Trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp luận án đưa ra là tương đối phù
hợp. Tuy nhiên, do Việt Nam đang trong giai đoạn tiếp tục hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, việc chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu vẫn phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Với xu hướng chung của
Hải quan các nước trên thế giới là giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa để
giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thì các giải pháp
hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan vẫn sẽ phải được tiếp tục nghiên
cứu. Với xu hướng hình thành một Hải quan hiện đại, Hải quan Việt Nam sẽ
phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung các tiêu chí QLRR, hoàn thiện công tác kiểm
tra sau thông quan, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trang bị bổ sung các trang thiết
bị hiện đại như máy soi container, xây dựng trung tâm chỉ huy tập trung, theo
dõi định vị GPS thì mới có thể chống thất thu thuế hiệu quả.
192 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam với các nước
như Lào, Campuchia để có thể phát hiện sớm các lô hàng có dấu hiệu gian lận
về thuế. Tuy nhiên, một bất cập lớn nảy sinh là do chính sách thuế trong ASEAN
không đồng nhất nên việc những nhóm hàng trong diện quản lý của Việt Nam có
thuế suất cao thì ở nước xuất khẩu tương ứng lại có khi miễn thuế hoặc thuế suất
thấp. Điều này dẫn đến một kết quả là những lô hàng mà Việt Nam có thuế suất cao
không được quan tâm kiểm tra đúng mức ở nước bạn nên khi Hải quan Việt Nam
tiếp nhận và phối hợp với bạn dễ xảy ra những thất thoát về thuế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hợp tác khu vực và quốc tế không ngừng mở
rộng, thì việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế hai nước một điểm dừng sẽ là xu hướng
hợp tác chính trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới.
Để phát huy hiệu quả việc thực hiện cơ chế này thì công tác thu thập và xử lý
thông tin đóng vai trò quan trọng. Với lưu lượng hàng hóa XNK lớn, việc kiểm
tra thủ công với từng lô hàng XNK là không khả thi. Do đó, công tác QLRR sẽ
phải được quan tâm đúng mức(có thể nói công tác quản lý rủi ro đóng vai trò là
linh hồn của Ngành Hải quan). Với hệ thống máy soi chiếu container đang
được trang bị, thì cơ chế hai nước một điểm dừng sẽ là một trong những giải
pháp hữu hiệu chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo tạo
thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam.
4.2.3.5. Xây dựng và hoàn thiện trung tâm chỉ huy tập trung toàn ngành
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang trên đường hội nhập và theo chiến lược
phát triển Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, ngành
Hải quan đang từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu quản lý. Để chống thất thu
thuế hiệu quả, công tác giám sát Hải quan thông qua hệ thống camera, máy soi
contenertrực tiếp và từ xa đóng vai trò quan trọng trong công tác xử lý thông tin
tập trung. Việc thống nhất các hệ thống đã triển khai kết hợp với cung cấp thông tin
154
cho cơ quan tham mưu trực tiếp tại TCHQ đóng vai trò quan trọng trong việc tham
mưu cho Lãnh đạo ngành hải quan. Việc thiết lập mô hình chỉ huy chung là nhu
cầu cấp thiết, đáp ứng tiến trình phát triển của Hải quan Việt Nam, nâng cao năng
lực quản lý, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra chống buôn lậu và gian lận
thương mại, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát của các cấp Tổng cục
hải quan. Việc thống nhất xử lý thông tin tập trung phải đảm bảo:
- Kết nối, truy cập được các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hoặc phối
hợp với các đơn vị liên quan để khai thác các dữ liệu cần báo cáo Lãnh đạo
Tổng cục, Lãnh đạo Bộ Tài Chính.
Quản lý theo dõi, kiểm tra trực tuyến qua hệ thống việc thực hiện:
- Giám sát quản lý Hải quan với hàng hóa XNK bằng camera;
- Giám sát Hải quan với hàng hóa chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá
cảnh, tạm nhập-tái xuất bằng seal định vị GPS;
- Giám sát tàu biển XNC bằng hệ thống AIS;
- Kiểm tra hàng hóa XNK bằng máy soi container;
- Kiểm tra bằng cân điện tử;
- Kiểm tra bằng máy soi hành lý, hàng hóa;
- Việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan của công chức tại
các chi cục Hải quan.
- Thu nhận, tổng hợp phân tích các nguồn thông tin từ các hệ thống cơ sở
dữ liệu, các nguồn thông tin qua theo dõi, kiểm tra trực tuyến bằng hình ảnh.
Nhanh chóng đánh giá, phân loại và xử lý thông tin, hình ảnh để tham mưu, đề
xuất lãnh đạo Tổng cục Hải quan có chỉ đạo ngay, kịp thời hoặc điều phối các
nguồn thông tin đến các đơn vị nghiệp vụ xử lý.
- Tổ chức triển khai nhanh nhất các chỉ thị, chỉ đạo, quyết định của Lãnh
đạo TCHQ, lãnh đạo BTC đến các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thi hành
bằng các phương tiện hiện có, đảm bảo các chỉ thị, chỉ đạo, quyết định được
155
thực hiện nhanh chóng, chính xác, bí mật đạt hiệu quả cao. Theo dõi việc thi
hành chỉ thị, chỉ đạo, báo cáo kết quả xử lý công việc.
- Cập nhật, cung cấp cho LĐTC các hình ảnh trực tuyến về tình hình thực
tế các hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan bằng trang thiết bị tại các chi cục
hải quan, các số liệu thống kê về tình hình XNK, lập các báo cáo tổng hợp tình
hình hàng tháng, có lưu trữ các thông tin và hình ảnh.
