Chất l ư ợng nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới thành công của ứng dụng
công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại và nâng cao n ăng suất lao động. Để có nguồn nhân lực
chất lư ợng cao, đáp ứ ng yêu cầu của các nhà đầu tư trong nư ớc và n ư ớc ngoài; phát triển
kinh tế -xã hội bền vững, thì cần giải quyết các vấn đề sau:
Một là, xây d ựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lựctheo hướng tăng cường sự
liên k ết của các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ gắn với yêu cầu, mục tiêuchi ến lược
phát triển kinh tế -xã h ội của vùng.
Cũng nh ư các vùng KTTĐ khác trong cả nư ớc, vùng KTTĐ Bắc Bộ cho đến thời
điểm hiện nay chưa xây d ựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lựccho toàn vùng.
Mỗi tỉnh trong vùng tự xây dựng quy hoạch riêngcho tỉnh mình, nhưng hoàn toàn chưa
có s ự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng. Do đó, vi ệc đưa ra một quy hoạch phát
triển nguồn nhân lựcchung cho cả vùng KTTĐ B ắc Bộ là một việc làm cần thiết và đòi
h ỏi có sự bàn bạc, thảo luận chung. Việc xây d ựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
cho c ả vùng sẽ góp phần làmtăng tính liên k ết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tạo
nên sự thống nhất cao không chỉ trongphát triển nguồn nhân lựcmà còn tác động đến
nhiều lĩnh vực kinh tế xãhội khác trong vùng.
Quy hoạch phát triển ngu ồn nhân lực vùng c ần phải gắn với các mục tiêu chiến
lư ợc phát triển kinh tế -xã hội của vùng, đồng thời tạo đi ều kiện để vùng có thể tạo nên
nhữngđột phá mới trong tăng trư ởng.
182 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Bộ đóng
vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Từ đó, nâng cao tiềm lực, sức mạnh kinh tế của quốc gia; nâng cao mức sống của
dân cư và chất lượng môi trường sống của nhân dân. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ được hiểu là hoạt động đầu tư
của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng KTTĐ của nước k hác, đáp ứng yêu cầu của
quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của
vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng KTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến các
vùng khác cả trong hiện tại và tương lai.
2. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, hội tụ
đầy đủ những tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI. Trong những năm qua, vùng
KTTĐ Bắc Bộ cùng với vùng KTTĐ phía Nam là hai vùng kinh tế của cả nước thu
hút được nhiều dự án FDI nhất so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Khu vực
FDI trong vùng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH, HĐH; góp phần tạo việc làm;
góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu
của vùng. Vai trò đầu tàu, động lực trong phát triển kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ
nhờ đó cũng dần được khẳng định.
3. Mặc dù vậy, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của khu vực FDI
trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền
vững của vùng. Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với vùng đã và đang được
biểu hiện trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là: hiện tượng chuyển
giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước; việc làm tạo ra còn chưa tương xứng; thu
nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI không
tương xứng với cường độ làm việc; đời sống vật chất và tinh t hần của người lao động
còn thiếu thốn, chất lượng cuộc sống kém; tranh chấp lao động và đình công có xu
hướng gia tăng trong các doanh nghiệp FDI, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự
trong vùng. Hiện tượng vi phạm pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp FDI là khá
phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
150
4. Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do : Một là, hệ thống luật pháp và
các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chồng chéo, thiếu tính
đồng bộ và nhất quán; Hai là, công tác qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều
hạn chế, chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây
dựng được chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV; Ba là, công tác quản lý Nhà nước
về FDI còn bất cập; Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn hạn
chế; cơ cấu lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý; Năm là, cơ sở hạ tầng còn nhiều
hạn chế, yếu kém; Sáu là, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa
phát triển đảm bảo cho FDI theo hướng PTBV.
5. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nhằm giảm thiểu những tác động
tiêu cực của FDI đối với PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ, cần phải thực hiện đồng bộ
và hiệu quả 2 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm:
Một là, nhóm giải pháp từ phía Nhà nước trung ương: Tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI theo hướng PTBV ;
Xây dựng chiến lược FDI và qui hoạch thu hút FDI cho cả nước đảm bảo theo hướng
PTBV; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Hai là, nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ :
Nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ theo
hướng PTBV; Thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ gắn với mục tiêu PTBV; Phối
hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; Tăng cường
quản lý các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ đáp ứng yêu cầu FDI theo hướng PTBV;
Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội theo hướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài .
6. Hai nhóm giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, nhịp
nhàng trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy
nhiên, trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư như hiện nay,
cần hết sức chú trọng đến việc tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực quản lý ở
các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh./.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Lao động và Xã hội , số 336, tr.39-42.
2. Trần Thị Tuyết Lan (2008), “Tiền lương với tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 343+344, tr.69-71.
3. Trần Thị Tuyết Lan (2009), “Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, số 264-265, tr.38-45.
4. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian
kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ n hằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 384.
5. Trần Thị Tuyết Lan (2012), “Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN ở tỉnh Vĩnh Phúc - Định hướng khắc phục”, Tạp chí Quản lý Nhà nước,
số 203.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí
Tài chính, (524), tr.63-64.
2. Trần Phương Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam.
3. Vũ Đình Ánh (2012), “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (517).
4. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Lê Xuân Bá (2009), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở
Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương, Hà Nội.
6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thu hút đầu
tư và hiệu quả của đầu tư trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2011.
7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo Kết quả thực
hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình thu
hút đầu tư và sử dụng vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2001-2011, tháng 9/2012.
