Luận án Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về CNHT và CNHT ngành SX ô tô với các nội dung khái niệm, đặc trưng và đặc điểm của CNHT ngành SX ô tô, khẳng định CNHT ngành SX ô tô là chỉ toàn bộ những sản phẩm CN có vai trò hỗ trợ cho việc SX các sản phẩm ô tô hoàn chỉnh. Đặc trưng nổi bật của nó là chuyên đảm nhận việc SX các yếu tố đầu vào phục vụ CNSX và lắp ráp ô tô. Vì vậy, CNHT ngành SX ô tô có vai trò quan trọng không chỉ đối với CN ô tô mà còn phản ánh năng lực nội sinh của nền kinh tế. Nó là một lĩnh vực SX quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm nội địa và tăng sức cạnh tranh của CN quốc gia, thúc đẩy phân công lao động và hợp tác hóa sản xuất trong ngành CN này, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, thu hút vốn FDI, thúc đẩy lực lượng SX phát triển và đóng góp vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nền kinh tế quốc gia. Điểm nổi bật của luận án là đã đưa ra quan niệm về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam, xây dựng khung lý thuyết nội dung tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành SX ô tô của một nước. Luận án đã rút ra những 6 bài học kinh nghiệm phát triển CNHT ngành SX ô tô để tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận và giải quyết thực tiễn vấn đề này ở nước ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổng quát quá trình phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta giai đoạn 2011 đến 2016, luận án đã nêu những đánh giá về kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Thực tiễn CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm phát triển, trình độ công nghệ SX còn thấp, hoạt động của CNHT ngành SX ô tô đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của tình hình trên. Trong đó, nổi lên là vẫn còn sự bất cập của một số chính sách và sự thiếu tính chủ động sẵn sàng của bản thân DN CNHT ngành SX ô tô. Vì vậy, mục tiêu đạt được còn khiêm tốn.157 Trên cơ sở dự báo phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2035. Xác định vị trí, tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô đối với CNH, HĐH đất nước, luận án đã sử dụng 4 nhóm giải pháp trọng yếu như nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô, ưu tiên các nguồn lực, mở rộng quy mô thị trường, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển một số sản phẩm phụ tùng linh kiện quan trọng, phát triển DN về lĩnh vực SX phụ tùng linh kiện ô tô, tăng cường thu hút đầu tư FDI, liên kết DN và tạo môi trường phát triển CNHT ngành SX ô tô, nhằm từng bước tạo ra nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô mang thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

pdf173 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SX phụ tùng linh kiện ô tô trong nước, đồng thời không khuyến khích nhập khẩu ô tô và phụ tùng linh kiện ô tô. Bởi vì, nếu không thực hiện chính sách khuyến khích SX phụ tùng linh kiện trong nước mà nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, thì đã làm cho CNHT ngành SX ô tô không phát triển, nhập khẩu sẽ đồng nghĩa với tăng tỷ lệ nhập siêu, CNHT và ngành ô tô phụ thuộc vào nước ngoài. Thực hiện chính sách thuế nhằm mục đích hỗ trợ thị trường nội địa về CNHT và hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô. Từ đó, tạo cơ sở để DN CNHT đầu tư mở rộng SX, tiến tới xuất khẩu sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô. Mở rộng phạm vi thị trường ở nước ngoài, thông qua việc xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, hoặc gián tiếp cung cấp phụ tùng linh kiện cho các công ty lắp ráp trong nước để xuất khẩu sản phẩm cuối cùng. Điều đó, đòi hỏi sản phẩm CNHT ô tô được SX ở nước ta phải mang tính cạnh tranh quốc tế, buộc DN CNHT ô tô cần tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, đó là lợi thế về công nghệ, giá nguyên liệu đầu 145 vào và giá lao động thấp so với các nước trong khu vực, giảm thiểu chi phí dịch vụ hậu cần và thời gian giao hàng. 4.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô 4.2.2.1. Hoàn thiện thể chế Để thúc đẩy ngành CN ô tô phát triển, Việt Nam phải tạo được sự đột phá về hoàn thiện thể chế cho CNHT ngành SX ô tô. Bên cạnh đó, cần gỡ bỏ những rào cản, để DN chủ động nắm bắt cơ hội phát triển DN mình và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Vì vậy, cần tập trung vào: - Tiếp tục sớm hoàn thiện các văn bản để thúc đẩy CNHT ngành SX ô tô phát triển, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng thể chế CNHT ở nước ta. Thể chế CNHT phải hướng mạnh vào khuyến khích DN các ngành CNHT đầu tư vào lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô, có những chính sách cụ thể định hướng các phát triển CNHT ngành SX ô tô theo như Quyết định 1168/2014/QĐ- TTg (16/7/2014) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. - Ban hành các văn bản về hệ thống chất lượng của sản phẩm CNHT (phụ tùng linh kiện, sản phẩm trung gian, nguyên vật liệu) phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn cũng cần tham khảo, bổ sung thêm cho phù hợp với quy định quốc tế (như tiêu chuẩn Euro IV, V, VI đối với ô tô.) hoặc quy định của một số nước có công nghệ tiến tiến (Nhật Bản, Hàn Quốc) đã và đang đầu tư vào lĩnh vực phát triển CN ở nước ta, tiêu chuẩn 5S hay JIT của Nhật Bản, tiêu chuẩn về sản phẩm thông minh (smart products), tiết kiệm nhiên liệu, ô tô sử dụng năng lượng điện, sản phẩm thân thiện với môi trường Việc định hướng chính sách của Chính phủ sẽ quyết định lộ trình, bước đi nhằm thực hiện mục tiêu cho CNHT ngành SX ô tô. Các chính sách đóng vai trò như những cú hích, đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn về vốn, 146 công nghệ, lao động, thông tin và khơi thông các nguồn lực khác. Để hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành SX ô tô, Chính phủ cần ban hành đồng bộ những văn bản nhằm tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển CNHT ngành ô tô. Đối với chính sách thương mại, thuế quan, Chính phủ cần giảm về mức thấp nhất cho các biểu