Cùng với thực tế là viêm quanh implant và viêm nha chu có các triệu chứng lâm sàng rất giống nhau,125 có vẻ như bệnh quanh implant và bệnh nha chu là hai bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn rất giống nhau. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của các phương pháp nghiên cứu, một số bằng chứng đặc biệt đã được đề xuất chứng minh sự khác biệt giữa hai bệnh này, như đã đề cập ở trên. Mặc dù vâỵ, F. nucleatum đã được phát hiện là loài phổ biến nhất và bao gồm một phần của hệ vi sinh vật lõi chung của các bệnh nha chu và bệnh quanh implant126.
Kết quả của giải trình tự gen thế hệ mới đã chỉ ra rằng F. nucleatum góp phần đáng kể vào sự hình thành và trưởng thành của màng sinh học trong các bệnh lý quanh implant. Điều này chỉ ra rằng F. nucleatum cũng đóng một vai trò quan trọng trong bệnh lý quanh implant, tương tự như bệnh nha chu. Mặc dù vai trò cầu nối của F. nucleatum trong mảng bám răng là phổ biến, nhưng có nhiều điểm khác biệt giữa bệnh lý quanh implant và bệnh nha chu về sự đóng khúm của vi khuẩn, sự bám dính của vi sinh vật và sự hình thành màng sinh học, dẫn đến tỷ lệ tái phát viêm quanh implant cao. Do đó, cơ chế cụ thể mà F. nucleatum ảnh hưởng đến hai bệnh lý này dường như khác nhau127.
Gần đây, mối quan hệ giữa F. nucleatum và các bệnh quanh implant ngày càng được chú ý gần đây, một số công nghệ mới nhắm vào F. nucleatum đã được phát triển để điều trị các bệnh quanh implant. Một giải pháp đánh răng mới đã được thử nghiệm để ức chế sự phát triển của màng sinh học quanh implant và tiêu diệt F. nucleatum, một loài vi khuẩn có thể có ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh quanh implant127,128.
Về sự xuất hiện của các vi khuẩn trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy sự tương đồng về kết quả đánh giá tần suất của các nghiên cứu khác khi khảo sát sự xuất hiện của các vi khuẩn quanh implant. Nghiên cứu của Canullo và c.s (2015)98 lấy mẫu mảng bám dưới nướu/niêm mạc ở tổng cộng 455 vị trí quanh khe nướu, khe quanh implant và kết nối trong của implant. Tại vị trí khe quanh implant, vi khuẩn A.actinomycetemcomitans
xuất hiện với tỉ lệ thấp nhất (3,3%). Ở vị trí kết nối trong của implant, vi khuẩn A.actinomycetemcomitans cũng cho thấy tỉ lệ rất thấp (1,5%). Ngược lại vi khuẩn “phức hợp cam” (P.intermedia, P.micros, F. nucleatum, C. rectus) xuất hiện với tần suất cao nhất. Trong số các vi khuẩn thuộc “phức hợp cam” thì vi khuẩn F. nucleatum có trong hầu hết các mẫu xét nghiệm và xuất hiện với tần suất cao nhất (trong khe quanh implant lành mạnh là 96,7% và trong kết nối trong implant là 90,9%). Các vi khuẩn “phức hợp đỏ” xuất hiện với tần suất thấp hơn (trong khe quanh implant lành mạnh thì tần suất của P.gingivalis: 66,7%, T.denticola: 43,4% và T. forsythea: 80%; trong kết nối trong implant thì tần suất của: P.gingivalis: 40,9%, T.denticola: 27,3% và T.forsythensis: 42,4%). Tác giả không phân tích S.salivarius và S.moorei.98 và ghi nhận tần suất xuất hiện vi khuẩn “phức hợp đỏ” cao hơn trong nghiên cứu chúng tôi. Điều này có thể do sự khác nhau về tình trạng lâm sàng của implant. Trong nghiên cứu của tác giả, độ sâu thăm dò khe quanh implant trung bình là 3,2 ± 1,2 mm, lớn hơn nghiên cứu của chúng tôi với độ sâu thăm dò khe quanh implant là 2,66 ± 0,57 mm ở thời điểm sau 6 tháng và 2,77 ±0,48 mm ở thời điểm sau 12 tháng. Ngoài ra, mức độ chảy máu khi thăm khám(40,6%) hay chỉ số mảng bám (1,02 ± 0,4) đều cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Những yếu tố này đều cho thấy mức độ viêm nhiều hơn so với nghiên cứu chúng tôi nên tần suất xuất hiện của các vi khuẩn “phức hợp đỏ” cũng cao hơn.
184 trang |
Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế Implant - Trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heraif AA. Soft tissue changes and crestal bone loss around platform-
switched implants placed at crestal and subcrestal levels: 36-month results
from a prospective split-mouth clinical trial. Clin Oral Implants Res.
2017;28(11):1342-1347. doi:10.1111/clr.12990
71. Novaes AB, Jr., Barros RR, Muglia VA, Borges GJ. Influence of interimplant
distances and placement depth on papilla formation and crestal resorption:
a clinical and radiographic study in dogs. J Oral Implantol. 2009;35(1):18-
27. doi:10.1563/1548-1336-35.1.18.
