Luận án Đầu tư trực tiếp của mỹ vào Việt Nam từ khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài đến 2010

Thứ sáu, tuy có những bước nhảy vọt, nhưng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn, quy mô dự án chưa thực sự lớn, các dự án FDI thuộc các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của Mỹ vào Việt Nam trong các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, . đã xuất hiện nhưng số lượng còn hạn chế. Mặc dù Mỹ là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng đầu tư Mỹ vào Việt Nam mới chỉ xếp thứ 7 trong số các nhà cung cấp FDI cho Việt Nam. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía. Về phía Mỹ, thị trường đầu tư của Mỹ rất rộng lớn nên các nước muốn thu hút FDI Mỹ phải thực sự hấp dẫn. Về phía Việt Nam, việc năng suất lao động còn thấp, mức độ ổn định của chính sách chưa cao, môi trường đầu tư kinh doanh, pháp lý chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ

pdf172 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp của mỹ vào Việt Nam từ khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy điện tại Nhơn Trạch - Đồng Nai và sẽ đầu tư nếu đạt được những thỏa thuận liên quan phù hợp với hai bên. Trong khi đó, các đại gia trong ngành công nghệ thông tin của Mỹ là Microsoft, Unisys, Qualcom và Motorola cũng muốn thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam. Qualcom muốn cung cấp hạ tầng mạng di động 3G cho các hãng EVN Telecom và Hanoi Telecom và tham gia dự án Internet không dây cho ngành giáo dục Việt Nam. 132 Dòng đầu tư trực tiếp của Mỹ trong những năm tới đây sẽ tiếp tục hướng vào các lĩnh vực như phát triển hạ tầng và công nghiệp sản xuất chế tạo, bên cạnh những lĩnh vực vốn đã rất được quan tâm như công nghệ thông tin, khách sạn 4.2. Một số gợi ý chính sách tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam 4.2.1. Những chính sách chung Thông qua một cuộc khảo sát điều tra về đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Việt Nam, chúng ta đã nhận được bức tranh chung (Hình 4.1.). Hình 4.1. Mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Việt Nam Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp thực hiện cho báo cáo “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam” Nhìn vào kết quả điều tra trên có thể thấy các nhà đầu tư Mỹ coi trọng nhất các yếu tố như thực thi pháp luật công bằng và hiệu quả, vai trò của các Hiệp định về thuế, thương mại và đầu tư mà Việt Nam ký kết với Mỹ cũng như các đối tác khác, việc Việt Nam gia nhập WTO, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản sau đây để hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ. 133 4.2.1.1. Sớm chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại Trong 30 năm Đổi mới vừa qua, thực chất Việt Nam mới chỉ thực hiện tự do hóa để chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là tự do hóa ở trong nước và mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài. Hiện nay đã đến lúc Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, tức là kinh tế thị trường cạnh tranh, thị trường theo nghĩa đầy đủ, chủ yếu dựa trên sở hữu tư nhân. Để làm được điều đó, cần phải xem xét quyền sở hữu tài sản. Quyền tài sản phải được thừa nhận, bảo vệ pháp lý và đặc biệt phải có chủ sở hữu. Với sở hữu công thì cũng phải xác định rõ ai là chủ sở hữu. Khi có chủ sở hữu thì tài sản mới có thể giao dịch, và bảo vệ tài sản của mình. Kinh tế thị trường dựa chủ yếu vào sở hữu tư nhân thì cạnh tranh mới được thực hiện. Tất nhiên, để có cạnh tranh lành mạnh phải có chính sách để vừa đảm bảo tự do, thiết lập thị trường cạnh tranh và thiết chế đảm bảo cạnh tranh công bằng và bình đẳng. Khi đó, cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển. Vì vậy, cần thiết phải sớm cải cách chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại. 4.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý Triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư. Tích cực tuyên truyền, phổ biến nội dung của các luật mới. Kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính. Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của các luật mới. Việc thay đổi chính sách cố gắng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI, nhất là khi áp dụng các luật mới. Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế. 134 Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong lộ trình Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ (bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hóa, y tế, giáo dục và đào tạo) Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về minh bạch và công khai theo Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, yêu cầu tất cả các biện pháp áp dụng chung phải được công bố trước khi có hiệu lực và các công dân, doanh nghiệp của hai nước phải có cơ hội đóng góp ý kiến xây dựng. Ngày 22/06/2007, Việt Nam và Mỹ đã chính thức ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (Trade and Investment Framework Agreement) tại thủ đô Mỹ - Washington DC. Trong khuôn khổ Hiệp định khung, hai nước đã thảo luận các vấn đề liên quan đến tính minh bạch trong chính sách, quản trị nhà nước và pháp luật. Trong 3 năm tiếp theo từ 2008 - 2010, hai nước đã tích cực thương thuyết hai thỏa hiệp về BIT, ưu đãi thương mại (Preferential Trade Arangements) và TPP năm 2015. Điều này rất cần thiết bởi lẽ việc ký kết các Hiệp định về thương mại - đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tư Mỹ. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để nhân rộng. Đồng thời khai thác mạnh hơn các kênh đầu tư mới như thành lập công ty hợp danh, đầu tư nước ngoài theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), công ty quản lý vốn (holding company) 4.2.1.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Trong những năm gần đây, việc cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư đã thu được những kết quả bước đầu. Nhận thức của cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân về cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến. Hệ thống hành chính tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, thủ tục hành chính được rà soát đơn giản hơn. