Luận án Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)

1. Kết luận Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, kết hợp với việc sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp, luận án đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể đã trả lời được các câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, làm rõ được nội hàm khái niệm nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tác động và đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương; đã đưa ra được cách tiếp cận về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương thông qua đánh giá bằng sự phản hồi, cảm nhận từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể với tư cách là đối tượng thụ hưởng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu. Thứ hai, đã đưa ra được ba nhóm tiêu chí đánh giá tác động về kinh tế, về xã hội, về môi trường tới phát triển KTXH của địa phương, trong đó tác động về kinh tế gồm 6 chỉ tiêu; tác động về xã hội gồm 6 chỉ tiêu; tác động về môi trường gồm 4 chỉ tiêu. Thứ ba, đưa ra 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương, gồm nhóm yếu tố triển khai nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của chính quyền địa phương (6 chỉ tiêu); yếu tố cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (4 chỉ tiêu); yếu tố thuộc về mức độ cạnh tranh của sản phẩm tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (6 chỉ tiêu); yếu tố mức độ sẵn sàng về CSVC và con người để ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (8 chỉ tiêu). Thứ tư, các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tại Nghệ An giai đoạn 2005-2015 sau nghiệm thu đã có tác động tích cực vào phát triển KTXH của địa phương thông qua phương trình TĐKTXH = 0,260*TrienkhaiNVKH + 0,242* CoQuanChuTri + 0,468*MucDocanhtranh + 0,236*MucDoSanSang. Cụ thể qua khảo sát 381 hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, điểm trung bình theo thang đo likert 5 về tác động kinh tế, tác động xã hội và tác động môi trường đều nằm trong khoảng 3.41 - 4.20. Đây là tác động tích cực, trong đó tác động mạnh nhất về xã hội và tác động yếu nhất là về môi trường. Thư năm, trên cơ sở thực trạng tác động, kết hợp với nghiên cứu trường hợp và các bài học kinh nghiệm, luận án đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương trong thời gian tới (giải pháp cải thiện tác động về kinh tế; giải pháp cải thiện tác động về xã hội, giải pháp cải thiện tác động về môi trường và một số giải pháp khác về cải thiện tác động của các lĩnh vực). Như vậy, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương. Trên cơ sở đó, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu giai đoạn 2005-2015 tác động tới phát triển KTXH của Nghệ An đến năm 2020. 2. Gợi ý các hướng nghiên cứu tiêp theo Luận án đã đưa ra cách tiếp cận đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương thông qua đánh giá bằng sự phản hồi, cảm nhận từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể với tư cách là đối tượng thụ hưởng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh dựa vào sự kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố. Tuy nhiên với cách tiếp cận này, luận án có thể tồn tại một số hạn chế như thiếu thông tin tác động cụ thể của từng nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu gắn với đối tượng thụ hưởng nhất định, nên chưa thấy được thời điểm bắt đầu, cũng như kết thúc việc tác động của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu. Điều này có thể dẫn tới việc đề xuất giải pháp chưa cụ thể đối với từng nhiệm vụ, từng đối tượng, mặc dù các giải pháp đưa ra đều dựa trên thực trạng tác động, kết hợp với nghiên cứu trường hợp và các bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nghệ An. Đề khắc phục các hạn chế trên, các nhà nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc theo các hướng sau: nên đánh giá tác động kết quả của từng nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu gắn với đối tượng thụ hưởng nhất định và thời gian cụ thể, hoặc đánh giá tác động của từng nhóm kết quả của các nhiệm vụ sau nghiệm thu (phân theo các lĩnh vực/dạng hoạt động khoa học và công nghệ) tới các đối tượng thụ hưởng theo giai đoạn 5 năm thay vì 10 năm, hoặc có thể tiếp cận theo một hướng khác.

doc168 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có như vậy mới có thể tập trung đầu tư cho một số sản phẩm trọng điểm tạo ra chuỗi giá trị. - Nên ưu tiên những nhiệm vụ có tính ứng dụng cao. Ở cấp tỉnh, với mục tiêu hướng đến ứng dụng là chủ yếu, cần ưu tiên những nhiệm vụ có tính ứng dụng hơn là những nhiệm vụ khác dù có hàm lượng khoa học cao nhưng ít có khả năng ứng dụng trên thực tế. - Tương tự như trên, cũng nên ưu tiên những nhiệm vụ có thể mang tác động thiết thực, thay vì lựa chọn những đề tài dự án lớn mà chưa rõ tác động mang lại thế nào. - Nên tăng cường việc các doanh nghiệp đặt hàng nhiệm vụ cho KH&CN, đồng thời cải thiện chất lượng đặt hàng nhiệm vụ KH&CN của lãnh đạo tỉnh và các ngành khi có doanh nghiệp sẵn ràng đối ứng kinh phí và ứng dụng kết quả sau nghiệm thu. Thứ hai, về tổ chức phổ biến kết quả, ban hành chủ trương chính sách của các cấp chính quyền: - Nên bắt buộc tất cả các nhiệm vụ sau khi kết thúc đều phải công bố dưới các hình thức khác nhau. Sở KH&CN cần tiếp tục thực hiện hình thức Hội nghị Thông báo khoa học hàng năm, để công bố kết quả của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong năm. Cũng cần có chính sách bố trí một khoản kinh phí để công bố kết quả các nhiệm vụ, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm, triển khai nhân rộng mô hình sau nghiệm thu đối với những nhiệm vụ có kết quả nghiên cứu tốt. - Cho đến nay ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ chủ yếu giành cho các hoạt động nghiên cứu các nhiệm vụ cho đến khi kết thúc, nghiệm thu. Ngoài một số dự án riêng, hiện chưa có chính sách chung cho việc hỗ trợ, khuyến khích đưa kết quả các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu vào ứng dụng. Theo tác giả nhà nước cần sớm xây dựng chính sách khuyến khoa, trong đó có nội dung hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luật Ngân sách hiện hành, tác giả đề xuất Sở KH&CN tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh cần bố trí một khoản ngân sách nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích các ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống trong ngân sách sự nghiệp của các ngành. Hay nói cách khác không nhất thiết phải xây dựng chính sách khuyến khoa riêng, mà có thể lồng ghép vào chính sách của các ngành và lĩnh vực. Theo đó, các huyện thành thị có thể sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế, hoặc văn hóa, xã hội để hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng KH&CN theo từng ngành. Tương tự, cũng cần thiết phải lồng ghép nhiều nguồn kinh phí cho các hoạt động ứng dụng KH&CN. Từ trước đến nay có một số nguồn ngân sách đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nhưng thường phân tán theo sự quản lý của các ngành. Nguồn ngân sách vốn đã hạn hẹp, lại bị phân tán nên càng manh mún, không hiệu quả, không đủ để tạo chuỗi giá trị, giúp cho sản phẩm trở thành hàng hóa. Chính vì thế, tác giả đề xuất nên lấy cấp huyện làm đơn vị, mỗi huyện nên chọn ra một số sản phẩm cần đầu tư trọng điểm. Từ đó lồng ghép các nguồn từ KH&CN; Khuyến Nông; OCOP; Khuyến Công; Nông thôn mới để đầu tư cho sản phẩm một cách đồng bộ và đủ tầm. Làm được như vậy chắc chắn tác động tích cực của việc đầu tư sẽ được nâng lên rõ rệt, nhưng quan trọng hơn là sẽ góp phần tạo nên các sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba, về lựa chọn cơ quan chủ trì và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ: - Cần tổ chức đấu thầu rộng rãi để chọn cơ quan chủ trì và cá nhân chủ nhiệm có năng lực, tuy nhiên cũng nên ưu tiên cho những đơn vị chủ trì đồng thời là đơn vị đề xuất nhiệm vụ, cũng là đơn vị tổ chức ứng dụng sau nghiệm thu nhiệm vụ thì hiệu quả sẽ cao hơn. - Nên bắt buộc chỉ thực hiện các dự án ứng dụng KH&CN khi có doanh nghiệp hoặc tổ chức cam kết triển khai ứng dụng khi nhiệm vụ kết thúc. - Cần chọn những đơn vị chủ trì là đơn vị mong muốn ứng dụng kết quả nghiên cứu và họ phải sẵn sàng đối ứng đầu tư bằng kinh phí của đơn vị để cùng nghiên cứu để có thể sẵn sàng nhân rộng kết quả sau khi dự án kết thúc nghiệm thu. Thứ tư, tổ chức ứng dụng các sản phẩm là kết quả của các nhiệm vụ sau nghiệm thu: - Trước khi trình để nhiệm vụ được đưa vào phê duyệt triển khai thì sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt để đưa nhiệm vụ vào triển khai cần có đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm tạo ra sau khi nhiệm cụ kết thúc nghiệm thu, dự báo chất lượng của sản phẩm tạo ra từ kết quả nghiên cứu sẽ như thế nào? Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm hiện có như thế nào? Có thể phát triển sản phẩm thành thương hiệu mới được không? - Khi sản phẩm tạo ra đã đáp ứng phần nào các yêu cầu của cơ quan quản lý thì việc tổ chức ứng dụng là một trong hai điều kiện để kết quả nghiên cứu phát huy tác động tích cực trên thực tế. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm ai phải tổ chức ứng dụng khi nhiệm vụ KH&CN kết thúc và nghiệm thu. Tác giả cho rằng: Trước hết, khi đưa nhiệm vụ vào nghiên cứu, triển khai phải gắn liền với đơn vị ứng dụng kết quả sau nghiệm thu trừ các đề tài nghiên cứu cơ bản, nên chính cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải đề xuất chủ trương, chính sách, đặc biệt là kế hoạch ứng dụng sau khi nghiệm thu nhiệm vụ. Phải coi đây là một yêu cầu bắt buộc khi nghiệm thu nhiệm vụ. Sau đó, cơ quan quản lý KH&CN là Sở KH&CN cần bàn giao kết quả nghiên cứu cho các sở, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ. Thứ năm, về mức độ sẵn sàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người: Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy nếu kết quả nghiệm thu nhiệm vụ không tốt thì nhiệm vụ không thể có tác động tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, nhưng có một số nhiệm vụ kết quả nghiệm thu xuất sắc, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ rất xuất sắc nhưng khi triển khai ứng dụng kết quả vào thực tế vẫn không thành công do hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người chưa sẵn sàng như đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS xây dựng mô hình hệ thống thông tin quản lý và cảnh báo về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh” tác giả đã chỉ ra nguyên nhân tác động không tích cực trong Chương 4. Qua đây tác giả đề xuất để hạn chế nhiệm vụ đầu tư nghiên cứu nhưng chưa thể ứng dụng kết quả do hạ tầng chưa cho phép thì từ khâu lựa chọn nhiệm vụ cơ quan quản lý cần cân nhắc trên cơ sở tương quan chung về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện tại đã đáp ứng cho việc áp dụng kết quả sau nghiệm thu hay chưa?, đặc biệt phải quan tâm gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị nghiên cứu và đơn vị ứng dụng để tính toán và cân nhắc việc có đưa nhiệm vụ vào triển khai hay không? Vì trên thực tế sản phẩm có thể tốt, nhu cầu có nhưng các điều kiện khác chưa đủ để ứng dụng thì cũng chưa cần vội nghiên cứu triển khai vì sẽ thất bại ở khâu ứng dụng. 5.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp 5.3.1. Từ phía UBND tỉnh Xác định rõ những sản phẩm lợi thế là chủ lực của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển thành chuỗi sản phẩm mang lại giá trị kinh tế vã xã hội thực sự nhưng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ban hành chính sách sử dụng nguồn kinh phí KH&CN để hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khi có sự đồng hành của doanh nghiệp và kết hợp nhiều nguồn kinh phí khác từ các Sở ngành nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị. Xác định nhiệm vụ để đưa vào kế hoạch triển khai là khâu quyết định rất lớn đến mức độ tác động của nhiệm vụ sau nghiệm thu nên khi lựa chọn nhiệm vụ triển khai cần phải có đơn vị đối ứng một phần kinh phí và cam kết ứng dụng kết quả của nhiệm vụ sau nghiệm thu thì mới đưa nhiệm vụ vào kế hoạch triển khai. Khâu này cũng cần công khai lựa chọn thì mới có thể chọn được đơn vị triển khai tốt nhất. Quy trình hiện nay đã tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị chủ trì nhưng chưa có đấu thầu để lựa chọn đơn vị ứng dụng trong trường hợp đơn vị chủ trì không phải là đơn vị ứng dụng. Vấn đề này cũng cần được bổ sung vào quy định để việc lựa chọn đơn vị ứng dụng cũng phải có tiêu chí lựa chọn công khai. 5.3.2. Từ phía Sở Khoa học và Công nghệ - Tăng cường hơn nữa công tác truyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của KH&CN và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển KTXH của tỉnh một cách bền vững. - Tiến hành đánh giá tác động của các vụ KH&CN sau nghiệm thu theo chu kỳ 3 đến 5 năm 1 lần để kịp thời nắm bắt mức độ tác động của các nhiệm vụ KH&CN trong chu kỳ đó để có giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN trong chu kỳ tiếp theo. - Mở rộng liên kết và tăng cường hợp tác KH&CN giữa các đơn vị, cơ sở KH&CN của tỉnh với các viện, trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khác trong và ngoài nước. Tăng cường phối hợp với các ngành Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành, thị trong tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An lựa chọn một số sản phẩm chủ lực, để phát huy lợi thế của tỉnh, từ đó đầu tư nghiên cứu đồng bộ từ khâu quy hoạch, sản xuất, đến chế biến, phát triển thương hiệu, và tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi hàng hóa có giá trị lớn. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế đầu tư các nhiệm vụ riêng lẻ, phân tán. - Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1. Kết luận Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, kết hợp với việc sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp, luận án đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể đã trả lời được các câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, làm rõ được nội hàm khái niệm nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tác động và đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương; đã đưa ra được cách tiếp cận về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương thông qua đánh giá bằng sự phản hồi, cảm nhận từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể với tư cách là đối tượng thụ hưởng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu. Thứ hai, đã đưa ra được ba nhóm tiêu chí đánh giá tác động về kinh tế, về xã hội, về môi trường tới phát triển KTXH của địa phương, trong đó tác động về kinh tế gồm 6 chỉ tiêu; tác động về xã hội gồm 6 chỉ tiêu; tác động về môi trường gồm 4 chỉ tiêu. Thứ ba, đưa ra 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương, gồm nhóm yếu tố triển khai nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của chính quyền địa phương (6 chỉ tiêu); yếu tố cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (4 chỉ tiêu); yếu tố thuộc về mức độ cạnh tranh của sản phẩm tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (6 chỉ tiêu); yếu tố mức độ sẵn sàng về CSVC và con người để ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu (8 chỉ tiêu). Thứ tư, các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tại Nghệ An giai đoạn 2005-2015 sau nghiệm thu đã có tác động tích cực vào phát triển KTXH của địa phương thông qua phương trình TĐKTXH = 0,260*TrienkhaiNVKH + 0,242* CoQuanChuTri + 0,468*MucDocanhtranh + 0,236*MucDoSanSang. Cụ thể qua khảo sát 381 hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, điểm trung bình theo thang đo likert 5 về tác động kinh tế, tác động xã hội và tác động môi trường đều nằm trong khoảng 3.41 - 4.20. Đây là tác động tích cực, trong đó tác động mạnh nhất về xã hội và tác động yếu nhất là về môi trường. Thư năm, trên cơ sở thực trạng tác động, kết hợp với nghiên cứu trường hợp và các bài học kinh nghiệm, luận án đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương trong thời gian tới (giải pháp cải thiện tác động về kinh tế; giải pháp cải thiện tác động về xã hội, giải pháp cải thiện tác động về môi trường và một số giải pháp khác về cải thiện tác động của các lĩnh vực). Như vậy, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương. Trên cơ sở đó, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu giai đoạn 2005-2015 tác động tới phát triển KTXH của Nghệ An đến năm 2020. 2. Gợi ý các hướng nghiên cứu tiêp theo Luận án đã đưa ra cách tiếp cận đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương thông qua đánh giá bằng sự phản hồi, cảm nhận từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể với tư cách là đối tượng thụ hưởng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh dựa vào sự kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố. Tuy nhiên với cách tiếp cận này, luận án có thể tồn tại một số hạn chế như thiếu thông tin tác động cụ thể của từng nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu gắn với đối tượng thụ hưởng nhất định, nên chưa thấy được thời điểm bắt đầu, cũng như kết thúc việc tác động của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu. Điều này có thể dẫn tới việc đề xuất giải pháp chưa cụ thể đối với từng nhiệm vụ, từng đối tượng, mặc dù các giải pháp đưa ra đều dựa trên thực trạng tác động, kết hợp với nghiên cứu trường hợp và các bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nghệ An. Đề khắc phục các hạn chế trên, các nhà nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc theo các hướng sau: nên đánh giá tác động kết quả của từng nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu gắn với đối tượng thụ hưởng nhất định và thời gian cụ thể, hoặc đánh giá tác động của từng nhóm kết quả của các nhiệm vụ sau nghiệm thu (phân theo các lĩnh vực/dạng hoạt động khoa học và công nghệ) tới các đối tượng thụ hưởng theo giai đoạn 5 năm thay vì 10 năm, hoặc có thể tiếp cận theo một hướng khác. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN Phạm Hồng Quách, Võ Hải Quang (2019), "Đề xuất mô hình phân tích chu kỳ sống công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Truyền thông Việt Nam số 567 (757) – 4/2019. Võ Hải Quang, Nguyễn Đình Bình (2020), "Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp địa phương thông qua tổ chức trung gian công nghệ" (Nghiên cứu trường hợp tại Nghệ An), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân năm 2020. 3. Võ Hải Quang, Nguyễn Đình Bình và Nguyễn Hữu Xuyên (2021), "Economic Impact of Research Results on Local Social and Economic Development", International Journal of Research and Review DOI: https://doi.org/10.52403/ijrr.20210542 Vol.8; Issue: 5; May 2021 Website: www.ijrrjournal.com Research Paper E-ISSN: 2349-9788; P-ISSN: 2454-2237. 4. Võ Hải Quang, Nguyễn Đình Bình và Nguyễn Hữu Xuyên (2021), "Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động xã hội của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sau nghiệm thu tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015", Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, số 4, năm 2021. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: Afuah (2003), "Quản trị quá trình đổi mới và sáng tạo", Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ban chấp hành Trung ương (2013), Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 07/02/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 20 NQ/TU ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Khóa XI. Bùi Văn Huấn và cộng sự (2020), “Nghiên cứu đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030”, Tạp chí KH&CN Việt Nam. Cục Thống kê Nghệ An (2020), Kinh tế Xã hội Nghệ An, NXB Nghệ An. Douthwaite và cộng sự (2003), "Impact pathway evaluation: an approach for achieving and attributing impact in complex systems", Agric. Syst. 78, 243–265. Đào Thanh Trường (2015), Doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. Đỗ Tuấn Khiêm (2010), Báo cáo khoa học kết quả “Đánh giá hiệu quả các đề tài/dự án trong sản xuất nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1998-2009 và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2015”, Sở KH&CN Bắk Kạn. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Hoàng Văn Thắng (2015, 2016), "Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam", Đại học Fulbright Việt Nam. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2020), Nghị quyết 17/2020/NQ-HĐND (2020), Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Nghệ An. Luật chuyển giao công nghệ (2017), Luật chuyển giao công nghệ 2017 Số 07/2017/QH14. Luật KH&CN Việt Nam (2013), Luật KH&CN Việt Nam số 29/2013/QH13. Nguyễn Bá Trà và Võ Ngọc Anh (2010), “Đánh giá tác động sau nghiệm thu các đề tài khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 1995-2005”, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Lao Động, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2014), Một số phương pháp đo lường tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế. Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2019), Báo cáo thực trạng giao dịch công nghệ thời kỳ 2012-2018. Nguyễn Mạnh Quân và công sự (2018), Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hà (2019), “Đánh giá tác động của các chương trình, đề tài, dự án khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC.05 và KC.10 giai đoạn 2011-2015”, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Nguyễn Thị Hà và Phạm Quỳnh Anh (2020), "Đánh giá tác động của Chương trình Khoa học và Công nghệ: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam", Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Nguyễn Thị Thu Oanh (2014), “Đánh giá tác động khoa học và công nghệ”, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Nguyễn Thị Thu Oanh (2015a), “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp luận đánh giá chương trình Khoa học và Công nghệ thông qua việc đánh giá thí điểm một chương trình Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước”, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Nguyễn Thị Thu Oanh (2015b), "Tài liệu tham khảo nội bộ của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ", Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng (2015), Phương pháp Điều tra Khảo sát: Nguyên lý và thực tiễn, Vol. 269, Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Phạm Hồng Quách, Võ Hải Quang (2019), "Đề xuất mô hình phân tích chu kỳ sống công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam", Tạp chí Thông tin và Truyền thông Việt Nam, số 567 (757) – 4/2019. Phạm Ngọc Vũ (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án nghiên cứu Khoa Học và phát triển Công Nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001 - 2010", Sở KH&CN Vũng Tàu. Phạm Quỳnh Anh và cộng sự (2016), “Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận đánh giá tác động chính sách KH&CN phù hợp với Việt Nam và áp dụng đánh giá tác động chính sách tài trợ cho nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia”, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Phạm Quỳnh Anh và Nguyễn Thị Hà (2020), "Đánh giá tác động của Chương trình Khoa học và Công nghệ: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam", Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Phạm Thị Ly (2014), "Đánh giá khoa học, vai trò, phương pháp và xu hướng Số 2", Thông tin Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục Đại học, Đại học Nguyễn Tất Thành. Phùng Mai Lan (2019), Tác động của lan tỏa công nghệ đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Sở KH&CN Nghệ An (2020), "Báo cáo Tổng kết hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An giai đoạn 2011-2020", Sở KH&CN Nghệ An. Sở KH&CN tỉnh Kon Tum (2011), "Đánh giá hiệu quả của các đề tài trong giai đoạn từ năm 2001-2011", Sở KH&CN Kon Tum. Sở KH&CN tỉnh Phú Yên (2011), "Nâng cao hiệu quả quản lý đề tài, dự án tại tỉnh Phú Yên", Sở KH&CN tỉnh Phú Yên. Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2020), "Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TW giai đoạn 2017- 2019 của Nghệ An", Sở KH&CN Nghệ An. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên (2016), "Hội thảo Nâng cao hiệu quả quản lý đề tài, dự án tại Phú Yên năm 2016", Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên. Tạ Doãn Trịnh (2009), Dòng tri thức trong nền kinh tế và phương thức nắm giữ tri thức của doanh nghiệp. Tăng Văn Khiên (2015), “Một số ý kiến về đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn”, Thông tin Khoa học Thống kê. Thái Ngọc Chiến (2015), Đánh giá hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án cấp tỉnh có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2006 – 2010. Sở KH&CN Khánh Hòa. Thủ tướng Chính phủ( 2015), Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Trần Hậu Ngọc (2019), “Đánh giá tác động của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC.01, KC.03, KC.06 và KC.07 giai đoạn 2011-2015”, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Trần Ngọc Ca và cộng sự (2021), Nghiên cứu vai trò và sự đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 của Việt Nam, Học Viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo. Trần Việt Hòa và cộng sự (2019), Nghiên cứu đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới cấu trúc ngành công nghiệp. Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử (2020), Kỹ năng đánh giá tác động trong thực hiện chính sách công của đại biểu dân cử. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2004), "Công tác đánh giá khoa học và công nghệ, tổng luận khoa học và công nghệ", Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Trung ương (2004), Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về việc phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Trung ương (2012), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 04/02/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ cao giai đoạn 2011-2020. Trung ương (2012), Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 31/10/2012 hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương đảng khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trung ương (2019), Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trương Đình Thái (2017), Mô hình cấu trúc tuyến tính lý thuyết ứng dụng, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1986), Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô 1986. Từ điển Larousse của Pháp. (2002), Từ điển Larousse của Pháp 2002. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 4/4/2016 của UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tính đến 2030. Võ Hải Quang (2019), Báo cáo khoa học kết quả thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh giai đoạn 2005-2015”, Sở KH&CN Nghệ An. Võ Hải Quang, Nguyễn Đình Bình (2020), "Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp địa phương thông qua tổ chức trung gian công nghệ" (Nghiên cứu trường hợp tại Nghệ An)", Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân năm 2020. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục. Tài liệu tiếng Anh: A. Comrey và H. Lee (1992), A first course in factor analysis, Hillsdale, NJ: Erlbaum. ADB (2011), https://www.adb.org/documents/asian-development-banks-assistance-low-income-housing-finance-sri-lanka. Aldo Geuna và Ben R. Martin (2003), "University Research Evaluation and Funding: An International Comparison", Springer, Minerva, Vol. 41, No. 4 (2003), pp. 277-304. Accessed: 16/02/2014 18:18. Arora and Gambardella (1990), "Complementarity and external linkages: The Strategies of the large firms in biotechnology", The journal of industrial economics, Volume XXXVIII. Ashish Arora và Alfonso Gambardella (1990), "Complementarity and external linkages: The strategies of the large firms in biotechnology", The Journal of industrial economics, XXXVIII. Attanasio and et al. (2006), The Impact of a Conditional Cash Transfer Programme on Consumption in Colombia, https://doi.org/10.1111/j.1475-5890.2006.00041.x. B. Rosalie Ruegg (2007), Overview of Evaluation Methods for R&D Programs, Gretchen Jordan, Prepared for U.S. Department of Energy Office of Energy Efficiency and Renewable Energy March 2007. Bastian Mostert MSc, Dr. Martijn Poel và cộng sự (2014), Methodology to undertake innovation impact assessment of AAL Programme projects, Ambient Assisted Living Association Rue de Luxembourg, 3, 2nd floor B-1000 Brussels, Belgium. Ben R. Martin và Puay Tang (2007), The benefits from publicly funded research, University of Sussex Falmer, Brighton BN1 9QE, UK. Brain. Storm (2018), How do we measure the impact of research? Cassiman and Veugelers. (2006), In Search of Complementarity in Innovation Strategy: Internal R&D and External Knowledge Acquisition, https://doi.org/10.1287/mnsc.1050.0470. Charlene L. Nicholls-Nixon và Carolyn Y. Woo. (2003), Technology sourcing and output of established firms in a regime of encompassing technological change, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/smj.329. Chính phủ Canada (8/11/2019), https://www.canada.ca/en/impact-assessment-agency/services/policy-guidance/impact-assessment-process-overview.html. Chính phủ Hàn Quốc (1997), Luật về cải cách Khoa học và Công nghệ. Công ước đa dạng sinh học (2010), https://www.cbd.int/ impact/ whatis.shtml. David M. Edwardsa, Laura R. Meagherb (2020), A framework to evaluate the impacts of research on policy and practice: A forestry pilot study. Douglas Williams and A. Dennis Rank (1998), Measuring the Economic Benefits of Research and Development: The Current State of the Art. Dr. Chen (1998), Evaluation of Technology Development Program in Chinese Taipei. Dr. James Buwalda (1998), Evaluation of Science and Technology Programmes among APEC Member Economies. Dr. Laura R. Meagher (2013), Research Impact On Practice: Case Study Analysis, Technology Development Group. ESCAP (1986), Measurement of technology for national development, https://doi.org/10.1016/0040-1625(86)90060-0, Volume 29(Issue 2), 119-172. European Commission B-1049 Brussels (2017), How to apply the impact assessment tool on research and innovation, European Commission Directorate-General for Research and Innovation Directorate A — Policy Development and Coordination Unit A.5 — Better regulatio. Fasella (1984), Giám đốc Ủy ban nghiên cứu Châu Âu, trong quyển sách “Đánh giá các chương trình R&D của cộng đồng Châu Âu”. Gertler Paul J và cộng sự (2016), Impact Evaluation in Practice, second edition World Bank. Gilmour, B. John (2007b), “Implementing OMB’s Program Assessment Rating Tool (PART): Meeting the Challenges of Integrating Budget and Performance”, Oecd Journal on Budgeting, Volume 7 – No. 1 – ISSN 1608-7143. Gilmour, John B. (2007a), “Implementing OMB’s Program Assessment Rating Tool (PART): Meeting the Challenges of Integrating Budget and Performance”, Oecd Journal on Budgeting, Volume 7 - No. 1 - ISSN 1608-7143. Gould và Stephen Jay (1941), Khoa học là tất cả những thứ đã được xác nhận ở mức độ không hợp lý nếu từ chối sự đồng ý tạm thời của một người. GPRA (2011), Gpra Modernization Act of 2010, Public Law 111–352—jan. 4, 2011. Graham, E.M. (1988), Công nghệ là kiến thức không sờ mó được và không phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Gregory Tassey Senior Economist (2003), Methods for Assessing the Economic Impacts of Government R&D, National Institute of Standards and Technology, U.S Department of Commerce Technology Administration. Hair and et al (1998), Multivariate Data Analysis, 5th ed, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. Harley Barnes and Lockheed Martin Aspen (2006), EERE Guide for Managing General Program Evaluation Studies, Prepared for the Office of Energy Efficiency and Renewable Energy (EERE) Office of Planning, Budget and Analys. HM. Treasury (2010), The Green Book - Appraisal and Evaluation in Central Government. HM. Treasury (2011), The Magenta Book - Guidance for Evaluation. IAIA (2009), Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động IAIA, đánh giá tác động là gì?, https://www.iaia.org/ pdf/special- publications /What%20is %20IA_web.pdf). J. Nunnally và Brunstein. (1994), "Psycometric Theory", New York, McGrow Hill. J. Schumpeter (1934), "The Theory of Economic Development", USA: Harvard University Press. Jeroen van den Hoven and et al (2014), Responsible Innovation 1 Innovative Solutions for Global Issues, Springer Dordrecht Heidelberg New York London. Justin Yifu Lin (2010), Lời giới thiệu cho Cẩm nang Đánh giá Tác động các Phương pháp Định lượng và Thực hành, WB(2010). K. Laws (2006), Curriculum development & curriculum evaluation, Workshop material organized at Can Tho University. Khalid Malik (1998), New Dimensions in Evaluation and Evaluation Capacity Development. L, A Comrey, & B, H Lee. (1992), A First Course in Factor Analysis (2nd ed.), Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum. Louis Lengrand and Associes (2006), SMART INNOVATION – Supporting the Monitoring and Evaluation of Innovation Programmes, A Study for DG Enterprise and Industry. M. Deketele (1999), UNESCO in action under UNSIA, Retrieved on August 2006 from unesdoc.unesco.org/images/0015/001519/151917mo.pdf. M.S. Reed