Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nhất là đặc điểm, yêu cầu mang tính chính trị,
pháp lý và bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, Luận án đã xây dựng 4 quan điểm nhằm
hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. Trên cơ sở các quan điểm, Luận án đã đề xuất
02 nhóm giải pháp lớn nhằm hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. Để hoàn thiện
pháp luật về Chủ tịch nước theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luận án đã đề xuất 17
tiểu giải pháp về cả nội dung và hình thức của pháp luật, với nhiều giải pháp cụ thể.
Các giải pháp được đề xuất mang tính toàn diện, cụ thể, gắn với từng nhóm quan hệ và
đối với từng loại hình văn bản QPPL và có thể thực hiện được ngay trên thực tế. Cùng
với đó, Luận án cũng đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước
khi có điều kiện sửa đổi Hiến pháp năm 2013; trong đó, tập trung làm rõ đổi mới về mô
hình Chủ tịch nước, nguyên tắc, cơ sở luận, đồng thời, kiến nghị những nội dung cơ
bản của pháp luật về Chủ tịch nước cần được nghiên cứu hoàn thiện cho phù hợp với
đổi mới mô hình Chủ tịch nước.
Hy vọng, với những kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ góp một phần nhỏ vào
quá trình hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
NNPQ XHCN ở Việt Nam, dần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, hiệu lực cho tổ
chức, hoạt động của Chủ tịch nước, từng bước thay đổi nhận thức chung về vị trí, vai
trò của thiết chế Chủ tịch nước, từ đó tiếp tục đổi mới tư duy để ngày càng đề cao,
phát huy vị thế, sự đóng góp của Chủ tịch nước với Nhà nước, với hệ thống chính trị,
Tổ quốc, với nhân dân, thực sự trở thành biểu tượng tinh thần, thủ lĩnh hành động đưa
đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, sớm xây dựng thành công CNXH.
192 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về chủ tịch nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu
lập pháp, (7), tr.32-36.
128. Đào Trí Úc (2000), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KHXH 05.05, Hà Nội.
129. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện
quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
130. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1995), "Nghị viện các nước trên thế giới" (lưu
hành nội bộ), Hà Nội.
131. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11
ngày 30/9/2004 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức
vụ đối với cán bộ lãnh đạo Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
ngành Toà án, ngành Kiểm soát, Hà Nội.
132. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, “Hoàn cảnh ra đời và nội dung
cơ bản của Hiến pháp năm 1992”, tại trang
DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN1-2.htm, [truy cập ngày 20/12/2017].
133. Văn phòng Quốc hội, Viện Friedrich - Ebert tại Việt Nam (2008), Quốc hội trong
Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
134. Văn phòng Quốc hội (2009), Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, tập
1, Nxb Thống kê, Hà Nội.
135. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2015), “Bình luận khoa học Hiến pháp
năm 2013 - Một số yêu cầu và những vấn đề đặt ra”, Hội thảo khoa học cấp
Bộ ngày 07/01/2015, Hà Nội.
136. Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(2015), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách về nhà nước và pháp
luật trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”, Hội thảo
ngày 14,15/7/2015, Hà Nội.
164
137. Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập VIII (1919-1930), Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
138. Wikimedia Foundation, Inc, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2017), "Viện
Nguyên lão La Mã", tại trang https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%
E1%BB%87n_nguy%C3%AAn_l%C3%A3o_La_M%C3%A3, [truy cập
ngày 10/10/2017].
139. Nguyễn Xuân Yêm (2016), "Về quy định thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân
của Chủ tịch nước”, tại trang Tạp chí điện tử Cộng sản,
Ve-quy-dinh- thong-linh-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-cua.aspx, [truy cập
ngày 28/6/2016].
* Tài liệu tiếng Anh
140. Andrew Harding, Peter Leyland (2011), The Constitutional System of Thailand: A
Contextual Analysis, Hart Publishing.
141. Andrew Harding (2012), The Constitution of Malaysia: A Contextual Analysis,
Hart Publishing.
142. Angus McIntyre (2005), The Indonesian Presidency: The Shift from Personal
Toward Constitutional Rule, Rowman & Littlefield Publishing.
143. Congressional Quarterly, Inc (1997), The president, the public, and the parties,
Nxb Congressional Quarterly Publishing.
144. Christopher H. Pyle, Richard M. Pious (1984), The President, Congress, and the
Constitution: power and legitimacy in American politics, Free Press
Published.
145. David S. Bell (2000), Presidential power in Fifth Republic France, Berg
Publishers.
146. Derek O'Brien (2014), The Constitutional Systems of the Commonwealth
Caribbean: A Contextual Analysis, Bloomsbury Publishing.
147. Gary L. Gregg (1997), The presidential republic: executive representation and
deliberative democracy, Rowman & Littlefield Publishing.
165
148. Jane Henderson (2011), The Constitution of the Russian Federation: A
Contextual Analysis, Hart Publishing.
149. Jose Antonio Cheibub (2007), Presidentialism, Parliamentarism, and Democracy,
Cambridge University Press.
150. Josep Colomer (2003), Political Institutions in Europe, Psychology Press.
151. L. Fisher (1995), Presidential War Power, University Press of Kansas.
152. L. W. King (2007), The Code of Hammurabi, NuVision Publications, LLC.
153. Margit Tavits (2008), Presidents with Prime Ministers: Do Direct Elections
Matter?, Oxford University Press.
154. Mark Sidel (2009), The Constitution of Vietnam: A Contextual Analysis, Hart
Publishing.
155. Mohd. Tahir Nasiri (1994), Comparative Study of the Role of the Head of State in
Parliamentary and Presidential Systems of Government, International
Islamic University Malaysia.
156. National Assembly of the Republic of Bulgaria (2007), "The Constitution Of The
Republic Of Bulgaria", tại trang [truy
cập ngày 20/8/2017].
157. Naunihal Singh (1998), A System of Governance: Parliamentary Or Presidential,
Anmol Publications Pvt. Ltd.
158. Oxford University Press (2018), "English Oxford Living Dictionaries",
tại trang https://en.oxforddictionaries.com/definition/head_of_state, [truy
cập ngày 20/8/2018].
159. Peter Leyland (2012), The Constitution of the United Kingdom: A Contextual
Analysis, Hart Publishing.
160. Puchalska, Bogusia (2011), Limits to democratic constitutionalism in Central and
Eastern Europe, Ashgate Publishing, Ltd.
161. Qianfan Zhang (2011), The Constitution of China: A Contextual Analysis,
Bloomsbury Publishing PLC.
162. R. J. Spitzer (1988), The Presidential Veto. Touchstone of The American
Presidency, State University of New York Press.
166
163. Rett R. Ludwikowski (1996), Constitution-making in the Region of Former Soviet
Dominance, Duke University Press.
164. Scott Newton (2017), The Constitutional Systems of the Independent Central
Asian States: A Contextual Analysis, Bloomsbury Publishing.
165. Shigenori Matsui (2010), The Constitution of Japan: A Contextual Analysis,
Bloomsbury Publishing.
166. Sophie Boyron (2012), The Constitution of France: A Contextual Analysis
Bloomsbury Publishing.
167. The German Federal Presidents, "Honours and Decorations", tại trang
Functions/HonoursAndDecorations/honoursanddecorations-node.html,
[truy cập ngày 12/11/2017].
168. The German Federal Presidents, "Office of the Federal President", tại trang
Federal-President/office-of-the-federal-president-node.html, [truy cập ngày
12/11/2016].
169. The President of the republic of Bungari (2012), "Administration", tại trang
https://www.president.bg/cat8/Administration/, [truy cập ngày 25/10/2012].
170. The President of the republic of Bungari (2017), "Powers Devolved to Vice-
president Iliana Iotova", Administration of the President of the Republic of
Bulgaria, tại trang https://www.president.bg/cat20/Vice-President-
Constitutional-powers/, [truy cập ngày 24/01/2017].
