Luận án Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân ấu trùng sán lợn ở não và kết quả điều trị bằng albendazol và praziquantel

1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân mắc ấu trùng sán dây lợn ở não - Với 120 BN tham gia vào nghiên cứu, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: đau đầu 88,3%, co giật 60%, máy giật cơ 58,3%, ngất 24,2%. Các triệu chứng khác gặp tỷ lệ thấp. - Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu xuất hiện như nhau ở các nhóm tuổi và giới tính. - Tỷ lệ BN có thiếu máu là 1,7%, 19,2% có GOT tăng, 22,5% tăng GPT. - Tỷ lệ BN tăng bạch cầu ái toan là 15%. - Tỷ lệ BN dương tính với kháng thể kháng ấu trùng sán lợn là 18,4%. 2. Đặc điểm hình ảnh nang ấu trùng sán dây lợn trên phim MRI. - Trên mỗi BN nhiễm ấu trùng sán lợn ở não có thể gặp nhiều nang, nhiều kích thước, nhiều giai đoạn khác nhau, và ở nhiều vị trí giải phẫu khác nhau tại não. - Tỉ lệ BN có nang ATSL ở bán cầu đại não là 69,2%, ở vùng vỏ não/dưới vỏ não 50,8%, ở tiểu não 9,2%, ở khoang dưới nhện 2,5% - Số lượng nang ATSL trên 1 BN chủ yếu ở 1 vị trí giải phẫu trên não chiếm 69,2%, ở 2 vị trí chiếm 27,5% và 3 vị trí là 3,3%. - Bệnh nhân nhiễm ATSL thường nhiễm nhiều nang, số từ trên 2 nang chiếm 81,7%, số bệnh nhân có 1 nang tại não là 18,3%. - Giai đoạn nang ATSL tại não thường là nang đang hoạt động (giai đoạn 1,2,3) chiếm 95,8%. - Số nang ATSL có phù quang nang với các nang vùng vỏ/dưới vỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%. Hiện tượng phù quang nang ATSL ở vùng vỏ/dưới vỏ có liên quan rõ rệt với các triệu chứng co giật và máy giật cơ trên lâm sàng, với p < 0,001.

pdf175 trang | Chia sẻ: trinhthuyen | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân ấu trùng sán lợn ở não và kết quả điều trị bằng albendazol và praziquantel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ trong 1 ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ kiểm soát triệu chứng co giật cơ của albendazol lên đến 100% trong khi của praziquantel là 77,8%; tỉ lệ giảm nang của albendazol và praziquantel lần lượt là 89,1 và 59,3%; trong khi tỉ lệ nang biến mất tương ứng là 50% và 30%. [53]. Kết quả mà Dimitros so sánh cho thấy albendazol có liên quan đến khả năng kiểm soát cơn động kinh tốt hơn so với praziquantel trong phân tích dữ liệu tổng hợp, khi phương pháp phương sai nghịch đảo chung được sử dụng để kết hợp tỷ lệ kiểm soát cơn động kinh trong các thử nghiệm bao gồm (bệnh nhân không bị động kinh/[số bệnh nhân x năm có nguy cơ]) (156 bệnh nhân ở 4 nghiên cứu, ước tính hiệu ứng điểm [tỷ lệ tỷ lệ mới mắc]=4,94, khoảng tin cậy 95% 2,45–9,98). Dữ liệu về việc giảm tổng số u nang từ ban đầu đến theo dõi được báo cáo trong 5 trên 6 nghiên cứu. Phân tích bao gồm tổng cộng 301 bệnh nhân với 2565 u nang. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ giảm u nang giữa albendazol và praziquantel trong điều trị bệnh ATSL ở não. Tuy nhiên albendazol có hiệu quả tốt hơn so với praziquantel trong việc làm biến mất hoàn toàn u nang (335 bệnh nhân trong 6 nghiên cứu, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, OR = 2,30, 95% CI 1,06–5,00). Không có sự khác biệt giữa albendazol và praziquantel trong việc giảm u nang, tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ và phát triển tăng huyết áp nội sọ do điều trị. Nghiên cứu đưa ra kết luận albendazol hiệu quả hơn praziquantel về các kết quả lâm sàng quan trọng ở bệnh nhân mắc bệnh ATSL ở não. Tuy nhiên, do số lượng thử nghiệm tương đối khan hiếm, cần có nhiều nghiên cứu can thiệp so sánh hơn đặc biệt là các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để đưa ra kết luận an toàn về chế độ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh u nang thần kinh nhu mô. [54]. 124 Theo kết quả nghiên cứu sử dụng albendazol liều 15mg/kg tổng liều lên đến 800mg/ngày x 10 ngày điều trị bệnh nhân nhiễm ATSL ở não của Garcia Hector H thông báo năm 2016 cho thấy tỉ lệ nang mất đi 30% (23/77 nang), tỉ lệ bệnh nhân hết nang hoàn toàn là 25% (4/16 bệnh nhân). Bệnh nhân có 1-2 nang thì tỉ lệ nang mất đi đạt 33%; bệnh nhân có hơn 3 nang thì tỉ lệ nang mất đi là 29%; nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ albendazol có tác động làm mất nang có viêm xung quang là 56% và với những nang không có viêm là 17% [110]. Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc, 2.539 bệnh nhân nhập viện đều được điều trị bằng thuốc điều trị đặc hiệu, albendazol 20 mg/kg/ngày và praziquantel 30 mg/kg/ngày trong 12 ngày trong liệu trình đầu tiên. Sau đó, praziquantel được tăng lên 50 mg/kg/ngày trong 12 ngày trong đợt điều trị thứ hai và praziquantel 50 mg/kg/ngày trong 12 ngày trong đợt điều trị thứ ba, với khoảng thời gian 2-3 tháng. Việc điều trị ATSL ở não thường bao gồm tổng cộng ba hoặc bốn liệu trình tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, mannitol, dexamethasone và chất bảo vệ não cũng được sử dụng khi ghi nhận bằng chứng rõ ràng về tăng áp lực nội sọ. Sau 3-4 đợt điều trị chống ký sinh trùng, 2170 bệnh nhân sau đó đã được kiểm tra CT và 369 bệnh nhân được chụp lại MRI. Kết quả cho thấy 2106 (82,95%) bệnh nhân có tổn thương tỷ trọng thấp được hấp thu hoàn toàn. Tổn thương gần như ngấm thuốc gặp ở 433 (17,05%) trường hợp, trong đó có 72 trường hợp não úng thủy (72/79, 91,14%) trở về bình thường và 7 trường hợp não thất nhỏ hơn so với trước can thiệp. Sau khi điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng, 1349 (94,53%) bệnh nhân bị động kinh đã kiểm soát hoàn toàn các cơn động kinh và 78 (5,47%) bệnh nhân bị động kinh cho thấy tần suất và thời gian khởi phát cơn động kinh giảm. Trong số 894 bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, 861 (96,31%) đã khỏi bệnh và chỉ 33 (3,69%) còn triệu chứng khi cảm lạnh hoặc cảm thấy mệt mỏi. Đối với những bệnh nhân bị mất trí nhớ, 223 125 (93,31%) trở lại tình trạng như trước, trong khi 16 (6,69%) không có cải thiện đáng kể. Tất cả các bệnh nhân nang ATSL ở não bị tê tay chân và tàn phế, nói kém, nhìn mờ và song thị, rối loạn tâm thần, phù gai thị, phù gai thị xuất huyết, tăng áp lực nội sọ đều trở về bình thường [6]. Một nghiên cứu tương tự như của chúng tôi ở Ấn Đọ cũng sử dụng albendazol liều 15 mg/kg/ngày x 28 ngày/đợt x 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng điều trị 29 bệnh nhân bị ATSL ở não và được theo dõi các chỉ số tại mỗi đợt điều trị, kết