- Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật ngành may, vật liệu dệt may, kỹ thuật may sản phẩm, trang thiết bị ngành may, quản trị học cơ bản, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực. . . .
- Có kiến thức về qui trình may, chuẩn bị sản xuất, thiết kế trang phục và ứng dụng các phần mềm thiết kế giác sơ đồ, xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính.
227 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học môn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng theo tiếp cận mục tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
ĐH SPKT
TP. HCM
2
Nguyễn Mậu Tùng
Thạc sĩ
Phó trưởng khoa
14
ĐH Công nghiệp
TP. HCM
3
Trần Thị Hồng Mỹ
Thạc sĩ
Phó trưởng khoa
14
ĐH Công nghệ
TP. HCM
4
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Thạc sĩ
Phó trưởng khoa
17
ĐH Công nghệ
TP. HCM
5
Hoàng Quốc Long
Cao học
Trưởng khoa
25
ĐH Nguyễn Tất Thành
6
Lê Thị Kim Oanh
Thạc sĩ
Trưởng khoa
20
ĐH CN thực phẩm TP. HCM
7
Bùi Mạnh Tuân
Thạc sĩ
Phó Hiệu trưởng
15
CĐ Công Thương TP. HCM
8
Nguyễn Quế Anh
Thạc sĩ
Trưởng khoa
30
CĐ Công Thương TP. HCM
9
Đinh Hồng Khang
Thạc sĩ
Trưởng bộ môn
29
CĐ Công Thương TP. HCM
10
Nguyễn Anh Tuấn
Thạc sĩ
Trưởng phòng
15
CĐ Công Thương TP. HCM
11
Trần Thị Thúy Hằng
Thạc sĩ
Trưởng khoa
20
CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP. HCM
12
Tôn Thất Tín
Thạc sĩ
Trưởng phòng
26
CĐ Công nghệ Thủ Đức
13
Hoàng Hữu Hiệp
Tiến sĩ
Hiệu trưởng
19
CĐ Dệt may thời trang HN
14
Đinh Khắc Tuất
Tiến sĩ
Hiệu trưởng
32
CĐ nghề KTKT Vinatex Nam Định
15
Nguyễn Thanh Yến Xuân
Thạc sĩ
Trưởng khoa
23
CĐ KTKT Vinatex TP.HCM
16
Lê Thị Thu Nguyệt
Thạc sĩ
Trưởng khoa
28
CĐ KTKT Vinatex TP.HCM
PHỤ LỤC 6
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
Quy ước mức độ đánh giá:
(1): Không khả thi
(2): Ít khả thi
(3): Khả thi
(4): Rất khả thi
Mức độ khả thi theo tỉ lệ phần trăm (%)
STT
Nội dung
Mức độ khả thi (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Nguyên tắc dạy học
0
6,25
75,00
18,75
2
Quy trình dạy học
0
6,25
81,25
12,50
3
Biện pháp triển khai dạy học
0
6,25
87,50
6,25
4
Hiệu quả đề xuất triển khai
0
6,25
81,25
12,50
Mức độ khả thi tính theo số lượng
STT
Nội dung
Mức độ khả thi (số lượng)
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Nguyên tắc dạy học
0
1
12
3
2
Quy trình dạy học
0
1
13
2
3
Biện pháp triển khai dạy học
0
1
14
1
4
Hiệu quả đề xuất triển khai
0
1
13
2
PHỤ LỤC 7
TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LẪN NHAU DÀNH CHO SINH VIÊN
Sinh viên tự đánh giá (10 nội dung) và đánh giá sản phẩm lẫn nhau (nội dung thứ hai) theo các nội dung và tiêu chí sau:
TT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
Trung bình
(đạt)
Yếu
(không đạt)
1
Kết quả tiếp thu kiến thức lí thuyết:
-Trình bày hình dáng, cấu trúc sản phẩm.
-Trình bày được quy trình may sản phẩm.
-Hiểu và trình bày được phương pháp may sản phẩm.
-Phân tích được các sai hỏng thường gặp và nguyên nhân sai hỏng.
Đạt 4 tiêu chí
Đạt 3 tiêu chí
Đạt 2 tiêu chí
Đạt 1 tiêu chí
2
Kết quả thực hành may áo sơ mi nam: đánh giá theo thang điểm câu hỏi số 2 (trang 120).
Trên 8 điểm
Từ 7-8 điểm
Từ 5-6
điểm
Dưới 5 điểm
3
Kết quả phối hợp hoạt động nhóm:
-Thực hiện theo sự phân công của nhóm trưởng.
-Hoàn thành các công đoạn được phân công, không để ùn ứ công đoạn.
-Hỗ trợ các SV khác trong nhóm (khi cần thiết).
Đạt 3 tiêu chí
Đạt 2 tiêu chí
Đạt 1 tiêu chí
Không đạt tiêu chí nào
4
Kết quả tổ chức hoạt động theo dây chuyền:
-Đảm bảo thời gian.
-Hoàn thành số lượng được giao.
-Đảm bảo kĩ thuật và chất lượng sản phẩm.
Đạt 3 tiêu chí
Đạt 2 tiêu chí
Đạt 1 tiêu chí
Không đạt tiêu chí nào
5
Kết quả sử dụng các loại cữ gá lắp:
-Thao tác đúng kĩ thuật.
-Sử dụng thành thạo các loại cữ, gá lắp.
-Thực hiện được một số loại rập cải tiến thông dụng.
Đạt 3 tiêu chí
Đạt 2 tiêu chí
Đạt 1 tiêu chí
Không đạt tiêu chí nào
6
Thời gian hoàn thành:
-Đúng thời gian quy định.
-Trễ 5-15 phút/sản phẩm so với thời gian quy định.
- Trễ 16-30 phút/sản phẩm so với thời gian quy định.
- Trễ trên 31 phút/sản phẩm so với thời gian quy định.
Đúng thời gian
Trễ 5-15 phút
Trễ 16-30 phút
Trễ trên 31 phút
7
Mức độ vừa sức về nội dung bài học:
-Nội dung vừa sức
-Nội dung hơi nhiều.
-Nội dung nhiều
-Nội dung quá nhiều.
Vừa sức
Nội dung hơi nhiều
Nội dung nhiều
Nội dung quá nhiều
8
Mức độ phù hợp về hình thức tổ chức lớp học:
-Hợp lí.
-Hợp lí, cần điều chỉnh thêm
-Chưa hợp lí.
-Không hợp lí.
Hợp lí
Hợp lí, cần điều chỉnh thêm
Chưa hợp lí
Không hợp lí.
9
Phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập:
-Đáp ứng tốt.
-Đáp ứng tốt, cần tăng cường thêm
-Đáp ứng chưa tốt.
-Không đáp ứng
Đáp ứng tốt.
Đáp ứng tốt, cần tăng cường thêm
Đáp ứng chưa tốt.
Không đáp ứng
10
Thái độ học tập của SV:
-Tích cực.
-Tương đối tích cực.
-Đôi lúc còn thụ động.
- Đôi lúc còn thụ động.
Tích cực.