Việc kết hợp với hệ thống VNACCS đã triển khai vào 04/2014, công tác
chống gian lận thuế sẽ có bước chuyển biến đáng kể. Việc tập trung xử lý thông
tin kết hợp với tham mưu của các cơ quan chức năng trên TCHQ sẽ giúp việc
chỉ đạo nhanh chóng từ trên cơ quan TCHQ đến tận các chi cục Hải quan một
cách nhanh chóng và chính xác nhất, phát hiện kịp thời những hành vi cố tình
gian lận thuế cũng như một phương tiện hữu hiệu trong việc quản lý giám sát
cán bộ công chức Hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan Hải quan
Xây dựng lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên nghiệp,
chuyên sâu; Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương
mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác
định hành vi vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, ra quyết định truy
thu) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra
thuế; kinh nghiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán,
phát hiện vi phạm.
Nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công
chức kiểm tra, thanh tra thuế, làm cho thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông
tin trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, thói quen hàng ngày của mọi
công chức; kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin tích lũy được trong
từng công chức không ngừng được nâng cao.
Phân loại các đối tượng để kiểm tra, thanh tra theo mức độ (1) Tuân thủ,
(2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Hoặc
156
theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã
kiểm soát được, rủi ro thấp; (2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao; (3) Cần kiểm
tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ
liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo phương pháp tự chọn
ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm
bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra.
Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được sẽ tập trung xác định và
kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro
cao, chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công
và sản xuất-xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, các ưu đãi về thuế.
4.2.5. Đổi mới công tác quản lý nợ thuế nhằm giảm nợ thuế quá hạn
- Kiện toàn tổ chức thu nợ theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu công
việc, tăng cường năng lực của cơ quan thuế ở trung ương trong việc chỉ đạo,
điều hành, giám sát thực hiện công tác này theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Ban hành qui trình thu nợ, cưỡng chế thuế để áp dụng trong toàn ngành. Xây
dựng và thực hiện hệ thống đánh giá chất lượng công tác quản lý thu nợ thuế.
Xây dựng sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế.
- Triển khai hệ thống ứng dụng tin học mới hỗ trợ công tác quản lý thu nợ
và cưỡng chế thuế. Thực hiện trao đổi, kết nối thông tin với các cơ quan, tổ chức
liên quan để cơ quan thuế có thể theo dõi được tình trạng tài sản của những tổ
chức, cá nhân nộp thuế phục vụ tốt công tác thu nợ.
- Hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá rủi ro trong công tác thu nợ thuế với sự
hỗ trợ đầy đủ của hệ thống ứng dụng tin học và nguồn thông tin tổ chức, cá nhân
nộp thuế trong và ngoài ngành. Phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan pháp luật tại
địa phương để thu hồi nợ; Tăng cường việc đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng các doanh nghiệp nợ thuế.
- Khen thưởng kịp thời bằng cả vật chất, tinh thần đối với các doanh
nghiệp không nợ thuế, không trốn thuế. Xây dựng cơ chế và thực hiện xử lý
157
trách nhiệm đối với công chức/đơn vị Hải quan làm thất thu thuế hoặc thiếu
trách nhiệm trong quản lý nợ thuế; khen thưởng bằng vật chất tinh thần đối với
công chức/đơn vị Hải quan không để nợ thuế.
4.2.6. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để ứng dụng phục vụ công tác
quản lý thu thuế
Để quản lý thuế tốt thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại và phải ứng
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý thuế; cung cấp thông tin
nhanh chóng chính xác phục yêu cầu quản lý; cung cấp các dịch vụ thuế đầy đủ,
kịp thời, nhanh chóng với chất lượng cao. Theo đó, cần phải:
- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ thu nộp thuế
theo thứ tự thanh toán tiền thuế, bù trừ thuế, cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh
tra thuế. Triển khai áp dụng gửi thông báo nợ thuế, cưỡng chế thuế, truy thu
thuế.v.v cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoàn toàn qua hệ thống thư điện tử.
- Xây dựng hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về đối
tượng nộp thuế trong phạm vi ngành và phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi
với các cơ quan: Thuế, Kho bạc, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác.
- Quản lý hệ thống mạng thông tin về người nộp thuế thông suốt trong
toàn ngành từ Trung ương đến địa phương. Đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao,
dễ dàng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin với mức độ bảo mật cao giữa các
đơn vị trong và ngoài Ngành.
4.2.7. Hoàn thiện bộ máy và nhân lực tổ chức quản lý của cơ quan Hải
quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam năm
2013 cho thấy do cơ quan Hải quan vẫn là nguyên nhân chính khiến quá trình
hoàn thành thủ tục thông quan của doanh nghiệp bị chậm trễ; theo đó, 1.731
doanh nghiệp, (tương đương 64,4%) tham gia điều tra cho biết quá trình này bị
ách tắc là do cơ quan hải quan. Nỗ lực của ngành Hải quan trong việc tạo điều
kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các doanh nghiệp XNK vẫn
158
chưa thực sự gây ấn tượng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc hiện đại hóa kéo
theo hoàn thiện đổi mới bộ máy tổ chức quản lý thuế nói chung và thuế xuất
khẩu, nhập khẩu nói riêng, nhất là khi hệ thống VNACCS đi vào hoạt động đã
đòi hỏi ngành Hải quan phải ngay lập tức tái cấu trúc quy trình thủ tục hải quan.
