Luận án Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2015

Cần có những quy hoạch tổng thể, chi tiết không chỉ cho khu vực đô thị mà còn mở rộng sang các các vùng xung quanh các đô thị để tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa khu vực nội thị, ngoại thị và vùng nông thôn. - Các chỉ tiêu ĐTH trong Quy hoạch không nên đặt ở mức cao quá và nên gần với thực tế để tránh khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. - Cần có chính sách nhằm phát huy lợi ích và giảm rủi ro cho người nông dân ở các vùng ĐTH như: phát triển ngành CN, KCN, xây dựng các khu ĐTM không thể tách rời các chính sách phát triển NN và các biện pháp đảm bảo đời sống nông dân. Xây dựng các điểm đô thị, khu dân cư, cần đi đôi với đầu tư xây dựng ngành DV, CSHT. Ngoài ra cần chú ý đến lối sống đô thị, giảm thiểu quá trình ĐTH giản đơn chỉ được thực hiện bằng các thủ tục hành chính.

pdf176 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng đất chưa chi tiết diện tích, cơ cấu sử dụng đất cho từng đô thị trong tỉnh. 140 - Cần có những quy hoạch tổng thể, chi tiết không chỉ cho khu vực đô thị mà còn mở rộng sang các các vùng xung quanh các đô thị để tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa khu vực nội thị, ngoại thị và vùng nông thôn. - Các chỉ tiêu ĐTH trong Quy hoạch không nên đặt ở mức cao quá và nên gần với thực tế để tránh khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. - Cần có chính sách nhằm phát huy lợi ích và giảm rủi ro cho người nông dân ở các vùng ĐTH như: phát triển ngành CN, KCN, xây dựng các khu ĐTM không thể tách rời các chính sách phát triển NN và các biện pháp đảm bảo đời sống nông dân. Xây dựng các điểm đô thị, khu dân cư, cần đi đôi với đầu tư xây dựng ngành DV, CSHT. Ngoài ra cần chú ý đến lối sống đô thị, giảm thiểu quá trình ĐTH giản đơn chỉ được thực hiện bằng các thủ tục hành chính. - Cải cách hành chính để tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý đô thị để tránh chồng chéo trong thực hiện các chính sách đô thị và chiến lược phát triển đô thị. - Học tập kinh nghiệm quản lý đô thị những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới để rút ra phương pháp quản lý đô thị một cách toàn diện và hiện đại. Cần ứng dụng hệ thống thông tin MIS trong quản lý dân cư và lao động, hệ thông tin địa lý (GIS) trong quản lý và sử dụng đất đô thị. 3.3.2. Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị - Cải tạo và nâng cấp CSHT là giải pháp cần thiết cho tất cả các đô thị để thực hiện ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh. Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực và đạt nhiều thành tựu trong ĐTH nhưng vẫn còn một số khu vực đô thị chưa được đầu tư đúng mức về CSHT. Từ khi có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến đường 1A cũ đã trở thành tuyến đường nội tỉnh nối TP.Bắc Ninh – TX. Từ Sơn và thủ đô Hà Nội. Trong tương lai, khi thị trấn Lim phát triển thành đô thị và trở thành một bộ phận của khu vực đô thị Bắc Ninh, là đô thị có vai trò kết nối Bắc Ninh - Từ Sơn - Hà Nội thì tuyến đường trên cần đầu tư, mở rộng và nâng cấp. Để trở thành một đô thị hiện đại, ngay từ 141 bây giờ tỉnh Bắc Ninh cần hiện đại hóa mạng lưới GTVT công cộng như bổ sung, nâng cao chất lượng các tuyến xe bus nội tỉnh, liên tỉnh để rút ngắn về thời gian, về khoảng cách địa lý giữa các đô thị trong tỉnh, giữa vùng đô thị Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, các tuyến tàu điện ngầm, các tuyến đường sắt qua các đô thị, hệ thống các công trình giao thông công cộng (cầu bắc qua sông, cầu vượt, nhà ga đường sắt, nhà chở xe bus), các tuyến đường kết nối với các càng hàng không được đầu tư xây dựng góp phần phát triển mạng lưới đô thị và nâng cao vai trò của các đô thị trong tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá đúng vai trò, vị trí của các cảng sông tại đô thị tỉnh Bắc Ninh để từ đó cải tạo các cảng hiện có cùng với xây dựng các cảng mới đáp ứng về nhu cầu chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy và khai thác không gian văn hóa ven sông Đuống nhằm phát triển du lịch sinh thái, tạo động lực phát triển cho các đô thị ở tiểu vùng phía Nam sông Đuống. - Thực hiện nhiệm vụ của các quy hoạch đô thị và để mạng lưới đô thị Bắc Ninh phát triển theo đúng định hướng, tỉnh Bắc Ninh cần đầu tư xây dựng thêm hệ thống đèn chiếu sáng, các khu vực chứa rác và nhà máy xử lí rác thải, xây dựng và lắp đặt hệ thống nước sạch cho tất cả các đô thị, cải tạo hệ thống thoát nước để chống ngập lụt trong mùa mưa, khơi thông các hồ điều hòa và tăng diện tích công viên, cây xanh trong các đô thị cũ và các khu vực ĐTM. Khu vực ĐTM cần được quy hoạch và xây dựng đồng bộ ngay từ đầu về hệ thống cấp thoát nước, hệ thống nước sạch, khu vực xử lí rác thải, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc cũng như diện tích cây xanh đúng như quy hoạch. - Đến năm 2030, Bắc Ninh sẽ là một trong những tỉnh trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội và là là một trong những đô thị quan trọng trong mối quan hệ liên vùng, mối quan hệ với cả nước và quốc tế. Để xứng với vị trí trên, tỉnh Bắc Ninh cần đầu tư xây dựng hệ thống CSHT hiện đại, đảm bảo vai trò là đầu mối giao thông, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. 142 3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động để thực hiện đô thị hóa - Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động là giải pháp quan trọng cho bất cứ địa phương nào thực hiện ĐTH và CNH. Tỉnh Bắc Ninh cũng vậy, cần nâng cao chất lượng các trường đào tạo sẵn có trên địa bàn tỉnh, mở thêm các trường đào tạo các nghề mới thuộc lĩnh vực CN và DV với các hệ đào khác nhau để đào tạo nguồn lao động tại chỗ. Giải pháp này được thực hiện sẽ vừa đào tạo được lực lượng lao động được bổ sung hàng năm vừa đào tạo nghề mới cho lực lượng lao động được chuyển sang từ ngành NN ở những khu vực bị thu hồi đất NN. Chất lượng nguồn lao động nâng lên sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH và ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh. - Cần ban hành những chính sách cụ thể và khoa học trong đào tạo nghề, đặc biệt chú ý đến những đặc thù của mỗi đô thị. Từ đó giúp người dân