Tương đối tích cực
Đôi lúc còn thụ động
Đôi lúc còn thụ động
PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ HỌC TẬP LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
Lớp CD13M1
Số thứ tự
CD13M1TN
CD13M1ĐC
1
7
6
2
7
7
3
5
5
4
7
7
5
8
7
6
7
7
7
8
8
8
6
6
9
8
8
10
7
6
11
8
7
12
7
6
13
9
9
14
6
6
15
7
6
16
8
7
17
7
7
18
9
8
19
7
5
20
8
7
21
7
7
22
7
7
23
8
8
24
7
6
25
7
7
26
5
Điểm trung bình
7.28
6.73
Lớp CD13M2
Số thứ tự
CD13M2TN
CD13M2ĐC
1
7
6
2
7
7
3
7
7
4
7
6
5
8
6
6
5
6
7
7
5
8
6
7
9
7
6
10
7
6
11
9
8
12
7
7
13
6
5
14
7
7
15
7
6
16
7
7
17
8
7
18
7
5
19
7
7
20
8
8
21
8
7
22
8
5
23
7
6
24
8
7
25
6
26
9
27
5
Điểm trung bình
7.11
6.42
Lớp CD13M3
Số thứ tự
CD13M3TN
CD13M3ĐC
1
8
8
2
8
7
3
7
5
4
7
6
5
8
7
6
7
8
7
9
9
8
8
7
9
7
6
10
7
6
11
7
5
12
8
7
13
7
7
14
9
8
15
6
7
16
8
7
17
7
6
18
7
6
19
9
8
20
6
7
21
7
7
22
8
7
23
8
8
Điểm trung bình
7.52
6.91
PHỤ LỤC 9
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN KỸ THUẬT MAY 2
1.Tên môn học: KỸ THUẬT MAY 2
2. Số tín chỉ: 5 (1;4)
3. Trình độ : SV năm thứ 2
4. Phân bổ thời gian : 135 tiết
- Lí thuyết: 15 tiết
-Thực hành: 120 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: học sau các môn học KTM 1 và Thiết kế trang phục 1. Môn học bố trí vào học kỳ 1 năm thứ 2 (học kỳ 3 của khóa học).
6. Mục tiêu của môn học: (đã trình bày ở mục 2.1.2).
7. Mô tả vắn tắt nội dung: gồm 6 chương
- Chương 1: Phương pháp lắp ráp áo sơ mi nam, nữ (5 tiết)
- Chương 2: Phương pháp lắp ráp quầu âu nam, nữ (5 tiết)
- Chương 3: Phương pháp lắp ráp áo jacket (áo gió) (5 tiết)
- Chương 4: Thực hành lắp ráp áo sơ mi nam, nữ (50 tiết)
- Chương 5: Thực hành lắp ráp quầu âu nam, nữ (45 tiết)
- Chương 6: Thực hành lắp ráp áo jacket (áo gió) (25 tiết)
8. Nhiệm vụ của SV:
- Dự lớp ít nhất 80% số tiết của môn học
- Thực hiện đầy đủ các bài tập do GV hướng dẫn
9. Tài liệu học tập:
Giáo trình KTM 2 (2010), Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
10. Tiêu chuẩn đánh giá SV
- Đảm bảo giờ dự lớp đầy đủ
- Thực hiện đầy đủ các bài tập do GV hướng dẫn
-Thi giữa học kỳ
-Thi cuối học kỳ
11. Thang điểm : 10/10
12. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO SƠ MI NAM, NỮ
Số tiết :5 tiết
Bài 1 : Phương pháp lắp ráp áo sơ mi Nam
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
Bài 2: Phương pháp lắp ráp áo sơ mi Nữ
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP LẮP RÁP QUẦN ÂU NAM, NỮ
Số tiết :5 tiết
Bài 1: Phương pháp lắp ráp quần âu nam
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
Bài 2: Phương pháp lắp ráp quần âu nữ.
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP LẮP RÁP ÁO JACKET
Số tiết :5 tiết
Bài 1: Phương pháp lắp ráp áo jacket một lớp
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
Bài 2: Phương pháp lắp ráp áo jacket hai lớp
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
Bài 3: Phương pháp lắp ráp áo jacket ba lớp
1.Hình dáng – cấu trúc
2.Qui trình may
3.Phương pháp may
4.Yêu cầu kĩ thuật
CHƯƠNG IV : THỰC HÀNH LẮP RÁP ÁO SƠ MI NAM, NỮ (4 áo)
Số tiết : 50 tiết
Bài 1: Thực hành may áo sơ mi nam (25 tiết)
Bài 2: Thực hành may áo sơ mi nữ (25 tiết)
CHƯƠNG V : THỰC HÀNH LẮP RÁP QUẦN ÂU NAM, NỮ (4 quần)
Số tiết : 45 tiết
Bài 1: Thực hành may quần âu nam (23 tiết)
Bài 2: Thực hành may quần âu nữ (22 tiết)
CHƯƠNG VI : THỰC HÀNH LẮP RÁP ÁO JACKET (2 áo)
Số tiết : 25 tiết
Bài 1: Thực hành may áo Jacket hai lớp
Bài 2: Thực hành may áo jacket ba lớp
PHỤ LỤC 10
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ÁO SƠ MI NAM
1. Hình dáng - cấu trúc
Áo sơ mi nam dài tay, cổ chân rời, thép tay gia đình, bát tay tròn, cửa tay xếp hai li, vạt bầu. Thân trước có một túi ngực đáy nhọn, thân sau đô rời có xếp hai li. Nẹp trái may lơ vê, nẹp phải gấp vào trong may mí.
Mặt trước Mặt sau
Hình 1.1. Hình dáng áo sơ mi nam
Hình 1.2. cấu trúc áo sơ mi nam
2. Qui trình may
Bước 1: Cắt gọt các chi tiết bán thành phẩm, vắt sổ, lấy dấu.
Bước 2: Ủi keo bâu cổ, chân cổ, bát tay - Ủi định hình nẹp áo, túi áo, thép tay.
Bước 3: May nẹp áo, miệng túi.
Bước 4: Đóng túi vào thân trước.
Bước 5: May đô vào thân sau, may mí đô.
Bước 6: May ráp vai con, may mí vai con.
Bước 7: May cổ áo.
Bước 8: Tra cổ vào thân, gắn nhãn.
Bước 9: May thép tay vào tay áo.
Bước 10: Tra tay vào thân.
Bước 11: May ráp sườn tay, sườn áo.
Bước 12: May bát tay, tra bát tay vào tay áo.
Bước 13: May lai áo.
Bước 14: Lấy dấu thùa khuy, đính nút.
Bước 15: Cắt chỉ, vệ sinh công nghiệp (VSCN).
Bước 16: Ủi hoàn chỉnh áo.
3. Phương pháp may
3.1. Cắt gọt các chi tiết bán thành phẩm, vắt sổ, lấy dấu:
a. Cắt gọt:
- Thân trước: Đặt hai thân trước úp vào nhau dùng kéo cắt gọt các phần dư xung quanh chi tiết cho bằng nhau và đảm bảo thông số kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thân sau gấp lại làm đôi cắt gọt các phần dư xung quanh.
- Đô áo: Giống như thân trước úp hai mặt phải của đô áo cắt gọt các phần dư xung quanh.
- Tay áo: Giống như thân trước úp hai mặt phải của đô áo cắt gọt các phần dư xung quanh.
- Xẻ thép tay: Lấy dấu xẻ thép tay ở phía thân sau tay áo, lấy dấu trên mang tay sau theo thông số hoặc theo yêu cầu, xẻ thép tay theo dấu bấm chữ V ở góc thép tay (bấm xéo qua hai bên 0,5cm).
- Kiểm tra: Đường ngang đô cho khớp với thân sau. Kiểm tra lại các đường sườn áo, vai con, vòng nách trên thân và tay áo cho khớp với nhau, sau khi kiểm tra đầy đủ các chi tiết thì vắt sổ từng chi tiết một.
b. Lấy dấu:
- Các đường may theo qui định hoặc rập mẫu.
- Thân trước: Dùng phấn nhạt màu hoặc dùi lấy dấu vị trí đóng túi trên mặt phải thân áo bên trái.
- Bấm dấu định vị các vị trí theo thông số qui định như:
+ Nẹp khuy bên trái, nẹp nút bên phải.
+ Xếp li thân sau.
Vắt sổ:
- Thân trước và thân sau: Vắt sở vòng nách thân, lai áo và sườn áo. - Đô áo: Vắt sổ hai cạnh vòng nách.
- Tay áo: Vắt sổ vòng nách, sườn tay.
