Luận án Dạy học dân ca nghi lễ hát thờ cho sinh viên đại học sư phạm âm nhạc

Tìm hiểu những truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử, các đặc điểm tương đồng, khác biệt trong phong tục, tập quán, trong nghệ thuật giữa các thể loại dân ca NLHT, Hát Xoan được hình thành trên vùng đất Phú Thọ cổ kính, chứa đựng nhiều yếu tố cổ nhất của dân ca người Việt và mang tính lan tỏa tới một số thể loại dân ca. Đặc biệt, giữa Hát Xoan với Hát Dô, Hát Dậm có mối quan hệ sâu sắc. Trước khi người dân Phù Đức xây miếu Lãi Lèn để dâng lễ hát thờ Vua Hùng, nơi diễn xướng Hát Xoan là bãi cỏ thiêng, biểu hiện của tín ngưỡng totem (vật linh). Từ xưa đến nay, phong tục dâng lễ này vẫn duy trì. Ở trò diễn Mó cá Hát Xoan, các cô đào vừa hát vừa múa như giăng lưới dưới sông, các trai làng đóng làm cá, chạy lượn vòng quanh các cô đào, rồi một chàng vùng vẫy như bị mắc phải lưới. Các cô đào lật ngửa con cá lên rồi khiêng lên ban thờ làm nghi lễ cầu cúng dâng cho thần linh. Cầu cúng xong, con cá (chàng trai làng) mới được trở lại làm người. Cụ Lê Xuân Ngũ cho biết, ngày trước ở trò diễn này trai gái có những động tác thể hiện tín ngưỡng phồn thực, nên mới có tên gọi là Mó cá. Tiết mục Mó cá có cả yếu tố tín ngưỡng totem và tín ngưỡng phồn thực, là những tín ngưỡng cổ nhất của nhân loại. Trong lời ca Hát Xoan còn bảo lưu nhiều từ gốc Mon - Khme (bưng, chẻ, cài, gài ), từ Việt cổ ngày nay không thấy có (mụi nhụi, bạc bội.) là cội nguồn của tiếng Việt.

pdf279 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học dân ca nghi lễ hát thờ cho sinh viên đại học sư phạm âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát dân gian. Khi đọc lời văn, lời thơ trong nghi thức tế lễ, hay sinh hoạt ca hát chính là lối hát nói (hát như nói - nói như hát). Hát nói là khởi đầu của các lối hát trong diễn xướng NLHT, lối hát nói ít có những luyến láy nên rất giản đơn, mộc mạc. Ví dụ 2: CÀI HOA (Hát Xoan, trích) [PL 7.1.13, tr.230] 189 2.1.3. Thang 4 âm trong dân ca nghi lễ Hát thờ Trong quá trình tồn tại, dân ca nói chung, dân ca NLHT nói riêng đều phát triển, biến đổi. Khi tiếng nói con người trong quá trình lao động, sản xuất, trong sinh hoạt đời sống xã hội có thêm những từ, ngữ mới thì ngôn ngữ phong phú hơn. Khi ngôn ngữ của tiếng nói phong phú hơn, con người diễn đạt tư tưởng, tình cảm qua các câu văn, câu thơ không chỉ là nói - đọc, mà còn là ngâm - đọc. Khi người ta ngâm - đọc lời văn, lời thơ thì âm điệu có cao độ phong phú hơn khi nói - đọc. Do đó, những bài dân ca NLHT khởi đầu thường có số âm ít, dần dần những bài dân ca xuất hiện sau có số âm nhiều hơn. Những bài dân ca NLHT thang 4 âm ra đời muộn hơn những bài thang 2 âm, thang 3 âm. Trong dân ca Hát Dô, những bài như Hát chúc, Chúc thơ, Giáo hương là thang 4 âm; một số bài như Trấn Ngũ Phương, Đẩy xe, Hóa sắc, Phong ống, Hồi quân... của Hát Dậm cũng là loại thang 4 âm. Ví dụ 3: TRẤN NGŨ PHƯƠNG (Hát Dậm, trích) [PL 7.3.1, tr.242] 2.1.4. Thang 5 âm trong dân ca nghi lễ Hát thờ Những bài như Bợm gái, Bỏ bộ, Đố chữ, Đố hoa, Mó cá dân ca Xoan là thang 5 âm; những bài như Hái hoa, Chèo thuyền, Chơi qua bãi cát, Trồng chuối, Xe chỉ, Răng đen hạt đỗ trong Hát Dô là thang 5 âm; một số bài Hát Dậm là thang 5 âm: Mái hò, Đi cấy, Múa vãn, Tiệc là, Nếp mây, Đố ai... Ví dụ 4: NẾP MÂY (Hát Dậm, trích) [PL 7.3.8, tr.249] Thang âm bài Nếp mây gồm 5 âm: c1- d1 - f1 - g1 - a1. Thang âm trong dân ca nghi lễ Hát thờ không giống hoàn toàn với thang 7 âm cơ bản Bình quân luật, tuy có âm tựa (ổn định) song không có nhiều âm không ổn định (4 190 âm) mà chỉ có 2 âm không ổn định, nên khi tiến hành giai điệu thường không có sự hút dẫn các âm không ổn định về các âm ổn định, để tạo thành các điệu thức trưởng, thứ như âm nhạc 7 âm phương Tây. Mặt khác, nghệ nhân và những người hoạt động âm nhạc cổ truyền Việt Nam thường gọi điệu Cung, điệu Thương, điệu Huỳnh, điệu Nao mà không gọi điệu thức Cung, điệu thức Thương hay điệu thức Huỳnh, điệu thức Nao Trong học tập chúng ta sử dụng thuật ngữ điệu có ý nghĩa như điệu thức. 2.2. Một số loại điệu thức trong dân ca nghi lễ Hát thờ Dân ca NLHT có 4 điệu chính là Huỳnh, Nao, Bắc, Nam, tương ứng như các điệu Cung, Thương, Chủy, Vũ âm nhạc Trung Hoa, được thể hiện bằng ký hiệu 5 dòng kẻ dưới đây: Điệu Huỳnh/Cung: Điệu Nao/Thương: ĐiệuBắc/Chủy: ĐiệuNam/Vũ: Tác giả Hoàng Kiều trong cuốn Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền có nêu về tính chất của các cung trong âm nhạc cổ truyền: “Cung Nam: giọng bằng mà thấp; Cung Bắc: giọng rắn rỏi và cao; Cung Nao: giọng chênh giữa cung Nam và cung Bắc (nao nao: có nghĩa là không thẳng, chếch 191 chếch); Cung Pha: giọng lơ lớ, không như chính âm nữa, có thể so với giọng thượng áp cung và hạ áp cung; Cung Huỳnh: giọng thấp, dồn dập” [56; tr.68]. Tên gọi các Cung biểu thị tính chất âm nhạc mà sách Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền nêu trên, có nghĩa như tính chất của điệu hay điệu thức. Những bài dân ca NLHT có điệu tương ứng như điệu Huỳnh (điệu Cung) là: Xe chỉ vá may (Hát Xoan), Trồng chuối, Xe chỉ, Răng đen hạt đỗ (Hát Dô), Bỏ bộ, Nếp mây (Hát Dậm), Răng đen hạt đậu (Hát Chèo tầu). Ví dụ 5: RĂNG ĐEN HẠT ĐỖ (Hát Dô, trích) [PL 7.2.8, tr.241] Tương ứng như điệu Nao (Thương), dân ca NLHT có một số bài: Hát phú (Hát Xoan), Chúc Bà Chúa (Hát Chèo tàu). Ví dụ 6: MÁI HÒ 3 (Hát Dậm, trích) [5, tr.398]. Bài Hát chúc (Hát Dô), bài Mái hò ông, Mái hò 3, Múa vãn và bài Đi cấy (Hát Dậm) có điệu giống điệu Bắc (Chủy)... Ví dụ 7: HÁT CHÚC (Hát Dô, trích) [46, tr.105]. Một số bài dân ca NLHT có điệu tương ứng như điệu Nam (Vũ) là: Trèo lên cây bưởi hái hoa, Hát Phú (Hát Xoan), Hái hoa số 6, Chèo thuyền, 192 Chơi qua bãi cát (Hát Dô), Phong pháo (Hát Dậm), các bài Mùa xuân, Bài Tầu 2, (Hát Chèo tầu). Ví dụ 8: HÁT PHÚ (Hát Xoan, trích) [92, tr.68] Điệu là một bộ phận quan trọng trong giai điệu bài dân ca, nó góp phần biểu hiện nét đặc trưng của âm nhạc một vùng, miền hay của một dân tộc. 3. Cách xác định thang âm, điệu thức trong dân ca nghi lễ Hát thờ 3. 