Luận án Công lý và sự thể hiện công lý trong hiến pháp Việt Nam

Nền KTTT định hướng XHCN tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhà nước tạo cơ chế tự do, bình đẳng, dân chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong các giao dịch dân sự, trong tiếp cận nguồn lực, nhất là các nguồn lực về đất đai, tín dụng, bảo hiểm và trong việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, xã hội. Nhà nước tôn trọng các quy luật thị trường trong trao đổi và phân phối hàng hóa. Đặc biệt, Nhà nước thiết lập nguyên tắc cơ bản của CL phân phối, vừa bảo đảm công bằng trong thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm kích thích tái sản xuất trong nền kinh tế. Trong nền KTTT định hướng XHCN, yêu cầu bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu tài sản là một yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như sự hoàn bị của cơ chế thị trường của mỗi nền kinh tế. Tín nhiệm quốc tế cao thì chi phí vốn của cả quốc gia và doanh nghiệp sẽ đều giảm, như vậy, kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Yêu cầu hoàn thiện KTTT định hướng XHCN đòi hỏi cần tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, mà trọng tâm là TAND các cấp, qua đó góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh doanh

pdf193 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công lý và sự thể hiện công lý trong hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật và các giá trị của CL. 4.3.3.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo Với việc áp dụng máy móc mô hình quản lý xã hội với những nhận thức thiếu dân chủ đã gây ra nhiều hệ lụy xã hội trong thời gian dài. Nhà sử học Văn Tạo đánh giá giai đoạn này như sau “Trong quá trình xây dựng XHCN, về mặt khoa học, trong một thời gian khá dài chúng ta đã coi nhẹ pháp lý, coi nó như một môn “khoa học tư sản”. Còn trong thực tế, do chúng ta phải đấu tranh lâu dài bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - một cuộc đấu tranh vô cùng gay go, phức tạp, nên có lúc, có nơi pháp luật đã bị buông lỏng. 152 Cơ chế quan liêu, bao cấp tồn tại lâu dài cộng với tệ vô chính phủ từ bên dưới đã gây tác hại không nhỏ tới tinh thần pháp luật. Có nơi, cái tàn bạo, dã man đã tạm thời lấn át cái văn minh, văn hiến đã xây đắp được từ nghìn đời. Nhân quyền và dân quyền có lúc bị vi phạm tới mức ít ai lường tới được” [116, Tr.144]. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như hoạt động đào tạo, bồi dưỡng pháp luật ở nước ta được đánh giá là khá chậm trễ. Trường Đại học pháp lý đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1948 tồn tại đến năm 1950 nhưng công tác đào tạo hầu như không được thực hiện do đất nước chiến tranh. Đến năm 1976, Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp được thành lập. Ngày 10/11/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 405-CP thành lập trường Đại học pháp lý trên cơ sở thống nhất khoa Pháp lý Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng pháp lý. Đến nay, một số cơ sở đào tạo cử nhân luật lớn cần được kể đến là Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều đáng lưu ý là chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo này tập trung chủ yếu vào “phần ngọn” của công tác xây dựng pháp luật như kỹ thuật xây dựng văn bản hay các quy định của pháp luật thực định trong các lĩnh vực chuyên ngành. Các môn học về triết học pháp luật, trong đó có lý luận về CL còn chưa được quan tâm, nghiên cứu, đào tạo thấu đáo. Tại các quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển, CL là một trong những nội dung của môn Triết học pháp luật (Philosophy of law) hoặc môn học các lý thuyết về pháp luật (Jurisprudence) trong chương trình đào tạo cử nhân luật, thạc sỹ luật. Các trung tâm nghiên cứu cũng xuất bản nhiều công trình khoa học có giá trị cao về CL cũng như việc ứng dụng các tư tưởng, học thuyết về CL trong tổ chức và quản lý xã hội. Trên con đường đổi mới tư duy pháp lý, các giá trị của CL cùng với học thuyết luật tự nhiên đã được nghiên cứu, giới thiệu, du nhập và từng bước khẳng định vị thế của mình tại Việt Nam, đặc biệt là trong đổi mới tư duy lập pháp, phát huy dân chủ, bảo vệ và thực thi các quyền con người. Theo đó, những 153 nghiên cứu về CL cũng đã có những chuyển biến bước đầu. Một ví dụ điển hình là Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội - cuốn cẩm nang vào đời của các sinh viên luật - trong một thời gian dài luôn giữ một cách tiếp cận truyền thống, tương đối thận trọng, khép kín với quan điểm bất di, bất dịch là không có loại pháp luật nào mang tính trung lập, phi giai cấp. Trước yêu cầu xây dựng đổi mới tư duy pháp lý, để cung cấp đầy đủ và rõ nét hơn cho sinh viên các phương pháp tiếp cận trong nền khoa học pháp lý của thế giới đương đại, Giáo trình năm 2010 đã dành Chương VI - Nguồn gốc, bản chất, chức năng, kiểu, hình thức pháp luật để giới thiệu quan niệm về pháp luật, CL từ góc độ pháp luật tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn chung việc triển khai nghiên cứu, đào tạo lý luận về CL còn khá chậm trễ, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước cần phải có các biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các giá trị CL trong tổ chức và quản lý xã hội tại Việt Nam. 4.3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế Việt Nam là quốc gia có hệ thống pháp luật XHCN trên cơ sở các học thuyết mác-xít cùng với một số truyền thống mang tính lịch sử, dân tộc sâu sắc. Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu, lựa chọn và tiếp nhận một số thuộc tính phù hợp của các hệ thống pháp luật trên thế giới phục vụ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN là hết sức cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu đó, hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp Việt Nam ngày càng tiệm cận với những chuẩn mực pháp lý quốc tế. Một điểm cần lưu ý trong quá trình hội nhập pháp luật quốc tế là trong quá trình tiếp nhận các yếu tố ngoại lai vào hệ thống pháp luật bản địa, đặc biệt là tại các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, cần phải có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện, đặc biệt là phải bảo đảm 154 những nguyên tắc cơ bản, mang tính bản chất của mỗi chế độ, cũng như các yếu tố mang tính bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác pháp luật, tư pháp, đa dạng hóa các hình thức hợp tác như cung cấp chuyên gia, hỗ trợ thông tin và tài liệu, tổ chức khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo. Đồng thời, cần chú trọng hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng pháp luật thông qua việc cung cấp chuyên gia tư vấn, trao đổi giảng viên, tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật. Tiếp tục phát huy cơ chế chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật, tư pháp thông qua việc đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật trên cổng thông tin điện tử hay in ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật. 155 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện NNPQ XHCN, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN và những tồn tại, hạn chế của thực trạng thể hiện CL trong Hiến pháp và hoạt động bảo vệ CL, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL là một yêu cầu hết sức cấp bách và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả thúc đẩy và hoạt động bảo vệ CL phải bảo đảm các nguyên tắc về tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, đồng bộ, có lộ trình và bước đi thích hợp, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế kết hợp với kế thừa truyền thống pháp lý đất nước. Thúc đẩy và bảo vệ CL là khía cạnh quan trọng của Hiến pháp năm 2013, do đó cần phải đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, thiết thực và khả thi để nâng cao hiệu quả công tác này. Trong đó, cần tập trung hoàn thiện đường lối lãnh đạo của ĐCSVN, hoàn thiện lý luận về CL trong NNPQ XHCN; tiếp tục hoàn thiện một số chế định quan trọng của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là các chế định về Chế độ chính trị, chế định về NNPQ và KTTT định hướng XHCN, chế định về quyền con người, quyền công dân; Chế định về Quốc hội, Chính phủ và TAND, VKSND, chế định về bảo hiến; một số giải pháp về nâng cao hiệu quả bảo vệc CL qua hoạt động xét xử của TA; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo dựng văn hóa, lối sống dựa trên pháp luật và CL, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo lý luận CL và đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế. 156 KẾT LUẬN CL là một giá trị phổ quát của văn minh nhân loại nhằm tạo dựng sự ổn định, hợp tác và phát triển trong mỗi cộng đồng xã hội. Tại Việt Nam, CL là giá trị được chính thức ghi nhận trở lại cùng với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, đặc biệt là tại Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013. Do đó, việc nghiên cứu CL, sự thể hiện của CL trong Hiến pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thúc đẩy và bảo vệ CL ở Việt Nam có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đã lần lượt giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện qua một số điểm sau đây: 1. CL là khái niệm có nội hàm hết sức năng động. Tại Việt Nam, Luận án đã đưa ra khái niệm CL là giá trị xã hội giúp các thành viên xã hội hợp tác, phát triển và là căn cứ đạo lý, đúng đắn để chính quyền tổ chức, quản lý xã hội và tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, tạo sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội. Luận án cũng đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở kinh tế xã hội, các thành tố cơ bản, đặc điểm, ứng dụng và các hình thức tồn tại của CL. Ngoài ra, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng và lý luận CL tại Việt Nam cũng được nghiên cứu và phân tích làm rõ. 2. Lý luận Hiến pháp khẳng định các vai trò cơ bản của mỗi bản Hiến pháp, bao gồm khai mở, đồng thuận và nền tảng quyền lực nhà nước. Với vai trò đó, các bản Hiến pháp có thể thể hiện CL ở các khía cạnh điển hình như tuyên ngôn CL là giá trị chung của cộng đồng xã hội; bảo về quyền con người, quyền công dân; thiết lập mô hình NNPQ và nền kinh tế tự do, bình đẳng; thiết lập trạng thái bình đẳng và cơ chế phân phối công bằng. Trong các lĩnh vực nêu trên, hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ CL của TA được coi là hoạt động thể hiện tập trung nhất sự thể hiện của CL trong hầu hết các bản Hiến pháp. 157 3. Qua các giai đoạn, Việt Nam có 05 bản hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã đạt được nhiều kết quả cơ bản trong thể hiện CL ở nhiều khía cạnh như định danh và tuyên ngôn CL là một giá trị cơ bản của cộng đồng, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc cách mạng giành chính quyền và tính chính đáng trong sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền trong tố tụng, thiết lập mô hình NNPQ XHCN, thiết lập cơ chế cơ bản của CL phân phối thông qua chế định về nền KTTT định hướng XHCN...Tuy nhiên, các bản Hiến pháp này là còn chưa tiếp cận CL như là một giá trị “chính trị-tư pháp” mang tính bao trùm trong toàn xã hội. 4. Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định thiết lập quyền tư pháp và giao TAND là thiết chế trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ CL. Qua phân tích, bên cạnh những kết quả cơ bản đạt được trong cả tư duy, lý luận và thực tiễn, hoạt động bảo vệ CL còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế như thẩm quyền thụ lý/từ chối vụ việc có giai đoạn còn chưa phù hợp; còn một số sai sót, đặc biệt là sai sót chủ quan của thẩm phán ảnh hưởng đến sự chính xác của bản án; cảm nhận, mức độ tín nhiệm của người dân, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế về hệ thống tư pháp còn chưa cao. 5. Thúc đẩy và bảo vệ CL là khía cạnh quan trọng của Hiến pháp năm 2013, do đó Đảng và Nhà nước ta cần phải đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, thiết thực và khả thi để nâng cao hiệu quả công tác này. Trong đó, cần tập trung hoàn thiện đường lối lãnh đạo của ĐCSVN, hoàn thiện lý luận về CL, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế bảo vệ CL, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và Hiến pháp năm 2013 nói riêng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo dựng văn hóa, lối sống dựa trên pháp luật và CL, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo lý luận CL./. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công lý, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11 (260) năm 2014, tháng 11/2013. 2. Về khái niệm “Công lý” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 11-2013, tháng 11/2013. 3. Quan niệm về công lý ở Việt Nam từ năm 1945 đến cuộc CCTP năm 1950, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số tháng 11 (272) năm 2014, tháng 11/2014. 4. Tòa án nhân dân và nhiệm vụ bảo vệ công lý, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 12-2014, tháng 12/2014. 5. Cơ sở kinh tế-xã hội cho sự hình thành và phát triển của công lý, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số tháng 10 (283), tháng 10/2015. 6. Công lý là giá trị xã hội cần hướng tới bảo vệ, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2016, tháng 3/2016. 7. Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên, Người xây dựng nền tư pháp vì công lý tại Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên (Nhiều tác giả), Nxb Tri thức, năm 2015. 8. Công lý và tiếp cận công lý - Một số vấn đề lý luận, thực tiễn (Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao đồng chủ biên), Nxb Hồng Đức, năm 2018./. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt I. Văn kiện của ĐCSVN 1. ĐCSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. ĐCSVN (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. ĐCSVN (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. 4. ĐCSVN (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020. 5. ĐCSVN (2011), Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 12/7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. 6. ĐCSVN (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay. 7. ĐCSVN (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. II. Văn bản pháp luật 8. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), Hiến pháp. 9. Quốc hội (1960, 1981, 2002, 2014), Luật Tổ chức TA nhân dân. 10. Quốc hội (2006, 2012), Luật Luật sư. 11. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự. 12. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự. 13. Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính. 14. Thủ tướng Chính phủ (2011), Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. 15. Thủ tướng Chính phủ (2014), Thông điệp năm mới của TTgCP Nguyễn Tấn Dũng. 160 16. Văn phòng Chính phủ (2014), Văn bản số 46/TB-VPCP ngày 28/01/2013 Thông báo Kết luận của Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013. III. Công trình nghiên cứu khoa học 17. X.X. A-Lếch-Xây-Ép (1986), Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta, Nxb Pháp lý. 18. Aristotle (2013), Chính trị luận (Bản dịch của Nông Duy Trường), Nxb Thế giới. 19. Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2013), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia. 20. Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia. 21. Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992: Tài liệu hội thảo góp ý dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tháng 3 năm 2013. 22. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu giáo dục Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 23. GS.TS. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia. 24. TS. Phạm Văn Beo (2010), Về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 25. Albert P.Blaustein và Jay A.Sigler (2013), Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia. 26. Nguyễn Cảnh Bình (2009), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? Nxb Tri thức. 27. Trương Hòa Bình (2014), Độc lập tư pháp trong NNPQ XHCN, bảo đảm cho TA thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, Tạp chí ĐCS, số 864 (10-2014), tr.15-21. 28. Michael Bogdan, Luật so sánh, Nxb Kluwer Law and Taxation. 29. Bộ Tư pháp (2005), Xây dựng Hệ thống pháp luật và nền tư pháp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp. 30. Bộ Tư pháp và Dự án Star Việt Nam (2011), Tài liệu hội thảo Kinh 161 nghiệm xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ, Hà Nội, tháng 12/2011. 31. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp. 32. Bộ Tư pháp (1996), Nghiên cứu một số di sản pháp luật dân sự từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Hà Nội, năm 1996. 33. GS.TSKH Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Marcus Tullius Cicero (2017), Bàn về chính quyền, Nxb Hồng Đức. 35. Lê Đình Chân (1975), Luật Hiến pháp Khuôn mẫu dân chủ, Tủ sách Đại học Sài Gòn. 36. Tân Chi, Nhà nước của nhân dân Việt Nam, Nxb Phổ thông, năm 1975. 37. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, Nxb Sự thật. 38. TS. Doãn Chính, PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch (2008), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Chính trị Quốc gia. 39. Hà Hùng Cường (2014), Hiến pháp năm 2013 tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc đẩy mạnh CCTP theo Chiến lược CCTP đến năm 2020, Tạp chí Cộng sản, số 861 (7-2014), tr.19-25. 40. Lê Duẩn (1976), Cách mạng XHCN ở Việt Nam (tập 1), Nxb Sự thật. 41. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên) (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Nxb Lao động - xã hội. 42. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2012), TA Việt Nam trong bối cảnh xây dựng NNPQ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên) (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2005), Giáo trình Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia. 45. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2004) (Chủ biên), Thể chế tư pháp trong NNPQ, Nxb Tư pháp. 46. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2018), CL và tiếp cận CL, Nxb Hồng Đức. 162 47. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa. 48. Will Durant (2006), Nguồn gốc văn minh, Nxb Văn hóa Thông tin. 49. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, Nxb Hồng Đức. 50. Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Tài liệu Hội thảo khoa học “Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đôi với việc cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam”. 51. Hoàng Hữu Đản (2007), Bi kịch Hy Lạp, Nxb Giáo dục. 52. ĐCSVN (1987), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Tập 1), Nxb Sự thật. 53. Dave Robinson và Chris Garatt (2018), Đạo đức học bằng tranh, Nxb. Đà Nẵng. 54. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý. 55. GS.TS.Trần Ngọc Đường, Ths.Bùi Ngọc Sơn (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia. 56. PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS. Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg (2008), CBXH, Trách nhiệm xã hội và Đoàn kết xã hội, Nxb Khoa học Xã hội. 57. Jerry Elmer (2005), Tội phạm vì hòa bình, Nxb Thế giới. 58. Đặng Hoàng Giang (2014), Tử tù sinh con: Quyền hay đặc ân, tại 59. GS.TSKH Vũ Minh Giang (2008), Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia. 60. Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1997. 61. TS. Võ Trí Hảo (Chủ biên) (2013), Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia. 62. Selina Hastings (2007), Câu chuyện Kinh thánh, Nxb Tôn giáo. 63. F.A.Hayek (2009), Đường về nô lệ, Nxb Tri thức. 163 64. G.W.F.Hegel, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri thức, năm 2010. 65. TS. Nguyễn Văn Hiển (Chủ biên) (2014), Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia. 66. Dương Quỳnh Hoa, “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2012. 67. Nguyễn Thuý Hoàn: Đắc nhân tâm, Tạp chí Xây dựng Đảng tại 68. Vũ Đình Hòe (2001), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin. 69. Vũ Đình Hòe (1994), Hồi ký Vũ Đình Hòe, Nxb Văn hóa - Thông tin. 70. Homer (2013), Illiad, Nxb Thế giới. 71. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập (1-12), Nxb Chính trị quốc gia. 72. TS. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy ở một số nước, Nxb Tư pháp. 73. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia. 74. Hội luật gia Việt Nam (1975), Pháp lý phục vụ cách mạng. 75. Nguyễn Hường (2011), Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám tại 76. TS.Lê Tuấn Huy (2005), Triết học Chính trị Montesquieu với việc xây dựng NNPQ Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 77. TS.Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), Quan niệm của Các Mác về tha hóa và ý nghĩa của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. 78. Benjamin Jowett & M.J.Knight (2008), Plato chuyên khảo, Nxb Văn hóa Thông tin. 79. Trương Quang Khải, “Liên minh giai cấp trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Cái phổ biến biến và cái đặc thù”, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004. 164 80. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn) (2012), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học. 81. Kinh Dịch trọn bộ, Nxb Văn học, năm 2003. 82. Kinh Thi (Tập 2) (2003), Nxb Đà Nẵng. 83. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Khoa học Xã hội. 84. GS. Nguyễn Lân (2006), Từ và Ngữ Tiếng Việt, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 85. Nguyễn Văn Linh (1988), Đổi mới để tiến lên, Nxb Sự thật. 86. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới (2001), Nxb Văn hoá-Thông tin. 87. Diệp Lục (2018): Hành trình gia đình bé Nhật Linh đi tìm CL, đòi kẻ thủ ác phải đền tội tại cong-ly-doi-ke-thu-ac-phai-den-toi-2018060410160794.htm. 88. Nguyễn Thị Phương Mai, “Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó”, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Khoa học XH và NV, năm 2010. 89. C.Mác và Ph.Angghen (1995), C.Mác và Ph.Angghen toàn tập (Tập 1), Nxb. Chính trị quốc gia. 90. Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục. 91. Vũ Văn Mẫu (1972), Cổ luật Việt Nam thông khảo, Sài Gòn. 92. PGS.TS. Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ, Nxb Chính trị quốc gia. 93. John Stuart Mill (2008), Chính thể đại diện, Nxb Tri thức. 94. John Stuart Mill (2005), Bàn về Tự do, Nxb Tri thức. 95. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị. 96. Edgar Morin (2012), Đạo đức học, Nxb Tri thức. 97. Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp- Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 98. Đậu Công Nghiệp (2014), Luật Salic của Vương quốc Phrăng, Nxb Chính trị quốc gia. 99. Nhiều tác giả (2015), Luật sư Vũ Trọng Khánh Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên, Nxb Tri thức. 165 100. Nguyễn Hải Ninh, Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2013. 101. Nguyễn Tôn Nhan, Kinh Lễ, Nhà xuất bản Văn học, năm 1999. 102. Dương Hồng - Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viên, Lưu Phong (chú dịch), Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Nxb Quân đội nhân dân, năm 2003. 103. Lương Ninh (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ (2012), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 104. Nguyễn Hữu Châu Phan (1971), Xã hội nhà Lý nhìn dưới khía cạnh pháp luật. 105. Trịnh Khánh Phong (1978), TTDS sơ thẩm thực hành, Tập san TAND tối cao. 106. GS.TS Phùng Hữu Phú, PGS.TSKH Nguyễn Văn Đặng, PGS.TS Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia. 107. PGS.TS. Lê Minh Quân (2011), Về quá trình dân chủ hóa XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. 108. GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Ngô Huy Cương (Đồng chủ biên) (2012), Văn hóa pháp luật, Nxb Đại học quốc gia. 109. Jean-Jacques Rousseau (2014), Khế ước xã hội, Nxb Thế giới. 110. Michael Sandel (2011), CL: Đâu là việc đúng nên làm?, Nxb Trẻ. 111. PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2008), Trung Quốc với việc xây dựng NNPQ XHCN, Nxb Khoa học Xã hội. 112. Trần Đăng Sinh - Lê Văn Đoán (Đồng chủ biên) (2012), Chuyên đề triết học, Nxb Đại học Sư phạm. 113. Sổ tay sơ giải một số từ thường dụng, Nxb Sự thật, năm 1983, tr.74 114. Vladimir Soloviev, Karol Vojtyla và Albert Schweitzer (2004), Triết học đạo đức, Nxb Văn hóa - Thông tin. 115. Thái Sơn (2003): Có bao nhiêu con thỏ được tuyên là gấu? tại https://thanhnien.vn/thoi-su/co-bao-nhieu-con-tho-duoc-tuyen-la-gau-468542.html. 116. GS.Văn Tạo (2007), Chúng ta kế thừa di sản nào?, Nxb lý luận chính trị. 166 117. Võ Hải-Hoàng Thúy, Tân Chánh án TA tối cao nguyện đem hết sức thực thi CL, tại nguyen-dem-het-suc-thuc-thi-cong-ly-3383441.html. 118. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb Tri thức. 119. Linh Thư, Dân bí mới cần tòa, tại sao tòa từ chối tại 120. ”Trao đổi về quy định TA không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự” tại raDoi/View_detail.aspx. 121. Tìm hiểu Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Sự thật, năm 1976. 122. Luật gia Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước, lệ làng, Nxb Chính trị Quốc gia. 123. Alexis de Tocqueville (2006), Nền dân trị Mỹ, Nxb Tri thức. 124. PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay, NXB Khoa học Xã hội. 125. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 126. GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia. 127. GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên CNXH ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia. 128. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp. 129. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2017), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Nxb Đại học Quốc gia. 130. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia. 131. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (năm 2012): Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam. 167 132. Nguyễn Xuân Tùng (2009), Sự hình thành và phát triển của tư tưởng về NNPQ XHCN Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 6/2009, Tr 21-24. 133. Nguyễn Xuân Tùng (2010), Về khái niệm ”NNPQ XHCN”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 (264), Tr.14-22. 134. Nguyễn Xuân Tùng (2010), Luật tự nhiên trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3 (118) năm 2010, tr.58-63. 135. Nguyễn Xuân Tùng (2011), Tăng tính dân chủ và pháp quyền trong công tác điều hành của chính phủ, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 8/2011, Tr 34-38. 136. Nguyễn Xuân Tùng (2011), NNPQ với việc nâng đỡ, thực thi và bảo vệ quyền con người, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4 (299), Tr 8-14. 137. Nguyễn Xuân Tùng (2011), Bàn về nguyên tắc pháp quyền XHCN, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 (235), Tr 2-7. 138. Nguyễn Xuân Tùng (2012), Ai sẽ canh gác những người lính gác, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 22-2012 (1.119), Tr 46-47. 139. Nguyễn Xuân Tùng (2012), Học thuyết tập quyền XHCN và nhận thức về kiểm soát quyền lực tại Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 7/2012. 140. Nguyễn Xuân Tùng (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về CL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11 (260) năm 2013, tr.2-11. 141. Nguyễn Xuân Tùng (2013), Về khái niệm ”CL” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 11/2013, Tr 34-38. 142. Nguyễn Xuân Tùng (2016), Thi hành án dân sự - Cơ chế góp phần bảo đảm thực thi công lý, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên đề 70 năm Truyền thống thi hành án dân sự, tháng 7/2016. 143. Nguyễn Xuân Tùng (2014), Quan niệm về CL ở Việt Nam từ năm 1945 đến cuộc CCTP năm 1950, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11 (272) năm 2014, tr.58-64. 144. Nguyễn Xuân Tùng (2014), TAND và nhiệm vụ bảo vệ CL, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 12/2014. 145. Nguyễn Xuân Tùng (2014), Cội nguồn tư tưởng của chế định “Hòa giải ở cơ sở” tại 168 146. Nguyễn Xuân Tùng (2014), Cải cách quyền dân sự năm 1950: Trọng trách của Ngành Tư pháp trước quyền lợi nhân dân, tại spx?ItemID=41. 147. Nguyễn Xuân Tùng (2015), Cơ sở kinh tế-xã hội cho sự hình thành và phát triển của CL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 10 (283) năm 2015, tr.3-6. 148. Nguyễn Xuân Tùng (2016), CL là giá trị xã hội cần hướng tới bảo vệ, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2016. 149. Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (2012), Nxb Hồng Đức. 150. Tuyển tập Hương ước tục lệ (2010), Nxb Hà Nội. 151. Từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Từ điển Bách khoa. 152. Nguyễn Văn Tương: Luật Hiến pháp và các chế định chính trị, Trường Quốc gia hành chính, năm 1975. 153. GS.TS. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV-thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội. 154. GS.TSKH. Đào Trí Úc: Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2005. 155. Nguyễn Ước (2009), Đại cương Triết học Tây phương, Nxb Tri thức. 156. UBTV Quốc hội: Nhà nước Việt Nam DCCH, tháng 6 năm 1976, 157. Viện Chính sách công và Pháp luật (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội. 158. Viện Nghiên cứu lập pháp và Viện Friedrich-Ebert tại Việt Nam (2012), Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp-Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam, Nxb Tư pháp. 159. Viện Ngôn ngữ học (2000): Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 160. Viện Nghiên cứu Lập pháp, Tài liệu phục vụ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1980, tháng 5/2011. 161. Viện Nghiên cứu Lập pháp, Tài liệu phục vụ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, tháng 5/2011. 169 162. GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội. 163. GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Xung đột xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 164. Raymond Wacks (2011), Triết học luật pháp, Nxb Tri thức. 165. TS. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia. 166. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Nxb Khoa học xã hội. 167. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin. IV. Báo cáo liên quan 168. Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp năm 1947. 169. Biên bản các cuộc Hội nghị tư pháp toàn quốc 1948. 170. Biên bản hội nghị nội bộ Bộ Tư pháp 1949. 171. Báo cáo kiểm thảo việc thực hiện Chương trình Tư pháp năm 1950. 172. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của các TAND. 173. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của các TAND. 174. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của các TAND. 175. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2015 của các TAND. 176. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của các TAND. 177. Báo cáo của Chánh án TAND tối cao về công tác của các TA trong nhiệm kỳ Quốc hội XIII. 178. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các TAND. 170 179. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các TAND. 180. Báo cáo của UNDP và Hội Luật gia Việt Nam về Chỉ số CL-Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến người dân năm 2012. 181. Báo cáo Tổng quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. Tiếng Anh 182. ABC Law Report (2010), The trial of Comrade Duch,tại duch/3022850#transcript. 183. Geofrey AFlick (1984), Natural Justice, (CL tự nhiên), Nxb Butterworths. 184. Paul Bloomfield, What “Justice” really means (CL thực sự nghĩa là gì?), The NewYork Times tại https://www.nytimes.com/2018/10/10/opinion/justice-moral- epistemic-principles.html. 185. Harry Brighouse (2004), Justice, (CL), Nxb Polity Press. 186. Edward B.McLean (2000), Common Truths-New Perspective on Natural Law, (Những sự thật phổ biến - Viễn cảnh mới về luật tự nhiên), Nxb ISI Books. 187. Henry Campbell Black M.A. St.Paul, Minn (1983), Black‟s Law DictionaryR, (Từ điển Luật Black), Nxb West Publishing Co. 188. Allen E.Buchanan (1984), Marx and Justice-The Radical Critique of Liberalism, (Marx và CL - Phê bình chủ nghĩa tự do), Nxb Metheuen. 189. Peter Butt (2004), Concise Australian Legal Dictionary (Từ điển pháp lý rút gọn Australia), Nxb LexisNexis Butterworths. 190. Abram Chayes: How does the constitution establish justice, Harvard Law Review, Vol.101:1026, 1988. 191. Anton-Hermann Chroust and David L.Osborn, Aristotle‟s Conception oj Justice (Khái niệm công lý của Aristotle), 17 Notre Dame L. Rev. 129 (1942). 192. Jim Corkery, Professor, Bond University, The Rule of Law (Pháp quyền), at the National Legal Eagle. 171 193. Charles Covell (1992), The Defence of Natural Law, (Lập luận bảo vệ pháp luật tự nhiên), Nxb The Macmillan Press. 194. Geoffrey Cupit (1996), Justice as fittingness, (CL là sự phù hợp), Nxb Clarendon Press. 195. Roger D.Masters Margaret Gruter (editors), The sense of Justice (Cảm nhận về CL), Sage Publications. 196. Allen E.Buchanan (1984), Marx and Justice-The Radical Critique of Liberalism, (Marx và CL - Phê bình chủ nghĩa tự do), Nxb Metheuen. 197. Jeffrie G.Murphy and Jules L.Coleman, Philosophy of law - An Introduction to Jurisprudence (Triết học pháp luật), Westview Press, 1990. 198. Mary Ann Glendon (1985), Comparative Legal Traditions (So sánh các truyền thống pháp luật), Thomson West, Tr. 691. 199. M.P. Golding (1987), On the Adversary system and Justice (Về hệ thống đối tụng và CL), Nxb Philosophical Law - Authority, Equality, Adjudication, Privacy. 200. Richard H.Fallon (1997), ”The rule of law” as a concept in constitutional discourse (Pháp quyền - khái niệm của các cuộc tranh luận hiến pháp), Columbia Law Review 1, 7-9. 201. John Finnis, Natural Law and Natural Rights (Luật tự nhiên và các quyền tự nhiên), Oxford Universtity Press, 1980. 202. Christopher H. Zimmerli (1971), “Human rights and the The rule of law in Southern Rhodesia” (Quyền con người và pháp quyền tại Nam Rhodesia), 20 The International and Comparative Law Quarterly 239, 243. 203. Jerome Hall (1973), Foundations of Jurisprudence (Những lý luận cơ bản của triết học pháp luật), Nxb The Bobbs-Merrill Company. 204. Agnes Heller (1987), Beyond Jusice, (Vượt trên CL), Nxb Basil Blackwell Inc. 205. Dyson Heydon (2003), Judicial Activism and the death of the rule of law (Lập pháp tư pháp và sự kết thúc của pháp quyền), Quadrant January- February 2003, Tr. 9-22. 172 206. Margot A. Hurlbert (2011), Pursuing Justice: An Introduction to Justice Studies (Theo đuổi CL: Dẫn nhập các nghiên cứu về công lý), Fernwood Books Ltd. 207. David Johnston (2011), A brief history of Justice, (Tóm lược lịch sử về CL), Nxb Wiley-Blackwell. 208. Justice (Công lý) tại https://en.wikipedia.org/wiki/Justice 209. Rhona K.M.Smith: Textbook on International Human Rights (Giáo trình các quyền con người quốc tế), Oxford University Press, 2003. 210. Eugene Kamenka, Alice Erh-Soon Tay (1979), Justice, (CL), Nxb Edward Arnold. 211. Hans Kelsen (1946), General Theory of Law and State (Lý luận chung về Pháp luật và Nhà nước), Nxb Harvard University Press. 212. Josef Pieper (1955), Justice (CL), Nxb Pantheon Books. 213. Ulrich K. Preuss (1991), „Perpectives of Democracy and the Rule of Law‟ (Viễn cảnh của dân chủ và pháp quyền), 18 Journal of Law and Society, 353, 363. 214. Martin Krygier (1986), Law as Tradition (Luật pháp như truyền thống), 5 Law and Philosophy, Tr.237-262. 215. Stephan Landsman, The Adversary System (Hệ thống đối tụng), American Enterprise Institute, 1984. 216. Ronald L.Conhen (1986), Justice - Views from the Social Sciences (CL- Những cách nhìn từ những ngành khoa học xã hội), Nxb Plenum Press. 217. Lloyd L.Weinbeb (1987), Natural Law and Justice (Pháp luật tự nhiên và CL), Nxb Havard University Press. 218. Pierre Legrand (2006), Comparative legal Studies and the matter of authenticity (Nghiên cứu so sánh pháp lý và vấn đề của sự xác thực), 1 Journal of Comparative Law, 365. 219. David M. Trubek and Alvaro Santos (ed) (2006), The World Bank‟s uses of the “rule of law” promise in economic development (Những cách Ngân hàng thế giới sử dụng thuật ngữ pháp quyền để hứa hẹn sự phát triển kinh tế). 220. Ugo Mattei (1997), Three patterns of law: Taxonomy and Change in the World‟s Legal System (Ba loại pháp luật: Phân biệt và sự thay đổi trong hệ thống 173 pháp luật thế giới), The American Journal of Comparative Law, Vol.45, No 1, 5. 221. RP Meagher, QC, WMC Gummow, JRF Lehane (1984), Equity- Doctrine and Remedies (Luật công bằng), ButterWorth. 