171. The Senate of Italian Parliament (2017), “The Constitution of the Italian
Republic”, Designed and published by the Senate Parliamentary
Information, Archives and Publications Office, tại trang
azioni/libreria/novita/XVII/COST_INGLESE.pdf, [truy cập ngày
20/12/2017].
172. Veena Sharm (2001), President in Indian political system, Rawat Publications.
173. Werner Heun (2011), The Constitutional System of Germany: A Contextual
Analysis, Hart Publishing.
167
174. Wikimedia Foundation, Inc, Wikipedia The Free Encyclopedia (2018), "Head Of
State", tại trang https://en.wikipedia.org/wiki/Head_of_state, [truy cập ngày
14/10/2018].
175. Wikimedia Foundation, Inc, Wikipedia The Free Encyclopedia (2018), "List of
countries by system of government", tại trang https://en.wikipedia.
org/wiki/List_of_ countries_by_system_of_government, [truy cập ngày
03/10/2018].
176. Zhang Pengyuan, Shen Huaiyu (1987), Guomin zhengfu zhiguan nianbiao, 1925-
1949 (Offices and Personnel of Republican China: The Nationalist Era,
1925-1949), Taipei, Institute of Modern History, Academia Sinica.
168
PHỤ LỤC
MÔ HÌNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TIÊU BIỂU VÀ PHÁP LUẬT VỀ
NGUYÊN THỦ QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Các mô hình nguyên thủ quốc gia tiêu biểu trên thế giới
1.1. Phân loại mô hình nguyên thủ quốc gia trên thế giới
Có những cách thức khác nhau để phân loại mô hình NTQG, tuỳ thuộc vào
căn cứ, mục đích phân loại khi nghiên cứu. Có thể kể đến như:
* Nếu căn cứ vào cấu trúc tổ chức thiết chế NTQG, có thể chia thành hai
mô hình cơ bản là mô hình cá nhân và mô hình tập thể.
(i) Mô hình cá nhân là mô hình mà thiết chế NTQG chỉ do một người đảm
nhiệm. Đây là mô hình truyền thống và phổ biến trên thế giới hiện nay, ở cả các
nước theo hình thức chính thể quân chủ và cộng hoà.
(ii) Mô hình tập thể là mô hình mà thiết chế NTQG do hai hay nhiều người
đảm nhiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý, dù là tập thể nhưng ở một thời điểm cụ thể,
NTQG vẫn là một cá nhân và thường được xác định theo cơ chế luân phiên hoặc là
người đại diện. Mô hình này không phổ biến trên thế giới.
Các nước có mô hình NTQG tập thể và theo cơ chế người đại diện là các
nước XHCN, với sự ảnh hưởng của mô hình Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao của
Liên Xô trước đây. Ví dụ: Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1980 thì HĐNN là cơ
quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam; thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 98). Hay Hiến pháp Cu Ba năm
1992 cũng quy định tương tự: HĐNN là đại diện cao nhất cho Nhà nước Cu Ba
(Điều 89); Chủ tịch HĐNN đồng thời là người đứng đầu nhà nước và là người đứng
đầu chính phủ (Điều 74).
Một số nước cũng theo mô hình NTQG tập thể nhưng theo cơ chế luân phiên
như Bosnia và Herzegovina. Ở đó, Hội đồng Tổng thống là thiết chế đứng đầu nhà
nước. Hội đồng này gồm 3 Tổng thống đại diện cho 3 cộng đồng sắc tộc là Crô-a-ti-
a, Xéc-bi-a và Hồi giáo; mỗi người sẽ luân phiên nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội
đồng Tổng thống trong tám tháng.
169
Mô hình NTQG tập thể còn có một số biến thể. Ví dụ: Nhà nước Sparta (thời
Hy Lạp cổ đại, thế kỉ IX - VI TCN) được điều hành bởi hai vua thuộc về hai dòng
họ thế lực nhất là Agides và Eurypontides. Hay ở Việt Nam thời Hai Bà Trưng
(Trưng Trắc, Trưng Nghị) Thậm chí cơ chế Vua - Thái thượng hoàng cùng nhiếp
chính thời Trần và Thời Trịnh - Nguyễn giai đoạn Đàng trong - Đàng ngoài (1744-
1777) cũng được xếp vào loại này.
* Nếu căn cứ vào mức độ thẩm quyền của NTQG, có thể chia thành mô
hình NTQG thực quyền (thẩm quyền rộng), mô hình NTQG biểu tượng (hình thức
hay thẩm quyền hẹp) và mô hình NTQG hài hoà (thẩm quyền tăng cường)
(i) NTQG thực quyền được trao nhiều quyền trong cả đối nội, đối ngoại.
Thông thường, họ vừa là đại diện quốc gia, vừa là người ĐĐNN, đồng thời đứng
đầu nhánh quyền lực hành pháp (Chính Phủ). NTQG có quyền lực nhiều nhất phải
kể đến NTQG của các nước theo mô hình quân chủ chuyên chế. Ở đó, quyền lực
của Vua có thể nói là “không bị giới hạn” do nắm giữ bao trọn QLNN. Đại diện
phải kể đến là Ả rập xê út, Brunay, Oman, Swaziland. Tiếp đến là NTQG ở một vài
nước XHCN như Triều Tiên, Cu Ba, khi NTQG vừa nắm đồng thời cả hành pháp và
lập pháp. Kế nữa là NTQG của các nước theo mô hình cộng hòa tổng tống điển
hình, khi đồng thời là người đứng đầu hành pháp như: Mỹ và các nước Nam Mỹ...
(ii) NTQG biểu tượng thì ngược lại, không được trao nhiều thẩm quyền về đối
nội, đối ngoại. Thông thường, họ ở vị trí “đứng ngoài nhà nước”, chủ yếu thực hiện
vai trò đại diện công cao nhất của quốc gia và ĐĐNN về danh nghĩa nhằm thay mặt
nhà nước thực hiện chức năng nghi lễ trong đối nội, đối ngoại. Đại diện mô hình này
là các nước theo chế độ quân chủ lập hiến như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ailen, Na Uy, Thuỵ Điển Hoặc một số nước theo mô hình cộng hoà nghị viện như
Đức, Ấn Độ, Ý Lào, Việt Nam, Trung Quốc cũng được xếp vào mô hình này.
(iii) NTQG hài hoà hay còn gọi là mô hình NTQG hỗn hợp hoặc NTQG
thẩm quyền tăng cường là sự hoà trộn giữa 2 mô hình trên. Mô hình này xuất hiện
trong những nhà nước dân chủ hiện đại ngày nay với mục đích vừa khắc phục
những hạn chế, vừa phát huy được ưu điểm của hai mô hình trên. Ở đó, dựa trên
nền tảng là nguyên tắc kiểm soát, đối trọng QLNN, NTQG về cơ bản vẫn dựa trên
170
mô hình biểu tượng (để bảo đảm tính ổn định chính trị) nhưng được trao thêm một
số thẩm quyền nhất định, đặc biệt là trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp và
hành pháp (để bảo đảm vai trò người ĐĐNN và thực hiện kiểm soát quyền lực).
Nga, Pháp, Phần Lan và một số nước Tây Bắc và Trung Phi là những nước được
xếp vào mô hình này.
* Nếu căn cứ vào cách thức hình thành NTQG hay hình thức chính thể
nhà nước, có thể chia thành nhiều mô hình khác nhau (xem Bản đồ), nhưng cơ bản
nhất gồm: (i) mô hình NTQG ở các nước cộng hòa và (ii) mô hình NTQG ở các
nước quân chủ. Tuy nhiên, 2 chính thể cơ bản trên lại có những biến thể khác, vì
vậy, tương ứng cũng có những mô hình NTQG khác. Ví dụ: NTQG trong chính thể
quân chủ chuyên chế, NTQG trong chính thể quân chủ lập hiến, NTQG trong chính
thể cộng hòa tổng thống, NTQG trong chính thể cộng hòa nghị viện, NTQG trong
chính thể hỗn hợp Do đây là cách thức phân loại điển hình và phổ biến ở Việt
Nam cũng như trên thế giới nên Nghiên cứu sinh sử dụng cách thức phân loại này
và kế thừa, bổ sung, khái quát hoá các mô hình NTQG trên thế giới.