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành 135 chính theo cơ chế “một cửa” được tiến hành đồng bộ ở các cấp và có nhiều chuyển biến tốt hơn so với khi chưa áp dụng cơ chế này. Tuy nhiên, việc nhiều địa phương gặp khó khăn khi tiếp nhận dòng vốn FDI cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù đã có những quy định rất rõ ràng về việc thẩm tra năng lực nhà đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc diện phải thẩm tra, song trên thực tế, ở không ít địa phương, việc vận dụng lại không thực sự rõ ràng, thậm chí là sai luật. Việc phát sinh thêm thủ tục ngoài quy định thực sự là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư, nhất là khi các địa phương lại đưa ra những yêu cầu khác nhau, thậm chí có trường hợp không nhất quán với cả quy định của Luật Đầu tư và các nghị định hướng dẫn thi hành. Đó là chưa kể một số dự án còn phải chờ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về sự phù hợp với quy hoạch, xem xét các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, dẫn đến thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cũng như việc tiếp nhận đầu tư của các địa phương. Theo một cuộc phỏng vấn với ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội cho câu hỏi vì sao sau khi ký BTA, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại số một của Việt Nam nhưng đầu tư của Mỹ vẫn còn khiêm tốn, ông đã trả lời rằng các công ty Mỹ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, nhưng sự thiếu minh bạch, chậm trễ, ách tắc trong thủ tục hành chính, khiến nhiều công ty Mỹ ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Chừng nào không có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này thì khả năng đầu tư của Mỹ sẽ chảy sang các quốc gia khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, cần tiếp tục minh bạch hóa các quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các nhà đầu tư Mỹ và Tây Âu. Thực hiện tốt cơ chế liên thông đối với đầu tư. Tăng cường thực hiện quy chế “một cửa” theo hướng đi vào thực chất và chiều sâu. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, 136 điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 4.2.1.4. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng yếu kém là một trong những vấn đề nổi cộm khiến hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ đều tỏ ra lo ngại khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển chưa đạt yêu cầu mong đợi của các nhà đầu tư Mỹ và chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) đã hạn chế việc triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt là cho các dự án đến từ nhà đầu tư Mỹ. Thực tế hiện nay là tình trạng thiếu mặt bằng để giao cho nhà đầu tư đang diễn ra ở hầu hết các địa phương. Mặt khác, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư còn nhiều bất cập vẫn đang là trở ngại lớn nhất trong tiến trình triển khai dự án, nhất là những dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu cho tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư nước ngoài của cả nước trong thời gian qua chưa bao giờ đạt đến mức 50% so với tổng vốn đăng ký. Vì vậy, cần tiếp tục tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh và kiểm soát quy chế đấu thầu nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng nói riêng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, trước mắt giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế khuyến khích tư nhân trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng biển bởi đây là nguồn đầu tư có vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề của cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa được tận dụng. 137 Hoàn chỉnh luật pháp đối với các công trình hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Ban hành danh mục cụ thể để kêu gọi đầu tư hạ tầng, vận động đối với từng nhà đầu tư cụ thể và từng dự án cụ thể. 4.2.1.5. Tháo gỡ các rào cản trong quy hoạch và triển khai thực hiện dự án Tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong công tác quy hoạch: Khẩn truơng rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành nhằm dỡ bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Trong quy hoạch cần quan tâm thỏa đáng đến lợi thế so sánh của từng ngành và từng địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cần khắc phục ngay những bất hợp lý trong quy hoạch theo kiểu truyền thống, nặng quy hoạch theo địa giới hành chính, nhẹ quy hoạch thống nhất mang tính liên vùng. Tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án. Thực tế cho thấy vốn thực hiện còn rất thấp so với vốn đăng ký. Vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục rà soát các dự án đã được cấp phép, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tháo gỡ những vướng mắc về đất đai cho các nhà đầu tư còn tồn tại. Thực hiện kiên quyết việc giải thể các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới. Có các biện pháp mạnh và kiên quyết trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn, chuyển giao công nghệ nguồn mở rộng sản xuất kinh doanh. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam - Mỹ cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc để tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai và xúc tiến các dự án mới trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng. Việt Nam nên đề nghị phía Mỹ dành cho Việt Nam dự án hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý đầu tư nước ngoài. Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ Hiệp định này để tăng cường thu hút đầu tư của Mỹ. Về phía mình, Việt Nam cần nỗ lực hỗ trợ mạnh mẽ các dự án đầu tư 138 của Mỹ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép; thành lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị cho các dự án lớn quan trọng. 