Luận án Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam

Từ đề tài nghiên cứu "Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam "có thể đặt ra những vấn đề nghiên cứu sâu sắc hơn như: vấn đề về thi pháp ca dao dân ca, vấn đề về ảnh hưởng của các nhân vật trữ tình trong ca dao trữ tình với các nhân vật trữ tình ương văn học viết từ thời trung đại đến thời hiện đại và thơ ca đương đại. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc tính chất hấp dẫn, lý thú, đa dạng của các nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam và càng đi sâu vào tìm hiểu sự phong phú của nội dung, sự sinh động của nghệ thuật biểu hiện tình cảm, thân phận, tâm tình, ước vọng của các nhân vật trữ tình, chúng tôi càng thấy sức lôi cuốn đến không cùng của kho tàng ca dao dân ca Việt Nam.

pdf156 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3728 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên khổ ải ấy, câu hỏi vô vọng càng làm tăng thêm sự khốn cùng của số phận: Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. "Ai" là một đại từ phiếm chi nhưng đã hàm ý về một đối tượng đó là giai cấp thống trị. Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc chính xác đã khắc hoa khá đầy đủ, chân thực và xúc động về cuộc đời người nông dân trong xã hội xưa. Có thể nói trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nghèo khổ là ở dưới đáy, địa chủ, cường hào ở thôn làng tha hồ hành hạ, bóc lột. Hãy nghe những con cò, con vạc, con nông than thở vì bị áp bức: - Cái cò, cái vạc, cái nông Ba con cùng béo, vặt lông con nào Vặt lông cái vạc cho tao Hành răm nước mắm bỏ vào cho thơm. - Cái cờ, cái vạc, cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi Chẳng tin thì ông đi đôi Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia. Mặc khác, người nông dân cũng thấy chính mình là "nhân vô thập toàn". Có những bài ca trong đó hình ảnh con cò không nhằm ca ngợi hoặc than thân trách phận mà nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người: Con cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Đây cũng là một câu chuyện có lời mở đầu quen thuộc "con cò lặn lội..." nhưng chủ thể trữ tình thấp thoáng phía sau hình ảnh con cò hoàn toàn tương phản với những gì được miêu tả ở dưới về "chú tôi". Biện pháp đối lập giữa một bên là "lặn lội" với một bên là "hay tửu, hay tăm" "hay nằm ngủ trưa" đã đề cao vẻ đẹp về phẩm chất của người nông dân và cũng là lời mách bảo tinh tế cho "cô yếm đào" xinh xắn trong câu chuyện ấy có một sự lựa chọn đúng đắn. Có những bài ca dao phê phán thói xấu khác của người nông dân: Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối chả ai cho nằm. Bài ca dao vừa phê phán lại vừa đùa cợt cảm thông. Sự miêu tả phong phú như vậy khiến hình ảnh con cò trong ca dao trở nên sinh động hơn ở nhiều góc nhìn khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là hình ảnh người nông dân được ca dao diễn tả trong nhiều mối quan hệ xã hội càng trở nên sinh động, phong phú, sâu sắc. Nhân vật người nông dân Việt Nam, chủ thể nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam, trên thực tế đã trở thành nhân vật trữ tình trung tâm của ca dao trữ tình Việt Nam. Nghiên cứu hình ảnh người nông dân ương các mối quan hệ xã hội, ta nhận thấy đặc điểm những tình cảm lớn của nhân vật trữ tình - người nông dân, đó là: tình yêu thiên nhiên thiết tha, trìu mến, lòng gắn bó với thiên nhiên như với một người bạn tâm tình, một nhân vật trữ tình không thể thiếu được. Hài hòa trong tình cảm với thiên nhiên là tình yêu, niềm tự hào với công việc lao động sản xuất, với làng xóm, quê hương. Ta có thể gọi đó là vẻ đẹp tinh túy trong đời sống tình cảm của người nông dân, tình quê, tình làng gắn bó giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa gia đình với quốc gia. Hình ảnh người nông dân trong ca dao trữ tình có người nông dân làm ruộng, làm thợ, làm nghề sông nước. Tùy địa phương, tùy loại công việc mà hình ảnh nào nổi bật lên, nhưng trong ca dao hình ảnh người nông dân làm nghề nông là nổi bật hơn cả, cũng có khi ba nhân vật này là "tam vị nhất thể", sự phân biệt chi là ở sắc thái nghề nghiệp, hình ảnh liên quan tới việc diễn tả tâm tình. Ví dụ: hình ảnh "con cò" liên quan tới nhân vật trữ tình là người nông dân làm ruộng, bởi vì trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chi có con cò thường gần người nông dân hơn cả. Con cò cần mẫn kiếm ăn không quản nắng mưa, bão bùng, một mình lam lũ trên cánh đồng... con cò dễ gợi sự liên tưởng nhất về thân phận vất vả trong công việc đồng áng của người nông dân. Nhưng cho dù đó là công việc gì, suốt đời quanh quẩn trong lũy tre làng hay phải cất bước đi xa ... thì nội dung tâm tình của người nông dân trong ca dao không mấy khác nhau, họ có cùng chung nỗi khổ đói nghèo, bị áp bức, cùng chung thái độ phản kháng giai cấp thống trị. Triết lý sống và tinh thần lạc quan của người nông dân Việt Nam dù ở bất kỳ cảnh ngộ nào thì cái gốc nông dân vẫn được biểu hiện rõ nét. Từ việc tìm hiểu những bài ca về nhân vật trữ tình - người nông dân trong các mối quan hệ xã hội, ta có cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về đời sống tình cảm của người nông dân cũng như chứng minh được một cách sinh động hơn về giá trị hiện thực - giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn của ca dao dân ca Việt Nam. KẾT LUẬN 1.M. Gorki có nói "Văn học là nhân học", hình tượng con người luôn luôn là trung tâm của mọi sáng tạo văn học, trong đó có ca dao, dân ca. Những điển hình văn học đặc sắc nhất đều được sáng tạo trong văn học dân gian, trong đó có ca dao. Hệ thống các nhân vật trữ tình trong ca dao có những nét chung với nhân vật trữ tình của văn học viết, nhưng đồng thời nó có nhưíig đặc trưng riêng. Những nhân vật trữ tình này là hiện thân của tập thể quần chúng nhân dân, là tiếng lòng không chi của riêng ai mà của chung tầng lớp bình dân trong văn học Việt Nam truyền thống. Tất cả những nhân vật ấy đều đã được điển hình hóa từ tên gọi, chân dung cho đến thế giới tình cảm. 2.Mỗi thể loại văn học dân gian có những loại nhân vật đặc trưhg cho nó. Nêu nhân vật điển hình của cổ tích thần kỳ là người mồ côi, con út, dũng sĩ, người mang lốt xấu xí, người có tài lạ... thì các nhân vật tiêu biểu của ca dao là các chàng trai, cô gái, người vợ, người con, người mẹ, người nông dân, người lính thú... Đây là nhưng nhân vật mang ý nghĩa loại hình thể loại, những nhân vật trung tâm tạo thành thế giới nghệ thuật của ca dao. Tình cảm trong ca dao chính là tình cảm