1. Cách xác định thang âm Từ TK VI trước công nguyên, Pitago - nhà triết học, toán học vĩ đại người Hy Lạp đã tìm ra một chuỗi âm thanh qua việc gõ lên một sợi dây. “lấy một âm nào đó làm chuẩn rồi tìm ra tất cả các âm khác bằng cách nâng nó lên một quãng năm theo tỉ lệ 2/3, hạ âm vừa có được xuống một quãng tám theo tỉ lệ 2/1, rồi lại nâng nó lên quãng năm v.v cuối cùng ta sẽ có được đủ mười hai âm” [126; tr.28]. 12 âm do Pitago tìm ra là 12 âm tự nhiên trong một quãng 8. Sau đó, người ta đặt tên cho bảy bậc cơ bản là Đô Rê, Mi, Pha, Son, La, Si và các bậc chuyển hóa của nó, tổng là 12 âm. Tác giả Vũ Nhật Thăng trong sách Thang âm nhạc cải lương - tài tử, bằng phương pháp toán học đã tìm ra thang âm của sợi dây đàn khi rung tự nhiên, có tần số cơ bản và các bồi âm của nó. Âm cơ bản và các bồi âm của sợi dây đàn rung tự nhiên có tần số tạo ra các quãng đúng tự nhiên là: 8 đúng (tỉ tần 2/1), 5 đúng (tỉ tần 3/2), 4 đúng (tỉ tần 4/3) Ở Trung Quốc cổ đại, thời Xuân Thu (TK VIII - V TCN), Quản Trọng còn gọi là Quản Tử (725 - 645 TCN) đã tìm ra chuỗi âm thanh bằng phương pháp Tam phân tổn ích: chia ba đều, bớt một, thêm một những ống trúc. Quản Trọng tìm ra 12 âm trong một bát độ (quãng tám). Âm nhạc Ấn Độ có thang 22 âm trong một quãng tám. Âm nhạc Châu Âu từ TK XVII đến nay thường dùng thang âm 7 bậc cơ bản chia đều trong một quãng tám thành 12 bậc. Trừ bậc 3 đi lên bậc 4 và bậc 7 đi lên bậc 1 của quãng tám tiếp theo là quãng nửa cung, các bậc liền kề nhau đều cách 193 nhau bởi 2 nửa cung (một cung). Thang 12 âm chia đều do Vecmaixtơ đề ra, hiện được sử dụng phổ biến để ghi chép và thực hành hoạt động âm nhạc trên toàn thế giới. Âm nhạc cổ truyền nước ta có nhiều loại thang âm. Dân ca NLHT có nhiều loại thang âm nhưng chủ yếu là thang 5 âm, không bán âm. Để xác định thang âm trong một bài dân ca NLHT, chúng ta xem toàn bộ các nốt từ thấp đến cao trong bài dân ca đó. Lấy nốt thấp nhất trong bài làm âm bậc I, sắp xếp lần lượt thứ tự các nốt có trong bài từ âm bậc I này đến chính âm bậc I ở quãng 8 tiếp theo. Ví dụ: nếu trong bài có nốt thấp nhất là Son quãng tám nhỏ (g), nốt cao nhất là Rê quãng tám hai (d2), ta sắp xếp nốt Son quãng tám nhỏ vị trí của nó ở bậc I, trên khuông nhạc, sau đó lần lượt sắp xếp nối tiếp các âm có trong bài dân ca từ nốt trên nốt Son nhỏ, như La quãng tám nhỏ hoặc Si quãng tám nhỏ... đến nốt Son quãng tám tiếp theo là Son quãng tám 1, đó là cấu tạo thang âm của bài dân ca đó. Chú ý: khi sắp xếp các nốt có trong bài dân ca đều quy về từ nốt đầu là ở quãng tám có âm thấp nhất. Ví dụ 9: ĐỐ HOA (Hát Xoan, Trích) [92, tr.186] Thang âm đoạn trích bài Đố hoa ở trên: son, la, đô, rê, mi. Bài tập thực hành trên lớp: - Xác định thang âm bài dân ca Xoan dưới đây: Ví dụ 10: BỎ BỘ (Hát Xoan, trích) [92, tr.192] 194 Chú ý: Bài Bỏ bộ có hai loại thang âm. 3.2. Cách xác định điệu thức Để xác dịnh điệu thức một bài dân ca NLHT, cần có một số tiêu chí: Bài dân ca phải có từ 5 âm trở lên; Trong giai điệu của bài không có quãng nửa cung (bán âm); Bài có cấu trúc từ 01 khổ nhạc đến 03 khổ nhạc. Âm nhạc cổ truyền nước ta có các điệu thức 5 âm chính với tên gọi Huỳnh, Nao, Pha, Bắc, Nam. Dân ca nhạc cổ miền Nam còn có điệu Oán và các hơi nhạc rất phong phú, đa dạng. Như đã nói ở bài thang âm, điệu thức dân ca nghi lễ Hát thờ, các bài dân ca thang từ 2 âm đến 4 âm đều không hình thành một loại điệu thức 5 âm (không bán âm) của lý thuyết âm nhạc cổ truyền. Theo triết lý âm dương - ngũ hành, âm nhạc phải đủ 5 âm mới thành điệu. Các bài dân ca có thang từ 2 âm đến 4 âm thường là những bài có trước các bài thang 5 âm. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc như Tú Ngọc, Nguyễn Đăng Hòe, Trần Bảo Hưng... xác định những bài dân ca không đủ 5 âm là dạng tiền điệu thức 5 âm. Tùy theo tính chất của các bài dân ca, thang 2 âm đến 4 âm mang tính chất vui tươi hay nhẹ nhàng, mà nó có xu hướng của điệu Huỳnh (gần với điệu trưởng) vui tươi hay của điệu Nam (gần với điệu thứ) trữ tình, hoặc là một dạng điệu thức trung gian vừa có tính chất vui tươi vừa có tính chất trữ tình. Để xác định điệu thức trong bài dân ca NLHT, chúng ta vận dụng lý thuyết về âm nhạc ngũ cung của của Ghi-rơ-xman, nhà lý luận âm nhạc người Nga. Trong sách Dân ca là cơ sở của âm nhạc, Ghi-rơ-sman viết về trung tâm ổn định của điệu thức ngũ cung có ba điểm tựa: điểm tựa cao - điểm tựa giữa - điểm tựa thấp. Những điểm tựa này có mối tương quan quãng 4, quãng 5 của giai điệu. Tiến hành xác định điệu thức trong bài dân ca NLHT có các bước: - Tìm các nốt là điểm tựa cao, điểm tựa giữa và điểm tựa thấp trong giai điệu bài dân ca. 195 - Nghiên cứu sự tương quan quãng 4, quãng 5 của các nốt thuộc ba điểm tựa để xác định âm chủ. - Từ âm chủ xây dựng thang âm gồm những nốt có trong bài dân ca đến âm chủ ở quãng 8 tiếp theo. Ví dụ xác định điệu thức của bài Nếp mây, dân ca Hát Dậm dưới đây: Ví dụ 11: NẾP MÂY (Hát Xoan, trích) [PL 7.3.8, tr.249] Trong bản nhạc bài Nếp mây nốt f2 là điểm tựa cao, nốt c2 là điểm tựa giữa, nốt f1 là điểm tựa thấp. Tương quan nốt f2 và nốt c2 là tương quan quãng 4. Tương quan nốt c2 và nốt f1 là tương quan quãng 5. Theo lý thuyết của Ghi- rơ-sman, âm gốc (âm chủ) của mối tương quan này là nốt f1. Lấy nốt f1 (âm gốc) làm chủ âm của điệu thức, ta xây dựng được cấu tạo điệu thức của bài Nếp mây là: f1 - g1 - a1 - c2 - d2 - f2, ký hiệu theo 5 dòng kẻ là: Điệu Pha Huỳnh: Bài thực hành trên lớp: - Xác định điệu thức của bài dân ca Hát Dô dưới đây: Ví dụ 12: BẺ CÀNH NHUỘM THÂM (Hát Dô, trích) [46, tr.115] Chú ý: Tìm ba điểm tựa cao - giữa - thấp của bài, xác định âm chủ (âm gốc), từ âm chủ xây dựng cấu tạo của điệu thức trong bài. Gợi ý: Đây là bài thuộc điệu thức Nam (Vũ). 