Luận án Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng đông Nam Bộ

Tiếp cận từ mục tiêu phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm thời kì 2011 - 2020 và từ các nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế được đề ra trong Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐNB và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: "Đưa tổng sản phẩm trong vùng (GDP) năm 2010 ít nhất tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đến năm 2020 gấp 2,3-2,5 lần năm 2010”. Xuất phát từ cách tiếp cận trên, các quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của vùng ĐNB là nâng dần vị trí, vai trò của vùng trong tổng thể nền kinh tế - xã hội cả nước, Đề án qui hoạch này đề xuất 3 phương án tăng trưởng kinh tế

pdf177 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến lược mở rộng việc làm không chỉ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà cả trong khu vực công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi khu vực mà hình thành chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. Các chương trình phát triển nông thôn phải bao gồm những nội dung cơ bản: - Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trước hết là cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập. - Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, cải cách chính sách đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp. 135 - Mở rộng các điều kiện dịch vụ KT-XH, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường việc làm phi nông nghiệp, phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo thị trường nông thôn kiểu thành thị, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hỗ trợ vốn cho người dân tự tạo việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các dịch vụ tuyển dụng lao động hiện đại, liên kết đào tạo hướng nghiệp cho thanh niên, để đón đầu các mục tiêu công nghiệp hóa, gián tiếp giảm tốc độ gia tăng số lượng dân di cư. Chương trình phát triển kinh tế nông thôn tạo ra mức sống không quá chênh lệch với khu vực thành phố, từ đó điều chỉnh hợp lí các dòng di cư, hạn chế dòng di cư thái quá ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực sản xuất và các ngành kinh tế. Chính phủ cần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động, đặc biệt là lao động ở các tỉnh còn nghèo, đưa doanh nghiệp ở các thành phố vươn ra các tỉnh lân cận. Phát triển thêm các chùm đô thị nhỏ và vừa ở các tỉnh, công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn để giảm sức ép lên một số trung tâm kinh tế lớn. - Chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình Các chính sách về di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số. Các chính sách kinh tế và xã hội thích ứng với quá trình di cư sẽ duy trì và phát triển lao động có trình độ, kĩ năng cho các vùng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời giúp giảm tải cho các vùng có dân số quá lớn. Chăm sóc sức khỏe của lao động di cư cần được chú trọng, quan tâm nhiều hơn thông qua các chương trình, chính sách an sinh xã hội. Kết hợp chặt chẽ và đồng bộ các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát và quản lí các luồng di cư. Tạo mối liên kết giữa địa phương có dân nhập cư và địa phương nơi có dân xuất cư để có biện pháp đồng bộ trong việc quản lí các luồng di cư trong cả nước và ở các địa phương. Thực hiện việc qui hoạch, điều chỉnh các luồng dân cư, đổi mới chính sách di cư ở cả vùng đô thị và nông thôn: tăng tỉ trọng đầu tư cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hoàn thiện các chính sách đất đai, bảo trợ nông sản, Quốc hội cần sớm có pháp lệnh về di cư đặc biệt là nhập cư, cần mở rộng việc cấp sổ lao động và qui định tính pháp lí của sổ lao động trong việc di chuyển và quản lí lao động. 136 b. Nhóm các giải pháp làm gia tăng sự khác biệt. Mục tiêu của nhóm giải pháp là làm gia tăng sự khác biệt về các điều kiện có ảnh hưởng đến di cư, trong đó chú trọng đến việc khai thác những thế mạnh các nhân tố có nhiều lợi thế của vùng và các địa phương nhằm thu hút lực lượng lao động phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH. Để thực được mục tiêu trên vùng và các địa phương cần: - Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dịch vụ và công nghiệp, sớm tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có năng suất lao động cao. - Tiếp tục đầu tư có trọng điểm, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ cao, các công nghệ mới trong các ngành sản xuất và dịch vụ tạo sức hút lực lượng lao động có hàm lượng kĩ thuật cao. - Đầu tư phát triển hài hòa giữa kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội đảm bảo phát triển một cách cân đối, đồng bộ. - Đổi mới cơ chế để thu hút mạnh hơn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển. - Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách vừa đào tạo (là lợi thế của Vùng), vừa có những chính sách thu hút nhân tài từ nơi khác, nhất là lực lượng lao động được đào tạo từ nước ngoài. - Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế tổng hợp và khu công nghiệp tập trung. Xây dựng không gian kinh tế thống nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh trên toàn địa bàn vùng, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả và phát huy lợi thế của tất cả các tỉnh, các huyện. - Hạn chế và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tăng cường kỉ cương, trật tự an toàn xã hội; Chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường cho toàn Vùng. - Có chính sách mở rộng, phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư, đồng thời xây dựng các đô thị nhỏ làm vệ tinh và kết nối với khu vực nông thôn nhằm phân bố và sử dụng lao động hợp LÍ theo yêu cầu phát trỉển của từng địa phương. - Vùng phải qui hoạch để hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao, 137 trước mắt từ nay đến năm 2015 ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Trong đó các ngành dịch vụ quan trọng là: tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại; các ngành công nghiệp trọng yếu là: cơ khí; điện tử - tin học, hóa chất và chế biến lương thực - thực phẩm. Phải có những chính