của những nhân vật này, về nhữiig nhân vật này và từ những nhân vật này. Mỗi loại nhân vật xuất hiện trong những nhóm bài ca với chủ đề riêng, đó là nhóm bài ca về tình yêu lứa đôi, về tình cảm gia đình, về các mối quan hệ xã hội khác. Mỗi loại nhân vật đều không có ten riêng cụ thể mà họ mang tên chung, chân dung của họ, cảnh ngộ, nỗi niềm, những diễn biến tâm lý của họ cũng mang những nét chung cho những người đồng cảm. Mỗi loại nhân vật đều được ca dao thể hiện một cách riêng trong cách dùng các biện pháp tương đồng hay đối lập, kết cấu độc thoại hay đối thoại; thơ mộng hóa hay hiện thực hóa. Và mỗi loại nhân vật đều được ca dao thể hiện bằng hình ảnh so sánh, biểu tượng riêng 3. Các nhân vật trữ tình trong ca dao xuất hiện trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam thời phong kiến. Các nhân vật này là sản phẩm của lịch sử xã hội văn hóa Việt Nam truyền thống. Từ các nhân vật này ta hiểu thêm lịch sử văn hóa xã hội Việt Nam và ngược lại lịch sử văn hóa xã hội Việt Nam giúp ta hiểu thêm các nhân vật này. Thế giới tình cảm và hình ảnh để biểu hiện các nhân vật trữ tình trong ca dao thực sự là tấm gương soi của đời sống tâm hồn dân tộc. Từ thế giới các nhân vật chúng ta thấy được cả bản lĩnh và tinh thần ham sống của dân tộc, đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn Đình Thi "cái tinh thần ca dao Việt Nam là tinh thần ham sống, vui vẻ đấu tranh, tin tưởng lạc quan ở giống nòi, tin tưởng ở thiên nhiên, tin tưởng ở tương lai..." [ 96 - Tr.2949] Từ đây, các nhà thơ, nhà văn của chúng ta học dược rất nhiều ở ca dao "học như mọi người, thu hoạch như tất cả mọi người thu hoạch ca dao: học tính giai cấp trong đó, học các tương quan xã hội, học cái tương quan nam nữ trong các chế độ cũ, học tên đất, tên nước, tên sao, tên cá, tên chim muông, tên cây cỏ... học máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười của những con người... Nhưng nói hẹp hơn, các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao". Trong thời đại ngày nay, vấn đề tìm lại và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhũng người làm công tác giáo dục như quản lý trường học hoặc trực tiếp giảng dạy lại càng cần quan tâm hơn nữa đến việc trau dồi nhận thức, tình cảm, đầu tư nghiên cứu về văn hóa, văn học nghệ thuật truyền thống của dân tộc để hoàn thành tốt sứ mệnh giáo dục. Việc mở rộng các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng trong đó ca dao trữ tình là một công việc vô cùng cần thiết. Điều đó có ý nghĩa không chi về mặt nghiên cứu một ngành khoa học mà cả trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, những phẩm chất cao quý truyền thống của con người Việt Nam. 4. Từ đề tài nghiên cứu "Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam "có thể đặt ra những vấn đề nghiên cứu sâu sắc hơn như: vấn đề về thi pháp ca dao dân ca, vấn đề về ảnh hưởng của các nhân vật trữ tình trong ca dao trữ tình với các nhân vật trữ tình ương văn học viết từ thời trung đại đến thời hiện đại và thơ ca đương đại. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc tính chất hấp dẫn, lý thú, đa dạng của các nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam và càng đi sâu vào tìm hiểu sự phong phú của nội dung, sự sinh động của nghệ thuật biểu hiện tình cảm, thân phận, tâm tình, ước vọng của các nhân vật trữ tình, chúng tôi càng thấy sức lôi cuốn đến không cùng của kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Aristote (1964) - Nghệ thuật thơ ca - NXB Văn hoa nghệ thuật, Hà Nội. 2.A. M. Nôvicôva (1983) - Sáng tác thơ ca dân gian Nga Tập II - NXB ĐH THCN - Hà Nội. 3.Trần Thị An (1990) - "Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu" - Tạp chí văn học - số 6. 4. Đào Duy Anh - Việt Nam vãn hoa sử cương - NXB Tp HCM và khoa Lịch sử trường ĐHSP Tp HCM. 5.Đào Duy Anh (1957) - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam - NXB XD, Hà Nội. 6.Toan Ánh (1965) - Nếp cũ con người Việt Nam - NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn. 7.Toan Ánh (1992) - Hội hè đình đám (quyển thượng) - NXB Tp HCM. 8.Toan Ánh (1992) - Hội hè đình đám (quyển hạ) - NXB Tp HCM. 9.Toan Ánh (1992) - Phong tục Việt Nam - Nếp cũ gia đình - NXB Thanh Niên. 10.Phan Kế Bính (1975) - Việt Nam phong tục - Bút Việt xuất bản, Sài Gòn. 11.Nguyễn Đình Biểu - Mã Giang Lân (1976) - Hát ví đồng bằng Hà Bắc - NXB SỞVHTT Hà Bắc. 12.Nguyễn Văn Bổn (1992) - Văn Nghệ dân gian Quảng Nam Đà Nang, Tập 1 - NXB Sở VHTT Quảng Nam Đà Nẵng. 13.Hà Văn cầu 2) - Phong tục cưới gả Việt Nam - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 14.Nguyễn Trì Chi (1996) - Góp phần nghiên cứu văn hoa và tộc người - NXB VHTT, Hà Nội. 15. Đoàn Văn Chúc (1997) - Xã Hội Học Văn Hoa - NXB VHTT, Hà Nội. 16.Lý Khắc Chung (1991) - Hội làng và dáng nét Việt Nam - NXB Sự Thật, Hà Nội. 17.Mai Ngọc Chừ (1991) - "Ngôn ngữ ca dao Việt Nam" - Tạp Chí Văn Học, Hà Nội. 18.Lê Duẩn (1965) - Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường của giai cấp vổ sản - Hà Nội - NXB Sự Thật. 19.Chu Xuân Diên (1995) - Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành - Tủ sách ĐH Tổng hợp Tp HCM. 20.Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri (1998) - Tục Ngữ Việt Nam -NXB KHXH tái bản, Hà Nội. 21.Xuân Diệu (1967)- "Các nhà thơ học những gì ở ca dao?" - Tạp chí Văn nghệ số 1. 22.Xuân Diệu (1972), "Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung bộ" - Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy - NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 23.Phan Đại Doãn - Làng Việt Nam và một số vấn đề kinh tể xã hội - NXB KHXH và NXB Cà Mau. 24.Nguyễn Đăng Duy (1998) - Văn hoa tâm linh - NXB Hà Nội. 25.Ngô Giác Đậu (1908)- Đại Nam quốc tuy. 26.Kim Định (1973)- Nguồn gốc văn hoa Việt Nam - Nguồn Sáng xuất bản, Sài Gòn. 27.Kim Định (1971) - Triết lý cái đình - Nguồn sáng xuất bản, Sài Gòn. 28.Hà Minh Đức (Chủ Biên) (1996) - Lý luận vấn học (In Lần 3) - NXB Giáo Dục. 29.Tạ Đức - Tình yêu trai gái Việt xưa - NXB Thanh Niên, Hà Nội. 30.Nguyễn Xuân Đức (1996) - "Kho Tàng Ca Dao Người Việt" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 10, Trang 86 - 88. 31.Nguyễn Tấn Đắc (1987) - "Nội dung Folklore" - Tạp chí Văn hóa dân gian – Số 4, Hà Nội. 32.Cao Huy Đinh (1974) - Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 33.Cao Huy Đinh (1998) - "Lối đối đáp trong ca dao trữ tình" - tạp chí Văn Học -Số 9, trang 13, Hà Nội. 34.Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát - Trần Vĩnh - Bùi Mạnh Nhị (1984)-Ca dao dân ca Nam Bộ - NXB TP HCM. 35.Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001) - "Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt" - Luận án Tiến sĩ- Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh. 36.Ninh Viết Giao (1982) - về văn học dân gian Hà Tĩnh - NXB Nghệ Tĩnh. 37.Ninh Viết Giao (1978) - "Sinh hoạt văn nghệ trong làng xã ở Nghệ Tĩnh trước Cách Mạng Tháng Tám" - Nông thôn Việt Nam trong lịch sử Tập II -NXB KHXH, Hà Nội. 38.Trần Văn Giàu (1976) - Sự phát triển hệ tư tưởng ở Việt Nam - NXB CTQĐ (xuất bản lần thứ 3), Hà Nội. 39.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992) - Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40.Hêghen (1999) - Mĩ học, tập 2, Phan Ngọc dịch - NXB Văn học - Hà Nội. 41.Diệp Đình Hoa (Chủ Biên) (1990) - Tìm hiểu làng Việt - NXB KHXH, Hà Nội. 42.Vũ Tố Hảo (1977) - "Những yếu tố truyền thống trong ca dao hiện đại" - tạp chí Văn hoa dân gian số 2, trang 74-78. 43.Cao Xuân Hạo (1998) - Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa - NXB Giáo dục. 44.Cao Xuân Hạo (2001) - Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt - NXB Trẻ. 45.Phạm Bích Hợp (1993) - Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc - NXB TPHCM. 46.Cao Xuân Huy (1995) - Tư tưởng phương Đổng - NXB Văn học, Hà Nội. 47.Nguyễn Quốc Hùng (1996) - "Làng Việt và di tích" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10, trang 55-57. 48.Nguyễn Văn Hùng (1990) - "Thử phân tích một câu ca dao" - tạp chí Văn hoa dân gian số 3, trang 28. 49.Nguyễn Thị Huế (1986) - "Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca" - tạp chí Văn học, số 3, Tr. 125-128. 50.Nguyễn Văn Huyên (1934) - Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam. 51.Nguyễn Văn Huyên (1941) - Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng. 52.Nguyễn Văn Huyên (1995 - 1996) - Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (2 tập) - NXB KHXH, Hà Nội. 53.Vũ Ngọc Khánh (1990) - Hồ Chí Minh và phương thức Fiokiore Việt Nam - NXB Thanh Hóa. 54.Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang (2000) - Kho tàng ca dao người Việt - NXB Văn hoa Thông tin, Hà Nội. 55.Nguyễn Xuân Kính (1984) - "Cảm hứng lạc quan trong VHNT dân gian Việt Nam" - tạp chí Văn hoa dân gian số4, trang 76 - 79, Hà Nội. 56.Nguyễn Xuân Kính (1987) - "Ý nghĩa biểu cảm của hai từ "Trúc Mai" trong văn chương bác học và ca dao dân ca" - tạp chí Văn hóa dân gian số 4, trang 43 - 45, Hà Nội. 57.Nguyễn Xuân Kính (1992) - "Thể thơ trong ca dao" - tạp chí Văn hóa dân gian số 4, trang 3 - 12, Hà Nội. 58.Nguyễn Xuân Kính (1992) - Thi pháp ca dao - NXB KHXH, Hà Nội. 59.Nguyễn Xuân Kính (1995) - "Quan niệm của nhà Nho và người nông dân về gia đình" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7, trang 50 - 53, Hà Nội. 60.Nguyễn Xuân Kính (2001) - Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian - NXB Văn hoa Thông tin - Hà Nội. 61.Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991) - Lịch sử Việt Nam - NXB ĐH và THON. 62.Mác và Ăngghen (1961) - Nguồn gốc cửa gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước - Nxb Sự thật, Hà Nội. 63.M.Gorki. Dấn theo Bùi Mạnh Nhị - (sđd - 73). 64.Nguyễn Văn Mại (1914) - Việt Nam phong sử. 65.Nguyễn Cam Mộng (1936) - Ngạn ngữ phong dao. 66.M.Arnauđốp (1978) - Tâm lý học sáng tạo văn học - NXB Văn hóa - Hà Nội. 67.Hà Quang Năng (1996) - "Hiện tượng nhiều ý nghĩa trong ca dao" - tạp chí Ngôn ngữ và đời sống - số 4, trang 19-21. 68.Trương Thị Nhàn (1992) - "Tim hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu thẩm mỹ" - tạp chí Văn hoa dân gian - số4, Hà Nội. 69.Trương Thị Nhàn (1995) - "Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ không gian trong ca dao" - Luận án Phó TS - ĐHSP Hà Nội. 70.Võ Quang Nhơn - " Lịch sử ngành nghiên cứu văn hoa dân gian các dân tộc ít người ở việt nam" - Vãn học dấn gian Việt Nam - trang 702. 71.Bùi Mạnh Nhị (1995) - Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao dân ca Nam bộ - NXB TPHCM. 72.Bùi Mạnh Nhị (1998) - "Thời gian nghệ thuật trong ca dao" - Tạp chí Văn học, số 4 - trang 30-35 73.Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999) - Văn học Việt Nam - Văn học dân gian - những cổng trình nghiên cứu - NXB Giáo dục. 74.Theo Bùi Mạnh Nhị (2001) - Sách giáo viên ngữ văn 7 - NXB GD - Trang 36, 37. 75.Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2000) - Văn học dân gian - Những tác phẩm chọn lọc - NXB Giáo dục. 76.Nguyễn Văn Ngọc - Tục ngữ phong dao (2 tập) - 1928. 77.Trần Việt Ngữ - Thành Duy (1967) - Dân ca Bình Trị Thiên - NXB Văn học - Hà Nội. 78.Triều Nguyên (1997) - "Về một số bài ca dao mở đầu bằng "Đêm 5 canh ... ngày 6 khắc" - Bản in lần thứ 8 - tạp chí Vẫn hoa dân gian - số4 - 1997, trang 85 - 90. 79.Trần Quang Nhật (1997) - "Con trâu đi vào tục ngữ ca dao xưa" - tạp chí Văn hoa dân gian, số 2, trang 69 - 72. 80.Lê Lưu Oanh (1998) - Thơ trữ tình Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 81.Vũ Ngọc Phan (1978) - Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam - Bản in lần thứ 8 - NXB KHXH, Hà Nội. 82.Thuần Phong (1958) - Ca dao giảng luận - Á Châu xuất bản (Những chỗ viết hoa do Thuần Phong nhấn mạnh) 83.Hồng Quang (1994) - "Ý nghĩa triết lý trong văn hoa gia đình Việt Nam" -tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 7, trang 53. 84.Nguyễn Phan Quang (1994) - "Ý nghĩa cộng đồng nền tảng đạo lý trong làng xã Việt Nam truyền thống" - tạp chí Kiến thức ngày nay số 1431, trang 21. 85.Lê Chí Quế (Chủ Biên) (1999) - Văn học dân gian Việt Nam - NXB ĐHQG Hà Nội. 86.Lê Văn Siêu (1993) - Nếp sống tình cảm của người Việt Nam - NXB Mũi Cà Mau. 87.Trần Đình Sử (1993) - Giáo trình Thi pháp học - NXB TP HCM. 88.Trần Đình Sử (2000) - Văn học và thời gian - NXB Văn học. 89.Trần Đình Sử (viết chung) (1986, 1987,1996) - Lý luận văn học - NXB Giáo dục. 90.Trần Đình Sử (2001) - Từ đọc văn đến học văn - NXB Giáo dục. 91.Lê Thị Nhâm Tuyết (1975) - Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại - NXB KHXH - Hà Nội. 92.Nhất Thanh (1992) - Đất lề quê thói - NXB Cà Mau, TP HCM. 93.Vũ Công Thành (1925) - Nam âm sự loại. 94.Trần Ngọc Thêm (1999) - Cơ sở văn hoa Việt Nam - NXB Giáo dục. 95.Trần Ngọc Thêm (2001) - Tìm về bản sắc văn hoa Việt Nam - NXB TP HCM. 96.Nguyễn Đình Thi - "Sức sống Việt Nam trong ca dao cổ tích" - trích theo Kho tàng ca dao người Việt - (sđd - 54.) 97.NgÔ Đức Thịnh (Chủ Biên) (1990) - Quan niệm về Folkiore - NXB KHXH, Hà Nội. 98.Ngô Đức Thịnh (1995) - "Tri thức dân gian và sự phát triển" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 9, trang70. 