Như vậy, quá trình phát triển trong vùng nguồn của trận động đất số 6
đƣợc xuất phát từ đồng thời cả phía đông bắc (vị trí của TC đầu tiên) và
phía nam (vị trí của 2 tiền chấn còn lại) tiến về khu trung tâm tại KĐC và
tiếp tục phát triển theo hƣớng bắc nam qua KĐC.
Nhóm này có 3 TC xảy ra trƣớc KĐC lần lƣợt là 74, 41 và 22 ngày với
độ sâu chấn tiêu tƣơng ứng là 92.1km, 31km, 36.6km. Trong đó TC đầu
tiên nằm phía Đông Bắc và có chấn tiêu sâu hơn KĐC 54 km. Hai TC sau ở
phía Nam KĐC và có độ sâu chấn tiêu nông hơn KĐC không đáng kể, lần
lƣợt là 7.1 và 1.6 km. Nhƣ vậy, cũng tƣơng tự nhƣ trên, với trận động đất
số 6, TC xảy ra sớm hơn cũng nằm xa KĐC hơn.
132 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm hoạt động động đất khu vực biển đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t/2007/eq_070912_hear/neic_hear_1.html.
4.2.3. Trận động đất số 3 ngày 11/02/2009 tại Kepulauan Talaud,
Indonesia ngày 11/02/2009 với M7.1
Trận động đất này xảy ra lúc 17 giờ 35 phút 01 giây ngày 11/02/2009
tại Kepulauan Talaud, Indonesiavới độ lớn M = 7.1. KĐC kèm theo 2 TC
và 43 DC với độ lớn M = 4.9 - 6.3.
Cũng giống nhƣ trận động đất số 2 ở trên, trận động đất số 3 này cũng
có 2 TC và khi nối 2 TC bởi một đƣờng thẳng, ta cũng thấy: chấn tâm của
phần lớn các DC đều nằm cùng phía với KĐC so với đƣờng thẳng đi qua 2
TC (Hình 4.8a) và TC càng xảy ra sớm thì càng ở xa KĐC.
Phân tích mặt cắt độ sâu chấn tiêu các DC trận động đất này trênhình
4.8b cho thấy tất cả các trận động đất thuộc nhóm này cũng đều là động đất
nông, tập trung trong khoảng độ sâu từ 12 - 35 km.
Lời giải cơ cấu chấn tiêu của phần lớn các DC trên hình 4.8d đều là
dạng nghịch hoặc trƣợt bằng hợp phần nghịch. Kết hợp đặc điểm cơ cấu
chấn tiêu với sơ đồ đứt gãy xung quanh khu vực xảy ra động đất (hình
4.8e) cho phép xác định các đoạn đứt gãy hoạt động nhƣ đƣợc chỉ ra trên
hình 4.8d bên phải.
4.2.4. Trận động đất số 4 ngày 31/08/ 2012 tại Sulangan, Philippines với
độ lớn M7.6
Trận động đất này xảy ra lúc 12 giờ 47 phút 43 giây ngày 31/08/2012
tại Sulangan, Philippinesvới độ lớn M = 7.6. KĐC kèm theo 3 TC và 35
DC với độ lớn M = 4.8 - 5.6.Kết quả trên hình 4.9a, cho thấy trận động đất
số 4 có 3 TC với thời điểm xảy ra trƣớc KĐC lần lƣợt là 189, 58 và 44
ngày với độ sâu tƣơng ứng 67.5, 18, 15 km. Trong trƣờng hợp này, TC xảy
ra sớm hơn cũng có độ sâu chấn tiêu lớn hơn. Nhƣ vậy qua 3 trƣờng hợp,
79
rõ ràng rằng các TC càng xảy ra sớm hơn thì có độ sâu chấn tiêu càng lớn
hơn. Các chấn tiêu động đất trong nhóm số 4 cũng đều là động đất nông có
chấn tiêu phân bố tập trung trong khoảng 10 - 25 km với độ lớn từ 4.8 đến 5.6.
Hình 4.8a: Phân bố chấn tâm động đất số 3 và các TC-DC của nó.
80
Hình 4.8b: Mặt cắt độ sâu chấn tiêu các TC và DC trận động đất số 3.
Hình 4.8c: Phân bố chấn tiêu động đất số 3 và các TC-DC của nó trong
không gian.
81
Hình 4.8d: Cơ cấu chấn tiêu động đất số 3 và các TC-DC của nó.
82
Hình 4.8e: Sơ đồ hệ thống đứt gãy xung quanh chấn tâm động đất M72 tại
Talaud,
Indonesia(https://web.archive.org.web.20100129055218/
gov:80/neis.eq_depot/2009/eq_090211_cybb/neic_cybb_1.html).
83
Hình 4.9a: Phân bố chấn tâm động đất số 4 và các TC-DC của nó.
Hình 4.9b: Mặt cắt độ sâu chấn tiêu các DC trận động đất số 4.
84
Hình 4.9c: Phân bố chấn tiêu động đất số 4 và các TC-DC của nó trong
không gian.
Hình 4.9d: Cơ cấu chấn tiêu động
đất số 4 và các TC-DC của nó.
Hình 4.9d’: Đứt gãy trong khu vực lân cận
trận động đất số 4.
85
Chú thích hình 4.9d’ đƣợc trích từ trang web:
https://earthquake.usgs.gov/archive/
product/poster/20120831/us/1481138844397/poster.pdf
Với sự phân bố chấn tiêu động đất trong không gian cho thấy phần lớn
các DC nằm trong cùng nửa không gian với KĐC mà ranh giới là mặt
phẳng chứa các TC. Đám mây TC - DC phân bố chủ yếu trong hình nón có
đỉnh là KĐC và đáy là hình chiếu của đám mây này lên mặt phẳng nằm
ngang ở độ sâu khoảng 10m. Sự phát triển trong vùng nguồn của trận động
đất này bắt nguồn từ phía Tây Bắc kéo về khu trung tâm tại KĐC rồi tiếp
tục phát triển xuống phía Nam dọc theo đứt gãy hoạt động (đƣờng màu
hồng trên hình 4.9d’).
Mô hình cơ cấu chấn tiêu của các TC và DC trận động đất số 4 này rất
đa dạng, hầu nhƣ các kiểu cơ cấu chấn tiêu đều có mặt trong nhóm này
(hình 4. 9d). Sự phức tạp này có thể do môi trƣờng địa chất trong khu vực
có tính bất đồng nhất lớn làm thay đổi hƣớng phát triển ứng suất trong
vùng nguồn.
4.2.5. Trận động đất số 5 ngày 15/10/2013 tại Balilihan, Philippines với
độ lớn M7.1
Trận động đất này xảy ra lúc 0 giờ 12 phút 50 giây ngày 15/10/2013với độ
lớn M = 7.1. KĐC kèm theo 21 DC với độ lớn M = 4.7 - 5.7. Đặc điểm phân
bố chấn tâm, mặt cắt chấn tiêu, phân bố động đất trong không gian và cơ cấu
chấn tiêu của các DC trận động đất số 5 đƣợc thể hiện trên các hình từ hình
4.10a đến hình 4.10d.
Các kết quả trên hình 4.10a cho thấy phân bố trong không gian và diễn
biến theo thời gian của các DC so với KĐC thể hiện khá rõ xu hƣớng hoạt
động và phát triển của 2 loạt DC chính theo thời gian và trong không gian với
2 hƣớng ngƣợc nhau: Loạt thứ nhất xảy ra trong khoảng thời gian 2 ngày sau
KĐC và phát triển theo hƣớng đông bắc - tây nam. Các DC của loạt này phân
bố về cả 2 phía của KĐC theo hƣớng đông bắc - tây nam và phía nam - tây
86
nam hơn so với KĐC.Loạt thứ hai xảy ra trong khoảng thời gian từ 2 - 17 ngày kể
từ KĐC và phân bố cũng theo hƣớng đông bắc - tây nam, tuy nhiên phần lớn các
DC của loạt này nằm về phía đông bắc hơn so với KĐC (các hình tròn màu cam -
xanh trên hình 4.10a).
-
Hình 4.10a: Phân bố chấn tâm động đất số 5 và các DC của nó.
87
Hình 4.10b: Mặt cắt độ sâu chấn tiêu các DC trận động đất số 5.
Hình 4.10c: Phân bố chấn tiêu động đất số 5 và các DC của nó trong
88
không gian.
Hình 4.10d: Cơ cấu chấn tiêu động đất số 5 và các DC của nó.
Nhƣ vậy, rõ ràng rằng hoạt động của các DC động đất số 5 diễn ra theo
hƣớng đông bắc - tây nam. Quá trình trong vùng nguồn đầu tiên xảy ra tại
trung tâm vùng nguồn sau đó phát triển về 2 phía của KĐC theo hƣớng đông
bắc - tây nam và cuối cùng phát triển về phía đông bắc.
