Luận án Đào tạo ca sĩ hát opera tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam

Đối với môn Opera chuyên ngành, người học phải đáp ứng được các yêu cầu về hơi thở và vị trí âm thanh từ các năm học trước. Bước sang năm học thứ ba của hệ đại học, sinh viên đã phải xác định được rõ ràng loại giọng và định hình kỹ thuật thanh nhạc. Trong khi đó, giảng viên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng âm vực của giọng hát cũng như tập trung xử lý tác phẩm cho thật tinh tế đúng với tinh thần của tác phẩm. Không chỉ có thể hiện đúng, sinh viên còn phải thể hiện phần diễn xuất sao cho phù hợp với tác phẩm và chinh phục khán giả. Số tiết học chuyên ngành sẽ được phân bố là: Đối với năm thứ ba mỗi tuần sẽ học 3 tiết chuyên ngành, trong đó có một tiết học với giảng viên đệm đàn piano. Đối với năm thứ tư, mỗi tuần 4 tiết chuyên ngành, trong đó có 1 tiết học với giảng viên đệm đàn piano và 1 tiết học theo nhóm với sự có mặt của giảng viên chuyên ngành và giảng viên đệm đàn piano. Tiết học theo nhóm này các sinh viên sẽ luyện tập, đóng vai của mình và tương tác cùng các bạn diễn theo yêu cầu của giảng viên chuyên ngành. Đối với năm thứ năm, mỗi tuần học 4 tiết chuyên ngành, trong đó có 1 tiết học với giảng viên đệm đàn piano và 1 tiết học theo nhóm

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đào tạo ca sĩ hát opera tại học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo chuyên sâu về Opera. Chính vì vậy, việc nhận diện nghệ thuật Opera VN, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera tại VN hiện nay thông qua thực tiễn đào tạo tại Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia VN, là một đề tài mang tính cấp bách hiện còn bỏ ngỏ. Với mong muốn góp phần xây dựng nền nghệ thuật Opera VN nói chung, cũng như lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera ở VN nói riêng được trở nên quy chuẩn để VN chúng ta sớm tiếp cận với một nền nghệ thuật Opera chuyên nghiệp vừa có những yếu tố hội nhập lại vừa chứa đựng những đặc trưng riêng của dân tộc đã hướng chúng tôi tới đề tài nghiên cứu của Luận án là: “Đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”. 2. Lịch sử đề tài Lĩnh vực nghiên cứu về nghệ thuật Opera tại VN tuy chưa nhiều nhưng đã có một số công trình được xuất bản. 2 Một số nghiên cứu chuyên sâu có liên quan trực tiếp đến nghệ thuật Opera đã công bố như cuốn “Nghệ thuật Opera” (2004) của GS.NSND Nguyễn Trung Kiên. Cùng tác giả, năm 2011 công bố cuốn “Lược sử Opera”. Cuốn “Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương tây” (2005) của NGƯT Hồ Mộ La. Ngoài ra, cuốn sách Giảng nhạc (1988) của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung có đề cập tới Opera. Nhóm các công trình nghiên cứu là các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài cũng có những giá trị riêng: Luận án “Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp VN” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai; Luận án “Qúa trình hình thành và phát triển của ca hát chuyên nghiệp VN” (2008) của tác giả Trương Ngọc Thắng; Luận án “Phương pháp hát tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” (2011) của tác giả Trần Ngọc Lan; Luận văn thạc sĩ đáng chú ý như: “Vấn đề giảng dạy ca khúc VN trong chuyên ngành thanh nhạc” (2002) của tác giả Mai Thị Xuân Hương; Luận văn “Kỹ thuật hát đóng tiếng và phương pháp đồng nhất các âm khu của giọng nam cao” (2013) của tác giả Huỳnh Quang Thái Bên cạnh đó, còn có một số tham luận, bài viết liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật Opera VN. Tham luận hội thảo Khoa Thanh Nhạc 30 Năm (1986) của GS.NSND Trung Kiên. Cũng tác giả Nguyễn Trung Kiên trong một bài tham luận khác có khuôn khổ lớn hơn, bao quát rộng hơn mang tên “Những bước phát triển của 3 dòng ca hát” trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động ngành ca múa nhạc (1986). Nhiều bài viết liên quan được công bố trên các tạp chí, báo chí trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như “Vài suy nghĩ về bộ môn thanh nhạc VN” của tác giả Lô Thanh đăng trên báo Văn nghệ số 49 năm 1977. Từ góc độ một nhạc sĩ sáng tác có vị trí quan trọng đối với Opera VN, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng có nhiều bài viết liên quan đến mảng đề tài này chẳng hạn “Bàn về ca kịch mới” (báo Văn học số 2 năm 1958), “Một thành công lớn trọng việc giới thiệu nhạc kịch Épgênhi Ôniêghin” (báo Văn nghệ số 12 năm 1961), “Dạo đầu: Cộng hay không cộng?” (báo Văn hóa số 6 năm 1969), “Từ ca khúc đến nhạc kịch” (báo Văn hóa số 8 năm 1969), “Tôi viết nhạc kịch Người tạc tượng” (báo Văn hóa số 4 năm 1970) Đối với lĩnh vực đào tạo, chưa có một giáo trình viết riêng cho đào tạo ca sĩ hát Opera, hiện chủ yếu là những giáo trình viết cho đào tạo thanh nhạc. Chẳng hạn, cuốn sách “Phương pháp sư phạm thanh 3 nhạc” của GS.NSND Trung Kiên; Cuốn sách “Phương pháp dạy thanh nhạc” (2008) của NGƯT Hồ Mộ La; Năm 1976 giảng viên thanh nhạc - PGS. Mai Khanh biên soạn tuyển tập Thanh nhạc; Cuốn sách “Giáo trình đại học thanh nhạc” do PGS Mai Khanh biên soạn cho bậc đại học 1986; Cuốn sách “Giáo trình đại học thanh nhạc” (1996) do PGS.NGND Lô Thanh biên soạn phục vụ công tác đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế. Cuốn sách “Giáo trình đại học thanh nhạc” (2007) do GS.NSND Trung Kiên biên soạn Một vài nghiên cứu vẫn còn thường xuyên được nhắc tới: Cuốn sách “The Development of Western music, a history” (Sự phát triển của lịch sử âm nhạc phương Tây) có đề cập tới Opera. Cuốn sách “Nghệ thuật hát” của F.Lamperti có nội dung tập trung nói về kỹ thuật ca hát. Cuốn sách “Nghệ thuật hát” của I.K.Nadarenco có nội dung giới thiệu các trường phái thanh nhạc cổ điển của Pháp thế kỷ XIX, Ý thế kỷ XIX và XX, của Đức thế kỷ XX và trường phái thanh nhạc của Nga. Trong khi đó, nhiều tài liệu nghiên cứu trực tiếp về một loại giọng hay một lối hát đã trở thành một trong những phong cách đặc trưng của lối hát Opera. Chẳng hạn như lối hát bel canto: Cuốn sách Nuove musique (Âm nhạc mới) của Giulio Caccini (1545 - 1618). Cuốn sách “Opinioni decantori antichi e moderri” (Những kiến giải về cách hát hào hoa) của tác giả Pietro Francesco (1647 - 1727) cũng đề cập tới vấn đề kỹ thuật bel canto thế kỷ XVIII. Cũng lối hát bel canto được Giovanni Battista Lamperti (1839 - 1910) đề cập trong cuốn “Kỹ xảo ca hát của bel canto”. Công trình “Đào tạo ca sĩ tại trung tâm bổ túc nghệ sĩ nhạc kịch thuộc nhà hát “La Scala” của L.B. Deitriev do GS.NSND Nguyễn Trung Kiên dịch và biên soạn. Đây là một cơ sở dữ liệu rất quý trong việc định hình phong cách hát trong quá trình đào tạo ca sĩ hát Opera tại VN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chung: Luận án nêu bật được diện mạo nghệ thuật Opera VN, và công tác đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc quốc gia VN hiện nay. Từ đó, chúng tôi xây dựng hệ thống nội dung, giáo trình đào tạo ca sĩ hát Opera sao cho vừa mang tính hội nhập với quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm riêng của VN. Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm toàn bộ các tư liệu công trình nghiên cứu, sách, bài viết, tham luận, giáo trình có liên quan đến đề tài nhằm làm cơ sở cho quá 4 trình trực tiếp triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể trong luận án. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển công tác đào tạo ca sĩ hát Opera tại VN trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Các nguồn tư liệu đã sưu tầm được để phục vụ quá trình nghiên cứu triển khai đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu. Hệ thống đào tạo có liên quan đến Opera tại Học viện Âm nhạc quốc gia VN cũng như một số nơi trong nước và một số trường hợp cụ thể tại châu Âu. Nghiên cứu về thể loại Opera châu Âu và VN làm cơ sở lý luận cho đề tài. Nghiên cứu quá trình hình thành phát triển thanh nhạc VN. Nghiên cứu và xây dựng nội dung, giáo trình bước đầu trong lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận chung: Luận án được thực hiện trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và mỹ học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo, về văn hóa nghệ thuật. Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể là: - Nghiên cứu tài liệu; - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu; Điều tra, phỏng vấn sâu; 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nghệ thuật Opera quan tâm đến những chuẩn mực thế giới phù hợp với đặc điểm cũng như điều kiện của Việt Nam theo đúng như chiến lược phát triển văn hóa mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra, từ đó hướng tới một nền nghệ thuật ca hát nói chung, Opera nói riêng “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Góp phần điều chỉnh sự mất cân đối trong đời sống ca hát hiện nay ở VN. Tạo sự phát triển đúng hướng, chất lượng trong lĩnh vực biểu diễn Opera tại VN. Góp phần hoàn thiện hệ thống đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN, lan tỏa ra các cơ sở đào tạo toàn quốc. 7. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Nhận diện chung về nghệ thuật Opera thế giới và VN. 5 - Thực trạng công tác đào tạo ca sĩ hát Opera tại VN hiện nay. - Xây dựng định hướng nội dung và giáo trình bước đầu trong lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. - Góp phần hoàn thiện hệ thống đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. - Kết quả nghiên cứu có thể được coi là tài liệu cung cấp thông tin tham khảo cho quá trình xây dựng hệ thống đào tạo ca sĩ hát Opera tại các trường văn hóa nghệ thuật, âm nhạc lớn trên cả nước. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được trình bày trong ba chương: Chương 1: Khái quát sự hình thành phát triển nghệ thuật Opera thế giới và quá trình hình thành nghệ thuật Opera Việt Nam Chương 2: Học tập mô hình đào tạo tài năng biểu diễn âm nhạc đỉnh cao của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Chương 3: Một số giải pháp thực tiễn xây dựng và phát triển đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT OPERA THẾ GIỚI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT OPERA VIỆT NAM 1.1. Nguồn gốc Opera 1.1.1. Vị trí Opera trong đời sống xã hội Những giá trị Opera mang lại như ngọn lửa đốt cháy lên những cuộc tranh luận về tư tưởng, đặc biệt trong những giai đoạn của cuộc đấu tranh giai cấp sâu sắc, một trong số đó là cuộc Cách mạng Tư sản Pháp cuối TK XVIII. Trong bình minh náo động của nước Ý với quan điểm cơ bản nghệ thuật và văn học phải phục vụ nhân dân. Nhà hát Opera đã trở thành địa điểm của những cuộc đấu tranh gay gắt vượt khỏi phạm vi nghệ thuật mang tầm ý nghĩa chính trị lớn. Có thể khẳng định, Opera có tác động không nhỏ tới chính trị, xã hội ở những quốc gia có nền nghệ thuật này phát triển. 1.1.2. Opera là gì? Có nhiều cách trả lời khác nhau. Theo chúng tôi, cách mà I. Vaninkop cho rằng: Opera là tác phẩm nhạc kịch, như trích dẫn ở trên là có thể chấp nhận được. Vì, ông đã định giới được Opera thuộc lĩnh vực 6 của nghệ thuật âm nhạc, và lời thơ, múa hay chỉ là thành tố trong tác phẩm. 1.1.3. Các thể loại thanh nhạc trong Opera Có nhiều loại thanh nhạc khác nhau: Recitative; Monolong; Cavatina; Cabaletta; Arioso; Ballada; Arietta; Romance. Ngoài ra Opera còn có các hình thức hợp ca, hợp xướng. 1.2. Các trường phái Opera ở châu Âu Nhóm Camerata đã đạt những thành công đáng kể. Tác phẩm nhạc kịch Danfné (do nhà thơ Rinuccini và ca sĩ Peri sáng tác) công diễn năm 1598, từ đây lịch sử thế giới ghi nhận sự có mặt của Opera. Dù vậy, đến gần giữa TK XVII, Opera mới được ghi danh chính thức. Trường phái Opera Roma phát triển rực rỡ những năm thập niên 30 - 40 của TK XVII. Trường phái Opera Venice, ngoài việc trung thành với truyền thống cũ là sử dụng truyện thần thoại hoặc dã sử, thì các nhà viết kịch đã không ngần ngại đưa thêm nhiều tình tiết hài hước đời thường để tăng tính thời đại tạo sự gần gũi với công chúng. Trường phái Opera Napoli. Napoli trở thành trung tâm Opera của Ý vào khoảng thập niên 80 TK XVII. Opera Pháp mang phong cách bi kịch trữ tình được sáng tạo ra bởi nhà soạn nhạc Lully (1632-1687). Opera ở Đức rất đa dạng và phong phú, âm nhạc trong Opera Đức chứa đựng sự đa dạng về sắc màu và gây được ấn tượng mạnh mẽ. TK XVIII nghệ thuật Opera đã vững chắc và lan tỏa khắp châu Âu. Những sắc thái biểu cảm trong nội dung đã bắt đầu thay đổi. Ở Ý, trường