99.Ngô Đức Thịnh - Lê Hồng Lý (1997) - "Về tín ngưỡng lễ hội và sự phát triển hiện nay" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 35 - 40. 100.Hồ Tôn Trinh (1985) - "Đạo lý và thi pháp dân gian trong tục ngữ Việt Nam" - tạp chí Văn hoa dân gian - số 2, trang 13-21. 101.Vương Duy Trinh ((1903) - Thanh Hoá quan phong. 102.Đỗ Bình Trị (1991) - Văn học dân gian Việt Nam tập 1 - NXB Giáo dục, Hà Nội. 103.Đỗ Bình Trị (1992) - Văn học dân gian (phân tích tác phẩm theo thể loại) - Bộ GD và ĐT. 104.Đỗ Bình Trị (1993) - "Dân ca - ca dao" - Vãn học 10 - tập Ì - Ban Khoa học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 105.Đỗ Bình Trị (2000) - "Nhũng đặc điểm thi pháp của ca dao" - Những đặc điểm thi pháp của các thể hại văn học dân gian - NXB Giáo dục Hà Nội. 106.Cù Đình Tú (1994) - Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt -NXB Giáo dục. 107.Tạ Đăng Tuyên (1998) - "Tục ngữ, ca dao và lời ru với việc giáo dục giá trị đạo đức nhân văn" - tạp chí Văn hoa dân gian - số 1 trang 38 - 40. 108.Hoàng Tiến Tựu (1978) - "Vấn đề phân vùng văn hóa dân gian Việt Nam và ý nghĩa phương pháp luận của nó" - tạp chí Dân tộc học - số 2. 109.Trần Quốc vượng (Chủ Biên) (1999) - Cơ sở Văn hóa Việt Nam -NXB Giáo dục. 110.Trần Quốc vượng (2000) - Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm - NXB Văn hoa dân tộc - tạp chí Văn học nghệ thuật. 111.V.Bêlinxki toàn tập , tập VI (1958) - NXB Khoa học - Matxcơva, trang 475 - dẫn theo Bùi Mạnh Nhị, Thi pháp văn học dân gian - bản đánh máy. 112.V. Guxen (1999) - Mỹ học, Foikiore - NXB Đà Nẵng. 113.V. Prốp (1976) - Foiklore và thực tại - NXB Khoa học - Matxcơva -bản dịch của Chu Xuân Diên - bản đánh máy 114.Đinh Công Vỹ (1997) - "Con trâu trong nền văn hoá Việt Nam" - tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, trang 53- 55. 115.Phạm Yến (1996) - "Cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong văn hoa xưa - nay" - tạp chí Vãn hóa nghệ thuật - số 12, trang 73 - 74 . 116.Phạm Thu Yến (1996) - "Đại từ nhân xưng trong ứng xử của ca dao người Việt" - tạp chi Văn hóa nghệ thuật số 11, trang 6-37. 117.Dẫn theo Phạm Thu Yến (2002) - Những thế giới nghệ thuật ca dao -NXB Giáo dục Hà Nội. PHỤ LỤC THAM KHẢO I/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG TÌNH YÊU ĐỐI LỨA 1. Chân dung nhân vật 1.1.Chân dung "em" - Ai làm cái nón quai thao, Để cho anh thấy cô nào cũng xinh. - Chân mày vòng nguyệt có duyên, Tóc mây gợn sóng, đẹp duyên tơ hồng. -Cổ tay em trắng lại tròn, Để cho ai gối đã mòn một bên. Gối chăn, gối chiếu không êm, Gối lụa không mềm bằng gối tay em. -Cổ tay em trắng như ngà, Con mắt em liếc như là dao cau. Miệng cười như thể hoa ngầu, Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. - Đứng bên ni đồng, ngó bên tế đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọc nắng hồng ban mai. - Em là con gái đồng chiếm, Lấy dao cắt cỏ, lấy liềm bổ cau. Quần màu nâu, áo màu nâu, Cái thắt lưng láng đứng đâu cũng giòn. - Em là con út nhất nhà, Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai. Miệng em cười như nhánh hoa nhài, Như nụ hoa quế, như tai hoa hồng. Ước gì anh được làm chồng, Để em làm vợ tơ hồng trời cho. - Gió đưa mười tám lá me, Mặt rỗ hoa mè ăn nói có duyên. -Nhác trông con mất đáng trăm, Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn. Nhác trông con mắt ưa nhìn, Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua. - Những người con mắt lá răm, Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. -Những người đáy thắt lưng ong, Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. - Tóc đến lưng vừa chừng em bới, Để chi dài, bối rối dạ anh! Tóc em dài em cài hoa lý, Miệng em cười có ý em thương. -Trúc xinh trúc mọc đầu đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh. -Hỡi người đứng ở bên sông, Càng nhìn càng đẹp, càng trông càng giòn! Má hồng như thể tô son, Đôi môi cắn chi trông mòn con ngươi. Ra đường nghiêng nón cười cười, Như hoa mới nở, như người trong tranh. 1.2. Chân dung "anh - em" -Đôi ta như lúa đòng đòng, Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha. Đôi ta như chỉ xe ba, Thầy me xe ít, đôi ta xe nhiều. -Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. -Đôi ta như rắn liu diu, Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau. -Đôi ta như ruộng năm sào, Cách bờ ở giữa làm sao cho liền? -Đôi ta như rượu với men, Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa. -Đôi ta như thể con tằm, Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong. Đôi ta như thể con ong, Con quấn, con quýt, con trong, con ngoai. -Đôi ta như tượng mới tô, Như chuông mới đúc, như chùa mới xây. -Mưa từ trong núi mưa ra, Mưa khắp thiên hạ, mưa qua chùa Thầy. Đôi ta bắt gặp nhau đây, Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang. - Tình anh như nước dâng cao, Tình em như dải lụa đào tẩm hương. - Thân em như cái sập vàng, Anh như chiếu rách giữa đàng bỏ quên. Lạy trời cho cả gió lên, Cho manh chiếu rách trải lên sập vàng. - Thân em như hoa gạo trên cây, Chúng anh như đám cỏ may giữa đường. Lạy trời cho cả gió sương, Cho hoa gạo rụng, cỏ may xỏ vào. 2. Bối cánh gặp gỡ - Ai lên Đồng Tinh, Huê cầu, Để thương để nhớ để sầu cho ai? Để sầu cho khách vãng lai, Để thương để nhớ cho ai chịu sầu? - Ai về đường ấy mấy đò, Mấy cầu, mấy quán, anh cho mượn tiền. Ước gì quan đắp đường liền, Kẻo ta đi lại tốn tiền đò ngang. Em về dọn quán bán hàng, Để anh là khách qua đàng trú chân. - Cành đào lá liễu phất phơ, Đường đi khuất nẻo ai ngờ gặp nhau. - Em là con gái Kẻ Mơ, Em đi bán rượu tình cờ gặp anh. Rượu ngon chẳng quản be sành, Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. Rượu lạt uống lắm cũng say, Áo rách có mụn, vá ngay lại lành. -Em là con gái tổng trên, Em đi bắt cày xuống lên ngõ này. Tình cờ gặp được anh đây, Có cho chung mẹ, chung thầy hay không? - Hỡi cô gánh nước quang mây, Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng. Từ ngày anh gặp mặt nàng, Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ. - Hỡi cô thắt dải lưng xanh, Ngày ngày thấp thoang bên mành chờ ai? Trước đường xe ngựa bời bời, Bụi hồng mờ mịt ai người mắt xanh! -Nhà em ở cạnh cầu ao, Chàng đi xuôi ngược, chàng vào nghi chân. - Nước sông Đào vừa trong vừa mát, Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh. Dừng chèo muốn tỏ tâm tình, Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. -Ở đây đất đỏ mây vàng, Em đi làm mướn gặp chàng làm thuê. Yêu nhau ta đưa nhau về, Làm mướn là vợ, làm thuê là chồng. -Sông sâu lối hiểm làm vầy, Ai xui em đến chốn này gặp anh! Đào tơ, sen ngó xanh xanh, Ngọc lành còn đợi giá lành đẹp duyên. -Trèo lên trái núi Thiên Thai, Gặp hai con phượng ăn xoài trên cây. Đôi ta được gặp nhau đây, Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng. 3. Ước hẹn thề nguyền - Anh còn son em cũng còn son, Ước gì ta được làm con một nhà! -Anh đã có vợ con chưa? Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào? Mẹ già anh ở nơi nao, Để em tìm vào hầu hạ thay anh? -Anh thương ai nấp bụi, nấp bờ, Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi. Thuyền em đợi bến lâu rồi, Sao anh không xuống mà ngồi thuyền em. -Bấy lâu còn lạ chưa quen, Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ? Hồ còn leo lẻo nước trong, Bấy lâu chi dốc một lòng đợi sen. -Bên anh dư đất trồng cau, Cho em xin với trồng trầu một bên. -Chèo mau cho thiếp gặp chàng, Hai ta hiệp lại cho thành một đôi. -Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng: Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng? Trầu vàng nhá lẫn càu xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. - Em là con gái nhà ai? Thắt lưng nhiễu bạch, hai tai đeo trầm. Lại đây anh sẽ hỏi thăm, Nhung kia mà sánh với trầm nên chăng. -Gặp đây anh hỏi thực nàng, Còn không hay đã đá vàng cùng ai? Còn không để chúng anh chờ, Hay là đã có nơi nhờ thì thôi. -Gặp đây anh hỏi thực nàng, Tre non đủ lá đan sàng được chưa? Chàng hỏi thì thiếp xin thưa, Tre non đủ lá đan chưa được sàng. Ngoài chợ có thiếu gì giang, Mà chàng lại nỡ đan sàng tre non. Đan sàng có gốc tre già, Tre non đủ lá được là bao nhiêu. -Gặp đây ăn một miếng trầu, Mai ra đường cái gặp nhau ta chào. Miếng ứầu của chẳng là bao, Chi mong đông liễu tây đào gần nhau. -Gặp đây hỏi khách má đào, Còn không hay đã nơi nào xứng cân? Gặp đây hỏi khách Chân Trần, Còn không hay đã Tấn Tần cùng ai? Gặp đây hỏi khách Chương Đài, Còn không hay đã có ai vin cành? Gặp đây hỏi khách xuân xanh, Có nên thì nói cho tình được hay? -Gần nhà mà chẳng sang chơi, Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu. Bắc cầu em chẳng sang đâu, Chàng về mua chi bắc cầu em sang. Chi xanh, chi tím, chi vàng, Đủ ba thứ thứ chi, em sang được cầu. -Gió đưa gió đẩy bông trang, Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây? Tới đây thì phải ở đây, Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về. -Hàng em đáng giá bao tiền? Để ta xếp vốn ta liền buôn chung. Buôn chung ta lại bán chung, Được bao nhiêu lãi, ta cùng chia nhau. -Hỡi anh đi ngựa hồng mao, Để em đi đất làm sao cho đành? Cho em lên ngựa với anh, Như chim loan phượng đậu cành có đôi. - Hỡi cô cắt cỏ một mình, Cho anh cắt với chung tình làm đôi. Cô còn cắt nữa hay thôi, Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng. -Lạt này gói bánh chưng xanh, Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng. -Mình về ta chẳng cho về, Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ. Câu thơ ba chữ rành rành, Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba. Chữ Trung thì để phần cha, Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình. -Nhác trông nhà ngói năm gian, Thấy chàng lịch sự khôn ngoan, có tài. Cho nên em chẳng lấy ai, Em quyết chờ đợi một vài ba đông. Yêu anh em chẳng lấy chồng, Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh. -Nón này em sắm ở đâu, Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần? Em mà đáp được như trần, Thì anh trả nón đưa chân anh về. Nón này em sắm chợ Giần, Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường. Nón này chính ở làng Chuông. Làng Già lợp nón, Khương Thường bán buôn. Hà Nội thì kết quai tua, Có hai con bướm đậu vừa xung quanh. Tứ bề nghiêng nón chạy quanh, Ở giữa con bướm là hình ông trăng. Nón này em sắm đáng trăm, Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa. Nón này che nắng che mưa, Nón này để đội cho vừa đôi ta. -Răng đen như thể hạt dưa, Miệng cười tủm tim như chưa có chồng. Chưa chồng, anh kiếm chồng cho, Chưa con, anh kiếm con cho mà bồng. - Thuyền ai trôi trước, Cho tôi lướt tới cùng. Chiều đã về, trời đất mông lung, Phải duyên thì xích lại, cho đỡ nùng tiếng thương. -Tối qua trăng sáng tờ mờ, Em đi gánh nước tình cờ gặp anh. Vào vườn hái quả càu xanh, Bổ ra làm sáu, mời anh xơi ừầu. Trầu này têm những vôi tàu, Ở giữa đệm quế, dưới đầu thơm cay. Chiềng anh xơi miếng trầu này, Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng, Dù chẳng nên vợ nên chồng, Thì anh cũng biết tấm lòng của em. -Trăng lên đinh núi trăng mờ, Mình yêu ta thật hay là ghẹo chơi? Trăng lên đinh núi trăng soi, Yêu thời yêu thật, ghẹo chơi làm gì? -Trầu này trầu quế, trầu hồi, Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình. Trầu này trầu tính, trầu tình, Trầu nhân, trầu ngãi, ữầu mình lấy ta. Trầu này têm tối hôm qua, Trầu cha, trầu mẹ đem ra cho chàng. Trầu này không phải trầu hàng, Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn? Hay là chê khó chê khăn, Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu. - Ước gì ta ở một nhà, Chung cha chung mẹ, chung bà chung ông. Ban ngày chung việc ngoài đồng, Ban đêm chung bóng, chung phòng, chung hơi. - Xa xôi dịch lại cho gần, Làm thân con nhện mấy lần vương tơ. Chuồn chuồn mắc phải tơ vương, Nào ai quấn quýt thì thương nhau cùng. - Anh về, em nắm cổ tay, Em dặn câu này, anh chớ có quên: Đôi ta đã trót lời nguyền, Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng. - Chừng nào muối ngọt chanh thanh, Thì em mới dám bỏ anh lấy chồng. -Non non nước nước khởi chừng, Ai ân đôi chữ xin đừng có quên. Tình sâu ân trả nghĩa đền, Đừng vui chốn khác mà quên chốn này. Nước vơi rồi nước lại đầy, Tình kia chưa trả, nghĩa này chớ quên. - Rau răm ngắt ngọn còn tươi, Rượu ngon chuốc chén đợi người tri âm. Đôi đũa em đã toan cầm, Chàng lấy một chiếc cho lòng em mê. Về nhà cha đánh mẹ chê, Nhưng em chi quyết một bề lấy anh. Cây xanh thì lá cũng xanh, Đã trót vin cành thì phải hái hoa. -Sáng trăng trải chiếu hai hàng, Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ. Quay tơ phải giữ mối tơ, Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh. - Ta yêu mình lắm, ta thắm mình phai. Xin đừng ăn ở ra hai tấm lòng. Mặc người bẻ lá ngăn sông, Đôi ta cứ giữ tấm lòng chớ phai. Xin nàng chớ có nghe ai, Chả trong tháng chạp thì ngoai tháng giêng. -Trăm năm lòng gắn dạ ghi, Dầu ai đem bạc, đổi chì mặc ai. Trăm năm ai chớ bỏ ai, Chi thêu nên gấm, sắc mài nên kim. - Trăm