hà Nội.
[11]. PGS,TS. Nguyễn Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2013.
[12]. PGS,TS. Đinh Xuân Hạng & PGS,TS. Phạm Ngọc Dũng (2014), Giáo trình
Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính.
xii
[13]. PGS,TS. Đinh Xuân Hạng & TS. Nghiêm Văn Bảy (2014), Giáo trình
Quản trị tín dụng, NXB Tài chính.
[14]. TS. Trần Thị Hồng Hạnh (2011) “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu tín dụng
của hệ thống Ngân hàng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2010-2015”, Đề tài NCKH cấp Ngành, bảo vệ tại Hội đồng
Khoa học, NHNN Việt Nam.
[15]. Trịnh Hồng Hạnh (2016) “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản
Nợ, tài sản Có tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”,
Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
[16]. Phí Thị Hằng (2014) “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
[17]. Mạc Quang Huy (2009), Sách “Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, Nxb Thống
kê, Hà Nội năm 2009.
[18]. PGS,TS. Tô Ngọc Hƣng (2009), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương
mại, NXB Thống kê, năm 2009.
[19].PGS,TS. Nguyễn Hữu Khải và các cộng sự (2007), “Đánh giá trực trạng và
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005-2015”, Đề tài
NCKH cấp Bộ, Bộ Thƣơng mại.
[20]. KPMG (2013), Báo cáo đánh giá ngành Ngân hàng Việt Nam
[21]. PGS,TS. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương
mại, NXB Tài chính
[22]. Vũ Hoàng Nam (2015) “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân
hàng thương mại Việt Nam” Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
[23]. TS. Lê Xuân Nghĩa (2006), “Tầm nhìn và những bước đi cần thiết của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới”, NHNN Việt Nam
[24]. Hoàng Xuân Phong (2014) “Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại Học
viện Ngân hàng.
[25]. PGS,TS. Hà Minh Sơn & Ths. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Kế toán
ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.
[26]. Mai Văn Tân (2014)“Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng
trưởng kinh tế ở tp Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Bách Khoa.
xiii
[27]. GS,TS. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB
Tài chính
[28]. Tô Khánh Toàn (2014) “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, bảo vệ
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[29]. Nguyễn Đức Tú (2012) “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế
Quốc dân.
[30]. Lê Thị Kim Tuyến (2010) “Xây dựng thương hiệu bền vững cho ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học
Kinh tế Tp Hồ Chí Minh
[31]. Phan Thị Hoàng Yến (2016) “Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại NHTM cổ
phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
[32]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng, ban hành tại Quyết định 1627/2001/NHNN ngày 31/12/2001
[33]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng, ban hành tại TT39/2016/NHNN ngày 30/12/2016 về thay thế
QĐ1627
[34]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quy định về phƣơng pháp tính và
hạch toán lãi của TCTD”, ban hành theo Quyết định 652/2001/NHNN.
[35]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quy chế phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro của TCTD, ban hành tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/4/2005.
[36]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), về sửa đổi bổ sung sửa đổi Quyết
định số 493/2007/NHNN, ban hành tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/4/2007.
[37]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Quy định về phân loại tài sản Có,
mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg”, ban hành theo Thông
tƣ số 02/2013/TT-NHNN, ban hành ngày 21/01/2013.
[38]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành tại Quyết định số 457/2005/QĐ-
NHNN.
xiv
[39]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành tại Thông tƣ 13/2010/TT-
NHNN ngày 20/5/2010.
[40]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Thông tư 13/2010/TT-NHNN, ban hành theo TT19/2010/TT-NHNN ngày
27/9/2010.
[41]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg, ban hành tại
Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.
[42]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg, ban hành tại Thông tƣ
06/2016/TT-NHNN.
[43]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh NHNNg, ban hành tại Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016.
[44]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Quy chế mua bán nợ của các
TCTD ban hành kèm theo QĐ59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006.
[35]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2006), Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ
chức tín dụng, ban hành kèm Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày
01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
[46]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày
28/5/2007; Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày1/2/2008;
[47]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Chế độ Báo cáo tài chính đối với
các TCTD, ban hành theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007.
[48]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản
của Chế độ Báo cáo tài chính đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định
16/2007/QĐ-NHNN và Quy định về Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ban
hành theo QĐ479/2004/NHNN, tại Thông tƣ 49/2014/TT-NHNN ngày
31/12/2014.
[49]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Quy định về TCTD mua trái phiếu
doanh nghiệp, tại Thông tƣ 22/2016/TT-NHNN hiệu lực 15/8/2016
xv
[50]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH:
Triển khai thực hiện an toàn vốn theo Basel II
[51]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2008-2015
[52]. Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên từ 2008-
2016,
[53]. Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên từ 2008-2016,
[54]. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường
niên từ 2008-2016.