and et al (2021), "Evaluating impact from research: A methodological framework", journal homepage: www.elsevier.com/locate/respol. Methods and Tools (1999), From International Donors’ Practice to the Evaluation of National Policies and Programs. Ministry of Science and Technology of China (1994), China’s Science and Evaluation Standards. Nguyễn Hải Đăng (2021), Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và vai trò trung tâm của doanh nghiệp, https://tapchinganhang.gov.vn/he-thong-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-va-vai-tro-trung-tam-cua-doanh-nghiep.htm. OECD (1995), Technology and growth in OECD countries, 1970–1990, https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.cje.a035302, 19(1), 175–187. OECD (2020), /dac/evaluation/ dcdndep/ 37671602.pdf. Office of Management and Budget. (2007), Program Assessment Rating Tool Guidance No. 2007-02 (PART). Pomeranz, Dina (2011), Impact Evaluation Methods. Program Assessment Rating Tool Guidance No. 2007-02 (PART). (2007), Office of Management and Budget, January 29, 2007. R. Jones (1970), Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa. Research Evaluation Guidelines  programmes_ services/ resources/ Documents/ Research_Evaluation_Guidelines_ 3_How_to_ Evaluate.pdf Research Policy 50 (2021), "Evaluating impact from research: A methodological framework", Journal homepage: www.elsevier.com/locate/respol. Ronald R. Powell (2006), Evaluation Research: An Overview. Library trends, Vol. 55, No. 1, Summer 2006 (“Research Methods,” edited by Lynda M. Baker), pp. 102–120; © 2006 The Board of Trustees, University of Illinois. Ronaldo Seroa da Motta (2001), Determinants of Environmental Performance in the Brazilian Industrial Sector, Regional Dialogue on Policy Initiatives Inter-American Development Bank, Research Institute of Applied Economics (IPEA). Rouban (1985), Đánh giá các chương trình R&D của Pháp. Ruegg, Rosalie (2007), Các phương pháp đánh giá chương trình R&D được sử dụng bởi các Tổ chức KH&CN tham gia Hội thảo năm 2002. Scottish Funding Council. (2019), Guidance on Submissions. REF 2019/01, 2019, Access via https://www.ref.ac.uk/publications/guidance-on-submissions-201901. Seameo (1999), Organizational Elaments Model. Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal and Hussain A. Samad. (2019), Cẩm nang đánh giá tác động các Phương pháp định lượng và Thực hành của Ngân hàng thế giới. Sharif and Ramanathan (1986, 1995), Các yếu tố hình thành một công nghệ. Sibongile Pefile and et al (2007), Monitoring, Evaluating, and Assessing Impact. Sibongile Pefile and et al (2007), Monitoring, Evaluating, and Assessing Impact, Council for Scientific and Industrial Research (CSIR), PO BOX 395, Pretoria 0001, South Africa. spefile@csir.co.za. Solow, R.M., “A Contribution to the Theory of Economic Growth”, The Quarterly Journal of Economics, 70 (1956), 65-94. Sophie Alvarez and et al (2008), Participatory Impact Pathways Analysis: a practical method for project planning and evaluation. ‘Rethinking Impact: Understanding the Complexity of Poverty and Change’ Workshop. Sophie Alvarez và cộng sự (2010), Participatory Impact Pathways Analysis: a practical method for project planning and evaluation, Dev. Pract. 20, 946–958. Stephanie Hui-Wen Chuah and et al (2016), Wearable technologies: The role of usefulness and visibility in smartwatch adoption, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0747563216305374, 65, 276-284. Steven I. Miller and Marcel Fredericks (2006), "Mixed-Methods and Evaluation Research: Trends and Issues", Qualitative health research, Vol. 16 No. 4, April 2006 567-579; DOI: 10.1177/1049732305285691. T.M. Amabile và cộng sự (1996), Creativity in Context: Update to “the Social Psychology of Creativity”, USA: Westview Press. Tài liệu website: Thomas E. Clarke (1986, 2015), Đánh giá tác động của chương trình nghiên cứu và phát triển. Teresa Penfield and cộng sự (2014), “Assessment, evaluations, and definitions of research impact: A review”, Research Evaluation 23 (2014) pp. 21–32 doi:10.1093/reseval/rvt021 Advance Access published on 9 October 2013. Theo. Matthe (2009), Kinh nghiệm về các phương pháp đánh giá các chương trình R&D của Cộng hòa Liên bang Đức Từ điển Cambridge (2020), https://dictionary.cambridge.org/. Từ điển Collinsdictionary (2020), https://www.collinsdictionary.com. Từ điển Mỹ (2020), www.businessdictionary.com. UNIDO (2003), Technology transfer and the UNIDO/UNEP national cleaner production centres programme, https://www.inderscienceonline.com /doi/abs/10.1504/IJETM.2003.003400, 107-117. Võ Hải Quang, Nguyễn Đình Bình và Nguyễn Hữu Xuyên (2021), "Economic Impact of Research Results on Local Social and Economic Development", International Journal of Research and Review DOI: https://doi.org/10.52403/ijrr.20210542 Vol.8; Issue: 5; May 2021 Website: www.ijrrjournal.com Research Paper E-ISSN: 2349-9788; P-ISSN: 2454-2237. WB. (1985), Public Technology Procurement and Innovation Theory, https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-1-4615-4611-5_2,5-7. CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC I Tổng phương sai trích Tổng phương sai trích TT Eigenvalues ​​khởi tạo Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Tổng % Phương sai % Tích lũy Tổng %trong số phương sai Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 10,562 26,404 26,404 10,562 26,404 26,404 4,827 12,068 12,068 2 4,411 11,028 37,431 4,411 11,028 37,431 4,044 10,111 22,179 3 3,392 8,481 45,913 3,392 8,481 45,913 4,022 10,054 32,234 4 2,573 6,433 52,345 2,573 6,433 52,345 3,739 9,347 41,581 5 2,273 5,684 58,029 2,273 5,684 58,029 3,394 8,484 50,065 6 1,658 4,144 62,173 1,658 4,144 62,173 3,132 7,831 57,895 7 1.299 3.248 65.421 1.299 3.248 65.421 2.975 7.436 65.332 8 1,167 2,918 68,340 9 0,988 2,470 70,810 10 0,955 2,386 73,196 11 0,843 2,108 75,304 12 0,819 2,047 77,351 13 0,757 1,892 79,243 14 0,743 1,859 81,102 15 0,658 1,645 82,747 16 0,639 1,596 84,343 17 0,566 1,416 85,760 18 0,505 1,262 87,022 19 0,483 1,207 88,228 20 0,463 1,157 89,385 21 0,434 1,085 90,470 22 0,395 0,987 91,457 23 0,341 0,853 92,310 24 0,319 0,797 93,106 25 0,302 0,754 93,861 26 0,274 0,684 94,545 27 0,268 0,671 95,216 28 0,236 0,589 95,805 29 0,225 0,563 96,368 30 0,213 0,533 96,901 31 0,197 0,494 97,395 32 0,173 0,433 97,828 33 0,157 0,392 98,219 34 0,150 0,375 98,595 35 0,139 0,346 98,941 36 0,118 0,295 99,236 37 0,089 0,222 99,458 38 0,083 0,208 99,665 39 0,071 0,178 99,844 40 0,063 0,156 100,000 Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính Nguồn: Xử lý số liệu từ kết quả điều tra PHỤ LỤC 2 Bảng ma trận xoay nhân tố Các tiêu chí đánh giá tác động Thành phần 1 2 3 4 5 6 7 3.4.8 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực KHXH&NV 0,862 3.4.6 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nông nghiệp Thủy sản 0,839 3.4.4 Có kế hoạch hỗ trợ kết nối cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu 0,821 3.4.2 Có kế hoạch hỗ trợ về nguồn nhân lực cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu 0,772 3.4.7 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Y tế 0,736 3.4.3 Có kế hoạch hỗ trợ về thông tin cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu 0,670 3.4.1 Có kế hoạch hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu 0,642 3.4.5 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin 0,564 2. 