sách thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật, lực lượng đang thiếu rất nhiều ở vùng ĐNB. - Vùng phải có những chính sách dân số hướng tới mục tiêu phát triển KT- XH của mình, phải có những chính sách kinh tế phù hợp nhằm phát huy những thế mạnh nhằm khai thác lợi thế nhập cư. Vùng ĐNB và các địa phương cần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật, đổi mới trang thiết bị, tăng năng suất lao động. Cần có chiến lược phát triển các trung tâm công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao nhằm phát huy lợi thế về nguồn nhân lực của mình. Từ năm 2000 đến nay dân nhập cư vào ĐNB phần lớn là di cư tự do diện nhân khẩu KT3, KT4. Họ chủ yếu làm công nhân trong các khu công nghiệp, thu nhập thấp, lại chưa đăng kí được hộ khẩu thường trú. Do đó, hầu hết họ ở trọ trong khu nhà trọ bán kiên cố thuê của tư nhân, vì thế chất lượng nhà ở, tình hình an ninh không đảm bảo, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó còn có một bộ phận dân nhập cư làm các công việc phi chính thức khác, không đăng kí tạm trú gây khó khăn cho công tác quản lí của chính quyền sở tại. Do đó, trong thời gian tới chính quyền các cấp cần kết hợp chặt chẽ với nhau rà soát kĩ lưỡng tình hình đăng kí tạm trú hay tạm trú dài hạn của người nhập cư. Từ đó có biện pháp cụ thể trong việc quản lý. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo cho các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập Ban định cư. Ban có nhiệm vụ tái định cư, nhanh chóng tạo điều kiện về nhà ở, việc làm và chăm lo đời sống cho người nhập cư hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, các Sở công nghiệp cũng đã thành lập Ban quản lí các KCN, các ban trên đã quan tâm đến hiện trạng đời sống của lao động nhập cư. Các sở Công an có phòng PC 13 chuyên thống kê các diện nhân hộ khẩu nên đã nắm được tình hình biến động dân số của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan ban ngành dường như vẫn “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa 138 các ban ngành, giữa các tỉnh, các địa phương trong vùng. Vì vậy cần thành lập một Ban quản lí chung về dân nhập cư trên cơ sở hợp tác của các ban ngành, các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lí và ổn định lượng dân nhập cư rất lớn trong những năm tới. Trên cơ sở chính sách và biện pháp chung của Đảng, Nhà nước, vùng ĐNB cần có biện pháp riêng phù hợp với đặc điểm cụ thể của mình. Vùng ĐNB cần đầu tư ngân sách tại những nơi có người nhập cư lớn như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, trường học, trạm y tế,đảm bảo cho người di cư có cuộc sống tốt hơn. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hệ thống cơ sở hạ tầng, vừa giảm sức ép của dân nhập cư vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Bên cạnh việc hợp tác về tuyển dụng lao động, vùng cần phải có chính sách hợp tác đào tạo lao động, khuyến khích các các đối tượng nhập cư có trình độ chuyên môn - kĩ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của mình trong những năm tới. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách hợp lí để đào tạo, sử dụng nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao sẵn có và giữ chân họ, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”. Muốn làm tốt điều này, trước hết các tổ chức xã hội như: Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,trong từng doanh nghiệp, từng địa phương phải quan tâm đến người dân nhập cư, không phân biệt đối xử giữa họ với người bản địa. Các nhà lập chính sách và chương trình cần có biện pháp cải thiện điều kiện nhà ở và tình trạng khó tiếp cận với tín dụng của người di cư, cũng như cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khoẻ sinh sản cho những người di cư trẻ đến các khu đô thị và khu công nghiệp. 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu, Luận án rút ra một số kết luận chính sau: 1. Trong vòng 10 năm qua ở nước ta cường độ di cư của tất cả các tình trạng đều tăng (cường độ di cư xấp xỉ 6,5%, tương đương với 4,5 triệu người thời kì 1994 – 1999 và xấp xỉ 7,7% tương đương với 6,7 triệu người thời kì 2004 - 2009), trong đó trên 2/3 đối tượng di cư giữa các vùng địa lí. Ở tất cả các tình trạng di cư, cường độ di cư thời kì 2004 - 2009 lớn hơn so với thời kì 1994 – 1999, trong đó di cư giữa các vùng tăng mạnh nhất, tăng gấp 1,5 lần (tăng từ 19‰ lên 30‰), tiếp đến là di cư giữa các tỉnh (từ 29 ‰ lên 43‰) sau cùng là giữa các huyện (từ 6‰ lên 16‰). Điều này cho thấy không những số lượng di cư tăng mà di cư còn tăng theo khoảng cách. Một lần nữa khẳng định quan hệ tương tác giữa di cư và sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mô hình chung về phân bố dân cư và di cư giữa các vùng địa lí trong vòng 20 năm qua cho thấy có sự khác biệt rõ nét theo vùng, trong đó Tây Nguyên và ĐNB là 2 vùng có gia tăng dân số cơ học lớn nhờ nhập cư lớn, 4 vùng còn lại bị giảm do xuất cư. BTB&DHMT và ĐBSCL là 2 vùng xuất cư nhiều nhất trong những năm hội nhập Quốc tế (tỉ suất xuất cư lần lượt thời kì 2004 - 2009 là: 45‰ và 46‰). ĐNB là vùng có số lượng và tỉ suất di cư nói chung và nhập cư nói riêng lớn nhất nước ta và có xu hướng ngày càng tăng trong suốt hơn 20 năm trở lại đây, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỉ XXI (tỉ suất di cư thuần tăng từ 49‰ thời kì 1994 - 1999 lên 117‰ thời kì 2004 - 2009; tỉ suất nhập cư tăng từ 63‰ thời kì 1994 - 1999 lên 127‰ thời kì 2004 - 2009). Điều này chứng tỏ Vùng là nơi có nhiều điều kiện cả tự nhiên và KT-XH thuận lợi nhất so với các vùng còn lại, trong đó đáng chú ý là sự năng động, thông thoáng về các chính sách dân số và kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. 