Bộ máy quản lý thuế xuất, nhập khẩu hàng hoá ở các cấp từ trung ương đến địa
phương phải có kỹ năng quản lý, trình độ nghiệp vụ tương xứng với yêu cầu đặt
ra; đồng thời xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế, phát triển các phần
mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế xuất nhập
khẩu phù hợp với các quy định hiện hành và phù hợp với định hướng lâu dài của
Ngành. Công tác quản lý XNK hàng hóa nói chung có liên quan chặt chẽ đến
năng lực cán bộ, công chức Hải quan và thực hiện tiêu chuẩn cán bộ theo từng
chức năng quản lý thuế, theo hướng:
- Hoàn thành việc chuẩn hoá cán bộ công chức Hải quan thông qua thực
hiện bảng danh mục mô tả chức danh công việc của từng công chức và cơ cấu
ngạch bậc chức danh đối với từng đơn vị hải quan;
- Tổ chức triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
lãnh đạo. Lãnh đạo Tổng cục và các cấp Vụ, Cục được đào tạo am hiểu về quản
lý Hải quan hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành
thực hiện chiến lược của ngành, trình độ ngoại ngữ có thể nghiên cứu tài liệu,
giao tiếp. Lãnh đạo các Vụ, Cục chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan
đạt tới trình độ chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Lãnh đạo cấp Chi cục
được đào tạo bài bản theo chuẩn mực Hải quan hiện đại, có kỹ năng chuyên sâu
về thủ tục thông quan và kiểm tra, giám sát hàng hóa, hành khách (tùy địa bàn);
Trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc phụ trách.
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực. Đội ngũ chuyên
viên làm công tác tham mưu nghiên cứu được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn
trong lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu.
159
- Đào tạo đội ngũ cán bộ theo chuẩn hoá. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa
hành được đào tạo có kỹ năng sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Trình
độ ngoại ngữ đáp ứng được đối với những công việc khi tiếp xúc với khách hàng
nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu chuyên môn.
- Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bố trí luân chuyển theo nguyên tắc đúng
người, đúng việc, có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng nhân tài, tuyển chọn
chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn trọng yếu của ngành
4.2.8. Các giải pháp khác
4.2.8.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Để thực hiện chống thất thu thuế bằng các phương pháp quản lý Hải quan
hiện đại, khuôn khổ pháp lý đóng vai trò rất quan trọng. Để hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý phù hợp với cải cách hải quan, đảm bảo chống thất thu cho ngân
sách Nhà nước, các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến Hải quan trong
giai đoạn trước mắt phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và sửa đổi các quy định
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, các nội dung liên quan đến
chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Về quản lý giá tính thuế:
Thứ nhất, quy định rõ việc phân bổ các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh
trừ khi xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp
các khoản điều chỉnh không tách riêng cho từng mặt hàng mà tính chung cho
nhiều mặt hàng trên cơ sở người khai Hải quan lựa chọn một trong các phương
pháp phân bổ theo số lượng, trọng lượng, thể tích, trị giá hóa đơn để phân bổ các
khoản điều chỉnh đó cho từng loại hàng hóa theo nguyên tắc trị giá khoản điều
chỉnh phải được phân bổ hết cho hàng hóa nhập khẩu chịu khoản điều chỉnh đó
nhằm khắc phục tình trạng gian lận, trốn thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ
quan Hải quan thực hiện.
Thứ hai, để phù hợp với thực tế hoạt động vận tải (chi phí vận tải phải
cộng) nên bỏ liệt kê chi tiết các chi phí cấu thành phí vận tải hàng hóa đến cửa
160
khẩu nhập đầu tiền; chỉ cộng vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đối với các chi
phí liên quan đến vận tải hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không
bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập đầu
tiền; bỏ yêu cầu áp dụng phương pháp phân bổ phí vận tải theo thứ tự ưu tiên,
cho phép người khai Hải quan lựa chọn phương pháp phân bổ phù hợp.
Thứ ba, về phí bản quyền: Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai chưa
xác định được khoản phải cộng phí bản quyền, phí giấy phép và các khoản tiền
phải trả cho người bán sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng nhập khẩu do
phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định
cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa haợc văn bản thỏa thuận riêng thì cho
phép người khai Hải quan thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với
khoản phí thực tế đã trả, đồng thời nộp đủ tiền thuế trong thời hạn 05 ngày (thay
cho 10 ngày như trước đây) kể từ ngày thực trả, thực hiện khai báo, tính số thuế
phải nộp đối với khoản tiền thực tế đã trả trên tờ khai sửa đổi, bổ sung sau thông
quan, đồng thời nộp đủ tiền thuế theo quy định.
Thứ tư, về trị giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu: để đảm bảo tính minh
bạch, áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện, tránh gây thất thu thuế thì
cần quy định cụ thể các khoản cấu thành trị giá Hải quan của hàng hóa xuất
khẩu bao gồm phí bảo hiểm (nếu có), phí vận tải và các chi phí khác liên quan
đến hàng hóa xuất khẩu cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận
tải tại cửa khẩu xuất có bao gồm trong trị giá Hải quan hàng xuất khẩu; phí bảo
hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) và thuế xuất khẩu tại Việt Nam không
bao gồm trong trị giá Hải quan hàng xuất, các phí, thuế này có bao gồm hay
không bao gồm trong trị giá tính thuế hàng xuất khẩu dựa trên cơ sở các chứng
từ, tài liệu liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá.
- Về phân loại áp mã:
Cần nội luật hóa công ước HS, phụ lục công ước và các quy tắc phân loại
hàng hóa cùng với các quy định, chú giải của Ủy ban kỹ thuật về phân loại
161
chuẩn và chính xác. Phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN để xây dựng
danh mục hàng hóa AHTN trên nền tảng các quy tắc, văn bản của WCO, từ đó
nội luật hóa sang danh mục AHTN của Việt Nam ở cấp độ 8 số. Xây dựng các
danh mục các mặt hàng cần quản lý tương ứng với các mã HS cụ thể, tránh
trường hợp doanh nghiệp lợi dụng để gian lận. Xây dựng Biểu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu theo hướng xây dựng với ít mức thuế hơn, giảm bớt sự chênh
lệch mức thuế đối với cùng một chủng loại hàng hóa, hạn chế xây dựng các
dòng thuế theo mục đích sử dụng.