Phân tích tổ hợp sơ đồ phân bố chấn tâm ở trên với sơ đồ phân bố độ lớn
động đất theo độ sâu (hình 4.10b) và sơ đồ phân bố chấn tiêu động đất trong
không gian (hình 4.10c) cho thấy các DC của trận động đất trong số 5 đều là
động đất nông mà tập trung chủ yếu ở độ sâu 10 - 20 km. Ngoài ra, đa phần
các DC có độ lớn trong khoảng 5 - 5.5. Có sự khác biệt đáng kể về giá trị độ
lớn của KĐC (Mw = 7.1) với độ lớn của DC mạnh nhất trong nhóm (Mw =
5.7).
Phân tích CCCT của KĐC và các DC của nó cho thấy KĐC có cơ cấu
chấn tiêu kiểu thuận nhƣng các DC của nó thì đa phần có cơ cấu chấn tiêu
kiểu chờm nghịch hoặc trƣợt bằng hợp phần nghịch (hình 4.10d). Điều này
89
cho thấy sự thay đổi môi trƣờng ứng suất sau khi xảy ra KĐC và sự bất đẳng
hƣớng của môi trƣờng khu vực này.
4.2.6. Trận động đất số 6 ngày 15/ 11/2014 tại Balilihan, Philippines
với độ lớn M7.1
Trận động đất này xảy ra lúc 2 giờ 31 phút 50 giây ngày 15/11/2014 tại
Balilihan, Philippinesvới độ lớn M = 7.1. KĐC kèm theo 3 TC và 23 DC
với độ lớn M = 4.7 - 6.8.
Các kết quả trên các hình 4.11a và 4.11c cho thấy phân bố trong không
gian và diễn biến theo thời gian của các TC, DC so với KĐC có 2 xu hƣớng
hoạt động và phát triển chính:
- Loạt thứ nhất xảy ra trong khoảng thời gian 60 ngày trƣớc và 20
ngày sau KĐC. Các TC, DC phân bố theo hƣớng đông bắc - tây nam so với
KĐC(các hình tròn màu xanh trên hình 4.11a).
- Loạt thứ hai xảy ra trong khoảng thời gian sau 20 ngày kể từ KĐC và phân
bố theo hƣớng bắc - đông bắc (các hình tròn màu vàng trên hình 4.11a) rồi phát triển
theo hƣớng ngƣợc lại về phía Nam so với KĐC (các hình tròn màu đỏ trên hình
4.11a).
90
Hình 4.11a: Phân bố chấn tâm động đất số 6 và các TC-DC của nó.
Hình 4.11b: Mặt cắt độ sâu chấn tiêu các TC-DC trận động đất số 6.
91
Hình 4.11c: Phân bố chấn tiêu động đất số 6 và các TC-DC của nó trong
không gian.
Hình 4.11d: Cơ cấu chấn tiêu động đất số 6 và các TC-DC của nó.
92
Nhƣ vậy, quá trình phát triển trong vùng nguồn của trận động đất số 6
đƣợc xuất phát từ đồng thời cả phía đông bắc (vị trí của TC đầu tiên) và
phía nam (vị trí của 2 tiền chấn còn lại) tiến về khu trung tâm tại KĐC và
tiếp tục phát triển theo hƣớng bắc nam qua KĐC.
Nhóm này có 3 TC xảy ra trƣớc KĐC lần lƣợt là 74, 41 và 22 ngày với
độ sâu chấn tiêu tƣơng ứng là 92.1km, 31km, 36.6km. Trong đó TC đầu
tiên nằm phía Đông Bắc và có chấn tiêu sâu hơn KĐC 54 km. Hai TC sau ở
phía Nam KĐC và có độ sâu chấn tiêu nông hơn KĐC không đáng kể, lần
lƣợt là 7.1 và 1.6 km. Nhƣ vậy, cũng tƣơng tự nhƣ trên, với trận động đất
số 6, TC xảy ra sớm hơn cũng nằm xa KĐC hơn.
Phân tích mặt cắt độ sâu chấn tiêu các DC trận động đất này trên hình
4.11b cho thấy chấn tiêu của phần lớn các DC tập trung ở độ sâu 20 - 40
km. Kích thƣớc của các vòng tròn trên hình 4.11b cho thấy trong nhóm này
có sự xuất hiện khá đều đặn các giá trị độ lớn từ 4,7 đến 7,1. Phân bố chấn
tiêu của các nhóm TC, DC động đất số 6 trong không gian có quy luật gần
giống với trận động đất số 4: Các DC đều nằm về phía nửa không gian
chứa KĐC so với mặt phẳng chứa các TC. Mô hình cơ cấu chấn tiêu của
KĐC và các TC và DC trận động đất số 6 này khá đa dạng với một số kiểu
cơ cấu chấn tiêu khác nhau (hình 4.11d). Sự phức tạp này có thể do môi
trƣờng địa chất trong khu vực có tính bất đồng nhất lớn làm thay đổi hƣớng
phát triển ứng suất trong vùng nguồn.
4.3. Đánh giá độ lớn động đất cực đạikhu vực nghiên cứu
4.3.1. Đánh giá độ lớn động đất cực đạikhu vực Biển Đông
Để đánh giá độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông bằng phƣơng
pháp GEV, các giá trị độ lớn đƣợc sử dụng phải lớn hơn hoặc bằng giá trị
ngƣỡng đƣợc chọn. Giá trị ngƣỡng này là giá trị độ lớn lớn hơn mức đại
diện động đất của khu vực nghiên cứu và đủ độ tin cậy trong việc đánh giá
93
các cực trị. Theo đó, giá trị magnitude ngƣỡng phù hợp với danh mục động
đất khu vực Biển Đông giai đoạn 1900-2017 đƣợc chọn là M*=5,0. Vì vậy,
dƣới đây chỉ sử dụng số liệu của các trận động đất với độ lớn Mw≥ 5,0 để
đánh giá magnitde động đất cực đại khu vực Biển Đông.
Theo lý thuyết của phƣơng pháp, cần tiến hành tính toán các tham số
của hàm phân bố GEV theo các bƣớc dƣới đây trên cơ sở phân tích các số
liệu trong danh mục động đất đã đƣợc thành lập (Vu Thi Hoan et al., 2016).
Bước 1: Tính mật độ phân bố Poisson (λ)
Phân tích số liệu trong DMĐĐ thống nhất khu vực Biển Đông cho thấy:
từ sự kiện ngày 30/7/1917 trở về trƣớc mỗi năm chỉ có một vài trận động
đất đƣợc ghi nhận, khoảng thời gian giữa 2 sự kiện liên tiếp của năm 1916,
1917 bằng 312 ngày. Do đó, để đảm bảo yêu cầu của phƣơng pháp GEV đã
trình bày ở trên khi đánh giá Mmax khu vực Biển Đông, chu kỳ nghiên cứu
sẽ đƣợc chọn trong giai đoạn từ 30/7/1917 - 8/12/2017. Trong giai đoạn này
có tổng thời gian t = 36655ngày. Phân tích DMĐĐ trong khoảng thời gian
này cho thấy: Khoảng thời gian lâu nhất giữa 2 sự kiện động đất liên tiếp
trong danh mục là 291 ngày (từ 11/11/1921 đến 29/8/1922). Do vậy, chu kì
T tối thiểu phải bằng 291 ngày.
Với số lƣợng động đất đã quan sát đƣợc (M ≥ 5,0) trong khoảng thời
gian này là N = 12006thì mật độ phân bố Poisson λ đƣợc tính nhƣ sau:
λ = N/t = 12006 /36655= 0,33
Bước 2: Xác định bước nhảy (T)
Để xác định đƣợc giá trị bƣớc nhảy T thỏa mãn các điều kiện của
phƣơng pháp GEV nhƣ đã nêu trong (Vu Thi Hoan et al., 2016), và để phù
hợp với tập số liệu sử dụng, thì T phải lớn hơn 291 ngày. Ngoài ra, chúng
ta cần khảo sát đồ thị hàm (T) và tìm ra giá trị T mà tại lân cận đó hàm
(T) có giá trị ổn định. Đồ thị hàm (T) đƣợc thể hiện trên hình 4.12.
94
Phân tích các số liệu trong danh mục động đất khu vực nghiên cứu cho
thấy: để thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì giá trị của T bắt buộc phải lớn
hơn 291 ngày. Các số liệu thống kê trong bảng 4.7 chỉ ra rằng: khi T càng
lớn thì số lƣợng động đất trung bình trong khoảng thời gian T càng lớn,
đồng thời số khoảng chia (K) càng nhỏ. Để K ≥ 100 thì T ≤ 365 ngày. Đồ
thị hàm (T) trên hình 4.12có dạng đƣờng thẳng nằm ngang ổn định khi T
≥ 350 ngày nên giá trị này sẽ đƣợc chọn làm bƣớc nhảy thời gian.
