Luận án Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885

- Về cơ chế vận hành, về khía cạnh lý thuyết Nhà nước có quy định phân định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức thanh tra, giám sát trung ương và địa phương nhưng thực tiễn hoạt động cán bộ thanh tra, giám sát ngành, địa phương này có quyền thanh tra, giám sát, tố giác sai phạm của ngành khác, địa phương khác, kể cả cấp trên của mình và không nên có “vùng cấm” trong hoạt động thanh tra, giám sát. Có cơ chế và tạo điều kiện cho nhân dân phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của mình. Bởi, nhân dân chính là đối tượng được hưởng lợi và cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhà nước cũng tạo ra các kênh thông tin để nhân dân thuận lợi trong việc phát huy vai trò thanh tra, giám sát cũng như tố giác sai phạm của cán bộ và hệ thống chính quyền. Đồng thời, có chế tài bảo vệ nhân dân khi họ tham gia hoạt động này, tránh tình trạng khi nhân dân tố giác sai phạm bị các thế lực khác đe dọa, hãm hại. Để họ thực sự là những người “cầm cân, nẩy mực”, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự trong sạch của bộ máy hành chính và sự công bằng cho nhân dân, Nhà nước phải có chế tài đặc biệt để bảo vệ bản thân người tham gia công tác thanh tra, giám sát cũng như người thân của họ. Trong những trường hợp nhất định, trung ương có thể thành lập các đoàn kinh lược đến thanh tra, kiểm soát ở những địa phương, cơ quan, tổ chức để thay mặt Nhà nước giải quyết kịp thời những khuất tất, dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nhân dân gặp khó khăn trong hoạn nạn. Về thành phần của hoạt động này có thể chỉ có thành viên của tổ chức thanh tra, giám sát cũng có thể có sự phối hợp liên ngành, được tổ chức bí mật, có tính độc lập cao và không nên kiêm nhiệm.

pdf222 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện thăng thự Đại lý tự Thiếu khanh; Giám sát ngự sử đạo Nam – Ngãi bổ làm Thự Án sát Quảng Yên [71:108,355].  Năm 1835, Giám sát ngự sử đạo Định – Yên Nguyễn Quốc Hoan thăng Thự Án sát Thanh Hoa; bổ Giám sát ngự sử đạo Long Tường Vũ Danh Thạc bổ giữ Án sát Ninh Bình; Ngự sử Đặng Kim Giám thăng Án sát Quảng Ngãi; Thự Cấp sự trung Hộ khoa Trần Ngọc Dao bổ thụ làm Viên ngoại lang bộ Hình kiêm Thự Án sát Hà Tĩnh; Ngự sử đạo Thanh Hoa Đinh Doãn Trung đổi bổ làm Viên ngoại lang bộ Hình kiêm thự án sát Định Tường; Giám sát Ngự sử đạo Sơn – Hưng – Tuyên Nguyễn Viễn Du Cải bổ làm Viên ngoại lang bộ Hình kiêm thự án sát Bình Thuận; Cấp sự trung Hình khoa Nguyễn Văn làm Đại lý tự Thiếu khanh kiêm biện lý công việc bộ Hình; Tả phó đô Ngự sử Phan Bá Đạt kiêm coi công việc bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần, sau đó đổi kiêm Hữu thị lang bộ Lại và đổi kiêm Hữu tham tri bộ Hình nhưng vẫn sung làm đại thần viện Cơ mật. Năm 1836, Phan Bá Đạt được giải chức Cơ mật viện đại thần để chuyên làm công việc bộ Hình và Đô sát viện. Đến năm 1837, Tả phó Đô ngự sử Phan Bá Đạt lại được sung đại thần Cơ mật viện kiêm quản viện Hàn lâm [71:704,766,623,502,515,526,692,684,788,822,938], [72:10].  Năm 1836, Giám sát ngự sử đạo Thuận Khánh Bùi Mậu Tiên thăng Thự Án sát Ninh Bình; Giám sát ngự sử đạo An – Tĩnh Nguyễn Bá Nghi thăng Thự Án sát Vĩnh Long [71:886,935].  Năm 1837, Ngự sử đạo An - Tĩnh Vũ Doãn Cung thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa; Ngự sử đạo Định - Biên Nguyễn Xuân Quang thăng Binh khoa Chưởng ấn Cấp sự trung; Bố chính Quảng Trị kiêm Hộ lý tuần phủ Trị - Bình Lê Đăng Doanh làm Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện kiêm quản Thông chính ty. Năm 1838, Phó đô ngự sử Đô sát viện Lê Đăng Doanh kiêm làm công việc bộ Hình; sau đó Tả phó đô ngự sử Lê Đăng Doanh kiêm biện Lại bộ nhưng kiêm quản ty Thông chính [72:232,220,321,368]; cũng trong năm 1838, Tả phó đô ngự sử Lê Đăng Doanh thăng thự Thượng thư bộ Hình nhưng kiêm việc Đô sát viện.  Năm 1838, Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa Nguyễn Xuân Quang thăng thự án sát Hưng Yên; Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Hà Thúc Trương thăng thự án sát Hưng Hoá; Chưởng ấn Cấp sự trung Hình khoa Ngô Văn Địch chuyển bổ 25 quyền Thự Án sát Hưng Hóa; Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Lê Văn Thực thăng Thự Án sát Hà Tiên; Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa Vũ Doãn Cung thăng Thự Án sát Khánh Hoà [72:252,306,344,425].  Năm 1839, Ngự sử đạo Định - Biên Tô Trân thăng thự Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa; Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Hoàng Thu thăng Thự Án sát Hưng Hoá [73:483]; Hữu tham tri bộ Binh Nguyễn Công Trứ kiêm Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện [72:556-577].  Năm 1840, Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa Trần Trứ thăng Thự Án sát Ninh Bình; Năm 1840, Giám sát ngự sử đạo An - Hà Vũ Đức Nhu thăng Thự Án sát Quảng Bình; Ngự sử đạo Nguyễn Sỹ Đăng thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa và Ngự sử đạo Lê Tập thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa; Ngự sử đạo Ninh - Thái Hoàng Mẫn Đạt đổi bổ quyền Thự Án sát Hà Tiên kiêm quyền giữ ấn Tuần phủ quan phòng; Hữu tham tri bộ Binh kiêm Tả phó Đô Ngự sử Đô sát viện Nguyễn Công Trứ thăng thự Tả đô ngự sử Đô sát viện nhưng vẫn kiêm Hữu tham tri bộ Binh [72:664,744,749,853,857].  Năm 1841, Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Nguyễn Thế Trị thăng Thự Án sát An Giang; Giám sát Ngự sử đạo Định - Biên Phan Văn Xưởng thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa; Cấp sự trung Lại khoa Lê Chân thăng Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa, sau đó thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa; Giám sát Ngự sử đạo Kinh kỳ Lê Khắc Nhượng thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa; Hiệp biện Đại học sĩ Lê Đăng Doanh đổi lĩnh chức Tả đô ngự sử Đô sát viện kiêm trông coi ấn vụ của ty Thông chính nhưng vẫn sung làm chức sư bảo cho các hoàng tử, hoàng đệ [73:81,177,197,227,239].  Năm 1842, Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Tả phó Đô Ngự sử Đô sát viện Lê Đăng Doanh kiêm lĩnh việc ấn bộ Hình; Tôn Thất Bạch điệu bổ Tả đô Ngự sử Đô sát viện kiêm giữ chức Tả tôn khanh Tôn nhân phủ; Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa Lê Chân thăng Thự Lang trung bộ Hộ kiêm quyền Án sát tỉnh Gia Định [73:282347,403].  