[55]. Nhật Trung (2010), Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những
thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 17 (2010)
[56]. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng
Việt Nam năm 2010.
[57]. Vietinbank (2008), Đề án xây dựng Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng Công
thương Việt Nam, tháng 6/2008.
[58]. Vietinbank, Bản cáo bạch năm 2008, năm 2011 và năm 2013
[59]. Vietinbank, Báo cáo thường niên các năm từ 2008-2016
[60]. Vietinbank, Báo cáo tài chính riêng lẻ các năm từ 2008-2016; Báo cáo
riêng lẻ các công ty con của Vietinbank từ 2009-2016
[61]. Vietinbank, Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm từ 2008-2016
[62]. Vietinbank, Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam
[63]. Vietinbank, Quyết định 1867/2012/NHCT, Quy định về khẩu vị RRTD của
Vietinbank; Một số văn bản quy định về Khung quản lý RRTD, quản lý RRTK,
rủi ro hoạt động của Vietinbank
[64]. Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia, Báo cáo tổng quan thị trường tài
chính từ 2011-2013, Báo cáo tổng quan TTTC năm 2014, 2015,2016
TIẾNG ANH
[65]. Andras Bethlend, “Studies on the Hungarian credit market, market trend,
macroeconomic and financial stability consequences”, Budapest University of
Technology and Economics, Hungary,
phd/Gazdasag
[66]. Andreas Kamp, Andreas Pfingsten and Daniel Porath, “Do banks diversify
loanportfolios? A tentative answer base on individual bank loan portfolios”,
xvi
Banking and financial studies-Deutsche Bundesbank, 3/2005 (2),
Paper_2/2005/2005_06_10_dkp_03.pdf?, 02/06/2013.
[67]. Aisyah Binti Abdul Rahman (2008), “Lending Structure and Bank
Insolvency Risk: The case of Islamic Bank in Malayxia”,
Journal of economic Cooporation and
Development,31,3 (2010), 83-105
[68]. Apriani D.R Atahau and Tom Cronje (2014), “Loan Portfolia Structure and
Performance of Government - Owned Banks in Indonexia: Does size matter?,
Corporte Ownership & Control/Volume 11, Issue 4,14,2014
[69]. Basel Committee on Banking Supervision (2006), “International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards”, BIS, 6/2006
[70]. Basel Committee on Banking Supervision (2008), “Principles for Sound
Liquidity Risk Management and Supervisor”, BIS, 9/2008
[71]. Basel Committee on Banking Supervision, “Core Principles for Effective
Banking Supervision”, Bank for International Settlements,
02/06/2013
[72]. Charles W. Smithson (2002), “Credit Portfolio Management”, John
Wiley & SonsInc.
[73].Grzegorz HaLaj (2013), “Optimal asset structure of a bank. Bank reactions
to stressful market condition”, European Central Bank, working paper series
No1533/April 2013, https://www.ecb.europa/pub/pdf/scpwps/ecbwp1533.pdf
[74]. Dr. Gucharan Singh (2015), “A study on structural changes of Sheduled
Commercial Public Sector Banks in India”, International Journal of
Engineering Technology, Management and Applied Sciences, March 2015,
Volume 3 Special Issue, ISSN 2349-4476, www.ijetmas.com/admin/resources.
[75]. Joseph G.Haubrich anh Paul Watchtel (1993), “Capital Requirements and
Shifts in Commercial Bank Portfolios”, Economic Review, Vol.29, tr02-
15,01/07/1993,
[76]. Huberto M.Ennis (2004) “Some recent trends in Commercial Banking”
Federal Reserve Bank of Richmond Economic Quarterly Volume 90/2, Spring
2004 www.business.illinois.edu/gpennacc/BankingTrends.pdf.
xvii
[77]. Henry Kaufman (1995), “Structural Changes in Financial Markets:
Economic and Policy Significance”, Federal Reserve Bank of Kansas City
Economic Review, Second Quater 1995/9
[78]. Kosuke Aoki and Nao Sudo (2012), Asset Portfolio Choice anh Inflation
Dynamics, Bank of Japan Working Paper Series, July 11, 2012
[79]. Lintner, J. (1965), The Valuation of Risk Assets and the Selection of Risky
Investments in Stock Portfolios and Capital Budgets, Review of Economics and
Statistics. February, 47: pp. 13–37.
[80]. Markowitz, H. (1952), Portfolio Selection, The Journal of Finance, Vol. 7,
No. 1. (Mar., 1952): pp. 77-91.
