Luận án Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững

Khi phát triển du lịch cần phải quan tâm đến lợi ích của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: các doanh nghiệp, người dân, khách du lịch. - Đối với các doanh nghiệp: Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý sao cho có sự thống nhất giữa cấp quản lý ở địa phương với các doanh nghiệp hoạt động du lịch, đảm bảo cho doanh nghiệp cùng với việc đóng góp cho ngân sách của địa phương thì được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hoạt động để đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do thiếu và yếu trong khâu quản lý nên ở đây hầu như chưa đề ra được những chế tài phù hợp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều mang tính tự phát và manh mún, chưa có sự liên kết giữa cấp quản lý với các doanh nghiệp. Đây là một trở ngại lớn đối với phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội.

pdf159 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày phát triển về phía Đông và Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn. TNDL ở đây tương đối đa dạng với một số điểm du lịch như : Khu BTTN Kim Hỷ, quần thể du lịch Pịa Trạng – động Nàng tiên, điểm du lịch hồ Bản Chang, DLST Nà Khoang... Định hướng của cụm này là phát triển loại hình DLST, DLTQ văn hóa. + Khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang 114 Khu vực này có vị trí nằm ở trung tâm tỉnh TQ, lấy điểm du lịch suối khoáng Mỹ Lâm làm hạt nhân. Khu vực này có lợi thế là gần trung tâm thành phố Tuyên Quang nên cơ sở vật chất hạ tầng du lịch cũng như các cơ sở vui chơi giải trí khá phát triển. Định hướng phát triển du lịch chủ yếu của cụm này là loại hình DLND kết hợp chữa bệnh tại khu suối khoáng Mỹ Lâm. + Khu vực Hàm Yên – Chiêm Hóa Khu vực này phát triển không gian về phía Tây của tỉnh Tuyên Quang với điểm du lịch hạt nhân là rừng nguyên sinh Chạm Chu và thác Bản Ba. Cụm du lịch này định hướng phát triển loại hình DLTQ nghỉ cuối tuần, DLST. + Khu vực Na Hang – Lâm Bình Khu này phát triển không gian về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang với điểm du lịch trọng điểm là hồ Na Hang. TNDL của cụm chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ kết hợp với cảnh quan hồ nước tạo nên một bức tranh đẹp cùng với một số các hang động. Vì vậy ở đây định hướng phát triển loại hình DLTQ, DLST kết hợp với một số các dịch vụ như : bơi thuyền, câu tôm, cá... + Khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai Tài nguyên du lịch ở đây chủ yếu là hang động, thác nước, sông suối cho nên định hướng phát triển loại hình DLTQ nghỉ cuối tuần, DLST. - Các tuyến du lịch kết nối: + Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Tuyên Quang. + Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Sơn – Lạng Sơn. + Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. + Tuyến Hà Nội – Tuyên Quang – Yên Bái – Lào Cai. + Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Hà Giang. 115 3.2.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nh m mục đích phát triển bền vững Để quản lý TNDL tránh bị tổn hại do các hoạt động khai thác du lịch trên lãnh thổ thì cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch và bảo vệ TNDL tại các điểm, các khu du lịch. Cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như trong quá trình khai thác và sử dụng các TNDL. Cần ban hành các chính sách và luật bảo vệ môi trường tại các điểm, các khu du lịch để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm do các hoạt động du lịch gây nên. Phát triển du lịch gắn với du lịch xanh, du lịch phát huy các giá trị của tài nguyên và bảo vệ môi trường, du lịch phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại các địa phương. Cần xem xét và có sự tính toán về mặt sức chứa đối với các điểm, các khu du lịch tránh tình trạng quá tải nhất là trong các dịp nghỉ lễ hay mùa lễ hội sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường. 3.2.2.4. So sánh mức độ phù hợp giữa kết quả đánh giá của đề tài với định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ Thái nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn a. Những điểm tương đồng Về cơ bản có thể thấy các kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ 3 tỉnh TN – TQ – BK, cụ thể: - Các loại hình du lịch: DLTQ, DLST, DLND đều được coi là loại hình du lịch chính của lãnh thổ cần được đầu tư phát triển. - Những khu vực được đánh giá rất và khá thuận lợi cho phát triển du lịch lãnh thổ hiện tại đã và đang được khai thác cũng như có những định hướng đầu tư phát triển lâu dài. 116 b. Những điểm khác biệt - Luận án xác định một cách rõ ràng các loại hình du lịch chính của lãnh thổ là DLTQ, DLST, DLND trong đó quan trọng nhất và cần được ưu tiên phát triển nhất là DLTQ vì đây là loại hình du lịch thu hút được lượng khách lớn nhất. Trong quy hoạch thì việc xác định các loại hình du lịch còn mang tính dàn chải và không có trọng tâm cụ thể. - Việc đề xuất không gian phát triển cho du lịch của luận án cũng có một số khác biệt so với quy hoạch của lãnh thổ. - Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL cho phát triển các loại hình du lịch xem xét dưới góc độ bền vững thì cần có những điều chỉnh thích hợp hơn nữa để tránh những tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm đi tiềm năng phát triển du lịch của lãnh thổ. 3.3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn 3.3.1. Khai thác hợp lý, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch Hoạt động du lịch muốn phát triển được phải dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên. TNDL càng phong phú, đa dạng thì càng thuận lợi cho phát triển du lịch. Việc khai thác các nguồn TNDL cần có sự tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như nhân văn của khu vực. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng để đưa ra các giải pháp khai thác, bảo vệ TNDL một cách hợp lý và bền vững nhất. Đối với lãnh thổ nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp cụ thể như sau: - Bảo vệ các cảnh quan hồ nước, thác nước ngăn cấm xả thải rác, hạn chế sử dụng tàu, thuyền, suồng máy để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại, khu vực Ao Tiên trên hồ Ba Bể và một số các thác nước như thác Đầu Đẳng, 117 thác Roọm, thác Bản Ba... đã bị ô nhiễm do rác thải của khách du lịch. Chính vì thế bên cạnh việc giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng thì cần phải tiến hành thu gom, xử lí rác thải tại các khu vực này để đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường. - Tại VQG Ba Bể, và các khu BTTN cần phải có quy hoạch và phân khu chức năng riêng: khu vực nào cần được bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực nào có thể cho khai thác hoạt động du lịch... nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học tránh bị tổn hại do tác động của hoạt động du lịch gây nên. Các loài sinh vật quý hiếm đặc hữu cần phải có biện pháp bảo vệ, nhân giống... bằng cách quy hoạch các khu vực có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật này. - Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng địa phương. Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như DLST, DLTQ nghiên cứu, DLND chữa bệnh. - Xây dựng các tuyến đường thuận tiện cho việc đi lại tại những khu vực có cảnh quan đẹp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phải có sự tính toán, quy hoạch hợp lý tránh làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. - Cần có sự phối kết hợp giữa các địa phương trong quá trình khai thác tài nguyên nhằm đảm bảo khai thác một cách hiệu quả và bền vững nhất, tránh gây nên những tổn thất không đáng có. Tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia vào việc khai thác tài nguyên để phát triển du lịch song cần ngăn chặn các hiện tượng lợi dụng để săn bắt các loài động vật quý hiếm, khai thác các nguồn lợi một cách trái phép để làm sản vật bán cho khách du lịch. 3.3.2. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch lợi thế của lãnh thổ Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể khẳng định đối với lãnh thổ TN – TQ – BK thì loại hình/sản phẩm du lịch chính là: DLST, DLND, DLTQ. 118 Chính vì vậy cần phải có chính sách ưu tiên phát triển 3 loại hình du lịch này bao gồm: chính sách thu hút đầu tư, chính sách quảng bá du lịch, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, độc đáo của các địa phương để tạo sức cạnh tranh với các lãnh thổ khác. Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch của lãnh thổ nghiên cứu chính là dựa trên tính đa dạng sinh học của các VQG đặc biệt là VQG Ba Bể gắn với hồ Ba Bể; các KBTTN; các di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa quốc gia như ATK, khu di tích lịch sử Tân Trào; suối khoáng Mỹ Lâm và các lễ hội văn hóa mang tính bản địa của cộng đồng địa phương. Do đó cần phải bảo tồn tính đa dạng sinh học của các KBT, các VQG, ngăn chặn ngay các hoạt động săn bắt trái phép diễn ra trong các khu vực này. Gìn giữ và phát huy các lễ hội truyền thống của địa phương như: lễ hội Lồng Tồng, hội xuân Ba Bể, đua thuyền trên sông Lô, lễ hội đường phố diễn ra vào rằm tháng tám tại thành phố Tuyên Quang. Cần lôi cuốn được sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng địa phương trong việc xây dựng sản phẩm du lịch để đạt hiệu quả cao hơn. 3.3.3. Giải pháp quy hoạch cho phát triển du lịch Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của lãnh thổ. Tại mỗi điểm, khu du lịch cần xác định rõ các phân khu chức năng và có các dự án đầu tư phân cấp theo thứ tự ưu tiên. Một số khu du lịch đang khai thác hiện nay mà điển hình là khu du lịch hồ Ba Bể việc phát triển du lịch cũng chưa được quy hoạch một cách tổng thể dẫn tới còn nhiều hoạt động mang tính tự phát của người dân. Do đó để gắn với quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững, có thể đề xuất hướng khai thác không gian khu du lịch hồ Ba Bể như sau: Xây dựng các khu DLND ở khu vực ven hồ, quy hoạch quản lý việc khai thác thuyền máy phục vụ du 119 lịch trên hồ, tổ chức các mô hình du lịch cộng đồng tại các hộ gia đình xung quanh vùng hồ.... Để có thể khai thác tuyến du lịch đường thủy từ hồ Na Hang lên hồ Ba Bể cần xây dựng ở đây thêm các bến thuyền và đầu tư thêm nhiều thuyền du lịch. Tại bến Na Hang cũng cần phải đầu tư xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn để thuận tiện cho du khách trong việc nghỉ ngơi, đi lại. Đối với DLND của lãnh thổ, lợi thế nhất là suối khoáng Mỹ Lâm vì vậy cần phải đầu tư hơn nữa ở khu vực này, xây dựng thêm nhiều khu nghỉ dưỡng xung quanh phạm vi suối khoáng, đầu tư tôn tạo lại khu bệnh viện suối khoáng để các bệnh nhân đến đây chữa bệnh sẽ kết hợp ở lại nghỉ dưỡng. 