3.2. Ủi keo bâu cổ, chân cổ, bát tay, ủi nẹp áo, túi áo, thép tay:
Ủi keo bâu cổ, chân cổ, bát tay:
- Ủi vải bâu cổ, chân cổ, bát tay cho vải cho êm phẳng và ổn định độ co. Đặt mặt phải vải úp xuống mặt bàn, mặt trái quay lên đặt úp mặt keo lá cổ, chân cổ, bát tay vào cách đều đường may 1cm, ủi cho keo bám chắc vào bề mặt của vải.
Ủi định hình nẹp áo, túi áo, thép tay:
- Nẹp áo: Đặt rập ủi định hình theo dấu bấm.
- Túi áo: Đặt rập nẹp miệng túi và rập túi lên mặt trái túi áo ủi định hình theo rập mẫu.
- Thép tay:
+ Thép tay lớn: đặt rập mẫu lên mặt trái vải, gấp các mép vải sát với rập mẫu ủi định hình theo rập, lấy rập mẫu ra, gấp đôi thép tay lại hai mặt trái úp vào nhau, cạnh ngắn lé ra so với cạnh dài 0,1cm.
+ Thép tay nhỏ: đặt rập mẫu lên mặt trái vải rồi gấp hai mép sát với rập mẫu ủi định hình theo rập, lấy rập mẫu ra, gấp đôi thép tay lại hai mặt trái úp vào nhau ủi định hình sao cho hai mép gấp phải so le nhau 0,1cm.
3.3. May nẹp áo, miệng túi:
Nẹp áo bên trái (nẹp khuy): gấp hai lần vào mặt trái vải theo thông số kích thước may diễu cách mép gấp 0.5cm hoặc theo yêu cầu. Lật rẽ nẹp áo ra may diễu đường thứ hai cách mép 0.5cm.
Nẹp áo bên phải (nẹp nút): may diễu cách mép theo yêu cầu sao cho mặt trong nẹp áo đường may cách đều mép gấp 0.1cm.
Miệng túi: may diễu cách mép theo yêu cầu sao cho mặt trong miệng túi đường may cách đều mép gấp 0.1cm.
3.4. Đóng túi vào thân trước:
Đặt túi lên thân trước bên trái theo đúng vị trí túi đã lấy dấu, cạnh túi song song với nẹp áo, may mí 0.1cm xung quanh túi, chặn miệng túi theo yêu cầu.
3.5. May đô vào thân sau, may mí đô:
Đặt lớp đô thứ nhất mặt phải quay lên, đặt thân sau có xếp li mặt phải quay lên, đặt úp mặt phải đô thứ hai lên mặt phải của thân sau, xếp cho ba lớp bằng nhau và may một đường cách mép 1cm hoặc theo yêu cầu kỹ thuật. Lật lớp đô trên cùng về phía đường may và may mí đô cách mép 0,1 cm.
3.6. May ráp vai con, may mí vai con:
Đặt úp hai mặt phải thân trước lên mặt phải thân sau vai con trùng nhau, cuộn thân trước và thân sau lại, lấy lớp đô dưới gấp lên đặt cho các đường may vai con trùng nhau, may một đường cách mép 1cm hoặc theo yêu cầu kỹ thuật. Mí vai con cách mép 0.1cm.
3.7. May cổ áo:
a. May lộn bâu cổ + Diễu bâu cổ: úp hai mặt phải lá cổ vào nhau may cách keo 0,1cm trở lên tới góc nhọn đặt chỉ, cắt gọt xung quanh lá cổ cách đường may 0,5cm, hai đầu bâu cách đường may 0,3cm, gọt bớt vải đầu góc nhọn để đầu bâu cổ không cộm. Diễu xung quanh mặt phải của bâu cổ 0,5cm hoặc theo yêu cầu kỹ thuật.
b. Diễu bọc chân cổ: gấp mép vải chân cổ sát mép keo cạnh chân cổ, diễu bọc chân cổ ở mặt phải cách đều mép gấp 0,6cm hoặc theo thông số kích thước qui định.
May kẹp lá ba:
- Gấp đôi bâu cổ, chân cổ lấy dấu điểm giữa bâu cổ, chân cổ, so từ điểm giữa bâu cổ và chân cổ lấy dấu điểm hai đầu chân cổ sao cho đối xứng bằng nhau.
- Đặt chân cổ không keo mặt phải quay lên, đặt bâu cổ mặt keo quay lên trên và trên cùng là chân cổ có ủi keo bề mặt úp vào bâu cổ, may kẹp lá 3 theo đúng 3 điểm đã lấy dấu, cắt gọt xung quanh cách đường may 0,5cm riêng 2 đầu chân cổ cắt gọt cách đường may 0,3cm, lộn lá ba ủi êm phẳng. Mí xung quanh thành chân cổ bắt đầu và kết thúc từ đường diễu bọc chân cổ, lại mũi 2 đầu đường may.
3.8. Tra cổ vào thân, gắn nhãn:
Kiểm tra độ ăn khớp giữa chân cổ và vòng cổ, lấy dấu 3 điểm kỹ thuật sau đó tiến hành đặt cổ lên trên thân áo hai mặt phải quay lên tra cổ vào thân, giữa chân cỗ gắn nhãn. Mí cổ cách đều 0.1cm, lưu ý đường mí phải phủ đường tra cổ vào thân, không sụp mí mặt trên và dưới.
3.9. May thép tay vào tay áo:
a.May kẹp mí thép tay nhỏ: đặt tay áo mặt phải quay lên cạnh lé ra nằm trong mặt trái tay áo kẹp mí đều thép tay nhỏ vào mang tay nhỏ theo thông số kích thước. May chặn góc thép tay, bẻ góc chữ V thép tay vừa bấm sang mặt phải tay áo chặn vuông góc thép tay nhỏ.
b. May kẹp mí thép tay lớn và chặn thép tay: đặt tay áo mặt phải quay lên, cạnh gấp đôi thép tay quay về phía tay nhỏ, kẹp thép tay lớn vào mang tay lớn may kẹp mí 0.1cm. Kết hợp chặn thép tay (chặn song song hoặc chặn tam giác ...).
3.10. Tra tay vào thân:
Lấy điểm giữa tay áo và thân áo, đặt tay áo ở dưới mặt phải quay lên, thân áo ở trên mặt phải úp xuống cho hai mép vải vòng nách tay và vòng nách thân áo trùng nhau may can lật cách mép theo tiêu chuẩn kỹ thuật, vòng nách tay phải tròn đều thân không bị nhăn nhíu, tay không bị vặn.
3.11. May ráp sườn tay, sườn áo:
Úp mặt phải thân trước vào mặt phải thân sau ngã tư nách trùng nhau, hai mặt phải sườn tay úp vào nhau may một đường cách mép theo yêu cầu.
3.12. May bát tay, tra bát tay vào tay áo:
a. May bát tay:
- Diễu bọc bát tay: Gấp mép vải sát theo cạnh keo chân bát tay, diễu bọc chân bát tay ở mặt phải của vải từ 0,6cm đến 1cm.
- May lộn bát tay: Đặt hai mặt phải bát tay úp vào nhau may xung quanh 3 cạnh còn lại cách đều keo 0,1cm.
- Cắt, gọt, ủi, lộn bát tay: Cắt chừa xung quanh bát tay 0,5cm, riêng các góc chừa 0,3cm, lộn ra mặt phải ủi cho các cạnh bát tay êm phẳng.
- Diễu bát tay: Diễu đều xung quanh bát tay 0,5cm ở mặt phải từ đường diễu bọc chân bát tay (lại mũi 2 đầu).
b. Tra bát tay vào tay áo:
- Lấy dấu xếp ly tay: Đo từ cạnh thép tay lớn vào theo thông số yêu cầu để xếp li thứ nhất, lấy tiếp li thứ hai.