222. Merriam-Webster Dictionary, tại https://www.merriam- 0webster.com/dictionary/justice. 223. Allison Morris and Gabrielle Maxwell (2001), Restorative Justice for Juveniles (CL phục hồi cho vị thành niên), Nxb Hart Publishing. 224. James Bernard Murphy (2005), The Philosophy of Positive Law (Triết học về pháp luật thực định), Nxb Yale University Press. 225. James P.Sterba (1980), Justice-Alternative Political Perspectives (CL- Từ quan điểm chính trị thay thế), Nxb Wadsworth Inc. 226. Leopold Pospísil (1974), Anthropology of Law - A Comparative Theory, (Nhân chủng học pháp luật - Một lý thuyết so sánh), Nxb Hraf Press. 227. Rescoe Pound (1951), Justice according to Law (CL trên nền tảng pháp luật), Nxb Yale University Press. 228. John Quigley (1989), Socialist law and the Civil Law Tradition (Pháp luật XHCN và truyền thống pháp luật dân sự) The American Journal of Comparative Law, Vol.37, No 4, 781. 229. Charles R.Beitz (2001), Human Rights as a Common Concern (Quyền con người là điều chia sẻ chung), 95 The American Political Science Review. 230. John Rawls (1977), A theory of Justice (Một lý thuyết về CL), Nxb The Belknap Press. 231. Alan Ryan (1993), Justice (CL), Nxb Oxford University Press. 232. Albert Venn Dicey (1885), Introduction to the study of the law of the Constitution (Dẫn nhập nghiên cứu pháp luật về hiến pháp), Nxb Mac Milan and Co. 233. Rudolf Stammler (1969), The theory of Justice (Lý thuyết về CL), Nxb Augustus M.Kelley Pulisher. 234. Olufemi Taiwo (1984), Legal Naturalism - A Marxist theory of law (Chủ nghĩa pháp lý tự nhiên - Một học thuyết của Mác về pháp luật), Nxb 174 Cornell University Press. 235. The Law Dictionary tại https://thelawdictionary.org/justice/ 236. John Thibaut and Laurens Walker (1975), Procedural Jutice-A psychological Analysis (CL thủ tục - Một nghiên cứu tâm lý học). 237. Thomas W.Simon (2001), Law and Philosophy: An introduction with readings (Luật pháp và triết học: Dẫn nhập với những bài luận). 238. Russell Walter (2000), Jutice in the twenty-first century (CL trong thế kỷ 20), Nxb. Cavendish Publishing. 239. Hon. Marilyn Warren AC, What is justice (Công lý là gì), tại 240. Sally Wehmeier (2005), Oxford Advanced Learner‟s Dictionary, Oxford University Press. 241. UNDP, Access to Justice and Infomal Justice System Research (Nghiên cứu về tiếp cận hệ thống công lý và công lý không chính thức) tại M_Access_to_Justice_and_Informal_Justice_Systems_Research_Kachin_State_Web.pdf. 242. What Is Justice?: Crash C ourse Philosophy #40 tại https://www.youtube.com/watch?v=H0CTHVCkm90 243. World Bank (2018), Doing Business Report tại https://www.worldbank.org/en/country/india/brief/doing-business-2018. 244. World Justice Project, Global Insights on Access to Justice (Báo cáo toàn cầu về tiếp cận công lý), tại https://worldjusticeproject.org/sites/default/files/documents/WJP_Access- Justice_April_2018_Online.pdf. 245. World Justice Project, The WJP Rule of Law Index 2017-2018 (Báo cáo chỉ số pháp quyền năm 2017-2018), tại https://worldjusticeproject.org/sites/default/files/documents/WJP- ROLI-2018-June-Online-Edition_0.pdf. 246. Adrian Zuckerman (1999), Justice in Crisis (CL trong cơn khủng hoảng), Comparative Perpectives of Civil Procedure./. 175 PHỤ LỤC 1 Tƣợng thần công lý theo quan niệm chính tắc (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Justice) 176 PHỤ LỤC 2 Tƣợng thần công lý theo quan niệm năng động (Nguồn: https://www.google.com.vn/search?hl=vi&biw=1745&bih=885&tbm=isch&sa= 1&ei=zsITW7_nHNif9QPTqLzoBg&q=justice+allegory+giotto+Arena&oq=just ice+allegory+giotto+Arena&gs_l=img.3...29313.32557.0.32752.6.6.0.0.0.0.100. 500.5j1.6.0....0...1c.1.64.img..0.0.0....0.OUU1TbEEq90#imgrc=W5XMkO4gya2 xiM) 177 PHỤ LỤC 3 Tƣợng thần công lý tại Tòa án Hồng Kông (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%AF_th%E1%BA%A7n_C%C3%B4n g_l%C3%BD) 178 PHỤ LỤC 4 Tóm tắt lý thuyết về công lý hình sự [235] Lý thuyết Mục tiêu Hình phạt Trừng phạt (Retribution) Hình phạt được áp dụng chỉ khi tội phạm được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng - Các hình phạt có giá biểu - Hình phạt tỷ lệ với tội phạm Ngăn chặn (Deterrence) - Ngăn cản các cá nhân vi phạm do nỗi sợ về hình phạt - Nhắc nhở cộng đồng về những vi phạm tương tự sẽ bị trừng phạt tương tự - Hình phạt tù - Phạt tiền nặng - Tù dài hạn làm gương cho người khác Phục hồi (Rehabilitation) Cải tạo hành vi của người vi phạm - Cá thể hóa hình phạt - Lao động phục vụ cộng đồng - Giáo dục đạo đức - Dạy nghề Tước quyền (Incapacitation) Ngăn chặn người vi phạm thực hiện các tội phạm khác để bảo vệ xã hội khỏi tội phạm - Tù dài hạn - Theo dõi điện tử - Cấm đi khỏi nơi cư trú Đền bù (Reparation) Trả lại cho nạn nhân hoặc cộng đồng - Bồi thường - Làm việc không được trả công Lên án (Denunciation) Cộng đồng bày tỏ sự không đồng ý với các giới hạn về đạo đức - Xác định lỗi - Trừng phạt nơi công cộng - Trừng phạt và thông báo đến cộng đồng 179 PHỤ LỤC 5 Danh mục tƣ liệu Hồ Chí Minh về công lý 1. Yêu sách: Yêu sách của nhân dân An nam (năm 1919), 2. Văn vần tuyên truyền: Việt Nam yêu cầu ca, An nam nhân dân thỉnh nguyện thư (năm 1919), 3. Phát biểu: Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp (năm 1921), Phát biểu tại Phiên họp thứ 25 Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (năm 1924), 4. Báo chí: Vấn đề dân bản xứ (Báo L’Humanité năm 1919), Kẻ bại trận ở Đông Dương (Báo La Vie Ouvrière năm 1921), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (Báo L’Humanité năm 1922), Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp (Báo Le Paria năm 1922), Thư gửi Khải Định (Báo Le Journal du Peuple năm 1922), Phòng Kiểm duyệt ở Đông Dương (Báo L’Humanité năm 1922), Lời kêu gọi tham gia hội hợp tác xuất bản báo Le Paria (Báo Le Paria năm 1922), Nhân đạo thực dân (Báo Le Paria năm 1922), Về câu chuyện Xiki (Báo Le Paria năm 1922), Những người bản xứ được ưa chuộng (Báo Le Paria năm 1923), Chủ nghĩa quân phiệt thực dân (Báo La vie Ouvrière), Diễn đàn Đông Dương (Báo Le Paria năm 1923), Trò Méclanh (Báo Le Paria năm 1923), Chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm những gì (Tập san Inprekorr năm 1924), Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp (Tập san Inprekorr năm 1924), Hành hình kiểu Linsơ (Tập san Inprekorr năm 1924), Thống chế Liotây và Bản tuyên ngôn nhân quyền (Tập san Inprekorr năm 1924), Bản án chế độ thực dân Pháp (Tập san Inprekorr năm 1925-1926), Trò đùa dai của Rudơven tiên sinh (Cứu vong nhật báo Trung Quốc năm 1940), Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc (Báo Nhân dân năm 1967). 