9. Trần Thanh Bình (2007), Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam , Đề tài
NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
10. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy
sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thực
tiễn Việt Nam , Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
11. Đỗ Đức Bình (2010), “Tái cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (151).
12. Bộ Chính trị (1998), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
CNH, HĐH, Chỉ thị số 36-CT/TW.
153
13. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồn g bằng sông
Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo kết quả điều tra tình
hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.
15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo kết quả điều tra tình
hình thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội
và lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các
vùng KTTĐ và công tác điều phối giai đoạn 2006-2010, kế hoạch phát triển
và công tác điều phối giai đoạn 2012 -2015, số 2319/BC-BKHĐT.
17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án Hỗ trợ
xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam
VIE/01/021.
18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.
19. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò của đầu tư trực tiếp nướ c
ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển kinh tế, số tháng 7.
20. Phạm Thành Công (2011), “Kinh tế xanh: định hướng phát triển bền vững trong
thế kỷ mới”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (401), tr.22-28.
21. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng Chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam.
22. Đặng Ngọc Dinh, Đánh giá tính bền vững môi trường của đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam, Hội thảo khoa học nghiên cứu phục vụ hoạch định các
chính sách PTBV ở Việt Nam.
23. Dự án VIE 01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Học viện CTQG Hồ Chí Minh
(2006), Bài giảng về phát triển bền vững.
24. Lâm Thùy Dương (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quy hoạch
phát triển đúng phải được thể hiện bằng hiệu quả”, Tạp chí Kinh tế & Dự
báo, (503), tr.15-18.
154
25. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
28. Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
29. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển
bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
30. Đào Văn Hiệp (2011), “Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên thế giới và các giải pháp thu hút vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (401), tr.13-21.
31. Đào Văn Hiệp (2012), “Tác động của FDI tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (404).
32. Lê Thu Hoa (2003), Mối quan hệ giữa phát triển có trọng điểm và phát triển
toàn diện các vùng lãnh thổ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học KTQD Hà Nội.
33. Lê Thị Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn ,
Nxb Lao động, tr.7.
34. Lê Quốc Hội (2008), “Lan tỏa công nghệ từ đầu tư trực tiế p nước ngoài ở Việt
Nam: ước lượng và kiểm định ở ngành công nghiệp chế biến”, Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, (135), tháng 9.
35. Nguyễn Quang Hồng (2009), “Phát triển công nghiệp phụ trợ: Giải pháp quan
trọng đối với DNVN trong việc hấp thụ công nghệ từ FDI, Tạp chí Quản lý
Kinh tế, (27).
36. Nguyễn Thị Hường, Bùi Huy Nhượng (2003), “Những bài học rút ra qua so
sánh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, (68).
37. Vũ Văn Hưởng (2007), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô
hình kinh tế lượng”, Tạp chí Tài chính, (518), tr.35-36.
38. Nguyễn Thường Lạng (2011), “Nâng cao chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (171), tr.41-47.
155
39. Nguyễn Thường Lạng (2013), Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).
40. Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương (2009), Kết quả khảo sát tình hình đời sống
công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
41. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình ĐTNN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Ngô Thắng Lợi (2011), “Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển vùng
Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam và một số khuyến cáo chính sách”, Tạp chí
Quản lý kinh tế, (43), 16-28.
43. Nguyễn Mại (2003), “FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Báo Đầu tư, 24-
12-2003.
44. Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng (2008), “FDI - Những cơ hội và thách
thức cho các doanh nghiệp nội địa”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (135).
45. Nguyễn Văn Nam (2008), “Bàn về các tiêu chí phát triển bền vững vùng Kinh tế
trọng điểm ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (134), tr.3-6.
46. Nguyễn Văn Nam, Lê Thu Hoa (2009), “Phát triển bền vững các vùng Kinh tế
trọng điểm: kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, (373), tr. 47-52.
47. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các
vùng Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), “Phát triển vùng Kinh tế trọng điểm
- Một giải pháp cho mô hình phát triển toàn diện ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, (154), tr.9-15.
49. Phan Minh Ngọc, Quan hệ giữa FDI và chênh lệch thu nhập ở Việt Nam - Một
số bằng chứng định lượng .
50. Phan Minh Ngọc, Sau gia nhập WTO: Mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng
thu nhập.
51. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ CNH, HĐH ở
Malaysia, Nxb Thế giới, Hà Nội.
52. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
53. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài vào Việt Nam - Thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (315).
54. Hà Phương (2008), “Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, (426).
156
55. Chu Thượng Văn, Trần Tích Hỷ (1997), Sự phát triển của Trung Quốc không
thể tách rời thế giới (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Quốc hội (2006), Luật đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo hiện trạng môi trường
Vĩnh Phúc.
58. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo trình độ công nghệ
và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
59. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo về Kết
quả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
60. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về việc
thực hiện các chính sách Pháp luật lao động cho người lao động trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
61. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về tình
hình lao động doanh nghiệp FDI và phát triển nguồn nhân lực.
62. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về việc chấp
hành pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.
63. Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tình hình đầu tư
cho BVMT của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh .
64. Nguyễn Đình Tài (2013), “Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).
65. Nguyễn Văn Thanh (2001), Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế bền
vững của các nước Đông Nam Á và bài học đối với Việt Nam , Luận án Tiến
sĩ kinh tế, trường Đại học Thương mại , Hà Nội.
66. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Vịêt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
67. Phan Hữu Thắng (2012), “Lợi thế và thách thức của môi trường đầu tư Việt Nam
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (517).