- Tra bát tay vào cửa tay: Kiểm tra lại phần cửa tay với bát tay cho khớp nhau, lấy dấu đối xứng 2 đầu thép tay sau đó may kẹp bát tay vào cửa tay mí đều 0,1cm ở mặt phải của bát tay, mặt trái không sụp mí.
3.13. May lai áo:
Cuốn lai vào trong hai lần, lần thứ nhất úp mặt phải thân áo xuống mặt bàn, dùng tay gấp bẻ gấp mép vải lần thứ nhất 0.3cm vào trong mặt trái thân áo. Từ mép gấp thứ nhất gấp tiếp vào trong mặt trái thân áo gấp lần thứ hai 0.5cm đến 0.7cm hoặc tùy theo yêu cầu và thực hiện đường may cuốn gấu cách đều mép vải theo tiêu chuẩn kỹ thuật và cách mép gấp thứ nhất 0.1cm.
3.14. Lấy dấu thùa khuy, đính nút:
Dùng phấn nhạt màu hoặc chì sáp lấy dấu tại mặt phải của nẹp áo đúng yêu cầu. Vị trí lấy dấu thùa khuy, đính nút tùy theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm vị trí khuy nút có thể thay đổi. Thùa khuy ngay điểm giữa chân cổ thùa ngang, các khuy còn lại thùa dọc, nẹp lớn thùa khuy và nẹp nhỏ đính nút.
3.15. Cắt chỉ, VSCN:
Khi cắt chỉ cắt từng phần một từ mặt trước ra mặt sau, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và tẩy các vết bẩn còn bám dính vào áo, tùy theo vết bẩn mà ta có dung dịch tẩy khác nhau.
3.16. Ủi hoàn chỉnh áo:
Ủi ở mặt trái và mặt phải cho các đường may êm phẳng không nhăn, nhíu. Gấp xếp theo yêu cầu kỹ thuật, đóng gói vô bao bì.
4. Yêu cầu kỹ thuật
- Các đường may mí, diễu êm phẳng, đều không sụp mí, le mí (Bảng tra cứu thuật ngữ).
- Các chi tiết, đường may đảm bảo theo đúng thông số kích thước quy định.
- Đảm bảo sự đối xứng và bằng nhau của các chi tiết sau:
+ Hai đầu bâu cổ, chân cổ.
+ Vai con.
+ Dài tay, thép tay, bát tay, li tay, li đô.
+ Sườn áo, sườn tay, thân trước.
- Cổ áo êm phẳng, không bị dộp keo, tra cổ đúng ba điểm kỹ thuật.
- Túi êm phẳng, cạnh túi song song nẹp áo.
- Tra bát tay thẳng đều, xếp li đúng vị trí, bát tay không bị dộp keo.
- Lai áo đều, không nhăn vặn.
- Ngã tư vòng nách trùng nhau áo đủ đường may.
- Thùa khuy, đính nút theo đúng thông số quy định.
- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
PHỤ LỤC 11
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT QUẦN ÂU NAM
1. Hình dáng - cấu trúc
1.1. Hình dáng:
Quần âu nam không ly, lưng rời, đầu lưng bên phải nhọn, đầu lưng bên trái vuông. Thân trước có hai túi xéo ở hai bên dọc quần. Thân sau bên phải có túi mổ kiểu cơi và có 6 dây luồn thắt lưng (hình 2.1).
Mặt trước Mặt sau
Hình 1.1. Hình dáng quần âu nam
1.2. Cấu trúc: (hình 2.2)
2. Qui trình may
Bước 1: Cắt gọt, ủi keo, vắt sổ, lấy dấu các chi tiết bán thành phẩm.
Bước 2: May đỉa, lưng.
Bước 3: May chiết ben thân sau.
Bước 4: May túi mổ cơi .
Bước 5: May túi xéo.
Bước 6: May và tra khóa kéo.
Bước 7: Ráp dọc quần, ủi rẽ dọc quần và hoàn chỉnh lót túi xéo.
Bước 8: Lấy dấu, tra lưng vào thân.
Bước 9: May dàng quần (Bảng tra cứu thuật ngữ).
Bước 10: May đáy quần.
Bước 11: Lấy dấu, may đỉa vào thân.
Bước 12: Vắt lai, vắt đuôi cạp.
Bước 13: Thùa khuy, đính nút.
Bước 14: VSCN, ủi thành phẩm.
Hình 1.2. Cấu trúc quần âu nam
3. Phương pháp may
3.1. Cắt gọt, ủi keo, vắt sổ, lấy dấu các chi tiết bán thành phẩm.
3.1.1. Cắt gọt:
Lấy hai thân trước mặt phải úp vào nhau so cho đều, dùng kéo cắt gọt những phần dư cho hai thân bằng nhau, thân sau, các chi tiết khác thực hiện tương tự sao cho đảm bảo thông số kích thước.
3.1.2. Lấy dấu đường may các chi tiết bán thành phẩm:
- Gấp đôi thân quần lấy đường chính trung.
- Lấy dấu vị trí chiết ben thân sau theo yêu cầu kỹ thuật.
- Lưng quần từ mép vải ta đo xuống vị trí lấy dấu là 1cm ở mặt phải.
- Lấy dấu đường may dọc quần, dàng quần từ 1 - 1.5cm tùy theo yêu cầu.
- Đáy quần thân trước từ cạnh mép vải đo vào phía trong với khoảng cách là 1cm hoặc tùy theo yêu cầu.
- Đáy quần thân sau trên cạnh lưng từ cạnh mép vải đo vào phía trong với khoảng cách là 4cm xuống đáy quần là 1cm tùy theo yêu cầu.
- Lai quần thân trước, thân sau từ cạnh mép vải đo lên phía trên với khoảng cách là 4cm tùy theo yêu cầu.
- Lấy dấu định hình miệng túi xéo trên thân và đáp túi: Úp hai mặt phải của thân trước vào nhau dùng phấn nhạt màu lấy dấu miệng túi xéo, từ đường may dọc quần đo vào một khoảng từ 3 - 4cm rộng miệng túi, từ đầu lưng kéo dài xuống dọc quần một đoạn có chiều dài khoảng 18 - 20cm dùng phấn vạch nhẹ một đường và đặt thước tại vị trí đó cho vuông góc, vẽ ngang qua phía đường may một đường.
- Đặt 2 đáp túi phía dưới thân quần mặt trái của đáp túi trùng với mặt trái thần quần, cạnh trên đáp túi và đường dọc quần đáp túi trùng với đường eo và đường dọc quần của thân trước lấy dấu miệng túi trùng với miệng túi ở thân quần.
* Tất cả các đường lấy dấu đường may ở mặt trái vải. Riêng các đường ngang eo, miệng túi xéo, miệng túi cơi lấy dấu ở mặt phải vải.
3.1.3. Ủi ép keo các chi tiết:
- Ủi keo vào lưng ngoài, đặt mặt phải vải nằm dưới mặt trái quay lên trên đặt keo lưng lên úp mặt có keo vào mặt trái của vải cách đều mép vải 1cm.
- Cơi túi ủi keo vào mặt trái vải, đặt mặt phải vải nằm dưới mặt trái quay lên trên cạnh trên cơi cách mép keo 1cm ủi keo.
3.2. May đỉa, lưng:
3.2.1. May đỉa:
Úp hai mặt phải của vải vào nhau may một đường cách cạnh xếp đôi 1cm (tùy bản đỉa), ủi rẽ đường may, lộn ra mặt phải, mí hai cạnh của đỉa 0,1cm.
3.2.2.May lưng:
Úp 2 mặt phải của lưng mặt có keo quay lên trên may lộn lưng cách keo 0,1cm ở đường cong lõm. Lật toàn bộ đường may qua mép lưng trong mí 0,1cm.