196 Phụ lục 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC LÝ THUYẾT 1. Thực nghiệm sư phạm dạy học lý thuyết Do khuôn khổ của một luận án tiến sĩ không cho phép vượt quá số trang quy định, tuy NCS đã tổ chức thực nghiệm dạy học lý thuyết dân ca NLHT nhưng không nêu trong chính văn, mà nêu trong phụ lục luận án. Theo đề xuất đổi mới phương pháp dạy học các môn thuộc hệ thống lý thuyết âm nhạc, chúng tôi mô tả một tiết dạy học lý thuyết thực nghiệm sư phạm. 1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề xuất đổi mới biện pháp dạy học lý thuyết, qua dạy học một nội dung về dân ca NLHT của môn Lịch sử âm nhạc Việt Nam. 1.2. Đối tượng thực nghiệm - Sinh viên lớp Đại học SPAN K20 (hệ liên thông lên đại học) niên khóa 2020- 2023. - Trình độ Đại học năm thứ hai. - Giảng viên: Nguyễn Thanh Tiến 1.3. Thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm - Thời gian tổ chức thực nghiệm được trong học kỳ 2, năm học 2021 - 2022, trong tuần từ 13 tháng 5 đến 20 tháng 5 năm 2022. - Địa điểm: Phòng học chuyên ngành, Bộ môn GDNT, Trường ĐHSP - ĐHTN. 1.4. Nội dung thực nghiệm Trên cơ sở bài giảng chuyên đề Nguồn gốc lịch sử và mối quan hệ giữa các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, đã được biên soạn [PL 2, tr.167-181], thiết kế dạy 01 tiết/45 phút, học một nội dung của chuyên đề. 197 Về phương pháp dạy học, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng... kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại như: PPDH theo nhóm, PPDH nêu vấn đề - giải quyết vấn đề... ứng dụng CNTT trong dạy học. 1.5. Tiến hành thực nghiệm Tổng số SV lớp Đại học SPAN K20, Trường ĐHSP - ĐHTN có 36 SV được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng, 01 nhóm phó, 01 thư ký cùng 4 thành viên. Chúng tôi mô tả tiết dạy thực nghiệm dưới đây. Bước 1. Giảng viên ổn định lớp và sử dụng CNTT trình chiếu tiêu đề và mục đích bài học trên màn hình: Tiến trình lịch sử của dân ca nghi lễ Hát thờ Mục đích: GV giảng bài và hướng dẫn SV phân tích, đối chiếu, so sánh các truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán và đặc điểm chính của nghệ thuật dân ca NLHT, từ đó đưa ra giả thiết về tiến trình lịch sử của các thể loại dân ca này. Bước 2. GV yêu cầu SV mở bài giảng đã được biên soạn và thuyết trình tóm tắt nội dung bài giảng. Thời gian 7 phút. Bước 3. Giảng viên đặt câu hỏi 1: Theo truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử, hãy cho biết thứ tự xuất hiện của các thể loại dân ca NLHT? Các nhóm học tập trao đổi và cử đại diện giơ tay phát biểu. GV chỉ định đại diện các nhóm phát biểu, sau đó giảng giải: căn cứ theo truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử trong dân gian ở quê hương các thể loại dân ca NLHT, thứ tự xuất hiện của các thể loại dân ca NLHT là: Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm. SV đặt câu hỏi: Thưa thầy vì sao Hát Xoan lại có trước Hát Dô ? GV trả lời: Trong bài giảng được biên soạn đã nêu rõ Hát Xoan là hát thờ Vua Hùng, Hát Dô là hát thờ đức thánh Tản Viên. Trong truyền thuyết 198 dân gian ở nước ta có sự tích kể về Vua Hùng kén rể. Sơn tinh và Thủy tinh cùng đến xin Vua Hùng thi tài để được chọn làm con rể vua. Do đó đức thánh Tản Viên phải là thế hệ sau của Vua Hùng. Đó là một căn cứ cho thấy Hát Xoan có trước Hát Dô. GV đặt câu hỏi 2: Theo phong tục, tập quán, lề lối diễn xướng các thể loại dân ca NLHT, thể loại nào có yếu tố cổ nhất? Các nhóm học tập trao đổi và cử đại diện giơ tay phát biểu, thảo luận. Sau phần thảo luận của SV, GV giảng giải: Về cơ bản, phong tục tập quán, lề lối các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ giống nhau. Song Hát Xoan có phong tục gắn với tín ngưỡng tô tem, tín ngưỡng phồn thực là những tín ngưỡng cổ nhất của nhân loại, điều đó cũng cho thấy Hát Xoan là thể loại dân ca cổ nhất. SV đặt câu hỏi: Những phong tục tập quán, lề lối cổ trong diễn xướng Hát Xoan hiện nay còn không? GV trả lời: Hàng năm vào ngày 30 tháng chạp, dân làng Phù Đức vẫn ra bãi cỏ thiêng, nay xây thành một đền thờ rất rộng rãi, khang trang ở đầu làng, dâng lễ vật là thịt bò khô và bánh Nẳng dâng lên ban thờ Ngài. Trong lề lối Hát Xoan có nhiều tiết mục biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực như Đánh cá, Cài hoa... vẫn được duy trì. Còn nhiều yếu tố cổ trong Hát Xoan, các em tìm trong câu hỏi dưới đây: Những yếu tố chính nào trong nghệ thuật thể hiện sự biến đổi, phát triển của các thể loại dân ca NLHT? Các nhóm trao đổi và cử đại diện giơ tay phát biểu. GV chỉ định đại diện các nhóm phát biểu, sau đó giảng giải: Những yếu tố chính thể hiện sự phát triển, biến đổi của các thể loại dân ca NLHT là: Dân ca Hát Xoan có loại thang 2 âm, 3 âm. Thang âm Hát Dô, Hát Dậm không có loại thang 2 âm, thang 3 âm là những loại thang được gọi là Tiền điệu thức. Thang 4 âm trong 199 Hát Dô, Hát Dậm có khá nhiều, loại thang âm này được gọi là thang 5 âm thiếu âm. Tính chất âm nhạc của các loại thang 4 âm rất gần với tính chất loại thang 5 âm. Giai điệu nhiều bài Hát Xoan gần với nói trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, thanh điệu ca từ là thanh điệu tiếng nói. Giai điệu Hát Dô, Hát Dậm không gần với nói trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, thanh điệu ca từ đã có sự phát triển, biến đổi khác với thanh điệu tiếng nói. Diễn xướng trong Hát Xoan có lối hát nói - nói như hát rất cổ, Hát Dô, Hát Dậm không có lối hát này. Cùng với những câu hỏi nêu vấn đề, SV thảo luận để giải quyết vấn đề với GV và GV còn đặt ra những câu hỏi tạo sự phản ứng nhanh, khuyến khích SV tham gia vào quá trình học tập như: Theo nội dung lời ca, tính chất âm nhạc, những bài ở chặng hát Quả cách trong Hát Xoan xuất hiện vào giai đoạn nào? Những bài nào trong các thể loại dân ca NLHT có sự giống nhau về tên gọi, tính chất âm nhạc ?... Tiếp theo phần giảng bài và trao đổi giữa GV - SV và SV - SV, GV trình chiếu trên màn hình sơ đồ mô hình hóa mối quan hệ mang tính lan tỏa, giữa Hát Xoan tới các thể loại dân ca NLHT của người Việt ở vùng Trung du và Châu thổ sông Hồng. Bước 3 diễn ra sự trao đổi kiến thức hai chiều, giữa GV với SV và giữa SV với SV. Thời gian khoảng 32 phút. Bước 4. Củng cố kiến thức và giao bài tập GV thuyết giảng tóm tắt bài học theo hệ thống và nhấn mạnh những vấn đề chính của bài. Sau đó, GV giao bài tập về nhà: Thử tìm các từ cổ trong dân ca NLHT, qua đó làm rõ thêm về tiến trình lịch sử của các thể loại dân ca này ? Thời gian 7 phút. Bước 5. Nhận xét, đánh giá. GV yêu cầu từng nhóm tự nhận xét, đánh giá thái độ học tập và tiếp thu kiến thức của nhóm. GV nêu nhận xét và đánh giá chung. Thời gian 3 phút. 200 Tổng thời gian là 45 phút/tiết, chuẩn theo quy định. Kết thúc tiết dạy thực nghiệm lý thuyết, chúng tôi tiến hành phỏng vấn SV