Hình 4.12: Đồ thị hàm (T) với magnitude ngưỡng M* =5.0
đối với khu vực Biển Đông.
Bảng 4.7: Giá trị các tham số T, λT, 1/ λT phục vụ tính Mmax.
T(ngày) 290 295 300 305 310 315 320 325
λT 95 97 98 100 102 103 105 106
-0.9
-0.8
-0.7
-0.6
-0.5
-0.4
-0.3
-0.2
-0.1
0
100 150 200 250 300 350 400 450 500
T(Ngày)
95
1/ λT 0.0105 0.0103 0.0102 0.0100 0.0098 0.0097 0.0095 0.0094
T(ngày) 330 335 340 345 350 355 360 365
λT 108 110 111 113 115 116 118 120
1/ λT 0.0093 0.0091 0.0090 0.0088 0.0087 0.0086 0.0085 0.0083
Bước 3: Xác định các tham số , s, m
Theo kết quả ở bƣớc 2 đã chọn đƣợc độ dài của bƣớc nhảy T = 350
ngày, với độ dài bƣớc nhảy này thì số lƣợng bƣớc nhảy trong giai đoạn từ
30/7/1917 - 8/12/2017 là K =104. Điều này có nghĩa là chúng ta cần giải
104 bộ hệ ba phƣơng trình 3 ẩn số , s, mtƣơng ứng trong mỗi khoảng thời
gian T này. Kết quả sẽ nhận đƣợc 104 bộ giá trị của 3 tham số , s, m. Lấy
trung bình lần lƣợt của từng tham số, cho chúng ta giá trị của các tham số
nhƣ sau:
= -0.23; s = 0.46; m = 6.23.
Bằng phƣơng pháp sai số bình phƣơng tối thiểu nhƣ đã trình bày
trong mục 2.3.4, đã xác định đƣợc các kết quả nhƣ sau:
Δ() = 0.05; Δ(s) = 0.06; Δ(m) = 0.21.
Từ đó, các tham số của hàm GEV đƣợc xác định đầy đủ là:
= -0.23± 0.05; s = 0.46 ± 0.06; m = 6.23± 0.21.
Bước 4: Đánh giá Mmax dự báo
Trong danh mục động đất đƣợc thành lập, trận động đất mạnh gần đây
nhất là trận động đất xảy ra ngày 10/01/2017 với độ lớnMw= 7,3 tại tọa độ
( = 4,50N; = 122,60E). Sự kiện này đƣợc chọn là sự kiện tựa, và thời
điểm xảy ra sự kiện này là thời điểm tựa tƣơng ứng. Giá trị hàm Qq() tại
điểm phân vị đƣợc tính toán theo công thức nhƣ đã chỉ ra trong (Vu Thi
Hoan et al., 2016):
Qq() = h + (s/) [a ()
- 1]
Trong đó:
96
a = [log(1/q)]
-
,
h = m + (s/) [(T)- -1 ;
s = s. (T)-.
Khi → ∞ thì Qq() = Mmax()→Mmax:
Mmax
dự báo
= ()
Trong khuôn khổ luận án này, nghiên cứu sinh tiến hành tình toán giá
trị hàm Qq() với xác suất dự báo 80 % tƣơng ứng với các chu kì lặp lại
khác nhau: 20, 40, 60, 80, 100 năm , tính từ năm 2017. Các kết quả đƣợc
trình bày tại bảng 4.8 và trên hình 4.13.
Hình 4.13: Đồ thị hàm Qq() với q = 0,8 theo số liệu từ DMĐĐ khu vực
Biển Đông (Mw ≥ 5,0) giai đoạn 1917 - 2017.
Theo kết quả tính toán, ta có Q0,8(40) = 8,5 tức là độ lớn động đất cực
đại Mmax đƣợc dự báo là Mmax = 8,5. Tính toán tƣơng tự với các giá trị
khác nhau, sẽ nhận đƣợc các giá trị Q0,8() tƣơng ứng. Khi tiến ra vô cùng
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240
6
6.5
7
7.5
8
8.5
9 Qq()
(Năm)
97
(kể từ giá trị 100 năm) đồ thị hàm Q0,8() gần nhƣ không thay đổi. Các kết
quả đƣợc trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8: Các giá trị Q0,8() tương ứng với các giá trị khác nhau.
(năm) 20 40 60 80 100
Khoảng thời
gian
2017-
2037
2017-
2057
2017-
2077
2017-
2097
2017-
2117
Q0,8() 8.25 8.50 8.6 8.65 8.7
Hoàn toàn tƣơng tự nhƣ các tính toán ở trên, dƣới đây nghiên cứu sinh
tiếp tục áp dụng phƣơng pháp GEV để đánh giá Mmax cho vùng Philippine.
4.3.2. Đánh giá độ lớn động đất cực đại cho vùng Philippine
Để đánh giá độ lớn động đất cực đại cho vùng Philippine, nghiên cứu
sinh chọn vùng nghiên cứu đƣợc giới hạn bởi các tọa độ sau:
= 60N - 22°N; = 117°E - 1270E
Trong phạm vi khu vực này, có 36368 trận động đất độc lập với độ lớn
3≤Mw≤8,3 giai đoạn 1900 - 2017. Trong số đó có 3312 trận động đất đã xảy
ra trong giai đoạn 1918 - 2017 với độ lớn 5≤Mw≤8,3. Trong đó trận động
mạnh nhất đã quan sát đƣợc là trận động đất ngày 15/08/1918 tại = 6°N;
= 124,4°E với Mw = 8,3. Danh mục động đất gồm 3312 trận này sẽ đƣợc
dùng để đánh giá độ lớn động đất cực đại. Sự kiện tựa đƣợc chọn là trận
động đất ngày 11/8/2017 tại = 14°N; = 120,7°E với Mw=6,0.
Áp dụng phƣơng pháp GEV với tập số liệu nêu trên đã xác định đƣợc
các tham số của hàm GEV đối với vùng Philippine nhƣ sau:
= -0.21±0.06; s = 0.39±0.07; m = 6.12± 0.27.
Trên cơ sở các kết quả này đã dựng đƣợc đồ thị hàm Qq() với xác suất
80% cho vùng Philippine (hình 4.14). Từ đồ thị trên hình 4.15 ta thấy với thời
gian dự báo = 50 năm thì Mmax= 8,53; với = 100 năm thì Mmax= 8,66. Khi
thời gian dự báo tiến ra vô cùng thì đồ thị hàm Qq() với q = 0.8 tiệm cận đến
98
giá trị 8,7.
Cần lƣu ý rằng, miền Bắc Việt Nam cũng tham gia vào thành phần khu
vực BĐ, mà trong một công trình khác của nghiên cứu sinh phƣơng pháp
GEV cũng đã đƣợc áp dụng cho miền Bắc Việt Nam và lân cận (φ = 170 ÷
24
0
N; λ = 1020 ÷ 1100E) với kết quả Mmax= 6,8 trong thời gian dự báo =
50 năm (Vu Thi Hoan et al., 2016). Khi thời gian dự báo tiến ra vô cùng thì
Mmax dự báo cho miền Bắc Việt Nam và lân cận chỉ đạt đến giá trị 6,9. Nhƣ
vậy giá trị Mmax dự báo cho các vùng khác nhau thì khác nhau. Vùng
Philippine đƣợc dự báo với giá trị Mmax khi thời gian dự báo tiến ra vô cùng
là 8,7. Giá trị dự báo này trùng với giá trị Mmax dự báo cho toàn khu vực
BĐ trong 100 năm kể từ 2017. Trong khi đó, giá trị Mmax dự báo cho miền
Bắc Việt Nam và lân cận (Mmax= 6,9) nhỏ hơn nhiều so với giá trị Mmax dự
báo cho BĐ. Từ các kết quả trên có thể khẳng định vùng Philippine là một
trong những vùng có nguy cơ xảy ra động đất mạnh nhất trong khu vực BĐ.
99
Hình 4.14: Đồ thị hàm Qq() với q = 0,8 theo số liệu từ DMĐĐ vùng
Philippine (Mw ≥ 5,0) giai đoạn 1918 - 2017.
Thảo luận
So sánh các kết quả nhận đƣợc trong công trình này với một loạt các kết
quả nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả khác nhau đối với khu vực biển
Đông nhƣ (Phạm Văn Thục, 2001; Phạm Văn Thục và Nguyễn Thị Kim
Thanh, 2004; Nguyễn Văn Lƣơng và nnk, 2003, 2008; Nguyễn Hồng
Phƣơng, 2004, 2012, 2015; Hsu et al., 2012; Zhiguo Xu, 2014) cho thấy:
Cũng tƣơng tự nhƣ trong các nghiên cứu trƣớc đây, Biển Đông đƣợc đánh
giá là khu vực tiểm ẩn nguy cơ phát sinh động đất cao, đặc biệt là khả năng
phát sinh động đất mạnh từ phía Philippine. Độ lớn động đất cực đại trong
khu vực đều đƣợc đánh giá ở mức Mmax ≥ 7.5.