quả cho thấy: tỉ lệ bệnh nhân có co giật cơ ở lần khám ban đầu là 89,7% (26/29); sau điều trị đợt 1 tỉ lệ này còn 44,8% (13/29), sau điều trị đợt 2 còn 20,7% (6/29) và sau điều trị đợt 3 ở tháng thứ 6 còn 3,4% (1/29) và sự giảm này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Triệu chứng đau đầu cũng được cải thiện ở lần đầu đi khám và 3 lần tiếp theo sau điều trị lấn lượt là 75,9%, 48,3%, 34,5% và 24,1%; hiệu quả giảm được 68,2% sau 6 tháng điều trị. Nghiên cứu này cũng cho thấy số nang mất đi trong quá trình điều trị như sau: Với 21 bệnh nhân có số nang > 20 nang ATSL trên não, số nang trung bình được theo dõi qua MRI lần lượt ở thời điểm khám ban đầu và sau mỗi đợt điều trị là 51 nang, 31 nang, 18 nang và 7 nang. Trong khi với 9 bệnh nhân có số nang < 20 có các chỉ số nang trung bình tương ứng ở các đợt điều trị là 8 nang, 5 nang, 3 nang và 3 nang [92]. Một thông báo vào năm 2023 của tác giả Stelzle cho thấy: Nghiên cứu tiền cứu về điều trị bệnh ATSL ở Tanzania trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 1 năm 2022. Bệnh nhân ban đầu được điều trị bằng albendazol (15 mg/kg/ngày) trong 10 ngày, các bệnh nhân này đều được điều trị kết hợp dexamethasone 12mg/ngày x 3 ngày với bệnh nhân có < 10 nang ATSL và liều 20mg/ngày x 3 ngày trước khi điều tri albendazol và thêm 3 ngày sau điều trị bằng albendazol với liều giảm đi 1/2 và theo dõi trong 6 tháng. Ngoài ra, sau 6 tháng, tất cả những người tham gia khi đó vẫn còn nang ATSL đều được điều trị kết hợp bao gồm albendazol (15 mg/kg/ngày) và 126 praziquantel (50 mg/kg/ngày) trong 10 ngày. Điều trị ký sinh trùng kèm theo thuốc corticosteroid và thuốc chống động kinh nếu bệnh nhân đã từng bị động kinh trước khi điều trị. Kết quả sáu mươi ba bệnh nhân đã được tuyển dụng cho nghiên cứu này, trong số đó 17 người đã được theo dõi đầy đủ sau khi đơn trị liệu bằng albendazol. Những bệnh nhân này có tổng cộng 138 u nang lúc ban đầu, trong đó 58 (42%) đã biến mất hoặc vôi hóa vào cuối quá trình theo dõi. Mức giảm nang ATSL trung bình là 40% (phạm vi liên dải 11–63%). Tần suất cơn động kinh giảm đáng kể (p < 0,001). Ba bệnh nhân có tất cả các u nang đang hoạt động đã được giải quyết hoặc vôi hóa và trong số 14 bệnh nhân còn lại, tám bệnh nhân được điều trị kết hợp đã giải quyết được 63 trong số 66 u nang (95%). Các tác dụng phụ không thường xuyên và nhẹ đến trung bình trong cả hai chu kỳ điều trị. Nghiên cứu kết luận răng độ phân giả của nang ATSL không đạt yêu cầu khi dùng đơn trị liệu albendazol nhưng lại rất cao khi dùng kết hợp albendazol và praziquantel [98]. 4.6. Một số tác dụng ngoại ý sau dùng thuốc Kết quả cho thấy một số tác dụng ngoại ý không mong muốn sau khi dùng thuốc của cả hai nhóm hiếm gặp, triệu chứng thường qua ở đợt điều trị đầu sau hết. Điều trị phác đồ albendazol, có 7 ca (11,6%) đau tức vùng thượng vị, 2 ca (3,3%) cảm giác buồn nôn nhưng khi dùng kèm thuốc hỗ trợ dạ dày bệnh nhân hết triệu chứng, 1 ca có biểu hiện mệt mỏi ở đợt điều trị thứ nhất. Trong khi đợt điều trị thứ 2 và 3 với phác đồ albendazol chỉ có 1 ca có biểu hiện đau vùng thượng vị ở mỗi đợt và 1 ca có biểu hiện mệt mỏi ở đợt 2. Trong khi đó ở phác đồ praziquantel có 5 ca (8,3%) bệnh nhân thấy buồn nôn, không nôn, 2 ca (3,3%) cảm giác chóng mặt khi dùng thuốc, 2 ca có biểu hiện mệt mỏi, 1 ca (1,7%) khác nhau ở mỗi đợt điều trị bằng praziquantel thấy xuất hiện mẩn ngứa sau mỗi đợt điều trị nhưng thường hết sau 24 giờ. 127 Cũng như một số nghiên cứu khá, trong nghiên cứu của chúng tôi ,chỉ số GOT trung bình trước và sau đợt điều trị thứ nhất không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên chỉ số này ở các đợt điều trị thứ 2 và 3 tăng lên sau khi điều trị và có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Chỉ số GPT trung bình sau điều trị các đợt 1,2,3 đều tăng so với trước khi điều trị và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với chỉ số Ure máu, chỉ có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở đợt 1. Chỉ số Creatinin không có sự khác biệt sau các đợt điều trị. Sau mỗi đợt điều trị, men gan GOT và GPT đều tăng so với các chỉ số này trước các đợt điều trị. Chỉ số GOT ở nhóm điều trị albendazol tăng và cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mỗi đợt điều trị với p <0.05. Nhóm praziquantel, men gan có tăng, nhưng chưa khác biệt so với trước điều trị (p > 0,05). Tuy nhiên sau một thời gian ngừng thuốc các men GOT và GPT lại trở về bình thường, không phải can thiệp điều trị. Chỉ số ure, creatinin trước và sau điều trị không có sự khác biệt ở cả 2 nhóm. Với phác đồ điều trị bằng praziquantel, kết quả cho thấy hầu như trước và sau điều trị chức năng gan, thận không thay đổi, một số trường hợp tăng nhẹ men gan (<100U/L). Với phác đồ điều trị bằng albendazol: enzym GOT, GPT hầu như tăng mức độ nhẹ (<3 lần giá trị bình thường), tăng mức độ vừa (>4 lần) nhưng không vượt quá 10 lần giá trị bình thường. Và enzym GOT, GPT thường trở về bình thường sau khi ngừng thuốc 1 tháng. 128 KẾT LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân mắc ấu trùng sán dây lợn ở não - Với 120 BN tham gia vào nghiên cứu, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: đau đầu 88,3%, co giật 60%, máy giật cơ 58,3%, ngất 24,2%. Các triệu chứng khác gặp tỷ lệ thấp. - Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu xuất hiện như nhau ở các nhóm tuổi và giới tính. - Tỷ lệ BN có thiếu máu là 1,7%, 19,2% có GOT tăng, 22,5% tăng GPT. - Tỷ lệ BN tăng bạch cầu ái toan là 15%. - Tỷ lệ BN dương tính với kháng thể kháng ấu trùng sán lợn là 18,4%. 2. Đặc điểm hình ảnh nang ấu trùng sán dây lợn trên phim MRI. - Trên mỗi BN nhiễm ấu trùng sán lợn ở não có thể gặp nhiều nang, nhiều kích thước, nhiều giai đoạn khác nhau, và ở nhiều vị trí giải phẫu khác nhau tại não. - Tỉ lệ BN có nang ATSL ở bán cầu đại não là 69,2%, ở vùng vỏ não/dưới vỏ não 50,8%, ở tiểu não 9,2%, ở khoang dưới nhện 2,5% - Số lượng nang ATSL trên 1 BN chủ yếu ở 1 vị trí giải phẫu trên não chiếm 69,2%, ở 2 vị trí chiếm 27,5% và 3 vị trí là 3,3%. - Bệnh nhân nhiễm ATSL thường nhiễm nhiều nang, số từ trên 2 nang chiếm 81,7%, số bệnh nhân có 1 nang tại não là 18,3%. - Giai đoạn nang ATSL tại não thường là nang đang hoạt động (giai đoạn 1,2,3) chiếm 95,8%. - Số nang ATSL có phù quang nang với các nang vùng vỏ/dưới vỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%. Hiện tượng phù quang nang ATSL ở vùng vỏ/dưới vỏ có liên quan rõ rệt với các triệu chứng co giật và máy giật cơ trên lâm sàng, với p < 0,001. 