Năm 1843, Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Công khoa Nguyễn Đức Hoan bổ thụ Thái bộc tự Thiếu khanh thăng Thự Án sát tỉnh Nghệ An; Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Phan Văn Xưởng thăng Thự Án sát tỉnh Biên Hoà; Chưởng ấn Cấp sự trung Lễ khoa Nguyễn Tất Phong thăng Thự Án sát tỉnh Bình Thuận; Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa Vũ Danh Trì thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa; Cấp sự trung Hộ khoa Vũ Trọng Bình thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa, Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa Trần Thiện thăng Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa, Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Hình khoa Mai Khắc Mẫn thăng Hình khoa Chưởng ấn Cấp sự trung; Tuần phủ hộ đốc Nam Định Hà Thúc Lương bổ giữ Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện; Phó đô Ngự sử Đô sát viện Tôn Thất Bạch kiêm quyền Hữu tôn khanh; Phó đô ngự sử Tôn Thất Bạch điệu bổ Thượng thư bộ Công nhưng vẫn kiêm quyền chức Hữu tôn khanh Tôn nhân phủ [73:443, 451,452,459,486,616]. 26  Năm 1844, Giám sát ngự sử đạo Hà - Ninh Mai Đức Thường thăng Thự Lại khoa Chưởng ấn Cấp sự trung; Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa Đặng Kham thăng Thự Án sát tỉnh Quảng Ngãi và Giám sát Ngự sử đạo Kinh kỳ Hà Đồng Chính đổi bổ làm Cấp sự trung Binh khoa; Hữu tham tri bộ Binh Phan Thanh Giản bổ làm Tả phó đô ngự sử Đô sát viện sung đại thần viện Cơ mật [73:669,675,679,688].  Năm 1845, Giám sát ngự sử đạo Hải - An Nguyễn Công Dự thăng Thự Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa và Cấp sự trung Hộ khoa Nguyễn Thuận thăng quyền Lại khoa Chưởng ấn Cấp sự trung [73:725,748].  Năm 1846, Thự Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Thượng thư bộ Lễ Tả phó đô Ngự sử Đô sát viện Phan Thanh Giản được thăng quyền Thượng thư bộ Hình sung làm đại thần ở viện Cơ mật. Quyền Hữu tham tri bộ Hộ là Phạm Thế Hiển được bổ thụ Tả phó đô Ngự sử ở Đô sát viện; Cấp sự trung Lại khoa Nguyễn Quýnh thăng quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Lại khoa; Giám sát Ngự sử đạo Kinh kỳ Tạ Hữu Khuê thăng quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa; Cấp sự trung Hình khoa Giang Văn Hiển thăng quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Hình khoa; Chưởng ấn Cấp sự trung Binh khoa Ngô Bỉnh Đức thăng quyền Đại lý tự Thiếu khanh và Giám sát Ngự sử đạo Kinh kỳ Tạ Hữu Khuê thăng quyền Chưởng ấn Cấp sự trung Hộ khoa [73:820.841,920,921].  Năm 1847, Thự Chưởng ấn Hình khoa Giang Văn Hiển thăng Chưởng ấn Ngự sử đạo Kinh kỳ và Cấp sự trung Lễ khoa Lê Quang Nguyên thăng Thự Án sát tỉnh Gia Định [73:1024,1074].  Năm 1871, Hữu thị lang bộ Hộ quyền trông coi Đô sát viện Nguyễn Huy Tế được thăng thự Tả phó đô Ngự sử [74:1264].  Năm 1873, Thự Hữu tham tri bộ Lại Nguyễn Chính đổi làm Thự Tả phó đô Ngự sử Đô sát viện và Thự Tham tri bộ Lại Trần Văn Thiều đổi làm thự Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện; sau đó, Trần Văn Thiều được đổi làm thự Hữu tham tri bộ Hình nhưng vẫn kiêm quản Đô sát viện [74:1376,1382,1428].  Năm 1875, Tả thị lang bộ Công kiêm quản Đô sát viện Phan Huy Kiêm thăng thự Tả phó Đô ngự sử [75:99].  Năm 1876, Tuần phủ hộ lý Tổng đốc Ninh - Thái Phạm Thận Duật bổ giữ Tả tham tri bộ Lại kiêm Tả phó Đô ngự sử Đô sát viện [75:189]. 27 PHỤ LỤC 7. CHỨC QUAN VÀ PHẨM HÀM QUAN, LẠI CẤP TỈNH DO VUA MINH MẠNG ĐẶT NĂM 1831 - Tổng đốc chuyên hạt một tỉnh và kiêm hạt 1 tỉnh, thí dụ như Bình Trị Tổng đốc chuyên hạt Quảng Bình, kiêm hạt Quảng Trị. Quan hàm biên là: “Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện Hữu đô ngự sử, Tổng đốc, Quảng Bình, Quảng Trị đẳng sứ địa phương đề đốc quân vụ kiêm lý lương thướng lĩnh Quảng Bình Tuần phủ sự”. Ngoài ra theo đó mà suy. Duy Thanh Hoa chỉ chuyên hạt 1 tỉnh, Sơn Hưng Tuyên thì kiêm hạt những 2 tỉnh. - Tuần phủ chuyên hạt 1 tỉnh, như Tuần phủ Quảng Trị. Quan hàm biên là “Binh bộ Tham tri hoặc Thị lang kiêm Đô sát viện Hữu phó đô ngự sử, Tuần phủ, Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đề đốc quân vụ kiêm lý lương thướng, lĩnh Bố chính sự”. Duy có Lạng Bình thì kiêm hạt 1 tỉnh. - Bố chính và Án sát - Bố chính thự lý Tuần phủ, như: Bố chính Thái Nguyên, quan hàm biên là: “Thái Nguyên đẳng xứ địa phương Thừa tuyên Bố chính sứ ty Bố chính sứ, thự lý Tuần phủ ấn vụ”. Bố chính sứ trật Chánh tam phẩm, Án sát trật Tòng tam phẩm. Tỉnh nào thuộc Tổng đốc chuyên hạt hay Tuần phủ kiêm hạt thì đặt Bố chính, Án sát mỗi chức 1 viên. Tỉnh nào có Tuần phủ lĩnh công việc Bố chính thì chỉ đặt một viên Án sát. Quan hàm như: Bố chính Quảng Bình, biên rằng: “Quảng Bình đẳng xứ địa phương, Thừa tuyên Bố chính sứ ty Bố chính sứ”. Án sát thì biên “Quảng Bình đẳng xứ địa phương Đề hình Án sát sứ ty Án sát sứ”. Ngoài ra theo đó mà suy. Hai ty Bố chính, Án sát, mỗi ty đặt 1 Thông phán, 1 Kinh lịch. - Bát phẩm Thư lại ty Bố chính - Quảng Bình 3, Quảng Trị 2, Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng đều như Quảng Trị. - Cửu phẩm thư lại. Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều 6 viên; Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên đều 5 viên, Lạng Sơn 4 viên; Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng đều 3 viên. - Vị nhập lưu thư lại - Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, đều 60 viên, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn đều 40 viên; Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng đều 30 viên. - Thư lại ty Án sát - Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều 2 Bát phẩm, 4 Cửu phẩm, 40 Vị nhập lưu thư lại. Nghệ An, Bát, Cửu phẩm cũng như những tỉnh trên, Vị nhập lưu 30 viên. Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên đều 1 Bát phẩm, 3 Cửu phẩm, 20 Vị nhập lưu. Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng đều 1 Bát phẩm, 2 Cửu phẩm, 20 Vị nhập lưu. 28 - Lãnh binh quan - Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều dùng quan nhị, tam phẩm; Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, đều dùng quan tam, tứ phẩm; Cao Bằng dùng quan tứ phẩm. - Thuỷ sư Lãnh binh quan - Dùng quan Tam, Tứ phẩm. Các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hoa, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, mỗi nơi đều đặt 1 Lãnh binh, chuyên cai quản bộ binh; Nghệ An, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, đều 2 Lãnh binh quan chia nhau cai quản bộ binh. Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương đều đặt 1 Thuỷ sư Lãnh binh quan chuyên cai quản thuỷ binh. Ninh Bình thuộc về kiêm hạt của Tổng đốc Hà - Ninh, Hưng Yên thuộc về kiêm hạt của Tổng đốc Định - Yên, Quảng Yên thuộc về kiêm hạt của Tổng đốc Hải - Yên, Thuỷ sư do các Tổng đốc phái đi tuần phòng đóng giữ. Sơn - Hưng - Tuyên, Ninh - Thái, Lạng - Bình đều là đất thượng du, không đặt thuỷ sư [75:232-233]. 29 PHỤ LỤC 8. QUY TẮC LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG QUAN CẤP TỈNH DO VUA MINH MẠNG PHÂN ĐỊNH NĂM 1831 1. Tổng đốc giữ việc cai trị cả quân, dân, cầm đầu các quan văn quan võ trong toàn hạt. Khảo hạch các quan lại, sửa sang bờ cõi. Tổng đốc, Tuần phủ hay các viên thự lý Tuần phủ ấn vụ, công việc cũng như nhau. Phàm trong hạt sự việc gì nên tâu báo, đều được làm chuyên tập tâu lên. Duy Tuần phủ (ở tỉnh do Tổng đốc) kiêm hạt, khi có chính sự lớn lao về việc hưng lợi trừ tệ thì cùng với Tổng đốc bàn bạc rồi ký tên tâu chung một giấy. Nếu ý kiến khác nhau, thì cho làm tờ tâu riêng. Nếu là việc biên cương hay quân cơ khẩn yếu thì một mặt điều khiển rồi tâu lên, một mặt tường báo cho Tổng đốc định liệu. Hai ty Bố chính, Án sát: phàm những việc nên tâu nên tư, đều phải tường báo với quan trên là Tổng đốc hay Tuần phủ để phân biệt, liệu làm. Duy việc quan hệ đến lợi hại về đời sống của dân chúng mà ý kiến khác nhau hoặc bị quan trên chèn ép thì cho được đệ sớ niêm phong tâu thẳng. Lại như tình hình Cao Bằng không giống với các hạt khác. Khi gặp việc gì quan khẩn thì Bố chính, Án sát cùng nhau bàn bạc, làm chung giấy đệ tâu thẳng và một mặt tường báo với Tuần phủ Lạng Bình. Còn những việc lớn như mở điều lợi, trừ mối tệ thời phải tường báo với Tuần phủ xét kỹ tâu xin thi hành. Ngoài ra, công việc thuộc về ty nào cứ chiếu lệ thường mà làm. Việc nên tâu thì làm sớ tâu, nên tư bộ thì lấy đủ lý do mà báo bộ. - Tuần phủ giữ việc tuyên bố đức ý triều đình, vỗ yên nhân dân, coi giữ các việc chính trị, giáo dục, mở điều lợi, bỏ điều hại. - Bố chính sứ giữ việc thuế khoá, tài chính toàn hạt. Triều đình có ân trạch, chính lệnh gì ban xuống thì truyền đạt cho các người phần việc. - Án sát sứ giữ việc kiện tụng hình án trong toàn hạt, chấn hưng phong hoá, kỷ cương, trừng thanh các quan lại, kiêm coi công việc chạy trạm trong hạt, khi có những việc trọng đại hai ty (Bố chính, Án sát) hội đồng bàn bạc, rồi trình bày với Tổng đốc hay Tuần phủ mà làm. 2. Thông phán, Kinh lịch, Bát, Cửu phẩm và Vị nhập lưu thư lại ở 2 ty Bố chính, Án sát thì lấy viên chức ở hai ty thừa của trấn cũ mà sung bổ. Thông phán, Kinh lịch ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Hưng Yên mới đặt thì do bộ chọn bổ. Còn Thư lại của Hà Tĩnh thì do Nghệ An trích lấy ty thuộc trấn cũ, của Hưng Yên thì do viên quyền Chưởng thành ấn trích lấy ty thuộc của trấn Sơn Nam cũ mà chia bổ. 3. Về lỵ sở Bắc Thành, nay đã đặt nha môn tỉnh Hà Nội thì quan lại cũ ở các tào, các phòng và cục Tạo tác đều phải rút đi, nhưng công việc bàn giao rất nhiều hãy cho họ tạm lưu lại ở Hà Nội, để viên Tổng đốc đốc sức làm cho thanh thoả rồi sẽ xét bổ. 4. Khi sổ sách các hạt đệ tâu, khi Bố chính, Án sát làm xong, phải tường báo với Tổng đốc, Tuần phủ duyệt lại, ký tên, đóng dấu quan phòng. Cuối sổ sách phải có chữ ký rõ họ tên người cứu duyệt, người viết là thuộc viên của ty mình để tiện kiểm tra. Ngạch lính hằng năm, nguyên vẫn thuộc các quân dinh, viên cai quản phải theo 30 lệ làm thành sổ sách, tường báo với Tổng đốc, Tuần phủ duyệt lại và chứng thực. Còn sổ các hạng quan văn, quan võ và binh dịch trong hạt thì do Tổng đốc, Tuần phủ hội đồng cùng làm và cũng phải đệ luôn thể (với số ngạch binh) để bộ chiếu đó làm việc. 5. Những trọng án các phủ huyện đã kết nghĩ đệ lên cho ty Án sát phúc thẩm với các án do ty Án sát tra xét khi xong phải chuyển đệ lên Tổng đốc, Tuần phủ xét lại. Án nào nên tâu thì làm giấy tờ tâu lên. Những án xử phát lưu làm lính trở xuống thì Tổng đốc, Tuần phủ phê sức cho ty Án sát chiểu theo thi hành, đến cuối năm, làm thành danh sách. Những án phủ huyện xét xử mà đương sự chưa phục tình thì được chống án lên ty Án sát xin xét; ty Án sát xét xử mà đương sự vẫn chưa pbục tình thì do Tổng đốc, Tuần phủ xét lại, rồi trích phái nhân viên ty Bố chính hội xét với viên đầu phủ hay đầu huyện, chớ nên phái uỷ nhân viên ty Án sát xét nữa. 6. Những tờ chiếu, cáo, chỉ dụ được giao về cùng các thứ chương tấu, sổ sách văn thư án kiện ở thành, từ năm Gia Long thứ 1 (1802) trở về sau, đều do viên quyền chưởng thành ấn chuyển sức cho phần việc kiểm duyệt rồi giao nha môn Hà Nội lưu trữ, đợi sau hạt nào có việc cần tra cứu thì tư hội sức cho sao lục. Còn hai tỉnh mới đặt là Hà Tĩnh và Hưng Yên những thể lệ chung hiện để tuân hành, sẽ do Tổng đốc An Tĩnh và Tổng đốc Định Yên sao lục giao cho thi hành. 7. Các hạng biền binh thuộc các hạt trước trừ những danh hiệu quân đội đã nói ở trên, còn thì đều cho lưu lại bản hạt theo Tổng đốc, Tuần phủ phân phái. 8. Các cơ thuỷ binh từ Quảng Bỉnh trở ra bắc, đều theo mệnh lệnh quan địa phương và quan Thuỷ sư Lãnh binh, chứ không thuộc quyền thuỷ quân như trước nữa. 9. Ba cơ Bắc tượng tiền, Bắc tượng tả, Bắc tượng hữu, mỗi cơ 5 đội, chia bổ về 5 tỉnh to là Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh mỗi tỉnh 3 đội, đặt làm 1 cơ. Cơ của Hà Nội thì gọi là Hà Nội tượng cơ; các tỉnh khác cũng theo lối như thế. Mỗi hạt định ngạch là 20 thớt voi, đem số voi hiện có mà chia cho đều, thiếu thì sẽ cấp sau. 10. Các tượng cơ từ Quảng Trị trở ra bắc đều thuộc quyền quan địa phương và quan Lãnh binh. Những viên chuyên quản tượng cơ ở Kinh đặt trước đều rút đi cả. 11. Bộ binh các hạt trong có một số trước thuộc 5 quân Thần sách, nay tuy vẫn lệ thuộc Chưởng lãnh ở Kinh, nhưng cũng cùng với bộ binh, thuỷ binh, tượng binh đặt dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ sở tại điều khiển liệu lượng phân phái đi đóng giữ các nơi xung yếu. 12. Các nha Tuần phủ, khi gặp có tin báo nguy cấp mà số biền binh trong hạt không đủ sai phái thì một mặt tư trình Tổng đốc, một mặt trưng dụng binh ở tỉnh cùng hạt, như Quảng Bình với Quảng Trị chẳng hạn. Duy Tuần phủ Lạng Sơn, được phép báo cho Tổng đốc Ninh - Thái sai phái binh đi, việc xong lại cho lính về tại ngũ. 13. Các hạt đuổi bắt giặc cướp mà chúng chạy sang hạt khác, thì được phép báo cho hạt tiếp giáp, phái binh ngăn chặn, hoặc hợp sức vây bắt. Nếu hạt giáp giới tự cho là khác bờ cõi, không chịu tiếp ứng để bọn giặc cướp chạy xa, sẽ truy cứu