4.2.1.6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Đây là một yếu tố quan trọng được nhiều nhà đầu tư Mỹ coi là yếu tố giúp cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo vệ sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể thu hút được những dự án có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, góp phần tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức và cũng là đòi hỏi bắt buộc trong việc thực hiện Hiệp định thương mại và gia nhập WTO. Nhận thức được điều này Việt Nam đã xây dựng luật sở hữu trí tuệ mới có hiệu lực từ 1/7/2006, là hành lang pháp lý hiệu quả cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, hoàn thiện công tác thực thi, các thủ tục và xây dựng năng lực của tòa án cũng như tăng cường sự phối hợp và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng cũng đang được tiến hành để bảo đảm thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khó khăn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, do đó chính phủ và các doanh nghiệp sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần cố gắng nhiều hơn nữa để giảm tỷ lệ ăn cắp bản quyền và làm hàng giả trên thực tế. 4.2.1.7. Đào tạo nguồn nhân lực Chính phủ cần quan tâm hơn nữa tới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cũng như đào tạo nghề. Hiện nay, tình trạng lao động ở trình độ Đại học đã quá dư thừa trong khi các trung tâm đào tạo nghề thì quá ít và tay nghề cũng yếu kém do các trung tâm không thể đầu tư các thiết bị phù hợp với hiện tại để đào tạo tốt. Do đó, Việt Nam cần đầu tư vào một số trường nghề trọng điểm và tạo sự liên kết giữa các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động. Phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo lao động ngay tại công ty của họ. 139 4.2.1.8. Xây dựng hệ thống công nghiệp phụ trợ Việt Nam cần xây dựng và hợp nhất các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ trong ngành công nghiệp phụ trợ. Biến các doanh nghiệp này thành một vài nhóm thống nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh và chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ. Hỗ trợ các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. 4.2.2. Những chính sách thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Mỹ 4.2.2.1. Thành lập quỹ và tổ chức tư vấn, xúc tiến và phát triển nghiên cứu thị trường dành riêng cho các nhà đầu tư Mỹ Các quỹ và tổ chức này có nhiệm vụ nghiên cứu các TNC của Mỹ, nghiên cứu các sản phẩm của các TNC này. Từ đó, tìm hiểu những lợi ích của cả hai phía Việt Nam và các TNC của Mỹ khi các TNC của Mỹ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các quỹ và tổ chức này còn là cầu nối giữa các chủ đầu tư Mỹ đến với Việt Nam khi họ quyết định đầu tư vào Việt Nam như: tư vấn luật pháp, kết nối chủ đầu tư Mỹ với các cơ quan công quyền Việt Nam, kết nối với các đơn vị đào tạo nghề để cung cấp lao động có tay nghề phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư Mỹ, tư vấn doanh nghiệp phụ trợ trong nước cho chủ đầu tư Mỹ 4.2.2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá riêng cho việc phê duyệt các dự án đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam Các cơ quan công quyền của Việt Nam cần xây dựng bảng tiêu chí dành riêng cho chủ đầu tư Mỹ như: dự án như thế nào thì do cấp tỉnh/thành hoặc gửi trực tiếp lên cấp Bộ phê duyệt và Chính phủ phê duyệt; các tiêu chí hỗ trợ khuyến khích nhà đầu tư Mỹ một cách cụ thể và rõ ràng, minh bạch như với nhà đầu tư nào và lượng vốn bao nhiêu thì được cấp bao nhiêu đất tại khu công nghiệp, được ưu đãi thuế với lộ trình như thế nào Như hiện nay, các dự án đầu tư đều được đăng ký và thực hiện tại các tỉnh/thành. Những dự án vượt tầm phê duyệt cấp tỉnh/thành thì gửi lên cấp 140 Bộ xem xét, nếu vẫn vượt tầm thì sẽ gửi lên Chính phủ phê duyệt. Như vậy gây nên chồng chéo, mất thời gian và dễ làm nản lòng nhà đầu tư. Tóm lại, với các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thì việc phê duyệt cấp giấy phép phải nhanh chóng. Tránh những thủ tục hành chính không cần thiết, chồng chéo làm chậm tiến độ đầu tư hoặc làm thay đổi ý định đầu tư. 4.2.2.3. Hỗ trợ và hợp tác đào tạo lao động theo nhu cầu của các nhà đầu tư Mỹ Ngoài việc phối hợp với các nhà đầu Mỹ để đào tạo lao động tại chính doanh nghiệp của họ, Việt Nam cần tạo quỹ hỗ trợ đào tạo lao động cho phía doanh nghiệp Mỹ cũng như nâng cao vai trò của các trung tâm đào tạo nghề trọng điểm (như đã nêu trong phần những chính sách chung), nhằm khuyến khích các nhà đầu tư của Mỹ chuyển giao công nghệ và đào tạo lao động nguồn cho phía Việt Nam. Để thực hiện tốt công tác này, vai trò của các quỹ và tổ chức tư vấn, xúc tiến đầu tư là rất quan trọng. Các đơn vị này có trách nhiệm tư vấn cho các nhà đầu tư Mỹ đến trường dạy nghề trọng điểm nào, từ đó nhà đầu tư Mỹ đặt hàng số lượng và chất lượng lao động với trường đào tạo nghề. Quá trình này sẽ giúp cho tay nghề lao động Việt Nam được nâng cao cũng như thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. 4.2.2.4. Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư Mỹ và hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam có kinh doanh với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ Cần thực hiện các chính sách ưu đãi thuế dành riêng cho các nhà đầu tư của Mỹ như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương hoặc thấp hơn so với thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân tại khu vực và có lộ trình tăng thuế cho các doanh nghiệp Mỹ phù hợp với thuế thu nhập doanh nghiệp trong khu vực, khi các doanh nghiệp này nhập khẩu máy móc công nghệ mới sẽ được giảm thuế nhập khẩu và được hưởng ưu đãi về thời gian giải quyết thủ tục thông quan nhanh chóng 141 Các doanh nghiệp Việt Nam thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế nên khó trở thành đối tác lâu dài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Việc mở cửa, hỗ trợ vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi, giải quyết thủ tục cho vay nhanh