6
6.5
7
7.5
8
8.5
9
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Qq()
(Năm)
100
Từ các kết quả tính toán độ lớn động đất cực đại Mmax ở trên cho thấy
khi sử dụng hàm phân bố cực trị tổng quát GEV, kết quả sẽ phụ thuộc vào
các yếu tố nhƣ: tính đầy đủ và thống nhất của tập số liệu sử dụng, cách
chọn bƣớc nhảy T, và cách chọn giá trị độ lớn động đất ngƣỡng. Do phƣơng
pháp dùng hàm GEV dự báo Mmax là một trong những phƣơng pháp xác
suất nên kết quả của nócó sự tƣơng đồng với các kết quả dự báo bằng các
phƣơng pháp xác suất khác nhƣ phƣơng pháp hợp lý cực đại mà tác giả
Nguyễn Hồng Phƣơng đã sử dụng và cho kết quả Mmax = 8.7 với chu kì lặp
lại 2658 năm cho vùng phía Bắc của đới hút chìm Manila thuộc Philippine
(Nguyễn Hồng Phƣơng, 2015). Trong khi đó, kết quả trong công trình này
cao hơn một chút so với kết quả của các phƣơng pháp địa chất kiến tạo đã
đƣợc áp dụng bởi các tác giả khác nhƣ: Tác giả Phan Trọng Trịnh và các
cộng sự cho kết quả Mmax = 8.6 (theo mặt đứt gãy) hoặc Mmax =8.3 (theo
chiều dài đứt gãy) (Phan Trọng Trịnh và nnk, 2011); tác giả Bùi Công Quế
và các cộng sự đã đánh giá Mmax = 8.5 (theo chiều dài đứt gãy) (Bùi Công
Quế chủ biên, 2010); hoặc theo đánh giá của phiên họp thƣờng kỳ tổ chức
bởi USGS năm 2005 cũng đánh giá khả năng tiềm ẩn động đất mạnh khu
vực này vƣợt quá 8,5 (Kirby et al, 2005). Sự khác biệt này có thể là do các
phƣơng pháp địa chất kiến tạo đã đánh giá Mmax thông qua các biến trung
gian nhƣ mặt đứt gãy, chiều dài đứt gãy dựa trên những giả định ban đầu cố
định cho mọi vùng nguồn (mặt đứt gãy là hình chữ nhật có chiều dài gấp
đôi chiều rộng), cũng có thể là do kết quả thực địa chƣa xác định đƣợc
chính xác các tham số này. Thêm vào đó, kết quả của phƣơng pháp xác suất
còn phụ thuộc vào xác suất kì vọng (xác suất này càng lớn thì kết quả dự
báo Mmax càng nhỏ). Do đó, khi đánh giá Mmax cho một khu vực bất kì nên
tham khảo và so sánh các kết quả của cả hai phƣơng pháp xác suất và địa
chất kiến tạo.
101
Mặc dù có sự tƣơng đồng về các kết quả đánh giáMmax, nhƣng các
kết quả nhận đƣợc trong công trình này có độ chi tiết hơn về thời gian dự
báo. Cụ thể, phƣơng pháp GEV cho phép dự đoán Mmax trong khoảng 100
năm tính từ mốc thời gian định trƣớc, trong khi phƣơng pháp hàm Gumbel
thì cho khoảng thời gian dự báo lên đến hàng nghìn năm và không xác định
đƣợc khoảng thời gian hàng nghìn năm đó đƣợc tính từ thời điểm nào.
Kết luận chƣơng 4:
1. Trên cơ sở DMĐĐ độc lập khu vực đƣợc thành lập giai đoạn 1900-2017
đã tiến hành phân tích các đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển
Đông bằng cách xây dựng bản đồ chấn tâm động đất, đồ thị lặp lại, phân
bố động đất theo độ sâu và xem xét tiến trình hoạt động động đất
mạnh.Tính địa chấn khu vực Biển Đônggiai đoạn 1900-2017 đƣợc đặc
trƣng bởi mức đại diện động đất Mw=4,7. Chấn tâm các trận động đất
mạnh phân bố chủ yếu tại nơi tiếp giáp giữa các đới kiến tạo chính và các
vùng chuyển tiếp của khu vực nghiên cứu, dày đặc nhất tại phía Đông
(Philippine). Phần lớn các trận động đất xảy ra ở trong lớp vỏ Trái đất
với độ sâu dƣới 75km.
2. Trong khoảng thời gian từ 1900-2017 khu vực Biển Đôngcó 4 giai đoạn
hoạt động động đất, mỗi giai đoạn kéo dài gần 30 năm và đều mang tính
chu kỳ với các đặc điểm riêng.Trong mỗi giai đoạn đều có 1-2 trận động
đất mạnh với Mmax 8.0. Các trận động đất mạnh với Mmax 7,5 đều xảy
ra theo qui luật lặp lại 3-5 năm ở cả 4 giai đoạn. Điều đó cho phép dự
đoán về chu kỳ lặp lại động đất mức Mmax 7,5 trong khu vực nghiên cứu
là 3-5 năm.
3. Đã làm sáng tỏ quá trình phát triển trong vùng nguồn và hình dạng vùng
nguồn của sáu trận động đất mạnh thuộc khu vực Biển Đông(trận xảy ra
tạiMolucca, Indonesia M7.5; trận xảy ra tại Southern Sumatra, Indonesia
102
M8.5;trậnxảy ra tại Kepulauan Talaud, Indonesia M7.1; trận xảy ra tại
Sulangan, Philippines M7.6; trận xảy ra tại Balilihan, Philippines M7.1
(ngày 15/10/2013) vàtrậnxảy ra tại Philippines M7.1 (ngày 15/11/2014))
bằng cách phân tích phân bố không gian và diễn biến theo thời gian của
các nhóm TC, DC của chúng. Trên cơ sở đó khẳng định đƣợc sự hoạt
động tích cực của một đứt gãy và giúp vạch ra ba đoạn đứt gãy giả định
trong vùng nghiên cứu.
4. Đã tiến hành đánh giá các giá trị magnitude động đất cực đại khu vực
Biển Đông nói chung, và vùng Philippin nói riêng bằng phƣơng pháp
GEV trên cơ sở danh mục động đất thống nhất giai đoạn 1917-2017 theo
các chu kì lặp lại 20, 40, 60, 80, 100 năm (tính từ năm 2017), với xác
suất dự báo 80%. Với chu kì dự đoán 100 năm, giá trị Mmaxcho khu vực
Biển Đông và vùng Philippine tƣơng ứng là: Mmax=8,7; 8,66.Các kết quả
này phản ánh khá rõ nét và chân thực bức tranh về hoạt động động đất
của mỗi vùng. Đồng thời chúng cũng khá tƣơng đồng với các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Điều này vừa khẳng định tính
khách quan và độ tin cậy của các kết quả nhận đƣợc, vừa cho thấy khả
năng áp dụng phƣơng pháp GEV để đánh giá giá trị magnitude cực đại
Mmax của động đất cho một khu vực bất kỳ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Danh mục động đất khu vực Biển Đông đƣợc thành lập trên cơ sở quy
chuẩn độ lớn động đất về một thang magnitude mômen Mw duy nhất giai
đoạn 1900 - 2017 gồm 131505 trận động đất độc lập với 3 ≤ Mw ≤ 8,5.
2. Đặc điểm hoạt động động đất khu vực Biển Đông có các đặc trƣng sau:
- Mức đại diện động đất là Mw=4,7. Chấn tâm các trận động đất mạnh phân
bố chủ yếu tại nơi tiếp giáp giữa các đới kiến tạo chính và các vùng
103
chuyển tiếp của khu vực nghiên cứu, dày đặc nhất tại phía Đông Biển
Đông. Phần lớn các trận động đất xảy ra ở trong lớp vỏ Trái đất với độ
sâu dƣới 75km.
- Chế độ hoạt động động đất mạnhkhu vực Biển Đông đƣợc chia thành4
giai đoạn.Trong mỗi giai đoạn đều có 1- 2 trận động đất với Mmax 8.0.
Chu kỳ lặp lại động đất mức Mmax 7,5 trong khu vực nghiên cứu là 3-5
năm.
3. Nghiên cứu chi tiết sáu trận động đất mạnh bằng cách phân tích phân bố
không gian và diễn biến theo thời gian của các nhóm TC, DC của chúng
cho phép làm sáng tỏ quá trình phát triển trong vùng nguồn và hình dạng
vùng nguồn của sáu trận động đất mạnh này. Trên cơ sở đó đã khẳng
định mức độ hoạt động tích cực của một đứt gãy và đã xác định đƣợc ba
đoạn đứt gãy giả định trong vùng Philippine.