140 3. So sánh số liệu cùa 2 cuộc TĐT 1999 và 2009 (những năm đầu của thế kỉ XXI) cho thấy mức độ di cư nữ và nam có sự chênh lệch nhau trong các thời kì ở các vùng. Thời kì 2004 - 2009 mức chênh lệch này cao hơn nhiều so với thời kì 1994 - 1999 (mức chênh lệch di cư giữa nữ và nam là 54 984 người thời kì 1994 - 1999 và 1 447 774 người thời kì 2004 - 2009. Năm 2009 tỉ suất nhập cư nam 23,9 ‰ so với 28,5 ‰ nữ; tỉ suất xuất cư nam là: 6,9 ‰ so với 7,1‰ của nữ và tỉ suất di cư thuần của nam là: 17,1 ‰ so với 21,5 ‰ của nữ). Vùng ĐNB cũng không nằm ngoài tình trạng trên (mức chênh lệch nói trên ở vùng ĐNB là: 48 147 người thời kì đầu và 114 234 người cho thời kì sau). Nếu tiếp tục đem so sánh với thời kì 1984 - 1989 chúng ta có thể khẳng định: Di cư nữ ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả này đã phản ánh những biến đổi trong cơ cấu KT-XH của nước ta trong thập niên vừa qua và xu hướng này vẫn tiếp tục trong thời gian tới. 4. Trong các luồng di cư ở Việt Nam hiện nay thì luồng di cư nông thôn - thành thị chiếm ưu thế hơn cả (năm 2009 di cư nông thôn – thành thị là: 1 943 nghìn người; Nông thôn – nông thôn 720 nghìn người; Thành thị - nông thôn: 548 nghìn người). ĐNB là vùng có quá trình đô thị hóa với qui mô và tốc độ lớn nhất nên luồng nhập cư vào các khu công nghiệp, các thành phố chiếm tỉ lệ áp đảo, đặc biệt là thời kì 2004 - 2009 được coi là thời kì bùng nổ luồng nhập cư này. Điều này phản ánh đúng thực trạng quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta và ở vùng ĐNB trong thập niên đầu của thế kỉ XXI - cụ thể 19,36% dân số thành thị năm 1989 tăng lên 23,68% năm 1999 và 29,58% năm 2009 (điều này hoàn toàn trái ngược với các thập niên trước), nó cũng nói lên mối quan hệ tương tác giữa di cư và đô thị hóa. 5. Phù hợp với qui luật chung của di cư, người di cư Việt Nam và ĐNB có sự chọn lọc về tuổi, người di cư bao gồm chủ yếu là các đối tượng trẻ. Thống kê cho thấy nhóm tuổi từ 20 - 24 có tỉ lệ cao nhất. Nếu tính những người trong độ tuổi lao động thì thì tỉ lệ này chiếm áp đảo. Điều này cho thấy di cư ở Việt Nam và di cư ở ĐNB hiện nay là di chuyển lao động và nguyên nhân chính của di cư nước ta trong 10 năm trở lại đây là tìm việc làm và thu nhập. Đây là lí do giải thích cho việc tại sao Hà Nội, TP. HCM và ĐNB là những nơi có lượng nhập cư cao. Các khu vực này là những nơi có nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều khu chế xuất mới được thành lập nên nhu cầu lao động rất cao. 141 6. Phù hợp với tình trạng phát triển kinh tế, nhập cư ở ĐNB chia thành 2 nhóm khác nhau rất rõ cả về qui mô, chất lượng: nhóm nhập cư công nghiệp bao gồm các tỉnh TP. HCM Đồng Nai, Bình Dương, là nhóm có qui mô nhập cư lớn hơn và ngày càng tăng, nữ nhiều hơn và hầu hết là lao động giản đơn trong các ngành công nghiệp; Nhóm nhập cư nông nghiệp bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu là nhóm có qui mô nhập cư thấp và có xu hướng ngày càng giảm, thay vào đó là xuất cư cao và có xu hướng tăng. 7. Nhập cư của ĐNB trong 2 thập kỉ qua là nhập cư của lao động giản đơn đã tác động sâu sắc đến mọi mặt KT-XH của vùng. Lao động nhập cư của Vùng là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bố lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động vì thế có thể khẳng định: lao động nhập cư là một phần không thể thiếu và là nguyên nhân rất quan trọng của tốc độ phát triển KT-XH nhanh nhất của vùng ĐNB so với cả nước trong vòng 10 năm trở lại đây. Lao động nhập cư với những đặc điểm đặc thù của chúng cũng đã gây ra nhiều những hệ lụy về mọi mặt. 8. Xu hướng nhập cư lao động giản đơn ở ĐNB ngày càng giảm, thay vào đó là sự gia tăng nhanh chóng của nhóm ngành có chuyên môn và dịch vụ. Phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển công nghiệp, nhóm các tỉnh có đầu tư công nghiệp vượt trội sẽ có lực lượng thợ vận hành máy móc chiếm tỉ lệ lớn hơn nhóm còn lại và thời kì sau tỉ lệ cao hơn nhiều so với thời kì trước. 9. Ở tất cả các tỉnh trong vùng ĐNB, nhập cư chỉ tập trung vào một số quận, huyện nhất định phù hợp với chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ, điều này cho phép khẳng định: nhóm giải pháp kinh tế là các giải pháp quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để điều chỉnh các luồng di cư cả về qui mô và chất lượng. Đây cũng là nhóm các giải pháp hữu hiệu nhất, quan trọng nhất cho việc phân bố lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ. 10. Để phát huy những tác động tích cực của di cư, nhất là lao động nhập cư ở ĐNB và hạn chế những tiêu cực do chúng gây ra, các tổ chức chính quyền, các nhà hoạch định chính sách của vùng cần phải coi lao động nhập cư là một cấu thành của chiến lược phát triển bền vững, từ đó chú trọng hơn nữa việc đưa ra những chính sách về dân số, về phát triển KT-XH phù hợp với những đặc điểm luôn thay đổi theo từng giai đoạn của vùng. Các chính sách về di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số. 142 2. KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu, Luận án xin đưa ra một số kiến nghị chính sau: 1. Di cư không phải là một hiện tượng tạm thời mà là một hiện tượng tất yếu và tồn tại một cách khách quan theo lịch sử phát triển của xã hội, là một thành tố cơ bản gắn liền với tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và hiện đại hóa, là một phần không thể tách rời trong suốt quá trình phát triển của KT-XH, vì vậy Chính phủ, các vùng và các địa phương phải có tầm nhìn lâu dài về chính sách di cư. Chính sách về di cư, định hướng của di cư phải là nội dung quan trọng trong vịêc hoạch định chiến lược phát triển KT-XH. 2. Mở ra luồng di cư hợp pháp được xem là hướng khả thi nhất. Điều này đòi hỏi cần phải giải quyết vấn đề, làm thế nào để quản lí một luồng di cư mở một cách tốt nhất. Vùng và các tỉnh cần đổi mới toàn diện, cụ thể công tác đăng ký, quản lí hộ khẩu phù hợp với đặc điểm của mình nhằm hạn chế nhập cư những đối tượng không phù hợp (lao động phổ thông đang dư thừa) và khuyến khích nhập cư những đối tượng mà vùng và các tỉnh có nhu cầu (lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật đang thiếu hụt). Ở cấp Quốc gia, về lâu dài cần xây dựng luật cư trú và Chính phủ nên nghiên cứu thành lập Trung tâm Quốc gia quản lí dân cư, có như vậy mới chủ động điều tiết di cư trong cả nước theo hoạch định. 3. Những can thiệp về mặt chính sách phải phù hợp, kịp thời và cụ thể cho từng hoàn cảnh và từng giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH từng giai đoạn của cả nước, của Vùng và của các tỉnh trong Vùng. Các chính sách của Vùng và các tỉnh trong thời gian tới cần cụ thể và hướng