chóng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này sẽ là cứu cánh không nhỏ giúp họ vững tin trong kinh doanh và dần khẳng định được vai trò của mình trong tình hình mở cửa hội nhập toàn diện như hiện nay. 4.2.2.5. Lựa chọn vị trí và xây dựng khu công nghiệp đồng bộ Cần xây dựng các khu công nghiệp một cách đồng bộ và đầy đủ như khu sản xuất, khu nhà ở cho công nhân, khu dịch vụ, cơ sở hạ tầng gồm điện, nước cho các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Tạo dựng cơ sở hạ tầng tốt cho các khu công nghiệp này tránh tình trạng đầu tư theo từng hạng mục, tránh những tình trạng thiếu điện, nước hoặc cắt điện, nước đột ngột. Cùng với việc xây dựng khu công nghiệp đồng bộ là việc lựa chọn vị trí xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ đó tại những tỉnh/thành có những yếu tố thuận lợi về địa - kinh tế như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt là các TNC Mỹ. 4.2.2.6. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước Hiện nay có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Mỹ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước, một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ Với tập quán văn hóa, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng và những thế mạnh về vốn, chất xám, cộng đồng người Việt tại Mỹ không chỉ tạo ra một thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống của Việt Nam mà còn là nguồn đầu tư tiềm năng mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Do vậy cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Mỹ theo hướng: Tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, 142 đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam như mở rộng hơn nữa diện Việt kiều được phép mua nhà ở tại Việt Nam 143 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu Luận án “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài đến 2010”, xin được rút ra một số kết luận quan trọng liên quan đến cả lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, các lý thuyết cơ bản về FDI đã nghiên cứu nguồn gốc, bản chất cũng như tác động của dòng vốn FDI ở các khía cạnh khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung các lý thuyết đều thống nhất ở khía cạnh: FDI là hiện tượng tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ. Mặc dù có những tác động tiêu cực đối với những lĩnh vực khác nhau trong những điều kiện nhất định đối với nước nhận đầu tư và nước đầu tư, nhưng vai trò FDI đối với phát triển kinh tế của các quốc gia là không thể phủ nhận. Thứ hai, FDI Mỹ ra nước ngoài chủ yếu được các TNC thực hiện, nhưng Chính phủ Mỹ luôn sử dụng các chính sách thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ để các công ty Mỹ yên tâm đầu tư ra nước ngoài thông qua việc Chính phủ Mỹ tăng cường ký kết các hiệp định đa phương, song phương về thương mại, đầu tư với các khu vực, quốc gia trên thế giới. Thứ ba, FDI Mỹ ra nước ngoài có những đặc điểm nổi bật: (1) FDI Mỹ đánh giá cao môi trường pháp lý minh bạch; (2) FDI của Mỹ thường tiếp cận những lĩnh vực kinh tế chủ chốt của nước nhận đầu tư; (3) Tối đa hoá lợi nhuận trong các hoạt động ở nước ngoài; (4) Chú trọng tiếp cận thị trường của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của công ty; (5) Chú trọng đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư; (6) Tập trung vào những dự án lớn với trình độ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính; (7) Các nhà đầu tư Mỹ đánh giá cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư như là điều kiện cần thiết tối quan trọng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các TNC Mỹ diễn ra một cách trôi chảy; (8) Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá cao hơn là lao động rẻ; (9) Các công ty Mỹ rất chú ý đến cơ cấu công nghiệp của các nước nhận đầu 144 tư, tạo điều kiện để các cơ cấu này dịch chuyển theo hướng phù hợp cơ cấu kinh tế của Mỹ và bổ trợ cho ngành công nghiệp Mỹ. Các đặc điểm FDI Mỹ ra nước ngoài trên đây cũng đã được thể hiện rõ trong đầu tư của Mỹ vào Việt Nam kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài cho đến nay. Thứ tư, động thái đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam gắn liền với các sự kiện cải thiện quan hệ giữa hai nước, gắn liền với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ (7/1995) và ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (12/2001), Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (1/2007). Sau các sự kiện này, quan hệ thương mại, đầu tư Việt - Mỹ đều ghi dấu sự cải thiện đáng kể. Từ khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài đến nay, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam đã trải qua 3 làn sóng lớn gắn liền với các sự kiện trên. Làn sóng đầu tư thứ nhất (1988 - 2001) gắn liền với sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Làn sóng đầu tư thứ hai (2002 - 2007) gắn liền với việc thực hiện BTA và Việt Nam gia nhập WTO. Làn sóng đầu tư thứ ba (từ năm 2008 đến nay) gắn liền với khủng hoảng tài chính và suy thóa kinh tế toàn cầu, gắn với việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên quan hệ đối tác toàn diện, gắn với việc Mỹ xoay trục sang khu vực Châu Á. Sắp tới đây, Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực sẽ mở ra thời kỳ mới cho đầu tư Mỹ vào Việt Nam. Thực chất TPP là hiệp định thương mại tự do xuyên khu vực, vì vậy sẽ mở ra thời kỳ mới cho quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Nhưng như mọi người đều biết, đối với Mỹ, thương mại và đầu tư luôn gắn liền với nhau, hỗ trợ nhau, ở đâu thương mại tăng lên thì ở đó đầu tư xuất hiện và hỗ trợ cho thương mại. Thứ năm, FDI Mỹ vào Việt Nam tác động tích cực đến phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ. Các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng tập trung vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong đó có thị trường Mỹ, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 145 Thứ sáu, tuy có những bước nhảy vọt, nhưng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn, quy mô dự án chưa thực sự lớn, các dự án FDI thuộc các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của Mỹ vào Việt Nam trong các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, ... đã xuất hiện nhưng số lượng còn hạn chế. Mặc dù Mỹ là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng đầu tư Mỹ vào Việt Nam mới chỉ xếp thứ 7 trong số các nhà cung cấp FDI cho Việt Nam. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía. Về phía Mỹ, thị trường đầu tư của Mỹ rất rộng lớn nên các nước muốn thu hút FDI Mỹ phải thực sự hấp dẫn. Về phía Việt Nam, việc năng suất lao động còn thấp, mức độ ổn định của chính sách chưa cao, môi trường đầu tư kinh doanh, pháp lý chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Thứ bảy, FDI Mỹ vào Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Về lĩnh vực đầu tư, dòng vốn FDI Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp do dịch vụ là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên điều đáng chú ý là dòng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống, nhà hàng và khách sạn là những lĩnh vực không trực tiếp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất của Việt Nam. Về địa bàn đầu tư, FDI Mỹ vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở phía Nam, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm gần 50% tổng vốn FDI Mỹ vào Việt Nam, ít đầu tư vào khu vực miền Trung và miền Bắc, điều đó gây sự bất bình đẳng trong phát triển kinh tế giữa các vùng miền. Về chuyển giao công nghệ, công nghệ trong các dự án FDI Mỹ tại Việt Nam thường không phải là những công nghệ mới mà là những công nghệ đã lỗi thời tại Mỹ. Thứ tám, FDI của Mỹ vào Việt Nam đặt Việt Nam trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là sự yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; thuế thu nhập doanh nghiệp cao, thị trường vốn ít hỗ trợ cho doanh nghiệp và khả năng tiếp cận đất đai khó khăn thiếu ổn định; công nghiệp phụ trợ thiếu hụt và phát triển chậm. Thứ chín, triển vọng đầu tư Mỹ vào Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, khu vực là khá sáng sủa, một khi Mỹ thực sự thực hiện chiến lược xoay trục 146 và Hiệp định TPP được quốc hội các nước thành viên (đặc biệt là Quốc hội Mỹ) thông qua và có hiệu lực. Đây là hai điểm nhấn có ý nghĩa quyết định để Mỹ lên ngôi vị số 1 trong danh sách các nhà cung cấp FDI cho Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, còn một nhân tố nữa cũng có ý nghĩa quyết định FDI Mỹ vào Việt Nam, đó là các biện pháp cải cách của phía Việt Nam để giải quyết những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Trong các vấn đề đó, nổi bật nhất là cải cách thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Minh Tuấn, Thị trường Hoa Kỳ: Thêm một lý do để Việt Nam đẩy mạnh gia nhập WTO, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 1/2006, tr 39-44. 2. Nguyễn Minh Tuấn và Vũ Đăng Linh, Khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ và một số vấn đề với Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 2/2009, tr 29-39; 3. Nguyễn Minh Tuấn, Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và cơ hội phát triển, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 10/2010, tr 12-16; 4. Nguyễn Minh Tuấn và Vũ Đăng Linh, Quan điểm và chính sách của Mỹ đối với vấn đề hội nhập ở Đông Á, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 3/2010, tr 30-37; 5. Nguyễn Minh Tuấn, Thương mại Mỹ: Khủng hoảng và phục hồi, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 10/2014, tr 3-12; 6. Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Minh Tuấn, Nợ công và vấn đề nâng trần nợ công Mỹ: Nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 1/2014, tr 16-21; 7. Nguyễn Minh Tuấn, Đầu tư trực tiếp của Mỹ và khả năng thu hút của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 8/2015, tr 44-51; 8. Nguyễn Minh Tuấn, FDI của Mỹ tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 8 (209)/2015, tr 43-51. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Kim Anh (2012), “Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 2. Nguyễn Thị Kim Anh - Nguyễn Tuấn Thanh (2011), “Thu hút đầu tư của Intel vào Costa Rica và bài học cho Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11/2011; 3. Lại Lâm Anh-Vũ Xuân Trường (2007), “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và Chính trị thế giới, số 6/2007; 4. Vũ Thành Tự Anh (2009), “Sự suy giảm dòng vốn nước ngoài và phản ứng chính sách”, Báo đầu tư điện tử, www.wir.com.vn, ngày 29/4/2009. 5. Vũ Đình Ánh (2011), “Cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho tăng trưởng bền vững”, Những giải pháp cần thực hiện và đóng góp ý kiến cho Dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015; 6. Đỗ Đức Bình (2011), “Một số ý kiến về định hướng chính sách nhằm thu hút FDI thực sự có hiệu quả vào Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1/2011; 7. Đỗ Đức Bình (2010), “Tái cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 1/2010; 8. Đỗ Đức Bình (2009), “FDI tại Việt Nam – những bất cập về chính sách và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 7/2009; 9. Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Minh Tuấn (2014), “Nợ công và vấn đề nâng trần nợ công Mỹ: Nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 1/2014, tr16-21; 149 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Trung Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2015), “20 năm quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ: Một số thành tựu nổi bật và triển vọng”, tr. 27; 11. Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò của FDI đối với phát triển và tăng trưởng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 7/2009; 12. CIEM (2010a), “Tác động của hội nhập KTQT đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”, tháng 12/2010; 13. CIEM (2010b), “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam”, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội 2010; 14. Cục Đầu tư nước ngoài, “Kinh nghiệm thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam”. 