- Về xuất xứ đối với hàng hóa:
Pháp lý hóa chứng từ C/O điện tử cho phép công chức Hải quan có thể
kiểm tra ngay lô hàng khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận. Đồng
thời, bổ sung danh sách những mặt hàng, doanh nghiệp, thị trường dễ xẩy ra
gian lận để có sự kiểm tra cấp C/O được chặt chẽ, tránh trường hợp cố tình khai
sai để hưởng thuế suất, gây thất thu thuế.
Tăng cường sự phối hợp với các Bộ kiểm tra chuyên ngành về kiểm tra
hàng hóa ngay tại cửa khẩu nhập, đồng thời khi triển khai hệ thống một cửa
quốc gia, một cửa ASEAN mở rộng và toàn diện cần tăng tính trách nhiệm của
các Bộ/Ngành trong việc cung cấp thông tin chính xác để có sơ sở xác định dấu
hiệu và hành vi gian lận
4.2.8.2. Đẩy mạnh cơ chế phối kết hợp giữa Hải quan với các cơ quan quản lý
có liên quan
Bên cạnh đó cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với Ngân hàng, cơ
quan Thuế, Kho bạc, cơ quan pháp luật; xây dựng chương trình hợp tác với
doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, cung cấp thông tin, giao ban định kỳ
với Ngân hàng, cơ quan Thuế, Kho bạc, cơ quan pháp luật để phát hiện các hành
vi trốn thuế, gian lận thuế.
162
- Xây dựng các tiêu chí bao gồm: nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác,
các yêu cầu với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan Hải quan
về hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các số liệu về xuất
nhập khẩu, về thuế), các thuận lợi doanh nghiệp được hưởng (chưa đưa vào diện
kiểm tra, thanh tra thuế, khi phát hiện sai sót thì chủ yếu cho doanh nghiệp tự
giải trình, khắc phục) để tập trung nguồn lực cho kiểm tra các đối tượng khác.
- Tăng cường hơn nữa hợp tác với Hiệp hội ngành hàng, các phòng thí
nghiệm, tổ chức giám định để phát hiện được những vi phạm, gian lận (nhất là
về mã số, xuất xứ hàng hóa) vì đây là những đơn vị có thông tin, sự hiểu biết về
mặt hàng, công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, giá thành sản phẩm, giá cả thị
trường cả ở trong nước, khu vực và thế giới.
4.2.8.3. Thúc đẩy cải cách hành chính, giảm thiểu quy trình thu nộp thuế
cho doanh nghiệp
Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính nên việc cải cách hành chính
trong nội bộ ngành Hải quan mới chỉ đáp ứng phần nhỏ trong vấn đề quản lý
Nhà nước với việc thu thuế XNK hàng hoá. Chính phủ và Quốc hội cần xây
dựng những chương trình cải cách riêng trong lĩnh vực quản lý thu thuế XNK
hàng hoá. Định kỳ hàng năm, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu và giảm thiểu
những thủ tục hành chính không cần thiết, tiến tới điện tử hoá các chứng từ liên
quan đến hoạt động XNK hàng hoá. Công tác cải cách hành chính đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với việc thu thuế
XNK hàng hoá. Việc cải cách hành chính phải được đặt trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế thông qua việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế như: hoá đơn
điện tử, tờ khai Hải quan điện tử, chữ ký số... Việc luật hoá các giao dịch điện tử
cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
với việc thu thuế XNK hàng hoá. Yêu cầu ngành tập trung xây dựng hiện đại
hóa hải quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế
163
Hải quan một cửa quốc gia theo đúng lộ trình cam kết với ASEAN, cải cách thủ
tục hành chính, đưa hoạt động Hải quan ngang bằng với các nước trong khu vực
và trên thế giới, trong đó đưa công nghệ thông tin vào hiện đại hóa và chuyên
nghiệp hóa hải quan, giảm tiếp xúc giữa cán bộ Hải quan với doanh nghiệp. Bộ
Tài chính và cơ quan Hải quan cần thường xuyên rà soát các quy định, các văn
bản pháp luật để tham mưu sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa thủ tục hành
chính về hải quan, rút ngắn thời gian thông quan còn 50% so với hiện tại, giảm
số lượng giấy tờ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; công khai các chỉ số thông
quan, xã hội hóa công nghệ thông tin, trang bị máy soi tại cổng cảng, công khai
thủ tục hành chính,...
4.2.8.4. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế
Với mục tiêu của công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế là thông qua việc cung
cấp đầy đủ và có chất lượng cao dịch vụ hỗ trợ về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự
giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì Ngành Hải quan cần:
- Đưa công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp
thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thuế. Thực hiện cơ
chế này sẽ giúp cho người khai Hải quan kịp thời nắm bắt được các quy định
của pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho người khai Hải quan thực hiện đầy đủ các
quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trước, trong và sau
khi làm thủ tục Hải quan thông quan hàng hóa.
- Thống nhất và chuẩn hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông
tin từ trung ương đến địa phương nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất
lượng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hải quan, pháp luật thuế. Việc
thống nhất và chuẩn hóa trong toàn ngành cũng nhằm nâng cao ý thức của từng
cán bộ trong ngành về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền. Theo đó, thực
hiện phân cấp, cá thể hóa trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong từng cấp, từng
cán bộ ngành Hải quan sao cho mỗi cán bộ làm công tác hỗ trợ phải là người
164
nắm vững nghiệp vụ hải quan, các quy trình thủ tục, những nghiệp vụ về thuế và
các vấn đề có liên quan, bên cạnh đó là kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình
tốt và có trách nhiệm cao đối với công việc này. Tại mỗi đơn vị thực hiện công
tác hỗ trợ, tuyên truyền trong từng Chi cục cũng phải chủ động trong cập nhật
văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, về thuế mới được ban hành trong
ngành và ngoài ngành có liên quan và các văn bản hướng dẫn, thực hiện việc
phân loại để thuận tiện cho khâu tra cứu và giải đáp vướng mắc cho người khai
Hải quan được nhanh chóng, hiệu quả.