68. Phan Hữu Thắng (2012), “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Góc nhìn
từ quản lý nhà nước”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (531+532).
69. Trương Mạnh Tiến (2002), Môi trường và qui hoạch tổng thể theo hướng phát
triển bền vững - Một số cơ sở lý luận và thực tiễn , Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
157
70. Nguyễn Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh
tế, (239).
71. Bùi Anh Tuấn (1999), Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam , Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội.
72. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thái Hưng (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: cần có một
cách tiếp cận thận trọng hơn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (312), tr.50-64.
73. Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số
nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (344), tr.51-67.
74. Trần Minh Tuấn (2010), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh
tế Việt Nam trong những năm qua”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (35).
75. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Tác động ngược của hoạt động ĐTNN tới sự phát
triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (155).
76. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền
vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
77. Tạ Đình Thi, Bàn về phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ,
78. Phạm Quang Thịnh (2008), “ĐTNN tại các vùng kinh tế trọng điểm: nhìn từ
góc độ quản lý nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.52-58.
79. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá
trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 747/TTg ngày 11 tháng 9 năm
1997 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ
thời kỳ 1996-2010.
81. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 153/2004/QĐ -TTg ngày 17/8/2004,
Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
82. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ -TTg ngày 13 tháng 8
năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ
Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
83. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu t ư
trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, ( 540).
158
84. Tổng Cục thống kê (2011), Niên giám Thống kê Việt Nam 2010, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
85. Tổng Cục thống kê, Báo cáo FDI 7 năm đầu thế kỷ XXI.
86. Nguyễn Đoan Trang (2011), “Việt Nam trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn
FDI toàn cầu và khu vực”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (496), tr.20-22.
87. Đỗ Thu Trang, Lâm Thùy Dương (2011), “Về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (509),
tr.15-41.
88. Nguyễn Xuân Trung (2012), Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn
2011-2020, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
89. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết 25 năm (1987-2011) thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
90. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI: Phương
hướng, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới.
91. UBND tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết 20 năm ĐTNN tỉnh Hải Dương
(1987-2007)
92. UNCTAD (1999), Phạm vi và địn h nghĩa, Liên hợp quốc, Newyork và Geneva.
93. Văn phòng UBNN về Hợp tác và Đầu tư (1992), Các văn bản pháp lý về đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
94. Văn phòng Chính phủ (2003), thông báo số 108/TB -VPCP ngày 30 tháng 7
năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, mở rộng
vùng KTTĐ Bắc Bộ.
95. Hà Thị Cẩm Vân, Lê Mai Trang (2013), “Nhận diện những “điểm nghẽn” trong
thu hút FDI vào Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (541).
96. Viện Công nhân và Công đoàn (2007), Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về
quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
97. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (1996), Chính sách cơ cấu
vùng - kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
98. Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (2001), Thế
giới bền vững: định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững , Sách dịch và
xuất bản bằng tiếng Việt.
159
99. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà
Nẵng, tr.1132.
100. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
102. Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2001), “FDI trong ngành công nghệ
điện tử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Phát triển, (3).
103. ngày 29-11-2008, Nâng cao năng lực liên kết
của ba vùng KTTĐ Bắc, Trung, Nam .
104. Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Tư duy kinh tế bao giờ đổi mới và Vùng
KTTĐ phía Bắc cần phát triển ngành công nghệ cao.
105. Quoc nuoc thu hut FDI lon nhat the gioi.
106.
107.
108.
109.
110.
chuyen-gia, ngày 18-4-2012.
111.
ho-tro.aspx, ngày 12-4-2013.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
112. Agosin, M. R. and Maver, R. (2000), "Foreign Investment in Developing
Countries: Does it crowd in Domestic Investment", UNCTAD Discussion
Paper, No. 146.
113. Agrawal, P. (2000), "Savings, Investment and Growth in South Asia", Indira
Gandhi Institute of Development Research, Available on the website of The
Eldis Gateway to Development Information,
static/DOC9056.htm, on 18-07-2006.
114. Aizenman, J and Noy, I. (2006), "FDI and Trade - Two-way Linkages?", Quarterly
Review of Economics and Finance, No. 46 (2006), pp. 317-337.
115. Amiti, M. and Wakelin, K. (2003), "Investment Liberalization and International
Trade", "Journal of International Economics, No. 61 (2003), pp. 101-126.
160
116. Berthelemy, J.C. and Demurger, S. (2000), "Foreign Direct Investment and
Economic Growth: Theory and Application to China", Review of
Development Economics, Vol. 4, No. 2, pp. 140-155.
117. Blomstrom, M. and Persson, H. (1983), "Foreign Investment and Spillover
Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from the Mexican
Manufacturing Industry", World Development, Vol. 11, N. 6, pp. 493-501.
118. Blomstrom, M. and Wang J. Y. (1989), "Foreign Investment andTechnology
Transfer: A Simple Model", NBER Working Paper Series, No. 2958.
119. Blomstrom, Magnus; Lipsey, E. Robert; and Zejan, M. (1992), "What Explains
Developing Countries Growth?", NBER Working paper, No. 4132.
120. Bornschier, V. (1980), "Multinational Corporations and Economic Growth: A
Cross-National Test of the Decapitalization Thesis", Journal of
Development Economics 7 (1980), 191-210.
121. Borensztein, E.; De Gregorio, J.; and Lee, J. W. (1995), "How Does Foreign
Direct Investment Affect Economic Growth?", NBER Working Paper
Series, No. 5057.