tới chất lượng của dân nhập cư. Vì nguyên nhân chính của nhập cư như đã khẳng định của Luận án, nên các chính sách về đầu tư và phát triển kinh tế sẽ có tác động vào di cư một cách hiệu quả và mạnh mẽ nhất. Vùng phải chuyển đổi nhanh hơn nữa cơ cấu kinh tế theo hướng thu hút lao động có chất lượng cao, phải thay đổi chất lượng về cơ cấu kinh tế. 4. Nguyên nhân nhập cư ồ ạt vào vùng ĐNB trong những năm gần đây đã được chứng minh trong Luận án này, là sự đổi mới về chính sách và sự gia tăng cơ hội việc làm và thu nhập ở các vùng có nhiều lợi thế và việc đơn giản hóa các 143 thủ tục đăng ký cư trú, vì thế thúc đẩy hoạt động cấp quốc gia và địa phương để đăng ký cư trú cho những người di cư, theo dõi, giám sát các hoạt động và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho họ trong giai đoạn hiện nay. 5. Di cư cần phải đặt trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập các thị trường lao động, vì thế cần phải có sự thống nhất về việc áp dụng chính sách trên toàn Quốc. 6. Cần có chính sách tạo ra sự công bằng xã hội: Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm: chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế văn hóa và chăm sóc sức khỏe, về vốn hỗ trợ, về bảo hiểm xã hộicác chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người nhập cư và người bản địa. 7. Cần có các chính sách cụ thể trong từng đơn vị: ngoài chính sách chung, từng đơn vị phải có trách nhiệm quản lí bộ phận dân nhập cư, cần có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ thêm người lao động như: hỗ trợ vốn, chi phí đào tạo, trợ cấp người nhập cư thu nhập thấp, trợ cấp lúc ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương, từng doanh nghiệp. 8. Để hoạch định được chính sách đúng, đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn nhằm hướng tới việc ổn định và chủ động điều tiết các luồng di cư phù hợp, cần tổ chức nghiên cứu về di cư nhiều hơn, thường xuyên hơn, sâu hơn, qui mô hơn để có những số liệu tin cậy về di cư làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách. Các nghiên cứu trong tương lai cần xây dựng mô hình về dự báo di cư và mối quan hệ giữa di cư và phát triển KT-XH. Tóm lại: để có luồng di cư phù hợp với thực trạng và hướng phát triển KT- XH, vùng ĐNB cần quan tâm đến nơi có dân di chuyển để có sự điều chỉnh kịp thời. Có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản nhất vẫn là phát triển kinh tế, phải phối hợp với các vùng, các địa phương trong việc điều chỉnh sự khác biệt về các điều kiện ảnh hưởng đến di cư nhằm chủ động đìều chỉnh các luồng di cư phù hợp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế của cả nước, và của từng địa phương. 144 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trương Văn Tuấn (2007), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh, Tạp chí khoa học và công nghệ, Bộ giáo dục đào tạo, Đại học Đà Nẵng, số 19. 2. Trương Văn Tuấn (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư ở vùng kinh tế trong điểm phía Nam, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, số 17, 7/ 2009. 3. Trương Văn Tuấn (2010), Nhập cư ở Đông Nam Bộ trong những năm đầu của thế kỉ XI, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, số 20, 5/2010. 4. Trương Văn Tuấn – Nguyễn Kim Hồng (2010), Di cư nhìn từ 2 cuộc điều tra dân số 1999 và 2009, Tuyển tập các báo cáo khoa học, hội thảo khoa học Quốc tế Địa lí Đông Nam Á lần thứ X, tháng 11/2010. NXB Đại học Sư phạm. 5. Trương Văn Tuấn (2011), Tính chọn lọc nhập cư tỉnh Đồng Nai, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, số 32, 11/2011. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Vân Anh (1998), Bình Dương ổn định đời sống cho các hộ di dân tự do, Báo SGGP ngày 16/02/1998. 2. Đặng Nguyên Anh (1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 3. Aphichat Chamratrithirong (1998 - bản dịch), Tính chất đa dạng của di cư nội địa ở Thái Lan: Theo hướng ứng dụng các chính sách, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 4. Aswatini Raharto (1998 - bản dịch), Tác động của di cư nông thôn - nông thôn tới những nơi đến: kinh nghiệm của Indonêxia, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 5. Đỗ Hoàng Ân (2002), Hội nghị Á - Âu về di dân, Báo SGGP ngày 05/04/2002. 6. Ban chỉ đạo TĐT Dân số và nhà ở Trung ương, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (6/2010). Các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Ban chỉ đạo TĐT Dân số và nhà ở Trung ương, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (6/2010). Một số chỉ tiêu chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Ban chỉ đạo TĐT Dân số và nhà ở Trung ương, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (2009), Quá trình thực hiện và kết quả sơ bộ, NXB Thống kê. 9. Ban chỉ đạo TĐT Dân số và nhà ở Trung ương, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (2009), Kết quả toàn bộ, NXB Thống kê. 10. Hoàng Công Bách (1998), Di dân tự do - tự phát rất có hại, Báo SGGP ngày 20/04/1998. 11. Bộ kế hoạch đầu tư (2010), Báo cáo quốc gia Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ 2010: Việt Nam trên con đường hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Hà Nội, Bộ kế hoạch và Đầu tư. 146 12. Bộ kế hoạch đầu tư (2011), Tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam. Hà Nội, Bộ kế hoạch và Đầu tư. 13. Bộ kế hoạch đầu tư (2010), Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐNB đến năm 2020. Bản dự thảo. 14. Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Dự án VIE/93/P02, Di dân tự do đế Đồng Nai và Vũng Tàu 15. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng dự án VIE/95/0004 (1998), Tăng cường năng lực xây dựng chính sách di dân nội địa Việt Nam, Các báo cáo tại hội thảo, 1998. 16. Martin Brockerhoff (1998 - bản dịch), Các mô hình và chính sách di cư nội địa tại các nước Đông Nam Á, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 17. Trần Văn Cầu (1998), Điều tiết di dân tự phát cần có chính sách phù hợp, Báo SGGP ngày 7/7/1998. 18. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2006), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Bình Phước. 19. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2008), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Bình Phước. 20. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2007), Dự án qui hoạch bố trí dân cư tỉnh Bình Phước giai đoạn 2007 đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. 21. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (2006), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Bình Dương. 22. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (2008), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Bình Dương. 23. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (2007), Dự án qui hoạch bố trí dân cư tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. 24. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Đồng Nai. 147 25. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (2008), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Đồng Nai. 26. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (2007), Dự án qui hoạch bố trí dân cư tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. 27. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh (2006), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Tây Ninh. 28. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh (2008), Báo cáo một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tỉnh Tây Ninh. 29. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh (2007), Dự án qui hoạch bố trí dân cư tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. 30. Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng giải pháp quản lý, NXB Hà Nội. 31. Cục thống kê TP. HCM (2005), Điều tra dân số giữa kì năm 2004 ở Thành phố Hồ Minh. NXB Tổng Hợp TP. HCM . 32. Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước. 33. Cục thống kê tỉnh Bình Dương (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương. 34. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2007), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai. 35. Cục thống kê tỉnh Tây Ninh (2007), Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh. 36. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 37. Cục thống kê Bình Dương (2009), Niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2008. 38. Đỗ Minh Cương (1998), Di cư nông thôn đến nông thôn thực trạng và giải pháp, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 39. Doãn Mậu Diệp (1998), Di dân nông thôn vào đô thị: Loại hình và giải pháp (trường hợp đô thị Hà Nội), Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 148 40. Doãn Mậu Diệp, Trịnh Khắc Thẩm (1998), Di dân nộng thôn - đô thị ở Việt Nam: bản chất - mối quan hệ và chính sách quản lý, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 41. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia. 42. Đỗ Thị Minh Đức (2004), "Di cư vào các đô thị lớn ở nước ta trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Phân tích trường hợp của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội", Tạp chí khoa học ĐHSP HN, 2-2004, tr. 126-132. 43. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh (2004) "Nghiên cứu các động thái mới của dân cư Việt Nam" Đề tài cấp Bộ B2002-75-26, 2004. 44. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh (2008) “Di cư vào các thành phố lớn nhất của Việt Nam trong thời kì Đổi mới”. Đề tài cấp Bộ B2006-17-19, 2008. 45. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh (2008) - Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỉ 90 (thế kỉ XX) và thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 6/2008, tr.3-16. 46. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh (2010) – Di cư ở Hà Nội và những chính sách quản lí. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, Hà Nội. 47. Đinh Thái Hà (2006), Nghiên cứu thực trạng mức sống người LĐNC tại các KCN ở TP. HCM Đồng Nai và Bình Dương. 48. Nguyễn Thị Bích Hà (2002), Phân tích thực trạng di dân đến Đắc Lắc và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 49. Võ Thị Ngọc Hạnh (2008), Báo cáo hiện trạng tài nguyên - môi trường của Bình Dương giai đoạn 2003–2008, Sở tài nguyên-môi trường tỉnh Bình Dương. 50. Đỗ Thị Hoa (2004), Di dân với vấn đề đô thị hóa ở thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ Địa Lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 149 51. Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị châu Á & Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp TP. HCM . 52. Đỗ Văn Hòa (1998), Tái định canh ở Việt Nam: Những tác động đến dân số và sản xuất, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 53. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thanh Tùng (2006), Kinh tế phát triển: lí thuyết và thực tiển, NXB Thống kê. 54. Nguyễn Kim Hồng (1998), Dân số học. NXB TP. HCM . 55. Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế-xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 56. Phạm Bách Hợp (2005), Thực trạng và giải pháp vấn đề di dân tự do ở Bình Phước, Đề tài khoa học cấp tỉnh. 57. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê. 58. Trần Thị Hương (2005), Dân nhập cư và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai. 59. Indralal De Silva (1998 - bản dịch), Các chính sách phân bố lại dân số và di cư trong nước tại Sri Lanca, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 60. Vũ Tự Lập (2007), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm. 61. Vũ Tự Lập (1978), Địa lí tự nhiên Việt Nam tập 2, NXB Giáo dục. 62. Vương Liêm (2006) - Về chiến lược con người ở Việt Nam. NXB Lao Động. 63. Nguyễn Bùi Linh và các cộng sự (2010), Nghèo đô thị, Báo cáo kết quả điều tra nghèo đô thị (Dự án “ Hỗ trợ dánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh”). 64. Cao Văn Long (1996), Phác thảo toàn cảnh lịch sử di dân Việt Nam, Báo SGGP ngày 6/2/1996. 65. Đặng Duy Lợi (chủ biên) - Nguyễn Thị Kim Chương - Đặng Văn Hương – Nguyễn Thục Hương (2007), Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam 2, NXB Đại học Sư Phạm. 150 66. Nolwen HENAFF jean -Yves MARTIN (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB Thế Giới, Hà Nội. 67. Nguyễn Thị Nga (1998), Di dân nội địa - một vấn đề xã hội bức xúc, Báo SGGP ngày 4/3/1998. 