Luận án Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Qua kết quả kiểm định thang đo vốn xã hội của ngân hàng cho trường hợp các NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy, thang đo vốn xã hội của ngân hàng đảm bảo tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích. So với nghiên cứu định tính và đánh giá sơ bộ ban đầu, cấu trúc thang đo không có sự thay đổi và không có biến quan sát nào bị loại.

pdf184 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các hiệp hội nên có những chương trình đầu tư phát triển các kênh tương tác xã hội giữa các NHTM, giữa NHTM với các ngành có liên quan. Các kênh này nên được hỗ trợ của các công cụ mạng lưới công nghệ thông tin, giúp thuận tiện trong trao đổi thông tin giữa các chủ thể trong mạng lưới. Các NHTM có thể thông qua các kênh tương tác này để mở rộng thị phần và mạng lưới khách hàng của mình, cũng như khai thác các mạng lưới quan hệ tốt hơn. 5.2.6.2 Gợi ý chính sách vĩ mô và vi mô hỗ trợ ngân hàng hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội Một số gợi ý chính sách vĩ mô Bên cạnh hiệu ứng tích cực thì còn tồn tại những tiêu cực trong các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân hàng. NHNN đóng vai trò rất quan trọng để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội trên thị trường ngành ngân hàng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, NHNN với vai trò là cơ quan quản lý NN, cần xây dựng khung pháp lý tốt, tạo sân chơi chung cho các NHTM, tạo sự công bằng giữa NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần ( dù trong giai đoạn qua đã có những thay đổi tích cực nhưng chưa thay đổi hoàn toàn được). Thứ hai, NHNN cần có văn bản hướng dẫn quy trình, minh bạch tạo điều kiện tiếp cận vốn và thụ hưởng sự hỗ trợ từ chính sách công bằng đối với tất cả các NHTM. Cần xây dựng tiêu chí sàng lọc, lựa chọn NHTM có đủ năng lực để thực hiện cho vay các khu vực kinh tế được trợ cấp hoặc theo một chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ. 142 Thứ ba, sự phân công nguồn lực phải theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo tính hiệu quả. Khi có vốn ưu đãi của Chính phủ (định chế tài chính nước ngoài hỗ trợ thông qua Chính phủ) thì NHTM Nhà nước có quy mô lớn, hiệu quả kinh doanh của họ gắn với Nhà nước nên họ được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn này hơn (dù hiệu quả từ việc sử dụng nguồn lực này là điều chưa chắc chắn). Như chúng ta đã thấy thời gian qua vụ việc của nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã gây thất thoát cực kỳ lớn cho nền kinh tế, tiêu biểu vụ việc của Vinashin, nhiều ngân hàng khi cho doanh nghiệp này vay, đã gặp rất nhiều khó khăn vì không thu hồi được nợ, làm ảnh hưởng tính thanh khoản của ngân hàng, nợ xấu tăng cao Một số gợi ý chính sách vi mô Theo Putnam, 2000, vốn xã hội bên trong sẽ có tác động tiêu cực khi co cụm vào nhau, và tác động tích cực khi vươn ra bên ngoài. Với tác động tiêu cực sẽ dẫn đến hạn chế ý tưởng mới, kiềm chế sự phát triển của tổ chức, tư tưởng cục bộ, thiển cận. Với thực trạng các hiện tượng tiêu cực trong ngành ngân hàng trong thời gian qua, có sự liên kết giữa một số cá nhân hoặc phòng ban, vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm đã lợi dụng chức năng, quyền hạn để liên kết gây ra thất thoát lớn cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Đó chính là một biểu hiện của hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội bên trong ngân hàng. Do đó, cần có giải pháp để hạn chế hiệu ứng tiêu cực này, cụ thể như sau: Thứ nhất, bản thân ngân hàng cần có quy trình nghiệp vụ thật chặt chẽ, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban chức năng trong quy trình giải quyết công việc, tránh sai sót mang tính dây chuyền. Thứ hai, ngân hàng cần xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả, phân quyền nhưng phải có sự đánh giá và kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng lạm quyền, gây mất đoàn kết nội bộ và ảnh hưởng đến ngân hàng. Thứ ba, cần nêu cao văn hóa doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong ngân hàng. Muốn vậy trước hết phải có sự chỉ đạo của ban giám đốc, và bản thân người lãnh đạo phải gương mẫu, khách quan, công bằng để có thể lãnh đạo đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, phải phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể, công đoàn, 143 tổ chức các phong trào thi đua tạo sự gắn kết, đoàn kết nội bộ và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh thương hiệu của ngân hàng ngày càng bền vững. 5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN 5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học - Cho đến nay, vốn xã hội vẫn là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu thảo luận, phát triển với nhiều quan niệm và cách giải thích khác nhau. Các tác giả cũng đã nỗ lực xây dựng các thang đo để đo lường vốn xã hội nhưng còn hạn chế trong việc nghiên cứu trên phạm vi ngành do từng ngành có những đặc điểm riêng biệt. Các nghiên cứu trước đây được thực hiện không phải thuộc ngành ngân hàng nên chưa chỉ ra được tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các NHTM. Đóng góp đầu tiên của luận án là đã xây dựng được thang đo vốn xã hội đầy đủ cả ba khía cạnh của mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính cùng với những đặc trưng riêng của ngành ngân hàng Việt Nam. - Nghiên cứu đã nhận dạng được các nhóm hoạt động của NHTM là hoạt động huy động vốn, hoạt động nguồn vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thang đo các hoạt động của NHTM đã được kiểm định độ tin cậy cho trường hợp các NHTM Việt Nam, đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy nên có giá trị kế thừa cho các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội tới các nhóm hoạt động của các NHTM, từ đó có thể khẳng định vốn xã hội là một nguồn lực mà các ngân hàng cần hoạch định trong các chiến lược kinh doanh của mình để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Kết quả kiểm định mô hình vận dụng cho trường hợp đặc thù điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết cũng