năm ước nguyện chung tình, Trên ười dưới đất có mình có ta. - Ví dù em có tham giàu, Thì em đã chẳng còn đâu đến giờ. Ba năm em cũng xin chờ, Tình sâu nghĩa nặng bao giờ cho quên. - Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng, Tình thân nghĩa thiết xin chàng chớ quên. -Yêu nhau tâm trí hao mòn, Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau. 4. Nỗi niềm xa cách - Ai làm cho bướm lìa hoa, Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. Ai đi muôn dặm non sông, Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy? -Ai làm cho nước chảy xuôi, Cho thuyền xuôi ngược cho người nhớ nhau? - Anh đi đằng ấy xa xa, Để em ôm bóng trăng tà năm canh. Nước non một gánh chung tình, Nhớ ai, ai có nhớ mình chăng ai? - Anh về em những trông theo, Trông cho khuất núi, khuất đèo mới thôi. -Anh về em đưa miếng trầu, Miếng thương, miếng nhớ, miếng sầu anh ơi. -Bốn mùa xuân hạ thu đông, Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng. Dừa xanh trên bến Tam Quan, Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu. - Chàng đi thiếp đứng trông chừng, Trông sông lai láng, trông rừng rừng xanh. -Chàng đi thiếp vẫn trông theo, Trông nước, nước chảy; trông bèo, bèo trôi. -Chờ chàng xuân mãn hè qua, Bông lan đã nở sao mà vắng tin. Chờ chàng tháng tám đã qua, Tháng mười đã lụn, tháng ba mãn rồi. -Chờ chờ, đợi đợi, trông trông, Bao nhiêu chờ đợi, mặn nồng bấy nhiêu. - Đêm qua mới gọi là đêm, Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa. Mong chàng như cá mong mưa, Nhớ chàng như bữa cơm trưa đói lòng. -Đêm qua nguyệt lặn về tây, Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài... Trúc với mai, mai về trúc nhớ, Trúc trở về, mai nhớ trúc không? Bây giờ kẻ Bắc, người Đông, Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư! -Đìu hiu quạnh quẽ hơi thu, Bông lau phơi trắng, lá ngô rang vàng. Đêm khuya tưởng nhớ bạn vàng, Nửa tình nửa cảnh, dạ càng ngẩn ngơ. -Hôm qua dệt cửi thoi vàng, Sực nhớ đến chàng cửi lại dừng thoi. Cửi sầu, cửi nhục chàng ơi! Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đàng xa. Ai về tôi gởi thư ra, Gởi dăm câu nhớ, gởi vài câu thương. Gởi cho đến chiếu đến giường, Gỏi cho đến tận quê hương chàng nằm. Chàng về thiếp nhớ đăm đăm, Giường trên, chiếu dưới ai nằm đêm nay? Chàng về thiếp nhớ lắm thay, Giường trên, chiếu dưới đêm nay ai nắm? -Một đàn cò trắng bay quanh, Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta. Mình nhớ ta như cà nhớ muối, Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng. -Một đêm là năm trống canh, Ngủ đi thì chớ, trở mình lại thương. Ruột tằm bối rối tơ vương, Như ai để nhớ, để thương toong lòng. -Nhịp chày giã dó nhặt thưa, Đèn le lói sáng lòng ngơ ngẩn buồn. Nhớ ai mê mẩn tâm hồn, Thương ai mong đợi mỏi mòn tháng năm. - Nhớ ai con mắt lim dim, Chân đi thất thểu như chim tha mồi. Nhớ ai hết đứng lại ngồi, Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân. - Nhớ ai lơ lửng đêm trường, Như chim xa tổ nhớ rừng biếng bay. Nhớ ai nhớ mãi nhớ hoai, Nhớ người tráng sĩ gươm mài dưới trăng. - Nhớ chàng lòng những xót xa, Làm thơ mà dán cây đa giữa đồng. Phòng khi qua lại chàng trông, Thời chàng mới thấu nỗi lòng nhớ thương. - Nước mắt láng lai chùi hoài không ngớt, Trời hỡi trời, sao chẳng bớt nhớ thương? Sợi chi hồng em lỡ vấn vương, Gặp anh một bữa nhớ thương muôn ngày. - Nước chảy re re, con cá he nó xòe đuôi phụng, Anh xa em rồi, trong bụng còn thương. - Quả dưa trong héo ngoài tươi, Thương chàng như thể thương người lầu tây. Ai về đằng ấy đằng này, Để đêm em nhớ, để ngày em thương. Yêu nhau đi nhớ về thương, Em về cái chốn buồng hương em nằm. Thấy chiếu mà chẳng thấy chăn, Thấy chỗ mình nằm chẳng thấy mình đâu. - Sông sâu cá lội mất tăm, Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ. Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ, Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa đào. Chờ anh cho tuổi em cao, Cho duyên em muộn, má đào em phai. - Sông Tương ai gọi rằng sâu, Chẳng bằng phân nửa mạch sầu của ta. Sông tuy sâu hãy còn có đáy, Bình tương tư không bãi không bờ. Đầu sông chàng đợi chàng chờ, Nào hay thiếp đợi lững lờ cuối sông. - Thương ai ai có giữ lời? Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông. Chiếu kia nửa đắp nửa mong, Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai. - Thương cha thương mẹ có khi, Thương em lúc đứng, lúc đi, lúc ngồi. Thương cha thương mẹ có hồi, Thương em lúc đứng lúc ngồi cũng thương. - Thương thương, nhớ nhổ, sầu sầu, Một ngày ba bận ra cầu đứng trông. Thấy người nam bắc tây đông, Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng. II/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH 1. Quan hệ vợ chồng 1.1.Hạnh phúc gia đình - Bát canh rau bát, rau sam, Yêu nhau chẳng nỡ thở than nửa lời. -Chàng giận thì thiếp làm lành, Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì? Thôi thôi đừng giận em chi, Muốn lấy vợ lẽ em thì lấy cho. - Chồng tới, vợ lui, Chồng hòa, vợ thuận. - Cơm này nửa sống nửa khê, Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này. -Dẫu rằng da trắng tóc mây, Đẹp thì đẹp vậy dạ này không ưa. Vợ ta dù có quê mùa, Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng. -Đói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình. -Đôi ta như cánh hoa đào, Vợ đây chồng đấy ai nào kém ai? Đôi ta như bông hoa nhài Vợ đây chồng đấy kém ai trên đời. -Đốt than nướng cá cho vàng, Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi. Phòng khi có khách đến chơi, Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chàng. -Em về cắt dạ đánh tranh, Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà. Sớm khuya hòa thuận đôi ta. Hơn ai gác tía lầu hoa một mình. -Kể chi trời rét đồng sâu, Cố chồng, có vợ, rủ nhau cày bừa. Bây giờ trời đã hồ trưa, Chồng vác lấy bừa, vợ dắt lấy trâu. Một đoàn chồng trước vợ sau, Trời rét mặc rét, đồng sâu mặc đồng. -Lấy anh thì sướng hơn vua, Anh đi xúc dặm được cua kềnh càng. Đem về nấu nấu rang rang, Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua. - Lấy chồng thợ mộc sướng sao, Mùn cưa rấm lửa, phoi bào nấu cơm. Phoi bào còn nỏ hơn rơm, Mùn cưa rấm cửa còn thơm hơn trầm. -Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. - Thương nhau ở dưới gốc đa, Còn hơn ở cả ngôi nhà trăm gian. - Vợ chồng như đôi cu cu, Chồng thì đi trước, vợ gật gù đi sau. 1.2. Những bất hạnh ngang trái - Cái thằng chồng em nó chẳng ra gì, Tổ tôm xóc dĩa nó thì chơi hoang. Nói ra xấu thiếp hổ chàng, Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà. Em