lớp K20 (hệ liên thông lên đại học), Đại học SPAN để có thông tin về kết quả thực nghiệm. Phương pháp phỏng vấn của chúng tôi vừa sử dụng bằng lời và bằng phiếu điều tra qua trả lời câu hỏi. 1.6. Kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm và đánh giá kiểm tra, chúng tôi thấy kết quả học tập của SV như sau: Tổng số phiếu phát ra và thu về là 36 phiếu với 3 câu hỏi về nội dung điều tra, kết quả các câu hỏi như sau: - Câu hỏi 1. Đọc bài giảng chuyên đề Nguồn gốc lịch sử và mối quan hệ giữa các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, em thấy có cần học chuyên đề này không? Số phiếu trả lời Cần là 20 phiếu, chiếm tỉ lệ 55,6%, số phiếu trả lời Rất cần là 16 phiếu, chiếm tỉ lệ 44,4%, không có phiếu trả lời Không cần. - Câu hỏi 2. Giờ học thực nghiệm hôm nay em thấy việc tiếp thu kiến thức của mình so với các giờ học trước thế nào? Số phiếu trả lời Nhanh hơn là 34 phiếu, chiếm tỉ lệ 94,4%, số phiếu trả lời Bình thường là 2 phiếu, chiếm tỉ lệ 5,6%, không có phiếu trả lời Chậm hơn. - Câu hỏi 3. Tiết học hôm nay có phân tích, đối chiếu, so sánh sự hình thành các thể loại dân ca NLHT, em có thể áp dụng nghiên cứu vào các thể loại dân ca khác được không? Số phiếu trả lời Có thể là 31 phiếu, chiếm tỉ lệ 86,1%, số phiếu trả lời Không thể là 5 phiếu, chiếm tỉ lệ 13,9%. Căn cứ vào kết quả thực nhiệm qua phiếu điều tra cho biết, bước đầu ứng dụng các PHDH hiện đại kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lý thuyết đạt hiệu quả cao, có thể áp dụng cho các giờ học lý thuyết trong chương trình đào tạo SV Đại học SPAN, Trường ĐHSP - ĐHTN. 201 Phụ lục 4 4.1. PHIẾU ĐIỀU TRA (Kết quả học tập của sinh viên) Họ và tên sinh viên:.........................Nam  Nữ  Sinh viên K..................................................Đại học Sư phạm Âm nhạc NỘI DUNG 1. Kết quả học tập năm học thứ nhất của em đạt loại nào theo xếp loại dưới đây: Khá  Giỏi  Trung bình  2. Kết quả học tập năm học thứ hai của em đạt loại nào theo xếp loại dưới đây: Khá  Giỏi  Trung bình  Thái Nguyên, ngày.. tháng. năm 2022 Người điều tra Nguyến Thanh Tiến 202 Kết quả Phiếu điều tra 4.1. Sau khi tiến hành thu thập thông tin bằng Phiếu điều tra với 100 SV toàn khoá, chúng tôi thấy kết quả học tập của các em như sau: Tổng số phiếu phát ra và thu về là 100 phiếu với 2 câu hỏi về nội dung điều tra, kết quả các câu hỏi như sau: Bảng 2: Điều tra kết quả học tập của sinh viên Câu hỏi Nội dung Xếp loại Số SV Tỉ lệ % 1. Kết quả học tập năm học thứ nhất của em đạt loại nào theo xếp loại học lực: giỏi, khá, trung bình, trung bình khá ? Học lực giỏi 10 10% Học lực khá 20 20% Học lực trung bình khá 40 40% Học lực trung bình 30 30% 2. Kết quả học tập năm học thứ hai của em đạt loại nào theo xếp loại học lực: giỏi, khá, trung bình, trung bình khá ? Học lực giỏi 12 12% Học lực khá 25 25% Học lực trung bình khá 43 43% Học lực trung bình 20 20% 203 4.2. PHIẾU ĐIỀU TRA (Phiếu điều tra về việc đọc, hiểu nội dung bài giảng về lịch sử dân ca nghi lễ Hát thờ) 1. Em có đọc bài giảng trước khi lên lớp không? Có đọc  Không đọc  2. Em có đọc kỹ bài giảng trước khi lên lớp không? Đọc rất kỹ  Đọc kỹ  Đọc bình thường  3. Đọc bài giảng em có hiểu nội dung không? Rất hiểu  Hiểu  Bình thường  4. Phương pháp dạy của thầy có dễ tiếp thu không? Dễ tiếp thu  Không dễ tiếp thu  Bình thường  5. Hình thức tổ chức lớp có hấp dẫn không? Hấp dẫn  Không hấp dẫn  Bình thường  Thái Nguyên, ngày.. tháng. năm 2022 Người điều tra Nguyến Thanh Tiến 204 Kết quả phiếu điều tra 4.2. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 36 phiếu với 5 câu hỏi về nội dung trưng cầu ý kiến, kết quả các câu hỏi được trả lời như sau: Bảng 3: Phiếu điều tra về việc đọc, hiểu nội dung bài giảng về lịch sử dân ca nghi lễ Hát thờ, lớp Sư phạm Âm nhạc K20, Trường ĐHSP - ĐHTN Câu hỏi Nội dung Trả lời Số phiếu Tỉ lệ % 1. Em có đọc bài giảng trước khi lên lớp không? Có đọc 36 100% Không đọc 0 0% 2. Em có đọc kỹ bài giảng trước khi lên lớp không? Đọc rất kỹ 10 27,8% Đọc kỹ 9 25% Đọc bình thường 17 47,2% 3. Đọc bài giảng em có hiểu nội dung không? Rất hiểu 0 0% Hiểu 15 41,7% Bình thường 21 58,3% 4. Phương pháp dạy của thầy có dễ tiếp thu không? Dễ tiếp thu 5 13,9% Không dễ tiếp thu 3 8,3% Bình thường 28 77,8% 5. Hình thức tổ chức lớp có hấp dẫn không? Hấp dẫn 2 5,5% Không hấp dẫn 20 55,6% Bình thường 14 38,9% 205 Kết quả phiếu điều tra 4.2. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 38 phiếu với 5 câu hỏi về nội dung trưng cầu ý kiến, kết quả các câu hỏi được trả lời như sau: Bảng 4: Phiếu điều tra về việc đọc, hiểu nội dung bài giảng về lịch sử dân ca nghi lễ Hát thờ, lớp Sư phạm Âm nhạc K21, Trường ĐHSP - ĐHTN. Câu hỏi Nội dung Trả lời Số phiếu Tỉ lệ % 1. Em có đọc bài giảng trước khi lên lớp không? Có đọc 38 100% Không đọc 0 0% 2. Em có đọc kỹ bài giảng trước khi lên lớp không? Đọc kỹ 2 5,3% Không đọc 7 18,4% Đọc bình thường 29 80,1% 3. Đọc bài giảng em có hiểu nội dung không? Hiểu 5 13,1% Bình thường 31 81,6% Không hiểu 2 5,3% 4. Phương pháp dạy của thầy có dễ tiếp thu không? Dễ tiếp thu 3 7,9% Không dễ tiếp thu 2 5,3% Bình thường 33 86,8% 5. Hình thức tổ chức lớp có hấp dẫn không? Hấp dẫn 4 10,5% Không hấp dẫn 3 7,9% Bình thường 31 81,6% 206 4.3. PHIẾU ĐIỀU TRA (Phiếu điều tra về việc đọc giáo trình, tài liệu, hiểu nội dung bài giảng về lịch sử dân ca nghi lễ Hát thờ) 1. Em có đọc giáo trình, tài liệu và bài giảng trước khi lên lớp không? Có đọc  Không đọc  2. Em có đọc kỹ giáo trình, tài liệu, bài giảng trước khi lên lớp không? Đọc kỹ  Đọc kỹ  Đọc bình thường  3. Đọc bài giảng em có hiểu nội dung không? Hiểu  Không hiểu  Bình thường  4. Em có hiểu nội dung bài giảng hôm nay không? Hiểu  Không hiểu  Bình thường  207 Phụ lục 5 5.1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dạy học thực nghiệm lý thuyết, lớp K20 Trường ĐHSP-ĐHTN) Họ và tên sinh viên:.........................Nam  Nữ  Sinh viên K..................................................