122. Buckley, P. J.; Clegg, J.; Wang, C.; and Cross, A. R. (2002), "FDI, Regional
Differences and Economic Growth: Panel Data and Evidence from China",
Journal of Transnational Corporation, Vol. 2, No. 1, pp. 1-28.
123. Buffie, E. F. (1993), "Direct Foreign Investment, Crowding out, and
Underemployment in the Dualistic Economy", Oxford Economic Papers,
New Series, Vol. 45, No. 4, pp. 639-667
124. Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2002), "Foreign Direct Investment as
Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies"
William Davidson Institute Working Paper, No. 438.
125. Compos, N. and Kinoshita, Y. (2002), "Foreign Direct Investment as
Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition
Economies", the Manchester School, Vol. 70, No. 3, pp. 398-419.
126. De Mello, L. (1999), "Foreign Direct Investment Led-growth: Evidence from Time-
series and Panel Data", Oxford Economic Paper, No. 51 (1999), pp. 133-151.
127. Dees, S. (1998), "Foreign Direct Investment in China: Determinants and
Effects", Economics of Planning, No. 31, pp. 175-194.
161
128. Dutt, A. K. (1997), "The Pattern of Direct Foreign Investment and Economic
Growth", World Development, Vol. 25, No. 11, pp. 1925-1936.
129. Frankel, J. A.; Dooley, M.; and Mathieson (1986), "International Capital
Mobility in Developing Countries vs. Industrial Countries: What Do Saving-
investment Correlations Tell Us?", NBER Working Paper Series, No. 2043.
130. Freenstra, R. C. and Hanson, G. H. (1995), "Foreign Direct Investment and
Relative Wages: Evidence from Mexico's Maquiladoras", NBER Working
Paper Series, No. 5122.
131. Fukao, K., Ishido, H., andIto, K. (2003), "Vertical Intra-industry Trade and
Foreign Direct Investment in East Asia", Journal of Japanese and
International Economies, 17 (2003), pp. 468-506.
132. Goldberg, L. S. and Klein, M. W. (1997), "Foreign Direct Investment, Trade
and Real Exchange Rate Linkages in Southeast Asia and Latin America",
NBER Working paper, No. 6344.
133. Graham, E. M. and Wada, E. (2001), "Foreign Direct Investment in China:
Effects on Growth and Economic Performance", in Achieving High Growth:
Experience of Transitional Economies in East Asia, Peter Drysdale, ed,
Oxford University Press.
134. Hirschman, A. O. (1963), The Strategy of Economic Growth, New Haven and
London: Yale University Press.
135. Jansen, K. (1995), "The Macroeconomic Effects of Direct Foreign Investment: The
Case of Thailand", Journal of World Development, Vol. 23, No. 2, pp. 193-210.
136. Jovanovic, B and Rob, R. (1989), "The Growth and Diffusion of Knowledge"
The Review of Economics Studies, Vol. 56, No. 4, pp. 569-582.
137. JICA (2003), The study on FDI promotion strategy in The Socialist Republic of
Vietnam.
138. Le Van Chien (2011), The effects of Foreign Direct Investment on Economic
Growth and Income Convergence in The Association of Southeast Asian
Nations, The National Political Publishing House, Ha Noi.
139. Lipsey, R. E., and Sjoholm, F., (2004), "Foreign Direct Investment, Education
and Wages in Indonesian Manufacturing", Journal of Development
Economics, No. 73 (2004), pp. 415-422.
162
140. Li, X. and Liu, X. (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth:
An Increasingly Endogenous Relationship", World Development, Vol. 33,
No. 3, pp. 393-407.
141. Liu, X., Wang, C., and Wei, Y. (2001), "Causal Links between Foreign Direct
Investment and Trade in China", China Economic Review, No. 12 (2001)
190-202.
142. Markusen, J. R., (1997), "Trade versus Investment Liberalization", NBER
Working Paper, No. 6231.
143. Markusen, J. R. (2002), "Multinational Firms and the Theory of International
Trade", MIT Press, Cambridge.
144. Nguyễn Thi Phương Hoa (2004), Foreign Direct Investment and its
Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Vietnam
(1986-2001), Peter Lang, Frankfurt am Main, Germany.
145. Nelson R. R. and Phelps, E. S. (1966), "Investment in Humans, Technological
Diffusion, and Economic Growth", the American Economic Review, Vol.
56, No. 1/2, pp. 69-75.
146. Nunnenkamp, P. and Spatz, J. (2003), "Foreign Direct Investment and Economic
Growth in Developing Countries: How Relevant Are Host-country and
Industry Characteristics?", Kiel Working Paper, No. 1176.
147. Papanek, G. F. (1973), "Aid, Foreign Private Investment, Savings, and Growth
in Less Developed Countries", the Journal of Political Economy, Vol. 81,
No. 1, pp. 120-130.
148. Ramirez, M. D. (2000), "Foreign Direct Investment in Mexico: A Cointegration
Analysis", the Journal of Development Studies, Vol. 37, No. 1, pp. 138-162.
149. Razin, A. (2002), "FDI Contribution to Capital Flows and Investment in
Capacity", NBER Working Paper Series, No. 9204.
150. Reuber, G. L. (1973), "Private foreign investment in development", Clarendon
Press pp. 17-19.
151. Rostow. W.W (1971), "The Stages of Economic Growth: A Non-communist
Manifasto", Cambridge University Press.