4. Đã xác định đƣợc giá trị Mmax,bằng phƣơng pháp GEV,cho khu vực Biển
Đông và vùng Philippine tƣơng ứng là: Mmax= 8,7; 8,66 với xác suất
80% trong vòng 100 năm kể từ năm 2017.
KIẾN NGHỊ
- Cần nghiên cứu chi tiết thêm nhiều trận động đất mạnh thuộc khu vực
Biển Đôngbằng cách phân tích phân bố không gian và diễn biến theo
thời gian của các nhóm TC, DC của chúng và liên kết các trận động đất
có cùng đặc điểm đặc trƣng trong vùng chấn tiêu sẽ cho phép khoanh
định các vùng nguồn phát sinh động đất mạnh.
- Cần đánh giá giá trị độ lớn động đất cực đại bằng phƣơng pháp GEV bổ
sung cho một số vùng cụ thể khác trong khu vực Biển Đông. Nếu đánh
giá độ lớn động đất cực đại cho các vùng đƣợc khoanh định nhƣ trên sẽ
cho kết quả vừa có ý nghĩa khoa học, thực tiễn vừa đáng tin cậy hơn.
104
105
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Tiếng Việt
1. Vũ Thị Hoãn, Ngô Thị Lƣ, M.V. Rodkin, Trần Việt Phƣơng, 2014. “Áp
dụng quy luật phân bố các giá trị cƣc trị để nghiên cứu tính địa chấn khu vực
Đông Nam Á”. Tạp chí Địa chất, loạt A số 341-345, tr. 180-189.
2. Ngô Thị Lƣ, Trần Việt Phƣơng, Nguyễn Quang, Vũ Thị Hoãn, Phùng Thị
Thu Hằng, 2014. “Áp dụng tổ hợp các phƣơng pháp thống kê và vật lý kiến tạo
để dự báo động đất lãnh thổ Việt Nam và lân cận”. Tạp chí Địa chất, loạt A số
341-345, tr. 254-263.
Tiếng Anh
3. Ngo Thi Lu, Rodkin M.V. Tran Viet Phuong, Phung Thi Thu Hang,
Nguyen Quang, Vu Thi Hoan, 2016. “Algorithm and program for earthquake
prediction based on the geological, geophysical, geomorphological and seismic
data”. Vietnam Journal of Earth Science,Vol 38 (3) 231 – 241, Ha Noi.
4. Vu Thi Hoan, Ngo Thị Lu, M.V. Rodkin, Nguyen Huu Tuyen, Phung Thi
Thu Hang, Tran Viet Phuong, 2016.“Prediction of maximum earthquake
magnitude for northern Vietnam region based on the GEV distribution”. Vietnam
Journal of Earth Sciences, Vol.38 (4) 339-344.
5. Ngo Thi Lu, M.V. Rodkin, Tran Viet Phuong, Nguyen Quang, Phung Thi
Thu Hang, Vu Thi Hoan, 2017. “Assessment of earthquake hazard for the
northwestern Vietnam from geological and geophysical data using an original
program package”. SCI-E Volume 2, isue , pages 68-, Journal of Volcanology
and Seismology, published in Vulkanologiya in Seismologiya.
6. Vu Thi Hoan, Ngo Thi Lu, Rodkin M. V., Nguyen Quang, Phan Thien
Huong, 2018. “Seismic activity characteristics in the East Sea area”. Vietnam
Journal of Earth Sciences, Vol.40 (3), pp. 240-252.
7. Ngo Thi Lu, Burmin V. Yu., Phung Thi Thu Hang, Vu Thi Hoan, Ha Thi
Giang, 2018. “Estimation of errors in determination of main parameters of
earthquake hypocenter, recorded by the national seismic network of Vietnam”.
Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol.40 (1), pp. 1-16.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Duy Bách, Đỗ Văn Lĩnh, Cao Đình Triều, Ngô Gia Thắng (2013),
Về địa động lực Kainozoi vùng biển Việt Nam và kế cận, Tuyển tập
báo cáo khoa học Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ
hai, Hà nội, Hạ Long, 10-12/10/2013, tr. 174-188.
2. Vũ Thanh Ca chủ biên (2008), Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ
sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam. Các kịch bản sóng thần
trên Biển Đông. Báo cáo tổng kết dự án KHCN Bộ Tài nguyên và môi
trƣờng, Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn Môi trƣờng, Hà nội.
3. Bùi Văn Duẩn, Nguyễn Công Thăng, Nguyễn Văn Vƣợng, Phạm Đình
Nguyên, 2013, “Về độ lớn của động đất cực đại trên đới đứt gãy
Mƣờng La - Bắc Yên”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 35(1), 53 -
59, 2013.
4. Trần Tuấn Dũng(2013), Đặc điểm cấu trúc kiến tạo khu vực nước sâu
Biển Đông Việt Nam trên cơ sở minh giải tổng hợp các tài liệu trọng
lực và từ, Hội nghị 35 năm thành lập Viện Dầu khí Việt Nam, 6/2013,
tr. 55-66.
5. Nguyễn Văn Dƣơng và Nguyễn Văn Lƣơng (2007), “Trƣờng ứng suất
kiến tạo và các chuyển động hiện đại trong vỏ trái đất trong đới hút
chìm Manila và lân cận”, Tc Các khoa học về Trái đất, v 29(3), tr 239-
248.
6. Nguyễn Hải (1979), “Xem xét sơ bộ tần xuất biểu hiện động đất trên
lãnh thổ Đông Nam Á”, Tc Các khoa học về Trái đất, số 1 năm 1979.
7. Đặng Thanh Hải (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc sâu vỏ
Trái đất và phân vùng địa chấn kiến tạo miền Bắc Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Vật lý, Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội, 150 tr.
107
8. Dƣơng Quốc Hƣng, Bùi Nhị Thanh, Nguyễn Văn Lƣơng, Nguyễn Văn
Điệp (2013), “Trƣờng ứng suất và các chuyển động hiện đại trong vỏ
Trái Đất khu vực đông nam thềm lục địa Việt Nam”, Tạp chí các khoa
học về Trái đất, 35 (1), tr.1-9.
9. Nguyễn Văn Hƣớng (2012). Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất
kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất
khu vực biển đông Việt Nam và các vùng lân cận, Luận án Tiến sĩ,
Viện Địa chất, Hà nội, năm 2012, 125 tr.
10. Vũ Thị Hoãn, Ngô Thị Lƣ, M.V. Rodkin, Trần Việt Phƣơng (2014),
“Áp dụng quy luật phân bố các giá trị cƣc trị để nghiên cứu tính địa
chấn khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Địa chất, loạt A số 341-345, 3-
8/2014, tr. 180-189.
11. Nguyễn Kim Lạp (1983), Chế độ địa chấn và trường ứng suất lãnh
thổ Đông Nam Á, //Luận án TS, Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội,
năm 1983, 170 tr.
12. Nguyễn Kim Lạp (1986), Một số đặc điểm của chế độ địa chấn và
trường ứng suất lãnh thổ Đông Nam Á, //Các công trình nghiên cứu
khoa học của viện Vât Vật lý Địa cầu, viện KHVN, Hà Nội, 1986(2),
Tập 5 (1985-1986), Tr.15-20.
13. Nguyễn Kim Lạp, Nguyễn Duy Nuôi (1986), Độ nguy hiểm động đất
trong khu vực Đông Nam Á, Các công trình khoa học của Trung tâm
nghiên cứu Vật lý địa cầu, tập V, Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội, tr
7 - 13,
14. Ngô Thị Lƣ (1996), Động đất mạnh trên lãnh thổ Đông Nam Á và các
vùng lân cận (chu kỳ 1970-1993),//Tuyển tập các báo cáo khoa học,
Hội nghị khoa học Truờng Đại học Mỏ Địa chất, T. 6. Hà Nội, 1996,
Tr. 4-16.
108
15. Ngô Thị Lƣ và Nguyễn Quang (1998), “Phân tích các đặc điểm biểu
hiện của tính địa chấn trên lãnh thổ Đông Nam Á”,Tc Các khoa học về
trái đất, T. 20, № 3, Hà Nội, Tr. 183-188.
16. Ngô Thị Lƣ (2000), “Áp dụng thuật toán tách tách TC và DC từ
DMĐĐ Đông Nam Á”, Tc Các khoa học về trái đất, T. 22, № 1, Hà
Nội, tháng 3, 2000, Tr. 18-21.
17. Ngô Thị Lƣ (2001), “Phân tích phổ để xác định các tham động lực
của chấn tiêu động đất mạnh Đông Nam Á”,Tc Các khoa học về trái
đất, T23. №1, Hà Nội, tháng 3, 2001, Tr. 49-55.