Đại học Sư phạm Âm nhạc NỘI DUNG 1. Đọc bài giảng chuyên đề Nguồn gốc lịch sử và mối quan hệ giữa các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, em thấy có cần học chuyên đề này không? Cần  Rất cần  Không cần  2. Giờ học thực nghiệm hôm nay em thấy việc tiếp thu kiến thức của mình so với các giờ học trước thế nào? Nhanh hơn  Chậm hơn  Bình thường  3. Tiết học hôm nay có phân tích, đối chiếu, so sánh sự hình thành các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, em có thể áp dụng nghiên cứu vào các thể loại dân ca khác được không? Có thể  Không thể  Thái Nguyên , Ngày.. tháng. năm 2022 Người trưng cầu ý kiến Nguyễn Thanh Tiến 208 Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến 5.1. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 36 phiếu với 3 câu hỏi về nội dung trưng cầu ý kiến, kết quả các câu hỏi được trả lời như sau: Bảng 5: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về dạy học thực nghiệm lý thuyết, lớp Sư phạm Âm nhạc K20 Trường ĐHSP-ĐHTN. Câu hỏi Nội dung Trả lời Số phiếu Tỉ lệ % 1. Đọc bài giảng chuyên đề Nguồn gốc lịch sử và mối quan hệ giữa các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, em thấy có cần học chuyên đề này không? Cần 20 55,6% Rất cần 16 44,4% Không cần 0 0% 2. Giờ học thực nghiệm hôm nay em thấy việc tiếp thu kiến thức của mình so với các giờ học trước thế nào? Nhanh hơn 34 94,4% Bình thường 2 5,6% Chậm hơn 0 0% 3. Tiết học hôm nay có phân tích, đối chiếu, so sánh sự hình thành các thể loại dân ca nghi lễ Hát thờ, em có thể áp dụng nghiên cứu vào các thể loại dân ca khác được không? Có thể 31 86,1% Không thể 5 13,9% 209 Phụ lục 6 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC THỰC HÀNH 1. Thực nghiệm sư phạm dạy học thực hành Do khuôn khổ của một luận án tiến sĩ không cho phép vượt quá số trang quy định, tuy NCS đã tổ chức thực nghiệm dạy học thực hành hát dân ca nghi lễ Hát thờ, nhưng không nêu trong chính văn, mà nêu trong phụ lục luận án. Theo đề xuất đổi mới phương pháp dạy học các môn thuộc hệ thống thực hành âm nhạc, NCS mô tả một tiết dạy học thực hành hát dân ca NLHT trong thực nghiệm sư phạm. 1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề xuất đổi mới dạy học thực hành hát dân ca NLHT, trong môn Hát dân ca. 1.2. Đối tượng thực nghiệm - Sinh viên lớp Đại học SPAN K21 niên khóa 2021- 2024. - Trình độ Đại học năm thứ 2 - Giảng viên: Nguyễn Thanh Tiến 1.3. Thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm - Thời gian tổ chức thực nghiệm được trong học kỳ II, năm học 2021 - 2022, trong tuần từ 13 tháng 5 đến 20 tháng 5 năm 2022. - Địa điểm: Phòng học chuyên ngành, Bộ môn GDNT, Trường ĐHSP - ĐHTN. 1.4. Nội dung thực nghiệm Trên cơ sở NCS đã biên soạn về lý thuyết dạy học hát dân ca NLHT, dưới đây là mô tả 01 tiết/45 phút, tiến trình dạy học hát 01 bài dân ca NLHT. Về phương pháp dạy học, NCS sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng, thị phạm, truyền khẩu... kết hợp với 210 phương pháp dạy học hiện đại như: PPDH theo nhóm, PPDH nêu vấn đề - giải quyết vấn đề... ứng dụng CNTT trong dạy học. 1.5. Tiến hành thực nghiệm Tổng số SV lớp Đại học SPAN K21, Trường ĐHSP - ĐHTN có 38 SV được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng, 01 nhóm phó, 01 thư ký cùng 4 thành viên. Bước 1. Luyện hơi thở GV ổn định lớp và sử dụng CNTT trình chiếu tiêu đề bài học và bản nhạc Thơ nhang trên màn hình: Học hát bài Thơ nhang, dân ca Hát Xoan THƠ NHANG (trích) Người hát: Lê Xuân Ngũ Ghi âm-ký âm: Nguyến Thanh Tiến Căn cứ theo tính chất bài Thơ nhang trang nghiêm, thành kính GV hướng dẫn SV luyện hơi thở ngực dưới kết hợp bụng. GV yêu cầu SV đứng tại chỗ, người thẳng thoải mái, hai bàn tay đặt ngang thành bụng, sau đó luyện tập hít hơi vào qua đường mũi và mồm rồi thở ra nhanh, sau đó thở ra từ từ. Thời gian bước 1, khoảng 3 phút. Bước 2. Luyện khởi động giọng Phương pháp dạy hát dân ca tại Bộ môn GDNT, Trường ĐHSP – ĐHTN là luyện thanh, đúng quy trình dạy hát, song GV sử dụng hoàn toàn mẫu luyện 211 thanh của nghệ thuật thanh nhạc là chưa thật phù hợp. Mặt khác thực trạng dạy học hát tại Bộ môn GDNT, GV hát mẫu rồi luyện khởi động giọng cho SV, NCS dạy khởi động trước, hát mẫu sau, là vì khi GV hát mẫu lSV nghe và luyện tập theo. Trong việc khởi động giọng để dạy học hát dân ca NLHT, NCS không sử dụng các mẫu luyện thanh trong nghệ thuật thanh nhạc, mà dựa trên giai điệu bài, lấy 02 nét nhạc có âm điệu của bài làm khởi động giọng. Khi dạy khởi động giọng, GV hướng dẫn SV phải đứng thẳng người, đầu ngẩng cao, lưng không gù, hai tay buông tự nhiên, mắt nhìn thẳng. GV dựa theo cao độ trên đàn piano và hát mẫu câu khởi động giọng: Mẫu 1: Nô ..............................ô Na................................a Mẫu 2: Nô ............ô.........na.............a.........nô............ô Na..............a.........nô ô.........na............a Sau khởi động giọng, GV chiếu một đoạn clip ngắn nghệ nhân Lê Xuân Ngũ cùng các đào kép phường Xoan diễn xướng bài Thơ nhang rồi yêu cầu SV nêu cảm nhận về bài, tiếp theo GV hát mẫu. Bài Thơ nhang tính chất trang nghiêm, thành kính luyện 2 mẫu âm trên với nguyên từ nô và na để âm thanh vang, đồng thời để luyện cách hát liền âm. 212 Thời gian luyện khởi động giọng khoảng 5 phút. Bước 3. Phân tích bài GV yêu cầu SV nhìn lên màn hình có bản phổ bài Thơ nhang và thuyết trình: Ngày xưa người Việt ở nước ta không đọc thơ mà thường ngâm ngợi thơ hay gọi là hát thơ. Nhang từ Việt cổ nghĩa là hương (hương cúng). Bài Thơ nhang trong Hát Xoan được nghệ nhân Lê Xuân Ngũ giảng là hát bài thơ dâng hương lên vua Hùng và các vị thần linh. Bài Thơ nhang được diễn xướng trong chặng hát ... của cuộc Hát Xoan. Qua lời ca ta thấy bài Thơ nhang là lời trình (chiềng) báo của người đại diện cho phường Xoan với dân làng, về việc dâng những nén hương quý (tăm hương làm từ gỗ cây thị, vỏ hương làm bằng trầm và vỏ quế với màu đỏ của hoa mẫu đơn) đầu tiên (lấy nhang là trước) lên bàn thờ thần linh để làm lễ mở hội (mở tiệc) Hát Xoan. Thể thơ bài Thơ nhag là thơ 4 chữ, đây là thể thơ cổ nhất ở nước ta. Thang âm bài Thơ nhang chỉ có 2 âm (G1 – C2), là loại thang âm cổ nhất của dân ca. Cấu trúc bài Thơ nhang là khổ nhạc, gồm các câu thơ 4 chữ nối tiếp liên hoàn, cũng là các nét nhạc nối tiếp liên hoàn, không phân câu trong âm nhạc rõ ràng. Cấu trúc bài Thơ nhang cũng là dạng cấu trúc cổ trong dân ca, bởi người xưa