68. Ngân hàng thế giới, Ủy ban về tăng trưởng và phát triển (2010), Đô thị hóa và tăng trưởng, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế. 69. Ngân hàng thế giới (2008), Báo cáo phát triển thế giới 2009. Tái định dạng Địa Kinh Tế, NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội. 70. Nhiều tác giả (2001), Đô thị hóa khủng hoảng sinh thái & phát triển bền vững, NXB Trẻ. 71. Nhiều tác giả (2006), Để kinh tế Việt Nam khởi sắc, NXB Trẻ. 72. Nguyễn Văn Tài và các cộng sự (1998), Di dân tự do nông thôn - thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông Nghiệp TP. HCM . 73. Lê Văn Thành (1998), Dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 74. Tổng Cục thống kê (2010), Dự báo dân số cả nước, khu vực thành thị, nông thôn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Việt Nam 2009 – 2049, Hà Nội, 2010. 75. Tổng cục Thống kê, TĐT dân số Việt Nam 1989 (1991), Phân tích kết quả điều tra mẫu, Hà Nội. 76. Tổng Cục thống kê - Vụ Thống kê kinh tế (2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009), Tư liệu KT-XH 671 huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội. 77. Tổng cục Thống kê, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 (2001), Kết quả điều tra toàn bộ. NXB Thống kê, Hà Nội. 78. Tổng cục thống kê, Dự án Vie/91/P14 (2000) - Báo cáo kết quả dự báo dân số Việt nam, 1999 - 2024, NXB Thống kê, Hà Nội. 79. Tổng cục Thống kê, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 (2002), Chuyên khảo về lao động và viêc làm tại Việt Nam, NXB GTVT, Hà Nội. 151 80. Tổng Cục thống kê, Quỷ dân số Liên hợp Quốc (2006), Điều tra di cư năm 2004: Những kết qua chủ yếu, NXB Thống kê. Hà Nội. 81. Tổng Cục thống kê, Quỷ dân số Liên hợp Quốc (2005), Điều tra di cư năm 2004: Di dân và sức khỏe, NXB Thống kê. Hà Nội. 82. Tổng Cục thống kê, Quỷ dân số Liên hợp Quốc (2006), Điều tra di cư năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ vớí các sự kiện của cuộc sống, NXB Thống kê. Hà Nội. 83. Tổng Cục thống kê, Quỹ dân số Liên hợp Quốc (2006), Điều tra di cư năm 2004: Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam, NXB Thống kê. Hà Nội. 84. Tổng cục Thống kê, TĐT dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 (2001), Chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thống kê. Hà Nội. 85. Tổng Cục thống kê (2008), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2007, Hà Nội. 86. Tổng Cục thống kê (2010b), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2009, Hà Nội. 87. Tổng Cục thống kê (2010a), Dự báo dân số Việt Nam, 2009–2049 (bản thảo), Hà Nội. 88. Tổng Cục thống kê (2010b), Di cư trong nước: Các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam (bản thảo), Hà Nội. 89. Tổng Cục thống kê (2005), Điều tra di dân Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội. 90. Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, NXB Thống Kê. 91. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng Địa lý, NXB Thế Giới. 92. Phạm Văn Tuấn (2008), Báo cáo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng của người lao động trong các KCN Bình Dương, Ban quản lí các KCN. 93. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam, tập 1, NXB giáo dục, Hà Nội. 94. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Minh Đức (2005), Phân kiểu kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 152 95. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2001), Di cư giữa các tỉnh và các vùng ở Việt Nam. Thông báo khoa học của các trường đại học. Địa lí /2001. Tr. 77-87 96. Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thuý Hương, Patrick Gubry Franck Castiglioni, Jean – Michel Cusset (2006), Đô thị Việt Nam trong thời kì quá độ, NXB Thế Giới. 97. Phạm Thị Xuân Thọ (2002), Di dân Thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 98. Phạm Thị Xuân Thọ (2010), Nghiên cứu tác động của đô thị hoá nền kinh tế-xã hội quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập các báo cáo khoa học, hội thảo khoa học Quốc tế Địa lí Đông Nam Á lần thứ X, tháng 11/2010. NXB Đại học sư phạm. 99. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu thế hội nhập quốc tế, NXB Lao Động - Xã hội. 100. Lê Thông (2003), Địa lí các tỉnh và Thành phố Việt Nam, tập 5, NXB giáo dục, Hà Nội. 101. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2004), Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm. 102. Lê Thông (chủ biên), Đỗ Anh Dũng, Vũ Mai Huế, Nguyễn Thị Lê Phương (2006), Địa lí ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Giáo Dục. 103. Trần Văn Thông - Đặng Văn Phan (1997), Địa lí kinh tế Việt Nam, NXB thống kê. 104. Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế Việt Nam (2009), Về chính sách chống suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, NXB Đại học quốc gia. 105. Đặng Văn Phan (chủ biên), Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, NXB Giáo dục. 106. Quỷ Dân số Liên hiệp quốc, Viện xã hội học, Trường đại học Brown (1998), Di dân và sức khỏe tại Việt Nam, Báo cáo hội thảo, Hà Nội 17/12/1998. 153 107. Ranald Skendon (1998 - bản dịch), Di cư và phát triển: Các quan điểm về không gian và khái niệm, Báo cáo trình bày tại hội thảo Quốc tế về di cư trong nước: Kiến nghị chính sách di cư tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, tháng 5/ 1998. 108. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia. 109. Viện chiến lược phát triển (2004), Qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia. 110. Viện khoa học Lao động và xã hội (2009), Dự báo dân số, lao động và việc làm giai đoạn 2010 - 2020 (bản thảo không xuất bản), Hà Nội, ILSSA. 111. Viện chiến lược và chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn (2009), Kích cầu nông nghiệp - Đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế, Hà Nội, IPSARD. 112. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đê trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Viêt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (sách tham khảo), NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội. 113. Viện khoa học xã hội tại TP. HCM, Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, NXB TP. HCM. 114. Viện kinh tế TP. HCM, Dự án VIE/93/P02, Di dân nguồn lưc, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh 115. Viện kinh tế TP. HCM (2002), Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ. 