thuế, như: Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu CN cao cấp mà trong nước chưa SX được, mua sắm thiết bị công nghệ cho DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt Để DN CNHT ngành SX ô tô thực hiện chiến lược SX kinh doanh hiệu quả tạo môi trường thuận lợi cho DN đầu tư mạnh vào lĩnh vực CNHT về ô tô. Hoàn thiện chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng CN cho sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô, đó là xác lập một cơ cấu CN hiện đại, có các ngành CN then chốt. Do vậy, cần thực hiện chính sách phát triển cân đối giữa khu vực thượng nguồn, gồm các ngành CNSX và cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm cơ bản (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su, kính, CN mạ, sơn, đúc) và hạ nguồn (gồm CN lắp ráp). Đây là những tiền đề quan trọng và cần thiết để phát triển SX ở khu vực trung gian, đó là những DN CNHT SX phụ tùng linh kiện ô tô. Tính đặc thù của CNHT ngành SX ô tô nói chung và ngành CN ô tô nói riêng là có thể phát triển hợp lý, hiệu quả khi được xây dựng theo phương thức SX với sản lượng lớn và ít chủng loại. - Tiếp tục khuyến khích và nêu cao vai trò của DN CNHT trước trọng trách cơ cấu lại lĩnh vực CN, tạo nền tảng cho CNH, HĐH, bởi DN CNHT là nơi SX và cung ứng phụ tùng linh kiện, sản phẩm trung gian cho các ngành SXCN khác nhau, để DN SX ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Theo tính toán của các chuyên gia, sản phẩm càng có gia trị cao, càng tích hợp được nhiều hàm lượng KH&CN thì sản phẩm đó có cơ cấu tỷ lệ phần lớn giá trị gia tăng từ CNHT (thường chiếm từ 70 – 85% giá trị trong sản phẩm CN hoàn chỉnh). Chính vì vậy, cần tiếp tục khuyến khích thành lập DN SX phụ tùng 147 linh kiện, hỗ trợ, ưu đãi, miễn giảm thuế, xúc tiến thương mại, vay vốn công nghệ, đào tạo nhân lực cho DN CNHT ngành SX ô tô. - Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực CN ô tô nói chung và CNHT ngành SX ô tô nói riêng. Chú trọng cơ cấu lại tổ chức bộ máy liên quan đến lĩnh vực CNHT, kể cả bố trí lại cán bộ phụ trách lĩnh vực CNHT, để thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của cơ quan phụ trách lĩnh vực CNHT. Từ đó, tổ chức và nhân sự chịu trách nhiệm hơn đối với lĩnh vực CNHT được phụ trách, thay đổi phương pháp làm việc đối với nhiệm vụ đặt ra nhằm hỗ trợ trực tiếp cho CNHT ngành SX ô tô. 4.2.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư dành cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô, Nhà nước cần tạo môi trường, điều kiện pháp lý và hỗ trợ cần thiết cho phát triển CNHT ngành SX ô tô. Giải pháp này yêu cầu cần có một chiến lược và những quy định của luật pháp về phát triển CNHT như thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển CNHT ngành SX ô tô theo Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2014; xác định công đoạn SX nào, sản phẩm nào nên được DN tập trung phát triển và hỗ trợ, sự hỗ trợ của Nhà nước nên tập trung chủ yếu vào công cụ chính sách, giai đoạn và sản phẩm của CNHT ngành SX ô tô, v.v - Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Nhà nước để khuyến khích phát triển SX kinh doanh sản phẩm CNHT ngành SX ô tô. Xây dựng các chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm hỗ trợ để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và DN trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng loại hình DNNVV; tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm CN ưu tiên, mũi nhọn tạo nền tảng để DNNVV làm vệ tinh phát triển CNHT ngành SX ô tô. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, R&D công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo điều kiện về vay vốn, thuê 148 mặt bằng, nhà xưởng, ưu đãi về thuế (có thời hạn) đối với TNCs, MNCs, cũng như các DN nội địa hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô. Cần đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho DN, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với DN. Chính sách này bao gồm những nội dung dưới đây: + Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đây cũng là bộ phận quan trọng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Tiếp tục quá trình cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch của môi trường SX kinh doanh để phát triển thêm nhiều DN về SX phụ tùng linh kiện, cũng như thu hút ở mức độ cao đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT ngành SX ô tô. + Xây dựng một số khu CNHT ngành SX ô tô với các ưu đãi về mặt địa lý, thuê đất; khuyến khích kinh tế tư nhân, DNNVV đầu tư vào lĩnh vực SX phụ tùng linh kiện, nguyên vật liệu hỗ trợ và những sản phẩm trung gian, để cung cấp cho DN lắp ráp ô tô. Xây dựng các khu CN có sự tập trung, có mục tiêu, trong đó có nhiều DNNVV có thể trở thành các nhà cung cấp cho các DN FDI có thể coi là một hướng đi tích cực và thiết thực nhằm tạo sự đột phá cho phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta trong những năm tới. Chính sách thúc đẩy CNHT về ô tô không đơn thuần là “marketing quốc gia” mà phải có định hướng hỗ trợ DN tham gia vào hệ thống cung cấp cho một số những nhà đầu tư mục tiêu về ngành CN ô tô. Các cấp, các ngành cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút đầu tư từ DN FDI cũng như các nhà đầu tư trong nước vào các khu CN, giải quyết khó khăn về mặt bằng để xây dựng nhà xưởng SX. Cần công khai, minh bạch, thông tin chi tiết về ngành nghề, năng lực kinh doanh và các định hướng khuyến khích đầu tư SX phụ tùng, linh kiện cho các công ty lắp ráp ô tô. + Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho DN CNHT ngành SX ô tô, như: Miễn hoặc giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v... Các chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn nhằm tạo môi trường SX kinh 149 doanh lành mạnh, bình đẳng. Thực hiện đúng cam kết trong các thỏa thuận quốc tế (ATIGA, AFTA/CEPT, WTO và sắp tới là TPP...). + Hoàn thiện việc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm CNHT ngành SX ô tô ở nước ta, xây dựng các rào cản kỹ thuật và môi trường cần thiết cho từng