Bản đồ các hình thức chính thể và sự phân bổ trên thế giới
Nguồn: [175]
171
1.2. Đặc điểm các mô hình NTQG theo hình thức chính thể
1.2.1. Mô hình NTQG trong chính thể quân chủ:
Về tên gọi và cấu trúc: NTQG các nước trong chính thể quân chủ có tên gọi
khác nhau tuỳ thuộc từng quốc gia, có thể là: Vua như ở Anh (Nữ hoàng), Bỉ, Thái
Lan, Bhutan; Hoàng đế như ở Nhật Bản; Quốc vương như ở Campuchia, Malaysia;
Toàn quyền như một số nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh (Úc, Bahamas,
New Zealand, Canada); Công tước như ở Liechtenstein, Monaco hay Đại Công tước
như ở Luxembourg Nếu tiếp cận về mặt cấu trúc của thiết chế NTQG thì ở cá
nước theo chính thể quân chủ, NTQG là cá nhân và không đặt ra vấn đề bộ máy
giúp việc cho NTQG. Bởi, nếu là NTQG trong chính thể quân chủ chuyên chế thì
với tâm niệm Vua là “người Trời”, rất toàn năng nên không cần giúp việc và nếu
cần thì mọi thiết chế trong BMNN đều phục vụ Vua. Ngược lại, NTQG ở chính thể
quân chủ lập hiến thì không cần bộ máy giúp việc, bởi thẩm quyền rất hình thức và
đơn giản chỉ là việc chuẩn y.
Về cách thức hình thành: Cơ bản là tuân thủ nguyên tắc kế vị theo huyết thống
trực hệ và trọng nam, trọng trưởng. Ví dụ: Nhật Bản, Thụy Điển, một số nước Trung
đông. Một số nước có quy định “mềm” hơn như: có thể không nhất thiết phải trọng
nam, trọng trưởng (Ví dụ; Đan Mạch, Anh, Hà Lan, có thể truyền cho ngoại tộc
(con gái) nếu không có con trai) hoặc thể truyền lại cho những người trong hoàng tộc
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước đó. Với cơ chế và nguyên tắc này, ở
các nước này, không hình thành cơ chế nhiệm kỳ cũng như chức vụ “phó” NTQG.
Quốc vương tại vị suốt đời đến khi chết hoặc tự nguyện truyền ngôi; luôn có người kế
vị đương nhiên trong trường hợp khuyết NTQG, thường là Thái tử.
Về vị trí, vai trò: Hiến pháp các nước theo mô hình này đều ghi nhận Quốc
vương vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu nhà nước về cả đối nội, đối
ngoại. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt rất lớn giữa hai hình thức quân chủ chuyên chế
và quân chủ lập hiến. Trong chính thể quân chủ chuyên chế, Quốc vương có vị trị,
vai trò tối cao, rộng lớn và tuyệt đối trên cả hai vai trò đứng đầu quốc gia và
ĐĐNN. Hai vai trò này hoà quyện vào nhau đôi khi rất khó phân biệt. Ảrập Xêút,
Ôman là những ví dụ cho mô hình này. Ngược lại, vai trò của NTQG trong chính
172
thể quân chủ lập hiến rất hạn chế, và mờ nhạt. Vì thực chất, QLNN không nằm
trong tay NTQG (mà chủ yếu nằm trong tay Nghị viện, qua đó là Thủ tướng) nên
vai trò NTQG chủ yếu mang tính đại diện, biểu tượng cho quốc gia, cho đất nước và
tập trung ở chức năng đối ngoại. Thái Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh là
những nước đại diện cho mô hình này.
Về thẩm quyền: Nếu dựa vào căn cứ phân loại NTQG như phần trên thì
NTQG trong chính thể quân chủ lập hiến thuộc mô hình NTQG biểu tượng, còn
NTQG trong chính thể quân chủ chuyên chế thì ngược lại, thuộc mô hình NTQG
thực quyền. Đối với chính thể quân chủ lập hiến, dù thẩm quyền của NTQG gồm cả
trong đối nội, đối ngoại và trong cả lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng do vai trò
hết sức mờ nhạt nên mức độ thẩm quyền rất thấp, chủ yếu mang tính hình thức, tập
trung vào thẩm quyền đại diện mang tính nghi lễ ngoại giao và thẩm quyền chuẩn y
những quyết định để thể hiện tính xác thực, tính chính danh của quốc gia, của nhà
nước. Ví dụ: Theo Điều 6 Hiến pháp Nhật Bản, Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng do
Hạ viện tuyển lựa và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên Chính
phủ. Tuy nhiên, để bảo đảm vai trò đại diện quốc gia, duy trì tính bền vững, thống
nhất của dân tộc và phần nào cho thấy vai trò ĐĐNN thì NTQG ở các nước này vẫn
có những thẩm quyền riêng hoặc thẩm quyền đặc biệt. Ví dụ: Một số thẩm quyền
riêng như thống lĩnh lực lượng vũ trang (Thái Lan), tuyên chiến, tiếp nhận quốc thư,
ký điều ước quốc tế Một số thẩm quyền (i) với lập pháp là đề nghị xem xét lại
luật đã thông qua, yêu cầu nhóm họp, thậm chí là giải tán (Nhật Bản) hay được ban
hành một số văn bản pháp luật; (ii) với hành pháp là quyền triệu tập và chù trì phiên
họp hay một số quyền liên quan đến bổ nhiệm nhân sự ngoại giao, quốc tịch; (iii)
với tư pháp là đặc xá, ân giảm án tử hình
Đối với chính thể quân chủ chuyên chế, thẩm quyền của NTQG rất sâu, rộng
và thực chất, kể cả đối nội, đối ngoại và trong cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong lĩnh vực hành pháp, Vua toàn quyền lựa chọn, bổ nhiệm các thành viên Chính
phủ. Chính phụ chịu trách nhiệm trước Nhà Vua và có thể bị thay thế. Ví dụ: một số
nước như Ảrập Xêút, Ôman, Quốc vương là Thủ tướng và tự quyết định thành
phần Nội các. Hay ở một số nước như Butan, Côoét, dù Vua không là Thủ tướng,
nhưng nắm trong tay quyền hành pháp tối cáo với quyền lựa chọn, bãi nhiệm Thủ
173
tướng và các thành viên Chính phủ. Trong lĩnh vực lập pháp, dù có thể có sự chia sẻ
nhưng về thực chất Vua vẫn toàn quyền, cơ quan lập pháp chỉ có nhiệm vụ tư vấn cho
Vua. Trong lĩnh vực tư pháp, mặc dù có hệ thống tòa án và bị chia sẻ một phần quyền
lực, nhưng Vua vẫn là người có quyền cao nhất, có quyền xét xử cuối cùng, thậm chí
bác, thay đổi bản án. Một đặc sắc nữa ở chính thể quân chủ nói chung là Vua được
hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý, ngoại trừ tội phản quốc.
Tóm lại, NTQG trong mô hình quân chủ chuyên chế là rất lớn còn trong mô
hình quân chủ lập hiến thì rất hạn chế và mờ nhạt. Do chưa đề cao tính dân chủ và
mang tính “cực đoan” nên 2 mô hình này không được đánh giá cao. Ngày nay, một
số nước quân chủ đã dung hoà 2 mô hình này để hình thành biến thể mô hình “quân
chủ nhị nguyên”. Về cơ bản, thẩm quyền của NTQG trong mô hình này có nhiều nét
tương đồng với mô hình cộng hoà Tổng thống. Tức là, Vua đã chia sẻ nhiều quyền
lực hơn cho các thiết chế khác trong nhà nước, nhất là lập pháp và tư pháp; kể cả
trong hành pháp, Vua là người đứng đầu và nắm quyền hành pháp nhưng cũng chia
sẻ cho Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Nội các. Bahrain, Butan, Côoét
là các quốc gia đại diện cho mô hình này.
