Luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010

1. Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh gần gũi nhau vềđịa lý và có những điểm tương đồng vềlịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế -xã hội. Trên cơ sởmối quan hệđặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ hữu nghịhợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được củng cốvà không ngừng phát triển. Quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được thểhiện sinh động trong lịch sửgần một thếkỷđấu tranh trường kỳchống giặc ngoại xâm và dựng xây đất nước của nhân dân hai nước nói chung và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đó là nền tảng, là cội nguồn sâu xa và là nhân tốkhách quan, bền vững đểĐảng bộ, nhân dântỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chung sức chung lòng, đoàn kết với nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằmgiữvững những thành quảđã đạt được và tiếp tục ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụcách mạng trong giai đoạn mới. 2.Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là tựgiúp mình” của Chủtịch HồChí Minh, Đảng bộtỉnh Hà Tĩnh luôn xác định việc tiếp tục tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là nguyên tắc và là yêu cầu, nhiệm vụcó ý nghĩa chiến lược; coi đây là nghĩa vụ quốc tếcao cả, đồng thời thểhiện tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng mà Đảng và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh dành cho tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vựccónhững diễn biến phức tạp, tạo ra nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với mỗi nước; quan hệhữu nghịhợp tác hai nước đang đi vào chiều sâu; cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội của mỗi tỉnh, nhiệm vụ tăng cường mối quan hệhợp tác truyền thống giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đang đặt ra hết sức cấp thiết, không chỉchỉvì mục tiêu tăng trưởng kinhtế, giữvững an ninh chính trịcủa mỗi địa 148 phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận chiến lược giữa hai nước. Trên tinh thần đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộtỉnh Hà Tĩnh khóa XIII và các khóa XIV, XV, XVI, XVII giai đoạn 1991 - 2010 đã kịp thời hoạch định chủtương và từng bước đềra phương hướng, nhiệm vụvà các giải pháp cụthểtrong thời kỳ, đồng thời tăng cường lãnh đạo Nhà nước, các ngành, đoàn thể, các tổchức kinh tếxã hội và các địa phương, cơ sởtriển khai tổchức thực hiện, biến những chủtrương, nhiệm vụđó thành hiện thực sinh động, đưa quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng phát triển cảchiều rộng và chiều sâu.

pdf170 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao hơn. 3.2.4. Chủ động bố trí các nguồn lực, nhất là vốn đảm bảo tính khả thi các chương tình nội dung hợp tác trong từng thời kỳ; chú trọng việc đảm bảo tính bền vững trong các chương trình, dự án hợp tác đầu tư Nhìn lại quá trình thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký kết, một số nội dung hoặc thiếu tính khả thi, hoặc triển khai không đảm bảo tiến độ, chất lượng hiệu quả chưa cao; có nội dung hợp tác được thể hiện nhiều lần trong các văn ban thỏa thuận nhưng vẫn không được triển khai thực hiện. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng trên đây là do việc cân đối, bố trí các nguồn lực để thực hiện, nhất là vốn, thiếu kịp thời, đồng bộ; có nơi, có lúc không có vốn để triển khai thực hiện. Vấn đề đặt ra là, việc cân đối, bố trí nguồn lực, nhất là vốn phải được xem xét hết sức kỹ lưỡng và phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế 143 xã hội cũng như kế hoạch phân bổ ngân sách hằng năm của tỉnh và các địa phương, đơn vị. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu, xây dựng chiến lược hợp tác, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Theo đó, việc xây dựng nội dung hợp tác cùng với việc đảm bảo nguồn lực, nhất là vốn để thực hiện phải được tính toán, xem xét hết sức công phu trước, trong hoặc ngay sau khi tiến hành hội đàm và ký kết các văn bản thỏa thuận cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Đối với các tỉnh bạn, trong điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, trong quá trình hợp tác, việc giúp đỡ bạn thông qua viện trợ, giúp đỡ trực tiếp hoặc có cơ chế ưu tiên ưu đãi hợp lý trong hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức có ý nghĩa. Điều này thể hiện tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa nhân dân hai nước, giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Trong quá trình hợp tác cần chú trọng mục tiêu củng cố tăng cường quan hệ đặc biệt giữa hai nước, ba tỉnh; loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từ cơ chế thị trường; đặt lợi ích lâu dài trong quan hệ đặc biệt lên trên lợi ích trước mắt và lợi ích kinh tế đơn thuần; giảm thiểu đến mức tối đa những lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước dành cho hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, song song với việc giúp đỡ, viện trợ trực tiếp, một chiều bằng nguồn ngân sách, cần hết sức chú trọng hợp tác song phương trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Trong quá trình thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn các tỉnh bạn, cần coi trọng việc giúp đỡ bạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên gia thuộc các lĩnh vực đã và đang hợp tác. Mặt khác, đối với những nội dung, phần việc thuộc trách nhiệm về phía các tỉnh bạn, cần kịp thời thông tin, bàn bạc một cách thẳng thắn để giải quyết kịp thời, tránh nể nang, xuôi chiều... ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thực thi các nội dung hợp tác. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc vận hành, bảo quản, sử dụng có hiệu quả các công trình dự án sau khi đã hoàn thành và tiến hành bàn 144 giao cũng như đảm bảo cho quá trình chuyển giao công nghệ, nhân rộng các mô hình được thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo tính bền vững của các chương trình dự án hợp tác đầu tư. Đối với các chương trình, dự án hợp tác đầu tư phát triển, cần đặt ra yêu cầu đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật trước và trong quá trình triển khai; từng bước chuyển giao chức năng quản lý dự án để cho phía bạn đảm bảo khả năng tiếp nhận dự án sau khi rút cán bộ, chuyên gia. 3.2.5. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách công tác đối ngoại Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đối ngoại cũng như cán bộ làm công tác tham mưu của các ngành, các cấp còn bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Trong quá trình thi hành công vụ, tính chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình và xử lý thông tin của một bộ phận cán bộ chưa cao; khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình còn chậm, chưa toàn diện và sâu sắc; công tác tham mưu thiếu kịp thời, chất lượng thấp; còn bộc lộ nhiều hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, lễ tân ngoại giao. Những bất cập trên đây của đội ngũ cán bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách công tác đối ngoại cũng như các cơ quan làm công tác tham mưu trên các lĩnh vực của các cấp, các ngành, các địa phương. Điều đó đặt ra yêu cầu cần tăng cường hơn nữa việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại vụ có đủ phẩm chất và năng lực cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ quan làm công tác đối ngoại. Theo đó, cơ quan làm công tác đối ngoại cần phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền và là cầu nối, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong việc tham mưu xây dựng chủ trương và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế của các cơ quan tham gia hoạt động đối ngoại; thực sự coi nhiệm vụ ngoại giao phục vụ xây dựng và phát 145 triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Đối sách ngoại giao của chúng ta trong thời kỳ mới cần hết sức uyển chuyển, vừa giữ nguyên tắc vừa linh hoạt, tranh thủ các đối tượng khác nhau vì lợi ích của sự nghiệp phát triển đất nước, không ngừng tăng cường quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là các quan hệ kinh tế, chính trị. Do đó, cần mạnh dạn đổi mới tư duy, nâng cao tầm trí tuệ, phong cách, lề lối làm việc của các tập thể cá nhân làm công tác ngoại vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. 3.2.6. Tăng cường phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, chú trọng công tác ngoại giao phục vụ kinh tế Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, trong quá trình hợp tác với các tỉnh bạn, tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước đẩy mạnh hoạt động chính trị đối ngoại đồng thời với hoạt động kinh tế đối ngoại, kết hợp hai loại hình này với nhau nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Những hoạt động chính trị đối ngoại được đẩy mạnh góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác, mở đường và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Sự phối hợp giữa các hoạt động chính trị đối ngoại với các hoạt động kinh tế đối ngoại của các ngành, các cấp trong thời gian qua, trong đó, đáng chú ý là những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế với nhiều hình thức khá phong phú và ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, đã góp phần tích cực vào những thành tựu trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong những thập niên qua. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đáng khích lệ đã đạt được, công tác phối hợp giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại của chúng ta còn bộc lộ những hạn chế, thể hiện chủ yếu ở việc chưa gắn kết thường xuyên và chặt chẽ hai loại hình hoạt động này với nhau, chưa chú ý thích đáng việc nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị đối ngoại phục vụ mục tiêu kinh tế và chưa 146 đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi nhưng quan hệ về hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ, chưa thật tương xứng với quan hệ chính trị. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa ba tỉnh nói riêng và hai nước Việt - Lào nói chung, nhất là trong tình hình hiện nay, khi các bên đang chịu sự tác động sâu sắc của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và nhất là đang phải đối phó với âm mưu phá hoại, chia rẽ của các thế lực thù địch. Trong thực tế, các hoạt động chính trị đối ngoại có vai trò định hướng, mở đường, tạo dựng môi trường, điều kiện thuận lợi và các khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc phát triển các mối quan hệ, nhất là về quan hệ kinh tế giữa ba tỉnh; hỗ trợ đắc lực các quá trình đàm phán, trao đổi, ký kết các dự án, các hợp đồng kinh tế - thương mại giữa ba tỉnh, nhất là đối với các doanh nghiệp. Như vậy, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa hoạt động chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại vừa mở rộng, củng cố và phát triển quan hệ chính trị, vừa tăng cường, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cần nhìn nhận đúng thực tế, nhằm đưa quan hệ kinh tế lên ngang tầm và tương xứng với quan hệ chính trị; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và tăng cường sự bổ trợ lẫn nhau giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại cũng như giữa các hoạt động cụ thể trong hai lĩnh vực. Các hoạt động chính trị đối ngoại do các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ở các cấp khác nhau tiến hành cần bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế và hướng vào mục tiêu phục vụ kinh tế, trước hết là góp phần mở rộng và tăng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút đầu tư, hợp tác sản xuất kinh doanh; giảm bớt những hoạt động mang tính xã giao hình thức, không đưa lại lợi ích thiết thực. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn trong thời gian tới. 147 KẾT LUẬN 1. Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh gần gũi nhau về địa lý và có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm và dựng xây đất nước của nhân dân hai nước nói chung và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đó là nền tảng, là cội nguồn sâu xa và là nhân tố khách quan, bền vững để Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chung sức chung lòng, đoàn kết với nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm giữ vững những thành quả đã đạt được và tiếp tục ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. 2. Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định việc tiếp tục tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là nguyên tắc và là yêu cầu, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược; coi đây là nghĩa vụ quốc tế cao cả, đồng thời thể hiện tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng mà Đảng và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh dành cho tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có những diễn biến phức tạp, tạo ra nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với mỗi nước; quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước đang đi vào chiều sâu; cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đang đặt ra hết sức cấp thiết, không chỉ chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị của mỗi địa 148 phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận chiến lược giữa hai nước. Trên tinh thần đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIII và các khóa XIV, XV, XVI, XVII giai đoạn 1991 - 2010 đã kịp thời hoạch định chủ tương và từng bước đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể trong thời kỳ, đồng thời tăng cường lãnh đạo Nhà nước, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và các địa phương, cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, biến những chủ trương, nhiệm vụ đó thành hiện thực sinh động, đưa quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. 3. Thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từ năm 1991 đến năm 2010 cho thấy: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2000 có nhiều chuyển biến trên các lĩnh vực: từ quan hệ hợp tác chủ yếu về chính trị, an ninh quốc phòng, các lĩnh vực khác quy mô còn nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả kinh tế thấp trong những thập niên 70, 80, từng bước chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh tế, chính trị ngày càng có vị trí quan trọng. Cùng với hợp tác kinh tế, các lĩnh vực hợp tác khác cũng không ngừng phát triển và bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, kết quả hợp tác mà các bên mang lại chưa cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, tuy đã được hai nước Việt Nam, Lào và tỉnh Hà Tĩnh, Bôlykhămxay, Khămmuộn xác định là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, nhưng trong thực tế, hợp tác trong lĩnh vực này hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế và mong muốn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 2001 - 2010: nội dung, phương thức hợp tác có những chuyển biến mạnh mẽ so với những thập niên trước đây: từ quan hệ hợp tác 149 chủ yếu về chính trị, an ninh quốc phòng, chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng được xác định là cơ sở và nền tảng, nhiệm vụ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại thực sự được xem là lĩnh vực trọng tâm, tạo động lực cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác phát triển lên một bước mới. Bên cạnh đó, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ được quan tâm đúng mức và thu được những kết quả đáng phấn khởi; các hoạt động xã hội, giao lưu hữu nghị nhân dân đã được tăng cường với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực vun đắp tình đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Từ quan hệ mang tính chất tương trợ, một chiều, từng bước chuyển sang quan hệ đối tác kinh tế hai chiều, liên kết sản xuất, kinh doanh bình đẳng, cùng có lợi, vận hành theo cơ chế thị trường, phù hợp với cơ chế mở cửa, xu thế hội nhập và đường lối, chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước. Tuy nhiên, trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc, pháp lý, các bên luôn giành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi hợp lý, sự giúp đỡ chân thành, vô tư, đầy nghĩa tình anh em, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh. Do vậy, giai đoạn này quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu. 4. Trong quá trình thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác, tuy còn bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, đặc biệt là tiềm lực kinh tế ba tỉnh còn nghèo, cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư còn nhiều bất cập; hiện còn nhiều vấn đề đang đặt ra ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả hợp tác, đầu tư cần kịp thời có biện pháp tháo gỡ… song những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Thành tựu và những bài học kinh nghiệm rút ra 150 trong quá trình hợp tác trong giai đoạn này sẽ tạo cơ sở, tiền đề quan trọng và là nguồn cổ vũ động viên lớn giúp Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh tiếp tục phấn đấu vươn lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình hợp tác trong thời gian tới, góp phần vun đắp thêm tình đoàn kết hữu nghị truyền thống đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Nguyễn Trọng Tứ (2006), Phát huy tinh thần bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 6. 2. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Tình đoàn kết chiến đấu của quân dân tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhăm xay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Các sự kiện lịch sử Trung Lào trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào. 3. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhăm xay (2001-2007). Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 6. 4. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Liên minh đoàn kết chiến đấu của quân dân Hà Tĩnh- Bôlykhăm xay (Lào) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 14. 5. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Quan hệ hữu nghị hợp tác Hà Tĩnh- Bôlykhămxay (Lào) giai đoạn 1991- 2007. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 14. 6. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay (Lào) của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 15. 7. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Những đóng góp của quân dân tỉnh Hà Tĩnh đối với chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tình đoàn kết Việt Nam – Lào trong xây dựng và phát triển khu kháng chiến Tây Bắc Lào, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào. 152 8. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Quá trình phát triển đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Thông tin Đối ngoại, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại - Ban Tuyên Giáo Trung ương, Số 5 (74). 9. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Một số kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay (CHDCND Lào) từ 1991 đến nay. Thông tin Nghiên cứu Quốc tế, Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 1 (39). 10. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 16. 11. Nguyễn Trọng Tứ (2011), Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng lý luận dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 19. 12. Nguyễn Trọng Tứ (2011), Quá trình phát triển đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011). Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 21. 13. Nguyễn Trọng Tứ (2012), Tăng cường xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 22. 14. Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và công tác biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 24. 15. Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác về chính trị ngoại giao và giao lưu hữu nghị nhân dân giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 25. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: 1. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Hiệp định quy chế biên giới và Biên bản cuộc họp lần thứ năm giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 2. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế biên giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 3. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác biên giới chín tháng đầu năm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Đối ngoại Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác của Đoàn cán bộ Hà Tĩnh tại nước CHDCND Lào (Kèm theo biên bản làm việc). 6. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả làm việc tại các tỉnh thuộc nước CHDCND Lào theo quyết định số 229-QĐ/UB, ngày 16/2/1995. Ngày 14/3/1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 7. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1992), Báo cáo tình hình biên giới quốc gia giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 8. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1994), Báo cáo tình hình biên giới, ngày 1 tháng 4 năm 1994, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 9. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn bản ghi nhớ về mối quan hệ hợp tác giữa Đoàn đại biểu cấp cao Hà Tĩnh và tỉnh Khămmuộn ký ngày 6/5/1995, ngày 9/7/1996. Lưu tại Trung tâm lưu trử Hà Tĩnh. 10. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình quan hệ hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh Bôlykhămxay-Khăm muộn và tập đoàn HPKD, ngày 22/6/1997. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh 154 11. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1993), Báo cáo tình hình về mối quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, tỉnh Khămmuộn và Chương trình phát triển kinh tế miền núi Bộ Quốc phòng Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 12. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với Khămmuộn, ngày 9/7/1996. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 13. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc với hai tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 14. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo về tình hình mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và Công ty Phát triển kinh tế miền núi Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 15. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo tình hình quan hệ hợp tác hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, ngày 16 tháng 11 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 16. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1998), Báo cáo công tác đối ngoại năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 17. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), Tài liệu biên soạn lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh. 19. Ban Hợp tác kinh tế văn hóa với Lào, tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo về hợp tác kinh tế văn hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Bôlykhămxay 6 tháng đầu năm 1987 và đề nghị bổ sung kế hoạch 6 tháng cuối năm 1987, ngày 16/6/1987. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh Nghệ An. 20. Ban hợp tác kinh tế văn hóa với nước ngoài tỉnh Bôlykhămxay (1987), Biên bản họp công việc hợp tác với tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1987 và kế hoạch 1988, Số 01/KH.TC, ngày 29 tháng 8 năm 1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng tỉnh Nghệ An. 21. Báo Nhân Dân (2009), số ra ngày 24 tháng 4 năm 2009. 155 22. Báo Nhân Dân (1991), ngày 25/6/1991. 23. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2001), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên), (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (11-2001), Nghị quyết số 07 Về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng. 29. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Bộ Ngoại giao (2003), Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1998), Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến. Hà Tĩnh. 32. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1994), Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh. 33. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm 2001, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh. 34. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2003), Báo cáo tình hình công tác biên giới năm 2003, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh. 35. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả thực hiện Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Lào và biên bản giữa hai đoàn đại biểu biên giới lần thứ 6 giữa hai nước, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh. 156 36. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình thực trạng đường biên mốc giới và công tác bảo vệ của Bộ đội Biên phòng, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh. 37. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm 2001, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh. 38. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1985), Tài liệu biên soạn lịch sử Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến, Hà Tĩnh. 49. Cay xỏn Phôm vi hản (1980), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40. Cục Hàng hải Việt Nam (2007), Biên bản Hội nghị lần thứ 5 của Tổ công tác phối hợp Việt - Lào nghiên cứu về quản lý và khai thác cảng Vũng Áng, ngày 3/12/1997. Tài liệu lưu tại Phòng Tổ chức - Hành Chính, Cảng vụ Hà Tĩnh. 41. Lê Văn Chất (2007), Mở rộng liên kết giao lưu quốc tế”, Đặc san “Việt Nam - Lào 45 năm hợp tác hữu nghị, Báo Thế giới và Việt Nam. 42. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (1973), Tuyên bố của Chính phủ Lào ngày 22 tháng 2 năm 1973, Tài liệu lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 43. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1995), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác tại nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 44. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo một số tình hình có liên quan đến công tác an ninh thời gian qua tại hai tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay (Lào), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 45. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo kết quả công tác bảo vệ an ninh biên giới năm 2000, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 46. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2002), Báo cáo tình hình, kết quả công tác biên giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 47. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc (kèm theo bản ghi nhớ) với Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 157 48. Đặng Ích Chính (2006), “Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào 1945 - 1988”, Nxb Quân đội nhân dân. 49. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 50. Nguyễn Tấn Dũng (2009), Đặc san báo Thế giới và Việt Nam. 51. Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987. 52. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1948), NQ Hội nghị tháng 6 năm 1948. 53. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII. 54. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV. 55. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV. 56. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ương Đảng NDCM Lào số 24/BBT, ngày 20/5/1987 về việc triển khai kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào với Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt Nam. 57. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (1998), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ III, Bôlykhămxay. 58. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2005), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ IV, Bôlykhămxay. 59. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay lần thứ V, Bôlykhămxay. 60. Đảng bộ tỉnh Khămmuộn (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh Khămmuộn lần thứ VIII, Khămmuộn. 61. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội. 158 63. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 64. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, Khóa VII, (Tài liệu lưu hành nội bộ). 65. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội. 69. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ương ĐCS Việt Nam số 09-CT/TW, ngày 03/7/1987 về việc quan hệ Đảng ta với Đảng Lào và Đảng Cămpuchia,, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt Nam. 70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011. 71. Nguyễn Trọng Điều (1987), Lào - Đất nước con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 73. Hồ Chí Minh, (1986), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội. 74. Hội đồng lý luận Trung ương (2013), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào. Nxb CTQG, HN. 2013. 75. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo công tác Hội năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu tại Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh . 76. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2008), Báo cáo công tác Hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Lưu tại Văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh. 159 77. Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. 