như về cơ sở khoa học, góp phần tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ ở trong ngành ngân hàng mà còn trong các ngành kinh tế khác. 144 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Xét trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án đã có những đóng góp thực tiễn cho các NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể như sau: - Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội trên cả ba khía cạnh bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng nhận diện được khuôn khổ tạo lập, sử dụng, duy trì, phát triển và đánh giá vốn xã hội trong ngân hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ hoạch định các chiến lược để khai thác, phát triển và sử dụng vốn xã hội nhằm nâng cao kết quả các hoạt động trong quá trình kinh doanh. - Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng thương mại đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động thông qua lý thuyết và kiểm chứng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các ngân hàng đánh giá các nhóm hoạt động toàn diện hơn. - Luận án cũng chỉ ra các hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong ngành ngân hàng. Từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan nhận diện được tầm quan trọng và sự vận động của nguồn lực này để kịp thời hoạch định các chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực đồng thời hạn chế hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong ngành ngân hàng Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho hiệp hội Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc nhận diện tầm quan trọng của vốn xã hội cũng như tạo giá trị từ các mạng lưới liên kết phục vụ cho các thành viên của hiệp hội có thể khai thác lợi ích từ các mạng lưới này phục vụ cho quá trình kinh doanh. 5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.4.1 Hạn chế của luận án Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt khoa học và thực tiễn, luận án cũng còn những hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để nội dung nghiên cứu được toàn diện hơn, cụ thể như sau: 145 - Thang đo được xây dựng và kiểm định cho trường hợp Tp. Hồ Chí Minh nên kết quả nghiên cứu không đạt tính đại diện cho cả nước. Mặt khác thang đo vốn xã hội được xây dựng cho ngành ngân hàng gắn với đặc thù ngành nên không thể áp dụng cho doanh nghiệp ngành khác. - Luận án đánh giá vốn xã hội chủ yếu qua thang đo cảm nhận (tùy thuộc vào sự chủ quan của người trả lời), nên bị hạn chế trong việc đo lường. Tuy nhiên các nghiên cứu trước khi đo lường vốn xã hội cũng chưa bao hàm hết giá trị nội dung của vốn xã hội (theo Glanville & Bienenstock (2009), không có nhiều chắc chắn về cách đo lường, đánh giá hoặc thậm chí mô tả đầy đủ khái niệm xã hội vốn). Tương tự, Ferri và ctg (2009), khi đánh giá cách đo lường vốn xã hội trong quá trình kinh doanh từ các nghiên cứu trước đã chỉ ra còn thiếu sự đồng thuận thực nghiệm trong đo lường vốn xã hội. Theo Knack và Keefer (1997) trích trong Xie Wenjing (2013), đo lường vốn xã hội dựa trên khảo sát là hợp lý. Đồng quan điểm của Lê Khắc Trí, 2007, đề xuất đo lường vốn xã hội bằng các phương pháp điều tra đánh giá xã hội học). Bên cạnh đó, vốn xã hội là nguồn lực vô hình, để đánh giá tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM, đòi hỏi trước hết phải sử dụng thang đo cảm nhận, sau đó sử dụng nội dung của thang đo cảm nhận để xây dựng tiêu chuẩn đo lường vốn xã hội là việc làm phù hợp. Có thể nói việc sử dụng thang đo cảm nhận để đánh giá vốn xã hội tuy còn những hạn chế nhất định nhưng vẫn trong giá trị chấp nhận được. - Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động nguồn vốn với hoạt động chính là nhận tiền gửi; hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; hoạt động cung ứng dịch vụ với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ nên chưa đánh giá hết được các hoạt động khác. Ngoài ra, thang đo được kiểm định với kích thước mẫu trung bình, nên không đủ bậc tự do để ước lượng SEM với tất cả biến quan sát, do đó không thể hiện giá trị của từng biến quan sát cá biệt trong mô hình nghiên cứu. 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đã đặt ra yêu cầu cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về vốn xã hội trong ngân hàng, cũng như tìm thêm luận cứ và bằng chứng để khẳng định vốn xã hội là nguồn lực của ngân hàng, cụ thể như sau: 146 - Thang đo và mô hình nghiên cứu trong luận án chỉ mới được kiểm định tại thành phố Hồ Chí Minh nên chưa thể khẳng định được sự phù hợp đối với các địa phương khác. Do vậy, rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho ngành ngân hàng ở các địa phương khác. - Do hạn chế về cỡ mẫu, nên tác giả mong muốn có những nghiên cứu kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho ngành ngân hàng với kích thước mẫu lớn hơn để khắc phục hạn chế nêu trên. - Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động nguồn vốn với hoạt động chính là nhận tiền gửi; hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; hoạt động cung ứng dịch vụ với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ nên chưa đánh giá hết được các hoạt động khác. Do đó, rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để có thể đánh giá tất cả các khía cạnh còn lại của từng hoạt động trong ngân hàng. 147 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Chương 5, luận án đã đưa ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu gồm kết quả xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng thương mại. Kết quả ước lượng SEM cho thấy mô hình lý thuyết đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của vốn xã hội của ngân hàng tới các hoạt động của NHTM. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có đóng góp trực tiếp vào các hoạt động của NHTM bao gồm hoạt động nguồn vốn (cụ thể là hoạt động nhận tiền gửi); hoạt động sử dụng vốn (cụ thể là hoạt động cho vay) và hoạt động cung ứng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra vốn xã hội là một nguồn lực cần được các NHTM khai thác để phục vụ cho các hoạt động của mình. Theo đó, luận án cũng đề xuất những gợi ý chính sách vi mô và vĩ mô giúp NHTM nâng cao kết quả các hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội. Ngoài ra, trong chương 5 luận án cũng chỉ ra những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đồng thời cũng nêu rõ những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 148 KẾT LUẬN Luận án đánh giá tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là khám phá cấu trúc của vốn xã hội và các hoạt động của NHTM, đồng thời đánh giá tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM. Thông qua đó khuyến nghị các gợi ý chính sách cho NHTM nâng cao kết quả hoạt động thông qua việc sử dụng vốn xã hội, đồng thời gợi ý chính sách vĩ mô giúp ngân hàng phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn một là xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính đươc sử dụng với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia; và giai đoạn hai là kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình thông qua hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Luận án đã xây dựng được thang đo đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy, bao gồm: thang đo vốn xã hội là thang đo đa hướng bậc ba với các thành phần bậc hai là vốn xã hội của lãnh đạo, vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội bên trong ngân hàng; Các hoạt động của ngân hàng là các thang đo đơn hướng, bao gồm hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp tích cực của vốn xã hội đối với các hoạt động của NHTM đồng thời luận án cũng chỉ ra hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội cho ngành ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để gợi ý các chính sách giúp ngân hàng nhận diện và đo lường vốn xã hội đồng thời sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng. Qua đó gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ ngân hàng phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội. 149 Kết quả của luận án đã đóng góp về mặt thực tiễn là bổ sung luận cứ khoa học giúp ngân hàng nâng cao kết quả hoạt động thông qua việc sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của mình đồng thời cũng đóng góp về mặt lý thuyết là bổ sung các tiêu chí đo lường vốn xã hội trong ngân hàng còn bị khiếm khuyết trong các nghiên cứu trước đó. 150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1/ Huỳnh Thanh Điền & Vũ Cẩm Nhung (2017), “Tái cấu trúc doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, trường hợp nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công thương, số 2, tháng 2/2017, ISSN 0866-7756. 2/ Vũ Cẩm Nhung (2017), “Ảnh hưởng của vốn xã hội tới hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công thương, số 4+5, tháng 4/2017, ISSN 0866-7756. 3/ Vũ Cẩm Nhung & Phan Minh Xuân (2018), “Ảnh hưởng của vốn xã hội tới hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, tháng 2/2018 (682). 4/ Nguyễn Thị Nhung & Vũ Cẩm Nhung (2018), “Ảnh hưởng của vốn xã hội tới huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 7 (496), tháng 2/2018. 5/ Vũ Cẩm Nhung, Huỳnh Thanh Điền & Phan Minh Xuân (2017), “ Vốn xã hội tác động tới hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Mã số IUHKTC01/2015. 6/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “ Tiếp cận vốn xã hội trong ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương, số 523, tháng 8/2018. 151 7/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “ Ảnh hưởng của vốn xã hội bên trong tới hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Tài chính, số 8 (867), kỳ 2, tháng 8/2018. 8/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “Ảnh hưởng của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 151, tháng 10/2018., trang 49-59. 9/ Đoàn Thanh Hà và nhóm nghiên cứu (2014), “ Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: thực trạng và giải pháp”, Đề tài cấp Bộ DTNH28/2013. 10/ Nguyễn Thị Mỹ Linh và nhóm nghiên cứu (2014), “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro về giá đối với một số sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Kontum”, đề tài cấp tỉnh 2013. 11/ Nguyễn Thị Mỹ Linh và nhóm nghiên cứu (2014), “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, đề tài cấp Bộ 2014. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (2016). Bế Quỳnh Nga và cộng sự (2008), Vai trò của các mạng lưới xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và đối phó với các rủi ro cho các hộ nông dân (Khảo sát tại xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội), Đề tài cấp Viện Xã hội học, Hà Nội, tr. 17. Chính phù (2009), Nghị định 59/2009, Điều 5, ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Hoàng Bá Thịnh (2009), “ Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn”, Xã hội học, số Huỳnh Thanh Điền (2011), Luận án tiến sĩ. Tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Lê Khắc Trí (2007). Vốn xã hội với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 1/2007. Lê Ngọc Hùng (2008). Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, số 4 (37), Nghiên cứu Con người. Lê Thị Bích Ngọc, Venkatesh S., and Nguyễn Văn Thắng (2006), ‘Tiếp cân vốn ngân hàng: trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam’, Asia Pacific Journal of Management, 23(2): 209-227. Lê Thị Bích Ngọc and Nguyễn Văn Thắng (2009), ‘Tác động của mạng lưới quan hệ đối với việc tiếp cận vốn ngân hàng: trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. Entrepreneurship Theory and Practice, 33(4): 867-887. Quốc hội (2010), Luật các TCTD 2010, số 47/2010/QH12, ngày 16/6/2010. 153 Nguyễn Đăng Dờn và các tác giả (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu Khoa học Marketing: Ứng dụng Mô hình Cấu trúc Tuyến tính SEM, NXB ĐH Quốc gia TPHCM, thành phồ Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Chiện (2013). Vốn xã hội cho sự phát triển ở Việt Nam hiện nay, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68). Nguyễn Thị Mùi (2007). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính. Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Số 11 (450). Nguyễn Văn Thắng (2015). Một số lý thuyết đương đại về quản trị kinh doanh: ứng dụng trong nghiên cứu. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2014). Vận dụng lý thuyết về vốn xã hội trong nghiên cứu vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển doanh nghiệp. Trầm Thị Xuân Hương (2012). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế. Trần Hữu Dũng. (2003). Vốn Xã hội và Kinh tế. Thời Đại(8), 82-102. Trần Hữu Dũng. (2006). Vốn xã hội và phát triển kinh tế. Bài viết cho Hội Thảo về Vốn Xã Hội và Phát Triển do tạp chí Tia Sáng và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức, Thành phố Hồ Chí Minh Trịnh Hòa Bình (2007). Vốn xã hội_một động lực để phát triển và hội nhập. 4/2007. Hoạt động Khoa học. Vũ Cao Đàm (2013). Vốn xã hội cho phát triển khoa học & công nghệ Việt Nam. Tạp chí Tia Sáng. 154 TIẾNG ANH Abramova M. G, Oxana N. Vasilieva, Marina M. Milovanova, Anna V. Popova, Yuri N. Yudenkov*, Maxim S. Safonov (2016) « Banks: Old Actors of the New Economy » International Journal of Economics and Financial Issues, 6(S8) 84-89. Acquaah M. (2007), “Business Strategy and Competitive Advantage in Family Businesses in Ghana: The Role of Social Networking Relationships”. A Presentation at “Entrepreneurship in Africa” conference, Syracuse, NY, April 1-2, 2010. Acquaah M. (2011), “Business Strategy and Competitive Advantage in Family Businesses in Ghana: The Role of Social Networking Relationships”. J.Dev. Entrepreneurship, 16,103 (2011). Adler, P. S., & Kwon, S. W. (2002). Social Capital: Prospects for a new concept. Academy of management review, 27(1), 17-40. Adnan Kasman & Oscar Carvallo (2014). Efficiency and Risk in Latin American Banking: Explaining Resilience. Pages 105-130 | Published online: 07 Dec 2014. Albertini, E. (2016), “An inductive typology of the interrelations between different components of intellectual capital”, Management Decision, Vol. 54 No. 4, pp. 887-901. Alexi Danchev (2006). Social capital and sustainable behavior of the firm, Department of Economic and Administrative Sciences, Fatih University, Istanbul, Turkey. Alguezaui.S & Filieri.R (2010) Investigating the role of social capital in innovation: sparse versus dense network, Journal of Knowledge Management, vol 14, No 16, pp 891-909. Anne Irungu, Robert Arasa (2017). Factors influencing Competitiveness of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Nairobi County, Kenya. Journal of Economics and Behavioral Studies (JEBS), Vol. 9, No. 2, April 2017, ISSN 2220-6140. 155 A. Krishna & E. Shrader (1999), Social capital Assessment Tool, Conference on Social capital and Poverty Reduction, The World Bank, Washington, D.C, June 22-24. Ariani, D. W. (2012) The Relationship Between Social Capital, Organizational Citizenship Behaviors, and Individual Performance: An Empirical Study from Banking Industry in Indonesia. Journal of Management Research. 4 (2). pp. 226-241. DOI: 10.5296/jmr.v4i2.1483 Aslanian, S. D. (2011). From the Indian Ocean to the Mediterranean: The Global Trade Networks of Armenian Merchants from New Julfa (Vol. 17). Univ of California Press. Bakam Fotso, E.I Edoun (2017), Critical Assessment of Banking Institutions in South Africa. Journal of Economics and Behavioral Studies (JEBS), Vol. 9, No. 2, ISSN 2220-6140 Balkundi. P, Kilduff. M (2006) The ties that lead: A social network approach to leadership, The Leadership Quarterly, Volume 17, issue 4, August 2006, pages 419-439. Baron, R. A., & Markman, G. D. (2003). Beyond social capital: the role of entrepreneurs' social competence in their financial success. Journal of Business Venturing, 18(1), 41-60. Bartol KM, Zhang X - Human Resource Management Review (2007), “Network and leadership development: building linkages for capacity acquisition and capital acrual”, Vol 17, issue 4, pp 388-401. Benamati, J. S., Serva, M. A., & Fuller, M. A. (2010). The productive tension of trust and distrust: the coexistence and relative role of trust and distrust in online banking. Journal of Organizational Computing and Electronic Commerce,20 (4), 328-346. Berger, A.N. (1995). The profit structure relationship in banking-Test of market power and efficient structure hypothesis, Journal of Money Credit and Banking, 27, 404-431. Berger, Allen N., and Christa H. S. Bouwman (2009). Bank Liquidity Creation. The Review of Financial Studies 22:3779–837. [CrossRef] 156 Bjorkman, I. & Kock. S (1995) Social relationships and business networks: The case of Western companies in China. International Business Review, Vol 4, Iss 4, pp 519-535. Bollen K.A (1989), Structural Equation with Latent Variables, New York: John Wiley& Sons. Bonin, J.P., Hasan, I. and Wachtel, P. (2005), Bank peformance, efficiency and ownership in transition countries. Journal of Banking and Finance, 29 (1), pp. 31-53. Boot. A (2000), “Relationship Banking: What Do We Know?”, Journal of Financial Intermediation, Volume 9, issue 1, January 2000, page 7-25. Bourdieu P. (1986). The Form of Capital, in Richardson, J. E. (ed.) Handbook of Theory of Research for the Sociology of Education, 241-258, New York:Greenwood. Boutilier, R. (2009). Stakeholder Politics: Social Capital, Sustainable Development and the Corporation. The Environmentalist, 77, 5. Burt, R. S. (1992). Structural holes: The social structure of competition. Harvard university press. E-Book Burt, Ronald ( 2000) The Network structure of Social capital. In Robert Sutton and Barry Staw (eds). Research in Organization Behavior. Greenwich, CT:JAI Press, pp 345-423. Burt, R. S. (2004). Structural holes and good ideas. American journal of Sociology, 110(2), 349-399. Burt, R. S. (2005). Brokerage and closure: An introduction to social capital. Oxford University Press. Carmines, E.G, & McIver, J.D (1981) Analyzing models with unobserved variables: Analysis of convariance structures. In G. W. Bohinstedt & E.F. Borgatta (Eds.), Social measurement: Current issues ( pp.65-115). Beverly Hills, CA: Sage. 157 Cheng C.N., Tzeng L.C., Ou W-M., & TiChang K. (2006), “The Relationship among Social Capital, Entrepreneurial Orientation, Organizational Resources and Entrepreneurial Performance