3.3. May chiết ben thân sau:
Sau khi lấy dấu xong gấp đôi mép vải lại theo đường tâm bằng dấu phấn đã lấy và may từ đầu chiết theo đường phấn thu nhỏ dần đến cuối chiết, may vuốt ra ngoài 1 đoạn 2 cm.
3.4. May túi mổ cơi:
- Túi cơi nằm ở thân sau bên phải, lấy dấu miệng túi, lấy dấu to bản, rộng miệng túi theo thông số kỹ thuật, rộng túi nằm giữa đường chiết ben chia đôi, vị trí túi theo thông số kỹ thuật.
- May định hình miệng túi, đặt lót túi mặt phải quay lên úp với mặt trái của thân quần, đáp túi đặt trên cùng mặt phải của đáp úp vào mặt phải của thân quần. Đặt đáp ở miệng túi trên, đặt đáp cơi ở miệng túi dưới may cách keo 0,1cm.
- May lược cơi túi (Hai đường định hình miệng túi phải song song và bằng nhau). Bấm mổ miệng túi, bấm hình lưỡi gà cách góc 1 canh sợi vải. May chặn lưỡi gà lần 1, cạo sát phần đáp trên, kéo cơi túi cho thẳng che kín được phần miệng túi, chặn lưỡi gà thẳng và sát cạnh.
- May chặn miệng túi dưới, may chân đáp cơi vào lót, kéo thân quần lên mí 0,1cm cạnh túi dưới dính lót và đáp, sau đó may cạnh đáp dưới vào lót.
- May chặn lưỡi gà lần 2, chặn miệng túi trên, lật thân quần lên, may chặn lưỡi gà lần 2 kết hợp chặn miệng túi trên, vừa may vừa kéo cho miệng túi kín. May chân đáp vào lót, vuốt đáp cho êm may dính vào mặt ngoài lót.
- May kẹp mí lót túi, gấp mép 2 cạnh lót túi vào trong mí xung quanh lót túi 0,1cm.
3.5. May túi xéo:
- Lấy dấu miệng túi: Lấy dấu miệng túi lên thân quần và đáp túi theo yêu cầu.
- May định hình miệng túi: Đặt dóng túi dưới mặt trái của lót túi trên cùng là thân quần mặt phải quay lên, may 1 đường từ đầu lưng đến hết miệng túi đã lấy dấu. Bấm và diễu miệng túi, bấm vừa đứt đường may cuối miệng túi dưới, gấp theo đường may định hình sao cho đường may định hình nằm lé vào trong của túi, diễu 0,5cm ở mặt phải của thân sản phẩm. May phần dư thân quần vào lót túi, tách thân quần và lót túi sang 2 bên cắt phần dư lót và may phần dư thân quần vào lót túi.
- May đáp vào lót túi, mặt mặt trái đáp túi lên mặt trái lót túi, cạnh đáp đặt lùi vào cạnh lót 0,7 - 1cm may đường cong cạnh đáp cách dọc quần 1 đoạn từ 2 - 3cm (gấp đôi bờ đường may dọc quần).
- Chặn miệng túi trên, đặt miệng túi trùng khít lên vị trí miệng túi trên đáp túi đã sang dấu trên đáp may chặn miệng túi vào thân và lót vuông góc hoặc song song. May lộn đáy túi, gập lót túi lại bề trái ra ngoài, may 1 đường xung quanh đáy túi cách cạnh mép vải 0,5cm, sau đó lộn đáy lót túi sang mặt phải.
- Cố định túi dưới, đặt miệng túi dưới trùng khít lên vị trí miệng túi trên đáp túi đã sang dấu trên đáp túi, may lược thân quần vào đáp túi không dính lên lót túi.
- May căng túi: Lấy một miếng vải thẳng gấp một cạnh vào trong may một đường 0,5cm, úp mặt phải căng túi vào mặt phải lót túi thực hiện đường may can lật cách mép 0,5cm mặt phải mí một đường cách mép 0.1cm.
- Vuốt êm phẳng thân quần, lót túi, may một đường sát mép đáy thân trước cắt gọt phần vải dư của căng túi.
3.6. May và tra khóa kéo:
- Lấy dấu chiều dài ba ghết trên 2 thân quần. Đặt dây kéo lên trên ba ghết đôi may 1 đường cách mép vải 0,5cm. Úp mặt phải ba ghết đơn vào mặt phải thân quần bên trái thực hiện đường may can lật cách mép vải theo dấu phấn, lật đường may về phía ba ghết may mí cách mép 0,1cm, ủi cho ba ghết êm phẳng vào mặt trái thân quần.
- Lấy độ chồm ba ghết phía trên lưng 1cm, phía dưới đáy 0,5cm. Đặt 2 mặt phải thân trước úp nhau may một phần đáy thân trước theo dấu phấn. Bẻ gấp cạnh thân quần phải theo đường lấy dấu mí 0,1cm. Úp 2 mặt phải của thân trước vào nhau may cạnh dây kéo còn lại vào baghết đơn sao cho 2 thân trước giao nhau đúng độ chồm. Dùng rập thành phẩm ba ghết đặt lên cạnh cửa quần bên trái và diễu theo rập.
3.7. Ráp dọc quần ủi rẽ và may hoàn chỉnh lót túi xéo:
- Úp 2 mặt phải của thân trước và thân sau sao cho 2 mép vải bằng nhau thực hiện đường may can rẽ cách mép theo đường dọc quần đã sang dấu.
- Ủi rẽ đường may, gấp mép cạnh lót túi vào dọc quần thân sau may mí 0,1cm. May mí đáy túi, tách thân và lót ra may mí 0,1cm lên đáy lót túi không dính thân quần.
- May chặn miệng túi dưới, may chặn miệng túi trên bề mặt sao cho vị trí miệng túi dưới dính vào lót túi bằng cách lại mũi chỉ hoặc đính bọ.
3.8. Lấy dấu, tra lưng vào thân:
- Úp mặt phải của lưng vào mặt phải của thân quần sao cho cạnh lưng và thân quần bằng nhau may cách keo 0,1cm. Gấp mặt phải lưng trong và lưng ngoài úp vào nhau phía đầu lưng, may lộn đầu lưng theo đường định hình của keo, may cách keo 0,1cm.
- Gấp mép cạnh dưới lưng trong che kín đường tra lưng rồi tiến hành may mí và diễu xung quanh lưng.
3.9. May dàng quần:
Úp mặt phải thân trước vào mặt phải thân sau, sao cho hai mép vải sát nhau thực hiện đường may can rẽ cách mép theo đường sang dấu. Khi may ta kéo lớp vải dưới cho trùng các dấu bấm để đường may không bị nhăn. Ủi rẽ đường may dàng quần về hai bên thân quần.
3.10. May đáy quần thân sau:
- Úp hai mặt phải của đáy thân sau vào nhau thực hiện đường may can rẽ cách mép đuôi cạp 4cm (tùy theo yêu cầu) xuống tới 2/3 vòng đáy thì may đều 1cm qua tới đáy thân trước và ghim kim quay lại để đáy có hai đường chỉ, tạo độ bền chắc cho đáy quần. Trong quá trình may đáy, phải kéo nhẹ cho đường chỉ không bị căng tức, giữ cho đáy và lưng không bị so le.
- Ủi rẽ mặt trong đáy quần cho êm phẳng.
3.11. Lấy dấu, tra đỉa vào thân:
- Dùng phấn lấy dấu ở mặt phải thân quần vị trí gắn đỉa thứ nhất nằm ở li chính, đỉa thứ hai ta dùng thước dây đo từ đường ráp đáy thân sau đến vị trí gắn đỉa có khoảng cách là 3cm. Đỉa thứ ba gấp đôi một phần thân quần lại, để cho vị trí gắn đĩa thứ nhất trùng với vị trí gắn đỉa thứ hai rồi dùng phấn làm dấu lấy điểm giữa đó làvị trí gắn đĩa thứ ba. Tương tự cho thân còn lại ta lấy đối xứng qua bên còn lại.