72. Koutouzis T, Neiva R, Nonhoff J, Lundgren T. Placement of implants with
platform-switched Morse taper connections with the implant-abutment
interface at different levels in relation to the alveolar crest: a short-term (1-
year) randomized prospective controlled clinical trial. Int J Oral Maxillofac
Implants. 2013;28(6):1553-1563. doi:10.11607/jomi.3184
73. Palaska I, Tsaousoglou P, Vouros I, Konstantinidis A, Menexes G. Influence
of placement depth and abutment connection pattern on bone remodeling
around 1-stage implants: a prospective randomized controlled clinical trial.
Clin Oral Implants Res. 2016;27(2):e47-56. doi:10.1111/clr.12527
74. Gatti C, Gatti F, Silvestri M, et al. A Prospective Multicenter Study on
Radiographic Crestal Bone Changes Around Dental Implants Placed at
Crestal or Subcrestal Level: One-Year Findings. Int J Oral Maxillofac
Implants. 2018;33(4):913-918. doi:10.11607/jomi.6509
75. Pellicer-Chover H, Peñarrocha-Diago M, Peñarrocha-Oltra D, Gomar-
Vercher S, Agustín-Panadero R, Peñarrocha-Diago M. Impact of crestal
and subcrestal implant placement in peri-implant bone: A prospective
comparative study. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2016;21(1):e103-
e110. Published 2016 Jan 1. doi:10.4317/medoral.20747.
76. Akcalı A, Trullenque-Eriksson A, Sun C, Petrie A, Nibali L, Donos N. What
is the effect of soft tissue thickness on crestal bone loss around dental
implants? A systematic review. Clin Oral Implants Res. 2017;28(9):1046-
1053. doi:10.1111/clr.12916
77. Puisys A, Linkevicius T. The influence of mucosal tissue thickening on crestal
bone stability around bone-level implants. A prospective controlled clinical
trial. Clin Oral Implants Res. 2015;26(2):123-129. doi:10.1111/clr.12301
78. Vervaeke S, Dierens M, Besseler J, De Bruyn H. The influence of initial soft
tissue thickness on peri-implant bone remodeling. Clin Implant Dent Relat
Res. 2014;16(2):238-247. doi:10.1111/j.1708-8208.2012.00474.x
79. Canullo L, Caneva M, Tallarico M. Ten-year hard and soft tissue results of a
pilot double-blinded randomized controlled trial on immediately loaded
post-extractive implants using platform-switching concept. Clin Oral
Implants Res. 2017;28(10):1195-1203. doi:10.1111/clr.12940
80. Garaicoa‐Pazmino C, Mendonça G, Ou A, et al. Impact of mucosal phenotype
on marginal bone levels around tissue level implants: A prospective
controlled trial. J Periodontol. 2021;92(6):771-783. doi:10.1002/JPER.20-
0458.
81. Van Winkelhoff AJ, Goené RJ, Benschop C, Folmer T. Early colonization of
dental implants by putative periodontal pathogens in partially edentulous
patients. Clin Oral Implants Res. 2000;11(6):511-520. doi:10.1034/j.1600-
0501.2000.011006511.x
82. Assenza B, Tripodi D, Scarano A, et al. Bacterial leakage in implants with
different implant-abutment connections: an in vitro study. J Periodontol.
2012;83(4):491-497. doi:10.1902/jop.2011.110320
83. Zhu B, Meng H, Huang B, Chen Z, Lu R. Detection of T. forsythia and other
important bacteria in crestal and subcrestal implants with ligature-induced
peri-implant infection in dogs. J Periodontol. 2019;90(3):306-313.
doi:10.1002/jper.18-0223
84. Cosyn J, Van Aelst L, Collaert B, Persson GR, De Bruyn H. The peri-implant
sulcus compared with internal implant and suprastructure components: a
microbiological analysis. Clin Implant Dent Relat Res. 2011;13(4):286-
295. doi:10.1111/j.1708-8208.2009.00220.x
85. Canullo L, Quaranta A, Teles RP. The microbiota associated with implants
restored with platform switching: a preliminary report. J Periodontol.
2010;81(3):403-411. doi:10.1902/jop.2009.090498
86. Machin D, Campbell MJ, Tan SB, Tan SH. Sample size tables for clinical
studies. 3rd ed. John Wiley & Sons; 2011.
87. Silness J, Löe H. Periodontal disease in pregnancy II. Correlation between
oral hygiene and periodontal condition. Acta odontologica scandinavica.
1964;22(1):121-135.
88. Löe H, Silness J. Periodontal disease in pregnancy I. Prevalence and severity.
Acta odontologica scandinavica. 1963;21(6):533-551.
89. Mombelli A, Van Oosten M, Schürch Jr E, Lang N. The microbiota associated
with successful or failing osseointegrated titanium implants. Oral
Microbiol Immunol. 1987;2(4):145-151. doi:10.1111/j.1399-
302x.1987.tb00298.x .
90. Albrektsson T, Zarb G, Worthington P, Eriksson A. The long-term efficacy of
currently used dental implants: a review and proposed criteria of success.
Int j oral maxillofac implants. 1986;1(1):11-25.