5. Thơ: Nhật ký trong tù viết năm 1942-1943, bài Vấn thoại. 6. Thƣ: Thư ngỏ gửi ông Lêông Ácsimbô (1923) Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (năm 1945), Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Giêm Biếcnơ (năm 1945), Thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới 180 (năm 1947), Thư gửi tướng Lơcléc (năm 1947), Thư gửi Chính phủ và Nhân dân Pháp (năm 1947), Gửi Chính phủ Pháp đề nghị chấm dứt chiến tranh (năm 1948), Thư gửi nhân dân Pháp sau cuộc hội kiến với Pôn Muýt, Đại diện Cao ủy Pháp Bôlae (năm 1947), Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc (năm 1948), Thư trả lời một công dân Mỹ (năm 1966), Thư gửi các người bạn Mỹ chống chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam (năm 1968), Thư chúc mừng năm mới (năm 1969). 7. Điện: Điện văn gửi các ông Ăngđrê Grômưcô - Đại diện Liên Xô, Giêm Biếcnơ - Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Bác sỹ Cố Duy Quân - Đại diện Trung Quốc tại Hội đồng Liên hợp quốc (năm 1946), Điện gửi nhân dân Pháp nhân ngày 19-12-1948, Điện gửi cụ Béctơrăng Rútxen (năm 1966), Điện gửi cụ Béctơrăng Rútxen và ông Giăng Pôn Xáctơ rơ (năm 1967), Điện ủng hộ nước cộng hòa Ả rập thống nhất (năm 1967). 8. Lời kêu gọi: Lời kêu gọi (Báo Le Paria năm 1923), Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ (năm 1945), Lời kêu gọi việc tàu bay địch tàn sát đồng bào Nam Bộ (năm 1946), Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7 (Báo Nhân dân năm 1968), 9. Diễn văn: Diễn văn đọc trong “Ngày Kháng chiến toàn quốc” (năm 1945), Diễn văn tại Lễ Kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1946) tổ chức tại Paris, 10. Văn bản pháp lý: Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng 01 năm 1946 về tổ chức các TA và các ngạch thẩm phán. 11. Huấn thị: Chính phủ là công bộc của dân (Báo Cứu quốc năm 1945)./. 181 0 200 400 600 800 1000 1200 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1071 869 410 156 144 67 Số vụ việc để quá hạn luật định do lỗi chủ quan 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1702 1198 650 560 295 Số bản án tuyên không rõ ràng PHỤ LỤC 6 Đánh giá mức độ chính xác của các bản án, quyết định của Tòa án Phụ lục 6.1- Số vụ việc để quá hạn luật định do lỗi chủ quan Phụ lục 6.2- Số bản án tuyên không rõ ràng 182 Phụ lục 6.3 - Số bản án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm/số giải quyết của TA giai đoạn 2011-2017 Phụ lục 6.4 - Tỷ lệ bản án hình sự bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số bản án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm/số giải quyết của Toà án giai đoạn 2011-2017 Số thụ lý Số giải quyết 2.14% 1.83% 1.71% 1.61% 1.35% 1.27% 1.30% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ bản án bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán giai đoạn 2011-2017 Tỷ lệ bản án bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán giai đoạn 2011-2017 183 Phụ lục 6.5 - Tỷ lệ bản án hình sự bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán giai đoạn 2011-2017 Phụ lục 6.6 - Tỷ lệ bản án dân sự bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 0.50% 0.50% 0.50% 0.60% 0.84% 0.72% 0.80% 4.80% 4.90% 5.10% 5.17% 5.07% 5.28% 5.70% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ bản án hình sự bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 Tỷ lệ huỷ Tỷ lệ sửa 1.50% 1.30% 1.10% 1.00% 0.83% 0.75% 0.73% 1.90% 1.70% 1.60% 1.50% 1.40% 1.30% 1.10% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ bản án dân sự bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 Tỷ lệ huỷ Tỷ lệ sửa 184 Phụ lục 6.7 - Tỷ lệ bản án hành chính bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 Phụ lục 6.8 - Tỷ lệ bản án hình sự, dân sự, hành chính bị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong giai đoạn 2011-2017 4.50% 3.50% 3.40% 4.64% 3.90% 3.75% 4.09% 8.50% 3.20% 4.20% 4.30% 3.80% 3.92% 5.70% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ bản án hành chính bị hủy, sửa giai đoạn 2011-2017 Tỷ lệ sửa Tỷ lệ huỷ 18.76% 17.49% 18.19% 18.74% 17.68% 18.25% 17.72% 6.80% 5.98% 5.32% 4.97% 4.96% 4.31% 4.97% 30.96% 19.10% 27.30% 28.60% 24.87% 25.15% 26.36% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ bản án hình sự, dân sự, hành chính bị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong giai đoạn 2011-2017 Án hình sự Án dân sự Án hành chính 185 PHỤ LỤC 7 Phƣơng thức cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận khi xảy ra tranh chấp (Nguồn: Báo cáo chỉ số công lý của Hội Luật gia Việt Nam năm 2013, Tr. 33) PHỤ LỤC 8 Cảm nhận công lý của ngƣời dân 21 tỉnh/TP trực thuộc trung ƣơng (Nguồn: Báo cáo chỉ số công lý của Hội Luật gia Việt Nam năm 2013, Tr. 75) 327 5 21 141 51 121 11 28 3 6 94 19 0 50 100 150 200 250 300 350 UBND xã/phường Cơ quan Đảng Cơ quan dân cử Hành pháp cấp huyến/tỉnh Toà án Quan hệ cá nhân Luật sư, trợ giúp pháp lý Tổ chức quần chúng Hoà giải cơ sở Báo chí Khác Không biết Số tranh chấp được yêu cầu/nhờ giải quyết Số tranh chấp được yêu cầu/nhờ giải quyết 186 PHỤ LỤC 9 Xếp hạng giải quyết tranh chấp hợp đồng của Ngân hàng thế giới (Nguồn: Doing Business Report năm 2017) 187 PHỤ LỤC 10 Chỉ số tiếp cận công lý của Việt Nam (Nguồn: Báo cáo chỉ số tiếp cận công lý năm 2018, Tr.54) 188 PHỤ LỤC 11 Chỉ số pháp quyền của Việt Nam (Nguồn: Báo cáo chỉ số pháp quyền năm 2018, Tr.157)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_ly_va_su_the_hien_cong_ly_trong_hien_phap_viet.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenXuanTung.pdf
Luận văn liên quan