- Đặt mặt phải của đỉa úp vào mặt phải thân quần may chặn một đầu đỉa lên lưng quần đầu còn lại bẻ gấp vào trong may mí.
3.12. Vắt lai, vắt đuôi cạp:
- Bẻ đường gấp lai vào trong, dùng kim may tay lược đường gấp lai cho êm phẳng, vắt theo mũi hàng rào ở mặt trái thân quần.
- Bẻ gấp đường đuôi cạp vào trong dùng kim may tay may tiến tới từng mũi dấu chỉ vào bên trong, may ở mặt trái lưng.
3.13. Thùa khuy, đính nút:
- Dùng phấn lấy dấu ở mặt phải lưng quần, từ đầu lưng đo vào 2cm ta được điểm lấy dấu thứ nhất, chia đôi bản lưng được điểm lấy dấu thứ hai.
- Khi thùa khuy ta ngửa mặt phải lên trên, thùa theo đúng cự li của khuy.
- Lấy dấu đính nút: Kéo khoá kéo lên ta để cho thân quần êm phẳng, lấy dấu đính nút ngay đầu khuy.
3.14. VSCN, ủi thành phẩm:
- Khi cắt chỉ cắt từng phần một từ mặt trước ra mặt sau, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và tẩy các vết bẩn còn bám dính, tùy theo vết bẩn mà ta có dung dịch tẩy khác nhau.
- Ủi ở mặt trước và mặt sau cho các đường may êm phẳng không nhăn, nhíu, cầm. Gấp xếp theo yêu cầu kỹ thuật, đóng gói vô bao bì.
4. Yêu cầu kỹ thuật
- Các chi tiết, đường may đảm bảo theo đúng thông số kích thước quy định.
- Lưng quần êm phẳng, mặt trong lưng không nhăn, vặn.
- Đầu lưng thẳng, vuông không bai giãn, vểnh, không lè, cộm, sát, không nhăn thân.
- Tra lưng tròn đều.
- Dây đỉa gắn đúng vị trí, bản đỉa đều.
- Cửa quần êm phẳng, thẳng, không bai giãn.
- Túi xéo êm phẳng, đủ các đường may, đúng vị trí.
- Miệng túi phải đối xứng.
- Dài túi không so le, miệng túi kín ôm sát thân quần.
- Cạnh cơi vuông, góc không xì bể, đủ đường may.
- Miệng túi kín, bản cơi đều, không bai giãn.
- Lót túi êm phẳng.
- Các đường lắp ráp êm phẳng.
- Đường gấp gấu thẳng đều.
- Vắt lai êm phẳng, không thấm mặt ngoài.
- Hai ống quần đều nhau.
- Sản phẩm hoàn tất đảm bảo thời gian và VSCN.
PHỤ LỤC 12
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
- Tên chương trình : CÔNG NGHỆ MAY
- Trình độ đào tạo : CAO ĐẲNG
- Ngành đào tạo : CÔNG NGHỆ MAY
- Mã ngành : 51540204
- Tên tiếng Anh : GARMENT TECHNOLOGY
- Loại hình đào tạo : CHÍNH QUI
(Ban hành tại Quyết định số 448 /QĐ-CĐKTKTV ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh)
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng ngành Công nghệ may có phẩm chất chính trị, có kiến thức, kỹ năng và tác phong nghề nghiệp để làm việc có hiệu quả về lĩnh vực công nghệ may, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.1. Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật ngành may, vật liệu dệt may, kỹ thuật may sản phẩm, trang thiết bị ngành may, quản trị học cơ bản, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực. . . .
- Có kiến thức về qui trình may, chuẩn bị sản xuất, thiết kế trang phục và ứng dụng các phần mềm thiết kế giác sơ đồ, xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính.
1.2. Kỹ năng
- May mẫu, thiết kế mẫu, thiết kế chuyền may, tổ chức triển khai sản xuất, quản lý và điều hành sản xuất, tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp may;
- Thiết kế, cắt, xây dựng qui trình và may các kiểu trang phục từ đơn giản đến cao cấp theo đúng qui trình công nghệ;
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ gá lắp, rập phom trong ngành công nghệ may;
- Tham gia quản lý các khâu chuẩn bị sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp;
- Độc lập sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt may thời trang;
- Có khả năng hướng dẫn tay nghề cho người lao động, tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng trang phục theo qui trình
- Biết xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính;
- Thực hiện được thiết kế mẫu, may mẫu, nhảy mẫu, giác sơ đồ trên máy tính.
1.3. Thái độ
- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, hiểu và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước.
- Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống và làm việc trong xã hội công nghiệp, yêu lao động, sinh hoạt lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, phong tục, tập quán của địa phương và nơi làm việc.
- Luôn luôn có ý thức học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với mọi thay đổi của yêu cầu công việc.
2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC: 113 tín chỉ (chưa kể GDTC & GDQP)
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Văn hóa: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Sức khỏe: Theo tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế Việt Nam
Độ tuổi: từ 18 tuổi trở lên
5. QUI TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Thực hiện theo các Quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính qui; Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ; Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 448/QĐ-CĐKTKTV ngày 27/5/2014 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ năm 2014.
6. THANG ĐIỂM:
Thực hiện đánh giá theo thang điểm 10 bậc
7. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
7.1.Cấu trúc kiến thức chương trình
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
I
Kiến thức giáo dục đại cương
31
30
1
II
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
55
28
27
1
Kiến thức cơ sở
16
14
2
2.
Kiến thức ngành
39
14
25
2.1
Bắt buộc
36
13
23
2.2
Tự chọn
3
1
2
III
Kiến thức bổ trợ
6
6
IV
Thực tập
16
16
V
Khóa luận tốt nghiệp
5
3
2
Tổng cộng (chưa tính GDTC, GDQP)
113
67
46
7.2. Nội dung chương trình
Stt
Tên học phần
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
I
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
31
30
1
Lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
10
10
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
5
5
2
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
3
3
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
2
Khoa học xã hội
2
2
4
Pháp luật đại cương
2
2
Ngoại ngữ
8
8
5
Tiếng Anh 1
4
4
6
Tiếng Anh 2
4
4
Khoa học tự nhiên
11
10
1
7
Toán ứng dụng A
3
3
8
Vật lý đại cương
3
3
9
Hóa học đại cương
2
2
10
Tin học
3
2
1
Giáo dục thể chất
(2)
(2)
11
Giáo dục thể chất
(2)
(2)
Giáo dục quốc phòng
(8)
(8)
12
Giáo dục quốc phòng
(8)
(8)
II
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
55
28
27
1
Kiến thức cơ sở
16
14
2
13
An toàn công nghiệp và môi trường
2
2
14
Công nghệ dệt
2
2
15
Vật liệu dệt may
2
2
16
Quản trị và bảo trì thiết bị
2
1
1
17
Nhân trắc học
2
2
18
Vẽ kỹ thuật ngành may
2
1
1
19
Tổ chức sản xuất ngành may
2
2
20
Quản trị học
2
2
2
Kiến thức ngành
39
14
25
2.1
Kiến thức ngành bắt buộc
36
13
23
21
Kỹ thuật may I
5
1
4
22
Kỹ thuật may II
4
4
23
Thiết kế trang phục I
5
2
3
24
Thiết kế trang phục II
3
1
2
25
Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu - Công nghệ
2
1
1
26
Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
4
2
2
27
Thiết kế chuyền – Điều chuyền
2
2
28
Quản trị chất lượng trang phục
2
2
29
Quản trị nguồn nhân lực
2
2
30
Thực tập quản lý chuyền
3
3
31
Giác sơ đồ trên máy tính
2
2
32
Xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính
2
2
2.2.