91. Sailer I, Karasan D, Todorovic A, Ligoutsikou M, Pjetursson BE. Prosthetic
failures in dental implant therapy. Periodontol 2000. 2022;88(1):130-144.
doi:10.1111/prd.12416.
92. Canullo L, Fedele GR, Iannello G, Jepsen S. Platform switching and marginal
bone‐level alterations: the results of a randomized‐controlled trial. Clin
Oral Implants Res. 2010;21(1):115-121. doi:10.1111/j.1600-
0501.2009.01867.x.
93. Aimetti M, Ferrarotti F, Mariani GM, Ghelardoni C, Romano F. Soft tissue
and crestal bone changes around implants with platform-switched
abutments placed nonsubmerged at subcrestal position: a 2-year clinical
and radiographic evaluation. Int J Oral Maxillofac Implants.
2015;30(6):1369-1377. doi:10.11607/jomi.4017.
94. Heitz‐Mayfield LJ. Peri‐implant diseases: diagnosis and risk indicators. J Clin
Periodontol. 2008;35(8 Suppl):292-304. doi:10.1111/j.1600-
051X.2008.01275.x.
95. Charalampakis G, Belibasakis GN. Microbiome of peri-implant infections:
lessons from conventional, molecular and metagenomic analyses.
Virulence. 2015;6(3):183-187. doi:10.4161/21505594.2014.980661 .
96. Sahrmann P, Gilli F, Wiedemeier DB, Attin T, Schmidlin PR, Karygianni L.
The microbiome of peri-implantitis: a systematic review and meta-analysis.
Microorganisms. 2020;8(5):661. doi:10.3390/microorganisms8050661.
97. Lang NP, Berglundh T, HeitzMayfield LJ, Pjetursson BE, Salvi GE, Sanz M.
Consensus statements and recommended clinical procedures regarding
implant survival and complications. Int J Oral Maxillofac Implants.
2004;19 Suppl:150-154..
98. Canullo L, Peñarrocha-Oltra D, Covani U, Rossetti PHO. Microbiologic and
Clinical Findings of Implants in Healthy Condition and with Peri-
lmplantitis. Int J Oral Maxillofac Implants. 2015;30(4):834-842.
doi:10.11607/jomi.3947.
99. Ericsson I, Lindhe J. Probing depth at implants and teeth: an experimental
study in the dog. J Clin Periodontol. 1993;20(9):623-627.
doi:10.1111/j.1600-051x.1993.tb00706.x.
100. Åstrand P, Engquist B, Dahlgren S, Gröndahl K, Engquist E, Feldmann H.
Astra Tech and Brånemark system implants: a 5‐year prospective study of
marginal bone reactions. Clin Oral Implants Res. 2004;15(4):413-420.
doi:10.1111/j.1600-0501.2004.01028.x.
101. Merli M, Bernardelli F, Giulianelli E, Toselli I, Mariotti G, Nieri M. Peri‐
implant bleeding on probing: A cross‐sectional multilevel analysis of
associated factors. Clin Oral Implants Res. 2017;28(11):1401-1405.
doi:10.1111/clr.13001.
102. Souza AB, Tormena M, Matarazzo F, Araújo MG. The influence of peri‐
implant keratinized mucosa on brushing discomfort and peri‐implant tissue
health. Clin Oral Implants Res. 2016;27(6):650-655.
doi:10.1111/clr.12703.
103. Wang Q, Tang Z, Han J, Meng H. The width of keratinized mucosa around
dental implants and its influencing factors. Clin Implant Dent Relat Res.
2020;22(3):359-365. doi:10.1111/cid.12914.
104. Carrigy J, Perrotti V, Franciotti R, Sharma A, Quaranta A. A Randomized
Pilot Clinical and Microbiological Study Comparing Laser Microtextured
Implants with and without Platform Switching. Appl Sci. 2021;11(9):4140.
105. Palacios-Garzón N, Mauri-Obradors E, Roselló-LLabrés X, Estrugo-Devesa
A, Jané-Salas E, López-López J. Comparison of Marginal Bone Loss
Between Implants with Internal and External Connections: A Systematic
Review. Int J Oral Maxillofac Implants. 2018;33(3):580-589.
doi:10.11607/jomi.6190.
106. Aimetti M, Ferrarotti F, Mariani GM, Ghelardoni C, Romano F. Soft tissue
and crestal bone changes around implants with platform-switched
abutments placed nonsubmerged at subcrestal position: a 2-year clinical
and radiographic evaluation. Int J Oral Maxillofac Implants.
2015;30(6):1369-1377. doi:10.11607/jomi.4017
107. Valles C, Rodríguez-Ciurana X, Clementini M, Baglivo M, Paniagua B, Nart
J. Influence of subcrestal implant placement compared with equicrestal
position on the peri-implant hard and soft tissues around platform-switched
implants: a systematic review and meta-analysis. . Clin Oral Investig.
2018;22(2):555-570. doi:10.1007/s00784-017-2301-1 .
108. Pellicer-Chover H, Peñarrocha-Diago M, Peñarrocha-Oltra D, Gomar-
Vercher S, Agustín-Panadero R, Peñarrocha-Diago M. Impact of crestal
and subcrestal implant placement in peri-implant bone: A prospective
comparative study. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2016;21(1):e103-e110.
doi:10.4317/medoral.20747
109. Bruschi GB, Crespi R, Capparè P, Grande N, Bruschi E, Gherlone E.
Radiographic evaluation of crestal bone levels of delayed implants at
medium-term follow-up. Int J Oral Maxillofac Implants. 2014;29(2):441-
447. doi:10.11607/jomi.3254 .