129 3. Kết quả điều trị của hai nhóm bệnh nhân điều trị bằng albendazol và praziquantel - Kết quả điều trị trên lâm sàng: + Sau 6 tháng điều trị các triệu chứng lâm sàng chủ yếu như đau đầu, co giật, máy giật cơđược cải thiện rõ rệt, chỉ còn 25% ở nhóm điều trị albendazol và 21,7% ở nhóm điều trị praziquantel còn đau đầu; tuy nhiên mức độ đau đầu giảm rõ rệt. Không còn BN nào bị co giật, số còn máy giật cơ chiếm 5,0% ở nhóm albendazol và 3,3% ở nhóm praziquantel. + Tỷ lệ BN hết các triệu chứng lâm sàng của albendazol là 65% và praziquantel là 73,3%. Tỷ lệ BN giảm triệu chứng lâm sàng ở phác đồ albendazol 35% và của praziquantel 26,7%, Hiệu quả điều trị của albendazol liều 20mg/kg/24 giờ x 20 ngày x 3 đợt và praziquantel liều 30mg/kg/24 giờ x 15 ngày x 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng trên các BN nhiễm ATSLở não tương đương nhau. - Kết quả điều trị trên các nang ấu trùng sán lợn được xác định bằng MRI + Những BN có số lượng nang ATSL tại não ít có tỷ lệ hết nang cao 66,6% với albendazol và 75% với praziquantel, những BN có nhiều nang hiệu quả kém hơn. + Tất cả các nang ở giai đoạn 1 và 2 đều đáp ứng tốt với thuốc điều trị, sau điều trị không còn nang nào ở giai đoạn 1 và 2 hoặc nang đã chuyển sang giai đoạn 3, 4, 5 với cả albendazol và praziquantel. + Tỷ lệ BN hết nang ấu trùng sán lợn sau điều trị với phác đồ albendazol là 51,7%, và praziquantel là 66,7%.Tỷ lệ BN giảm nang sau điều trị với albendazol là 48,3% và praziquantel là 31,7%. - Kết quả điều trị chung Sau điều trị 6 tháng kết quả khỏi bệnh trên lâm sàng và hình ảnh MRI với phác đồ albendazol là 38,3%, giảm bệnh là 61,7%. Với phác đồ praziquantel: 130 tỷ lệ khỏi bệnh là 53,3%, giảm bệnh 45%. Kết quả điều trị chung của albendazol và praziquantel là như nhau. Tính an toàn của thuốc + Biểu hiện các tác dụng không mong muốn sau điều trị trên lâm sàng nhẹ, BN tự hết sau khi ngừng thuốc hoặc can thiệp điều trị triệu chứng. + Xét nghiệm GOT, GPT trước và sau điều trị với liệu trình dùng praziquantel không nghi nhận sự thay đổi. Trong khi đó, BN được điều trị liệu trình albendazol có tăng hoạt độ enzym gan GOT, GPT mức độ nhẹ và vừa, trở về bình thường sau khi nghỉ thuốc 1 tháng. Ure và creatinin không thay đổi trước và sau các liệu trình điều trị albendazol và praziquantel. 131 KIẾN NGHỊ - MRI sọ não là kỹ thuật tốt và hiệu quả để chẩn đoán nang ATSL trên não, do vậy nên sử dụng đây là tiêu chí chính trong chẩn đoán bệnh ATSL tại não. - Trong nghiên cứu này ELISA xác định kháng thể kháng ATSL có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, do vậy sử dụng kỹ thuật này là tiêu chí bổ sung chẩn đoán bệnh ATSL. - Cả 2 phác đồ điều trị sử dụng praziquantel 30mg/kg/24 giờ chia 2 lần trong 15 ngày, điều trị 3 đợt và phác đồ sử dụng albendazol 20mg/kg/24 giờ trong 20 ngày, điều trị 3 đợt có tác dụng tốt và an toàn, nên vẫn áp dụng trong điều trị hiện nay. 132 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm hình ảnh nang ATSL ở bệnh nhân ATSL ở não đến khám và điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trong các năm 2017-2020. - Nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh nhân ATSL ở não khi sử dụng song song 2 phác đồ điều trị bằng albendazol và praziquantel tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương làm cơ sở cho việc sửa đổi Hướng dẫn chản đoán, điều trị bệnh ATSL ở não tại Việt Nam. 133 DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đặng Thị Thanh, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Phục, Nguyễn Thị Thu Trang (2022), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ấu trùng sán lợn trên BN điều trị tại khoa khám bệnh chuyên ngành, viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương, 2017– 2020, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 4(130)/2022, trang 3. 2. Đặng Thị Thanh, Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Phục, Nguyễn Quốc Dũng (2022), So sánh hiệu quả và tính an toàn của albendazol và praziquantel trong điều trị bệnh ấu trùng sán lợn, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 4(130)/2022 trang 11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Del Brutto, O.H. (2022), Human Neurocysticercosis: An Overview. Pathogens 2022,11,1212. https:// doi.org/10.3390/pathogens11101212. 2. Garcia HH, Gonzalez AE, Gilman RH.10 (2020). Taenia solium Cysticercosis and Its Impact in Neurological Disease, Clin Microbiol Rev, 33(3). Epub 2020/05/29. 3. Coral-Almeida M, Gabriël S, Abatih EN, Praet N, ...et al. (2015), Taenia solium Human Cysticercosis: A Systematic Review of Sero-epidemiological Data from Endemic Zones around the World, PLoS neglected tropical diseases, 9(7):e0003919. Epub 2015/07/07. [PubMed: 26147942]. 4. Eichenberger RM, Thomas LF, Gabriël S., et al., (2020), Epidemiology of Taenia saginata taeniosis/cysticercosis: a systematic review of the distribution in East, Southeast and South Asia. P. Parasit Vectors, Vol.13 (1) :234. doi: 10.1186/s13071-020-04095-1. 5. WHO, (2021), WHO guidelines on management of Taenia solium neurocysticercosis, ISBN 978-92-4-003223-1 (electronic version), ISBN 978- 92-4-003224-8 (print version). 6. Xiaodan Huang, Zhonglei Wang., et al, (2019), A Large Cohort of Neurocysticercosis in Shandong Province, Eastern China, 1997–2015. Vector- borne and zoonotic diseases, Volume 19, Number 12, 2019 Mary Ann Liebert, Inc.DOI:10.1089/vbz.2019.2447 7. O’Neal SE, Flecker RH. (2015), Hospitalization frequency and charges for neurocysticercosis, United States, Emerg Infect Dis, 2003-2012. 21(6):969– 76. Epub 2015/05/20. [PubMed: 25988221] 8. Dinh Ng-Nguyen, Mark A. Stevenson and Rebecca J. Traub, (2017), A systematic review of taeniasis, cysticercosis and trichinellosis in Vietnam, Parasites & Vectors, 10:150 DOI 10.1186/s13071-017-2085-9. 9. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, (2021), Báo cáo công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do WHO tài trợ. 10. Garcia, H.H.; Nash, T.E.; Del Brutto, O.H. (2014), Clinical symptoms, diagnosis, and treatment of neurocysticercosis, Lancet Neurol, 13, 1202– 1215. [CrossRef] 11. Garcia H.H., O.H. Del Brutto. (2003), Imaging findings in neurocysticercosis, Acta Tropica, Volume 87, pp. 71-78 12. Đoàn Hạnh Nguyên và cộng sự, (1996), Luận án thạc sĩ Y học trường đại học Y khoa Hà Nội, Góp phần nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở người. 