152. Segerstrom, P. S. (1991), "Innovation, Imitation, and Economic Growth", The
Journal of Political Economy, Vol. 99, No. 4, pp. 807-827.
163
153. Sjoholm, F. and Blomstrom, M, (1999), "Foreign Direct Investment
Technology Transfer and Spillover: Does Local Participation with
Multinationals matter?", European Economic Review, No. 43, pp. 915-923.
154. Slaughter, M. J. (2002), "Does Inward Foreign Direct Investment Contribute to
Skill Upgrading in Developing Countries?", Center for Economic Policy
Analysis Working Paper, No. 2002-08.
155. Solow, R. (1956), "A Contribution to the Theory of Economic Growth",
Quarterly Journal of Economics, Vol. 70, pp. 65-94.
156. UNCTAD (1992), "World Investment Report 1992: Transnational Corporations
as engines of growth", United Nations, New York and Geneva.
157. Zhang, K. H. (2001), "Does Foreign Direct Investment Promote Economic
Growth? Evidence from East Asia and Latin America", Contemporary
Economic Policy, Vol. 19, No. 2, pp. 175-185.
158. Zhang, Q. and Felmingham, B. (2001), "The Relationship between Direct
Foreign Investment and China's Provincial Export Trade", China Economic
Review, 12 (2001), pp. 82-99.
159. Zhao, Y. (2001), "Foreign Direct Investment and Relative Wages: The Case of
China", China Economic Review, 12 (2001), pp. 40-57.
164
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
VI PHẠM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY DỆT LEN LANTIAN VĨNH PHÚC
Trong thời gian qua, cử tri phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên và một
số Báo của cơ quan Trung ương phản ánh về việc trong quá trình sản xuất, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dệt len Lantian Vĩnh Phúc đã xả nước thải gây ô
nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức kh oẻ và sản xuất của nhân
dân địa phương.
Để kiểm tra làm rõ và xử lý vi phạm tại Công ty này, trong năm 2005 và 2006,
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Phúc đã có Quyết định số
57/QĐ-TNMT ngày 07/7/2005 và Quyết định số 168/QĐ-TNMT ngày 25/8/2006 “Về
việc thành lập Đoàn Thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và xả nước
thải tại Công ty TNHH Dệt len Lantian”.
Kết quả thanh tra đã xác định:
Là một Công ty TNHH có 100% vốn ĐTNN sản xuất mặt hàng len để xuất
khẩu sang các nước Châu âu và Mỹ, năm 2000 Công ty TNHH Dệt len Lantian đã
lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để thực hiện nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công ty có xây
dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế Công ty có những tồn tại vi phạm như: hệ thống xử
lý nước thải của Công ty hoạt động không hiệu quả, chất lượng nước thải còn 5 chỉ
tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến 40 lần so với TCVN 5945 -1995 (loại B),
lượng nước thải vào nguồ n tiếp nhận trung bình một ngày đêm 300 m3 nước thải
nhưng không có Giấy phép xả nước thải. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước sông Bến Tre, chảy trực tiếp vào đầm Vạc và làm thiệt hại đến sản xuất lúa,
ảnh hưởng đến sức khoẻ của một số hộ dân phường Đồng Tâm.
Năm 2005, Chánh Thanh tra Sở TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính đối
với Công ty số tiền 18 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty có biện pháp xả lý
nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn TCVN 5945 -1995 (loại B) và
hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trước ngày
30/9/2005.
Do Công ty thực hiện các nội dung chưa nghiêm chỉnh, nên năm 2006 Giám
đốc Sở TN&MT tiếp tục có Quyết định số 168/QĐ -TNMT giao Thanh tra Sở tiếp
tục phúc tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và xả nước thải tại Công
ty. Cuộc phúc tra xác định: Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và nước thải của Công ty vẫn còn 3/12 chỉ tiêu vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 2,07 lần đến 5,2 lần. Một lần nữa, Công ty lại bị phạt 13 triệu
đồng do vi phạm.
Căn cứ điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 và điểm b khoản 26 Điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ -CP ngày 09/8/2006
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, Sở TN&MT đã có Báo cáo số 56/TNMT -TTr ngày 05/4/2007 đề nghị
UBND tỉnh ra Quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất đối với phân xưởng
nhuộm của Công ty TNHH Dệt len Lantian Vĩnh Phúc cho đến khi Công ty đưa hệ
thống xử lý nước thải mới đạt tiêu chuẩn vào hoạt động.
Tại Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 16/4/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc đã ra Quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất đối với phân
xưởng nhuộm.
Qua sự việc trên cho thấy: cùng với việc đầu tư sản xuất kinh d oanh nhằm
thu lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng phải có ý thức chấp hành đầy đủ pháp luật bảo
vệ môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn để khi xả
thải không gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
Công tác thanh kiểm tra nhằm phòng ngừa, uốn nắn việc vi phạm là chính;
tuy nhiên đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng cố tình không hoặc chậm có biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường thì cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định
của pháp luật.