110. Palacios-Garzón N, Velasco-Ortega E, López-López J. Bone loss in implants
placed at subcrestal and crestal level: A systematic review and meta-
analysis. Materials (Basel). 2019;12(1):154. doi:10.3390/ma12010154.
111. Gualini F, Salina S, Rigotti F, et al. Subcrestal placement of dental implants
with an internal conical connection of 0.5 mm versus 1.5 mm: Outcome of
a multicentre randomised controlled trial 1 year after loading. Eur J Oral
Implantol. 2017;10(1):73-82..
112. Canullo L, Iannello G, Penarocha M, Garcia B. Impact of implant diameter
on bone level changes around platform switched implants: preliminary
results of 18 months follow‐up a prospective randomized match‐paired
controlled trial. Clin Oral Implants Res. 2012;23(10):1142-1146.
doi:10.1111/j.1600-0501.2011.02297.x
113. Vandeweghe S, De Bruyn H. A within-implant comparison to evaluate the
concept of platform switching. A randomised controlled trial. Eur J Oral
Implantol. 2012;5(3):253-262.
114. Suárez‐López del Amo F, Lin GH, Monje A, Galindo‐Moreno P, Wang HL.
Influence of soft tissue thickness on peri‐implant marginal bone loss: A
systematic review and meta‐analysis. J Periodontol. 2016;87(6):690-699.
doi:10.1902/jop.2016.150571 .
115. Di Gianfilippo R, Valente NA, Toti P, Wang H-L, Barone A. Influence of
implant mucosal thickness on early bone loss: a systematic review with
meta-analysis. J Periodontal Implant Sci. 2020;50(4):209-225.
doi:10.5051/jpis.1904440222.
116. Vervaeke S, Dierens M, Besseler J, De Bruyn H. The influence of initial soft
tissue thickness on peri‐implant bone remodeling. Clin Implant Dent Relat
Res. 2014;16(2):238-247. doi:10.1111/j.1708-8208.2012.00474.x .
117. Tang P, Meng Z, Song X, Huang J, Su C, Li L. Influence of different mucosal
phenotype on early and long-term marginal bone loss around implants: a
systematic review and meta-analysis. Clin Oral Investig. 2023;27(4):1391-
1407. doi:10.1007/s00784-023-04902-w.
118. Berglundh T, Lindhe J. Dimension of the periimplant mucosa: biological
width revisited. J Clin Periodontol. 1996;23(10):971-973.
doi:10.1111/j.1600-051x.1996.tb00520.x.
119. Bouri Jr A, Bissada N, Al-Zahrani MS, Faddoul F, Nouneh I. Width of
keratinized gingiva and the health status of the supporting tissues around
dental implants. Int J Oral Maxillofac Implants. 2008;23(2):323-326. .
120. Kim B-S, Kim Y-K, Yun P-Y, et al. Evaluation of peri-implant tissue
response according to the presence of keratinized mucosa. Oral Surg Oral
Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2009;107(3):e24-e28.
doi:10.1016/j.tripleo.2008.12.010.
121. Perussolo J, Souza AB, Matarazzo F, Oliveira RP, Araújo MG. Influence of
the keratinized mucosa on the stability of peri‐implant tissues and brushing
discomfort: A 4‐year follow‐up study. Clin Oral Implants Res.
2018;29(12):1177-1185. doi:10.1111/clr.13381.
122. Shimomoto T, Nakano T, Shintani A, Ono S, Inoue M, Yatani H. Evaluation
of the effect of keratinized mucosa on peri-implant tissue health using a
multivariate analysis. J J Prosthodont Res. 2021;65(2):198-201.
doi:10.2186/jpr.JPOR_2019_391.
123. Longoni S, Tinto M, Pacifico C, Sartori M, Andreano A. Effect of peri-
implant keratinized tissue width on tissue health and stability: systematic
review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Implants.
2019;34(6):1307-1317. doi:10.11607/jomi.7622.
124. Brennan CA, Garrett WS. Fusobacterium nucleatum—symbiont,
opportunist and oncobacterium. Nat Rev Microbiol. 2019;17(3):156-166.
doi:10.1038/s41579-018-0129-6.
125. Donos N. The periodontal pocket. Periodontol 2000. 2018;76(1):7-15.
doi:10.1111/prd.12203
126. Belibasakis GN. Microbiological and immuno-pathological aspects of peri-
implant diseases. Arch Oral Biol. 2014;59(1):66-72.
doi:10.1016/j.archoralbio.2013.09.013.
127. Johnson L, Almeida-da-Silva CLC, Takiya CM, et al. Oral infection of mice
with Fusobacterium nucleatum results in macrophage recruitment to the
dental pulp and bone resorption. Biomed J. 2018;41(3):184-193.
doi:10.1016/j.bj.2018.05.001.