- Mở rộng tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo cuốn hút làm
tăng mức độ hiểu biết về thuế của các tổ chức, cá nhân. Tăng cường tuyên truyền, hỗ
trợ, cung cấp thông tin cho người khai Hải quan trực tiếp tại cơ quan Hải quan và tổ
chức các hội nghị giải đáp vướng mắc, các hội thảo chuyên đề, hướng dẫn trả lời qua
điện thoại, trao đổi qua website của Hải quan Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan
tuyên truyền như đài truyền hình, đài phát thanh, các báo viết để tuyên truyền pháp
luật về hải quan, pháp luật về thuế dưới dạng các bài hướng dẫn, phổ biến kiến thức,
các chương trình trò chơi truyền hình tìm hiểu pháp luật hải quan, pháp luật thuế để
doanh nghiệp có thể theo dõi được dễ dàng ngay cả khi không ở công sở và cũng
không phải trực tiếp đến trụ sở của cơ quan Hải quan.
- Yêu cầu các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, các Chi cục phải thường
xuyên nghiên cứu, cập nhật các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật hải
quan, pháp luật thuế đã áp dụng hiệu quả trên thế giới từ đó đánh giá và đề xuất
những phương án tuyên truyền, hỗ trợ mới để hoàn thiện các biện pháp hiện tại.
Các hình thức mới sẽ được thực hiện tại một số Chi cục trọng điểm và nhân rộng
trong toàn ngành khi có hiệu quả cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát nhu cầu của đối tượng nộp thuế
trên phạm vi toàn quốc sau đó phân loại nhu cầu để có kế hoạch và những hình
thức, nội dung, phương pháp hỗ trợ khác nhau theo từng nhóm đối tượng nộp
thuế để đảm bảo việc tuyên truyền, hỗ trợ thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
165
- Kiểm soát, nâng cao chất lượng của các buổi tuyên truyền, hỗ trợ, cung
cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế tiếp cận dần với các chuẩn mực quốc tế
thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác
tuyên truyền, đảm bảo các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế kịp
thời về thời gian cung cấp, chất lượng dịch vụ.
- Trong công tác tuyên truyền về thu nộp thuế, cần lựa chọn nội dung,
cách thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, thời điểm tuyên truyền, theo
kế hoạch cụ thể rõ ràng.
- Để mỗi một cán bộ công chức Hải quan đều có thể tuyên truyền, hướng
dẫn pháp luật thuế cho người nộp thuế được kịp thời thì tại mỗi đơn vị phải có
đầy đủ văn bản để tra cứu, chọn lọc thông tin nhanh chóng, thuận lợi và chính
xác, có trang bị đầy đủ máy móc, phần mềm, mạng.v.v.
Kết luận chương 4
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, việc áp dụng các chính sách và biện pháp quản lý thuế
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng phải tuân thủ các chuẩn mực của quốc
tế. Mực dù là nước đi sau, nhưng Việt Nam có cơ hội tận dụng kinh nghiệm của
các nước đi trước để hoàn thiện phương pháp quản lý thuế của mình. Luận án đã
bám sát các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, mục tiêu phát triển hiện đại hóa Hải quan đến năm 2020 đã được phê
duyệt để đề ra các giải pháp phù hợp nhất trong thời gian tới.
Trong chương 4, các giải pháp chủ yếu xây dựng theo bốn nhóm chính:
Nhóm thứ nhất là các giải pháp hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước theo
hướng hoàn thiện công tác kiểm soát thuế như: xác định trị giá tính thuế, phân
loại áp mã, kiểm tra C/O, xuất xứ hàng hóa... Xây dựng các luật quản lý thuế
theo hướng hạn chế những kẽ hở trong việc nợ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế.
166
Nhóm thứ hai là mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý mới như xây
dựng các tiêu chí về giá, mã, mô hình toán, thống kêtrong chương trình
QLRR để nhanh chóng phát hiện các gian lận về thuế, tăng cường các trang thiết
bị hiện đại như máy soi container, trung tâm chỉ huy tập trung, gắn seal định vị
hàng hóa để ngăn chặn các thủ đoạn gian lận mà không phải dùng các biện
pháp kiểm tra thủ công, các giải pháp như khai Hải quan hiện đại, áp dụng hệ
thống VNACCS/VCIS, thanh toán điện tử theo mô hình Hải quan-kho bạc- ngân
hàng, cơ chế một cửa ASEAN, áp dụng hệ thống CNTT để rút ngắn thời gian
thông quan hàng hóa như dành nguồn lực cho công tác kiểm tra sau thông quan.
Đây là những phương pháp quản lý mới ở Việt Nam nhưng đã được áp dụng ở
các nước tiên tiến trên thế giới và là nhóm giải pháp phù hợp với thông lệ quốc
tế, góp phần hiện đại hóa Hải quan trong bối cảnh nguồn nhân lực Hải quan
không tăng kịp với tốc độ phát triển của ngoại thương Việt Nam.
Nhóm thứ ba là các giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ kiểm tra giám sát
Hải quan như : giám sát quản lý, thanh tra thuế, chống buôn lậu và gian lận
thương mại, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thống kê hải
quanĐây là những nghiệp vụ thông thường của cơ quan hải quan. Tuy nhiên
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những quy trình nghiệp vụ này cũng
không ngừng phải thay đổi và hoàn thiện mới có thể chống thất thu thuế XNk
hiệu quả.