3.3.4. Giải pháp phát triển hạ tầng Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông ở những khu vực có tiềm năng lớn cho du lịch, nhất là những vùng trọng điểm như: hồ Ba Bể, ATK, Tân Trào, hồ Núi Cốc. Đối với khu du lịch hồ Ba Bể: Nâng cấp và mở rộng đoạn đường từ chợ Rã đi vào và các tuyến đường mòn xung quanh hồ. Đối với khu du lịch lịch sử ATK, Tân Trào: Đầu tư nâng cấp và mở rộng tỉnh lộ 254 và 264 đoạn dẫn vào khu di tích, rải nhựa cho đoạn đường nối từ ATK Phú Đình đến thác bảy tầng. Riêng khu du lịch hồ Núi Cốc hiện nay đang được triển khai xây dựng dự án với mức đầu tư lên tới 15.000 tỉ đồng. Trong giai đoạn đầu từ 2016 – 2020 nhà đầu tư sẽ xây dựng hệ thống đường vào hồ Núi cốc dài 21km, hệ thống đường quanh hồ khoảng 35km, hệ thống đường kết nối với khu di tích lịch sử quốc gia ATK (Định Hóa), hệ thống hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thay thế hồ Núi Cốc nhằm giữ cốt nước đảm bảo cảnh quan hồ... Đây sẽ là một bước tiến mới, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động du lịch của lãnh thổ. 120 Đối với các điểm du lịch có tiềm năng lớn nhưng du lịch chưa phát triển do giao thông đi lại khó khăn như điểm du lịch hồ Na Hang, thác Bản Ba, thác Khuổi Ly.... cần thiết nhất là phải ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đặc biệt là giao thông đi lại để du khách có thể tiếp cận các điểm du lịch này một cách dễ dàng. 3.3.5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững Hiện tượng BĐKH và nước biển dâng có ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động du lịch. Theo như kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì lãnh thổ nghiên cứu được đánh giá là nằm trong vùng chịu tác động khá mạnh của BĐKH. Song vì là kịch bản cho năm 2100 và địa bàn nghiên cứu cũng không quá rộng nên hiện tại điều kiện khí hậu của lãnh thổ cũng chưa thay đổi nhiều, những tác động của BĐKH đối với hoạt động du lịch ở đây chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo cho du lịch lãnh thổ phát triển bền vững lâu dài thì cũng cần có một số giải pháp ứng phó, cụ thể là: - Nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là đội ngũ quản lý về tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch bởi mọi hành động ứng phó với BĐKH đều xuất phát từ nhận thức của con người, trước hết là cán bộ quản lý và người lao động trong lĩnh vực du lịch. - Xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực du lịch, các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực du lịch. - Xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch trong đó đặc biệt chú trọng đến việc gắn phát triển du lịch với bảo tồn các hệ sinh thái, đặc biệt là sinh thái rừng, các giá trị đa dạng sinh học thông qua cơ chế về tài chính đảm bảo một phần từ thu nhập 121 du lịch “quay lại” trực tiếp cho hoạt động bảo tồn, thiết lập các khu bảo tồn tự nhiên; Khuyến khích phát triển “du lịch xanh”. Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, tỷ lệ các hộ nghèo còn cao. Chính vì vậy “sức ép” của cộng đồng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là sinh thái rừng tự nhiên còn rất lớn ảnh hưởng đến nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Do đó cần khuyến khích phát triển những phương thức phát triển có cơ hội tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng nghèo ở những khu vực có hệ sinh thái rừng tự nhiên phát triển như các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên... qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển KT - XH. - Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan ... đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đến các di tích lịch sử - văn hoá, các công trình kiến trúc nghệ thuật...có giá trị du lịch. Đối với các địa bàn trọng điểm du lịch; các khu, điểm du lịch, cần xem xét điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng xây dựng công trình bảo vệ, trồng rừng phòng hộ - cảnh quan để tăng cường khả năng giảm nhẹ tác động của BĐKH khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. 3.3.6. Một số giải pháp khác 3.3.6.1. Nâng cao tính trách nhiệm trong x c tiến và quảng bá du lịch Trong hoạt động du lịch công tác quảng bá và xúc tiến có mục tiêu là cung cấp những thông tin về tiềm năng du lịch, để khách du lịch có những thông tin chính xác kịp thời, có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình thuận tiện và có hiệu quả nhất. Việc quảng bá du lịch có thể được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như thông qua các phương tiện in ấn tập gấp, tờ rơi, các loại đĩa CD hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, video truyền hình, báo điện tử ... Tuy nhiên trong quá trình quảng cáo cần hết 122 sức chú ý đến nội dung sao cho phản ánh đúng sự thật, tránh hiện tượng “thổi phồng”, cường điệu hóa sẽ gây tâm lý hụt hẫng và ức chế cho du khách. Để đạt được hiệu quả cao trong quảng bá du lịch đòi hỏi cần có một chiến lược marketing chuyên nghiệp mà trước mắt cần xác định rõ những lợi thế cũng như tiềm năng du lịch của địa bàn nghiên cứu để có kế hoạch marketing phù hợp. Cùng với đó là phải xác định các nguồn khách du lịch tiềm năng là cơ sở để đưa ra các chương trình du lịch hấp dẫn, chào bán ra thị trường. Chủ động kí kết các hợp đồng quảng cáo trên các báo, tạp chí có uy tín như: báo du lịch, tạp chí du lịch, tạp chí doanh nghiệp... để tạo lòng tin và sự yên tâm cho du khách. Việc xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch phải thực sự chủ động và linh hoạt nhưng cũng phải phù hợp với quy luật của thị trường. Tăng cường đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành nội địa và quốc tế nhằm quảng bá và đưa khách du lịch quốc tế đến lãnh thổ cũng như tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để xúc tiến hoạt động quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao hơn. 3.3.6.2. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, có tác dụng quyết định đến chất lượng phát triển. Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK cho thấy nguồn nhân lực ở đây còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Để có thể đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển thì đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, cụ thể như sau: - Trước hết cần phải có sự rà soát và đánh giá lại nguồn nhân lực để tiến hành phân cấp xem những đối tượng nào chưa đủ năng lực để tiến hành đào tạo và bồi dưỡng lại. 123 - Quá trình tiến hành bồi dưỡng cần chia ra thành những nhóm đối tượng riêng để đạt hiệu quả cao như: cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch, cộng đồng địa phương tham gia hoạt động tại các điểm du lịch. - Các hình thức đào tạo cần phải được đa dạng hóa bao gồm đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng lại, đào tạo mới... - Có chính sách tuyển dụng và ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh du lịch. - Triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo. Có chính sách cử cán bộ đi học, nghiên cứu ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng xây dựng các điểm, các khu du lịch trên địa bàn thành điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. - Có chính sách khuyến khích những người dân địa phương tại các khu, điểm du lịch tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ du lịch để họ cùng tham gia làm du lịch. 3.3.6.3. Giải pháp về cơ chế chính sách Để thúc đẩy du lịch lãnh thổ ngày càng phát triển cần phải có cơ chế chính sách phù hợp, vừa nhằm mục đích khuyến khích đồng thời tạo động lực cho ngành du lịch. Các cơ chế chính sách thiết lập cần phải căn cứ trên cơ sở chính sách chung của nhà nước, của ngành về phát triển du lịch, đồng thời phải căn cứ trên thực tiễn của địa phương. Cụ thể: - Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý sao cho có sự thống nhất giữa cấp quản lý ở địa phương với các doanh nghiệp hoạt động du lịch, đảm bảo cho doanh nghiệp cùng với việc đóng góp cho ngân sách của địa phương thì được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hoạt động để đem lại hiệu quả cao. 124 - Có các chính sách ưu đãi, đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động du lịch về vốn, thuế... chẳng hạn như cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hay giảm thuế cho những doanh nghiệp mới tham gia hoạt động du lịch. - Ban hành hệ thống văn bản, chính sách hướng dẫn việc quản lý, điều hành hoạt động du lịch, dịch vụ. - Tạo cơ chế thông thoáng trong hoạt động đầu tư du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định, luật pháp của nhà nước. 3.3.6.4. Giải pháp về quản lý, tổ chức hoạt động du lịch Tăng cường công tác quản lý của các ngành, các cấp đối với hoạt động du lịch và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có điểm du lịch. Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và đặc biệt là phải nâng cao mức sống của cộng đồng nhờ hoạt động du lịch, để cho người dân hiểu được rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ du lịch và họ có thể thoát nghèo bằng tham gia hoạt động du lịch. Từ đó họ sẽ yên tâm và chuyên tâm hơn cũng như có trách nhiệm hơn khi tham gia vào làm du lịch. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước về du lịch từ trên xuống dưới để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đảm bảo quyền lợi của khách khi tham gia du lịch bằng các biện pháp như: quản lý tốt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biểu hiện tiêu cực tác động xấu đến văn hóa cộng đồng... Một khi quyền lợi của khách du lịch được đảm bảo sẽ tạo được sự hài lòng và ấn tượng tốt đẹp từ phía du khách, họ sẽ có thể quay trở lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân từ đó cũng giúp cho việc quảng bá du lịch của địa phương. 125 Tiểu kết chƣơng 3 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của chương 2, chương 3 đã giải quyết được một số vấn đề sau: - Khái quát về hiện trạng phát triển du lịch của lãnh thổ TN – TQ – BK cũng như những vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch của lãnh thổ. Đây chính là cơ sở để căn cứ vào đó đề ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. - Căn cứ vào kết quả đánh giá của chương 2, đề xuất định hướng phát triển không gian lãnh thổ thông qua xây dựng các điểm, tuyến du lịch tổng hợp và chuyên đề, xác định các địa bàn trọng điểm và địa bàn tiềm năng cho phát triển du lịch của lãnh thổ, xây dựng các tuyến du lịch kết nối. - Đưa ra các định hướng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ TN – TQ – BK như: Định hướng khai thác tài nguyên du lịch, định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch, định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững... - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền vững lãnh thổ TN – TQ – BK như: giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình du lịch lợi thế, giải pháp quy hoạch cho phát triển du lịch, giải pháp phát triển hạ tầng, giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm phát triển du lịch bền vững... Hy vọng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK một cách phù hợp và bền vững. 126 KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu của luận án có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNDL là một hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp và mang tính ứng dụng cao đã được nhiều nhà khoa học thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một công việc khá phức tạp do hệ thống chỉ tiêu đánh giá còn hạn chế vì vậy việc đánh giá thường mang yếu tố chủ quan và định tính. 2. Lãnh thổ TN – TQ – BK có tiềm năng tương đối lớn để phát triển du lịch, trong đó các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn (hồ, thác nước, suối khoáng), rừng là những nguồn tài nguyên rất quan trọng. Các tài nguyên này đã và đang được khai thác ở các mức độ khác nhau cho phát triển du lịch của lãnh thổ. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở đây hiện nay đã bộc lộ nhiều dấu hiệu thiếu bền vững. Do đó, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL của lãnh thổ trên quan điểm bền vững sẽ là những căn cứ khoa học giúp cho việc định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ một cách hợp lý và bền vững hơn. 3. Luận án áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để đánh giá ĐKTN, TNDL cho một lãnh thổ cụ thể. Các tiêu chí đánh giá, mức đánh giá, điểm đánh giá và trọng số đánh giá áp dụng trong luận án được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và trên cơ sở phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp phân tích không gian sử dụng công cụ GIS cũng được phối hợp sử dụng trong quá trình đánh giá. 4. Kết quả đánh giá cho thấy lãnh thổ TN – TQ – BK có ĐKTN và TNDL thuận lợi cho phát triển du lịch. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn có thể xác định trên địa bàn lãnh thổ nghiên cứu nên tập trung phát triển 3 loại hình du lịch: DLTQ, DLND, DLST. Luận án cũng xác định rõ mức độ thuận lợi của ĐKTN và TNDL theo không gian cho từng loại hình du lịch, phân tích sự tác động của các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến mức độ thuận lợi cho phát triển bền vững của từng loại hình du lịch. 127 5. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển du lịch có thể nhận thấy phát triển du lịch của lãnh thổ TN – TQ – BK còn tồn tại nhiều vấn đề thiếu bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. 6. Trên lãnh thổ nghiên cứu, hoạt động du lịch không phát triển theo diện mà phát triển theo điểm. Ở đây có thể xác định được rất nhiều điểm có khả năng khai thác và hoạt động du lịch, tuy nhiên dựa trên mức độ tập trung tài nguyên, khả năng khai thác các hoạt động du lịch... cho thấy mức độ thuận lợi khác nhau giữa các điểm. Có thể xác định 3 điểm du lịch hạt nhân có khả năng thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch là VQG Ba Bể, hồ Núi Cốc và ATK Định Hóa. 7. Định hướng phát triển du lịch của lãnh thổ tập trung vào một số các nội dung cơ bản sau: - Xây dựng bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch để thể hiện mối liên kết lãnh thổ thông qua hệ thống tuyến, điểm du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm và tiềm năng. - Định hướng phát triển du lịch bền vững theo cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường trong đó xác định rõ môi trường, thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch của lãnh thổ do đó cần tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. 8. Một số tồn tại: - Trong phân tích mức độ thuận lợi của các ĐKTN, TNDL để xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ thì việc phân tích các yếu tố gắn với thị trường phải rất chặt chẽ nhưng vì thiếu các số liệu cụ thể nên việc phân tích còn mang tính chất định tính. - Luận án mới chỉ tập trung đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển 3 loại hình du lịch là DLTQ, DLND, DLST chứ chưa đánh giá thêm cho các loại hình du lịch khác để có sự so sánh một cách định lượng hơn về lợi thế phát triển của lãnh thổ nghiên cứu. 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thu Thủy (2008), Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại khu du lịch hồ N i Cốc tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 1, số 1, tr 130 – 134. 2. Phạm Thu Thủy (2011), Đánh giá các điều kiện tự nhiên khu vực hồ N i Cốc tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 80, số 4, tr 47 – 50. 3. Phạm Thu Thủy (2012), Thực trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 91, số 3, tr 105 – 108. 4. Phạm Thu Thủy (2012), Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 100, số 12, tr 47 – 50. 5. Phạm Thu Thủy (2012), Tiềm năng và hiện trạng du lịch tỉnh Tuyên Quang nhìn nhận trên quan điểm phát triển bền vững, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 6, tr 159 – 165. 6. Phạm Thu Thủy, Phạm Hương Giang (2013), Tác động của hoạt động kinh tế đến tính đa dạng sinh học và sự phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, tr 79 – 83. 7. Phạm Thu Thủy (2016), Phân loại và đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch nghỉ dưỡng lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 9, tr 797 – 803 (Quyển 1). 8. Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Huyền (2016), Phân tích ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch tỉnh Bắc kạn, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 9, tr 653 – 656 (Quyển 2) . 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Lan Anh (2014), Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền n i Bắc Bộ thời kì 2006 – 2010 và đến 2020, Quyết định số 91/2008/QĐ – BVHTTDL. 3. Vũ Tuấn Cảnh và nnk (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPT Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 4. Ngô Ngọc Cát (1994), Tiềm năng nước khoáng, nước nóng lãnh thổ Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lí, NXB Khoa học Kĩ thuật Hà Nội. 5. Nguyễn Trần Cầu (1994), Quan điểm hệ thống và tổng hợp trong nghiên cứu lãnh thổ du lịch, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Nguyễn Trần Cầu, Lê Thông (1993), Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam, Đề tài nhánh của KT – 0318 Hà Nội. 7. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Chiến, Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững, NXB trẻ. 9. Võ Trí Chung (1988), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 130 10. Võ Trí Chung (1999), Kiến thức bản địa làm phong ph các giá trị du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội. 11. Công ty văn hóa trí tuệ Việt (2007), Thái Nguyên - Di tích danh thắng và triển vọng tương lai, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 12. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền n i Tây Bắc Việt Nam, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 13. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn (1980), Khí hậu với đời sống, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 15. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Phạm Hương Giang (2013), Khí hậu và sự thành tạo cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, Tạp chí KH và CN Đại học Thái Nguyên, Tập 103, số 3. 