for New Ventures” (truy cập ngày 03/08/2016). Chung, S. A., Singh, H., & Lee, K. (2000). Complementarity, status similarity and social capital as drivers of alliance formation. Strategic management journal, 21(1), 1-22. Chuanhui Liao, Yunhao Zhu, Xi Liao (2015), the role of internal and external social capital in crowdfunding: evidence from china, Revista de cercetare si intervenie social, vol. 49, pp. 187-204, ISSN: 1583-3410 (print), ISSN: 1584-5397 (electronic). Chuang, C. M., & Lin, C. P. (2008). Social capital and cross-selling within financ ia l holding companies in an emerging economy. Asia Pacific Journal of Management, 25(1), 71-91 Cialdini R. B., Wosinska W., Barrett D. W., Butner J., & Gornik-Durose, M. (2001), “The differential impact of two social influence principles on individualists and collectivists in Poland and the United States”. Website %20site%20material/Personality%20and%20Individual%20Differences%2 0-%20Final.pdf Cohen, D. & Prusak, L. (2001). In Good Company. How Social Capital Makes Organizations Work. Massachusetts: Harvard Business School Press. Coleman J. (1988), “Social capital in the creation of human capital”, American Journal of Sociology, 94: s95-s120. Coleman J. (1990), Foundations of Social Theory, Cambridge: Harvard University Press. Corbin & Strauss (1990), Grounded Theory Reseach: Procedures, Canons, and Evaluative Criteria, Qualitative Sociology, Vol 13, No. 1, 1990. 158 Creswell, J. W. (2009). Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods approache. 3rd ed. Thousand Oaks, CA: Sage. Creswell, J. W. (2011). Educational research: Planning, conducting, and evaluating quantitative and qualitative research. 4th ed. Upper Saddle River, NJ: Pearson Education. Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014), “Banks' Social Capital Investment: Qualitative Insights from Sweden”, Umeå School of Business and Economics. Spring semester 2014, Degree Project, 30 hp. Dasgupta, P. (2002). Social Capital and Economic Performance: Analytics. In E. Ostrom & T. K. Ahn, eds. Foundations of Social Capital. 1st edition. Cheltenham: Edward Elgar Publishing Limited. pp. 309-339. Dess, G. and Shaw, J, D. (2001) Volantary Turnover, Social capital, and Organizational performance Edelman Trust Barometer (2013b). Annual Global Study, Financial Services Industry Findings. [Power Point Slides] l-property/trust-2013/trust-across-sectors/trust- in- financial-services/ [Retrieved 2014-05-04] pp. 1-31 Elias Milana, Issa Maldaon, Social Capital: A Comprehensive Overview at Organizational Context, Periodica Polytechnica Social and Management Sciences, 23(2), pp. 133-141, 2015 Ellinger, A. E., Casey, C., Musgrove, F., Ellinger, A. D., Bachrach, D. G., and Wang, Y. (2013). Influences of organizational investments in social capital on service employee commitment and performance , 66, 1124–1133. doi:10.1016/j.jbusres.2012.03.008 Elyasiani, E. and Goldberg, L. G. (2004). Relationship lending: a survey of the literature. Journal of Economics and Business, 56:315–330. Farheen Javed, Sadia Cheema (2017), “Customer satisfaction and Customer perceived value and its impact on customer loyalty: the mediational role of customer relationship management”, Journal of Internet Banking and Commerce, May 2017, Vol. 22, no. s8. Ferri, G & Messori, M. (2000). Bank-firm relationships and allocative efficiency in Northeastern and Central Italy and in the South, Journal of Banking & Finance, Vol 24, Iss 6, pp 1067-1095. 159 Ferri P, J; Deakins. D; Whittam. G (2009). The measurement of social capital in the entrepreneurial context. Journal of Enterprising Communities: People and Places in the Global Economy. Vol 3, iss 2 Finch. J. H., 2002. The role of grounded theory in developing economic theory.Journal of Economic Methodology. Vol 9 (2). p213-234. Fotios Pasiouras (2008), « Estimating the technical and scale efficiency of Greek commercial banks: The impact of credit risk, off-balance sheet activities, and international operations » Research in International Business and Finance, Volume 22, Issue 3, Pages 301-318 Fukuyama F.(1995) Trust : The Social Virtues and the Creation of Prosperity, London : Peguin Books. Gargiulo.M & Bernassi.M (1999). The Dark Side of Social Capital. Corporate social capital and Liability. Pp 298-322. Garriga, E., & Melé, D. (2004). Corporate social responsibility theories: mapping the territory. Journal of business ethics, 53(1-2), 51-71. Gerbing W.D. & Anderson J.C. (1988), “An update paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment”, Journal of Marketing Research, 25(2): 186-192 Glanville, J. L., & Bienenstock, E. J. (2009). A typology for understanding the connections among different forms of social capital. American Behavioral Scientist, 52(11), 1507-1530 Goyal. A. & Akhilesh K.B. (2007), "Interplay among innovativeness, cognitive intelligence, emotional intelligence and social capital of work teams", Team Performance Management, Vol. 13 Iss: 7/8, pp.206 – 226 Granovetter, M. S. (1974). Getting a Job: A study of Contacts and Careers. University of Chicago Press. Granovetter, M.S (1995). Getting a job: A study of contacts and careers. University of Chicago Press. Grootaert, C. (1999). Social capital, household welfare and poverty in Indonesia. Washington: The World Bank Social Development Department. 160 Guiso, L., Sapienza, P., & Zingales, L. (2004). The Role of Social Capital in Financial Development. The American Economic Review, 94(3), 526-556. Gursoy, G. and Aydogan, K.(2002). Equity ownership structure, risk taking, and performance. Emerging markets finance and trade, 38 (6), pp. 6-25. Hanifan (1916), The rural school community center, Annals of the American Academy of Political and Social Science Hans W. & Bolton, R. (2003), “Local Social Capital and Entrepreneurship”. Small Business Economic, Vol 21. Harper R. & Kelly M. (2003), “Measuring Social Capital in the United Kingdom”. www.statistics.gov.uk/socialcapital (truy cập ngày 10/10/2016). Hatch, J. A. (2002). Doing qualitative research in education settings. Albany: State University of New York Press. Hair, Anderson, Tatham & Black (1998). Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International, Inc. Herreros, F. (2004). The problem of forming social capital: why trust? Palgrave Macmillan. E-book. Heru Sulistyo; Mutamimah; Triwikaningrum (2015) “The role of social capital to improve customer loyalty of islamic banking in central java, The International Journal of Organizational “Innovation Vol 7 Num 4 April 2015 Hoai Trong Nguyen & Dien Thanh Huynh (2012). ‘The Contribution of Social Capital Into The Activities of Real Estate Companies in VietNam’, Journal of International Business Research, Volume 11, Special Issue, Number 3, 2012, ISSN 1544-0222, pp 53-69. Hongseok Oh , Myung-Ho Chung & Giuseppe Labianca (2004), Group Social Capital and Group Effectiveness : The Role of Informal Socializing Ties, Acad Manage J December 1, 2004, vol 47 No 6, 860-875. Houghton, S. M., Smith, A. D., & Hood, J. N. (2009). The influence of social capital on strategic choice: An examination of the effects of external and internal 161 network relationships on strategic complexity. Journal of Business Research, 62(12), 1255-1261. Houston, J. F., Lin, C., Lin, P., & Ma, Y. (2010). Creditor rights, information sharing, and bank risk taking. Journal of Financial Economics, 96(3), 485-512 Huber, F. (2009). Social capital of economic clusters: towards a network-based conception of social resources. Journal of Economic and Social Geography. Tijdschrift voor economische en sociale geografie, 100(2), 160-170. Hu, L.T; & Bentler, P.M (1999). Cutoff criteria for fix indexes in covariance structure analysis: Conventional criteria versus new alternatives. Structural Equation Modeling, 6, 1-55. Ines Ayadi, Abderrazak Ellouze (2013), “Market structure and Performance of Tunisian banks”, International Journal of Economics and Financial Issues, 2013, Vol 3, No 2. James S.Boles (2011), “ The Role of Social Capital and Knowledge Transfer in Selling Center Performance” Journal of Business & Industrial Marketing Vol 26, Iss:3, pp 152 – 161. James Tobin Turner (2011), “Social capital: measurement, dimensional interactions, and performance implications”, Proquest llc, Title 17, United States code. Jane Jacobs (1961)“The dead and life of great American cities”. J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina (2008), “ Social capital and Bank performance – An international comparision for OECD countries”, The Manchester school, View issue TOC, vol 76, issue 2, pp 223-265. Jes Villa (2015). Ethical Understanding in the Banking Sector, Ethics in Banking, chapter 2, pp 35 – 91. Jansen R J.G., Curseu D.P.L., Vermeulen P.A.M, Geurts J.L.A., & Gibcus P. (2011), "Social capital as a decision aid in strategic decision-making in service organizations", Management Decision, Vol. 49 Iss: 5. Jones, T., & Taylor, S. F. (2012). Service loyalty: accounting for social capital. DOI:10.1108/08876041211199733 University, Sage Publications, No 24. 162 Joanna Wyrwa (2014), Social capital and development of an enterprise, Management 2014, Vol 18, No 1. Jin, Justin Yiqiang; Kanagaretnam, Kiridaran; Lobo, Gerald J.; Mathieu, Robert (2017) “Social Capital and Bank Stability”, .Journal of Financial Stability, Karahanna, E., Preston, D. (2013) The Effect of Social Capital of The Relationship Between The CIO and Top Management Team on Firm Performance. Journal of Management Information Systems. 30 (1). pp. 15-55. DOI: 10.2753/mis0742-1222300101 Karlan, D. S. (2004). Social capital and group banking. BREAD Working Paper 062, Bureau for Research in Economic Analysis of Development. Kaasa, A. (2007) Effects of Different Dimensions of Social Capital on Innovation: Evidence From Europe at The Regional Level. University of Tartu, no.69. Available from: bawb51.pdf Kashyap, Anil K., Raghuram Rajan, and Jeremy C. Stein. (2002). Banks as Liquidity Providers: An Explanation for the Coexistence of Lending and Deposit-taking. The Journal of Finance, 57: 33–73. [CrossRef] Khadigeh Mozafari, Ibrahim Dadfar (2016). The mediating role of knowledge transfer in the relationship between social capital and innovation. International Journal of Management Research & Review. Volume 6, Issue 5, ISSN: 2249-7196 Kline, R.B. (2010), Principles and Practice of Structural Equation Modeling, The Guilford Press, Third Edition. Labianca, Brass ( 2006), Exploring the Social Ledger: Negative Relationships and Negative Asymmetry in Social Networks in Organizations, ACAD Manage Rev, Vol 31, No 3, 596-614 Landry R., Lamari M. & Amara N. (2000), “Does Social Capital Determine Innovation? To What Extent?” 163 (truy cập ngày 02/02/2016). Leana, C. R., & Pil, F. K. (2006). Social capital and organizational performance: Evidence from urban public schools. Organization Science, 17(3), 353-366. Leana, C. R., Van Buren, H. J. (1999) Organizational Social Capital and Employment Practices. Academy of Management Review. 24 (3). pp. 538-555. DOI: 10.2307/259141 Leonard Onyiriuba (2016), Chapter 27 - Bank Operational Risk Dynamics and Management in Developing EconomiesBank Risk Management in Developing Economies, 2016, Pages 537-547 Levine, R (1997): “ Financial development and economic growth : Views and Agenda”, Jounal of Economic Literature, 35 (2), 688 – 726. Lincoln, Y. S. (2009). Ethical practices in qualitative research. In D. M. Mertens & P. E. Ginsberg (Eds.). The handbook of social research ethics (pp. 150–169). Los Angeles: Sage. Lin, N. (1999). Building a Network Theory of Social Capital. Connections, 22(2), 28- 51 Lin, N. (2001). Social capital: A theory of social structure and action (Vol. 19). Cambridge University Press. E-book RR MacCallum, R.C; Browne, M. W & Sugawana, H. M (1996). Power analysis and determination of sample size for covariance structure modeling. Psychological Methods, 1, 130-149. Marek Makowiec & Tomasz Kusio (2015), “ Management of entrepreneuship in knowledge based economy”, Scientific editors. Martha A. Martinez, Howard E. Aldrich, (2011) "Networking strategies for entrepreneurs: balancing cohesion and diversity", International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research, Vol. 17 Issue: 1, pp.7- 38, https://doi.org/10.1108/13552551111107499. Maskell, P. (2000). Social Capital, Innovation, and Competitiveness. S. Baron, J. Field & T. Schuller, eds. Social Capital: Critical Perspectives: Critical Perspectives. Oxford University Press. pp. 111-123. 