1.2.2. Mô hình NTQG trong chính thể cộng hòa:
Về tên gọi, cấu trúc: NTQG các nước trong chính thể cộng cũng có tên gọi
khác nhau nhưng không đa dạng như ở các nước theo chính thể quân chủ, cơ bản
gồm: Tổng thống (phổ biến nhất, kể cả cộng hoà nghị viện và cộng hoà tổng thống);
Chủ tịch (Việt Nam, Lào, Trung Quốc) Nếu xét về mặt cấu trúc của thiết chế
NTQG thì trong chính thể cộng hoà khá đa dạng. Chức vụ NTQG có thể do 1 người
đảm nhiệm hoặc tro cho tập thể (xem thêm Mục 2.5.1). Có bộ máy giúp việc riêng
cho NTQG nhưng có sự khác biệt giữa các nước. Ở các nước mà NTQG thực
quyền, đồng thời nắm 1 hay nhiều nhánh quyền lực (như nắm hành pháp ở chính thể
cộng hoà tổng thống hay nắm cả lập pháp và hành pháp ở các nước XHCN) thì
NTQG không có bộ máy giúp việc riêng mà sử dụng bộ máy thực thi các nhánh
QLNN. Còn ở các nước mà NTQG biểu tượng, có sự chia sẻ quyền lực hành pháp,
tức là NTQG là thiết chế hiến định có sự độc lập nhất định thì có bộ máy giúp việc
riêng. Xin xem thêm công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này của Nghiên cứu sinh
đã được công bố [175].
174
Về cơ chế hình thành: NTQG được hình thành bằng con đường bầu cử, tuy
nhiên, ở các nước khác nhau cũng rất khác nhau, có thể dân bầu trực tiếp (chủ yếu
các nước cộng hoà tổng thống như Mỹ) hoặc cơ quan dân cử bầu (cộng hoà nghị viện
và một số nước cộng hoà tổng thống như Đức, Trung Quốc); có thể mở rộng, phức
tạp nhiều vòng (như ở Mỹ, Ấn Độ) hoặc đơn giản hơn (như Pháp). Thường quy định
cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện ứng viên NTQG dựa trên một số tiêu chí như độ tuổi,
quốc tịch, thời gian định cư liên tục, đảng phái (có nước bắt buộc, có nước không thể
là thành viên đảng phái nào) Quy định nhiệm kỳ (có thể bằng nhiệm kỳ Nghị viện
hoặc dài hơn) và giới hạn nhiệm kỳ (thường là không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp).
Về xử lý trường hợp khuyết NTQG, các nước theo chính thể cộng hoà đều quy
định nhưng có sự khác biệt, tạm chia làm 2 mô hình. Mô hình có chức danh phó
NTQG một cách chính thức (thường ở các nước theo mô hình cộng hoà tổng thống
thực quyền và bầu trực tiếp) và Mô hình người thay thế đương nhiên (thường ở các
nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, NTQG mang tính biểu tượng). Xin xem thêm
công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này của Nghiên cứu sinh đã được công bố [142].
Về vị trí, vai trò: So với chính thể quân chủ, sự khác biệt lớn nhất về vị trí
của NTQG trong chính thể cộng hoà là NTQG “gắn liền” và “mang tính nhà nước”
hơn; tức là, NTQG không “đứng ngoài” nhà nước như quân chủ lập hiến hay “đứng
trên” như quân chủ chuyên chế. Về vai trò, trong chính thể cộng hoà, NTQG vẫn là
đại diện công cao nhất cho quốc gia và là người ĐĐNN. Tuy nhiên, giữa các biến
thể lại có sự khác nhau về cách tiếp cận và nội dung vai trò của NTQG. Ở chính thể
cộng hòa đại nghị, do đề cao vai trò của Nghị viện và thông qua Nghị viện để nắm
hành pháp nên vai trò của NTQG mang tính hình thức, tập trung vai trò đại diện cho
quốc gia và tính chính danh về mặt nhà nước. Ở chính thể cộng hòa tổng thống, do
đề cao vai trò của hành pháp và trao cho NTQG vị trí đứng đầu hành pháp nên vai
trò của NTQG là rất lớn, gồm cả đại diện quốc gia, ĐĐNN đồng thời trực tiếp lãnh
đạo hành pháp. Còn ở chính thể cộng hoà hỗn hợp, do không quá đề cao vai trò của
thiết chế nào trong tổ chức QLNN nên vai trò của NTQG hài hoà hơn, là đại diện
cho quốc gia, ĐĐNN nhưng không đồng thời trực tiếp lãnh đạo hành pháp mà chỉ
trực tiếp thực thi một số QLNN.
175
Về thẩm quyền: Nếu phân loại theo mức độ thẩm quyền thì NTQG trong
chính thể cộng hoà tổng thống thuộc mô hình NTQG thực quyền, NTQG trong
chính thể cộng hoà hỗn hợp là mô hình NTQG hài hoà, còn NTQG trong chính thể
cộng hoà đại nghị là mô hình NTQG biểu tượng. Tuy nhiên, nếu so sánh cả với
chính thể quân chủ thì thứ tự như sau: NTQG trong chính thể quân chủ chuyên chế
là thực quyền nhất, tiếp đến là trong 3 chính thể cộng hoà như đã nêu và cuối cùng
là trong chính thể quân chủ lập hiến. Phạm vi, mức độ thẩm quyền của NTQG được
thể hiện trong mối quan hệ và thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong
lĩnh vực hành pháp: NTQG trong chính thể cộng hòa đại nghị có thẩm quyền tương
tự như NTQG trong chính thể quân chủ lập hiến nhưng thực quyền hơn một chút,
nhất là trong vấn đề bổ nhiệm nhân sự và một số quyết định hành pháp. Tuy nhiên,
xét cho cùng thì thẩm quyền của NTQG trong chính thể cộng hoà đại nghị vẫn theo
ý chí đa số của Nghị viện hoặc phải thông qua cơ chế ký “phó thự” hay “tiếp ký”
(tiếng Anh là Countersign). Ví dụ: Ở Đức, nếu ở Hạ viện, Thủ tướng không đạt
được số phiếu khi bầu thì khi đó Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng và giải
tán Hạ viện. Hay để các quyết định của Tổng thống Đức có giá trị thì phải có sự phê
chuẩn của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng có liên quan (Điều 58, HP Đức năm 1958).
NTQG trong chính thể cộng hòa tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp
(không có chức danh Thủ tướng) nên tập trung quyền lực, có toàn quyền về hành
pháp, cả về tổ chức bộ máy và hoạt động (Mỹ là điển hình với quyền chuẩn bị dự
luật về ngân sách, tài chính; ban hành các văn bản lệnh thừa hành, quy tắc, quy chế,
kế hoạch cải tổ). NTQG trong chính thể cộng hòa hỗn hợp có sự chia sẻ quyền
hành pháp với Thủ tướng nên giữ thẩm quyền chỉ đạo Thủ tướng và có thể tác động
trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Ví dụ: Ở Nga, Tổng thống chỉ đạo điều hành toàn
bộ hoạt động của chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán
chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng với sự đồng ý của viện
Đuma, các Phó thủ tướng và các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị
của Thủ tướng. Tổng thống Pháp cũng có thẩm quyền tương tự như: thành lập ra
chính phủ, ra các quyết định tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hành pháp. Mặc dù,
có quyền bổ nhiệm Thủ tướng nhưng về nguyên tắc là người được Hạ viện tín
176
nhiệm, nếu không Tổng thống phải giải tán Hạ viện, lựa chọn Thủ tướng khác.