[81]. Michael Rapoport (2015), Banks Shift Bond Portfolios, The Wall Street
Journal, March 24, 2015
[82]. PIMCO (2013), Impact of Regulatory Changes on U.S. Bank Investment
Portfolios, In Depth, December, 2013
[83]. Raymond W.Goldsmith (1958), “Changes in Uses and Sources of Fund by
Financial Intermediaries”, https://ideas.repec.org/h/nbr/nberch/2584.html
[84]. Svetlana Saksonova (2013), “Approachs to Determining Optimal Asset
Structure for a Commercial Bank”, World Academy of Science, Engineering
and Technology International Journal of Social, Behavioral, Educational,
Economic, Business and Industrial Engineering Vol:5, No:5, 2011,
[85]. Sandra D. Cooke (1997), “Structural Change in U.S. Banking Industry: The
Role of Information Technology”, Economics and Statistic Administration
Office of Policy Development Office of Bussiness and Industrial Analysis,
ESA/OPA 97-6, www.esa.doc.gov/sites/default/files/structuralchange,
WEBSITE
[86]. www.agribank.com.vn
[87]. www.anz.com/anualreports
[88]. www.bidv.com.vn/anualreports
[89]. www.kasikorn.com/EN/investors/FinancialInfoReports/Pages
[90]. www.nfsc.gov.vn
[91]. www.sbv.gov.vn
xviii
[92]. www.vietinbank.vn/investor
[93].www.vietinbank.vn/.../chien-luoc-tai-cau-truc-nguon-luc-tai-chinh
[94]. www.vietcombank.com.vn/anualreports
[95]. www.vnaba.org.vn
[96]. www.vietnambiz.vn/lai-du-thu-can-thay-doi-tu-goc-5074.htlm
[97]. www.sbvamc.vn
[98]. www.gos.gov.vn
[99].www.cafef.vn/vietinbank-duy-tri-xep-hang-tin-nhiem-cao-nhat-nganh
[100]. www.vnfinace.vn
xix
Phụ lục 01. Cơ cấu chứng khoán Nợ kinh doanh, đầu tƣ theo chủ thể phát hành của Vietinbank
và một số ngân hàng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu N2009 N2010 N2011 N2012 N2013 N2014 N2015 N2016
1. VIETINBANK
- CK Chính phủ 72 54 57 65 59 49 36 43
- Trái phiếu doanh nghiệp, TCTD 28 46 43 35 41 51 64 57
2. VIETCOMBANK
- Chứng khoán Chính phủ 51 41 45 80 78 83 84 83
- Trái phiếu doanh nghiệp, TCTD 49 59 55 20 22 17 16 17
3. BIDV
- Chứng khoán Chính phủ 69 63 79 78 68 71 75 78
- Trái phiếu doanh nghiệp, TCTD 31 37 21 22 32 29 25 22
4. AGRIBANK
- Chứng khoán Chính phủ 69 76 81 91 84 76 85 89
- Trái phiếu doanh nghiệp, TCTD 31 24 19 9 16 24 15 11
Nguồn: [64] và tập hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng
xx
Phụ lục 02. Khả năng sinh lời của các công ty con trực thuộc Vietinbank
Đơn vị: %
Chỉ tiêu N2009 N2010 N2011 N2012 N2013 N2014 N2015 N2016
1. Công ty chứng khoán Vietinbank
ROA 5,36 2,09 5,1 5,6 5,08 5,98 6,24 6,74
ROE 7,05 2,64 7,5 8,3 7,36 7,28 8,00 8,06
2. Công ty quản lý quỹ Vietinbank
ROA kc kc 7,57 3,93 4,62 3,83 4,64 4,82
ROE kc kc 8,38 4,97 5,00 4,12 4,64 4,82
3. Công ty bảo hiểm Vietinbank
ROA - 9,89 8,19 5,64 7,26 6,3 4,09
ROE - 10,33 8,47 6,47 8,72 9,1 10,01
4. Công ty cho thuê tài chính Vietinbank
ROA 3,57 3,84 3,91 5,28 4,32 4,57 4,74 4,45
ROE 7,22 10,88 8,5 8,42 7,95 7,60 7,44 7,96
5. Công ty chuyển tiền toàn cầu Vietinbank
ROE - - kc kc kc kc kc 16,8
6. Ngân hàng Vietinbank tại Lào
ROA - - - - - - 3,55 4,00
ROE - - - - - - 12,55 13,5