chủng loại sản phẩm, nhằm tạo điều kiện cho các DN CNHT về ô tô phát triển theo hướng chuyên môn hóa. - Tạo lập môi trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việc phát huy vai trò của các thành phần kinh tế có ý nghĩa thu hút nguồn lực về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong và ngoài nước, nhằm tạo động lực để CNHT ngành SX ô tô phát triển. Vì vậy, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều loại hình DN. Phía Nhà nước nên đầu tư vào CNHT đối với những ngành quan trọng cần chi phối, những ngành công nghệ cao, những ngành tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội... Các DN nhà nước cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các DN vệ tinh, SX sản phẩm hỗ trợ đáp ứng yêu cầu nội địa và xuất khẩu. Xây dựng các chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm thích ứng nhằm thực hiện Chiến lược phát triển CNHT ngành SX ô tô, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, khuyến khích đa dạng DNNVV tham gia SX phụ tùng linh kiện ô tô. Xóa bỏ những rào cản để DN tư nhân (SEMs) tiếp cận vay vốn dễ dàng; bản thân các DNNVV cần xây dựng thành công thương hiệu DN và thương hiệu sản phẩm, tạo niềm tin ở khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển thì cần thực thi những chính sách cụ thể hỗ trợ, hướng dẫn, khuyến khích DN. Doanh nghiệp CNHT ngành SX ô tô cần đa dạng hóa trong hợp tác, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là với DN của các nước mà thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã xúc tiến thương mại đầu tư về ngành CN này, như Nga, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Đức... có trình độ công nghệ cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đầu tư vào nước ta, 150 nhằm cung ứng sản phẩm phụ tùng linh kiện, có thể chấp nhận đầu tư lớn như mua công nghệ hiện đại nước ngoài. Đây cũng là chính sách cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với những DN FDI đầu tư vào nước ta. Do vậy, chỉ có đa dạng hóa liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các DN CNHT ngành SX ô tô mới là một mắt xích trong dây chuyền SX ô tô và mang giá trị toàn cầu. Từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thông qua việc góp vốn đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần phải coi trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền sở hữu, thương hiệu. Trước mắt với những chi tiết tương đối dễ gia công, chế tạo, các DN trong nước có đủ khả năng đảm nhận được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN nội địa phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng mua, sát nhập và vận hành công nghệ từ các DN FDI là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho việc SX những chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công trên dây chuyền SX phụ tùng linh kiện ô tô với công nghệ hiện đại. Khuyến khích hình thành các khu CNSX phụ tùng linh kiện, nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho DN lắp ráp ô tô, trọng tâm để phát triển CNHT này là DNNVV cung cấp phụ tùng linh kiện cho DN lắp ráp ô tô là một hướng đi tích cực và phù hợp với sự phát triển CNHT về ô tô ở nước ta trong những năm tới. Chính sách thúc đẩy CNHT ngành SX ô tô cần hỗ trợ DN tham gia vào hệ thống cung cấp phụ tùng linh kiện cho một số hãng ô tô có thương hiệu. Đây còn là giải pháp nhằm tạo môi trường hấp dẫn để có thể thu hút đầu tư FDI nhiều hơn cho CNHT ngành SX ô tô trong thời gian tới. 4.2.2.3. Tăng cường hệ thống thông tin, dữ liệu Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở nước ta phát triển chậm là do thông tin không tương xứng giữa DN 151 CNHT ô tô và DN lắp ráp. Do vậy, để tạo điều kiện cho CNHT ngành SX ô tô phát triển, thì các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thông qua cổng thông tin điện tử thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin, văn bản pháp luật liên quan đến dự án, chương trình hỗ trợ kỹ thuật, sản phẩm CNHT ngành SX ô tô. DN về SX CNHT được hưởng chính sách về cung cấp thông tin, tư vấn theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, (30/6/2009) của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm CNHT về ô tô, nhằm cung cấp thông tin chi tiết về năng lực, trình độ, khả năng đáp ứng của nhà cung cấp, thông qua đó DN CNHT và lắp ráp trong nước có cơ hội tìm kiếm đối tác để đầu tư SX. Thông qua hình thức xúc tiến thương mại ở trong nước và quốc tế, tăng khả năng xuất khẩu trực tiếp sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô và tìm kiếm cơ hội hợp tác lớn hơn với TNCs, MNCs về lĩnh vực ô tô, để DN CNHT trở thành đối tác tham gia vào công đoạn trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm ô tô. Các cơ quan liên quan và DN cần chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho CNHT ngành SX ô tô nhằm cung cấp thông tin về năng lực SX của DN SX phụ tùng linh kiện và DN lắp ráp. Vì DN rất cần có thông tin về chính sách, các khả năng đặc biệt và kinh nghiệm của công ty, dây chuyền trang thiết bị SX, độ chính xác chế tạo tính bằng milimét, chứng chỉ chất lượng, khách hàng, doanh số bán hàng hàng năm, tổng số vốn, số lao động sử dụng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN SX linh kiện trong nước, thiết lập quan hệ với các công ty nước ngoài. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên có các chương trình nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của sự phát triển CNHT ngành SX ô tô trong giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH; đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển CNHT ngành SX ô tô để các đối tượng có liên quan chủ động và tham gia tích cực nhằm phát triển lĩnh vực này. 152 4.2.3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô 4.2.3.1. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Cần khuyến khích, đẩy mạnh phát triển hoặc nhân rộng DN CNHT, đó là những DNNVV về lĩnh vực CNHT. Mô hình phát triển này được thực hiện bằng sự liên kết dọc giữa các DN theo chuyên ngành CNHT (điện - điện tử, viễn thông, ô tô, CN công nghệ cao, cơ khí, nhựa, cao su, hóa chất) để đẩy nhanh cơ cấu lại ngành CN ô tô theo hướng hiện đại. Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp DN về lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô, trên cơ sở vừa thành lập DN CNHT mới, hoặc DN CNHT tự tách ra để thành lập thêm DN CNHT khác, nhằm tối ưu hóa các công đoạn SX sản phẩm CNHT, hạn chế việc tăng quy mô DN CNHT. Chính vì vậy, cần gấp rút thực hiện nhân rộng thêm nhiều DNNVV về lĩnh vực CNHT theo chuyên ngành. Các cơ quan nhà nước và hiệp hội DN cần quan tâm, hỗ trợ về: nguồn vốn, công nghệ, chuyên gia tư vấn, mặt bằng, miễn thuế, xúc tiến thương mại, thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT ngành SX ô tô Cùng với sự hỗ trợ của các Viện R&D gắn với đề tài, dự án, nhu cầu phát triển SX các chủng loại vật liệu, chi tiết, phụ tùng linh kiện, đây là những sản phẩm mà DNNVV lại có nhiều lợi thế trong quản lý, rút ngắn thời gian SX, chủng loại sản phẩm đa dạng và giá thành rẻ hơn, đưa lại hiệu quả SX. Mặt khác, DN CNHT cần chủ động đầu tư công nghệ, thiết kế chế tạo, tạo khuôn mẫu cho sản phẩm, tìm kiếm thị trường để tạo nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện mang thương hiệu “Made in Việt Nam”, “Skill Việt Nam”. Bên cạnh đó, cần bố trí các khu CNHT gần hoặc bao quanh DN lắp ráp, nhằm tạo điều kiện cho DN lắp ráp sản phẩm cuối cùng (anchor firm) và DN iệp CNHT SX phụ tùng linh kiện cấp 1, cấp 2, cấp 3. Đây cũng là cách thức ngắn và hiệu quả để mở rộng và phát triển cụm CNHT theo từng chuyên ngành, tạo những yếu tố đầu vào cho DN lắp ráp, cung cấp phụ tùng linh kiện 153 tại chỗ cho DN giảm chi phí và thời gian R&D, giao hàng. Do vậy, phát triển cụm CNHT ngành SX ô tô sẽ hiệu quả hơn cụm CNHT nhiều ngành. 4.2.3.2. Tăng cường thu hút FDI nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Theo số liệu của tổ chức JETRO tiến hành tại các cơ sở lắp ráp cơ khí của các nhà đầu tư Nhật Bản ở Đông Nam Á, chi phí linh kiện, phụ tùng chiếm 70% – 75% giá thành sản phẩm, trong khi chi phí nhân công chỉ chiếm khoảng 10%. Vì thế, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài trong CN chế tác đều tiến hành các hoạt động thâm dụng lao động để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, song họ vẫn rất cần có CNHT ngành SX ô tô phát triển ở nước sở tại để giảm chi phí về nhập khẩu linh phụ kiện. Ngược lại, một nước dù có ưu thế về lao động nhưng không có CNHT ngành SX ô tô phát triển thì môi trường đầu tư ở đó vẫn kém hấp dẫn, kém sự cạnh tranh. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô và DN FDI về lĩnh vực ô tô có quan hệ mật thiết với nhau. DN FDI là tiền đề thúc đẩy CNHT về ô tô trong nước phát triển, bởi DN FDI có thế mạnh về vốn, công nghệ, thị trường và quản lý nên có sự lan tỏa, thúc đẩy CNHT nội địa phát triển. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của CNHT ở trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của DN FDI. 4.2.3.3. Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp Khuyến khích chuyển hóa SX từ phương thức tích hợp theo chiều dọc sang chuyên môn hóa trong một mạng lưới có nhiều DN hoạt động. Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước, nhằm sử dụng nguồn lực đầu vào một cách tiết kiệm và hiệu quả. Tiếp tục khuyến khích mọi hoạt động SX các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô. Chủ động liên doanh, liên kết DN để tranh thủ bước đi nhanh, chắc, hiệu quả cần xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với TNCs, MNCs về ô tô. Thực hiện những kế hoạch kết nối các DN FDI với các DN nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển, sử dụng sản phẩm hỗ trợ và hợp đồng kinh tế giữa hai bên. 154 Các DN CNHT về ô tô phải mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế, nhanh chóng tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các mô hình tổ chức SX hiện đại. Nếu có mô hình SX tốt, DN CNHT ngành SX ô tô có thể vươn lên vượt qua giới hạn của dung lượng thị trường để đạt tới một quy mô sản lượng lớn gấp nhiều lần. Mô hình này cần kết hợp cả ba chiều: (i) Phát triển SX theo chiều ngang, nhằm phát huy năng lực công nghệ, SX phụ tùng, linh kiện có những thuộc tính kỹ thuật gần nhau cho nhiều ngành CN chế tác; (ii) Chuyên môn hóa theo chiều dọc, nhằm nâng cao cả giá trị và giá trị tăng thêm trong các sản phẩm CNHT; ( iii) Mở rộng hình thức nhận thầu phụ, thông qua việc liên kết với nhà cung cấp nước ngoài để vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa học hỏi về công nghệ và các kỹ năng khác, từ đó vươn lên cung cấp trực tiếp phụ tùng, linh kiện cho các DN lắp ráp ô tô trong và ngoài nước. - Các giải pháp về liên kết doanh nghiệp: (1) Thúc đẩy sự kết nối giữa DN FDI với DN nội địa về SX phụ tùng linh kiện thông qua cơ chế đầu tư, thị trường, mua – bán công nghệ nguồn, hợp tác SX và phát triển thị trường sản phẩm, hoặc liên kết hợp đồng kinh tế giữa hai loại hình DN này. (2) Doanh nghiệp CNHT ngành SX ô tô trong nước xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược như các công ty TNCs, MNCs về phát triển sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô. (3) Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các DN SX phụ tùng linh kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035 để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, các loại hình DN quan tâm đầu tư. (4) Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các Viện nghiên cứu chuyên ngành để làm cầu nối giữa nghiên cứu - thiết kế - ứng dụng, gắn quá trình nghiên cứu với ứng dụng nhanh vào SX. 155 (5) Xây dựng một số chương trình phát triển CNHT dài hạn nhằm tập trung nỗ lực của Nhà nước cho các hoạt động R&D, nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ đầu tư và liên kết trong SX linh kiện, phụ tùng ô tô. 4.2.4. Một số giải pháp riêng - Tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan, các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và các biện pháp phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn môi trường phù