nói ra đây có chứng chị em nhà, Còn dăm ba thúng thóc với một vài cân bông. Em bán đi trả nợ cho chồng, Còn ăn, hết nhịn cho thỏa lòng chồng con. Đắng cay ngậm quả bồ hòn, Cửa nhà gia thế chồng con kém người. Em nói ra đây sợ chúng chị em cười, Con nhà gia thế lấy phải chồng đần ngu. Rồng vàng tắm nước ao tù, Người khôn ở với người ngu nặng mình. -Chồng người thổi sáo thổi tiêu, Chồng em ngồi bếp húp riêu bỏng mồm. - Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền, Chồng em lấy bẩy như Cao Biền dậy non. Sớm có chồng sao em muộn có con, Hẩm hiu xấu số em còn đứng không, -Công tôi gánh gánh gồng gồng, Giở ra theo chồng bảy bị còn ba. Xưa tôi ở cùng mẹ cha, Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành. Bây giờ tôi về cùng anh, Anh tham nhan sắc, anh tình phụ tôi. - Cũng mang lấy tiếng sớm chồng, Mười đêm ấp những giường không cả mười. -Dửng dưtig như cá vào lờ, Khi vào thì dễ bây giờ khôn ra. Tiếc thay hoa hỡi là hoa, Mùa xuân chẳng nở, nở ra mùa hè! Tiếc thay hoa nở làm chi, Hoa nở lở thì lại phải mùa đông. Chồng lớn vợ bé đã xong, Chồng bé vợ lớn trong lòng đắng cay. -Đêm nằm nghĩ lại mà coi, Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà. - Em hai mươi tuổi xuân sanh, Thầy mẹ ép uổng dỗ dành vào cửa người ta. Cho nên duyên chẳng thuận hòa, Vợ chồng xung khắc xót xa nhiều bề. - Gà tơ xào với mướp già, Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi. Ra đường chị giễu, em cười, Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng. Đêm nằm, tưởng cái gối bông, Giật mình gối phải râu chồng nằm bên. Sụt sùi tủi phận hờn duyên, Oan cha, trách mẹ tham tiền bán con. - Hẩm duyên lấy phải chồng đần, Có dăm mẫu ruộng bán dần mà ăn. -Hoa sói mà gói xương sông, Thầy mẹ gả phải người chồng bất nhân. Trách trời ăn ở không cân, Để cho hoa sói đứng sân chịu sầu. Chắc trời soi xét nơi đâu, Chẳng soi cảnh thảm, cảnh sầu này cho. - Mẹ em tham gạo tham gà, Bắt em gả bán cho nhà cao sang. Chồng em thì thấp một gang, Vắt mũi chưa sạch, ra đàng đánh nhau. Nghĩ mình càng tủi, càng đau, Trách cha, trách mẹ tham giàu tham sang. -Ngỡ rằng cây cả bóng cao, Thiếp ẩn mình vào phơi nắng cùng mửa. Ai ngờ cây cả lá thưa, Ẩn nắng, nắng hắt; ẩn mưa, mưa vào. -Nguồn cơn tôi biết thế này, Chẳng thà lấy chú ăn mày cho xong. - Nước đường mà đựng chậu thau, Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài. Tiếc thay người con gái da trắng tóc dài, Bác mẹ gả bán cho người đần ngu. Rồng vàng tắm nước ao tù, Người khôn ở với người ngu nặng mình. -Phận em là gái nhà nghèo, Lấy phải chồng giàu ai thấu cho chăng? Nói ra đau đớn trong lòng, Chịu khổ, chịu nhục suốt trong một đời. -Tiếc thay cái tấm lụa đào, Áo rách chẳng vá, vá vào áo tơi. Trời ơi có thấu chăng trời, Lụa đào mà vá áo tơi sao đành. -Tiếc thay cây gỗ lim chìm, Đem làm cột giậu cho bìm nó leo. -Tiếc thay da trắng tóc dài, Cha mẹ gả bán cho người đần ngu. - Vô duyên lấy phải anh già, Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng. Nói ra đau đớn trong lòng, Chính thực là chồng, có phải cha đâu. Ngày ngày vác cối giã trầu, Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm. Đêm đêm đưa lão đi nằm, Thiếp đặt lão xuống, lão nằm trơ trơ. Hỡi ông lão ơi! Ông trở dậy cho thiếp tôi nhờ, Để thiếp tôi kiếm chút con thơ bế bồng. Nữa mai người có thiếp không, Xấu hổ với chúng bạn, cực lòng mẹ cha. -Chiếu hoa mà trải góc đền, Muốn vô làm lẽ biết bền hay không? - Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng, Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta. Chớ tham vóc lĩnh trừu hoa, Lấy chồng làm lẽ người ta giày vò. - Thân em đi lấy chồng chung, Khác nào như cái bung xung chịu đòn. - Bố chồng là lông con phượng. Mẹ chồng là tượng mới tô, Nàng đâu mới về là bồ chịu chửi. - Cái cây đài bi, cái lá đài bi, Mẹ thương con mẹ, thương gì nàng dâu. - Chê mẹ chồng trước đánh đau, Gặp mẹ chồng sau mau đánh. -Cô kia đội nón đi đâu? Tôi là phận gái làm dâu mới về. Mẹ chồng ác nghiệt gớm ghê, Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi. -Thật thà cũng thể lái trâu, Yếu nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng. -Trời mưa ướt lá đài bi, Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu. -Từ khi em về làm đâu, Thì anh dặn bảo trước sau mọi lời: Mẹ già dữ lắm, em ơi! Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha. Nhịn cho nên cửa nên nhà, Nên kèo nên cột, nến xà tầm vông. Nhịn cho nên vợ, nên chồng, Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà. 2. Quan hệ cha me, con cái -Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn. -Con ơi mẹ bảo con này, Học buôn học bán cho tày người ta. Con đừng học thói chua ngoa, Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười. Dù no dù đói cho tươi, Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan. Phòng khi đóng góp việc làng, Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng. Trước là đẹp mặt cho chồng, Sau là họ mạc cũng không chê cười. -Con ơi muốn nên thân người, Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha. Gái thì giữ việc trong nhà, Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa. Trai thì đọc sách ngâm thơ, Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa. Mai sau nối được nghiệp nhà, Trước là đẹp mặt sau là ấm thân. -Còn cha, gót đỏ như son, Đến khi cha chết, gót con đen sì. -Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. -Đã sinh ra kiếp ở đời, Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn. Gái thời trinh tinh lòng son, Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai. Trai lành gái tốt ra người, Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên. -Đi đâu mà bỏ mẹ già, Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng. -Đói lòng ăn hột chà là, Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. -Gió đưa cây cửu lý hương, Xa cha xa mẹ, thất thường bữa ăn. Sầu riêng, cơm chẳng muốn ăn, Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm. - Khôn ngoan nhờ ấm cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ. Đạo làm con chớ hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm. -Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. - Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn. -Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày. - Mỗi đếm mỗi thắp đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con. -Ngày nào em bé cỏn con, Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. -Ngó len Hòn Kẽm, Đá Dừng, Thương cha nhớ mẹ quá chừhg bạn ơi. -Ngó lên nuột lạt mái nhà, Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. -Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương. -Ngày nào em bé cỏn con, Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. - Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng, Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi. -Ngó lên nuột lạt mái nhà, Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. -Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương. -Thờ cha mẹ, ở hết lòng, Áy là chữ hiếu, dạy trong luân thường. Chữ nghĩa là nhường, Nhường anh nhường chị là nhường người trên, Ghi lòng tạc dạ chớ quên, Con em phải giữ lấy nền con em. -Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi, Gạo lúa nhe An Cựu mà nuôi mẹ già. Mẹ già là mẹ già anh, Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường. Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau. -Trúng rồng lại nở ra rồng, Hạt thông lại nở cây thông rườm rà. Có cha sinh mới ra ta, Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng. Uốn cây từ thuở còn non, Dạy con từ thuở con còn ngây thơ. -Ví dù con phụng bay qua, Mẹ nói con gà con cũng nghe theo. III. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG LAO ĐỘNG -Anh ơi! Cố chí canh nông, Chín phần ta cũng dự trong tám phần. Hay gì để ruộng mà ngăn, Làm ruộng lấy lúa, chăn tằm lấy tơ. Tằm có lứa, ruộng có mùa, Chăm làm trời cũng đền bù có khi... -Bao giờ cho đến tháng mười, Thổi nồi cơm nếp vừa ngồi vừa ăn. Bao giờ cho đến tháng năm, Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn. -Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoai. Ngày mùa tưới đậu trồng khoai, Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn. -Công danh đeo đuổi mà chi, Sao bằng chăm chi giữ nghề canh nông. Sớm khuya có vợ có chồng. Cày sâu bừa kỹ mới mong được mùa. - Em nay đi cấy đồng sâu, Dưới chân đia cắn, trên đầu nắng chang. Chàng ơi có thấu chăng chàng, Một bát cơm vàng biết mấy công lao. - Hễ mà hoa quả được mùa, Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời. Ai ơi nên nhớ lấy lời, Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn. - Hoa bí đỏ ngoai, hoa bầu trắng xóa, Muốn ăn được quả, xin chớ ngắt hoa. Ai về nhắn chị em nhà, Muốn cho hoa tốt liệu mà bón phân. -Khó thay công việc nhà quê, Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai. Tháng chạp thì mắc trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày bở ruộng ra, Tháng tư bắc mạ, thuận hòa mọi nơi. Tháng năm gặt hái vừa rồi, Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng. Nhà nhà vợ vợ chồng chồng, Đi làm ngoai đồng, sá kể sớm trưa... Tháng sáu, tháng bảy, khi vừa, Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh. Tháng tám lúa giỗ đã đành, Tháng mười cắt hai cho nhanh kịp người. Khó khăn làm mấy tháng trời, Lại còn mưa năng thất thời khổ trông! Cắt rồi nộp thuế nhà công Từ rày mới được yên lòng ấm no. - Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Bước chân xuống cánh đồng sâu, Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày. Ai ơi ăn bát cơm đầy, Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng? -Mặt trời tang tảng rạng đông, Chàng ơi! Trở dậy ra đồng kẻo trưa. Phận hèn bao quản nắng mưa, Cày sâu bừa kỹ, được mùa có khi... -Mồng chín tháng chín có mưa, Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa, Thì con bán cả cày bừa đi buôn. - Muốn ăn lúa tháng năm, Trông trăng rằm tháng tám. Muốn ăn lúa tháng mười, Trông trăng mùng mười tháng tư. -Nhác trông sao Đẩu về Đông, Chị em ra sức cho xong ruộng cày. Lấm lem tay cắm chân dày, Nay trồng cây mọc, cũng ngày hữu thu. Khuyến người đừng có ngao du, Một năm no ấm vẫn trù từ đây. -Nhờ trời mưa thuận gió hòa, Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau. Chim, gà, cá, lợn, cành càu, Mùa nào thức nấy giữ màu cho quê. gày ngày vác cuốc thăm đồng, Nước hết thì lấy gàu sòng tát lên. Hết mạ ta lại quảy thêm, Hết lúa, ta lại mang tiền đi đong. Nữa mai lúa chín đầy đồng, Gặt về, đập sảy, bõ công cấy cày. - Nửa đêm sao sáng mây cao, Điềm ười nắng gắt, nắng gào chẳng sai. Lúa khô nước cạn, ai ơi! Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu, Đêm trời tan, trăng sao không tỏ, Ấy là điềm mưa gió tới nơi. Đêm nào sao sáng xanh trời, Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày. Những ai chăm việc cấy cày, Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm. -Tháng giêng chân bước đi cày, Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng. Thuận mưa lúa tốt đằng đằng, Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. -Tháng giêng lúa mới chia về, Tháng tư lúa đã đỏ hoe đầy đồng. Chị em đi sắp gánh gồng, Đòn càn tay hái ta cùng ra đi. Khó nghèo cây mướn gặt thuê, Lấy công đổi của chớ hề lụy ai. - Tháng năm cho chí tháng mười, Năm mười hai tháng, em ngồi em suy: Vụ chiêm em cấy lúa di, Vụ mùa lúa dè, sớm thì ba giăng. Thú quê rau cá đã từng, Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan. IV. NHẬN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI -Cậu cai buông áo em ra! Để em đi chợ kẻo mà chợ trưư& Chợ trưa rau nó héo đi, Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con? -Em là con gái đồng trinh, Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè. Ong Nghè sai lính ra ve, "Trăm lạy ông Nghè tôi đã có con". " Có con thì mặc có con, Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan". -Giàu từ trong trứng giàu ra, Khó từ ngã bảy ngã ba khó về. - Hơn nhau manh áo manh quần, Thả ra bóc trần, ai cũng như ai. -Ngó lên đám cấy ông cai, Cấy thưa ông ghét, cấy dày ông thương. -Nhất thì bộ Lại, bộ Binh, Nhì thì bộ Hộ, bộ Hình cũng xong. Thứ ba thì đến bộ Công, Nhược bằng bộ Lễ, lạy ông xin về. -Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu. Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu, Phú ông xin đổi ao sâu cá mè. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè, Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim. Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim, Phú ông xin đổi con chim đồi mồi. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi, Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười. -Trâu buộc thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn dài quần. - Trong nhà đã có vàng mười, Song le còn muốn của người nhân sâm. - Trời mưa cho ướt lá bầu, Anh làm lính lệ đi hầu ông quan. Thương người mũ bạc đai vàng, Đem thân mà đội mâm cam cho đành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_nhan_vat_tru_tinh_trong_ca_dao_co_truyen_viet_nam_7513.pdf
Luận văn liên quan