Nguồn: ngày 22/11/2007
Phụ lục 2
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ PHÂN THEO NGÀNH
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2003- 20/7/2012)
TT Chuyên ngành Sốdự án
Tổng vốn đầu
tư đăng ký
(USD)
Tỷ trọng
theo số dự
án (%)
Tỷ trọng
theo vốn
đăng ký (%)
1 CN chế biến,chế tạo 1,458 14,312,108,533 45.01 39.17
2 KD bất động sản 70 6,312,527,122 2.16 17.27
3 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 20 4,454,492,589 0.62 12.19
4 Thông tin và truyền thông 203 3,046,150,591 6.27 8.34
5 Xây dựng 389 2,718,966,376 12.01 7.44
6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 121 1,496,798,348 3.74 4.10
7 Cấp nước, xử lý chất thải 15 1,182,555,770 0.46 3.24
8 Nghệ thuật và giải trí 20 891,295,193 0.62 2.44
9 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 240 525,047,669 7.41 1.44
10 Vận tải kho bãi 61 328,911,536 1.88 0.90
11 Y tế và trợ giúp XH 14 328,469,235 0.43 0.90
12 HĐ chuyên môn, KHCN 455 302,291,612 14.05 0.83
13 Giáo dục và đào tạo 55 214,043,265 1.70 0.59
14 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 13 188,242,474 0.40 0.52
15 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 21 102,885,000 0.65 0.28
16 Dịch vụ khác 45 57,033,555 1.39 0.16
17 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 35 40,654,273 1.08 0.11
18 Khai khoáng 4 39,935,000 0.12 0.11
Tổng số 3,239 36,542,408,141
Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2012
Phụ lục 3
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂ M BẮC BỘ PHÂN THEO ĐỐI TÁC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ 1/1/2003- 20/7/2012)
TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký(USD)
1 Hàn Quốc 934 6,493,265,458
2 Nhật Bản 587 6,355,609,551
3 Hồng Kông 154 4,361,742,512
4 Singapore 172 2,706,067,553
5 Hà Lan 33 2,646,973,379
6 Malaysia 81 2,474,380,520
7 Síp 2 1,801,000,000
8 Hoa Kỳ 84 1,532,393,262
9 Luxembourg 3 1,440,050,000
10 BritishVirginIslands 59 1,424,459,554
11 Đài Loan 234 1,247,258,003
12 Trung Quốc 339 1,103,358,160
13 Samoa 25 511,669,476
14 Thái Lan 45 438,506,791
15 Phần Lan 3 319,300,000
16 Pháp 72 239,656,625
17 Australia 46 207,431,607
18 Cayman Islands 6 202,305,018
19 CHLB ĐỨC 51 130,606,946
20 Liên bang Nga 21 121,944,217
21 Canada 27 112,591,445
22 Đan Mạch 44 104,336,500
23 Vương quốc Anh 36 103,908,868
24 Italia 16 83,983,615
25 Brunei 31 76,395,669
26 Ba Lan 2 59,241,948
27 Campuchia 2 46,000,000
28 Bỉ 3 42,150,000
29 Belize 2 22,000,000
30 Costa Rica 1 16,450,000
TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký(USD)
31 Mauritius 5 15,390,566
32 an Độ 12 14,409,000
33 Philippines 14 14,218,302
34 Cộng hòa Séc 14 9,560,500
35 Tây Ban Nha 8 7,255,000
36 CH Seychelles 2 5,600,000
37 Ukraina 2 5,039,000
38 Cook Islands 1 5,000,000
39 Oman 1 5,000,000
40 Thụy Sỹ 12 4,571,000
41 Hungary 5 4,474,617
42 Thụy Điển 8 4,327,777
43 Na Uy 1 4,100,000
44 Slovenia 3 3,250,000
45 Indonesia 4 3,000,000
46 Slovakia 2 2,368,421
47 Bungary 4 1,810,000
48 Ireland 2 1,365,000
49 Israel 4 1,224,650
50 CHDCND Triều Tiên 4 1,100,000
51 Syria 2 1,000,000
52 Thổ Nhĩ Kỳ 2 700,000
53 Channel Islands 1 500,000
54 Quốc đảo Marshall 1 500,000
55 Rumani 1 500,000
56 Libăng 3 405,000
57 Srilanca 1 200,000
58 Lào 1 150,000
59 Nam Phi 1 100,000
60 Uruguay 1 100,000
61 West Indies 1 100,000
62 Pakistan 1 52,631
Tổng số 3,239 36,542,408,141
Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2012
Phụ lục 4
CÔNG NHÂN CANON VIỆT NAM ĐÌNH CÔNG ĐÒI TĂNG LƯƠNG
Sáng nay 7/6, công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam đã đồng loạt
đình công yêu cầu tăng lương giảm giờ làm.
Có mặt tại Công ty Canon Việt Nam đặt tại KCN Thăng Long (huyện Đông
Anh, Hà Nội) vào sáng sớm hôm nay, chúng tôi ghi nhận, có hàng nghìn công nhân
tập trung tham gia đình công.
Theo phản ánh từ công nhân, cuộc đình công bắt đầu từ 4h sáng. Công nhân
tại các phân xưởng lắp ráp đồng loạt dừng dây chuyền, tạm dừng công việc để đưa
yêu cầu đòi tăng lương.
Chị H., làm việc tại phân xưởng lắp ráp 1 cho biết, công ty chỉ tăng lương
đến các trưởng nhóm mà không tăng lương cho công nhân khiến họ bức xúc và đình
công để đòi công bằng.
Khác với các cuộc đình công trước đó, các trưởng nhóm luôn đứng về phía
công nhân để đưa yêu cầu đến người sử dụng lao động nhưng ở cuộc đình công tại
Công ty Canon Việt Nam vào sáng nay, nhiều trưởng nhóm ra sức thuyết phục công
nhân vào làm việc.
Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, 2 trưởng nhóm nữ với khuôn mặt cau
có, tiến về phía phóng viên đề nghị cho biết danh tính và yêu cầu không được chụp
ảnh hay ghi hình.