128. Virto L, Simões‐Martins D, Sánchez MC, Encinas A, Sanz M, Herrera D.
Antimicrobial effects of a new brushing solution concept on a multispecies
in vitro biofilm model growing on titanium surfaces. Clin Oral Implants
Res. 2022;33(2):209-220. doi:10.1111/clr.13884.
PHỤ LỤC 1
BẢNG THÔNG TIN VÀ PHIẾU CHẤP THUẬN
CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên đề tài nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục hình lên sự
thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.
Tên người thực hiện nghiên cứu: Lê Trung Chánh
Đơn vị: Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu được phê duyệt bởi:
- Hội đồng khoa học – Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
1. Những quy định cơ bản
- Trước khi quyết định tham gia hay không tham gia nghiên cứu này, ông/bà cần đảm
bảo đọc kỹ, đã được thảo luận với bác sĩ phụ trách và đã hiểu rõ các nội dung quan trọng
có liên quan.
- Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện, có thể không tham gia
hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào, vì bất kì lí do gì. Điều này không ảnh hưởng đến
sự chăm sóc y khoa, không bị phạt và cũng không bị mất bất kỳ lợi ích nào mà ông bà có
quyền được hưởng theo.
- Quyền cơ bản của bệnh nhân sẽ được đảm bảo trong suốt quá trình nghiên cứu
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục
hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay đối với implant hai khối có hai dạng kết nối giữa implant với trụ phục
hình. Thiết kế thứ nhất là implant CTCB có đường kính trụ phục hình nhỏ hơn so với
đường kính bệ implant và vị trí kết nối giữa trụ phục hình với phần bệ implant được di
chuyển vào ngay giữa phần của cổ implant. Thiết kế thứ hai gọi là implant CTP có
đường kính của trụ phục hình bằng với đường kính bệ của phần cổ implant.
Với mong muốn đánh giá hiệu quả lâm sàng của 2 thiết kế implant đối với mô
quanh implant tại Việt Nam, từ đó cung cấp thêm các chứng cứ khoa học giúp cho bác
sĩ hiểu rõ hơn và có sự chọn lựa hệ thống implant tốt hơn.
4. Cơ sở khoa học
Cả 2 loại thiết kế implant đều đã được sử dụng rộng rãi trong phục hồi nha khoa. và
đều cho thấy những đáp ứng tốt với xương và mô mềm quanh implant.
Một số nghiên cứu cho thấy implant CTCB có đáp ứng với mô xương và mô mềm tốt hơn
so với implant CTP. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng
của các tác giả khác cho thấy không có sự khác biệt về về đáp ứng mô xương và mô mềm
quanh implant giữa implant dCTCB so với implant chuyển tiếp phẳng. Chính vì vậy,
nhiều tác giả đề nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng
với cách đánh giá chính xác hơn, thời gian theo dõi dài hơn và cần xác định các yếu tố
liên quan đến tỉ lệ thành công của implant.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được tiến
hành cấy ghép 2 loại implant ở 2 bên hàm đối diện nhau.
5. Lợi ích có thể khi tham gia vào nghiên cứu?
- Ông/bà có lợi ích trực tiếp là được khám và tư vấn sức khỏe răng miệng miễn phí.
- Ông/bà sẽ được chăm sóc răng miệng một cách toàn vẹn và thương xuyên trong suốt
thời gian trước, trong và sau nghiên cứu với điều kiện tốt nhất và tránh được nguy cơ
bệnh nặng hơn.
- Ông/bà sẽ được miễn phí các chi phí xét nghiệm máu, chụp phim và được giảm 50%
tổng chi phí đặt implant và phục hình trên implant.
- Ông/bà sẽ được hiểu thêm về sức khỏe răng miệng và lợi ích của chăm sóc đúng phương
pháp từ đó giáo dục cho những người thân trong gia đình và những người xung quanh.
- Khi tham gia nghiên cứu này, ông/bà đã đóng góp cho việc nghiên cứu đánh giá những
ưu điểm và nhược điểm của các loại thiết kế implant - trụ phục hình từ đó có những
khuyến cáo sử dụng để đem lại lợi ích và thành công lâu dài.
6. Các bất tiện và nguy cơ
Khi tham gia nghiên cứu này ông bà sẽ gặp một số bất tiện như sau:
- Ông/bà không có gì bất lợi hay nguy cơ gì so với đặt 1 implant thông thường. Các nguy
cơ như viêm quanh implant, tiêu mào xương hay thất bại nếu xảy ra sẽ được khắc phục
theo quy trình thường quy và ông/bà không chịu bất kì chi phí nào thêm trừ những chi
phí điều trị ban đầu.
- Ông/bà sẽ mất khoảng 20 phút để điền thông tin cá nhân và trả lời bảng câu hỏi và chấp
nhận số lần tái khám nhiều hơn bình thường, 4 lần trong vòng một năm (thay vì 2 lần/năm)
sau gắn phục hình 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12. Tuy nhiên, nhờ vậy có thể xử lý kịp
thời các vấn đề bất thường xảy ra.
7. Các quyền của ông/bà
Nhóm nghiên cứu cam kết thực hiện các quyền sau đây đối với ông/bà khi tham gia nghiên
cứu:
- Quyền được thông tin: Ông/bà sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan, được
giải đáp rõ ràng về những vấn đề còn thắc mắc.