thường hát thơ – hát lời ca theo một nội dung cúng tế nào đó. Bài thơ cúng tế có thể ít câu hoặc nhiều câu, tùy theo nội dung cần thể hiện. Thời gian bước 3, khoảng 3 phút. Bước 4. Hát mẫu GV sử dụng CNTT trình chiếu hình ảnh, âm thanh nghệ nhân Lê Xuân Ngũ cùng phường Xoan Phù Đức diễn xướng bài Thơ nhang trong hội làng, sau đó hát mẫu bài 01 lần. GV chú ý SV cách hát rất mộc mạc, bình dị nhưng trang trọng, thành kính. Thời gian khoảng 3 phút. Bước 5. Dạy luyện phát âm, nhả chữ 213 GV luyện cách phát âm, nhả chữ từng chữ, từng câu trong bài hát cho SV. Những từ ngữ có nguyên âm mở như Ơ, Y dù trường độ ngân dài hay ngắn, GV hướng dẫn SV phải mở khẩu hình trung gian, cằm lỏng phát âm hết trường độ sau đó mới đóng khẩu hình. Ví dụ từ thơ và từ ý trong câu: Nghe tôi thơ nhang, mà cho biết ý, nhang này nhang thị... Những từ ngữ có phụ âm tận cùng, GV hướng dẫn SV đóng khẩu hình ngay sau khi phát âm dù trường độ của từ, ngữ dài hay ngắn. Ví dụ từ làng (chiềng làng) trong câu hát: Kính lại chiềng làng hay vỏ quếu mẫu đơn...Từng chữ, từng câu GV luyện cách phát âm, nhả chữ cho SV thể hiện được tròn vành, rõ chữ như các nghệ nhân. Thời gian dạy học bước 5 là 20 phút Bước 6. Hát toàn bài Diễn xướng Hát Xoan có đệm nhịp là trống con, GV gõ trống đệm hát cho SV hát 02 lần. Thời gian bước 6 khoảng 5 phút. Bước 7. Đánh giá tiết học. GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm tiết học, sau đó GV nhận xét và dặn dò, yêu cầu SV về tập luyện phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Thời gian bước 7, khoảng 3 phút. Tổng thời gian dạy thực nghiệm 01 tiết là 45 phút. 2.3.2.6. Kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm, qua kết quả Phiếu trưng cầu ý kiến SV, kết quả các câu hỏi như sau: Tổng số phiếu phát ra và thu về là 36 (vắng 02 SV) phiếu với 5 câu hỏi về nội dung điều tra, kết quả các câu hỏi như sau: - Câu hỏi 1. Theo em bắt đầu một tiết học hát dân ca có cần tập hơi thở không? Số phiếu trả lời Rất cần là 26, chiếm tỉ lệ 72,2%. Số phiếu trả lời Cần là 8, chiếm tỉ lệ 22,2%. Số phiếu trả lời Không cần là 2, chiếm tỉ lệ 5,6%. 214 - Câu hỏi 2. Khi hát bài dân ca mang tính chất trang nghiêm sử dụng kỹ thuật lấy hơi nào phù hợp ? Số phiếu trả lời Thở ngực trên là 3, chiếm tỉ lệ 8,3%. Số phiếu trả lời Thở bụng là 7, chiếm tỉ lệ 19,4%, số phiếu trả lời Thở ngực dưới kết hợp thở bụng là 26, chiếm tỉ lệ 72,2%. - Câu hỏi 3. Mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ hát dân ca có khác với mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ trong kỹ thuật thanh nhạc không? Số phiếu trả lời Khác là 21, chiếm tỉ lệ 58,3%, số phiếu trả lời Rất khác là 12, chiếm tỉ lệ 33,3%, số phiếu trả lời Không khác là 3, chiếm tỉ lệ 8,3%. - Câu hỏi 4. Khi bắt đầu học một bài dân ca có cần phân tích bài không?. Số phiếu trả lời Cần là 26, chiếm tỉ lệ 72,2%. Số phiếu trả lờì Rất cần là 7, chiếm tỉ lệ 19,4%. Số phiếu trả lời Không cần là 3, chiếm tỉ lệ 8,3%. - Câu hỏi 5. Tiết học hát thực nghiệm hôm nay so với tiết học hát trước, em thấy tiếp thu thế nào? Số phiếu trả lời Nhanh hơn là 33, chiếm tỉ lệ 91,7%, số phiếu trả lờì Bình thường là 3, chiếm tỉ lệ 8,3%, không có phiếu trả lời Chậm hơn. Căn cứ vào kết quả thực nhiệm qua phiếu điều tra cho biết, đổi mới quy trình và phương pháp dạy học hát dân ca có kết quả cao hơn quy trình và phương pháp dạy học dân ca tại BMGDNT, Trường ĐHSP – ĐHTN. 215 6.2. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dạy học thực nghiệm thực hành) Họ và tên sinh viên:.........................Nam  Nữ  Sinh viên K.................................................Đại học Sư phậm Âm nhạc NỘI DUNG 1. Câu hỏi 1. Theo em bắt đầu một tiết học hát dân ca có cần tập hơi thở không? Rất cần  Cần  Không cần  2. Câu hỏi 2. Khi hát bài dân ca mang tính chất trang nghiêm sử dụng kỹ thuật lấy hơi nào phù hợp ? Thở ngực trên  Thở bụng  Thở ngực dưới kết hợp thở bụng  3. Câu hỏi 3. Mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ hát dân ca có khác với mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ trong kỹ thuật thanh nhạc không? Khác  Rất khác  Không khác  4. Câu hỏi 4. Khi bắt đầu học một bài dân ca có cần phân tích bài không?. Cần  Rất cần  Không cần  5. Câu hỏi 5. Tiết học hát thực nghiệm hôm nay so với tiết học hát trước, em thấy tiếp thu thế nào? Nhanh hơn  Chậm hơn  Bình thường  Hà Nội, ngày.. tháng. năm 2022 Người trưng cầu ý kiến Nguyến Thanh Tiến 216 Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến 5.2 Tổng số phiếu phát ra và thu về là 36 phiếu với 5 câu hỏi về nội dung trưng cầu ý kiến, kết quả các câu hỏi được trả lời như sau: Bảng 6: Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về dạy học thực nghiệm thực hành, lớp Sư phạm Âm nhạc K21 Trường ĐHSP-ĐHTN. Câu hỏi Nội dung Trả lời Số phiếu Tỉ lệ % 1. Theo em bắt đầu một tiết học hát dân ca có cần tập hơi thở không? Cần 26 72,2% Rất cần 8 22,2% Không cần 2 5,6% 2. Khi hát bài dân ca mang tính chất trang nghiêm sử dụng kỹ thuật lấy hơi nào phù hợp ? Thở ngực trên 3 8,3% Thở bụng 7 19,4% Thở ngực dưới kết hợp thở bụng 26 72,2% 3. Mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ hát dân ca có khác với mở khẩu hình và phát âm, nhả chữ trong kỹ thuật thanh nhạc không? Khác 21 58,3% Rất khác 12 33,3% Không khác 3 8,3% 4. Khi bắt đầu học một bài dân ca có cần phân tích bài không?. Cần 26 72,2% Rất cần 7 19,4% Không cần 3 8,3% 5. Tiết học hát thực nghiệm hôm nay so với tiết học hát trước, em thấy tiếp thu thế nào? Nhanh hơn 33 91,7% Bình thường 3 8,3% Chậm hơn 0 0% 217 Phụ lục 7 MỘT SỐ BÀI HÁT XOAN, HÁT DÔ, HÁT DẬM DO NGHIÊN CỨU SINH SƯU TẦM 7. 