duyên do, phân biệt trị tội. 31 14. Cao Bằng, việc bắt giữ cướp cũng ít. Nếu gặp việc cần phải thêm quân, đã có Tuần phủ Lạng Bình điều khiển, đợi sau này kho thóc ngày thêm dồi dào đủ nuôi quân, bấy giờ bàn việc phái lính đến đóng. 15. Thuế các phủ huyện, thuộc về hạt nào thì nộp vào kho hạt ấy. Duy các xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Quảng Yên ngạch thuế có ít hơn nơi khác, không đủ chi phát. Vậy 3 huyện là Hạ Hoa, Hoa Khê, Thanh Ba của Sơn Tây, nguyên trước nộp thuế về Hưng Hoá, 4 huyện Hùng Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Đăng Đạo của Sơn Tây trước nộp thuế về Tuyên Quang, huyện Thiên Phúc của Bắc Ninh được nộp thuế về Thái Nguyên và 2 huyện An Dương, Thuỷ Đường của Hải Dương trước nộp thuế về Quảng Yên, đều vẫn cho nộp theo như cũ. Lại 6 huyện là: Đường An, Đường Hào, Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện của Hải Dương cũng vẫn theo như cũ nộp thuế vào kho Xích Đằng cho tiện việc vận tải. Đến như các cửa ải, các bến sông, các hồ, ao đấu trưng, đến kỳ, do quan địa phương chiếu lệ mà làm. 16. Các trấn nguyên thuộc Bắc Thành, sang năm đến kỳ tuyển lính, những công việc chia tỉnh đặt quan mới bắt đầu xây dựng, việc tuyển lính chưa được tiện, hãy hoãn đến năm Quý tị, Minh Mệnh thứ 14 (1833) sẽ làm. Khoá thanh tra năm nay, các hạt đã có Tổng đốc, Tuần phủ thay thế bàn giao thì cứ theo lệ, chọn phái các nhân viên chuyên làm việc này mà bỏ chức đổng lý đi. 17. Các trấn thuộc Bắc Thành cũ và hạt Ninh Bình thường phải nộp những vật hạng gì từ nay về sau, hằng năm, bộ Hộ cứ theo lệ tính xem vật hạng trong Kinh cần dùng là bao nhiêu, chiếu hạt tư cho quan sở tại đốc thu hoặc đặt tiền mua cho đủ số. Thứ gì chở đường biển cho người đem đến Nam Định tạm chứa, đợi lấy được thuyền vận tải đến thì theo đoàn thuyền tải vào Kinh nộp. Những thứ gì đi đường bộ thì phái người đi ngựa trạm đem vào Kinh đệ nộp. 18. Lệ trước ấn định Nghệ An, Nam Định, mỗi năm mỗi trấn được cấp tiền công nhu 300 quan. Nay Nghệ An đặt thêm ra Hà Tĩnh, Nam Định, đặt thêm ra Hưng Yên, thì Nghệ An và Nam Định theo lệ Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, đều cấp cho 250 quan tiền, còn Hà Tĩnh, Hưng Yên thì chiếu theo lệ Ninh Bình, cấp cho mỗi tỉnh 200 quan tiền. Lại như trấn Sơn Nam cũ đổi làm Hà Nội thì vẫn chiểu theo lệ Sơn Nam mà cấp tiền công nhu. Còn các tỉnh khác vẫn theo lệ cũ. 19. Hà Tĩnh, Hưng Yên chưa có chỗ đóng tỉnh lỵ, Tuần phủ, Án sát Hà Tĩnh tạm đóng ở phủ thành Hà Hoa, Tuần phủ, Án sát Hưng Yên tạm đóng ở trường sở Xích Đằng đợi sau chọn đất sẽ lập tỉnh lỵ. 20. Hà Nội đặt lỵ sở ở phủ Hoài Đức, thì chỗ trấn lỵ Sơn Nam cũ nay đổi làm phủ lỵ Lý Nhân, kiêm huyện Kim Bảng. Phủ thành Lý Nhân đổi làm huyện thành Bình Lục, rồi điệu bổ viên huyện Kim Bảng sang Bình Lục, đóng ở đó. Còn nhà cửa kho tàng của trấn Sơn Nam cũ, đợi khi xây dựng lỵ sở tỉnh Hưng Yên sẽ liệu cho dời đổi. 21. Thành sở cũ của Hà Nội so với các hạt khác có to rộng hơn. Nhưng cơ sở đã thành thì hãy cứ để như cũ. Công sảnh của Tổng trấn và Hình tào để làm dinh Tổng đốc, Bố, Án; công sảnh Binh tào để làm nha Đê chính. Những nhà cửa các võ quan 32 và trại lính của các quân thì về phần Trung quân vẫn lưu đóng ở đấy, còn của bốn quân Tiền, Tả, Hữu, Hậu nay thuộc hạt nào dỡ đem về hạt ấy. Đến như các nhà cửa kho tàng của Phó tổng trấn cùng các tào, cục đều do Tổng đốc liệu định, cái nào nên để, cái nào nên bỏ, tâu lên đợi chỉ. Lại như hành cung, Văn miếu, miếu Hội đồng, Hà Nội đã có ở thành xây dựng từ trước rồi, thì những cái của trấn Sơn Nam cũ đều dời về Hưng Yên. 22. Gặp các khánh tiết Thánh thọ, Vạn thọ, Nguyên đán, Đoan dương trong các thiếp mừng, biểu mừng, Tổng đốc, Tuần phủ song song cùng đóng hai ấn quan phòng. Ba viên đốc phủ Sơn - Hưng - Tuyên thì đóng nối dọc ba ấn quan phòng. Thanh Hoa đóng ấn tuần phủ quan phòng. Thiếp biểu mừng ấy đều giao viên Tri phủ hay viên Tri huyện đem vào Kinh chúc mừng. Lạng - Bình chưa có phủ, huyện thì uỷ cho Thông phán hay Kinh lịch đi thay. Còn như phẩm vật thổ ngơi các hạt thì Tổng đốc, Tuần phủ đều chiếu sản vật trong hạt mình theo lệ cũ mà lấy để cung tiến. 23. Đốc, Phủ, Bố, Án các hạt đã có ấn quan phòng nhà nước cấp, còn các quan phòng ấn triện cũ của thành tào và các trấn từ Quảng Trị trở ra Bắc, đều tức thì thu lại và tiêu huỷ đi. 24. Hai tỉnh Hà Tĩnh và Hưng Yên mới thiết lập mỗi tỉnh đều đặt viên Đốc học và theo lệ, chế cấp ấn quan phòng chuyên giữ học chính. 25. Các quan phủ huyện hạt nào đổi đi hạt khác đều do bộ Lại làm tờ chiếu cấp cho. 26. Các hạt, khi khuyết Suất đội, Tổng đốc, Tuần phủ, chọn lấy người rồi tâu xin sung bổ. Còn từ Phó quản cơ trở lên, phải đợi chỉ nhà vua bổ hay bãi. 27. Văn thư các trạm hoặc phái người cưỡi ngựa chạy trạm thì Án sát tường báo với đốc, phủ cấp trát cho chuyển đệ phát đi. Duy khi Bố chính, Án sát có thực phong đệ thẳng, thì cho được làm trát đóng ấn mà phát đệ, nhưng trong trát phải viết rõ những chữ “Bố chính hay Án sát thực phong” thì các trạm dọc đường mới được tiếp nhận. Còn như Cao Bằng hiện không có Tuần phủ thì cho phép hay Bố chính, Án sát được làm trát phát đệ. 28. Hà Nội đặt ty Bưu truyền1 lệ thuộc Án sát sứ dưới quyền có Tư vụ, Bát Cửu phẩm thư lại mỗi chức một người, Vị nhập lưu thư lại 12 người. Ở ngoài thành đặt một trạm, số lính trạm hạn 60 người. Phàm những chương sớ, công văn các hạt bất kỳ gặp có việc phải phi đệ rất khẩn cấp và phái người đem đi thì do quan địa phương cấp trát đệ thẳng. Còn những việc khẩn vừa thì các tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng làm trát giáo ty Bưu truyền tiếp nhận (để chuyển đệ), mỗi ngày cứ giờ Mão, giờ Dậu, 2 lần đổi trát, Tổng đốc Hà Nội trát giao phát đệ, việc thường thì 3 ngày chạy 1 lần. Còn như ống trạm do sáu bộ ở Kinh phát giao chuyển đến các hạt, ty Bưu truyền tiếp nhận được lập tức đổi trát, xem về hạt nào thì chuyển phát ngay đi hạt ấy. Lại ở ngoài thành Nam Định, đặt một nhà trạm. Phàm các tỉnh Nam Định, Hải Dương, 1 Cơ quan phụ trách về việc chạy trạm, chuyển đệ công văn và thư trát của nhà nước phong kiến. 33 Hưng Yên, Quảng Yên, có phát đệ ống trạm, đều giao cho ty Án sát Nam Định chiếu lệ Bưu truyền Hà Nội mà làm. Nhân viên và chức dịch ty Án sát ấy được đặt thêm 1 Cửu phẩm thư lại và 5 Vị nhập lưu thư lại để sung vào làm việc này. Trạm Ninh Đa ở Ninh Bình phải chạy đi hai ngả đường. Công việc vất vả hơn các trạm khác, cấp thêm cho 20 lính trạm. Khi ở Kinh có chiếu văn chỉ dụ hồng bản1 ban cho các hạt thì phái 2 người đi ngựa trạm đến trạm Ninh Đa: một người từ Ninh Đa qua Nam Định thẳng đến Hải Dương cấp phát. Công văn nào phát cho Hưng Yên thì do Nam Định phát, phát cho Quảng Yên thì do Hải Dương phát; đều do các Tổng đốc nhận lĩnh, rồi phái người chuyển đi. Một người đi thẳng lên Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh và Lạng Sơn để cấp phát. Công văn nào phát cho Hưng Hoá, Tuyên Quang thì do Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nhận lĩnh; phát cho Thái Nguyên, thì do Tổng đốc Ninh Thái nhận lĩnh, phát cho Cao Bằng thì do Tuần phủ Lạng Bình nhận lĩnh, rồi đều phái người đi chuyển giao. 29. Thuyền các hạt: Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoa đều theo ngạch cũ. Thuyền Hà Tĩnh, do Tổng đốc An Tĩnh chia phái đi đóng giữ. Thuyền Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên, Ninh Bình sẽ do bộ Công bàn định cấp phát. 30. Sắp xếp công việc đi sứ. Từ nay đến kỳ đi sứ, các phẩm vật, thứ nào bấy nay vẫn do Kinh đô phát giao thì cứ làm theo như cũ còn ngoài ra hết thảy các vật hạng khác đều do Tổng đốc Hà Ninh chiếu lệ Bắc Thành đã làm qua, sức cho ty Bố chính Hà Nội mua sắm và thuê thợ làm đúng như mẫu. Việc cung ứng vật hạng và điều bát dân phu, cũng đều làm theo lệ trước. Lại phòng những việc thuộc về bang giao, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Quảng Yên tiếp giáp với nước nhà Thanh, khi có gửi công văn cho các địa phương nhà Thanh tiếp giáp với hạt mình đều dúng ấn Tuần phủ quan phòng. Duy Cao Bằng thì dùng ấn Bố chính. 31. Việc giải tù phạm. Các tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Quảng Yên phần nhiều không tiện đường thuỷ, hoặc có đường thuỷ nhưng các thuyền vận tải sản vật đường biển không đến, thì việc giải tù phạm từ Nghệ An trở ra Bắc, nên chiếu lệ vẫn làm mà giải đi đường bộ. Còn những tù phạm từ Quảng Bình trở vào Nam, cần phải tải đường biển. Đến kỳ tải, Tổng đốc, Tuần phủ phái lính cùng với ty Án sát giải các tù phạm đem theo lương thực khẩu phần ăn đường có biên ghi sổ sách làm bằng. Hà Tĩnh giải đến Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Quảng Yên đều giải đến Nam Định, cho tạm giam lại. Ty Án sát những hạt có tù phạm phải để nhân viên đi áp giải ở lại đó, đợi đoàn thuyền hải vận cập bến sẽ cho cùng với phạm cần giải của hạt sở tại Nghệ An, Nam Định đi tải cả thuyền vào Kinh, do bộ chuyển phát đi các nơi. Khi tải bộ phát giải tù cho các địa phương cũng do các quan hạt An Tĩnh, Định Yên chuyển phát. Còn như tù phạm ở Thanh Hoa, Quảng Bình, Quảng Trị đều lưu tại hạt, phân giải theo thể lệ) [75:233- 240]. 1 Hồng bản: bản sớ tâu được vua phê chữ son, giao lại cho thi hành. 34 PHỤ LỤC 9. BẢNG THỐNG KÊ SƠ LƯỢC HỆ THỐNG QUAN CHẾ TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 1. VĂN BAN CHÁNH TÒNG N H Ấ T P H Ẩ M 04 Đại học sĩ (Cần chánh điện, Văn minh điện, Võ hiển điện, Đông các) và Cáo thụ1 Đặc tiến vinh lộc đại phu. Hiệp biện Đại học sĩ, cáo thụ Vinh lộc đại phu. N H Ị P H Ẩ M Lục bộ Thượng thư, Tả/Hữu Đô ngự sử Đô sát viện, cáo thụ Tư thiện đại phu. Tả/Hữu Tham tri Lục bộ, Tả/Hữu Phó đô ngự sử Đô sát viện, Cáo thụ trung phụng đại phu. T A M P H Ẩ M Tả/Hữu Thị lang Lục bộ, Chưởng viện học sĩ, Trực học sĩ, Thông chính sứ ty, Đại lý tự khanh, Thái thường tự khanh, Thị lang (Nội vụ phủ, Vũ khố), Thiêm sự, Phủ doãn phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn các trấn, Cáo thụ gia nghị đại phu. Thượng bảo khanh, Quang lộc Tự khanh, Thái bộc Tự khanh, Cáo thụ trung nghị đại phu. T Ứ P H Ẩ M Thiếu khanh (Hồng lô tự, Đại lý tự, Thái thường tự), Quốc tử giám Tế tửu, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ, Lang trung (Lục bộ, Nội vụ phủ, Vũ khố), Thiêm sự phủ thiếu Thiêm sự, Tào chính ty Tào chính sứ, Thương bạc ty Thương bạc sứ, Phủ thừa (Tôn Nhân phủ, Thừa Thiên phủ); Tham hiệp các trấn, Hoàng tử phủ Trưởng sử; Thân công phủ Trưởng sử, cáo thụ Trung thuận đại phu. Thiếu khanh (Thượng bảo tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự), Quốc tử giám Tư nghiệp, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, Từ tế sứ, Hoàng tử phủ Phó trưởng sử, Thân công phủ Phó trưởng sử, Cáo thụ triều liệt đại phu. N G Ũ P H Ẩ M Hồng lô tự Thiếu khanh, Viên ngoại lang (Lục bộ Thanh lại ty, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Nội vụ phủ Thanh thận ty, Vũ khố Thanh thận ty), Hàn lâm viện Thị độc, Cấp sự trung lục khoa, Giám sát ngự sử các đạo, Đốc học các trấn, Từ tế ty Từ tế Phó sứ, Thái y viện Ngự y, Giám chính Khâm thiên giám, Tào chính phó sứ, Cáo thụ phụng nghị đại phu. Thừa chỉ Hàn lâm viện, Thị giảng Hàn lâm viện, Miếu lang, Tri phủ, Phó ngự y Thái y viện, Giám phó Khâm thiên giám, Tri bạ (Cẩm y, Thị trung), Cáo thụ phụng thành đại phu. 1 Cáo thụ: cáo mệnh của triều đình cho tước hiệu. 35 L Ụ C P H Ẩ M Chủ sự (Thanh lại ty Lục bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Nội vụ phủ Thanh thận ty, Vũ khố Thanh thận ty, Tào chính Thanh cần ty, Thương bạc ty), Đồng tri phủ, Tri huyện, Khâm thiên giám ngũ quan chính, Hộ thành binh mã ty Chủ sự, Tri bạ, Kiên kỳ Tri bạ, Phi kỵ Tri bạ, Thần sách Tri bạ, sắc thụ1 Thừa vụ lang. Hàn lâm viện Tu soạn, Tri huyện, Kinh huyện Huyện thừa, Học chính Quốc tử giám, Tri bạ (Giám thành, Võng thành, Vệ cơ, Chư quân), Tả/Hữu thông phán (Thừa Thiên phủ, Chư thành trấn đạo), Thổ tri phủ, sắc thụ Văn lâm lang. T H Ấ T P H Ẩ M Hàn lâm viện Biên tu, Tư vụ (Thanh lại ty lục bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Nội vụ phủ Thanh thận ty, Vũ khố Thanh thận ty, Tào chính Thanh cần ty, Thương bạc ty, Hộ thành binh mã ty, Hoàng tử phủ Văn hàn ty, Tôn Nhân phủ Thừa biện ty), lục sự Đô sát viện, Giám thừa, Huyện thừa Quốc tử giám các huyện, Khâm thiên giám linh đài lang, Giáo thụ các phủ, Tả/Hữu kinh lịch (Thừa Thiên phủ, các thành trấn đạo), sắc thụ Trưng sĩ lang. Hàn lâm viện Kiểm thảo, Miếu thừa, Thái y viện Y chính, Chiêm hậu ty linh đài lang các thành Trấn đạo, Hiệp thủ các quan trấn, thổ tri châu, thổ tri huyện, sắc thụ Trưng sĩ tá lang. B Á T P H Ẩ M Các huyện Huấn đạo, Thư lại (Thanh lại ty lục bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Nội vụ phủ Thanh thận ty, Vũ Khố Thanh thận ty khố, Tào chính Thanh cần ty, Thương bạc ty, Khâm thiên giám, Từ tế ty, ngoại khoa y chính Thái y viện, Hoàng tử phủ Văn hàn ty, Tôn Nhân phủ Thừa biện ty, Thừa Thiên phủ, các thành trấn đạo, Tri sự các phủ, Hành nhân ty, Sắc thụ tu