- Quyền được phục vụ: Khi tham gia nghiên cứu này các bác sĩ xem ông/bà là đối tượng
phục vụ, sẽ được chẩn đoán và điều trị tốt nhất có thể.
- Quyền được bảo vệ: Ông/bà sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu, đặc
biệt khi có những bất lợi hay nguy cơ điều trị xảy ra.
- Quyền được tôn trọng: Các thông tin cá nhân củaông/bà sẽ được bảo mật trong quá trình
tham gia nghiên cứu, cũng như khi công bố kết quả, không ai nhận biết ông/bà đã tham
gia nghiên cứu, không ai được lợi dụng thông tin vì mục đích cá nhân, phi khoa học.
- Quyền không tham gia: Tham gia nghiên cứu này là tự nguyện, trái lại nếu không tham
gia hoặc rút khỏi nghiên cứu là quyền của ông bà
Địa chỉ liên hệ khi cần thiết
Nếu ông/bà muốn biết thêm thông tin hoặc có câu hỏi gì liên quan thì có thể liên hệ trực tiếp:1.
Nghiên cứu viên: ThS.BSCKII Lê Trung Chánh.
Địa chỉ: 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, quận 5 TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0913916926
Hội đồng đạo đức – Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP HCM.
Địa chỉ: 217 - Hồng Bàng - Quận 5-TP.HCM. Điện thoại: 083. 8558411.
Người tham gia nghiên cứu
Họ và tên.
TP. HCM,.ngày..tháng.. năm ............................. Ký tên
Người đại diện nhóm nghiên cứu
Họ và tên.
TP. HCM, ngày..tháng.. năm.............................Ký tên
Xin chân thành cảm ơn ông/bà tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi!
PHỤ LỤC 2
Mã đối tượng:...........................
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên Nghiên Cứu: Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant - trụ phục hình lên sự
thay đổi sinh học mô quanh implant
Tên của Đối Tượng Nghiên Cứu:
...................................................................................
Ngày sinh/ Tuổi của Đối Tượng Nghiên Cứu:
................................................................
Bằng việc ký tên dưới đây, tôi xác nhận rằng:
- Tôi đã được giải thích về nghiên cứu này bằng ngôn ngữ tôi có thể hiểu.
- Tôi đã thảo luận về nghiên cứu này và đã đặt ra câu hỏi. Tôi hài lòng với câu trả
lời. Tôi đã có đủ thời gian để đưa ra quyết định.
- Tôi tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tôi đã được cho biết tên của nhân viên nghiên cứu là người tôi có thể gọi điện.
- Tôi đồng ý rằng nhân viên nghiên cứu và những người khác có thể tiếp cận thông
tin y tế và thông tin cá nhân của tôi.
- Tôi biết tôi có thể ngưng tham gia nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà không cần cho
biết lý do.
- Tôi biết rằng bác sĩ nghiên cứu có thể yêu cầu tôi ngưng tham gia nghiên cứu
vào bất kỳ lúc nào và sẽ thông báo cho tôi biết lý do.
Tên của Đối Tượng Nghiên Cứu
Chữ ký
Ngày
Bằng việc ký tên dưới đây, tôi xác nhận rằng:
- Tôi đã cung cấp phiếu này cho đối tượng nghiên cứu và đã giải thích về nghiên
cứu.
- Tôi đã cho đối tượng nghiên cứu có cơ hội đưa ra câu hỏi và đã giải đáp.
- Tôi đã cho đối tượng nghiên cứu có đủ thời gian suy nghĩ về việc tham gia nghiên
cứu và giải thích rằng họ có thể trao đổi với người khác trước khi đưa ra quyết
định.
- Một bản sao của Phiếu Đồng ý Tham gia Nghiên cứu này đã được cấp cho đối
tượng nghiên cứu.
-
Tên của người lấy phiếu đồng ý
Chữ ký
Ngày
PHỤ LỤC 3
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Thông tin chung
1. Họ và tên (viết tắt tên) .
2. Tuổi:
3. Giới:........ Nam 1 Nữ. 2
4. Mã số bệnh án:
5. Địa chỉ (Tỉnh/ Thành phố):
6. Về thói quen đi khám răng miệng của ông (bà)?
a. Khám răng miệng định kỳ (6 tháng – 12 tháng/lần) 1
b. Thỉnh thoảng 2
c. Chỉ khi có vấn đề về răng miệng 3
d. Chưa bao giờ đi khám răng. 4
7. Ông (bà) có chải răng hàng ngày không?
a. Có 1
b. Không 2
c. Nếu có, mỗi ngày ông (bà) chải mấy lần?