15. Nguyễn Tấn Dũng (2011), “Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1/2011, tr. 2-9. 16. Nguyễn Khánh Duy (2006), “Triển vọng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 2006-2010”, tạp chí Phát triển kinh tế, số 6/2006; 17. Phan Thị Thành Dương (2006), “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, tạp chí Khoa học và pháp luật, số 2 (33)/2006; 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội; 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII”, VietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId =10000714&articleId=10038377; 150 20. Lê Hồng Hiệp (2014), “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”, dia-chinh-tri-khu-vuc-va-lua-chon-cua-viet-nam/ 21. Nguyễn Hữu Hiếu (2006), “Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam: Thiếu tầm nhìn xa”, Tạp chí Tài chính, số 11/2006; 22. Phạm Thị Hiếu (2012), “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính”, Viện nghiên cứu Châu Mỹ, 2012; 23. Nguyễn Thị Liên Hoa (2002), “Xây dựng một lộ trình đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 9/2002; 24. Nguyễn Thị Việt Hoa (2006), “Xu hướng tự do hóa FDI: Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ; 25. Đỗ Vũ Hưng (2012), “Rào cản môi trường kinh doanh: Đánh giá từ góc nhìn của các doanh nghiệp Mỹ”, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, 2012; 26. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), “Những bài học rút ra qua so sánh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 68/2003; 27. Phạm Thanh Khiết (2010), “Vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9/2010, tr.39-46 28. Vũ Khoan (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ mới”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 20/02/2011; 29. Lương Văn Khôi (2015), “Bối cảnh kinh tế thế giới 2015 -2020”, Trung tâm thong tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, 30. Phạm Xuân Kiên (2008), “The impact of Foreign direct investment on the labor productivity in host countries: the case of Vietnam”, rep=rep1&type=pdf; 151 31. Nguyễn Phi Lân (2006), “FDI in Vietnam: Impact on Economic growth and Domestic Investment”, University of South Australia, Australia, 10/2006; 32. Lê Bộ Lĩnh (2002), “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học xã hội, 2002; 33. Đỗ Hoàng Long (2008), “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, luận án Tiến sĩ; 34. Mai Đức Lộc (1993), “Đặc điểm cơ bản của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 5/1993; 35. Luận văn thạc sĩ, “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ: Thực trạng và triển vọng”, trang 23, ky-vao-viet-nam-tu-khi-hai-nuoc-binh-thuong-hoa-quan-he-thuc- trang-va-trien-vong-18785/; 36. Nguyễn Mại (2003), “FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Báo đầu tư, 24/12/2003; 37. Nguyễn Mại (2004), “Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI của Việt Nam: Thành quả và việc hoàn thiện chính sách”. Tài liệu Hội thảo quốc tế về: “Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và Thách thức”, tháng 3/2004; 38. Nguyễn Mại (2008), “Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến FDI tại Việt Nam”, Báo đầu tư điện tử ngày 11/11/2008, 39. Nguyễn Ngọc Mạnh và Lưu Ngọc Trịnh (2010), “Quan hệ Việt Nam – Mỹ hướng tới tầm cao mới”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 7/2010, tr.58-67. 152 40. MPI - STAR - Viet Nam (2007), “Đánh giá tác động của 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, H. 2007; 41. MPI - STAR - Viet Nam (2005), “Tác động của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, H. 2005; 42. MPI - STAR-Viet Nam (2002), “Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định Thương mại song phương Việt nam - Mỹ”, NXB Chính trị quốc gia, H. 2003; 43. Trần Minh Nguyệt (2009),“Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu Châu Mỹ, 2009; 44. Phùng Xuân Nhạ (2009), “Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 2/2009; 45. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010), “Điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr241-242; 46. Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2011), “Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) ở Việt Nam năm 2011”, 47. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 315/2004; 48. Phạm Thái Quốc (2008), “Điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong quá trình hội nhập quốc tế ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 7/2008; 153 49. Quốc hội (2014), “Luật đầu tư”, tu/Luat-Dau-tu-2014-259729.aspx; 50. Trần Thị Ngọc Quyên (2007), “Xúc tiến đầu tư – một trong những yếu tố nhằm tăng cường hiệu quả thu hút FDI”, tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1/2007; 51. Lê Kim Sa (2002), “Đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm cuối thế kỷ XX”,Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2002, tr 16- 24; 52. Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 6/2006; 53. Nguyễn Thanh Sơn (2011), “Việt Nam - Mỹ hướng tới một tương lai phồn vinh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 1+2/2011, tr.20-22. 54. Nguyễn Thiết Sơn (2010), “Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Mỹ”, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/06-10 “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020”; 55. Nguyễn Thiết Sơn (2004), “Mỹ kinh tế và quan hệ quốc tế”, NXB Khoa học xã hội, 2004. 56. Nguyễn Thiết Sơn (2004), “Việt Nam - Mỹ quan hệ thương mại và đầu tư”, NXB Khoa học xã hội, 2004. 