Kiến thức ngành tự chọn (chọn 1 trong 2 môn học )
3
1
2
33.1
Thiết kế rập công nghiệp
3
1
2
33.2
Thiết kế trang phục III
3
1
2
III
KIẾN THỨC BỔ TRỢ
6
6
34
Tiếng Anh chuyên ngành
3
3
35
Kỹ năng giao tiếp
3
3
IV
THỰC TẬP
16
16
36
Thực tập sản xuất
8
8
37
Thực tập tốt nghiệp
8
8
V
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
5
3
2
38
Khóa luận tốt nghiệp
5
SV không làm khóa luận tốt nghiệp phải học thêm 2 môn học:
39
Kỹ thuật chuyền
2
1
1
40
Quản trị sản xuất và tác nghiệp
3
2
1
TỔNG CỘNG
113
67
46
7.3. Kế hoạch giảng dạy theo học kỳ
HỌC KỲ I
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
5
5
2
Toán ứng dụng A
3
3
3
Vật lý đại cương
3
3
4
Hóa học đại cương
2
2
5
An toàn công nghiệp và môi trường
2
2
6
Công nghệ dệt
2
2
7
Vật liệu dệt may
2
2
8
Quản trị và bảo trì thiết bị
2
1
1
9
Nhân trắc học
2
2
TỔNG CỘNG
23
22
1
HỌC KỲ II
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
2
2
Pháp luật đại cương
2
2
3
Tiếng Anh 1
4
4
4
Tin học
3
2
1
5
Kỹ thuật may I
5
1
4
6
Thiết kế trang phục I
5
2
3
7
Giáo dục thể chất
(2)
(2)
8
Giáo dục quốc phòng
(8)
(8)
TỔNG CỘNG
21
13
8
HỌC KỲ III
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
3
3
2
Tiếng Anh 2
4
4
3
Vẽ kỹ thuật ngành may
2
1
1
4
Kỹ thuật may II
4
4
5
Thiết kế trang phục II
3
1
2
6
Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – Công nghệ
2
1
1
TỔNG CỘNG
18
10
8
HỌC KỲ IV
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Quản trị chất lượng trang phục
2
2
2
Tổ chức sản xuất ngành may
2
2
3
Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
4
2
2
4
Thiết kế chuyền – Điều chuyền
2
2
5
Thực tập quản lý chuyền
3
3
6
Giác sơ đồ trên máy tính
2
2
7
Quản trị học
2
2
8
Kỹ năng giao tiếp
3
3
TỔNG CỘNG
20
13
7
HỌC KỲ V
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Quản trị nguồn nhân lực
2
2
2
Xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính
2
2
3
Tiếng Anh chuyên ngành
3
3
4.1
Thiết kế rập công nghiệp
3
1
2
Chọn 1 trong 2 môn học
4.2
Thiết kế trang phục III
3
1
2
5
Thực tập sản xuất
8
8
TỔNG CỘNG
18
6
12
HỌC KỲ VI
Stt
Tên môn học
Tín chỉ
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Thực tập tốt nghiệp
8
8
2.1
Khóa luận tốt nghiệp
5
2.2
Kỹ thuật chuyền
2
1
1
HP thay thế KLTN
Quản trị sản xuất và tác nghiệp
3
2
1
TỔNG CỘNG
13
3
10
7.4. Điều kiện tốt nghiệp:
Tích lũy đủ số môn học qui định cho chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ; Có chứng chỉ GDQP và GDTC
HIỆU TRƯỞNG
Hồ Ngọc Tiến
PHỤ LỤC 13
KĨ NĂNG MỀM
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kĩ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kĩ năng hành nghề (employability skills) là các kĩ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Các kĩ năng hành nghề bao gồm có 8 kĩ năng như sau:
1. Kĩ năng giao tiếp (Communication skills)
2. Kĩ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3. Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4. Kĩ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5. Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
6. Kĩ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7. Kĩ năng học tập (Learning skills)
8. Kĩ năng công nghệ (Technology skills) [78].
Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kĩ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kĩ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người dân Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh sách các kĩ năng cần thiết đối với người lao động. Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kĩ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm cá kĩ năng như:
1. Kĩ năng giao tiếp (Communication)
2. Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3. Kĩ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
4. Kĩ năng thích ứng (Adaptability)
5. Kĩ năng làm việc với con người (Working with others)
6. Kĩ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills) [87].
Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kĩ năng cho người lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kĩ năng được chính phủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kĩ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kĩ năng, khoa học và đổi mới [79]. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh sách các kĩ năng quan trọng bao gồm:
1. Kĩ năng tính toán (Application of number)
2. Kĩ năng giao tiếp (Communication)
3. Kĩ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance)
4. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology)
5. Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6. Kĩ năng làm việc với con người (Working with others)
Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng [80].
1. Kĩ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology)
3. Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)
4. Kĩ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5. Kĩ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management)
6. Kĩ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
7. Kĩ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8. Kĩ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9. Các kĩ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10. Kĩ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).
Ở nước ta, một vài năm trở lại đây người ta bắt đầu nhắc đến cụm từ “kĩ năng mềm”. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tổ chức chính của xã hội, tổ chức giáo dục đã tổ chức “học kỳ quân đội” vào mỗi dịp hè nhằm giúp học sinh rèn luyện và trải nghiệm cuộc sống. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã đưa chương trình “kĩ năng mềm” vào hoạt động ngoại khóa để giúp sinh viên có một số kĩ năng sống và làm việc như: kĩ năng tự học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm việc, kĩ năng làm việc đội nhóm Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng “mềm” cho HSSV, mới đây Bộ Quốc Phòng và Trung ương Đoàn TNCSHCM đã xây dựng lại chương trình “Học kỳ quân đội” và qui định: chỉ có những tổ chức của Đoàn TNCSHCM mới được tổ chức giảng dạy “Học kỳ quân đội” nhằm trang bị kĩ năng mềm cho HSSV, tránh tình trạng đào tạo tràn lan không định hướng được nhân cách cho HSSV được áp dụng hè 2012.
Qua tổng hợp, nghiên cứu, có thể kể ra một số kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hiện nay:
+ Kĩ năng học tập hiệu quả
+ Kĩ năng thuyết trình hiệu quả
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử
+ Kĩ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo
+ Kĩ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
+ Kĩ năng làm việc tập thể và tinh thần đồng đội
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
+ Kĩ năng lập kế hoạch kinh doanh
+ Kĩ năng phỏng vấn tìm việc
+ Kĩ năng nhận thức và lãnh đạo bản thân
PHỤ LỤC 14
MINH HỌA CÁCH PHÂN LOẠI CỦA B.S.BLOOM
THEO MỤC TIÊU
Cách phân loại của B.S. Bloom theo mục tiêu
Thứ bậc
Loại MT
Mục tiêu kiến thức
(nhận thức)
Mục tiêu kĩ
(hành động)
Mục tiêu thái độ
(tình cảm)
1
Biết: nhận biết, liệt kê, mô tả được các sự vật, hiện tượng thông qua các quá trình tri giác, hình thành các biểu tượng, khái niệm ban đầu sơ khai, thụ động.
Ví dụ: mô tả được một hiện tượng, hoặc phát biểu được một định nghĩa, khái niệm.
Bắt chước: lặp lại được hành động, hoạt động theo mẫu chỉ dẫn sao chép rập khuôn, máy móc. Làm việc thụ động
Ví dụ: may lại được cái cổ áo sơ mi đúng trình tự; vẽ lại được cái tay áo, có thể có nhiều chỗ chưa chính xáctheo thao tác mẫu của GV hướng dẫn
Định hướng, tiếp nhận: có mong muốn tham gia hoạt động một cách có chủ định nhưng không hiện rõ ý kiến riêng.
Ví dụ: chú ý nghe giảng bài nhưng không phát biểu, tranh luận
2
Hiểu: trình bày, giải thích được nội dung, tính chất đặc trưng của sự vật. Nắm được bản chất, mối quan hệcủa hệ thống tri thức.