17. Phạm Hương Giang (2013), Đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, Tạp chí KH và CN Đại học Thái Nguyên, Tập 112, số 12/1. 18. Phạm Hương Giang (2013), Đặc điểm và vai trò của các nhân tố tự nhiên trong thành tạo sự đa dạng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn, Kỷ yếu hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ VIII, NXB Đại học Sư phạm TPHCM. 19. Phạm Hương Giang (2015), Nghiên cứu đánh giá cảnh quan tỉnh Bắc Kạn phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học, Đại học Thái Nguyên. 20. Phạm Hương Giang (2015), Nghiên cứu xác lập cơ sở Địa lí học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, LATS Địa lí, Viện Địa lí, Hà Nội. 131 21. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lí môi trường cho sự phát triển bền vững, Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc tế về phát triển bền vững ở Việt Nam, Huế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, LATS Địa lí, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 26. Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lí du lịch địa phương, (Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương biên dịch), NXB Khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc. 27. Hội Khoa học kĩ thuật lâm nghiệp Việt Nam (1995), Các VQG và KBT thiên nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của thủ đô và phụ cận nh m phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, LATS Kinh tế, Đại học Thương mại Hà Nội, Hà Nội. 29. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển du lịch sinh thái trên quan điểm phát triển bền vững, Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 31. Đặng Huy Huỳnh (1998), Vai trò của đa dạng sinh học trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 132 32. IUCN – VNAT – ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 33. Quang Khải (chủ biên) (2001), Du lịch hồ N i Cốc, NXB Lao động Hà Nội. 34. Vũ Bội Kiếm (1990), Phân loại khí hậu Côpen và một số ứng dụng trong công tác du lịch, Phụ lục đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội. 35. Lê Văn Khoa và nnk (2003), Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Lê Văn Khoa và nnk (2009), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục. 37. Lương Chi Lan (2015), Đánh giá điều kiện địa lý tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh V nh Ph c, LATS Địa lí, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 38. Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam, Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 39. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan Địa lí miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 40. Vũ Tự Lập (2004), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 41. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, LAPTS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 42. Đặng Duy Lợi (1994) (chủ biên), Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội. 133 43. Đặng Duy Lợi (1995), Sử dụng giản đồ nhiệt độ - độ ẩm tuyệt đối để tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu ở một số cảnh quan ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Sư Phạm Hà Nội. 44. Đặng Duy Lợi (chủ biên) và nnk (2001), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 45. Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung (1998), Một số kết quả về đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 46. Phạm Trung Lương và nnk (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 47. Phạm Trung Lương và nnk (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 48. Phạm Trung Lương và nnk (2000), Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, VNAT/MOSTE/NCST/EU Project VNM/B7 6200/IB/96/05, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 49. Phạm Trung Lương và nnk (2003), Điều tra nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường – Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Viện NCPT Du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam, Hà Nội. 50. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện NCPT Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 51. Phạm Trung Lương (2004), Cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh pháp lý nh m phát triển một số loại hình du lịch đặc thù ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội. 134 52. Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm thể thao mạo hiểm vùng n i phía Bắc, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội. 53. Nguyễn Quang Mĩ và nnk (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 54. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, (Nguyễn Xuân Quý dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính), NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 55. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 56. Đặng Kim Nhung, Mai Trọng Thông, Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thị Hòa, Hoàng Thu Thủy (1998), Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ công tác điều dưỡng ở một số vùng n i Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lí, Viện Địa lí, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội. 57. Đặng Kim Nhung và nnk (1996), Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ công tác điều dưỡng ở một số vùng n i Việt Nam, Viện Địa lí, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 58. Nikken Sekkei Civilb Engineering LTD (2013), Thuyết minh tổng hợp quy hoạch du lịch hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Bắc Kạn, Bắc Kạn. 59. Phân hội các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, Hội Khoa học kĩ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2001), Các VQG Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 60. Pirojnik.I.I (1985), Cơ sở địa lí du lịch và dịch vụ tham quan (Trần Đức Thanh dịch), Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà nội. 135 61. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 62. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG C c Phương, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 63. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn (2002), Địa lí tỉnh Bắc Kạn. 64. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch các năm 2010 – 2015. 65. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, Quy hoạch không gian phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn. 66. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên (1997), Dự án quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên 1997 – 2010. 67. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch các năm 2010 – 2015. 68. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010, định hướng đến 2015 và tầm nhìn chiến lược đến 2020. 69. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 70. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch các năm 2010 – 2015. 71. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, Quy hoạch không gian phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. 72. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí, NXB Thế giới, Hà Nội. 73. Lê Bá Thảo (2001), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 136 74. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội. 75. Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh (1994), Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Viện NCPT Du lịch. 76. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục. 77. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 78. Nguyễn Đăng Tiến (2016), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, LATS Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam. 79. Lê Văn Tin (2000), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch, LATS Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 80. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2012), Địa chí Tuyên Quang, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1980), Khí hậu với đời sống, NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội. 83. Phạm Ngọc Toàn (1988), Khí hậu và sức khỏe, NXB TP.HCM. 84. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ khoa học Công nghệ và môi trường (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. 85. Tổng cục Du lịch (1994), Quy hoạch du lịch Quốc gia và vùng, Hà Nội. 86. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Báo cáo tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Tổng cụ Du lịch, Hà Nội. 137 87. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Tổng cụ Du lịch, Hà Nội. 88. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 – 2020, Tổng cụ Du lịch, Hà Nội. 89. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1997), Địa lí du lịch, NXB TP.HCM. 90. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên. 91. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 92. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền (1999), Các phương pháp phân loại sinh khí hậu hiện có ở Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái đất, số 3/1999. 93. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền (2000), Nghiên cứu sinh khí hậu người phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, số 6/2000. 94. Nguyễn Khanh Vân (2001), Điều kiện sinh khí hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc vùng n i phía Bắc Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, số 2/2001. 95. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục du lịch Việt Nam (1998), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 96. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục du lịch Việt Nam (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 97. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 138 98. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 99. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2002), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 100. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2008), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền n i Bắc Bộ đến năm 2020”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 101. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng b ng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 102. Viện NCPT Du lịch – Tổng cục du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp: “Giải pháp thích ứng và ứng phó góp phần giảm nh tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam”, Viện NCPT du lịch, Hà Nội. 103. Nguyễn Hữu Xuân (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội. 104. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 105. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 106. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 139 Tài liệu tiếng Anh 107. Ceballos-Lascurain.H (1996), Tourism, Ecotourism and Protected Areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development, IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. 108. Hens.T (1999), Tourism and Environment, M.S.C courso Free University of Brussel Belgium. 109. Inskeep Edward (1991), Tourrism planing, John Wiley and Sons Inc. 110. T-P.Lin, Matzarakis A (2007), Bioclimate and tourism potential in national parks of Taiwan, Developments in Tourism Climatology – A.Matzarakis, C.R.de Freitas, D.Scott. 111. Mieczkowski Z (1985), The tourism climatic index: a method of evaluating word climates for tourism, Canadian Geographer, 29 (3). 112. Nguyen Khanh Van (2007), Bioclimatic Resourcle Assessment for Convalescence and Some Weather therapies in Mountainous Regions of Vietnam, Ukrainian Geographical Journal, National Academy of Science Ukrainian, Kiev, Vol 50, N o 2/2007. 