Tổng thống Pháp còn có quyền miễn nhiệm Thủ tướng khi có đơn từ chức và theo
đề nghị của Thủ tướng, bổ nhiệm các nhân vật khác trong Chính phủ và chấm dứt
nhiệm vụ của các vị đó. Tổng thống Pháp chủ tọa phiên họp của chính phủ (Hội
đồng Bộ trưởng) (Điều 8, HP Đức năm 1958). Trong lĩnh vực lập pháp: NTQG
trong chính thể cộng hòa đại nghị có một số thẩm quyền như: Bổ nhiệm một số nghị
sỹ; triệu tập các khóa họp, khai mạc kỳ họp; có thể giải tán Nghị viện, kể cả Thượng
viện và Hạ viện; ký công bố các đao luật do Nghị viện thông qua NTQG trong
chính tể cộng hòa tổng thống không có nhiều quyền liên quan đến lập pháp do cơ
chế phân quyền tuyệt đối. Nổi bật là không có quyền giải tán Nghị viện nhưng lại
có một số mang tính kiểm soát, đối trọng như quyền phủ quyết, quyền gửi thông
điệp đến Nghị viện Trong khi đó, NTQG ở chính thể cộng hòa hỗn hợp lại có
nhiều quyền liên quan đến hành pháp hơn cả, có thể can thiệp rất lớn trong quá trình
xây dựng luật của Nghị viện. Ngoài một số thẩm quyền phổ biến thì tuỳ từng nước,
còn phải kể đến như: quyền trình sáng kiến, triệu tập phiên họp Nghị viện bất
thường, quyền phủ quyết hạn chế (đề nghị Nghị viện xem xét lại dự luật đã thông
qua), giải tán Nghị viện, ban hành một số văn bản luật Trong lĩnh vực Tư pháp:
Về cơ bản, để bảo đảm tính độc lập của hệ thống tư pháp nên NTQG trong chính
thể cộng hoà không có nhiều thẩm quyền trong lĩnh vực này. Phổ biến nhất vẫn là
thẩm quyền về nhân sự tư pháp (bổ nhiệm thẩm phán) và một số thẩm quyền liên
quan đến khoan hồng, nhân đạo như đặc xá, đại xá, ân giảm án tử hình, miễn giảm
hình phạt Bên cạnh các thẩm quyền về lập pháp, hành pháp, tư pháp thì NTQG ở
chính thể cộng hoà còn một số thẩm quyền nữa tương tự như NTQG trong chính thể
quân chủ như: (i) về đối ngoại, có quyền bổ nhiệm, tiếp nhận nhân sự ngoại giao;
phê chuẩn, ký kết ĐƯQT, đại diện quốc gia tham gia các tổ chức quốc tế; (ii) về
đối nội, có quyền miền trừ trách nhiệm pháp lý (ngoại trừ tội phản quốc và thường
thông qua cơ chế đàn hạch); quyền liên quan đến bảo vệ hiến pháp, nhất là ở nước
có cơ quan bảo hiến chuyên trách thì thẩm quyền của NTQG khá lớn; quyền liên
quan đến chiến tranh - hoà bình; quyền về quốc tịch
177
2. Pháp luật về nguyên thủ quốc gia ở một số nước trên thế giới
Nước ta là Nước Cộng hoà XHCN nên Luận án lựa chọn một số nước để
nghiên cứu cụ thể, với lý do sau đây: (i) Cộng hòa liên bang Đức - Một nước đại
diện tiêu biểu cho mô hình Cộng hoà đại nghị (Tổng thống mang tính biểu tượng
cao), lại được thống nhất từ hai miền Đông, Tây; (ii) Cộng hoà Bungari - Một nước
XHCN trước đây, ở Châu Âu, thực hiện chuyển đổi với mô hình Cộng hoà Nghị
viện (Tổng thống thực quyền); (iii) Cộng hoà Mông cổ - Một nước XHCH trước
đây, ở Châu Á, thực hiện chuyển đổi với mô hình Cộng hoà Nghị viện (Tổng thống
mang tính biểu tượng); (iv) Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Một nước XHCN láng
giềng với nhiều điểm tương đồng (Nhất thể hoá).
2.1. Cộng hòa Liên bang Đức - một nền cộng hoà nghị viện lâu đời, tiêu
biểu và phát triển
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Luật cơ bản (Hiến pháp) Cộng hòa liên bang
Đức đã được ban hành năm 1949. Hiến pháp xác định 5 nguyên tắc cơ bản của chế độ
mới tại Đức: Nhà nước cộng hòa, dân chủ, liên bang, pháp quyền và xã hội. Trong
đó, hình thức nhà nước cộng hòa được thể hiện thông qua chức danh Tổng thống do
được bầu, đảm nhiệm cương vị NTQG. Hiến pháp cũng cấm việc sửa đổi Hiến pháp
nhằm thay đổi chế độ cộng hòa, dân chủ, liên bang, NNPQ và xã hội; bảo vệ các
quyền tự do cơ bản (Điều 20 và Điều 79) [2, tr.255-257]. Có thể khái quát một số nội
dung quy định của Hiến pháp, pháp luật nước này về Tổng thống như sau:
Vai trò của Tổng thống: Tổng thống liên bang là biểu tượng cho sự thống
nhất của liên bang, là đại diện nhà nước trong quan hệ quốc tế (Điều 59). Tổng
thống chịu trách nhiệm bảo vệ trật tự Hiến pháp, vượt lên trên mọi đảng phái chính
trị (Tổng thống Theodor Heuss đã từ bỏ đảng chính trị sau khi trúng cử và đã trở
thành tiền lệ cho những người kế vị). Tổng thống không thể đồng thời là thành viên
Quốc hội liên bang hay tiểu bang, Chính phủ liên bang hay tiểu bang cũng như hành
nghề khác được trả lương.
Cách hình thành Tổng thống: Tổng thống liên bang Đức được bầu từ Hội
nghị liên bang. Hội nghị này là một thiết chế hiến định, được lập ra chỉ để bầu Tổng
thống liên bang. Thành viên của Hội nghị bao gồm các hạ nghị sỹ liên bang và một
178
số lượng tương đương các thành viên là đại biểu do Quốc hội tiểu bang bầu ra (các
thành viên này không nhất thiết phải là nghị sỹ Quốc hội tiểu bang). Trong cuộc bỏ
phiếu lần thứ nhất và lần thứ nhì tại Hội nghị, người thắng cử phải giành được đa số
tuyệt đối phiếu bầu. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ ba, người thắng cử chỉ cần giành
được đa số tương đối phiếu bầu. Nhiệm kỳ của Tổng thống liên bang là 5 năm và
mỗi người được tại vị tối đa hai nhiệm kỳ (Điều 54).
Quyền hạn của Tổng thống:
- Trong lĩnh vực đối ngoại: Tổng thống là người đại diện cho nước Đức ký
kết hiệp ước với nước ngoài, cử đại sứ Đức ra nước ngoài và tiếp nhận đại sứ nước
ngoài đến Đức. Tuy nhiên, Chính phủ mới là cơ quan có quyền hoạch định chính
sách đối ngoại của quốc gia.
- Trong lĩnh vực tổ chức BMNN: Tổng thống có quyền bổ nhiệm và cách
chức các quan chức hành pháp liên bang, thẩm phán Tòa án liên bang và sỹ quan
quân đội cao cấp. Tổng thống đề cử ứng viên Thủ tướng dựa vào tương quan giữa
các đảng chính trị để Hạ nghị viện bầu (Điều 63): một là, nếu có đảng chiếm đa số
ghế hạ nghị sỹ, Tổng thống phải chọn lãnh tụ của đảng đó; hai là, nếu không có
đảng chiếm đa số hoặc các đảng không thể liên minh để tạo thành phe đa số, Tổng
thống toàn quyền lựa chọn. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm và
cách chức các Bộ trưởng liên bang. Theo Điều 67 Hiến pháp, nếu Quốc hội liên
bang bất tín nhiệm Thủ tướng đương nhiệm và bầu Thủ tướng mới thì Tổng thống
bắt buộc cách chức Thủ tướng đương nhiệm.