13. Su RN, Si Q. (2002), Clinical observation on the efficacy and side- effects of praziquantel treatment in 6480 cases of cysticer- cosis, Chin J Parasitol Parasit Dis, vol. 20 pp. 320. 14. Hồ Sỹ Triều, (2012), Nghiên cứu kiểu gen mầm bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân tại miền Bắc Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội, Luận án Tiến sỹ. 15. Cox. F. E. G. (2002), History of Human Parasitology, Clin Micro Rev, 15 (4): 595-612. 16. Monter. H., (1971), Cysticercosis in: Pathology of Protozoal and helminthic diseuse. Edited by The William and Wilkins company, Baltimore, USA, 1971:592-617. 17. Ký sinh trùng và côn trùng trong Y học, (2005), Giáo trình giảng sau đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân. 18. Nguyen Van Dang and Ngo Dang Thuc (1994), Apercu Général de la cysticercose au Vietnam, Deuxiesme Congress de Neurogie Tropicale, Limoges-France. 19. Ngô Đăng Thục, (1995), Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược Hà Nội, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng thần kinh và điều trị bệnh kén sán não. 20. Flisser. A., (1994), Taeniasis and cysticercosis due to Taenia solium, Prog. Clin. Parasitol, 4:77–116. 21. Montano. S.M., Villaran. M.V., Ylquimiche. L. et al. (2005), Neurocysticercosis: association between seizures, serology, and brain CT in rural Peru, Neurology, Volume 65:229. 22. Zini. D. and Farrell V.J.R. (1990), The relationship of antibody levels to the clinical spectrum of human neurocysticercosi, J Neurol Neurosurg Psychiatry, 53, pp. 656-661. 23. Sarti. E., Schantz, P. M., Plancarte, A., Wilson. M., Gutierrez. I., Aguilera. J., Roberts. J and Flisser. A. (1994), Epidemiological investigation of Taenia Solium taeniasis and cysticercosis in a rural village of Michoacan state, Mexico; Trans. Roy. Trop. Med. Hyg, 88: 49-52. 24. Son HJ, Kim MJ, Jung KH, Choi S, et al., (2019), Neurocysticercosis: Clinical characteristics and changes from 26 years of experience in an university hospital in Korea. Korean J Parasitol. 2019;57:265–271. doi: 10.3347/kjp.2019.57.3.265. - DOI - PMC - PubMed. 25. Ito. A., Plancarte. A., Nakao M., et al. (1999), ELISA and immunoblot for serodiagnosis of cysticercosis in pigs naturally infected with Taenia solium, J Helminthol, 73:363-5. 26. Ito. A. (2002), Serologic and molecular diagnosis of zoonotic larval cestode infections, Parasitol Int, 51: 221-35. 27. Phạm Trí Tuệ (1986-1990), Đánh giá kỹ thuật miễn dịch hấp phụ men (ELISA) để chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng 1986-1990, 2:61. 28. Nguyễn Thị Minh Tâm, (1994), Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật miễn dịch vào chẩn đoán các bệnh amip, ấu trùng sán lợn, sán lá gan ở người, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Đại học Y khoa Hà Nội. 29. Trần Thị Kim Dung, Trần Vinh Hiển., (2013), Chẩn đoán bệnh do gạo heo (cysticercosis) bằng huyết thanh miễn dịch học ELISA và Western Blot, Công trình nghiên cứu khoa học ĐH Y Dược TP HCM, 1990-1991:30-2. 30. Deby Mukendi, Jean-Roger Lilo Kalo, Pascal Lutumba, et al., (2021), High frequency of Taenia solium antigen positivity in patients admitted for neurological disorders in the Rural Hospital of Mosango, Democratic Republic of Congo, BMC Infectious Diseases, 21:359, pp. 1-8. 31. Bargavee Venkat1, Neeti Aggarwal1, Sushma Makhaik1, Ramgopal Sood1, (2016), A comprehensive review of imaging findings in human cysticercosis, Jpn J Radiol, 34:241–257 DOI 10.1007/s11604-016-0528-4. 32. https://radiopaedia.org/articles/neurocysticercosis?lang=us, 2023. 33. Del Brutto OH, Garcia HH., (2013), Intramedullary cysticercosis of the spinal cord: a review of patients evaluated with MRI, J NeurolSci 2013, 331:114–7. 34. Carpio. A., Kelvin. E.A., Bagiella. E., et al., (2008), Effects of Albendazole treatment on neurocysticercosis: a randomised controlled trial, J. Neurol. Neurosurg, and Psy, Volume79:1050-55. 35. Del Brutto OH, Rajshekhar V, White AC Jr, et al., (2001), Proposed diagnostic criteria for neurocysticercosis, Neurology, 57:177–83. 36. Wray S. D. and Bianoco S., (2001), Migratory neurocysticercosis mimicking a third ventricular colloid eyst: Case report, Journal of Neurossurrgery, 95 (1), pp. 122-123. 37. Rocha M. S. (2001), “Cerebrovascular disease and neurocysticercosis”, Arq Neuropsiquitar, 59 (3-B), pp. 778-783. 38. Garcia Hector H., Carlton A. W. Evans, et al., (2002), Current Consensus Guidelines for Treatment of Neurocysticercosis, Clinical microbiology reviews, Vol. 15, No. 4, pp. 747–756. 39. Bộ Y tế, (2006), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam, trang 34-37. 40. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, (2015), Quy trình xét nghiệm chuẩn Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng sán lợn ở người. SOP NIMPE.HD 08 PP/06. 41. Del Brutto OH, Nash TE, WhiteAC Jr, et al., (2017), Revised diagnostic criteria for neurocysticercosis, Journal of the Neurological Sciences, 372, 202–210.Cross Ref Google Scholar PubMed. 42. Guzman Carolina, Garcia Hector H., (2021), Currentdiagnosticcriteria for neurocysticercosis, Res Rep Trop Med., Volume 12:197–203. 43. Botero D. and Castano S., (1987), Treatment of Cysticercosis with praziquantel in Columbia, Am. J. Trop. Med. Hyg, Volume 31: 811-821. 44. Sotelo, J., Del Brutto, O.H. (1987), Therapy of neurocysticercosis, Child's Nerv Syst 3, 208–21. https://doi.org/10.1007/BF00274047 45. Sotelo J, del Brutto OH, Penagos P, et al. (1990), Comparison of therapeutic regimen of anticysticercal drugs for parenchymal brain cysticercosis, J Neurol, 237: 69–72. 46. Marcelo Fogaroli,et al., (2019), Effect of Albendazol Treatment in an Experimental Model of Neurocysticercosis-Induced Hydrocephalus, Arquivos Brasileiros de Neurocirurgia: Brazilian Neurosurgery, 38(01): 025–030. 47. Sotelo J, Del Brutto OH. (2002), Review of neurocysticercosis, Neurosurg Focus, Jun 15;12(6):e1. doi: 10.3171/foc.2002.12.6.2. PMID: 15926779. 48. Takayanagui O. M, Bonato P. S, Dreossi S. A. C. , et al., (2002), Enantioselective distribution of albendazol metabolites in cerebrospinal fluid of patients with neurocysticercosis. Br J Clin Pharmacol, volume 54, pp. 125 - 130. 