116. UNFPA (2010), Tận dụng cơ hội dân số “vàng”ở Việt Nam - cơ hội thách thức và những gợi ý chính sách. 117. UNFPA (2010), Tỉ số giới tính khi sinh ở châu Á và Việt Nam. (tổng quan tài liệu nhằm hướng dẫn nghiên cứu về chính sách). 118. Các Website của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, TP. HCM, Chính Phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư. 154 Tiếng Nga: 119. B.Л.Бopиcoв и дpyгиe (1998) Нaceлeниe миpa. Издaaтcлъcтвo “Мыcлъ”. 1989. 120. Б.C.Xopeв, B.H.Чaнeқ (1978), Пpoблemы изyчeния мигpaции нceлeния. Издaaтcлъcтвo “Мыcлъ”. 1989. 121. A.E.Cлyқa (1998), Гeoгpaфия нceлeния c ocнoвaми дeмoгpaфии и этнoгpaфии. Издaaтcлъcтвo Мocкoвкoгo Универcитeтa. 1988. Tiếng Anh: 122. Cedric Audebert, Mohamed Kamel Dorai (Eds.). Migration in a Globalised World: New Research Issues and Prospects (IMISCOE Research). Amsterdam University Press, 215p. 123. Duc Do Thi Minh - Domestic Migrations in Vietnam During the Last Two Decades: Scope, Directions and Socio-Economic Motivation. The International Journal of the Interdisciplinary Social Sciences, Volume 1, Issue 3, pp. 85-94. Common Ground Publishing Pty Ltd, Australia 124. Dudley L. Poston, Jr., Leon F. Bouvier. Population and Society: An Introduction to Demography. Cambridge University Press, 2010 125. Everett S. Lee: A Theory of Migration. Demography, Vol. 3, No. 1. (1966), pp. 47-57. 126. Lee E. S. (1966), Everett S. Lee. A Theory of Migration DEMOGRAPHY, Vol. 3, No.1, pp. 47-57 127. Leonard Dinnerstein and David M. Reimers (2009), Ethnic Americans: A History of Immigration – Fifth edition 128. Michel Paciong (2001), Urban geography a global perspective. 129. H.J de Blij. Alexander B. Murphy (1999), Human Geography Culture, Society, and Space. 155 130. Thomas Salzmann, Barry Edmonston, James Raymer (Eds.): Demographic Aspects of Migration. VS RESEARCH, 2010. 131. Peters G. L., Larkin R. P. (1989) Population Geography: Problems, Concepts, and Prospects. Third edition. Kendall/Hunt Publishing Company 132. Ravenstein, E.G. (1885): The Laws of Migration. Journal of the Royal Statistical Society, 48 (June). Ravenstein, E.G. (1889): The Laws of Migration. Journal of the Royal Statistical Society, 52 (June). 133. IOM - World Migration Report 2010: Building Capacities for Change. Publisher: International Organization for Migration. 295 p. 134. UN- Department of Economic and Social Affairs. Population Division - Population Distribution and Migration. New York, 1998. 156 PHỤ LỤC 1 Bảng 1: Số lượng và tỉ lệ nhập cư từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng hôn nhân các tỉnh ĐNB, 1999-2009 Đơn vị: Người Tỉnh Tình trạng hôn nhân 1994-1999 2004-2009 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Bình Phước Chưa/vợ chồng 1.523 22,3 612 24,6 Có vợ/chồng 1.346 19,7 493 19,8 Goá 767 11,2 294 11,8 Ly hôn 1.439 21,1 46 18,5 Ly thân 1.746 25,6 626 25,2 Tây Ninh Chưa/vợ chồng 30 31,3 209 27,6 Có vợ/chồng 166 17,3 196 25,9 Goá 93 9,7 87 11,5 Ly hôn 20 20,9 139 18,3 Ly thân 199 20,8 127 16,8 Bình Dương Chưa/vợ chồng 1.932 44,4 5.436 39,4 Có vợ/chồng 758 17,4 3.312 24,0 Goá 306 7,0 835 6,1 Ly hôn 716 16,5 2.247 16,3 Ly thân 635 14,6 1.959 14,2 Đồng Nai Chưa/vợ chồng 1.018 29,5 1.758 38,7 Có vợ/chồng 564 16,3 97 21,4 Goá 35 10,1 401 8,8 Ly hôn 741 21,5 781 17,2 Ly thân 777 22,5 628 13,8 Bà Rịa - Vũng Tàu Chưa/vợ chồng 995 25,6 926 28,8 Có vợ/chồng 737 19,0 626 19,5 Goá 482 12,4 356 11,1 Ly hôn 862 22,2 786 24,5 Ly thân 805 20,7 52 16,2 Tp Hồ Chí Minh Chưa/vợ chồng 1.699 44,2 2.873 49,7 Có vợ/chồng 675 17,6 1.162 20,1 Goá 329 8,6 388 6,7 Ly hôn 555 14,4 585 10,1 Ly thân 585 15,2 769 13,3 157 Bảng 2: Tỉ lệ nhập cư phân theo tình trạng nghề nghiệp các tỉnh ĐNB, 1999-2009 Đơn vị:Người Tình trạng nghề nghiệp Tây Ninh Bà Rịa-Vũng Tàu 1994-1999 2004-2009 1994-1999 2004-2009 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Nhà lãnh đạo 9 0,1% 26 0,2% 59 0,2% 101 0,2% Nhà chuyên môn bậc cao 128 1,4% 234 1,6% 1.121 4,0% 2.608 6,4% Nhà chuyên môn bậc trung 184 2,0% 365 2,5% 999 3,6% 3.514 8,6% Nhân viên văn phòng 73 0,8% 142 1,0% 462 1,6% 605 1,5% Nhân viên bán hàng 765 8,3% 2.255 15,7% 3.806 13,6% 8.792 21,6% Lao động có kĩ năng 423 4,6% 599 4,2% 4.82 17,2% 2.842 7,0% Lao động thủ công 1.121 12,2% 1.475 10,3% 5.904 21,0% 7.876 19,3% Thợ vận hành máy móc 290 3,2% 3.082 21,4% 1.872 6,7% 4.74 11,6% Lao động giản đơn 4.209 45,7% 4.198 29,2% 7.045 25,1% 7.626 18,7% Tổng số 9.201 100% 14.386 100% 28.087 100% 40.712 100% Tình trạng nghề nghệp Bình Dương Đồng Nai 1994-1999 2004-2009 1994-1999 2004-2009 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Nhà lãnh đạo 60 0,1% 634 0,1% 76 0,1% 367 0,2% Nhà chuyên môn bậc cao 549 1,3% 5.848 1,4% 1.009 1,7% 5.409 3,0% Nhà chuyên môn bậc trung 677 1,5% 10.827 2,6% 1.363 2,3% 6.212 3,4% Nhân viên văn phòng 975 2,2% 9.837 2,3% 762 1,3% 7.641 4,2% Nhân viên bán hàng 3.064 7,0% 39.828 9,4% 4.963 8,5% 24.104 13,3% Lao động có kĩ năng 3.16 7,2% 4.209 1,0% 13.47 23,0% 8.585 4,7% Lao động thủ công 10.074 23,0% 74.024 17,5% 11.72 20,0% 40.218 22,2% Thợ vận hành máy móc 15.467 35,3% 226.41 53,5% 13.677 23,4% 71.402 39,5% Lao động giản đơn 7.807 17,8% 49.669 11,7% 11.49 19,6% 17.017 9,4% Tổng số 43.832 100% 423.294 100% 58.53 100% 180.955 100% Tình trạng nghề nghiệp Bình Phước TP, Hồ Chí Minh 1994-1999 2004-2009 1994-1999 2004-2009 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Nhà lãnh đạo 156 0,3% 69 0,2% 669 0,3% 2.91 0,4% Nhà chuyên môn bậc cao 513 1,1% 1.695 6,1% 9.459 4,1% 48.063 6,6% Nhà chuyên môn bậc trung 1.107 2,5% 1.457 5,2% 4.423 1,9% 36.29 5,0% Nhân viên văn phòng 328 0,7% 101 0,4% 5.804 2,5% 19.19 2,7% Nhân viên bán hàng 1.92 4,3% 4.553 16,4% 39.262 16,9% 122.24 16,9% Lao động có kĩ năng 507 1,1% 332 1,2% 390 0,2% 9.028 1,2% Lao động thủ công 2.259 5,0% 5.051 18,2% 71.917 31,0% 122.76 17,0% Thợ vận hành máy móc 