phái Opera Napoli phát triển rực rỡ và trở thành chuẩn mực với tên gọi: Opera nghiêm trang Napoli. Các nước Đức, Nga, Anh, Pháp có Opera hài hước (Opera buffa), nội dung gần gũi với đời sống xã hội bình dân. Opera hài hước mang tính châm biếm, hài hước người nhập vai phải có một đoạn ứng tác ngay khi diễn. TK XVIII, diễn ra cuộc cải cách Opera nghiêm trang cho phù hợp thẩm mỹ xã hội. Thành công nhất là nhà soạn nhạc C.W. Gluck (1714 - 1787). Sau Gluck là nhà soạn nhạc W.A. Mozart (1756-1791) với 17 vở Opera, được coi là chuẩn mực. TK XIX, Opera tiếp tục phát triển mạnh ở châu Âu, nhưng thể loại Opera trữ tình đã chiếm được cảm tình của công chúng. Đầu TK XIX có ba nhà soạn nhạc đại diện xuất sắc cho Opera trữ tình lãng mạn 7 là: G.A. Rossini (1792 - 1868), Bellini (1801 - 1835) và D.G.M. Donizetti (1797 - 1848). Những gương mặt tiêu biểu của thế kỷ này còn phải kể tới nhà soạn nhạc C.Gounod (1818-1893; nhà soạn nhạc G.Bizet (1838-1875); nhà soạn nhạc C.M. Weber (1786-1826) Trường phái Opera cổ điển Nga đóng góp những tên tuổi, những tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật như: Vertovsky (1799- 1862); Glinka TK XX, Opera có tính chất âm nhạc phong phú và phức tạp, nội dung phản ánh đa dạng, đề cập tới nhiều khía cạnh đề tài khác nhau. Như vậy, Opera có cả một quá trình lịch sử khá dài hình thành và phát triển trên diện rộng với nhiều trường phái và các thể loại khác nhau như: Bi kịch trữ tình, anh hùng thần thoại, sử thi, hài hước. 1.3. Sự hình thành và phát triển của Opera Việt Nam Trong quá trình hình thành và phát triển của nền Opera VN có thể chia ra thành 3 giai đoạn chính: 1954 - 1975; 1975 - 1994; từ 1994 đến nay. Ngoài ra, cũng phải kể tới giai đoạn tiền đề được tính kể từ khi âm nhạc phương Tây du nhập vào VN hình thành nên nền âm nhạc mới trong khoảng thời gian trước năm 1954. 1.3.1. Giai đoạn tiền đề (trước 1954) Giai đoạn hình thành những đoàn văn công, những trường âm nhạc... đó là điều kiện cơ bản để đào tạo nghệ sĩ có thể dàn dựng và biểu diễn những tác phẩm tầm vóc như Opera sau này. 1.3.2. Giai đoạn 1954 – 1975 Giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền âm nhạc mới nói chung, Opera nói riêng. Thành lập các trường nghệ thuật chuyên nghiệp: Thành lập Trường Nghệ thuật Quân đội (1955); Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (1956); Học viện Âm nhạc Huế, tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Huế (1962). Đặc biệt, Thành lập Trường Âm nhạc VN (1956) nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. 8 Thành lập Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch VN (1959). Tiền thân của: Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch VN. Giao lưu đào tạo với nước ngoài, chủ yếu là ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô (cũ), Bungari... Nhiều vở Opera kinh điển thế giới và khu vực đã được dàn dựng và biểu diễn. Đồng thời, ra đời các tác phẩm Opera đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, một thế hệ nghệ sĩ hát Opera nổi tiếng xuất hiện như: Quý Dương, Trần Hiếu, Ngọc Dậu, Quang Hưng, Kim Đinh, Lê Gia Hội... Nghệ thuật ballet cũng phát triển trong giai đoạn này. 1.3.3. Giai đoạn 1975 – 1994 Tiếp tục phát triển khi có thêm tác giả, tác phẩm mới. Tiếp tục ra đời một số tác phẩm Opera VN. Về âm nhạc đại chúng, trong giai đoạn này cũng có thể chia ra thành hai, một là từ 1975 - 1989 và hai là từ 1989 - 1994 với các dòng nhạc: Nhạc đỏ, trữ tình, nhạc vàng, nhạc sến... Cuối những năm 1980 bắt đầu hình thành dòng âm nhạc mới mẻ đuợc gọi là nhạc nhẹ, đề cao tính giải trí. Trong khi, sự phát triển quá mạnh mẽ của nhạc nhẹ, cùng sự hỗn loạn của nhiều dòng nhạc khác đã dẫn tới những thay đổi cơ bản trong xã hội. Giai đoạn này, Opera đã có những thăng trầm nhất định. Nếu như trước 1975 đã có những khởi sắc khi một số vở Opera đã được dàn dựng và được sự thể hiện bởi các nghệ sĩ tài năng thì giai đoạn này Nhà hát Nhạc Vũ Kịch VN hầu như không có những hoạt động biểu diễn đáng chú ý, mang dấu ấn của thời đại. Vì vậy, có thể coi đây là giai đoạn khủng hoảng của nghệ thuật Opera VN. 1.3.4. Giai đoạn từ 1994 đến nay Mở cửa hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế. Nhiều du học sinh được cử sang du học các nước trong khu và các nước châu Âu. Nhiều buổi giao lưu âm nhạc giao hưởng thính phòng với các tổ chức, dàn nhạc, nghệ sĩ có uy tín trên thế giới được tổ chức tại 9 VN. Cũng giai đoạn này, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch VN đã bắt nhập trào lưu múa đương đại thế giới, nhiều vở múa đương đại thế giới diễn ra trong giai đoạn này. Xuất hiện một số tác phẩm kịch hát theo xu hướng đại chúng. đồng thời có thêm vở. Như vậy, giai đoạn 1994 đến nay là thời điểm ghi dấu ấn VN hội nhập với thế giới. Sự hợp tác giao lưu góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật hàn lâm của đất nước. Tiểu kết chương 1 Opera là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, được ra đời tại Italia. Hơn 4 thế kỷ qua Opera đã lan tỏa mạnh mẽ đến các nước có nền âm nhạc phát triển trên thế giới. Đức, Italia, Pháp, Nga là những nước xây đã dựng được cốt cách và một hệ thống văn hóa riêng về Opera từ đội ngũ sáng tác, kịch mục, ca sĩ đến công chúng thưởng thức. Với tính nhân văn trong nội dung, cùng sự thể hiện điêu luyện thông qua giọng ca và nhiều thành tố khác, Opera xứng đáng là di sản nghệ thuật của nhân loại. Trải quá quá trình hình thành và phát triển, Opera là một loại hình luôn đòi hỏi sự nghiêm ngặt về tính nghệ thuật và nhân văn, nên việc đào tạo ca sĩ Opera được đặc biệt coi trọng. Có thể nói Ý và Nga là hai nước nổi tiếng trong việc đào tạo. Nhận biết được tầm quan trọng của Opera đối với sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc nước nhà, Học Viện Âm nhạc Quốc gia VN kiên trì đào tạo không ít học sinh, sinh viên. Chương 2 HỌC TẬP NHỮNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÀI NĂNG BIỂU DIỄN ÂM NHẠC ĐỈNH CAO CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM 2.1.1. Một số quốc gia trong khu vực và thế giới 2.1.1. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa và quốc tế hóa trong công tác đào tạo âm nhạc. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chưa phát triển nghệ thuật Opera. 10 2.1.1. Thái Lan: Khuyến khích tham gia và hợp tác của các lực lượng xã hội, cá nhân, doanh nghiệp vào công tác giáo dục. Tuy nhiên, Thái Lan mới chỉ đào tạo theo diện rộng. 2.1.2. Singapore: Về khâu đào tạo thanh nhạc Opera và thính phòng, những năm gần đây Singapore đã tập trung hơn. 2.1.3. Malaysia: Malaysia là một trong những nước có nền giáo dục phát triển dựa trên cơ sở xã hội hóa. Tuy nhiên, đào tạo âm nhạc đỉnh cao không phải lĩnh vực mũi nhọn của Malaysia. 2.1.4. Indonesia: Indonesia là nước có nền đào tạo âm nhạc chính quy và hệ thống trong khu vực. Indonesia thành lập một hệ thống nhạc viện trong cả nước từ rất sớm. 2.2. Mô hình tại các quốc gia có nền âm nhạc tiên tiến trong khu vực 2.2.1. Trung Quốc: là cường quốc thế giới về kinh tế, là nước có nền văn hóa phát triển. Trung Quốc đưa ra định hướng mũi nhọn: Một là, giáo dục hướng về hiện đại hóa; hai là, giáo dục phải hướng ra thế giới; ba là, giáo dục hướng tới tương lai; bốn là, giáo dục phải phục vụ việc nâng cao tố chất của con người; năm là, giáo dục đào tạo phải phục vụ phát triển kinh tế. 2.2.2. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Trong đào tạo Opera, Nhật Bản là một đất nước có thành tựu. Tạo môi trường học tập thuận lợi với nhiều ưu đãi. Nghệ thuật âm nhạc nói chung, Opera nói riêng ở Nhật Bản đã có một vị trí cao. 2.2.3. Hàn Quốc là đất nước có nền đào tạo âm nhạc đỉnh cao đạt nhiều thành tích trong những năm qua. 2.2.4. Austrailia: Hệ thống đào tạo âm nhạc Australia hiện rất phát triển. Tại các thành phố lớn đều có nhạc viện và là tổ chức độc lập. Ngoài ra, các trường đại học tổng hợp lớn đều có các nhạc viện quy mô nhỏ hơn. 2.3. Mô hình đào tạo ca sĩ hát Opera tại một số nước châu Âu 2.3.1. Mô hình đào tạo ca sĩ opera ở Ý 11 Ý là một trong những cái nôi của Opera. Đất nước này có những trường phái thanh nhạc nổi tiếng như: Trường phái thanh nhạc cổ điển Italia, Trường phái thanh nhạc Ý thế kỷ XIX, XX Ở Ý, cả giảng viên và học viên ngay từ đầu đã luôn xác định rõ ràng nhiệm vụ và đích đến là trở thành ca sĩ Opera. Trong quá trình học tập ở tất cả các năm, sinh viên được giảng viên cho học nhiều bài luyện thanh với những mức độ khác nhau, với các bài cổ điển và cả đương đại. Thời gian mà mỗi sinh viên thanh nhạc được làm việc với giảng viên chuyên môn và người đệm đàn khoảng gần 1 giờ/tuần. Có nghĩa là không nhiều so với nhiều môi trường đào tạo tương đương ở những nước khác. Chương trình thi tốt nghiệp của sinh viên thanh nhạc tại các nhạc viện của Ý mỗi sinh viên phải chuẩn bị 6 bài luyện thanh, trong đó có 3 bài của TK XIX thể hiện kỹ thuật Belcanto, và 3 bài của các nhà soạn nhạc hiện đại. Thời gian làm việc trực tiếp với sinh viên trên lớp của các giảng viên là 12 tiết/tuần, dạy từ 10 tới 12 học sinh. 2.3.2. Mô hình đào tạo ca sĩ Opera ở Nga Mô hình đào tạo ca sĩ hát Opera ở Nga được diễn tiến theo một lộ trình khá chặt chẽ và nghiêm túc từ khâu đầu vào, giờ giấc học tập, chế độ sinh hoạt tới các bài luyện thanh ở trên lớp theo trình độ của từng năm đều được “lập trình” một cách khoa học. Nhìn chung mô hình đào tạo ca sĩ Opera ở Nga, có nhiều điểm tương đồng với mô hình đào tạo ở VN. 2.2. Khái quát quy trình đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam 2.2.1. Đôi nét quy trình đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Có một thực tế cần nhìn nhận đó là tại VN hiện nay, chưa thực sự có lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera một cách chuyên nghiệp và bài bản. Tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN tới thời điểm hiện tại, Khoa Thanh nhạc đào tạo 4 hệ từ trung cấp (4 năm), đại học (4 năm). Ngoài ra, tại Học viện còn đào tạo hệ cao học chuyên ngành biểu diễn và sư phạm thanh nhạc và nghiên cứu sinh. 12 Về giáo trình giảng dạy thanh nhạc ở cả hệ trung cấp và đại học hiện nay, thời gian học cho cả hai cấp học 4 năm tương đương 8 học kỳ, mỗi tuần học 2 tiết chuyên ngành, trong đó có 1 tiết có giáo viên đệm đàn, chương trình được chia thành 2 giai đoạn gồm: 2 năm đầu và 2 năm cuối với các yêu cầu khác nhau. Hiện nay, chương trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp áp dụng. Chương trình học gồm 8 học kỳ. Mỗi tuần học 2 tiết, trong đó 1 tiết có giáo viên đệm đàn. Trong bốn năm học, nội dung giáo trình chủ yếu là các kỹ thuật luyện thành, hát ca khúc VN, dân ca VN và những bài hát tiền cổ điển hoặc cổ điển ở trình độ tương xứng. Nhìn vào thực tế chương trình đào tạo thanh nhạc hiện nay có thể thấy, nội dung chủ yếu đào tạo vẫn chỉ dừng lại ở môn chuyên ngành. Các môn âm nhạc cơ bản khác vẫn theo giáo trình đào tạo chung với các chuyên ngành khác. Trong khi, những môn phụ trợ kỹ năng đào tạo một ca sĩ hát Opera hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. 2.2.2 Đào tạo ca sĩ hát Opera 2.2.2.1. Những yếu tố khách quan tác động đến đào tạo ca sĩ hát Opera Sau ngày thống nhất đất nước, Opera nói riêng không còn nhận được sự quan tâm như trước đó. Một trong những nguyên nhân chính là nhiều cán bộ lãnh đạo trong ngành nghệ thuật thiếu cái nhìn mang tính chiến lược. Thực tế mấy chục năm qua, các hội diễn ca múa nhạc chuyên và không chuyên vẫn diễn ra đều đặn trên một phạm vi rộng, nhưng thật khó có một cuộc thi nào thực sự chỉ dành riêng cho các tác phẩm Opera. Trong khi, những cuộc thi dành riêng cho các ca sĩ hát Opera vẫn chỉ là rất ít khi được tổ chức và thời gian tổ chức giữa hai lần của cuộc thi kéo dài trong nhiều năm. Có lẽ do nhận thức và đánh giá không đúng của một số nhà quản lý về vai trò của âm nhạc trong thời kỳ đổi mới, nhiều giá trị âm nhạc đã bị đảo lộn, cái không đáng được tôn vinh thì lên ngôi, và ngược lại. Vấn đề này tạo nên sự bức xúc cho giới làm nghề chân chính. Cần nhà hát, hoặc ít nhất là cần một nơi làm việc nghiêm túc ở các đoàn, đó cũng là ước muốn của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp, nhất là những ca sĩ có niềm đam mê với Opera. Chúng tôi chỉ nêu vấn đề sơ qua như trên, nhưng đó cũng là một trong nhiều yếu tố quan trọng tác động không nhỏ để việc đào tạo ca sĩ hát Opera ở VN hiện nay. 2.