- Quyền giải tán Hạ nghị viện: Hiến pháp Đức quy định hai trường hợp giải
tán Hạ nghị viện: (i) Khi Hạ nghị viện bầu Thủ tướng chỉ đạt đa số tương đối,
không đạt đa số tuyệt đối, Tổng thống có thể bổ nhiệm Thủ tướng hoặc giải tán Hạ
nghị viện và tiến hành một cuộc bầu cử mới (Điều 63); (ii) Khi Chính phủ bị Hạ
nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm, theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống có thể
giải tán Hạ nghị viện trong vòng 21 ngày (Điều 68). Cho đến nay, thẩm quyền này
chỉ được áp dụng 3 lần trong lịch sử nước Đức [125].
- Trong lĩnh vực lập pháp: Sau khi một đạo luật đã được 2 viện Quốc hội
thông qua, Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng liên bang có thẩm quyền ký xác thực và
gửi đến Tổng thống ký chứng thực. Thẩm quyền này xuất phát quy phạm Hiến pháp
179
với nội dung: “Cơ quan lập pháp phải tuân thủ trật tự hiến định; cơ quan hành
pháp và cơ quan tư pháp phải tuân thủ pháp luật và công lý”(Khoản 3, Điều 20);
hàm ý rằng, trong NNPQ, không một cơ quan nhà nước nào khi đưa ra một quyết
định về một vấn đề mà không kiểm tra tính hợp hiến của nó cả về hình thức (thẩm
quyền và quy trình lập pháp) lẫn nội dung (sự phù hợp với các quyền cơ bản và các
nguyên tắc hiến định). Vận dụng trong trường hợp này, Tổng thống chỉ có nghĩa vụ
ký chứng thực các đạo luật hợp hiến. Trên thực tế, vì nhiều lý do cả về pháp lý (như
mức độ vi hiến) lẫn chính trị (như hậu quả của việc ký hoặc không ký chứng thực sẽ
dẫn tới phản ứng của các cơ quan quyền lực khác - Tòa án Hiến pháp chẳng hạn),
các Tổng thống Đức tuy đều thừa nhận thẩm quyền này nhưng hiếm khi phản đối
việc ký chứng thực một đạo luật bị cho là vi hiến. Hoạt động cuối cùng trong quy
trình lập pháp là việc công bố luật bằng lệnh công bố của Tổng thống và luật được
đăng trên công báo liên bang (Điều 82). Tóm lại, Tổng thống không có quyền phủ
quyết dự luật do Nghị viện thông qua nhưng có thể xem xét tính hợp hiến của thủ
tục làm luật trước khi đạo luật được công bố trong tổng tập các đạo luật liên bang
[133, tr.171-181].
- Tổng thống không phải là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, vai trò này
thuộc về Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
- Tổng thống có quyền ân xá đối với tội phạm.
Trách nhiệm của Tổng thống: Điều 61 Hiến pháp quy định thủ tục đàn hạch
(luận tội và buộc tội) Tổng thống trước Tòa án Hiến pháp liên bang như sau:
- Hạ nghị viện hoặc Thượng nghị viện có quyền buộc tội Tổng thống trước
Tòa án Hiến pháp liên bang về hành vi cố ý vi phạm Luật này hoặc các đạo luật liên
bang khác. Đề xuất luận tội phải được sự ủng hộ của ít nhất ¼ tổng số hạ nghị sỹ
hoặc thượng nghị sỹ. Quyết định buộc tội cần được ít nhất 2/3 tổng số hạ nghị sỹ
hoặc thượng nghị sỹ thông qua;
- Nếu xác định Tổng thống cố ý vi phạm Luật này hoặc bất cứ đạo luật liên
bang khác, Tòa án Hiến pháp liên bang có thể tuyên bố buộc Tổng thống thôi giữ
chức vụ. Sau khi luận tội Tổng thống, Tòa án Hiến pháp có thể ra lệnh tạm thời
ngăn chặn Tổng thống thực hiện chức năng của mình.
Bộ máy giúp việc: Giúp việc cho Tổng thống có Ban thư ký Tổng thống (Trợ
lý, cố vấn) và Văn phòng Tổng thống. Tổng số lượng hiện nay khoảng 180 người.
180
Được cấu trúc thành 3 Tổng cục (Directorate-General) (về vấn đề chính sách trong
nước; về chính sách ngoại giao; về các vấn đề hành chính, tổng hợp) và 13 đơn vị
trực thuộc Tổng cục. Đứng đầu Văn phòng Tổng thống là Tổng thư ký (State
Secretary). Riêng về vấn đề quân sự, để giúp việc cho Tổng thống, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng sẽ bổ nhiệm một Công chức Liên lạc (Liaison Officer). Văn phòng này
có trụ sở làm việc riêng là một toà nhà trong khuân viên Phủ Tổng thống. Văn
phòng Tổng thống có chức năng là giúp việc, phục vụ Tổng thống trong việc thực
hiện các chức năng của Tổng thống như (i) Tư vấn các vấn đề liên quan; (ii) Thông
báo cho Tổng thống Liên bang về tất cả những phát triển quan trọng trong các vấn
đề trong nước, ngoài nước, kinh tế, xã hội và văn hoá; (ii) Chuẩn bị các quyết định,
bài phát biểu và các tuyên bố khác của Chủ tịch liên bang; (iii) Giữ mối liên hệ với
các thiết chế khác có liên quan; (iv) phục vụ và một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu
của Tổng thống [168].
2.2. Cộng hòa Bungari - một nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nay chuyển
sang Cộng hoà Nghị viện với mô hình Tổng thống thực quyền
Cộng hòa Bungari là quốc gia thuộc vùng Đông Nam Châu Âu. Trước đây,
nước này theo chính thể XHCN. Sau cuộc tổng tuyển cử đa đảng năm 1990, Quốc
hội lập hiến đã soạn thảo bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1991 tuyên bố
Bungari là nhà nước cộng hòa theo mô hình đại nghị (Điều 1).
Vai trò của Tổng thống: Tổng thống là người ĐĐNN, là biểu tượng cho sự
thống nhất của dân tộc và đại diện cho Nhà nước trong các quan hệ quốc tế. Tổng
thống có một Phó Tổng thống giúp việc (Điều 92).
Cách thành lập Tổng thống: Tổng thống do nhân dân bầu trực tiếp với nhiệm
kỳ 5 năm. Ứng cử viên Tổng thống phải là công dân Bungari từ lúc sinh ra, trên 40
tuổi, đủ tiêu chuẩn ứng cử vào Quốc hội và phải thường trú tại Bungari ít nhất 5
năm trước ngày bầu cử. Người thắng cử phải giành được trên 50% số phiếu hợp lệ
trong một cuộc bầu cử có sự tham gia của trên 50% số cử tri trong danh sách. Nếu
không có ứng cử viên nào trúng cử trong vòng thứ nhất, cuộc bỏ phiếu vòng hai sẽ
được tiến hành trong vòng 7 ngày giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất lại
vòng một. Lúc này, người thắng cử chỉ cần giành được đa số phiếu bầu (Điều 93).
181
Phó Tổng thống sẽ được bầu chọn cùng thời gian, điều kiện và thủ tục với Tổng
thống (Điều 94). Những người giữ hai chức danh này không thể tại vị quá hai nhiệm kỳ
và không thể kiêm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong BMNN, tham gia các hoạt động
kinh tế cũng như tham gia ban lãnh đạo của bất cứ chính đảng nào (Điều 95). Nhiệm
vụ, quyền hạn của Tổng thống, ngoài quy định theo Hiến pháp thì còn được Tổng
thống trao quyền. Ví dụ: Tổng thống đương nhiệm Rumen Radev đã ban hành Nghị
định số 43 để trao cho Phó Tổng thống một số nhiệm vụ như: Về quốc tịch; về cho
phép tị nạn; về quyền ân xá và một số quyền khác ở bên ngoài nước [170].