Ví dụ: hiểu được tính chất lí – hóa của xơ sợi dệt và ứng dụng của chúng trong thực tế.
Làm được: thực hiện được công việc như hướng dẫn nhưng chưa thuần thục, còn thao động tác thừa.
Ví dụ: may được cái cổ áo theo đúng quy trình nhưng chưa đẹp, chưa nhanh.
Đáp ứng: thể hiện được ý kiến nhưng chưa có lí lẽ
Ví dụ: có trách nhiệm với công việc, có tham gia phát biểuvề một vấn đề đã được nghe giảng
3
Vận dụng: có khả năng áp dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức khác phức tạp hơn, vận dụng trường hợp chung vào trường hợp riêng. Có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết 1 nhiệm vụ nhận thức hoặc thực tế.
Ví dụ: giải thích được hiện tượng, lựa chọn được loại vật liệu may thích hợp cho từng loại sản phẩm; vận dụng công thức tính toán nguyên liệu cần để may 1 sản phẩm
Làm chính xác: thực hiện công việc một cách chuẩn xác, không có thao động tác thừa. Hình thành khả năng, năng lực liên kết, phối hợp được kĩ năng trong qui trình thực hiện công việc.
Ví dụ: may được cổ áo sơ mi nhanh, đẹp, chính xác.
Chấp nhận/lượng giá: thể hiện được quan điểm riêng. Thể hiện chính kiến có lí lẽ thuyết phục.
Ví dụ: nhận thức tin tưởng, bảo vệ cái đúng.
4
Phân tích: xác định, phân biệt, so sánh được các sự việc. Vận dụng các qui luật, nguyên lý chung để lí giải, nhận thức các sự kiện.
Ví dụ: phân tích được các kết quả học tập và lao động nghề nghiệp. Thể hiện mức độ làm chủ, hiểu biết sâu sắc về kiến thức
Làm phối hợp, biến hóa: thực hiện công việc trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Tự phân chia thành các yếu tố hợp lí, đúng trình tự.
Ví dụ: may được cổ áo sơ mi nhanh, đẹp, chính xác trong điều kiện vật liệu khó may (vật liệu bằng da, bằng ren)
Tổ chức: thiết lập được hệ thống các giá trị. Tổ chức, lôi cuốn được người khác.
Ví dụ: tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động nhóm, câu lạc bộ thu hút các thành viên khác tham gia.
5
Tổng hợp: khái quát được các trường hợp riêng lẻ để nêu lên một kết luận chung.
Ví dụ: tổng hợp các vấn đề, sự vật, hiện tượng trong hoạt động, nghề nghiệp. Thể hiện mức độ làm chủ, hiểu biết sâu sắc kiến thức
Làm thuần thục: thực hiện công việc với độ chính xác và tốc độ cao, giảm thiểu sự tham gia của ý thức
Ví dụ: may cổ áo sơ mi nhanh, đẹp, chính xác mà không cần các thiết bị gá lắp phụ trợ.
Đặc trưng hóa, chuẩn định: thể hiện đặc trưng, bản sắc riêng.
Ví dụ: có niềm tin và ý chí bền vững, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao
6
Đánh giá: có phán xử, quyết định, lựa chọn về đối tượng: vận dụng các nguyên lí, nguyên tắc đã học để phân tích so sánh giải pháp này với giải pháp khác (đã biết)
Ví dụ: so sánh được quy trình may cổ áo sơ mi tại một số doanh nghiệp, từ đó rút ra, xây dựng quy trình may hợp lí.
Có thể liệt kê các động từ theo các lĩnh vực và cấp độ trên như sau:
Các động từ hành động phổ biến [40, trang 1].
Biết: Định nghĩa Liệt kê Mô tả Nhắc lại Sắp xếp Nhận ra Ghi lại Liên hệ Phát hiện Gọi lại Trình bày Định vị
Hiểu: Phân biệt Giải thích Tính toán Diễn tả
Nhận dạng So sánh Lựa chọn Phác họa Lập biểu đồ Chỉ định Phiên dịch Kiểm tra
Ứng dụng: Trình bày Lập thời biểu Thực hành Biên dịch Chọn Sử dụng Ứng dụng Minh họa Hoàn tất Thay đổi Liên hệ Phác thảo
Phân tích: Phân tích Thí nghiệm Đánh giá Khảo sát Tính toán Thử nghiệm Phân loại Phân tách Phê phán Liên hệ Tách ra Sắp thứ tự
Tổng hợp: Sắp xếp Tạo ra Soạn Lập kế hoạch
Thu thập Tổ chức Phối hợp Lập công thức
Sửa đổi Thay thế Tích hợp Khái quát hóa
Đánh giá: Đánh giá Phán đoán Chứng tỏ Dự đoán Ước đoán Ước lượng So sánh Chứng minh
Xếp hạng Đo lường Cho điểm Kết luận
Để dễ dàng trong việc xây dựng mục tiêu một bài giảng, một số các động từ liên quan thường được sử dụng theo bảng sau:
3. Một số các động từ dùng để xác định mục tiêu
Động từ
Ví dụ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Calculate
Tính toán
Tính định mức cho ....
Complete
Hoàn tất
Hoàn tất quy trình....
Construction
Xây dựng, thiết lập
Xây dựng bảng tiêu chuẩn kỹ thuật....
Convert
Chuyển đổi
Chuyển đổi từ cỡ.... đến cỡ....
Define
Định nghĩa
Địng nghĩa chất lượng sản phẩm....
Describe
Mô tả
Mô tả cấu trúc sản phẩm....
Design
Tạo, thiết kế
Thiết kế thân trước sản phẩm....
Determine
Xác định
Xác định số đo ....
Differentiate
Phân biệt
Phân biệt quy trình và quy cách may sản phẩm....
Discuss
Bàn, nói đến
Bàn về ưu nhược điểm của....
Explain
Giải thích
Giải thích nguyên nhân tra tay áo không tròn
Give an example
Cho ví dụ
Cho ví dụ về một dạng sản phẩm sai quy cách....
List
Liệt kê
Liệt kế số lượng chi tiết sản phẩm....
Name
Gọi tên
Kể tên quy trình.....
Read
Đọc
Đọc tên các loại đường may....
Sketch
Phác thảo
Phác thảo hình dáng sản phẩm....
Use
Sử dụng
Sử dụng công thức thiết kế để...
Write
Viết
Viết quy trình thực hiện sản phẩm....
Khi đánh giá chất lượng về kĩ năng (sự thực hiện) của người tốt nghiệp, ở nhiều nước người ta sử dụng Thang đánh giá sự thực hiện (Performance Rating Seale - PRS). Đã có nhiều thang PRS được đưa ra, nhưng nguyên tắc phân cấp độ vẫn như nhau. Dưới đây là thang PRS có 6 cấp độ thể hiện cấp độ của kĩ năng từ cấp 1 (thấp nhất) đến cấp 6 (cao nhất) [54, trang 175].
4. Thang đánh giá sự thực hiện (PRS)
Cấp độ
kỹ năng
Mô tả
6
Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và tính thích nghi, có thể hướng dẫn, chỉ đạo người khác thực hiện công việc đó
5
Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng cao, có sáng kiến và tính thích nghi với các tình huống, vấn đề đặc biệt
4
Thực hiện được công việc với tốc độ và chất lượng công việc cao, không cần sự giám sát và trợ giúp nào
3
Thực hiện được công việc, không cần sự giám sát hoặc trợ giúp nào
2
Thực hiện được công việc đáp ứng yêu cầu nhưng cần có sự giám sát định kì và sự trợ giúp chút ít
1
Thực hiện được công việc nhưng cần có sự giám sát liên tục và sự trợ giúp chút ít
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_day_hoc_mon_ky_thuat_may_2_cho_sinh_vien_cao_dang_th.docx