164 Maxwell, J., 2005. Qualitative research design: An interactive approach. 2nd ed. Thousand Oaks, CA: Sage. McCallum S. & O'Connell D. (2009), "Social capital and leadership development: Building stronger leadership through enhanced relational skills", Leadership & Organization Development Journal, Vol. 30, pp.152 – 166 Mertens, D. M., and Ginsberg, P. E., 2009. The handbook of social research ethics. Los Angeles: Sage. Michele Tantardini & Jean-Claude Garcia-Zamor (2014). Organizational Social Capital and Anticorruption Policies: An Exploratory Analysis. Published online: 23 November 2014 # Springer Science+Business Media New York Mingaleva, Zhanna; Baurzhan, Israilov; Assel, Jumasseitova (2016). Regional Aspects of Banks Activity: Comparative Analysis of International Operation of Russian and Kazakh Banks. International Journal of Economics and Financial Issues, suppl. Special Issue; Mersin Vol. 6, Iss. 2S, n/a. Morse, J. M., and Richards, L., 2002. README FIRST for a user’s guide to qualitative methods. 2nd ed. Thousand Oaks, CA: Sage. Nahapiet J. & Ghoshal S. (1998), “ Social capital, Intellectual capital, and organizationanl advantage:, The Academy of Management Review, 23 (2): 242-266. Najarian & Cabrera (2013), “ How the built Enviroment Shapes Cpatal Bridging Ties and Social capital” Najid, N.A, and Rahman, R.A (2011). “Government ownership and performance of Malaysian government-linked companies”, International Research Journal of Finance and Economic, 61(1), pp. 1450-2887. Ngo, Thanh, and David Tripe.(2017). Measuring efficiency of Vietnamese banks: Accounting for nonperforming loans in a single-step stochastic cost frontier analysis. Pacific Accounting Review 29: 171–82. [CrossRef] 165 Nisbet P. (2007), "Human capital vs social capital: Employment security and self- employment in the UK construction industry", International Journal of Social Economics, Vol. 34, pp.525 – 537 Obey Dzomonda, Olawale Fatoki, Olabanji Oni (2017), The impact of Leadership styles on the entrepreneurial orientation of small and medium enterprises in South Africa, Journal of Economics and Behavioral Studies (JEBS), Vol. 9, No. 2, April 2017 (ISSN 2220-6140) Oliveira, J. F. (2013) The Influence of The Social Capital on Business Performance: an Analysis in The Context of Horizontal Business Networks. RAM, REV. ADM. MACKENZIE. 14 (3). pp. 209-235. DOI: 10.1590/s1678- 69712013000300009 Patrizia Poggi (ECSSD) and Christiaan Grootaert (SDV) (2002), “The social capital assessment tool (SOCAT) and the local level institutions and social capital study in Bosnia and Herzegovina” Paré S., Menzies T. V., Filion L.J., & Brenner, G.A. (2008), "Social capital and co- leadership in ethnic enterprises in Canada", Journal of Enterprising Communities: People and Places in the Global Economy”, Vol. 2, pp.52 – 72 Perrini, F. (2006). SMEs and CSR theory: evidence and implications from an Italian perspective. Journal of Business Ethics, 67(3), 305-316 Peter S. Rose & Sylvia C. Hudgins (2008), “Bank Management and Financial Services”, McGraw-Hill/Irwin publisher, 7th international edition. Petersen, M. A. and Rajan, R. G. (1994). The benefits of lending relationships: evidence from small business data. Journal of Finance, 49(1):3–37. Petersen, M. A. and Rajan, R. G. (1995). The effect of credit market competition on lending relationships.Quarterly Journal of Economics, 110(2):407–443. Porter M. E. (1985), Competitive Advantage, Free Press, New York. Porter M.E. (1990), The Competitive Advantage of Nations, Free Press, New York. 166 Portes, A. (2000). Social capital: Its origins and applications in modern sociology. In E. L. Lesser, ed. Knowledge and Social Capital. Boston: Butterworth- Heinemann. pp. 43- 67. E-Book. Putnam R.D. (1995), “Bowling alone: America’s declining social capital”, Journal of Democracy, Vol. 6 No. 1, pp. 65-78. Putnam R.D., (2000). Bowling Alone. The Collapse and Revival of American Community, New York. NY: Simon & Schuster. Ramström J. (2008), “Inter-organizational meets inter-personal: An exploratory study of social capital processes in relationships between Northern European and ethnic Chinese firms”. Industrial Marketing Management, Volume 37, Issue 5, July 2008, Pages 502-512 Raza, A. (2013), “Impact of relational capital management on firm performance”, Abasyn University Journal of Social Sciences, Vol. 6 No. 1, pp. 65-78 Rodrik, D. (2000). Participatory politics, social cooperation, and economic stability. The American Economic Review, 90(2), 140-144 Russo, A., & Tencati, A. (2009). Formal vs. Informal CSR strategies: Evidence from Italian micro, small, medium-sized, and large firms. Journal of Business Ethics, 85 (2), 339-353 Russo, A., & Perrini, F. (2010). Investigating stakeholder theory and social capital: CSR in large firms and SMEs. Journal of Business Ethics, 91 (2), 207-221. Savari, M., Eslami, M., Monavarifard, F. (2013) The Impact of Social Capital on Agricultural Employees’ Job Satisfaction, City of Divandarreh. International Research Journal of Applied and Basic Sciences. 4 (2). pp. 291-295. Available from: paperlist/r_669_130304194523.pdf S.J.Appold & Thanh Quy Nguyen (2004) “ Social empedding as a solution to a control problem? Evidence from Vietnamese small business” Six Asean Inter-University Seminal on Social Developmen in Penang, 14-16 May 2004. Safari M. Kahreh, Seyyed Mehdi Mirmehdi, Asghar Eram (2013). Investigating the critical success factors of corporate social responsibility 167 implementation: evidence from the Iranian banking sector., Corporate Governance: The international journal of business in society, Vol. 13 Issue: 2, pp.184-197, https://doi.org/10.1108/14720701311316661 Sanchez-Famoso, V., Maseda, A., and Iturralde, T. (2014). The role of internal social capital in organisational innovation: An empirical study of family firms. Euro-pean Management Journal. doi:10.1016/j.emj.2014.04.006 Sandefur, R. L., & Laumann, E. O. (1998). A paradigm for social capital. Rationality and society, 10(4), 481-501. Sarath, Delpachitra; Pham, Dai Van.