18. Ngô Thị Lƣ (2003), “Mối tƣơng quan giữa các giá trị magnitude động
đất tính theo thang magnitude của Việt Nam và theo số liệu quốc
tế”,Tc Các khoa học về trái đất, T25, № 3, Hà Nội, 2003, Tr. 284-286.
19. Ngô Thị Lƣ (2005a), “Đặc điểm hoạt động của động đất gây sóng thần
Andaman- Nicobar (26.12.2004) và diễn biến DC của nó”,Tc Địa
chất, số 286, 1-2/2005, Tr. 1-10.
20. Ngô Thị Lƣ (2005b), Về việc thống nhất hoá DMĐĐ Việt Nam,//
Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Địa Vật
lý Việt Nam lần thứ 4, NXB KH&KT, Hà Nội, năm 2005, Tr. 139-
148.
21. Ngô Thị Lƣ, Rogozhin E.A., 2008a, “Phân tích đặc điểm địa động lực
hiện đại khu vực biển Đông”, Tc Địa chất, số 305, 3-4/2008, Tr. 43-
50.
22. Ngô Thị Lƣ, Rogozhin E.A., 2008b,Đánh giá tiềm năng địa chấn khu
vực biển Đông và độ nguy hiểm sóng thần đối với vùng bờ biển Việt
Nam, //Tuyển tập báo cáo Hội nghị Toàn quốc lần 1: Địa chất biển
Việt Nam và Phát triển bền vững, 9-10/10/2008, TP Hạ Long, Tr. 520-
528.
109
23. Ngô Thị Lƣ, Trần Việt Phƣơng, 2013, “Xây dựng thuật toán mới của
chƣơng trình tách các nhóm TC và DC khỏi danh mục động đất để bảo
đảm tính độc lập của các sự kiện“, Tc Khoa học và công nghệ biển,
T13, Số 3A, Hà Nội, 9/2013, Tr. 79-85.
24. Ngô Thị Lƣ, Trần Việt Phƣơng, Nguyễn Quang, Vũ Thị Hoãn, Phùng
Thị Thu Hằng (2014), “Áp dụng tổ hợp các phƣơng pháp mô hình
thống kê và vật lý kiến tạo để dự baáo động đất lãnh thổ Việt Nam và
lân cận”Tc Địa chất, Loạt A, Số 341-345, Hà Nội, 2014, Tr. 254-263.
25. Nguyễn Văn Lƣơng, Dƣơng Quốc Hƣng, Bùi Thị Thanh và Tống Duy
Cƣơng, (2003), “Đặc điểm của các hệ đứt gãy sinh chấn khu vực Biển
Đông”, Tc Các khoa học về Trái đất, v 25 (1), tr 1-8.
26. Nguyễn Văn Lƣơng, Nguyễn Văn Dƣơng (2005), “Các vùng nguồn
động đất trong khu vực Biển Đông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
biển, T5(2005), số 3, tr. 30-44.
27. Nguyễn Văn Lƣơng, Bùi Công Quế, Nguyễn Văn Dƣơng (2008),
“Trƣờng ứng suất kiến tạo và các chuyển động hiện đại trong vỏ Trái
Đất khu vực Biển Đông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T8,
tr. 46-52.
28. Nguyễn Văn Lƣơng, Dƣơng Quốc Hƣng, Bùi Nhị Thanh, Nguyễn
Văn Điệp, Mai Đức Đông (2013), Đặc điểm địa chấn kiến tạo khu vực
thềm lục địa Việt Nam và lân cận, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội
nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ hai, Hà nội, Hạ
Long,10-12/10/2013, tr, 738-754.
29. Nguyễn Văn Lƣơng, Cao Đình Triều (2014), Báo cáo chuyên đề:
Nghiên cứu các đặc điểm địa chấn - kiến tạo khu vực Biển Đông Việt
Nam, 79 trang, lƣu trữ tại Viện Vật lý Địa cầu - Viện HL Khoa học và
Công nghệ VN.
110
30. Lê Huy Minh, Frederic Masson, Alain Bourdiilon, Patrick Lassudrie
Duchesne, Rolland Fleury, Jyr-ching Hu, Vũ Tuấn Hùng, Lê Trƣờng
Thanh, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hà Thành (2014), “Chuyên
động hiện đại vỏ trái đất theo số liệu GPS liên tục tại Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 36(1): 1-13.
31. Trần Nghi chủ biên (2006), Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và
các vùng kế cận, tỷ lệ 1/1.000.000, Đề tài trọng điểm cấp Nhà nƣớc,
mã số KC-09-23, 2005-2006.
32. Nguyễn Hồng Phƣơng (1997), Đánh giá động đất cực đại cho các
vùng nguồn chấn động ở Việt Nam bằng tổ hợp các phương pháp xác
suất, Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, tập III,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48-65.
33. Nguyễn Hồng Phƣơng (1998), “Khảo sát mối liên quan giữa tính địa
chấn và một vài yếu tố địa động lực tại vùng ven biển và thềm lục địa
Đông Nam Việt Nam”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 20(3) tr
167-182.
34. Nguyễn Hồng Phƣơng (2004), “Bản đồ độ nguy hiểm động đất Việt
Nam và Biển Đông”, Tc Các khoa học về Trái đất, T26(2) tr 97-111.
35. Nguyễn Hồng Phƣơng, Phạm Thế Truyền (2007), “Xây dựng mô hình
nguồn tuyến đánh giá độ nguy hiểm động đất ở Việt Nam”, Tạp chí
Các khoa học về Trái đất, 20(3) tr 228-228.
36. Nguyễn Hồng Phƣơng, Phạm Thế Truyền (2015), “Tập bản đồ xác
suất nguy hiểm động đất Việt Nam và Biển Đông”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 77-90.
37. Bùi Nhị Thanh (2012), Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ vùng Đông
Nam thềm lục địa Việt Nam và mối quan hệ với các tai biến địa chất
trên cơ sở tài liệu địa chấn, Luận án Tiến sĩ Địa chất, Trƣờng Đại học
111
Mỏ-Địa chất, Hà Nội, 151 trang.
38. Trần Thị Mỹ Thành (2002), Đánh giá độ nguy hiểm địa chấn lãnh thổ
Việt Nam và lân cận, Luận án TS Toán-Lý, Thƣ viện QG, Hà Nội, 161
tr.
39. Phạm Văn Thục (1979), Một số đặc điểm cảu tính địa chấn lãnh thổ
Đông Nam Á, Các kết quả nghiên cứu Vật lý đại cầu năm 1979, Viện
KHVN, Hà nội, 1980(1), tr 9-19.
40. Phạm Văn Thục (2001), “Những đặc điểm của sóng thần khu vực
Biển Đông Việt Nam”, TC KHvàCN Biển, TI, số 2, tr 52-64.
41. Phạm Văn Thục và Nguyễn Thị Kim Thanh (2004), “vùng động đất khu
vực Biển Đông Việt Nam và ven bờ”, TC Địa chất, loạt A, số 285 (11-
12).
42. Cao Đình Triều, Phạm Nam Hƣng, Cao Đình Trọng (2007), Thiết lập
DMĐĐ, dự báo động đất ở Việt Nam trên cơ sở phần mềm CN,
43. Cao Đình Triều, Phạm Nam Hƣng (2008), Đới đứt gãy sâu có nguy cơ
phát sinh động đất mạnh trên phạm vi Biển Đông Việt Nam và kế cận,
Báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa chất Biển toàn quốc lần thứ
nhất, Tp, Hạ Long, 9-10/10/2008, trang 491 - 497.
44. Cao Đình Triều, Thái Anh Tuấn, Mai Xuân Bách, Cao Đình Trọng
(2009a), “Một số nét đặc trƣng hoạt động động đất các đới ranh giới
mảng khu vựcĐông Nam Châu Á”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất,
tập 30, số 4, Hà nội, trang 514- 523.
45. Cao Đình Triều, Lê Văn Dũng, Cao Đình Trọng, Nguyễn Đức Vinh,
(2009b), “Đặc trƣng hoạt động động đất ở các đới ranh giới mảng
thạch quyển thuộcĐông Nam Châu Á”, Tạp chí Địa chất, loạt A, Số
314 (9-10), Hà Nội, trang 18 - 26.
112
46. Cao Đình Triều, Phạm Huy Long, Đỗ văn Lĩnh, Lê Văn Dũng, Cao
Đình Trọng (2013), Địa động lực hiện đại lãnh thổ Việt nam, Chuyên
khảo, Nxb Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, 242 tr.
47. Phan Trọng Trịnh (2006), Trận động đất và sóng thần ngày
26/12/2004 tại Ấn Độ Dƣơng: cảnh báo đối với Việt Nam, Tạp chí
Địa chất, loạt A, số 293, Hà Nội.