Quyền hạn của Tổng thống: Theo quy định tại chương 4 Hiến pháp (từ Điều
98 đến Điều 102), Tổng thống có thẩm quyền trong những lĩnh vực sau đây:
- Trong lĩnh vực tổ chức địa giới hành chính và BMNN: (1) Quyết định lịch
trình bầu cử Quốc hội (lập hiến và lập pháp), các cơ quan thuộc chính quyền tự
quản địa phương theo thủ tục luật định; (2) Theo đề nghị của Chính phủ, Tổng
thống quyết định địa giới của các đơn vị hành chính và thủ phủ của chúng; (3) Bổ
nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ nhà nước cao cấp: Theo đề nghị của Chính phủ,
Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại nước ngoài, các
sỹ quan quân đội cao cấp. Theo sự tư vấn của các phe nhóm chính trị trong Quốc
hội, Tổng thống đề cử trước Quốc hội đại diện của đảng chiếm đa số ghế giữ chức
Thủ tướng để nhân vật này đứng ra thành lập Chính phủ. Theo đề nghị của Thủ
tướng, Tổng thống bổ nhiệm các thành viên Chính phủ khác; (4) Quyền giải tán
Quốc hội: nếu sau 3 lần liên tiếp Quốc hội bác bỏ ứng cử viên Thủ tướng do Tổng
thống đề cử (theo trình tự và đối tượng tại khoản 1, 2, 3 Điều 99), Tổng thống sẽ
đồng thời bổ nhiệm Chính phủ lâm thời, giải tán Quốc hội và tổ chức một cuộc bầu
cử Quốc hội mới. Tuy nhiên, Tổng thống không thể giải tán Quốc hội trong vòng 3
tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống;
- Trong lĩnh vực đối ngoại: Tổng thống có quyền ký kết các điều ước quốc tế
theo điều kiện luật định, tiếp nhận đại sứ của nước ngoài, cử và triệu hồi đại sứ ra
nước ngoài.
- Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Tổng thống là tổng tư lệnh các lực
lượng vũ trang, có quyền chủ tọa các phiên họp của Hội đồng cố vấn về an ninh
182
quốc gia. Theo đề nghị của Chính phủ, Tổng thống ra lệnh tổng động viên hoặc
động viên cục bộ. Tổng thống có quyền tuyên bố chiến tranh và hòa bình, tình trạng
khẩn cấp, quyền thiết quân luật.
- Trong lĩnh vực lập pháp: Tổng thống có sáng quyền lập hiến, quyền triệu
tập Quốc hội, phủ quyết và gửi trả dự luật để Quốc hội xem xét lại, công bố luật.
Ngoài ra, Tổng thống còn có một số thẩm quyền khác như: gửi thông điệp
cho Quốc dân và Quốc hội, quyết định lịch trình trưng cầu ý dân theo thủ tục luật
định; tặng thưởng huân chương, quyết định về quốc tịch Bungari, quyền cho cư trú
chính trị, quyền ân xá.
Trách nhiệm của Tổng thống:
Tổng thống có quyền ban hành sắc lệnh kèm theo chữ ký phó tự của Thủ
tướng và các Bộ trưởng hữu quan. Những loại sắc lệnh không cần có chữ ký phó tự
gồm: bổ nhiệm Chính phủ lâm thời; chỉ định ứng cử viên Thủ tướng; giải tán Quốc
hội; phủ quyết và gửi trả dự luật để Quốc hội xem xét lại; tổ chức và hoạt động của
Văn phòng Tổng thống; lịch trình bầu cử Quốc hội, các cơ quan thuộc chính quyền
tự quản địa phương; ngày trưng cầu ý dân; công bố luật.
Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ thôi trọng trách trước khi kết thúc nhiệm
kỳ trong bốn trường hợp sau đây: đệ đơn từ chức trước Tòa án Hiến pháp; mất khả
năng đảm nhiệm chức vụ do bệnh nặng; bị luận tội và buộc tội theo thủ tục đàn
hạch theo quy định tại điều 103; từ trần (Điều 97).
Tổng thống và Phó Tổng thống có quyền miễn trừ về những hành vi được
thực hiện khi họ đảm nhiệm chức trách, trừ tội phản quốc và vi phạm Hiến pháp.
Thủ tục đàn hạch trong tình huống này được tiến hành như sau: ít nhất ¼ số ĐBQH
đề nghị tiến hành thủ tục đàn hạch trước Quốc hội thủ tục đàn hạch sẽ được tiến
hành nếu ít nhất 2/3 nghị sỹ tán thành Tòa án Hiến pháp xét xử Tổng thống trong
vòng một tháng kể từ ngày thủ tục này được Quốc hội phê chuẩn. Quyền miễn trừ
của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ bị tước bỏ nếu Tòa án Hiến pháp tuyên bố họ
có tội (Điều 103) [117, tr.277-304].
Bộ máy giúp việc cho Tổng thống: Hệ thống bộ máy giúp việc cho Tổng
thống, Phó Tổng thống nước này có 27 đơn vị đầu mối, gồm một chức danh và tổ
183
chức như: thư ký (10 thư ký về các lĩnh vực), cố vấn, 5 uỷ ban (tị nạn, quốc tịch, ân
xá, nợ xấu), 5 hội đồng (ngoại giao và an ninh, văn hoá và gia đình, phát triển và
cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế - xã hội); một số bộ phận kế toán, hành chính,
quản trị khác Đứng đầu điều hành bộ máy là Chánh Văn phòng Tổng thống; còn
đứng đầu về mặt chuyên môn là Tổng thư ký [169].
2.3. Cộng hòa Mông Cổ - một nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nay
chuyển sang Cộng hoà Nghị viện với mô hình Tổng thống biểu tượng
Mông Cổ vốn là Nhà nước XHCN ở châu Á theo mô hình Xô viết. Sau cuộc
bầu cử đa đảng đầu tiên kể từ năm 1924, Quốc hội đã tiến hành họp và soạn thảo
Hiến pháp mới cho đất nước này. Hiến pháp năm 1992 đã xác lập nền dân chủ đại
nghị với việc tuyên bố: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ
quan duy nhất được trao quyền lập pháp” (Điều 20).
Vai trò của Tổng thống: Tổng thống chủ yếu đóng vai trò lễ nghi trong cơ
cấu QLNN. Vai trò này được quy định tại điều 30 Hiến pháp: Tổng thống là người
ĐĐNN và là biểu tượng cho sự thống nhất dân tộc. Công dân từ 45 tuổi trở lên và
cư trú trong nước ít nhất 5 năm được quyền ứng cử vào chức vụ Tổng thống với
nhiệm kỳ 4 năm.
Cách thành lập Tổng thống: Tổng thống được nhân dân lựa chọn thông qua
phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ứng cử viên nào giành được quá bán số phiếu sẽ là
người thắng cử và được Quốc hội ra nghị quyết công nhận chức vụ Tổng thống.
Nếu không có ứng cử viên nào giành thắng lợi trong lần bỏ phiếu đầu tiên thì cuộc
bỏ phiếu lần thứ hai sẽ được tiến hành với sự tham gia của hai ứng cử viên giành
nhiều phiếu nhất ở lần đầu. Người nào đạt đa số phiếu bầu là người thắng cử. Trong
trường hợp ở vòng hai cũng không có ứng cử viên giành chiến thắng thì cuộc bầu
cử Tổng thống sẽ được tổ chức lại một lần nữa.