472 1,1% 467 1,7% 63.642 27,4% 284.27 39,3% Lao động giản đơn 35.603 79,4% 12.03 43,3% 36.643 15,8% 78.317 10,8% Tổng số 44.864 100% 27.764 100% 232.21 100% 723.07 100% 158 PHỤ LỤC 2 DỰ BÁO CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1.Các phương án tăng trưởng kinh tế Tiếp cận từ mục tiêu phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm thời kì 2011 - 2020 và từ các nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế được đề ra trong Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐNB và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: "Đưa tổng sản phẩm trong vùng (GDP) năm 2010 ít nhất tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đến năm 2020 gấp 2,3-2,5 lần năm 2010”. Xuất phát từ cách tiếp cận trên, các quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của vùng ĐNB là nâng dần vị trí, vai trò của vùng trong tổng thể nền kinh tế - xã hội cả nước, Đề án qui hoạch này đề xuất 3 phương án tăng trưởng kinh tế: (1) - Phương án 1. Phương án này dự báo về tăng trưởng của vùng được đặt trong tổng thể phát triển cả nước và theo mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị. GDP của vùng đến năm 2020 tăng gấp 2,5 lần năm 2010, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi. Tổng GDP của vùng năm 2010 sẽ đạt khoảng 187 nghìn tỷ; năm 2020 sẽ đạt khoảng 467 nghìn tỷ. Với qui mô đó, mức tăng trưởng hàng năm của vùng thời kì 2011-2020 sẽ đạt khoảng 9,6%. (2) - Phương án 2. Được tính toán theo cách tiếp cận từ dưới lên, nghĩa là từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của từng tỉnh, thành phố. Theo phương án này, GDP của vùng đến năm 2020 tăng rất cao, gấp 3,2 lần so với năm 2010. Với qui mô đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm của vùng thời kì 2011-2020 tối thiểu phải ở mức khoảng 12,5%. Theo phương án này GDP/người (giá so sánh 1994) năm 2015 gấp 1,67 lần và năm 2020 gấp 2,74 lần so với năm 2010. So với cả nước, tỉ trọng gia tăng GDP 159 của vùng (giá hiện hành) tăng từ 34,4% năm 2010, lên khoảng 43,4% năm 2015 và 48,2% năm 2020. Đây là phương án tăng trưởng rất cao. (3) - Phương án 3. Đặt vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, có tính đến việc xem xét đến các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020, các tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và kết hợp với hướng phấn đấu tích cực theo tinh thần Nghị Quyết 53-NQ/TW. Theo phương án này, GDP của vùng năm 2015 đạt 275 nghìn tỷ, năm 2020 khoảng 414 nghìn tỉ đồng (giá so sánh 1994). Với qui mô đó, mức tăng trưởng hàng năm của vùng thời kì 2011-2015 khoảng 8,0% và 2016-2020 khoảng 8,5%. Theo phương án này GDP/người (giá so sánh 1994) năm 2020 gấp 1,87 lần GDP/người năm 2010 của vùng. GDP/người (giá hiện hành) của ĐNB sẽ đạt gần 100 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng 175 triệu đồng năm 2020. So với cả nước, tỉ trọng GDP của vùng (giá hiện hành) từ 34,4% năm 2010 sẽ giảm nhẹ xuống còn 32,4% năm 2020. Các phương án tăng trưởng GDP của ĐNB (giá so sánh, nghìn tỉ đồng, %) Phương án 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 Phương án I 1- Tổng GDP 187 301 467 6,4 10,0 9,2 2- % So với cả nước 34,4 37,2 35,5 Phương án II (theo tinh tóan củaa các địa phương) 1- Tổng GDP 187 345 608 6,4 13,0 12,0 2- %So với cả nước 34,4 43,4 48,2 Phương án III (phương án chọn) 1- Tổng GDP 187 275 414 6,4 8,0 8,5 2- % So với cả nước 34,4 34,4 32,4 160 2. Lựa chọn phương án tăng trưởng Từ 3 phương án trên xem xét: (1) - Xuất phát từ những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua, xu thế phát triển kinh tế của vùng trong tổng thể nền kinh tế cả nước, dự báo khả năng bảo đảm nhu cầu về vốn đầu tư, đối với Phương án I khả năng phấn đấu để đạt được là khá cao, trong khi huy động từ các nguồn nội lực trong vùng và phát huy tối đa tiềm năng và nguồn lực cho tăng trưởng có thể đáp ứng được trên 60% nhu cầu vốn đầu tư. Nhưng đây là phương án hướng tới trong điều kiện bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều thuận lợi, cả thế giới và khu vực nói chung sớm lấy lại đà tăng trưởng cao, do đó phương án này là phương án phấn đấu tích cực và là phương án dự phòng tích cực. Phương án II là phương án tổng hợp từ mục tiêu đưa ra từ các qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố. Đây là phương án đòi hỏi sự phấn đấu rất cao trong bối cảnh kinh tế cả nước, khu vực và thế giới có những biến đổi không lường trước, do đó phương án này khó hiện thực cho cả thời kì dài 10 năm với tốc độ tăng trưởng bình quân năm tới 12,5%/năm. Phương án III là phương án xử lí tổng hợp hài hòa của 2 phương án trên . 161 PHỤ LỤC 3 Biểu đồ 1:Tình trạng nghề nghiệp của nhập cư tỉnh Bình Phước, 1999-2009 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Lao dộng có chuyên môn Lao động phổ thông Dich vụ Nhà lãnh đạo 1994-1999 2004-2009 Biểu đồ 2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 60 Tỷ lệ giới tính phân theo nhóm tuổi người nhập cư tỉnh Bình Dương, 1999-2009 1994-1999 2004-2009 162 Biểu đồ 3 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 60 Tỷ lệ giới tính phân theo nhóm tuổi người xuất cư tỉnh Bình Dương, 1999-2009 1994-1999 2004-2009 Biểu đồ 4 Tỷ lệ người xuất cư theo tình độ học vấn tỉnh Bình Phước, 1999-2009 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% Chưa bao giờ đến trường Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 1994-1999 2004-2009 163 Biểu đồ 5 84% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu TP. Hồ Chí Minh Tỷ lệ lao động nhập cư có việc làm các tỉnh ĐNB, 1999-2009 1994-1999 2004-2009 164 Biểu đồ 8 THÁP DÂN SỐ THỂ HIỆN CƠ CẤU TUỔI VÀ GIỚI TÍNH TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2008 60000 40000 20000 0 20000 40000 60000 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ T u ổ i Người Biểu đồ 9 THÁP DÂN SỐ THỂ HIỆN CƠ CẤU TUỔI VÀ GIỚI TÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2008 80000 60000 40000 20000 0 20000 40000 60000 80000 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ T u ổ i Người Nam Nữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_10_24_1624066048_5757.pdf
Luận văn liên quan