Nhóm thứ tư là các giải pháp tăng cường năng lực như hoàn thiện công
tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ công chức hải quan, công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật hải quan, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan, tăng cường phối
hợp với cộng đồng doanh nghiệp Đây là những giải pháp cơ bản nhưng không
thể thiếu trong việc chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tóm lại, luận án đã có gắng nghiên cứu những giải pháp hoàn thiện công
tác chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhạp khẩu. Tuy nhiên, trong bối
167
cảnh các thủ đoạn gian lận thương mại ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn tinh
vi thì các giải pháp chống thất thu thuế cũng phải không ngừng hoàn thiện thì
mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Để có thể hoàn thành
nhiệm vụ được giao, Các giải pháp chống thất thu thuế sẽ phải tiếp tục không
ngừng hoàn thiện trong thời gian tới.
168
KẾT LUẬN
Chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn cần thiết nhằm góp phần tăng thu cho NSNN,
hạn chế các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu và đảm bảo công bằng xã hội. Trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, những
đóng góp chủ yếu của luận án có thể kể đến là:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về thuế
xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng
của chương này là luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động chống thất thu
thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, luận án đã tham khảo kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu của Hải quan một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp,
Malaysia trên cơ sở đó rút ra những bài học cho cơ quan Hải quan Việt Nam
trong công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng thất thu và chống thất thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013, trên cơ sở
đó đánh ra thực trạng chống thất thu thuế, chỉ ra những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân.
Thứ tư, luận án đã nghiên cứu các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại
đang áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và những tồn tại, hạn chế, những thành
công khi áp sụng phương pháp mới trong điều kiện quản lý của Hải quan Việt
Nam, nhất là trong lĩnh vực chống thất thu thuế. Từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, từ thực trạng chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013, xu thế chung của Hải
169
quan thế giới, luận án đã đề xuất được một hệ thống các giải pháp nhằm chống
thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp luận án đưa ra tập trung vào các nhóm vấn
đề chính là:
+ Nghiên cứu và hoàn thiện các loại hình quản lý Hải quan để chống thất
thu thuế có hiệu quả.
+ Nghiên cứu và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
Hải quan liên quan đến hoạt động chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Đưa ra các giải pháp áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện
đại như đẩy mạnh ứng dụng CNTT, áp dụng QLRR, thông quan điện tử, đẩy
mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, áp dụng các trạng thiết bị Hải quan hiện
đại như máy soi container, hệ thống định vị GPS, trung tâm chỉ huy tập trung
+ Nghiên cứu các giải pháp hợp tác quốc tế trong chống thất thu thuế như
xây dựng cơ chế hai nước một điểm dừng, trao đổi thông tin tình báo hải quan, áp
dụng C/O điện tử, hợp tác trong công tác nghiên cứu, đào tạo, nghiên cứu việc thực
thi các hiệp ước và hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp luận án đưa ra là tương đối phù
hợp. Tuy nhiên, do Việt Nam đang trong giai đoạn tiếp tục hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, việc chống thất thu thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu vẫn phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Với xu hướng chung của
Hải quan các nước trên thế giới là giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa để
giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thì các giải pháp
hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan vẫn sẽ phải được tiếp tục nghiên
cứu. Với xu hướng hình thành một Hải quan hiện đại, Hải quan Việt Nam sẽ
phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung các tiêu chí QLRR, hoàn thiện công tác kiểm
tra sau thông quan, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trang bị bổ sung các trang thiết
bị hiện đại như máy soi container, xây dựng trung tâm chỉ huy tập trung, theo
dõi định vị GPS thì mới có thể chống thất thu thuế hiệu quả.
170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội.
2. Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ
Ngoại giao (2000), Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
3. Nguyễn Công Bình (2008), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý Hải
quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam,
Luận án tiến sĩ.
4. TS. Nguyễn Công Bình (2013), Xây dựng phương pháp tính toán và dự báo
số thu ngân sách với hoạt động XNK hàng hóa của Việt Nam, Đề tài cấp Bộ
N05-2013, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1999),
Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập
kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/08/2003 hướng
dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 810/QĐ-BTC, ngày 16/3/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải
quan giai đoạn 2004- 2006, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2005), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hiện đại hóa Hải
quan vay vốn Ngân hàng Thế giới, Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án
hiện đại hóa hải quan, Hà Nội.
171
10. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005
hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 2747/QĐ-BTC ngày 16/8/2006 về việc
ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2006), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hiện đại hoá Hải
quan vay vốn ngân hàng thế giới, Hà Nội.
13. Bộ Tài chính (2006), Các cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới-WTO, Tập I, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
14. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng
dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
15. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 01/2007/QĐ-BTC ngày 03/01/2007 ban
hành thuế nhập khẩu đối với thóc nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia, Hà Nội.
16. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 26/2007/QĐ-BTC ngày 16/04/2007 ban
hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu
vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc, Hà Nội.
17. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-BTC ngày 07/05/2007 ban
hành thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
Lào, Hà Nội.
18. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 40/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 ban
hành mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm
2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Hà Nội.
19. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 ban
hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu
vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc, Hà Nội.
20. Bộ Tài chính (2008), Quyết định 456/QĐ-BTC, ngày 14/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải
quan giai đoạn 2008- 2010, Hà Nội.
172
21. Kim Văn Chính (2003), Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về thương mại Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
22. Chính phủ (2003), Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 quy định
việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
23. Chính phủ (2005), Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 quy
định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
24. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan, Hà Nội.
25. Chính phủ (2005), Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy
định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, Hà Nội.
26. Chính phủ (2007), Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 quy định
về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Hà Nội.
27. Chính phủ (2007), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định
chi tiết thi hành Luật quản lý thuế, Hà Nội.
28. Chính phủ (2007), Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định
về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế, Hà Nội.
29. Chính phủ (2007), Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định
về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.
30. Công ước Quốc tế về Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hàng hóa (công ước
HS), ngày 14/6/1983.