Nguồn: [60] và tập hợp từ Báo cáo tài chính riêng lẻ các công ty con trực thuộc Vietinbank
xxi
Phụ lục 03. Dƣ nợ cho vay ngành vận tải kho bãi của Vietinbank
Chỉ tiêu N2009 N2010 N2011 N2012 N2012 N2014 N2015 N2016
Dƣ nợ cho vay ngành vận tải
kho bãi (Tỷ đồng)
15.281* 17.250* 15.843* 9.781 8.083 7.376 7.344 12.241
Tổng dƣ nợ (Tỷ đồng) 163.170 234.204 293.434 333.356 376.289 439.869 538.080 661.988
Tỷ trọng dư nợ ngành vận
tải kho bãi
9,37% 7,37% 5,4% 2,93% 2,15% 1,68% 1,36% 2,85%
VCSH (Tỷ đồng) 15.572 18.170 28.491 33.624 50.075 55.013 56.110 62.972
Tỷ lệ dư nợ ngành vận tải
kho bãi/VCSH
121,55% 94,94% 55,61% 29,09% 14,94% 13,91% 13,09% 19,55%
Nguồn: [59]
( *) Trong 3 năm 2009-2011 bao gồm cả số liệu dư nợ cho vay ngành vận tải kho bãi và viễn thông
xxii
Phụ lục 04. Dƣ nợ cho vay một số dự án BOT của Vietinbank cuối năm 2016
Nguồn: [100]
635 1080 823
1265
2019
1450
5420 5905
6397
10169
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Dự án BOT Bình Thuận -
Đồng Nai
Dự án BOT Đèo Cả -
Khánh hòa
Dự án BOT Pháp Vân -
Cầu Giẽ
Dự án BOT Cầu Bạch
Đằng
Dự án BOT Bắc Giang -
Lạng Sơn
Vốn chủ sở hữu tham gia (Tỷ đồng) Vốn vay từ Vietinbank (Tỷ đồng)
xxiii
Phụ lục 05. Số lỗ lũy kế của một số DNNN có dƣ nợ tại Vietinbank cuối năm 2016
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: BCTC của các công ty
5040
3905
1348
976
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Vinalines Gtel Vinachem Vinafood 2
xxv
Phụ lục 06. Cơ cấu thị trƣờng trái phiếu Việt Nam
Chỉ
tiêu
N2009 N2010 N2011 N2012 N2013 N2014 N2015 N2016
Giá trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng 11,8 100 15,5 100 17 100 25 100 28,7 100 40,6 100 44 100 47 100
TPCP 10,8 91,5 14 90,3 15 88,2 24 96 18 97,5 40 98,5 43,4 98,6 46,3 98,5
TPDN 1 8,5 1,5 9,7 2 11,8 1 4 0,7 2,5 0.6 1,5 0,6 1,4 0,7 1,5
Nguồn: [64]
xxv
Phụ lục 07. So sánh xếp hạng của Vietinbank với các ngân hàng Việt Nam khác
Công ty xếp hạng Vietinbank VCB BIDV ACB MB SHB Sacom
Bank
VP
Bank
Techcom
Bank
VIB
Fitch B+ B+ Đã rút
hạng
B B n.a Đã rút
hạng
n.a n.a n.a
Moody’s B2 n.a B2 B2 B3 B3 B3 B3 B2 B2
Standard &
Poor’s
BB- BB- B+ n.a n.a n.a n.a n.a BB- n.a
Capital
Intelligence
BB- B+ B+ n.a n.a n.a n.a n.a B+ n.a
Ghi chú: n.a (not available): Công ty xếp hạng không xếp hạng.
Nguồn: [99]
xxvi
Phụ lục 08. Tổng giá trị trái phiếu tại VAMC của Vietinbank và một số NHTM Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
STT Ngân hàng Mệnh giá trái phiếu
VAMC năm 2016
Mệnh giá trái phiếu
VAMC năm 2015
Chênh lệch Dự phòng Giá trị còn lại tại
VAMC
1 Vietinbank 9.156 10.342 (1.186) (2.615) 6.541
2 BIDV 21.131 20.836 295 (5.654) 15.477
3 Vietcombank 0 3.564 (3.564) - -
4 Eximbank 7.029 6.230 799 (1.400) 5.628
5 VP Bank 4.136 4.520 (384) (496) 3.639
6 Techcombank 2.922 3.741 (819) (1.367) 1.554
7 VIB 2.622 3.715 (1.092) (839) 1.783
8 MB 3.404 4.047 (642) (1.248) 2.156
9 ACB 1.487 1.882 (396) (417) 1.069
Nguồn: Diệp Bình (2017), Toàn cảnh nợ xấu của các ngân hàng tại VAMC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chuyen_dich_co_cau_su_dung_von_tai_ngan_hang_thuong.pdf