78. HĐND tỉnh Hà Tĩnh (1997), Thư công tác ngày 30 tháng 5 năm 1997 của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 79. Huyện Đoàn Hương Sơn (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2007. Lưu tại Văn phòng Huyện Đoàn Hương Sơn. 80. Đinh Xuân Lý (Chủ biên), (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Đỗ Mười (1996), Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Trịnh Nhu (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào", Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 6), tr 16. 83. Nguyễn Di Niên (2001), "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ta trong năm 2001", Tạp chí Cộng sản, (số 2), tr 8. 84. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh (2005), Báo cáo tình hình hợp tác giữa Ngành văn hoá thể thao Hà Tĩnh và Bôlykhămxay từ năm 2000 đến năm 2005, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp. 85. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2008, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp. 86. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngành văn hoá thể thao và Du lịch năm 2007, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp. 87. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giá tình hình hợp tác với Lào trong năm 2010, ngày15/10/2010. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh. 88. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giá tình hình hợp tác với Lào và Căm pu chia 2010, ngày 15/12/2010. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh. 160 89. Sở Y tế Hà Tĩnh (1997), Bản ghi nhớ hợp tác y tế hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay về chăm sóc sức khoẻ cán bộ và nhân dân hai tỉnh, Lưu tại Phòng Hành chính. 90. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tổng kết tình hình hợp tác của Hà Tĩnh với CHDCND Lào, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh. 91. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh. 92. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình hợp tác với các tỉnh của nước CHDCND Lào, ngày 15/4/2012. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh. 93. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng năm 2010; nhiệm vụ giải pháp năm 2011, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 94. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển. Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 95. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (4 - 2009), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện NQ Hội nghị Trung ương lần thứ Bảy, khoá IX, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 96. Tỉnh Bôlykhămxay (1994), Thông báo tiếp nhận vật tư xây dựng Nhà khách. Số 621/TB, ngày 13 tháng 4 năm 1994. Lưu tại Văn phòng tỉnh Bôlykhămxay. 97. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1954), Báo cáo tình hình, tháng 1 năm 1954, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 98. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1993), Báo cáo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày 1 tháng 3 năm 1993, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 161 99. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 1993 và nhiệm vụ chính trị năm 1994, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 100. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1995), NQ số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 101. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 102. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 và tầm nhìn đến năm 2010, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 103. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Báo cáo sơ kết thực hiện NQ Trung ương Tám của Bộ Chính trị và NQ 04 của BCH Trung ương về quốc phòng và an ninh, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 104. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 105. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2005), NQ của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về triển khai thực hiện NQ số 39 - NQTW của Bộ Chính trị, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 106. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Quyết định cử Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh đi thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay (Lào), Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 107. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. 108. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII ( nhiệm kỳ 2010 - 2015), Hà Tĩnh, tháng 10 - năm 2010. 162 109. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội đàm ngày 26 tháng 6 năm 2006, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 110. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. 111. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Báo cáo kết quả hợp tác với Lào và Căm puchia năm 2011; phương hướng hợp tác năm 2012, ngày 14/11/2011. Lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 112. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tình hình, kết quả quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh Bô ly khăm xay và Khăm muộn nước CHDCND Lào năm 2010, ngày 25/10/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 113. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện, ngày 10/12/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 114. Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh (1985), Văn bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và Bôlykhămxay, ngày 14 tháng 3 năm 1985, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An. 115. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Biên bản cuộc họp giữa Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ Tĩnh và Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay, ngày 20/6/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 116. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác kinh tế văn hóa với các tỉnh kết nghĩa Lào 10 năm qua và hướng hợp tác trong thời gian tới, ngày 15/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 117. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 118. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1990), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và Nghệ Tĩnh năm 1990 - 1991, ngày 20/5/1990. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 163 119. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khăm xay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 120. Tổ Công tác triển khai hợp tác với Lào và Thái Lan (2012), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào Thái Lan và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh. 121. Tuyên bố chung Việt Nam - Lào ngày 16/8/1992, báo Nhân dân, ngày 17/8/1992. 122. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 123. Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu tại Văn phòng Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh. 124. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 125. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1993), Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An. 127. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986 và các năm từ 1987 đến 1990, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An. 128. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1986), Báo cáo tình hình hợp tác với tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An. 129. UBND tỉnh Hà Tĩnh (1993), Biên bản làm việc giữa Đoàn đại biểu Biên giới tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu Ban Biên giới tỉnh Bôlykhămxay, ngày 27 tháng 9 năm 1993. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh Hà Tĩnh. 164 130. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định về việc cử đoàn đi công tác tại nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 131. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Báo cáo kết quả chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 132. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo một số tình hình cửa khẩu Việt Nam - Lào (trên tuyến biên giới Hà Tĩnh với các tỉnh Bô ly khăm xay, Khăm muộn), ngày 14/3/1998. Lưu tại Trung tâm lưu trử Hà Tĩnh. 133. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Công văn số 1294 của UBND tỉnh Về việc Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đi công tác ở Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 134. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác biên giới 9 tháng đầu tnăm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 135. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo tình hình thực hiện công tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 136. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 137. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Báo cáo kết quả hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và định hướng công tác trong thời gian tới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 138. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế biên giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 139. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 140. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 141. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả công tác biên giới năm 2000 và một số nhiệm vụ chính năm 2001, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 165 142. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Công văn số 1474 CV/UB - NC ngày 18 tháng 11 năm 1998 Về việc báo cáo người di cư Việt - Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 143. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Hiệp định quy chế biên giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 144. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình hợp tác với nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 145. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh Về việc giúp đỡ nhân dân huyện Cămcớt, tỉnh Bôlykhămxay bị thiên tai, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. 146. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo của UBND tỉnh tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Lào, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh. 147. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hợp tác với nước CHDCND Lào, ngày 15 tháng 8 năm 2007. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh. 148. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tóm tắt tình hình KTXH tỉnh HT, kết quả thực hiện văn bản thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 2008 đến nay, ngày 10/8/2009. Tài liệu Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh. 149. Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo 10 năm thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, ngày 19 tháng 12 năm 1999. Lưu tại Văn phòng UBND huyện Hương Sơn. 150. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 6 tháng 11 năm 1992, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 151. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1994), Các Văn bản về chuyến đi Lào của đồng chí Trần Quốc Thại và đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 152. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 5 tháng 3 năm 1994. Lưu tại Phòng Lưu trữ. 166 153. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 154. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 155. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1996), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 28 tháng 5 năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 156. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 24 tháng 4 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 157. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1998), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 16 tháng 11 năm 1998, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 158. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 9 tháng 7 năm 2003, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 159. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội nghị cấp cao giữa Đoàn đại biểu Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 26 tháng 6 năm 2006, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 160. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 2 tháng 8 năm 2004, Lưu tại Phòng Lưu trữ. 161. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 162. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Báo cáo kết quả về hợp tác kinh tế văn hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Bôlykhămxay 6 tháng đầu năm 1987, ngày 13/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 163. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An. 167 164. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Lược ghi ý kiến của đồng chí Xi xăm phon Lò văn xay, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào, ngày 10/4/1988. Lưu tại Phòng Lưu trử Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 165. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1996), Văn bản ghi nhớ Cuộc Hội đàm giữa Đoàn Đại biểu Đảng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu Đảng chính quyền tỉnh Khămmuộn ngày 12 tháng 7 năm 1996. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 166. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Thông báo kết quả chuyến thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí Đặng Duy Báu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu từ ngày 21 đến 27 - 4- 1997, ngày 7 tháng 5 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 167. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2003), Văn bản Hội đàm giữa Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Khăm muộn, ngày 6 tháng 8 năm 2003. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 168. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2008), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/4/ 2008. Lưu tại Trung tâm lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 169. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 12 tháng 8 năm 2009. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 170. Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Thông báo kết quả chuyến thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí Lê Văn Chất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, tháng 7/2010, Lưu tại Phòng Lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 171. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Khămmuộn, ngày 22/10/2/ 2010. Lưu tại Trung tâm lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 168 172. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 2 tháng 4 năm 2011. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO: (ເອກະສານພາສາລາວ) 173. ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວຄັ້ງທີ່ IV (1987), ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ. 174. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1998), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ III, ບໍລິຄຳໄຊ. 175. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2005), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ IV , ບໍລິຄຳໄຊ. 176. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2010), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ V , ບໍລິຄຳໄຊ. 177. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄະນະພັກແຂວງຄຳມ່ວນຄັ້ງທີ່ VIII , ຄຳມ່ວນ. 178. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບ ແຂວງຮ່າຕີ້ງຕໍ່ການກອງປະຊຸມພົບປະຄັ້ງວັນທີ 6/6/2010. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ. 179. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ(1999), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບບັນດາ ແຂວງແຮກສ່ຽວປີ 1999. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ. 169 180. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2001), ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບ ແຂວງຮ່າຕີ້ງ. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ. 181. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1997), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 24/4/1997. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ. 182. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2003), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 9/7/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ. 183. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2006), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 26/6/2006. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ. 184. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1988), ລາຍງານການຮ່ວມມືກັບແຂວງເງ໋ ຕີ້ງ, ວັນທີ 06/4/1988. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ. 185. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1996), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະຄະນະຜູ້ແທນຄະນະພັກ, ອຳນາດການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ ແລະ ຄະນະຜູ້ແທນແຂວງຮ່າຕີ້ງ., ວັນທີ 12/7/1996. ເອກະສານຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ 186. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1997), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມ ກັບການນຳຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ວັນທີ 26/4/1997. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ 170 187. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2003), ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມ ພົບປະກັບຄະນະຜູ້ແທນຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ວັນທີ 6/8/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ 188. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2009), ລາຍງານການຜົນງານການຮ່ວມມືລະຫວ່າງແຂວງໄຊກັບແຂວງ ຮ່າຕີ້ງ, ເດືອນ 8/2009. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ. 189. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2006), ລາຍງານຜົນງານການຮ່ວມມືຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງ ລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ຄຳມ່ວນ, ວັນທີ 22/10/2010. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_trong_tu_la_2773.pdf
Luận văn liên quan