1.6 Tác động tới việc hình thành doanh nghiệp KH&CN từ các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu 0,780 2. 1.4 Tác động tới chi tiêu của ngân sách địa phương về việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN 0,756 2. 1.3 Tác động tới đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ sản xuất tại địa phương 0,752 2.1.2 Tác động tới cơ cấu ngành kinh tế của địa phương 0,738 2. 1.5 Tác động tới hoạt động nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế của địa phương 0,736 2.1.1 Tác động vào nhận thức về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế 0,676 2.2.3 Tác động tới việc bảo tồn văn hóa địa phương 0,854 2.2.5 Tác động đến phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của địa phương 0,800 2.2.1 Tác động tới nhận thức của người dân về phát triển xã hội 0,771 2.2.6 Tác động tới chính sách sau nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN của địa phương 0,763 2.2.2 Tác động tới việc làm cho địa phương 0,653 2.2.4 Tác động tới các chính sách đặt hàng triển để khai các nhiệm vụ KH&CN của địa phương 0,562 3.3.2 Sự đáp ứng về chất lượng của các sản phẩm tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN 0,778 3.3.4 Thương hiệu của các sản phẩm KH&CN tạo ra từ kết quả của các nhiệm vụ KH&CN so với các sản phẩm trên thị trường 0,758 3.3.5 Khả năng dễ bị sao chép các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu 0,732 3.3.3 Sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế so với sản phẩm được tạo ra từ kết quả của các nhiệm vụ KH&CN 0,719 3.3.1 Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN 0,630 3.3.6 Sự ràng buộc về pháp lý trong việc ứng dụng sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu 3.1.1 Ban hành các chủ trương, chính sách để triển khai các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu 0,795 3.1.6 Kiểm soát các hoạt động trong quá trình ứng dụng sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu 0,705 3.1.4 Sử dụng ngân sách dành cho việc ứng dụng các sản phẩm KH&CN sau nghiệm thu của địa phương 0,701 3.1.2 Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu 0,674 3.1.5 Mức độ phối hợp của địa phương với các bộ, ngành để đưa sản phẩm sau nghiệm thu vào ứng dụng 0,670 3.1.3 Hỗ trợ hoàn thiện các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu để triển khai, nhân rộng 0,519 2.3.1 Tác động tới nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 0,798 2.3.4 Tác động tới hệ sinh thái sinh học của địa phương 0,726 2.3.3 Tác động tới việc lựa chọn giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trường 0,700 2.3.2 Tác động tới hành vi bảo vệ môi trường của người dân 0,660 3.2.2 Việc gắn kết giữa cơ quan chủ trì và các đơn vị có tiềm năng ứng dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN 0,792 3.2.4 Sự sẵn sàng nhân rộng các kết quả sau nghiệm thu từ nhiệm vụ KH&CN 0,755 3.2.1 Năng lực tạo ra các sản phẩm KH&CN có tiềm năng ứng dụng từ các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh 0,717 3.2.3 Động cơ của cơ quan chủ trì về triển khai các nhiệm vụ KH&CN hướng tới việc ứng dụng 0,676 Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization. a. Phép quay hội tụ 8 lần lăp. Nguồn: Xử lý số liệu từ kết quả điều tra PHỤ LỤC 3 Mã số phiếu: .......................... PHIẾU XIN Ý KIẾN Kính thưa Ông/Bà! Để có những luận cứ khoa học về đánh giá các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau nghiệm thu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tôi là Võ Hải Quang, hiện đang tiến hành nghiên cứu về “Đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)”. Kính mong Ông/Bà dành thời gian trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến bằng cách đánh dấu X vào ô ¨ hoặc ghi ý kiến trực tiếp. Mọi thông tin Ông/Bà cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Ông/Bà! Phần 1: Thông tin chung 1.1. Ông/Bà hiện đang làm việc ở đâu?: Hợp tác xã ¨1 ; Hộ kinh doanh cá thế ¨2; Doanh nghiệp ¨3 ; Khác (ghi cụ thể) ¨4.;..... 1.2. Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.3. Giới tính: Nam ¨1 Nữ ¨2; 1.4. Trình độ: Đại học ¨1 ; Trên đại học ¨2 ; Khác (ghi cụ thể) ¨3: . .. . . . . . . . . . . . . 1.5. Mức độ quan tâm của Ông/Bà về vai trò của KH&CN tới phát triển kinh tế, xã hội? Rất không quan tâm ¨1; Không quan tâm ¨2; Bình thường ¨3; Quan tâm ¨4; Rất quan tâm ¨5 Phần 2: Thực trạng tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 của địa phương 2.1. Theo ông (bà), các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 đã có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế của địa phương (1- Rất không tích cực; 2- Không tích cực; 3-Bình thường; 4- Tích cực; 5- Rất tích cực) 2.1.1 Tác động vào nhận thức về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.1.2 Tác động tới cơ cấu ngành kinh tế của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.1.3 Tác động tới đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ sản xuất tại địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.1.4 Tác động tới chi tiêu của ngân sách địa phương về việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.1.5 Tác động tới hoạt động nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.1.6 Tác động tới việc hình thành doanh nghiệp KH&CN từ các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2. Theo ông (bà), các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 đã có tác động như thế nào đến phát triển xã hội của địa phương (1- Rất không tích cực; 2- Không tích cực; 3-Bình thường; 4- Tích cực; 5- Rất tích cực) 2.2.1 Tác động tới nhận thức của người dân về phát triển xã hội ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2.2 Tác động tới việc làm cho địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2.3 Tác động tới việc bảo tồn văn hóa địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2.4 Tác