chức lang. Hàn lâm viện Điển bạ, Văn miếu tự thừa, Quốc tử giám Điển bạ, Thái y viện Y phó, Thư lại (Cẩm y, Thị trung, Hộ thành binh mã ty, Hoàng tử phủ Văn hàn ty), Thân công phủ Chủ bạ, Tri sự các huyện, thổ huyện thừa, sắc thụ Tu chức tá lang. 1 Sắc thụ: sắc mệnh của triều đình cho tước hiệu. 36 C Ử U P H Ẩ M Chánh cửu phẩm thư lại (Thanh lại ty lục bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Chánh cửu phẩm thư lại Thái bộc tự, Hồng lô tự, Nội vụ phủ Thanh thận ty, Vũ Khố Thanh thận ty, Tào chính Thanh cần ty, Thương bạc ty, Khâm thiên giám, Từ tế ty, Thị nội, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng, Hoàng tử phủ Văn hàn ty, Tôn Nhân phủ Thừa biện ty, Thừa Thiên phủ, các thành trấn đạo,), Thái y viện ngoại khoa y phó, Thái y viện y sinh, Văn miếu tự thừa các thành trấn đạo, lại mục các phủ, Tượng y ty tượng y phó, Hành nhân Hành nhân ty, Sắc thụ đăng sĩ lang. Hàn lâm viện Đãi chiếu, Quốc tử giám điển, Thái y viện ngoại khoa y sinh, Tòng cửu phẩm thư lại (Hộ thành binh mã ty, Hoàng tử phủ Văn hàn ty, Thân công phủ, Giám thành, Võng thành, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành, Nam Bắc tào, các vệ cơ đội các thành trấn đạo), Lương y ty y sinh các thành trấn phủ đạo, lại mục các huyện, Cai tổng, Tượng y ty tượng y sinh, thổ lại mục, sắc thụ Đăng sĩ tá lang. Vị nhập lưu: Vị nhập lưu thư lại ở các bộ, viện, phủ, ty, giám, tự, ty văn hàn hàm phủ Hoàng tử, phủ Thân công, các đội, vệ, cơ ở các thành, trấn, đạo, Lễ sinh ở Văn Miếu… [16:102-105], [4:169-172], [75:655-661]. 2. VÕ BAN CHÁNH TÒNG N H Ấ T P H Ẩ M Chư quân Đô thống phủ, Chưởng phủ sự, cáo thụ Đặc tiến Tráng võ tướng quân. Thị nội Thần cơ dinh Đô thống, Thị nội Tiền phong dinh Đô thống, Thị nội Long võ dinh Đô thống, Thị nội Hổ oai dinh Đô thống, Thần sách ngũ dinh Đô thống; cáo thụ Tráng võ tướng quân. N H Ị P H Ẩ M Thị trung Tả dực Thống chế, Hữu dực Thị trung Thống chế, Thị nội Thần cơ dinh Thống chế, Thị nội Tiền phong dinh Thống chế, Thị nội Long võ dinh Thống chế, Thị nội Hổ oai dinh Thống chế, Thần sách ngũ quân Thống chế, chư quân Thống chế, cáo thụ Nghiêm uy tướng quân. Cẩm y Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ, Cẩm y Chưởng vệ sự, Kinh thành Đề đốc, Thị trung Tả dực Vệ uý, Thị trung Hữu dực Vệ uý, Khinh xa đô uý tập ấm, cáo thụ Hùng uy tướng quân. 37 T A M P H Ẩ M Nhất đẳng thị vệ, Cẩm y vệ Đô Chỉ huy sứ ty chỉ huy sứ, dinh Thị nội Thần cơ Vệ uý, Thị nội Tiền phong Vệ uý, Thị nội Long võ Vệ uý, Thị nội Hổ oai Vệ uý, Thị nội Nội hầu Vệ uý, Thị nội Kỳ võ Vệ uý, Thị nội Thành võ Vệ uý, Thị nội Thị tượng Vệ uý, Thượng tứ viện viện sứ, Nội thuỷ Phấn dực Vệ uý, Kiêu kỵ Vệ uý, Phi kỵ Vệ uý, Thần sách Vệ uý, Hộ lăng Vệ uý, Thị trung Tả dực Phó vệ uý, Thị trung Hữu dực Phó vệ uý, chư quân Thống quản thập cơ, Trấn thủ các thành trấn, cáo thụ Anh dũng tướng quân. Hộ thành binh mã ty Binh mã sứ, Thượng trà viện Viện sứ, Giám thành Vệ uý, Võng thành Vệ uý, Vệ uý các quân, Ngũ hộ Vệ uý, Thị nội Thần cơ Phó vệ uý, Tiền phong Thị nội Phó vệ uý, Thị nội Long võ Phó vệ uý, Hổ oai Thị nội, Vệ uý Nội hầu Thị nội Phó vệ uý, Thị nội Kỳ võ Phó vệ uý, Thị nội Thành võ Phó vệ uý, Thị nội Thị tượng Phó vệ uý, Nội thuỷ Phấn dực Phó vệ uý, Kiêu kỵ Phó vệ uý, Phi kỵ Phó vệ uý, Thần sách Phó vệ uý, Hộ lăng Phó vệ uý, chư quân Phó thống thập cơ, Kinh thương Giám đốc, Kiêu kỵ Đô uý tập ấm, cáo thụ Phấn dũng tướng quân. T Ứ P H Ẩ M Nhị đẳng thị vệ, Hộ thành binh mã ty binh mã Phó sứ, Thượng trà viện Phó sứ, Giám thành Phó vệ uý, Võng thành Phó vệ uý, Chư quân Phó vệ uý, Ngũ hộ Phó vệ uý, Quản cơ, Kinh thương Phó giám đốc, Minh nghĩa Đô uý. Thành thủ uý, Phó quản cơ, Trung hầu Cai đội, Nội hầu Cai đội, Cẩm y Cai đội Thị trung Tả dực Cai đội, Hữu dực Thị trung Cai đội, giám đốc các cục Bảo hoá, Bảo tuyền, Tạo tác, Kỵ đô uý tập ấm, Tuyên uý sứ, Trưởng chi các chi Thổ binh, cáo thụ Tín nghĩa đô uý. N G Ũ P H Ẩ M Tam đẳng thị vệ, Cẩm y Hiệu uý, Thị nội Cai đội (Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, Nội hầu, Kỳ võ, Thành võ, Thị nội Thị tượng , Tả hầu, Hữu hầu, Trung hầu, Dực võ, Thượng trà Tiểu sai, Tả vệ, Hữu vệ, Kim đao, Kim sang, Ngân sang, Thị nghi, Thượng thiện, Tiểu hầu, Tài hoa, Phấn dực Nội thuỷ, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng), Tả/Hữu dực Thị trung Phó đội, Chánh đội trưởng suất đội (Trung hầu, Nội hầu), quản lĩnh Nam Bắc tào, cáo thụ Võ công đô uý. Tứ đẳng thị vệ, Cai đội (Giám thành, Võng thành, chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành), Chánh đội trưởng Thị nội (Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, Nội hầu, Kỳ võ, Thành võ, Thị tượng, Tả hầu, Hữu hầu, Trung hầu nhất, Dực võ, Thượng trà, Tiểu sai, Tả vệ, Hữu vệ, Kim đao, Kim sang, Ngân sang, Thị nghi, Thượng thiện, Tiểu hầu, Tài hoa), Chánh đội trưởng (Nội thuỷ Phấn dực, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng, Từ tế), phó lĩnh Nam Bắc tào, Phi kỵ uý tập ấm, Tuyên uý Phó sứ, Phòng ngự sứ, Phó chi các chi thổ binh, Cáo thụ Kiến công đô uý. 38 L Ụ C P H Ẩ M Ngũ đẳng thị vệ, các đội ngạch ngoại, Cai đội các thành trấn đạo; Cai đội thuộc binh; Giám thành Chánh đội trưởng suất đội, Võng thành Chánh đội trưởng suất đội (Chánh đội trưởng dưới này đều là Chánh đội trưởng suất đội), Chánh đội trưởng (Chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành, Trung hầu đội suất thập, Nội hầu đội suất thập thủ ngự), Đốc vận các quan tấn, Sắc thụ Tráng tiết kỵ uý. Chánh đội trưởng suất đội (các thành trấn đạo, thuộc binh, Cẩm y suất thập), Chánh đội trưởng Tả/Hữu dực Thị trung, Đội trưởng (Trung hầu đội, Nội hầu đội), Chánh đội trưởng Thị nội (Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, Nội hầu, Kỳ võ, Thành võ, Thị tượng, Tả hầu, Hữu hầu, Trung hầu nhất, Dực võ, Thượng trà, Tiểu sai, Tả vệ, Hữu vệ, Kim đao, Kim sang, Ngân sang, Thị nghi, Thượng Thiện, Tiểu hầu, Tài hoa), Chánh đội trưởng (Nội thuỷ Phấn dực, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng, Từ tế), Ân kỵ uý tập ấm, Tuyên uý đồng tri, Phòng ngự đồng tri, Cai đội thổ binh, sắc thụ Tráng tiết tá kỵ uý. T H Ấ T P H Ẩ M Giám thành Chánh đội trưởng suất thập (Chánh đội trưởng ở sau đều là Chánh đội trưởng suất thập), Chánh đội trưởng (Võng thành, Chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành), Đội trưởng (Cẩm y suất thập, Tả/ Hữu dực Thị trung), Đội trưởng Thị nội (Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, Nội hầu, Kỳ võ, Thành