113. Nguyen Khanh Van (2008), Classification and assessment of bioclimatic conditions for tourism, health, resort and some weather therapies in Vietnam, Journal of Science, Earth Sciences, VNU, N o 3/2008, Ha Noi. 114. Whelan (1999), Nature Tourism: Managing for Environment, Island Press, Washington DC. 115. World Tourism Organization (WTO) (1992), Guideline Development of National Parksand Protected Areas for Tourism. 116. World Tourism Organization and the United Nations Environment Programme (2008), Climate Change and Tourism: Responding to Global Challenges, ISBN: 978-92-844-1234-1 (UNWTO), ISBN: 978-92-807- 2886-6 (UNEP). 140 Tài liệu tiếng Nga 117. Ведение Ю.А, Мирошиченко Н.Н (1969), Оченк npupoдных условий для организаций омдыха, Извсстия AH CCCP, Cepия География. 118. Мухина Л.И (1973), Принцnы и методы технологической оценки природных комплексов, М Наука – 95 стр. 119. Пирожник И.И (1985), Основы географии туризма и экскурсищиного обслуживания. 120. Попова.Н (1993), Приодни Рекеационни Ресурси, Университетско Издателство, СВ. Климент Охридски, София. 121. Робев.Р, Ьогданов.К Георгиев.Г (1980), Ландшафтноустройствени критерии на места за отдих в природата, НИС при ВЛТИ. 122. Cтанев.П (1984), Оcновни на почивното дело, НИИПП, Г. Димитров. 123. Тишков.Х (1984), Методи эа анализ и оценка рекреационните ресурси, София. 124. Тончев. Ц, Милева.С (2010), Планиране и развитие на туризма, Ьотевград. 141 PHỤ LỤC Phụ lục 1. TIÊU CHUẨN CỦA ĐIỂM DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG TT Tiêu chuẩn Các điều kiện thích hợp 1 Có khí hậu thích hợp với sức khỏe 1.1. Có thời gian dài khí hậu thích hợp với sức khỏe con người (thường > 3 tháng trong năm) 1.2. Có điều kiện khí hậu thích hợp với từng loại nhu cầu điều trị bệnh, đặc biệt là với miền núi, miền biển 1.3. Không khí trong lành cách xa nguồn gây ô nhiễm 2 Có các điều kiện tự nhiên khác thuận lợi 2.1. Có nhiều phong cảnh đẹp, yên tĩnh 2.2. Gần nguồn nước khoáng, suối nước nóng, bùn chữa bệnh 2.3. Có nguồn dược liệu phong phú để chữa bệnh 3 Có khả năng mở rộng nhiều loại hình du lịch khác 3.1. Có điều kiện tổ chức những hình thức vui chơi giải trí thích hợp như: đi dạo, câu cá... 3.2. Có điều kiện tổ chức các hình thức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao 3.3. Có điều kiện tiến hành tham quan du lịch 4 Có điều kiện tổ chức hậu cần dịch vụ DLND 4.1. Gần nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng, vệ sinh 4.2. Có điều kiện chăm sóc y tế và đời sống tinh thần 4.3. Đảm bảo về thông tin liên lạc 4.4. Đảm bảo an toàn 5 Có điều kiện đi lại thuận tiện 5.1. Có khoảng cách không quá lớn (thường <200km) 5.2. Có hệ thống đường giao thông tốt 5.3. Có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau khi di chuyển Phụ lục 2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH KHÍ HẬU NGƢỜI Bảng: Chỉ tiêu khí hậu sinh học con người của các nhà khoa học Ấn Độ [89] Hạng Ý Nghĩa Nhiệt độ TB năm (0C) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C) Biên độ nhiệt năm ( 0 C) Lƣợng mƣa cả năm (mm) 1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 <6 1250-1900 2 Khá thích nghi 24 – 27 27 – 29 6 – 8 1900-2550 142 3 Nóng 27 – 29 29 – 32 8 – 14 >2550 4 Rất nóng 29 – 32 32 – 35 14 – 19 <1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650 Phạm Ngọc Toàn (1980) dựa trên tiêu chuẩn sinh học phổ biến của người Việt Nam, có thể phân loại khí hậu xấu, tốt theo các chỉ tiêu cụ thể. Bảng: Phân loại khí hậu tốt, xấu đối với sức khỏe [93] Yếu tố Mức độ thích hợp Số tháng có T 0 > 27 0 C Số tháng có độ ẩm 90% Số giờ nắng trong năm Sô ngày trời đầy mây Hàm lượng bụi và ion/lit không khí Tốc độ gió trung bình (m/s) Rất xấu 5 4 1000 100 300 1 Xấu 4-5 3 1200 80 150 1-1,5 Trung bình 2-3 2 1200 80 150 1,5 Tốt 0 0 1500 50 100 2-3 Một số tác giả đã đưa ra những chỉ tiêu về nhiệt độ hữu hiệu như sau: - Điều kiện khí hậu thích hợp nhất với con người là nhiệt độ không khí từ 180C – 26 0C, độ ẩm tương đối 30% - 60%, tốc độ gió 0,1 – 0,2m/s (Gôrômôxốp, 1963). [41] - Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất đối với con người Việt Nam: Nhiệt độ không khí trung bình tháng từ 15-230C, độ ẩm tuyệt đối từ 14mb – 21mb (Đặng Duy Lợi, 1992). [41] Bảng: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện thời tiết đối với sức khỏe điều dưỡng Ngưỡng đánh giá Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối (%) Vận tốc gió (m/s) Hiện tượng sương mù Thích hợp 22 - 30 50 - 80 1 - 3 Không Không thích hợp > 30 nóng < 50 khô 3 Có 80 ẩm Nguồn: Nguyễn Khanh Vân [91] Theo Nguyễn Khanh Vân: - Ngày có thời tiết thích hợp đối với sức khỏe con người, có lợi cho điều dưỡng là ngày mà cả 4 tiêu chí trên đều thích hợp. - Ngày có thời tiết tương đối thích hợp là ngày có 1 trong 4 tiêu chí trên nằm ở ngưỡng không thích hợp. - Ngày có thời tiết không thích hợp là ngày có 2 tiêu chí ở ngưỡng không thích hợp. 143 Phụ lục 3. GIẢN ĐỒ TƢƠNG QUAN GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI CỦA KHÔNG KHÍ VỚI KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CON NGƢỜI Phụ lục 4. ẢNH THỰC ĐỊA 144 Di tích lịch sử Lán Nà Nưa (Tân Trào – Tuyên Quang) Suối khoáng Mỹ Lâm (Yên Sơn - Tuyên Quang) 145 Thác Bản Ba (Chiêm Hóa – Tuyên Quang) Hồ Na Hang (Na Hang – TQ) 146 Thác Khuổi Ly (Na Hang – TQ) Thủy điện Tuyên Quang (Na Hang – TQ) 147 Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) 148 Lán Tỉn Keo (ATK Định Hóa – Thái Nguyên) Khu du lịch hồ Núi Cốc (TN) 149 Sân khấu nhạc nước – hồ Núi Cốc (TN) Chùa Vàng – hồ Núi Cốc (TN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_cac_dieu_kien_tu_nhien_va_tai_nguyen_du_lic.pdf
Luận văn liên quan