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với giọng hát Opera Việt Nam 13 VN là một đất nước yêu thơ ca vì vậy, những nghệ thuật liên quan đến ca hát luôn được đón nhận và phát triển tại VN. Thuận lợi tiếp theo là ngôn ngữ có thanh điệu, lên tới 6 thanh điệu. Tiếp theo là tinh thần ham học hỏi, không khuất phục trước mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện bằng được. Tất cả những điều kể trên cho thấy, việc học tập, tiếp thu nghệ thuật Opera từ quốc tế, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của người VN là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khó khăn còn nhiều hơn thuận lợi. Chẳng hạn, tầm vóc của người Việt nhỏ trong khi ca hát Opera đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sức khỏe tốt. Một mặt khác, trở ngại về ngôn ngữ gốc cũng là một trong những khó khăn, trong khi người VN thiên về tình cảm, vậy nhưng những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật thanh nhạc cũng như Opera dường như thiên về loại giọng kịch tính. Ngoài những loại giọng phù hợp thì những giọng còn lại như nam trầm, nam cao, nữ trung, nữ trầm lại là một khó khăn của VN. Hhững hạn chế đối còn đến từ những yếu tố khách quan, chẳng hạn như nghệ thuật này chưa thực sự có đời sống vững vàng trong lòng công chúng, chưa được quan tâm đúng mực, chưa có giáo trình đào tạo riêng, đồng thời, những người đã gắn bó với nghệ thuật Opera đều có ít cơ hội hoạt động và dường như nguồn thu nhập chưa đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu. 2.3. Hiện trạng đào tạo ca sĩ hát Opera ở Việt Nam Cần coi Opera là cần thiết có trong đời sống nghệ thuật vì nó thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Đồng thời, góp phần nâng cao thẩm mỹ trong quá trình giáo dục con người. Cần phải thúc đẩy sự phát triển của Opera theo đúng bản chất của nghệ thuật này và định hướng xây dựng chiến lược phát triển con người. Mặt khác, Nhà nước cần quan tâm đặc biệt cả về chuyên môn cũng như tài chính. Nghệ thuật Opera rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ở VN việc đào tạo ca sĩ Opera thực ra đã thực hiện từ lâu, các trường nghệ thuật đều dạy người học theo hướng này. Thực tế, không ít giảng viên thanh nhạc chưa tạo dựng cho mình một phương pháp sư phạm đúng nghĩa. Có nhiều giảng viên chưa coi trọng việc dạy các bài luyện thanh (vocalise), dẫn đến sự đối phó, hời hợt và thiếu tính hệ thống. Tình trạng cho sinh viên học các tác phẩm không phù hợp, thậm chí là quá sức sẽ gây tổn hại cho gọng hát của 14 chính các em sau này. Rõ ràng tính chuyên nghiệp trong phương pháp dạy của không ít giảng viên hiện đang thiếu và yếu. Do sự chi phối quá mạnh mẽ của kinh tế thị trường, tác động không nhỏ đến người học. Cần nhìn nhận thẳng thắn Opera VN thực sự đã có những bước đi tụt hậu nếu không muốn nói là đang trong giai đoạn thoái trào. Tiểu kết chương 2 Đào tạo âm nhạc đỉnh cao là một nhiệm vụ quan trọng, cần có chiến lược phát triển phù hợp. Nghệ thuật Opera ở VN có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình triển khai công tác đào tạo. Cần rút kinh nghiệm mô hình đào tạo của các nước, đặc biệt các nước có nền nghệ thuật Opera phát triển để đưa ra mô hình đào tạo phù hợp nhất cho VN. Cần sớm xây dựng, hoàn thiện quy trình đào tạo ca sĩ hát Opera với những yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn, vừa đảm bảo phù hợp với chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm của người VN. Tóm lại, dựa vào kinh nghiệm đào tạo tại các nước trong khu vực, châu Á và châu Âu, việc xây dựng một quy trình đào tạo ca sĩ hát Opera phù hợp là điều quan trọng hiện nay. Tùy theo tình hình và hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng mô hình đào tạo ca sĩ Opera của Ý hay Nga cũng như các nước trên thế giới vào VN. Cần sớm xây dựng một hệ thống đào tạo Opera như một nhiệm vụ cấp bách trong đào tạo âm nhạc hiện nay. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO CA SĨ HÁT OPERA TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM 3.1. Định hướng cho việc đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia ViÖt Nam 3.1.1. Về đào tạo, quy định lộ trình mô hình đào tạo 3.1.1.1. Quy trình, lộ trình đào tạo Việc đào tạo chuyên sâu Opera chỉ nên áp dụng với sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 hệ Đại học và mở rộng thêm một năm học thứ 5 đối với những em được chọn đào tạo Opera. Trong quá trình đào tạo của hệ đại học, hai năm đầu giống như đào tạo đại cương, phân loại giọng và định hình cho người học vào một trong các giọng như nữ cao, nữ trung hay nam cao, nam trung, nam trầm. Đồng thời, hai năm đầu cũng là quá 15 trình thử thách, rèn luyện của học viên xem có đáp ứng được yêu cầu cao của quá trình học hát Opera. Có đội ngũ giảng viên cần chọn lọc giảng viên đủ năng lực và đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu với các chuyên gia thanh nhạc uy tín trong nước và quốc tế. 3.1.1.2. Những yêu cầu cụ thể: Thời gian và hình thức đào tạo Thời gian đào tạo kéo dài trong 5 năm gồm 10 học kỳ. Trong hai năm cuối mỗi tuần học 3 tiết và một tiết có giảng viên đệm đàn. Hình thức đào tạo, trước mắt, nằm trong hệ thống đào tạo Thanh nhạc hệ Đại học chính quy, đào tạo tập trung. Đối tượng đào tạo là những công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng khiếu âm nhạc, có giọng hát tốt, có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ học tập. Điều kiện tham gia đào tạo: Đã và đang theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN hoặc trình độ tương đương đáp ứng được yêu cầu của học tập. 3.1.2. Phát hiện những năng khiếu xuất sắc Đối tượng được ưu tiên hàng đầu chính là sinh viên đang theo học tại cơ sở. Từ số lượng các em đang ở cấp học hệ trung cấp, chọn ra những giọng hát tốt, có thể trở thành ca sĩ hát Opera trong tương lai. Việc phát hiện những năng khiếu xuất sắc cũng không nên bỏ qua lực lượng học sinh sinh viên theo học thanh nhạc tại các trường văn hóa nghệ thuật khu vực và địa phương. 