ở những địa phương chuyển đổi từ nông thôn thành đô thị sớm có những định hướng nghề nghiệp mới và sớm thích nghi với môi trường làm việc mới. Tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng các chương trình đào tạo nghề cho đối tượng đầu vào là học sinh tốt nghiệp THCS. Chương trình này cần gắn với các ngành, nghề vốn là thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh như sản đồ gỗ mĩ nghệ, dệt may, sản xuất sắt thép để những lợi thế được phát huy tối đa. - Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lực lượng lao động đã qua đào tạo, lao động có chất lượng tốt và lao động lành nghề từ các địa phương khác cũng là giải pháp hữu hiệu cho tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hiện nay, khi các ngành CN hiện đại, có hàm lượng khoa học cao đang ngày một phát triển trong khi lực lượng lao động của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu. - Chú trọng vấn đề tạo việc làm mới để giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và giảm tỉ lệ thất nghiệp ở 2 đô thị lớn. Từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội và những bất ổn về mặt chính trị ở những khu vực bị thu hồi đất NN để phục vụ cho ĐTH. 143 3.3.4. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong phát triển đô thị - Tỉnh Bắc Ninh vẫn là một trong những địa phương của nước ta thu hút được khá nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh đã bị sụt giảm. Theo VCCI, vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh trong cả nước đã từ vị trí số 2 (năm 2011) xuống vị trí thứ 13 (năm 2015), trong đó chỉ số đánh giá về chi phí thời gian và chỉ số đánh giá về tiếp cận đất đai đã bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, trong những năm tới, để vị trí của chỉ số PCI cao trở lại và nhằm tiếp tục thu hút được các nguồn vốn FDI, ODA, tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những chính sách thông thoáng, mở rộng và đẩy mạnh nhiều hình thức liên doanh hơn nữa. - Nguồn vốn đầu tư cần được tỉnh Bắc Ninh phân bổ đồng đều giữa các lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh việc đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực CN cần kêu gọi đầu tư vào các ngành CN phụ trợ, đầu tư vào lĩnh vực NN (sản xuất NN sạch và NN đô thị) và lĩnh vực DV. Cần tạo nên sự cân bằng về nguồn vốn đầu tư giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn để khoảng cách phát triển KT - XH giữa 2 khu vực trên không bị quá xa. Điều đó giúp cho ĐTH bền vững bởi nông thôn là một bộ phận không tách thể tách rời đô thị. - Trong những năm tới, hòa cùng với phát triển của nền CN thế giới với cuộc cách mạng KHKT 4.0, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực CN sạch và các ngành DV, TM để bảo vệ môi trường và tạo việc làm cho lực lượng lao động đang bị dư thừa. Từ đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực ĐTM và giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. 3.3.5. Tạo mối liên kết các đô thị trong tỉnh và gắn kết các đô thị tỉnh Bắc Ninh với vùng Thủ đô Hà Nội Theo định hướng phát triển đô thị của UBND tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2030, hệ thống đô thị Bắc Ninh gồm có 09 đô thị và được phát triển theo 3 hành lang: hành lang đô thị, hành lang sáng tạo và hành lang sinh thái. Theo 144 Quy hoạch Vùng Thủ đô, đến năm 2030, cùng với Thủ đô Hà Nội và Vĩnh Phúc, Bắc Ninh sẽ là một trong 3 tỉnh có tốc độ ĐTH cao và có vị trí trung tâm trong toàn vùng. Vì vậy, tạo được mối liên kết giữa các đô thị trong tỉnh Bắc Ninh với các đô thị trong vùng Thủ đô sẽ là giải pháp thúc đẩy KT - XH trong mạng lưới đô thị của tỉnh Bắc Ninh phát triển. Các đô thị là bộ khung phát triển cho toàn tỉnh. Vì vậy, khi đã tạo được sự đồng đều về CSHT, ổn định về tốc độ tăng trưởng kinh tế, có sự trao đổi thường xuyên về lao động, về văn hóa, về KHKT giữa các đô thị trong và ngoài tỉnh không chỉ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ về mặt hành chính, kinh tế, xã hội trong mạng lưới đô thị mà còn thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH cho tất cả các khu vực trong tỉnh Bắc Ninh. Gắn kết các đô thị của Bắc Ninh với các đô thị khác trong vùng Thủ đô Hà Nội là giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng phát triển bó hẹp các đô thị trong tỉnh như thời kì trước. Kết nối về mặt không gian giữa TP. Bắc Ninh, huyện Tiên Du, TX. Từ Sơn sẽ tạo nên một đô thị có diện tích, quy mô dân số, quy mô kinh tế và CSHT đủ mạnh, đủ tiêu chuẩn cho một đô thị hiện đại. Đô thị này sẽ có vai trò hỗ trợ cho Hà Nội trước sức ép về dân cư, môi trường và các vấn đề xã hội. Mặt khác, tạo mối gắn kết đô thị Bắc Ninh với các đô thị khác của Vùng Thủ đô và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng giúp cho tỉnh Bắc Ninh phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và các điều kiện KT - XH. 3.3.6. Đô thị hóa gắn liền với phát triển khu vực nông thôn ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra với tốc độ cao và làm thay đổi bộ mặt của một số đô thị và một số vùng nông thôn. Các đô thị đều được hình thành và mở rộng từ các vùng nông thôn. Vì vậy, khi thực hiện ĐTH không nên tách rời nông thôn ra khỏi đô thị. Nông dân là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình ĐTH về cả tích cực lẫn tiêu cực. Tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp để góp phần ổn định cho cuộc sống của người nông dân vừa được chuyển thành thành thị dân ở tỉnh Bắc Ninh. Các giải pháp cụ thể là: 145 - Trong sản xuất NN, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sống đô thị. Đó là: chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại rau sạch, rau hữu có và trồng các loại hóa, cây cảnh có giá trị, phù hợp với xã hộ đô thị. Cần có một diện tích trồng lúa nhất định để đảm bảo an ninh lương thực cho đô thị nhưng chuyển sang trồng những giống lúa có chất lượng tốt và có năng suất cao. Ngoài ra hướng đến phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo quy mô lớn với phương pháp hiện đại để phục vụ nhu cầu ở các đô thị. - ĐTH là quá trình tất yếu nhưng ĐTH không phải là quá trình đối lập và phủ nhận văn hóa của các làng quê. Vì vậy, thực hiện ĐTH cần đi đôi với việc kế