Một lần 3
Hai lần 4
Nhiều hơn 2 lần 5
8. Về việc hút thuốc lá của ông (bà)
a. Từ trước đến nay không hút 1
b. Nếu hiện tại đang hút thì số lượng là:
> 10 điếu/ngày 2
≤ 10 điếu/ngày 3
c. Trước đây hút, nhưng giờ đã bỏ (cách đây năm) 4
9. Lần cuối cùng ông/bà đi lấy vôi răng (Vệ sinh răng miệng) là khi nào?
a. Trong vòng 6 tháng gần đây 1
b. Trong vòng 1 năm gần đây 2
c. Khoảng 1-3 năm gần đây 3
d. Lâu hơn 3 năm 4
e. Đây là lần đầu tiên 5
10. Ông/bà có bất kì bệnh toàn thân nào (tiểu đường, tim mạch, huyết áp, HIV) hay không?
a. Có 1 b. Không 2
11. Ông/bà có từng sử dụng kháng sinh/kháng viêm hay bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6
tháng gần đây hay không?
a.Có 1 b. Không 2
12. Ông (bà) có sử dụng dung dịch nước súc miệng (Listerine/colgate) không?
a. Hàng ngày 1
b. Thỉnh thoảng 2
c. Không bao giờ 3
13. Là phụ nữ bà có đang sử dụng hooc môn nội tiết tố hay đang trong thời kì mang thai hay
không?
a. Có 1
b. Không. 2
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHÁM NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM T(T0, T3, T6, T12)
I) THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên (viết tắt tên).................................................... Năm sinh:................
2. Giới: Nam/ Nữ
3. Địa chỉ (Tỉnh/ TP): ..................................Số BA: .........
II) KHÁM MÔ QUANH IMPLANT (Ngày khám:....../......../.......)
1. Đánh giá chỉ số nha chu
Chỉ số Nhóm CTP Nhóm CTCB
GI
PI
PD
BOP
2. Chiều cao niêm mạc sừng hoá (mm)
Nhóm CTP Nhóm CTCB
3. Tình trạng mô mềm quanh implant
Chẩn đoán Nhóm CTP Nhóm CTCB
Mô mềm lành mạnh
Viêm niêm mạc
Viêm quanh implant
III. TỈ LỆ THÀNH CÔNG IMPLANT, BIẾN CHỨNG PHỤC HÌNH
Biến số Nhóm CTP (Có/không) Nhóm CTCB (Có/không)
Implant thành công
Phục hình biến chứng
IV. KHOẢNG CÁCH TỪ BỜ VAI IMPLANT ĐẾN ĐIỂM TIẾP XÚC XƯƠNG CAO
NHẤT TRÊN PHIM X – QUANG QUANH CHÓP (mm)
NHÓM CTP NHÓM CTCB
Phía gần Phía xa Phía gần Phía xa
V. ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN BẰNG REAL-TIME PCR
NHÓM
VI KHUẨN
NHÓM CTP
NHÓM CTCB
A.actinomycetemcomitans
T.denticola
F. nucleatum
T. forsythia
P.gingivalis
S. salivarius
S. moorei
PHỤ LỤC 5
PHIẾU KHÁM NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ TRONG KHI ĐẶT IMPLANT
I) THÔNG TIN CHUNG
4. Họ và tên (viết tắt tên).................................................... Năm sinh:................
5. Giới: Nam/ Nữ
6. Địa chỉ (Tỉnh/ TP): ..................................Số BA: .........
II. ĐẶC ĐIỂM IMPLANT
Chỉ số
NHÓM 1 NHÓM 2
Đường kính implant (mm)
Chiều dài implant (mm)
III. ĐẶC ĐIỂM MÔ TẠI VỊ TRÍ ĐẶT IMPLANT
Chỉ số
NHÓM 1
NHÓM 2
Mật độ xương (Hu)
Độ dày mô (mm)
PHỤ LỤC 6
ĐỊNH CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỘ KIÊN ĐỊNH
(ĐO CÁC THÔNG SỐ TRÊN LÂM SÀNG VÀ X QUANG)
Số trường hợp nhất trí quan sát được
Tỷ lệ % nhất trí = x 100%
Tổng số trường hợp khám
1. Các chỉ số mô mềm
Kết quả:
Độ kiên định chỉ số PI = 90%
Độ kiên định chỉ số GI = 90%
Độ kiên định chỉ số BOP = 91,2%
Độ kiên định chỉ số PD = 91,2%
2. Đo chiều cao niêm mạc sừng hoá
Đánh giá độ kiên định của người này về chiều cao niêm mạc sừng hoá, chúng
tôi tiến hành đo ngẫu nhiên 10 trường hợp. Sau đó đo lại sau 48 giờ. Độ tin cậy chiều
Bệnh nhân Số implant khám
Số vị trí giống nhau giữa 2 lần khám
PI GI BOP PD
1 1 4 4 6 6
2 2 7 7 11 11
3 1 4 3 5 6
4 2 7 7 10 10
5 3 10 11 16 16
6 2 7 6 11 11
7 2 7 8 11 11
8 1 4 4 6 5
9 2 7 7 11 12
10 1 4 4 6 5
Tổng cộng 17 61 61 93 93
cao niêm mạc sừng hoá được kiểm định bằng hệ số tương quan nội lớp từng biến ICC
(Intraclass Correlation Coeficient). Được chấp nhận khi ICC ≥ 0,9.