3.1.3. Tiêu chí phát hiện tài năng xuất sắc Có năng khiếu âm nhạc, có giọng hát tốt, có tố chất phù hợp với Opera. Có sức khỏe tốt, không được mắc các bệnh mãn tính liên quan đến đường hô hấp và thanh quản. Nam cao 1m70 còn nữ cao 1m60. Trong khi tuổi đời đẹp nhất không quá 22 tuổi. Những năng khiếu xuất sắc sau khi đã được chọn phải được thu âm ít nhất 2 tác phẩm. 3.1.3. Cơ chế đào tạo đặc biệt Quá trình đào tạo ca sĩ Opera mất 9 năm, trong đó bao gồm cả thời gian học hệ trung cấp thanh nhạc và hai năm đầu của hệ đại học cũng ngành học này. 16 Bên cạnh chuyên ngành đào tạo ca sĩ hát Opera còn phải tăng cường học các môn bổ trợ cho chuyên môn như kỹ năng phát âm ngoại ngữ, kỹ năng trình diễn 3.1.4. Chương trình, giáo trình đào tạo 3.1.4.1. Hình thức đào tạo Đào tạo chuyên sâu về Opera chỉ áp dụng với sinh viên từ năm thứ 3 hệ Đại học. Trong quá trình đào tạo của hệ đại học, hai năm đầu giống như quá trình đào tạo đại cương đối với người học Opera, nhằm trau dồi kiến thức cơ bản của thanh nhạc, phân loại các loại giọng và định hình cho người học vào một trong các giọng như nữ cao, nữ trung, hay nam cao, nam trung, nam trầm. Trong khi đó, ngay việc có đội ngũ giảng viên đáp ứng được nhu cầu trong việc đào tạo ca sĩ hát Opera cũng là việc đáng quan tâm. Thậm chí cần phải quan tâm trước khi đào tạo sinh viên. Cần chọn lọc những giảng viên có đủ năng lực và đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu với các chuyên gia thanh nhạc uy tín trong nước và quốc tế. Như vậy, hình thức đào tạo ca sĩ hát Opera là nằm trong quá trình đào tạo thanh nhạc bậc đại học. Thời gian đào tạo là 2 năm cuối, cụ thể năm thứ ba và năm thứ tư và sẽ có thêm năm thứ 5. 3.1.4.2. Nội dung đào tạo cụ thể Chuyên ngành chia thành hai giai đoạn. Cụ thể hai năm đầu gọi là giai đoạn tiền; ba năm tiếp theo là giai đoạn đào tạo ca sĩ hát Opera. Trong đó, hai năm đầu, các sinh viên đều được đào tạo về hơi thở, âm thanh và xử lý kỹ thuật, xử lý tác phẩm. Trong hai năm cuối, sinh viên còn phải học một số vai trong các vở Opera thế giới và VN theo quy định. Kết thúc mỗi học kỳ, sinh viên phải báo cáo trình diễn bằng một trích đoạn nhỏ, có cả hát cùng với diễn xuất nội dung nhân vật. Kết thúc năm học, sinh viên phải diễn một vai trong vở nhạc kịch theo quy định. Vì vậy, số tiết học chuyên ngành của sinh viên theo học khóa đào tạo ca sĩ hát Opera sẽ được phân bố là: Đối với năm thứ ba mỗi tuần sẽ học 3 tiết chuyên ngành, trong đó có một tiết học với giảng viên đệm đàn piano. Đối với năm thứ tư và thứ năm, mỗi tuần sẽ học 3 tiết chuyên ngành, trong đó 1 tiết với giảng viên đệm đàn và 1 tiết học theo nhóm với sự có mặt của giảng viên chuyên ngành và giảng viên đệm đàn. Tiết học theo nhóm này các sinh viên sẽ luyện tập, đóng vai của mình và tương tác cùng các bạn diễn theo yêu cầu của giảng viên chuyên ngành. 17 3.1.5. Nhiệm vụ của người giảng viên chuyên môn và nhiệm vụ của sinh viên 3.1.5.1. Nhiệm vụ của người giảng viên chuyên môn - Liên tục trau dồi kiến thức để có khả năng chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên sâu. - Luôn trau dồi nghề nghiệp, tiếp thu những tinh tức về lịch sử hình thành, phát triển, quá trình đào tạo Opera trong khu vực và trên thế giới. - Đam mê và truyền cảm hứng cho sinh viên niềm đam mê ấy. - Yêu nghề và truyền dạy bằng kinh nghiệm và đam mê cho sinh viên. - Thường xuyên tham gia các buổi biểu diễn Opera với tư cách là nghệ sĩ biểu diễn hoặc khán giả tham dự. - Thường xuyên trau dồi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là cách phát âm, của một trong bốn ngoại ngữ (Ý, Pháp, Đức, Nga) phổ biến trong các tác phẩm thanh nhạc. - Có tư cách đạo đức tốt làm tấm gương cho sinh viên noi theo. 3.1.5.2. Nhiệm vụ của sinh viên - Tuyệt đối thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy chuyên môn. Không được tự ý đi dự hoặc nghe theo sự giảng dạy của các lớp khác nếu không được sự cho phép của giảng viên chuyên môn. - Luôn nêu cao ý thức học tập cũng như tự luyện tập . - Luôn phát huy tinh thần tự học hỏi, rèn luyện, nghiên cứu, trau dồi khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm. - Phát huy hết khả năng sáng tạo nghệ thuật. Dồn tâm huyết trau dồi kỹ thuật thanh nhạc và thể hiện đa dạng các trường phái Opera. - Chỉ tham gia biểu diễn trong các chương trình theo chỉ định của Khoa hoặc giảng viên chuyên môn. Hạn chế tối đa đi biểu diễn bên ngoài, hát những thể loại âm nhạc khác. - Luôn có ý thức luyện tập thể dục thể thao, nhằm tăng cường sức khỏe, phục vụ cho việc học tập. - Ăn uống và nghỉ, ngủ đúng giờ giấc, theo quy định mà Khoa Thanh nhạc và thầy chuyên môn đã yêu cầu. - Luôn giữ vững phẩm chất đạo đức. 3.2. Định hướng nội dung đào tạo chuyên môn và các môn học bổ trợ 3.2.1. Ca sĩ hát Opera cần được đào tạo những kỹ năng tổng hợp 18 3.2.1.1. Chuyên ngành hát Opera Đối với môn Opera chuyên ngành, người học phải đáp ứng được các yêu cầu về hơi thở và vị trí âm thanh từ các năm học trước. Bước sang năm học thứ ba của hệ đại học, sinh viên đã phải xác định được rõ ràng loại giọng và định hình kỹ thuật thanh nhạc. Trong khi đó, giảng viên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng âm vực của giọng hát cũng như tập trung xử lý tác phẩm cho thật tinh tế đúng với tinh thần của tác phẩm. Không chỉ có thể hiện đúng, sinh viên còn phải thể hiện phần diễn xuất sao cho phù hợp với tác phẩm và chinh phục khán giả. Số tiết học chuyên ngành sẽ được phân bố là: Đối với năm thứ ba mỗi tuần sẽ học 3 tiết chuyên ngành, trong đó có một tiết học với giảng viên đệm đàn piano. Đối với năm thứ tư, mỗi tuần 4 tiết chuyên ngành, trong đó có 1 tiết học với giảng viên đệm đàn piano và 1 tiết học theo nhóm với sự có mặt của giảng viên chuyên ngành và giảng viên đệm đàn piano. Tiết học theo nhóm này các sinh viên sẽ luyện tập, đóng vai của mình và tương tác cùng các bạn diễn theo yêu cầu của giảng viên chuyên ngành. Đối với năm thứ năm, mỗi tuần học 4 tiết chuyên ngành, trong đó có 1 tiết học với giảng viên đệm đàn piano và 1 tiết học theo nhóm. 3.2.1.2. Cảm thụ âm nhạc Giúp người học có thể cảm nhận đúng được một tác phẩm, trích đoạn âm nhạc, thậm chí chi tiết tới từng câu, chữ khi thể hiện tác phẩm âm nhạc. Cảm thụ âm nhạc là một môn học mang tính trìu tượng đòi hỏi phải vận dụng tư duy về lo-gíc, liên tưởng tới những giá trị của cái đẹp. Để làm tốt được điều này cần phải trau dồi thực sự nghiêm túc các môn học âm nhạc