Các công nhân tham gia đình công phản ánh, thời gian gần đây, các dây
chuyền làm việc lắp đặt thêm vài chục bộ thiết bị, máy móc. Trong khi đó, nhân lực
lại không được tăng cường, có bộ phận còn bị cắt giảm nên công nhân thường
xuyên phải làm việc 9 tiếng một ngày.
Một công nhân làm việc tại phân xưởng lắp ráp 2 cũng cho biết, làm việc quá
giờ đã đành, thời gian nghỉ giải lao giữa ca quá ít nên không đảm bảo phục hồi sức
lao động.
“Nghỉ giữa ca chỉ khoảng 7 - 8 phút, nhà vệ sinh quá tải, công nhân phải xếp
hàng chờ đến lượt. Chẳng may muộn vài phút về đến phân xưởng, quản đốc mắng
chửi thậm tệ, xúc phạm công nhân”, công nhân này phản ánh.
Cho đến 9h sáng nay, công nhân vẫn tập trung bên trong và ngoài công ty để đình
công. Nhiều công nhân làm việc buổi sáng cũng từ chối nhận ca làm việc.
Phụ lục 5
ĐỐC CÔNG NƯỚC NGOÀI ĐÁNH CÔNG NHÂN
Vụ ngừng việc tập thể của hơn 3.000 công nhân Công ty TNHH may mặc
Makalot (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ), đóng tại xã Thanh Hải, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) diễn ra từ ngày 27.7 đế n nay vẫn chưa có dấu hiệu
chấm dứt.
Vụ việc còn bị đẩy lên nghiêm trọng hơn khi sáng 30.7, một đốc công người
Đài Loan đã có hành vi đánh một nam công nhân chảy máu mồm.
“Chúng tôi kiệt sức vì phải làm việc 12 giờ/ngày”
Sau khi đốc công người Đài Loan có hành vi hành hung công nhân, người
lao động tham gia ngừng việc tập thể tại Công ty càng trở nên bức xúc. Sáng 30.7,
trao đổi với PV, công nhân Đào Việt C - làm việc tại tổ may 2, MK2 - cho biết:
“Nguyên nhân chính của việc hơn 3.000 công nhân chúng tôi dừng việc tập thể từ
ngày 27.7 là do trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công ty thúc ép công nhân phải
hoàn thành định mức công việc với khối lượng lớn; công nhân phải làm tăng giờ
làm thêm liên tục trong tuần - bắt đầu từ 7h30 tới 20h30 mà chỉ được nghỉ ăn t rưa 1
giờ, nghỉ giải lao 15 phút.
Trong khi phải làm việc căng sức, tập trung vào công việc một ngày hơn 12
tiếng, nhưng chúng tôi chỉ được lãnh đạo Công ty “bao” 2 bữa ăn (trưa, tối) mỗi
suất có giá 11.000 đồng. Do làm việc căng thẳng và th iếu chất dinh dưỡng nên
nhiều công nhân đã mệt mỏi, sinh bệnh. Khi công nhân bị mệt, ốm xuống phòng y
tế có ý kiến là được nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng cán bộ thuộc phòng y tế của Công
ty có thái độ hách dịch, không tìm hiểu kỹ tình hình sức khỏe của công nhân, chỉ
cho phép nằm nghỉ 10 phút và sau đó yêu cầu tiếp tục làm việc...
Trong những ngày gần đây khi thời tiết nắng nóng, các khu nhà xưởng rất
nóng (nhất là phân xưởng là) nhưng Công ty trang bị rất ít quạt. Khi công nhân mở
cửa sổ để hứng gió thì bị bảo vệ bắt đón g cửa lại.
Công nhân Lê Thị Th - tổ may 2, MK3 - cho biết, những ngày gần đây, do
Công ty có đơn hàng nhiều nên vấn đề tăng ca, làm thêm rất căng thẳng. Đốc công
luôn đòi hỏi công nhân phải có sản lượng cao, khi công nhân đã cố gắng đáp ứng
được yêu cầu thì đốc công lại yêu cầu tăng sản lượng cao hơn...
Theo phản ánh của nhiều công nhân, một trong những nguyên nhân chính tạo
tâm lý bức xúc cho công nhân là do thái độ đối xử của đốc công với người lao động.
Khi công nhân không đáp ứng được sản lượng, đốc công đã có hành vi đập bàn, quát
mắng, cụ thể là trường hợp của đốc công Anni và C heo Loan... Mặc dù ngày 27.7,
Công đoàn tỉnh Hải Dương đã xuống Công ty tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của đại diện
công nhân và trao đổi với lãnh đạo Công ty Makalot, nhưng vụ việc không được giải
quyết dứt điểm. Khoảng 8h30 sáng 30.7, do không kiềm chế, một đốc công người Đài
Loan đã đánh một nam công nhân. Quá bức xúc, nhiều công nhân đã có phản ứng tiếp
tục ngừng việc.
Sẽ giải quyết sớm vụ việc
Phó Chủ tịch Công đoàn ngành công thương Hải Dương Nguyễn Thị Hu yền
xác nhận: Sáng 30.7, tại Công ty Makalot, có sự việc đốc công người Đài L oan
đánh chảy máu mồm một nam công nhân. Tổng Giám đốc Công ty đã yêu cầu đốc
công người Đài Loan trực tiếp thỏa thuận giải quyết vụ việc với công nhân bị đánh,
nếu không Công ty sẽ có biện pháp xử lý thích đáng.