(2015). The determinants of Vietnamese banks' lending behavior: A theoretical model and empirical evidence. Journal of Economic Studies; Glasgow Vol. 42, Iss. 5, pp: 861-877. Schenkel M.T., & Garrison G. (2009), "Exploring the roles of social capital and team- efficacy in virtual entrepreneurial team performance", Management Research News, Vol. 32 Iss: 6, pp.525 – 538 Schuller, T., Baron, S., & Field, J. (2000). Social Capital: A review and critique. In S. Baron, J. Field, & T. Schuller, eds. Social Capital: Critical Perspectives. Oxford: Oxford University Press. Scupola. A., López-Nicolás. C., & Steinfield. C. (2009), “Social Capital, ICT Use and Company Performance: Findings from the Medicon Valley Biotech Cluster, For presentation at the International Conference on Organizational Learning, Knowledge and Capabilities (OLKC)”, Amsterdam, The Netherlands, April 26-28, 2009. https://www.msu.edu/~steinfie/OLKCpaper2009.pdf (truy cập ngày 12/11/2016). Shin Nam Lee (2016), The Relationship between Social capital and Task performance in the Korean service industry, International Information Institute, vol 19, No 9(B), pp. 4157-4162, ISSN 1343-4500, eISSN 1344- 8994. S.J.Appold & Nguyen Quy Thanh (2004) “ Social empedding as a solution to a control problem? Evidence from Vietnamese small business” Six Asean Inter-University Seminal on Social Developmen in Penang. Soo Gwan Do (2009), “Impacts of Social Capital on Entrepreneurship, Innovation, and Economic Development in the Knowledge Economy”, ProQuest LLC, Title 17, United States Code. 168 Stam, W., Arzlanian, S., & Elfring, T. (2014). Journal of Business Venturing Socialcapital of entrepreneurs and small fi rm performance: A meta-analysis of context-ual and methodological moderators. Journal of Business Venturing, 29(1), 152–173. doi:10.1016/j.jbusvent. 2013.01.002 Strauss, A.L. and Corbin, J., 1998. Basics of Qualitative Research: Grounded Theory Procedures and Techniques, 2nd edn. London: Sage Svetlana Saksonova (2014). The Role of Net Interest Margin in Improving Banks’ Asset Structure and Assessing the Stability and Efficiency of their Operations, Procedia - Social and Behavioral Sciences, Volume 150, 15 September 2014, Pages 132-141 Tansley C. & Newell S. (2007), "Project social capital, leadership and trust: A study of human resource information systems development", Journal of Managerial Psychology, Vol. 22, pp.350 – 368 Tseng, K.A., Lan, Y.W., Lu, H.C. and Chen, P.Y. (2013), “Mediation of strategy on intellectual capital and performance”, Management Decision, Vol. 51 No. 7, pp. 1488-1509. Tram Nguyen , David Tripe and Thanh Ngo (2018). Operational Efficiency of Bank Loans and Deposits: A Case Study of Vietnamese Banking System International Journal of Financial Studies. Truss C. & Gill J. (2009), "Managing the HR function: the role of social capital", Personnel Review, Vol. 38, pp.674 – 695 Tushman & O’Reilly III C. (1997), Winning through innovation, Havard Business Shool Press. Vega-Redondo (2006). Buiding up social capital on a changing world, Journal of Economic Dynamics and control, Volume 13, isuue 11, November 2006, pages 2305-2338. Wharton R.F. & BrunettoY. (2009), "Female entrepreneurs as managers: The role of social capital in facilitating a learning culture, Gender in Management”, An International Journal, Vol. 24, pp.14 – 31. 169 Weis, L., and Fine, M., (2000). Speed bumps: A study-friendly guide to qualitative research. New York: Teachers College Press. Wiklund J. & Shepherd D.(2003), “Knowledge-based resources, entrepreneurial orientation, and the performance of small and medium-sized business”, Strategic Management Journal, Vol 24, pp 1307-1314. Witt, P. (2004). Entrepreneurs’ networks and the success of start-ups. Entrepreneurship & Regional Development, 16(5), 391-412. Woolcock, M. (1998). Social Capital and Economic Development: Toward a Theoretical Synthesis and Policy Framework. Theory and Society, 27, 151- 208. Woolcock, M. (2001). The Place of Social Capital in Understanding Social and Economic Outcomes. ISUMA Canadian Journal of Policy Research 2(1), 11- 17. Woolcock, M., & Narayan, D. (2000). Social Capital: Implications for Development Theory, Research, and Policy. The World Bank Research Observer 15(2), 225-249. XIE Wenjing (2013). The impact of social capital on bank risk-taking. (Master's thesis, Lingnan University, Hong Kong). Retrieved from Yang J., Alejandro T.G.B., & Boles J.S. (2011), "The role of social capital and knowledge transfer in selling center performance", Journal of Business & Industrial Marketing, Vol. 26, pp.152 – 161. Yina Li; Fei Ye & Chwen Sheu (2014). Social capital, information sharing and performance. Evidence from China. International Journal of Operations & Production Management. Vol. 34 No. 11, 2014. pp. 1440-1462 Yli-Renko H., Autio E. & Sapienza H. J.(2001), “Social capital, knowledge acquisition, and knowledge exploitation in young technology-based firms”, Strategic Management Journal, vol 22, pp 587-613. Yuan Kchou (2003). Modelling the impact of network social capital on business and technological innovations. The University of Melbourne, Research paper, No 890. 170 Zappa, P., Zavarrone, E. (2009) Social Interaction and Job Satisfaction in Non Profit Organizations. Venice, The HEIRs Conference on Happiness and Relational Goods. Available from: per/viewFile/114/71OTHER: Zhang, Q.Z & Fung, H.G (2006). China’ social capital and financial performance of private enterprises. Journal of Small Business and Enterprise Development. Vol 13, No 2, pp 198-207. 171 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vu_cam_nhung_k18_2018_pdf_2311201810408ch_4553_2092612.pdf