thừa, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng để nó không bị mai một. - Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nổi tiếng chứa đựng những truyền thống về văn hóa, sản xuất kinh tế từ xa xưa. Vì thế, để những khu vực nông thôn cũ và những khu vực ĐTM phát triển hài hòa cần khuyến khích phát triển hơn nữa các ngành CN nông thôn. Giải pháp đó không chỉ phát huy thế mạnh sẵn có của các làng nghề truyền thống mà còn giúp cho tỉnh Bắc Ninh phát triển các ngành TM, du lịch trong các làng nghề nhằm giải quyết lực lượng lao động tại chỗ. - Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất NN ở vùng ĐTH, cần phát triển một nền NN đô thị bền vững. NN đô thị không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho đô thị mà còn là giải pháp bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo cho đời sống của một bộ phận lao động trong quá trình ĐTH. Ngoài ra việc phát triển NN đô thị còn góp phần cung cấp nông sản tại chỗ, giảm bớt chi phí vận chuyển và lưu thông sản phẩm NN giữa các địa phương và giữa các đô thị trong tỉnh Bắc Ninh. - Tổ chức sản xuất NN ở vùng nông thôn hóa thành thị theo mô hình các doanh nghiệp NN để người dân dần tiếp cận và thích ứng với những yêu cầu của thị trường. Ngoài ra cần chuyển từ mô hình sản xuất sang mô hình 146 sản xuất gắn với kinh doanh, tạo nên những kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh cho người dân trong nền kinh tế thị trường. 3.3.7. Giải pháp trong sử dụng đất Sử dụng đất đô thị là một thành phần quan trọng của ĐTH. Vì vậy, để đô thị phát triển bền vững và gắn ĐTH với tăng trưởng kinh tế thông minh chúng ta cần chú ý đến các giải pháp sau: - Gắn kết chặt chẽ giữa Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch phát triển đô thị dựa trên Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. - Tỉnh Bắc Ninh đang và sẽ rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa cung và cầu đất đô thị. ĐTH khiến dân số đô thị tăng lên trong điều kiện CSHT đô thị chưa phát triển kịp, sẽ gây sức ép cho những sinh hoạt của người dân đô thị. Từ đó, nhu cầu về đất sẽ tăng lên trong một diện tích đất chỉ có giới hạn. Vì vậy, giải pháp cần phải hài hòa và cân bằng giữa các mục đích sử dụng đất. - Mỗi năm cần thống kê diện tích đất đô thị và xác định nhu cầu sử dụng đất rõ ràng theo định hướng cụ thể. Từ đó có giải pháp sử dụng hợp lí, tiết kiệm đất, đặc biệt là đất NN bởi đất đô thị có nguồn gốc từ đất NN và đất chưa sử dụng. Quỹ đất NN tối thiểu cần phải đủ để phát triển NN nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho các đô thị và các địa phương khác trên toàn tỉnh. - Hoạt động đô thị đã tạo nên tính đặc thù cho đất đô thị là quy luật giá trị và thị trường đất đai. Tỉnh Bắc Ninh cũng giống các địa phương khác trên cả nước, vẫn đang quản lí đất đô thị theo kiểu quản lí tài nguyên. Trên thực tế, hiện nay, đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh cần được quản lí theo hình thức tổ chức kinh doanh tài sản. Bởi như vậy nó mới phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH của đô thị. - Hiện nay ở Bắc Ninh đã chuyển đổi một diện tích lớn đất NN sang đất phi NN. Vì vậy, Bắc Ninh cần thực hiện nghiêm túc định hướng sử dụng đất đã đề ra, quản lý chặt chẽ diện tích đất NN còn lại, đặc biệt là đất lúa để tránh 147 xung đột sử dụng đất ở những vành đai xanh hay những vùng ngoại ô, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo việc làm và đời sống cho người dân sống ở các vùng nông thôn. - Trên xu hướng đất NN ngày một bị thu hẹp, tỉnh Bắc Ninh cần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các đô thị. 3.4. Tiểu kết chương 3 - Luận án đã phân tích những căn cứ để đưa ra định hướng về ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh. Những căn cứ đó là: o Những thành tựu và những thách thức của quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2015. o Các quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế: Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoach xây dựng Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 và một số quy hoạch khác về sử dụng đất, GTVT, CN của tỉnh Bắc Ninh. - Những định hướng trong ĐTH và sử dụng đất đô thị: Tiếp tục phát triển, mở rộng ranh giới các đô thị để tiến đến hình thành đô thị Bắc Ninh với diện tích là 26.326 ha, tỉ lệ dân đô thị là 65% với số dân đô thị là 1.338 nghìn người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 14 - 15%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch, đất đô thị tăng lên đến 23.000 ha, CSHT tiếp tục được đầu tư để hiện đại hơn, môi trường đô thị được chú trọng để đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, là thành phố trực thuộc trung ương. Đến năm 2030, đô thị ở Bắc Ninh sẽ bao gồm: Đô thị lõi Bắc Ninh (TP. Bắc Ninh, TX. Từ Sơn, huyện Tiên Du và 03 xã thuộc huyện Quế Võ), 03 đô thị loại IV (phố Mới, Hồ, Chờ) và 02 chùm đô thị tại huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Hệ thống đô thị Bắc Ninh sẽ phát triển theo 03 hành lang tạo 148 thành tam giác phát triển đô thị: hành lang đô thị, hành lang sáng tạo và hành lang sinh thái. Để đạt được các định hướng đã đề ra, luận án đã đề xuất những giải pháp về quy hoạch - quản lí đô thị, giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp về thu hút và sử dụng vốn đầu tư, giải pháp về dân cư lao động, giải pháp về sử dụng đất để thực hiện ĐTH và sử dụng đất đô thị bền vững ở tỉnh Bắc Ninh. 149 PHẦN KẾT LUẬN 1. ĐTH là một hiện tượng tất yếu khách quan trong quá trình phát triển KT - XH. ĐTH chứa đựng những biến đổi về hành chính, về dân cư - lao động, về văn hóa, về kinh tế - xã hội, về cảnh quan và CSHT đô thị. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng KTTĐBB, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và thực hiện ĐTH. CNH cùng với những chính sách ưu tiên phát triển CN đã giúp cho mạng lưới đô thị ở tỉnh Bắc Ninh có một bước tiến rõ rệt. 2. ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh bắt đầu vào đầu những năm 2000 nhưng bắt đầu tăng tốc vào năm 2006 và đạt tốc độ cao nhất vào năm 2008. Tốc độ tăng dân số đô thị trung bình giai đoạn 2005 - 2010 đạt 12,5%, là khi TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn được nâng cấp. Tốc độ đó giảm dần vào giai đoạn sau, 2010 - 2015 (4,2%) vì lúc này số dân đô thị ở đây tăng lên do gia tăng tự nhiên và quá trình chuyển cư. Tốc độ tăng dân số đô thị trung bình cho cả giai đoạn 2005 - 2015 là 9,3%. Tuy tốc độ ĐTH cao như vậy nhưng tỉ lệ dân đô thị ở đây vẫn thấp, chỉ đạt 28,3% (năm 2015), thấp hơn mức trung bình của ĐBSH và của cả nước. Điều này cho thấy trình độ ĐTH ở đây vẫn chưa tương xứng với CNH. ĐTH diễn ra không đồng đều trên toàn tỉnh Bắc Ninh mà chỉ tập trung vào 2 đô thị lớn là TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn bởi đây là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả tỉnh. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi nên đô thị Từ Sơn đã nhận được sức lan tỏa về mọi mặt từ Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, 2 đô thị trên ngày càng có sức hút lớn đối với dân cư, lao động ở những vùng nông thôn trong và ngoài tỉnh. Ngược lại, ở các đô thị khác, tỉ lệ dân đô thị thấp, KT - XH kém phát triển hơn nên sức hấp dẫn đối với dân cư, lao động trong và ngoài tỉnh còn chưa cao. Cấu trúc không gian đô thị có một số thay đổi nhất định. Trong giai đoạn 2005 - 2015, số lượng đô thị và mật độ đô thị có tăng lên so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã có 2 đô thị được nâng cấp từ đô thị loại IV lên đô thị loại II (TP. Bắc Ninh) và từ đô thị loại V lên đô thị loại IV (TX. Từ Sơn). Những đô thị có quốc lộ 1A đi qua (TP. Bắc Ninh, thị trấn Lim và TX. Từ Sơn) đã bước đầu tạo nên một hành lang đô thị kết nối mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội. 3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở tỉnh Bắc Ninh đều chuyển dịch khá nhanh theo hướng CNH trong quá trình ĐTH. Tỉ lệ lao động phi NN đã tăng từ 150 36,8% (năm 2005) lên 77,5% (năm 2015). Tỉ trọng các ngành phi NN chuyển dịch từ 73,8% (năm 2005) lên 94,5% (năm 2015) và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã diễn ra nhanh hơn tốc độ ĐTH. Điều này cho thấy trình độ ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh chưa tương xứng với trình độ CNH. 4. Đất đai đô thị là yếu tố chịu tác động mạnh nhất của ĐTH. Giai đoạn 2005 - 2015, ở tỉnh Bắc Ninh đã thay đổi về diện tích, về cơ cấu sử dụng, về không gian trong sử dụng đất đô thị. Diện tích đất đô thị đã tăng gấp 3 lần, trong đó đất phi NN đô thị tăng gấp 3,9 lần, đất NN đô thị tăng 2,8 lần. Năm 2015, đất phi NN chiếm 51,7% trong cơ cấu sử dụng đất đô thị, trong đó đất chuyên dùng chiếm 31,7%. Tỉ lệ đất đô thị so với đất tự nhiên của toàn tỉnh đã tăng từ 7,7% (năm 2005) lên 21,4% (năm 2015). Những chuyển biến tích cực trong sử dụng đất đô thị chỉ diễn ra chủ yếu ở 2 đô thị lớn (TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn), nơi có ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh. Dưới tác động của ĐTH, đất đô thị không chỉ thay đổi về diện tích, cơ cấu sử dụng mà còn thay đổi về mặt không gian. Bên cạnh các khu vực chức năng CN, NN mới được hình thành trong quá trình ĐTH là các khu vực chức năng TM cũng trở nên sầm uất ở các khu phố cũ và những khu vực trước đây là vùng sản xuất NN. Bên cạnh những hiệu quả tích cực từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện ĐTH, đã nảy sinh một số vấn đề tiêu cực về KT - XH ở một số địa phương đang diễn ra ĐTH. 5. Trong tương lai, đô thị tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển theo 3 hành lang và tạo thành tam giác phát triển đô thị. Trọng tâm của khu vực này là khu Phật Tích. Từ các cực Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du và Nam Sơn sẽ hình thành hành lang đô thị, hành lang sáng tạo và hành lang sinh thái. Các phân khu đô thị: Bắc Ninh, Tiên Du, Nam Sơn, Từ Sơn sẽ được hình thành vào năm 2030. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định song trình độ ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Để ĐTH đạt được trình độ cao hơn, phù hợp với trình độ của CNH và để khai thác được những lợi thế so sánh, những giải pháp đã được đề xuất, đó là giải pháp về quy hoạch - quản lí đô thị, giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp về thu hút và sử dụng vốn đầu tư, giải pháp về dân cư lao động, giải pháp về sử dụng đất. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 1. Ngô Thị Hải Yến. Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu lao động ở Từ Sơn, Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa. Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số 5, 2009. ISN 0868 - 3719, trang 13. 2. Ngô Thị Hải Yến, Trần Xuân Duy, Lê Mỹ Dung. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Ninh giai đoạn 1999 - 2009. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Địa lí Đông Nam Á lần thứ X. Hà Nội, tháng 11/2010. 3 . Ngô Thị Hải Yến. Một số vấn đề dân cư lao động Bắc Ninh trong bối cảnh đô thị hóa (1999 - 2009). Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7. Thái Nguyên tháng 10/ 2013. 4. Ngô Thị Hải Yến. Thực trạng cơ cấu chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và những ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 8. Thành phố Hồ Chí Minh, 1 - 2/11/2014, trang 1221. 5. Ngô Thị Hải Yến. Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10, 2014. ISSN 0868 - 3719, trang 122. 6. Ngô Thị Hải Yến. Sử dụng đất ở Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, năm 2016. 7. Ngô Thị Hải Yến. Impacts of Agricultural land acquisition on some socio – economic issues in Dinh Bang ward and Dong Nguyen ward, Tu Son town, Bac Ninh province, Journal of HNUE for Science (Social Science), Volume 62, Issue 5, 2017. ISSN 2354 – 1059, page 144. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Patricia Clarke Annez và Robert M, Buckley, Michael Spence (2010), ĐTH và tăng trưởng, NXB Dân trí, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Bá (1982), Quy hoạch xây dựng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 3. Vũ Thị Bình (2008), Giáo trình quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ xây dựng (2009), Thông tư 34/2009/TT - BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị. 5. Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Châu (2012), Quản lí đô thị, NXB Xây dựng. 7. Chính phủ (1994), Nghị định 88/CP về quản lí sử dụng đất đô thị. 8. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ - CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị. 9. Chính phủ (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 10. Chính phủ (2012), Quyết định số 1659/QĐ - TTg của Chính phủ về phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020. 11. Chính phủ (2015), Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 12. Chính phủ (2016), Quyết định số 768/ QĐ - TTg của Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 13. Nguyễn Nhân Chiến (2009), Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ kinh tế học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 14. Vũ Thị Chuyên (2010), Phân tích quá trình ĐTH ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985 - 2007, Luận án tiẽn sỹ địa lý học, Đại Học Sư phạm Hà Nội. 15. Phạm Ngọc Côn (1998), Kinh tế học đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 153 16. Alan Coulthart, Nguyễn Quang và Henry Sharpe (2006), Chiến lược phát triển đô thị: Đối mặt với những thách thức về ĐTH nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. 17. Cục Thống kê Bắc Ninh, Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2000, 2005, năm 2010, năm 2013, năm 2015, NXB Thống kê, Hà Nội. 18. Võ Kim Cương (2004), Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi, NXB Xây dựng, Hà Nội. 19. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 20. Võ Kim Cương (2013), Chính sách đô thị, tầm nhìn bao quát và hệ thống của nhà quản lí đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 21. Trần Tú Cường (2007), Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình ĐTH ở thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 22. Lê Hồng Dương (1982), Địa chí Hà Bắc, Trung tâm văn hóa và thông tin thư viện tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang. 23. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ ĐTH nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 24. Nguyễn Hữu Đoàn, Nguyễn Đình Hương (2002), Giáo trình kinh tế đô thị, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 25. Nguyễn Hữu Đoàn, Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình quản lí đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội. 26. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình ĐTH, Luận án PTS Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nôi. 27. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2009), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 28. Võ Văn Đức (2012), Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CNH ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 154 30. Trần Ngọc Hiên (1998), ĐTH và chính sách phát triển đô thị trong CNH, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 32. Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB Bộ Xây dựng, Hà Nội. 33. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình CNH, ĐTH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Huyên (1997), Địa lý hành chính Kinh Bắc, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Bắc Giang. 35. Nguyễn Đình Hương (2000), ĐTH và quản lí kinh tế đô thị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 36. Phạm Lan Hương (2012), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 37. Phan Thanh Khôi (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình CNH, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 38. Pierre Laborde (2011), Không gian đô thị, NXB Thế giới, Hà Nội. 39. Hoàng Phúc Lâm (2002), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị thị xã Lạng Sơn, Luận án tiến sỹ địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 40. C Mác, Anghen (1993), C Mác và Anghen toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. C. Mac. F. Ănghen (2000), C. Mac và Anghen tuyển tập, Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 42. Ngân hàng thế giới (2011), Báo cáo đánh giá ĐTH ở Việt Nam, Hà Nội. 43. Phòng Tài nguyên - môi trường thị xã Từ Sơn, Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, năm 2010 và năm 2015, Từ Sơn. 44. Phòng tài nguyên - môi trường thành phố Bắc Ninh, Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, năm 2010, năm 2015, Bắc Ninh. 45. Đỗ Thị Lan (2007), Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 46. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 47. Frannie A, Lesautier (2006), Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia. 155 48. Phạm Sĩ Liêm (2010), Nghiên cứu đô thị, quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản và nhà ở, NXB Xây dựng, Hà Nội. 49. Đặng Thị Bích Liễu (2013), Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình CNH, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. Phạm Văn Nhật (2003), Quá trình ĐTH và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì, Luận án tiến sỹ địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 53. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I, II, NXB Xây dựng, Hà Nội. 54. Nguyễn Sĩ Quế (2012), Lịch sử đô thị, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 55. Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Hà Nội. 56. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 57. Trần Cao Sơn (1995), Dân số và tiến trình ĐTH - Động thái phát triển và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 58. Hernando De Soto (2006), Bí ẩn của vốn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Văn Sửu (2010), Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam (Từ lý thuyết đến thực tiễn), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Sửu (2014), CNH, ĐTH và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, NXB Trí Thức, Hà Nội. 61. Nguyễn Sỹ (2007), Quá trình CNH, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 62. Trần Văn Tấn (2006), Kinh tế đô thị và vùng, NXB Xây dựng. 63. Nguyễn Ngọc Thanh (2009), Tác động của ĐTH - CNH tới sự phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 64. Bùi Tất Thắng (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kì 2011 - 2010, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 65. Nguyễn Công Thắng (2014), Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến các nhóm lợi ích ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án kinh tế chính trị, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 156 66. Trương Quang Thao (2001), Đô thị học, NXB Xây dựng, Hà Nội. 67. Nguyễn Quốc Thông (2008), Lịch sử xây dựng đô thị cổ đại và trung đại phương Tây, NXB Xây dựng, Hà Nội. 68. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2012), Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 69. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 70. Trịnh Thị Hoài Thu (2015), Nghiên cứu tác động của quá trình ĐTH đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội, Luận án tiến sỹ trắc địa - bản đồ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 71. Phạm Khánh Toàn (2002), Vấn đề sử dụng đất trong quy hoạch và phát triển các khu dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, Luận án tiến sỹ kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 72. Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bắc Ninh, Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, năm 2010, năm 2015, Bắc Ninh. 73. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2005, năm 2010, năm 2015, NXB Thống kê, Hà Nội. 74. Tổng cục Thống kê (2009), Di cư và ĐTH ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt. 75. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2008), ĐTH và sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp vùng ĐTH nhanh các thành phố lớn ở Nam Bộ - Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển, Hà Nội. 76. Tổng cục Thống kê (2016), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 - Di cư và Đô thị hóa, NXB Thông tấn, Hà Nội 77. Trần Bình Trọng (2013), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 78. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị (Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý Kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 80. Nguyễn Đức Tuyên (2009), Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở Nông thôn tỉnh Bắc Ninh: Kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 81. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), NXB Hà Nội, Hà Nội. 157 82. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Nghiên cứu tác động của quá trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ Quản lí đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 83. Ủy ban nhân dân và Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh (2012), Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. 84. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bắc Ninh. 85. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. 86. Viện các khoa học về Trái đất (1978), Tuyển tập Địa lý học và cách mạng khoa học kỹ thuật, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 87. Web site: truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016 88. Web site: truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015 89. Web site: trinh-phat-trien-do-thi-tinh-bac-ninh-den-nam-2030.aspx truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016 90. Web site: te.aspx?ItemID=16 truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2016 Tiếng Anh 91. Jo Beall, Basudeb Guha Khasnobis, Ravi Khanbur (2010), Urbanization and development, United Nation University, World Institute for Development Economics Research. 92. Brian J, L Berry (1976), Urbanization and counter-urbanization, Sage Publication, Beverly Hills, London. 93. David E, Bloom (2003), The demographic dividend - A new perspective on the economic consequences of population change, Rand Progam of Policy - Relevant research Communication, America. 94. Cities of the world, truy cập ngày 03 - 06 - 2016, tại trang web 95. Demographia world urban areas, truy cập ngày 30 - 11 - 2016 tại trang web worldua - index.htm 96. FAO (1995), Planning for sustainable use of land resources. 97. Pam Hazelton and Brian Murphy (2011), Undersatanding soils in urban enviroments, CSIRO, Australia and Newzealand. 158 98. David Kaplan, Wheeler Holloway (2009), Urban Geography, 2nd Edition, ed, John Willy and Sons, INC, America. 99. Paul L, Knox, Linda McCarthy (2012), Urbanization, Pearson Education, INc, America. 100. Hy V, Luong (2009), Urbanization, migration, poverty in a Vietnamese metropolis - Ho Chi Minh city in comparative perspectives, NUS press Singapore. 101. A. S. Mather (1986), Land use, Longman, England. 102. S. C. Moser (1996), A partial instructional module on global and regional land use/cover change: Assessing the data and searching for general relationships, Geo Journal, July 1996, Vol, 39, Issue 3, pp, 241-283. 103. Michael Pacione (2009), Urban geography - A global perspective, 3rd edition, Routledge, USA. 104. Alan Rabinowitz (2004), Urban economics and land use in America - The transformation of cities in the twentieth century, M, E, Sharpe. 105. Peter J, Rimmer và Howard Dick (2008), The city in Southeast Asia - Patterns Processes and Policy, University of Hawaii Press. 106. Brian Robert, Trevor Kanaley (ed,) (2006), Urbanization and sustainability in Asia, Asian Development Bank and Cities Alliance. 107. Yap Kioe Sheng, Moe Thuzar (2012), Urbanization in Southeast Aisa, Institute of Southeast Asia Studies. 108. David Drakakis Smith (2000), Third World Cities, 2nd Edition, Routledge. 109. James H, Spencer, Rowman Littlefield (2015), Globalization and Urbanization, The Rowman & Littlefield Publishing Group Inc,, New York, London. 110. Michael Timberlake (1985), Urbanization in the world economy, Academic press Inc. 111. B.L.Turner, W,B, Meyer (1994), Global land use and land use changes: An overview, Cambridge University Press, England. 112. Patrick Wakely, Hoàng Hữu Phê (2000), Status, Quality and the Other Trade - off: Towards a New Theory of Urban Residential Location, Urban Studies, 37(1), tr.7 - 35. 113. United Nations (2014), World Urbanization Prospects- 2014 Revision. 114. World Bank, East Asian’s changing urban landscape - Measuring a Decade of Spatial Growth, Urban development series. 