57. Nguyễn Thiết Sơn (1993), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ - Một số vấn đề và ý kiến”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 4/1993; 58. Tô Trung Thành và cộng sự (2009), “Báo cáo tổng quan những nghiên cứu về môi trường kinh doanh Việt Nam”, Bài nghiên cứu NC- 10/2009, Trung tâm Nghiên cúu Kinh tế và Chính sách, VEPR, Hanoi, 2009; 154 59. Nguyễn Xuân Thành (2010), “Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam”, Nghiên cứu chuẩn bị Tài liệu Đối thoại Chính sách Hardvard- UNDP, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Việt Nam; 60. Phan Văn Tâm (2011), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn FDI – thực tiễn ở Trung Quốc và hướng đi cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 38/2011; 61. Thạch Thảo (2015), “Dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 của Mỹ và Trung Quốc”, cua-My-va-Trung-Quoc/c/17967964.epi; 62. Phan Hữu Thắng (2015): “Đầu tư vào Việt Nam: Mỹ sẽ là số một”, www.doanhnhansaigon.vn/van-de/dau-tu-vao-viet...se.../1090130/; 63. Nguyễn Xuân Thắng (2006), “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2006; 64. Hoàng Thị Thu (2009), “Which factors attact FDI inflow in Vietnam?”, Vietnam’s social-economic Development, A Quarterly Review, No.57, March 2009; 65. Thu Thủy (2015):“Bước ngoặt trong thu hút FDI vào Việt Nam”, www.baodatviet.vn ngày 19/7/2015; 66. Nguyễn Trung (2006), “20 năm đổi mới, vẫn “chưa thân thiện” với FDI”, tạp chí Phát triển Kinh tế, số 6/2006; 67. Nguyễn Xuân Trung (2006), “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Mỹ và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ này nay, số 11/2006, tr3-17; 68. Nguyễn Xuân Trung và Lê Hải Hà (2009), “Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với đầu tư của Mỹ vào Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 11/2009; 155 69. Nguyễn Xuân Trung (2011),“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”, luận án Tiến sĩ; 70. Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển”, Bài nghiên cứu NC-18, Trung tâm Nghiên cúu Kinh tế và Chính sách, VEPR, Hà nội, 2010; 71. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, 2007; 72. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “Tự do hoá Đầu tư và yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 2/2005; 73. Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011), “Giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ vào Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ; 74. Vụ Tổng hợp Kinh tế - Bộ Ngoại giao (2013), “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững tại Việt Nam”, 25114730/nr130325115520/ns130528173944/view; 75. Hoa-ky/20119/98939.vgp; 76. viet-nam-tai-hoa-ky.htm; 77. nam-tiem-can-singapore-3273697/; 78. nhanh-den-thu-hang-so-mot.chn; 79. thu-hut-dau-tu-vao-viet-nam-o-my.htm; 156 80. 81. nghiep-my-dau-tu-vao-viet-nam.htm; 82. diem-dau-tu-cua-my-tai-chau-a.aspx; 83. quoc-viet-nam-len-so-1-asean.html; 84. fdi-vao-viet-nam.htm; 85. dau-tu-vao-viet-nam.htm; 86. 20150901110127210.htm; 87. dinh-lich-su-tpp.html; Tiếng Anh 88. ADB (2011), Asia Development Outlook 2011; 89. Andres Lopez (2010), “FDI and Development: After the Washington Consensus”; 90. Anh, Nguyen Thi Tue và cộng sự (2006), “The Impact of FDI on Economic Growth in Vietnam”, CIEM và Sida; 91. Blomstrom, M., R. Lipsey and M. Zegan (1994),“What explains developing country growth?” NBER Working Paper No. 4132, National Bureau for Economic Research, Cambridge, Massachusetts; 92. Borensztein, E., J. De Gregorio, and J.W. Lee (1998),“How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth?” in Journal of International Economics 45, p.115–135; 157 93. Buckley, P.J. and Casson, M.C. (1976),“The Future of the Multinational Enterprise”, Homes & Meier: London; 94. Caves, R.E. (1996),“Multinational Enterprise and Economic Analysis”, 2nd ed. Cambridge: Cambridge University Press; 95. Chengang Wang, Yingqi Wei và Xiaming Liu (2007),“Does China rival its neighbouring economies for inward FDI?”, https://www. 96. Cushman, D.O. (1985),“Real Exchange Rate Risk, Expectations and the Level of Direct Investment” in Review of Economics and Statistics, 67 (2), 297-308; 97. Dicken P. (1998), “Global shift. Transforming the World Economy Third Edition. Paul Chapman Publishing Ltd. 1998 London”, 490 p.; 98. Dicken P. (2003), “Global shift. Reshaping the global economic map in the 21st century. Forth Edition SAGE Publications Ltd. 2003 London”, 656 p; 99. Douglas Hotlz Eakin (2005), “Why does U.S. Investment Abroad Earn Higher Returns Than Foreign Investment in the United States?”; 100. Dunning, J. H. (1973): “The determinants of international production”, Oxford Economic Papers 25; 101. Dunning Jonh H. (1977): “Trade, location of economic activity and the MNC: A search for an approach in the international allocation of economic activity”, Edited by Bertil Ohlin Hesselborn and per Magues Wijman, Newyork, Holmes and Meier Rublisher; 102. Dunning, J. H. (1980): “Toward an eclectic theory of international production: Some empirical tests” in Journal of International Business Studies issue 11; 158 103. Dunning, J. H. (1988): “The Eclectic Paradigm of International Production: A restatement and some possible extensions”, in Journal of International Business Studies issue 19 (Spring); 104. Dunning, Jonh H and Narula, R. (1996): “FDI and Government: Catalists for Economic Restrucuring”, Routledge, London and New York; 105. Energy Information administration – Official Energia Statistic from US Government – www.eia.doe.gov; 106. Fabienne Fortanier (2007), “Foreign direct investment and host country economic growth: Does the investor’s country of origin play a role? Transnational Corporations”, Vol. 16, No. 2 (August 2007); 107. Freeman (2002), “Foreign Direct Investment in Vietnam: An Overview”, 108. Gabriele Tondl, Jorge A.Fornero (2008), “Sectoral productivity and spillover effects of FDI in Latin America”, aper/N_053-Tondl_Fornero.pdf; 109. George Akerlof (1970),“The Market for ‘Lemons’: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”, Quaterly Journal of Economics; 110. Gorg, H., Greenaway D. (2002): “Much Ado About Nothing? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign Direct Investment?”, Research Paper 2001/37; 111. Graham, E.M. and Krugman, P.R. (1998): “FDI in the United States”, Institute for International Economics, Washington, D.C.; 112. Hanson, G. (2001): “Should Countries Promote Foreign Direct Investment?”, G-24 Discussion Papers 9, United Nations Conference on Trade and Development; 159 113. Hennart J.F. (1982): “A theory of multinational enterprise”, University of Michigan Press; 114. Hirschman, A. O. (1958): “The Strategy of Economic Development”, New Haven: Yale University Press; 115. Hossein Varamini và Anh Vu (2007), FDI in Vietnam and its impact on Economy growth, International Journal of Business Research, Nov.2007; 116. Hymer, S., 1976 (1960 dissertation): “The International Operations of Nation Firms: A Study of Foreign Direct Investment”, Cambridge, MLT Press; 117. Hosseini H. (2005): “An economic theory of FDI: A behavioural economics and historical approach”, The Journal of Socio- Economics, 34,p 530-531; 118. IMF (1993), “Balance of Payments Manual”, tr. 86, https://www.imf.org/external/np/sta/bop/BOPman.pdf; 119. James K.Jackson (2008, 2011), U.S. Direct Investment Abroad: Trends and Current Issues, https://file.wikileaks.org/file/crs/RS21118.pdf, t.edu/ark:/67531/metadc84103/m1/1/high_res_d/RS21118_2011Feb0 1.pdf; 120. James K.Jackson (2012), Foreign Direct Investment in the United States: An Economic Analysis, ttps://www.researchgate.net/publication/235098559_Foreign_Direct_ Investment_in_the_United_States_An_Economic_Analysis; 121. Joosung Jun (1990), “U.S. Tax Policy and Direct Investment Abroad”, 122. Kindleberger C.P. (1969): “American Business Abroad”, The International Executive 11, p.11–12; 160 123. Kojima, Kiyoshi, Osawa, Terutomo (1984): “Micro and macro-economic models of foreign direct investment”. Hitosubashi Journal of Economics, 124. Lipsey R (2002), “Home and Host Country Effects of FDI”, Lidingö, Sweden; 125. Mac Dougall (1960), “Benefit and costs of Private Investments from abroad: A theorial Approach”, Economic Record; 126. Marcela Meirelles Aurelio (2006), “Going Global: The Changing Pattern of U.S. Investment Abroad”, 127. Matthew P. Goodman (2015), “Estimate based on Asia’s share of overall U.S. inbound FDI”, 128. Mihir A. Desai, C. Fritz Foley, and James R. Hines Jr. (2011), “Tax Policy and the Efficiency of US Direct Investment Abroad”, investment-abroad; 129. Mira Wilkins (1989): “The History of Foreign Investment in the United States to 1914”, Harvard Studies in Business History, tr. 89, tr.144; 130. Mundell, R A. (1957): “International Trade and Factor Mobility”, American Economic Review, Vol. 47; 131. OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, forth edition (2008), tr 48-49; 132. Office of Industries của United Stades International Trade Commission (2001); “Examination of U.S. Inbound and Outbound Direct Investment”, 133. Peter A. Langerman (2015), “2015 Investment Perspective”, 161 134. Richard W.Brown (2001), Examination of U.S. inbound and outbound Direct Investment, 2001; 135. Smarzynska, B (2002): “Spillovers from Foreign Direct Investment through Backward Linkages: Does Technology Gap Matter?” Mimeo, World Bank; 136. The National Association of Realtors (2010), “Foreign investment in US real estate”, investment-in-US-real-estate-2010-06.pdf; 137. Vernon R. (1966), “International investment and international trade in the product cycle”. QuarterlyJournal of Economics 80, pp. 190-207; 138. UNCTAD (1991, 1995, 2001, 2002, 2003, 2005, 2007, 2011, 2012, 2013), “World Investment Report”; 139. UNCTAD (2013), Division on Investment and Enterprise: Results and Impact Report 2013, 2013; 140. United Nations (1973), “Multinational Corporations in World Development”, New York: United Nations, 1973, trang 135, 147; 141. U.S. Chamber of Commerce (2015), t “Secure U.S. Investment Overseas”, https://www.uschamber.com/issue-brief/secure-us- investment-overseas; 142. https://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/update/01/; 143. https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2014/11/11/fact-sheet- 22nd-annual-apec-economic-leaders-meeting; 162 PHỤ LỤC FDI của Mỹ vào Việt Nam phân theo vùng đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/7/2015) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 18 5,301,200,477 548,038,631 2 Hải Phòng 13 1,224,727,752 150,267,033 3 Bình Dương 98 781,785,707 344,807,992 4 Cà Mau 2 773,525,000 125,000 5 TP Hồ Chí Minh 312 768,083,474 398,748,896 6 Đồng Nai 42 382,474,237 142,286,443 7 Đà Nẵng 30 353,812,688 480,122,174 8 Bình Định 3 262,650,000 67,680,000 9 Hà Nội 88 221,059,980 109,629,425 10 Hải Dương 6 144,800,000 78,400,000 11 Phú Yên 8 130,915,000 39,445,000 12 Quảng Ninh 5 119,667,500 40,172,500 13 An Giang 6 96,610,012 52,543,761 14 Dầu khí 5 79,400,000 79,400,000 15 Hưng Yên 4 67,611,800 19,300,000 16 Thừa Thiên-Huế 16 56,790,690 10,412,690 17 Tây Ninh 12 52,300,000 25,000,000 18 Ninh Thuận 3 38,938,000 4,659,839 19 Bình Phước 5 25,471,000 7,836,000 20 Long An 20 21,868,936 13,626,936 21 Kiên Giang 3 20,248,901 4,584,615 22 Bến Tre 2 19,500,000 7,380,952 23 Bình Thuận 5 18,758,000 6,530,600 24 Bắc Ninh 5 15,155,500 10,240,000 25 Hà Nam 1 15,000,000 - 26 Đồng Tháp 1 14,200,000 14,200,000 27 Vĩnh Phúc 2 12,487,836 5,500,000 28 Bạc Liêu 2 12,464,816 5,316,000 29 Quảng Trị 4 9,602,000 6,442,100 30 Cần Thơ 7 8,208,857 7,408,857 31 Nam Định 1 7,500,000 2,500,000 32 Hậu Giang 1 5,000,000 5,000,000 33 Vĩnh Long 4 4,661,500 2,571,500 34 Hòa Bình 3 4,519,235 3,869,554 35 Khánh Hòa 1 2,650,000 795,000 36 Trà Vinh 1 2,500,000 5,500,000 37 Sóc Trăng 4 1,097,000 1,097,000 163 38 Tiền Giang 1 700,000 150,000 39 Lào Cai 1 600,000 600,000 40 Lâm Đồng 1 300,000 300,000 41 Thái Bình 1 280,000 280,000 42 Quảng Nam 1 80,000 80,000 Tổng cộng 748 11,079,205,898 2,702,848,498 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_cua_my_vao_viet_nam_tu_khi_thuc_hien_luat_dau_tu_nuoc_ngoai_den_2010_2593.pdf
Luận văn liên quan