Implant khám
Chiều cao niêm mạc sừng hoá
Lần đo 1 Lần đo 2
1 2,0 2,0
2 2,0 2,0
3 2,0 2,0
4 4,0 3,5
5 3,0 3,0
6 3,0 3,0
7 3,5 3,0
8 4,0 4,5
9 3,5 3,0
10 4,0 4,0
Kết quả độ tin cậy của nghiên cứu viên qua kiểm định ICC: 0,93 ; Khoảng tin cậy 95%
(0,75 - 0,98)
3. Đo mức mào xương trên phim X quang
Đánh giá độ kiên định khi đo mức mào xương trên phim X quang quanh chóp
với kỹ thuật chụp song song chúng tôi chọn ngẫu nhiên 10 phim trong nghiên cứu, đánh
giá ở cả phía gần và phía xa implant. Để đánh giá độ tin cậy kết quả bằng cách đo và đo
lại 1 vị trí (2 lần đo cách nhau 48 giờ). Độ tin cậy khoảng cách từ bờ vai implant đến
điểm tiếp xúc xương – implant cao nhất được kiểm định bằng hệ số tương quan nội lớp
từng biến ICC (Intraclass Correlation Coeficient). Được chấp nhận khi ICC ≥ 0,9.
Kết quả độ tin cậy của nghiên cứu viên qua kiểm định ICC:
- ICC mức mào xương Phía gần: khoảng cách từ bờ vai implant đến điểm tiếp xúc
xương – implant cao nhất là 0,99 với khoảng tin cậy 95% là (0,98 – 1)
- ICC mức mào xương Phía xa: khoảng cách từ bờ vai implant đến điểm tiếp xúc xương
– implant cao nhất là 0,99 với khoảng tin cậy 95% là (0,98 – 1)
Phim
Khoảng cách từ bờ vai implant đến điểm tiếp xúc xương –
implant đầu tiên (mm)
Phía gần lần đo
1
Phía xa lần đo
1
Phía gần lần đo
2
Phía xa lần đo
2
1 0,90 0,80 0,95 0,90
2 0,80 0,70 0,70 0,80
3 0,65 0,63 0,75 0,65
4 0,70 0,65 0,65 0,70
5 0,65 0,60 0,60 0,65
6 -0,50 -0,45 -0,55 -0,50
7 -0,50 -0,45 -0,45 -0,50
8 -0,60 -0,55 -0,55 -0,60
9 -0,50 -0,40 -0,40 -0,50
10 -0,80 -0,70 -0,90 -0,80
PHỤ LỤC 7
CÁC TRANG THIẾT BỊ, VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Các trang thiết bị
- Máy cắt lớp chùm tia hình nón (Conebeam CT hiệu NEWTOME).
- Máy chụp X quang kỹ thuật số Gnatus. Đầu đọc phim là Soredex Digora Optime và
phần mềm để đo là Digora 2.5.
- Máy phẫu thuật đặt implant W&H và tay khoan đặt implant W&H.
- Bộ dụng cụ và mũi khoan phẫu thuật của hãng Nobel Biocare
- Máy đo độ vững ổn Periotest.
- Máy chụp hình Canon EOS, ống kính macro với đèn chụp trong miệng Macro Ring
Lite MR-12EX có thể chụp trong miệng với tỉ lệ 1:1.
- Hệ thống tách chiết Nucleic acid KingFisher Flex (Thermo Fisher Scientific,
Singapore)
- Thiết bị real - time PCR CFX96 TOUCH Detection System (Biorad, Mỹ)
Vật liệu nghiên cứu
- Implant NOBELREPLACE Tapered Groovy
- Implant NOBELREPLACE Conical Connection
PHỤ LỤC 10
CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG MINH HOẠ TRONG NGHIÊN CỨU
1) Bệnh nhân 1: Bạch Quốc T. Giới tính: Nam Năm sinh: 1967
(a) Thiết kế implant bằng phần mềm Simplant; (b) Hình trong miệng trước phẫu thuật; (c)
Đo độ dày mô theo chiều dọc; (d) Ngay sau khi đặt implant; (e). Phim X quang implant
chuyển tiếp chuyển bệ đặt dưới mào xương 1 mm; (f) Implant chuyển tiếp phẳng đặt ngang
xương; (g) Thử trụ phục hình; (h) Thử mão sứ kim loại; (k) ngay sau khi gắn phục hình; (l)
Hình ảnh X quang sau 12 tháng gắn phục hình implant chuyển tiếp chuyển bệ; (m) Hình ảnh
X quang sau 12 tháng gắn phục hình implant chuyển tiếp phẳng; (n) Đo chiều cao niêm mạc
sừng hoá; (o) Đo chiều sâu khe quanh implant; (p) Lấy mẫu vi khuẩn; (q)Mẫu vi khuẩn
(a) Hình ảnh phim toàn cảnh trước phẫu thuật; (b và c) Thiết kế implant bằng phần
mềm Simplant; (d) Hình ảnh lâm sàng trước phẫu thuật; (e) Thử máng phẫu
thuật; (f) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc; (g) Khoan sửa soạn qua máng
phẫu thuật; (h) ngay sau phẫu thuật đặt implant; (k) Ngay sau khi gắn phục
hình; (l) Implant chuyển tiếp bệ trên phim X quang; (m) Implant chuyển tiếp
phẳng trên phim X quang; (n) Đo chiều cao nướu sừng hoá; (o) Đo chiều sâu
khe quanh implant; (p) Lấy mẫu vi khuẩn; (q) Mẫu vi khuẩn
2) Bệnh nhân 2: Nguyễn Xuân H. Giới tính: nam. Năm sinh: 1996