49. Cruz M, Cruz I, Horton J. (1991), Albendazol versus praziquantel in the treatment of cerebral cysticercosis: clinical evaluation, Trans R Soc Trop Med Hyg, 85: 244–247. 50. Takayanagui OM, Jardim E, (1997), Therapy for neurocysticercosis. Comparison between albendazol and praziquantel, Arch Neurol, 49: 290–294. 51. Medina MT, Genton P, Montoya MC, Córdova S, Dravet C, Sotelo J, (1993). Effect of anticysticercal treatment on the prognosis of epilepsy in neurocysticercosis: a pilot trial. Epilepsia.Volume 34 (6) :1024-7. doi: 10.1111/j.1528-1157.1993.tb02128.x. PMID: 8243351. 52. Carpio A, Santillan F, Leon P, Flores C, Hauser WA, (1995), Is the course of neurocysticercosis modified by treatment with antihelminthic agents, Arch Intern Med, 155: –1988. 53. Del Brutto OH, Campos X, Sanchez J, Mosquera A (1999), Single-day praziquantel versus 1-week albendazol for neurocysticercosis, Neurology, 52: 1079–1081. 54. Dimitrios K. Matthaiou, Georgios Panos, Eleni S. Adamidi, Matthew E. Falagas, (2008), Albendazol versus Praziquantel in the Treatment of Neurocysticercosis: A Meta-analysis of Comparative Trials; PLoS Negl Trop Dis Volume 2 | Issue 3 | e194; pp. 1-7. 55. Đoàn Hạnh Nguyên, (2006), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở người. Luận án thạc sĩ Y học trường đại học Y khoa Hà Nội. 56. Phạm Hoàng Thế, Phạm Trí Tuệ, (1985), Nghiên cứu 61 bệnh nhân điều trị tại bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Sốt rét – KST-CT TƯ, 101-103. 57. Đoàn Hạnh Nguyên, Hồ Sỹ Triều và cs, (2001), Điều trị bệnh bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercosis ở người bằng Albendazol và Praziquantel, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 1996-2000, trang 642-646. 58. Bertram. G. (2008), Basic  clinical pharmacology, McGraw-Hill Education 748-750; 759-61. ISBN 978-1-259-64115-2 MHID 1-259-64115-5 59. Garcia.H.H., Del Brutto. O.H., Nash. T.E., White. A.C., Tsang. V.C and Gilman. R.H., (2005), Hyg,New concepts in the Diagnosis and Management neurocysticercosis (Taenia solium), Am. J. Trop. 72(1):3-9. 60. Palomares. F., Palencia. G., Ambrosio. J. R., Ortiz. A., Jung-Cook. H. (2006), Evaluation of the efficacy of Albendazole sulphoxide and praziquantel in combination on Taenia crassiceps cysts: in vitro studies, J Antimicrob Chemother, 57: 482-8. 61. Corona. T., Pascoe. D., Gonzalez-Barranco. Emt al.,(1986), Psychiatry, Anticysticercus antibodies in serum and cerebrospinal fluid in patients with cerebral cysticercosis, J. Neurol. Neurosurg. 49: 1044-49. 62. Monteriro. L., Almedia. P.J., Stocker. A and Sampio. S.M., (1993), Active neurocysticercosis parelchymal and extraparenchymal: A study of 38 patients, J. Neurol, Volume 241(1), pp. 15-21. 63. Schantz. P.M., Cruz. M., Sarti. E., Pawlowski. Z., (1993), Potential eradicability of taeniasis and cysticercosis, Bull Pan Am Health Organ, Volume 27:397. 64. Garcia. H.H., Gilman. R.H., Tovar. M.A., et al., (1995), Factors associated with Taenia solium cysticercosis: analysis of nine hundred forty-six Peruvian neurologic patients. Cysticercosis Working Group in Peru (CWG), Am J Trop Med Hyg, 52:145. 65. Garcia. H.H., Gilman. R.H., Gonzalez. A.E and et al. (2003), Hyperendemic human and porcine Taenia solium infection in Peru, Am J Trop Med Hyg, 68:268. 66. Botero. D., Tanowitz. H.B., Weiss. L.M., Wittner. M.(1993), Taeniasis and cysticercosis, Infect Dis Clin North Am, 7: 683. 67. Della Garza Y., Graviss. E.A., Daver. N.G., et al.(2005), Epidemiology of neurocysticercosis in Houston, Texas, Am J Trop Med Hyg, 73:766. 68. Arruda. W.O., CAmargo. N.J and Coelho. R.C. 1990, Neurocysticercrosis: An epidemiological survey in two small rural communities, Arq- neuropquiatr, 48(4):419-24. 69. Negar Bizhani, Saeideh Hashemi Hafshejani,1 Neda Mohammadi, Mehdi Rezaei, And Mohammad Bagher Rokni (2020), Human Cysticercosis in Asia: A Systematic review And Meta-Analysis, Iran J Public Health. Oct; 49(10): 1839–1847.doi: 10.18502/ijph.v49i10.4683 70. Sorvillo, F. (2002), Death from cysticercosis, United States, Emerg Infect Dis, Volume 8; 608. 71. Trevisan C, Sotiraki S, Laranjo-González M, Dermauw V, et al., (2019), Epidemiology of taeniosis/cysticercosis in Europe, a systematic review: eastern Europe; Parasit Vectors, 11(1):569. doi: 10.1186/s13071-018-3153-5. 72. Forster D, Ko DK, Koehler AV, Kranz S, Goh C, et al., (2020), Case Report: Neurocysticercosis Acquired in Australia; Am J Trop Med Hyg. 103(6):2318- 2322. doi: 10.4269/ajtmh.20-0839. Epub 2020 Sep 17. 73. Lucrecia Acosta Soto , Lucy Anne Parker María José Irisarri-Gutiérrez, et al; (2021), Evidence for Transmission of Taeniasolium Taeniasis/ Cysticercosisina Rural Area of Northern Rwanda, Frontiersin Veterinary Science, Article Volume8, 645076 ; pp. 1-10. 74. Dominik Stelzle, Charles Makasi, Veronika Schmidt, et al., (2022), Epidemiological, clinical and radiological characteristics of people with neur ocysticercosis in Tanzania–A cross-sectional study, PLoS Negl Trop Dis. 2022 Nov; 16(11): e0010911. Published online 2022 Nov 28. doi: 10.1371/journal. pntd.0010911. PMCID: PMC 9704569 75. Willingham. A.L., De. N.V., Doanh NQ., et al. (2003), Current status of cysticercosis in Vietnam, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 34: 5- 11. 76. Nguyễn văn Đề, Đặng Thanh Sơn, Lê Thị Chuyền và Cộng sự.(1999), Nhiễm trùng giun sán ở cộng đồng miền Núi ở tỉnh Lào Cai, Tạp chí phòngchống bệnh Sốt rét và Ký sinh trùng, 2: 73-6. 77. Nguyễn Văn Đề, Đặng Cẩm Thạch, Eharte A và cộng sự. (2001), Nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh ấu trùng sán lợn ở tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí phòngchống bệnh Sốt rét và Ký sinh trùng, 3:87-93. 78. Nguyễn Văn Đề, Hoàng Thị Kim, Nguyễn Duy Toàn và cộng sự. (2001), Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sán truyền qua thức ăn tại tỉnh Hòa Bình. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000. Viện sốt rét – KST – CT Trung ương,. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 615-21. 79. Kiều Tùng Lâm, Nguyễn Thị Tân, (1992), Một số nhận xét về bệnh sán lợn và ấu trùng sán lợn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Tạp chí phòng chống bệnh Sốt rột và Ký sinh trùng, 4: 39-44. 80. Nguyễn Văn Đề, Kiều Tùng Lâm và CS (1998), Nghiên cứu bệnh sán lá, sán dây, Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 2: 29-32. 