hợp điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế nhằm bảo vệ và hỗ trợ phát triển CNHT ngành SX ô tô nội địa; sàng lọc dự án đầu tư và hướng DN FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô. - Các cơ quan chức có liên quan (như Bộ Công thương, Bộ KH&CN, Tổng cục Thuế, Kiểm toán nhà nước, Tổng cục Hải quan) thường xuyên phối hợp chặt chẽ nhằm rà soát, kiểm tra và áp dụng những quy định về thuế, về chống chuyển giá hoặc chống nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào nước ta. - Củng cố và nâng cao vai trò của các hiệp hội về CN và CNHT ngành SX ô tô, các tổ chức hiệp hội này sẽ làm đầu mối liên kết DN. Đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của các hiệp hội để có thể đóng vai trò đại diện cho DN CNHT ngành SX ô tô tìm kiếm, kết nối với Chính phủ, tổ chức, DN, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các giải pháp phát triển ngành, đầu mối xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với DN CNHT ngành SX ô tô. - Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp về xúc tiến thương mại, định kỳ tổ chức triển lãm giới thiệu công nghệ SX, giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức các hội thảo chuyên đề công nghệ SX phụ tùng linh kiện. Phát triển mô hình chợ công nghệ, đây là yêu cầu cho sự phát triển KH&CN, đây cũng là nơi liên kết giữa “bốn nhà”: Nhà nước - nhà khoa học - nhà kinh doanh - nhà công thương với nhiệm vụ phát triển CNHT ngành SX ô tô. 156 KẾT LUẬN Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về CNHT và CNHT ngành SX ô tô với các nội dung khái niệm, đặc trưng và đặc điểm của CNHT ngành SX ô tô, khẳng định CNHT ngành SX ô tô là chỉ toàn bộ những sản phẩm CN có vai trò hỗ trợ cho việc SX các sản phẩm ô tô hoàn chỉnh. Đặc trưng nổi bật của nó là chuyên đảm nhận việc SX các yếu tố đầu vào phục vụ CNSX và lắp ráp ô tô. Vì vậy, CNHT ngành SX ô tô có vai trò quan trọng không chỉ đối với CN ô tô mà còn phản ánh năng lực nội sinh của nền kinh tế. Nó là một lĩnh vực SX quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm nội địa và tăng sức cạnh tranh của CN quốc gia, thúc đẩy phân công lao động và hợp tác hóa sản xuất trong ngành CN này, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, thu hút vốn FDI, thúc đẩy lực lượng SX phát triển và đóng góp vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nền kinh tế quốc gia. Điểm nổi bật của luận án là đã đưa ra quan niệm về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam, xây dựng khung lý thuyết nội dung tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành SX ô tô của một nước. Luận án đã rút ra những 6 bài học kinh nghiệm phát triển CNHT ngành SX ô tô để tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận và giải quyết thực tiễn vấn đề này ở nước ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổng quát quá trình phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta giai đoạn 2011 đến 2016, luận án đã nêu những đánh giá về kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Thực tiễn CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm phát triển, trình độ công nghệ SX còn thấp, hoạt động của CNHT ngành SX ô tô đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của tình hình trên. Trong đó, nổi lên là vẫn còn sự bất cập của một số chính sách và sự thiếu tính chủ động sẵn sàng của bản thân DN CNHT ngành SX ô tô. Vì vậy, mục tiêu đạt được còn khiêm tốn. 157 Trên cơ sở dự báo phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2035. Xác định vị trí, tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô đối với CNH, HĐH đất nước, luận án đã sử dụng 4 nhóm giải pháp trọng yếu như nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô, ưu tiên các nguồn lực, mở rộng quy mô thị trường, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển một số sản phẩm phụ tùng linh kiện quan trọng, phát triển DN về lĩnh vực SX phụ tùng linh kiện ô tô, tăng cường thu hút đầu tư FDI, liên kết DN và tạo môi trường phát triển CNHT ngành SX ô tô, nhằm từng bước tạo ra nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô mang thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trương Nam Trung (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế”, Tạp chí Trung Đông và châu Phi, (84). 2. Trương Nam Trung (2013), “Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, (01). 3. Trương Nam Trung (2013), “Hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: Những giải pháp cho Công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, (4). 4. Trương Nam Trung (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô: Những giải pháp cơ bản”, Tạp chí Công nghiệp, (5 – 6). 5. Trương Nam Trung (2013), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Công nghiệp, (7). 6. Trương Nam Trung (2013), “Bức tranh doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, (6). 7. Trương Nam Trung (2014), “Những thách chức đối với công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (11). 8. Trương Nam Trung (2015), “Thu hút đầu tư từ Ấn Độ để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Hợp tác phát triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ. 9. Trương Nam Trung (2016), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, (18). 10. Trương Nam Trung (2016), “Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và Ấn Độ”, Bối cảnh mới, tầm nhìn mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam - Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc 159 gia Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ, Nxb Lý luận chính trị. 11. Trương Nam Trung (2016), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay”, website: ngày đăng nhập 16 tháng 9. 