Mông Cổ không hình thành chức danh Phó Tổng thống như ở Bungari mà
Chủ tịch Quốc hội là người thay thế đương khi khi khuyết Tổng thống.
Lời thề nhậm chức của Tổng thống: “Tôi xin thề bảo vệ nền độc lập, chủ
quyền của Mông Cổ, quyền tự do của nhân dân và tinh thần đoàn kết quốc gia. Tôi
sẽ tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp; đồng thời đảm nhiệm chức vụ Tổng thống một
cách trung thực” (Điều 32).
184
Về bảo đảm tính trung tập nhằm kiểm soát và duy trì ổn định chính trị: Tổng
thống phải là người trung lập về chính trị; không thể đồng thời là thành viên của
Quốc hội, Chính phủ hoặc đảm nhiệm các chức vụ không liên quan đến trọng trách
được giao. Tức là, khi trúng cử và nhậm chức thì phải rời bỏ đảng phái, từ bỏ các
chức vụ khác.
Quyền hạn của Tổng thống: Theo điều 33 Hiến pháp, Tổng thống có thẩm
quyền trong những lĩnh vực sau đây:
- Trong lĩnh vực lập pháp: quyền tham gia các kỳ họp Quốc hội, đệ trình các
kiến nghị về chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Quyền phủ quyết một
phần hay toàn bộ các dự luật hoặc các quyết định khác do Quốc hội thông qua.
Quốc hội có thể vượt qua quyền phủ quyết này khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu
biểu quyết tán thành; quyền giải tán Quốc hội.
- Trong lĩnh vực hành pháp: có quyền bổ nhiệm Thủ tướng sau khi hội ý với
đảng đa số tại Quốc hội và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm Nội các (trên thực
tế là hình thức vì Thủ tướng là người của phe đa số ở Quốc hội); quyền định hướng
cho Chính phủ trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Các sắc lệnh của Tổng
thống chỉ có hiệu lực khi có chữ ký phó tự của Thủ tướng.
- Trong lĩnh vực ngoại giao: bổ nhiệm hay triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của Mông Cổ tại nước ngoài sau khi Quốc hội phê chuẩn; tiếp nhận quốc thư
của đại sứ nước ngoài; thảo luận với Quốc hội trong việc tham gia đàm phán, ký kết
các điều ước quốc tế.
- Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: quyền thống lĩnh các lực lượng vũ
trang và đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia; quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp,
tuyên bố chiến tranh, ra lệnh tổng động viên và triển khai lực lượng vũ trang khi
Quốc hội chưa được triệu tập. Trong vòng 7 ngày, Quốc hội sẽ xem xét các sắc lệnh
này của Tổng thống; nếu chúng không được phê chuẩn thì sẽ bị mất hiệu lực.
Ngoài ra, Tổng thống còn có một số thẩm quyền khác như: quyền gửi thông
điệp đến Quốc hội hay phát biểu trước nhân dân; công nhận hay hủy bỏ tư cách công
dân Mông Cổ; quyền ân xá, trao thưởng huân chương, phong hàm sỹ quan cao cấp...
185
Trách nhiệm của Tổng thống: Tổng thống chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Sắc lệnh của Tổng thống có thể bị Quốc hội tuyên bố vô hiệu. Nếu lạm dụng quyền
lực hay vi phạm Hiến pháp thì Tổng thống sẽ bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm với sự
phê chuẩn của đa số nghị sỹ [6, tr.82-105].
2.4. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - một nước xã hội chủ nghĩa và là
nước láng giềng của Việt Nam - Chủ tịch nước là thiết chế nhà nước độc lập,
đồng thời là người đứng đầu Đảng cầm quyền
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là một quốc gia lớn trên thế
giới. Hiến pháp hiện hành được ban hành năm 1982 (đã được sửa đổi vào các năm
1988, 1993, 1999, 2004 và mới đây nhất là vào Tháng 3/2018) xác định hình thức
chính thể XHCN dựa trên nền tảng của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, hiệp
thương chính trị và hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo [86, tr.335-337].
Về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước: Phần thứ 2, Chương 3 Hiến pháp Trung
Quốc năm 1982 quy định về “Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, từ
Điều 79 đến Điều 84, không quy định một cách cụ thể về vị trí, vai trò của Chủ tịch
nước mà chỉ quy định một số nội dung cụ thể có liên quan gồm: bầu cử, nhiệm kỳ,
nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và
việc xử lý đối với trường hợp khuyết hai chức danh này. Trong đó, có quy định
đáng chú ý nhất là “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” (Điều 81).
Cách thành lập Chủ tịch nước: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước do Đại hội
đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) bầu ra. Công dân đủ 45 tuổi trở lên, có
quyền bầu cử và ứng cử giữ chức vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch
nước và Phó Chủ tịch nước có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Về giới
hạn số nhiệm kỳ tối đa (tái cử) thì đã có sự thay đổi, trước lần sửa đổi vào Tháng
3/2018 là liên nhiệm không quá hai nhiệm kỳ nhưng hiện nay đã bỏ quy định này,
tức là có thể tái cử nhiều lần (Điều 79). Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa làm nhiệm vụ cho tới khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc
khoá sau bầu ra Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước khoá mới.
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc làm nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch nước;
được Chủ tịch nước uỷ quyền, có thể thực hiện một phần quyền hạn của Chủ tịch
186
(Điều 82). Khi khuyết chức danh Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm
chức vụ Chủ tịch nước. Nếu khuyết chức danh Phó Chủ tịch nước thì Đại hội Đại
biểu nhân dân toàn quốc bầu cử bổ sung. Nếu trường hợp cả Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch nước đều khuyết sẽ do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu bổ sung;
trước khi bầu bổ sung sẽ do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân
toàn quốc giữ chức vụ Chủ tịch nước (Điều 83, Điều 84).
Quyền hạn của Chủ tịch nước:
- Trong lĩnh vực đối nội: Chủ tịch nước căn cứ theo quyết định của Quốc hội,
quyết định của UBTVQH (i) công bố pháp luật, (ii) bãi miễn các chức danh thuộc
cơ cấu của Quốc vụ Viện (Chính phủ) gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng kiểm toán, Trưởng Ban thư ký, (iii) trao tặng
các huân chương và danh hiệu danh dự nhà nước; (iv) công bố lệnh đặc xá, công bố
lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bố lệnh tổng động viên
(Điều 80). Ngoài ra, Chủ tịch nước còn một số quyền khác như: (i) giới thiệu Quốc
hội bầu Thủ tướng, các thành viên khác của Uỷ ban quân sự Trung ương (Khoản 4
và Khoản 5 Điều 62); (ii) Trên thực tế, Chủ tịch nước còn đảm nhiệm cương vị Chủ
tịch Ủy ban quân sự trung ương (thường được gọi tắt là Quân ủy Nhà nước Trung
Quốc) - một thiết chế hiến định quan trọng được lập ra với vai trò lãnh đạo các lực
lượng vũ trang toàn quốc (tương tự Hội đồng QP&AN ở Việt Nam). Khoản 6 điều
62 Hiến pháp chỉ quy định: Quốc hội bầu Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương mà
không nói rõ tiêu chuẩn của chức vụ này và căn cứ theo giới thiệu của Chủ tịch Uỷ
ban quân sự Trung ương quyết định bầu ra các thành viên khác của Uỷ ban quân sự
Trung ương [3, tr.153]. Về thực chất, Ủy ban quân sự trung ương theo hiến định với
Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là một; Chủ tịch nước
đồng thời là Tổng Bí thư là Chủ tịch của 2 Uỷ ban này.
- Trong lĩnh vực đối ngoại: Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại
diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong các hoạt động đối nội, tiếp nhận
Đại sứ nước ngoài; căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu
nhân dân toàn quốc phái hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ
điều ước hoặc hiệp định quan trọng ký với nước ngoài (Điều 81).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_hoan_thien_phap_luat_ve_c.pdf