võ, Thị tượng, Tả/Hữu hầu, Trung hầu nhất, Dực võ, Thượng trà, Tiểu sai, Tả vệ, Hữu vệ, Kim đao, Kim sang, Ngân sang, Thị nghi, Thượng thiện, Tiểu hầu, Tài hoa), Đội trưởng (Nội thủy Phấn dực, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần cơ, Hộ lăng, Từ tế), Thiên hộ, Nội tạo các cục tượng chính tri sự, sắc thụ Hiệu trung kỵ uý. Chánh đội trưởng suất thập (các thành trấn đạo, thuộc binh, Giám thành), Đội trưởng (Võng thành, Chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành, thổ binh), Phó thiên hộ, Nội tạo tác các cục tượng phó tri sự lĩnh vận thiên tổng, Phụng ân uý tập ấm, sắc thụ Hiệu trung tả kỵ uý. B Á T P H Ẩ M Đội trưởng suất thập các thành trấn đạo, thuộc binh đội trưởng suất thập, Bá hộ, các cục tượng Tri sự công thương, công khố thứ Đội trưởng, dịch trạm thứ đội trưởng, sắc thụ Trung tín hiệu uý. Bá hộ, các cục tượng phó Tri sự, Thừa ân uý tập ấm, sắc thụ Trung tín tá hiệu uý. C Ử U P H Ẩ M Bá hộ, Tượng mục các cục tượng chính, sắc thụ Hiệu lực hiệu uý. Bá hộ, Hộ trưởng các hộ, thợ các cục, Tượng mục, huyện lệ mục, sắc thụ Hiệu lực tá hiệu uý. 39 Nguồn: [16:105-109], [4:172-175], [75:655-661]. 40 PHỤ LỤC 10. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC NHA, TỰ, VIỆN... TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 Dưới thời kỳ độc lập, tự chủ (1802 – 1885), ngoài lục bộ, các vị vua đầu triều Nguyễn còn cho lập các phủ, tự, viện, giám, ty, cục… gọi là các nha. Đây là các cơ quan phụ trách một hoặc một số công việc chuyên môn nhất định thuộc về các lĩnh vực hành pháp, tư pháp và giám sát. - Tôn Nhân phủ: thành lập năm Minh Mạng 13 (1832), là cơ quan chuyên chăm lo các vấn đề về hoàng tộc như: trông coi sổ sách, biên soạn ngọc phả, tông phả, phái phả, đặt tên, lo giá thú… cho người trong hoàng tộc, tế lễ tang ma, phong cấp tập tước, định mũ áo, chọn người làm quan, chọn tôn sinh, giáo dưỡng để giảng dạy cho các hoàng tử, hoàng đệ và người trong tôn thất, thay nhà vua quản lý mọi mặt trong hoàng tộc... Đứng đầu phủ Tôn nhân là Tôn nhân lệnh, chức quan này thường lấy một vị Thân vương có uy tín trong Hoàng tộc đảm nhiệm. Các quan giúp việc gồm có: Tả/Hữu Tôn chính, Tả/Hữu Tôn nhân, Tả/Hữu Tôn khanh; thuộc viên gồm có: Tả/Hữu Tá lý, Lang trung, Viên ngoại lang, Chủ sự, Ty vụ, Thừa biện ty… [4:25]. - Thái Y viện: Cơ quan này được vua Gia Long thành lập năm 1802. Thái Y viện là cơ quan tập hợp những lương y giỏi, có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho vua và người trong hoàng tộc, chăm lo việc thuốc thang, chữa bệnh và chăm lo ngành y dược trong cả nước. Đứng đầu Thái Y viện là 1 Viện sứ giữ chức Lệnh y viện hàm Chánh tứ phẩm, 1 Ngự y hàm Chánh ngũ phẩm, 1 Phó Ngự y hàm Tòng ngũ phẩm, 2 viên Tả/Hữu Viện phán hàm Tòng lục phẩm, 2 viên Thừa viện phán, thuộc viên có các Y chính 10 người, Y sinh 23 người, Nhập lưu Y sinh 20 người; ngoại khoa có 2 Y chính, 2 Y phó và 16 Y sinh... Thái y viện còn có nơi chế thuốc riêng và quản lý kho Ngọc dược giữ các loại thuốc quý dùng cho nhà vua [6:122]. - Nội Vụ phủ: tiền thân dưới thời vua Gia Long là Nội đồ gia, năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đổi tên thành Nội Vụ phủ. Đây là cơ quan chuyên trách việc coi giữ kho tàng, của công và các hạng vàng ngọc châu báu, tơ lụa trong cung, lo việc thu phát cất trữ các vật cống tiến... Nội vụ phủ có 10 kho là: Châu ngọc khố, Cẩm tú khố, Trân ngoạn khố, Vật hạng khố, Văn y khố, Kim ngân khố, Nhạc khí khố, Thái phục khố, Sa lăng khố và Dược phẩm khố. - Thị vệ xứ, ty Cẩn tín: Đây là hai cơ quan phụ trách công tác hậu cần của triều đình, trong đó xứ Thị vệ là đơn vị vũ trang bảo vệ vua và nội cung còn ty Cẩn tín có trách nhiệm giao nhận lễ vật và chương sớ cho vua từ các nơi chuyển đến. Khi làm việc ở trong Kinh, các thuộc viên của xứ Thị vệ được chia làm 4 ban còn ty Cẩn tín chia làm 2 ban để cùng nhau túc trực ở Duyệt Thị đường [6:122]. - Thương trường: Kho dự trữ thóc, gạo và tiền, do 1 quan Thị lang hàm Chánh tam phẩm phụ trách. 41 - Võ khố: Thời Gia Long gọi là Ngoại đồ gia, đến năm 1820, vua Minh Mạng đổi thành Võ khố. Đây là kho chứa quân khí. Đứng đầu Võ khố là 1 quan Thị lang hàm Chánh tam phẩm. Nội vụ phủ và Võ khố đều dùng chức Thị lang đứng đầu, giúp việc cho Thị lang có Lang trung và Tham biện. Các thuộc viên đều có Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát, Cửu phẩm và Vị nhập lưu thư lại, cùng chia nhau trông coi đồ vật và sổ sách [75:918]. - Mộc thương: Đây là kho chứa đồ gỗ của triều đình, đến năm 1853 vua Tự Đức cho đổi thành ty Tài mộc và cho trực thuộc bộ Công. Kho Mộc thương do 1 viên Lang trung hàm Chánh tứ phẩm trông coi. Ngoài ra, còn có các Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ và một số viên bát cửu phẩm, nhập lưu giúp việc. Ngoài ra, Mộc thương còn có Doanh thiện ty. Đây là 7 cục thợ mộc thuộc Mộc thương, có nhiệm vụ quản lý đội ngũ thợ mộc giỏi có trách nhiệm đóng các đồ mộc và thuyền cho triều đình. Đứng đầu ty này là 1 Viên ngoại lang hàm Chánh ngũ phẩm và một số viên giúp việc. - Tào chính ty: Ty này được đặt dưới thời Gia Long với tên đội Trường đà. Năm 1822, Minh Mạng đổi thành Tào chính ty. Cơ quan này có nhiệm vụ vận tải hàng hóa, lương thực và quân giới cho triều đình. Đứng đầu Tào chính ty là Tào chính sứ hàm Chánh nhị phẩm trở lên và do vua lựa chọn. Các thuộc viên có Chủ sự và Tư vụ, Bát, Cửu phẩm và Vị nhập lưu thư lại. Nam, Bắc tào quản lĩnh giữ việc cai quản và hộ vệ các thuyền bè trên sông. Phó quản lĩnh tham dự giúp việc. Còn viên Đốc vận, Lĩnh vận và Thiên tổng thì đều theo Quản lĩnh để phụng hành việc vận tải của nhà nước. Cửu phẩm thư lại coi giữ sổ sách ghi chép công việc của Tào chính [75:920]. - Bưu chính ty: Do Minh Mạng thành lập năm 1820. Cơ quan này có nhiệm vụ chuyển vận công văn và đưa đón quan lại trong toàn quốc. Phụ trách Bưu chính ty là 1 viên Chủ sự hàm Chánh lục phẩm. - Thông chính sứ ty: Dưới thời Gia Long, việc vận chuyện công văn về Kinh và ngược lại đều do Bưu chính ty (trực thuộc bộ Binh) đảm nhận. Năm 1834, vua Minh Mạng cho đặt Thông chính sứ ty trực thuộc triều đình trung ương. Nhiệm vụ của cơ quan này là: “Tiếp nhận tấu sớ, kiểm, phát văn thư, ban ứng trực, chuyển, nhận công văn, phân xử trường hợp gửi chậm, gửi nhầm, phái cử người đi công vụ” [53:177]. Ngoại trừ các mật tấu, công văn khẩn giao trực tiếp cho Thị vệ trình lên vua, còn văn bản thông thường, Thông chính sứ có trách nhiệm tiếp nhận rồi giao cho