48. Phan Trọng Trịnh và nnk (2010a), Nghiên cứu hoạt động kiến tạo trẻ,
kiến tạo hiện đại và địa động lực Biển Đông làm cơ sở khoa học cho
việc dự báo các dạng tai biến liên quan và đề xuất các giải pháp phòng
tránh, BCTH KQ KHCN đề tài MS: KC.09.11/06-10, Viện Địa chất
(446 tr).
49. Phan Trọng Trịnh, Ngô Văn Liêm, Trần Đình Tô, Vy Quốc Hải, John
Beavan, Nguyễn Văn Hƣớng, Hoàng Quang Vinh, Bùi Văn Thơm,
Nguyễn Quang Xuyên, Nguyễn Đăng Túc, Đinh Văn Thuận, Nguyễn
Trọng Tấn, Nguyễn Viết Thuận, Lê Huy Minh, Bùi Thị Thảo, Nguyễn
Huy Thịnh, Đinh Văn Thế, Lê Minh Tùng, Trần Quốc Hùng, Nguyễn
Việt Tiến (2010b), Chuyển động kiến tạo hiện đại trên Biển Đông và
các vùng lân cận, Tạp chí Địa chất, Loạt A số 320, T9-10, Hà Nội.
50. Phan Trọng Trịnh, Nguyễn Văn Hƣớng, Ngô Văn Liêm, Trần Đình
Tô, Vy Quốc Hải, Hoàng Quang Vinh, Bùi Văn Thơm, Nguyễn
Quang Xuyên, Nguyễn Viết Thuận, Bùi Thị Thảo (2011), Kiến tạo
hiện đại và các tai biến địa chất liên quan ở vùng biển Việt Nam và
lân cận, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, T33, Vol 3ĐB, p443-456,
Hà Nội.
51. Phan Trọng Trịnh (2012), Kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại vùng
biển Việt Nam và kế cận, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 332
tr.
113
52. Bùi Công Quế, Phạm Huy Tiến (1995), Địa chất, địa động lực và tiềm
năng khoáng sản vùng biển Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000.
53. Bùi Công Quế và Phùng Văn Phách (2001), Về những yếu tố cấu trúc-
kiến tạo chính trên vùng biển Việt Nam và kế cận, Tc Khoa hoạc và
Công nghệ Biển, T8, Số 2, tr.29-41.
54. Bùi Công Quế chủ biên (2010), Nguy hiểm động đất và sóng thần ở
vùng ven biển Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 312
tr.
55. Bùi Công Quế, Nguyễn Hồng Phƣơng, Trần Thị Mỹ Thành, Trần
Tuấn Dũng, (2014), Nghiên cứu cấu trúc sâu, địa động lực và đánh giá
độ nguy hiểm động đất và sóng thần trên vùng biển Việt Nam và kế
cận, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 14, Số 2, 2014.
56. Phan Văn Quýnh, Võ Năng Lạc (1996), Kiến tạo biển Đông, Báo cáo
HNKH lần thứ 12 ĐH MĐC, 4 : 207-215, Trƣờng ĐH MĐC, Hà Nội.
57. Phạm Năng Vũ (2007), Hoạt động kiến tạo trẻ và hiện đại ở thềm lục
địa Việt nam, Báo cáo Hội nghị KHKT Địa vật lý Việt Nam, 8-2007,
Tp Hồ Chí Minh
58. Phạm Năng Vũ và nnk (2008), Hoạt động kiến tạo và núi lửa trẻ
Pliocen-Đệ Tứ thềm lục địa Nam Việt Nam, Tạp chí Các Khoa học về
Trái đất, 30(4), tr. 289-301.
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
59. https://web.archive.org.web.20100302231017/
neis.eq_depot/2007/eq_070912_hear/neic_hear_1.html
60. https://web.archive.org.web.20100129055218/
neis.eq_depot/2009/eq_090211_cybb/neic_cybb_1.html
61.
62. Abe K., 1981, Magnitudes of large shallow earthquakes from 1904 to
114
1980, Phys. Earth Planet. Int. 27, 72–92.
63. Bath Markus and Dura Seweryn J. (1964), Earthquake volume, fault
plane area, seismic energy, strain, deformation and related quantities,
Annals of Geophysics, Vol 17, No 3 p 353 - 368.
64. Bautista C.B., Bautista M.L.P., Oike K., Wu F.T., Punongbayan R.S.,
(2001), A new insight on the geometry of subducting slabs in northern
Luzon, Philippines, Tectonophysics 339, 279~310.
65. Das Ranjit, H.R. Wason, M.L Sharma (2011),Global regression
relations for conversion of surface wave and body wave magnitudes to
moment magnitude, Springer, Nat Hazards (2011) 59:801-810.
66. Dietrich Stromeyer, Gottfried Grunthal, Rutger Wahlström, (2004),
Chi-square regression for seismic strength parameter relations, and
their uncertainties, with applications to an Mw based earthquake
catalogue for central, northern and northwestern Europe. Journal of
Seismology 8: 143–153, 2004.
67. Deniz Aykut and Yucemen M. Semih (2010), Magnitude conversion
problem for the Turkish earthquake data, Nat Hazards 55: 333-352.
68. Dowrich DJ and Rhoades DA (2003), Relationships beween
earthquake magnitude and fault ruptura dimensions - How reliable are
they? Bull Seism Soc Am.
69. Ekstrom G. and Dziewonski AM, 1988. Evidence of bias in
estimations of earthquake size. Nature 332: 319 – 323.
70. Galgana Gerald, Hamburger Michael, McCaffrey Robert, Corpuz
Ernesto, Chen Qizhi (2007), Analysis of crustal deformation in Luzon,
Philippines using geodetic observations and earthquake focal
mechanisms,Tectonophysics, Volume 432, Issue 1- 4, p. 63-87.
71. Gumbel E. J (1958), Statistics of Extremes, Columbia Un4. Press.
115
72. Gutenberg B (1945a), Amplitudes of P, PP and S and magnitudes of
shallow earthquakes. Bull Seismol Soc Am 35:57–69
73. Gutenberg B (1945b), Magnitude determination for deep focus
earthquakes, Bull Seismol Soc Am 35:117–130.
74. Gutenberg B, Richter CF (1956) Magnitude and energy earthquakes,
Ann Geofis 9:1–15
75. Hayes D. E, (1980), The tectonics and geologic evolution of the SE
Asian Seas and Islands, Geoph, Monograph, 23. Amer. Geoph. Union,
Washington.
76. Kanamori H., (1977), The energy release in great earthquakes, Jl
Geophys. Res. 82,2981-2989.
77. Vu Thi Hoan, Ngo Thi Lu, Nguyen Huu Tuyen, Mikhail Rodkin,
Phung Thi Thu Hang, Tran Viet Phuong (2017), Prediction of
maximum earthquake magnitude for Northern Vietnam region based
on the GEV distribution, Vietnam Journal of Earth Sciences, 38(4),
339-344.
78. Hsu Y. J., Yu S. B., SimonsM., Kuo L. C., and Chen H. Y. (2009),
Interseismic crustal deformation in the Taiwan plate boundary zone
revealed by GPS observations, seismicity, and earthquake focal
mechanisms, ectonophysics, 479, 4-18.
79. Kirby S., Geist E., Lee W.H., Scholl D., Blakely R., (2005), 660
Tsunami source characterization for western Pacific subduction 661
zones: a perliminary report, Report USGS Tsunami Subduction 662
Source Working Group.
80. Le Van De (1986), Outline of tectonics of the East Vietnam sea and
adjacent areas, Proc, 1
st
Conf, Geol, Indoch, Hồ Chí Minh City: 397-
404, Hà Nội.
116
81. Ngo Thi Lu and Nguyen Quang (1997), Large earthquakes in SE Asia
in 1970-1993,//Volc, Seis, Vol 19. P. 235-246.
82. Ngo Thi Lu (1998a), The estimate of errors in location of near
earthquakes and efficient seismologycal networks SE Asia,// Journal
of Sciences of the Earth, Vol 20 № 1 Hanoi, 1998, P. 7-15.
83. Ngo Thi Lu (1998b), Strong earthquakes on the territory of South-East
Asia and peculiarities in their manifestation, //Journal of earthquake
prediction research, Vol 7 № 2 1998, P. 170 –185.
84. Ngo Thi Lu (2003), Strong earthquakes and features of tectonic
activities in southeast Asia region,//Journal of Geology, Series B, №
22/2003, pp. 54-60.
85. Ngo Thi Lu, Le Van Dung, Nguyen Huu Tuyen, Vo Le Nam, Tran
Viet Phuong (2010), Seismicity on the Vietnamese territory and
adjacent regions during the period 1137-2008 (M3.5),// (Journal of
Geology, Series B, № 35-36/2010, Tr. 99-110.