159 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Biến động đất theo địa phương ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: ha STT Mục đích sử dụng TP. Bắc Ninh TX. Từ Sơn Yên Phong Quế Võ Tiên Du Thuận Thành Gia Bình Lương Tài Tổng diện tích đất tự nhiên 5.626,4 0,0 -2.047,6 -2.308,6 -1.270,3 0,0 0,0 0,0 1 Đất nông nghiệp 2.700,2 -951,8 -1.868,1 -2.246,2 -1.540,0 -550,9 -324,2 -105,4 Đất trồng lúa 2.157,3 -949,2 -1.683,3 -19.335,0 -1.509,5 -520,6 -226,7 -119,7 2 Đất phi nông nghiệp 2.896,5 952,8 -159,0 -27,9 278,8 587,7 350,6 106,3 2.1 Đất ở 868,0 159,9 -147,7 -328,2 -54,3 74,7 15,1 41,7 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 399,6 -243,7 -155,2 -332,9 -70,5 68,2 11,8 38,2 2.1.2 Đất ở tại đô thị 468,4 403,6 7,5 4,8 16,2 6,5 3,3 3,5 2.2 Đất chuyên dùng 1.722,0 803,5 162,9 370,8 358,9 485,2 252,2 65,5 2.2.4 Đất SX, KD phi NN 804,4 435,5 288,4 316,8 -708,5 313,7 106,2 14,6 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 903,9 364,0 -133,0 25,9 1.575,7 141,5 144,6 49,5 3 Đất chưa sử dụng 29,8 -1,1 -20,5 -34,5 -4,6 -36,8 -26,4 -0,9 Nguồn: xử lí từ [72] Phụ lục 2. Tình hình biến động đất ở TP. Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: ha STT Phân loại đất Mã Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 2005-2015 Tổng diện tích tự nhiên 2.634,5 8.260,9 8.260,9 5.626,4 1 Đất nông nghiệp NNP 981,5 3.934,8 3.681,7 2.700,2 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 878,0 3.361,1 3.115,4 2.237,5 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 829,2 3.230,2 2,986,5 2.157,3 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5,7 221,8 221,8 216,0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 97,8 351,8 344,3 246,6 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,1 0,1 0,1 2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.627,1 4.270,2 4.523,5 2.896,5 2.1 Đất ở OTC 627,6 1.421,8 1.495,6 868,0 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 124,2 688,0 523,8 399,6 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 503,3 733,9 971,8 468,4 2.2 Đất chuyên dùng CDG 886,2 2.439,0 2.608,1 1.722,0 2.2.1 Đất trụ sơ CQ, công trình SN CTS 43,3 47,3 47,3 4,0 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 85,6 95,2 95,2 9,7 2.2.3 Đất SXKD phi NN CSK 137,5 874,2 942,0 804,4 160 STT Phân loại đất Mã Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 2005-2015 Tổng diện tích tự nhiên 2.634,5 8.260,9 8.260,9 5.626,4 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 619,8 1.422,4 1.523,7 903,9 2.3 Đất tôn giáo tĩn ngưỡng TTN 8,9 21,4 21,4 12,5 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 43,2 96,1 96,1 52,9 2.5 Đất SS và mặt nước CD SMN 61,3 288,0 298,5 237,2 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,8 3,8 3,8 3 Đất chưa sử dụng CSD 25,9 55,7 55,7 29,8 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,5 35,0 34,8 25,3 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 16,4 20,9 20,9 4,5 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 20,9 20,9 20,9 Nguồn: xử lí từ [72] Phụ lục 3. Diện tích đất đô thị ở TX. Từ Sơn giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: ha STT Phân loại Mã Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 2005 - 2015 Tổng diện tích tự nhiên 29,4 6.133,2 6.133,2 6.103,8 1 Đất nông nghiệp NNP 1,5 3.172,5 2.887,0 2.885,5 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 0,1 2.958,5 2.676,2 2.676,1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.926,2 2.643,9 2.643,9 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.921,6 2.639,3 2.639,3 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4,6 4,6 4,6 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,1 32,3 32,3 32,2 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1,3 1,3 1,3 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1,3 1,3 1,3 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,4 212,2 209,1 207,7 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,5 0,5 0,5 2 Đất phi nông nghiệp PNN 28,0 2.939,4 3.225,2 3.197,0 2.1 Đất ở OTC 11,5 746,4 793,0 781,5 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 362,7 377,9 377,9 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 11,5 383,7 415,1 403,6 2.2 Đất chuyên dùng CDG 15,4 1.919,9 2.175,0 2.159,6 2.2.1 Đất CQ và CT sự nghiệp CTS 0,2 40,2 42,0 41,8 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,2 4,4 4,4 4,2 2.2.3 Đất SXKD phi NN CSK 5,9 597,7 688,1 682,3 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 9,1 1.277,6 1.441,0 1.431,9 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,0 24,0 24,0 24,0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,1 59,4 58,9 58,8 2.5 Đất SS và MN chuyên dùng SMN 1,0 182,4 166,2 165,2 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,8 7,8 7,8 3 Đất chưa sử dụng CSD 21 21 21 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 21 21,0 21 Nguồn:xử lí từ [72] 161 Phụ lục 4. Cơ cấu nghề nghiệp trước và sau khi thu hồi đất ở P. Đình Bảng và P. Đồng Nguyên Phường Nghề nghiệp Số trường hợp % số hộ điều tra theo phường Đồng Nguyên Trước khi thu hồi đất Nông nghiệp 30 100,0 Kinh doanh 7 23,3 Thủ công truyền thống 6 20,0 Đi làm thuê 15 50,0 Tổng số 58 100,0 Sau khi thu hồi đất Nông nghiệp 6 20,0 Công nghiệp 4 13,3 Kinh doanh 16 53,3 Thủ công truyển thống 7 23,3 Đi làm thuê 17 56,7 Dịch vụ 2 6,7 Tổng số 52 100,0 Đình Bảng Trước khi thu hồi đất Nông nghiệp 28 93,3 Kinh doanh 15 50,0 Thủ công truyền thống 13 43,3 Đi làm thuê 6 20,0 Dịch vụ 1 3,3 Sau khi thu hồi đất Tổng số 63 100,0 Nông nghiệp 18 60,0 Kinh doanh 18 60,0 Thủ công truyển thống 8 26,7 Đi làm thuê 5 16,7 Dịch vụ 10 33,3 Tổng số 59 100,0 Tổng số Trước khi thu hồi đất Nông nghiệp 58 96,7 Kinh doanh 22 36,7 Thủ công truyền thống 19 31,7 Đi làm thuê 21 35,0 Dịch vụ 1 1,7 Tổng số 121 100,0 Sau khi thu hồi đất Nông nghiệp 24 40,0 Công nghiệp 4 6,7 Kinh doanh 34 56,7 Thủ công truyển thống 15 25,0 Đi làm thuê 22 36,7 Dịch vụ 12 20,0 Tổng số 111 100,0 Nguồn: xử lí từ số liệu tác giả điều tra 162 Phụ lục 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ Kính thưa các bác! Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh. Để quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt, chúng tôi cần tìm hiểu tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình tại địa phương. Các bác vui lòng dành cho chúng tôi ít thời gian để trả lời một số câu hỏi cho nghiên cứu này. Tất cả các ý kiến của các bác có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của cuộc nghiên cứu của chúng tôi. Những ý kiến và những câu trả lời của các bác sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bác. Xin chân thành cảm ơn! Thông tin cá nhân người trả lời phỏng vấn Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi ................................................................................................ Địa chỉ ............................................................................................ Giới tính: 1. Nam  2. Nữ  Trình độ văn hóa: 1. Tiểu học  2. THCS  3. THPT  3. Không đi học  Ngày phỏng vấn .............................................................................. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 163 Phần I. KHẢO SÁT VỀ CHỦ HỘ VÀ HỘ GIA ĐÌNH C1. Gia đình ông/bà có bao nhiêu nhân khẩu ................................ Trong đó: Số nhân khẩu dưới 15 tuổi ................................................ Số nhân khẩu từ 15 - 55 tuổi (nữ) ..................................... Số nhân khẩu từ 15 - 60 tuổi (nam) .................................. Số nhân khẩu nữ >55 tuổi ................................................ Số nhân khẩu nam >60 tuổi ............................................. C2. Trong gia đình ông/bà hiện nay có: Số người đi làm ? ............................................................. Số người đi học ? .............................................................. Số người không đi làm do sức khỏe, già yếu ................... Số người không đi làm do không tìm được việc làm ....... Phần II. KHẢO SÁT VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI CỦA HỘ GIA ĐÌNH C3. Gia đình ông/bà có bị thu hồi đất NN không? 1. Có  2. Không  C4. Gia đình ông/bà bị thu hồi đất NN khi nào? (Năm) ......................................................................................................... C5. Lý do nhà nước thu hồi đất NN của gia đình ông/bà? ......................................................................................................... C6. Diện tích đất NN của gia đình ông/bà đã thay đổi như thế nào trước và sau khi bị thu hồi (đơn vị: sào) C6.1 Trước khi thu hồi đất C6.2 Sau khi thu hồi đất Tổng diện tích đất NN: Trong đó: Đất trồng lúa: Đất trồng hoa màu: Đất khác: Tổng diện tích đất NN Trong đó Đất trồng lúa: Đất trồng hoa màu: Đất khác: 164 C7. Diện tích đất NN của gia đình ông/bà đã được nhà nước đền bù? (đơn vị:sào) ......................................................................................................... C8. Giá đất NN ông/bà được trả vào thời điểm thu hồi đất?(Đơn vị: triệu đồng/sào) ......................................................................................................... C9. Ông/ bà có bằng lòng với giá tiền đã được đền bù không? 1. Có  Tại sao? ............................................................. 2. Không  Tại sao? ............................................................. C10. Gia đình ông/bà đã sử dụng số tiền đó để làm gì? Xây nhà Mua sắm đồ dùng gia đình (Cụ thể: Gửi tiết kiệm Mở cửa hàng kinh doanh (Cụ thể: Xây nhà trọ Học nghề mới Đầu tư cho con đi học        Phần III. KHẢO SÁT NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KTXH CỦA CHỦ HỘ SO VỚI TRƯỚC KHI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP C11. Nhà ở của ông/ bà thay đổi thế nào sau khi thu hồi đất NN? C11.1 Trước khi thu hồi đất C11.2 Sau khi thu hồi đất Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà 1 tầng bê-tông Nhà 2 tầng Nhà 3 tầng trở lên      Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà 1 tầng bê-tông Nhà 2 tầng Nhà 3 tầng trở lên      165 C12. Xin ông bà cho biết sự thay đổi về đồ đạc có trong gia đình trước và sau khi thu hồi đất NN C12.1 Trước khi thu hồi đất C12.2 Sau khi thu hồi đất Ô tô Xe máy Tivi Tủ lạnh Laptop      Ô tô Xe máy Tivi Tủ lạnh Laptop      C13. Xin ông bà cho biết sự thay đổi về nghề nghiệp của gia đình trước và sau khi thu hồi đất NN? C13.1 Trước khi thu hồi đất C13.2 Sau khi thu hồi đất SX nông nghiệp Công nghiệp Kinh doanh,buôn bán Thủ công truyền thống Đi làm thuê (Nghề cụ thể: Dịch vụ       SX nông nghiệp Công nghiệp Kinh doanh,buôn bán Thủ công truyền thống Đi làm thuê (Nghề cụ thể: Dịch vụ       C14. Xin ông/bà cho biết sự thay đổi về thu nhập của gia đình trước và sau khi thu hồi đất NN? C14.1 Trước khi thu hồi đất C14.2 Sau khi thu hồi đất Tổng thu nhập cả hộ trong 1 tháng (đơn vị: triệu đồng) Trong đó, nguồn thu từ: SX nông nghiệp . Công nghiệp . Kinh doanh,buôn bán .. Thủ công truyền thống Tổng thu nhập cả hộ trong 1 tháng (đơn vị: triệu đồng) Trong đó, nguồn thu từ: SX nông nghiệp . Công nghiệp . Kinh doanh,buôn bán . Thủ công truyền thống 166 Đi làm thuê Dịch vụ Đi làm thuê Dịch vụ .. C15. Theo ông/bà, việc thu hồi đất NN và nơi ông bà sống trở thành đô thị đã khiến cho chất lượng cuộc sống thay đổi thế nào? Thu nhập Việc làm Nếp sống văn minh Môi trường đô thị Tệ nạn xã hội Tốt hơn  Như cũ  Kém hơn  Tốt hơn  Như cũ  Kém hơn  Tốt hơn  Như cũ  Kém hơn  Tốt hơn  Như cũ  Kém hơn  Tốt hơn  Như cũ  Kém hơn  Tại sao? C16. Ông/bà có đồng tình với chủ trương thu hồi đất NN và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không? 1. Có  Tại sao? 2. Không  Tại sao? C17. Xin ông /bà cho biết một số ý kiến của riêng ông/bà về sự thay đổi cuộc sống của gia đình và địa phương nơi ông bà đang sống so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp? ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... C18. Nơi ông bà đang sống trước đây là nông thôn, bây giờ là đô thị. Vậy xin ông/bà cho biết những thay đổi về môi trường, an ninh, và các tệ nạn xã hội kể từ khi nơi đây trở thành đô thị. ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_do_thi_hoa_va_su_dung_dat_do_thi_o_tinh_bac_ninh_tro.pdf
  • pdfBia.pdf
  • pdfBialot.pdf
  • pdfbvcaptruong_tomtat_biaTA.pdf
  • pdfbvcaptruong_tomtat_biaTV.pdf
  • pdfbvcaptruong_tomtat_tiengviet.pdf
  • pdfbvcaptuong_tomtat_tienganh.pdf
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI - TA.pdf
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI.pdf
Luận văn liên quan