động tới các chính sách đặt hàng triển để khai các nhiệm vụ KH&CN của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2.5 Tác động đến phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.2.6 Tác động tới chính sách sau nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.3. Theo ông (bà), các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 đã có tác động như thế nào đến việc bảo vệ môi trường ở địa phương (1- Rất không tích cực; 2- Không tích cực; 3-Bình thường; 4- Tích cực; 5- Rất tích cực) 2.3.1 Tác động tới nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.3.2 Tác động tới hành vi bảo vệ môi trường của người dân ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.3.3 Tác động tới việc lựa chọn giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trường ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 2.3.4 Tác động tới hệ sinh thái sinh học của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 Phần 3: Yếu tố ảnh hưởng đến tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 của địa phương 3.1. Theo ông (bà), triển khai các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của chính quyền địa phương trong giai đoạn 2005-2015 ở mức độ nào? (1- Rất không tốt; 2- Không tốt; 3- Bình thường; 4- Tốt; 5- Rất tốt) 3.1.1 Ban hành các chủ trương, chính sách để triển khai các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.1.2 Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.1.3 Hỗ trợ hoàn thiện các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu để triển khai, nhân rộng ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.1.4 Sử dụng ngân sách dành cho việc ứng dụng các sản phẩm KH&CN sau nghiệm thu của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.1.5 Mức độ phối hợp của địa phương với các bộ, ngành để đưa sản phẩm sau nghiệm thu vào ứng dụng ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.1.6 Kiểm soát các hoạt động trong quá trình ứng dụng sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.2. Theo ông (bà), các yếu tố sau của cơ quan chủ trì nhiệm vụ KH&CN tại địa phương như thế nào? (1- Rất không tốt; 2- Không tốt; 3- Bình thường; 4- Tốt; 5- Rất tốt) 3.2.1 Năng lực tạo ra các sản phẩm KH&CN có tiềm năng ứng dụng từ các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.2.2 Việc gắn kết giữa cơ quan chủ trì và các đơn vị có tiềm năng ứng dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.2.3 Động cơ của cơ quan chủ trì về triển khai các nhiệm vụ KH&CN hướng tới việc ứng dụng ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.2.4 Sự sẵn sàng nhân rộng các kết quả sau nghiệm thu từ nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3. Theo ông (bà), mức độ cạnh tranh của các sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh như thế nào? (1- Rất thấp; 2- thấp; 3- Trung bình; 4- Cao; 5- Rất cao) 3.3.1 Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3.2 Sự đáp ứng về chất lượng của các sản phẩm tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3.3 Sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế so với sản phẩm được tạo ra từ kết quả của các nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3.4 Thương hiệu của các sản phẩm KH&CN tạo ra từ kết quả của các nhiệm vụ KH&CN so với các sản phẩm trên thị trường ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3.5 Khả năng dễ bị sao chép các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.3.6 Sự ràng buộc về pháp lý trong việc ứng dụng sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4. Theo ông (bà), mức độ sẵn sàng về cơ sở vật chất và con người để hỗ trợ cho việc ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu ở địa phương như thế nào? (1- Rất không tốt; 2- Không tốt; 3- Bình thường; 4- Tốt; 5- Rất tốt) 3.4.1 Có kế hoạch hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.2 Có kế hoạch hỗ trợ về nguồn nhân lực cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.3 Có kế hoạch hỗ trợ về thông tin cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.4 Có kế hoạch hỗ trợ kết nối cho việc ứng dụng các nhiệm vụ sau nghiệm thu ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.5 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.6 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nông nghiệp Thủy sản ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.7 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Y tế ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 3.4.8 Đối với việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ thuộc lĩnh vực KHXH&NV ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 Phần 4: Đánh giá chung về tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 của địa phương 4.1. Theo ông (bà), tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 tới phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã góp phần? (1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý) 4.1.1 Nâng cao vai trò của các nhiệm vụ KH&CN tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 4.1.2 Nâng cao số lượng các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu được ứng dụng rộng rãi ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 4.1.3 Thu hút được các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước cho các nhiệm vụ KH&CN ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 4.1.4 Hoàn thiện chính sách quản lý về nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 4.1.5 Mang lại sự lan tỏa cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia ¨1 ¨2 ¨3 ¨4 ¨5 4.2 Theo ông (bà), những thuận lợi cơ bản trong tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 tới phát triển phát triển kinh tế xã hội ở địa phương là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.3 Theo ông (bà), những khó khăn chính trong tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 tới phát triển kinh tế xã hội ở địa phương? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4.4 Theo ông (bà), cần có những giải pháp nào để nâng cao các tác động tích cực của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong giai đoạn 2005-2015 tớiphát triển kinh tế xã hội ở địa phương? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà! Nghệ An, ngày tháng năm 2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_danh_gia_tac_dong_cua_cac_nhiem_vu_khoa_hoc_va_cong.doc
  • doc2. Tom tat LATS Võ Hải Quang_Tiếng Việt.doc
  • pdf2.0 QĐ thanh lap HD Vo Hai Quang scan.pdf
  • doc3. Tom tat LATS Võ Hải Quang_Tiếng Anh.doc
  • docx4. Dong gop moi cua luan an_tieng Viet.docx
  • docx5. Dong gop moi cua luan an_tieng Anh.docx
  • pdfCV dang tai LATS Võ Hải Quang_visti.pdf
Luận văn liên quan