1. Một số bài Hát Xoan 7.1.1. MỜI VUA Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 218 7.1.2. GIÁO TRỐNG (Trích) Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 219 7.1.3. GIÁO PHÁO (trích) Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 220 7.1.4. THƠ NHANG Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 221 7.1.5. CHÀNG MAI CÁCH Người hát: Cụ Phan Thị Kiên (105 tuổi) Kim Đơi, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 23 tháng 2 năm 2019) 222 7.1.6. ĐƯỜNG ĐI TRÊN SUỐI, DƯỚI KHE (Trong tiết mục Bợm gái) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch An Thái, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 12 tháng 4 năm 2020) 223 7.1.7. TRÈO LÊN CÂY BƯỞI HÁI HOA (Trong tiết mục Bợm gái) Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 224 7.1.8. XẺ VÁN BẮC CẦU (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 225 7.1.9. GIƠ CUNG BẮN CÒ (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 226 7.1.10. CẦU BẠCH, CẦU BÔNG (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch An Thái, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 12 tháng 4 năm 2019) 227 7.1.11. XIN HOA (Xin huê) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch An Thái, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 12 tháng 4 năm 2019) 228 7.1.12. ĐỐ CHỮ Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch An Thái, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 12 tháng 4 năm 2019) 229 230 7.1.13. CÀI HOA Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch An Thái, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 12 tháng 4 năm2019) 231 7.1.14. XE CHỈ, VÁ MAY Người hát: Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ Phù Đức, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 6 tháng 3 năm 2019) 232 7.2. Một số bài Hát Dô 7.2.1. HÁT CHÚC Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 233 7.2.2. CHÚC THƠ Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 234 7.2.3. CHÈO THUYỀN Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 235 236 7.2.4. TRÚC MAI (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 237 238 7.2.5. BẺ CÀNH NHUỘM THÂM (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 239 7.2.6. RỦ NHAU LÊN NÚI HÁI CHÈ (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 240 7.2.7. TRỒNG CHUỐI (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 241 7.2.8. RĂNG ĐEN HẠT ĐỖ (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan Đại Phu, Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (Ghi âm ngày 13 tháng 2 năm 2019) 242 7.3. Một số bài Hát Dậm 7.3.1. TRẤN NGŨ PHƯƠNG Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Răm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) (Khổ 1) 243 7.3.2. MÁI HÒ ÔNG Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Răm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 244 7.3.3. PHONG ỐNG Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Răm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 245 7.3.4. PHONG PHÁO Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 246 7.3.5. HỠI ANH XINH Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 247 7.3.6. ĐẨY XE Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 248 7.3.7. CÁI KHUNG CỬI VÀNG (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 249 7.3.8. NẾP MÂY (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 250 7.3.9. ROI MÂY (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 251 7.3.10. TẾT ĐẾN (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 252 7.3.11. MƯA XUÂN (Bỏ bộ) Người hát: Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm Quyển sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ghi âm, ký âm: Nguyễn Thanh Tiến (ghi âm ngày 15/2/2019) 253 Phụ lục 8 BẢNG ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỀ LỐI GIỮA HÁT XOAN VỚI HÁT DÔ, HÁT DẬM Bảng 7: Một số điểm tương đồng, khác biệt về phong tục tập quán, lề lối diễn xướng giữa Hát Xoan với Hát Dô, Hát Dậm. Nội dung Thể loại dân ca Những nét tương đồng Thể loại dân ca Những nét khác biệt * Về thời gian tổ chức - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Tổ chức diễn xướng và hát trong hội làng vào mùa xuân. Hát Xoan - Ngoài hát ở làng mính còn đi hát ở một số làng kết nghĩa. * Về địa điểm tổ chức - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Nơi diễn xướng đều diễn ra ở đền miếu, đình làng thờ thần. Hát Xoan - Hát Xoan còn hát múa trên bãi cỏ thiêng đầu làng Phù Đức. * Về cơ cấu tổ chức. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Tổ chức và sinh hoạt thành phường, câu lạc bộ. Hát Xoan - Phường Xoan hoạt động như một đơn vị bán chuyên nghiệp. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn. * Về thành viên tham gia ca hat. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Đều là trai thanh, gái lịch, Có khả năng hát múa, được làng tuyển chọn kỹ Hát Xoan - Các thành viên trong phường Xoan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hơn. 254 càng cả về thanh, về sắc. * Về trang phục, mục đích ca hát. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Nam mặc áo the thâm, quần trắng, khăn xếp màu đen. Nữ mặc áo tứ thân, năm thân, thắt lưng bao xanh, bao hồng (các màu), váy lụa sồi, đầu đội khăn vấn, đeo xà tích - Thể hiện tinh thần cộng đồng, nơi bày tỏ tâm linh, tưởng nhớ công lao của các vị thần, nơi phô diễn những giá trị văn hoá nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi trai gái tỏ tình, giao duyên. Hát Xoan - Mục đích ca hátcòn còn nhằm hưởng lợi ích (tiền hoặc gạo). 255 Phụ lục 9 BẢNG ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA HÁT XOAN VỚI HÁT DÔ, HÁT DẬM Bảng 8: Một số điểm tương đồng, khác biệt về nghệ thuật giữa Hát Xoan với Hát Dô, Hát Dậm. Nội dung Thể loại dân ca Những nét tương đồng Thể loại dân ca Những nét khác biệt * Về lời ca - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Phản ánh về tín ngưỡng. - Phản ánh về tình yêu đôi lứa. - Phản ánh về nghề nghiệp. - Sử dụng điển tích, điển cố Việt nam,Trung quốc. - Nội dung đề cập đến vương quyền. Hát Xoan - Nội dung tín ngưỡng và tình yêu đôi lứa đan xen. - Các lễ vật tế thần được cụ thể hóa trong lời ca: Pháo, hương, cá... - Phản ánh nhiều nghề buôn bán. - Đề cập đến chính sách xã hội thời Hậu Lê. * Về diễn xướng. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Hát kết hợp với Múa. - Hát có trống, phách đệm. - Hình thức hát đa dạng: Một người, nhóm (7-10 người), đồng ca nhiều người (15-20 người). - Một người hát dẫn, cả nhóm hát phụ họa. Hát Xoan - Đào kép phường Xoan, và trai làng sở tại đều phải tế lễ ở đình làng trước hoặc trong khi ca hát. - Đều có lối hát theo từng nhóm. - Một đôi nam hát đối với một đôi nữ. 256 - Một hát dẫn (chính), một luồn giọng. * Về sử dụng thơ văn dân gian và thơ văn bác học. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Lời ca đều sử dụng các thể thơ dân gian 4 chữ, thơ 6-8 (lục bát) và biến thể thơ 6-8 (lục bát biến thể). - Đều sử dụng thể thơ 7 chữ (thất ngôn) thuộc Dòng văn học bác học. Hát Xoan -Còn sử dụng khá nhiều từ gốc Mon - Khme. - Bảo lưu nhiều từ Việt cổ. - Có chặng hát 14 quả cách (hát các bài văn, thơ chữ Nôm) với nội dung rất phong phú. * Về kỹ năng ca hát. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Đều có 4 tiêu chí hát: vang, rền, nền, nẩy. Hát Xoan - Thiên về tiêu chí Vang là nhiều hơn. *Về thang âm. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Đều có thang 5 âm (ngũ cung). - Ở một số bài bản, làn điệu đều có một thang âm, nhưng chủ âm thay đổi theo từng câu hát. Hát Xoan - Một số bài cổ nhất thang âm chỉ có 2 âm, hoặc 3 âm. *Về điệu. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Có những điệu tương ứng như Cung, Thương, Chủy, Vũ. Hát Xoan - Một số bài có hiện tượng chuyển hệ (thay âm này bằng âm khác). * Về nhịp điệu, tiết tấu. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Các bài bản, làn điệu hầu hết đều có nhịp tương ứng với nhịp 2/4. - Âm hình tiết tấu hầu hết đều dùng nốt đen, móc đơn. Hát Xoan - Một số bài có nhịp tương ứng với nhịp phân ba. - Một số bài có nhịp biến đổi. - Âm hình tiết tấu một 257 số bài dùng móc tam. * Về cấu trúc. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Đều có cấu trúc khổ nhạc, cấu trúc hai khổ nhạc. Hát Xoan - Hát Xoan Có cấu trúc 3 khổ nhạc. - Có cấu trúc khổ nhạc liên hoàn *Về giai điệu. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Đều có chung lối hát nói, hát ngâm ngợi, hát xướng. - Một số bài có cao độ trong giai điệu không đồng nhất với cao độ của dấu giọng ca từ. - Quãng trong giai điệu hầu hết đều trong phạm vi từ quãng 2 đến quãng 6, quãng 4 đúng, 5 đúng. - Âm vực phần lớn trong phạm vi bát độ. - Đều có thủ pháp phát triển giai điệu theo kiểu nhắc lại không thay đổi, có thay đổi và mô phỏng. Hát Xoan - Hát gần với lời nơi sinh hoạt hàng ngày hơn. - Cao độ của dấu giọng ca từ là cao độ của giai điệu. - Âm vực giai điệu nhiều bài hơn bát độ, có bài âm vực 2 bát độ. * Về lối phổ thơ. - Hát Xoan - Hát Dô - Hát Dậm - Có lối phổ xuôi chiều theo câu thơ, sử dụng những tiếng đưa hơi, đệm lót xen vào câu thơ. - Những thêm những tiếng đưa hơi, đệm lót vào câu hát mang tính đặc trưng như: ê, hê, 258 - Thơ 6/8 khi phổ thường tuân thủ theo luật bằng, trắc. - Những tiếng đưa hơi, đệm lót thường dùng: ơ, a, i... - chú ý đến sự phù hợp giữa cao độ của giai điệu với dấu giọng của Lời ca. tềnh tang tềnh,vông vông tầm. tích tang tông... 259 Phụ lục 10 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 10.1. Nghệ nhân Hát Xoan, Hát Dô, Hát Dậm Ảnh 10.1.1. Nghệ nhân Phan Thị Kiên 105 tuổi (Hát Xoan) (Người chụp: Nguyễn Thanh Tiến, ngày 23/02/2019 dương lịch) 260 Ảnh 10.1.2. Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ 82 tuổi (Hát Xoan) (Người chụp:Nguyễn Thanh Tiến, ngày 6/03/2019 dương lịch) 261 Ảnh 10.1.3. Tác giả cùng nghệ nhân Lê Xuân Ngũ (Hát Xoan) (Người chụp: Phạm Đình Chiến, ngày 6/03/2019 dương lịch) 262 Ảnh 10.1.4. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch (Hát Xoan) (Người chụp: Nguyễn Thanh Tiến, ngày 12/04/2019 dương lịch) 263 Ảnh 10.1.5. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lan (Hát Dô) (Người chụp: Nguyễn Thanh Tiến, ngày 18/11/2019 dương lịch) 264 Ảnh 10.1.6. Tác giả cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Lan (Hát Dô) (Người chụp: Phạm Đình Chiến, ngày 12/03/2019 dương lịch) 265 Ảnh 10.1.7. Tác giả cùng nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm (Hát Dậm) (Người chụp:Phạm Đình Chiến, ngày 15/02/2019 dương lịch) Ảnh 10.1.8. Nghệ nhân Trịnh Thị Phẩm 80 tuổi (Hát Dậm) (Người chụp:Phạm Đình Chiến, ngày 20/5/2022 dương lịch) 266 10.2. Thực Nghiệm sư phạm Ảnh 10.2.1. Cổng Trường ĐHSP - ĐHTN (Người chụp:Lương Đức Thắng ngày 10 tháng 02 năm 2022) Ảnh 10.2.2. Một góc khuôn viên Trường ĐHSP - ĐHTN (Người chụp:Lương Đức Thắng ngày 10 tháng 02 năm 2022) 267 Ảnh 10.2.3. Tác giả thực nghiệm lý thuyết cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K21 (Người chụp:Dương Thị Hải Yến, ngày 16/05/2022 dương lịch) Ảnh 10.2.4. Tác giả thực nghiệm lý thuyết cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K21 (Người chụp:Dương Thị Hải Yến, ngày 16/05/2022 dương lịch) 268 Ảnh 10.2.5. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Xoan cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K20 (Người chụp:Lê Minh Nguyệt, ngày 16/05/2022 dương lịch) Ảnh 10.2.6. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Xoan cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K20 (Người chụp:Lê Minh Nguyệt, ngày 16/05/2022 dương lịch) 269 Ảnh 10.2.7. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Xoan cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K20 (Người chụp:Lê Minh Nguyệt, ngày 16/05/2022 dương lịch) Ảnh 10.2.8. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Xoan cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K20 (Người chụp:Lê Minh Nguyệt, ngày 16/05/2022 dương lịch) 270 Ảnh 10.2.9. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Dô cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K21 (Người chụp:Dương Thị Hải Yến, ngày 13/06/2022 dương lịch) Ảnh 10.2.10. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Dô cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K21 (Người chụp:Dương Thị Hải Yến, ngày 13/06/2022 dương lịch) 271 Ảnh 10.2.11. Tác giả thực nghiệm thực hành Hát Dậm cùng lớp ĐHSP Âm nhạc K21 (Người chụp:Dương Thị Hải Yến, ngày 13/06/2022 dương lịch)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_dan_ca_nghi_le_hat_tho_cho_sinh_vien_dai_hoc.pdf
  • pdfĐóng góp Nguyễn Thanh Tiến - English.pdf
  • pdfĐóng góp Nguyễn Thanh Tiến - Tiếng Việt.pdf
  • pdfQuyết định Nguyễn Thanh Tiến.pdf
  • pdfTóm tắt LA Nguyễn Thanh Tiến - English.pdf
  • pdfTóm tắt LA Nguyễn Thanh Tiến - Tiếng Việt.pdf
  • pdfTrích yếu Nguyễn Thanh Tiến - English.pdf
  • pdfTrích yếu Nguyễn Thanh Tiến - Tiếng Việt.pdf