31. Công ước thành lập Hội đồng hợp tác hải quan, ngày 15/12/1950.
32. Công ước Kyoto sửa đổi 1999.
173
33. Công ước Basel, về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu hủy chúng.
34. Công ước về buôn bán quốc tế các loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
(Công ước CITES), tháng 3/1973.
35. Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí,
ngày 13/1/1993.
36. Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước
PAL 1965), ngày 9/4/1965.
37. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
38. Nguyễn Hồng Đàm - Hoàng Văn Châu - Nguyễn Như Tiến - Vũ Sỹ Tuấn (2003),
Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
41. M.Harrison (2005), Báo cáo về Luật Hải quan và các văn bản pháp lý liên
quan, Khoá đào tạo Quản lý pháp luật hải quan, Dự án hỗ trợ kỹ thuật
chuẩn bị dự án hiện đại hoá hải quan, Hà Nội.
42. Phạm Đức Hạnh (2008), Đổi mới hoạt động Hải quan Việt Nam góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, Luận án tiến sĩ.
43. Ngô Minh Hải (2006), “Hoàn thiện danh mục AHTN để phân loại hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu chính xác và thống nhất”, Tạp chí Nghiên cứu Hải
quan, (3 + 4).
44. Ngô Minh Hải (2012), Nghiên cứu các giải pháp để phân loại, áp mã chính
xác và thống nhất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
45. Hải quan Scott Wilson liên kết với PADECO và BFC, Chương trình hiện
đại hóa và cải cách ngành thuế của trung tâm phát triển quốc tế, đại học
tổng hợp Duke Durham, Bắc Carolina.
174
46. TS. Vương Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
47. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT), ngày
15/4/1994.
48. Hiệp định giá trị GATT (Hiệp định thực hiện Điều VII hiệp định chung về
thuế quan và thương mại), ngày 15/4/1994.
49. Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (hiệp Định TRIPs), ngày 15/4/1994.
50. Hiệp định Hải quan ASEAN, ngày 1/3/1997.
51. Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên, ngày 29/11/ 2004.
52. Hiệp định ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, ngày
16/12/1998.
53. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diên ASEAN - Hàn Quốc, ngày
13/12/2006.
54. Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc, ngày 24/8/2006.
55. Hiệp định về xây dựng cơ chế một cửa ASEAN, ngày 9/12/2005.
56. Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới GATT/WTOHiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc, ngày 29/11/2004.
57. Hiệp định thương mại tự do ASEAN, ngày 28/2/1992.
58. Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho
khu vực thương mại tự do ASEAN, ngày 15/12/1995.
59. Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên
giới giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (hiệp định GMS), ngày
26/11/1999.
60. Giáo trình nghiệp vụ thuế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
61. Giáo trình nghiệp vụ thuế, Học viện Tài chính năm 2010.
62. Giáo trình Fullbright.
63. Triệu Minh Hoa (2006), Giới thiệu hệ thống thông tin quản lý rủi ro của Hải
175
quan Trung Quốc, Tài liệu tham khảo nội bộ, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
64. Nguyễn Trọng Hùng (Chủ nhiệm) (2004), Nghiên cứu vận dụng Công ước
KYOTO sửa đổi năm 1999 vào thực tiễn hoạt động của Hải quan Việt Nam
và xây dựng lộ trình tham gia, Đề tài khoa học cấp ngành, Mã số 03-
N2004, Hà Nội.
65. TS. Nguyễn Danh Hưng (2002), Các giải pháp tăng cường quản lý thuế
xuất nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam.
66. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức - Rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Phúc Khanh (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh
quá trình hội nhập thương mại Việt Nam vào kinh tế khu vực và quốc tế, Kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc gia về thương mại Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
68. Khuyến cáo của Hải quan Thế giới.
69. Đoàn Hồng Lê (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu
ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ.
70. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
71. Dương Thị Bình Minh - Bạch Minh Huyền (2006), “Hoàn thiện chính sách thuế
phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (12).
72. Nguyễn Thị Mơ - Hoàng Ngọc Thiết (2005), Giáo trình Pháp luật trong
hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
73. Ngân hàng thế giới (2006), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan.
74. TS. Vũ Công Nhi (1995), Thất thu thuế ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp.
75. Ths Lỗ Thị Nhụ (2013), Nâng cao năng lực quản lý thu ngân sách đối với
hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện
đại hóa, Đề tài 02-2013, Hà Nội.
176
76. Quốc hội (2005), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11
ngày 14/06/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số
42/2005/QH11 ngày 14/06/2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Quốc hội (2005), Luật Thương mại ngày 14/06/2005, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
79. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 phê chuẩn
Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
80. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát
triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Hoả Ngọc Tâm (2005), Chống nợ đọng thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thực trạng
và giải pháp, Đề tài cấp Bộ, Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
83. Nguyễn Tiến Thành (2011), Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý
nhà nước về Hải quan của Tổng cục Hải quan Việt nam: Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ.
84. Thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản, ngày 8/10/2003.
85. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn
2011 - 2020, ngày 17/5/2011.
86. Trần Đức Tiến (2011), Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu của ngành Hải quan Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ.
87. Nguyễn Toàn (Chủ nhiệm) (2003), Nghiên cứu mô hình quản lý Hải quan
hiện đại tại các nước phát triển, đề xuất giải pháp vận dụng vào điều kiện
Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội.
88. Tổ chức Hải quan Thế giới (1999), Công ước quốc tế về hài hòa hóa và
đơn giản hóa thủ tục Hải quan (KYOTO), Hà Nội.
177
89. Tổng cục Hải quan (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
90. Tổ chức Hải quan Thế giới (2006), Báo cáo WCO trong khuôn khổ chương
trình Columbus cho Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hà Nội.
91. Tổng cục Hải quan (2006), Báo cáo rà soát cam kết trong WCO về hải
quan, Hà Nội.