81. Nguyễn Văn Đề, Đặng Thị Cẩm Thạch, Annet Eharte, Hà Viết Viên và CS (2001), Nghiên cứu dịch tễ chẩn đoán và điều trị bệnh ATSL tại Bắc Ninh, Thông tin phòng chống sốt rét và ký sinh trùng, số 3: 87-93. 82. Nguyễn Văn Chấp, Hoàng Kỳ, Nguyễn Quốc Hùng. (1999), Một số nhận xét về 20 bệnh nhân sán não bằng phương pháp chụp cắt lớp (CT scanner) tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Thực hành, 6/7: 96-7. 83. Nguyễn Văn Đề, Hồ Sỹ Triều, Lê Thanh Hoà, (2008), Biểu hiện bệnh lý trong chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercosis, Tạp chí Thông tin Y Dược,Số 3/2008, trang 29-34. 84. Trung DD, Praet N, Cam TDT, Lam BVT, Manh HN, Gabriël S, et al. (2013), Assessing the burden of human cysticercosis in Vietnam, Trop Med Int Heal, 18:352–6. 85. Vu Thi Lam Binh, Do Trung Dung, Hoang Quang Vinh, Van Hul Anke, Praet Nicolas, Dorny Pierre, Dermauw Veronique, (2021), Prevalence of human taeniasis and cysticercosis and related factors in Phu Tho province, northern Vietnam, Korean Journal of Parasitology, Volume 59, N4, pp. 369- 376. 86. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2005), Dịch tễ học, Giáo trình giảng sau đại học, Nhà xuất bản Y học. 87. De NV, Le TH, Lien PTH, Eom KS, (2014), Current status of taeniasis and cysticercosis in Vietnam,. Korean J Parasitol, 52:125–9. 88. Doanh NQ, Kim NT, De NV, Lung NN, (2002), Result of survey on taeniasis and cysticercosis humans and pigs in Bac Ninh and Bac Kan provinces. Vet Sci Tech, 9:46–9. 89. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà, (2010), Sán dây/Ấu trùng sán lợn và sinh học phân tử ứng dụng, Nhà xuất bản Y học, sách chuyên khảo, 318 trang. 90. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương NIMPE. (2012), Taeniasis and Cysticercosis. Rev. Work. helminthiasis Control Act. period 2006-2011 Implement. Work. period 2012–2015. Ministry of Health of Vietnam. 91. Sanchez Ana Lourdes , Marco Tulio Media , Inger Ljungström, (1998), Prevalence of taeniasis and cysticercosis in a population of urban residence in Honduras, Acta Tropica, Volume 69, Issue 2, May 1998, Pages 141-149. 92. Pandey, S., Malhotra, H.S., Garg, R.K. et al., (2020), Quantitativeassessment of lesion load and efficacy of 3 cycles of albendazol in disseminatedcysticercosis: a prospectiveevaluation, BMC Infect Dis 20, 220. https://doi.org/10.1186/s12879-020-4891-5 93. Nyangi, C., Stelzle, D., Mkupasi, E.M. et al. (2022), Knowledge, attitudes and practices related to Taenia solium cysticercosis and taeniasis in Tanzania, BMC Infect Dis 22, 534. https://doi.org/10.1186/s12879-022-07408-0 94. Stelzle D, Makasi C, Schmidt V, Trevisan C, van Damme I, Welte TM, et al. (2022a), Epidemiological, clinical and radiologicalcharacteristics of people with neurocysticercosis in Tanzania–a cross-sectional study, PLoS Negl TropDis. 16(11): e0010911. https://doi.org/10.1371/ journal.pntd.0010911 95. Carabin, H.; Ndimubanzi, P.C.; et al., (2011), Clinical manifestations associated with neurocysticercosis: A systematic review, PLoS Negl. Trop. Dis. 5, e1152. [CrossRef] 96. Langa I, Padama F, Nhancupe N, Pondja A, Hlashwayo D, Gouveia L, et al., (2022), The burden of T. Solium cysticercosis and selected neuropsychiatric disorders in Mocuba district, Zambe ́zia province, Mozambique, PLoS Negl Trop Dis, 16(7): e0010606. https://doi.org/10.1371/ journal.pntd.0010606 97. Stelzle D, Schmidt V, Keller L, Ngowi BJ, Matuja W, Escheu G, et al. (2022b), Characteristics of people with epilepsy and Neurocysticercosis in threeeasternAfrican countries–A pooledanalysis, PLoS Negl Trop Dis, 16(11): e0010870. https://doi. org/10.1371/journal.pntd.0010870 98. Stelzle, D., Makasi, C., Schmidt, V. et al. (2023), Infection, Efficacy and safety of antiparasitic therapy for neurocysticercosis in rural Tanzania: a prospectivecohort study, https://doi.org/10.1007/s15010-023-02021-y 99. Butala C, Brook TM, Majekodunmi AO and Welburn SC, (2021), Neurocysticercosis: CurrentPerspectives on Diagnosis and Management. Frontiers in Vet. Sci,. 8:615703. doi: 10.3389/fvets.2021.615703. 100. Garcia HH, O'Neal SE, Noh J, Handali S, for The Cysticercosis Working Group in Peru. (2018), Laboratorydiagnosis of neurocysticercosis (Taeniasolium). J ClinMicrobiol, 56:e00424-18. https://doi.org/10 .1128/JCM.00424-18 101. Shiguekawa K. Y., (2000), ELISA and Western Blottingtests in the detection of IgG antibodies to Taeniasoliummetacestodes in serum samples in human neurocysticercosis, Trop. Med. Int. Health, 5 (6), pp 443-449. 102. Molinari J. L., (2002), Discrimination between active an inactive neurocysticercosis by metacestode excretory/secretory antigens of Teaniasolium in anzyme linked immunosorbent assay, Am J Trop. Med. Hyg, 66 (6), pp. 777-781. 103. Acosta Soto L, Parker LA, Irisarri-Gutiérrez MJ, Bustos JA, et al., (2021), Vet. Sci., Evidence for Transmission of TaeniasoliumTaeniasis/Cysticercosis in a Rural Area of Northern Rwanda. Front. 8:645076. doi: 10.3389/fvets.2021.645076 104. Mukendi, D., Kalo, JR.L., Lutumba, P. et al., (2021), High frequency of Taenia solium antigen positivity in patients admitted for neurological disorders in the Rural Hospital of Mosango, Democratic Republic of Congo, BMC Infect Dis, 359. https://doi.org/10.1186/s12879-021-06032-8 105. Ngô Đăng Thục, Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương, (1999), Kén sán não, một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề thần kinh học, Số 33, trang 10-16. 106. Del Brutto O. H., (1997), Neurocysticercosis in children: clinical and radiological analysis and prognostic factor in 54 patiens, Rev-Neurol., Volume 25 (147), pp. 1681-1684. 107. Duque KR, Escalaya AL, Zapata W, Burneo JG, Bustos JA, Gonzales I, Saavedra H, Pretell EJ, Garcia HH, Cysticercosis Working Group in Peru, (2018), Epilepsy Res., Clinical topography relationship in patients with parenchymal neurocysticercosis and seizures. Sep;145:145-152. doi: 10.1016/j.eplepsyres.2018.06.011. Epub 2018 Jun 28. PMID: 30007239; PMCID. 108. Vianna I. G., 1990, Apr Neuropsiquiat, Treatment of Neurocysticercosis with Praziquantel, Volum 48 (4), pp. 425 – 430. 109. Vanijanonta S, D Bunnag, M Riganti, (1991), The treatment of neurocysticercosis with praziquantel, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Volume 22 Suppl:275-8. 