12. Trương Nam Trung (2016), “Tác động của Brexit đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh và EU”, Sự kiện nước Anh ra khỏi liên minh châu Âu (Brexit) và tác động tới Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị. 13. Trương Nam Trung (2016), “Chính sách nhập khẩu công nghệ của Việt Nam trước tác động của biến đổi thể chế thị trường khoa học công nghệ trong chủ nghĩa tư bản đương đại”, Thể chế kinh tế của các nước G7 hiện nay, Nxb Lý luận chính trị. 14. Trương Nam Trung (2016), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm cơ cấu lại ngành công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Vận dụng Văn kiện Đại hội XII vào giảng dạy Kinh tế chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị. 15. Trương Nam Trung (2017), “Cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số khuyến nghị chính sách”, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Adam Smith (1776), Của cải của các dân tộc, Sách dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. 2. Ngô Đức Anh (2006), Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới con mắt của nhà sản xuất Nhật Bản, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội. 3. TS Nguyễn Thị Tường Anh (2014), Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước và hàm ý cho Việt Nam", Tạp chí Tài chính, ngày 15/12/2014. 4. Bộ Công nghiệp Việt Nam (2002): Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, Hà Nội. 5. Bộ Công nghiệp (2004), Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), ngày 27/10/2004, về việc kinh doanh lắp ráp ô tô cho mọi thành phần kinh tế, Hà Nội. 6. Bộ công nghiệp (2006), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 7. Bộ Công nghiệp (2007), Báo cáo về Công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, Hà Nội. 8. Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN, ngày 21/7/2007 về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 9. Bộ Công thương (2007), Báo cáo tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ năm 2008, Hà Nội, ngày 25/12/2007. 10. Bộ Công thương (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới 2020, Hà Nội. 161 11. Bộ Công thương (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 12. Bộ Công thương (2008), Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, Hà Nội. 13. Bộ Công thương (2011), Công văn số 9734/BCT-CNNg, về hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, Hà Nội. 14. Bộ Công thương (2017), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, Tài liệu phục vụ buổi tọa đàm giữa Bộ Công thương với doanh nghiệp ngành ô tô, Hà Nội, ngày 28/2/2017. 15. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo tình hình FDI trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ năm 1991 đến 2007. 16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (1995), Thông tư số 215 ngày 8/2/1995 về việc cấp giấy phép và cam kết của các liên doanh FDI sản xuất ô tô ở Việt Nam, Hà Nội. 17. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 214/2010/TT-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm. 18. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/7/2011 về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội. 19. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam (VCCI) (2011), Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 20. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam (VCCI) (2013), Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 21. GS, TS Vũ Đình Bách (Chủ biên) (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 22. Trương Thị Chí Bình (2010), Phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Chủ nhiệm đề tài cấp bộ (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Công nghiệp, Hà Nội. 23. Các Mác và Ph.Ăngghen (1867), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1994. 24. Chính phủ (2007), Quyết định phê duyệt về Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho một số ngành công nghiệp Việt Nam, giai đoạn đến 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội. 25. Chính phủ (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội. 26. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, Hà Nội. 27. Chính phủ (2012), Nghị định số 95/2012/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, Hà Nội. 28. Chính phủ (2015), Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội. 29. Hoàng Văn Châu (Chủ biên) (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 30. Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn) (2010) Công nghiệp hỗ trợ – kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 31. Mai Thế Cường (2006), Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô Thái Lan trong điều kiện tự do hóa thương mại và ý nghĩa đối với Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2). 32. Phú Cường (2014) Nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển yếu kém và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt 163 Nam, Bản tin của Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/8/2014. 33. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2006), Báo cáo của VDF: Công nghiệp phụ trợ Việt Nam theo đánh giá của các nhà sản xuất Nhật Bản, Hà Nội. 34. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2007), Vai trò của chính phủ trong xây dựng công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội. 35. Trần Thị Phương Dịu (2014), Giải pháp tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, (02). 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 38. TSKH Phan Xuân Dũng, (Chủ biên) (2010), Một số vấn đề về khoa học công nghệ ngành cơ khí chế tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 39. PGS, TS Lê Thế Giới (2006), Phân công quốc tế và chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp ô tô ở châu Á và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Nhật Bản – Việt Nam, Dự án hợp tác của Viện nghiên cứu công nghiệp, Đại học Obirin (Tokyo, Nhật Bản) và Đại học Đà Nẵng. 40. PGS, TS Lê Thế Giới (2009), Phát triến công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – Lý thuyết, thực tiễn và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. TS Trần Văn Hào (2014), Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Nhìn từ thực trạng chính sách, Tạp chí Tài chính, ngày 27/11/2014. 