cơ bản; đồng thời phải bổ trợ thông qua các môn khác, trong đó có kỹ năng diễn xuất. 3.2.1.3. Kỹ thuật diễn xuất cơ bản Kỹ năng diễn xuất giải quyết cách di chuyển trên sân khấu sao cho hợp ký, không biết khai thác các động tác tay, chân, bước đi cũng như biểu cảm nét mặt với các trạng thái cảm xúc vui buồn, thất vọng, đau khổ, hạnh phúc, hân hoan 3.2.1.4. Nhảy múa cổ điển và hiện đại 19 Nhảy múa là kỹ năng vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự tự tin cho nghệ sĩ biểu diễn Opera. Đây cũng là một học giúp cho người học có thể giải phóng cơ thể. 3.2.1.5. Học phát âm một số ngoại ngữ cần thiết Trên thực tế, chỉ một phần nhỏ các vở nhạc kịch kinh điển được chuyển thể bằng tiếng Anh. Đối với nghệ thuật này, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Nga lại rất phổ biến, bên cạnh tiếng Latinh. nằm ở chương cuối cùng, hoàn toàn sử dụng bằng tiếng Đức. Yêu cầu về ngôn ngữ đối với người học hát Opera không nhất thiết phải giỏi toàn diện các kỹ năng, chủ yếu tập trung vào nghe và nói. Trong đó, kỹ năng nói là trọng tâm. 3.2.2. Hoạt động ngoại khóa bắt buộc Kỹ năng này góp phần giúp người học có cái nhìn toàn diện hơn đối với nghệ thuật này. Trong đó phải kể tới những hoạt động ngoại khóa bắt buộc như sau: Nghe; Đọc; Xem trực tiếp. 3.2.3. Ca sĩ hát Opera cần thường xuyên thực hành trình diễn 3.2.3.1. Thực hành trình diễn Thực hành là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực đào tạo nghệ sĩ hát Opera. Đây chính là quá trình trau dồi và hoàn thiện kỹ năng trình diễn đối với học viên tham gia vào quá trình đào tạo trở thành nghệ sĩ hát Opera. 3.2.3.2. Tổ chức các cuộc thi Cần tổ chức nhiều cuộc thi âm nhạc với quy mô khác nhau nhằm tạo cơ hội cho sinh viên được cọ sát với thực tiễn là một hoạt động động cần thiết trong quá trình đào tạo ca sĩ hát Opera. 3.2.4 Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế 3.2.4.1. Tăng cường tham gia các cuộc thi hát Opera quốc tế Cần xem đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm tăng cường sự giao lưu với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Việc tham gia này góp phần đưa nghệ thuật hát Opera, thính phòng Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. 3.2.4.2. Cử sinh viên xuất sắc đi đào tạo tại nước ngoài Đảm bảo đi theo xu hướng hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ giữa VN và các nước có nền nghệ thuật Opera phát triển thì cần phát huy chính sách giao lưu hợp tác 20 quốc tế trong lĩnh vực đào tạo tài năng nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao. Trên cơ sở đó, Học viện sẽ chọn những sinh viên xuất sắc để cử đi du học, tu nghiệp tại các nước có nền nghệ thuật thanh nhạc phát triển trong khu vực và trên thế giới. 3.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng Những hạ tầng cơ bản cần ưu tiên chuẩn bị bao gồm: Xây dựng hệ thống Studio (phòng luyện tập, biểu diễn nhỏ). Xây dựng hệ thống phòng tập các kỹ năng nhảy múa Xây dựng phòng thư viện với trữ liệu đọc và âm thanh - hình ảnh 3.2.6. Liên kết với các đơn vị nghệ thuật Liên kết với Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam để tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành Opera được tham gia cộng tác trong các vai diễn chính hoặc vai quần chúng phù hợp do Nhà hát dàn dựng. Liên kết với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia VN để tạo điều kiện cho các sinh viên thanh nhạc, sinh viên chuyên ngành Opera được tham gia cộng tác trong các hoạt động biểu diễn; cũng như có mặt với tư cách khán giả trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia VN. Tiểu kết chương 3 Có thể khẳng định, việc xây dựng hệ thống nội dung và giáo trình giảng dạy trong lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN hiện nay là vấn đề cần thiết. Việc đào tạo ca sĩ hát Opera nằm trong lĩnh vực đào tạo đỉnh cao. Với chế độ đào tạo riêng và ở trình độ cao hơn so với mặt bằng chung đào tạo thanh nhạc. Cần thiết phải xây dựng những môn học bổ trợ quan trọng đối với một ca sĩ hát Opera chuyên nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu quốc tế. Tổ chức các cuộc thi hát thính phòng, Opera các quy mô lớn, vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần triển khai tổ chức các hoạt động biểu diễn thanh nhạc, Opera định kỳ theo quy định bắt buộc. Cần có sự đầu tư đồng bộ của Nhà nước, các cấp Bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực cơ sở vật chất. KẾT LUẬN 21 Opera là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, được ra đời tại Ý. Trải qua hơn 4 thế kỷ, Opera đã lan tỏa mạnh mẽ đến các nước có nền âm nhạc phát triển trên thế giới. Đức, Italia, Pháp, Nga là những nước xây đã dựng được cốt cách và một hệ thống văn hóa riêng về Opera từ đội ngũ sáng tác, kịch mục, ca sĩ đến công chúng thưởng thức. Opera đỏi hỏi sự nghiêm ngặt về tính nghệ thuật và nhân văn, nên việc đào tạo ca sĩ Opera trong nhạc viện và nhà hát ở các nước được đặc biệt coi trọng. Có thể nói Ý và Nga là hai nước có nhiều trường phái thanh nhạc nổi tiếng trong việc đào tạo ca sĩ Opera. Mỗi nước có những quy trình và phương thức đào tạo khác nhau, nhưng lại có chung một mục đích đó là chú ý đến người học kể cả về thái độ, trình độ, năng khiếu Opera có tính biểu cảm khá cao và nội dung có thể phản ánh được những sự kiện lớn mang tính thời đại, chính điều đó đã giúp Opera du nhập vào Việt Nam và được “Việt hóa” theo cách riêng. Người Việt Nam chủ động tiếp nhận một thể loại âm nhạc mới khi đã hội đủ yếu tố nội sinh như nhạc sĩ, nghệ sĩ, công chúng... Cùng sự xuất hiện của ba vở Cô Sao, Bên bờ K’rông Pa và Bông sen... nghệ thuật Opera của Việt Nam đã khẳng định thêm vị trí và tiếng nói của nó nền âm nhạc chuyên nghiệp. Mặc dù có những thăng trầm nhưng tính đến nay Opera đã được du nhập vào Việt Nam hơn nửa thế kỷ dẫu thế, ở nước ta vẫn chưa có lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera. Vì vậy việc xây dựng hệ thống nội dung và giáo trình đào tạo ca sĩ hát Opera tại cái nôi đào tạo âm nhạc lớn nhất cả nước là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hiện nay là vấn đề cần thiết. Nó đáp ứng được nhu cầu đào tạo cũng như sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc chất lượng cao trong xu hướng hội nhập thế giới như hiện nay. Việc đào tạo ca sĩ hát Opera nằm trong hệ thống đào tạo của hệ Đại học thanh nhạc chính quy, nhưng mở rộng thời gian đào tạo từ 4 năm của thanh nhạc thành 5 năm đối với Opera. Thời gian học là 3 năm cuối, năm thứ nhất và thứ hai học theo chương trình của hệ Đại học. Ba năm còn lại sẽ chuyên sâu trong lĩnh vực 22 đào tạo ca sĩ hát Opera. Trong khi đối tượng học là những sinh viên thanh nhạc có khả năng, đáp ứng được quy trình đào tạo ca sĩ hát Opera. Trong nội dung đào tạo, môn chuyên ngành được xác định chính là thanh nhạc với những yêu cầu chuyên môn phù hợp với việc sau khóa học, sinh viên có thể trở thành một ca sĩ hát Opera chuyên nghiệp. Bên cạnh chuyên môn chính là hát, cần thiết phải xây dựng những môn học bổ trợ quan trọng đối với một ca sĩ hát Opera chuyên nghiệp. Các môn được đề xuất là: Cảm thụ âm nhạc, Kỹ thuật diễn xuất cơ bản, Kỹ năng nhảy múa cơ bản, Kỹ năng phát âm ngoại ngữ Hoạt động ngoại khóa với các nội dung bổ trợ như nghe - xem - đọc các tư liệu liên quan, xem trực tiếp các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ chuyên nghiệp trong lĩnh vực cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc trong nội dung đào tạo. Việc tăng cường thực hành với hai phần thực hành trình diễn Opera và trình diễn thanh nhạc trong hòa nhạc giao hưởng thính phòng giúp sinh viên vận dụng toàn bộ những kiến thức được trau dồi sau quá trình học tập để đưa vào thực tiễn biểu diễn trên sân khấu, trước khán giả. Nội dung cũng như giáo trình đào tạo ca sĩ hát Opera có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thực tế sau khi được áp dụng chính thức trong quá trình đào tạo. Đồng thời, sẽ bổ sung những yêu cầu ngày càng cao, tương đồng với đào tạo bộ môn nghệ thuật này ở các nước phát triển và phù hợp với sự phát triển của nghệ thuật này trong nước cũng như khu vực và thế giới. Những kết quả đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1. Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Opera đặc biệt ở khía cạnh đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 2. Nhìn nhận vai trò của đào tạo Opera có một vị trí quan trọng trong đào tạo nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp. Trong khi, 23 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chưa có đào tạo ca sĩ hát Opera mà chỉ dừng lại ở đào tạo thanh nhạc. 3. Xây dựng hệ thống môn học cơ bản cần thiết đi kèm theo nội dung khái quát đào tạo các môn học này cho quá trình đào tạo ca sĩ hát Opera. Theo đó, bên cạnh môn chuyên ngành chính, việc xây dựng các môn bổ trợ cũng là điều hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo. 4. Bước đầu xây dựng giáo trình đào tạo riêng dành cho Opera, giáo trình này dựa trên nền tảng đào tạo thanh nhạc đang áp dụng, đồng thời có những thay đổi và bổ sung trong nội dung đào tạo để một mặt đáp ứng nhu cầu về mặt chuyên môn, một mặt đảm bảo sinh viên theo học đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đào tạo. 5. Tăng cường khả năng thực hành, đưa khía cạnh thực hành biểu diễn thính phòng, Opera cũng như các kỹ năng bổ trợ như nghe - đọc – xem các tư liệu liên quan trở thành những nội dung bắt buộc trong quá trình đào tạo. Đặc biệt, lần đầu tiên, có yêu cầu bắt buộc sinh viên phải thể hiện những trích đoạn Opera thế giới và Việt Nam trong quá trình đào tạo. 6. Có tính ứng dụng cao trong đào tạo và biểu diễn tại Học viện cũng như trên sân khấu âm nhạc chuyên nghiệp cả nước. 7. Làm tài liệu tham khảo cho đào tạo thanh nhạc nâng cao, có thể áp dụng ở các Học viện, Nhạc viện chuyên nghiệp trên cả nước cũng như một số nước có sự tương đồng về văn hóa. 8. Bổ sung và góp phần hoàn thiện giáo trình và nội dung đào tạo tại Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Một số kiến nghị 1. Cần coi lĩnh vực đào tạo ca sĩ hát Opera tại Việt Nam là điều cấp bách hiện vẫn chưa được triển khai. Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có một chính sách cụ thể cả về chuyên môn cũng như vật chất và sự đãi ngộ cho những nghệ sĩ theo đuổi bộ môn nghệ thuật này từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật Opera tại Việt Nam. 24 2. Cần sớm đưa quá trình đào tạo ca sĩ hát Opera vào thực tiễn trước mắt tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sau đó nhân rộng ra các trung tâm đào tạo âm nhạc lớn trên cả nước như Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, để có thể áp dụng giáo trình đào tạo ca sĩ hát Opera cần có sự quan tâm của Nhà nước, các cấp Bộ, ngành để hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho cơ sở đào tạo, các giảng viên trực tiếp giảng dạy và những sinh viên được lựa chọn để theo học bộ môn nghệ thuật này. Có thể nói, đề tài “Đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật Opera cùng lĩnh vực đào tạo nghệ thuật này tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó rút ra những kết quả hợp lý nhất cho công tác đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói riêng. Lĩnh vực Opera và đào tạo ca sĩ hát Opera là niềm đam mê cũng như mong mỏi cống hiến của tác giả cho nghệ thuật này nói chung, sự phát triển của lĩnh vực đào tạo nghệ thuật này nói riêng tại Việt Nam. Nội dung của luận án thể hiện lòng mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác đào tạo Thanh nhạc nói chung, đào tạo ca sĩ hát Opera nói riêng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia cũng như trên phạm vi cả nước. DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Quốc Hưng (2011), “Vị trí của nhà hát Opera trong đời sống xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu âm nhạc, số 33 , tr.107-112 2. Đỗ Quốc Hưng (2016), “Đôi nét về diễn trình hình thành, phát triển và công tác đào tạo nghệ thuật Opera tại Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục âm nhạc số 4, tr.58-64. 3. Đỗ Quốc Hưng (2017), “Tăng cường thực hành – Giải pháp cấp bách trong đào tạo Opera hiện nay”.Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật phản biện khoa học số 397, tháng 7 năm 2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dao_tao_ca_si_hat_opera_tai_hoc_vien_am_nhac_quoc_gi.pdf
Luận văn liên quan