92. Tổng cục Hải quan (2007), Báo cáo đánh giá về khuôn khổ pháp lý thuộc
dự án hiện đại hóa hải quan, Hà Nội.
93. Tổng cục Hải quan (2007), Công văn số 1289/TCHQ-CNTT báo cáo tổng
kết thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử theo Quyết định
149/2005/QĐ-TTg ngày 20-6-2005, Hà Nội.
94. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo đoàn khảo sát quy trình thông quan
của Hải quan Hoa Kỳ, Hà Nội.
95. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo đoàn khảo sát quy trình thông quan
của Hải quan Trung Quốc, Hà Nội.
96. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo đoàn khảo sát quy trình thông quan
của Hải quan Thái Lan, Hà Nội.
97. Tổng cục Hải quan (2008), Báo cáo sơ kết kết quả hai năm thực hiện ứng
dụng quản lý rủi ro trong quy trình nghiệp vụ Hải quan, Hà Nội.
98. Tổng cục Hải quan (2010), Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ
năm 2001-2010, Tài liệu tham khảo nội bộ.
99. Tổng cục Hải quan (2010), Báo cáo năm 2010 của Tổng cục Hải quan.
100. Tổng cục Hải quan (2011), Báo cáo năm 2011 của Tổng cục Hải quan.
101. Tổng cục Hải quan (2012), Báo cáo năm 2012 của Tổng cục Hải quan.
102. Tổng cục Hải quan (2013), Báo cáo tham luận tại Hội nghị chống thất thu
từ năm 2012 đến năm 2013.
103. Tổng cục Hải quan (2013), Báo cáo kết quả khảo sát sự hài lòng của doanh
nghiệp đối với hoạt động Hải quan năm 2013.
178
104. Tổng cục Hải quan (2014), Niên giám Thống kê các năm 2009-2014.
105. Hoàng Thị Huyền Trang (2012), Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất
thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ.
106. Trương Chí Trung (Chủ nhiệm) (2003), Xây dựng chiến lược phát triển
ngành Hải quan đến năm 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số 01-N2003,
Bộ Tài chính, Hà Nội.
107. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải
quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ.
108. Từ điển Bách khoa toàn thư.
109. Từ điển Hán Việt.
110. Từ điển Luật học.
111. Từ điển Kinh tế học.
112. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế (2006), Tổng quan các vấn đề
Tự do hóa thương mại dịch vụ, Nhà in Công ty Hữu nghị.
113. Văn phòng Chính phủ (2005), Công văn số 1926/VPCP-QHQT ngày
15/4/2005 tham gia xây dựng cơ chế Hải quan một cửa ASEAN, Hà Nội.
114. L.D. Wulf và J.B. Sokol (2007), Kinh nghiệm hiện đại hoá Hải quan của
một số nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
TIẾNG PHÁP, TIẾNG ANH
115. Actualités OMD-WCO, journal official de l’Organisation Mondial des
Douanes decembre 1998, octobre 2001, mai 2006, mar 2009.
116. Amendements du Système Harmonisé, (2007), Organisation Mondial des
Douanes - OMD-WCO.
117. ASEAN (2004), Background on the Revised KYOTO Convertion on
Customs Modernization,
118. Base de données des marchandises du Système Harmonisé, (2007),
Organisation Mondial des Douanes - OMD-WCO.
179
119. Castro, Patricio, and James T.Walsh. 2003. “The Organization of Customs
Administration.” In Michael Keen, ed. Changing Customs: Challenges and
Strategies for the Reform of Customs Administration. Washington, D.C.:
International Monetary Fund.
120. Columbus Programme- Chương trình Columbus.
121. Finger,Michael J., and Philip Schuler. 1999. “Implementation of Uruguay
Round Commitments: The Development Challenge.” Policy Research
Working Paper No. 2215.Washington, D.C.: The World Bank.
122. Guide sur la gestion des risque concernant la classement des merchandises,
(2008), Brochure, Ecole Nationale des douanes de Tourcoinq, France.
123. Grosdidier deMatons, Jean. 2004. “Facilitation of Transport and Trade in
Sub-Saharan Africa: A Review of Legal Instruments.”SSATPWorking
PaperNo. 73.Washington,D.C.: The World Bank.
124. Haronori Asakura (2003), World history of the Customs and Tariffs
125. Krueger, A. 1997. “Free Trade Agreements Versus Customs Unions.”
Journal of Development Economics 54(1): 169-187.
126. Lue De Wulf the World Bank (2004), Customs Modernization Handbook.
127. Lane, Michael. 1998. Customs Modernization and the International Trade
Superhighway. Westport, Conn.: Quorum Books.
128. Michael Keen (2003), Changing Customs Chellenges and Strategies for the
Reform of Customs Administration.
129. Manuel sur le classement dans le Système Harmonisé, (2007), Organisation
Mondial des Douanes - OMD-WCO.
130. Modele consernant les travaux de classement du SH (2007), Organisation
Mondial des Douanes - OMD-WCO.
131. Notes explicatives du SH, (2007), Organisation Mondial des Douanes -
OMD-WCO.
132. Recueil des avis de classement, (2007), Organisation Mondial des Douanes
- OMD-WCO.
180
133. Renseignements tarifaires contraignants avant importation, (2008), Ecole
Nationale Des Douanes Tourcoinq, France.
134. Système Harmonisé de désignation et de codification des marchandises,
(2007), Quatrième édition, OMD-WCO.
135. Steenlandt, Marcel, and Luc De Wulf. 2004. “Morocco.” In Luc De Wulf
and José B. Sokol, eds. Custom Modernization Initiatives:Case
Studies.Washington, D.C.: The World Bank.
136. Thai Customs (1993), Information Technology Plan, Thai customs
documents.
137. World Customs Modernization (2003), Survey of customs reform and
modernization: Trend and Best Practices,
181
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_mai_van_anh_6717.pdf