42. TS Trịnh Thị Ái Hoa (Sách chuyên khảo) (2010), Xây dựng và thực thi chính sách vĩ mô ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Thị Huế (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam (tập 164 trung nghiên cứu các doanh nghiệp tại Nhật Bản, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội; Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, Bản tin Hoạt động Khoa học và công nghệ ngành Công Thương (22/6/2013). 44. Đỗ Hưng (2009), Phát triển ngành công nghiệp ô tô: Cần sự chuyển hướng chọn lọc, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 27/4/2009. 45. TS Lê Thành Ý (2009), Công nghiệp ô tô Việt Nam trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, (8) (160). 46. Đào Mạnh Khang (2009), Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (12). 47. Kyoshiro Ichikawa (2005), Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, Báo cáo điều tra của Cục xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội. 48. GS, TS Ngô Thắng Lợi, ThS Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), Bàn về chủ đề đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (201). 49. Mitarai H, Mori J (2005), Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam; Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực, Báo cáo tại Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội. 50. Hà Thị Hương Lan (2013), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 51. GS, TS Đỗ Hoài Nam, PGS. TS. Trần Đình Thiên (2009), Mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 165 52. Lưu Thị Hải Ninh (2010), Một vài hàm ý từ công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Trung Quốc, trích trong: Công nghiệp hỗ trợ – kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 53. TS Nguyễn Hồng Nhung (2012), Ngành ô tô Việt Nam: Thực trạng hoạt động và những biện pháp bảo hộ, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, (5). 54. GS, TS Kennichi Ohno, GS. TS. Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 55. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) (2014), Báo cáo tình hình sản xuất ô tô (2012 – 2016), Hà Nội. 56. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Số liệu bán hàng hàng tháng của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô (2011 – 2016), Hà Nội. 57. Hội kỹ sư ô tô Việt Nam, Trung tâm phát triển công nghệ ô tô (2004), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự báo phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ. 58. Hội kỹ sư ô tô Việt Nam, Trung tâm phát triển công nghệ ô tô (2007), Điều tra, khảo sát khả năng sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ. 59. Hayashida Takayuki (2010), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 210, 211, 212, ngày 4/9/2010. 60. Hoàng Kim Thực và Đinh Tuấn Minh (2017), Nhìn lại ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Báo kinh tế Saigon, cập nhật ngày 31/3/2017. 61. Lê Văn Sang và Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 62. Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền (2011) Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho 166 Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tháng 12/2011. 63. Jica (2016), Nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô tại Việt Nam (Giai đoạn 1), Nhóm nghiên cứu là chuyên gia của tổ chức Jica, Hà Nội, tháng 9. 64. PGS,TS Nguyễn Khắc Thanh (2009), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế trường định ở Việt Nam, Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 65. PGS,TS Nguyễn Khắc Thanh (Sách chuyên khảo) (2010), Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010. 66. PGS, TS Nguyễn Khắc Thanh (2010), Những vấn đề kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền”, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Thanh (2009), Kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô của các nước và bài học cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Phát triển CNHT: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Đại học Ngoại thương và Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam (VJCC) tổ chức tháng 10/2009 tại Hà Nội. 68. Huỳnh Đắc Thắng (2006), Quan điểm và định hướng phát triển ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, giai đoạn 2006 - 2010, Tạp chí Công nghiệp, tháng 10/2006 (1). 69. TS Trần Đình Thiên (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - đánh giá thực trạng và hệ quả, Viện Kinh tế Việt Nam. 70. TS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda – Nhật Bản) (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam; Công nghiệp phụ trợ mũi đột phá chiến lược, đăng tại tháng 5/2005. 167 71. Nguyễn Thị Kim Thu (2012), Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 72. Nguyễn Thị Xuân Thủy (2007), Nhìn lại các khái niệm và quá trình phát triển, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF). 73. Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp (2014), Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học quốc gia Hà Nội, (4). 74. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển (85). 75. PGS, TS Phan Đăng Tuất (2009), Công nghiệp hỗ trợ - vấn đề trọng đại; và Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, báo Công thương tháng 6/2009. 76. PGS, TS Trần Văn Tùng (2007), Đông Á đổi mới công nghệ để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, Nxb Thế giới, Hà Nội. 77. PGS, TS Phạm Quốc Trung (Chủ biên) (2008), Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. PGS, TS Phạm Quốc Trung và TS. Phạm Thị Túy (Chủ biên) (2011), Phối hợp điều tiết giữa các nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về Danh mục sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển, Hà Nội. 80. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội. 81. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội. 168 82. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 về phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, Hà Nội. 83. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 84. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008 về phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020, Hà Nội. 85. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24- 02-2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội. 86. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 842QĐ-TTg ngày 01/06/2011, về phê duyệt Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, Hà Nội. 87. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, Hà Nội. 88. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày17-10- 2012 về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội. 89. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1043/QĐ-TTg, ngày 01/07/2013, Phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội 169 90. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội. 91. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 92. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 93. Tạp chí ô tô Việt Nam, Thống kê số liệu năm 2011 – 2016. 94. Tổng cục Hải quan, Thống kê số liệu năm 2011 – 2016. 95. Tổng cục Thống kê, Tổng hợp số liệu năm 2011 - 2016. Tài liệu nước ngoài 96. APO (2002), Research on the development of supporting industries in Asia, Tokyo, Japan. 97. Asian Productivtily Organissation (2002), Strngthening of suppoting industries: Asian experiences, Asian Productivtily Organissation. 98. Akira Hibiki & Toshi H Arimura & Shunsuke Managi (2010), Enviromental regulation, R&D and Technological Change, National Institute for Environmental Stuties, Sophia University, Tohoku University, Japan; 99. Building in America (2010), Japan Automobile Manufacturers Association Inc, JAMA, Japan, (October/2010). 100. Brochures 2010 & 2011 (2011), JAMA, Tokyo, Japan. 170 101. Ben Stanley (2015), Automotive 2025: Industry without borders, 102. Common Challenges, Common Future (2011), JAMA, Tokyo, Japan. 103. Daniel Sperling (2000), Energy and Environmental Challenges for Japanese Automobile industry, University of Carlifonia, USA. 104. Kaoru Natsuda, John Thoburn (2011), Industrial Policy and the Development of the Automotive Industry in Thailand, RCAPS Working Paper No.11-5, November. 105. Kreinkrai, Techakanont, Terdudomtham Thamavit (2004), Historical development of supporting industries: a perspective from Thailand, Annual Report of the Industrial Research Institute, University Obirin. 106. Ken Togo (2007), Infant industry policy: A case of Japanese Automobile industry before 1945, Musashi University, Tokyo, Japan, (February 2007). 107. Keiko Hirota (2009), Automotive Technologies and Measures in Japan, Musashi University, Tokyo, Japan (Feb/2009). 108. Kim Hill (2015), Contribution of the Automotive Industry to the Economies of All Fifty States and the United States”, Center for Automotive Research, Washington, DC 20005. 109. M.E.Porter (1990), The comprrtitive of nations, Harvard business review. 110. Mahipat Ranawat và Rajnish Tiwari (2009), Influence of Government Policies on Industry Development: The Case of India's Automotive Industry, Hamburg University of Technology, Germany, March. 111. Leon R. Domansky, Nova Publishers (2006), Automobile Industry: Current Issues. 112. Junichi Mori (2005), The Development of Supporting Industries por Vietnam’s Industrialization, Master of Arts in law and Diplopmacy Thesis, Tufts University, Hoa Kỳ. 171 113. Justin Barnes, Anthony Black and Kriengkrai Techakanont (2015), Industrial Policy, Multinational Strategy and Domestic Capability: A Comparative Analysis of the Development of South Africa’s and Thailand’s Automotive Industries, European Journal of Development Research,19 November. doi:10.1057/ejdr.2015.63. 114. JBIC (2004), Survey report on overseas operations by Papannese manufacturing companies, JETRO, Japan. 115. Paul Brough (2000), Automative and components market in Asia, Head of Financial Advisory Services, China and Hong Kong SAR KPMG, Hongkong. 116. Phichak Phutrakul (2014), Strategic Human Resource Development in the Automotive Industry (Eco-car) for the ASEAN Centre, International Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial Engineering Vol:8, No:10. 117. Roger Farrel và Christopher Findlay (2001), Japan and the ASEAN 4 Automotive industry, Australia – Japan Research Centre, Australian National University, August/2001. 118. Rachel Tang (2012), China's Auto Sector Development and Policies: Issues and Implications, Congressional Research Service 7-5700, June 25. 119. Rajah Rasiah, Yuri Sadoi, Rogier Busser, Routledge (2013), Multinationals, Technology and Localization in Automotive Firms in Asia, No18, October , 2013. 120. Ulrike Schaede (2009), Globalization and the Reorganization of Japan’s Auto Parts Industry, Journal Article, https://fsi.stanford.edu/, University of California, San Diego, U.S.A. 121. Usha CV Haley (2012), Putting the pedal to the metal: Subsidies to China's auto-parts industry from 2001 to 2011, Briefing Paper 316. 122. Strngthening of suppoting industries (2002), Asian experiences, Asian Productivtily Organissation. 172 123. Seminar report (2009), Economic and Enviromental Challenges for the Automobile industry in Europe and Japan, EU-Japan Centre for Industry Cooperation, Tokyo, Japan, (No 24, April). 124. Shin Hosaka (2010), Views and Policies on Japan’s Automative Industry, Automobile Division Manufacturing Bureau, Ministry of Economy, Trade and Industry, Japan, (Feb/2010). 125. Timothy J. Sturgeon, Johannes Van Biesebroeck và Gary Gereffi (2008), Value chains, networks and clusters: reframing the global automotive industry”, Journal of Economic Geography, Oxford. 126. Timothy J. Sturgeon (MIT), Johannes Van Biesebroeck (KULeuven) (2010), Effects of the Crisis on the Automotive Industry in Developing Countries A Global Value Chain Perspective, Policy Research Working Paper 5330. 127. Yongyuth Chalamwong (2012), Strategic framework for workforce development in the automotive and automotive parts”. Thai Labor Committee.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_nghiep_ho_tro_nganh_san_xuat_o_to_o_viet_nam.pdf
Luận văn liên quan