các bộ, nha theo chức trách. Đối với các công văn gửi các địa phương, cơ quan này phối hợp với bộ Binh xem xét nếu không có vấn đề gì thì giao cho Bưu chính ty chuyển [6:127]. Thuộc viên của cơ quan này có Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát, Cửu phẩm và một số Nhập lưu thư lại [70:918]. - Lục Tự: là sáu tổ chức giúp nhà vua các vấn đề về văn hoá, giáo dục, thi cử, luật pháp, tế tự gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự. Trong đó, Hồng lô tự và Thượng bảo tự có chức trách thường trực, còn các Tự khác thường chỉ kiêm nhiệm hoặc chỉ làm chức quan để phong. Lục Tự có tổ chức từ thời Lê Thánh Tông, nhà Nguyễn cũng lập lục Tự nhưng 42 thường không đủ 6 Tự. Những chức như Tự khanh, Tự thiếu khanh, Tự thừa thường trao cho những tản quan không có chức vụ nhất định. + Đại lý tự được thành lập năm 1831. Đây là cơ quan tư pháp tối cao của triều Nguyễn, có nhiệm vụ: xét xử phúc thẩm các vụ án có khiếu tố, án tử hình; thụ lý các vụ kiện của dân về tham ô, hối lộ, bức hiếp [8:25]. Ngoài ra, Đại lý tự còn phải phối hợp với bộ Hình và Đô sát viện thành Tam Pháp ty để xét xử hình án của triều đình [75:655-656]. Trưởng quan Đại lý tự là Tự khanh (3a), có một Thiếu khanh (4a) và 29 thuộc quan khác. Năm 1898, vua Thành Thái cho bãi bỏ Đại lý tự [9:140]. + Thái thường tự được vua Gia Long đặt ra năm 1814 nhưng không phải là cơ quan chuyên trách. Đến năm 1827, vua Minh Mạng mới có định chế cụ thể cho cơ quan này. Nhiệm vụ của Thái thường tự là tổ chức các đại lễ của triều đình [6:132]. + Quang lộc tự được thành lập năm 1835, với nhiệm vụ xem xét, kiểm tra các lễ vật, phẩm tế trong các cuộc tế lễ, yến tiệc của triều đình. Thái thường tự và Quang lộc tự là hai cơ quan trực thuộc Bộ Lễ. + Thái bộc tự lo việc kiểm duyệt các đồ nghi trượng, phép rèn dạy ngựa. + Hồng lô tự là cơ quan có nhiệm vụ tổ chức các buổi xướng danh các tân tiến sĩ thi đậu các kỳ thi Đình, đồng thời Hồng lô tự còn có nhiệm vụ sắp xếp các thể thức nghi lễ, sắp xếp trật tự, vị trí các quan trong các ngày hội triều và lễ khánh hạ [6:134]. + Thượng bảo tự là cơ quan thuộc bộ Lễ, có nhiệm vụ đóng ấn quyển thi Hội. Đứng đầu các tự là viên Tự khanh trông coi sự vụ trong tự của mình, phó của các tự là Thiếu khanh, giúp việc cho Tự khanh. Các tự đều có thuộc viên như Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát, Cửu phẩm và Vị nhập lưu thư lại [70:919]. - Quốc tử giám: Quốc tử giám có từ thời Lý. Dưới thời Nguyễn, năm 1803 vua Gia Long cho lập Đốc học đường (về sau đổi là Quốc tử giám), ban đầu đặt chức quan Đốc học đứng đầu. Quốc tử giám có nhiệm vụ “giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài, sửa sang quy thức để đôn đốc sự giáo hoá, phân biệt lớp bậc để phân phát học bổng, mọi việc có quan hệ đến quốc học” [70:919]. Đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi đặt chức Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng - hàm Chánh tứ phẩm), 2 viên Tư nghiệp (tương đương Hiệu phó - hàm Tòng tứ phẩm), thuộc viên gồm có các viên: Học chính, Giám thừa, Điển bạ, Điển tịch và các Vị nhập lưu thư lại để giúp việc. Từ năm Minh Mạng 14 (1833) trở đi đặt thêm 1 viên đại thần hàm Nhất phẩm để kiêm quản. Như năm 1838, vua Minh Mạng đã cử hai Đại học sĩ là Lê Văn Đức và Trương Đăng Quế kiêm quản, đến năm 1841, vua Thiệu Trị cử Vũ Xuân Cẩn thay Lê Văn Đức, còn Trương Đăng Quế vẫn tiếp tục kiêm quản. Về chức trách của các thuộc viên, “Tế tửu coi việc học chính và đào tạo nhân tài để giúp cho nền văn hoá được thịnh đạt. Tư nghiệp tham dự công việc học chính làm phó phủ để giúp Tế tửu. Học chính theo viên Giám đường chuyên giữ việc giảng dạy học tập. Tôn học và Giám thừa đem các thuộc viên để làm mọi sự vụ Quốc học. Điển bạ và Điển tịch đều coi giữ kinh sách, sổ bạ, còn những Vị nhập lưu thư lại thì lệ thuộc vào Giám để sai phái làm việc công” [70:919]. 43 - Khâm thiên giám: Cơ quan này được thành lập năm 1805, dưới triều vua Gia Long. Khâm thiên giám có trách nhiệm “suy tính để chiêm nghiệm sai độ của từng năm, bình trật để phân đều khí hậu, ghi chép lịch số để nêu đúng năm và mùa, miêu tả sắc mây và hình vật để xem đoán tượng trời, xem ngày giờ để chọn tốt lành, coi giọt lậu để báo trống canh” [70:920]… Về đội ngũ quan lại, Khâm thiên giám do 1 viên quan Đại thần đứng đầu, dưới đặt 1 viên Giám chính hàm Chánh ngũ phẩm, 3 viên Chiêm hậu hàm Tòng ngũ phẩm, 1 viên Thủ hợp trông coi văn phòng và 30 viên Chiêm hậu lại ty. Đến năm 1826, vua Minh Mạng cho kiện toàn lại và giao cho 1 quan đại thần phụ trách, đội ngũ quan lại có 1 viên Giám chính, 1 viên Giám phó, 4 viên Ngũ quan chính, 4 viên Linh đài lang và một số thuộc lại. - Quốc sử quán: Là cơ quan chuyên trách việc nghiên cứu, lưu trữ sử liệu, biên soạn các bộ sử chính thống của triều đình. Năm 1820, vua Minh Mạng dụ rằng: “Nhà nước ta từ khi mở mang đến nay, các thánh nối nhau hàng 200 năm. Kịp đến Thế tổ Cao hoàng đế ta trung hưng thống nhất đất nước, trong khoảng ấy sự tích công nghiệp nếu không có sử sách thì lấy gì để dạy bảo lâu dài về sau. Trẫm muốn lập Sử quán, sai các nho thần biên soạn quốc sử thực lục để nêu công đức về kiến, đốc, cơ, cần làm phép cho đời sau, cũng chẳng là phải sao” [75:66] nên đã cho lập Quốc sử quán. Quan viên Quốc sử quán đều chọn người có chữ nghĩa, giỏi văn học. Đứng đầu cơ quan này là các Tổng tài kiêm quản. Ngoài ra, còn có một số chức quan khác như: 2 viên phó Tổng tài, 4 viên Toản tu, 8 viên Biên tu, 4 viên Khảo hiệu, 6 viên Đàng lục, 6 viên Thu chưởng… Các đại quan đã từng được giao nhiệm vụ kiêm quản Quốc sử quán như: Nguyễn Văn Thành, Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Trương Quang Đản, Cao Xuân Dục… [6:131]. Quốc sử quán đã từng biên soạn các bộ sử lớn của triều Nguyễn như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên), Minh Mạng chính yếu, Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu… - Viện Tập hiền: Đây là cơ quan “bàn bạc đạo trị nước, giảng sách cho hoàng đế, hoàng thân và các đại thần từ tham tri trở lên và biên soạn sách giáo khoa về chính trị” [6:129]. Viện Tập hiền đặt các viên Kinh diên giảng quan và Kinh diên nhật giảng quan hàm Nhị phẩm trở lên chuyên trách việc giảng dạy, ngoài ra có các viên Thị giảng, Thị độc, Khởi cư trú và Bút thiếp thức giúp việc giảng dạy, nghiên cứu, biên soạn kinh điển, kê cứu, ghi chép sổ sách...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_ngoduclap_noi_dung_275.pdf
Luận văn liên quan