110. Garcia H. H., Lescano AG, Gonzales I, Bustos JA, Pretell EJ, Horton J, Saavedra H, Gonzalez AE, Gilman RH; (2016), Cysticercosis Working Group in Peru. Cysticidal Efficacy of Combined Treatment With Praziquantel and Albendazol for Parenchymal Brain Cysticercosis. Clin Infect Dis., Jun 1;62(11):1375-9. doi: 10.1093/cid/ciw134. Epub 2016 Mar 16. PMID: 26984901; PMCID: PMC4872290. 111. https://www.cdc.gov/parasites/neurocysticercosis/disease.html#,2023. Phụ lục 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH ÂU TRÙNG SÁN LỢN Ở NÃO Mã BN:.. Phác đồ điều trị:. Họ và tên bệnh nhân: tuổi:..giới:... Nghề nghiệp: ..... Địa chỉ: Xã:Huyện..................................Tỉnh:... Ngày vào viện:... A. Khám lúc nhập viện đợt 1 1. Lý do vào viện:..... 2. Bệnh sử: - Triệu chứng đầu tiên:... - Thời gian đầu tiên xuất hiện :...... -Diễn biến.................. ... .. . - Chẩn đoán tuyến trước Điều trị thuốc đặc hiệu: Đã điều trị chưa điều trị Thuốc điều trị: - Tiền sử: Ăn thịt lợn chưa nấu chín, tiết canh? Có không không nhớ Đi ngoài ra đốt sán: Có không rõ Nếu có ghi rõ năm:.......... 3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Trước khi nhập viên Khi nhập viện và điều trị đợt 1 Khi ra viện Đau đầu Co giật Máy giật cơ Giảm trí nhớ Choáng, rối loạn thăng bằng Ngất Nhìn mờ, nhìn đôi Yếu cơ Liệt Nói khó, nói ngọng Nang dưới da Các triệu chứng khác 4. Kết quả xét nghiệm CTM HC BC E ELISA: SGOT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L Nước tiểu: SGPT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L KST ĐR: Ure máu Trước ĐT:mmol/L Sau ĐT: mmol/L Creatinin máu Trước ĐT:µmol/L Sau ĐT: µmol/L 5. Kết quả chụp MRI sọ não Số lượng Kích thước Giai đoạn Phù quanh nang TTBCDN Vỏ/dưới vỏ Não thất Tiểu não Vị trí khác 6. Những diễn biến đặc biệt trong qua trình điều trị: . .. 7. Thuốc điều trị kèm theo - An thần: + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. - Chống viêm:.. + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:..- - Chống phù não (Manitol)... + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. 8. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện: Ngày ra viện: Hẹn khám lại và điều trị tiếp đợt 2 sau 1 tháng vào ngày: .. Bác sỹ điều trịKý tên B. Khám và điều trị lần 2 Ngày vào viện:.. Ngày ra viện.. 1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Khi nhập viện và điều trị đợt 2 Khi ra viện Đau đầu Co giật Máy giật cơ Giảm trí nhớ Choáng, rối loạn thăng bằng Ngất Nhìn mờ, nhìn đôi Yếu cơ Liệt Nói khó, nói ngọng Nang dưới da Các triệu chứng khác 2. Kết quả xét nghiệm CTM HC BC SGOT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L SGPT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L Ure máu Trước ĐT: mmol/L Sau ĐT: mmol/L Creatinin máu Trước ĐT: µmol/L Sau ĐT: µmol/L 3. Những diễn biến đặc biệt trong quá trình điều trị: . . 4. Thuốc điều trị kèm theo - An thần: + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. - Chống viêm:.. + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:..- - Chống phù não (Manitol)... + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. 5. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện: Ngày ra viện: Hẹn khám lại và điều trị tiếp đợt 2 sau 1 tháng vào ngày: .. Bác sỹ điều trịKý tên C. Khám và điều trị lần 3 Ngày vào viện:.. Ngày ra viện.. 1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Khi nhập viện và điều trị đợt 3 Khi ra viện Đau đầu Co giật Máy giật cơ Giảm trí nhớ Choáng, rối loạn thăng bằng Ngất Nhìn mờ, nhìn đôi Yếu cơ Liệt Nói khó, nói ngọng Nang dưới da Các triệu chứng khác 2. Kết quả xét nghiệm CTM HC BC SGOT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L SGPT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L Ure máu Trước ĐT: mmol/L Sau ĐT: mmol/L Creatinin máu Trước ĐT: µmol/L Sau ĐT: µmol/L 3. Những diễn biến đặc biệt trong qua trình điều trị: . . 4. Thuốc điều trị kèm theo - An thần: + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. - Chống viêm:.. + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:..- - Chống phù não (Manitol)... + Ngày thứ mấy dùng thuốc đặc hiệu: . + Số ngày điều trị:.. 5. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện: Ngày ra viện: . Hẹn khám lại sau 2 tháng vào ngày: ..................................... (Chụp lại MRI sọ não đánh giá tổn thương và so sánh với phim chụp trước) Bác sỹ điều trị.Ký tên D. Đánh giá sau khoảng 6 tháng điều trị 1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Sau điều trị 6 tháng Đau đầu Co giật Máy giật cơ Giảm trí nhớ Choáng, rối loạn thăng bằng Ngất Nhìn mờ, nhìn đôi Yếu cơ Liệt Nói khó, nói ngọng Nang dưới da Các triệu chứng khác 2. Kết quả xét nghiệm CTM HC BC SGOT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L SGPT Trước ĐT: U/L Sau ĐT: U/L Ure máu Trước ĐT: mmol/L Sau ĐT: mmol/L Creatinin máu Trước ĐT: µmol/L Sau ĐT: µmol/L 2. Kết quả chụp MRI sọ não sau điều trị 6 tháng Số lượng Kích thước Giai đoạn Phù quanh nang TTBCDN Vỏ/dưới vỏ Não thất Tiểu não Vị trí khác VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG KHOA KHÁM BỆNH CHUYÊN NGÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập – Tụ do – Hạnhphúc PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên tôi là....................................................................................Giới tính. Sinh năm: DT.. Địa chỉ : Xóm (Số nhà)..Xã (phường) Huyện (Quận) .Tỉnh (Thành phố). Là: ...của bệnh nhân (ghi rõ họ tên) sinh ngày.thángnăm Sau khi được bác sỹ.. giải thích về: • Mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, và lợi ích của đối tượng tham gia vào nghiên cứu: “đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân ấu trùng sán dây lợn ở não và hiệu quả điều trị của albendazole và prazinquantel (2017 - 2020)”. • Tôi đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu giám sát này và hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào mà vẫn không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cho tôi.  Nghĩa vụ người tham gia: - Phải nằm và theo dõi điều trị bệnh nội trú cả 3 đợt điều trị đặc hiệu. - Khám và điều trị theo đúng lịch hẹn của Bác sỹ điều trị. - Chấp hành mọi quy định của Viện, khoa và các y lệnh của cán bộ y tế. Hà Nội, ngày ......... tháng ..... năm... Họ tên của bác sỹ điều trị Họ tên của Bệnh nhân (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên Phụ lục 3: MẪU BÁO CÁO TÁC DỤNG PHỤ Nghiên cứu số: Số hiệu bệnh nhân Ngày đến khám Ngày tháng năm Ngày ĐIỂM NGHIÊN CỨU - SENTINEL SITE Địa điểm nghiên cứu: Khoa KBCN - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương Số 245, đường Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, tp Hà Nội. SÓ LIỆU VỀ NHÂN KHẨU HỌC Ngày sinh hoặc tuổi ước đoán: tháng hoặc năm Ngày tháng năm Giới (chỉ đánh dấu vào một ô (☑) ):  Nam  Nữ Nếu là nữ, hiện có thai không?  