86. Ngo Thi Lu, RodkinV. M., Tran Viet Phuong, Phung Thu Hang and
Vu Thi Hoan (2017), Assessment of Earthquake Hazard for the
Northwestern Vietnam from Geological and Geophysical Data Using
an Original Program Package.//Journal of Volcanology and
Seismology, Vol 11, №2, pp 164-171.
87. Nguyen Hong Phuong ( 2001), Probabilistic Seismic Hazard
Assessment Along the Southeastern Coast of Vietnam, Natural
Hazards 24: 53–74.
88. Nguyen Hong Phuong, Bui Cong Que (2012), Investigation of
earthquake tsunami sources, capable of affecting Vietnamese coast,
Nat Hazards, 64:311~327.
117
89. Nguyen Hong Phuong, Pham The Truyen, 2014, Probabilistic Seismic
Hazard Assessment for the South Central Vietnam, Vietnam Journal
of Earth Sciences 36 (2014), 451 - 461.
90. Nguyen Hong Phuong (2015), Estimation of seismic hazard
parameters for potential tsunamigenic sources in the south china sea
region
(àtask=viewDocu
mentRecordvàdocID=16484)
91. Pisarenko V.F, Sornette A, Sornette D and Rodkin M.V (2008), New
approach to the Characterization of Mmax and of the Tail of the
Distribution of Earthquake Magnitudes, Pure and Applied
Geophysics, 165, pp 847-888.
92. Pisarenko V.F, Sornette D and Rodkin M.V (2010), Distribution of
maximum Earthquake magnitudes in future time intervals: application
to the seismicity of Japan (1923-2007), EPS (Earth, Planets and
Space), vol.62, pp 567-578.
93. Pisarenko V.F., Rodkin M.V., Ngo Thi Lu (2012), New general
quantile approach to the seismic rick assessment application to the
Vietnam region, //Tuyển tập báo cáo HNKH QT “Vật lý địa cầu - Hợp
tác và phát triển bền vững, NXB KHTN và CN, Hà Nội 2012, Tr. 161-
167.
94. Richter C., (1935). An instrumental earthquake magnitude scale. Bull
Seismol Soc Am B11(1):2302.
95. Sankar Kumar Nath, Suman Mandal, Manik Das Adhikari, Soumya
Kanti Maiti, (2017), A unified earthquake catalogue for South Asia
covering the period 1900 – 2014, Springer, Nat Hazards 85: 1787 -
1810.
118
96. Stirling M, Rhoades D and Beryman K (2002), Comparison of
earthquake scaling relations derived from data of the iinstrumental and
pre-instrumental eras, Bull Seism Soc Am 92(2); 812-30.
97. Tønnesson, Stein (2005), Locating the South China Sea, Locating
Southeast Asia: geographies of knowledge and politics of space,
Singapore: Singapore University Press, p. 203-233.
98. Taylor B. and Hayes D.E. (1980), The tectonic evolution of the South
China Sea Basin, In: Hayes D.E., The Tectonic and Geologic
Evolution of Southeast Asian Seas and Islands, AGU Geophys,
Monogr, Washington, D.C, pp. 89–104.
99. Tsuboi Chuji (1956), Earthquake energy, earthquake volume,
aftershock area, and strength of the Earth’s Crust, Journal of Physics
of the Earth, Vol 4, No 2, p.63 - 369.
100. Utsu Tokuji (2002), Statistical Features of Seismicity, 719-732.
101. Vanek J., Zatopek A., Kondorskaya V., Riznichenko N.V.,
Savarensky Y.V., Soloview S.L., and Shebalin N.V., (1962),
Standardization of magnitude scales, Bull. Acad. Sci. USSR Geophys.
Ser. 108 – 111.
102. Wells D and Coppersmith K (1994), New empirical relationships
among magnitude, rupture length, rupture width, rupture area and
surface displacement, Bull Seis Soc Am 84: 974 - 1002.
103. Wyss M. (1979), Estimating maximum expectable magnitude of
earthquake from fault dimension, Geology, vol 7, no 7, p.336-340.
104. Xia K., Huang C. (1994), Comparision of the tectonics and geophysics
of the major structural belts between the northern and southern
continental margins of the South China Sea, Tectonophysics 235(1-2):
99-116.
119
105. Yingchun Liu, Angela Santos, Shuo M. Wang, Yaolin Sh, Hailing
Liu, David A. Yuen (2007), Tsunami hazards along Chinese coast
from potential earthquakes in South China Sea, Phys. Earth Planet,
Interiors 163(2007) 233-244.
106. Zhiguo Xu (2014), A Review on the Seismic and Tsunami Simulation
in the SCS and Adjacent Regions.ppt in 1st Task Team Meeting on
Establishment of the SCSTAC (Power point presentation file).
120
PHỤ LỤC
Danh mục động đất mạnh với magnitude Mw≥ 7,5
STT Năm Tháng Ngày Giờ Phút Giây Vĩ độ Kinh độ Độ sâu Mw
1 1902 11 21 7 3 0 22.5 121.5 5 7
2 1905 1 22 2 43 58 0.6 122.8 90 7.5
3 1907 7 9 18 54 50 14 123 60 7.8
4 1910 4 12 0 22 24 25.9 124 235 8.1
5 1910 12 16 14 44 55 4.7 126.1 15 7.6
6 1913 3 14 8 45 4 5.4 126.1 15 7.8
7 1914 6 25 19 7 25 -3.9 101.8 35 7.6
8 1918 8 15 12 18 21 6 124.4 20 8.3
9 1920 6 5 4 21 35 23.7 122 20 8.2
10 1924 4 14 16 20 36 6.7 126 15 8
11 1932 5 14 13 11 4 0.5 125.8 15 7.7
12 1934 2 14 3 59 39 17.5 119.2 15 7.5
13 1936 4 1 2 9 28 4.2 126.4 35 7.8
14 1937 8 20 11 59 21 14.6 121.7 15 7.5
15 1938 5 19 17 8 41 -0.6 118.9 35 7.7
16 1938 6 10 9 53 43 25.1 125.3 20 7.7
17 1939 12 21 21 0 31 -0.1 122.5 35 8.1
18 1940 10 7 6 42 53 5.6 125.8 15 7.6
19 1943 6 9 3 6 20 -0.8 100.7 10 7.8
20 1948 1 24 17 46 44 10.8 122.3 15 7.8
21 1951 11 24 18 50 24 23.1 121.2 30 7.8
22 1957 10 26 14 17 3 -1.8 116 20 7.8
23 1958 8 15 22 29 21 1.8 125.1 177.7 7.6
24 1959 4 26 20 40 39 24.8 122.6 118 7.5
25 1963 12 15 19 34 48 -4.8 108 661.5 7.6
26 1965 1 24 0 11 17 -2.6 126 20 8.2
27 1966 3 12 16 31 20 24.1 122.6 30 7.5
28 1968 8 1 20 19 22 16.3 122.1 25 7.6
29 1968 8 10 2 7 6 1.5 126.2 23 7.6
30 1972 4 25 19 30 7 13.4 120.3 25 7.5
31 1972 6 11 16 41 4 3.8 124.2 330.8 7.7
32 1972 12 2 0 19 52 6.4 126.6 60 8
33 1976 8 16 16 11 7 6.3 124 33 7.6
121
34 1984 11 20 8 15 16 5.2 125.1 202.2 7.5
35 1986 8 14 19 39 14 1.8 126.5 33 7.5
36 1989 12 15 18 43 45 8.3 126.7 24.4 7.6
37 1990 4 18 13 39 19 1.2 122.9 25.7 7.8
38 1990 7 16 7 26 35 15.7 121.2 25.1 7.7
39 1991 6 20 5 18 53 1.2 122.8 31.4 7.5
40 1994 6 8 6 48 45 24.5 121.8 8 7.9
41 1996 1 1 8 5 11 0.7 119.9 24 7.9
42 1998 5 3 23 30 22 22.3 125.3 33 7.5
43 1998 11 29 14 10 32 -2.1 124.9 33 7.7
44 1999 9 20 17 47 18 23.8 121 33 7.7
45 2000 5 4 4 21 16 -1.1 123.6 26 7.6
46 2000 6 4 16 28 26 -4.7 102.1 33 7.9
47 2001 1 1 6 57 4 6.9 126.6 33 7.5
48 2001 10 19 3 28 44 -4.1 123.9 33 7.5
49 2002 3 5 21 16 9 6 124.2 31 7.5
50 2007 1 21 11 27 45 1.1 126.3 22 7.5
51 2007 9 12 11 10 27 -4.4 101.4 34 8.5
52 2010 7 23 22 51 12 6.5 123.5 578 7.6
53 2010 10 25 14 42 22 -3.5 100.1 20.1 7.8
54 2012 8 31 12 47 36 10.8 126.8 62 7.7
55 2015 4 8 22 13 23 13.7 120.6 100 7.7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dac_diem_hoat_dong_dong_dat_khu_vuc_bien_dong.pdf