Chủ tịch Công đoàn ngành công thương tỉnh Hải Dương Lương Ngọc Thắng
cho biết: “Sau khi xuống hiện trường để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công
nhân, ý kiến của công nhân tập trung vào các vấn đề: Chấm dứt thái độ quá t mắng
công nhân, giảm giờ làm, tăng tiền làm thêm, xem xét lại mức giá của khẩu phần ăn
ca, tính lại các khoản phụ cấp...”.
Theo ông Thắng, sau khi lắng nghe ý kiến của công nhân, Tổng Giám đốc
Công ty Makalot Johnson Chiu cho biết, lãnh đạo Công ty sẽ yêu cầu các đốc công
thay đổi thái độ đối với công nhân , nếu vi phạm sẽ kỷ luật; việc nâng lương không
phải tự động được nâng mà cần phải xem và o kỹ năng tay nghề của chính người lao
động, vấn đề tăng ca, lãnh đạo Công ty sẽ họp với các tổ trưởng và nghiên cứu sản
lượng cho phù hợp với từng phân xưởng.
Công ty sẽ tăng tiền ăn ca cho công nhân, sẽ tìm nhà cung cấp mới, đại diện
công nhân sẽ giúp lãnh đạo Công ty kiểm tra chất lượng bữa ăn. Lãnh đạo Công ty
đã đồng ý tăng một số khoản phụ cấp như xăng xe (lên 200.000đ/tháng), tiền
chuyên cần (lên 150.000đ/tháng) v.v... Tổng mức tăng so với thu nhập tháng trước
của công nhân vào khoảng 90.000đ-100.000đ/người/tháng.
Tuy nhiên, ngày 30.7, các công nhân cho PV biết mức tăng như vậy l à quá
thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của người lao động . Vì vậy, họ tuyên bố sẽ tiếp tục
ngừng việc tập thể trong ngày 31.7.
Theo ông Trần Ngọc Bính - Trưởng ban Chính sách lao động Liên đoàn Lao
động tỉnh Hải Dương - để giải quyết dứt điểm vụ việc, Công đoàn sẽ tiếp tục tổ
chức đối thoại giữa công nhân và chủ doanh nghiệp . Phải tháo gỡ được những khúc
mắc để có tiếng nói chung bằn g những thỏa thuận cụ thể của doanh nghiệp với
người lao động.
Theo Quang Chính - Việt Lâm
Lao Động
Nguồn: ngày 31/7/2012
Phụ lục 6
HẢI PHÒNG TRÀN NGẬP LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC
Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của
Việt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ
công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công việc mà lao
động Việt Nam có thể đảm đương.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên)
được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật
Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng
mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến
độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 -
3.000 người.
Xử ép tiền lương lao động trong nước
Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết
được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế
lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty Cổ
phần Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa
sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động
tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.
Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng gửi
Công an huyện Thủy Nguyên, con số này gần 1.500 người. Đây là số người được
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cấp giấy phép lao động 1 năm.
Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số người trung Quốc sang lao
động phổ thông tại công trường không có giấy tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năng
của thành phố phải tìm cách trục xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa ai
thống kê nổi.
Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng , nên số ít lao động người
Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết kêu ai .
Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng nhiều lao
động Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, mức lương thấp
nhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lao động Việt
Nam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo vệ người Việt Nam tại khu
chung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng,
không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức
lương của họ tính ra tiền Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lần
so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.
Phức tạp
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng cho biết, tính đến
thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và
ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được
cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người
Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước
ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia
hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên
thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.
“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về
nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con
đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện
này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo
đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt
Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng
lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá
nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiến
nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ,
tình trạng mất cắp thường xảy ra..., trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề,
bằng cấp” (?).
Khó quản lý
Tuy nhiên, một cán bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định,
không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng
lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.
Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công
an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có
khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khu
nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công)
do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 - 400 người thuê nhà dân trong làng tá
túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị
thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số
nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó.
Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã ti ến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và
đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều
đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra
liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số
người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.
Nguồn: ngày 11/06/2012
Phụ lục 7
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI
VI PHẠM PHÁP LUẬT BVMT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2011
TT Tên doanh nghiệp Hành vi vi phạm pháp luật BVMT
1 Công ty TNHH Piagio Việt Nam Thải mùi khó chịu vào môi trường
2 Công ty sản xuất phanh Nissan Việt Nam X
ả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
3 Công ty TNHH Jinsung Việt Nam Không đăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại
4 Công ty TNHH Deawoo STC&Apparel
Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ
tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải
xử lý, tiêu hủy
5 Công ty TNHH Sinwon
Không đăng ký báo cáo theo qui định với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ
tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải
xử lý, tiêu hủy
6 Công ty quốc tế Hannam Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B
7 Công ty TNHH Dea Young Viha Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B
8 Công ty TNHH Ong Tam Đảo Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốcgia 24:2009/BTNMT cột B
9 Nhà máy Adream Viha X
ả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
10 Công ty TNHH Kỹ thuật công nghiệpKim Lợi Việt Nam
Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
11 Công ty TNHH Chính Long Xả n
ước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
12 Nhà máy s
ản xuất thức ăn gia súc của
Công ty cổ phần Japfa Comfeet Việt Nam
Xả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
13 Công ty TNHH sản xuất sơn Phoenix X
ả nước thải vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia 24:2009/BTNMT cột B
14 Công ty TNHH tái chế Covi
Không có văn bản báo cáo cơ quan QLNN có
thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý
chất thải nguy hại theo qui định
Nguồn: [56]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_2683.pdf