Có  Không  Không chắc chắn Nếu có thai, kinh nguyệt lần cuối vào ngày: Ngày Tháng Năm Chiều cao: cm Cân nặng: kg . . BẢN CHẤT CỦA TÁC DỤNG PHỤ Ngày xảy ra: Ngày Tháng Năm Tử vong  Đe doạ sự sống Nhập viện  Tàn tật lâu dài Dị tật bẩm sinh  Hoặc nằm viện kéo dài  hoặc khuyết tật khi sinh  Mô tả tác dụng phụ (bao gồm tất cả kết quả xét nghiệm phù hợp): Mô tả phản ứng đã được xử lý như thế nào: Nhận xét: (bao gồm tiền sử sử dụng thuốc liên quan, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, trước đó đã uống thuốc tương tự, các số liệu cận lâm sàng khác) Kết quả sau xử lý: Khỏi hoàn toàn Chưa khỏi Khỏi nhưng để lại hậu quả lâu dài  Ngày khỏi: Ngày tháng năm THUỐC (Nêu danh sách thuốc nghi là gây tác dụng phụ và các thuốc có cùng tác dụng) Tên thương mại và số lô (nêu danh sách thuốc nghi ngờ trước) l Liều trong ngày Cách dùng Ngày bắt đầu Ngày ngừng thuốc Lý do sử dụng NGƯỜI BÁO CÁO: Tên: ................................................................................... Trình độ chuyên môn: ...................................................... Địa chỉ: ............................................................................. Ngày tháng năm Ký tên Mẫu theo dõi tác dụng phụ sau uống thuốc albendazol và praziquantel TT Tác dụng phụ Nhẹ Vừa Nặng 1 Sốt 2 Mẩn ngứa, mề đay 3 Hoa mắt chóng mặt 4 Đau cơ 5 Sưng khớp 6 Hạ huyết áp tư thế đứng 7 Khác 1 Phụ lục 4 DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TT Họ Tên Năm sinh Nam Nữ Nghề nghiệp Tỉnh 1. Phạm Thị R 1950 x ND Bac Ninh 2. Ma Văn T 1976 x ND Tuyen Quang 3. Vi Thị Ch 1978 x ND Thanh Hóa 4. Tạ Thị H 1966 x NH Vĩnh Phúc 5. Đỗ Thị P 1953 x NH Bắc Giang 6. Đinh Quốc Ch 1960 x CN Hà Nội 7. Phạm Văn Ng 1968 x ND Thanh Hóa 8. Nguyễn Văn Đ 1973 x CB/CC Hòa Bình 9. Khúc Văn Đ 1965 x ND Thái Bình 10. Lò văn Th 1963 x K Lạng Sơn 11. Ngân Văn Th 1956 x ND Thanh Hóa 12. Trần Thị M 1946 x NH Thanh Hóa 13. Lê Danh Th 1937 x NH Bac Ninh 14. Quách Thị S 1963 x ND Thanh Hóa 15. Hoàng Anh T 1959 x ND Bắc Giang 16. Hoàng Văn T 1974 x K Lạng Sơn 17. Nguyễn Xuân T 1973 x CB/CC Hà Nội 18. Đnh Văn Th 1968 x ND Hải Dương 19. Nguyễn Đình N 1965 x K Bắc Ninh 20. Vàng Nhì D 1962 x ND Điện Biên 21. Nguyễn Đình S 1976 x ND Sơn La 22. Nguyễn Thi Th 1948 x NH Bắc Ninh 23. Nguyễn Xuân Ch 1982 x K Phú Thọ 24. Nguyễn Văn B 1961 x ND Quảng Ninh 25. Hoàng Văn Th 1974 x ND Thanh Hóa 26. Nguyễn Văn Ch 1934 x NH Hà Nội 27. Phạm Văn O 1961 x K Thanh Hóa 28. Lò Văn T 1986 x K Sơn La 29. Lò Văn Th 1970 x CB/CC Sơn La 30. Ma Phúc Nh 1976 x ND Tuyên Quag 31. Vũ Đình Ch 1954 x NH Bắc Ninh 32. Lường Văn Kh 1984 x CB/CC Sơn La 33. Nguyễn Thị M 1970 x ND Hà Nội 34. Hoàng Văn T 1964 x K Thái Nguyên 35. Nguyễn Kim Th 1964 x ND Hải Dương 36. Đinh Ngọc T 1954 x ND Yên Bái 37. Đào Đình H 1955 x K Hà Nam 38. Po A T 1994 x ND Lại Châu 39. Vũ Thị H 1964 x ND Bắc Ninh 2 40. Đặng Văn H 1977 x CB/CC Yên Bái 41. Trần Văn Q 1990 x ND Nam Định 42. Nguyễn Thị H 1971 x ND Quảng Ninh 43. Nguyễn Thị C 1951 x ND Hải Dương 44. Hoàng Văn P 1969 x ND Lai Châu 45. Hà Đức L 1950 x K Tuyên Quang 46. Phạm Thị D 1963 x ND Thanh Hóa 47. Nguyễn Văn B 1954 x NH Nghệ An 48. Nguyễn Thị Th 1956 x ND Hà Giang 49. Hoàng Văn M 1961 x ND Bắc Giang 50. Lương Thị S 1959 x ND Hà Nội 51. Phạm Văn Nh 1973 x ND Thanh Hóa 52. Quàng Văn Ch 1975 x ND Sơn La 53. Triệu Văn Đ 1967 x ND Hà Giang 54. Ma Thị Th 1976 2 x CB/CC Hà Giang 55. Nguyễn Thị L 1958 x K Vĩnh Phúc 56. Poong Văn Ng 1940 x K Tuyên Quang 57. Lâm Văn Q 1977 x ND Bắc Giang 58. Nguyễn Thị N 1964 x K Bắc Giang 59. Lưu Văn Đ 1999 x ND Thái Nguyên 60. Phạm Văn Kh 1974 x K Hải Dương 61. Hà Văn M 1958 x ND Phú Thọ 62. Nguyễn Văn Ng 1966 x ND Phú Thọ 63. Nguyễn Văn Th 1951 x ND Bác Ninh 64. Phùng Thị X 1961 x ND Hà Nội 65. Nguyễn Thị Ch 1964 x ND Ninh Bình 66. Đào Việt H 1982 x CN Vĩnh Phúc 67. Triệu Văn Nh 1962 x CB/CC Hà Giang 68. Vương Văn D 1960 x ND Hải Dương 69. Đinh Văn Đ 1966 x ND Hòa Bình 70. Nguyễn Văn L 1971 x NH Bắc Ninh 71. Trần Văn H 1949 x NH Hà Nội 72. Trần Văn Ch 1962 x ND Nam Định 73. Lường Văn Q 1976 x NT Lạng Sơn 74. Phương Đức V 1962 x CB/CC Tuyên Quang 75. Lý A H 1965 x CB/CC Lào Cai 76. Quàng Văn N 1963 x ND Sơn La 77. Hoàng Ngọc Q 1974 x ND Yên Bái 78. Vương Thị H 1977 x ND Lào Cai 79. Lò Văn Ph 1963 x CB/CC Son La 80. Nguyễn Văn N 1970 x ND Hà Giang 81. Bùi Xuân H 1958 x NH Thái Bình 82. Nguyễn Văn Ph 1953 x NT Quảng Ninh 83. Má A Kh 1979 x ND Lào Cai 3 84. Vy Thế L 1953 x NH Lạng Sơn 85. Phạm Văn B 1955 x ND Ninh Bình 86. Nguyễn Văn Kh 1965 x ND Ninh Bình 87. Chu Thị K 1958 x ND Cao Bằng 88. Ma Khánh C 1949 x ND Thái Nguyên 89. Nguyễn Văn Th A 1972 x ND Hà Giang 90. Trần Đức M 1962 x ND Thái Bình 91. Kim Văn Đ 1966 x K Vĩnh Phúc 92. Nguyễn Đình D 1977 x ND Bắc Giang 93. Hoàng Văn Ng 1966 x ND Lạng Sơn 94. Nguyễn Văn H 1987 x K Lai Châu 95. Quàng Văn C 1973 x ND Tuyên Quang 96. Hà Văn A 1959 x ND Quảng Ninh 97. Nguyễn Xuân S 1957 x K Hà Nội 98. Kha Thị U 1980 x ND Nghệ An 99. Phan Sanh Ph 1974 x CB/CC Hà Giang 100. Hà Thị Nh 1960 x ND Thanh Hóa 101. Giàng A Kh 1974 x ND Hà Giang 102. Lộc Văn S 1961 x K Lạng Sơn 103. Trần Văn N 1963 x K Hà Nội 104. Lý Thị H 1971 x K Quảng Ninh 105. Quàng Văn C 1976 x ND Sơn La 106. Hoàng Kim K 1961 x ND Lào Cai 107. Dương Văn L 1958 x ND Vĩnh Phúc 108. Hoàng Văn Th 1974 x ND Sonla 109. Phạm Văn Th 1969 x ND Haiphong 110. Nông Văn Đ 1968 x ND Caobang 111. Phạm Văn M 1972 x CN Haiduong 112. Lò Văn S 1991 x ND Sơn La 113. Dương Văn Ch 1960 x K Hòa Bình 114. Lò Văn D 1990 x ND Sơn La 115. Nông Văn T 1972 x ND Cao Bằng 116. Bàn Văn Ch 1955 x ND Bắc Kạn 117. Phùng Thị G 1989 x ND Phú Thọ 118. Vũ Hồng Th 1961 x K Đồng Nai 119. Phùng Kim T 1991 x ND Yên Bái 120. Bảo Văn Th 1967 x ND Hà Giang Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Lãnh đạo Viện Khoa KBCN Người lâp danh sách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_hinh_anh_cong_huong_t.pdf
  • pdfQD BM Dang Thi Thanh.pdf
  • pdfThong tin dang mang Dang Thi Thanh.pdf
  • pdftom tat TA.pdf
  • pdfTom tat TV.pdf
Luận văn liên quan